TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN
BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
THIỆN PHÚC
Ng
Nga:
Cao: High.
Đói: Hungry.
Đòi hỏi: Demanding.
Con ngài của tằm: A moth.
Con ngỗng: Hamsa (skt)—A goose.
Nga Mi Sơn: Núi Nga Mi là một
trong bốn ngọn núi nổi tiếng ở phía tây huyện Nga Mi, thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Hai núi đối nhau như mày ngài (Tam Nga gồm Đại Nga, Trung Nga, Tiểu Nga,
chu vi khoảng 1000 dậm, gồm trên 40 thạch động lớn nhỏ)—O-Mei-Shan, or
Mount Omi, one of the four famous peaks in China, in Omi district,
Szech-Wan province. Two of its peaks are said to be like a moth’s
eyebrows.
Nga Mi Tự: See Quang Tướng Tự.
Nga Thú Đăng Hỏa: Con người
chạy theo dục vọng như những con thiêu thân phóng mình vào ánh đèn
vậy—Like a moth flying into the lamp, is man after his pleasures.
Nga Vương: Raja-hamsa (skt).
Nga vương được so sánh với Đức Phật, trong 32 tướng tốt của Phật là tay
chân mạn võng tướng hay có tướng lưới đan (giữa các ngón chân và tay của
Đức Phật có màng lưới đan liền giống như chân của loài ngỗng: The
king-goose, leader of the flight, i.e. Buddha, one of whose thirty-two
marks is webbed hands and feet.
Tướng đi uy nghi của Đức Phật giống như loài ngỗng: The walk of a Buddha
is dignified like that of the goose.
Nga Vương Biệt Nhũ: Trong một
hợp chất nước và sữa, thì vua của loài ngỗng có thể chỉ uống chất sữa, còn
bỏ nước lại, dùng hình ảnh nầy đề ví với vị Bồ Tát chỉ thấm nhuần chơn lý
Phật và bỏ đi những thứ tạp nhạp khác—A king-goose is reputed to be able
to absorb the milk from a mixture of milk and water, leaving the water
behind, so with a bodhisattva and truth.
Nga Vương Nhãn: Dùng hình ảnh
vua của loài ngỗng biết phân biệt sữa và nước, để ví với học giả có Pháp
Nhãn biết chọn lựa sáng suốt—The eye of the king-goose, distinguishing
milk from water, used for the eye of the truth-discerner.
Ngà Ngà Say: To be slightly
drunk
Ngaû: To incline—To lean.
Ngả Mình: To lie down.
Ngã: Atta (p)—Atman
(skt)—Ego—I—Me—Self—Myself.
Tôi—Của tôi—Cái của tôi—Cá nhân—Chủ tể của thân so với vị vua trị vì trong
một xứ—I, My, Mine—Personality—The master of the body, compared to the
ruler of the country.
Ngoại đạo cho rằng ngã là thân ta, còn đạo Phật thì cho rằng Giả Ngã là sự
hòa hợp của ngũ uẩn, chứ không có thực thể (vô thường, và vô ngã)—The
erroneous ideas of a permanent self continued in reincarnation is the
sources of all ilusion. Bụ the Nirvana sutra definitely asserts a
permanent ego in the transcendental world, above the range of
reincarnation; and the trend of Mahayana supports such permanence. Ego
composed of the five skandhas and hence not a permanent entity. It is used
for Atman, the self, personality. Buddhism take as a fundamental dogma,
i.e. impermanence, no permanent ego, only a temporal or functional ego.
The erroneous ida of a permanent self continued in reincarnation is the
souce of all illusion.
Ngã Ái: Yêu cái ta, yêu hay
chấp vào thực ngã, khởi lên với thức thứ tám—Self-love; the love of or
attachment to the ego, arising with the eighth vijnana.
Ngã Ba La Mật: Ngã Ba La Mật là
một trong thứ được nói đến trong kinh Niết Bàn, là cái ngã siêu việt và tự
tại là thường, lạc, ngã, tịnh—The ego paramita in the four based on the
Nirvana sutra in which transcendental ego is sovereign, i.e. has a real
and permanent nature; the four are permanence, joy, personality, and
purity.
Ngã (Nhân) Chấp: Atma-graha
(skt)—Chấp vào khái niệm của một cái ngã thật—Chấp vào Thường ngã—Chấp vào
cái ngã thường hằng chứ không phải là sự phối hợp của năm uẩn sanh bởi
nhân duyên—Holding to the concept of the reality of the ego—Permanent
personality—The atman—Soul—Self—This holding is an illusion—The clinging
to the idea of self—The false tenet of a soul, or ego, or permanent
individual, that the individual is real, the ego an independent unit and
not a mere combination of the five skandhas produced by cause and effect
disintegrating.
Ngã Đẳng Mạn: Manatimana
(skt)—Ngã mạn cho rằng ta bằng những kẻ hơn ta, đây là một trong chín loại
ngã mạn—The pride of thinking oneself equal to those who surpass us, one
of the nine kinds of pride.
Ngã Điên Đảo: Phiền não vì cho
rằng ngã là có thực—One of the four inverted or upside-down ideas, the
illusion that the ego is real—The illusion that the ego has real
existence.
** For more information,
please see Tứ Điên
Đảo.
Ngã Đức: Sức mạnh hay đức của
ngã được định nghĩa như là tự tại, khắc phục và giải thoát—Power or virtue
of the ego, the ego being defined as sovereign, master, free.
Ngã Hữu: Ảo tưởng cho rằng cái
ngã là có thật—The ilusion that the ego has real existence.
Ngã Không: The non-reality of
the atman, the soul, the person.
Ngã Không: Chúng Sanh Không—The
emptiness of a self or egolessness—Nhân Không—Chúng sanh tuy hết thảy đều
có cái tâm thân do ngũ uẩn hòa hợp giả tạm mà thành, nhưng không có cái
thực thể thường nhất của mình, nên gọi là ngã không—Illusion of the
concept of the reality of the ego, man being composed of elements and
disintegrated when these are dissolved—See Vô Ngã.
Ngã Không Chân Như: Giáo thuyết
Tiểu Thừa về “Ngã Không Chân Như.” Kỳ thật không có cái thực ngã—The
Hinayana doctrine of impersonality in the absolute, that in truth there is
no ego; this position abrogates moral responsibility.
Ngã Kiến: Thân Kiến—Tà kiến cho
rằng thân tứ đại do ngũ uẩn hợp thành mà cho là thực, là thường trụ cố
định—False view that every man has a permanent lord within—Wrong view on
the existence of a permanent ego—The erroneous doctrine that the ego or
self composed of the temporary five skandhas, is a reality and permanent.
Ngã Liệt Mạn: Unamana (skt)—Sự
ngã mạn cho rằng ta không kém hơn kẻ hơn ta là bao, đây là một trong cửu
mạn—The pride of thinking myself not much inferior to those who far
surpass me, one of the nine kinds of pride.
** For more information,
please see Cửu Mạn.
Ngã Lòng: To lose courage—To
lose heart—Discouraged—Disheartened.
Ngã Mạn: Asmimana (p)—Abhimana
or atma-mada (skt).
Sự kiêu hãnh của tự ngã: Self-superiority—Self-sufficiency—Pride of self.
Cậy vào cái ta mà khinh mạn hay kiêu ngạo người khác: Exalting self and
depreciating others—Self-intoxication or pride of self.
Tính tự cao tự đại của cái ta: Ego-conceit—Egotism.
Ngã Mạn Cống Cao: Pride—The
pride of thinking oneself is superior to equals—Exalting self and
depreciating others—Egotism or overweening pride.
Ngã Mặn: See Khai Tố.
Ngã Ngã Sở: Tôi và cái của tôi
(thân ta và các sự vật ngoài thân ta nhưng thuộc về ta)—I and mine—The
self and its possession.
Ngã Ngu: Sự ngu si của cái ngã,
hay sự chấp chặt vào ảo tưởng của một thực ngã—Ego ignorance, holding to
the illusion of the reality of the ego.
Ngã Ngũ: Concluded—Settled.
Ngã Ngữ Thủ: Ngôn ngữ của kẻ mê
chấp đủ loại ngã kiến, gọi là ngã ngữ thủ, là một trong tứ thủ—The
attachment to doctrines or statements about the ego, one of the four kinds
of attchment.
** For more information,
please see Tứ Thủ.
Ngã Nhân Tứ Tướng: Bốn tướng
ngã nhân—Four ejects of the ego in the Diamond sutra (Kinh Kim Cang):
Ngã tướng: The appearance of ego—Nơi ngũ uẩn mà ảo chấp là có thực ngã nên
sanh lòng khinh khi người nghèo, kẻ ngu—The illusion that in the five
skandhas there is a real ego; thus creating the idea of looking down on
the poor, stupid and deluded.
Nhân tướng: Human appearance—Chấp cái ngã là người khác hay đạo khác—The
ego of a man or that this ego is a man and different from beings of the
other paths—Man is different from other organisms.
Chúng sanh tướng: Living beings appearance—Chấp ngã đưa vào ngũ uẩn mà
sanh—The ego of all beings, that all beings have an ego born of the five
skandhas—All the living are produced by the skandhas.
Thọ giả tướng: The appearance of longevity—Chấp thọ mệnh một thời của cái
ngã, từ đó sanh ra chấp trước vào tướng sự và ao ước phúc lợi—Life is
limited to the organism—The ego has age, i.e. a determined or fated period
of existence, thus creating the idea of attaching all appearances and
desiring for welfare and profit.
Ngã Pháp: Ngã và pháp—The self
or ego and things.
Ngã Pháp Câu Hữu Tông: Độc Tử
Bộ—Ngã Pháp Câu Hữu Tông là một tông phái Tiểu Thừa cho rằng ngã và pháp
đều có thật—The school that regards the ego and things as real, the
Vatsiputriya school.
Ngã Quỷ: See Ngạ Quỷ.
Ngã Si: Ego-infactuation,
confused by the belief in the reality of the ego.
Ngã Sở: Attaniya or Atmaniya
(p)—Atmiya (skt)—Cái thuộc về của tôi hay cái do ta sở hữu—Mine—Belonging
to oneself.
Ngã Sở, Ngã Sở Hữu, Ngã Sở Sự:
Ngã Sở: Cái ta có—Mine.
Ngã Sỡ Hữu: Personal—Subjective.
Ngã Sở Sự: Personal conditions, possessions, or anything related to the
self.
Ngã Sở Kiến: Tà kiến cho rằng
sự vật thuộc về ta, vì sự vật chỉ là giả hợp chứ không có thật—The
incorrect view that anything is really mine, for all things are but
temporal combinations.
Ngã Sở Tâm: Tâm nghĩ rằng nó là
chủ của vạn hữu—The mind that thinks it is owner of things.
Ngã Sự:
Thân tôi: My body.
Chính tôi: Myself.
Công việc của tôi: My affairs.
Ngã Thắng Mạn: Adhimana
(skt)—Ngã mạn cho rằng ta hơn những kẻ ngang hàng với ta—The pride of
thinking onself superior to equals, one of the nine kinds of pride.
** For more information,
please see Cửu Mạn.
Ngã Thất: “Ngã” chính là nhà
chứa đựng những khổ đau phiền não—The ego as the abode of all suffering.
Ngã Thức: Atman-vijnana
(skt)—I-consciousness.
Ngã Tướng: Egoism—Ý niệm cho
rằng có thực ngã hay bất cứ ai tin rằng có thực ngã—The concept of the ego
as real or anyone who believes in a real ego.
** For more information,
please see Ngã Nhân
Tứ Tướng.
Ngã Tưởng: Tưởng nghĩ đến tự
ngã vì cho rằng tự ngã là có thực—Thought of self—The thought that the ego
has reality.
Ngã Xuống: To collapse
Ngạ:
Đói—Hungry—Famished—Starving.
Ngạ Quỷ: Pretas (skt)—Tiếng Phạn âm
là Tiết Lệ Đa, dịch là quỷ đói. Ngạ quỷ là một trong ba đường ác. Ngạ quỷ
là loại quỷ miệng như cây kim nhỏ, đến độ không thể ăn uống. Ngạ quỷ có
nhiều loại và tùy theo quả báo mà thọ khổ khác nhau. Người có chút phúc
đức thì chịu khổ ít, người khác ít phúc đức hơn thì không được ăn uống lại
phải chịu cực hình liên tục; có kẻ được làm chúa ngục cho Diêm Vương, lại
có kẻ phải lang thang trong chốn nhân gian, nhứt là lúc về đêm. Theo Tỳ
Kheo Khantipalo trong Đạo Phật Được Giải Thích, ngạ là luôn luôn cảm nhận
những khát ái không bao giờ thỏa mãn, và trong nấc thang tâm thức, ngạ quỷ
là loài chúng sanh ở dưới con người. Chúng sanh đi về cảnh giới ngạ quỷ do
bởi lòng tham. Hãy nghĩ đến những người cứ bám chặt vào tiền tài, vào
những sở hữu vật chất. Những người hà tiện, những người thích thú trong sự
thủ đắc các thứ nhiều hơn, tốt hơn, lớn hơn so với người khác; những người
như thế đang triển khai các yếu tố tâm thức mà nếu họ chấp chặt vào đó thì
chúng sẽ dẫn họ thác sanh vào loài ngạ quỷ—Hungry spirits, one of the
three lower destinies. They are also called needle-mouth ghosts, with
mouths so small that they cannot satisfy their hunger or thirst. They are
of varied classes, and are in differing degrees and kinds of suffering,
some wealthy and light torment, others possessing nothing and in perpetual
torment; some are jailers and executioners of Yama in the hells, others
wander to and fro amongst men, especially at night. According to Bikkhu
Khantipalo, “Hungry” means experiencing constantly unsatisfied cravings,
and preta is a kind of being which is below man in the spiritual scale.
With greed, sentient beings some to the state of pretas. Think of peopl
whose attachments to money and material possessions are very strong. The
misers of this world are those who rejoice in having more, better and
bigger things than other people.Such people are developing factors of mind
which if they persist in them, will lead them to uprise among these hungry
ghosts.
Ngạ Quỷ Ái: Một trong hai loại
ái, hạng phàm phu ái trước ngũ dục như sự ham muốn của loài quỷ đói—Desire
as eager as that of a hungry ghost, one of the two kinds of love.
** For more information,
please see Nhị Ái.
Ngạ Quỷ Đạo: Con đường của ngạ
quỷ hay của những kẻ có nghiệp nhân ngạ quỷ, một trong lục đạo (địa ngục,
ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, nhân và thiên)—The destiny of the hungry
ghosts, one of the six paths.
Ngạ Quỷ Giới: Thế giới của loài
ngạ quỷ, một trong thập giới—The realm of hungry ghosts, one of the ten
realms or states of existence.
Ngạ Quỷ Thành: Thành trì của
loài ngạ quỷ—The city or region of the hungry ghosts—See Ngạ Quỷ Giới.
Ngạ Quỷ Thú: See Ngạ Quỷ Đạo.
Ngạc Ngư: Cá sấu—An alligator.
Ngạc Nhiên: To be surprised
(astonished).
Ngách: Back street.
Ngạch:
Bỗng nhiên: Suddenly.
Cái trán: The forehead.
Con số cố định: A fixed number.
Ngạch Cửa: Threshold of door.
Ngạch Thượng Châu: Hạt châu kim
cương trên trán, ý nói mọi người đều có Phật tánh—The pearl on the
forehead, e.g. the Buddha-nature in every one.
Ngại:
Chướng ngại: Hindrance—A stumbling-block.
Lo ngại: Hesitant—Worried.
Ngại Ngùng: To hesitate.
Ngán: To be sick of
(disgusted).
Ngàn:
Một ngàn: Thousand.
Núi rừng: Mountains and forests.
Ngạn:
Bờ sông: Kula (skt)—River bank—Shore.
Hoàn thành: Accomplished.
Ngạn Đạt Phược: Còn gọi là Càn
Thát Bà—See Gandharva in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Ngạn Đầu: Bờ biển khổ—The shore
of the ocean of suffering.
Ngạn Ngữ: Proverb.
Ngạn Thọ: Cây mọc bên bờ sông,
nói về sự sống không chắc chắn—A tree on a river’s brink, life’s
uncertainty.
Ngạn Tông: Sư Ngạn Tông, người
gốc miền bắc Trung Quốc. Ông là một dịch giả và cũng là một nhà trước tác
nổi tiếng vào khoảng 557-610 sau Tây Lịch—Yen-T’sung, a famous monk,
native of Northern China, a translator and writer, about 557-610 A.D.
Ngạn Tung: Ngạn Tung là một vị
Tăng đời nhà Đường, ông là một dịch giả và cũng là một nhà trước tác,
nhưng không rõ vào khoảng thời gian nào—Yen-Ts’ung, a T’ang monk,
translator and writer, date unknown.
Ngang Bướng: Stubborn.
Ngang Hàng: Equal—To be on the
same rank (class).
Ngang Nhiên: Proudly—Haughty.
Ngang Tàng: Unsubmissive.
Ngang Trái: Obstacles.
Ngạnh: Ương
ngạnh—Hard—Obstinate.
Ngạnh Nhu: Hard and soft.
Ngao Du: To travel.
Ngao Ngán:
Disgusted—Discouraged—Disappointed.
Ngạo Nghễ: Disdainful—Scornful.
Ngay: Straight—Direct.
Ngay Lập Tức: Immediately—At
once.
Ngay Sau Khi: Soon after.
Ngay Thật:
Sincere—Honest—Candid.
Ngày Cúng Cô Hồn: All Soul’s
Day.
Ngày Lành: Lucky day.
Ngày Phật Thích Ca Xuất Gia:
Ngày Đức Phật Thích Ca xuất gia là ngày mồng tám tháng hai âm
lịch—Sakyamuni Buddha’s Leaving Home Day, the 8th day of the second month
Lunar calendar.
Ngày Xấu: Unlucky day.
Ngày Xưa: Formerly.
Ngắm Nhìn: To behold.
Ngăn Cản: See Ngăn ngừa.
Ngăn Nắp: Well-ordered.
Ngăn Ngừa: To prevent.
Ngắn: Short.
Ngắt:
Ngắt (cắt): To pick—To pluck.
Ngắt đứt: To interrupt.
Chán ngắt: Tiresome—Wearisome.
Ngặt:
Strict—severe—Stern—Dangerous—Difficult.
Ngặt Vì: Unfortunately.
Ngâm: To chant—To mutter—To
hum.
Ngâm Phúng: Ngâm Vịnh—To
intone—To repeat.
Ngâm Vịnh: See Ngâm Phúng.
Ngẫm Nghĩ: To reflect—To
meditate—To think.
Ngậm Câm: To hold one’s
tongue—To be silent.
Ngậm Đắng Nuốt Cay: To endure
hardships
Ngậm Hờn: To keep (habour) a
resentment.
Ngậm Miệng: To shut (close)
one’s mouth.
Ngậm Ngùi: To have
compassion—To pity.
Ngậm Oan: To bear injustice in
silence.
Ngậm Vành: To be grateful
forever.
Ngân: Rupya (skt).
Bạc—Silver.
Tiền bạc: Money.
Ngân Sắc: Màu
bạc—Silver-colour.
Ngần Ngại: To hesitate.
Ngẩng Đầu: To hold up (raise)
one’s head.
Ngất Đi: To be unconscious.
Ngật:
Ăn—To eat.
Chấm dứt: To finish—To end—To stop.
Ngật Khí La: Khakkhara (skt)—Cây gậy
của vị sư trụ trì—A beggar’s staff—An abbot’s staff.
Ngật Tố: Ăn chay—To eat vegetarian
food.
Ngẫu:
Ngẫu nhiên: Suddenly.
See Ngẫu Tượng.
Ngẫu Ngộ: Sudden meeting.
Ngẫu Nhiên:
Suddenly—Unexpectedly.
Ngẫu Tượng: An idol—An image.
Ngầy Ngật: To feel sick.
Ngoại Điển: Giáo điển thế
gian—Ordinary scriptures—Non-Buddhist scriptures. .
Ngoại Giáo: Non-Buddhist cults,
in contrast with Buddhism.
Ngoại Phàm: See Phàm Phu (2)
(b).
Nghe: To hear.
Nghe Bóng Nghe Gió: To hear
vague rumours.
Nghe Đồn: To hear a rumour.
Nghe Được: Hearable.
Nghe Lén: To listen secretly.
Nghe Lóm: To overhear.
Nghe Lời: To obey.
Nghe Mang Máng: To hear
vaguely.
Nghe Ngóng: To keep one’s ears
open.
Nghe Pháp: Listen to the
Dharma—If we listen to the Dharma teaching but don’t practice it, we are
like a spoon in a pot of soup. Every day, the spoon is in the pot but it
never knows the taste of the soup—Nếu chúng ta chỉ nghe Pháp mà không thực
hành Pháp, chúng ta cũng như cái muỗng trong nồi canh. Hằng ngày, cái
muỗng ở trong nồi canh, nhưng nó không bao giờ biết được vị của canh. Vì
thế cho nên chúng ta phải quán sát và hành thiền mỗi ngày.
Nghe Phong Phanh: To hear
vaguely.
Nghe Tin: To hear the news.
Nghe Văng Vẳng: To hear vaguely
in the distance.
Nghẽn: Obstructed—Blocked.
Nghẹn: Chocked.
Nhgẹn Ngào: To be chocked by
tears.
Nghèo: Poor.
Nghèo Đói: Poor—Poverty.
Nghèo Khó: See Nghèo Đói.
Nghèo Khổ: Wretched—Needy.
Nghèo Nàn: Needy.
Nghèo Tiền: Poor in money.
Nghèo Tín Ngưỡng (Phật pháp):
Poverty of the religion.
Nghẹt: Blocked—Choked.
Nghề Hèn Mọn: Ignoble
trades—Những nghề mà một Phật tử nên tránh, bao gồm nghề xẻ thịt, săn bắn,
câu cá, đánh trận, làm vũ khí, bán chất độc, thuốc và rượu làm hại
người—Trades which a Buddhist should avoid, includes butchery, hunting,
fishing, warfare, weapon makers, dealers of poisons, drugs and drinks
which cause stupefaction and intoxication.
Nghề Lương Thiện: Honest
profession.
Nghênh: Nghênh tiếp—To go to
meet.
Nghênh Tiếp: Được Đức Phật A Di
Đà nghênh tiếp về Tây Phương Cực Lạc—To receive—To be received by Amitabha
into his Paradise.
Nghêu Ngao: To sing to oneself.
Nghi:
Nghi lễ: Ceremony.
Nghi ngờ: Vicikitsa (skt)—Doubtful.
Uy nghi: Manner—Mode—Style.
Nghi Cái: Tánh hay nghi hoặc
che lấp mất tâm thức, khiến không thấy được chân lý, không thực hành được
thiện nghiệp, đây là một trong năm triền cái—The overhanging cover of
doubt, which prevents sentient beings from seeing and practicing good
deeds, one of the five covers or mental and moral hindrances.
** For more information,
please see Ngũ
Triền Cái.
Nghi Chấp: The holding to
doubt.
Nghi Hoặc:
Doubtful—Suspicious—Uncertain—Doubt and delusion.
Nghi Hoặc Thô Thiển: Gross
doubt.
Nghi Hoặc Vi Tế: Subtle doubt.
Nghi Hối: To repent of doubt.
Nghi Kết: Do nghi ngờ lý chân
đế, gây vô số vọng nghiệp, nên bị trói buộc vào tam giới không thoát ra
được—The bondage of doubt.
Nghi Kiến: Sự nghi ngờ chân lý
Phật pháp gọi là nghi kiến, một trong thập tà kiến—Doubtful
views—Doubtfully to view, one of the ten wrong views.
** For more information,
please see Thập Tà
Kiến in
Vietnamese-English Section.
Nghi Kỵ: To suspect—To
distrust.
Nghi Lễ: Rites—Rituals
Nghi Nan: To doubt—To suspect.
Nghi Ngại: To worry—To
suspect—To doubt.
Nghi Nghĩa: Ambiguity.
Nghi Ngờ: To doubt—To suspect.
Nghi Ngút: To emit thick smoke.
Nghi Sử: Bị nghi hoặc sai khiến
mà lưu chuyển trong tam giới—The messenger, tempter, or lictor, of doubt.
Nghi Tâm: Cái tâm luôn nghi
hoặc—Suspicious or dublious mind—A doubting heart.
Nghi Thành Thai Cung: Vùng biên
địa quốc độ của Đức Phật A Di Đà có một tòa cung điện gọi là “Nghi Thành
Thai Cung,” nơi trú ngụ của những người đã vãng sanh mà trong lòng còn
nghi ngờ Đức A Di Đà. Họ sẽ ở đây 500 năm mà không nghe thấy Tam Bảo—The
palace womb for doubters outside Amitabha’s heaven, or those who call on
him but are in doubt of him (where all doubters of Amitabha) are confined
for 500 years until fit to enjoy his paradise (born into the Pure Land).
Nghi Thích: Cái gai hay chướng
ngại của nghi hoặc—The thorn of doubt.
Nghi Thức: Mode—Style—Manner.
Nghi Tình Và Đại Ngộ: Inquiring
spirit and great enlightenment.
Theo Thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập II, Cao Phong là người chủ
trương tu tập công án như vầy: “Công án tôi thường đặt cho các môn nhân là
‘vạn pháp qui Nhất, Nhất qui hà xứ?’ Tôi khuyên họ hãy tham cứu câu nầy.
Tham cứu câu ấy tức là đánh thức một mối nghi tình lớn đối với ý nghĩa cứu
cánh của công án. Vạn pháp thiên sai vạn biệt được qui về Một, nhưng rồi
Một trở về đâu? Tôi bảo họ, hãy đem hết sức mạnh bình sinh mà đeo mỗi mối
nghi tình nầy, đừng lúc nào xao lãng. Dù đi, đứng, nằm, ngồi, hay làm các
công việc, đừng để thời giờ luống trôi qua. Rồi ra cái Một trở về đâu? Hãy
cố mà đi tìm một câu trả lời chính xác cho câu hỏi nầy. Đừng buông trôi
mình trong cái vô sự; đừng luyện tập tưởng tượng phiêu du, mà hãy cố thực
hiện cho được cái trạng thái toàn nhất viên mãn bằng cách đẩy nghi tình
lướt tới, bền bỉ và không hở. Rồi các ngươi sẽ thấy mình như một kẻ bịnh
ngặt, chẳng còn muốn ăn uống gì nữa. Lại như một thằng khờ, không hiểu cái
gì ra cái gì hết. Khi công phu đến đây, giờ là lúc tâm hoa của các ngươi
bừng nở.”—According to Zen master D.T. Suzuki in the Essays in Buddhism,
Book II, Zen master Kao-Feng-Yuan-Miao talked about the koans as follows:
“The koan I ordinarily give to my pupils is ‘All things return to One;
where does the One return?’ I make them search after this. To search after
it means to awaken a great inquiring spirit for the ultimate meaning of
the koan. The multitudiness of things is reducible to the One, but where
does the One finally return? I say to them: ‘Make this inquiry with all
the strength that lies in your personality, giving yourself no time to
relax in this effort. In whatever physical position you are, and in
whatever business you are employed, never pass your time idly. Where does
the One finally return? Try to get a definite answer to this query. Do not
give yourself up to a state of doing nothing; do not exercise your
fantastic imagination, but try to bring about a state of identification by
pressing your spirit of inquiry forward, steadily and uninterruptedly. You
will be then like a person who is critically ill, having no appetite for
what you eat or drink. Again you will be like an idiot, with no knowledge
of what is what. When your searching spirit comes to this stage, the time
has come for your mental flower to burst out.”
Thiền Sư Cổ Âm Tịnh Cầm, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 15, đã nói rõ về nghi
tình và đại ngộ như sau: “Công phu có thể được thực hành tốt đẹp nhất là ở
nơi không có tiếng động và tạp loạn: hãy dứt bỏ tất cả những điều kiện
quấy nhiễu, hãy dừng lại suy tư và nghĩ tưởng, để hết tâm chí vào việc
tiến hành công án, đừng bao giờ buông thả nó ra khỏi trung tâm của ‘thức,’
dù khi đi, đứng, nằm hay ngồi. Đừng bao giờ quan tâm đến việc mình đang ở
trong cảnh ngộ nào, dù khi vừa lòng hay trái ý, mà luôn luôn hãy cố giữ
lấy công án trong lòng, phản quang tự chiếu, và tự hỏi ai là kẻ đang theo
đuổi công án chẳng biết mệt thế, và tự hỏi như vậy không ngớt. Cứ tiến
hành như thế, hết sức là hăng hái, nghi chính kẻ đang nghi, chắc chắn sẽ
đến lúc không còn nghi vào đâu được nữa, tuồng như các người đã đi đến
chính tận nguồn của dòng suối và thấy mình đang bị những ngọn núi vây hãm
chung quanh. Đây là lúc gốc cây cùng sắn bìm chằng chịt gẫy đổ, tức là khi
sự phân biệt chủ khách hoàn toàn bị xáo trộn, khi kẻ bị nghi và cái bị
nghi hòa hợp thành một khối duy nhất. Một khi thức tỉnh từ sự hợp nhất
nầy, thì cái ngộ lớn sẽ hiện đến—Zen master Ku-Yin-Ching-Ch’in, late in
the fifteenth century, has this saying regarding the inquiring spirit and
great enlightenment: “Searching and contriving (kung-fu) may best be
practised where noise and confusion do not reach; cut yourself off from
all disturbing conditions; put a stop to speculation and imagination; and
apply yourself wholeheartedly to the task of holding on to your koan,
never letting it go off the center of consciousness, whether you are
sitting or lying, walking or standing still. Never mind in what condition
you are placed, whether pleasing or disagreeable, but try all the time to
keep the koan in mind, and reflect within yourself who it is that is
pursuing the koan so untiringly and asking you this question so
unremittingly. As you thus go on, intensely in earnest, inquiring after
the inquirer himself, the time will most assuredly come to you when it is
absolutely impossible for you to go on with your inquiry, as if you had
come to the very fountain of a stream and were blocked by the mountains
all around. This is the time when the tree together with the entwining
wistaria breaks down, that is, when the distinction of subject and object
is utterly obliterated, when the inquiring and the inquired are fused into
one perfect identity. Awakening from this identification, there takes
place a great enlightenment that brings peace to all your inquiries and
searchings.
Hòa Thượng Thiên Kỳ Thụy đã có lời khuyên về ‘nghi tình và đại ngộ’ như
sau: “Hãy gột sạch tâm khỏi tất cả những khôn ngoan lừa lọc của thế gian,
hãy dứt ra khỏi mình những tham sân do ngã chấp, và đừng để những mối suy
nghĩ nhị biên (phân hai) quấy phá, để cho tâm thức được lau chùi sạch sẽ.
Khi đã thanh lọc được như vậy rồi, hãy đề khởi công án trước tâm ‘Vạn pháp
qui Nhất, Nhất qui hà xứ?’ Hãy nghiền ngẫm vấn đề nầy từ thủy chí chung,
hoặc bằng nhiều nghi vấn, hoặc đơn độc một suy nghĩ, hoặc chỉ nghiền ngẫm
cái Một ở nơi đâu. Bất cứ bằng cách nào, cứ để cho hết thảy đầu mối của
các câu hỏi ghi đậm trên ý thức của các người, khiến cho nó trở thành cái
độc nhất là cái đích chú tâm. Nếu các người để phân biệt lý luận xen vào
chuỗi dây liên tục bền bỉ của những nghi tình, kết quả sẽ làm sụp đổ hết
cả công trình tu tập. Một khi các người chẳng được công án trước tâm,
chẳng có cơ duyên nào để chứng ngộ hết. Lúc đó sự tu tập thiền quán của
các người chẳng khác khác nào nấu cát mà muốn thành cơm. Cái cốt yếu bậc
nhất là khơi dậy cái đại nghi và gắng thấy cho được cái Một qui về đâu.
Lúc nghi tình được giữ linh hoạt liên tục, khiến cho những giải đãi, hôn
trầm, tán loạn không còn cơ hội móng khởi; không cầu tìm kiếm ráo riết,
rốt rồi thời cơ cũng sẽ đến, đây là lúc tâm hoàn toàn nhập định. Thế là dù
đi hay đứng, dù nằm hay ngồi mà không phải để ý hẳn vào những việc đang
làm ấy, cũng không hay biết mình đang ở đâu, đông hay tây, nam hay bắc;
quên luôn cả lục tình; ngày đêm như nhau cả. Nhưng đây chỉ là mới nửa
đường của ngộ, chứ chưa phải là ngộ hoàn toàn. Các người cần phải nỗ lực
kỳ cùng và quyết liệt để xuyên qua đây, một trạng thái siêu thoát nơi đó
hư không sẽ bị đập vỡ thành từng mảnh và vạn hữu đều được qui về cái bình
đẳng toàn diện. Đấy lại như mặt trời ló dạng khỏi mây mù, thì các pháp thế
gian hay xuất thế gian đều hiện ra rõ rệt.”—Most Venerable
T’ien-Ch’i-Shui’s advice to students of Zen as follows: “Have your mind
thoroughly washed off of all cunning and crookedness, sever yourselves
from greed and anger which rise from egotism, and let no dualistic
thoughts disturb you any longer that your consciousness is wiped perfectly
clean. When this purgation is effected, hold up your koan before the mind
‘All things are resolvable into the One, and when is this One resolved?
Where is it really ultimately resolved? Inquire into this problem from
beginning to end, several as so many queries, or undividedly as one piece
of thought, or simply inquire into the whereabouts of the One. In any
event, let the whole string of questions be distinctly impressed upon your
consciousness so as to make in the exclusive object of attention. If you
allow any idle thought to enter into the one solid uninterruptible chain
of inquiries, the outcome will ruin the whole exercise. When you have no
koan to be held before your minds, there will be no occasion for you to
realize a state of enlightenment. To seek enlightenment without a koan is
like boiling sands which will never yield nourishing rice. The first
essential thing is to awaken a great spirit of inquiry and strive to see
where the One finally resolves itself. When this spirit is kept constantly
alive so that no chance is given to languor or heaviness or otioseness to
assert itself, the time will come to you without your specially seeking it
when the mind attains a state of perfect concentration. That is to say,
when you are sitting, you are not conscious of the fact; so with your
walking or lying or standing, you are not all conscious of what you are
doing; nor are you aware of your whereabouts, east or west, south or
north; you forget that you are in possession of the six senses; the day is
like the night, the vise-versa. But this is still midway to enlightenment,
and not enlightenment itself. You will have yet to make another final and
decided effort to break through this, a state of ecsatcy, when the vacuity
of space will be smashed to pieces and all things reduced to
perfectevenness. It is again like the sun revealing itself from behind the
clouds, when things worldly and super-worldly present themselves in
perfect objectivity.”
Thật vậy, chúng ta không đề khởi công án hiện tiền, mà phải đặt nó vào
trong tâm bằng tất cả sức mạnh của nghi tình. Một khi công án được chi trì
bởi một tinh thần như thế, thì theo Thiền Sư Đại Huệ, nó giống như một
ngọn lửa cháy lớn đốt cháy tất cả những con sâu hý luận đang xăm tới. Và
cũng chính vì vậy mà tất cả các Thiền sư đều đồng ý rằng ‘Trong sự tham
Thiền, điều trọng yếu nhất là giữ vững nghi tình; nghi tình càng mạnh, ngộ
càng lớn. Quả thực chẳng bao giờ có ngộ nếu không có nghi— In fact, we
can’t just hold up a koan before the mind, we must make it occupy the very
center of attention by the sheer strength of an inquiring spirit. When a
koan is cultivated with such a spirit, according to Zen master Ta-Hui, it
is like a great consuming fire which burns up every insect of idle
speculation that approaches it. Therefore, it is almost a common sense
saying among Zen masters to declare that , ‘In the mastery of Zen the most
important thing is to keep up a spirit of inquiry; the stronger the spirit
the greater will be the enlightenment that follows; there is, indeed, no
enlightenment when there is no spirit of inquiry.
Nghi Vấn: A doubtful question.
Nghỉ: To rest.
Nghĩ:
Suy nghĩ: To think.
Toan liệu: To estimate—To compare—To Guess—To adjudge—To decide—To Intend.
Nghĩ Đến Phúc Lợi Của Tha Nhân:
To think of the welfare of others.
Nghĩ Lại: To think over.
Nghĩ Ngợi: To think—To
meditate—To ponder.
Nghĩ Thầm: To think inwardly.
Nghĩ Tội: To judge a case.
Nghĩ Tưởng: Ideations.
Nghị Lực: Energy.
Nghị Quyết: Resolution.
Nghĩa:
Con kiến: Ant.
Đỡ đầu: Foster (father, mother, brother, sister, son, daughter, etc).
Đúng: Right—Proper—Righteous—Loyal.
Nghĩa lý: Artha (skt)—Meaning—Significance.
Nghĩa Bóng: Figurative sense
(meaning).
Nghĩa Cử: Good deed.
Nghĩa Dũng: Loyal abd
courageous.
Nghĩa Đà La Ni: Năng lực tổng
trì không để mất chân thực nghĩa của Như Lai, đây là hạnh tu của Bồ Tát là
giữ được tất cả những gì mà các ngài nghe—Truth dharani, the power of
bodhisattvas to retain all truth they hears.
Nghĩa Đen: Literal sense of a
word.
Nghĩa Hẹp: Narrow meaning
(sense).
Nghĩa Hiệp:
Chivalrous—Knightly.
Nghĩa Hoài Thiên Y: See Nghĩa
Hoài Thiền Sư.
Nghĩa Hoài Thiền Sư: Zen master
Yi-Huai-T’ien-Yi—Thiền sư Nghĩa Hoài Thiên Y sanh năm 993, quê ở Lạc
Thanh, tỉnh Triết Giang, con nhà chài lưới. Sau khi xuất gia, sư là đệ tử
của Thiền Sư Tuyết Đậu—Zen master Yi-Huai-T’ien-Yi was born in 993 in
Luo-Qing, Zhe-Jiang Province. He was the son of a fisherman. After leaving
home he became a disciple of Zen Master Xue-T'ou.
Trong lần gặp gỡ đầu tiên, Tuyết Đậu hỏi: “Ngươi tên gì?” Sư thưa: “Tên
Nghĩa Hoài.” Tuyêt Đậu hỏi: “Sao chẳng đặt Hoài Nghĩa?” Sư thưa: “Đương
thời đến được.” Tuyết Đậu lại hỏi: “Ai vì ngươi đặt tên?” Sư thưa: “Thọ
giới đến giờ đã mười năm.” Tuyết Đậu hỏi: “Ngươi đi hành khất đã rách bao
nhiêu đôi giày?” Sư thưa: “Hòa Thượng chớ lừa người tốt.” Tuyết Đậu nói:
“Ta không xét tội lỗi, ngươi cũng không xét tội lỗi, ấy là sao?” Sư không
đáp được. Tuyết Đậu đánh, bảo: “Kẻ rỗng nói suông, đi đi!” Sư vào thất,
Tuyết Đậu bảo: “Thế ấy chẳng được, chẳng thế ấy cũng chẳng được.” Sư suy
nghĩ. Tuyết Đậu lại đánh đuổi ra. Như thế đến bốn lần—At their first
encounter, Xue-Tou said: “What is your name?” Yi-Huai-T’ian-Yi said:
“Yi-Huai.” Chong-Xian said: “Why isn’t it Huai-Yi?” (Reversing the order
of the two characters of this name creates the Chinese word ‘doubt’).
Yi-Huai said: “The name was given to me.” Chong-Xian asked: “Who gave you
this naem?” Yi-Huai said: “I received it at my ordination nearly ten years
ago.” Chong-Xian asked: “How many pairs of sandals have you worn out since
you set out traveling?” Yi-Huai said: “The master shouldn’ deceive
people!” Chong-Xian said: “I haven’ said anything improper. What do you
mean?” Yi-Huai remained silent. Chong-Xian then hit him and said: “Strip
off the silence and there’s a fraud! Get out!” Later when Yi-Huai was in
Chong-Xian’s room for an interview, Chong-Xian said: “Practicing like this
you won’t attain it. Not practicing like this you won’t attain it. This
way or not this way, neither way will attain it.” Yi-Huai began to speak
out Chong-Xian drove him out of the room with blows.
Hôm sau khi sư nhơn gánh nước, đòn gánh gẫy làm rơi cặp thùng. Sư đại ngộ,
làm bài kệ:
“Nhất
nhị tam tứ ngũ lục thất
Vạn nhẫn
phong đầu độc túc lập
Ly long
hàm hạ đoạt minh châu
Nhất
ngôn khám phá Duy Ma Cật.”
(Một hai
ba bốn năm sáu bảy
Chót núi
muôn nhẫn một chơn đứng
Dưới hàm
Ly Long đoạt minh châu
Một lời
đủ phá Duy Ma Cật).
The next
day, while Yi-Huai fetched water from the well and carried it with a
shoulder pole back to the temple, the people suddenly broke. As the bucket
crashed to the ground Yi-Huai was suddenly enlightened. He then composed
the following verse that Xue-Tou greatly praise:
“One,
two, three, four, five, six, seven,
Alone
atop the 80,000-foot peak,
Anatching the pearl from the jaws of the black dragon,
A single
exposes Vimalakirti.
Sư thượng đường dạy chúng: “Phàm là Tông Sư (Thầy trong Thiền tông) phải
đọa trâu của kẻ đi cày, cướp thức ăn của người đói, gặp nghèo thì sang,
gặp sang thì nghèo, đuổi trâu của người đi cày khiến cho lúa mạ tốt tươi.
Cướp thức ăn của người đói khiến họ hằng dứt đói khát. Gặp nghèo thì sang
nắm đất thành vàng, gặp sang thì nghèo biến vàng thành đất. Lão Tăng cũng
chẳng đuổi trâu của người cày, cũng chẳng cướp thức ăn của người đói. Sao
gọi là trâu của người cày, ta nào cần dùng. Thức ăn của người đói, ta nào
muốn ăn. Ta cũng chẳng biến vàng thành đất. Sao vậy? Vì vàng là vàng, đất
là đất, ngọc là ngọc, đá là đá. Tăng là Tăng, tục là tục. Trời đất xưa
nay, nhật nguyệt xưa nay, núi sông xưa nay, con người xưa nay. Tuy nhiên
như thế, đập nát cái cổng mê sẽ gặp Đức Đạt Ma—Yi-Huai entered the hall
and addressed the monks, saying: “A distinguished teacher of our sect
said: “You must drive away the ox from the plowman, grab away the starving
man’s food, regard the mean as noble, and regard the noble as mean. If you
drive the ox away, then the plowman’ crop will be abundant. If you snatch
away the food, then you will forever end the starving man’s hunger and
thirst. Taking the mean as noble, a handful of dirt becomes gold. Taking
the noble as mean, you change gold into dirt.’ But as for me, I don’t
drive away the plowman’s food. Why is that? Moreover, I don’t turn a
handful of dirt into gold, or gold into dirt. And why is this? Because
gold is gold; dirt is dirt; jade is jade; stone is stone; a monk is a
monk; and a layperson is layperson. Since antiquity there have existed
heaven and earth, sun and moon, mountains and rivers, people and their
relationships. This being so, how many of the deluded can break through
the San Mountain Pass and meet Bodhidharma?”
Nghĩa Keo Sơn: Close
friendship.
Nghĩa Khí: Sense of justice.
Nghĩa Kinh: The meaning of the
sutras.
Nghĩa Lệ:
Ý nghĩa và luật lệ: Meaning and rules, or method.
Tên tắt của chỉ quán: An abbreviation for “Samatha and Vipasyana”—See Chỉ
Quán.
Nghĩa Lý: Sense—Meaning.
Nghĩa Môn: Cổng vào Chánh
Nghĩa, hay những trường phái giảng giải chân thực nghĩa của Như Lai—The
gate of righteousness; the schools, or sects of the meaning or truth of
Buddhism.
Nghĩa Sâu Rộng: A deep and wide
meaning—Liberal sense.
Nghĩa Sĩ: Righteous man.
Nghĩa Sớ: Meaning and comments
on or explanations.
Nghĩa Thanh Thiền Sư: Đầu
Tử—Zen Master Yi-Qing-T’ou-Tzi—Thiền sư Nghĩa Thanh Đầu Tử sanh năm 1032,
là Pháp tử của trường phái Tào Động, nhưng không phải là đệ tử trực tiếp
của Thiền Sư Đại Dương—Zen master Yi-Qing-T’ou-Tzi was born in 1032, was
the Xao-T’ong Zen school Dharma heir, but not the direct student of
T’a-Yang.
Sư xuất gia năm lên bảy tuổi tại chùa Diệu Tướng. Thoạt tiên sư học Luận
Bách Pháp của Tông Duy Thức. Về sau sư nghe kinh Hoa Nghiêm, đến câu “Tức
tâm tự tánh,” sư liền phát tỉnh, nói: “Pháp lìa văn tự đâu có thể giảng
ư?” Sư bèn cất bước du phương qua các thiền hội—He left home at the age of
seven to live at Miao-Xiang Temple. Initially, he studied the “Hundred
Dharmas Doctrine” of the Consciousness-Only school of Buddhism. Later, he
undertook the practices of the Hua-Yen school, but upon reading the words
“Mind is self-nature,” he had an insight, saying: “Dharma is not found in
the written word, and how can one speak of it?” He then went traveling to
find and study under a Zen teacher.
Thiền Sư Viên Giám ở hội Thánh Nham, một đêm nằm mộng thấy có nuôi con
chim ưng sắc xanh, tỉnh giấc ông cho là một điềm lành. Đến sáng ngày ấy,
sư liền đi đến . Sư lễ ra mắt, Giám nhận cho ở và dạy khán câu “Ngoại đạo
hỏi Phật: ‘Chẳng hỏi có lời, chẳng hỏi không lời.’” Sư khán câu nầy trải
qua ba năm, một hôm Giám hỏi: “Ngươi ghi được thoại đầu chăng, thử nêu ra
xem?” Sư nghĩ đáp lại, bị Giám bụm miệng. Bỗng nhiên sư khai ngộ, bèn đảnh
lễ. Giám bảo: “Ngươi diệu ngộ huyền cơ chăng?” Sư thưa: “Nếu có cũng phải
mửa bỏ.” Lúc đó, thị giả ở bên cạnh nói: “Hoa Nghiêm Thanh ngày nay như
bệnh được ra mồ hôi.” Sư ngó lại, bảo: “Ngậm lấy miệng chó, nếu nói lăng
xăng, Ta buồn nôn.” Sau đó ba năm, Giám đem tông chỉ của tông Tào Động
chỉ dạy, sư đều diệu khế. Giám trao giày, y của Đại Dương Huyền và dặn
dò: “Ngươi thay ta nối dòng tông Tào Động, không nên ở đây lâu phải khéo
hộ trì.” Sau đó Giám nói kệ:
“Tu Di
lập Thái Hư
Nhật
nguyệt phụ nhi chuyển
Quần
phong tiệm ỷ tha
Bạch vân
phương y cải biến
Thiếu Lâm
phong khởi tùng
Tào Khê
động liêm quyện
Kim Phụng
túc long sào
Thần đài
khởi xa tiển.”
(Tu Di dựng
trong không,
Nhật nguyệt
cạnh mà chuyển
Nhiều đảnh đều
nương y
Mây trắng mới
biến đổi
Thiếu Lâm gió
tòng tay
Động Tào Khê
cuốn sáo
Phụng vàng đậu
ổ rồng
Nhà rêu đậu xe
nghiền).
At
that time, Zen master Yuan-Jian was staying at Sacred Peak. One night he
saw a blue eagle in a dream and took it as an omen. The next morning,
T’ou-Tzi arrived and Yuan-Jian received him ceremoniously. Now because a
non-Buddhist once asked the Buddha: “I don’t ask about that which may be
spoken of, and I don’t ask about what may not be spoken of… After three
years Yuan-Jian asked T’ou-Tzi: “Let’s see if you remember your
‘hua-t’ou.’ T’ou-Tzi began to answer when Yuan-Jian suddenly covered
T’ou-Tzi’s mouth with his hand. T’ou-Tzi the experienced enlightenment. He
bowed. Yuan-Jian said: “Have you awakened to the mysterious function?”
T’ou-Tzi said: “Were it like that I’d have to spit it out.” At that time
an attendant standing to one side said: “Today Qing Hua-Yan (T’ou-Tzi) is
sweating as if he were ill!” T’ou-Tzi turned to him and said: “Don’t speak
insolently! If you do so again I’ll vomit!” After three more years,
Yuan-Jian revealed to T’ou-Tzi the essential doctrine passed down from
T’ong-Shan and T’ou-Tzi grasped it entirely. Yuan-Jian presented T’ou-Tzi
with T’a-Yang’s portrait, sandals, and robe. He then instructed him to
carry on the method of this school in my behalf, so that it will not end
here. Well and befittingly sustain and preserve it.” Yuan-Jian then wrote
a verse and presented to T’ou-Tzi:
“Mt.
Sumeru stands in the greta void.
It
supports the spinning sun and moon.
Upon
its countless peaks do rest,
The
white clouds there transformed.
The
Shao-Lin wind sows a forest.
The
Cao-T’ong screen rolled up.
A
golden phoenix lives in a dragon’s nest.
Imperial moss is crushed by a wagon.
Sư đến Viên Thông không thưa hỏi gì, chỉ ăn cơm xong rồi ngủ. Tri sự thấy
thế, bạch với Viên Thông: “Trong Tăng đường có vị Tăng cả ngày lo ngủ, xin
thực hành theo qui chế.” Viên Thông bảo: “Khoan! Đợi ta xét qua.” Viên
Thông cầm gậy đi vào Tăng đường, thấy sư đang nằm ngủ, Viên Thông gõ vào
giường, quở: “Trong đây tôi không có cơm dư cho Thượng Tọa ăn xong rồi
ngủ.” Sư thưa: “Hòa Thượng dạy tôi làm gì?” Viên Thông bảo: “Sao chẳng
tham thiền?” Sư thưa: “Món ăn ngon không cần đối với người bụng no.” Viên
Thông bảo: “Tại sao có nhiều người không chấp nhận Thượng Tọa?” Sư thưa:
“Đợi họ chấp nhận để làm gì? Viên Thông hỏi: “Thượng Tọa đã gặp ai rồi đến
đây?” Sư thưa: “Phù Sơn.” Viên Thông bảo: “Lạ! Được cái gì mà lười biếng.”
Viên Thông bèn nắm tay, hai người cười rồi trở về phương trượng.”—When
T’ou-tzi-Yi-Qing arrived at Yuan-Tong’s place, rather than going for an
interview with that teacher at the appointed time, he remained sleeping in
the monk’s hall. The head monk reported this to Yuan-Tong, saying: “There
is a monk who’s sleeping in the hall during the day. I’ll go deal with it
according to the rules.” Yuan-Tong asked: “Whi is it?” The head monk said:
“The monk Qing.” Yuan-Tong said: “Leave it be. I’ll go find about it.”
Yuan-Tong then took his staff and went into the monk’s hall. There he
found T’ou-Tzi-Yi-Qing in a deep sleep. Hitting the sleeping platform with
his staff, he scolded him: “I don’t offer any ‘leisure rice’ here for
monks so that they can go to sleep.” T’ou-Tzi-Yi-Qing woke up and asked:
“How would the master prefer that I practice?” Yuan-Tong said: “Why don’t
you try practicing Zen?” Yi-Qing said: “Fancy food doesn’t interest
someone who’s sated.” Yuan-Tong said: “But I don’t think you’ve gotten
there yet.” Yi-Qing said: “What point would there be in waiting until you
believe it?” Yuan-Tong said: “Who have you been studying with?” Yi-Qing
said: “Fu-Shan.” Yuan-Tong said: “No wonder you’re so obstinate!” They
then held each other’s hands, laughed, and went to talk in Yuan-Tong’s
room. From this incident Yi-Qing’s reputation spread widely.
Ban đầu Sư trụ trì tại Bạch Vân. Sau sư dời đến Đầu Tử. Sư thượng đường
dạy chúng: “Nếu luận việc nầy như loan phụng bay giữa hư không chẳng để
dấu vết, như con linh dương mọc sừng ai tìm được dấu chơn, rồng vàng chẳng
giữ đầm lạnh, thỏ ngọc đâu gá bóng cóc. Nếu lập chủ khách thì phải ngoài
cõi Oai Âm lay đầu, hỏi đáp nói bày vẫn còn ở giữa đường. Nếu đứng tròng
chẳng nhọc thấy nhau—T’ou-Tzi-Yi-Qing first taught on White Cloud Temple
in Jian-Chou. He later moved to the Sheng-Yin Monastery in Shu-Chou
(located on Mt. Qian) Zen master Yi-Qing entered the hall and addressed
the monks, saying: “To speak of this affair is like a phoenix soaring into
the heavens, not leaving a trace behind. It’s like a ram whose horns are
entangled in a tree, and thus does not touch the ground. Where will you
find any tracks? A golden dragon in not concealed in a cold swamp. A jade
rabbit nests in the moonlight. In order to establish the guest and host,
you must stick your head out beyond the noisy world. If you answer my
questions properly, you’re singing at the edge of the mysterious road. But
in that case, you’re still only halfway there. If you’re still staring in
miscomprehension, don’t belabor what you see!”
Năm 1083, lúc gần thị tịch, sư có làm bài kệ:
“Lưỡng xứ
trụ trì
Vô khả
trợ đạo
Trân
trọng chư nhơn
Bất tu
tầm thảo.”
(Trụ trì hai nơi,
không thể giúp đạo
Trân trọng các
ngươi, Chẳng cần tìm
thảo)—When Yi-Qing
was near death, he
composed a poem:
“As the abbot of two
temples,
I couldn’t assist
the Buddha way.
My parting message
to you all,
Don’t go seeking
after something.”
Nghĩa Thú: Con đường chánh
đạo—The path of truth, the right direction, or objective.
Nghĩa Thuật: See Nghĩa Vệ.
Nghĩa Tịnh: Ngài Nghĩa Tịnh Tam
Tạng Pháp Sư (635-713), một vị sư nổi tiếng thời Đường. Khi ngài được mười
tuổi thì Huyền Trang trở về Trung Hoa, nhưng ngài đã tự chuẩn bị cho mình
một cuộc sống tu sĩ Phật Giáo. Ngài gia nhập giáo đoàn năm 14 tuổi. Tuy đã
nuôi ý định đi Ấn Độ từ năm 652, nhưng mãi đến khi 37 tuổi ngài mới thực
hành được ý định. Năm 671 ngài mới có thể bắt đầu dong buồm đi Ấn Độ, trải
qua hơn 25 năm, đi qua hơn 30 quốc gia; tuy nhiên, ngài dùng rất nhiều thì
giờ tại tu viện Na Lan Đà. Năm 695, ngài trở về Lạc Dương, Trung Quốc,
được tiếp đón nồng hậu và đầy vinh dự (người ta nói Thiên Hậu đã ra tận
cửa Thượng Đông để đón ngài). Ngài mang về hơn 400 bộ kinh. Đầu tiên ngài
hợp tác với Thực Xoa Nan Đà (người nước Vu Điền) dịch Kinh Hoa Nghiêm.
Sau đó ngài còn dịch rất nhiều bộ kinh khác gồm 56 bộ kinh với 230 quyển.
Các cuộc hành trình của ngài không có sự đa dạng và chủ đích khoa học như
của ngài Huyền Trang, nhưng lại quan tâm nhiều đến con người. Trong chuyến
đi năm 671, ngài đã ở lại tám tháng tại Sumatra, sáu tháng tại Srivijaya,
một quốc gia vùng biển đang phát triển, nay là Palembang, và hai tháng tại
Mã Lai. Ngài lên bộ tại Tamralipti vào năm 673 và từ đó đi đến Ma Kiệt Đà
(Magadha), thánh địa hàng đầu, rồi đến chiêm bái Bodh-Gaya cùng các thánh
địa khác. Ngài lưu lại viện đại học Na Lan Đà mười năm, nghe bài giảng của
các bậc thầy về giáo pháp và thu thập kinh sách. Ngài rời Ấn Độ cũng bằng
ngã Tamralipta, sống bốn năm tại Srivijaya, trau dồi Phạn ngữ để sau nầy
dịch kinh sách. Vào năm 689, ngài trở lại Trung Quốc. Ngài đã để lại những
ký sự quý báu về “Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng” (Hồi Ký về Các Tu Sĩ Xuất
Chúng Đi Tìm Chánh Pháp ở Phương Tây), được Chavannes dịch sang Pháp ngữ.
“Ghi Nhận Về Đạo Phật Tại Ấn Độ và Quần Đảo Mã Lai,” được J. Takakusu dịch
sang Anh. Sách cho chúng ta một ý niệm khá rõ về sự sốt sắng tận tụy của
những người hành hương mà số lượng đông hơn ta tưởng, về tinh thần chấp
nhận hiểm nguy của họ. Thật vậy, đây là một chuỗi dài buồn thảm về các câu
chuyện đầy những biến cố lâm ly, cả trên bộ lẫn dưới biển. Nghĩa Tịnh đã
ngậm ngùi nói: “Tuy có thành công nhưng con đường đầy những gian nan. Vùng
Thánh địa thật quá xa vời và bao la. Trong số đông những người toan tính,
có mấy người đạt được kết quả thật sự, có mấy người hoàn thành được nhiệm
vụ của mình. Những sa mạc mênh mông đầy sỏi đá của vùng đất Voi (Ấn Độ),
những dòng sông lớn chói chang ánh mặt trời dội sức nóng thiêu đốt, hoặc
những vực sâu, những đợt sóng cao ngất. Khi đi trên bộ một mình bên kia
Thiết Môn giữa Samarquand và Bactria, người ta lạc vào giữa hàng ngàn ngọn
núi, dễ rơi xuống đáy vực từ những vách đá dựng đứng; khi đi thuyền đơn
độc bên kia trụ đồng (phía nam Tonkin) thì phải băng qua vô số vùng châu
thổ và có thể bị thiệt mạng. Vì thế cho nên trong số năm chục người ra đi
thì số sống sót trở về chỉ đếm trên đầu ngón tay.” Theo Nghĩa Tịnh, nhiều
tu sĩ Cao Ly, băng qua vùng Trung Á, hay đi đường biển, rất nhiều trong số
họ đã chết tại Ấn Độ, chứ không bao giờ được nhìn thấy lại xứ sở của mình.
Ngài thị tịch năm 79 tuổi—I-Ching, 635-713 A.D., the famous monk during
the T’ang dynasty, who was only about ten years old when Hsuan-Tsang
returned to China, but he had already prepared himself for the life of a
Buddhist monk. He was admitted to the Order when he was fourteen. Though
he formed the idea of travelling to India in 652, but he did not carry it
out till he was thirty-seven years old. In 671, he set out by the sea
route for India, where he remained for over twenty years, travelling over
30 countries; however, he spent half this period in the Nalanda monastery.
He returned to China (Lo-Yang) in 695, was received with much honour,
brought back some four hundred works, translated with Siksananda the
Avatamsaka Sutra, later translated many other works (56 sutras comprised
of 230 books) and left valuable account of his travels and life in India.
His itineraries lack the variety and scientific interest of those of
Hsuan-Tsang, but they are full of human interest. On his outward voyage in
671, he spent eight months in Sumatra, six at Srivijaya, a rising maritime
State, now Palembang, and two months in Malaysia in the neighborhood. He
landed at Tamralipti in 673 and thence went to Magadha, the holy land and
worshipped at Bodh-Gaya and other sacred spots. He spent ten years at
Nalanda, hearing the teaching from different masters, and collecting holy
books. In 685, he left India, again by way of Tamralipti. He spent four
years in Srivijaya to learn more Sanskrit in order to translate sacred
works later on. In 689, he returned to China to fetch collaborators for
his work and after went back to stay at Srivijaya for another five years.
He finally returned to China in 695. One of I-Ch’ing’s works, A Record of
the Buddhist Religion as practised in India and the Malay Archipelago, has
been translated into English by a Japanese scholar, J. Takakusu. More
interesting in some ways are his Memoirs on the Eminent Monks who went in
Search of the Law in the Western Countries, which translated into French
by Chavannes. This gives us a fair idea of the earnestness and devotion of
the pilgrims whose numbers were large than we are apt to imagine and of
the spirit with which they braved the dangers of their enterprises. It
is, in fact, a melancholy succession of tales, full of pathetic incidents
both on land and sea. I-Ch’ing remarks wistfully: “However, triumphal, the
path was strewn with difficulties; the Holy Places were far away and vast.
Of dozen who brought forth leaves and flowers, and of several who made an
attempt, there was scarcely one who bore any fruit or produced any real
results, and few who competed their task. The reason for this was the
immensity of the stony deserts of the Land of the Elephant (India), the
great rivers and the briliance of the sun which pours forth its burning
heat, or else the towering waves heaved up by the giant fish, the abysses,
and the waters that rise and swell as high as the heavens. When marching
solitary, beyond the Iron Gates between Samarquand and Bactria, one
wandered amongst the ten thousand mountains, and fell into the bottom of
precipices; when sailing alone beyond the Columns of Coper (south of
Tontkin), one crossed the thousand deltas over fifty in number, while
those who survive were only a handful of men." According to I-Ch’ing,
several Korean monks had gone to India, the majority across Central Asia,
some by the sea route; of them, I-Ch’ing says: “They died in India, and
never saw their country again. He died at age 79.
Nghĩa Tồn Tuyết Phong Thiền Sư:
Zen Master Xue-Feng-Yi-Cun—Thiền sư Nghĩa Tồn Tuyết Phong sanh năm 822 tại
Tuyền Châu (bây giờ thuộc tỉnh Phúc Kiến). Năm mười hai tuổi sư đến ở chùa
và xuất gia năm 17 tuổi—Zen Master Xue-Feng-Yin-Cun was born in 822 in
Quan-Chou (now Fu-Jian Province). He left home to stay at Yu-Jian temple
and became a monk at the age of seventeen.
Tại Động Sơn, sư làm trưởng ban trai phạn (Phạn Đầu) đang đãi gạo. Khâm
Sơn hỏi: “Đãi cát bỏ gạo hay đãi gạo bỏ cát?” Sư đáp: “Gạo cát đồng thời
bỏ.” Khâm Sơn hỏi: “Như vậy đại chúng lấy gì ăn?” Sư bèn lật úp thau đãi
gạo. Khâm Sơn nói: “Cứ theo nhơn duyên nầy, huynh hợp ở Đức Sơn.”—Xue-Feng
served as a rice cook at T’ong-Shan. One day as he was straining the rice,
T’ong-Shan asked him: “Do you strain the rice out from the sand, or do you
strain the sand out from the rice?” Xue-Feng said: “Sand and rice are both
strained out at once.” T’ong-Shan said: “In that case, what will the monks
eat?” Xue-Feng then tipped over the rice pot. T’ong-Shan said: “Go! Your
affinity accords with Te-Shan!”
Sư đến tạm biệt Động Sơn, Động Sơn hỏi: “Ngươi đi đâu?” Sư thưa: “Đi về
trong đảnh núi.” Động Sơn hỏi: “Đương thời từ đường nào ra?” Sư thưa: “Từ
đường vượn bay đảnh núi ra.” Động Sơn hỏi: “Nay quay lại đường nào đi?” Sư
thưa: “Từ đường vượn bay đảnh núi đi.” Động Sơn bảo: “Có người chẳng từ
đường vượn bay đảnh núi đi, ngươi biết chăng?” Sư thưa: “Chẳng biết.” Động
Sơn hỏi: “Tại sao chẳng biết?” Sư thưa: “Y không mặt mày.” Động Sơn bảo:
“Ngươi đã chẳng biết, sao biết không mặt mày?” Sư không đáp được—When
Xue-Feng left Tong-Shan, Tong-Shan asked him: “Where are you going?”
Xue-Feng said: “I’m returning to Ling-Zhong. Tong-Shan said: “When you
left Ling-Zhong to come here, what road did you take?” Xue-Feng said: “I
took the road through the Flying Ape Mountain.” Tong-Shan asked: “And
what road are you taking to go back there?” Xue-Feng said: “I’m returning
through the Flying Ape Mountains as well.” Tong-Shan said: “There’s
someone who doesn’t take the road through Flying Ape Mountains. Do you
know him?” Xue-Feng said: “I don’t know him.” Tong-Shan said: “Why don’t
you know him?” Xue-Feng said: “Because he doesn’t have a face.” Tong-Shan
said: “If you don’t know him, how do you know he doesn’t have a face?”
Xue-Feng was silent.
Sư cùng Nham Đầu đi đến Ngao Sơn ở Lễ Châu gặp tuyết xuống quá nhiều nên
dừng lại. Nham Đầu mỗi ngày cứ ngủ, sư một bề ngồi thiền. Một hôm, sư gọi
Nham Đầu: “Sư huynh! Sư huynh! Hãy dậy.” Nham Đầu hỏi: “Làm cái gì?” Sư
nói: “Đời nay chẳng giải quyết xong, lão Văn Thúy đi hành khất đến nơi
chốn, bị y chê cười, từ ngày đến đây sao chỉ lo ngủ?” Nham Đầu nạt: “Ngủ
đi! Mỗi ngày ngồi trên giường giống như thổ địa, ngày sau bọn ma quỷ nam
nữ vẫn còn.” Sư chỉ trong ngực nói: “Tôi trong ấy còn chưa ổn, không dám
tự dối.” Nham Đầu nói: “Tôi bảo ông sau nầy lên chót núi cất thảo am xiển
dương đại giáo, sẽ nói câu ấy.” Sư thưa: “Tôi thật còn chưa ổn.” Nham Đầu
bảo: “Nếu ông thật như thế, cứ chỗ thấy của ông mỗi mỗi thông qua, chỗ
phải tôi sẽ chứng minh cho ông, chỗ chẳng phải tôi sẽ vì ông đuổi dẹp.” Sư
thưa: “Khi tôi mới đến Diêm Quan, thấy thượng đường nói nghĩa sắc không,
liền được chỗ vào.” Nham Đầu nói: “Từ đây đến ba mươi năm rất kỵ không nên
nói đến.” Sư thưa: “Tôi thấy bài kệ của Động Sơn qua sông ‘Thiết kỵ tùng
tha mít, điều điều giữ ngã sơ, cừ kim chánh thị ngã, ngã kim bất thị cừ.’”
Nham Đầu nói: “Nếu cùng ấy tự cứu cũng chưa tột.” Sau sư hỏi Đức Sơn ‘Việc
trong tông thừa từ trước con có phần chăng?’ Đức Sơn đánh một gậy hỏi:
‘Nói cái gì?’ Tôi khi đó giống như thùng lủng đáy.” Nham Đầu nạt: “Ông
chẳng nghe nói “Từ cửa vào chẳng phải của báu trong nhà.” Sư thưa: “Về sau
làm thế nào mới phải?” Nham Đầu bảo: “Về sau, nếu muốn xiển dương Đại
Giáo, mỗi mỗi từ trong hông ngực mình lưu xuất, sau nầy cùng ta che trời
che đất đi!” Sư nhơn câu ấy đại ngộ liền đảnh lễ, đứng dậy kêu luôn: Sư
huynh! Ngày nay mới là thành đạo ở Ngao Sơn.” At that moment it was like
the botom falling out of a bucket of water.”—When Xue-Feng was traveling
with Yan-T’ou on Tortoise Mountain in Li-Chou Province, they were
temporarily stuck in an inn during a snowstorm. Each day Yan-T’ou spent
the entire day sleeping. Xue-Feng spent each day sitting in Zen
meditation. One day, Xue-Feng called out: “Elder Brother! Elder Brother!
Get up!” Yan-T’ou said: “What is it?” Xue-Feng said: “Don’t be idle. Monks
on pilgrimage have profound knowledge as their companion. This companion
must accompany us at all times. But here today, all you are doing is
sleeping.” Yan-T’ou yelled back: “Just eat your fill and sleep! Sitting
there in meditation all the time is like being some day figure in a
villager’s hut. In the future you’ll just spook the men and women of the
village.” Xue-Feng pointed to his own chest and said: “I feel unease here.
I don’t dare cheat myself by not practicing diligently.” Yan-T’ou said:
“I always say that some day you’ll build a cottage on a lonely mountain
peak and expound a great teaching. Yet you still talk like this!” Xue-Feng
said: “I’m truly anxious.” Yan-T’ou said: “If that’s really so, then
reveal your understanding, and where it is correct I’ll confirm it for
you. Where it’s incorrect I’ll root it out.” Xue-Feng said: “When I first
went to Yan-Kuan’s place, I heard him expound on emptiness and form. At
that time I found an entrance.” Yan-T’ou said: “And then I saw Tong-Shan’s
poem that said: ‘Avoid seeking elsewhere, for that’s far from the Self,
now I travel alone, everywhere I meet it, now it’s exactly me, now I’m not
it.” Yan-T’ou said: “If that’s so, you’ll never save yourself.” Xue-Feng
said: “Later I asked De-Shan: ‘Can a student understand the essence of the
ancient teachings?’ He struck me and said: ‘What did you say?’ At that
moment it was like the bottom falling out of a bucket of water.” Yan-T’ou
said: “Haven’t you heard it said that ‘what comes in through the front
gate isn’t the family’s jewels?” Xue-Feng said: “Then, in the future, what
should I do?” Yan-T’ou said: “In the future, if you want to expound a
great teaching, then it must flow forth from your own breast. In the
future your teaching and mine will cover heaven and earth.” When Xue-Feng
heard this he experienced unsurpassed enlightenment. He then bowed and
said: “Elder Brother, at last today on Tortoise Mountain I’ve attained the
Way!”
Một vị Tăng hỏi: “Hòa Thượng thấy Đức Sơn được cái gì liền thôi?” Sư đáp:
“Ta đi tay không, về tay không.”—After Xue-Feng asumed the abbacy at Snow
Peak, a monk asked him: “When the Master was at Te-Shan’s place, what was
it you attained and allowed you to stop looking further?” Xue-Feng said:
“I went with empty hands and returned with empty hands.”
Sư hỏi vị Tăng mới đến: “Vừa rời chỗ nào đến?” Vị Tăng thưa: “”Phú Thuyền
đến.” Sư hỏi: “Biển sanh tử chưa qua, vì sao lại phú thuyền (úp thuyền)?”
Vị Tăng không đáp được, bèn trở về thuật lại cho Phú Thuyền. Phú Thuyền
bảo: “Sao không nói y không sanh tử.” Vị Tăng trở lại nói lời nầy. Sư bảo:
“Đây không phải lời của ông. Vị Tăng thưa: “Phú Thuyền nói thế ấy.” Sư
bảo: “Ta có 20 gậy gởi cho Phú Thuyền, còn ta tự ăn 20 gậy, chẳng can hệ
gì đến Xà Lê.”—Xue-Feng asked a monk: “Where have you come from?” The monk
said: “From Zen master Fu-Chuan’s place.” Xue-Feng said: “You haven’t
crossed the sea of life and death yet. So why have you overturned the
boat?" ”he monk was speechless. He later returned and told Zen master
Fu-Chuan about this. Fu-Chuan said: "W“y didn't you say ‘It is not subject
to life and death’?” The monk returned to Xue-Feng and repeated this
phrase. Xue-Feng said: “This isn’t something you said yourself.” The monk
said: “Zen master Fu-Chuan said this.” Xue-Feng said: : Isend twenty blows
to Fu-Chuan and give twenty blows to myself as well for interfering your
own affairs.”
Một hôm, sư ở trong nhà Tăng dóng cửa trước cửa sau xong nổi lửa đốt, lại
kêu: “Cứu lửa! Cứu lửa! Huyền Sa đem một thanh củi từ cửa sổ ném vào
trong. Sư bèn mở cửa—One day, Xue-Feng went into the monk’s hall and
started a fire. The he closed and locked the front and back doors and
yelled “Fire! Fire!” Xuan-Sha took a piece of firewood and threw it in
through the window. Xue-Feng then opened the door.
Sư thượng đường dạy chúng: “Núi Nam có một con rắn mũi to, hết thảy các
ông đều phải khéo xem.” Trường Khánh bước ra thưa: “Hôm nay trong nhà này
có người tán thân mất mạng.” Vân Môn lấy cây gậy ném trước sư rồi ra bộ
sợ. Có người đem việc nầy thuật lại Huyền Sa. Huyền Sa nói: “Phải là Huynh
Lăng mới được. Tuy nhiên như thế, nếu ta thì chẳng vậy.” Vị Tăng hỏi: “Hòa
Thượng làm thế nào?” Huyền Sa nói: “Dùng núi Nam làm gì?”—Zen master
Xue-Feng entered the hall and addressed the monks, saying: “South Mountain
has a turtle-nosed snake. All of you here must take a good look at it.”
Chang-Qing came forward and said: “Today in the hall there and many who
are losing their bodies and lives.” Yun-Men then threw a staff onto the
ground in front of Xue-Feng and affected a pose of being frightened. A
monk told Xuan-Sha about this and Xuan-Sha said: “Granted that Chang-Qing
understands, still I don’t agree.” The monk said: “What do you say,
Master?” Xuan-Sha said: “Why do you need South Mountain?”
Sư thị tịch năm 908, được vua ban hiệu “Đại Sư Chơn Giác”—He died in 908.
After his death he received the posthumous title “Great Teacher True
Awakening.”
Nghĩa Tướng: Nghĩa lý và tướng
trạng—Meaning and form, truth and its aspect.
Nghĩa Vệ: Thuật để cứu đàn kiến
(tại một nơi ngập nước, đàn kiến bị nước cuốn trôi, có người lấy cành cây
bắc ngang qua cho chúng bò lên)—The duty and mode of saving lives of ants.
Nghĩa Vô Ngại: Hiểu biết thông
đạt và giảng giải nghĩa lý chư pháp một cách trôi chảy không trở ngại, một
trong tứ vô ngại của chư Bồ Tát—Unonstructed knowledge of the meaning, or
the truth; complete knowledge, one of the four unobstructed eloquences of
Bodhisattvas.
** For more information,
please see Tứ Vô
Ngại.
Nghĩa Ý: Meaning and aim.
Nghịch: Vama (skt)—Chống lại
hay đối nghịch lại—To go against—Opposite—Contrary—Resist—In the opposite
direction.
Nghịch Báng: Chống báng lại—To
resist and abuse.
Nghịch Cảnh: Adverse
circumstances—Adversity.
Nghịch Dụ: Phép dẫn dụ đi ngược
lại từ quả trở về nhân, từ ngọn về gốc, thí dụ như biển có nguồn là sông
to, sông to có nguồn là sông nhỏ, sông nhỏ có nguồn là suối, vân
vân—Argument by illustration from effect to cause, e.g. the source of the
ocean is the river, of the river the streams, of the small rivers the
streams, etc.
Nghịch Duyên: Bất thuận duyên,
đối lại với thuận duyên; thiện với Phật quả là thuận duyên, ác là nghịch
duyên (thuận với đường lối đạo Phật là thuận duyên, ngược với đường lối
đạo Phật là nghịch duyên)—Resisting accessory cause, in contrast with the
accordant cause (thuận duyên); as goodness is the accordant cause so evil
is the resisting cause of the Buddha way.
Nghịch Đức: Contrary to virtue.
Nghịch Hóa: Khả năng của chư
Phật và chư Bồ Tát, giáo hóa những kẻ theo tà giáo hay những người đối
địch với mình—The ability of the Buddhas and bodhisattvas to convert the
heterodox or opponents.
Nghịch Lộ Già Da Đà:
Vama-lokayata (skt)—Lộ Già Da Đà là tên của một phái ngoại đạo thuận theo
tình đời. Nghịch Lộ Già Da Đà hay Tả Thuận Thế Ngoại Đạo, là phái chống
lại thuận thế ngoại đạo. Lộ Già Da Đà hay Thuận Thế là hạng vứt bỏ Thánh
thư của Lão Trang—The Lokayata were materialistic and “worldly” followers
of Carvaka school; the Vama-lokayata were opposed to the conventions of
the world. An earlier interpretation of Lokayata is, Ill response to
questions, the sophistical method of Chuang-Tsu being mentioned as Evil
questioning, which is above method reversed.
Nghịch Luân: Contrary to
morality—Immoral.
Nghịch Lưu:
Tìm đường giải thoát khỏi những phiền trược bằng cách đi ngược lại dòng
đời—To resist it and seek a way of escape by getting rid of life’s
delusions.
Đi ngược lại dòng sanh tử luân hồi và nhập vào đạo quả Niết Bàn, giai đoạn
Thanh Văn hay thứ nhất của A La Hán: To go against the current (the stream
of transmigration and enter the path of nirvana), the first stage of the
arhat, that of a sravaka.
Nghịch Lý: Opposed (contrary)
to common sense.
Nghịch Mắt: To offend the eyes.
Nghịch Ngợm: Restless.
Nghịch Nhĩ: To shock the ears.
Nghịch Quán: Làm ngược lại với
thứ tự hay phương thức quán là nghich quán (thí dụ như quán thập nhị nhân
duyên thì không nương theo thứ tự vô minh, hành, thức, vân vân; mà lại đi
ngược từ tử, lão, bệnh, sanh, hữu, vân vân; hay là theo quả mà dò
nhân)—The inverse method in meditation.
Nghịch Thuận: Còn gọi là “Vi
Thuận.” Trái ngược với chân lý gọi là nghịch, thuận với chân lý là
thuận—The adversaties, resisting and complying, opposing and according
with, reverse or direct, backward or forward.
Nghịch Tu: Dự Tu—Những Phật sự
sau khi một người đã quá vãng—To observe in contrary order; to observe
before death the Buddhist rites in preparation for it.
Nghịch YÙ: Against one’s will.
Nghiêm:
Nghiêm khắc: Strict.
Nghiêm trọng: Severe—Grave.
Nghiêm Cấm: To prohibit—To
forbid.
Nghiêm Cẩn: Solemn and careful.
Nghiêm Chính: Severe—Strict.
Nghiêm Đường: Father.
Nghiêm Đường Huấn Nữ Thập Giáo:
Trong Đức Phật và Phật Pháp, Đức Phật đã từng dạy rằng ngoài của hồi môn
rất quan trọng, và những món trang sức quý giá, người cha khôn ngoan còn
dạy con gái mười điều sau đây—In The Buddha and His Teaching, the Buddha
taught: “The marriage festival was conducted on an elaborate scale. On the
wedding day, in addition to a large dowry and an exquisitely rich
ornament, a wise father should also gave his daughter the following ten
admonitions:
Không đem lửa trong nhà ra ngoài ngõ: Người vợ không bao giờ nên nói xấu
chồng và cha mẹ chồng với người ngoài. Cũng không nên đem chuyện xấu bên
nhà chồng mà thuật lại cho người ngoài, vì không có lửa nào tệ hại hơn lửa
nầy—Do not carry outside the indoor fire. A wife should never speak ill of
her husband and parents-in-law to others. Neither should their
shortcomings nor household quarrels be reported elsewhere, for there is no
fire that may be compared to this fire.
Không đem lửa ngoài ngõ vào nhà: Người vợ không nên nghe lời nói xấu của
người khác. Người vợ không nên đem những lời phỉ báng nghe được từ hàng
xóm, đem về kể lại và nói rằng: “Người nọ người kia đã nói xấu điều nầy
hay điều khác.” Không có lửa nào tệ hại hơn lửa nầy—Do not take inside the
outdoor fire. A wife should not listen to the reports and stories of other
households. In other words, a wife must not bring home the slander that
she has heard by saying: “So and so said this or that unkind thing about
you.” There is no fire that may be compared to this fire.
Chỉ cho những người biết cho lại: Đồ trong nhà chỉ nên cho những người nào
mượn rồi biết trả lại—Give only to those that wish to return the give.
Things should be lent to those who do return borrowed articles.
Không cho những người không biết cho lại: Không nên cho những người mượn
đồ rồi giữ luôn chứ không chịu trả lại—Do not give to those that do not
deserve the give. No article should be lent to those who do not return
them (borrowed articles).
Đối với bà con bạn bè, thì phải cho cả hai, dù họ có biết trả lại hay
không: Give both to kinsmen and frinds that give and do not give. It is to
say, poor kinsfolk and friends should be helped even if they do not repay.
Ngồi một cách an vui: Phải ngồi đúng chỗ thích nghi. Khi thấy cha mẹ chồng
đến phải đứng dậy để tỏ lòng kính trọng, chứ không được ngồi—Sit happily.
A wife should sit in a becoming way. On seeing her parents-in-law or her
husband, she should stand up as a sign of respect, and not remained
seated.
Ăn một cách an vui: Có nghĩa là trước khi ăn cơm phải coi có dọn đầy đủ
cho cha mẹ chồng và chồng chưa. Cũng phải coi chừng người làm trong nhà,
phải xem coi họ có được chăm sóc đầy đủ không—Eat happily means that
before partaking of her meals, a wife should first see that her
parents-in-law and husband are served. She should also see that her
servants are well cared for.
Ngủ một cách an vui: Nghĩa là trước khi đi ngủ phải quan sát nhà cửa, bàn
ghế. Cửa nẻo phải then gài cẩn thận. Phải xem coi những người làm trong
nhà có làm đủ bổn phận của họ chưa, và cha mẹ chồng đã đi ngủ chưa. Thế
thường người vợ phải thức khuya dậy sớm. Trừ khi nào ốm đau bệnh hoạn,
không bao giờ ngủ ngày—Sleep happily means before sleeping, a wife should
see that all doors are closed, furniture is safe, servants have performed
their duties, and parents-in-law have retired. As a rule, a wife should
rise early in the morning and, unless unwell, she should not sleep during
the day.
Coi chừng củi lửa: Phải xem chồng và cha mẹ chồng như lửa. Mỗi khi có việc
với cha mẹ chồng và chồng phải nên hết sức thận trọng như phải thận trọng
với lửa vậy—Tend the fire. Parents-in-law and husband should be regarded
as flames of fire. One should deal carefully with them as one would deal
with fire.
Tôn trọng các vị trời trong nhà: Cha mẹ chồng và chồng phải được tôn kính
như những vị trời trong nhà. Nên nhớ Đức Phật thường nhắc đến cha mẹ
chồng như những vị trời trong nhà—Honour the household divinities.
Parents-in-law and husband should be regarded as divinities. It is
noteworthy that the Buddha himself refers to parents-in-law as divinities
deserving her respect.
Nghiêm Hình: Severe punishment.
Nghiêm Khắc: To be very severe
(strict, stern, hard) with.
Nghiêm Khiết: Liêm
khiết—Pure—Clean.
Nghiêm Mệnh: strict order.
Nghiêm Minh: Severe and just.
Nghiêm Nghị: Grave—Severe.
Nghiêm Pháp: Severe or strict
laws.
Nghiêm Phạt: To punish
severely.
Nghiêm Phụ: See Nghiêm Đường.
Nghiêm Sư: Severe or strict
master (teacher).
Nghiêm Sức: Alamkaraka
(skt)—Trang nghiêm—Gloriously adorned.
Nghiêm Tịnh: Trang nghiêm thanh
tịnh—Glorious and pure, gloriously pure.
Nghiêm Trang:
Solemn—Serious—Severe—Grave.
Nghiêm Trị: See Nghiêm Phạt.
Nghiêm Trọng: Serious—Grave.
Nghiêm Từ: Parents.
Nghiêm Vương: See Diệu Trang
Nghiêm Vương in Vietnamese-English Section.
Nghiễm Nhiên: All of a
sudden—By accident.
Nghiệm:
Chứng nghiệm: Experience—Try—Test—Examine—To verify—To hold an inquest—To
come true—To verify.
Hiệu nghiệm: Efficient.
Nghiệm Sinh Nhân Trung: Xem xét
coi một người sau khi chết sẽ tái sanh vào cảnh giới nhân, Thiên, hay địa
ngục, ngạ quỷ, súc sanh—An inquiry into a the mode of a person’s death, to
judge whether he will be eborn as a man, deva, and so on with the other
possible destinies such as hells, hungry ghosts, animals.
Nghiên Cứu: To examine—To
study.
Nghiền: To crush.
Nghiền Ngẫm: To ponder
(reflect) over something.
Nghiêng: Inclined—Sloping.
Nghiêng Mình: To bend—To
lean—To stoop.
Nghiêng Ngửa: Full of ups and
downs—Unstable.
Nghiệp: Karma (skt)—Kamma (p)
Ý nghĩa của Nghiệp—The meanings of Karma: Nghiệp là một trong các giáo lý
căn bản của Phật giáo. Mọi việc khổ vui, ngọt bùi trong hiện tại của
chúng ta đều do nghiệp của quá khứ và hiện tại chi phối. Hễ nghiệp lành
thì được vui, nghiệp ác thì chịu khổ. Vậy nghiệp là gì? Nghiệp theo chữ
Phạn là ‘karma’ có nghĩa là hành động và phản ứng, quá trình liên tục của
nhân và quả. Luân lý hay hành động tốt xấu (tuy nhiên, từ ‘nghiệp’ luôn
được hiểu theo nghĩa tật xấu của tâm hay là kết quả của hành động sai lầm
trong quá khứ) xảy ra trong lúc sống, gây nên những quả báo tương ứng
trong tương lai. Cuộc sống hiện tại của chúng ta là kết quả tạo nên bởi
hành động và tư tưởng của chúng ta trong tiền kiếp. Đời sống và hoàn cảnh
hiện tại của chúng ta là sản phẩm của ý nghĩ và hành động của chúng ta
trong quá khứ, và cũng thế các hành vi của chúng ta đời nay, sẽ hình thành
cách hiện hữu của chúng ta trong tương lai. Nghiệp có thể được gây tạo bởi
thân, khẩu, hay ý; nghiệp có thể thiện, bất thiện, hay trung tính (không
thiện không ác). Tất cả mọi loại nghiệp đều được chất chứa bởi A Lại Da và
Mạt Na thức. Chúng sanh đã lên xuống tử sanh trong vô lượng kiếp nên
nghiệp cũng vô biên vô lượng. Dù là loại nghiệp gì, không sớm thì muộn,
đều sẽ có quả báo đi theo. Không một ai trên đời nầy có thể trốn chạy được
quả báo—Karma is one of the fundamental doctrines of Buddhism. Everything
that we encounter in this life, good or bad, sweet or bitter, is a result
of what we did in the past or from what we have done recently in this
life. Good karma produces happiness; bad karma produces pain and
suffering. So, what is karma? Karma is a Sanskrit word, literally means a
deed or an action and a reaction, the continuing process of cause and
effect. Moral or any good or bad action (however, the word ‘karma’ is
usually used in the sense of evil bent or mind resulting from past
wrongful actions) taken while living which causes corresponding future
retribution, either good or evil transmigration (action and reaction, the
continuing process of cause and effect)—Our present life is formed and
created through our actions and thoughts in our previous lives. Our
present life and circumstances are the product of our past thoughts and
actions, and in the same way our deeds in this life will fashion our
future mode of existence. A karma can by created by body, speech, or mind.
There are good karma, evil karma, and indifferent karma. All kinds of
karma are accumulated by the Alayavijnana and Manas. Karma can be
cultivated through religious practice (good), and uncultivated. For
Sentient being has lived through inumerable reincarnations, each has
boundless karma. Whatever kind of karma is, a result would be followed
accordingly, sooner or later. No one can escape the result of his own
karma.
Nghiệp và Quả Báo—Karmas and Recompenses: Như trên đã nói, nghiệp là sản
phẩm của thân, khẩu, ý, như hạt giống được gieo trồng, còn quả báo là kết
quả của nghiệp, như cây trái. Khi thân làm việc tốt, khẩu nói lời hay, ý
nghĩ chuyện đẹp, thì nghiệp là hạt giống thiện. Ngược lại thì nghiệp là
hạt giống ác. Chính vì vậy mà Đức Phật dạy: “Muốn sống một đời cao đẹp,
các con phải từng ngày từng giờ cố gắng kiểm soát những hoạt động nơi thân
khẩu ý chớ đừng để cho những hoạt động nầy làm hại cả ta lẫn người.”
Nghiệp và quả báo tương ứng không sai chạy. Giống lành sanh cây tốt quả
ngon, trong khi giống xấu thì cây xấu quả tệ là chuyện tất nhiên. Như vậy,
trừ khi nào chúng ta hiểu rõ ràng và hành trì tinh chuyên theo luật nhân
quả hay nghiệp báo, chúng ta không thể nào kiểm soát hay kinh qua một cuộc
sống như chúng ta ao ước đâu. Theo Phật Pháp thì không có thiên thần quỷ
vật nào có thể áp đặt sức mạnh lên chúng ta, mà chúng ta có hoàn toàn tự
do xây dựng cuộc sống theo cách mình muốn. Nếu chúng ta tích tụ thiện
nghiệp, thì quả báo phải là hạnh phúc sướng vui, chứ không có ma quỷ nào
có thể làm hại được chúng ta. Ngược lại, nếu chúng ta gây tạo ác nghiệp,
dù có lạy lục van xin thì hậu quả vẫn phải là đắng cay đau khổ, không có
trời nào có thể cứu lấy chúng ta—As mentioned above, karma is a product of
body, speech and mind; while recompense is a product or result of karma.
Karma is like a seed sown, and recompense is like a tree grown with
fruits. When the body does good things, the mouth speaks good words, the
mind thinks of good ideas, then the karma is a good seed. In the contrary,
the karma is an evil seed. Thus the Buddha taught: “To lead a good life,
you Buddhists should make every effort to control the activities of your
body, speech, and mind. Do not let these activities hurt you and others.”
Recompense corresponds Karma without any exception. Naturally, good seed
will produce a healthy tree and delicious fruits, while bad seed gives
worse tree and fruits. Therefore, unless we clearly understand and
diligently cultivate the laws of cause and effect, or karma and result, we
cannot control our lives and experience a life the way we wish to.
According to the Buddha-Dharma, no gods, nor heavenly deities, nor demons
can assert their powers on us, we are totally free to build our lives the
way we wish. If we accumulate good karma, the result will surely be happy
and joyous. No demons can harm us. In the contrary, if we create evil
karma, no matter how much and earnestly we pray for help, the result will
surely be bitter and painful, no gods can save us.
Nghiệp đi vào tiềm thức như thế nào—How does karma enter the
Alaya-vijnana?: Khi chúng ta hành động, dù thiện hay ác, thì chính chúng
ta chứng kiến rõ ràng những hành động ấy. Hình ảnh của những hành động nầy
sẽ tự động in vào tiềm thức của chúng ta. Hạt giống của hành động hay
nghiệp đã được gieo trồng ở đấy. Những hạt giống nầy đợi đến khi có đủ
duyên hay điều kiện là nẩy mầm sanh cây trổ quả. Cũng như vậy, khi người
nhận lãnh lấy hành động của ta làm, thì hạt giống của yêu thương hay thù
hận cũng sẽ được gieo trồng trong tiềm thức của họ, khi có đủ duyên hay
điều kiện là hạt giống ấy nẩy mầm sanh cây và trổ quả tương ứng—When we
act, either good or bad, we see our own actions, like an outsider who
witnesses. The pictures of these actions will automatically imprint in
our Alaya-vijnana (subconscious mind); the seed of these actions are sown
there, and await for enough conditions to spring up its tree and fruits.
Similarly, the effect in the alaya-vijnana (subconscious mind) of the one
who has received our actions. The seed of either love or hate has been
sown there, waiting for enough conditions to spring up its tree and
fruits.
Làm thế nào để chúng ta triệt tiêu nghiệp?—How do we eliminate karma?: Đức
Phật dạy nếu ai đó đem cho ta vật gì mà ta không lấy thì dĩ nhiên người đó
phải mang về, có nghĩa là túi chúng ta không chứa đựng vật gì hết. Tương
tự như vậy, nếu chúng ta hiểu rằng nghiệp là những gì chúng ta làm, phải
cất chứa trong tiềm thức cho chúng ta mang qua kiếp khác, thì chúng ta từ
chối không cất chứa nghiệp nữa. Khi túi tiềm thức trống rỗng không có gì,
thì không có gì cho chúng ta mang vác. Như vậy làm gì có quả báo, làm gì
có khổ đau phiền não. Như vậy thì cuộc sống cuộc tu của chúng ta là gì nếu
không là đoạn tận luân hồi sanh tử và mục tiêu giải thoát rốt ráo được
thành tựu—The Buddha taught: “If someone give us something, but we refuse
to accept. Naturally, that person will have to keep what they plan to
give. This means our pocket is still empty.” Similarly, if we clearly
understand that karmas or our own actions will be stored in the
alaya-vijnana (subconscious mind) for us to carry over to the next lives,
we will surely refuse to store any more karma in the ‘subconscious mind’
pocket. When the ‘subconscious mind’ pocket is empty, there is nothing for
us to carry over. That means we don’t have any result of either happiness
or suffering. As a result, the cycle of birth and eath comes to an end,
the goal of liberation is reached.
Phân Loại Nghiệp—Categories of karma:
Nhị Nghiệp: Two kinds of karma—Có hai loại nghiệp hoặc tốt hoặc xấu, hoặc
cố ý hoặc không cố ý—There are two kinds of karma: One is good and the
other is bad karma or intentional and unintentional karma—See Nhị Chủng
Nghiệp.
Tam Nghiệp: Three kinds of karma—Có nhiều loại nghiệp, nhưng đại để có ba
loại: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp—Three types of karmas: body
karma, speech karma, and mental karma—See Tam Nghiệp, and Tam Báo.
Tứ Nghiệp: Four kinds of karma—See Bốn Loại Nghiệp.
Lục Nghiệp: Six kinds of karma—See Lục Đạo.
Thập Nghiệp: Thập ác và thập thiện—Ten evil actions and/or ten paths of
good action—See Thập Ác, and Thập Thiện Nghiệp in Vietnamese-English
Section.
Nghiệp Ách: Những tai ách đời
nầy là hậu quả của nghiệp gây tạo trong đời trước—The constraints of
karma; i.e. restricted conditions now as resulting from previous life.
Nghiệp Ảnh: Nghiệp như bóng
theo sát hình—Karma-shadow, karma dogging one’s steps like a shadow.
Nghiệp Báo: Quả báo sướng khổ
tương ứng với thiện ác nghiệp—Karma-reward; the retribution of karma (good
or evil).
Nghiệp Báo Thân: Theo tông Hoa
Nghiêm, chư Bồ Tát vì thương sót chúng sanh mà hiện ra thân cảm thụ hay
nghiệp báo thân, giống như thân của chúng sanh để cứu độ họ—According to
the Hua-Yen sect, the body of karmaic retribution, especially that assumed
by a bodhisattva to accord with the conditions of those he seeks to save.
**For more information,
please see Thập Thân
Phật.
Nghiệp Bất Thiện: Unwholesome
kamma—See Bất Thiện Nghiệp.
Nghiệp Bịnh: Bệnh nghiệp hay
bệnh gây ra do nghiệp của nhiều đời trước—Illness as the result of
previous karma.
Nghiệp Bộ: Bộ sổ ghi nghiệp của
chúng sanh được giữ bởi những vị “Cai Quản Nhân Quả” hay Minh Quan trong
địa ngục—The record or account book, believed to be kept by the rulers of
“Cause and Effect” or the rulers of Hades who record the deeds of all
sentient beings.
Nghiệp Cảm: Sự cảm ứng hay ảnh
hưởng của nghiệp (tùy thuộc vào nghiệp nhân thiện hay ác mà cảm thọ lạc
hay khổ)—The influence of karma; caused by karma.
Nghiệp Cảm Duyên Khởi: See
Duyên Khởi (I) (1).
Nghiệp Cảnh: Karma-mirror.
Nghiệp Cận Tử: Asanna
(p)—Death-proximate karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), cận tử
nghiệp là điều gì mà ta làm hay nghĩ đến liền trước lúc lâm chung. Nếu một
người xấu mà nhớ lại hoặc được làm một việc thiện trước lúc lâm chung, có
thể nhờ đó mà người ấy được tái sanh vào cảnh giới tốt (may mắn) hơn;
ngược lại, nếu một người tốt mà trước khi lâm chung lại nhớ đến một hành
động bất thiện của mình, người ấy có thể tái sanh vào một trạng thái bất
hạnh. Chính vì lý do quyết định tái sanh đó mà các xứ Phật Giáo có phong
tục nhắc nhở người sắp chết những hành động lành người ấy đã làm trong
đời, và tạo cơ hội cho người ấy tạo thiện nghiệp trước phút lâm chung. Khi
không có trọng nghiệp, và nghiệp cận tử được thành lập, thì nghiệp cận tử
sẽ giữ vai trò chính trong việc tái sanh. Điều nầy không có nghĩa là người
ấy sẽ trốn thoát được những nghiệp thiện ác đã tạo ra trong đời. Khi gặp
điều kiện thì những nghiệp thiện ác sẽ trổ quả tương xứng—According to the
Abhidharma, death-proximate karma is an action, or a potent karma
remembered or done shortly before death (dying moment), that is,
immediately prior to the last javana process. If a person of bad character
remembers a good deed he has done, or performs a good deed just before
dying, he may receive a fortunate rebirth; and conversely, if a good
person dwells on an evil deed done earlier, or performs an evil deed just
before dying, he may undergo an unhappy rebirth. For this reason, or its
significant in determining the future birth, in Buddhist countries it is
customary to remind a dying person of his good deeds or to urge him to
arouse good thoughts during the last moment of his life. When there is no
weighty karma, and a potent death-proximate karma is performed, this karma
will generally takes on the role of generating rebirth. This does not mean
that a person will espcape the fruits of the other good and bad deeds he
has committed during the course of life. When they meet with conditions,
these karmas too will produce their due results.
Nghiệp Cấu: Sự uế nhiễm của
nghiệp—Karma defilement.
Nghiệp Chủ: Property owner.
Nghiệp Chủng: Karmabija
(skt)—Nghiệp sanh ra quả khổ lạc trong luân hồi sanh tử, giống như hạt
giống thế gian—Karma-seed which springs up in happy or in suffering
rebirth.
Nghiệp Chủng Tử: Karma-bija
(skt)—Karma-seed—See Nghiệp Chủng.
Nghiệp Chướng: Karmavarana
(skt)—Những chướng ngại và ngăn trở do ác nghiệp gây ra làm ngăn cản bồ đề
(ác nghiệp ngăn cản chánh đạo)—The screen or hindrance of past karma which
hinders the attainment of bodhi (hindrance to the attainment of Bodhi,
which rises from the past karma).
Nghiệp Chướng Trừ: Dấu hiệu
đoạn trừ nghiệp chướng bằng lưỡi kiếm trí tuệ—A symbol indicating the
cutting away of all karmaic hindrances by the sword of wisdom.
Nghiệp Cố Ý: Karma-vipaka
(skt)—Nghiệp gây tạo bởi sự cố ý, đối lại với nghiệp vô tình—Intentional
karma, in contrast with unintentional karma (karma-phala).
Nghiệp Duyên: Nhân duyên đem
lại hậu quả từ nơi nghiệp (thiện nghiệp là nhân duyên mang lại lạc quả, ác
nghiệp là nhân duyên mang lại khổ quả)—Karma-cause, karma circumstance,
condition resulting from karma.
Nghiệp Dư: Một trong tam dư,
chúng sanh tu hành (hạng nhị thừa) sau khi đã lìa khỏi sinh tử hay hữu lậu
nghiệp, vẫn còn lại vô lậu nghiệp có thể làm biến dịch sinh tử bên ngoài
ba cõi—A remnant of karma after the six paths of existence, one of the
three after death remainders.
** For more information,
please see Tam Dư.
Nghiệp Đạo: Một trong tam đạo
mà tất cả chúng sanh phải dẫm lên, việc xảy ra dù thiện hay dù ác đều dẫn
chúng sanh đi trong ba nẻo sáu đường—The way of karma; the path of works,
action or doing, either good or bad, productive of karma, one of the three
paths all have to tread on.
**For more information,
please see Tam Đạo
(A).
Nghiệp Đạo Thần: Vị Thần quan
sát những nghiệp gây tạo của chúng sanh—The gods who watch over men’s
deeds.
Nghiệp Điền: Khu ruộng nghiệp,
hay cuộc sống mà trong đó những chủng tử được gieo tạo cho những kiếp lai
sanh—The field of karma; the life in which the seeds of future harvests
are sown.
Nghiệp Hải: Ác nghiệp thì nhiều
vô số như đại dương sâu rộng—The vast, deep ocean of evil karma.
Nghiệp Hành: Những hành động
ảnh hưởng đến sự tái sanh trong tương lai—Deeds, actions; karma deeds,
moral action which influences future rebirth.
Nghiệp Hệ: Hệ phược hay sự trói
buộc của nghiệp—Karma-bonds; karma-fetters
Nghiệp Hệ Khổ Tướng: Trạng thái
khổ gây nên bởi sự trói buộc của nghiệp—The suffering state of karma
bondage.
Nghiệp Hỏa: Lửa dữ của ác
nghiệp hay lửa của địa ngục—The fires of evil karma; the fire of the
hells.
Nghiệp Hoặc: Nghiệp gây ra bởi
lòng nghi hoặc—The karma caused by doubt.
Nghiệp Hữu: Reality of
karma—See Thất Chủng Hữu.
Nghiệp Kết:
Sự kết trói của nghiệp: The bond of karma.
Nghiệp và sự kết trói của dục vọng: Karma and the bond (of the passion).
Nghiệp Khổ: Thọ quả khổ do tác
ác nghiệp (tạo tác ác nghiệp, nương vào ác nghiệp mà đắc quả khổ)—Karmaic
suffering.
Nghiệp Kim Cang: Karmavajra.
Nghiệp Kính: Tấm gương nghiệp,
cõi u minh dùng để soi thiện ác nghiệp của chúng sanh—Karma-mirror, that
kept in Hades reveals all karma.
Nghiệp Luân: Bánh xe nghiệp có
luân chuyển chúng sanh luân hồi trong sáu nẻo—The wheel of karma which
turns men into the six paths of transmigration.
Nghiệp Lực: Nghiệp lực là sức
mạnh của nghiệp tạo ra quả lạc khổ (sức mạnh của thiện nghiệp sinh ra lạc
quả, sức mạnh của ác nghiệp gây ra khổ quả). Nghiệp lực ví như người chủ
nợ. Có nhiều thứ chủ nợ mạnh yếu khác nhau lôi kéo, nên khi lâm chung thì
thần thức của chúng ta bị chủ nợ nào mạnh nhứt lôi kéo trước tiên—The
power of karma is the strength of karma which produces good or evil fruit.
Karmic power is the strength of karma. It is similar to a debt collector.
There are many different strong and weak debt collectors. When we die, our
consciousness will be taken by the strongest and greatest debt collector.
Nghiệp Lực Không Kiêng Nể Một Ai, Dù Tài
Trí Hay Đần Độn: The power of karma respect nobody, the
talented or the dull.
Nghiệp Ma: Karma-maras (skt)—Ma
hay ác nghiệp luôn theo chúng sanh quấy rối và ngăn cản việc tu hành và
làm hại thiện đạo—The demons who or the karma which hinders and harms
goodness.
** For more information,
please see Thập
Phiền Não.
Nghiệp Não:
Sự phiền não gây ra bởi nghiệp: Karmaic distress.
Nghiệp và sự phiền não (cái nầy là nhân của cái kia, cái kia là quả của
cái nầy): Karma and distress (one is the cause of another, and vice
versa).
Nghiệp Nặng Tu Vụng: Heavy
karma, perfunctory practice.
Nghiệp Ngăn Trở: Upapilaka
(p)—Obstructive karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), nghiệp ngăn
trở không có quả thiện ác của chính nó, nhưng có thể ngăn cản hay làm chậm
trễ sự trổ quả của các nghiệp khác—According to the Abhidharma, an
obstructive karma is a karma which cannot produce its own result
(wholesome or unwholesome), but nevertheless obstructs, frustrates, or
delays some other karma from producing results, countering its efficacy or
shortening the duration of its pleasant or painful results.
Cho dù nghiệp tái tạo có cường thịnh vào lúc thành lập, mà bị nghiệp ngăn
trở trực tiếp đối lại, sẽ làm cho nghiệp tái tạo trở nên vô hiệu quả—Even
though a productive karma may be strong at a time it is accumulated, an
obstructive karma directly opposed to it may conteract it so that it
becomes impaired when producing its results.
Tỷ như một nghiệp tái tạo thiện có khuynh hướng đưa chúng sanh tái sanh
vào cõi cao hơn, có thể bị nghiệp ngăn trở đưa vào tái sanh nơi cõi thấp
hơn—For example a wholesome karma tending to produce rebirth in a superior
plane of existence may be impeded by an obstructive karma so that it
generates rebirth in a lower plane.
Nghiệp tái tạo tốt có khuynh hướng đưa chúng sanh tái sanh vào những gia
đình cao sang, có thể bị nghiệp ngăn trở làm cho tái sanh vào những gia
đình hạ tiện—A wholesome productive karma tends to produce rebirth among
high families may be impeded by an obstructive karma, therefore, it may
produce rebirth among low families
Nghiệp tái tạo tốt có khuynh hướng mang lại trường thọ cho chúng sanh, lại
bị nghiệp ngăn trở làm cho đoản thọ—A wholesome productive karma tends to
produce longevity may be impeded by an obstructive karma, therefore life
may become shortened.
Nghiệp tái tạo tốt có khuynh hướng mang lại sắc diện đẹp đẽ, có thể bị
nghiệp ngăn trở làm cho dung mạo trở nên tầm thường—A wholesome productive
karma tends to produce beauty may be impeded by an obstructive karma,
therefore it may produce a plain appearance.
Nghiệp tái tạo bất thiện có khuynh hướng đưa chúng sanh tái sanh vào những
đại địa ngục, có thể bị nghiệp ngăn trở đối kháng lại và chúng sanh ấy có
thể tái sanh vào những địa ngục nhẹ hơn hay vào cõi ngạ quỷ—An unwholesome
productive karma tends to produce rebirth in the great hells may be
couteracted by an obstructive wholesome karma and produce rebirth in the
minor hells or among the hunghry ghosts.
Nghiệp Nhân: Các hành động
thiện ác đã làm xong đều trở thành nghiệp nhân dẫn đến luân hồi (thiện
nghiệp là nhân của lạc quả, ác nghiệp là nhân của khổ quả)—Karma-cause—The
deed as cause; the cause of good or bad karma leads to the next form of
existence.
Nghiệp Phạm: The constraints of
karma.
Nghiệp Phong: Karma wind.
Gió mạnh cảm thụ do ác nghiệp: The fierce wind of evil karma.
Gió thổi từ địa ngục trong thời mạt kiếp (những kẻ ở dưới địa ngục tùy
theo tội nặng nhẹ mà phải chống đỡ nhiều hay ít với cơn gió mạnh nầy): The
wind from the hells, at the end of the age.
Nghiệp giống như cơn gió thổi, đưa chúng
sanh
những chỗ tái sanh thiện ác: Gió thiện thổi vào chỗ chúng sanh tốt nên
được sung sướng, gió ác thổi vào chỗ chúng sanh xấu nên chịu khổ sở—Karma
as wind blowing a person into good or evil rebirth.
Nghiệp Phược: Phiền trược hay
sự trói buộc của nghiệp—Karma-bonds; the binding power of karma.
Nghiệp Quả: Nghiệp quả là hậu
quả tất nhiên của hành động theo luật nhân quả của nhà Phật. Hậu quả của
nghiệp tái sanh tùy thuộc vào nghiệp gây tạo của những đời trước—The
natural reward or retribution for a deed, brought about by the law of
karma mentioned by the Buddha. The fruit of karma, conditions of rebirth
depending on previous karmaic conduct.
Nghiệp Tái Tạo: Janaka
(p)—Productive Karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), nghiệp thiện
hay bất thiện, trợ duyên cho sự tái sanh vào lúc lâm chung. Vào lúc được
mẹ thọ thai, do nghiệp tái tạo mà thức tái sanh được phát sanh, cùng lúc
ấy những thành phần vật chất của môt con chúng sanh mới cũng được thành
lập như các căn, sự xác định tính nam nữ. Chỉ có nghiệp tái tạo dẫn tới
tái sanh, nhưng tất cả các nghiệp thiện ác đều phải trổ quả trong những
đời kế tiếp, không có ngoại lệ. Theo Phật giáo, chập tư tưởng cuối cùng
thật là quan trọng vì chính cái nghiệp có năng lực mạnh nhứt trong giờ lâm
chung, lành hay dữ, tạo điều kiện cho sự tái sanh kế liền đó. Nghiệp nầy
gọi là nghiệp tái tạo. Cái chết của một chúng sanh chỉ là sự gián đoạn tạm
thời của một hiện tượng tạm thời. Mặc dầu thể xác hiện tại tiêu diệt,
nhưng một hình thể khác sẽ phát sanh tùy theo tư tưởng mạnh nhất trong giờ
lâm chung; hình thể sau nầy không hoàn toàn giống hình thể trước, mà cũng
không phải tuyệt đối là khác. Thể xác tan rã, nhưng luồng nghiệp lực vẫn
tồn tại. Tiến trình tư tưởng cuối cùng ấy, gọi là nghiệp tái tạo, quyết
định cảnh giới của kiếp sống tới. Thói thường thì tiến trình tư tưởng cuối
cùng của một người tùy thuộc nơi phẩm hạnh của người ấy trong cuộc sống
hằng ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp đặc biệt mà ngoại cảnh tạo nên cơ
hội thuận lợi hay bất lợi làm cho một người tốt có thể có những tư tưởng
xấu, hay một người xấu có thể có những tư tưởng tốt trong giờ phút lâm
chung. Trong trường hợp nầy phẩm hạnh của người kia trong cuộc sống không
đem lại ảnh hưởng nào cho sự tái sanh, nhưng không có nghĩa là quả phải có
cho những hành động trong quá khứ đã tiêu mất. Quả ấy sẽ trổ lúc tương
xứng với nhân đã gieo—According to the Abhidharma, productive karma is
wholesome or unwholesome volition which produces resultant mental states
and karma-born materiality, both at the moment of rebirth-linking and
during the course of existence. At the moment of conception, productive
karma generates the rebirth-linking consciousness and the karma-born types
of materiality constituting the physical body of the new being. During the
course of existence it produces other resultant cittas and the
continuities of karma-born materiality, such as the sense faculties,
sexual determination, and the heart-base. Only a karma that has attained
the status of a full course of action can perform the function of
producing rebirth-linking, but all wholesome and unwholesome karmas
without exception can produce results during the course of existence.
Every subsequent birth, according to Buddhism, is conditioned by the good
or bad karma which predominant at the moment of death. This kind of karma
is technically known as reproductive karma. The death of a person is
merely the temporary end of a temporary phenomenon. Though the present
form perishes, another form which is neither absolutely the same nor
totally different takes place according to the thought that was powerful
at the death moment since the karmic force which hitherto actuated it is
not annihilated with the dissolution of the body. It is this last thought
process, which is termed “reproductive karma,” that determines the state
of a person in his subsequent birth. As a rule, the last thought-process
depends on the general conduct of a person in daily life. In some
exceptional cases, perhaps due to favourable or unfavourable
circumstances, at the moment of death a good person may experience a bad
thought, and a bad person a good one. The future birth will be determined
by this last thought-process, irrespective of the general conduct. This
does not mean that the effects of the past actions are obliterated. They
will produce their inevitable results as the appropriate moment.
Nghiệp Tặc: Nghiệp có khả năng
làm hại chúng sanh như một tên cướp nên gọi là nghiệp tặc—Robber-karma;
evil karma harms as does a robber.
Nghiệp Thằng: Sợi dây trói buộc
của nghiệp hay nghiệp như sợi dây trói buộc—Karma cords; the bonds of
karma.
Nghiệp Thể: See Nghiệp Tính.
Nghiệp Thiên: Nghiệp Thiên hay
luật tự nhiên không thể tránh khỏi của “nhân quả”—The karma of heaven,
i.e. the natural inevitable law of cause and effect.
Nghiệp Thọ: Kết quả của nghiệp
đời trước, như cuộc sống dài ngắn ở hiện tại được quyết định bởi nghiệp
đời trước—That which is received as the result of former karmaic conduct,
i.e. long or short life determined by previous karma.
Nghiệp Thông: Báo Thông—Sức
thần thông của nghiệp báo, một trong ngũ thông. Có được nghiệp thông là
nhờ công đức tu hành trong nhiều đời trước (chư Thiên Long Hộ Pháp, chư Bồ
Tát, chư Thiên đều dựa vào túc nghiệp tu hành của những đời trước mà có
được sức thần thông)—Supernatural powers that have been acquired as karma
by demons, spirits, nagas, etc.—Supernatural powers obtained from former
karma, one of the five supernatural powers.
** For more information,
please see Ngũ
Thông.
Nghiệp Thức: Karma-vijnana
(skt)—Theo Khởi Tín Luận, nghiệp thức là cái thức căn bản lưu chuyển trong
các loài hữu tình, là ý niệm dựa vào căn bản vô minh khiến chân tâm nhất
như bắt đầu chuyển động hay vô minh lực làm cho tâm bất giác chuyển động,
là kết quả cụ thể hiện tại của những hành động trong quá khứ—According to
The Awakening of Faith, karmic consciousness; activity-consciousness in
the sense that through the agency of ignorance an enlightened mind begins
to be disturbed; consciousness as the result of past behavior, that is
concrete consciousness in the present.
Nghiệp Thực: Nghiệp là loại
dinh dưỡng căn bản của sự hiện hữu của chúng sanh—Karma as nutritive basis
for succeeding existence.
** For more information,
please see Tứ Thực.
Nghiệp Thường: Acinna
(p)—Habitual karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), nghiệp thường hay
thường nghiệp là những thói quen mà chúng sanh thường làm, dầu tốt hay xấu
(có khuynh hướng tạo nên tâm tánh của chúng sanh). Những thói quen hằng
ngày, dù lành hay dù dữ, dần dần trở thành bản chất ít nhiều uốn nắn tâm
tánh con người. Trong khi nhàn rỗi, tâm ta thường duyên theo những tư
tưởng, những hành vi quen thuộc một cách tự nhiên lắm khi vô ý thức. Nếu
không có trọng nghiệp hay cận tử nghiệp thì thường nghiệp quyết định tái
sanh—According to the Abhidharma, habitual karma is a deed that one
habitually or constantly performs either good or bad. Habits, whether good
or bad, become second nature. They more or less tend to mould the
character of a person. In the absence of weighty karma and a
potent-death-proximate karma, this type of karma generally assumes the
rebirth generative function.
Nghiệp Tích Tụ: Katatta
(p)—Reserve karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), nghiệp tích tụ là
bất cứ nghiệp nào đủ mạnh để quyết định tái sanh, mà không phải là nghiệp
tái tạo, nghiệp cận tử, hay nghiệp tiêu diệt. Loại nghiệp nầy sẽ quyết
định tái sanh nếu không có các nghiệp kia chen vào. Nghiệp nầy giống như
cái vốn dự trử của một cá nhân, gồm bốn loại—Reserve karma is any other
deed, not included productive, death-proximate, destructive karmas, which
is potent enough to take on the role of generating rebirth. This type of
karma becomes operative when there is no karma of other three types to
exercise this function. This is as it were the reserve fund of a
particular being, divided into four classifications:
Hành động bất thiện, tạo quả dữ trổ sanh trong dục giới: Akusala (p)—Có
mười hành động bất thiện—Evil actions which may ripen in the sense-sphere.
There are ten evil actions:
Ba hành động bất thiện biểu hiện nơi thân—Three evil actions committed by
deed:
Sát sanh: Panatipata (p)—Killing.
Trộm cắp: Adinnadana (p)—Stealing.
Tà dâm: Kamesu-micchacara (p)—Sexual misconduct.
Bốn hành động bất thiện biểu hiện nơi khẩu—Four evil actions committed by
word:
Nói dối: Musavada (p)—Lying.
Nói lời đâm thọc: Pisunavaca (p)—Slandering.
Nói lời thô lỗ cộc cằn: Pharusavaca (p)—Harsh speech.
Nói lời nhảm nhí vô ích: Samphappalapa (p)—Frivolous talk.
Ba hành động bất thiện biểu hiện nơi ý—Three evil actions committed by
mind:
Tham lam: Abhijjha (p)—Covetousness.
Sân hận: Vyapada (p)—Ill-will.
Tà kiến: Micchaditthi (p)—False views.
Hành động thiện, tạo quả lành trổ sanh trong dục giới: Kusala (p)—Good
actions which may ripen in the sense-sphere.
Hành động thiện, tạo quả lành trổ sanh trong sắc giới: Good actions which
may ripen in the realms of form (rupaloka).
Hành động thiện, tạo quả lành trong vô sắc giới: Good actions which may
ripen in the formless realms (arupaloka).
Nghiệp Tiêu Diệt: Upaghataka
(p)—Destructive karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), nghiệp tiêu
diệt là thứ nghiệp, thiện hay ác, có khả năng triệt tiêu nghiệp tái tạo,
không cho nó trổ quả—According to the Abhidharma, a destructive karma is a
wholesome or unwholesome karma which supplants other weaker karma,
prevents it from rippening, and produces instead its own result.
Một người nguyên lai do nghiệp tái tạo có thể sanh trường thọ, nhưng
nghiệp tiêu diệt khởi lên gây nên hoạnh tử—A man may, through his
productive karma, have been originally destined for a long life-span, ut a
destructive karma may arise and bring about a premature death.
Vào lúc cận tử, thoạt tiên một cảnh giới tái sanh xấu hiện ra vì nghiệp
lực xấu, nhưng một nghiệp tiêu diệt tốt khởi lên, triệt tiêu ác nghiệp, do
đó được tái sanh vào cảnh giới tốt hơn—At the time of near-death, at first
a sign of bad destination may appear by the power an evil karma, heralding
bad rebirth, but then a good karma may emerge, expel the bad karma, and
having caused the sign of good destination to appear.
Một nghiệp xấu có thể thình lình khởi lên, tiêu diệt khả năng của nghiệp
tái tạo tốt, để đưa đến việc tái sanh vào cảnh giới ác—A bad karma may
suddenly arise, cut off the productive potential of a good karma, an
generate rebirth in a woeful realm.
Nghiệp Tính: Nghiệp thể hay tự
thể của nghiệp—The nature of karma, its essential being.
Nghiệp Trần: Sự uế nhiễm của ác
nghiệp—Karma-dirt, the defilement or remains of evil karma.
Nghiệp Trợ Duyên: Upatthambaka
(p)—Supportive karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), nghiệp trợ
duyên không đạt được cơ hội sanh quả của chính nó (nghĩa là nó không có
tánh cách thiện hay bất thiện), nhưng nó đến gần và nâng đỡ nghiệp tái tạo
và các nghiệp khác bằng cách làm cho những nghiệp nầy có thể tạo nên những
quả sung sướng hay khổ đau—According to the Abhidharma, supportive karma
does not gain an opportunity to produce its own result (it is to say it
does have the wholesome or unwholesome nature), but which, when some other
karma or productive karma is exercising a productive function, supports it
either by enabling it to produce its pleasant or painful results over an
extended time without obstruction or by reinforcing the continum of
aggregates produced by another karma.
Khi nghiệp thiện
được trợ duyên có thể: When through the productive function of wholesome
karma, it may:
Làm cho một chúng
sanh được sanh vào cõi người: Cause one to be reborn as a human being.
Góp phần làm cho đời
sống kéo dài hơn: Contribute to the extension of one’s life span.
Bảo đảm sức khỏe tốt
và giàu có: Ensure that one is healthy and wealthy.
Cung cấp đầy đủ
những thứ cần thiết cho cuộc sống: Well provide with the necessities of
life.
Khi nghiệp bất thiện được trợ duyên, có thể—When an unwholesome karma has
exercised its productive function, it may:
Làm cho một chúng sanh sanh vào cõi thú: Cause one to be reborn as an
animal.
Gây ra bệnh nặng: Cause a painful disease.
Làm cho thuốc không còn khả năng hữu hiệu khi trị bệnh do đó mà bệnh bị
kéo dài: Prevent medicines from working effectively, thereby prolonging
the disease.
Nghiệp Tướng: Một trong tam
tướng vi tế trong Khởi Tín Luận, dựa vào vô minh căn bản mà chân tâm bắt
đầu hoạt động—Action, or activity, the karmaic, condition of karmaic
action. The first of the three subtle marks of the Awakening of Faith,
when mental activity is stirred to action by unenlightenment.
** For more information,
please see Tam
Tướng Vi Tế.
Nghiệp Võng: Lưới nghiệp làm
chúng sanh vướng mắc trong khổ đau của luân hồi sanh tử—The net of karma
which entangles beings in the sufferings of rebirth.
Nghiệp Vô Hạn Định:
Aparapariyavedaniya
(p)—Indefinitely effective karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp),
nghiệp vô hạn định là loại nghiệp mà quả của nó có thể trổ bất cứ lúc nào
nó có dịp trổ quả trong những kiếp tái sanh. Nghiệp vô hạn định không bao
giờ bị vô hiệu lực. Không có bất cứ ai, kể cả Đức Phật hay một vị A La
Hán, có thể tránh khỏi hậu quả của nghiệp nầy. Ngài Mục Kiền Liên đã là
một vị A La Hán trong thời quá khứ xa xôi, đã nghe lời người vợ ác tâm, âm
mưu ám hại cha mẹ. Do hành động sai lầm ấy, ngài đã trải qua một thời gian
lâu dài trong cảnh khổ và, trong kiếp cuối cùng, ngài bị một bọn cướp giết
chết. Đức Phật cũng bị nghi là đã giết chết một nữ tu sĩ tu theo đạo lõa
thể. Theo Kinh Tiền Thân Đức Phật thì Ngài phải chịu tiếng oan như vậy là
vì trong một tiền kiếp Ngài đã thiếu lễ độ với một vị độc giác Phật. Đề Bà
Đạt Đa toan giết Đức Phật, ông đã lăn đá từ trên núi cao làm trầy chơn
ngài, theo truyện Tiền Thân Đức Phật thì trong một tiền kiếp Đức Phật đã
lỡ tay giết chết một người em khác mẹ để đoạt của trong một vụ tranh chấp
tài sản—According to the Abhidharma, indefinitely effective karma is a
karma which can ripen at any time from the second future existence
onwards, whenever it gains an opportunity to produce results. It never
becomes defunct so long as the round of rebirth continues. No one, not
even a Buddha or an Arahant, is exempt from experiencing the results of
indefinitely effective karma. No one is exempt from this class of karma.
Even the Buddhas and Arahants may reap the effects of their past karma.
Arahant Moggallana in the remote past, instigated by his wicked wife,
attempted to kill his mother and father. As a result of this he suffered
long in a woeful state, and in his last birth was clubbed to death by
bandits. To the Buddha was imputed the murder of a female devotee of the
naked ascetics. This was the result of his having insulted a Pacceka
Buddha in one of his previous kalpa. The Buddha’s foot was slightly
injured when Devattava made a futile to kill him. This was due to his
killing a step-brother of his previous birth with the object of
appropriating his property.
Nghiệp Vô Hiệu Lực: Ahosi
(p)—Defunct karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), từ “Ahosi” không
chỉ một loại nghiệp riêng biệt, mà nó dùng để chỉ những nghiệp khi phải
trổ quả trong kiếp hiện tại hoặc kế tiếp, mà không gặp điều kiện để trổ.
Trong trường hợp của các vị A La Hán, tất cả nghiệp đã tích lũy trong quá
khứ, đến hồi trổ quả trong những kiếp vị lai thì bị vô hiệu hóa khi các vị
ấy đắc quả vô sanh—According to the Abhidharma, the term “ahosi” does not
designate a special class of karma, but applies to karma that was due to
ripen in either the present existence or the next existence but did not
meet conditions conductive to its maturation. In the case of Arahants, all
their accumulated karma from the past which was due to ripen in future
lives becomes defunct with their final passing away with their achievement
of “non-birth” fruit.
Nghiệp Vô Tình: Karma phala
(skt)—Unitentional karma—See Nghiệp Cố Ý.
Nghiệp Xứ: Karmasthana
(skt)—Nơi nhập định làm cho tâm dừng lại, như cõi Tịnh Độ—A place for
working, of business, or a condition in which the mind is maintained in
meditation, by influence, the Pure Land.
Nghiệp Xứng: Cái cân để cân
nghiệp nặng nhẹ của Minh Quan nơi địa ngục—The scales of karma, in which
good and evil are weighed by the rules of causes and effects or the rulers
of Hades.
Nghiệt:
Ác nghiệt: Cruel—Wicked.
Chồi non: A shrub—A tree-stump.
Con vợ lẽ: An illicit son (son of a concubine).
Quả báo: Retribution.
Nghiệt Đà Cự Tra: Gandhakuti
(skt)—Hương Đài Điện hay căn buồng mà Đức Thế Tôn đã làm lễ dâng hương
trong tịnh xá Kỳ Viên hay bất cứ nơi nào mà Ngài đã đi qua—A temple for
offering incense in the Jetavana monastery and elsewhere.
Nghiệt La Ha: Grha or Graha
(skt)—Nghiệt Lý Ha—Tên của một loài quỷ chuyên đi bắt người—Name of a
demon, the seizer.
Nghiệt Lạt Bà: Garbha
(skt)—Thai Tạng (bên trong thai)—The womb, interior part.
Nghiệt Lý Ha: Grha (skt)—See
Nghiệt La Ha.
Nghiệt Tội: See Tội Nghiệt.
Nghìn Phước: Thousand blessing.
Nghinh: To meet—To receive—To
welcome—To greet.
Nghinh Giá: To meet the king.
Nghinh Hôn: To meet the bride
and bring her home.
Nghinh Niên: To welcome the New
Year.
Nghinh Ngang: Arrogant—Haughty.
Nghinh Tân: To receive guests.
Nghinh Tiếp: To receive
someone.
Ngoù:
To see—To look at.
Root (lotus).
Ngó Chòng Chọc: To stare.
Ngó Chừng: To keep watching.
Ngó Lơ:
To be careless.
To avoid someone.
Ngó Ngoái: To look back.
Ngó Sen: Lotus root.
Ngó Thấy: To see.
Ngó Trân Trân: See ngó chòng
chọc.
Ngỏ Lời: To express—To speak to
someone.
Ngỏ Ý: To express (make known)
one’s intention.
Ngõ: Gate.
Ngoï:
Vào giữa trưa: At noon time.
The seventh Earth’s stem (xem Mười Hai Con Giáp).
Ngọ Cúng: Cúng ngọ—The noon
offering of incense.
Ngoa: To talk nonsense.
Ngoa Ngôn: False stories.
Ngoa Truyền: Handed down
falsely from the past.
Ngõa:
Miếng Ngói—Tile.
Đồ Sứ: Pottery.
Ngõa Bát: Bình bát bằng đồ
sứ—An earthernware begging bowl.
Ngõa Khí Kim Khí:
Ngõa Khí: Một cái bình bằng sành, ám chỉ Phương Pháp Thanh Văn—An Earthern
Vessel, implies the Sravaka Method.
Kim Khí: Một cái bình bằng kim khí, ám chỉ Phương Pháp Bồ Tát—A golden
vessel, implies the Bodhisattva-Method.
Ngõa Sư: Đức Phật trong một
tiền kiếp là một người thợ đồ gốm—The Buddha in a previous incarnation as
a potter.
Ngọa: Sayana (skt).
Nằm—Lying down.
Ngủ: Sleeping.
Ngọa Bịnh: To fall ill—To
confine to bed by sickness—Forced to stay in bed due to illness.
Ngọa Cụ: Vật dụng để nằm như
giường, chiếu, đồ ngủ—A couch, bed, mat, bedding, sleeping garments.
Ngọa Pháp: Tư thế ngủ của chư
Tăng Ni—The sleeping manner of monks and nuns.
Ngọa Phật: Phật nằm (tư thế lúc
Ngài nhập Niết Bàn)—The Sleeping Buddha (the posture when he entered
Nirvana).
Ngọa Phật Tự: Chùa Phật Nằm (tư
thế lúc Ngài nhập Niết Bàn)—A shrine of the Sleeping Buddha, i.e. of the
dying Buddha.
Ngoái:
Năm ngoái: Last (year).
Nhìn ngoái lại: To look back.
Ngoài:
Outside—Without—Exterior—External.
Ngoài Mưa: In the rain.
Ngoài Nắng: In the sun.
Ngoài Ra: Besides.
Ngoại: Bahya (skt).
Outside—See Ngoài.
Phía bên ngoại: Maternal side.
Ngoại Biên: Peripheral
Ngoại Cảnh: External
things—External world.
Ngoại Chúng: Ngoại Tục—Chúng
tại gia để phân biệt với chúng xuất gia hay nội chúng Tăng Ni—The laity,
in contrast with the inner company or the monks and nuns.
Ngoại Diện:
Appearance—External—Outward show.
Ngoại Dụng: External
manifestation (function or use).
Ngoại Duyên: Ngoại duyên là
hiện trạng năm thức duyên vào ngoại cảnh—The condition in which the five
internal senses attach to the five external objects.
Ngoại Điển (Ngoại Giáo):
External doctrine—Non-Buddhist scriptures.
Ngoại Đạo: Chỉ các đạo không
phải là Phật giáo—Externalists—Outsiders—Outside
doctrines—Non-Buddhist—Heresy—Heretics.
Ngoại Đạo Lục Sư: See Lục Sư
Ngoại Đạo and Lục Khổ Hạnh.
Ngoại Đạo Lục Sư Ca Vương: Name
of the king who, thirteen years after the destruction of the jetavana
vihara, which had been rebuilt “five centuries” after the nirvana, again
restored it.
Ngoại Giáo: Non-Buddhist cults.
Ngoại Giới:
Thân thể: The realm of the body, as contrast with that of the mind (Nội
giới).
Năm giới căn bản của Phật giáo: The Five Basic Precepts of Buddhism (no
killing, no stealing, no lying, no sexual misconduct, no use of drugs or
alcohol).
Vùng phụ cận: Environment.
Ngoại Hải: Biển bao quanh tứ
châu—The sea that surrounds the four world-continents.
Ngoại Hình: Exteriority.
Ngoại Học: Học những giáo
thuyết không phải của đạo Phật—Study of outside, or non-Buddhist
doctrines.
Ngoại Hộ: Những che chở bên
ngoài như quần áo và thực phẩm cho Tăng Ni, đối lại với Nội Hộ hay giới
pháp do Phật chế định nhằm giúp cho thân khẩu ý tránh điều sai
trái—External protection or aid, such as food, clothing for monks and
nuns, contrasted with the internal aid of the Buddha’s teaching.
Ngoại Khất: Vị Tăng khất sĩ tìm
cầu tự kiểm bằng những phương thức bên ngoài như ăn chay, đối lại với Nội
Khất là vị Tăng khất sĩ tìm cầu tự kiểm bằng những phương thức từ trong
nội tâm—The Mendicant monk who seeks self-control by external means, such
as abstinence from food, as contrasted with the mendicant monk who seeks
self-control by internal means or spiritual methods.
Ngoại Không: External space.
Ngoại Lai: Exotic.
Ngoại Ngã: Bahiratman—External
Ego—An external soul, or personal or divine ruler—A Creator or ruler of
the world, such as Siva.
Ngoại Ngoại Đạo: Ngoại đạo
ngoài Phật pháp—Outside outsiders, those of other cults.
Ngoại Pháp:
Ngoại Chấp: Non-Buddhist or heretical rules or tenets.
Ngoại Điển: Kinh điển và sách vở của thế gian và ngoại đạo—Non-Buddhist
doctrines.
Ngoại Giáo: Non-Buddhist religions.
Ngoại Pháp: External doctrines.
See Nội Ngoại Pháp (2).
Ngoại Tham Dục: Ý nghĩ ham muốn
tình dục với người khác, không phải là vợ hay chồng của mình—Sexual
thoughts towards others than one’s own wife, or husband.
Ngoại Thân: Maternal
family—Mother’s family.
Ngoại Tình: Adultery.
Ngoại Trần: Sáu cảnh trần bên
ngoài—The external objects of the six senses.
Ngoại Triền: Outer tangle.
Ngoại Tục: Chúng tại gia để
phân biệt với chúng xuất gia hay nội chúng Tăng Ni—The laity, in contrast
with the monks or inner company (nội chúng).
Ngoại Tướng: Hình tướng hay
hành vi bên ngoài—External appearance or conduct.
Ngoại Vô Vi: Đối với ngoại cảnh
chẳng động tâm hay giác quan chẳng bị khuấy động (mắt chẳng thấy sắc, tai
chẳng nghe thanh, mũi chẳng ngửi hương, lưỡi chẳng nếm vị, thân chẳng tiếp
xúc các thứ mịn màng, ý chẳng vọng niệm)—Unmoved by externals, none of the
senses stirred.
Ngoạm: To snap—To bite.
Ngoan:
Ngang ngạnh: Stupid—Obstinate.
Ngoan ngoãn: Well-behaved—Good.
Ngoan Cố: Stubborn—Obstinate.
Ngoan Đạo:
Pious—Devoted—Devout.
Ngoan Đồng: Stupid child.
Ngoan Không: Cái “Không” sai
lầm mà những kẻ cuồng thiền thường hay chấp vào—False emptiness, improper
and crooked understanding of emptiness which “Mad Zen” practitioners
always attach to—See Bác Tướng.
Ngoan Ngoãn: To be
obedient—Docile—Well-behaved
Ngoan Phụ: Stubborn woman.
Ngoạn Thạch Điểm Đầu: Kinh Niết
Bàn một khi được thuyết giảng thì ngay cả đá cũng phải gật đầu (theo Liên
Xã Cao Hiền Truyện, thì ngài Trúc Đạo Sinh vào núi Hổ Khâu xếp đá làm học
trò cho ngài giảng kinh Niết Bàn, các hòn đá đều cảm động gật đầu. Ngày
nay muốn diễn đạt ý đã cảm hóa được người ta một cách sâu sắc thì gọi là
Ngoan Thạch Điểm Đầu)—Moved by the reciting of the Mahaparinirvana Sutra,
even the stupid stones nodded their heads.
Ngoạn: To make an excursion.
Ngoạn Cảnh: To enjoy scenery.
Ngoạn Mục: Pleasant to the
eyes.
Ngoay Ngoảy: To turn away.
Ngoằn Ngoèo: Winding (zigzag).
Ngoắt: To wave—To beckon.
Ngoắt Ngoéo: Complicated.
Ngóc: To lift up one’s head.
Ngọc: Precious stone—Gem—Jade.
Ngọc Da: Yu-Hua—Tên của một
thiếu nữ mà Đức Phật đã nhân đó nói Ngọc Hoa Nữ Kinh—Name of the woman to
whom the sutra Yu-Hua is addressed.
Ngọc Da Nữ Kinh: Yu-Hua
Sutra—See Ngọc Da.
Ngọc Hào: Chùm lông trắng (bạch
mao) giữa hai chân mày của Phật nơi Ngài phóng quang đi khắp các cõi—The
urna or white curl between the Buddha’s eyebrows, from which he sent forth
his ray of light illuminating all worlds.
Ngọc Hoa: Yu-Hua Palace—See
Ngọc Tuyền Ngọc Hoa Lưỡng Tông (2).
Ngọc Hoàn: Vòng ngọc thạch đeo
ở một trong những cánh tay phải của “Thiên-Thủ” Quán Âm (Ngàn Tay Quán
Âm)—The jade ring in one of the right hands of the “thousand-hand”
Kuan-Yin.
Ngọc Hoàng: Emperor of Jade.
Ngọc Nhu: Pliable jade, i.e.
beef.
Ngọc Như Ý: Cintamani
(skt)—Fabulous gem—The philosopher’s stone—Wish-fulfilling jewel—Wish-gem.
Ngọc Nữ: A pretty girl, a
precious maidens.
** For more information,
please see Bảo Nữ.
Ngọc Phật: Một tượng Phật bằng
ngọc thạch nổi tiếng được tìm thấy khi đào một cái giếng ở Khotan, cao
khoảng từ 3 đến 4 bộ Anh—A famous jade Buddha recovered while digging a
well in Khotan, 3 to 4 feet high.
Ngọc Phương: Tên của một ngôi
tịnh xá nổi tiếng nằm trong quận Gò Vấp, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam.
Tịnh xá được Ni Sư Huỳnh Liên kiến lập vào năm 1958, và được trùng tu lại
trong những năm 1970 và 1972. —Name of a famous monastery located in Gò
Vấp district, Saigon City, South Vietnam. It was built 1958 by Venerable
Elder Bikkhuni Huỳnh Liên. It was rebuilt in 1970 and in 1972.
Ngọc Thạch: Gem and stone.
Ngọc Trai: Pearl.
Ngọc Tuyền Ngọc Hoa Lưỡng Tông:
Hai tông phái Ngọc Tuyền và Ngọc Hoa—The two schools of the Jade-fountain
and Jade-flower:
Ngọc Tuyền Tông: Thiên Thai Tông (T’ien-T’ai Sect)—Ngọc Tuyền là tên của
một tự viện ở Đang Dương thuộc tỉnh Hồ Bắc, nơi Trí Khải Đại Sư (Trí
Nhất), sơ tổ của tông Thiên Thai đã sống—Yu-Ch’uan sect, was the name of
the monastery in Tang-Yang, Hupei, where Chih-I, the founder of the
T’ien-T’ai school lived.
Ngọc Tuyền Tông: Pháp Tướng Tông (Dharmalaksana Sect)—Ngọc Hoa là tên của
một tự viện, nơi Huyền Trang, tổ của tông phái nầy đã sống và làm việc.
Nơi đây ông đã dịch 600 cuốn của bộ kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa—Yu-Hua,
was the name of a palace which was transformed into a temple where
Hsuan-Tsang, the founder in China, lived and worked. There he translated
the Mahaprajna-Paramita-Sutra, 600 books (chuan).
Ngọc Viên: Tên của một ngôi Tổ
Đình thuộc hệ phái Khất Sĩ, tọa lạc trong thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh
Long, Nam Việt Nam. Tổ đình được Tổ Sư Minh Đăng Quang xây dựng năm 1948.
Ngôi chánh điện hình chữ nhật, tượng trưng cho “Thuyền Bát Nhã.” Giữa
chánh điện là Pháp tháp nơi đặt tôn tượng của Đức Phật Thích Ca—Name of a
monastery, a Patriarch Temple of the Vietnamese Medicant Sect, located in
Vinh Long Town, Vinh Long province, South Vietnam. It was established and
built in 1948 by the Most venerable Master and Zen Master Minh Đăng Quang.
The Main Hall is rectangular symbolizing the “Prajna Boat.” In the middle
of the Main Hall is the Dharma stupa where the statue of Lord Sakyamuni
Buddha is placed and worshipped.
Ngoi: To rise up (above mud or
water).
Ngon: Delicious—Tasty.
Ngon Lành: Flavoursome.
Ngón Tay Chỉ Trăng: Finger
pointing to the moon.
Ngọn: Top (of tree or
mountain)—End—Extremity—Crest (of waves)—Blade (of grass)—Summit (of hill
or mountain).
Ngọn Ngành: In detail.
Ngóng: To wait impatiently.
Ngóp: Lóp ngóp—To get up with
difficutlty.
Ngọt Dịu: Sweetish.
Ngọt Giọng: Sugary tone.
Ngọt Mật Chết Ruồi: You catch
more flies with honey than with verjuice.
Ngỗ Nghịch:
Insubordinate—Disobedient.
Ngộ:
Đẹp Đẽ: Pretty.
Gặp gỡ: Tri ngộ—To meet.
Giác Ngộ: Budh (skt).
Bừng tỉnh: Tỉnh thức: Jagarati (p)—Jagara (skt)—To apprehend—To awake—To
awaken—To wake up.
Giác ngộ: Sambodhi (skt)—Knowledge—Enlightenment.
Làm tỉnh ngộ: Sambodhana (skt)—Arousing—Awaking—Recognizing.
Nhận ra điều gì mình đã quên: Pratyabhijanati or Pratyabhijna (skt)—To
recognize—To recover consciousness—Regaining knowledge or recognition.
Nhận ra rõ ràng: Vabodha or Sakshatkarana (skt)—Realization.
Tự chứng ngộ: Self-realization—To becom aware.
Tự mở mắt tâm, để biết rõ bản tánh và do đó biết rõ bản tánh của cuộc sinh
tồn: Opening the Mind’s eye—Awakening to one’s True-nature and hence of
the nature of all existence.
See Enlightenment in English-Vietnamese Section.
Ngộ Ân: Vị sơ tổ của tông Thiên
Thai Sơn Ngoại, thị tịch năm 986 sau Tây Lịch (Ngài Ngộ Ân chùa Từ Quang
đời Tống, là chi phái của Cao Luận Tôn Giả Thanh Tùng, và là sơ tổ của
phái Thiên Thai Sơn Ngoại. Ngài tới học yếu chỉ Tam Quán với ngài Chí
Nhân, danh tiếng lừng lẫy. Ngộ Ân truyền cho Hồng Mẫn và Nguyên Thanh;
Nguyên Thanh truyền cho Trí Viên; Trí Viên truyền cho Quảng Chiếu; Quảng
Chiếu truyền cho Kế Tề và My Nhuận)—Founder of the external school of the
T’ien-T’ai, died in 986 A.D.
Ngộ Ấn: Thiền Sư Ngộ Ấn
(1019-1088)—Zen Master Ngộ Ấn—Người ta nói rằng mẹ ngài bỏ ngài từ khi còn
là một đứa trẻ. Một nhà sư Chiêm Thành lượm ngài đem về nuôi. Năm 19 tuổi
ngài thọ cụ túc giới. Về sau ngài học thiền với Thiền sư Quảng Trí và trở
thành Pháp tử đời thứ tám dòng Vô Ngôn Thông. Rồi ngài tới Thiên Ứng dựng
thảo am tu thiền. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật
giáo ở Bắc Việt. Ngài thị tịch năm 1088, thọ 69 tuổi—It is said that he
was abandoned by his mother when he was child. A Champa monk picked him up
and raised him in his temple. He received complete precepts at the age of
19. Later he studied meditation with Zen master Quảng Trí at Quán Đảnh
Temple. The latter transmitted Dharma to him to be the Dharma heir of the
eighth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. Later, he went to Thiên
Ứng to build a thatch hut and stayed there to practice meditation. He
spent most of his life to revive and expand Buddhism in the North. He
passed away in 1088, at the age of 69.
Ngộ Biến: To meet with a
danger.
Ngộ Chân Long Cốc: Zen Master
Ngộ Chân Long Cốc—Thiền sư Ngộ Chân Long Cốc, quê ở Nam Việt. Ngài là một
thiền sư thuộc dòng Lâm Tế, nhưng không rõ đời nào. Ngài khai sơn chùa Đức
Vân trên núi Chứa Chan ở Biên Hòa. Lúc cuối đời ngài đi vân du, ngài thị
tịch hồi nào và ở đâu không ai biết—A Vietnamese zen master from South
Vietnam. He was a monk from the the Linn Chih Zen Sect; however, his
generation was unknown. He built Đức Vân Temple on Mount Chưa Chan in Biên
Hòa province. Late in his life, he became a wandering monk. His whereabout
and when he passed away were unknown.
Ngộ Diện: Face to face.
Ngộ Đạo: To realize (enlighten)
the path.
Theo Kinh Pháp Cú, câu
280, Đức Phật dạy—According to the Dharmapada Sutra, verse 280, the Buddha
taught: “Khi đáng nỗ lực, không nỗ lực, thiếu niên cường tráng đã lười
biếng, ý chí tiêu trầm và nhu nhược: kẻ biếng nhác làm gì có trí để ngộ
Đạo—One who does not strive when it is time to strive, who though young
and strong but slothful with thoughts depressed; such a person never
realizes the path.”
Ngộ Độc: Poisoned.
Ngộ Giải: Understand wrongly.
Ngộ Hiểm: To be in danger.
Ngộ (Lãnh) Hội: To understand
wrongly.
Ngộ Nạn: To be in danger.
Ngộ Nghĩnh: Lovely—Pretty.
Ngộ Nhận: To mistake.
Ngộ Nhập:
Giác ngộ lý thực tướng, hay nhập vài lý thực tướng (tỉnh ngộ và đắc nhập
là hai trình độ liên tiếp của người tu Phật. Trong Kinh Pháp Hoa, phẩm
Phương Tiện, Đức Phật đã dạy: “Muốn làm cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến
Phật, nên ngài đã thị hiện ở đời.”)—To aprehend or perceive and enter into
the idea of reality.
Sugandhara, tên của một nhà sư người Kashmir: Sugandhara, name of a
Kashmir monk.
Ngộ Nhất Thừa: Ekayanavabodha
(skt)—Realization of the One Vehicle—See Nhất Thừa.
Ngộ Phán: Mistrial.
Ngộ Phật, Mê Phàm: Those who
greatly realize delusion are Buddhas; those who are greatly deluded are
ordinary people.
Ngộ Sát:
Cõi nước nơi những người giác ngộ an trụ để tự ngộ và giác ngộ cho chúng
sanh, như Ta Bà thế giới là ngộ sát của Đức Phật Thích Ca: The ksetra or
land of enlightenment or perception, i.e. Saha world is the Buddha’s
ksetra.
Giết hại chúng sanh, nhưng không cố ý sát sinh: To kill through
negligence—Manslaughter.
Ngộ Tân Tử Tâm Thiền Sư: Thiền
Sư Ngộ Tân Tử Tâm ở Hoàng Long, sanh năm 1044 tại Thiều Châu. Sư xuất gia
và thọ cụ túc giới tại tuviện Phật Đà lúc còn rất trẻ. Về sau sư vân du
tới viếng Thiền Sư Hoàng-Long-Tổ Tâm thuộc dòng Lâm Tế—Zen master
Wu-Xin-Tzu-Xin-Huang-Lung was born in 1044 in Shao-Chou. As a very young
man, he entered Fo-Tuo Monastery where he gained ordination. Later he
traveled to visit the teacher Huang-Lung-Zu-Xin of the Lin-Chi lineage.
Một hôm ngài thượng đường thuyết pháp: “Này chư Thượng Tọa, thân người khó
được, Phật pháp khó nghe. Thân nầy không nhắm đời nay độ, còn đợi đời nào
độ thân nầy? Nay còn sống đó, các ngài hãy tham thiền đi, tham thiền là để
buông bỏ. Buông bỏ cái gì? Buông bỏ tứ đại, ngũ uẩn; buông bỏ bao nhiêu
nghiệp thức từ vô lượng kiếp đến nay; hãy nhìn xuống dưới gót chân của
mình mà suy xét cho thấu đáo để thấy đạo lý ấy là gì? Suy tới lui hốt
nhiên tâm hoa bừng nở, chiếu khắp mười phương. Sự chứng ngộ thì không thể
trao truyền dù chính các ngài biết rõ nó là cái gì. Đây là lúc các ngài có
thể biến đất lớn thành vàng ròng, quậy sông dài thành biển sữa. Há không
sướng khoái bình sinh hay sao! Vậy thì đừng phí thì giờ niệm ngôn niệm ngữ
mà hỏi đạo hỏi thiền nơi sách vở; bởi vì đạo thiền không ở nơi sách vở. Dù
cho thuộc lòng một bộ Đại Tạng cũng như Bách gia chư tử, chẳng qua là
những lời rỗi rãi, khi chết đi chẳng dùng được gì.”—One day he entered the
hall to preach his disciples: “O brothers, to be born as a human being is
a rare event, and so is the opportunity to listen to discourses on
Buddhism. If you fail to achieve emancipation in this life, when do you
again expect to achieve it? While still alive, be therefore assiduous in
practicing meditation. The practice consists of abandonments. The
abandonments of what? You may ask. Abandon your four elements (bhuta),
abandon your five aggregates (skandha), abandon all the workings of your
relative consciousness (karmavijnana), which you have been cherishing
eternity; retire within your inner being and see into the reason of it. As
your self-reflection grows deeper and deeper, the moment will surely come
upon you when the spiritual flower will suddenly burst into bloom,
illuminating the entire universe. The experience is incommunicable, though
you yourselves know perfectly well what it is. This is the moment when you
can transform this great earth into solid gold, and the great rivers into
an ocean of milk. What a satisfaction this is then to your daily life!
Being so, do not waste your time with words and phrases, or by searching
for the truth of Zen in books; for the truth is not to be found there.
Even if you memorize the whole Tripitaka as well as all the ancient
classics, they are mere idle words which are of no use whatever to you at
the moment of your death. ”
Sư thị tịch năm 1115. Tháp cốt của sư đã được xây về phía bắc của tu viện
Hối Đường—He died in 1115. The master’s stupa was built north of the
abbot’s room at Hui-T’ang Monastery.
Ngồi: To sit.
Ngồi Bó Gối: To sit with one’s
arms around one’s knees.
Ngồi Chễm Chệ: To sit solemnly
(in state).
Ngồi Không: To stay idle.
Ngồi Lì: To sit tight.
Ngồi Thiền: To sit in
meditative position—To meditate.
Ngồi Tréo Ngoảy: To sit with
one leg across (over) the other.
Ngồi Xếp Chéo Lỏng: Thế ngồi
Thiền theo kiểu Nhật Bản, ngồi xếp chéo lỏng, không phải bán già mà cũng
không phải kiết già—The loose cross-legged sitting position originated
from Japan. It is neither the half-lotus nor the full-lotus.
Ngồi Yên: To sit still.
Ngôn: Vaca (p & skt)—Lời
nói—Words—Speech—To speak.
Ngôn Cú: Câu—Sentence.
Ngôn Giáo: Spoken teaching.
Giáo thuyết nguyên thủy của Phật Tổ Thích Ca, chưa được ghi lại bằng chữ
viết cho đến đầu thế kỷ thứ nhứt Tây lịch, khi mà Tạng Kinh Pali được ghi
lại trên những lá kè, trong các tự viện ở Tích Lan—The original teaching
of the Buddha, which was not recorded in writing until the 1st century
B.C., when Pali canon was written on palm leaves in the monasteries in Sri
Lanka.
Giáo Thuyết của Đức Phật biểu hiện bằng ngôn ngữ: The teaching of Buddha
as embodied in words.
Ngôn Hành: Vaci-sankhara
(p)—Vacika-samskara (skt)—Lời nói và hành động—Saying and doing—Words and
deeds—Verbal functions of the mind.
Ngôn Luận: Speech.
Ngôn Ngữ:
Language—Words—Speech—Verbal expression.
Ngôn Thuyên: Ngôn ngữ là công
cụ để giải thích, làm rõ nghĩa lý, giống như cái nơm là dụng cụ để bắt
cá—Words as explaining meaning; explanation.
Ngôn Thuyết: See Ngôn Ngữ.
Ngôn Thuyết Pháp Tướng: See
Desana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Ngôn Trần: Những điều được
trình bày ra bằng lời nói, như pháp suy luận trong Nhân Minh Học—Things
set out in words, i.e. a syllogism.
Ngôn Từ: Words—Language—Trong
Kinh Lăng Già, Đức Phật dạy: “Chính do con người không biết rõ cái bản
tánh của các ngôn từ, nên người ta xem ngôn từ là đồng nhất với ý
nghĩa.”—In the Lankavatara Sutra, the Buddha taught: “It is owing to his
not perfectly understanding the nature of words that he regards them as
identical with the sense.”
Ngôn Y: Tùy vào ngôn ngữ mà
giải thích. Tất cả các pháp hữu vi đều quy vào loại có thể định nghĩa hay
giải thích bằng ngôn ngữ (khác với pháp vô vi không thể gọi ra bằng tên,
không thể diễn tả bằng lời)—Word-dependence, i.e. that which can be
expressed in words, the phenomenal or describable.
Ngổn Ngang: In disorder—Out of
order—In confusion.
Ngộp: To feel dizzy.
Ngộp Thở: To suffocate—To
chock.
Ngơ Ngẩn:
Foolish—Feather-brained.
Ngờ Nghệch: Stupid—Idiot.
Ngờ Vực: Suspect—Doubt.
Ngỡ: To believe—To think.
Ngợi Khen: To praise—To
congratulate—To compliment.
Ngợm: Stupid—Idiot.
Ngớt: To die down—To decrease.
Ngớt Mưa: Rain is dying down
(almost over).
Ngu:
Monkey-witted—Silly—Stupid—Ignorant.
Ngu Dại: Foolish—Stupid.
Ngu Độn: Vô minh và đần
độn—Ignorant and dull-witted.
Ngu Hoặc: Mê hoặc bởi vô
minh—Deluded by ignorant, the delusion of ignorance.
Ngu Kiến: My humble (modest)
opinion.
Ngu Muội: Ignorance.
Ngu Pháp: Còn gọi là Tiểu Thừa
Ngu Pháp, một trong hai loại Tiểu Thừa, Thanh Văn và Duyên Giác, chỉ mê
chấp ở ngu pháp mà không hiểu được diệu lý pháp không của Đại
Thừa—Ignorant, or immature law, or method, i.e. that of sravakas and
pratyeka-buddhas, Hinayana.
Ngu Phu: Bala (skt).
Người không giác ngộ: A man not yet illuminated, i.e., ignorant.
Kẻ bị vô minh chế ngự—Ignorant, immature, a simpleton, dominated by avidya
(ignorance).
Ngu Phu Sở Hành Thiền:
Balopacarikam (skt)—Theo Kinh Lăng Già, đây là một trong bốn thứ Thiền
định. Dù người thực hành loại Thiền định nầy bị xem là kẻ ngu si kém trí,
đây vẫn là một loại Thiền thông dụng mà phần đông người ta thực tập, trong
đó có cả những người thông minh và nhạy trí. Tuy nhiên, Đại Thừa còn đi xa
hơn các loại Thiền định nầy là những thứ vốn ít nhiều vẫn có tính cách
tương đối, thiếu tự nhiên và không phải là loại tối thượng; vì loại Thiền
nầy chú trọng về quán bất tịnh, về sự vô thường của các sự vật và về những
khổ đau của cuộc đời, vân vân, là bài học đầu tiên cho những người mới
nhập môn Phật giáo—According to the Lankavatara Sutra, this is one of the
four kinds of Dhyanas. Though he is regarded as ignorant or dull-witted
(bala) who practices this kind of Dhyana, this is the ordinary form of
meditation carried on by most people, some of whom are quiteintelligent
and sharp-witted. However, the Mahayana goes beyond these meditations
which are more or less relative and artificial and not of the highest
sort; for meditating on impurities, the impermanence of things, sufferings
of life, etc., is the first lesson for the beginners of Buddhism.
Ngu Si: Mudha (skt)—Tiếng Phạn
là Mộ Hà, có nghĩa tâm tính ám muội, hay vô minh và không giác ngộ, không
có trí sáng suốt để thông đạt sự lý (còn gọi là vô trí, vô kiến, vô hiện
quan, hôn muội, ngu si, vô minh, và hắc ám)—Thick-skulled
(headed)—Stupid—Ignorant and unenlightened.
Ngu Tăng: Vị tăng bị vô minh
khống chế—Ignorant monk.
Ngu Xuẩn: Foolish—Stupid.
Ngù Ngờ: Simple-minded—Nave.
Ngủ Chập Chờn: To sleep with
one eye open.
Ngủ Li Bì:To sleep all day
(around the clock).
Ngủ Mê Như Chết: To sleep
heavily.
Ngủ Ngon: To sleep well.
Ngủ Nướng: To lie late abed.
Ngủ Tỉnh: To sleep with one’s
eyes open.
Ngũ: Panca (skt)—Five.
Ngũ A Hàm: The five Agamas:
Trường A Hàm: Dirghagama.
Trung A Hàm: Mahdyamagama.
Tạp A Hàm: Tăng Dục Đa A Hàm—Samyuktagama.
Tăng Nhất A Hàm: Ương Quật Đa La A Hàm—Ekottarikagama.
Khuất Đà Ca A Hàm: Ksudrakagama.
Ngũ A Hàm Thiên: See Ngũ Tịnh
Cư thiên.
Ngũ Ác: Nivarana (skt)—The five
sins:
Sát sanh: Killing.
Trộm cắp: Stealing.
Tà dâm: Sexual misconduct.
Vọng ngữ: Lying.
Uống chất cay độc: Drinking intoxicants.
Ngũ Ác Thú: See Ngũ Thú.
Ngũ Âm: The five notes of the
musical scale (instrument).
Ngũ Ấm Ma: The five maras
associated with the five skandhas—See Ngũ Uẩn.
Ngũ Ấn: See Ngũ Độ (B).
Ngũ Ba La Mật: Năm Ba La
Mật—The five paramitas:
Bố thí: Dana—Almsgiving.
Trì giới: Sila—Commandment-keeping.
Nhẫn nhục: Ksanti—Patience under provocation.
Tinh tấn: Virya—Zeal.
Thiền định: Dhyana—Meditation.
Ngũ Bách Dị Bộ: Năm trăm bộ
phái khác nhau được thành lập 500 năm sau ngày Phật nhập diệt—The five
hundred sects according to the five hundred years after the Buddha’s
death.
Ngũ Bách Do Tuần: Theo Kinh
Pháp Hoa thì con đường đi đến đất châu bảo là con đường dài năm trăm do
tuần đầy khó khăn nguy hiểm—According to the Lotus Sutra, the journey to
the Land of Treasure is the five hundred Yojanas of difficult and perilous
journey.
Ngũ Bách Đại La Hán: Năm trăm
vị Đại La Hán là những vị đã soạn ra bộ Vi Diệu Pháp Tỳ Ba Sa Luận, bốn
trăm năm sau ngày Phật nhập diệt—Five hundred great arhats who formed the
synod under Kaniska and are supposed compilers of the
Abhidharma-Mahavibhasa-Sastra, four hundred years after Buddha entered
nirvana.
Ngũ Bách Giới: 500 giới Tỳ Kheo
Ni, thật sự là 348—The five hundred rules for nuns, actually 348—See Giới
Cụ Túc.
Ngũ Bách Sinh: Five hundred
generations.
Ngũ Bách Thế: Five hundred
generations.
Ngũ Bách Vấn Sự: Năm trăm câu
hỏi của ngài Mục Kiền Liên hỏi Phật về vấn đề giới luật—The five hundred
questions of Mahamaudgalyayana to the Buddha on discipline.
Ngũ Bảo: Năm thứ quí là vàng,
bạc, trân châu, san hô, mã não—The five precious things such as gold,
silver, pearls, coral and amber.
Ngũ Bảo Thiên Quan: See Ngũ
Phật Bảo Quan.
Ngũ Bất Chính Thực: Năm thứ
không hợp cho một vị Tăng ăn—Five improper things for a monk to eat:
Cành non: Twigs.
Lá cây: Leaves.
Bông: Flowers.
Trái: Fruit.
Bột: Powder.
Ngũ Bất Hoàn Quả: See Ngũ Tịnh
Cư Thiên.
Ngũ Bất Hoàn Thiên: Năm tầng
trời mà chúng sanh không còn bị tái sanh vào các đường dữ nữa—Five
Heavens-from-which-there-is-no-return because the residents do not ever
fall back to the lower realms.
** For more information,
please see Ngũ Tịnh
Cư Thiên.
Ngũ Bất Khả Tư Nghì: Theo Trí
Độ Luận, có năm thứ bất khả tư nghì—According to the Sastra on the
Prajna-Paramita Sutra, there are five inconceivable or thought-surpassing
or beyond mentation things.
Chúng sanh vô biên bất khả tư nghì: The number of living
beings—Innumerable number of sentient beings is inconceivable.
Nghiệp quả báo bất khả tư nghì: All the consequences of karma—Karmic
consequence is inconceivable.
Định lực của Thiền giả là bất khả tư nghì: The powers of a state of
dhyana—The concentration power of a zen practitioner is inconceivable.
Lực của các rồng là bất khả tư nghì: The powers of nagas—The power of
dragons is inconceivable.
Phật pháp là bất khả tư nghì: The powers of the Budhas—The Buddha Law is
inconceivable.
Ngũ Bất Năng Xứ: Theo Kinh
Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm bất năng xứ (năm điều mà một vị Tỳ
Kheo không thể làm được)—According to the Sangiti Sutta, there are five
impossible things:
Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể cố ý sát hại đời sống loài hữu tình: An
Arahant is incapable of deliberately taking the life of a living being.
Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể cố ý lấy của không cho để tạo tội trôm
cắp: An Arahant is incapable of taking what is not given so as to
constitute theft.
Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể cố ý hành dâm: An Arahant is incapable of
committing sexual intercourse.
Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể tự mình biết mà nói láo: An Arahant is
incapable of telling a deliberate lie.
Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể tiêu dùng các vật chứa cất vào các thú
vui dục lạc như khi còn là cư sĩ: An Arahant is incapable of storing up
goods for sensual indulgence as he did formerly in the household life.
Ngũ Bất Thối: Năm điều bất thối
theo Pháp Tướng Tông—The five non-backslidings according to the
Dharmalaksana:
Tín Bất Thối: Never receding from the faith obtained.
Vị Bất Thối: Never receding from the position attained.
Chứng Bất Thối: Never receding from the realization attained.
Hạnh Bất Thối: Never receding from a right course of action.
Luật Nghi Bất Thối: Never receding from being in accordance with
procedures.
Ngũ Bí Mật: Năm vị Kim cang Bồ
Tát—The five Bodhisattvas of the Diamond realm:
Kim Cang Tát Đỏa: Tất cả các loài chúng sanh đều có lục đại tự tánh, ở đây
nói về các loài hữu tình chúng sanh, được đặt ở trung tâm—Vajrasattva
represents the six fundamental elements of sentient existence and here
indicates the birth of bodhisattva sentience, in the middle.
Dục Kim Cang: Bodhisattvas of Desire—Bồ tát Dục hay phàm phu mới gặp được
giáo thọ A Xà Lê, được đặt ở phía Đông. Dục ở đây là muốn phát tâm Bồ Đề
và cứu độ chúng sanh—Ordinary people who have just met the Acarya, in the
East—Desire is that of bodhi and the salvation of all.
Xúc Kim Cang: Bồ Tát Xúc hay vị đã phát tâm Bồ Đề, tu hạnh đại bi, và muốn
tiếp xúc với thế giới bên ngoài để cứu độ, được đặt ở phía
Nam—Bodhisattvas of Contact—One who has resolved the Bodhicitta, vowed to
practice great loving kindness, and wanted to contact with the needy world
for its salvation, in the South.
Ái Kim Cang: Bodhisattvas of Love—Vị đã thành tựu Phật quả và phát nguyện
thương yêu chúng sanh, được đặt ở phía Tây—One who has attained the
Buddhahood and vowed to love all sentient beings.
Mạn Kim Cang: Bodhisattvas of Pride—Vị đã tự tại nơi Niết Bàn, được đặt ở
phía Bắc—One who entered Nirvana (pride here means the power of nirvana),
in the North.
Ngũ Bí Mật Mạn Đà La: Mạn Đà La
gồm mười bảy hình ảnh, gồm năm vị Kim Cang Bồ Tát (see Ngũ Bí Mật) và mười
hai vị thị giả theo hầu—The Mandala of this group contains seventeen
figures representing the five esoteric Bodhisattvas with their twelve
subordinates.
Ngũ Biên: Năm loại biên
kiến—The five alternatives:
Thị Hữu: Things exist.
Thị Vô: Things do not exist.
Diệc Hữu Diệc Vô: Both exist and non-exist.
Phi Hữu Phi Vô: Neither exist nor non-exist.
Phi Phi Hữu, Phi Phi Vô: Neither non-exist nor are without non-existence.
Ngũ Biến Hành: Năm loại tâm sở
tương ứng với mọi tâm vương—The five universal mental activities
associated with every thought:
Tác Ý: The idea.
Xúc: Contact.
Thọ: Reception.
Tưởng: Conception.
Tư: Perception.
Ngũ Bình: Năm cái bình mà Phật
giáo Mật Tông dùng để dâng hoa cúng Phật, hoa trong bình được cắm chung
với năm quý vật, năm loại hạt và năm loại thuốc trộn với nước hoa—The five
vases used by the esoteric school for offering flowers to their Buddha,
the flowers are stuck in a mixture of the five precious things, the five
grains and the five medicines mingled with scented water.
Ngũ Bình Quán Đảnh: Lễ Quán
Đảnh với năm bình tượng trưng cho trí huệ của năm vị Phật—Baptism with
water of the five vases representing the wisdom of the five Buddhas—See
Ngũ Phật.
Ngũ Bình Trí Thủy: Năm bình là
biểu tượng của năm phần trong Kim Cang Giới và nước hoa trí huệ của năm vị
Phật—The five vases are emblems of the five departments of the Vajradhatu,
and the fragrant water of the wisdom of the five Wisdom-Buddhas—See Ngũ
Phật Trí.
Ngũ Bố Thí: Five kinds of dana
or charity—See Ngũ Chủng Bố Thí.
Ngũ Bố Úy: Five Fears—See Ngũ
Úy.
Ngũ Bồ Đề: The five bodhi or
stages of enlightenment:
Phát tâm bồ đề: Vì vô thượng Bồ Đề mà phát tâm—Resolve on supreme bodhi.
Phục tâm bồ đề: Chế phục phiền não mà tu hành các hạnh Ba La Mật—Mind
control (the passions and observance of the paramitas).
Minh tâm bồ đề: Quán sát các pháp để tu hành Bát Nhã Ba La Mật—Mental
enlightenment, study and increase in knowledge and in the prajnaparamitas.
Xuất đáo bồ đề: Xuất ly tam giới và đạt đến nhất thiết trí—Mental
expansion, freedom from the limitations of reincarnation and attainment of
Complete knowledge.
Vô thượng bồ đề: Đạt tới tình trạng vô dục và vô thượng Bồ Đề—Attainment
of a passionless condition and of supreme perfect enlightenment.
Ngũ Bộ: The five classes or
groups.
Tứ Diệu Đế và Tu Đạo: The Four Noble truths and Practice—See Tứ Diệu Đế
and Tu Đạo.
Tiểu Thừa Ngũ Bộ: The five early Hinayana Sects—See Nhất Thiết Hữu Bộ.
Năm bộ của Kim Cang Giới: The five groups of Vajradhatu Mandala—See Kim
Cang Giới Ngũ Bộ.
Ngũ Bộ Đại Luận: The five great
sastras:
Du Già Sư Địa Luận: Ceremonials of the esoteric cult for ridding from
calamity.
Phân Biệt Du Già Luận: Ceremonials of the esoteric cult for prosperity.
Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận: Ceremonials of the esoteric cult for
subduing evils (spirits).
Biện Trung Biên Luận Tụng: Ceremonials of the esoteric cult for seeking
the love of Buddhas.
Kim Cang Bát Nhã Luận: Ceremonials of the esoteric cult for calling the
good to aid.
Ngũ Bộ Đại Luật: The first five
volumes of Vinayana of Hinayana Sects.
Đàm Ma Cúc Đa: Tứ Phần Luật (Pháp chính, pháp hộ, pháp kinh, pháp
mật)—Dharmagupta.
Tát Bà Đế Bà: Thập Tụng Luật—Sarvastivada.
Di Sa Tắc Bộ: Ngũ Phần Luật—Mahisasaka.
Ca Diếp Di Bộ: Giải Thoát Giới Kinh—Kasyapiya.
Bà Thu Phú La Bộ: Vatsiputriya.
Ngũ Bộ Đại thừa Kinh: Năm bộ
kinh lớn trong trường phái Thiên Thai—The five chief Mahayana Sutras in
the T’ien-T’ai Sect:
Hoa Nghiêm: Avatamsaka Sutra.
Đại Tập: Mahasanghata Sutra.
Đại Bát Nhã: Mahaprajna Sutra.
Pháp Hoa: Lotus Sutra.
Niết Bàn: Nirvana Sutra.
Ngũ Bộ Giáo Chủ: The five
Dhyani-Buddhas—See Ngũ Trí Như Lai.
Ngũ Bộ Hợp Đoạn: Năm bộ hợp
đoạn—To cut off the five classes of misleading things—See Ngũ Bộ (A).
Ngũ Bộ Tôn Pháp: See Ngũ Chủng
Tu Pháp.
Ngũ Cái: Năm nắp che hay năm
chướng ngại về tinh thần và luân lý khiến chúng sanh chẳng thấy chẳng trì
được thiện pháp—Five covers, mental and moral hindrances, which prevent
sentient beings from seeing and practicing good deeds.
Tham dục: Desire.
Sân nhuế: Anger.
Thụy miên: Drowsiness.
Trạo hối: Sự xao động ăn năn trong tâm—Excitability.
Nghi pháp: Doubt.
** See Ngũ Ác and Ngũ
Triền Cái.
Ngũ Canh:
Năm canh hay năm thời trong đêm: The five night watches.
Canh thứ năm trong đêm: The fifth period or watch of the night.
Ngũ Cảnh: Năm cảnh hay năm
pháp, là cảnh giới sở duyên của ngũ căn—The five objects of the five
senses, corresponding to the senses:
Sắc: Form.
Thanh: Sound.
Hương: Smell.
Vị: Taste.
Xúc: Touch.
Ngũ Căn: Pancendriyani (skt)
Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm căn—According to the
Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are five roots
or faculties (indriyani)—The five organs of the senses—Five spiritual
faculties:
Mắt: Eyes.
Tai: Ears.
Mũi: Nose.
Lưỡi: Tongue.
Thân: Body.
** Ngũ căn có thể là những cửa ngõ đi vào
địa ngục, đồng thời chúng cũng là những cửa ngõ quan trọng đi vào đại
giác, vì từ đó mà chúng ta gây tội tạo nghiệp, nhưng cũng nhờ đó mà chúng
ta có thể hành trì chánh đạo—The five sense-organs can be entrances to the
hells; at the same time, they can be some of the most important entrances
to the great enlightenment; for with them, we create karmas and sins, but
also with them, we can practise the right way.
Năm Căn Khác—Five more faculties:
Lạc Căn: Sukha (p)—Pleasant bodily feeling.
Khổ Căn: Dukkha (p)—Pain.
Hỷ Căn: Somanassa (p)—Gladness.
Ưu Căn: Domanassa (p)—sadness.
Xả Căn: Upekha (p)—Indifferent feeling.
Năm Căn Khác—Five more faculties—The five positive agents—The five roots
that give rise to other wholesome dharmas:
Tín Căn: Sraddhendriya (skt)—Saddha (p)—Tin tưởng vững chắc nơi Tam Bảo và
Tứ Diệu Đế—Faith or virtue of belief—Sense of belief in the Triple Gem and
the Four Noble Truths.
Tấn Căn: Viryendriya (skt)—Tinh tấn tu tập thiện pháp—Energy (vigor) or
virtue of active vigor—Sense of endeavor or vigor to cultivate good deeds.
Niệm Căn: Smrtindriya (skt)—Nhớ tới chánh niệm—Memory, mindfulness, or
virtue of midfulness—Sense of memory or right memory.
Định Căn: Samadhindriya (skt)—Định tâm lại một chỗ hay chuyên chú tâm vào
một chỗ—Visionary meditation, samadhi, or virtue of
concentration—Concentration—Sense of meditation.
Huệ Căn: Prajnendriya (skt)—Trí huệ sáng suốt không vọng tưởng hay sự hiểu
biết hay suy nghĩ chân lý—Virtue of wisdom vor awareness—Sense of wisdom
or thinking of the truth.
Ngũ Căn Bản: See Ngũ Căn Bản
Phiền Não.
Ngũ Căn Bản Phiền Não: Năm
phiền não căn bản—The five great passions or disturbers or Klesas:
Tham: Desire.
Sân: Anger or hatred.
Si: Stupidity or ignorance.
Mạn: Pride.
Nghi: Doubt.
Ngũ Căn Sắc: The five senses
correspond to colours:
Tín Căn tương ứng với sắc Trắng có nghĩa là vì tin nơi Tam Bảo và Tứ Diệu
Đế nên chúng sanh có thể vượt qua mọi cấu nhiễm: The sense of belief
corresponds to White colour, signifies that owing to the belief in the
Triple Gem and the Four Noble Truths, sentient beings are able to overcome
all defilements.
Tấn Căn tương ứng với sắc Đỏ, có nghĩa là đại cần dũng: Energy or Vigor
corresponds to Red colour, signifies great endeavor.
Niệm Căn tương ứng với sắc Vàng, có nghĩa là đạt đến chánh niệm để có Định
Tuệ: Mindfulness corresponds to Yellow colour, signifies that cultivators
try to reach right memory so that they can obtain both Concentration and
Wisdom.
Định Căn tương ứng với sắc Xanh, có nghĩa là Đại Không Tam Muội:
Concentration corresponds to Blue colour, signifies Great Empty samadhi.
Huệ
Căn tương ứng với sắc Đen, có nghĩa là sắc cứu cánh của Như Lai: Wisdom
corresponds to Black colour, signifies the supreme colour of the
Tathagata.
Ngũ Cấm: See Ngũ Giới.
Ngũ Cần Chi: Theo Kinh Phúng
Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm cần chi—According to the Sangiti Sutta
in the Long Discourses of the Buddha, there are five factors of endeavour:
Ở đây vị Tỳ Kheo có lòng tin, tin tưởng sự giác ngộ của Như Lai: “Đây là
Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác (Chánh Đẳng Chánh Giác), Minh Hạnh
Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên
Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.”—Here a monk has faith, trusting in the
enlightenment of the Tathagata: “Thus this Blessed Lord is an Arahant, a
fully-enlightened Buddha, perfected in knowledge and conduct, a
Well-Farer, Knower of the world, unequalled Trainer of men to be tamed,
Teacher of gods and humans, a Buddha, a Blessed Lord.”
Vị ấy thiểu bệnh, thiểu não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá,
không nóng quá, trung bình hợp với sự tinh tấn: He is in good health,
suffers little distress sickness, having a good digestion that is neither
too cold nor too hot, but of a middling temperature suitable for exertion.
Vị ấy không lường đảo, dối gạt, nêu rõ tự mình một cách chơn thật đối với
bậc Đạo Sư, đối với các vị sáng suốt hay đối với các vị đồng phạm hạnh: He
is not fraudulent or deceitful, showing himself as he really is to his
teacher or to the wise among his companion in the holy life.
Vị ấy sống siêng năng, tinh tấn, từ bỏ các ác pháp, thành tựu các thiện
pháp, cương quyết, kiên trì nỗ lực, không tránh né đối với các thiện pháp:
He keeps his energy constantly stirred up for abandoning unwholesome
states and arousing wholesome states, and is steadfast, firm in advancing
and persisting in wholesome states.
Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ hướng đến sự sanh diệt của các pháp,
thành tựu Thánh quyết trạch, đưa đến sự đoạn diệt chơn chánh các khổ đau:
He is a man of wisdom, endowed with wisdom concerning rising and
cessation, wuth the Ariyan penetration that leads to the complete
destruction of suffering.
Ngũ Câu Luân: Năm vị đồng tu
với Phật Thích Ca và cũng là năm đệ tử quy-y đầu tiên với Ngài—Sakyamuni’s
five comrades—Sakyamuni five old companions in asceticism and first
converts.
Ngũ Chánh Hành: See Ngũ Chánh
Hạnh.
Ngũ Chánh Hạnh: The five proper
courses to ensure the bliss of the Pure Land:
Tụng đọc chánh hạnh: Tụng đọc Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Quán
Vô Lượng Thọ—Intone the three sutras (Amitabha, Infinite Life, Meditation
on the Infinite Life).
Quán sát chánh hạnh: Quán sát về Tây Phương Tịnh Độ—Meditate on the Pure
Land.
Lễ bái chánh hạnh: Lễ bái Đức Phật A Di Đà—Worship solely Amitabha.
Xưng danh chánh hạnh: Xưng tụng hồng danh Đức Phật A Di Đà—Invoke the name
of Amitabha Buddha.
Tán thán cúng dường chánh hạnh: Tán thán cúng dường Đức Phật A Di Đà—Extol
and make offerings to Amitabha Buddha.
** For more information,
please see Ngũ
Chủng Pháp Sư.
Ngũ Chánh Sắc: See Ngũ Sắc.
Ngũ Châu: The five continents.
Ngũ Chi Tác Pháp: Avayava
(skt)—Năm chi tạo pháp—The five parts of a syllogism:
Lập Tông: Nói về sở tính của chư pháp—Pratijna (skt)—The proposition.
Biện Nhân: Dựa theo các pháp mà kiến lập ra ngôn luận thuận ích với đạo
lý—Hetu (skt)—The reason.
Dẫn Dụ: So sánh với các pháp dễ hiểu—Udaharana (skt)—The example.
Hợp: Upanaya (skt)—The application.
Kết: Nigamana (skt)—The summing up or conclusion.
Ngũ Chúng Ma: The five maras
associated with the five skandhas—See Ngũ Uẩn.
Ngũ Chúng Xuất Gia: Five groups
of the order:
Tỳ Kheo: Monks.
Tỳ Kheo Ni: Nuns.
Thức Xoa Ma Na: Nun-Candidates.
Sa Di: Male novices.
Sa Di Ni: Female novices.
Ngũ Chủng A Na Hàm: See Ngũ
Tịnh Cư Thiên.
Ngũ Chủng A Xà Lê: Năm loại
giáo thọ—Five categories of acarya.
Xuất Gia A Xà Lê: Người sở y đắc xuất gia hay người phụ trách dạy dỗ những
người mới xuất gia—One who has charged of novices.
Giáo Thọ A xà Lê: Giáo Thọ Tăng—A teacher of the discipline.
Yết Ma A Xà Lê: Thọ Giới Tăng hay vị Tăng làm phép thọ giới yết ma—A
teacher of duties.
Thọ Kinh A Xà Lê: Vị Tăng dạy kinh cho người khác—A teacher of the
scriptures.
Y Chỉ A Xà Lê: Thầy y chỉ (dù chỉ trong một thời gian rất ngắn)—The master
of the community (though in a very short period of time).
Ngũ Chủng Ác Bệnh: Năm loại
bệnh ngặt nghèo trong thành Vaisali vào thời của Đức Phật—Five epidemics
in Vaisali during the Buddha’s lifetime:
Xuất Huyết Mắt: Bleeding from the eyes.
Xuất Mủ Tai: Pus discharged from the ears.
Xuất Huyết Mũi: Nose-bleeding.
Chứng Cứng Hàm: Chứng khít hàm—Lockjaw.
Chứng Táo Bón: Astringent taste of all food.
Ngũ Chủng Ấn: The signs of the
five kinds of vision—See Ngũ Nhãn.
Ngũ Chủng Bát: See Ngũ Chủng
Bất Hoàn.
Ngũ Chủng Bất Hoàn: Theo Kinh
Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm loại bất hoàn hay ngũ chủng Na
Hàm—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha,
there are five kinds of anagamins (Na Hàm) who never return to the
desire-real:
Trung Gian Bát Niết Bàn: Thánh giả bất hoàn chết ở Dục giới rồi vãng sanh
về Sắc giới—The “less-than-half-timer”—The anagamin who enters on the
intermediate stage between the realm of desire and the higher realm of
form.
Sinh Bát Niết Bàn: Đã sanh ra trong cõi Sắc giới thì không bao lâu sau sẽ
đoạn lìa tất cả mọi phiền não còn sót lại—The “more-than-half-timer”—The
anagamin who is born into the form world and soon overcome the remains of
illusions.
Hữu Hạnh Bát Niết Bàn: Đã sanh vào cõi bất hoàn một thời gian sau khi tinh
tấn tu tập sẽ đi đến quả vị cuối cùng là Niết Bàn—The “gainer with
exertion”—The anagamin who diligently works his way through the final
stage.
Vô Hạnh Bát Niết Bàn: Đã sanh vào cõi bất hoàn mà không chịu tinh tấn tu
hành thì quả vị cuối cùng sẽ bị trì hoản—The “gainer without exertion”—The
anagamin whose final departure is delayed through lack of aid and
slackness.
Thượng Lưu Bát Thú A-Ca-Ni-Sa: Người đã sanh vào cõi bất hoàn đi từ Hạ
Thiên tiến lên Thượng Thiên để cuối cùng đạt đến cứu cánh Niết Bàn—He who
goes upstreamto the highest—The anagamin who proceeds from lower to higher
heavens into nirvana.
Ngũ Chủng Bất Nam: Pandakas
(skt)—Năm loại bất nam—Five kinds of impotent males or eunuchs:
Sinh Bất Nam: Impotent male by birth.
Kiền Bất Nam: Bị thiến mất nam căn—Impotent male by emasculation.
Đồ Bất Nam: Loại thấy người khác dâm là xuất tinh khí—Impotent male by
uncontrollable emission.
Biến Bất Nam: Loại gặp nam thì nữ căn khởi, mà gặp nữ thì nam căn
khởi—Hermaphrodite.
Bán Bất Nam: Loại chỉ dùng được nam căn trong nửa tháng—Impotent for half
a month.
Ngũ Chủng Bất Phiên: Năm loại
từ ngữ chẳng phiên dịch được do Ngài Huyền Trang đời Đường quy định—Five
kinds of terms which Hsuan-Tsang did not translate but transliterated:
Bí Mật Chi: Vì huyền bí thâm mật nên không phiên dịch được mà chỉ phiên âm
như Chú Đà La Ni—The Esoteric—Cannot be translated such as Dharani
mantras.
Hàm Đa Nghĩa: Vì nhiều nghĩa nên không dịch được mà chỉ phiên âm—Those
with several meanings.
Thử Phương Sở Vô: Những thứ không có nơi nầy (Trung Hoa) nên không dịch
được mà chỉ phiên âm—Those without equivalent in China.
Thuận Theo Cổ Lệ: Có thể phiên dịch được, nhưng vì muốn theo cổ lệ nên giữ
nguyên chữ mà chỉ phiên âm—Old-established terms.
Vi Sinh Thiện: Muốn làm cảm động người nghe để họ phát thiện tâm nên không
phiên dịch—Those which would be less impressive when translated.
Ngũ Chủng Bố Thí: Năm loại bố
thí—The five kinds of almsgiving or danas:
Thí cho kẻ ở phương xa lại: Alsmgiving to those from afar (a distance).
Thí cho kẻ sắp đi xa: Almsgiving to those going afar (going to a
distance).
Thí cho kẻ bịnh tật ốm đau: Almsgiving to the sick.
Thí cho người đói khát: Almsgiving to the hungry.
Thí trí huệ và đạo đức cho người: Almsgiving to those wise in Buddhist
doctrine.
Ngũ Chủng Chánh Hành: See Ngũ
Chánh Hạnh.
Ngũ Chủng Chánh Sắc: See Ngũ
Chánh Hạnh.
Ngũ Chủng Cúng Dường: Five
kinds of offerings—See Ngũ Cúng Dường.
Ngũ Chủng Dục Vọng: Five types
of desire—See Ngũ Dục.
Ngũ Chủng Duy thức: Năm loại
Duy Thức—Five kinds of wisdom or insight or idealistic representation in
the sutras and sastras (the first four are objective and the fifth is
subjective):
Cảnh Duy thức: Căn cứ vào cảnh mà thuyết về Duy Thức—Wisdom or insight in
objective conditions.
Giáo Duy thức: Giải thích về Duy Thức—Wisdom or insight in interpretation.
Lý Duy thức: Luận về thành tựu đạo lý Duy Thức—Wisdom or insight in
principles.
Hành Duy thức: Nói rõ quán pháp của Duy Thức—Wisdom or insight in
meditation and practice.
Quả Duy thức: Nói về diệu cảnh giới của Phật quả—Wisdom or insight in the
fruits or results of Buddhahood.
Ngũ Chủng Đàn Pháp: Năm loại
tất địa—The five kinds of Mandala ceremonials—See Ngũ Chủng Tu Pháp.
Ngũ Chủng Hạnh: See Ngũ Chủng
Pháp Sư.
Ngũ Chủng Hộ Ma: Five kinds of
braziers.
1-4) From one to four—See
Hộ Ma (2).
5) Kính Ái Hộ Ma: Được
sự thương yêu hộ trì
của chư Phật và chư
Bồ Tát—To obtain the
loving protection of
the Buddhas and
Bodhisattvas.
Ngũ Chủng Kim Cang Sứ: See Ngũ
Đại Sứ Giả.
Ngũ Chủng Linh: The five kinds
of bells—See Ngũ Linh.
Ngũ Chủng Ma: The five kinds of
Maras associated with the five skandhas—See Ngũ Uẩn.
Ngũ Chủng Na Hàm: See Ngũ Chủng
Bất Hoàn
Ngũ Chủng Quán Đảnh: See Ngũ
Chủng Tu Pháp.
Ngũ Chủng Pháp Giới: See Ngũ
Pháp Giới.
Ngũ Chủng Pháp Sư: Năm loại
Pháp Sư—The five kinds of masters of the Law:
Thụ Trì Pháp Sư: Ghi nhớ và trì giữ không quên: Receives and keeps.
Đọc Kinh Pháp Sư: Pháp sư chuyên nhìn vào kinh mà đọc—Reads.
Tụng Kinh Pháp Sư: Pháp sư đã thuộc kinh không cần đọc mà vẫn tụng
được—Recites.
Giảng Thuyết Pháp Sư: Pháp sư có khả năng đem các lời kinh Phật mà giảng
giải cho người khác—Expounds.
Thư Tả Pháp Sư: Pháp sư chuyên ghi chép lại kinh điển để truyền bá—Copies
the sutra.
** For more information, please see Ngũ
Chánh Hạnh.
Ngũ Chủng Pháp Thân: Năm loại
pháp thân của Phật—The five kinds of a Buddha’s dharmakaya:
Theo trường phái Thiên Thai—According to the T’ien-T’ai Sect:
Như như trí pháp thân: Cái thực trí đã chứng ngộ lý như như—The spiritual
body of bhutatathata-wisdom (Sambhogakaya).
Công đức pháp thân: Hết thảy công đức thành tựu—The spiritual body of all
virtuous achievement (Sambhogakaya).
Tự pháp thân: Ứng thân—The spiritual body of incarnation in the world
(Nirmakaya).
Biến hóa pháp thân: The spiritual body of unlimited powers of
transformation (Nirmakaya).
Hư không pháp thân: Lý như như lìa tất cả tướng cũng như hư không—The
spiritual body of unlimited space (Dharmakaya).
(B) Theo Kinh Hoa
nghiêm—According to
the Flower
Adornment Sutra:
Pháp tánh sanh thân: Thân Như Lai do pháp tánh sanh ra—The body or person
of Buddha born from the dharma-nature.
Công đức pháp thân: Thân do muôn đức của Như Lai mà hợp thành—The
dharmakaya evolved by Buddha-virtue, or achievement.
Biến hóa pháp thân: Thân biến hóa vô hạn của Như Lai, hễ có cảm là có
hiện, có cơ là có ứng—The dharmakaya with unlimited powers of
transformation.
Thực tướng pháp thân: Thực thân hay thân vô tướng của Như Lai—The real
dharmakaya.
Hư không pháp thân: Pháp thân Như Lai rộng lớn tràn đầy khắp cả hư không.
Pháp thân của Như Lai dung thông cả ba cõi, bao trùm tất cả các pháp, siêu
việt và thanh thịnh—The universal dharmakaya. The dharmakaya as being like
space which enfolds all things, omniscient and pure.
** For more information,
please see Ngũ
Phần Pháp Thân and
Ngũ Thân.
Ngũ Chủng Quán Đảnh: Năm loại
quán đảnh—The five abhisecani baptisms of the esoteric school:
Quán đảnh dành cho A Xà Lê (Giáo thọ sư): Abhisecani baptism for ordaining
acaryas, teachers or preachers of the Law.
Quán đảnh dành cho thu nhận đệ tử: Abhisecani baptism for admitting
disciples.
Quán đảnh dành cho chấm dứt tai ương, khổ đau và tội lỗi: Abhisecani
baptism for putting an end to calamities or suffering for sins.
Quán đảnh dành cho sự tiến bộ và thành công: Abhisecani baptism for
advancement or success.
Quán đảnh dành cho việc kiểm soát những thói hư tật xấu: Abhisecani
baptism for controlling evil spirits or getting rid of difficulties.
** For more information, please see Ngũ
Chủng Tu Pháp.
Ngũ Chủng Tam Muội: Năm loại
Tam muội—Five kinds of samadhi:
Tứ Thiền Bát Định trong luân hồi sanh tử: On mortality, four meditations
and eight concentrations.
Thanh Văn Tứ Đế: Sravaka on the four truths (axioms).
Duyên Giác Thập Nhị Nhơn Duyên: Pratyeka-buddha on the twelve nidanas.
Bồ Tát Lục Độ Vạn Hạnh: Bodhisattva on the six paramitas and ten thousand
good practices.
Phật Thừa bao trùm tất cả: The Buddha-vehicle which includes all others.
Ngũ Chủng Tam Quy: Năm giai
đoạn quy y—There are five stages of taking refuges:
(A)
Quy Y Phật: Take refuge in the Buddha.
Quy Y Pháp: Take refuge in the Dharma.
Quy Y Tăng: Take refuge in the Sangha.
Quy Y Bát giới: Take refuge in the eight commandments.
Quy Y Thập giới: Take refuge in the Ten commandments.
The five modes of trisarana, or formulas of trust in the Triratna,
taken by those who:
Phiên tà: Turn from heresy.
Trì ngũ giới: Take the five commandments.
Trì bát giới: Take the eight commandments.
Trì Thập giới: Take the ten commandments.
Trì cụ túc giới: Take the complete commandments.
Ngũ Chủng Tán Loạn: See Ngũ Tán
Loạn.
Ngũ Chủng Tạng: Tám vạn bốn
ngàn pháp môn của Đức Phật có thể được chia ra làm năm tạng (tùy theo căn
cơ trình độ của chúng sanh, họ phải dùng một trong năm chủng tạng nầy mà
tu tập. Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài quan sát trong hàng đệ tử của Ngài,
thấy ai có sở trường chuyên môn nào thì phó chúc giáo pháp cho họ thọ trì
và truyền bá, tức là thọ lãnh giáo pháp từ kim khẩu của Đức Phật. Sau khi
Đức Phật diệt độ, các vị nầy y theo chánh pháp mà truyền trì diệu lý, như
tôn giả A Nan (Ananda) đa văn, thọ trì Tạng Kinh, Tôn giả Ưu Ba Ly (Upali)
thọ trì Tạng Luật, tôn giả Ca Chiên Diên (Katyayana) thọ trì Tạng Luận, Bồ
tát Văn Thù Sư Lợi (Manjusri) có đại trí nên thọ trì Bát Nhã Đại Thừa,
ngài Kim Cang Thủ Bồ Tát (Vajrapani) được truyền thọ Mật chú Đà La Ni
(Dharani), vân vân—The five “stores” or the five differentiations of the
one Buddha-nature:
Như Lai Tạng: The Tathagata-nature, which is the fundamental universal
nature possessed by all the living.
Chánh Pháp Tạng: Pháp giới tạng—The source or treasury of all right laws
and virtues.
Pháp Thân Tạng: The storehouse of the dharmakaya obtained by all saints.
Xuất Thế Tạng: Xuất thế gian thượng thượng tạng—The eternal spiritual
nature, free from earthly errors.
Tự Tánh Thanh Tịnh Tạng: The storehouse of the pure Buddha-nature.
Ngũ Chủng Tánh: The five
germ-natures or roots of bodhisatva development:
Tập Chủng Tánh: Ngôi vị thập trụ, tu tập không quán, phá bỏ các hoặc
kiến—The germ-nature of study of the void or immaterial, which corrects
all illusions of time and space (Thập trụ).
Tánh Chủng Tánh: Ngôi vị thập hạnh, có khả năng phân biệt bản tánh của vạn
pháp—The germ-nature of ability to discriminate all the natures of
phenomena and transform the living (Thập hạnh).
Đạo Chủng Tánh: The middle-way germ-nature, which attains insight into
Buddha-laws (Thập hồi hướng).
Thánh Chủng Tánh: Ngôi vị thập địa, bồ tát phá bỏ vô minh để đi từ Hiền
giả đến Thánh—The saint germ-nature which produces holiness by destroying
ignorance (Thập địa in which the bodhisattva leaves the ranks of the sages
and becomes the saints).
Đẳng Giác Chủng Tánh: Ngôi Bồ Đề có khả năng tiến đến Phật quả—The
bodhi-rank germ-nature which produces Buddhahood.
Ngũ Chủng Tạp Hạnh: See Nhũ
Chánh Hạnh.
Ngũ Chủng Tăng Thượng Duyên:
Five excellent causes—See Ngũ Duyên.
Ngũ Chủng Tham: Theo Thanh Tịnh
Đạo, có năm loại tham—According to The Path of Purification, there are
five kinds of avarice:
Tham đối với chỗ ở: Avarice about dwellings.
Tham đối với quyến thuộc: Avarice about families.
Tham đối với lợi lộc: Avarice about gain.
Tham đối với pháp: Avarice about Dharma.
Tham đối với tiếng khen: Avarice about praise.
Ngũ Chủng Thiên: Năm loại chư
Thiên—Five classes of devas
Từ
1 đến 3 cũng giống như trong Tam Chủng Thiên: From 1 to 3 are similar to
that of the three classes of devas—See Tam Chủng Thiên.
Nghĩa Thiên: Các bậc Bồ Tát từ Thập Trụ trở lên có khả năng ngộ giải thâm
nghĩa Đại Thừa—All Bodhisattvas above the ten stages.
Đệ Nhất Nghĩa Thiên: Chư Phật và Bồ Tát chẳng biến dịch, vì thường trụ nên
chẳng sinh, chẳng già, chẳng bịnh, chẳng chết—A supreme heaven with
Bodhisattvas and Buddhas in eternal immutability.
Ngũ Chủng Thiền: The five
varieties of meditation.
Phàm Phu Thiền: Thiền phàm phu dành cho tất cả mọi người, giúp ta tập
trung và kiểm soát tâm, là loại thiền không chứa đựng nội dung triết lý
hay tôn giáo. Thiền phàm phu là thứ thiền thực hành thuần túy vì tin rằng
nó có thể cải thiện sức khỏe tinh thần lẫn thể xác. Tuy nhiên, dù thiền
phàm phu có ích lợi rất nhiều trong việc tu tập hơn là đọc vô số sách đạo
đức triết học, vẫn không thể giải quyết được vấn đề nền tảng của con người
và mối tương quan của con người và vũ trụ, vì nó không thể phá vỡ được cái
mê hoặc cơ bản về chính mình của hạng người thường, là mình rõ ràng khác
với vũ trụ—Ordinary Zen for anybody and everybody, which help people learn
to concentrate and control their mind, being free from any philosophic or
religious content. Ordinary is a pure Zen practice, in the belief that it
can improve both physical and mental health. However, the fact remains
that ordinary Zen, although far more beneficial for the cultivation of the
mind than the reading of countless books on ethics and philosophy, is
unable to resolve the fundamental problem of man and his relation to the
universe, because it cannot pierce the ordinary man’s basic delusion of
himself as distinctly other than the universe.
Ngoại Đạo Thiền: Thiền ngoại đạo hay thiền theo con đường bên ngoài Phật
giáo, thí dụ như phép Yoga của Ấn Độ, phép tĩnh tọa của Khổng giáo, hay
phép tĩnh tâm thực hành của Ki Tô giáo, vân vân. Một khía cạnh của thiền
ngoại đạo là nó thường được thực hành để luyện các năng lực hoặc kỹ năng
siêu nhiên khác nào đó ngoài tầm với của người thường, chẳng hạn như đi
chân trần trên những lưỡi kiếm bén, hoặc nhìn những con chim sẽ khiến
chúng trở nên tê liệt. Một khía cạnh khác của thiền ngoại đạo là thực hành
để được tái sanh vào các cõi trời. Tất cả những khía cạnh nầy đều không
phải là mục tiêu của thiền Phật giáo; mục tiêu tối thượng của người tu
thiền Phật giáo là thành Phật—An outside way of meditation or Outsider
Zen, i.e. Indian (Hindu) Yoga, the quiet sitting of Confucianism,
contemplation practices in Christianity, etc. One aspect of the outsider
Zen is that it is often practiced in order to cultivate various
supranormal powers or skills, or to master certain arts beyond the reach
of ordinary man, i.e walking barefooted on sharp sword blades or staring
at sparrows so that they become paralized. Another aspect of the outsider
Zen is that it is practiced to obtain rebirth in various heavens. These
aspects of the outsider Zen are not the objects of Zen Buddhism; the
ultimate goal of Buddhist meditators is to become a Buddha.
Tiểu Thừa Thiền: Thiền Tiểu Thừa nhằm chỉ dạy chúng ta cách đưa từ trạng
thái tâm nầy đến trạng thái tâm khác, thí dụ như từ mê mờ đến giác ngộ.
Tuy nhiên, Thiền Tiểu Thừa chỉ chú trọng đến sự an tâm của một mình mình
mà thôi. Mục đích của Thiền Tiểu Thừa là đạt được một trong tứ Thánh quả
của Tiểu Thừa—Hinayana Zen or Zen of Small Vehicle. This is the vehicle or
teaching that is to take you from one state of mind to another state of
mind, i.e. from delusion to enlightenment. However, Zen of the Smal
Vehicle looks only into one’s own peace of mind. The purpose of Zen of
Small Vehicle is to attain one of the four degrees of saintliness of
Hinayana.
** For more information,
please see Tứ
Thánh Quả.
Đại Thừa Thiền: Thiền Đại Thừa hay là thiền được chuyên chở bằng cổ xe
lớn. Đây chính là một loại thiền Phật giáo vì mục đích của nó là kiến tánh
ngộ đạo trong cuộc sống hằng ngày của mình. Trong thực hành thiền Đại
thừa, khởi đầu là ý thức về chân tánh, nhưng khi đã ngộ thì chúng ta mới
nhận ra rằng tọa thiền còn hơn là một phương tiện để ngộ, vì tọa thiền là
sự thực hiện thật sự của chân tánh. Trong Thiền Đại Thừa thì đối tượng là
giác ngộ, nên người ta dễ nhận lầm tọa thiền chỉ là một phương tiện mà
thôi. Kỳ thật tất cả những vị Thầy đã ngộ đạo đều cho rằng tọa thiền chính
là sự thực hiện của Phật tánh vốn có chứ không phải chỉ là một kỹ thuật để
đạt được sự ngộ đạo. Nếu tọa thiền không khác hơn một kỹ thuật như thế,
người ta sẽ thấy rằng sau khi ngộ đạo thì tọa thiền sẽ không còn cần thiết
nữa. Nhưng chính Đạo Nguyên đã chỉ rõ rằng ngược lại mới đúng, CÀNG CHỨNG
NGỘ SÂU CÀNG THẤY CẦN THỰC HÀNH—Mahayana Zen or Great Vehicle Zen, this is
a truly Buddhist Zen, for it has its central purpose, seeing into your
essential nature and realizing the way in your daily life. In the practice
of Mahayana Zen your aim in the beginning is to awaken to your
true-nature, but upon enlightenment you realize that meditation is more
than a means to enlightenment. It is the actualization of your
true-nature. The object of the Mahayana Zen is Awakening, it is easy to
mistakenly regard meditation as but a means. However, any enlightened
masters point out from the beginning that meditation is in fact the
actualization of the innate Buddha-nature and not merely a technique for
achieving enlightenment. If meditation were no more than such a technique,
it would follow that after awakening meditation would be unnecessary. But
T’ao-Yuan himself pointed out, precisely the reverse is true; THE MORE
DEEPLY YOU EXPERIENCE AWAKENING, THE MORE YOU PERCEIVE THE NEED FOR
PRACTICE.
Tối Thượng Thừa Thiền: Tối thượng thừa thiền là đỉnh cao cùng tột của
thiền trong Phật giáo. Thiền nầy được thực hành bởi chư Phật trong quá khứ
như Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà. Đây là sự biểu lộ của sự sống
tuyệt đối, sự sống trong hình thức tinh khiết nhất. Đây là cách tọa thiền
mà thiền sư Đạo Nguyên bênh vực, nó không dính dáng gì đến việc phấn đấu
để ngộ hay đạt được bất cứ một đối tượng nào khác. Trong phương pháp thực
hành cao nhất nầy, phương tiện và cứu cánh là một. Thiền Đại Thừa và Thiền
Tối Thượng Thừa kỳ thật bổ sung cho nhau. Khi được thực hành đúng bạn ngồi
trong niềm tin kiên định rằng tọa thiền chính là thể hiện Chân tánh không
ô nhiễm của mình, và đồng thời bạn ngồi trong niềm tin trọn vẹn rằng cái
ngày ấy sẽ đến, khi bạn kêu lên: “Ô, nó đây rồi!” Bạn sẽ nhận ra chân tánh
nầy không lầm lẫn. Vì thế, về mặt tự thức, bạn không cần cố gắng để
ngộ—Zen of the highest vehicle. This is the culmination and crown of
Buddhist Zen. This Zen was practiced by all Buddhas of the past, namely
Sakyamuni and Amitabha. It is the expression of the Absolute Life, life
in its purest form. It is the meditation that T’ao-Yuan chiefly advocated
and it involves no struggle for awakening or any other objects. In this
highest practice, means and end are just one, Mahayana Zen and Zen of the
highest vehicle are in fact complementary for one another. When rightly
practiced, you sit in the firm conviction that meditation is the
actualization of your undefiled True-nature, and at the same time you sit
in complete faith that the day will come when, exclaiming “Oh, this is
it!” You will unmistakably realize this True-nature. Therefore you need
not self-consciously strive for enlightenment.
Ngũ Chủng Thông: See Ngũ Thông.
Ngũ Chủng Thuyết Nhân: The five
kinds of those who have testified to Buddhism:
(A)
Phật tự khẩu thuyết: The Buddha.
Phật đệ tử thuyết: Đệ tử Phật thuyết pháp—Buddhist disciples.
Bậc Hiền triết thuyết hay tiên nhân thuyết: The sages.
Bậc Thánh nhân hay chư Thiên thuyết: The saints—Devas.
Hóa nhân hay Phàm phu thuyết: The incarnated beings.
Theo Kinh Hoa Nghiêm—According to the Flower Adornment Sutra:
Phật thuyết: The Buddha.
Bồ Tát thuyết: Bodhisattvas.
Thanh văn thuyết: Sravakas (hearers).
Nhân thuyết: Men.
Khí hay Chư pháp (vạn vật) thuyết: All things.
Ngũ Chủng Tín Tâm: The five
right objects of faith:
From one to four: See Tứ Tín Tâm.
5) Ngũ Ba La Mật—The
five
paramitas:
Bố Thí: Almsgiving.
Trì Giới: Morality.
Nhẫn Nhục: Patience.
Tinh Tấn: Zeal (Progress).
Thiền Định: Meditation.
Ngũ Chủng Tu Pháp: Năm loại tu
pháp—Five kinds of esoteric ceremonial:
Phiến Để Ca: Tức Tai hay Tịch Tai có nghĩa là dập tắt tai họa—Santika
(skt)—For stopping calamities.
Bố Sắc Trừng Ca: Paustika (skt)—Tăng ích hay Tăng vinh có nghĩa là tăng
trưởng—For success or prosperity.
A Tỳ Già Lỗ Ca: Điều phục hay hàng phục—Abhicaraka (skt)—For supressing or
exorcising.
A Yết Sa Ni: Câu triệu hay Nhiếp triệu có nghĩa là vời đến—Akarsani
(skt)—For calling or attracting of good beings or aid.
Phạt Thi Ca La Nã: Kính ái hay Khánh ái—Vasikarana (skt)—For seeking the
aid of Budhas and Bodhisattvas.
Ngũ Chủng Tỷ Lượng: Năm phương
pháp suy lý trong Phật giáo—The five inferences in Buddhism logic:
Tướng Tỷ Lượng: Căn cứ vào thứ đã thấy mà suy lý ra những thứ
khác—Inference from appearance (fire from smoke).
Thể Tỷ Lượng: Từ bộ phận mà suy ra cái lý của toàn thể—Inference from the
corporeal (two or more things from one).
Nghiệp Tỷ Lượng: Từ nghiệp tác mà suy lý nghiệp tác—Inference from action
(animal from its footmark).
Pháp Tỷ Lượng: Từ một bộ phận sự vật mà suy lý ra các bộ phận
khác—Inference from recognized law (old age from birth).
Nhân quả tỷ lượng: Thấy cái nhân mà suy ra cái lý của quả—Inference from
cause and effect (a traveller has a destination).
Ngũ Chuyên: Năm thứ chuyên
cần—Theo Chân Tông của Nhật Bản, muốn vãng sanh Tịnh Độ, Phật ử phải tu
một trong năm thứ chuyên sau đây—According to the Japanese Shin Sect, to
ensure rebirth in the Pure Land, Buddhists must devote practicing one of
the following devotions:
Chuyên Lễ: Devotion in worship.
Chuyên Độc Tụng kinh điển: Devotion in reciting or reading sutras.
Chuyên Quán: Devotion in meditation.
Chuyên niệm hồng danh Phật: Devotion in invocation of the name of Amitabha
Buddha.
Chuyên Tán thán chư Phật: Devotion in praising Buddhas.
Ngũ Chuyển: Năm chuyển hay năm
giai đoạn phát triển từ nhân đến quả theo Mật Giáo—The five evolutions or
developments according to the Esoteric Sects:
Phát Tâm Bồ Đề hay nguyện đắc thành quả vị Phật: To resolve on Buddhahood.
Tu Hành hay trì giữ giới luật: Observance of the rules.
Giác ngộ Bồ Đề: Do nhân hành mà chứng được đạo quả—Attainment of
enlightenment.
Năng lực cứu độ tha nhân: Đạt tới khả năng cứu độ tha nhân—Attainment of
power to aid others according to need.
Đạt thành quả vị Niết bàn: Attainment of Nirvana.
Ngũ Chuyển Thành Thân: See Ngũ
Chuyển and Ngũ Tướng Thành Thân.
Ngũ Chướng: Năm chướng ngại—The
five hindrances.
Năm chướng ngại mà Phật nói tới trong Kinh Pháp Hoa—The five hindrances
which the Buddha mentioned in the Lotus Sutra:
Tín Chướng: Khi dễ hay lừa dối là một chướng ngại cho niềm tin—Deception
is a bar to faith.
Tiến Chướng: Lười biếng là một chướng ngại cho tinh cần tu tập—Sloth or
laziness is a bar to zeal of cultivation.
Niệm Chướng: Sân hận hay giận dữ là một chướng ngại cho chánh niệm—Anger
is a bar to remembrance.
Định Chướng: Thù hận là một chướng ngại cho thiền định: Hatred is a bar to
meditation.
Tuệ Chướng: Oán ghét là một chướng ngại cho việc phát sanh trí tuệ—The
discontent is a bar to wisdom.
Theo Kinh Đại Nhật, có năm chướng ngại—According to the Vairocana Sutra,
there are five hindrances:
Phiền Não Chướng: The hindrances of passion-nature (original sin).
Nghiệp Chướng: The hindrances of karma caused in previous lives.
Sinh Chướng: The hindrances of the affairs of life.
Phát Chướng: The hindrances of no friendly or competent preceptor.
Sở tri Chướng: The hindrances of partial knowledge.
** For more information,
please see Ngũ
Chướng Ngại.
Ngũ Chướng Ngại: Năm chướng
ngại cho sự tiến bộ tinh thần, làm rối loạn sự nhìn sâu vào vạn hữu, ngăn
cản con người đạt tới sự tập trung hoàn toàn, cũng như khám phá ra chân
lý—Five hindrances to spiritual progress that hinder the mind, obstruct
insight, and prevent cultivators from attaining complete concentration and
from knowing the truth (Five factors (hindrances) which blind
our vision from the
truth):
Theo quan điểm Phật Giáo Đại Thừa—According to the point of view of
Mahayana Buddhism:
Tham dục: Kamachanda (p)—Tham ái duyên theo dục giới—Sensuous lust—Greed.
Sân hận: Vyapada (p)—Ill-will—Hatred.
Si mê: Ignorance—Physical and mental torpor.
Lo âu: Uddhaccakukkucca (p)—Restlessness and worry.
Nghi hoặc: Vicikiccha (p)—Doubt.
Theo quan điểm Phật Giáo Nguyên Thủy—According to the point of view of
Theravada Buddhism:
Tham dục hay tham ái duyên theo dục giới: Kamachanda (p)—Sensual desires.
Sân hận: Vyapada (p)—Hatred.
Hôn trầm dã dượi: Thinamiddha (p)—Sloth and torpor.
Phóng dật lo âu: Uddhaccakukkucca (p)—Restlessness and worry.
Hoài nghi: Vicikiccha (p)—Doubt, or indecision.
** For more information,
please see Five
kinds of Hindrances
in English-
Vietnamese Section.
Ngũ Chướng Của Nữ Nhân: Theo
phẩm Đề Bà trong Kinh Pháp Hoa, người nữ có năm chướng ngại—According to
the Lotus Sutra, Devadatta Chapter, there are five hindrances or obstacles
of women:
Chẳng được làm Phạm Thiên Vương: Inability to become Brahma-kings.
Chẳng được làm Đế Thích: Inability to become Indras.
Chẳng được làm Ma Vương: Inability to become Mara-kings.
Chẳng được làm Chuyển Luân Vương: Inability to become Cakravarti-kings.
Chẳng được làm Phật: Inability to become Buddhas. Kỳ thật, một người mang
thân nữ muốn thành Phật thì phải tu trong kiếp nầy sao cho chuyển thành
người nam trong kiếp lai sanh trước khi thành Phật—In fact, if a woman
wants to become a Buddha, that person has to cultivate in this life so
that in her next rebirth she can become a man.
Ngũ Chướng Tam Tòng Của Nữ Nhân:
Năm chướng ngại và ba phục tòng của người nữ—The five hindrances and the
three subbordinations of women:
Năm Chướng Ngại—The five hindrances—See Ngũ
Chướng Của Nữ Nhân.
(II) Tam Tòng—The three
subordinations:
Tại gia tòng phụ: Ở nhà thì phục tòng cha—At home she must subordinate to
her father.
Xuất giá tòng phu: Khi lấy chồng thì phải phục tòng chồng—When she gets
married, she must subordinate to her husband.
Phu tử tòng tử: Khi chồng qua đời thì phải phục tòng người con trai
cả—When her husband dies, she must subordinate to her eldest son.
Ngũ Công Đức Môn: Năm loại công
đức phải thành tựu để được vãng sanh về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di
Đà—The five effective or meritorious gates to Amitabha’s Pure Land:
Lễ Bái Môn: Đem thân nghiệp thờ kính Phật A Di Đà—Worship Amitabha Budha.
Tán thán Môn: Đem khẩu nghiệp xưng danh hiệu Đức Phật A Di Đà—Praise
Amitabha Buddha.
Tác Nguyện Môn: Hướng về A Di Đà Phật mà phát nguyện sanh về cõi Cực
Lạc—Vow to Amitabha Buddha.
Quán sát Môn: Đem trí huệ thiền định xem xét các công đức của cõi Phật A
Di Đà—Meditate on Amitabha Buddha.
Hồi hướng Môn: Sẳn sàng chịu khổ để cứu dộ chúng sanh, đem tất cả công đức
của mình bố thí lại cho hết thảy chúng sanh—Willingness to suffer for
universal salvation.
Ngũ Cụ Túc: Năm thứ đồ thờ đầy
đủ—The five complete utensils for worship:
(2) Hai bình bông: Two flower vases.
(2) Hai chân đèn: Two candlesticks.
(1) Lư hương: a censer.
Ngũ Cúng Dường: Năm thứ lễ vật
để cúng dường—The five kinds of offerings—The five Buddhist offerings:
(A)
Đồ Hương: Hương xức—Thuốc cao—Unguents.
Hoa Man: Tràng hạt—Chaplets.
Thiêu Hương (nhang hay hương thắp): Incense.
Phạn Thực: Thực phẩm—Food.
Đăng Minh: Đèn hay nến thắp—Lamps or candles.
(B)
Nước: Water.
Nhang: Incense.
Hoa: Flowers.
Gạo: Rice.
Đèn: Candles.
Theo Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật dạy có năm thứ cúng dường Pháp Thân và
Sanh Thân Phật: “Này chư Tỳ Kheo! Cho dù chúng sanh cúng dường Pháp Thân
hay Sinh Thân ta cũng đều nhận, thọ cho đó. Bởi do nơi cúng dường như vậy,
các chúng sanh ấy sẽ được đầy đủ các quả báo thiện lành, chứng được tam
thừa, tâm không thối chuyển. Các người thiện nam tín nữ hữu tâm và cúng
thí như vậy, có thể thanh tịnh được thân tâm, trang nghiêm quả vị vô
thượng Bồ Đề, có thể được an lạc vi diệu, hay bố thí tất cả vật cho tất cả
người, trong tất cả thời gian. Người ấy có thể thọ được tất cả các quả báo
lành. Lại nữa, tất cả các vật thực dù tịnh hay bất tịnh, dù là thượng vị
hay đồ tối dở, cho chí đến cát, đá, bùn, đất, sỏi, sạn, gạch, ngói, độc
dược, vân vân mỗi khi đưa vào trong miệng của Như Lai thì đều hóa thành ra
chất thượng vị Cam Lồ hết cả.”—According to the Great Jewel Collection
Sutra, there are five kinds of offerings for the purpose of the Buddha’s
Dharma Body and Birth-Body: “Bhikshus! Whether sentient beings make
offerings to the Dharma-Body or Birth-Body, I will receive and approve of
them. Through their offerings, those sentient beings will acquire complete
wholesome consequences, attain the three vehicles, and their minds will
not regress. For the good men and faithful women who have faith and make
offerings in that way, it is possible for them to purify their bodies and
minds, adorn the achievement of the Ultimate Enlightenment of Buddhahood.
It is possible to have the ultimate peace and happiness, and they often
make offerings of all materials goods to all people across all periods
past, present, and future. Such a person will reap all the wholesome
consequences of those actions. Moreover, with all edible items, whether
they are pure or impure, most tasteful or greatly distasteful, including
items such as sand, rock, dirt, mud, brick, roof tile, poison, etc., when
they are placed into the Tathagata’s mouth. All are turned into the most
delicious and holiest of foods.”
Nếu có chúng sanh nào vì Pháp Thân hoặc sanh thân của ta mà tạo dựng nhà
cửa, chỗ kinh hành, để cúng dường ta, thời ta liền thọ dụng: Build homes,
places of worship, etc, to make offerings to me, I will immediately
accept.
Nếu có chúng sanh nào tạo dựng rừng cây, vườn hoa, giảng đường, tịnh xá để
cúng dường ta, thời ta liền thọ dụng: Build parks, flower gardens, roads,
and temples to make offerings to me, I will immediately accept.
Nếu các hàng đệ tử có những ẩm thực, ngọa cụ như giường, nệm, chăn, chiếu,
vân vân, thuốc men, phòng nhà dâng cúng ta thời ta liền thọ dụng: The
various level of Buddhists who have foods, bedding materials such as
mattresses, blankets, etc., medicines, and places to live, etc, make
offerings to me, I will accept.
Nếu có các Pháp sư thăng tòa thuyết pháp, thời lúc ấy ta cũng chí tâm lắng
nghe: If any Dharma Master build high thrones to speak of the Dharma,
during such time, I will concentrate to listen.
Nếu có người cúng thí cho vị pháp sư ấy những y phục ẩm thực, ngọa cụ,
thuốc men, phòng nhà, vườn rừng, xe cộ, ruộng nương, tỳ nô, thời ta cũng
liền nhận thọ cho đó: If someone makes offerings to that Dharma Master,
such as Buddhist robes, foods, bedding materials, medicines, a room, a
garden, vehicle, crop field, servants during such time I will also accept
those offerings.
Ngũ Cư: See Ngũ Tịnh Cư Thiên.
Ngũ Diệu: Năm thứ tinh diệu chỉ
năm cảnh của Sắc, Thanh, Hương, Vị, và Xúc trong cõi Tịnh Độ—The five
wonders of purified or transcendental sight, sound, smell, taste, and
touch in the Pure Land.
Ngũ Diệu Cảnh Giới Lạc: Cảnh
giới hỷ lạc của Sắc, Thanh, Hương, Vị và Xúc nơi cõi Tịnh Độ—The joys of
purified or transcendental sight, sound, taste, smell and touch in the
Pure Land.
Ngũ Dục: Five Desires—Phàm phu
định nghĩa hạnh phúc là được thỏa mãn những ham muốn của mình, nhưng theo
đạo Phật thì càng ham muốn nhiều thì càng khổ nhiều, vì ham muốn của con
người thường là vô cùng vô tận mà sức lực của con người lại hữu hạn. Một
khi ham muốn không được thỏa mãn là đau khổ. Khi chỉ thỏa mãn được một
phần ham muốn, thì chúng ta vẫn tiếp tục theo đuổi chúng, và vì đó mà
chúng ta gây thêm nhiều đau khổ. Chỉ khi nào chúng ta tự biết đủ hay không
còn chạy theo ham muốn thì chúng ta mới thật sự có được sự yên ổn nơi thân
tâm—Ordinary people define happiness as the satisfaction of all desires,
but Buddhism believes that more desire brings more suffering because these
desires are boundless but our ability to realize them is limited. Once
desires are unfulfilled, we suffer. When desires are partially fulfilled,
we continue to pursue their complete fulfillment, and we create more
suffering. It is only after we feel self-sufficient with few desires, and
no longer pursue fulfillment of desires, we then can have a peaceful state
of mind.
Nghĩa của Ngũ Dục—The meanings of Five Desires:
Năm thứ dấy lên lòng dục của con người từ bên trong là sắc, thanh, hương,
vị, và xúc—The five creature desires stimulated by the objects of the five
earthly senses—The five desires, arising from the objects of the five
senses or internal organs, such as things seen, heard, smelt, tasted, or
touched.
Ngũ dục là năm thứ dục dấy lên dục vọng của con người từ bên ngoài—Five
desires are five kinds of desire stimulated by external materials.
Nội dung của Ngũ Dục—The contents of Five kinds of Desires:
Tài Dục:
Ham muốn của cải, thế lực và tiền tài—Desires of wealth, power, and money.
Ham muốn về tài năng: Desires for talent.
Sắc Dục: Ham muốn sắc dục—Desire of sex or beauty.
Danh Dục: Ham muốn danh tiếng, ảnh hưởng và tiếng khen—Desire of fame,
influence and praises.
Thực Dục: Ham muốn ăn uống—Desire of food and drink or eating.
Thùy Dục: Ham muốn ngủ nghỉ—Desire of sleep and rest.
** Đức Phật
ví chúng sanh chạy theo dục lạc của thế gian như những đứa trẻ đang liếm
mật trên lưỡi dao. Không có cách gì mà họ không bị cắt đứt lưỡi—Buddha
Sakyamuni compared sentient beings chasing after the fleeting pleasures of
this world to a child licking honey off a sharp knife. There is no way
they can avoid hurting themselves.
Ngũ Dục Công Đức:
Panca-kama-guna (p)—Five strands of sense-desire—Theo Kinh Phúng Tụng
trong Trường Bộ Kinh, có năm dục công đức—According to the Sangiti Sutta
in the Long Discourses of the Buddha, there are five strands of
sense-desire (cords of sensual pleasure):
Sắc do nhãn nhận thức, sắc nầy khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích
và hấp dẫn lòng dục: A sight seen by the eye as being desire, attractive,
nice, charming, associated with lust and arousing passion.
Âm thanh do tai nhận thức, âm thanh nầy khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý,
kích thích và hấp dẫn lòng dục—A sound heard by the ear as being desire,
attractive, nice, charming, associated with lust and arousing passion.
Mùi hương nầy do mũi nhận thức, mùi nầy khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý,
kích thích và hấp dẫn dục vọng—A smell smelt by the nose as being desire,
attractive, nice, charming, associated with lust and arousing passion.
Vị do lưỡi nhận thức, vị nầy khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích và
hấp dẫn lòng dục—A flavour tasted by the tongue as being desire,
attractive, nice, charming, associated with lust and arousing passion.
Xúc chạm do thân nhận thức, xúc chạm nầy khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý,
kích thích và hấp dẫn dục vọng—A tangible object felt by the body as being
desire, attractive, nive, charming, associated with lust and arousing
passion.
Ngũ Duy: Pancatanmatrani
(skt)—Năm yếu tố sanh ra từ ngã mạn, vi tế và thô thiển—The five subtle
and rudimentary elements out of which rise the five sensations:
Thanh Duy: Sensation of sound.
Xúc Duy: Sensation of touch.
Sắc Duy: Sensation of form.
Vị Duy: Sensation of taste.
Hương Duy: Sensation of smell.
Ngũ Duy Lượng: See Ngũ Duy.
Ngũ Duyên: Five excellent
causes of blessedness:
(A)
Trì giới: Keeping the commandments.
Đủ đầy thực phẩm và quần áo: Sufficient food and clothing.
Sống ẩn dật: Living and practicing in a secluded abode.
Chấm dứt mọi lo âu: Cessation of worry.
Chọn đúng thiện hữu tri thức: Selecting or choosing good friendship.
(B)
Loại trừ tội lỗi: Riddance of sins.
Hộ trì trường thọ: Protection through long life.
Quán tưởng Phật hay Đức A Di Đà: Vision of Buddha or Amitabha.
Phổ Cứu A Di Đà: Universal salvation by Amitabha.
Chắc chắn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc: Assurance of Amitabha’s heaven.
Ngũ Dược: See Ngũ Dược Thảo.
Ngũ Dược Thảo: Five kinds of
roots used as food in sickness.
Củ cải: Turnip.
Hành: Onion.
Bột hoàng tinh: Arrowroot.
Củ cải đỏ: Radish or carrot.
Rễ cây khử độc: A root curing poison.
Ngũ (Trọng) Đái: The five heavy
blockacges or serious hindrances—See Ngũ Độn Sử.
Ngũ Đài: See Ngũ Đài Sơn.
Ngũ Đài Sơn:
Pancasirsha—Pancasikha—Một trong bốn ngọn núi thiêng liêng của Phật giáo
Trung quốc (gần hướng đông bắc của tỉnh Sơn Tây). Ngũ Đài Sơn là pháp hội
của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát—One of the four mountains sacred to Buddhism in
China (near the north-eastern border of Shansi). The mountain that
contains the Buddhist Congregation of the Manjusri Maha Bodhisattva.
Ngũ (Trọng) Vân: The five banks
of clouds or obstructions for a woman—See Ngũ chướng.
Ngũ Đại:
Năm thế hệ: Five generations.
Năm triều đại thời cổ Trung Quốc: The five dynasties of Ancient China.
Năm đại hay năm yếu tố lớn—The five elements:
Đất: Earth.
Nước: Water.
Lửa: Fire.
Gió: Wind.
Hư không: Space.
** Những tông phái Mật giáo dùng năm ngón tay, khởi đầu bằng ngón tay
út, làm biểu hiệu cho ngũ đại—The esoteric sects use the five fingers,
beginning with the little finger, to symbolize the five elements.
Ngũ Đại Châu: The five
continents:
Á châu: Asia.
Âu châu: Europe.
Mỹ châu: America.
Phi châu: Afirca.
Úc châu: Australia.
Ngũ Đại Dương: The five oceans:
Ấn Độ dương: Indian Ocean.
Bắc Băng dương: Arctic Ocean.
Đại Tây dương: Atlantic Ocean.
Nam Băng dương: Antarctic Ocean.
Thái Bình dương: Pacific Ocean.
Ngũ Đại Hình: Năm biểu trưng
của năm yếu tố lớn—The symbols of the five elements:
Đất hình vuông: Earth as square.
Nước hình tròn: Water round.
Lửa hình chữ nhật: Fire triangular.
Gió hình bán nguyệt: Wind half moon.
Hư không bao gồm tất cả các hình trên: Space is the combination of the
other four.
Ngũ Đại Lực Bồ Tát: The five
powerful Bodhisattvas guardians of the four quarters and the center.
Ngũ Đại Phi Tình: Chúng vô tình
quan hệ trực tiếp với ngũ đại, trong khi chúng hữu tình quan hệ với ngũ
đại cộng thêm tâm thức—The inanimate connected directly with the five
great elements, while the animate connected with the same five, plus the
mind or perception.
Ngũ Đại Quán: Meditation on the
five elements—See Ngũ Đại.
Ngũ Đại Sắc: Năm màu chính—The
five chief colours:
Màu vàng biểu trưng cho đất: Yellow for earth.
Màu trắng biểu trưng cho nước: White for water.
Màu đỏ biểu trưng cho lửa: Red for fire.
Màu đen biểu trưng cho gió: Black for wind.
Màu xanh da trời biểu trưng cho hư không: Azure for space or sky.
Ngũ Đại Sứ Giả: Ngũ Thiên Sứ
Giả—Năm sứ giả lớn—The five duta—Five great lictors or deva-messengers:
Sanh: Birth.
Già: Old-age.
Bịnh: Disease.
Khổ: Sufferings—Earthly laws and punishments.
Chết: Death.
Ngũ Đại Thiên Sứ Giả: See Ngũ
Đại Sứ Giả.
Ngũ Đại Tông Phái: The five
great Buddhist schools:
Trường phái giáo thuyết: The Teaching school.
Trường phái Luật: The Vinaya school.
Thiền tông: The Zen school.
Mật tông: The Secret school.
Tịnh Độ tông: The Pure Land school.
Ngũ Đảnh: Pancasikha (skt)—The
five locks on a boy’s head—See Ngũ Phật Đảnh Tôn.
Ngũ Đảnh Luân Vương: See Ngũ
Phật Đảnh Tôn.
Ngũ Đảnh Sơn: See Ngũ Đài Sơn.
Ngũ Đao: The five swords—The
five skandhas—See Ngũ Uẩn.
Ngũ Đạo: The five gati—See Ngũ
Thú.
Ngũ Đạo Chuyển Luân Vương: Một
trong Thập Ngục Vương, người xử lại tội nhân sau ba năm thọ ngục—One of
the ten kings of Hades who retries the sufferers on their third year of
imprisonment.
Ngũ Đạo Lục Đạo: Năm nẻo sáu
đường—The five gati, the six gati—See Ngũ Đạo and Lục Đạo.
Ngũ Đạo Minh Quan: Một vị quan
trong Thập Ngục Vương—An officer in the retinue of the ten kings of Hades.
Ngũ Đạo Tâm: Theo A Tỳ Đạt Ma
Luận, có năm loại đạo tâm—According to the Abhidharma, there are five
kinds of path consciousness.
Đạo Tâm Nhập Lưu—Path consciousness of stream-entry:
Tâm Nhập Lưu Đạo Sơ Thiền, đồng phát sanh cùng Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất
Điểm: The first jhana path consciousness of stream-entry together with
initial application, sustained application, zest, happiness, and
one-pointedness.
Tâm Nhập Lưu Đạo Nhị Thiền, đồng phát sanh cùng Sát, Phỉ, Lạc, và Nhất
Điểm: The second jhana path consciousness of stream-entry together with
sustained application, zest, happiness, and one-pointedness.
Tâm Nhập Lưu Đạo Tam Thiền, đồng phát sanh cùng Phỉ, Lạc, và Nhất Điểm:
The third jhana path consciousness of stream-entry together with zest,
happiness, and one-pointedness.
Tâm Nhập Lưu Đạo Tứ Thiền, đồng phát sanh cùng Lạc và Nhất Điểm: The
fourth jhana path consciousness of stream-entry together with happiness
and one-pointedness.
Tâm Nhập Lưu Đạo Ngũ Thiền, đồng phát sanh cùng Nhất Điểm: The fifth jhana
path consciousness of stream-entry together with one-pointedness.
Ngũ Nhứt Lai Đạo Tâm—Five kinds of path conscious of once-returning—The
same as in (A), just replace “Stream-entry” with “Once-returning.”
Ngũ Bất Lai Đạo Tâm—Five kinds of path consciousness of non-returning—The
same as in (A), just replace “Stream-entry” with “Non-returning.”
Ngũ Vô Sanh Đạo Tâm—Five kinds of path consciousness of Arahantship—The
same as in (A), just replace “Stream-entry” with “Arahantship.”
Ngũ Đạo Tướng Quân: Một vị
tướng quân trong Thập Ngục Vương chuyên giữ sổ bộ đời—A general in the
retinue of the ten kings of Hades, who keeps the book of life.
Ngũ Đế: Năm chân lý—The five
parijnanas, ordinarily those arising from the five senses:
Nhân đế: Tập đế—The cause.
Quả đế: Khổ đế—The effect (suffering).
Trí đế: Năng tri đế hay Đạo đế—Diagnosis.
Cảnh đế: Sở tri đế hay Diệt đế—The end or cure (the extinction of
suffering).
Thắng đế: Chân Như—The supreme axiom.
Ngũ Điều Cà Sa: See Ngũ Điều Y.
Ngũ Điều Y:
Ngũ điều cà sa—Áo của người xuất gia tu Phật thường được may bằng năm mảnh
chấp lại—The monk’s robe of five patches, ordinarily worn in the
monastery, when abroad and for general purposes.
Hạ Y: Termed as the lowest of the grades of patch-robes.
Viện Nội Đạo Hành Tạp Tác Y: Áo mặc để làm việc trong khuôn tự viện—It is
styled the garment ordinary worn in the monastery.
Ngũ Đình Tâm Quán: Năm phép
quán để lắng tâm và diệt trừ ngũ dục—The five meditations for settling the
mind and ridding it of the five errors of desires, hate, ignorance, the
self, and a wayward or confused mind—The five-fold procedures for quieting
the mind.
Năm phép quán theo Phật Giáo Đại Thừa—The five meditations for setting the
mind in Mahayana Buddhism:
Quán Bất Tịnh: Quán thân bất tịnh—Contemplation of the impurity of the
body—Quán thế gia bất tịnh để diệt trừ tham dục và keo kiệt. Ngoài ra,
Phật dạy nên quán Thân và chư pháp bất tịnh. Kỳ thật dưới lớp da, thân thể
chúng ta chứa đựng toàn là những thứ nhơ nhớp và hôi thúi như thịt, xương,
máu, mủ, đàm, dãi, phân, nước tiểu, vân vân. Thế nên sau khi quán sát
tường tận, chúng ta thấy rõ không có gì để ôm ấp thân nầy—Meditation on
impurity of the worldly life to adjust the mind with regard to passion and
avarice. Besides, the Buddha also advised us to contemplate that the body
and all things as impure or filthy (vileness of all things). In fact,
beneath the layers of skin, our body contains filthy and smelly substances
such as meat, bones, blood, pus, phlegm, saliva, excrement, urine, etc.
After reflecting carefully of it, we can conclude that our body is hardly
worth cherishing.
Quán Từ bi: Quán từ bi để thương xót các loài hữu tình, đồng thời vun bồi
ý niệm thiện cảm với mọi người cũng như diệt trừ sân nhuế, lấy từ bi diệt
trừ sân hận. Chúng ta nên quán rằng tất cả chúng sanh, nhất là con người,
đều đồng một chân thể bình đẳng. Vì thế, nếu muốn, họ cũng có thể đoạn trừ
lòng thù hận và mở rộng lòng yêu thương cứu độ chúng sanh—Contemplation on
Compassion and Loving-kindness—Meditation on pity (mercy) for all and to
rid of hate and to cultivate the idea of sympathy to others and to stop
the tendency of anger and destroy resentment. We must visualize that all
sentient beings, especially people equally have a Buddha-nature. So, they
are able, if they want, to eradicate hatred and develop kindness and
compassion to save others.
Quán Nhân Duyên: Quán sát lý mười hai nhân duyên để trừ khử vô minh để
thấy rằng vạn pháp vạn hữu, hữu hình cũng như vô hình đều vô thường. Chúng
do duyên sanh mà có. Thân ta, sau khi trưởng thành, già, bệnh, chết; trong
khi tâm ta luôn thay đổi, khi giận khi thương, khi vui khi
buồn—Contemplation on the twelve links of Dependent Origination or
Causality to rid of ignorance. Contemplation on Cause and Condition to see
that all things in the world either visible or invisible are impermanent.
They come into being through the process of conditions. Our body, after
adulthood, grows older, delibitates and dies; whle our mind is always
changing, at times filled with anger or love, at times happy or sad.
Quán giới phân biệt: Quán giới phân biệt để nhận thức sự sai khác giữa các
quan điểm, để diệt trừ ngã kiến—Meditation on diversity of realms to see
the difference of standpoints and to get rid of selfish views.
Quán giới phân biệt là phân biệt và quán tưởng sự giả hợp của 18 giới gồm
6 căn, 6 trần và sáu thức để thấy chúng không thật có “ngã pháp.” Mục
đích là để diệt trừ ngã chấp và pháp chấp: Contemplation on the Relativity
of the eighteen realms aims at discerning the falsity of the union of the
18 realms of six sense organs, six objects, and six related Alaya
consciousnesses, so as to get rid of the ego-attachment and the
dharma-attachment.
Quán chư pháp để có sự phân biệt chân chánh cũng như diệt trừ bản ngã:
Contemplation on all dharmas to obtain right discrimination and to rid of
the self.
Quán Sổ tức (trì tức niệm): Đếm số hơi thở nhằm đưa đến sự tập trung tư
tưởng và diệt trừ loạn tâm. Đây là phương thức hay nhất cho người sơ cơ
kiểm soát và thanh tịnh tâm mình bằng cách đếm hơi thở vào thở ra:
Contemplation on counting breath (Breathing) leading to concentration so
as to rid of scattered (inattentive—distracted—unsettled—confused) mind
(to correct the tendency of mental dispersion). This is the best way for
beginners to control and pacify their mind by counting their breathing in
and out.
Năm phép quán theo Phật Giáo Nguyên Thủy. Trong kinh Trung A Hàm, Đức Phật
đã chỉ vạch 5 điều mà hành giả cần quán chiếu, để loại trừ những tư tưởng
bất thiện, tâm trở lại an trụ vững vàng và vắng lặng, hợp nhất và định vào
đề mục mà mình đang quán chiếu, để tự mình làm chủ lấy con đường mà tiến
trình tư tưởng mình đã trải qua. Tự mình cắt lìa tham ái và trọn vẹn tháo
gỡ thằng thúc phát sanh bởi tham ái. Làm được như vậy là tự mình đã khắc
phục ngã mạn và chấm dứt khổ đau—The five meditations for setting the minh
in the Theravada Buddhism. In Majjhima Nikaya, the Buddha pointed out five
things a cultivator should always reflect on in order to remove evil
thoughts, and to help the mind stand firm and calm, become unified and
concentrated within its subject of meditation. To accomplish these, that
meditator is called the master of the paths along which thoughts travel.
He thinks the thought that he wants to think. He has cut off craving and
removed the fetter fully; mastering pride he has made an end of suffering:
Nếu khi suy niệm về một đề mục mà những tư tưởng xấu xa tội lỗi, bất
thiện, kết hợp với tham sân si phát sanh đến hành giả, để loại trừ những
tư tưởng bất thiện ấy, vị nầy nên hướng tâm suy niệm về một đề mục khác có
tính cách thiện lành. Chừng ấy tâm bất thiện bị loại trừ. Do sự loại trừ
nầy, tâm trở lại vững vàng an trụ, và trở nên vắng lặng, hợp nhất và định
vào đề mục mình đang quán chiếu: If through reflection on an object, evil,
unwholesome thoughts associated with desire, hate and delusion arise in a
meditator, in order to get rid of them he should reflect of another object
which is wholesome. Then the evil, unwholesome thoughts are removed; they
disappear. By their removal the mind stands firm and becoming calm,
unified and concentrated within his subject of meditation.
Nếu khi đã hướng tâm về đề mục khác có tính cách thiện lành mà những tư
tưởng bất thiện vẫn còn phát sanh, hành giả nên suy xét về mối hiểm họa
của nó như sau: “Quả thật vậy, những tư tưởng nầy của ta rõ ràng là bất
thiện, đáng bị chê trách, và chúng sẽ đem lại quả khổ.” Chừng ấy, những tư
tưởng bất thiện sẽ bị loại trừ tan biến. Do sự loại trừ nầy mà tâm của
hành giả trở lại vững vàng an trụ, và trở nên vắng lặng, hợp nhất và định
vào đề mục mình đang quán chiếu: If the evil thoughts still arise in a
meditator who reflects on another object which is wholesome, he should
consider the disadvantages of evil thoughts thus: “Indeed, these thoughts
of mine are unwholesome, blameworthy, and bring painful consequences.”
Then his evil thoughts are removed, they disappear. By their removal the
mind stands firm and becoming calm, unified and concentrated within his
subject of meditation.
Nếu đã suy xét về hiểm họa của những tư tưởng bất thiện mà nó vẫn còn phát
sanh, hành giả nên phát lờ đi, không để ý đến, không lưu tâm suy niệm về
các pháp bất thiện ấy nữa. Chừng ấy những tư tưởng bất thiện sẽ bị loại
trừ tan biến. Do sự loại trừ nầy mà tâm hành giả trở lại vững vàng an trụ,
và trở nên vắng lặng, hợp nhất và định vào đề mục mình đang quán chiếu:
If the evil thoughts still arise in a meditator who thinks over their
disadvantages, he should pay no attention to, and not reflect on those
evil thoughts. The the evil thoughts are removed, they disappear. By their
removal the mind stands firm and becoming calm, unified and concentrated
within his subject of meditation.
Nếu đã không để ý đến, không lưu tâm suy niệm về các tư tưởng bất thiện ấy
nữa, mà chúng vẫn còn phát sanh, hành giả nên suy niệm về việc loại trừ
nguồn gốc của những tư tưởng bất thiện ấy. Chừng ấy, những tư tưởng bất
thiện bị loại trừ tan biến. Do sự loại trừ nầy mà tâm hành giả trở lại
vững vàng an trụ, và trở nên vắng lặng, hợp nhất và định vào đề mục mình
đang quán chiếu: If the evil thoughts still arise in a meditator who pays
no attention to and does not reflect on evil thoughts, he should reflect
on removing the roof of those thoughts. Then the evil unwholesome thoughts
are removed, they disappear. By their removal, the mind stands firm and
becoming calm, unified and concentrated within his subject of meditation.
Nếu đã suy niệm về việc loại trừ nguồn gốc của những tư tưởng bất thiện ấy
mà chúng vẫn còn phát sanh, hành giả nên cắn răng lại và ép lưỡi vào đóc
giọng, thu thúc, khắc phục và lấy tâm thiện kiểm soát tâm bất thiện. Chừng
ấy, những tư tưởng bất thiện bị loại trừ tan biến. Do sự loại trừ nầy mà
tâm hành giả trở lại vững vàng an trụ, trở nên vắng lặng, hợp nhất và định
vào đề mục mà mình đang quán chiếu: If the evil thoughts still arise in a
meditator who reflects on the removal of their root, he should with
clenched teeth, and tongue pressed against his palate restraint, overcome
and control the evil mind with the good mind. Then the evil thoughts are
removed, they disappear. By their removal the mind stands firm and
becoming calm, unified and concentrated within his subject of meditation.
Ngũ Đình Tứ Niệm: Ngũ Đình Tâm
quán và Tứ Niệm Xứ nhằm giúp cho tâm định tĩnh cũng như thoát khỏi ngũ dục
và loạn tâm—Five meditations and four foundations of mindfulness for
settling the mind and ridding it of the five errors of desire, hate,
ignorance, self, and wayward or confused mind.
Ngũ Đình Tâm Quán: Five meditations—See Ngũ Đình Tâm Quán.
Tứ Niệm Xứ: Four foundations of mindfulness—See Tứ Niệm Xứ.
Ngũ Độ: Năm phương tiện đưa
chúng sanh qua biển sanh tử—The five means of transportation over the sea
of mortality to salvation (five paramitas):
(A)
Bố thí: Almsgiving.
Trì giới: Commandment-keeping.
Nhẫn nhục: Patience under provocation.
Tinh tấn: Zeal.
Thiền định: Meditation.
** See Lục Độ Ba La
Mật.
(B) Năm vương
quốc Ấn Độ hay năm tôn giáo lớn ở Ấn Độ—The five kingdoms of ancient India
or five great religions of India.
Ngũ Độc: The five kysaya
periods of turbidity, impurity or chaos:
Kiếp độc: The kalpa in decay, when it suffers deterioration and gives rise
to the ensuing form—The defilement of the world-age, when war and natural
disasters are rife.
Kiến độc: Deterioration of view, egoism—The defilement of views, when
incorrect, perverse thoughts and ideas are predominant.
Phiền não độc: The passions and delusions of desire, anger, stupidity,
pride, and doubt prevail—The defilement of passions, when all kinds of
transgressions are exalted.
Chúng sanh độc: In consequence human miseries increase and happiness
decreaces—The defilement of the human being condition, when people are
usually dissatisfied and unhappy.
Mệnh độc: Human lifetime gradually diminishes to ten years—The defilement
of the life-span, when the human life-span as a whole decreases.
Ngũ Độn Sử: Panca-klesa—Năm thứ
mê mờ ám độn bắt nguồn từ thân kiến mà sanh ra—Five dull, unintelligent,
or stupid vices or temptations—Five envoys of stupitity caused by the
illusion of the body or self:
Tham: Desire—Hankering after—Greed, which causes clinging to earthly life
and things, therefore reincarnation.
Sân: Anger or resentment.
Si: Stupidity or foolishness.
Mạn: Arrogance.
Nghi: Doubt.
Ngũ Đồng Duyên Ý Thức: Ý thức
cùng với năm thức khác duyên với năm cảnh—The mental conception combines
with the perceptions of the five senses.
Ngũ Đức Tự Tứ: Năm đức tự tứ—Cử
hành nghi thức tự tứ cử tội trong ngày kết thúc an cư kiết hạ—The five
virtues require in a confessor at the annual confessional ending the rainy
retreat:
Bất Ái: Không luyến ái—Freedom from predilections.
Bất Nhuế: Không sân hận—Freedom from anger.
Bất Bố: Không sợ hãi—Freedom from fear.
Bất Si: Không si mê—Freedom from ignorance or not easily deceived.
Trị tự tứ bất dữ tự tứ: Biết tự tứ và không biết tự tứ—Discernment of
shirkers of confession.
Ngũ Gia Sở Cộng: Năm nhà của
chung hay tiền của thế gian đều có một thứ cám dỗ chung—The five classes
of wealth in the world which have their common prey, the wealth struggled
for by others:
Vua: Rulers.
Giặc: Thieves.
Lửa: Fire.
Nước: Water.
Con ác: Prodigal sons
Ngũ Gia Thất Tông: Năm nhà bảy
phái, chỉ sự phân chia tông phái trong Thiền tông Trung Hoa. Thiền Tông
Trung Hoa chia làm hai phái Bắc Thần Tú, Nam Huệ Năng. Bắc Thần Tú vẫn duy
trì một tông không bị phân chia, Nam Huệ Năng chia ra làm bảy phái (Qui
Ngưỡng, Lâm tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn, Hoàng Long và Dương
Kỳ)—Divisions of the Chinese Zen or Meditative School. It divided into
Northern and Southern schools under Shen-Hsiu and Hui-Neng respectively.
The northern school continued as a unit, the southern divided into seven
sects.
Ngũ Giả Danh Hảo Tâm Bố Thí Nhân:
Năm loại người giả danh hảo tâm mà bố thí—Five kinds of people who pretend
to give out of goodness of their hearts.
Miệng nói tốt, hoặc nói bố thí mà không bao giờ chịu thực hành, chỉ là
những lời hứa trống rỗng: Talk of goodness or giving, but they never carry
out what they say, only hollow speech or empty promises.
Lời nói và hành động đều trái ngược nhau, tức là ngôn hành bất tương ưng:
Speech and actions contradict one another.
Bố thí mà trong tâm luôn mong cầu được bồi hoàn bằng các sự đền ơn đáp
nghĩa: Give but their minds always hope that their actions will be
compensated and be returned in some way.
Bỏ ra có một tấc mà muốn thâu vào một thước: Give little but want a great
deal in return.
Gieo trồng ít mà muốn đặng trái nhiều: Plant few seeds but wish to harvest
abundance of fruits.
Ngũ Giác:
Lầu năm góc: Pentagon.
Năm loại giác—The five states of bodhi or states of enlightenment:
Bổn giác: Trí huệ hay sự hiểu biết tuyệt đối bên trong hay Bồ Đề vốn sẳn
có trong mỗi người—Absolute eternal wisdom, or bodhi which possessed by
everyone.
Thủy giác: Thể giác hay trí huệ Bồ Đề trong giai đoạn cuối cùng, dựa vào
công phu tu hành mà có—Bodhi in its initial stages or in action, arising
from right observances.
Tương tự giác: Bồ Tát ở ngôi Thập Tín được giác thể tương tự như Thủy
Giác—Bodhisattva-attainment of bodhi in action of the ten faiths.
Tùy phần giác: Bồ Tát ở ngôi Thập Trụ, Thập Hành và Thập Hồi Hướng, từng
phần được thủy giác—Further Bodhisattva-enlightenment in action of the ten
grounds, ten necessary activities and ten kinds of dedications, according
to their capacity, attain Bodhi in its final stages.
Cứu cánh giác: Diệu Giác—Thành tựu viên mãn bổn giác—To reach the final or
complete enlightenment—To reach the perfect quiescent stage of orginal
bodhi.
Ngũ Giải Thoát Luân: The five
wheels of liberation or salvation (the five mandala in which are the Five
Dhyani-Buddhas)—See Ngũ Phật.
Ngũ Giải Thoát Thành Thục Tưởng:
Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm giải thoát thành thục
tưởng—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha,
there are five perceptions of making for maturity of liberation:
Vô Thường Tưởng: Anicca-sanna (p)—The perception of impermanence.
Khổ Tưởng Trong Vô Thường: Anicce-dukkha-sanna (p)—The perception of
suffering in impermanence.
Vô Ngã Tưởng trong Khổ: Dukkhe-anatta-sanna (p)—The perception of
impersonality in suffering.
Đoạn Trừ Tưởng: Pahana-sanna (p)—The perception of abandoning.
Vô Tham Tưởng: Viraga-sanna (p)—The perception of dispassion.
Ngũ Giải Thoát Xứ:
Vimuttayatanani (p)—Five bases of deliverance—Theo Kinh Phúng Tụng trong
Trường Bộ Kinh, có năm giải thoát xứ—According to the Sangiti Sutta in the
Long Discourses of the Buddha, there are five bases of deliverance:
Giải Thoát Xứ Thứ Nhất—The first base of deliverance: Ở đây vị Tỳ Kheo,
khi nghe bậc Đạo Sư, hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp,
đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và văn cú. Nhờ vậy mà sanh khoan
khoái, nhờ khoan khoái hỷ sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ thân
khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tỉnh—Here, the teacher
or a respected fellow-disciple teaches a monk Dhamma. Anh he receives the
teaching, he gains a grasp of both the spirit and the letter of the
teaching. At this, joy arises in him, and from this joy, delight; and by
this delight his sense are calmed, he feels happiness as a result, and
with this happiness his mind is established.
Ở đây vị Tỳ Kheo không nghe giáo pháp, nhưng vị ấy, theo điều đã nghe đã
học từ trước, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác, vị ấy đối
với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và văn cú. Nhờ vậy mà sanh khoan khoái,
nhờ khoan khoái sanh hỷ. Nhờ hỷ tâm mà thân khinh an. Nhờ thân khinh an,
lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ tâm được định tỉnh—Here a monk who has not heard
the teaching, but in the course of teaching Dhamma to others he has learnt
it by heart as he has heard it. At this, joy arises in him, and from this
joy, delight; and by this delight his senses are calmed, he feels
happiness as a result, and with this happiness his mind is established.
Giải Thoát Xứ Thứ Ba—The third base of deliverance: Ở đây vị Tỳ Kheo không
được nghe bậc Đạo Sư hay một vị đồng phạm đáng kính nào thuyết pháp, cũng
không theo điều đã nghe, điều đã học thuyết pháp một cách rộng rãi cho các
người khác. Vị ấy theo điều đã nghe đã học, tụng đọc pháp một cách rõ
ràng, do vậy đối với pháp ấy hiểu được nghĩa lý và văn cú. Nhờ hiểu được
nghĩa lý và văn cú mà thân được khinh an. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh.
Nhờ lạc thọ, tâm được định tỉnh—Here a monk who has not heard the
teaching, but as he is chanting the Dhamma, joy arises in him, and from
this joy, delight; and by this delight his senses are calmed, he feels
happiness as a result, and with this happiness his mind is established.
Giải Thoát Xứ Thứ Tư—The fourth base of deliverance: Ở đây vị Tỳ Kheo,
không nghe một bậc Đạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh thuyết pháp; cũng
không theo điều đã nghe đã học mà thuyết pháp rộng rãi cho các người khác;
cũng không theo điều đã nghe đã học, tụng đọc một cách rõ ràng. Vị ấy theo
những điều đã nghe đã học, dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy. Nhờ
vậy mà đối với pháp ấy hiểu được nghĩa lý và văn cú. Nhờ hiểu nghĩa lý và
văn cú, khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái sanh, hỷ tâm sanh. Nhờ hỷ tâm,
thân khinh an. Nhờ khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định
tỉnh: Here a monk who has not heard the teaching from a teacher or a
respected fellow-disciple; nor has he taught the Dhamma; nor has he
chanted the Dhamma; but when he applies his mind to the Dhamma, thinks and
ponders over it and concentrates his attention on it, joy arises in him,
and from this joy, delight; and by this delight his senses are calmed, he
feels happiness as a result, and with this happiness his mind is
established.
Giải Thoát Xứ Thứ Năm—The fifth base of deliverance: Ở đây vị Tỳ Kheo
không nghe bậc Đạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp,
cũng không theo điều đã nghe đã học thuyết giảng một cách rộng rãi cho các
người khác, cũng không theo điều đã nghe đã học dùng tâm tầm cầu, suy tư,
quán sát, nhưng vị Tỳ Kheo ấy khéo nắm giữ một định tướng, khéo tác ý,
khéo thọ trì, khéo thể nhập nhờ trí tuệ, nên đối với pháp ấy hiểu được
nghĩa lý và văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý và văn cú, nên khoan khoái
sanh. Nhờ khoan khoái sanh, hỷ tâm sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an. Nhờ
thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm định tỉnh—Here a monk who
has not heard the teaching from a teacher or a respected fellow-disciple;
nor has he taught the Dhamma; nor has he chanted the Dhamma; nor has he
thought or pondered over the Dhamma; but when he has properly grasped some
concentration-sign (samadhi-nimittam), has well considered it, applied his
mind to it (supadharitam), and has well penetrated it with wisdom
(suppatividdham-pannaya). At this, joy arises in him, and from this joy,
delight; and by this delight his senses are calmed, he feels happiness as
a result, and with this happiness his mind is established.
Ngũ Gián Sắc: See Ngũ Sắc.
Ngũ Giáo: Năm giáo phái của
tông Hoa Nghiêm. Có hai nhóm—The five divisions of Buddhism according to
the Hua-yen School. There are two groups:
Từ sư Đỗ Thuận xuống đến sư Hiền Thủ—From Tu-Shun down to Hsien-Shou:
Tiểu Thừa Giáo: Theravada (skt)—Phái Tiểu Thừa Theravada giải thích về
“ngã không,” chư pháp là có thật, và niết bàn là đoạn diệt (dành cho hạng
chúng sanh có căn cơ thấp kém nhỏ nhoi). Giáo lý nầy thuộc kinh điển A
Hàm. Mặc dù chúng phủ nhận sự hiện hữu của một bản ngã cá biệt, lại chủ
trương thực hữu và thừa nhận sự hiện hữu của tất cả pháp sai biệt hay pháp
hữu. Theo kinh điển nầy thì Niết Bàn là cứu cánh diệt tận, nhưng lại không
thấu triệt về tính cách bất thực (pháp không) của chư pháp. Về duyên khởi,
luận, giáo lý nầy thuộc về nghiệp cảm duyên khởi—The Doctrine of the Small
Vehicle or Hinayana. The Hinayana corresponds to the Agama sutras which
interpret that the self is without substance, the separate elements or
dharmas are real, and nirvana is their total annihilation. This doctrine
refers to the teaching of the four Agamas. Although they deny the
existence of the personal self (pudgala-sunyata), they are realistic and
admit the existence of all separate elements (dharma). They hold that
Nirvana is total extinction, and yet they do not understand much of the
unreality of all elements (dharma-sunyata). As to the causation theory,
they attribute it to action-influence.
Đại Thừa Thủy Giáo: Khởi thủy Đại Thừa, được chia làm hai chi (giáo lý dạy
cho những người vừa bước lên Đại Thừa). Cả hai đều không thừa nhận sự hiện
hữu của Phật tánh trong mọi loài, nên cả hai được xem như là nhập môn sơ
thủy—The Elementary Doctrine of the Great Vehicle (Mahayana). The primary
or elementary stage of Mahayana is divided into two sections. Since
neither admits the existence of the Buddha-nature (Buddha-svabhava) in all
beings, both are considered to be elementary:
Tướng Thủy Giáo: Giáo lý nhập môn y cứ trên sai biệt tướng của chư pháp,
như Pháp Tướng Tông. Tướng Thủy Giáo phân tách về tánh đặc thù của chư
pháp, được tìm thấy trong các kinh Du Già—The elementary doctrine based on
the specific character of all elements (dharma-laksana), e.g., the
Idealistic School or Dharmalaksana. Realistic Mahayana which analyzes the
specific and distinct character of the dharmas, found in the Yogachara
Sutras.
Pháp Tướng tông nêu lên thuyết A-Lại-Da duyên khởi trên nền tảng pháp
tướng và không biết đến nhất thể của sự và lý. Vì tông nầy chủ trương sự
sai biệt căn để của năm hạng người, nên không thừa nhận rằng mọi người đều
có thể đạt đến Phật quả—The Dharmalaksana School sets forth the theory of
causation by ideation-store (Alaya-vijnana) on the basis of phenomenal
charateristics (laksana) and does not recognize the unity of fact and
principle. Also, since it maintains the basic distinction of five species
of men, it does not admit that all men can attain Buddhahood.
Không Thủy Giáo: Giáo lý nhập môn y cứ trên sự phủ định về tất cả các pháp
hay pháp không, như Tam Luận Tông. Không Thủy Giáo dạy về lẽ không của chư
pháp, được tìm thấy trong các kinh Bát Nhã—The elementary doctrine based
on negation of all elements or dharma-sunyata, e.g., San-Lun School. This
is the Idealistic Mahayana that holds all dharmas are non-substantial,
found in Prajna or Wisdom Sutras.
Tam
Luận tông chủ trương thiên chấp về “Không” trên căn cứ của “tự tánh”
(Svabhava-alaksana) hay tánh vô tướng không có bản chất tồn tại, nhưng lại
thừa nhận nhất thể của hữu, nên tông nầy xác nhận rằng mọi người trong tam
thừa và năm chủng tánh đều có thể đạt đến Phật quả—The San-Lun holds the
one-sided view of “Void” on the basis of “own nature” or no abiding
nature, but admitting the unity of being and non-being, it affirms that
men of the three vehicles and the five species are all able to attain
Buddhahood.
Đại
Thừa Chung Giáo: Đại Thừa trong giai đoạn cuối dạy về Chân Như
(dharmatathata) và Phật tánh phổ quát, dạy về lẽ chân như bình đẳng, và
khả năng thành Phật của chúng sanh, tìm thấy trong Kinh Lăng Già, Đại Bát
Niết Bàn hay Đại Thừa Khởi Tín Luận, vân vân. Giáo lý nầy thừa nhận rằng
tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có thể đạt đến Phật quả. Thiên
Thai tông theo giáo lý nầy. Chân lý cứu cánh Đại Thừa được trình bày bằng
giáo lý nầy. Do đó, nó được gọi là giáo lý thuần thục hay Thục Giáo. Trong
thủy giáo, sự và lý luôn tách rời nhau, trong khi ở chung giáo, sự lúc nào
cũng là một với lý, hay đúng hơn cả hai là một. Như Lai Tạng Duyên Khởi là
đặc điểm của giáo lý nầy. Nó cũng còn được gọi là Chân Như Duyên Khởi—The
Final Mahayana teaching, or the Mahayana in its final stage which teaches
the Bhutatathata and universal Buddhahood, or the essentially true nature
of all things and the ability of all beings to attain Buddhahood. This is
the final metaphysical concepts of Mahayana, as presented in the
Lankavatara Sutra, the Mahaparinirvana text, and the Awakening of Faith,
etc. This doctrine asserts that all living beings have Buddha-nature and
can attain Buddhahood. The T’ien-T’ai School adheres to this doctrine. By
this teaching the Ultimate Truth of Mahayana is expounded. Therefore, it
is called the Doctrine of Maturity. As it agrees with reality, it also
called the True Doctrine. In the elementary doctrine, fact and principle
were always separate, while in this final doctrine, fact is always
identified with principle, or in short, the two are one. The causation
theory by Matrix of the Thuscome is special to this doctrine. It is also
called the theory of causation by Thusness or Tathata.
Đại
Thừa Đốn Giáo: The Abrupt Doctrine of the Great Vehicle.
Giáo lý nầy chỉ cho ta sự tu tập không cần ngôn ngữ hay luật nghi, mà gọi
thẳng vào trực kiến của mỗi người—This means the training without word or
order, directly appealing to one’s own insight.
Giáo lý nầy nhấn mạnh đến “trực kiến,” nhờ đó mà hành giả có thể đạt đến
giác ngộ viên mãn tức khắc. Tất cả văn tự và ngôn ngữ đều đình chỉ ngay.
Lý tánh sẽ tự biểu lộ trong thuần túy của nó, và hành động sẽ luôn luôn
tùy thuận với trí huệ và tri kiến—This teaching emphasized on one’s own
insight by which one can attain enlightenment all at once. All words and
speech will stop at once. Reason will present itself in its purity and
action will always comply with wisdom and knowledge.
Đốn
giáo bằng chánh định nơi tư tưởng hay niềm tin chứ không bằng tu trì thiện
nghiệp. Giáo lý nầy dạy cho người ta chứng ngộ tức thì dựa trên những
giảng giải bằng lời hay qua tiến trình thực hành tu tập cấp tốc, tìm thấy
trong Kinh Duy Ma Cật—The Mahayana immediate, abrupt, direct, sudden, or
intuitive school, by right concentration of thought, or faith , apart from
good works (deeds). This teaching expounds the abrupt realization of the
ultimate truth without relying upon verbal explanations or progression
through various stages of practice, found in Vimalakirti Sutra.
Giáo lý nầy chủ trương nếu tư tưởng không còn mống khởi trong tâm của hành
giả thì người ấy là một vị Phật. Sự thành đạt nầy có thể gặt hái được qua
sự im lặng, như được Ngài Duy Ma Cật chứng tỏ, hay qua thiền định như
trường hợp của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, sơ tổ Thiền Tông Trung Hoa—This doctrine
holds that if thought ceases to arise in one’s mind, the man is a Buddha.
Such an attainment may be gained through silence as shown by Vimalakirti,
a saintly layman in Vaisali, or through meditation as in the case of
Bodhidharma, the founder of Chinese Ch’an School.
Viên Giáo: Viên giáo dạy về Nhất Thừa hay Phật Thừa. Viên giáo Hoa Nghiêm,
phối hợp tất cả làm thành một tông, được tìm thấy trong các Kinh Hoa
Nghiêm và Pháp Hoa. Có hai trình độ của Đại Thừa Viên Giáo—The Round
Doctrine of the Great Vehicle or the Perfect teaching expounds the One
Vehicle, or the Buddha Vehicle. The complete or perfect teaching of the
Hua-Yen, combining the rest into one all-embracing vehicle, found in the
Avatamsaka and Lotus Sutras. There are two grades of the round or perfect
doctrine.
Nhất Thừa Đồng Giáo: One Vehicl of the Identical Doctrine—Trong đó nhất
thừa được giảng thuyết bằng phương pháp đồng nhất hay tương tự với cả ba
thừa. Nhất Thừa của tông Hoa Nghiêm bao gồm tất cả các thừa. Tuy nhiên,
tùy theo căn cơ mà giảng ba thừa để chuẩn bị cho những kẻ khát ngưỡng. Cả
ba đều tuôn chảy từ Nhất Thừa và được giảng dạy bằng phương pháp đồng nhất
như là một. Theo tông Hoa Nghiêm thì ba thừa nầy là—In which the One
Vehicle is taught an identical or similar method with the other three
Vehicles. The One Vehicle of the Avatamsaka School is inclusive of all
Vehicles. However, for the convenience the three vehicles are taught to
prepare the aspirants. The three flow out of the One Vehicle and are
taught in the identical method as the one. The three Vehicles recognized
by the Avatamsaka School.
Tiểu Thừa: Hinayana (skt)—The Small Vehicle.
Đại
Thừa Tiệm Giáo: The Gradual Mahayana.
Đại
Thừa Thủy Giáo: The Elementary
Mahayana.
Đại
Thừa Chung Giáo: The Final
Mahayana.
Đại
Thừa Đốn Giáo: The Abrupt Doctrine of the Great Vehicle.
Nhất Thừa Biệt Giáo: Trong đó nhất thừa được nêu lên hoàn toàn khác biệt
hay độc lập với những thừa khác như trường hợp giáo lý Hoa Nghiêm trong đó
nói lên học thuyết về thế giới hỗ tương dung nhiếp. Nhất Thừa cao hơn ba
thừa kia. Nhất thừa là chân thật còn ba thừa được coi như là quyền biến
(tam quyền nhất thật): One Vehicle of the Distinct Doctrine in which the
One Vehicle is set forth entirely distinct or independent from the other
Vehicles, as in the case of the teaching of the Avatamsaka School, in
which the doctrine of the world of totalistic harmony mutually relating
and penetrating is set forth. The One Vehicle is higher than the other
three. The One Vehicle is real while the three are considered as
temporary.
Theo Khuê Phong—According to Kuei-feng:
Nhân Thiên Giáo: Những ai giữ ngũ giới sẽ tái sanh trở lại vào cõi người
và những ai hành thập thiện sẽ được tái sanh vào cõi trời—Rebirth as human
beings for those who keep the five commandments and as devas for those who
keep the ten commandments.
Tiểu Thừa Giáo: See Tiểu Thứa Giáo in (A).
Đại
Thừa Pháp Tướng: See Đại Thừa Thủy Giáo (a).
Đại
Thừa Pháp Tướng Giáo: See Đại Thừa Thủy Giáo (b).
Nhất Thừa Hiển Tính Giáo: Trình bày Phật tánh phổ quát. Nhất Thừa Hiển
Giáo bao gồm cả Đại thừa chung giáo, Đốn giáo và Viên giáo—The one vehicle
which reveals the universal Buddha-nature. It includes the Mahayana in its
final stage, the immediate and the complete or perfect teaching of the
Hua-Yen.
** For more information, please see Ngũ Thời
Giáo.
Ngũ Giáo Chương: Công trình của
Đại sư Pháp Tạng thời nhà Đường giải thích giáo nghĩa của Ngũ Giáo—The
work prepared by Fa-Tsang of the T’ang dynasty, explaining the doctrine of
the five schools.
Ngũ Giáo Hoa Nghiêm: See Ngũ
Giáo.
Ngũ Giới: Panca Veramani
(skt)—Five Precepts—Trong cả hai trường phái Nguyên Thủy và Đại Thừa, Đức
Phật dạy các đệ tử của Ngài, nhất là Phật tử tại gia giữ gìn ngũ giới. Dù
Kinh Phật không đi vào chi tiết, nhưng các đạo sư cả hai trường phái đã
giải thích rất rõ ràng về năm giới nầy—In both forms of Buddhism,
Theravada and Mahayana, the Buddha taught his disciples, especially
lay-disciples to keep the Five Precepts. Although details are not given in
the canonical texts, Buddhist teachers have offered many good
interpretations about these five precepts:
Nghĩa của ngũ giới—The meanings of Panca-veramani:
The five commandments of Buddhism (against murder, theft, lust, lying and
drunkenness)—Năm giới cấm của Phật tử tại gia và xuất gia, tuy nhiên Phật
chế ngũ giới đặc biệt cho những Phật tử tại gia. Người trì giữ năm giới sẽ
được tái sanh trở lại vào kiếp người (giới có nghĩa là ngăn ngừa, nó có
thể chận đứng các hành động, ý nghĩ, lời nói ác, hay đình chỉ các nghiệp
báo ác trong khi phát khởi. Năm giới là điều kiện căn bản làm người, ai
giữ tròn các điều kiện cơ bản nầy mới xứng đáng làm người. Trái lại thì
đời nầy chỉ sống bằng thân người, mà phi nhân cách, thì sau chết do nghiệp
cảm thuần thục, khó giữ được thân người, mà phải tái sanh lưu chuyển trong
các đường ác thú. Do đó người học Phật, thọ tam quy/Saranagamana, phải cố
gắng trì ngũ giới/Panca-veramana)—The five basic commandments of
Buddhism—The five basic prohibitions binding on all Buddhists, monks and
laymen alike; however, these are especially for lay disciples. The
observance of these five ensures rebirth in the human realm:
Không sát sanh: Pranatipataviratih (skt)—Panatipata (p).
Không sát sanh hay tàn hại sinh mạng của loài hữu tình. Trong giới luật
thì giới nầy đứng đầu. Không sát sanh còn có nghĩa là không cố tâm giết
hại sinh mạng, dù cho sanh mạng ấy là sinh mạng của loài vật, vì loài vật
cũng biết đau khổ như chúng ta. Trái lại, phải luôn tôn trọng và cứu sống
sinh mạng của muôn loài. Đức Phật đã dạy “tội ác lớn không gì bằng giết
hại sinh mạng; công đức lớn không gì bằng cứu sống sinh mạng.”—Not to take
life—Against murder—Not to kill or injure any living being—Refraining from
taking life. This is the first of the five commandments.
Pranatipata-viratih also means not to have any intention to kill any
living being; this includes animals, for they feel pain just as human do.
On the contrary, one must lay respect and save lives of all sentient
beings. The Buddha always taught in his sutras: “The greatest sin is
killing; the highest merit is to save sentient lives.”
Theo Hòa Thượng Dhammananda trong Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo, sự cấm
lấy đi mạng sống không những chỉ cho loài người mà cho tất cả các sinh vật
thuộc mọi loài, cả lớn lẫn bé, từ con sâu con kiến. Mỗi ngày, một số lớn
súc vật bị giết để làm thực phẩm, người ăn thịt nhiều, trong khi người ăn
chay lại ít. Trong lãnh vực khoa học, nhiều con vật được dùng trong nhiều
cuộc khảo cứu và thử nghiệm. Trong lãnh vực hành pháp, vũ khí được xử dụng
để diệt tội phạm. Những cơ quan bảo vệ luật pháp trừng trị kẻ phạm pháp.
Những kẻ hiếu chiến xử dụng vũ khí để giết hại lẫn nhau. Những hành động
kể ra trên đây là những thí dụ không bị coi là bất hợp pháp hay đi ngược
lại lề lối sinh hoạt hằng ngày trên thế giới. Thật ra, người ta còn có thể
cho là sai khi cấm làm những hành động đó. Ngày nay nhiều động vật bị cấy
những vi trùng, và nhờ những vi trùng, những mầm bệnh, và nhiều loại vi
trùng đã được khám phá. Hầu hết mọi thứ đều chứa vi trùng, ngay cả đến
nước uống. Tuy có một phần lớn những bất tịnh được ngăn lại bởi máy lọc,
vi trùng vẫn qua được. Cho nên vô số vi trùng vào trong cuống họng ta với
mỗi ngụm nước. Cũng giống như vậy với thuốc men, bất cứ lúc nào thuốc men
được dùng đến, vô số vi trùng bị giết. Những vi trùng có được coi như là
chúng sinh hay không phải là chúng sinh? Nếu như vậy, không ai có thể hoàn
toàn tuân theo giới nầy được. Ngoài ra có một số người quan niệm là người
không giết mạng sống con vật cũng nên không ăn thịt, vì ăn thịt là khuyến
khích người khác sát sanh, tội cũng không kém gì người giết—According to
Most Venerable Dhammananda in the Gems of Buddhism Wisdom, the prohibition
against the taking of any life applies not only to humanity but also to
creatures of every kind, both big and small; black ants as well as red
ants. Each day a vast number of animals are slaughtered as food, for most
people eat meat, while vegeterians are not common. In the field of
science, animals are used in many researches and experiments. In the
administrative field, arms are used in crime suppression. Law enforcement
agencies punish law breakers. Belligerents at war use arms to destroy one
another. The actions cited here as wxamples are not regarded as illegal or
as running counter to normal worldly practice. Indeed, it may even be
considered wrong to abstain from them, as is the case when constables or
soldiers fail in their police or military duties. Nowadays many kinds of
animals are known to be carriers of microbes and, thanks to the
microscope, germs and many sorts of microbes have been detected. Almost
everything contains them, even drinking water. Only the larger impurities
are caught by filter; microbes can pass through. So infinite microbes pass
into our throats with each draught of water. It is the same medicines.
Whenever they are used, either externally or internally, they destroy
myriads of microbes. Are these microbes to be considered as living beings
in the sense of the first sila or are they not? If so, perhaps no one can
fully comply with it. Besides, some are of the opinion that people who
refrain from taking the life of animals should also refrain from eating
meat, because it amounts to encouraging slaughter and is no less sinful
according to them.
** For more information,
please see Sát Sinh,
and Không Sát Sinh
in Vietnamese-
English Section.
Không trộm cắp: Adattadanaviratih (skt)—Adinnadana (p)—Lấy bất cứ thứ gì
mà không được cho bởi chủ nhân hay trộm cắp cũng sai ngay cả về mặt pháp
lý. Không trộm cắp có nghĩa là không trực tiếp hay gián tiếp phỉnh gạt để
lấy của người. Trái lại còn phải cố gắng bố thí cho muôn loài. Đức Phật đã
từng dạy “họa lớn không gì bằng tham lam; phước lớn không gì bằng bố
thí”—Taking possession of anything that has not been given by its owner or
stealing, is also wrong, even legally speaking. Not to steal—Against
theft—Not to take anything which does not belong to you or what is not
given to you—Refraining from taking what is not given. Adattadana-viratih
means not directly or indirectly taking other’s belongings. On the
contrary, one should give things, not only to human beings, but also to
animals. The Buddha always taught in his sutras “desire brings great
misfortune; giving brings great fortune.”
** For more information,
please Trộm Cắp,
and Không Trộm Cắp
in Vietnamese-
English Section.
Không tà dâm: Kamamithyacaradviratih (skt)—Kamesu-micchacara (p)—Không tà
dâm có nghĩa là không lang chạ với vợ hay chồng người, hoặc với người
không phải là vợ hay chồng của mình. Gian dâm là sai. Người phạm tội gian
dâm không còn được kính nể và không được ai tin cậy. Tà dâm dính líu tới
những người mà mối liên hệ vợ chồng phải tránh theo tập tục, hay với những
người cấm bởi pháp luật, hay bởi Pháp, là sai. Cho nên ép buộc bằng phương
tiện vũ lực hay tiền bạc một người đã có gia đình hay người chưa có gia
đình ưng thuận là tà dâm. Mục đích của giới thứ ba là gìn giữ sự kính
trọng gia đình và mỗi người liên hệ để bảo vệ tính cách thiêng liêng bất
khả xâm phạm—Not to engage in improper sexual conduct. Against lust, not
to commit adultery, to abstain from all sexual excess, or refraining from
sexual misconduct. This includes not having sexual intercourse with
another’s husband or wife, or being irresponsible in sexual relationship.
Adultery is wrong. One who commits it does not command respect nor does
one inspire confidence. Sexual misconduct involving person with whom
conjugal relations should be avoided to custom, or those who are
prohibited by law, or by the Dharma, is also wrong. So is coercing by
physical or even financial means a married or even unmarried person into
consenting to such conduct. The purpose of this third sila is to preserve
the respectability of the family of each person concerned and to safeguard
its sanctity and inviolability.
** For more information,
please see Bất Dâm
Dục, Tà Dâm, and
Không Tà Dâm in
Vietnamese-English
Section.
Không vọng ngữ: Mrsavadaviratih (skt)—
Không nói dối bao gồm không nói lời độc ác, không nói lời thêu dệt, không
nói lưỡi hai chiều, không nói lời gian trá, như có nói không, không nói
có. Trái lại, phải nói lời chân thật ngay thẳng hiền hòa, lợi mình lợi
người. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, đôi khi người ta không
thể nói được sự thật, chẳng hạn họ phải nói dối để khỏi bị hại, và bác sĩ
nói dối để giúp đỡ tinh thần bệnh nhân. Nói dối vào những trường hợp như
vậy có thể trái ngược với giới luật, nhưng không hẳn là trái ngược với
lòng từ bi hay mục đích. Cấm nói dối mục đích là đem lại lợi ích hỗ tương
bằng cách gắn vào sự thật và tránh sự xúc phạm bằng lời nói. Giống như
vậy, lời phát biểu làm hại hạnh phúc người khác, chẳng hạn như lời nói
hiểm độc, sỉ nhục, phỉ báng nhằm nhạo báng người khác và khoe khoang mình
là người đáng tin, có thể là sự thật, nhưng những lời như vậy bị coi là
sai vì chúng trái với giới luật—Not to lie, deceive or slander—Against
lying, deceiving and slandering—Refraining from lying speech. Not to lie
includes not saying bad things, not gossiping, not twisting stories, and
not lying. On the contrary, one must use the right gentle speech, which
gives benefit to oneself and others. However, sometimes they are unable
to speak the truth; for instance, they may have to lie to save themselves
from harm, and doctors lie to bolster their patients’ morale. Lying under
these circumstances may be contrary to the sila, but it is not entirely
contrary to the loving-kindness and to its purpose. This sila aims at
bringing about mutual benefits by adhering to truth and avoiding verbal
offences. Similarly, utterances harmful to another’s well-being, for
example, malicious, abusive or slanderous speech intended either to deride
others or to vaunt oneself may be truthful, yet they must be regarded as
wrong, because they are contrary to the sila.
Có bốn biểu hiện vọng ngữ—There are four committed by word:
Nói dối: Musavada (p)—Lying.
Nói đâm thọc hay nói lời hủy báng: Pisunavaca (p)—Slandering.
Nói lời thô lỗ cộc cằn: Pharusavaca (p)—Harsh speech.
Nói lời nhãm nhí vô ích: Samphappalapa (p)—Frivolous talk.
** For more information,
please see Bất
Vọng Ngữ, Bất Ỷ
Ngữ, and Vọng Ngữ in
Vietnamese-English
Section.
Không uống rượu: Madyapanaviratih (skt)—Sura-meraya-majja-pamadatthana
(p)—Không uống rượu, không uống những chất say, cũng như không dùng cần sa
ma túy—Not to drink alcohol, refrain from intoxicants, not to abuse drug.
Rượu là thứ làm rối loạn tinh thần, làm mất trí tuệ. Trong hiện tại, rượu
là nguyên nhân sanh ra nhiều tật bệnh; trong vị lai thì rượu chính là
nguyên nhân của ngu si mê muội. Kinh Phật thường ví rượu hại hơn thuốc
độc. Muốn tu tập hay phát huy trí tuệ phải tuyệt đối không uống rượu.
Ngoài ra, cũng không được dùng các thứ thuốc kích thích thần kinh như
thuốc phiện—Alcohol and other intoxicating substances cause mental
confusion and reduce memory. Not to drink intoxicants (alcohol) means
against drunkenness, to abstain from all intoxicants, or refraining from
strong drink and sloth-producing drugs. If one wants to improve his
knowledge and purify his mind, he should not to drink alcohol or take any
drugs such as cocaine, which excites the nervous system.
Đức Phật bảo chúng ta không nên dùng chất say. Có rất nhiều lý do tại sao
phải giữ giới nầy. Một thi sĩ đã viết về người say như sau—The Buddha has
asked us to refrain from intoxicants. There are a multitude of reasons as
to why we should follow this precept.
“Người say chối bỏ lẽ phải
Mất trí nhớ
Biến thể khối óc
Suy yếu sức lực
Làm viêm mạch máu
Gây nên các vết nội và ngoại thương
bất trị
Là mụ phù thủy của cơ thể
Là con quỷ của trí óc
Là kẻ trộm túi tiền
Là kẻ ăn xin ghê tởm
Là tai ương của người vợ
Là đau buồn của con cái
Là hình ảnh một con vật
Là kẻ tự giết mình
Uống sức khỏe của người khác
Và cướp
đoạt sức khỏe của chính mình.”
“Drunkenness expels reason,
Drowns memory,
Deface the brain,
Diminish strength,
Inflames the blood,
Causes
incurable external and internal wounds.
Is a witch to the body,
A devil to the mind,
A thief to the purse,
The beggar’s curse,
The wife’s woe,
The children’s sorrow,
The picture of a beast,
And self murder,
Who drinks to other’s health,
And rob himself of his own.
Ruợu đã từng được xem như là một trong những nguyên nhân chính của sự sa
đọa và tinh thần con người. Hiện nay các loại ma túy được xem là độc hại
và nguy hiểm hơn cả ngàn lần. Vấn đề nầy đã và đang trở thành vấn nạn trên
khắp thế giới. Trộm cắp, cướp bóc, bạo dâm và lừa đảo ở tầm mức lớn lao đã
xãy ra do ảnh hưởng độc hại của ma túy—Alcohol has been described as one
of the prime causes of man’s physical and moral degradation. Currently
heroin is considering a thousand times more harmful and dangerous. This
problem is now worldwide. Thefts, robberies, sexual crimes and swindling
of vast amgnitude have taken place due to the pernicious influence of
drugs.
** For more information,
please see Không
Uống Rượu in
Vietnamese-English
Section.
Công Dụng Của Ngũ Giới: Ngũ giới giúp chúng ta những điều sau đây—The
benefits of the five precepts. Observing of the five precepts will help us
with the followings:
Khiến cho đời sống chúng ta có phẩm chất hơn: Help make our life have more
quality.
Khiến cho chúng ta được mọi người kính trọng: Help us obtain dignity and
respect from others.
Khiến cho chúng ta trở thành một thành viên tốt trong gia đình, một người
cha hiền, mẹ tốt, con ngoan: Help make us a good member of the family, a
good father or mother, a filial child.
Khiến chúng ta trở thành công dân tốt của xã hội: Help make us good
citizens of the society.
Ngũ Hạ Phần Kết: Theo Kinh
Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm thứ Kết hoặc của Dục giới trong
tam giới—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the
Buddha, there are five bonds in the lower desire-realms or the lower
fetters which hold the individual in the realms of desire:
(A)
Tham Kết (Phiền não của tham dục): Desire—Sensual desire—Sensuality.
Sân Kết (Sân Nhuế Kết—Phiền não của sự giận dữ):
Dislike—Ill-will—Resentment.
Thân Kiến Kết (Phiền não của ngã kiến): Sakkaya-ditthi (p)—Thân kiến và tà
kiến về tự ngã—Wrong view on Personality-belief, self, identity view, or
egoism.
Giới Thủ Kết (Phiền não của chấp thủ giới cấm hay tà kiến một cách phi
lý): Silabbata-paramasa (p)—Heretical ideals—Attachment to rite and
ritual—Distorted grasp of rules and vows—False tenets.
Nghi Kết (Phiền não của sự nghi hoặc): Doubt—Hoài nghi, không tin chắc về
Phật, Pháp, Tăng và sự tu tập tam học, giới, định, huệ—Doubt about the
Buddha, the Dharma, the Sangha and the cultivation on the three studies of
discipline, concentration and wisdom.
(B) Theo Vi Diệu
Pháp—According to
Abhidharma:
Tham Kết: Phiền não của tham dục—Desire.
Sân Nhuế Kết: Phiền não gây ra do sân giận—Dislike.
Mạn Kết: Phiền não gây ra do ngã mạn cống cao—Pride.
Tật Kết: Phiền não gây ra do tật đố—Envy.
Xan Kết: Phiền não gây ra do tham lam bỏn xẻn—Stinginess.
Ngũ Hải: Năm biển hay năm loại
nghĩa phần trong vô tận viên minh tính hải mà Bồ Tát Phổ Hiền thấy được
trong Kinh Hoa Nghiêm—The five “seas” or infinities seen in a vision by
P’u-Hsien in the Flower Adornment Sutra:
Nhất thiết chúng thế giới hải: All the worlds.
Nhất thiết chúng sanh hải: All the living beings.
Pháp giới nghiệp hải: Universal karma.
Nhất thiết chúng sanh dục lạc chư căn hải: The roots of desire and
pleasure of all the living.
Nhất thiết tam thế chư Phật hải: All the Buddhas, past, present, and
future.
Ngũ Hành: Năm hành—The five
elements:
Theo Tứ Thư—According to the four Saint Books:
Kim: Metal.
Mộc: Wood.
Thủy: Water.
Hỏa: Fire.
Thổ: Earth.
Theo Khởi Tín Luận—According to the Awakening of Faith:
Bố Thí Hành: Almsgiving.
Trì Giới Hành: Keeping the commandments.
Nhẫn Nhục Hành: Patience under insult.
Tinh Tấn Hành: Zeal or Progress.
Thiền Định Hành: Meditation.
Theo Kinh Niết Bàn—According to the Nirvana Sutra:
Thánh Hành: Chỉ hành tu tập Giới Định Tuệ của chư Bồ Tát—Saintly or
bodhisattva deeds.
Phạm Hành: Tu hành phạm hạnh của chư A-La-hán—Arhat or noble deeds.
Thiên Hành: Bồ Tát nhờ vào chân lý mà thành diệu hạnh—Deva deeds.
Anh Nhi Hành: Bồ tát dùng tâm từ bi thị hiện nhân thiên Tiểu
thừa—Children’s deeds or normal good deeds of men, devas and Hinayanists.
Bệnh Hành: Bồ Tát vì lòng từ bi cứu độ mà hòa với chúng sanh, cũng có
phiền não và bệnh khổ như chúng sanh—Sickness conditions, illness or
delusions—Bodhisattvas enter into these lines of conduct and conditions to
save sentient beings.
Ngũ Hiền: Five sages.
Ngũ Hiển: See Ngũ Thông Thần.
Ngũ Hình: The five punishments:
Tử hình: Death penalty.
Chung thân: Life sentence.
Cấm cố hữu hạn: Sentence for a limited term.
Câu lưu: Detention.
Phạt vạ: Fine.
Ngũ Hoặc: Năm thứ mê mờ ám
độn—The five fundamental of passions and delusions:
Tà kiến: Wrong views.
Chấp vào dục giới: Clinging or attachment to the desire-realm.
Chấp vào sắc giới: Clinging or attachment to the form-realm.
Chấp vào vô sắc giới: Clinging or attachment to the formless-realm.
Si mê: The state of unenlightenment or ignorance.
Ngũ Học Xứ: Five rules of
training—See Ngũ Giới.
Ngũ Hối: The five stages in a
penitential service:
Ngũ Hối Thiên Thai—The five stages in a penitential service in T’ien-T’ai
Sect:
Sám Hối: Phát lồ sám hối tội lỗi đã qua để ngăn ngừa tái phạm—Confess of
past sins and forbidding them for the future.
Khuyến Thỉnh: Khuyến thỉnh thập phương chư Phật chuyển pháp luân: Appeal
to the universal Buddhas to keep the law-wheel rolling.
Tùy Hỷ: Tùy hỷ thiện tác hay đối với mọi thiện căn đều hoan hỷ tán
thán—Rejoicing over the good in self and others.
Hồi Hướng: Hồi hướng công đức hay đem tất cả thiện căn sở tu hướng vào
chúng sanh và Phật đạo—Offering all one’s goodness to all the living and
to the Buddha-way.
Phát Nguyện: Thệ nguyện thành Phật bằng cách làm tất cả các hạnh lành,
tránh tất cả các việc ác, thanh tịnh tâm ý và hồi hướng công đức hay phát
nguyện tu trì tứ hoằng thệ nguyện—To vow to become a Buddha by doing all
good deeds, avoiding all bad deeds, purifying the mind and bestowal of
acquired merits or resolve to observe and practice the four universal vows
(magnanimous vows).
Chân Ngôn Ngũ Hối: Năm pháp sám hối của tông Chân ngôn—The five stages in
a penitential service in Shingon Sect—Shingon Sect divides the ten great
vows of the Universal Good Bodhisattva (Samantabhadra) into five stages of
penitential service:
Qui Mệnh—Submission:
Lễ Kỉnh chư Phật: Worship and respect all Buddhas.
Xưng Tán Như Lai: Praise the Thus Come Ones.
Quảng Tu Cúng Dường: Make abundanct offerings.
Sám Hối: Sám hối nghiệp chướng—Repentance—repent misdeeds and mental
hindrances or karmic obstacles.
Tùy Hỷ: Tùy hỷ công đức—Rejoicing—Rejoice at others’ merits and virtues.
Khuyến Thỉnh—Appeal to the Buddhas:
Thỉnh Chuyển Pháp Luân: Request the Buddha to turn the dharma wheel.
Thỉnh Phật Trụ Thế: Request the Buddha to remain in the world.
Thường Tùy Phật Học: Follow the teachings of the Buddha at all times.
Hồi Hướng—Bestowal of all acquired merits:
Hằng Thuận Chúng Sanh: Accommosate and benefit all sentient beings.
Phổ Giai Hồi Hướng: Transfer merits and virtues universally.
Ngũ Hội Niệm Phật: Năm cách
niệm Phật A Di Đà do Sư Pháp Chiếu đời nhà Đường sáng lập ra—Five ways of
intoning Amitabha established by Fa-Chao of the T’ang dynasty.
Ngũ Hội Pháp Sư: See Ngũ Hội
Niệm Phật.
Ngũ Hội Pháp Sự Tụng: See Ngũ
Hội Niệm Phật.
Ngũ Huyền Nghĩa Tam Luận Tông:
Theo Ngài Long Thọ Bồ Tát trong Trung Quán Luận, thì Nhị Đế Trung Đạo được
bằng “Năm Huyền Nghĩa”—According to Nagarjuna Bodhisattva in the
Madhyamika Sastra, the Middle Path of the Twofold Truth is expounded by
the “five terms.”
Tục Đế Phiến Diện: The one-sided worldly truth—Chủ trương thuyết thực sinh
thực diệt của thế giới hiện tượng—Maintains the theory of the real
production and the real extinction of the phenomenal world.
Chân Đế Phiến Diện: The one-sided higher truth—Chấp vào thuyết bất diệt
của thế giới hiện tượng—Adheres to the theory of the non-production and
non-extinction of the phenomenal world.
Trung Đạo Tục Đế: The middle path of worldly truth—Thấy rằng không có giả
sinh hay giả diệt—One sees that there is a temporary production and
temporary extinction of phenomenon.
Trung Đạo Chân Đế: The middle path of the higher truth—Giả bất sinh giả
bất diệt hay thấy rằng không có giả sinh hay giả diệt—One sees there is
neither contemporary production nor contemporary extinction.
Nhị Đế Hiệp Minh Trung Đạo: Nếu ta nhận định rằng không có sinh diệt hay
bất sinh bất diệt thì đó là trung đạo, được biểu thị bằng sự kết hợp của
tục đế và chân đế—One considers that there is neither
production-and-extinction nor non-production-and non-extinction, it is the
middle path elucidated by the union of both popular and higher truths.
Ngũ Hương: Ngũ phần hương—Lấy
năm thứ hương ví với ngũ phần pháp thân—Five kinds of incense—The five
attributes of dharmakaya or spiritual body of the Tathagata—Five kinds of
incense or fragrance, corresponding with the five kinds of dharmakaya:
Giới hương: The dharmakaya is above all moral conditions.
Định hương: The dharmakaya is tranquil and apart from all false ideas.
Huệ hương: The dharmakaya is wise and omniscient.
Giải thoát hương: The dharmakaya is free, unlimited, unconditioned, which
is the state of nirvana.
Giải thoát tri kiến hương: The dharmakaya has perfect knowledge.
Ngũ Kết: Theo A Tỳ Đạt Ma Luận,
có năm kết hay năm loại vọng hoặc giống như dây trói buộc chúng sanh vào
luân hồi sanh tử—According to the Abhidharma, there are five bonds which
bind men to mortality:
Tham Kết: Tham lam—Desire.
Sân Kết: nóng giận hay phẫn nộ—Hate.
Mạn Kết: Kiêu mạn hay cậy mình khinh người—Pride.
Tật Kết: Ghen ghét (với sự giàu sang hay hay ho của người)—Envy.
Xan Kết: Bỏn xẻn hay tham tiếc của cải—Grudging.
Ngũ Kết Nhạc Tử: Một trong
những thần nhạc của trời Đế Thích, người dùng sáo thủy tinh để tán thán
Phật—One of Indra’s musicians who praised Buddha on a crystal lute.
Ngũ Khan: Năm loại bủn xỉn—Five
kinds of selfishness or meanness:
Trụ Xứ Khan: Một mình ta ở đây, chẳng cho ai khác vào đây—This abode
(house or place) is mine and no one else’s.
Gia Chủ Thí Khan: Một mình ta ở nhà nầy làm việc bố thí, chứ chẳng ai
khác—This almsgiving household is mine and no one else’s.
Thí Khan: Một mình ta nhận của bố thí nầy—I am the only one who receive
this alms.
Dư Tán Khan: Một mình ta nhận sự tán thán nầy chứ chẳng ai khác—I am the
only one who deserve this praise; no one else who deserves this.
Pháp Khan: Một mình ta biết thâm nghĩa của kinh nầy chứ chẳng cho người
khác biết—I am the only one who has the knowledge of truth, but I don’t
want to share with any one else.
Ngũ Khổ: Năm nỗi khổ đau của
con người—The five afflictions that are the lot of every man:
See Tứ Khổ.
Ái Biệt Ly Khổ: Sufferings due to separation (parting) from the loved
ones—See Bát Khổ (5).
Oán Tắng Hội Khổ: Sufferings due to meeting with the uncongennial (the
hated)—See Bát Khổ (6).
Cầu Bất Đắc Khổ: Sufferings due to unfulfilled wishes, or failure in one’s
aims—See Bát Khổ (7).
Ngũ Ấm Thạnh Suy Khổ: Sufferings due to the raging aggregates, or
sufferings caused by the five skandhas—See Bát Khổ (8).
Ngũ Kiến Thô Thiển: Five sharp
servants:
Tham: Greed.
Sân: Anger.
Si: Stupidity.
Mạn: Arrogance.
Nghi: Doubt.
Ngũ Kiến Vi Tế: Panca drstayah
(skt)—Năm loại kiến giải sai lầm, trái với đạo pháp—The five sharp wrong
views—Five sharp servants—Five sharp views:
1A) Thân kiến: Chẳng biết rằng thân nầy chẳng thường hằng, chỉ do năm
uẩn giả hợp—View of the body—The view that there is a real and permanent
body or
1B) Ngã kiến:
Cho rằng có một bản ngã trường tồn—View of egoism—The view that there is a
real self or ego, or
1C) Ngã kiến
sở: Cho rằng có cái sở hữu thật của mình và của người—View of mine and
thine—The view that there is a real mine and thine.
2) Biên kiến:
Chấp rằng chết rồi là đoạn tuyệt hoặc có thân thường trụ sau khi
chết—Extreme view (of extinction and/or permanence)—Being prejudiced to
one extreme or another.
3) Tà kiến: Phủ nhận lý nhân quả—Perverse
view which denying cause and effect—Deviant views.
Kiến thủ: Chấp lấy đủ mọi tri kiến thấp kém mà cho rằng hay rằng tuyệt—The
view of grasping at views—Stubborn perverted views, viewing inferior thing
as superior, or counting the worse as the better
Giới cấm thủ: Chấp trì những giới cấm phi lý mà cho là con đường để đi
đến cõi Niết Bàn—View of grasping at precepts and prohibitions—Rigid view
in favor of rigorous ascetic prohibitions.
Ngũ Kiếp Tư Duy: Năm kiếp tư
duy—Đức Phật A Di Đà đã trải qua năm kiếp tư duy trước khi lập ra bốn mươi
tám lời bổn nguyện—The five kalpas spent by Amitabha thinking out and
preparing for his forty-eight vows.
Ngũ Kiết: The five bonds to
mortality:
Tham dục: Desire.
Sân hận: Hate.
Ngã mạn cống cao: Pride.
Đố kỵ: Envy.
Ghen ghét: Grudging.
Ngũ Kim: The five metals:
Vàng: Gold.
Bạc: Silver.
Đồng: Copper.
Sắt: Iron.
Chì: Lead.
** Number (5) is
sometimes also
mentioned as Thiết
(tin).
Ngũ Kinh: The five classics
(from Confucius).
Ngũ Linh: Năm loại chuông được
dùng trong trường phái Chân Ngôn tại Nhật—The five kinds of bells used by
the Shingon in Japan:
Ngũ Điểm Linh: Chuông năm điểm—The five-pronged bell.
Báu Linh: The Precious bell.
Nhứt Điểm Linh: The one-pronged bell.
Tam Điểm Linh: The three-pronged bell.
Tháp Linh: Tháp linh được đặt chính giữa, còn tất cả những chuông khác
được đặt ở các góc của bàn thờ—The bell of the stupa which is placed in
the centre while other bells are placed at four corners of the altar.
Ngũ Loại Thiên: See Ngũ Thiên.
Ngũ Loại Thuyết Pháp: See Ngũ
Chủng Thuyết Nhân.
Ngũ Lợi Sử: Năm thiện
nghiệp—The five higher wholesome deeds:
(A)
Không tham: No greed.
Không sân: No hatred (hate).
Không si: No stupidity.
Không ngã mạn cống cao: Nor pride nor arrogance.
Không nghi hoặc: No doubt.
(B)
Thân kiến: The wrong views or illusion of the body or self.
Biên kiến: The extreme views.
Tà kiến: Wrong views.
Thủ kiến: Wrong views in self-grasping.
Giới kiến: Wrong views in understanding the precepts.
Ngũ Luân: The five wheels or
things that turn:
Năm qui tắc luân lý trong thời phong kiến—The five moral obligations in
the feudal regime:
Quân thần: Between king and subject.
Phụ tử: Between father and son.
Phu phụ: Between husband and wife.
Huynh đệ: Between brothers.
Bằng hữu: Between friends.
Theo Mật Giáo, có năm yếu tố luân chuyển—Thế giới nằm trên năm bánh xe
đang luân chuyển—Five elements according to the Esoteric Sects—The earth
rests on the five revolving spheres or wheels:
Địa Luân: Đất—The wheel of Earth.
Thủy Luân: Nước—The wheel of Water.
Hỏa Luân: Lửa—The wheel of Fire.
Phong Luân: Gió—The wheel of Wind or air.
Hư Không Luân: The wheel of Space.
Năm thứ tạo nên thế giới theo Câu Xá—Five foundations of the world
according to Kosa:
Hư Không Luân: The wheel or circle of Space.
Phong Luân: The wheel or circle of Wind or Air—See Phong Luân.
Thủy Luân: The wheel or circle of Water.
Hỏa Luân: The wheel or circle of Fire.
Địa Luân: Kim Cang Luân: The wheel or circle of Vajra or Earth.
Ngũ thể—Five members of the body:
1-2) (2) Hai đầu gối: Two
knees.
(2) Hai cùi chỏ: Two elbows.
5) (1) Đầu: Head.
** For more information
for (D), please see
Ngũ Thể Đầu Địa.
Ngũ Luân Quán: Quán về năm yếu
tố đất, nước, lửa, gió, và hư không, với hình thức và màu sắc của từng
thứ—Contemplation on the five elements—A meditation of the esoteric school
on the five elements, earth, water, fire, air and space with their
germ-words, their forms, and their colors.
Địa (đất) tương ứng với hình Vuông và màu Vàng: The Earth corresponds to
Square and Yellow.
Thủy (nước) tương ứng với hình Tròn và màu Trắng: Water corresponds to
Round and White color.
Hỏa (lửa) tương ứng với hình Tam Giác và màu Đỏ: Fire corresponds to
Triangular and Red color.
Phong (gió) tương ứng với Bán Nguyệt và màu Đen: Wind or air corresponds
to Half-moon and Black color.
Hư Không tương ứng với hình Tròn và màu Xanh da trời: Space corresponds to
Spherical shape and Blue color.
Ngũ Luân Tam Muội: See Ngũ Luân
Quán.
Ngũ Luân Tế: Hư Không Luân—Tầng
thấp nhất của thế giới—The fifth wheel limit or world foundation.
Ngũ Luân Tháp Bà: Theo Mật Giáo
(Chân ngôn), đây là hình Tam Muội trên đỉnh tháp của Đức Đại Nhật Như Lai,
thường được xây trên phần mộ—A stupa with five wheels at the top; chiefly
used by the Shingon Sect on graves as indicating the indwelling
Vairocana.
Ngũ Lực: Panca-balani—Năm sức
mạnh hay khả năng tâm linh được phát triển bằng cách củng cố ngũ căn—The
five powers or faculties for any cultivator—The powers of five spiritual
facultties which are developed through strengthening the five roots. These
powers are:
(A)
Tín lực: Sức mạnh của lòng tin có khả năng loại bỏ mọi tà tín—Power of
Faith or force of belief which precludes all false belief—The faith to
believe.
Tấn lực: Sức mạnh của nghị lực giúp chúng ta vượt thắng mọi trở lực—Power
of Zeal or force of active vigor which leads to overcoming all
obstacles—The will to make the endeavor.
Niệm lực: Sức mạnh của sự cảnh giác hay là sự chú tâm đạt được nhờ thiền
định—Power of Memory, or mindfulness, or force of mindfulness which is
achieved through meditation—The faculty of alertness.
Định lực: Sức mạnh của Tam Ma địa nhằm loại bỏ đam mê dục vọng—Power of
Meditation (Dhyana) or force of concentration which leads to eliminate all
passions and desires—The ability to concentrate one’s mind.
Huệ lực: Sức mạnh của trí năng, dựa vào chân lý Tứ Diệu Đế dẫn đến nhận
thức đúng và giải thoát—Power of Wisdom (awareness) or force of wisdom
which rests on insight into the four noble truths and leads to the
knowledge that liberates—The ability to maintain clear wisdom.
(B)
Định lực: The power of meditation.
Thông lực: The resulting supernatural powers.
Tá Thức lực: Adaptability or power of borrowing or revolving any required
organ of sense or knowledge, by being above the second dhyana.
Đại Nguyện lực: The power of accomplishing a vow by a Buddha or
bodhisattva.
Pháp Uy Đức lực: The august power of Dharma.
Ngũ Ma: Five maras—See Ngũ Uẩn.
Ngũ Ma Lực: Năm thứ ma lực
(sắc, thinh, hương, vị, và xúc)—Five kinds of Mara powers (Sắc: sight,
Thinh: hearing, Hương: smell, Vị: taste, Xúc: touch).
Ngũ Minh: Pancavidya (skt)—Năm
minh hay năm môn học xưa của Ấn Độ giúp con người phát triển trí huệ—The
five sciences or studies of India which help people improve their
knowledge or wisdom:
Thanh Minh: Sabdavidya (skt)—Thuyết minh về ngữ pháp và luận văn trong
ngôn ngữ. Đây là môn học về truyền đạt hay truyền tin, gồm những phương
tiện thông tin, ngôn ngữ, chữ viết, và những kỹ thuật hiện đại về sự loan
truyền tư tưởng và hình ảnh, như vô tuyến truyền thanh, truyền hình, điện
thoại, viễn ấn, điện thư, vân vân—Grammar and composition. The learning of
communication which includes all means of communication, all languages,
writings, and the modern techniques of transmitting ideas and images,
i.e., radio, television, telephone, telegraph, fax, etc—See Thanh Minh
(4).
Công Xảo Minh: Silpakarmasthana (skt)—Thuyết minh về nghệ thuật và toán
pháp, hay môn học về kỹ thuật mà trong thời Đức Phật còn tại thế bao gồm
những kỹ thuật vế nông nghiệp, thương nghiệp, thiên văn, địa lý, kiến
trúc, và các loại công nghệ. Trong thời đại hôm nay, công xảo minh bao gồm
những ngành phát triển gia cư và thành thị, vận tải, năng lượng, thủy lợi,
kiến thiết, quản lý kỹ nghệ và kinh doanh—The arts and mathematics. The
learning of technology, which in the Buddha’s time included the arts of
agriculture, commerce, astronomy, geography, architecture, and various
kinds of crafts. Nowadays, Silpakarmasthana includes housing and urban
development, transportation, technologies, transportation, energy,
irrigation, construction, industrial and business management.
Y Phương Minh: Cikitsa (skt)—Thuyết minh về y thuật hay y học. Môn học về
y khoa, hoặc về bệnh lý trị liệu. Trong thời Đức Phật còn tại thế, môn nầy
bao gồm những phương pháp và các thứ thuốc chữa những bệnh nội ngoại khoa,
thủ thuật, và những cách vệ sinh phòng ngừa ở trình độ sơ khai. Hiện nay,
Y phương minh bao gồm tất cả các môn sinh vật học, sinh lý học, thể chất
học, giải phẩu học, y dược học, và tâm lý trị liệu với cách chữa trị phối
hợp cả thể chất lẫn tinh thần—Medicine, or the learning of medicine, or
the knowledge of curable diseases. At the Buddha’s time, it consisted of
methods and medicines for treating internal and external diseases,
surgical operations to a certain extent, and hygenic precautions. In
modern time, biological, physiological, physical, medical and the art of
healing the body and mind can be included under this science.
Nhân Minh: Hetuvidya (skt)—Thuyết minh về lý luận hay lẽ chánh tà chân
ngụy. Môn học về luận lý và khoa học, liên quan tới kiến thức về nguồn gốc
của vũ trụ, trái đất, nước, năng lượng và không khí. Thời xưa, lãnh vực
kiến thực nầy bị chế ngự bởi các ngành luận lý và triết học, nhưng hiện
nay nó chú trọng vào tất cả những môn toán học, vật lý, hóa học vật lý
nguyên tử, thiết kế lý luận trong các loại máy điện toán, và tất cả những
môn khoa học cơ bản dùng vào cơ khí và công nghệ—Logic—Reason—The learning
of Logic and Science is concerned with the knoeledge of the origin of the
universe, the earth, water, energy, and air. Originally, this realm of
knowledge was dominated by realm of knowledge was dominated by logic and
phylosophy, but in modern time, they are concerned mathematics, physics,
chemistry, the science, logistic physical.
Nội Minh: Adhyatmatidya (skt)—Triết học về tông phái Phật giáo hay trí tối
thượng. Môn học về “Thể Hiện Chân Lý Nội Tâm,” về đại trí huệ và Bát nhã.
Đức Phật đã đề xướng những hướng đi cho các vị Bồ Tát. Các vị Bồ Tát phải
có tài năng để có thể phục vụ cho chúng sanh và xã hội, với tư cách là
những người tại gia, Phật tử phải thấy rằng Đức Phật đã đề xường những
hướng đi cho các vị Bồ Tát. Các vị Bồ Tát phải có tài năng để có thể phục
vụ xã hội và chúng sanh, mà còn phải trau dồi Phật huệ bằng cách không
ngừng tu học, tham thiền, suy tư và quán tưởng—Philosophy or the knowledge
of the supreme spirit or atman—Authoritative of the scriptures. The
realization of the inner Truth, perfect wisdom and all the high knowledge
of the enlightened. We can see that the Buddha laid down directions for
Bodhisattvas to follow. They must be able to offer their services to the
community, or generral public, as a professional or practitioner of one of
the branches of knowledge. At the same time, they must cultivate the
Buddha’s wisdom by constantly learning, lisitening, meditating and
contemplating.
Ngũ Môn Thiền: Năm môn thiền—A
fivefold meditations on:
(A)
Vô thường: Impermanence.
Khổ: Suffering.
Không: Void.
Vô ngã: Non-ego.
Niết bàn: Nirvana.
(B) See Ngũ Đình Tâm Quán.
Ngũ Mộng: Năm cảnh mộng của vua
A Xà Thế trong đêm Dức Như Lai nhập Niết Bàn—The five bad dreams of King
Ajatasatru on the night that Buddha entered nirvana:
Khi mặt trăng lặn thì mặt trời mọc lên từ đất: As the moon sank the sun
rose from the earth.
Sao sa như mưa: The stars fell like rain.
Khói từ đất bốc lên: Smoke rose from the earth.
Bảy sao chổi hiện lên trên trời: Seven comets appeared.
Trên trời có đám lửa lớn che kín cõi hư không rồi rớt xuống đất: A great
conflagration filling the sky then fell on the earth.
Ngũ Na Hàm Thiên: See Ngũ Tịnh
Cư Thiên.
Ngũ Nạp Y: A monk’s garment of
five patches.
Ngũ Ngại: See Ngũ Chướng Ngại.
Ngũ Nghi: See Five Doubts in
English-Vietnamese Section.
Ngũ Nghịch: Phạm một trong năm
trọng tội trên, chúng sanh phải sa vào A tỳ vô gián địa ngục và chịu khổ
hình không ngừng trong tận cùng địa ngục—Gọi là “nghịch” hay “tội” vì thay
vì phải hiếu kính, đáp lại bằng từ ái và cúng dường hay nuôi dưỡng, thì
người ta làm ngược lại (trong Tứ Thập Bát Nguyện của Đức Phật A Di Đà,
điều nguyện thứ 18 có nói rằng: “Nếu tôi được làm Phật, thì chúng sanh
mười phương chí tâm tín lạc, muốn sanh về nước tôi, cho đến mười niệm mà
chẳng sanh đó, xin chẳng giữ lấy ngôi Chánh Giác. Chỉ trừ ra kẻ phạm tội
ngũ nghịch, dèm pha Chánh Pháp.” Như thế chúng ta thấy tội ngũ nghịch là
cực kỳ nghiêm trọng—See Tứ Thập Bát Nguyện)—Five hellish deeds—Five
Cardinal Sins—Five ultimate betrayals—Five grave sins (offenses) which
cause rebirth in the Avici or hell of interrupted (endless) suffering in
the deepest and most suffering level of hell—They are considered
“betrayals” or “sin” because instead of being filial, repaying kindness,
offering, and providing nourishment, one commits the ultimate
betrayals—The five grave sins are:
Tiểu Thừa Ngũ Nghịch—The five deadly sins in Hinayana.
Giết cha (sát phụ): Killing (murdering) one’s father.
Giết mẹ (sát mẫu): Killing (murdering) one’s mother.
Giết A La Hán: Giết hay làm tổn hại A-La-Hán, một vị đã giác ngộ, hoặc hãm
hiếp một nữ tu cũng là phạm một trong ngũ nghịch—Killing (murdering) or
hurting an Arhat (a saint—an enlightened one)—Intentionally murder an
Arhat, who has already achieved enlightenment or raping a Buddhist nun
also considered as an Ultimate Betrayal.
Gây bất hòa trong Tăng chúng: Gây bất hòa hay rối loạn trong Tăng chúng
bằng cách loan truyền những tin đồn hay nói chuyện nhãm nhí làm cho họ phế
bỏ đời sống tu hành—To disrupt the Buddhist Order—Causing dissension
within the Sangha—Causing disturbance and disruption of harmony
(disunity—destroying the harmony) among Bhiksus and nuns in monasteries by
spreading lies and gossip, forcing them into abandoning their religious
lives.
Làm thân Phật chảy máu bằng cách đâm, hay hủy hoại hình tượng Phật, hay
gây thương tích cho thân Phật, hoặc hủy báng Phật pháp: Causing the
Buddhas to bleed—To spill the Buddha’s blood—Stabbing and causing blood to
fall from Buddha or destroying Buddha statues—Injuring the body of a
Buddha or insult the Dharma.
(B) Đề Bà Ngũ Nghịch—The
five
unpardonable sins
of Devadatta:
Phá hòa hợp Tăng: Destroyed the harmony of the community.
Ném đá lớn làm thân Phật chảy máu: Injured Sakyamuni with a big stone,
shedding his blood.
Xúi vua A Xà Thế thả voi say để giày xéo Phật: Induced King Ajatasatruto
let loose a rutting elephant to trample down Sakyamuni.
Đấm chết Tỳ Kheo Ni Hoa Sắc: Killed a nun.
Tẩm thuốc độc vào những móng tay, định khi vào lễ Phật sẽ hại ngài: Put
poison on his finger-nails and saluted Sakyamuni intending to destroy him
thereby.
Đồng tội Ngũ Nghịch—Five Sins that equal to the first five:
Xúc phạm tới mẹ và Tỳ Kheo Ni thuộc hàng vô học là đồng với tội giết mẹ:
Violation of a mother, or a fully ordained nun is equal to the sin of
killing one’s mother.
Giết Bồ Tát đang nhập định đồng với tội giết cha: Killing a bodhisattva in
dhyana is equal to the sin of killing one’s father.
Giết bậc Thánh giả hữu học đồng tội giết bậc Thánh vô học A La Hán:
Killing anyone in training to be an arhat is equal to the sin of killing
an arhat.
Không để cho thành tựu hòa hợp Tăng là đồng tội với phá hòa hợp Tăng:
Preventing the restoration of harmony in a sangha is equal to the sin of
destroying the harmony of the sangha.
Phá tháp Phật là đồng tội với làm thân Phật chảy máu: Destroying the
Buddha’s stupa is equal to the sin of shedding the blood of a Buddha.
Đại Thừa Ngũ Nghịch—The five great sins in the Mahayana:
Phá hại chùa tháp, thiêu hủy kinh tượng, lấy vật của Phật hay chư Tăng,
hoặc khuyến khích người làm, hoặc thấy người làm mà sanh tâm hoan hỷ:
Sacrilege, such as destroying temples, burning sutras or images of
Buddhas, stealing a Buddha’s or monk’s things, inducing others to do so,
or taking pleasure therein.
Hủy báng pháp của Thanh Văn, Duyên Giác hay Bồ Tát: Slander or abuse the
teaching of Sravakas, Pratyeka-buddhas, or Bodhisattvas.
Ngược đãi giết chóc chư Tăng Ni hoặc buộc họ phải hoàn tục: Ill-treatment,
or killing of monks or nuns, or force them to leave the monasteries to
return to worldly life.
Phạm một trong năm trọng tội trên: Commit any one of the five deadly sins
given above.
Chối bỏ luật nhơn quả nghiệp báo, thường xuyên gây nghiệp bất thiện mà còn
dạy người gây ác nghiệp, luôn sống đời xấu xa: Denial of the karma
consequences of ill deeds, acting or teaching others accordingly, and
unceasing evil life.
Ngũ Ngũ Bách Niên: Năm lần năm
trăm năm sau khi Phật nhập diệt, trong mỗi thời kỳ nầy đều thuyết một kiên
cố để chỉ sự hưng phế của Phật pháp—The five periods each of 500 years
after the Buddha’s death (five successive periods):
Thời kỳ Giải Thoát Kiên Cố trong năm trăm năm đầu: The period of strong
salvation in the first five hundred years.
Thời kỳ Thiền Định Kiên Cố trong năm trăm năm thứ nhì: The period of
strong meditation in the second five hundred years.
Thời kỳ Đa Văn Kiên Cố trong năm trăm năm thứ ba: The period of strong
learning in the third five hundred years.
Thời kỳ Tháp Tự Kiên Cố trong năm trăm năm thứ tư: The period of stupa and
temple building in the fourth five hundred years.
Thời kỳ Đấu Tranh Kiên Cố trong năm trăm năm thứ năm: The period of
dissension in the fifth five hundred years.
Ngũ Nhãn: Năm loại mắt hay thị
giác—The five kinds of eye or vision:
Phàm Nhãn: Mắt thịt của nhục thân, có tầm nhìn giới hạn—Human eye—Physical
eye—The flesh eye, or eye of the body—Limited vision.
Thiên nhãn: Deva-Cakkhu (p)—Mắt của chư Thiên ở cõi trời sắc giới, nhưng
người phàm tu thiền định vẫn đạt được loại mắt nầy (với thiên nhãn thì
chẳng luận xa gần, trong ngoài, sáng tối, đều thấy được hết)—Celestial
(god or deva) eye—Heavenly eye—Unlimited eye—Attainable by men in dhyana.
Huệ Nhãn: Panna-Cakkhu (p)—Mắt của các bậc Thanh Văn, Duyên Giác và A La
Hán, hay là trí huệ soi rõ lý chân không vô tướng—Eye of wisdom—Hinayana
wisdom—Eye that sees all things as unreal.
Như Thị Nhãn hay Pháp Nhãn: Bodhisattva-Cakkhu (p)—Mắt trí huệ của chư Bồ
Tát hay pháp nhãn nhìn thấu suốt sự vật để cứu độ chúng sanh—Objective
eye—Bodhisattva truth—Pháp nhãn—The Dharma Eye that penetrates all things,
to see the truth that releases men from reincarnation.
Phật Nhãn: Buddha-Cakhu (p)—Thực Nhãn—Mắt của bậc giác ngộ thấu suốt mọi
vật (Đức Phật có đủ mắt Phật và bốn mắt trên)—Buddha eye—Buddha vision—Eye
of the Enlightened One who see all and are omniscient.
Ngũ Nhân: Năm nguyên nhân—The
five causes (four elements of earth, water, fire and wind which are the
causers or producers and maintainers of infinite forms of nature
(results):
(A)
Sinh nhân: Producing cause.
Y nhân: Supporting cause.
Lập nhân: Holding or establishing cause.
Trì nhân: Maintaining cause.
Dưỡng nhân: Nourishing or Strengthening cause.
(B)
Sinh nhân: Chúng sanh theo nghiệp quả mà tái sanh—Cause of rebirth.
Hòa hợp nhân: Thiện tâm hòa hợp với thiện pháp; bất thiện tâm hòa hợp với
bất thiện pháp; vô ký tâm hòa hợp với vô ký pháp—Intermingling cause (good
with good, bad with bad, neutral with neutral).
Trú nhân: Tất cả chúng sanh trụ vào những điều kiện hiện tại mà trụ—Cause
of abiding in the present condition (the self in its attachment).
Tăng trưởng nhân: Nhân của sự phát triển hay trưởng dưỡng bản thân như
thực phẩm áo quần—Cause of development (food, clothing, etc).
Viễn nhân: Nhân xa như tinh huyết của cha mẹ để sinh ra thân nầy—Remoter
cause, the parental seed.
Ngũ Nhân Thuyết Kinh: See Ngũ
Chủng Thuyết Nhân.
Ngũ Nhẫn: Năm loại nhẫn nhục Ba
La Mật—Five kinds of Paramita Tolerance—The five stages of
Bodhisattva-ksanti, patience or endurance:
Phục nhẫn: Điều phục nhẫn—Với loại nhẫn nầy hành giả có thể nhận chìm
tham, sân, si, nhưng hạt giống dục vọng và phiền não vẫn chưa dứt hẳn. Đây
là điều kiện tu hành của các bậc Bồ Tát Biệt Giáo, tam hiền thập trụ, thập
hành, và thập hồi hướng—Self-control or conquering tolerance—With this
tolerance, the cultivator is able to drown all greed, hatred and
ignorance—The causes of passion and illusion controlled but not finally
cut off, the condition of the Differentiated Bodhisattvas, ten stages, ten
practices, and ten dedications.
Tín nhẫn: Kiên trì đức tin từ Hoan Hỷ địa, Ly Cấu địa, đến Phát Quang địa,
hành giả thuần khiết tin tưởng hễ nhân lành thì quả lành—Faith Tolerance
from the stage of Joy, to the Land of Purity and the Land of Radiance. The
cultivator purely believes that good deeds will result good consequences.
Thuận nhẫn: Tùy thuận nhẫn từ Diễm Huệ địa, đến Cực Nan Thắng địa và Hiện
Tiền địa, giai đoạn tu trì khiến cho hành giả có được đức nhẫn nhục của
Phật và Bồ Tát (từ tứ địa đến lục địa)—Natural Tolerance from the Blazing
Land to the Land of Extremely Difficult to conquer—This tolerance using
the pure Buddha-like intrinsic and natural that only Bodhisattvas have or
the patience progress towards the end of mortality.
Vô sanh nhẫn: Vô sanh nhẫn từ Viễn Hành địa đến Bất Động địa và Thiện Huệ
địa, giai đoạn tu đức nhẫn khiến hành giả nhập cái lý các pháp đều vô sinh
(từ thất địa đến cửu địa)—No-thought Tolerance from the Far-Reaching Land
to the Immovable Land and the Land of Good Thoughts—This is tolerance as
vast and wide as the open sky or patience for full apprehension of the
truth of no rebirth.
Tịch diệt nhẫn: Tịch diệt nhẫn của hạng Pháp Vân địa hay Diệu Giác, giai
đoạn hành giả dứt tuyệt mọi mê hoặc để đạt tới niết bàn tịch
diệt—Maha-Nirvana Tolerance, or Nirvana Tolerance, or the patience
nirvana, the tolerance in the last stage of Dharmamegha or the Land of
Dharma Clouds—This is the tolerance of Buddha, everything is peaceful and
tranquil or the patience that leads to complete nirvana.
Ngũ Nhiếp Luận: Một bộ luận
của Ngài Vô Trước, thâu tóm tất cả yếu nghĩa của Đại Thừa; về sau Ngài
Thiên Thân và Vô Tính tóm tắt và giải thích. Ngài Huyền Trang Tam Tạng
dịch ra Hán văn—A sastra of Asanga, giving a description of Mahayana
doctrine; which later on Vasubandhu and Wu-Hsing prepared a summary and
interpretation. Hsuan-Tsang translated this sastra into Chinese.
Ngũ Như Lai: The five
Dhyani-Buddhas or Tathagatas—See Ngũ Phật.
Ngũ Niệm Môn: Năm cửa hành đạo
của tông phái Tịnh Độ—The five devotional gates of the Pure Land sect:
Lễ Bái Môn: Thân niệm—Worship of Amitabha with the body.
Khen Ngợi Môn: Khẩu niệm—Invocation with the mouth.
Tác Nguyện Môn: Quyết định Vãng Sanh niệm—Resolve the mind to be reborn
in the Pure Land.
Quán Sát Môn: Thiền định Vãng Sanh niệm—Meditation on the glories of the
Pure Land.
Hồi Hướng Môn: Hồi hướng niệm—Resolve to bestow one’s merits (works on
superogation on all creatures).
Ngũ Niết Bàn: Five kinds of
immediate Nirvana—Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Chín, phần Thập Hành Ấm
Ma, Đức Phật đã nhắc nhở Ngài A Nan về năm Niết Bàn như sau: “Lại có người
thiện nam, trong tam ma địa, chính tâm yên lặng kiên cố. Ma chẳng tìm được
chỗ tiện. Cùng tột căn bản của các loài sinh. Xem cái trạng thái u thanh,
thường nhiễm động bản nguyên. Chấp sau khi chết phải có, khởi so đo chấp
trước. Người đó bị đọa vào luận năm Niết Bàn.” Vì so đo chấp trước năm
Niết Bàn mà phải đọa lạc ngoại đạo, và mê lầm tính Bồ Đề—According to the
Surangama Sutra, book Nine, in the section of the ten states of formation
skandha, the Buddha reminded Ananda about the five kinds of immediate
Nirvana: “Further, in his practice of samadhi, the good person’s mind is
firm, unmoving, and proper and can no longer be distrubed by demons. He
can thoroughly investigate the origin of all categories of beings and
contemplate the source of the subtle, fleeting, and constant fluctuation.
But if he begins to speculate on existence after death, he could fall into
error with five theories of Nirvana. Because of these speculations about
five kinds of immediate Nirvana, he will fall into externalism and become
confused about the Bodhi nature.
Hoặc lấy Dục Giới làm Niết Bàn, xem thấy viên minh, sinh ra ưa mến: He may
consider the Heavens of the Desire Realm a true refuge, because he
contemplates their extensive brightness and longs for it.
Hoặc lấy Sơ Thiền vì tính không lo: He may take refuge in the First
Dhyana, because there his nature is free from worry.
Hoặc lấy Nhị Thiền tâm không khổ: He may take refuge in the Second Dhyana,
because there his mind is free from suffering.
Hoặc lấy Tam Thiền rất vui đẹp: He may take refuge in the Third Dhyana,
because he delights in its extreme joy.
Hoặc lấy Tứ Thiền khổ vui đều mất, chẳng bị luân hồi sanh diệt. Mê trời
hữu lậu cho là vô vi. Năm chỗ an ổn cho là thắng tịnh. Cứ như thế mà bị
xoay vần: He may take refuge in the Fourth Dhyana, reasoning that
suffering and bliss are both ended there and that he will no longer
undergo transmigration. These heavens are subject to outflows, but in his
confusion he thinks that they are unconditioned; and he takes these five
states of tranquility to be refuge of supreme purity. Considering back and
forth in this way, he decides that these five states are ultimate.
Ngũ Phái Thiền: Năm phái Thiền
của Thiền Tông Nam Trung Quốc. Năm phái thiền nầy đều là truyền thừa từ
Lục Tổ Huệ Năng (638-713)—The five branches of the Southern school of
Ch’an Buddhism in China. All the Southern Zen schools traced their lineage
to Hui-Neng (638-713), the sixth patriarch of Chinese Ch’an.
Lâm Tế: Lin-Chi—Rinzai.
Khuê Ngưỡng: Vĩ Ngưỡng—Kuei-Yang.
Tào Động: Ts’ao-Tung.
Vân Môn: Yun-Men.
Pháp Nhãn: Fa-Yen.
Ngũ Pháp: Pancadharma or
Dharmapancakam (skt)—Five laws or categories:
Tướng Danh Ngũ Pháp: Theo Thiền Sư Suzuki trong Nghiên Cứu Kinh Lăng Già,
có năm pháp là Tướng, Danh, Phân Biệt, Chánh Trí, và Như Như. Những ai
muốn đạt tới tinh thần của Đức Như Lai thì cần phải biết năm pháp nầy,
những người tầm thường thì không biết chúng, vì không biết chúng nên
thường phán đoán sai lầm và trở nên chấp trước vào những hình tướng bên
ngoài—According to Zen Master D. T. Suzuki in The Studies In The
Lankavatara Sutra, there are five categories of forms. They are Name
(nama), Appearance (nimitta), Discrimination (Right Knowledge
(samyagijnana), and Suchness (tathata). Those who are desirous of
attaining to the spirituality of the Tathagata are urged to know what
these five categories are; they are unknown to ordinary minds and, as they
are unknown, the latter judge wrongly and become attached to appearances.
Danh: Tên gọi các tướng hay hiện tượng. Danh không phải là những cái gì
thực, chúng chỉ là tượng trưng giả lập, chúng không đáng kể để cho người
ta chấp vào như là những thực tính. Phàm phu cứ trôi lăn theo dòng chảy
của những cấu trúc không thực mà lúc nào cũng nghĩ rằng quả thực là có
những thứ như “tôi” và “của tôi.” Họ cứ nắm chắc lấy những đối tượng giả
tưởng này, từ đó mà họ tôn giữ tham lam, sân hận và si mê, tất cả đều che
lấp ánh sáng của trí tuệ. Các phiền não nầy dẫn họ đến các hành động mà
những hành động nầy cứ tái diễn, tiếp tục dệt cái kén cho chính tác nhân.
Tác nhân nầy giờ đây được giam giữ một cách an toàn trong cái kén ấy và
không thể thoát ra khỏi sợi chỉ rối ren của các phán đoán sai lầm. Anh ta
trôi dật dờ trên biển luân hồi sanh tử, và như con tàu vô chủ, anh ta phải
trôi theo các dòng nước biển ấy. Anh lại còn được ví như bánh xe kéo nước,
cứ luôn quay tròn trên cùng một cái trục mà thôi. Anh không bao giờ vươn
lên hay phát triển, anh vẫn chính là anh chàng xưa cũ khờ khạo, mù quáng
mò mẫm và phạm tội ấy. Do bởi si muội, anh không thể thấy được rằng tất cả
các sự vật đều như huyên thuật, ảo ảnh hay bóng trăng trong nước. Do bởi
si muội, anh không thể thoát ra khỏi ý niệm hư ngụy về ngã thể hay tự tính
về “tôi” và “của tôi,” về “chủ thể” và “đối tượng,” về “sinh trụ dị diệt.”
Anh không thể hiểu được rằng tất cả những thứ nầy đều là những sáng tạo
của tâm và bị diễn dịch sai lầm. Vì lý do ấy mà cuối cùng anh trở nên tôn
giữ những khái niệm như đấng Tự Tại, Thời Gian, Nguyên Tử, và Thắng Giả,
để rồi trở nên dính chặt trong các hình tướng mà không thể nào thoát ra
được bánh xe vô minh—Names of all appearance or phenomena. Names are not
real things, they are merely symbolical, they are not worth getting
attached to as realities. Ignorant minds move along the stream of unreal
constructions, thinking all the time that there are really such things as
“me” and “mine.” They keep tenacious hold of these imaginary objects ,
over which they learn to cherish greed, anger, and infatuation, altogether
veiling the light of wisdom. These passions lead to actions, which, being
repeated, go on to weave a cocoon for the agent himself. He is now
securely imprisoned in it and is unable to free himself from the
encumbering thread of wrong judgments. He drifts along on the ocean
transmigration, and, like the derelict, he must follow its currents. He is
again compared to the water-drawing wheel turning around the same axle all
the time. He never grows or develops, he is the same old blindly-groping
sin-commiting blunderer. Owing to this infatuation, he is unable to see
that all things are like maya, mirage, or like a lunar reflection in
water; he is unable to free himself from the false idea of self-substance
(svabhava), of “me and mine,” of subject and object, of birth, staying and
death; he does not realize that all these are creations of mind and
wrongly interpreted. For this reason he finally comes to cherish such
notions as Isvara, Time, Atom, and Pradhana, and becomes so inextricably
involved in appearances that he can never be freed from the wheel of
ignorance.
Tướng: Các pháp hữu vi hay hiện tượng. Tướng nghĩa là các tính chất thuộc
đối tượng cảm quan như mắt, mũi, vân vân—Appearances or phenomena.
Appearances (nimitta) mean qualities belonging to sense-objects such as
visual, olfactory, etc.
Phân biệt (Vọng tưởng): Phân biệt là sự đặt tên cho tất cả các đối tượng
và tính chất nầy mà phân biệt cái nầy khác với cái kia. Tâm phàm phu phân
biệt tướng và hiện tượng, chủ quan lẫn khách quan, vì thế mà bảo rằng cái
nầy là như thế nầy chứ không phải như thế kia. Từ đó chúng ta có những tên
gọi như voi, ngựa, bánh xe, người hầu, đàn bà, đàn ông, từ đó mà phân biệt
xãy ra—Discrimination (vikalpa) means the naming of all these objects and
qualities, distinguishing one from another. Ordinary mental discrimination
of appearance or phenomena, both subjective and objective, saying “this is
such and not otherwise;” and we have names such as elephant, horse, wheel,
footman, woman, man, wherein Discrimination takes place.
Chánh trí: Samyagjnana (skt)—Trí huệ chân chánh thấy rõ những lỗi lầm của
sự phân biệt của phàm phu. Chánh trí bao gồm hiểu đúng bản chất của Danh
và Tướng như là sự xác nhận và quyết định lẫn nhau. Chánh trí là ở chỗ
nhìn thấy cái tâm không bị dao động bởi các đối tượng bên ngoài, ở chỗ
không bị mang đi xa bởi nhị biên như đoạn diệt hay thường hằng, và ở chỗ
không bị rơi vào trạng thái của Thanh Văn hay Duyên Giác, hay luận điệu
của các triết gia—Corrective wisdom, which correct the deficiencies of
errors of the ordinary mental discrimination. Right Knowledge consists in
rightly comprehending the nature of Names and Appearances as predicating
or determining each other. It consists in seeing mind as not agitated by
external objects, in not being carried away by dualism such as nihilism
and eternalism, and in not faling the state of Sravakahood and
Pratyekabuddhahood as well as into the position of the philosopher.
Chân như (Như như): Bhutatathata (skt)—Tathata (skt)—Chân như do chánh trí
mà thấy được. Khi thế giới của Danh và Tướng được nhìn bằng con mắt của
Chánh Trí thì người ta có thể hội được rằng phải biết Danh và Tướng không
phải là phi hiện hữu, cũng không phải là hiện hữu. Chúng vốn vượt trên cái
nhị biên về khẳng định và bác bỏ, và rằng tâm trụ trong một trạng thái yên
tĩnh tuyệt đối, không bị Danh và Tướng làm sai lạc. Được như thế là đạt
được trạng thái Như Như (tathata) và vì trong hoàn cảnh nầykhông ảnh hưởng
nào nổi lên nên vị Bồ Tát thể nghiệm an lạc—Bhutatathata or absolute
wisdom reached through understanding the law of the absolute or ultimate
truth. When a word of Names and Appearances is surveyed by the eye of
Right-Knowledge, the realisation is achieved that they are to be known as
neither non-existent nor existent, that they are in themselves above the
dualism of assertion and refutation, and that the mind abides in a state
of absolute tranquility undisturbed by Names and Appearances. With this is
attained with the state of Suchness (tathata), and because in this
condition no images are reflected the Bodhisattva experiences joy.
Sự Lý Ngũ Pháp: Theo Pháp Tướng Tông, hết thảy sự lý của pháp được chia
làm năm loại—According to the Dharmalaksana School, there are five
categories into which things and their principles are divided:
Tâm pháp: Tự tướng của thức—Mind—Tám tâm pháp biệt lập nhau. Năm thức đầu
lập thành nhận thức giác quan, thứ sáu là ý thức (mano-vijnana), thứ bảy
là mạt na thức (manas) và thứ tám là A Lại Da thức (citta). Theo tự tánh,
tất cả các thức nầy lệ thuộc vào một pháp khác, tức là y tha khởi tướng
(paratantra-laksana) nhưng chúng không phải chỉ là tưởng tượng
(parikalpitalaksana). Giả thuyết về thực tại biệt lập của 8 thức nầy là lý
thuyết riêng của Hộ Pháp và không thể tìm thấy ở đâu khác trong Phật giáo,
ngay cả trong Tiểu Thừa—Eight consciousnesses (mind) are all separate. The
first five constitute sense-consciousness (Vijnana), the sixth is the
sense-center (mano-vijnana), the seventh is the thought-center of
self-consciousness (citta). By nature all of these consciousnesses are
dependent on something else, i.e., cause (paratantra-laksana), but they
are not mere imagination (parikalpita-laksana). The assumption of the
separate reality of the eight consciousnesses is Dharmapala’s special
tenet and nowhere else in Buddhism can it be seen, not even in Hinayana
(see Bốn Phần Của Thức, và Tam Cảnh).
Tâm sở pháp: Các pháp tương ứng với tám thức mà khởi lên—Mental conditions
or activities.
Sắc pháp: Các pháp do tâm pháp và tâm sở pháp biến ra—The actual states or
categories as conceived.
Bất tương ưng pháp: Pháp giả lập—Hypothetic categories.
Vô vi pháp: Thực tính tĩnh lặng của chư pháp—The state of rest, or the
inactive principle pervading all things.
Lý Trí Ngũ Pháp: The five categories of essential wisdom:
Chân như: The absolute.
Đại viên cảnh trí: Wisdom as the great perfect mirror reflecting all
things.
Bính đẳng trí: Wisdom of the equal Buddha-nature of all beings.
Diệu quán sát trí: Wisdom of mystic insight into all things and removal of
ignorance and doubt.
Thành sở tác trí: Wisdom perfect in action and bringing blessing to self
and others.
Đề
Bà Ngũ Pháp: See Đề Bà Ngũ Pháp.
Ngũ Pháp Giới: Năm loại pháp
giới—Five forms of dharmadhatu.
Hữu vi pháp giới: Sự pháp giới—The phenomenal realm.
Vô vi pháp giới: Lý pháp giới—The inactive/noumenal realm.
Diệc Hữu Vi Diệc Vô Vi Pháp Giới: Sự lý vô ngại pháp giới (cả hữu vi lẫn
vô vi): Interactive/Interdependent.
Phi hữu vi phi vô vi: Sự Lý vô ngại pháp giới—Neither active nor inactive.
Sự sự vô ngại: Vô chướng ngại pháp giới—The unimpeded realm, the unity of
phenomenal and noumenal (collective and individual).
Ngũ Pháp Thành Thân: See Ngũ
Tướng Thành Thân.
Ngũ Phẩm: Năm phẩm đệ tử được
Phật nói đến trong Kinh Pháp Hoa—Five grades of disciples mentioned in the
Lotus Sutra:
Tùy Hỷ Phẩm: Nghe pháp thực tướng mà tín thọ và tùy hỷ—Those who hear the
Buddha dharma and rejoice.
Độc Tụng Phẩm: Độc tụng Phật pháp—Read and repeat Buddha-sutras.
Thuyết Pháp Phẩm: Thuyết giảng Phật pháp—Preach the Buddha-dharma.
Kiêm Hành Lục Độ Phẩm: Trì niệm và thực hành Lục Độ Ba La Mật—Observe and
meditate on the six paramitas.
Chính Hành Lục Độ: Tự độ và độ tha—Transform self and others.
Ngũ Phần Giáo Pháp: Theo Hòa
Thượng Thích Huyền Vi trong bộ Phật Lý Căn Bản, Phật giáo được chia làm
hai bộ phận lớn là Hiển giáo và Mật giáo. Hiển giáo được Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni thuyết bằng ngôn ngữ văn tự, trong khi Mật giáo không dùng ngôn
ngữ, mà dùng tổng trì Đà La Ni do Đức Đại Nhật Như Lai chủ xướng. Không có
sử liệu xác thật về việc kết tập kinh điển Mật giáo; tuy nhiên, theo các
tông phái Mật tông tại Tây Tạng thì Giáo pháp Mật tông được chia làm năm
phần—According to Most Venerable Thích Huyen Vi in His “Phật Lý Căn Bản,”
Buddhism is composed of two main divisions: The open, or general teaching;
and the esoteric schools. The open or general teaching preached by
Sakyamuni Buddha with clear words, while the esoteric teaching, not by
clear words, but by dharani from Mahavairocana Tathagata. There is no
documentation on the gathering of the esoteric canon; however, according
to the esoteric sects in Tibet, the correct doctrine of the Buddha is
divided into five parts.
Tạng Kinh: Do ngài A Nan/Ananda trùng tụng—Sutra-pitaka.
Tạng Luật: Do ngài Ưu Ba Ly/Upali trùng tụng—Vinaya-pitaka.
Tạng Luận: Do ngài Ca Chiên Diên/Katyayana trùng tụng—Abhidharma-pitaka.
Trí Huệ Ba La Mật: Vận dụng trí huệ để vượt qua biển khổ sanh tử, để đến
bờ giải thoát Niết Bàn (lý nầy được nói rõ trong các bộ kinh Bát Nhã)—Do
ngài Văn Thù Sư Lợi/Manjusri thọ trì—Prajnaparamita.
Tổng Trì: Đà La Ni hay chú ngữ bí giáo thọ trì—Do ngài Kim Cang Thủ Bồ
Tát/Vajrapani Bodhisattva thọ trì và truyền bá—Dharani.
Ngũ Phần Giới Bổn: Giới Kinh
Ngũ Phần Luật của Sa Di—The five divisions of the Law in the Mahisasaka
Vinaya.
Ngũ Phần Hương: See Ngũ Hương.
Ngũ Phần Pháp Thân:
Panca-dharmakaya—Năm loại pháp thân công đức của Như Lai—The five
attributes of the dharmakaya or spiritual body of Tathagata. These five
attributes surpass all conditions of form or the five skandhas, all
materiality (rupa), all sensations (vedana), all consciousness (samjna),
all moral activity (karman), all knowledge (vijnana):
Giới: Ba nghiệp thân khẩu ý của Như Lai vượt trên mọi lỗi lầm sai
trái—Budhha is above all moral conditions.
Định: Chân tâm của Như Lai tịch tĩnh và xa lìa mọi vọng niệm—Tranquil and
apart from all false ideas.
Huệ: Chân trí Như Lai viên minh siêu phàm—Wise and omniscient.
Giải thoát: Thân tâm Như Lai giải thoát mọi hệ phược, đó là trạng thái
Niết bàn—Free, unlimited, unconditioned, which is the state of nirvana.
Giải thoát tri kiến: Như Lai biết được trạng thái thực sự giải
thoát—Buddha has perfect knowledge of this state.
Ngũ Phần Pháp Thân Hương: See
Ngũ Hương.
Ngũ Phật: Năm vị Phật—The five
Dhyani-Buddhas.
(A) Năm vị
Phật của Kim Cang và Thai tạng giới—The five Dhyani-Buddhas of the
Vajradhatu and Garbhadhatu—The five Buddhas in their five manifestations:
1) Phật Tỳ
Lô Giá Na: Vairocana (skt)—Phật Đại Nhựt, tượng trưng cho pháp thân vĩnh
cửu và thanh tịnh. Còn được gọi là Đại Tỳ Lô Giá Na Phật (là tinh túy của
chư Phật). Ngài ngự tại trung tâm Thai Tạng và Kim Cang giới—Vairocana as
eternal and pure dharmakaya. Also called Mahavairocana. He situated in the
centre of both Garbhadhatu and Vajradhatu.
A Súc Bệ Phật: Aksobhya (skt)—Còn gọi là Đông Phật, hay vị Phật tượng
trưng cho Bất Lai Chuyển—Aksobhya, also called the Buddha of the Eastern
Pure Land, as immutable and sovereign.
Nam Phật: Ratnasambhava (skt)—Bảo Sanh Phật, tượng trưng cho phước đức huy
hoàng (bảo hộ cho các kho báu)—Ratnasambhava as bliss and glory.
A Di Đà Phật: Amitabha (skt)—Còn gọi là Tây Phật, là vị Phật tượng trưng
cho trí tuệ trong hành động: Also called Buddha of the Western Pure Land.
Amitabha as wisdom in action.
Phật Thích Ca cho hóa thân độ chúng: Sakyamuni as incarnation nirmanakaya
.
(B) Giống như
phần (A) chỉ thay thế Phật A Di Đà bằng Ly Bố Úy Như Lai, hay Bắc
Phật—Same as in (A) with Amoghasiddhi, or the Northern Buddha replaces
Amitabha—See Amoghasiddhi in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Theo Chân Ngôn tông—According to the
Shingon Sect (Real or substantive word):
Dược Vương Phật: Bhaisajya.
Đa Bảo Phật: Prabhutaratna.
Tỳ Lô Giá Na Phật: Vairocana.
A Súc Bệ Phật: Aksobhya.
Ly Bố Úy Phật: Amoghasiddhi.
(D)
Dược Vương Phật: Bhaisajya.
Đa Bảo Phật: Prabhutaratna.
Tỳ Lô Giá Na Phật: Vairocana.
A Súc Bệ Phật: Aksobhya.
Thích Ca Mâu Ni Phật: Sakyamuni.
Ngũ Phật Bảo Quan: Phật Đảnh
gồm năm vị. Đức Tỳ Lô Giá Na trong Kim Cang Giới đội vương miện có năm
điểm ám chỉ năm đặc tánh toàn trí được đại diện bởi Ngũ Phật Bảo Quan—A
Buddha-crown containing the Five Dhyani-Buddhas. The five Buddhas are
always crowned when holding the sakti, and hence are called by the
Tibetans the “Crowned Buddhas.” Vairocana in the Vajradhatu wears a crown
with five points indicative of the five qualities of perfect wisdom, as
represented by the five dhyani-buddhas.
Ngũ Phật Đảnh Pháp: Mật Giáo
lấy hạnh tu của năm vị Bồ Tát trong Ngũ Phật Đảnh Tôn mà tu hành—Buddhists
of the esoteric sect practice in accordance with the practices of the Five
Bodhisattvas who sometimes stand on the left of Sakyamuni—See Ngũ Phật
Đảnh Tôn.
Ngũ Phật Đảnh Tôn: Ngũ Đảnh
Luân Vương—Năm vị Bồ Tát thường đứng bên trái của Phật Thích Ca, tượng
trưng cho năm trí tuệ—Five Bodhisattvas sometimes placed on the left of
Sakyamuni, indicative of five forms of wisdom:
Bạch Tản Phật Đỉnh: Lấy lọng trắng làm hình Tam Muội Da, tượng trưng cho
đức đại từ bi trong trắng truyền khắp pháp giới, một trong những danh hiệu
của Quán Thế Âm Bồ Tát—Sitatapatra (skt)—with white parasol, symbol of
pure mercy, one of the title of Avalokitesvara.
Thắng Phật Đảnh: Jaya (skt)—Lấy thanh bảo kiếm làm hình Tam Muội Da, tượng
trưng cho trí tuệ—With sword, symbol of wisdom or discretion.
Tối Thắng Phật Đảnh: Vijaya (skt)—Tối Thắng Kim Luân Phật Đảnh—Chuyển Luân
Vương Phật Đảnh—Lấy bánh xe vàng làm hình Tam Muội Da, tượng trưng cho
công đức chuyển pháp luân không gì sánh bằng—With golden wheel symbol of
unexcelled power of preaching.
Hỏa Tụ Phật Đảnh: Tejorasi (skt)—Còn gọi là Hỏa Quang, Quang Tụ hay Phóng
Quang Phật Đảnh—Lấy ánh sáng làm hình Tam Muội Da, tượng trưng cho sự thu
nhiếp chúng sanh—Collected brilliance with insignia authority or a flame.
Xả Trừ Phật Đảnh: Vikirna (skt)—Trừ Chướng Phật Đảnh—Thôi Toái Phật
Đảnh—Trừ nghiệp Phật Đảnh—Trừ Cái Chướng Phật Đảnh—Lấy cái móc làm hình
Tam Muội Da, tượng trưng cho công đức phá nát tất cả phiền não—Scattering
and destroying all distressing delusion, with a hook as symbol.
Ngũ Phật Kiết Ma Ấn: Năm dấu ấn
bằng tay của mỗi một trong năm vị Phật trong Kim Cang Giới—The manual
signs by which the characteristic of each of the five Dhyani-Buddhas is
shown in the diamond realm group:
Phật Tỳ Lô Giá Na hai tay nắm lại, dấu ấn của trí tuệ—Vairocana, the
closed hand of wisdom.
Phật A Súc Bệ, những ngón tay phải chạm đất, dấu ấn của trí tuệ vững
chắc—Aksobhya, right fingers touching the ground, firm wisdom.
Nam Phật, tay phải mở ra và nâng lên, dấu ấn của thệ
nguyện—Ratnassambhava, right hand open uplifted, vow-making sign.
Phật A Di Đà, dấu ấn Tam Ma Địa, bàn tay trái bọc lấy những ngón tay phải,
giảng pháp dứt nghi—Amitabha, samadhi sign, right fingers in left palm,
preaching and ending doubt.
Ly Bố Úy Như Lai hay Phật Thích Ca Mâu Ni, Nghiệp ấn và Niết bàn vĩnh
cửu—Amoghasiddhi or Sakyamuni, the karma sign, final nirvana.
Ngũ Phật Ngũ Đại: Ngũ Phật
tương ứng với ngũ đại—The five Buddhas correspond to five elements:
Phật Tỳ Lô Giá Na tương ứng với Hư Không: Vairocana Buddha corresponds to
Space (Ether).
Phật A Súc Bệ tương ứng với Đất: Aksobhya Buddha corresponds to Earth.
Bảo Sanh Phật hay Nam Phật tương ứng với Lửa: Ratnasambhava Buddha
corresponds to Fire.
Phật A Di Đà tương ứng với Nước: Amitabha Buddha corresponds to Water.
Phật Ly Bố Úy hay Bất không Phật tương ứng với Gió: Amoghasiddhi Buddha
corrsponds to Wind or Air.
Ngũ Phật Ngũ Quan: Ngũ Phật
tương ứng với ngũ quan—The five Buddhas correspond to five senses:
Phật Tỳ Lô Giá Na tương ứng với Thị giác: Vairocana Buddha corresponds to
Sight.
Phật A Súc Bệ tương ứng với Thính giác: Aksobhya Buddha corresponds to
Sound.
Phật bảo Sanh hay Nam Phật tương ứng với Khứu giác: Ratnasambhava
corresponds to Smell.
Phật A Di Đà tương ứng với Vị giác: Amitabha Buddha corresponds to Taste.
Phật Ly Bố Úy hay Bất Không tương ứng với Xúc giác: Amoghasiddhi Buddha
corresponds to Touch.
Ngũ Phật Ngũ Sắc: Năm vị Phật
tương ứng với Năm màu sắc—The five Buddhas correspond to five colours:
Phật Tỳ Lô Giá Na tương ứng với sắc Trắng: Vairocana Buddha corresponds to
White.
Phật A Súc Bệ tương ứng với sắc Xanh: Aksobhya Buddha corresponds to Blue.
Phật Bảo Sanh hay Nam Phật tương ứng với sắc Vàng: Ratnasambhava Buddha
corresponds to Yellow.
Phật A Di Đà tương ứng với sắc Đỏ: Amitabha Buddha corresponds to Red.
Phật Ly Bố Úy hay Bất Không Phật tương ứng với sắc Xanh lá cây:
Amoghasiddhi Buddha coresponds to Green.
Ngũ Phật Ngũ Vị: Năm vị Phật
tương ứng với năm vị thế—The five Buddhas correspond to five positions:
Phật Tỳ Lô Giá Na ở Trung tâm: Vairocana Buddha in the Center.
Phật A Súc Bệ ở Đông Độ: Aksobhya Buddha in the East.
Phật Bảo Sanh hay Nam Phật ở Nam Độ: Ratnasambhava Buddha in the South.
A Di Đà Phật ở Tây Phương: Amitabha Buddha in the West.
Ly Bố Úy hay Bất Không Phật ở phương Bắc: Amoghasiddhi Buddha in the
North.
Ngũ Phật Quan: See Ngũ Phật Bảo
Quan.
Ngũ Phật Quán Đảnh: Lễ quán
đảnh với năm lọ nước thơm tượng trưng cho năm trí huệ của Phật—Baptism
with five vases of perfumed water, symbol of Budha-wisdom in its five
forms—See Ngũ Phật Đảnh Tôn.
Ngũ Phật Sinh Ngũ Bồ Tát: See
Ngũ Phật Sinh Ngũ Bồ Tát, Ngũ Kim Cang, Ngũ Phẩn Nộ from (1) to (5) (a).
Ngũ Phật Sinh Ngũ Bồ Tát, Ngũ Kim Cang,
Ngũ Phẩn Nộ: A bodhisattva who represents the Buddha’s
dharmakaya, or spiritual body; wisdom in graciousness and a pierce or
angry form against evil:
Phật Tỳ Lô Giá Na dưới ba hình thức: Vairocana (Đại Nhật Như Lai) appears
in the three forms:
Chuyển Pháp Luân Bồ Tát: Vajra-paramita Bodhisattva.
Biến Chiếu Kim Cang: Universally Shining Vajrasattva.
Bất Động Minh Vương: Arya-Acalanatha Raja.
A Súc Bệ Phật dưới ba hình thức: Aksobhya appears in the three forms:
Hư Không Tạng: Akashagarbha.
Như Ý: Complete Power.
Quân Trà Lợi Minh Vương: Kundali-Raja.
Nam Phật (Bảo Sanh Phật) dưới ba hình thức: Ratnasambhava’s three forms:
Phổ Hiền: Samantabhadra.
Tát Đỏa: Sattva-vajra.
Giáng Tam thế Minh vương: Trailokyavijaya-raja.
A Di Đà: Amitabha Buddha:
Quán Thế Âm: Avalokitesvara.
Pháp Kim Cang: Dharmaraja.
Mã đầu Minh vương: Hayagriva—The horse-head Dharmapala.
Amoghasiddhi’s (Bất Không Phật) three forms:
Di Lặc: Maitreya.
Nghiệp Kim Cang: Karmavajra.
Kim Cang Dạ Xoa: Vajrayaksa.
Ngũ Phật Sinh Ngũ Kim Cang: See
Ngũ Phật Sinh Ngũ Bồ Tát, Ngũ Kim Cang, Ngũ Phẩn Nộ from (1) to (5) (b).
Ngũ Phật Sinh Ngũ Phẩn Nộ: See
Ngũ Phật Sinh Ngũ Bồ Tát, Ngũ Kim Cang, Ngũ Phẩn Nộ.
Ngũ Phật Tánh (Tính): Năm bản
tánh đặc biệt của Phật tánh—The five characteristics of a Buddha’s nature:
Tự Tánh Phật: Tam Nhơn Phật Tánh—Natural attributed Buddha-nature:
Tự tính trú Phật tánh: The Buddha’s nature which is in all living beings,
even those in the three evil paths (gati).
Dẫn xuất Phật tánh: The Buddha’s nature developed by the right discipline.
Trí đắc quả Phật tánh: The final or perfected Buddha-nature resulting from
the development of the original potentiality.
Tu Tập Phật tánh: Acquired Buddha-nature:
Quả Phật tánh: The fruition of perfect enlightenment.
Quả quả Phật tánh: The fruition of that fruition, or the revelation of
parinirvana.
Ngũ Phật Tử: Năm loại Phật
tử—Five classes of Budhists:
Năm vị Phật tử đầu tiên của Phật—The Buddha’s first five disciples.
Tỳ Khưu: Tăng—Bhikkhu.
Tỳ Khưu Ni: Ni—Bhikkhuni.
Ưu Bà Tắc: Cận sự nam—Upasaka.
Ưu Bà Di: Cận sự nữ—Upasika.
Cận trụ: Người mới tu—Novice.
(C)
Dự Lưu: Stream-enterer.
Nhất Lai: Once-returner.
Bất Lai: Non-returner.
A-La-Hán: Arhat.
Bích Chi: Pratyeka-buddha.
Ngũ Phúc Thế Gian: The five
worldly blessings:
Phú (Giàu sang): Rich.
Quý (Danh vọng): Honour.
Thọ (Trường thọ)ï: Long-life.
Khương (Khang kiện): Healthy.
Ninh (An lành): Peace.
Ngũ Phương: The five
directions:
Đông: East.
Tây: West.
Nam: South.
Bắc: North.
Trung Tâm: Center.
Ngũ Quả: Pancaphala (skt)—Năm
quả—The five fruits or effects:
(A)
Dị Thục Quả:Vipakaphala (skt).
Khi chạm phải một hành động xấu, người phạm phải chịu khổ đau; khi làm
được một hành động tốt, người ấy hưởng sung sướng. Sung sướng và khổ đau
trong tự chúng là không thuộc tính cách đạo đức, xét về nghiệp của chúng
thì chúng trung tính. Do đó mà quả nầy có tên “Dị Thục” hay “chín muồi
theo những cách khác nhau.”—When an evil deed is committed, the doer
suffers pain; when a good deed is done, he enjoys pleasure. Pleasure and
pain in themselves are unmoral and neutral as far as their karmic
character is concerned. Hence the name “differently ripening.”
Quả khổ đau hay an lạc của đời nầy là do nghiệp ác thiện của đời
trước—Fruit ripening divergently (pleasure and goodness are in different
categories; present organs accord in pain or pleasure with their past good
or evil deeds).
Đẳng Lưu Quả: Nishyanda (skt)
Khi làm một hành động xấu hay tốt, khiến cho người làm hành động ấy dễ có
xu hướng tiến đến những hành động xấu hay tốt. Vì nhân quả thuộc cùng một
bản chất, nên quả nầy được gọi là “chảy trong cùng một dòng” hay “đẳng
lưu.”—When an evil or a good deed is done, this tends to make the doer
more easily disposed towards evils or goods. As cause and effect are of
the same nature, this “phala” is called “flowing in the same course.”
Do thiện tâm đời trước mà chuyển thành thiện tâm sau khi tái sanh; do ác
tâm đời trước mà ác tâm đời nầy tăng trưởng—Fruit of the same order
(goodness reborn from previous goodness)—See Đẳng Lưu Quả.
Độ Dụng Quả: Purushakara (skt).
Nghĩa đen có nghĩa là sự vận dụng của người. Nó là kết quả của nhân tố
trong công việc: Literally means man-working. It is the effect produced by
a human agent at work.
Rau quả hay ngũ cốc sinh sôi từ đất lên do bởi ý chí, trí tuệ, và sự cần
mẫn của người nông dân; vì mùa gặt là kết quả do bởi nhân tố con người
mang lại, nên “Độ Dụng Quả” được đặt tên cho kết quả nầy—Vegetables or
cereals grow abundantly from the earth owing to the will, intelligence,
and hard work of the farmer; as the harvest is the fruit brought about by
a human agency, the name purusha is given to this form of effect.
Vị thế hiện tại và quả hành về sau, sự thưởng phạt đời nầy do công đức đời
trước mà ra: Present position and function fruit, the reward of moral
merit in previous life.
Tăng Thượng Quả: Adhipatiphala (skt).
Hễ có sự vật nào hiện hữu được là do bởi sự hợp tác tích cực hay tiêu cực
của tất cả các sự vật khác, vì nếu sự hợp tác nầy thay đổi theo một cách
nào đó thì sự vật kia sẽ không còn hiện hữu nữa. Khi sự đồng hiện hữu của
các sự vật như thế được xem là kết quả của tính hỗ tương phổ quát, thì nó
được gọi là “tăng thượng duyên.”—That anything at all exists is due to the
cooperation positive or negative of all other things; for if the latter
interfere in any way, the former will cease to exist. When thus the
co-existence of things is regarded as the result of universal mutuality,
it is called “the helping.”
Quả siêu việt đời nầy là do khả năng siêu việt đời trước hay cái quả do
tăng thượng duyên mà sinh ra, như nhãn thức đối với nhãn căn là tăng
thượng quả—Dominant effect—Increased or superior effect (fruit) or
position arising previous earnest endeavour and superior capacity, e.g.
eye-sight as an advance on the eye-organ.
Ly Hệ Quả: Visamyoga (skt).
Quả không bị ràng buộc bởi bất cứ hệ lụy nào, quả Niết bàn—Fruit of
freedom from all bonds, nirvana fruit.
Niết Bàn là kết quả của sự tu tập tâm linh, và vì nó khiến cho người ta
thoát khỏi sự trói buộc của sinh và tử nên nó được gọi là “giải thoát khỏi
sự trói buộc” hay “ly hệ quả.”—Nirvana is the fruit of spiritual
discipline, and as it enables one to be released from the bondage of
birth-and-death, it is called “freeing from bondage.”
(B)
Thức:
Conception (viewed psychologically).
Danh Sắc: Formation mental and physical.
Lục Nhập (Lục xứ): The six organs of perception complete.
Xúc: The birth and contact with the world.
Thọ: Consciousness.
Ngũ Quan: Năm giác quan—The
five senses:
Thị giác (Mắt): Sight.
Thính giác (Tai): Hearing.
Khứu giác (Mũi): Small.
Vị giác (Lưỡi): Taste.
Xúc giác (Thân): Touch.
Ngũ Quan Đại Sứ: Năm đại sứ giả
kiểm soát sanh, già, bệnh, khổ và chết—The five controlling powers
(magistrates) of birth, old-age, sickness, suffering, death.
Ngũ Quan Vương: Vị vương thứ tư
trong thập điện minh vương—Wu-Kuan-Wang, the fourth of the ten rulers of
Hades.
Ngũ Quán: Năm pháp quán trong
Kinh Pháp Hoa—The five meditations in Lotus Sutra:
Chân quán: Không quán hay quán về lý chân đế mà đoạn trừ kiến hoặc và tư
hoặc—Meditation on the truth (Không quán)—Meditation on the reality of the
void, or infinite, in order to be rid of illusion in views and thoughts.
Thanh tịnh quán: Quán thanh tịnh để đoạn trừ những bất tịnh còn xót
lại—Meditations on purity, to be rid of any remains of impurity connected
with the temporal things.
Quảng đại trí huệ quán: Quán về trí huệ quảng đại và rộng lớn—Meditations
on the wider and greater wisdom.
Bi quán: Dùng ba phép quán kể trên mà quán về những điều kiện đáng thương
của chúng sanh để cứu độ họ—Meditation on pitifulness, or the pitiable
condition of the living, and by the above three meditations to meditate on
their salvation.
Từ quán: Dùng ba cách quán kể trên mà quán rộng ra với bi quán để mang lại
sự an lạc cho chúng sanh—Meditations on mercy and the extension of the
first three meditations to carrying of joy to all the living.
Ngũ Sanh: Five rebirths—Five
states or conditions of a bodhisattva’s rebirth—See Ngũ Sinh.
Ngũ Sắc: The five primary
colors:
Trắng: White.
Xanh: Blue.
Vàng: Yellow.
Đỏ: Red.
Đen: Black.
** For more
information, please see Ngũ Căn Sắc.
Ngũ Sinh: Năm cách sinh của chư
Bồ Tát—Five rebirths or states or conditions of a bodhisattva’s rebirth:
Tức Khổ Sinh: Các ngài sanh ra trong đời khổ hay tự hy sinh để cứu khổ—To
be reborn in calamities or to stay calamities by sacrificing himself.
Tùy Loại Sinh: Tùy loài chúng sanh nào cần thì các ngài tái sanh vào đó mà
hóa độ—To be reborn in any class that may need him.
Thắng Sinh: Các ngài sinh vào chỗ phú quý giàu sang, tướng mạo đẹp đẽ để
hóa độ chúng sanh—To be reborn in superior conditions, handsome, wealthy
or noble.
Tăng Thượng Sinh: Các ngài sinh ra làm nhiều thứ bậc vua chúa để tiện bề
hóa độ chúng dân—To be reborn in various grades of kingship.
Tối Hậu Sinh: Các ngài tái sanh lần cuối cùng để độ chúng sanh trước khi
thành Phật—Final rebirth before Buddhahood.
Ngũ Sở Y Độ: Năm cõi sở y—The
five Buddha-ksetra or dependencies, the realms or conditions of a Buddha:
Pháp Tính Độ: Cõi nương tựa của pháp thân thanh tịnh của Đức Như Lai, lấy
Chân Như làm thể, nhưng thân và cõi đó không sai biệt—The Buddha’s
dharmakaya-ksetra, or realm of his spiritual nature, depend on and yet
identical with Bhutatathata.
Thực Báo Độ: Tự Thọ Dụng Độ—Cõi mà báo thân viên mãn của Đức Như Lai nương
tựa vào, lấy năm uẩn vô lậu làm thể—The Buddha’s sambhogakaya realm with
its five immortal skandhas, i.e. his glorified body for his own enjoyment.
Sắc Tướng Độ: Cõi vi trần tướng hải của Đức Như Lai, lấy hậu đắc trí tự
hành thể—The land or condition of his self-expression as wisdom.
Tha Thụ Dụng Độ: Tha dụng thân của Đức Như Lai, lấy hậu đắc trí lợi tha
làm thể—The Buddha’s sambhogakaya realm for the joy of others.
Biến Hóa Độ: Cõi nương tựa của biến hóa thân, tùy theo tâm của chúng sanh
mà biến hiện thành đủ mọi cõi nước tịnh uế—The realm on which the Buddha’s
nirmanakaya depends, which results in his relation to every kind of
condition.
Ngũ Sơn: Năm núi—Five mountains
and monasteries:
Năm núi Ấn Độ—Five mountains in India:
Bề-Ba-La-Bạt-Thứ: Vaibhara-vana.
Tát Đa Bát Na Cầu Ha: Saptaparnaguha.
Nhân Đà La Thế La Cầu Ha: Indrasailaguha.
Tát Pha Thứ Hồn Trực Ca Bát Bà La: Sarpiskundika-Pragbhara
Kỳ Xà Quật: Grdhrakuta.
Năm núi Trung Hoa—Five mountains in China:
Kính Sơn: Ching Shan.
Bắc Sơn: Bei Shan.
Nam Sơn: Nan Shan.
A Dục Vương Sơn: King Asoka Shan.
Thái Bạch Sơn: T’ai Po Shan.
Ngũ Suy: Theo Kinh Đại Bát Niết
Bàn, Đức Phật dạy có năm thứ tướng suy thoái hay năm dấu hiệu rõ ràng của
sự chết hay tiến gần đến sự chết của chư Thiên khi các ngài đã hưởng hết
phước nơi cõi trời, sắp đi đầu thai—According to the Parinirvana Sutra,
the Buddha mentioned about five signs of decay which refer to symptoms of
imminent death or approaching death and rebirth in the lower realms,
experienced by celestials and deities at the end of their transcendental
lives:
Quần áo bẩn thỉu hôi hám: Unpleasant odor from dirty robes.
Đổ mồ hôi nách: Sweating under one’s armpit.
Đầu cổ rối bù như hoa héo: One’s hair-flower on the head withers.
Thân thể hôi thối nhơ nhớp: One’s body smelling bad due to uncontrolled
discharges (body will emit an unpleasant odor).
Không yên ổn hay không còn ưa thích chỗ ở của mình nữa: Uneasiness or
anxiety—They no longer find their place pleasurable.
Ngũ Suy Tướng: Five marks of
decay—See Ngũ Suy.
Ngũ Sư: Năm loại pháp sư—The
five masters or teachers:
(A)
Kinh Sư: Teachers of the sutras.
Luật Sư: Teachers of the Vinaya.
Luận Sư: Teachers of the sastras.
Pháp Sư: Teachers of the Abhidharma.
Thiền Sư: Teachers of the Zen. Or meditation.
(B) Dị Thế Ngũ
Sư—Teachers of different periods:
Ma-Ha-Ca-Diếp: Mahakasyapa.
A-Nan: Ananda.
Ma Điền Đề: Madhyantika.
Thương Na Hòa Tu: Sanavasa.
Ưu Bà Cúc Đa: Upagupta.
Dị Thế Ngũ Sư liên hệ tới Luật Tạng—Teachers of the same periods connected
with the Vunaya:
Ưu Bà Ly: Upali.
Đả Tả Câu: Dasaka.
Tu Na Câu: Sonaka.
Tất Dà Bà: Siggava.
Mục Kiền Liên Tử Đế Tu: Moggaliputra Tissa.
Ngũ Sư Tử: Năm sư tử phóng ra
từ năm ngón tay Phật—The five lions that sprang from the Buddha’s finges.
Ngũ Sứ Giả: See Ngũ Đại Sứ Giả.
Ngũ Sự Thành Tựu: Sampada
(p)—Five kinds of gain—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm
sự thành tựu—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the
Buddha, there are five kinds of gain:
Thân Thuộc Thành Tựu: Gain of relatives.
Tài Sản Thành Tựu: Gain of wealth.
Vô Bệnh Thành Tựu: Gain of health.
** Không có loài hữu tình nào, vì được
thân thuộc, tài sản hay vô bệnh thành tựu mà được sanh lên thiện thú hay
Thiên giới—No beings arise in a happy, heavenly state after death because
of the gain of relatives, wealth and health.
Giới Thành Tựu: Gain of morality.
Kiến Thành Tựu: Gain of right views.
** Loài hữu tình, vì giới và kiến thành
tựu mà được sanh lên thiện thú hay Thiên giới—Beings are reborn in a happy
or heavenly state because of gains in morality and right views.
** For more information, please see Ngũ Sự
Tổn Thất.
Ngũ Sự Tổn Thất: Vyasanani
(p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm sự tổn
thất—According to the sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha,
there are five kinds of loss:
Thân thuộc tổn thất: Loss of relatives.
Tài sản tổn thất: Loss of wealth.
Tật bệnh tổn thất: Loss of health.
** Không có loại hữu tình nào, vì thân
thuộc tổn thất, tài sản tổn thất, tật bệnh tổn thất, mà sau khi hoại mạng
bị sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ hay địa ngục—No beings fall into an
evil state or a hell state after death because of loss of relatives,
wealth or health.
Giới tổn thất: Loss of morality.
Chánh kiến tổn thất: Loss of right view.
** Beings do fall into
an evil state or a hell
state by loss of
morality and right views.
Ngũ Sự Vọng Ngữ: Năm điều vọng
ngữ—The five kinds of false speech:
Nói lời phi lý: Nonsense or trangression speech.
Nói lời dối trá: Lying or false speech.
Nói lời phỉ báng: Slandering.
Nói lời khoe khoang lố bịch: False boasting.
Nói lời dối gạt: Deception.
Ngũ Tà Kiến: Five types of
false views.
Thân Kiến: Body view—See Thân Kiến.
Biên Kiến: One-sided view—See Biên Kiến.
Tà Kiến: Improper view—See Tà Kiến.
Kiến Thủ: Obstinate view—See Kiến Thủ Kiến.
Giới Kiến Thủ: Precept Fixation view—See Giới Kiến Thủ.
Ngũ Tà Mệnh: See Ngũ Tà Sư.
Ngũ Tà Sư: Năm thứ tà mệnh của
chư Tăng—Five improper ways of gaining a livelihood for a monk—Five kinds
of deviant livelihood:
Trá hiện dị tướng: Giả dối hiện ra dị tướng để gạt người—Changing his
appearance theatrically—Displaying an unusual appearance.
Tự thuyết công năng: Nói ra cái hay giỏi của mình hay tự khoe tài giỏi để
cầu lợi dưỡng—Advertise his own power or virtue—Using low voice in order
to appear awesome.
Chiêm tướng kiết hung: Xem bói tướng nói điều lành dữ của người để cầu lợi
dưỡng—Fortune-telling—Performing divination and fortune telling.
Cao thinh hiện oai: Nói phách những lời mạnh dữ hoặc nói huênh hoang để
cầu lợi dưỡng—Hectoring and bullying.
Thuyết sở đắc lợi dĩ động nhơn tâm: Nói ra cái mối lợi mình kiếm được để
làm động lòng người—Praising the generosity of another to induce the
hearer to bestow presents.
Ngũ Tác Nghiệp Căn: See Ngũ Tác
Nghiệp Thân in Vietnamese-English Section.
Ngũ Tác Nghiệp Thân: Năm căn
tạo nghiệp—The five working organs:
Khẩu: Ngôn ngữ—Mouth—Speech.
Thủ: Tay—Hands.
Cước: Chân—Feet.
Phái tính hay Sinh thực khí: Chỗ tiểu tiện—Sex organ.
Hậu môn: Chỗ đại tiện—Anus.
Ngũ Tam Bát Nhị: Theo Kinh Lăng
Già, năm pháp, ba tánh, tám thức và hai vô ngã là những phương tiện đưa
hành giả đến cứu cán Phật quả—According to the Lankavatara Sutra, Five
Dharmas, Three Natures, Eight Consciousnesses, Two kinds of Non-ego are
all means to the end of Buddhahood.
Ngũ Tán Loạn: Năm thứ tán
loạn—The five senses of mental distraction:
Tự nhiên tán loạn: Năm thức chẳng giữ tự tính, chạy theo ngoại cảnh, niệm
niệm biến thiên—The five senses themselves are not functioning properly.
Ngoại tán loạn: Ý căn trì độn, theo đuổi ngoại trần nên không có khả năng
định tĩnh hay chú ý—External distraction or inability to concentrate the
attention.
Nội tán loạn: Tâm sinh cao thấp, niệm niệm chuyển dời bất định—Internal
distraction or mental confusion.
Thô tán loạn: Chấp vào ngã và ngã sở mà bị tán loạn—Distraction caused by
of me and mine, personality and possession.
Tư duy tán loạn: Tán loạn tư tưởng bởi Tiểu thừa—Confusion of thought
produced by Hinayana.
Ngũ Tạng:
Năm bộ phận bên trong cơ thể—The five inner organs (viscera):
Tâm (Tim): Heart.
Can (Gan): Liver.
Tỳ (Bao tử): Stomach.
Phế (Phổi): Lungs.
Thận (Thận): Kidneys.
Ngũ Tạng Đại Thừa (kinh điển)—The fivefold Mahayana Canon:
Kinh Tạng: The sutras.
Luật Tạng: The vinaya.
Luận Tạng: The Abhidharma.
Tạp Tạng: The miscellaneous collection.
Bồ Tát Tạng: Bodhisattva collection,
or Chú Tạng:
Spells.
Ngũ Tạng Mật Giáo (kinh điển)—The esoteric fivefold canon:
1-3) From one to three are
similar as in (B).
4) Bát Nhã Ba La Mật:
The Prajnaparamita.
Đà La Ni: Dharanis.
Ngũ Tánh: See Ngũ Tính.
Ngũ Tâm: Năm tâm khởi lên theo
tiến trình giác tri ngoại cảnh—The five condition of mind produced by
objective perception:
Tốt Di tâm: Bất chợt nẩy sinh tâm—Immediate or instantaneous—The first
impression
Tầm cầu tâm: Attention or Inquiry.
Quyết định tâm: Conclusion or decision.
Nhiễm tịnh tâm: The effect, evil or good.
Đẳng lưu tâm: The production therefrom of the causation.
Ngũ Tâm Hoang Vu: Five mental
blockages—See Năm Tâm Hoang Vu.
Ngũ Tâm Triền Phược:
Cetaso-vinibandha (p)—Five mental bondages—Theo Kinh Phúng Tụng trong
Trường Bộ Kinh, có năm tâm triền phược—According to the Sangiti Sutta in
the Long Discourses of the Buddha, there are five mental bondages:
Ở đây vị Tỳ Kheo tâm không ly tham, không ly dục, không ly ái, không ly
khao khát, không ly nhiệt tình, không ly ái nhiễm đối với các DỤC VỌNG
(kame). Tâm của vị ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh
tấn: Here a monk has not got rid of the passion, desire, love, thirst
(pipasa), fever, craving (tanha) for SENSE DESIRE. Thus his mind is not
inclined towards ardour, devotion, persistence and effort.
Ở đây vị Tỳ Kheo tâm không ly tham, không ly dục, không ly ái, không ly
khao khát, không ly nhiệt tình, không ly ái nhiễm đối với THÂN. Tâm của vị
ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn: Here a monk has
not got rid of passion, desire, love, thirst, fever, craving for the BODY
(kaye). Thus his mind is not inclined towards ardour, devotion,
persistence and effort.
Ở đây vị Tỳ Kheo tâm không ly tham, không ly dục, không ly ái, không ly
khao khát, không ly nhiệt tình, không ly ái nhiễm đối với SẮC. Tâm của vị
ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn: Here a monk has
not got rid of passion, desire, love, thirst, fever, craving for PHYSICAL
OBJECTS (rupe). Thus his mind is not inclined towards ardour, devotion,
persistence and effort.
Ở đây vị Tỳ Kheo không ly tham, không ly dục, không ly ái, không ly khao
khát, không ly nhiệt tình, không ly ái nhiễm đối với THỰC (ăn uống). Vị Tỳ
Kheo nầy ăn quá sức bao tử chịu đựng , hưởng thọ sự sung sướng về nằm,
ngồi, xúc chạm và thụy miên. Tâm của vị ấy không hướng về nỗ lực, hăng
hái, kiên trì và tinh tấn: Here a monk has not got rid of passion, desire,
love, thirst, fever, craving for EATING as much as his belly will hold, he
abandons himself to the pleasure of lying down, of contact, of sloth. Thus
his mind is not inclined towards ardour, devotion, persistence and effort.
Vị Tỳ Kheo sống đời phạm hạnh với hy vọng mong được thành một loại chư
Thiên: “Với luật pháp nầy, với giới luật nầy, với khổ hạnh nầy hay với
phạm hạnh nầy, tôi sẽ trở thành một loại chư Thiên này hay loại chư Thiên
khác.” Tâm của vị nầy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh
tấn: A monk who practises the holy life for the sake of becoming a member
of some body of devas (deva-nikaya), thinking: “By means of these rites or
this discipline, this austerity or this holy life I shall become one of
the devas, great or small.” Thus his mind is not inclined towards ardour,
devotion, persistence and effort.
Ngũ Tân: Theo Kinh Thủ Lăng
Nghiêm, ngũ vị tân đều bị cấm. Nếu ăn ngũ tân sống sẽ gây nên nóng nãy hay
gây gỗ. Nếu ăn chín thì ngũ tân là những chất kích thích cho nhục dục. Vã
lại, hơi thở của người ăn ngũ tân sẽ làm cho các thiện thần không chịu
được và bỏ đi lúc người ấy tụng kinh. Chính vì thế mà Phật giáo khuyên nên
tránh ngũ tân vì chúng khuấy động sự yên tỉnh của tâm—According to the
Surangama Sutra, the five forbidden pungent roots. If eaten raw they are
said to cause irretability of temper or anger and disputes. If eaten
cooked, to act as an aphrodisiac, or they will increase one’s sexual
desire; moreover, the breath of the eater, if reading the sutras, will
drive away the good spirits. Thus Buddhism advises practitioners to avoid
them, as their consumption tends to disturb the peacefulness of the mind:
Đại toán (tỏi): Garlic.
Ba loại Cách thông (hành): Onion.
Nén: Another form of onion.
Kiệu: Another form of onion.
Từ thông (hẹ): Leeks.
Ngũ Tham Nhựt: Bốn ngày lễ bái:
mồng 5, 10, 20 và 25 trong tháng—Worship on the four days: the fifth, the
tenth, the twentieth, and the twenty-fifth.
Ngũ Tham Thượng Đường: See Ngũ
Tham Nhựt.
Ngũ Thánh: See Ngũ Thông Thần.
Ngũ Thạnh Ấm Khổ:
Khổ đau tinh thần và vật chất khởi lên do những hoạt động của Ngũ Uẩn—The
mental and physical sufferings arising from the full-orbed activities of
the skandhas.
Một trong Bát Khổ: Ngũ Ấm thạnh suy khổ—One of the eight sufferings—See
Ngũ Uẩn.
Ngũ Thân:
(A) Five kinds of
Buddha’s Dharmakaya:
Như Như Pháp Thân: The spiritual body of wisdom.
Công đức pháp thân: The spiritual body of all virtuous achievement.
Tự thân: The body of incarnation in the world.
Biến hóa thân: The body of unlimited power of transformation.
Hư không thân: The body of unlimited space.
(B) The five closest relatives (kinships) in the family:
Cha: Father.
Mẹ: Mother.
Anh em: brothers.
Chị em: Sisters.
Chồng vợ: Husband and wife.
Ngũ Thân Bất Tịnh: Five types
of impurity of the body:
Chủng tử bất tịnh: The impurity of its seeds—Chủng tử tạo nên thân thể của
chúng ta bất tịnh vì chúng được tạo nên bởi tinh cha huyết mẹ—The seeds of
our bodies are impure because they are created from our father’s semen and
mother’s blood (egg).
Cư trú bất tịnh: The impurity of its dwelling—Thai nhi nằm trong bụng mẹ,
là nơi không tịnh—The embryo dwells in the mother’s womb which is not
pure.
Bản chất bất tịnh: The impurity of its own nature—Những chất đất, nước,
lửa, gió tạo nên cơ thể chúng ta đều bất tịnh—Elements of earth, water,
fire, air of which our bodies are formed are unclean.
Ngoại tướng bất tịnh: The impurity of the outer marks—Chín lổ bên ngoài
của cơ thể đều bất tịnh (như ghèn ở mắt và cứt rái ở tai)—Nine apertures
of our outer bodies are always impure (i.e., eyes have eye mucus, ears
have ear wax, etc).
Căn bản bất tịnh: The ultimate impurity of the body—Sau khi chết, cơ thể
chúng ta sình lên, trở màu xanh với đầy dòi bọ rất ư là bất tịnh—After
death our bodies swell up, turn green, and breed worms, all of which is
impure.
Ngũ Thần Thông: Pancabhijna
(skt)—Năm thần thông hay ngũ thông hay ngũ trí chứng—The five supernatural
powers—The five mystical powers:
Thiên Nhãn Thông: Divyacaksus (skt)—Thiên Nhãn trí chứng—Khả năng thấu rõ
mọi sự mọi vật khắp trong sắc giới—Deva-vision, instantaneous view of
anything anywhere in the form-realm.
Thiên Nhĩ Thông: Divyasrotra (skt)—Thiên Nhĩ trí chứng—Khả năng nghe được
âm thanh ở khắp mọi nơi—Deva hearing—Ability to hear any sound anywhere.
Tha Tâm Thông: Paracitta-jnana (skt)—Tha tâm trí chứng—Khả năng biết được
tâm của người khác—Ability to know the thoughts of all other minds
(knowledge of the minds of all others).
Túc Mạng Thông: Purvanivasanusmrti-jnana (skt)—Túc mạng trí chứng—Khả năng
biết được đời trước của mình và của người—Knowledge of all former
existence or transmigrations of self and others.
Thần Túc Thông: Rddhi-Saksatkriya (skt)—Thần Túc trí chứng—Khả năng xuất
hiện mọi nơi như ý, không gì ngăn ngại—Power to be anywhere or do anything
at will.
Ngũ Thập: Fifty.
Ngũ Thập Ác: Năm mươi thứ ác
(Sắc có 17, Thọ có 8, Tưởng có 8, Hành có 9, và Thức có 8)—The fifty evils
produced by the five skandhas (seventeen for form or rupa, eight for
feelings, eight for sensation, nine for volition, and eight for
consciousness).
Ngũ Thập Ấm Ma: The Fifty
Skandha-Demon States—Theo Kinh Lăng Nghiêm, quyển thứ Chín, có năm mươi ấm
ma—According to The Surangama Sutra, book Nine, there are fifty
skandha-demon states.
Thập Sắc Ấm Ma: Ten states within the form skandha—See Thập Sắc Ấm Ma.
Thập Thọ Ấm Ma: Ten states within the feeling skandha—See Thập Thọ Ấm Ma.
Thập Tưởng Ấm Ma: Ten states within the thinking skndha—See Thập Tưởng Ấm
Ma.
Thập Hành Ấm Ma: Ten states within the formation skandha—See Thập Hành Ấm
Ma.
Thập Thức Ấm Ma: Ten states within the consciousness skandha—See Thập Thức
Ấm Ma.
Ngũ Thập Bát Giới: Năm mươi tám
giới gồm mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh trong Kinh Phạm
Võng—Fifty-eight commmandments include the ten primary commandments and
the forty-eight secondary commandments in the Brahma Net Sutra.
Mười giới trọng: Ten Primary Commandments—See Mười Giới Trọng trong Kinh
Phạm Võng.
Bốn Mươi Tám Giới Khinh: The forty-eight secondary commmaandments—See Bốn
Mươi Tám Giới Khinh.
Ngũ Thập Chu Niên: Fiftieth
anniversary.
Ngũ Thập Chuyển: See Ngũ Thập
Triển Chuyển.
Ngũ Thập Công Đức: See Ngũ Thập
Triển Chuyển.
Ngũ Thập Lục Ức Thất Thiên Vạn Tuế:
Năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm, kể từ khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt
đến khi Phật Di Lặc xuất thế—The period to elapse between Sakyamuni
Buddha’s nirvana and the advent of Maitreya Buddha (56,070,000,000
years).
Ngũ Thập Nhị Chúng: Năm mươi
hai loại chúng sanh, nhơn và phi nhơn, theo Kinh Niết Bàn, đều hội tụ về
niết bàn của Phật—Fifty-two groups of living beings, human and not human,
who, according to the Nirvana Sutra, assembled at the nirvana of the
Buddha.
Ngũ Thập Nhị Loại: See Ngũ Thập
Nhị Chúng.
Ngũ Thập Nhị Tâm Sở: Fifty-two
mental factors—See Năm Mươi Hai Tâm Sở.
Ngũ Thập Nhị Vị: Năm mươi hai
giai đoạn trong tiến trình thành Phật—The fifty stages in the process of
becoming a Buddha; of these fifty-one are to Bodhisattvahood (Thập tín:
ten stages of faith; Thập trụ, Thập Hạnh, Thập hồi hướng, thập địa, Đẳng
giác và Diệu giác): the fifty-first stage is “the balanced state of
truth,” and the fifty second stage to Buddhahood is “the fine state of
truth.”
Ngũ Thập Pháp: Năm mươi pháp
hành thiền trong Đại Phẩm Bát Nhã—Fifty modes of meditation mentioned in
the Maha-Prajna:
(3) Tam Tam Muội: Three kinds of Samadhi—See Tam Tam Muội).
(4) Tứ Thiền—Four foundations of meditation—See Tứ Niệm Xứ.
(4) Tứ Vô Lượng Tâm: Four Immeasurable Minds—See Tứ Vô Lượng Tâm.
(4) Tứ Vô Sắc Định: Four balanced states which transcend the world of
matter—See Tứ Vô Sắc Định.
(8) Tám Bội Xả: Eight liberations—See Bát Giải Thoát Tam Muội.
(8) Bát Thắng Xứ: Eight victorious stages or degrees—See Bát Thắng Xứ and
Bát Giải Thoát.
(9) Cửu Thứ Đệ Định: Samadhi of the nine degrees—See Cửu Thứ Đệ Định.
(10) Thập Nhứt Thiết Xứ: Ten kinds of universal dhyana.
Ngũ Thập Tam Phật: Năm mươi ba
vị Phật trong phẩm Nhập Pháp Giới của Kinh Hoa Nghiêm—Fifty-three past
Buddhas or fifty-three honoured ones (wise ones) of the Hua-Yen Sutra.
Ngũ Thập Tam Thiện Tri Thức:
Fifty-three good advisors.
Ngũ Thập Thiên Cúng: Năm mươi
món cúng dường để diệt trừ ma quân để được an cư lạc nghiệp—The fifty
objects of worship for supressing demons and pestilences, and producing
peace, good harvests, etc.
Ngũ Thập Tiểu Kiếp: Năm mươi
tiểu kiếp được nói đến trong Kinh Pháp Hoa, siêu phàm đến độ chỉ chừng như
trong nửa ngày—The fifty minor kalpas which mentioned in the Lotus Sutra,
are supernaturally made to seem as but hallf a day.
Ngũ Thập Triển Chuyển: Xoay vần
đến người thứ năm mươi, dù người thứ 50 được nghe kinh Pháp Hoa, còn được
công đức tùy hỷ vô lượng vô biên, huống là người đầu tiên ở trong chúng
hội được nghe mà tùy hỷ—The fiftieth turn, the greatness of the bliss of
one who hears the Lotus sutra even at fiftieth hand; how much greater that
of him who hears at first hand!
Ngũ Thập Tự Môn: Mẫu tự phạn
gồm có năm mươi chữ cái—The Sanskrit alphabet given as of ffifty letters.
Ngũ Thể Đầu Địa: Trong cách lạy
tỏ lòng tôn kính, hành giả buông thỏng cả năm bộ phận trong cơ thể xuống
sát đất: đầu, đầu gối trái, đầu gối phải, cùi chỏ trái, cùi chỏ phải—In a
devotional prostration, the practitioner drops five parts of the body to
the ground: forehead, left knee, right knee, left elbow, right elbow.
Ngũ Thiên: Five devas:
Five devas in the Garbhadhatu who reside in north, south, east, west and
central.
The five kinds of devas:
Thượng giới thiên: Devas in the upper realms of form and non-form.
Hư không thiên: Devas in the sky (four of the six devas in the desire
realm).
Địa cư thiên: Devas on the earth (Other two of six devas on Sumeru).
Du Hư không thiên: Wandering devas of the sky (sun, moon, stars, etc).
Địa hạ thiên: Under-world devas (nagas, asuras, maras, etc).
Ngũ Thiên Sứ: See Ngũ Đại Sứ
Giả.
Ngũ Thiên Sứ Giả: See Ngũ Đại
Sứ Giả.
Ngũ Thiên Thượng Mạn: Năm ngàn
Tăng thượng mạn. Khi Đức Phật sắp thuyết kinh Pháp Hoa thì có năm ngàn Tỳ
Kheo tỏ lòng kiêu mạn, nghĩ rằng ta đã được quả cần gì phải nghe kinh Pháp
Hoa, vì thế mà tự động rút lui—The five thousand supremely arrogant monks
who left the great aembly, refusing to hear the Buddha preach the new
doctrine of the Lotus Sutra—For more information, please see The Lotus
Sutra, Skill in Means Chapter.
Ngũ Thiên Trúc: See Ngũ Độ (B).
Ngũ Thiên Tụ: Năm tội của người
xuất gia—The five kinds of wrong-doing:
Ba La Di Tội: Parajika (skt)—Tội nặng nhất nên bị trục xuất ra khỏi giáo
đoàn (Tỳ Kheo có bốn giới, Tỳ Kheo Ni có tám giới)—Sins demanding
expulsion from the order, four for monks and eight for nuns—See Tứ Đọa.
Tăng Tàn Tội: Sanghavasesa (skt)—Tăng Giá Bà Thi sa—Phạm tội nặng đáng lý
bị trục xuất khỏi Tăng Đoàn, nhưng vì tỳ kheo biết sám hối với Tăng chúng,
nên vẫn được ở lại giáo đoàn (Tỳ Kheo có 13 gới và Tỳ Kheo Ni có 17
giớ)—Sins verging on expulsion, which demand confession before and
absolution by the assembly, 13 for monks and 17 for nuns.
Ba Dật Đề Tội: Prayascitta (skt)—Tội đáng đọa địa ngục (Tỳ Kheo có 120
giới và Tỳ Kheo Ni có 208 giới)—Sins deserving hell which may be forgiven,
120 for monks and 208 for nuns.
Đề Xá Ni Tội: Pratidesaniya (skt)—Ba La Đề Xá Ni—Những tội nhẹ nên chỉ cần
sám hối với chư Tăng (Tỳ Kheo có 4 giới và Tỳ Kheo Ni có 8 giới)—Sins
which must be confessed, four for monks and 8 for nuns.
Đột Cát La Tội: Duskrta (skt)—Ác Tác hay những sai phạm, lỗi lầm hay tội
nhẹ hơn nơi thân (gồm 109 giới cho cả Tỳ Kheo lẫn Tỳ Kheo Ni)—Light sins,
errors, or faults in body, 109 for both monks and nuns—See Thất Diệt Tranh
Pháp and Cụ Túc Giới Tỳ Kheo.
Ngũ Thiên Tử: Năm vị trời ở mé
đông bắc Kim Cương Bộ ngoài Mạn Đồ La của Thai Tạng Giới—The five devas in
the Garbhadhatu-mandala located in the northeast.
Bắc Thiên: Devas in the North.
Nam Thiên: Devas in the South.
Đông Thiên: Devas in the East.
Tây Thiên: Devas in the West.
Trung Thiên: Devas in the Centre.
Ngũ Thiện: Five good things—The
first five commandments—See Ngũ Giới.
Ngũ Thiêu: The five burnings—Sự
trái phạm năm giới sẽ dẫn đến hình phạt trong kiếp nầy cũng như đọa địa
ngục trong kiếp lai sanh—The infraction of the first five commandments
leads to state punishment in this life and the hells in the next life.
Ngũ Thọ: Năm thọ—The five
vedanas or sensations:
Thuộc về tinh thần: Limited to mental emotion.
Ưu Thọ: Sầu bi—Sorrow.
Hỷ Thọ: Vui mừng do có sự phân biệt—Joy.
Thuộc về cảm giác: Limited to the senses:
Khổ Thọ: Đau khổ—Pain.
Lạc Thọ: Sung sướng không có sự phân biệt—Pleasure.
Thuộc về cả tinh thần lẫn cảm giác: Limited to both mental emotion and the
senses:
Xả Thọ: Trung tính, không khổ không lạc—Indiffernce.
Ngũ Thời Giáo: The five periods
of the Buddha’s teaching—Nhiều thế kỷ sau thời Phật nhập diệt, có rất
nhiều cố gắng khác nhau để phân chia các thời giáo thuyết của Đức Phật,
thường là căn cứ trên nội dung các kinh điển từ lúc Đức Phật thành đạo đến
lúc Ngài nhập Niết Bàn, giáo thuyết của Ngài tùy cơ quyền biến để lợi lạc
chúng sanh, nhưng mục đích của giáo pháp vẫn không thay đổi—In the
centuries that followed the Buddha’s death, various attempts were made to
organize and formulate his teachings. Different systems appeared, basing
themselves on the recorded scriptures, each purporting to express the
Buddha’s intended meaning from the time of his enlightenment until his
nirvana. The reason of his teachings of different sutras is for the
benefits of many different living beings, but the purpose of his doctrine
was always the same:
Tông Thiên Thai chia một đời thuyết pháp của Đức Phật ra làm năm thời kỳ—A
T’ien-T’ai classification of the Buddha’s teaching into five periods:
Thời kỳ Hoa Nghiêm (Nhũ Vị): Ksira—Thời kỳ nầy được ví như sữa tươi hay
thời kỳ thuyết pháp đầu tiên của Phật, gọi là Hoa Nghiêm Thời cho chư
Thanh Văn và Duyên Giác—Thời kỳ nầy lại được chia làm ba giai đoạn mỗi
giai đoạn bảy ngày ngay sau khi Phật thành đạo khi Ngài Thuyết Kinh Hoa
Nghiêm. Tông Thiên Thai cho rằng Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết Kinh Hoa
Nghiêm ngay sau khi ngài đạt được giác ngộ; tuy nhiên điều nầy là một nghi
vấn vì Kinh Hoa Nghiêm chỉ có trong Phật Giáo Đại Thừa mà thôi—Fresh
milk—Buddha’s first preaching. This period is called Avatamsaka (Hoa
Nghiêm) for sravakas and pratyeka-buddhas—This period is divided into
three divisions each of seven days, after his enlightenment, when he
preached the content of the Avatamsaka Sutra. According to the T’ien-T’ai
sect, the Avatamsaka Sutra was delivered by Sakyamuni Buddha immediately
after his enlightenment; however, this is questionable because the Hua-Yen
Sutra is a Mahayana creation.
A Hàm (Agamas): Lộc Uyển—Lạc vị (dadhi)—Sữa cô đặc được chế ra từ sữa
tươi—Thời kỳ 12 năm Đức Phật thuyết Kinh A Hàm trong vườn Lộc
Uyển—Coagulated milk for the Hinayana—The twelve years of the Buddha’s
preaching of Agamas in the Deer Park.
Phương đẳng (Vaipulyas): Sanh tô vị (navanita) for the Mahayana—Thờ kỳ tám
năm Phật thuyết kinh Phương Đẳng được ví như phó sản sữa đặc. Đây là thời
kỳ tám năm Đức Phật thuyết rộng tất cả các kinh cho cả Tiểu lẫn Đại
thừa—The Vaipulya period—The eight years of preaching
Mahayana-cum-Hinayana doctrines.
Bát Nhã (Prajna): Thục tô vị (ghola or butter) for the Mahayana—Thời kỳ 22
năm Phật thuyết Kinh Bát Nhã hay Trí Tuệ được ví như phó sản của sữa đặc
đã chế thành bơ—Twenty two years of his preaching the prajna or wisdom
sutra.
Pháp Hoa (Lotus) and Niết Bàn (Nirvana sutra): Đề hồ vị (sarpirmanda or
clarified butter) for the Mahayana—Thời kỳ Pháp Hoa Niết Bàn được ví với
thời kỳ sữa đã được tinh chế thành phó mát. Đây là thời kỳ tám năm Phật
thuyết Kinh Pháp Hoa và một ngày một đêm Phật thuyết Kinh Niết Bàn—The
eight years of his preaching of Lotus sutra, and in a day and a night, the
Nirvana sutra.
** For more information,
please see Thiên
Thai Ngũ Thời Bát
Giáo.
Theo tông phái Niết Bàn mà bây giờ là một phần của Thiên Thai—According to
the Nirvana School which is now part of the T’ien-T’ai:
Tam Thừa Biệt Giáo: Hữu Tướng—Giai đoạn khi biệt giáo (như chúng ta có thể
tìm thấy trong các kinh A Hàm) bắt đầu và sự phân biệt Tam thừa, đại diện
bởi Tứ Đế cho hàng Thanh Văn, Mười Hai Nhân Duyên cho hàng Duyên Giác và
Lục Độ cho hàng Bồ Tát—The period when the differentiated teaching (as we
can find in the Agamas) began and the distinction of the three vehicles,
as represented by the four Noble Truths for Sravakas, the Twelve Nidanas
for Pratyeka-buddhas, and the Six Paramitas for Bodhisattvas.
Tam Thừa Thông Giáo: Vô Tướng—Giáo lý thuyết chung cho cả ba thừa như được
thấy trong Kinh Niết Bàn—The teaching common to all three vehicles, as
seen in the Nirvana Sutra.
Ức Dương Giáo: Ức Dương—Thuyết giảng Kinh Duy Ma, Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn
Kinh và các kinh khác để tán dương Bồ Tát và hạ thấp Thanh Văn. Giáo
thuyết nầy được Niết Bàn Tông Trung Hoa xiển dương—The teaching of the
Vimalakirti Sutra, and Tư ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh and other sutras
extolling the Bodhisattva teaching at the expense of that for Sravakas.
This teaching was held by the Nirvana sect of China.
Đồng Qui Giáo: Hội Tam Qui Nhất—Phật thuyết kinh Pháp Hoa khiến ba thừa
qui về Nhất Thừa—The common objective teaching calling three vehicles,
through the Lotus, to union in the one vehicle.
Thường Trụ Giáo: Viên Thường—Phật thuyết kinh Niết Bàn để chứng minh Phật
quả thường trụ—The teaching of eternal life; the revelation through the
Nirvana Sutra of the eternity of Buddhahood.
Theo Pháp Bảo Đại Sư vào đời nhà Đường—According to Great Monk Fa-Pao of
the T’ang dynasty:
Tiểu Thừa: Hinayan—See Hoa Nghiêm Thời in (A).
Bát Nhã: Đại Thừa—Prajna—See Bát Nhã in (A).
Thâm Mật: Tam Thừa—Three Vehicles—See Tam Thừa Biệt Giáo và Tam Thừa Thông
Giáo in (B).
Pháp Hoa: Nhất Thừa—One Vehicle—See Đồng Qui Giáo in (B).
Niết Bàn: Phật Tính Giáo—The Nirvana or Buddha-nature—See Pháp Hoa and
Niết Bàn in (A) and Thường Trụ Giáo in (B).
Ngũ Thông: Năm loại thần
thông—Five kinds of supernatural powers:
(A)
Đạo thông: Nhờ chứng ngộ lý thực tướng trung đạo mà được như chư Bồ Tát
thông lực vô ngại—Supernatural powers of Bodhisattvas through their
insight into truth.
Thần thông: Nhờ tu định mà được như chư A-La-Hán thông lực tự
tại—Supernatural powers of arhats through their mental concentration.
Y thông: Nhờ vào thuốc men phù chú mà được—Supernatural or magical powers
dependent on drugs, charms, incantations, etc.
Báo thông (Nghiệp thông): Nhờ quả báo mà được như chư Thiên và long
thần—Reward of karma powers of transformation possessed by devas, nagas,
etc.
Yêu thông: Do yêu quái lực mà được như tính của cáo hồ hay những cây đại
thụ lâu năm—Magical powers of goblins, satyrs, etc.
(B) See Ngũ Thần Thông.
Ngũ Thông Bồ Tát: Năm vị Bồ Tát
ở Tu viện Kê Đầu Ma tại Ấn Độ, những người có đầy đủ ngũ thông, đi đến Tây
Phương Cực Lạc để thỉnh ảnh tượng Phật Di Lặc, từ đó đem về truyền khắp Ấn
Độ—The five Bodhisattvas of Chi-Thou-Moa monastery in India, who,
possessed of supernatural powers, went to the Western Paradise and begged
the image of Maitreya, whence it is said to have been spread over India.
Ngũ Thông Thần: Những vị thần
đã chứng được ngũ thông—Spirits possessed of the five supernatural powers.
Ngũ Thông Tiên: Người bằng
phương pháp ngoại đạo chứng được ngũ thần thông—One who by non-Buddhistic
methods has attained to the five supernatural powers.
Ngũ Thống: The five pains—See
Ngũ Thiêu.
Ngũ Thú: Gatiyo (p)—Theo Kinh
Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm nẻo ác (ngũ thú)—According to the
Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are five gati
(destinations, destinies):
Địa ngục: Nirayo (p)—Hells.
Ngạ quỷ: Peta (p)—Hungry ghosts—Starving demons—The realm of hungry
ghosts.
Súc
sanh: Tiracchana-yoni (p)—Animals—Animal-rebirth.
Nhân: Human beings—Man—Humankind.
Thiên: Devas—Heaven—Deva world.
Ngũ Thú Sanh Tử Luân: Một loạt
hình ảnh về sanh tử gán cho Nhứt Thiết Hữu Bộ Luật—A series of pictures to
show the course of life and death, ascribed in the Sarvativada Vinaya 34
to the Buddha.
Ngũ Thù Thắng Đức: Buddha
receives the respect of the world because of the five superior virtues:
Hành vi thù thắng: Superior conduct.
Kiến giải thù thắng: Superior point of view.
Trí huệ thù thắng: Superior or perfect wisdom.
Minh thuyết thù thắng: Superior preaching ability.
Khả năng thù thắng dẫn đạo chúng sanh y đạo tu hành: Superior ability to
lead people to the practice of His Teaching.
Ngũ Thủ Uẩn: Năm trói buộc của
năm uẩn hữu lậu khiến chúng sanh mãi luyến ái trong vòng luân hồi sanh
tử—The five tenacious bonds or skandhas, attaching to mortality—See Ngũ
Uẩn.
Ngũ Thuận Hạ Phần Kết: Năm mối
kết trong cảnh dục giới—The five ties in the lower realm, which hold the
individual in the realms of desire:
Tham dục: Desire.
Thù hận: Resentment.
Chấp ngã: Egoism.
Tà chấp: False tenets.
Nghi hoặc: Doubt.
** For more information,
please see Ngũ Hạ
Phần Kết.
Ngũ Thuận Thượng Phần Kết: Năm
mối kết với cảnh giới đi lên của sắc và vô sắc—The five ties in the higher
realm which hold an individual in the realms of form and and formlessness:
Mong muốn đạt đến sắc giới: Desire for form.
Mong muốn đạt đến cảnh giới vô sắc: Desire for formlessness.
Thao thức bồn chồn: Restlessness.
Ngã mạn: Pride.
Si mê: Ignorance.
** For more information,
please see Ngũ
Thượng Phần Kết.
Ngũ Thuyết: See Ngũ Chủng
Thuyết Nhân.
Ngũ Thừa: Năm cỗ xe có thể đưa
người tới quả vị Phật (giáo pháp của Phật từ cạn đến sâu chia ra năm trình
độ, hành giả chỉ cần y theo mỗi giáo pháp thực hành, đều có thể đạt được
thành quả tốt đẹp)—The five vehicles conveying to the karma-reward which
differs according to the vehicle. They are summed up as.
Theo Đại Thừa—According to the Mahayana:
Nhân thừa: Narayana (skt)—Tái sanh vào nhân gian hay cõi người nhờ tu trì
ngũ giới (hữu tình quan Phật Giáo lấy loài người làm trọng tâm. Con người
có thể làm lành mà cũng có thể làm ác, làm ác thì bị sa đọa trong ba đường
dữ như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; làm lành thì được sanh lên các đường
lành như nhơn và thiên, A La Hán, Bích Chi Phật, vân vân)—Rebirth among
men conveyed by observing the five commandments (Panca-veramani)—See Ngũ
Giới.
Thiên thừa: Devayana (skt)—Tái sanh vào cõi trời nhờ tu trì thập
thiện—Rebirth among the devas by observing the ten forms of good actions
or ten commandments (Dasa-kusala).
Thanh văn: Arava-kayanam (skt)—Tái sanh vào quả vị Thanh Văn nhờ tu trì
pháp Tứ Diệu Đế—Rebirth among the sravakas by observing the four noble
truths (Catvari-arya-satyani).
Duyên giác: Pratyeka-Buddhayanam (skt)—Tái sanh vào Duyên Giác nhờ tu trì
thập nhị nhân duyên mà chứng quả Bích Chi Phật—Rebirth among
pratyeka-Buddhas and Bodhisattvas by observing the twelve nidanas
(Dvadasanga-pratiyasamutpada).
Bồ Tát: Bodhisattva-yanam (skt)—Nhờ tu trì lục độ Ba La Mật mà đạt đến quả
vị Bồ Tát và cuối cùng đạt được quả vị Phật—Among the Buddhas and
bodhisattvas by the six paramitas (Sdaparamita).
** For more information,
See Tam Thừa in
Vietnamese-English
Section.
Theo Tiểu Thừa—According to the Hinayana:
Phật: Buddha.
Thanh Văn: Sravakas.
Duyên Giác: Pratyeka-buddhas.
Chư Thiên cõi trời Phạm Thiên: The gods of the brahma-heavens.
Chúng sanh trong cõi dục giới: Those of desire realm.
Theo Mật giáo—According to the Esoteric cult:
Nhân, tương ứng với đất: Men, corresponding with earth.
Thiên, tương ứng với nước: Devas, corresponding with water.
Thanh Văn, tương ứng với lửa: Sravakas, corresponding with fire.
Duyên giác, tương ứng với gió: Pratyeka-buddhas, corresponding with wind.
Bồ Tát, tương ứng với hư không: Bodhisattvas, corresponding with the
“void.”
Ngũ Thừa Tề Nhập: Năm thừa đều
nhập—Nhờ nguyện lực của Đức Phật A Di Đà mà chúng sanh trong năm thừa đều
được nhập chân thực báo độ—All different classes will obtain an entrance
into the Pure Land by the vow of Amitabha.
** For more information,
please see
Ngũ Thừa.
Ngũ Thức: Pancavijnana
(skt)—Năm thức hay tâm thức dựa vào mắt, tai, mũi, lưỡi và thân mà sinh và
duyên vào năm cảnh sắc, thinh, hương, vị, xúc—The five senses of
consciousness or five parijnanas, perceptions or cognitions; ordinarily
those arising from the five senses form, sound, smell, taste, touch:
Theo Đại Thừa—According to the Mahyana, the five senses of consciousness:
Nhãn thức: Visual sense.
Nhĩ thức: Auditory sense.
Tỷ thức: Olfactory sense.
Vị thức: Gastatory.
Xúc thức: Tactile sense.
Theo Khởi Tín Luận—The five parijnanas according to the Awakening of
Faith:
Nghiệp Thức: Nương vào gốc rễ vô minh bắt đầu động lên từ bản tâm mà khởi
ra mê lầm thành ra tác động hay thành nghiệp—Initial functioning of mind
under the influence of the original unenlightenment or state of ignorance.
Chuyển Thức: Nghiệp thức chuyển lần mà sanh ra năng kiến hay tự thấy mình
mà khởi lên tác dụng—The act of turning towards the apparent object for
its observation.
Hiện Thức: Dựa vào tác dụng của năng kiến mà khởi lên sở kiến—Observation
of the object as it appears.
Tri Thức: Hướng vào các cảnh giới hiện ra từ tâm sở mà sanh ra mọi thứ
phân biệt sai lầm—The deductions derived from its appearance.
Tương Tục Thức: Do vô minh mà phân biệt sai lầm nên sanh ra vui sướng với
cái mình yêu thích, và khổ sở với cái mình chán ghét, niệm khổ vui liên
tục chẳng dứt, do đó mà luân hồi sanh tử tương tục—The consequent feelings
of like or dislike, pleasure or pain, from which arise the delusions and
incarnations.
Ngũ Thức Thân: Pancavijnanakaya
(skt)—Hệ thống các thức—The system of the Vijnanas—See Ngũ Thức.
Ngũ Thực: Năm loại thức ăn tinh
thần nuôi dưỡng thiện căn—The five kinds of spiritual food by which roots
of goodness are nourished:
Niệm thực: Correct thoughts.
Pháp hỷ thực: Delight in the Law.
Thiền duyệt thực: Pleasure in meditation.
Nguyện thực: Firm resolve, or vows of self-control.
Giải thoát thực: Deliverance from the karma of illusion.
Ngũ Thường: Năm đạo làm
người—The five cardinal virtues:
Nhơn: Thương người thương vật—Benevolence.
Nghĩa: Ở phải với mọi người—Righteousness.
Lễ: Biết kẻ lớn người nhỏ—Civility—Propriety.
Trí: Biết phương kế mưu lược lương thiện—Good knowledge.
Tín: Biết giữ sự tin cậy—Loyalty (faith or sincerity).
Ngũ Thượng Phần Kết: Ngũ Thượng
Phần Kiết Sử—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh và Câu Xá Luận, có
năm phần kết sinh khởi trong các cảnh giới cao hơn của sắc giới và vô sắc
giới hay ngũ thượng phần kết vì chúng trói buộc hữu tình vào ngũ uẩn để
sanh vào các cõi cao—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses
of the Buddha and Kosa Sastra, there are five higher bonds of desire still
exist in the upper realms of form and formlessness, for they fetter beings
to aggregates, etc., produced in the higher forms of becoming:
Sắc ái kết: Tham sắc—Phiền não của sự tham trước ngũ dục ở cõi sắc giới
hay sự luyến ái cõi sắc—Rupa-raga (p)—Lust or desire for form—Attachment
to the world of forms—Greed for the fine-material—Love in the realm of
form—Craving for the world of form.
Vô sắc ái kết: Tham vô sắc—Phiền não của sự tham trước cảnh giới thiền
định của cõi vô sắc hay sự luyến ái cõi vô sắc—Arupa-raga (p)—Attachment
to the formless world—Lust or desire for formlessness—Greed for the
immaterial—Love in the realm of formlessness—Craving for the formless
world.
Trạo kết: Trạo cử—Phiền não vì tâm dao động mà bỏ mất thiền định—Uddhacca
(p)—Restlessness.
Mạn kết: Phiền não gây ra do bởi cậy mình hay mà lấn lướt người khác—Mana
(p)—Pride—Conceit.
Vô minh kết: Phiền não gây ra bởi ngu muội—Ignorance.
Ngũ Tì Kheo: See Ngũ Tỳ Kheo.
Ngũ Tiển: The five arrows which
the Buddha compared with the five desires—See Ngũ Dục.
Ngũ Tín Tâm: See Ngũ Chủng Tín
Tâm.
Ngũ Tinh: Năm hành tinh—The
five planets:
Mộc tinh: Jupiter.
Hỏa tinh: Mars.
Thổ tinh: Saturn.
Vệ Nữ Tinh: Venus.
Thủy tinh: Mercury.
Ngũ Tính: The five natures.
Pháp Tính tông chia cơ loại của tất cả chúng sanh ra làm năm tính—The five
different natures as grouped by the Dharmalaksana Sect:
Thanh Văn Tính: Sravakas for Arhats—Những người có chủng tử vô lậu có thể
sanh quả vô sanh A La Hán, dứt đoạn luân hồi sanh tử, nhưng không thể đạt
được Phật quả—Who are able to attain non-return to mortality, but are
unable to reach Buddhahood.
Duyên Giác Tính: Có chủng tử vô lậu sanh ra Bích Chi Phật, dứt đoạn luân
hồi sanh tử, nhưng chưa có thể đạt đến quả vị Phật—Pratyeka-buddhas for
Pratyeka-buddhahood—Who are able to attain to non-return to mortality, but
are unable to reach Buddhahood.
Bồ Tát Tính: Có chủng tử vô lậu, dứt đoạn sanh tử để nảy sanh quả
Phật—Bodhisattva for Buddhahood.
Bất Định Tính: Có vài chủng tử vô lậu, nhưng chưa dứt sanh tử luân
hồi—Indefinite—Who have some unconditioned seeds, but are not able to
attain to non-return to mortality.
Vô Tính:
Những kẻ ngoại đạo không tín hành nhân quả nên không có tâm Phật—Outsiders
who have not the Buddha-mind.
Loài hữu tình có đủ chủng tử hữu lậu của trời và người, không có vô lậu
chủng tử của bậc tam thừa, cho nên mãi mãi xoay vần trong vòng lục đạo—Men
and devas with passions and devoid of natures for enlightenment, hence
destined to remain in the six paths of transmigration.
Theo Kinh Viên Giác—According to Complete Enlightenment Sutra:
Phàm Phu Tính: Dầu là nhữõng người tốt nhưng vẫn chưa đoạn trừ được chủng
tử hữu lậu—Ordinary good people.
Nhị Thừa Tính: Chỉ đoạn trừ được hoặc kiến và tư kiến tức là sự chướng,
chứ chưa đoạn trừ được lý chướng hay trần sa vô minh—Sravakas and
Pratyeka-buddhas.
Bồ Tát Tính: Đã từ từ đoạn trừ được cả hai sự và lý chướng—Bodhisattvas.
Bất Định Tính: Indefinite—See Bất Định tính in (A).
Vô Tính: Heretics or outsiders who have no Buddha-mind—See Vô Tính in (A).
Năm chủng tánh được tông Pháp Tướng thành lập—The five germ-natures or
roots of Bodhisattva development established by the Dharmalaksana Sect:
Tập Chủng Tính: Ngôi vị thập trụ, tu tập không quán, phá bỏ các kiến
hoặc—The germ-nature of study of the void or immaterial which correscts
all illusions of time and space. It corresponds to the ten grounds.
Tính Chủng Tính: Ngôi vị thập hành, không trụ lại ở “không,” có khả năng
phân biệt tất cả pháp tính và chuyển hóa chúng sanh—The germ-nature of
ability to discriminate all the natures of phenomena and transform the
living. It corresponds to the ten necessary activities of a Bodhisattva.
Đạo Chủng Tính: Là ngôi vị thập hồi hướng, tu tập diệu quán trung đạo để
thông đạt tất cả Phật pháp—The middle-way germ-nature, which attains
insight into Buddha-laws. It corresponds to theten kinds of dedications.
Thánh Chủng Tính: Ngôi vị thập địa, dựa vào diệu quán trung đạo để phá bỏ
vô minh và chứng nhập Thánh vị—The saint germ-nature which produces
holiness by destroying ignorance. The bodhisattva leave the ranks of
freedom from desire in the ten stages to become a saint.
Đẳng Giác Chủng Tính: Chủng tính Bồ Đề tiến về Phật quả—The bodhi-rank
germ-nature which produces Buddhahood.
Ngũ Tình: Năm cảm giác khởi lên
bởi ngũ căn—The feelings or passions, which are stirred by the five
senses—See Ngũ Căn.
Ngũ Tịnh: Năm món thanh tịnh
của bò—The five “clean” products of the cow—The cow’s panca-gavya:
Nước tiểu: Urine.
Phân: Dung.
Sửa: Milk.
Kem: Cream.
Phó mát: Cheese.
Ngũ Tịnh Cư Thiên:
Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có Ngũ Tịnh Cư hay ngũ sắc giới
đệ tứ thiền thiên, là chỗ vãng sanh của các bậc A-La-Hán (Bất
Hoàn)—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha,
there are five pure-dwelling heavens in the fourth dhyana heaven, into
which arhats are finally born:
Vô phiền thiên: Chốn không còn mọi sự phiền não—Avrhas—The heaven free
from all trouble.
Vô nhiệt thiên: Chốn không còn sự não nhiệt—Atapas—Heaven of no heat or
distress—Unworried.
Thiện hiện thiên: Chốn năng hiện thắng pháp—Sudrsas (skt)—Heaven of
beautiful presentation.
Thiện kiến thiên: Chốn có thể thấy được thắng pháp—Sudrsanas—Heaven of
beauty.
Sắc cứu cánh thiên: Cõi trời sắc giới cao nhất—Akanisthas—The highest
heaven of the form-realm—Peerless.
Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Chín, Đức Phật đã nói với ngài A Nan về
Ngũ Tịnh Cư Thiên như sau: “Ông A Nan, trong Tứ Thiền lại có năm Tịnh Cư
Thiên hay Bất Hoàn Thiên, đã dứt hết chín phẩm tập khí cõi dưới. Hết sự
khổ vui, nơi xả tâm chúng đồng phận an lập chỗ ở.”—In the Surangama Sutra,
book Nine, the Buddha told Ananda about the Five Pure Dwelling Heavens as
follows: “Ananda! Beyond the four Dhyana Heavens, are the five pure
dwelling heavens or heavens of no return. For those who have completely
cut off the nine categories of habits in the lower realms, neither
suffering nor bliss exist, and there is no regression to the lower levels.
All whose minds have achieved this renunciation dwell in these heavens
together.
Vô Phiền Thiên—No Affliction Heaven: Những vị mà khổ và vui đã diệt, tâm
chẳng bận rộn, là những vị đang trụ trong cõi Vô Phiền Thiên—Those who
have put an end to suffering and bliss and who do not get involved in the
contention between such thoughts are among those in the Heaven of No
Affliction.
Vô Nhiệt Thiên—No Heat Heaven: Những vị tự tại phóng xả, chẳng có năng
sở, tâm chẳng đối đãi, hạng nầy gọi là Vô Nhiệt Thiên—Those who isolate
their practice, whether in movement or in restraint, investigating the
baselessness of that involvement, are among those in the Heaven of No
Heat.
Thiện Kiến Thiên—The Good View Heaven: Mười phương thế giới, diện kiến
trong lặng, chẳng còn tất cả cấu nhiễm của cảnh trần, hạng nầy gọi là
Thiện Kiến Thiên—Those whose vision is wonderfully perfect and clear,
view the realms of the ten directions as free of defiling appearances and
devoid of all dirt and filth. They are among those in the Heaven of Good
View.
Thiện Hiện Thiên—The Good Manifestation Heaven: Diệu kiến hiện tiền, biến
tạo vô ngại, hạng nầy gọi là Thiện Hiện Thiên—Those whose subtle vision
manifests as all their obstructions are refined away are among those in
the Heaven of Good Manifestation.
Sắc Cứu Cánh Thiên—The Ultimate Form Heaven: Sắc trần từ tướng đến chỗ cứu
cánh chẳng động, cùng tột tánh sắc chẳng có bờ bến, hạng nầy gọi là Sắc
Cứu Cánh Thiên—Those who reach the ultimately subtle level come to the end
of the nature of form and emptiness and enter into a boundless realm. They
are among those in the Heaven of Ultimate Form.
Ngũ Tịnh Nhục: The five kinds
of clean flesh.
1-3) See Tam Tịnh Nhục.
4) Con thú tự chết: Creatures that have
died a natural death.
Thịt thú còn thừa do thú khác giết xong ăn còn dư lại: Creatures that have
been killed by other creatures.
Ngũ Tộc Như Lai: The five
Dhyani-Buddhas of the Vajradhatu.
Ngũ Tông: Năm tông phái trong
Phật giáo—The five great schools in Buddhism—Năm tông phái Đại Thừa—Five
sects in the Mahayana:
(A)
Thiền Tông: Zen Sect.
Pháp Tướng Tông: Teaching Sect.
Luật Tông: Vinaya Sect.
Mật Tông: Secret Sect.
Tịnh Độ Tông: Pure Land Sect.
(B)
Thiên Thai Tông: T’ien-T’ai.
Hoa Nghiêm: Hua-Yen.
Pháp Tướng: Teaching Sect.
Tam Luận: Madhyamika-Sastra Sect—Three Sastra Sect.
Luật Tông: Vinaya Sect.
Năm tông phái Thiền của Phật giáo ở Trung Hoa bắt nguồn từ Nguồn Thiền
“Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” của Lục Tổ Huệ Năng. Năm tông
nầy gồm Vân Môn, Pháp Nhãn, Tào Động, Quy Ngưỡng, và Lâm Tế—Five sects or
schools of Chinese Zen Buddhism. The five traditions arise from one origin
which is “Directly Point to Mind to see one’s True Nature and to realize
the Buddhahood” taught by the Sixth Zen Patriarch Hui-Neng. These five
sects include Yun-Men, Fa-Ran, T’ao-Tung, Kui-Yang, and Lin-Chi.
Ngũ Trần: Pancavisayarasa
(p)—Five indulgences of the senses—Năm trần hay năm cảnh sắc—The objects
of the five senses, which being dusty or earthly things can taint the true
nature—Five dusts.
1) Sắc Trần: Form.
Thinh Trần: Sound.
Hương Trần: Smell.
Vị Trần: Flavor.
Xúc Trần: Touch.
Ngũ Tri Căn: Năm tri căn—The
five indriyas or organs of perception—See Ngũ Căn.
Ngũ Trí: Five kinds of
wisdom—Theo trường phái Chân ngôn—According to the Shingon Sect
Pháp Giới Thể Tính Trí: Dharmadhatu-prakrti-jnana (skt)—Trí chuyển từ
Yêm-Ma-La thức mà được—Pháp giới thể tánh tức là lục đại với Ngài Tỳ Lô
Giá Na hay Đại Nhật Như Lai trụ nơi Trung độ. Gọi là pháp giới thể tánh
trí vì trí nầy làm chủ đức phương tiện cứu cánh—The wisdom derived from
the pure consciousness (amala-vijnana)—The wisdom of the embodied nature
of dharmadhatu, defined as the six elements, and is associated with
Vairocana in the center.
Đại Viên Cảnh Trí: Adarsana-jnana (skt)—Là trí chuyển từ A-Lại-Da thức mà
được, là trí hiển hiện vạn tượng của pháp giới như tấm gương tròn lớn,
tương ứng với thế giới và liên hệ với A Súc Bệ Phật cũng như Đông Độ—The
great ground mirror wisdom, derived from alaya-vijnana (alaya
consciousness), reflecting all things; corresponds to the earth, and is
associated with Aksobhya and the east.
Bình Đẳng Tánh Trí: Samata-jnana (skt)—Trí chuyển từ Mạt Na thức mà được,
là trí tạo thành tác dụng bình đẳng của các pháp, tương ứng với lửa và Nam
Phật ở Nam Độ—The wisdom which derived from manovijnana or mano
consciousness, wisdom in regard to all things equally and universally,
corresponds to fire and is associated with Ratnasambhava and the south.
Diệu Quán Sát Trí: Pratyaveksana-jnana (skt)—Trí chuyển từ ý thức mà được,
trí phân biệt các pháp hảo diệu phá nghi, tương ứng với nước và Phật A Di
Đà ở Tây phương. Theo Tịnh Độ và Chân Tông, Phật A Di Đà thù thắng hơn cả
trong số Ngũ Trí Như Lai; mặc dù quốc độ của Ngài ở Tây Phương chứ không ở
trung ương. Trong số Ngũ Trí Như Lai, Đức Phật A Di Đà ở phương Tây có thể
đồng nhất với Trung ương Đại Nhật Như Lai, là Đức Phật của Pháp Giới Thể
Tánh. Các bổn nguyện của Đức A Di Đà, sự chứng đắc Phật quả Vô Lượng
Quang và Vô Lượng Thọ, và sự thiết lập Cực Lạc quốc độ đã được mô tả đầy
đủ trong Kinh A Di Đà—The wisdom derived from wisdom of profound insight
(ý thức), or discrimination, for exposition and doubt-destruction;
corresponds to water, and is associated with Amitabha and the west.
According to the T’ien-T’ai and Shingon, Amita is superior over the five
Wisdom Buddhas (Dhyani-Buddhas), even though he governs the Western
Quarter, not the center. Of the five Wisdom Buddhas, Amitabha of the West
may be identical with the central Mahavairocana, the Buddha of
homo-cosmic identity. Amitabha’s original vows, his attainment of
Buddhahood of Infinite Light and Life, and his establishment of the Land
of Bliss are all fully described in the Sukhavati text.
Thành Sở Tác Trí: Krtyanusthana-jnana (skt)—Trí chuyển từ ngũ căn (nhãn,
nhĩ, tỷ, thiệt và thân), trí thành tựu diệu nghiệp tự lợi lợi tha, tương
ứng với hư không và Phật Di Lặc ở Bắc Độ—The wisdom derived from the five
senses (ngũ căn), the wisdom of perfecting the double work of
self-welfare and the welfare of others; corresponds to the air and is
associated with Amoghasiddhi (Di Lặc Maitreya) and the north.
Ngũ Trí Bảo Quan: See Ngũ Phật
Bảo Quan.
Ngũ Trí Ngũ Phật: See Ngũ Phật.
Ngũ Trí Như Lai: The five kinds
of wisdom of the Tathagata—See Ngũ Trí, and Ngũ Phật.
Ngũ Triền Cái: Five
hindrances—Theo Kinh Phúng Tụng trong trường Bộ Kinh, có năm triền cái,
chúng làm chướng ngại và che dấu thực tại khỏi tâm thức—According to the
Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are five
hindrances which, in the sense of obstructing and hindering and concealing
reality from consciousness:
Năm Triền Cái—Five hindrances:
Tham Dục Triền Cái: Kamacchanda (p)—Tham dục là sự ham muốn duyên theo
nhục dục ngũ trần. Những tư tưởng tham dục chắc chắn làm chậm trể sự phát
triển tinh thần. Nó làm tâm chao động và trở ngại công trình lắng tâm an
trụ. Sở dĩ có tham dục phát sanh là vì chúng ta không chịu thu thúc lục
căn. Vì không cẩn mật canh phòng sáu cửa nên những tư tưởng tham ái có thể
xâm nhập vào làm ô nhiễm tâm thức. Do vậy người tu theo Phật cần phải cẩn
trọng thu nhiếp lục căn, không dễ duôi hờ hửng để cho chướng ngại tham ái
ngăn chặn làm bít mất con đường giải thoát của mình—Lust—The hindrance of
sensuality (sensual desire). Sensual desire is lust for sense objects.
Sensual thoughts definitely retarded mental development. They disturb the
mind and hinder concentration. Sensuality is due to non-restraint of the
six senses, which when unguarded give rises to thoughts of lust so that
the mind-flux is defiled. Hence the need for any Buddhist is to be on his
guard against this hindrance which closes the door to deliverance.
Sân hận Triền Cái: Vyapada (p)—Cũng như tham dục, sự chú tâm sai lầm, kém
khôn ngoan, không sáng suốt, dẫn đến sân hận. Nếu không kiểm soát kịp
thời, những tư tưởng bất thiện nầy sẽ thấm nhuần tâm và che lấp mất trí
tuệ. Nó có thể làm méo mó toàn thể tâm thức và các tâm sở, cũng như gây
trở ngại cho ánh sáng chân lý, đóng mất cửa giải thoát. Tham dục và sân
hận đặt nền tảng trên vô minh, chẳng những làm chậm trể sự phát triển của
tâm trí, mà còn đốt cháy cả rừng công đức mà ta đã tích tập từ bao đời
kiếp—The hindrance of ill-will. As in the case of sense-desire, it is
unwise and unsystematic attention that brings about ill-will. When not
under control, ill-will propagates itself, saps the mind and clouds the
vision. It distorts the entire mind and thus hinders awakening to
ignorance, not only hamper mental growth, but also destroy the whole
forest of merits which we had accumulated in so many lives.
Hôn Trầm Thụy Miên triền Cái: Thina-middha (p)—Hôn trầm thụy miên hay hôn
trầm dã dượi, một trạng thái tâm uể oải, không buồn hoạt động. Đây không
phải là trạng thái uể oải vật chất của cơ thể (vì cho dù là bậc A La Hán,
đôi khi vẫn cảm thấy thân thể mệt mỏi). Trạng thái nầy làm cho hành giả tu
thiền mất lòng nhiệt thành, kém quyết tâm, rồi tinh thần trở nên ương yếu
và lười biếng. Sự hôn trầm làm cho tâm thần càng thêm dã dượi và cuối cùng
đưa đến trạng thái tâm chai đá hửng hờ—Stiffness and torpor—The hindrance
of sloth and torpor. This is a morbid state of mind and mental properties.
It is not the state of sluggishness of the body (for even the arhats, who
are free from this ill, also experience bodily fatihue). This sloth and
torpor lessens the yogi’s enthusiasm and earnestness for meditation so
that the meditator becomes mentally sick and lazy. Laxity leads to greater
slackness until finally there arises a state of callous indifference.
Trạo Cử Hối Quá Triền Cái: Uddhacca-kukkucca (p)—Còn gọi là phóng dật lo
âu, một chướng ngại làm chậm trể bước tiến tinh thần. Khi tâm phóng dật
thì như bầy ong vỡ ổ, cứ vo vo bay quanh quẩn không ngừng, khó lòng an trụ
được. Tình trạng chao động nầy là một trở ngại trên đường đi đến định
tĩnh. Khi hành giả mãi lo âu suy nghĩ hết chuyện nầy đến chuyện khác, hết
việc nọ đến việc kia, những việc làm xong, cũng như những việc chưa xong,
luôn lo âu về những may rủi của đời sống, thì chắc chắn người ấy sẽ chẳng
bao giờ có an lạc—Agitation and worry—The hindrance of worry and flurry,
also called restlessness and remorse. This is another disadvantage that
makes progress more difficult. When the mind becomes restless like
flustered bees in a shaken hive, it cannot concentrate. This mental
agitation prevents calmness and blocks the upward path. Worry is just as
harmful. When a man worries over one thing and another, over things done
or left undone, and over misfortunes, he can never have peace of mind. All
this bother and worry, this fidgeting and unsteadiness of mind, prevent
concentration.
Nghi Triền Cái: Vicikiccha (p)—Còn gọi là hoài nghi, không tin tưởng về sự
chứng đắc thiền định, không quyết định được điều mình đang làm. Ngày nào
mình còn tâm trạng hoài nghi, ngày đó tinh thần còn bị lung lạc như người
ngồi trên hàng rào, không thể nào trau dồi tâm trí được—The hindrance of
sceptical doubt or uncertainty. The hindrance of doubt is the inability
to decide anything definitely. It includes doubt with regard to the
possibility of attaining the jhana, and uncertain on what we are doing.
Unless we shed our doubts, we will continue to suffer from it. As long as
we continue to take skeptical view of things, sitting on the fence, this
will most detrimental to mental development.
Làm thế nào để chế ngự năm triền cái nầy?—How can we overcome these five
hindrances?
Phật tử nên luôn tu tập chánh tinh tấn để chế ngự năm triền cái nầy: A
Buddhist must always practice the right efforts to overcome these five
hindrances:
Ngăn ngừa những tư tưởng bất thiện chưa phát sanh, không cho nó phát sanh:
To prevent the arsing of evil unwholesome thoughts that have not yet
arisen in the mind.
Loại trừ những tư tưởng bất thiện đã phát sanh: To discard such evil
thoughts already arisen.
Khai triển những tư tưởng thiện chưa phát sanh: To produce wholesome
thoughts not yet arisen.
Củng cố và bảo trì những tư tưởng thiện đã phát sanh: To promote and
maintain the good thoughts already present.
Theo Tỳ Kheo Piyadassi Mahathera trong Phật Giáo Nhìn Toàn Diện, để điều
phục năm triền cái, hành giả cũng cần phải trau dồi và phát triển năm yếu
tố tâm lý gọi là chi thiền—According to Bhikkhu Piyadassi Mahathera in The
Spectrum of Buddhism, to overcome these five hindrances, one has to
develop five psychic factors known as five factors of jhana:
Tầm: Vitakka (p)—Tầm được dùng để chế ngự hôn trầm dã dượi—Applied thought
is used to subdue sloth and torpor.
Sát: Vicara (p)—Sát được dùng để chế ngự hoài nghi—Sustained thought is
used to subdue doubt.
Phỉ: Piti (p)—Phỉ hay hỷ lạc được dùng để chế ngự sân hận—Joy is used to
subdue ill-will.
Lạc: Sukha (p)—An lạc được dùng để chế ngự phóng dật và lo âu—Happiness is
used to subdue restlessness and worry.
Trụ: Ekaggata (p)—Trụ được dùng để chế ngự tham dục—One pointedness or
unification of the mind which is used to subdue sense desire.
** For more information,
please see Ngũ
Chướng Ngại and
Five Kinds of
Hindrances.
Ngũ Trú Địa: See Ngũ Hoặc.
Ngũ Trụ Địa: Năm trụ địa trong
sanh tử luân hồi hay năm phiền não căn bản—Tất cả những ảo tưởng đưa đến
tà kiến và dục vọng của chúng sanh sanh tử—The five fundamental conditions
of the passions and delusions—The five states or conditions found in
mortality; wherein are the delusions of misleading views and desires.
These five states condition all error, and are the ground in which spring
the roots of the countless passions and delusions of all mortal beings:
Chi Mạt Vô Minh—“Branch or twig ignorance.”
Kiến nhứt thiết trụ địa: Kiến hoặc ở tam giới khi thấy sự vật theo vẻ dáng
chứ không như thật—Delusions arising from seeing things as they seem, not
as they really are—Wrong views which are common to the trailokya.
Dục ái trụ địa: Những dục vọng hay luyến ái trong dục giới—The desires in
the desire realm—Clinging or attachment in the desire-realm.
Sắc ái trụ địa: Dục vọng và luyến ái trong cõi sắc giới—The desires in the
form realm—Clinging or attachment in the form-realm.
Hữu ái trụ địa: Những dục vọng luyến ái trong cõi vô sắc giới vẫn còn phải
chịu luân hồi sanh tử—The desires (clinging or attachment) in the formless
realm which is still mortal.
(B) Căn Bản Vô
Minh—Original ignorance:
Vô minh trụ địa: Tất cả những si ám hay mê muội trong tam giới là gốc nhân
của mọi phiền não—The state of ignorance—The state of unenlightenment or
ignorance in the trailokya which is the root-cause of all distressful
delusion—The ground in which spring the roots of the countless passions
and delusions of all mortal beings.
Ngũ Trụ Hoặc: See Ngũ Trụ Địa.
Ngũ Trùng Huyền Nghĩa: Năm tầng
nghĩa huyền vi khi giải thích một bộ kinh—Five layers of mystic meaning
when one explicates the text of a sutra.
Thích nghĩa rõ cái tên đề của bộ kinh: To explain the title of the sutra.
Biện luận thể chất của bộ kinh: To discern the essence of the sutra.
Nói về tôn chỉ của bộ kinh: To explain the guiding principle of the sutra.
Nói về lực dụng của bộ kinh: To explain the sutra’s powerful function.
Nói về giáo tướng của bộ kinh: To explain forms of the Buddhist teaching
in the sutra.
Ngũ Trược: Five turbidities—Năm
thứ ô trược, hay năm thứ dơ ở cõi Ta Bà. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển
Bốn, Đức Phật đã nhắc ông A Nan về ngũ trược như sau: “Ông A Nan! Trong
thân ông, chất đặc là địa, chất lỏng là thủy, chất ấm là hỏa, lay động là
phong. Do bốn cái ràng buộc, nên chia cái tâm trạng viên diệu giác minh
của ông làm thấy, nghe, biết, xét, từ đầu đến cuối tạo thành năm lớp hỗn
trược hay vẫn đục. Thế nào là đục? Ông A Nan, ví như nước trong, bản nhiên
trong sạch, còn kia là những bụi, đất, tro, cát, bản chất ngăn ngại. Hai
thứ đó khác nhau. Có người lấy đất bỏ vào nước trong, đất mất tính ngăn
ngại, nước mất tính trong trẻo, trông vẩn đục, nên gọi là đục. Năm lớp đục
của ông lại cũng như vậy—Five corruptions—Five Turbidities, defilements,
or depravities—Five stages of a world existence. In the Surangama Sutra,
book Four, the Buddha reminded Ananda about the five turbidities as
follows: “Ananda! While you are in your body, what is solid is of earth,
what is moist is of water, what is warm is of fire, and what moves is of
wind. Because of these four bonds, your tranquil and perfect, wonderfully
enlightened bright mind divides into seeing, hearing, sensation, and
cognition. From beginning to end there are the five layers of turbidity.
What is meant by ‘turbidity?’ Ananda! Pure water, for instance, is
fundamentally clear and clean, whereas dust, dirt, ashes, silt, and the
like, are basically solid substances. Such are the properties of the two;
their natures are not compatible. Suppose, then, that an ordinary person
takes some dirt and tosses it into the pure water. The dirt loses its
solid quality and the water is deprived of its transparency. The
cloudiness which results is called ‘turbidity.’ Your five layers of
turbidity are similar to it.”
Kiếp Trược: The Kalpa turbidity.
Ý nghĩa của Kiếp Trược—The meanings of the kalpa turbidity:
Đời sống trong cõi Ta Bà đầy dẫy ô trược và đang giảm dần—Life is turbid
or this Saha world is filled with impurity—The defilement of the
life-span, when the human life-span as a whole decreases.
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Bốn, Đức Phật đã giải thích cho ngài A
Nan về Kiếp trược như sau: “Ông A Nan! Ông thấy hư không khắp mười phương
thế giới. Cái không và cái thấy không thể rời nhau. Cái không chẳng có
thật thể. Cái thấy không phải thật biết. Hai cái xen lộn, giả dối thành
lập lớp thứ nhất, gọi là Kiến Trược: In the Surangama Sutra, book Four,
the Buddha explained to Ananda about the kalpa turbidity as follows:
“Ananda! You see that emptiness pervades the ten directions. There is no
division between emptiness and seeing. However, , although emptiness has
no substance and your seeing has no awareness, the two become entangled in
a falseness. This is the first layer, called the turbidity of time.
Siêu việt Kiếp Trược—The transcendency of the turbidity of kalpa—Trong
Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Chín, Đức Phật đã dạy ngài A Nan về siêu việt
kiếp trược như sau: “Ông A Nan! Ông nên biết, ông ngồi trong đạo tràng,
tiêu hết các niệm. Các niệm hết thì các ly niệm đều sáng tỏ rõ ràng, động
tĩnh không rời, nhớ quên như một mực. Đang ở chỗ đó vào tam ma địa, ví như
người sáng mắt ở chỗ tối tăm. Tính tinh minh được diệu và tịnh, tâm chưa
phát sáng. Ấy là còn bị ràng buộc trong sắc ấm. Nếu mắt sáng suốt, mười
phương rỗng thông, không còn tối tăm. Gọi là sắc ấm hết. Người đó siêu
việt Kiếp Trược. Xem chỗ sở nhân, kiên cố vọng tưởng làm gốc—In the
Surangama Sutra, book Nine, the Buddha taught Ananda about how to
transcend the kalpa turbidity as follows: “Ananda! You should know that as
a cultivator sits in the Bodhimanda, he is doing away with all thoughts.
When his thoughts come to an end, there will be nothing in his mind. This
state of pure clarity will stay the same whether in movement or stillness,
in remembrance or forgetfulness. When he dwells in this place and enters
samadhi, he is like a person with clear vision who finds himself in total
darkness. Although his nature is wonderfully pure, his mind is not yet
illuminated . This is the region of the form skandha. If his eyes become
clear, he will then experience the ten directions as an open expanse, and
the darkness will be gone. This is the end of the form skandha. He will
then be able to transcend the turbidity of kalpas. Contemplating the cause
of the form skandha, one sees that false thoughts of solidity are its
source.
Kiến Trược: The view turbidity or the turbidity of view.
Ý nghĩa của Kiến Trược—The meanings of the view turbidity:
Kiến trược là tất cả các sự thấy biết căn cứ trên nhận thức sai lầm của
chúng sanh. Chúng là những thị phi, hơn thua, danh lợi, nhơn, ngã, bỉ,
thử, vân vân: Turbidity of view means all different views, perceptions,
and knowledge of sentient beings that are based on false conceptions. They
are gossip, competition, fame, self, egotism, right, wrong, etc.
Những ô trược của tà kiến và ác kiến hay ngũ lợi sử (do kiến trược hay
kiến thức tà vạy mà con người chấp quấy bỏ phải, theo tà bỏ chánh, điên
đảo thiên lệch)—View turbid (false and evil views)—The defilement of
views, or perverse thoughts—See Ngũ Lợi Sử.
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Bốn, Đức Phật đã giải thích cho ngài A
Nan về Kiến Trược như sau: “Ông A Nan! Thân ông hiện gom tứ đại làm thể.
Cái thấy, nghe, hay, biết bị hạn chế thành có ngăn ngại. Địa, thủy, hỏa,
phong lại có hay biết. Hai bên xen lộn, giả dối thành lập lớp thứ hai, gọi
là Kiến Trược: In the Surangama Sutra, book Four, the Buddha explained to
Ananda about the turbidity of views as follows: “Ananda! Your body appears
in full, with the four elements composing its substance, and from this,
seeing, hearing, sensation, and cognition become firmly defined. Water,
fire, wind, and earth fluctuate between sensation and cognition and become
entangled in a falseness. This is the second layer, called the turbidity
of views.
Siêu việt Kiến Trược—Transcendency of the affliction turbidity—Trong Kinh
Thủ Lăng Nghiêm, quyển Chín, Đức Phật đã dạy ngài A Nan về cách siêu việt
kiến trược như sau: “Ông A Nan! Người thiện nam đó tu tam ma nan đề về Sa
Ma Tha, sắc ấm hết, nhìn thấy tâm chư Phật như trong gương sáng hiển hiện
các vật. Như có chỗ sở đắc mà chưa thể dùng được, ví như ngủ bị bóng đè,
chân tay vẫn đủ, thấy nghe không lầm, mà không cử động được. Đó là bị ràng
buộc trong thụ ấm. Nếu hết bóng đè, thì tâm rời thân, trở lại xem mặt, đi
ở tự do, không còn lưu ngại. Đó là hết thụ ấm. Người đó siêu việt kiến
trược. Xem sở nhân, hư minh vọng tưởng làm gốc—In the Surangama Sutra,
book Nine, the Buddha taught Ananda about the transcendency of the
affliction turbidity as follows: “Ananda! When the good person who is
cultivating samadhi and samatha has put an end to the form skandha, he can
see the mind of all Buddhas as if seeing an image reflected in a clear
mirror. He seems to have obtained something, but he cannot use it. In this
he resembles a paralyzed person. His hands and feet are intact, his seeing
and hearing are not distorted, and yet his mind has come under a deviant
influence, so that he is unable to move. This is the region of the feeling
skandha. Once the problem of paralysis subsides, his mind can then leave
his body and look back upon his face. It can go or stay as it pleases
without further hindrance. This is the end of the feeling skandha. This
person can then transcend the turbidity of views. Contemplating the cause
of the feeling skandha, one sees that false thoughts of illusory clarity
are its source.
Phiền Não Trược: The affliction turbidity, turbidity of affliction.
Ý nghĩa của Phiền Não Trược—The meanings of the affliction turbidity:
Phiền não trược có nghĩa là chúng sanh luôn bị các thứ phiền não, buồn
rầu, tức giận, oán thù, tà kiến, vân vân, tràn ngập thân tâm, chớ ít khi
có lòng từ bi hỷ xả. Chính vì thế mà gây ra không biết bao nhiêu là phiền
não cho nhau: Turbidity of affliction means sentient beings are constantly
plagued with afflictions, worries, anger, vengeance, false views, etc. All
such impure thoughts consume their minds and bodies, but kindness,
compassion, joy, and equanimity are very rare. Thus, they cause one
another innumerable afflictions.
Những uế trược của dục vọng hay ngũ độn sử (con người trong tâm chứa đầy
những tham lam, hờn giận, mê muội, ngu si)—The Affliction Turbidity or
affliction turbid (constantly in turmoil)—The defilement of passions, when
all kinds of transgressions are exalted—See Ngũ Độn Sử.
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Bốn, Đức Phật đã giải thích cho ngài A
Nan về phiền não trược như sau: “Ông A Nan! Lại trong tâm ông, nhớ biết
học tập, phát ra tri kiến, dung nạp phát hiện sáu trần. Rời trần không có
tướng, rời giác ra không có tính, xen nhau giả dối thành. Ấy là lớp thứ
ba, gọi là Phiền Não Trược.”: In the Surangama Sutra, book Four, the
Buddha explained to Ananda about the the affliction turbidity as follows:
“Ananda! Further, the functions of memory, discrimination, and verbal
comprehension in your mind bring into being knowledge and views. From out
of them appear the six defiling objects. Apart from the defiling objects
there are no appearances. Apart from cognition they have no nature. But
they become entangled in a falseness. This is the third layer, called the
turbidity of afflictions.”
Siêu việt Phiền Não trược—Transcendency of the turbidity of
afflictions—Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Chín, Đức Phật đã dạy ngài A
Nan về cách siêu việt Phiền Não Trược như sau: “Ông A Nan! Người thiện nam
kia, tu tam ma đề, thụ ấm hết rồi, dù chưa hết lậu hoặc, tâm đã xa hình
thể, như chim ra khỏi lồng, đã được thành tựu. Từ phàm thân nầy tiến lên,
trải qua 60 Thánh Vị Bồ tát, được ý sinh thân, theo nguyện đi đến, không
bị chướng ngại. Ví như có người nói mê khi ngủ, người đó dù không biết, mà
lời nói thành tiếng làm cho người thức nghe biết. Đó là bị ràng buộc trong
tưởng ấm. Nếu động niệm hết, phù tưởng tiêu trừ, đối với giác minh tâm,
như bỏ bụi nhơ. Trước sau viên chiếu một loại sinh tử. Đó là tưởng ấm hết.
Người ấy siêu việt phiền não trược. Xem nguyên nhân, dung thông vọng tưởng
làm gốc.”—In the Surangama Sutra, book Nine, the Buddha taught Ananda
about the transcendency of the affliction turbidity as follows: “Ananda!
When the good person who is cultivating samadhi has put an end to the
feeling skandha, although he has not achieved freedom from outflows, his
mind can leave his body the way a bird escapes from a cage. From within
his ordinary, he already has the potential for ascending through the
Bodhisattvas’ sixty levels of sagehood. He attains the ‘body produced by
intent’ and can roam freely without obstruction. This is like someone
talking in his sleep. Although he does not know he is doing it, his words
are clear, and his voice and inflection are all in order, so those who are
awake can understand what he is saying. This is the region of the thinking
skandha. If he puts an end to his stirring thoughts and rids himself of
superfluous thinking, it is as if he has purged defilement from the
enlightened, understanding mind. Then he is perfectly clear about the
births and deaths of all categories of beings from beginning to end. This
is the end of the thinking skandha. He can then transcend the turbidity
of afflictions. Contemplating the cause of the thinking skandha, one sees
that interconnected false thoughts are its source.
Chúng Sanh Trược: The living beings turbidity, or turbidity of sentient
beings.
Ý nghĩa của Chúng sanh Trược—The meanings of the living turbidity:
Chúng sanh sanh ra ở đời với đầy dẫy tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, và
bất tịnh. Chúng sanh ô trược, hằng bị khổ não và bất toại; đây là giai
đoạn mà chúng sanh trở nên đần độn và bất tịnh—The Living Beings Turbidity
or sentient beings turbid; everyone is filled with greed, hatred,
ignorance, egoism, skepticism, etc. The defilement of human condition,
people are always dissatisfied and unhappy. The period where all creatures
are stupid and unclean.
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Bốn, Đức Phật đã giải thích cho ngài A
Nan về Chúng Sanh trược như sau: “Ông A Nan! Ngày đêm sinh diệt không
ngừng, cái thấy biết hằng muốn ở trong thế gian. Nghiệp báo xoay vần
thường đổi dời trong các cõi, xen nhau giả dối thành. Ấy là lớp thứ tư,
gọi là chúng sanh trược.”: In the Surangama Sutra, book Four, the Buddha
explained to Ananda about the turbidity of living beings as follows:
“Ananda! And then day and night there is endless production and extinction
as your knowledge and views continually wish to remain in the world, while
your karmic patterns constantly move you to various places. This
entanglement becomes a falseness, which is the fourth layer, called the
turbidity of living beings.”
Siêu việt chúng sanh trược—The transcendency of the turbidity of living
beings—Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Chín, Đức Phật đã dạy ngài A Nan
về cách siêu việt chúng sanh trược như sau: “Ông A Nan! Người thiện nam
kia, tu tam ma đề, tưởng ấm hết rồi. Người ấy bình thường mộng tưởng tiêu
diệt, ngủ và thức như một, giác minh trống rỗng, yên lặng, dường như không
tịnh, không còn có ảnh thô trọng của tiền trần. Xem các núi sông, đại địa
ở thế gian như gương soi sáng. Vật đến không bị dính, vật đi không còn
dấu vết. Đến thì soi, đi thì mất, như gương soi các vật. Rõ ràng tập khí
cũ về trần cảnh không còn. Chỉ còn một thể tinh chân. Cái căn nguyên sinh
diệt từ đó tỏ bày, thấy 12 loài chúng sanh ở mười phương, cùng tột các
loài ấy. Dù chưa thông mối manh các mạng căn của họ. Thấy đồng một nền
tảng sinh ra, cùng bị thiên lưu, dường như ánh sáng lóng lánh, là cái chỗ
then chốt của trong thân. Đó là bị ràng buộc hành ấm. Như trạng thái ánh
nắng lóng lánh, căn nguyên tính ấy, tiến vào nơi nguyên trạng. Hễ một phen
đã lắng hết các căn nguyên tập khí, ví dụ như hết sóng thì hóa ra nước
đứng. Đó là hành ấm hết. Người ấy siêu việt chúng sanh trược. Xem nguyên
nhân, u ẩn, vọng tưởng làm gốc.”—In the Surangama Sutra, book Nine, the
Buddha taught Ananda about the transcendcy of the turbidity of living
beings as follows: “Ananda! When the good person who is cultivating
samadhi has put an end to the thinking skandha, he is ordinarily free of
dreaming and idle thinking, so he stays the same whether in wakefulness or
in sleep. His mind is aware, clear, empty, and still, like a cloudless
sky, devoid of any coarse sense-impressions. he Contemplates everything in
the world, the mountains, the rivers, and the earth, as reflections in a
mirror, appearing without attachment and vanishing without any trace; they
are simply received and reflected. He does away with all his old habits,
and only the essential truth remains. From this point on, as the origin of
production and destruction is exposed, he will completely see all the
twelve categories of living beings in the ten directions. Although he has
not fathomed the source of their individual lives, he will see that they
share a common basis of life, which appears as a mirage, shimmering and
fluctuating, and is the ultimate, pivotal point of the illusory sense
faculties and sense objects. This is the region of the formations skandha.
Once the basic nature of this shimmering fluctuation returns to its
original clarity, his habits will cease, like waves subsiding to become
clear, calm water. This is the end of the formations skandha. This person
will then be able to transcend the turbidity of living beings.
Contemplating the cause of the formations skandha, one sees that subtle
and hidden false thoughts are its source.
Mạng Trược: The life turbidity, or turbidity of life (physical body).
Ý nghĩa của Mạng Trược—The meanings of the life turbidity:
Những uế trược trong cuộc sống làm giảm tuổi thọ, kể cả chiến tranh và
thiên tai. Tuổi thọ con người, do bởi chiến tranh và thiên tai, mà giảm từ
từ xuống còn mười năm. Hơn nữa, thân xác nầy chỉ là sự kết hợp của tứ đại,
bên trong lớp da mỏng bên ngoài chỉ là máu, thịt, xương, đờm, và những
chất hôi tanh khác. Đến khi chết rồi sẽ phải chịu một sự phân hóa, tanh
hôi, thối tha, gớm ghiết, ruồi bu kiến đậu. Kỳ thật, nó ghê tởm đến nỗi
chẳng ai dám tới gần—The Life Turbidity, or body turbid (body of
impurity). The defilement of the world-age, when war and natural disasters
are rife—Human lifetime gradually diminishes to ten years. Furthermore,
the body is the accumulation of the four elements of earth, water, fire,
and air, wrapped around a thin layer of skin masking the internal wreaking
odors of the flesh, blood, bone, phlegm and other bodily secretions, and
upon death, becomes rotten and eaten by worms. In fact, it becomes so
disgusting that no one dare to go near.
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Bốn, Đức Phật đã giải thích cho ngài A
Nan về mạng trược như sau: “Ông A Nan! Cái thấy, nghe của ông vốn không có
tính riêng. Vì các trần chia cách nên thành khác. Trong tính biết nhau,
trong dụng khác nhau. Giống và khác không có chuẩn đích, giả dối xen lẫn
nhau mà thành. Ấy là lớp thứ năm, gọi là mạng trược.”: In the Surangama
Sutra, book Four, the Buddha explained to Ananda about the life turbidity
as follows: “Ananda! Originally, your seeing and hearing were not
different natures, but a multitude of defiling objects has divided them
until suddenly they became different. Their natures have a mutual
awareness, but their functions are in opposition. Sameness and difference
arise and they lose their identity. This entanglement becomes a falseness,
which is the fifth layer, called the turbidity of a lifespan.”
Siêu việt Mạng trược—The transcendency of the life turbidity: trong Kinh
Thủ Lăng Nghiêm, quyển Chín, Đức Phật đã dạy ngài A Nan về cách siêu việt
mạng trược như sau: “Ông A Nan! Người thiện nam kia, tu tam ma đề, hành ấm
hết, các tính thế gian, u thanh nhiễu động, đồng phận sinh cơ, bỗng nhiên
phá hư giềng mối trầm tế, thân trung hữu đền nghiệp trước thâm mật, cảm
ứng huyền tuyệt. Trời Niết Bàn đã gần sáng nhiều, ví dụ như gà gáy lần
chót, nhìn về phương đông đã có tinh sắc. Sáu căn hư tịnh, không còn dong
ruỗi nữa. Trong ngoài đứng lặng và sáng suốt, tiến vào chỗ không bị vào.
Rất thông đạt nguyên do thọ mạng của 12 loại chúng sanh trong mười
phương. Quán sát cái nguyên do ấy, chấp làm chỗ bản nguyên. Các loại không
cảm triệu, đi thụ thai. Nơi mười phương cõi đã được đồng một. Tinh sắc
chẳng trầm, phát hiện cái u uẩn. Đó là bị buộc trong thức ấm. Như các loài
thụ sinh cảm triệu đã nhận thấy cái chỗ đồng, tiêu ma sáu môn, khai hợp
thành tựu, thấy nghe thông suốt, đắp đổi dụng thanh tịnh. Mười phương thế
giới cùng với thân tâm như ngọc lưu ly, trong ngoài trong suốt. Đó là thức
ấm hết. Người đó siêu việt mạng trược. Xem nguyên nhân, võng tượng hư vô,
điên đảo vọng tưởng làm gốc.” In the Surangama Sutra, book Nine, the
Buddha taught Ananda about the transcendency of the turbidity of life span
as follows: “Ananda! When that good person, in cultivating samadhi, has
put an end to the formations skandha, the subtle, fleeting fluctuations,
the deep, imperceptible , pivotal source and the common foundation from
which all life in the world springs, are suddenly obliterated. In the
submerged network of the retributive karma of the pudgala, the karmic
resonances are interrupted. There is about to be a great illumination in
the sky of Nirvana. It is like gazing east at the cock’s final crow to
see the light of dawn. The six sense faculties are empty and still; there
is no further racing about. Inside and outside there is a profound
brightness. He enters without entering. Fathoming the source of life of
the twelve categories of beings throughout the ten directions, he can
contemplate that source without being drawn into any of the categories.
He has become identical with with the realms of the ten directions. The
light does not fade, and what was hidden before is now revealed. This is
the region of the consciousness skandha. If he has become identical with
the beckoning masses, he may obliterate the individuality of the six gates
and succeed in uniting and opening them. Seeing and hearing become linked
so that they function interchangeably and purely. The worlds of the ten
directions and his own body and mind are as bright and transparent as
vaidurya. This is the end of the consciousness skamdha. This person can
then transcend the turbidity of life span. Contemplating the cause of the
consciousness skandha, one sees that the negation of existence and the
negation of non-existence are both unreal, and that upside-down false
thoughts are its source.
Ngũ Tuần:
Năm mươi tuổi—Fifty years of age.
Pancabhijna (skt)—The five supernatural or magical powers—See Ngũ Thần
Thông.
Ngũ Tước: The five degrees
(classes) of nobility (in European countries):
Công: Duke.
Hầu: Marquis.
Bá: Count.
Tử: Viscount.
Nam: Baron.
Ngũ Tướng Thành Thân: Năm giai
đoạn hiện thành chánh đẳng chánh giác của Đức Tỳ Lô Giá Na—The five stages
in Vairocana Buddhahood:
Thông đạt bản tâm Bồ Đề: Entry into the Bodhi-mind.
Tâm tu chánh giác: Maintenance of that Bodhi-mind.
Thành Kim Cang tâm: Attainment of the diamond mind.
Chứng Kim Cang thân: Realization of the diamond embodiment.
Viên mãn Phật quả: Perfect attainment of Buddhahood.
** For more information,
please see Ngũ
Chuyển.
Ngũ Tướng Thành Thân Quán: Quán
tưởng về năm giai đoạn thành Chánh Đẳng Chánh Giác của Phật Tỳ Lô Giá Na—A
contemplation of the five stages in Vairocana Buddhahood.
** For more information,
please see Ngũ
Tướng Thành Thân.
Ngũ Tỳ Kheo: Năm vị Tỳ Kheo đầu
tiên được Phật độ—The first five of Buddha’s converts:
A Nhã Kiều Trần Như: Ajnata-Kaundinya.
Nghạch Bề: Asvajit.
Bạt Đề: Bhadrika.
Thập Lực Ca Diếp: Dasabala-Kasyapa.
Ma-Nam-Câu-Lợi: Mahanama-Kulika.
Ngũ Uẩn: Panca-skandha
(skt)—Panca-khandha (p).
Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm nhóm cấu thành một con
người (ngũ uẩn). Ngũ uẩn là năm thứ làm thành con người. Ngũ uẩn là căn đế
của mọi si mê làm cho chúng sanh xa rời Phật Tánh hằng hữu của mình. Ngũ
uẩn được coi như là những ma quân chống lại với Phật tính nơi mỗi con
người. Sắc cùng bốn yếu tố tinh thần cùng nhau kết hợp thành đời sống. Bản
chất thực sự của năm uẩn nầy được giải thích trong giáo lý của nhà Phật
như sau: “Sắc tương đồng với một đống bọt biển, thọ như bọt nước, tưởng mô
tả như ảo ảnh, hành như cây chuối và thức như một ảo tưởng—According to
the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are five
aggregates—Five Skandhas—The aggregates which make up a human being. The
five skandhas are the roots of all ignorance. They keep sentient beings
from realizing their always-existing Buddha-Nature. The five aggregates
are considered as maras or demons fighting against the Buddha-nature of
men. In accordance with the Dharma, life is comprised of five aggregates
(form, feeling, perception, mental formation, consciousness). Matter plus
the four mental factors classified below as feeling, perception, mental
formation and consciousness combined together from life. The real nature
of these five aggregates is explained in the Teaching of the Buddha as
follows: “Matter is equated to a heap of foam, feeling is like a bubble,
perception is described as a mirage, mental formations are like a banana
tree and consciousness is just an illusion:
Mọi thứ vật chất—To be physical or form:
Sắc uẩn: Rupa (p)—Tính vật thể gồm bốn yếu tố, rắn, lỏng, nhiệt và di
động; các giác quan và đối tượng của chúng—Form—Aggregate of matter (four
elements of our own body and other material objects such as solidity,
fluidity, heat and motion comprise matter)—Material or physical
factors—The aggregate of form includes the five physical sense organs and
the corresponding physical objects of the sense organs (the eyes and
visible objects, the ears and sound, the nose and smell, the tongue and
taste, the skin and tangible objects).
Liên hệ tới tâm vương—To be associated with mental functioning:
Thọ uẩn: Vedana (skt&p)—Feeling or sensation—Tính tri giác gồm tất cả các
loại cảm giác sung sướng, khó chịu hay dửng dưng—Aggregate of feeling or
sensation of three kinds pleasant, unpleasant and indifferent. When an
object is experienced, that experience takes on one of these emotional
tones, either of pleasure, of displeasure or of indifference.
Tưởng uẩn: Samjna (skt)—Sanna (p)—Thought, cognition or perception—Ý thức
chia các tri giác ra làm sáu loại (sắc, thinh, hương, vị, xúc, và những ấn
tượng tinh thần)—Thinking—Aggregate of perception—Activity of recognition
or identification or attaching of a name to an object of experience.
Perceptions include form, sound, smell, taste, bodily impression or touch,
and mental objects.
Hành uẩn: Samskara (skt)—Sankhara (p)—Formation, impression, or mental
formation—Khái niệm hay hành động bao gồm phần lớn những hoạt động tâm
thần, ý chí, phán xét, quyết tâm, vân vân—Aggregate of mental formation—A
conditioned response to the object of experience including volition,
attention, discrimination, resolve, etc.
Liên hệ đến tâm sở—Be associated with the faculty or nature of the mind
(manas):
Thức uẩn: Vijnana (skt)—Vinnana (p)—Consciousness—Nhận thức bao gồm sáu
loại ý thức nảy sinh từ sự tiếp xúc của giác quan tương ứng với một đối
tượng tri giác—Aggregate of consciousness includes the six types of
consciousness (seeing, hearing, smelling, tasting, touching and mental
consciousness)—Awareness or sensitivity to an object, i.e. the
consciousness associates with the physical factors when the eye and a
visible object come into contact, an awareness of a visible object occurs
in our mind. Consciousness or a turning of a mere awareness into personal
experience is a combined function of feeling, perception and mental
formation.
Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Nhì, Đức Phật đã nhắc ngài A Nan về Ngũ
Ấm như sau: “Ông A Nan! Ông còn chưa biết hết thảy các tướng huyễn hóa nơi
phù trần đều do nơi vọng niệm phân biệt mà sinh ra, lại cũng do nơi đó mà
mất. Huyễn vọng là cái tướng bên ngoài. Tính sâu xa vẫn là diệu giác minh.
Như vậy cho đến ngũ ấm, lục nhập, từ thập nhị xứ đến thập bát giới, khi
nhân duyên hòa hợp, hư vọng như có sinh. Khi nhân duyên chia rẽ, hư vọng
gọi là diệt. Không biết rằng dù sinh diệt, đi lại, đều trong vòng Như Lai
tạng trùm khắp mười phương, không lay động, không thêm bớt, sinh diệt.
Trong tính chân thường ấy, cầu những sự đi, lại, mê, ngộ, sinh, tử, đều
không thể được. Ông A Nan! Vì sao ngũ ấm là Như Lai tạng diệu chân như
tính?”—According to the Surangama Sutra, book Two, the Buddha reminded
Ananda about the five skandhas as folows: “Ananda! You have not yet
understood that all the defiling objects that appear, all the illusory,
ephemeral characteristics, spring up in the very spot where they also come
to an end. They are what is called ‘illusory falseness.’ But their nature
is in truth the bright substance of wonderful enlightenment. Thus it is
throughout, up to the five skandhas and the six entrances, to the twelve
places and the eighteen realms; the union and mixture of various causes
and conditions account for their illusory and false existence, and the
separation and dispersion of the causes and conditions result in their
illusory and false extinction. Who would have thought that production,
extinction, coming, and going are fundamentally the everlasting,
wonderful light of the treasury of the Thus Come One, the unmoving ,
all-pervading perfection, the wonderful nature of true suchness! If within
the true and permanent nature one seeks coming and going, confusion and
enlightenment, or birth and death, there is nothing that can be obtained.
Ananda! Why do I say that the five skandhas are basically the wonderful
nature of true suchness, the treasury of the Thus Come One?”
Sắc Ấm—The form skandha—Ông A Nan! Có người mắt lành nhìn lên hư không,
lúc đầu không thấy chi. Sau đó mắt mỏi, thấy các hoa đốm nhảy rối rít lăng
xăng ở giữa hư không. Sắc ấm cũng vậy. Ông A Nan! Các hoa đốm đó chẳng
phải từ hư không mà đến, cũng chẳng phải từ con mắt mà ra: Ananda!
Consider this example: when a person who has pure clear eyes look at
clear, bright emptiness, he sees nothing but clear emptiness, and he is
quite certain that nothing exists within it. If for no apparent reason,
the peson does not move his eyes, the staring will cause fatigue, and then
of his own accord, he will see strange flowers in space and other unreal
appearances that are wild and disordered. You should know that it is the
same with the skandha of form. Ananda! The strange flowers come neither
from emptiness nor from the eyes.
Thực vậy, ông A Nan, nếu nó từ hư không đến, thì sau nó phải trở lại vào
hư không. Nhưng nếu có vật đi ra đi vào, thì không phải là hư không. Nếu
hư không không phải là hư không, lại không thể để mặc cho hoa đốm sinh
diệt. Cũng như thân thể của ông A Nan không dung nạp được thêm một A nan
nữa: The reason for this, Ananda, is that if the flowers were to come from
emptiness, they would return to emptiness. If there is a coming out and
going in, the space would not be empty. If emptiness were not empty, then
it could not contain the appearance of the arisal and extinction of the
flowers, just as Ananda’s body cannot contain another Ananda.
Còn như hoa đốm từ con mắt ra, nếu quả thế, tất nhiên phải trở vào con
mắt. Hoa đốm đã từ con mắt ra thì chắc chắn phải có tính thấy. Mà nếu có
tính thấy, thì khi đi ra làm hoa đốm giữa hư không, khi quay trở lại phải
thấy được con mắt. Còn nếu không có tính thấy, thì khi đi ra đã làm bóng
lòa giữa hư không, đến khi trở về sẽ làm bóng lòa ở con mắt. Nếu vậy, khi
thấy hoa đốm lẽ ra con mắt không mỏi. Sao lại chỉ khi thấy hư không rỗng
suốt mới gọi là mắt lành?—If the flowers were to come from the eyes, they
would return to the eyes. If the nature of the flowers were to come from
the eyes, it would be endowed with the faculty of seeing. If it could see,
then when it left the eyes it would become flowers in space, and when it
returned it should see the eyes. If it did not see, then when it left the
eyes it would obscure emptiness, and when it returned, it would obscure
the eyes. Moreover, when you see the flowers, your eyes should not be
obscured. So why it is that the eyes are said to be 'pure and bright' when
they see clear emptiness?
Vậy ông nên biết rằng sắc ấm hư vọng, vốn chẳng phải tính nhân duyên hay
tính tự nhiên: Therefore, you should know that the skandha of formis empty
and false, because it neither depends on causes and conditions for
existence nor is spontaneous in nature.
Thụ Ấm—The feeling skandha: Ông A Nan! Ví như có người tay chân yên ổn,
thân thể điều hòa, không có cảm giác gì đặc biệt. Bỗng lấy hai bàn tay xoa
vào nhau, hư vọng cảm thấy rít, trơn, nóng, lạnh. Thụ ấm cũng như vậy. A
Nan! Những cảm xúc trên, không phải từ hư không đến, cũng không phải từ
đôi bàn tay ra: Ananda! Consider the example of a person whose hands and
feet are relaxed and at ease and whose entire body is in balance and
harmony. He is unaware of his life-processes, because there is nothing
agreeable or disagreeable in his nature. However, for some unknown
reason, the person rubs his two hands together in emptiness, and
sensations of roughness, smoothness, cold, and warmth seem to arise from
nowhere between his palms. You should know that it is the same with the
skandha of feeling. Ananda! All this illusory contact does not come from
emptiness, nor does it come from the hand.
Thật vậy, ông A Nan! Nếu từ hư không đến, thì đã đến làm cảm xúc bàn tay,
sao không đến làm cảm xúc nơi thân thể. Chả lẽ hư không lại biết lựa chỗ
mà đến làm cảm xúc?—The reason for this, Ananda, is that if it came from
emptiness, then since it could make contact with the palms, why wouldn’t
it make contact with the body? It should not be that emptiness chooses
what it comes in contact with.
Nếu từ bàn tay mà ra, thì đáng lẽ không cần phải đợi đến hai tay hợp lại
mới ra, mà lúc nào cảm xúc cũng ra. Lại nếu từ bàn tay mà ra, thì khi hợp
lại, bàn tay biết có cảm xúc, đến khi rời nhau, cái cảm xúc tất chạy vào.
Xương tủy trong hai cánh tay phải biết cảm xúc đi vào đến chỗ nào. Lại
phải có tâm hay biết lúc nào ra, lúc nào vào, rồi lại phải có một vật gọi
là cảm xúc đi đi lại lại trong thân thể. Sao lại đợi hai tay hợp lại phát
ra tri giác mới gọi là cảm xúc?—If it came from the palms, it could be
readily felt without waiting for the two palms to be joined. What is more,
it it were to come from the palms, then the palms would know when they
were joined. When they separated, the contact would return into the arms,
the wrists, the bones, and the marrow, and you also should be aware of the
course of its entry. It should also be perceived by the mind because it
would behave like something coming in and going out of the body. In that
case, what need would there be to put the two palms together to experience
what is called ‘contact?’
Vậy nên biết: thụ ấm hư vọng, vốn chẳng phải tính nhân duyên hay tính tự
nhiên: Therefore, you should know hat the skandha of feeling is empty and
false, because it neither depends on causes and conditions for existence
nor is spontaneous in nature.
Tưởng Ấm—The skandha of thinking:
Ông A Nan! Ví như có người nghe nói quả mơ chua, nước miếng đã chảy trong
miệng. Nghĩ đến trèo lên dốc cao, thấy trong lòng bàn chân đau mỏi. Tưởng
ấm cũng như vậy. Ông A Nan! Nếu cái tiếng chua đó, không tự quả mơ sinh,
không phải tự miệng ông vào:Ananda! Consider the example of a person whose
mouth waters at the mention of sour plums, or the soles of whose feet
tingle when he thinks about walking along a precipice. You should know
that it is the same with the skandha of thinking. Ananda! You should know
that the watering of the mouth caused by the mention of the plums does not
come from the plums, nor does it come from the mouth.
Thật vậy ông A Nan, nếu chua từ quả mơ sinh ra, thì quả mơ cứ tự nói là
chua, sao lại phải đợi người ta nói: The reason for this, Ananda, is that
if it were produced from the plums, the plums should speak for themselves,
why wait for someone to mention them?
Nếu do miệng vào, thì miệng phải tự mình nghe tiếng, sao lại cần có lỗ
tai?—If it came from the mouth, the mouth itself should hear, and what
need would there be to wait for the ear?
Nếu riêng tai nghe, sao nước miếng không chảy ra ở tai?—If the ear alone
heard, then why doesn’t the water come out of the ear?
Tưởng tượng mình leo dốc, cũng tương tự như thế. Vậy nên biết: tưởng ấm hư
vọng, vốn chẳng phải tính nhân duyên hay tính tự nhiên—Thinking about
walking along a precipice is explained in the same way. Therefore, you
should know that the skandha of thinking is empty and false, since it
neither depends upon causes and conditions for existence, nor is
spontaneous in nature.
Hành Ấm—The skandha of mental fromation:
Ông A Nan! Ví như dòng nước chảy mạnh, các sóng nối nhau, cái trước cái
sau chẳng vượt nhau. Hành ấm cũng như vậy. Ông A Nan! Dòng nước như vậy,
không phải do hư không sinh, không phải do nước mà có. Không phải là tính
của nước, cũng không phải ra ngoài hư không và nước: Ananda! Consider, for
example, a swift rapids whose waves follow upon one another in orderly
succession, the ones behind never overtaking the ones in front. You should
know that it is the same with the skandha of mental formation. Ananda!
Thus the nature of the flow does not arise because of emptiness, nor does
it come into existence because of the water. It is not the nature of
water, and yet it is not separate from either emptiness or water.
Thật vậy, ông A Nan, nếu do hư không sinh, thì cả hư không vô tận trong
mười phương đều thành dòng nước vô tận, mà thế giới bị chìm đắm: The
reason for this, Ananda, is that if it arose because of emptiness, then
the inexhaustible emptiness throughout the ten directions wold become an
inexhaustible flow, and all the worlds would inevitably be drown.
Nếu nhân nước mà có, thì tính của dòng nước chảy mạnh đó, lẽ ra không phải
là tính nước; vì có tính riêng của dòng nước, chắc có thể chỉ rõ ràng: If
the swift rapids existed because of water, then their nature would
differ from that of water and the location and characteristics of its
existence would be apparent. If their nature were simply that of water,
then when they became still and clear they would no longer be made up of
water.
Còn nếu ra ngoài hư không và nước, thì không có gì ở ngoài hư không, mà
ngoài nước ra không có dòng nước: Suppose it were to separate from
emptiness and water, there isn’t anything outside of emptiness, and
outside of water there isn’t any flow.
Vậy nên biết: hành ấm hư vọng, vốn chẳng phải tính nhân duyên hay tính tự
nhiên: Therefore, you should know that the skandha of mental formation is
empty and false, since it neither depends upon causes and conditions for
existence nor is spontaneous in nature.
Thức Ấm—The skandha of consciousness:
Ông A Nan! Ví như người lấy cái bình tần già, bịt cả hai miệng bình, rồi
vác đầy một bình hư không, đi xa nghìn dậm, mà tặng nước khác. Thức ấm
cũng như vậy. Ông A Nan! Cái hư không đó, không phải từ phương kia mà lại,
cũng không phải ở phương nầy vào: Ananda! Consider, for example, a man who
picks up a kalavinka pitcher and stops up its two holes. He lift up the
pitcher filled with emptiness and, walking some thousand-mile way,
presents it to another country. You should know that the skandha of
consciousness is the same way. Thus, Ananda, the space does not come from
one place, nor does it go to another.
Thật vậy, ông A Nan, nếu từ phương kia lại thì trong bình đó đã đựng hư
không mà đi, ở chỗ cũ lẽ ra phải thiếu một phần hư không: The reason for
this, Ananda, is that if it were to come from another place, then when
the stored-up emptiness in the pitcher went elsewhere, there would be less
emptiness in the place where the pitcher was originally
Nếu từ phương nầy mà vào, thì khi mở lỗ trút bính, phải thấy hư không ra:
If it were to enter this region, when the holes were unplugged and the
pitcher was turned over, one would see emptiness come out.
Vậy nên biết: thức ấm hư vọng, vốn chẳng phải tính nhân duyên hay tính tự
nhiên: Therefore, you should know that the skandha of consciousness is
empty and false, since it neither depends upon causes and conditions for
existence nor is spontaneous in nature.
Phàm phu nhìn Ngũ Uẩn—ordinary people’s point of view on the Five
Aggregates—Phàm phu không nhìn ngũ uẩn như là những hiện tượng mà chúng ta
lại nhìn chúng như một thực thể do bởi tâm mê mờ lừa dối chúng ta, do ham
muốn bẩm sinh của chúng ta cho những thứ trên là của ta để thỏa mãn cái
“Ngã” quan trọng của chúng ta—We do not see the five aggregates as
phenomena but as an entity because of our deluded minds, and our innate
desire to treat these as a self in oder to pander to our self-importance.
Tri Kiến Phật về Ngũ Uẩn—The Buddha-wisdom on the five aggregates—Đức Phật
dạy trong Kinh Sati Patthana: “Nếu chịu nhẫn nại và có ý chí, bạn sẽ thấy
được bộ mặt thật của sự vật. Nếu bạn chịu quay vào nội tâm và quán chiếu
bề sâu của tâm khảm, chú tâm nhận xét một cách khách quan, không liên
tưởng đến bản ngã, và chịu trau dồi như vậy trong một thời gian, bạn sẽ
thấy ngũ uẩn không phải là một thực thể mà là một loạt các tiến trình vật
chất và tinh thần. Rồi bạn sẽ không còn lầm lẫn cái bề ngoài với cái thực.
Bạn sẽ thấy ngũ uẩn phát sinh và biến đi một cách liên tục và nhanh chóng.
Chúng luôn luôn biến đổi từng phút từng giây, không bao giờ tĩnh mà luôn
động, không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện. Và Đức Phật dạy tiếp
trong Kinh Lăng Già: “Như Lai không khác cũng không phải không khác với
các uẩn.”—The Buddha taught in the Sati Patthana Sutra: “If you have
patience and the will to see things as they truly are. If you would turn
inwards to the recesses of your own minds and note with just bare
attention (sati), not objectively without projecting an ego into the
process, then cultivate this practice for a sufficient length of time,
then you will see these five aggregates not as an entity but as a series
of physical and mental processes. Then you wil not mistake the superficial
for the real. You will then see that these aggregates arise and disappear
in rapid succession, never being the same for two consecutive moments,
never static but always in a state of flux, never being but always
becoming.” And the Buddha continued to teach in the Lankavatara Sutra:
“The Tathatagata is neither different nor not-different from the
Skandhas.” (Skandhebhyo-nanyo-nanayas-tathagata).
Ngũ Uẩn Ma: The five maras
associated with the five skandhas—See Ngũ Uẩn.
Ngũ Uẩn Thủ: The five
aggregates of grasping—Theo Kinh
Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm uẩn thủ—According to the Sangiti
Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are five aggregates of
grasping:
Sắc Thủ Uẩn: Chấp thủ sắc—Aggregate of grasping of body (form)—The form
agregate subject to clinging.
Thọ Thủ Uẩn: Chấp thủ thọ—Aggregate of grasping of feelings—The feeling
aggregate subject to clinging.
Tưởng Thủ Uẩn: Chấp thủ tưởng—Aggregate of grasping of perceptions—The
perception aggregate subject to clinging.
Hành Thủ Uẩn: Chấp thủ hành—Aggregate of grasping of mental formations—The
volition aggregate subject to clinging.
Thức Thủ Uẩn: Chấp thủ thức—Aggregate of grasping of consciousness—The
consciousness aggregate subject to clinging.
Ngũ Úy: Năm nỗi lo hay sợ
hãi—Bồ Tát mới tu học còn trong Hoan Hỷ Địa có năm mối lo sợ—Five fears of
beginners in the Bodhisattva way—A Bodhisattva at the stage of Joy has
conquered all fears including the following five fears:
Bất Hoạt Úy: Sợ không sống đủ để tiến tu—Sợ mình chẳng thể sống nổi nên
chẳng thể bố thí hết những thứ mình có—Fear of not having enough to live
on to continue to cultivate—Giving away all lest they should have no
means.
Ác Danh Úy: Sợ tiếng xấu hay sợ mình phải mang tiếng xấu—Fear of bad
reputation—Fear of sacrificing their reputation.
Tử Úy: Sợ chết hoặc tuy đã phát tâm nhưng lại sợ chết nên chẳng thể xả bỏ
thân mệnh để làm việc thiện—Fear of death or sacrificing themselves
through dread of dying.
Ác Đạo Úy: Sợ mình sa vào ác đạo—Fear of falling into the Evil Realms.
Đại Chúng Uy Đức Úy: Sợ sự đe dọa của đa số hay của những người có quyền
uy, nên không dám dõng mãnh thuyết pháp như sư tử hống—Fear of
intimidation of groups—Fear of addressing an assembly, especially of men
of position.
Ngũ Vân: The five masses of
clouds—See Ngũ Chướng.
Ngũ Vị:
(A) Năm vị—The five
tastes:
Cam (Ngọt): Sweet.
Hàm (Mặn): Salt.
Toan (Chua): Sour.
Tân (Cay) : Pungent—Peppery-hot.
Khổ (Đắng): Bitter.
(B) Năm món ăn
chế từ sữa bò mà ra, người ta nói rằng những món nầy có thể trị được nhiều
bệnh—The five flavours or stages of making ghee, which is said to be a
cure for all ailments:
Nhủ Vị: Vị của sữa tươi—Ksira (skt)—Fresh milk.
Lạc Vị: Vị của ván sữa chẳng hạn như kem—Dadhi (skt)—Coagulated milk such
as cream.
Sinh Tô Vị: Vị của sữa đông đặc—Navanita (skt)—Curdled milk.
Thục Tô Vị: Vị của sữa đã được biến chế như bơ—Ghola (skt)—Buter.
Đề Hồ: Vị của sữa đã được tinh chế như phó mát—Sarpirmanda (skt)—Clarified
butter, ghee.
(C) Sự minh
họa của tông Thiên Thai về ngũ thời thuyết pháp của Phật cũng tương tự như
năm thời kỳ chế biến từ sữa ra tinh phó mát—T’ien-T’ai illustration of the
five periods, or five stages, of the Buddha’s teaching is similar to the
five flavours or stages of making ghee or clarified butter.
Nhủ Vị: Sữa tươi mới vắt ra ví như thời kỳ đầu tiên khi Phật thuyết Kinh
Hoa Nghiêm cho hàng nhị thừa Thanh Văn Duyên Giác—Fresh milk is compared
to that of the Avatansaka Sutra for Sravakas and Pratyeka-buddhas.
Lạc Vị: Sữa cô đặc chế ra từ sữa tươi ví như thời kỳ Phật thuyết Kinh A
Hàm cho hàng Tiểu Thừa—Coagulated milk as cream is compared to that of
Agama Sutra for Hinayana in general.
Sinh Tô Vị: Phó sản sữa đặc được ví với thời kỳ Phật thuyết Kinh Phương
Đẳng cho hàng Đại Thừa—Curdled milk is compared to that the Vaipulyas for
the Mahayana.
Thục Tô Vị: Phó sản bơ được ví với thời kỳ Phật thuyết Kinh Bát Nhã cho
hàng Đại Thừa—Butter is compared to that of the Prajna Sutra for the
Mahayana.
Đề Hồ Vị: Sữa được tinh chế thành phó mát được ví với thời kỳ Phật thuyết
Kinh Niết bàn cho hàng Đại Thừa—Clarified buter is compared to that of the
Nirvana Sutra for the Mahayana.
*For more information,
please Ngũ Thời Giáo.
Ngũ Vị Bách Pháp: Pháp Tướng
tông tuy là duy thức, lại dùng khuôn mẫu của phương pháp phân tích dùng
trong các tông phái thuộc Thực tại và Hư vô luận, và phân thế giới hiện
hữu làm năm loại, gồm 100 pháp—The Dharmalaksana, though idealistic, takes
the model of the analytical method used in the Realistic and Nihilistic
Schools, and classifies the world of becoming into five categories which
are subdivided into one hundred dharmas—See Bách Pháp Pháp Tướng Tông.
Ngũ Vị Chúc: Cháo ngũ vị—Cháo
ngũ vị (ngũ cốc trộn lại) được dọn ngày mồng tám tháng chạp để kỷ niệm
ngày Phật thành đạo—The porridge of five flavours made on the eighth day
of the twelfth moon, the anniversary of the Buddha’s enlightenment.
Ngũ Vị Quân Thần: Năm vị quân
thần—Five positions of prince and minister.
Ngũ Vị Tam Muội: The five kinds
of samadhi—See Ngũõ Chủng Tam Muội.
Ngũ Vị Tân: See Ngũ Tân in
Vietnamese-English Section.
Ngũ Vị Thiền: Năm loại
thiền—Five kinds of concentration:
Ngoại Đạo Thiền: Heretic meditation—Meditation of heretics.
Phàm Phu Thiền: Meditation of ordinary people.
Tiểu Thừa Thiền: Hinayana meditation—Meditation of the Hinayana.
Đại Thừa Thiền: Meditation of the Mahayana.
Thiền Tối Thượng Thừa: Như Lai Thanh Tịnh Thiền—Nhứt Hành Tam Muội
Thiền—Chân Như Tam Muội Thiền—Meditation of the Supreme Vehicle—Meditation
of believers in the fundamental Buddha-nature of all things.
Ngũ Vọng Tưởng: Five kinds of
false thinking—Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Mười, ông A Nan sau khi
nghe Phật dạy về ngũ ấm, đứng dậy lễ Phật, giữa đại chúng lại bạch Phật,
“Như Phật dạy trong tướng ngũ ấm, năm thứ hư vọng làm gốc tưởng tâm. Chúng
tôi chưa được Như Lai giảng giải kỹ càng. Có thể nào một lượt trừ hết năm
ấm đó? Hay là thứ lớp trừ hết? Năm lớp đó đến đâu là giới hạn? Mong Đức
Như Lai phát lòng đại từ, vì đại chúng nầy, dạy cho tâm mục trong suốt, để
làm con mắt tương lai cho tất cả chúng sanh trong đời mạt pháp.” Đức Phật
đã dạy ngài A Nan về năm thứ vọng tưởng như sau: “Ông A Nan! Tinh chân
diệu minh, bản chất viên tịnh chẳng phải sinh ra và sinh tử các trần cấu,
cho đến hư không thảy đều nhân vọng tưởng sinh khởi. Ấy gốc nơi bản giác
diệu minh tinh chân, hư vọng phát sinh các thế giới. Như ông Diễn Nhã Đa
nhìn hình mình trong gương, phát cuồng cho là mình không có đầu. Vọng vẫn
không nhân. Trong vọng tưởng lập tính nhân duyên. Mê nhân duyên, nói là tự
nhiên. Tính hư không thật là huyễn sinh. Nhân duyên và tự nhiên đều là
vọng tâm của chúng sanh so đo chấp trước. Ông A Nan! Ông biết hư vọng khởi
ra, nói là vọng nhân duyên. Nếu hư vọng vẫn không có, thì nói cái vọng
nhân duyên vẫn là không phải có. Huống chi chẳng biết mà cho là tự nhiên.
Vậy nên Như Lai cùng ông phát minh bản nhân của ngũ ấm, đồng là vọng
tưởng.”—In the Surangama Sutra, book Ten, having heard the Buddha’s
instruction on the five skandhas, Ananda arose from his seat. He bowed and
respectfully asked the Buddha: “The Buddha has told us that in the
manifestation of the five skandhas, there are five kinds of falseness that
come from our own thinking minds. We have never before been blessed with
such subtle and wonderful instructions as the Tathagata has now given.
Further, are these five skandhas destroyed all at the same time, or are
they extinguished in sequence? What are the boundaries of these five
layers? We only hope the Tathagata, out of great compassion, will explain
this in order to purify the eyes and illuminate the minds of those in the
great assembly, and in order to serve as eyes for living beings of the
future.” The Buddha told Ananda, “the essential, true, wonderful
brightness and perfect purity of basic enlightenment does not admit birth
and death, nor any mundane defilements, nor even empty space itself. All
these are brought forth because of false thinking. The source of basic
enlightenment, which is wonderfully bright, true, and pure, falsely gives
rise to the material world, just as Yajnadatta became confused about his
head when he saw his own reflection in the mirror. The falseness basically
has no cause, but in your false thinking, you set up causes and
conditions. But those who are confused about the principle of causes and
conditions call it spontaneity. Even empty space is an illusory creation;
how much more so are causes and conditions and spontaneity, which are
mere speculations made by the false minds of living beings.Ananda! If you
perceive the arising of falseness, you can speak of the causes and
conditions of that falseness. But if the falseness has no source, you will
have to say that the causes and conditions of that falseness basically
have no source. How much the more is this the case for those who fail to
understand this and advocate spontaneity.Therefore, the Tathagata has
explained to you that the fundamental cause of all five skandhas is false
thinking.”
Sắc Ấm Vọng Tưởng—The false thinking of the form skandha:
Thân thể của ông, trước hết nhân cái tưởng của cha mẹ sinh ra. Cái tâm của
ông không phải tưởng thì không thể đến trong tưởng ấy mà truyền mệnh: Your
body’s initial cause was a thought on the part of your parents. But if you
had not entertained any thought in your own mind, you would not have been
born. Life is perpetuated by means of thought:
Như tôi đã nói trước; tâm tưởng vị chua, nước miếng chảy ra, tâm tưởng
trèo cao thấy rợn. Bờ cao chẳng có, vật chua chưa đến, thân thể của ông
quyết định không đồng loại với hư vọng được, tại sao nước dãi lại nhân nói
chua mà ra?: As I have said before, when you call to mind the taste of
vinegar, your mouth waters. When you think of walking along a precipice,
the soles of your feet tingle. Since the precipice doesn’t exist and there
isn’t any vinegar, hoe could your mouth water at the mere mention of
vinegar, if it were not the case that your body oridinated from falseness:
Bởi thế nên biết; ông hiện có sắc thân, đó là kiên cố vọng tưởng thứ nhất:
Therefore, you should know that your present physical body is brought
about by the first kind of false thinking, which is characterized by
solidity.
Thụ ấm vọng tưởng—The false thinking of the feeling skandha: Như đã nói
trên, trèo cao, tưởng tâm có thể khiến ông thấy rợn, bởi nhân lĩnh thụ
ra, có thể động đến thân thể. Nay rõ ràng, thuận thì được lợi ích, nghịch
thì chịu tổn hại, hai thứ dong ruổi nhau. Đó là hư minh, vọng tưởng thứ
hai—As described earlier, merely thinking about a high place can cause
your body to tingle and ache. Due to that cause, feeling arise and affect
your body, so that at present you pursue pleasant feelings and are
repelled by unpleasant feelings. These two kinds of feelings that compel
you are brought about by the second kind of false thinking, which is
characterized by illusory clarity.
Tưởng Ấm Vọng Tưởng—The false thinking of the thinking skandha: Bởi cái
suy nghĩ nó sai sử sắc thân của ông. Thân chẳng phải đồng loại với niệm,
thân ông nhân đâu bị theo các niệm sai sử? Đó là do mỗi thứ đều dùng hình
dạng, tâm sinh ra thì thân dùng lấy, thân và tâm tương ứng. Thức là tưởng
tâm, ngủ là chiêm bao, thì tưởng niệm của ông nó lay động cái vọng tình.
Đó là dung thông, vọng tưởng thứ ba—Once your thoughts arise, they can
control your body. Since your body is not the same as your thoughts, why
is it that your body follows your thoughts and engages in every sort of
grasping at objects. A thought arises, and the body grasps at things in
response to the thought. When you are awake, your mind thinks. When you
are asleep, you dream. Thus, your thinking is stirred to perceive false
situations. This is the third kind of false thinking, which is
characterized by interconnectedness.
Hành Ấm Vọng Tưởng—The false thinking of the formation skandha.
Lý biến hóa không ngừng, trong mỗi niệm âm thầm dời đổi, móng tay dài, tóc
mọc, khí hao mòn, hình dạng nhăn nhó, ngày đêm thay nhau, không hề hiểu
biết: The metabolic processes never stop; they progress through subtle
changes: your nails and hair grow, your energy wanes; and your skin
becomes wrinkled. These processes continue day and night, and yet you
never wake up to them.
Ông A Nan! Việc đó nếu không phải là ông thì thế nào thân thể thay đổi?
Còn nếu là ông, sao ông không biết? Các hành của ông niệm niệm không nghỉ:
If these things aren’t part of you, Ananda, then why does your body keep
changing? And if they are really part of you, then why aren’t you aware of
them? Your formations skandha continues in thought after thought without
cease. It is the fourth kind of false thinking which is subtle and hidden.
Thức Ấm Vọng Tưởng—The false thinking of the consciousness skandha:
Cái tinh minh trạm tịch, không lay động của ông, gọi là hằng thường. Đối
với thân không vượt ra ngoài cái kiến văn giác tri. Nếu thực là tinh chân
thì không dung để tập khí hư vọng. Nhân sau các ông đã từng có từ nhiều
năm trước, thấy một vật lạ, trải qua nhiều năm, nhớ và quên đều không còn.
Về sau bỗng dưng lại thấy cái vật lạ trước, ghi nhớ rõ ràng, chẳng hề sót
mất. Trong cái tinh trạm liễu chẳng lay động, mỗi niệm bị huấn luyện, đâu
có tính lường được: If you are pure, bright, clear, and unmoving state is
permanent, then there should be no seeing, hearing, awareness, or knowing
in your body. If it is genuinely pure and true, it should not contain
habits or falseness. How does it happen, then, that having seen some
unusual things in the past, you eventually forget it over time, until
neither memory nor forgetfulness of it remain; but then later, upon
suddenly seeing that unusual thing again, you remember it clearly from
before without forgetting a single detail? How can you keep track of the
permeation that goes on in thought after thought in this pure, clear, and
unmoving consciousness?
Ông A Nan! Nên biết rằng cái tinh trạn ấy chẳng phải chân, như dòng nước
chảy mạnh, xem qua như yên lặng. Chảy mau và chảy chẳng thấy, chứ không
phải không chảy. Nếu chẳng phải tưởng căn nguyên, thì đâu lại chịu hư vọng
tập khí: Ananda, you should know that this state of clarity is not real.
It is like rapidly flowing water that appears to be still on the surface.
Due to its speed you cannot perceive the flow, but that does not mean it
is not flowing. If this were not the source of thinking, then how could
one be subject to false habits?
Chẳng phải ông dùng được lẫn lộn cả sáu căn, thì vọng tưởng đó không bao
giờ dứt được: If you do not open and unite your six sense faculties so
that they function interchangeably, this false thinking will never cease.
Cho nên hiện tại, trong kiến văn giác tri của ông, quán tập nhỏ nhiệm, thì
trong cái trạm liểu, mường tượng hư vô. Đó là điên đảo thứ năm, vi tế tinh
tưởng: That’s why your seeing, hearing, awareness, and knowing are
presently strung together by subtle habits, so that within the profound
clarity, existence and non-existence are both unreal. This is the fifth
kind of upside-down, minutely subtle thinking.
Ngũ Vô Gián: Địa ngục với năm
thứ vô gián: The uninterrupted hells (Avici hell). It is ceaseless in five
respects:
Nghiệp Quả Vô Gián: Thụ quả vô gián—Tạo nghiệp và thụ quả là một sợi dây
xích không gián đoạn—Karma and its efects are an endless chain with no
escape.
Thụ Khổ Vô Gián: Tội nhân trong địa ngục nầy bị cực hình liên tục không
gián đoạn—Its sufferings are ceaseless.
Thời Vô Gián: Thời gian thọ khổ không hạn kỳ—It is timeless.
Mệnh Vô Gián: Thọ mệnh trong địa ngục không gián đoạn, dù có muốn chết để
qua kiếp khác cũng không được—Its fate or life is endless.
Hình Vô Gián: Địa ngục nầy luôn đầy tội nhân không ngừng nghỉ—It is
ceaselessly full.
Ngũ Vô Gián Nghiệp: The five
karma or sins that lead to the avici hell—See Ngũ Nghịch in
Vietnamese-English Section.
Ngũ Vô Gián Nghiệp Cảm: Theo
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, có năm điều nghiệp cảm kêu là Vô Gián.
Năm điều đó là—According to the Earth-Store Bodhisattva Sutra, there are
five uninterrupted due to five retributions for karma. What are they?:
Tội nhân trong đó chịu khổ ngày lẫn đêm, cho trải qua số kiếp không lúc
nào ngừng nghỉ, nên gọi là Vô Gián—Punishment is undergone day and night
throughout kalpas, and there is no time of respite. Therefore, it is
called Uninterrupted Hell.
Một tội nhân đầy chật cả ngục, nhiều tội nhân mỗi mỗi thân cũng đều đầy
chật khắp cả ngục, nên gọi là Vô Gián—One person fills it, yet many people
also fill it. Therefore, it is called Uninterrupted.
Những khí cụ để hành hình tội nhân như chỉa ba, gậy, diều hâu, rắn, sói,
chó, cối giả, cối xay, cưa, đục, dao mác, chảo dầu sôi, lước sắt, dây sắt,
lừa sắt, ngựa sắt, da sống niền đầu, nước sắt nóng rưới thân, đói thời ăn
hoàn sắt nóng, khát thời uống nước sắt sôi. Từ năm trọn kiếp, đến vô số
kiếp những sự khổ sở nối nhau luôn không ngừng nghỉ một giây, nên gọi là
Vô Gián—The implements of punishment are forks, clubs, eagles, serpents,
wolves, and dogs, which pound, grind, saw, drill, chisel, cut and chop;
boiling liquids, iron nets, iron robes, iron asses, and iron hoses that
flay one alive, bind one’s head in rawhide, and pour hot iron over one’s
body, meals of iron pelletss and drinks of iron fluids. Throughout many
nayutas of kalpas such suffering continues without interruption.
Therefore, it is called Uninterrupted.
Không luận là trai hay gái, Mường, Mán, mọi rợ, già trẻ, sang hèn, hoặc là
rồng, là trời, hoặc là thần, là quỷ; hễ gây tội ác theo đó mà cảm lấy, tất
cả đều đồng chịu khổ, nên gọi là Vô Gián—Whether a man, a woman, a savage,
or someone old or young, honorable or lowly, a dragon or a spirit, a god
or ghost, everyone must undergo retribution for the offenses he or she has
committed. Therefore, it is called Uninterrupted.
Nếu người nào bị đọa vào địa ngục đó, thời từ khi mới vào cho đến trăm
ngàn kiếp mỗi một ngày đêm muôn lần chết, muôn lần sống lại, muốn cầu tạm
ngừng chừng khoảng một niệm cũng không được, trừ khi tội nghiệp tiêu hết
mới được thọ sanh. Do vì lẽ liên miên mãi nên gọi là Vô Gián—If one falls
into this hell, from the time of entry one undergoes ten thousand deaths
and as many rebirths each day and night throughout a hundred thousand
kalpas. One may seek relief for the space of a thought, but even such a
brief pause does not happen. Only when one’s karma is exhausted can one
attain rebirth. Because of this continuity, it is called Uninterrupted.
Ngũ Vô Gián Tội: The five sins that
lead to avici hell—See Ngũ Nghịch.
Ngũ Vô Lượng: Năm thứ vô
lượng—The five infinites or immeasurables:
Phật Bảo Sanh với Vô lượng thân: Ratnasambhava Buddha with Immeasurable
bodies.
Phật A Súc Bệ với Vô lượng Tâm: Aksobhya Buddha with Immeasurable Minds.
Phật A Di Đà hay Vô Lượng Thọ Phật với Vô Lượng Trí Huệ: Amitabha Buddha
or Infinite-Life Buddha with Immeasurable Wisdom.
Phật Tỳ Lô Giá Na với Vô Lượng Hư Không: Vairocana Buddha with
Immeasurable Space.
Phật Bất Không hay Ly Bố Úy Phật với Vô Lượng chúng sanh: Amoghasiddhi
Buddha with all the living.
Ngũ Xan Tham: Macchariyani
(p)—Five kinds of begrudging—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có
năm loại xan tham—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of
the Buddha, there are five kinds of begrudging:
Xan tham đối với trú xứ: Begrudging as to dwelling-place.
Xan tham đối với gia đình: Begrudging as to family.
Xan tham đối với các vật thâu hoạch: Begrudging as to gains.
Xan tham đối với sắc: Begruding as to beauty.
Xan tham đối với Pháp: Begrudging as to Dhamma.
Ngũ Xiển Đề: Năm ác Tăng, khi
chết sa vào địa ngục, và tái sanh làm ngũ xiển đề hay đồng nam đồng nữ—The
five sandhilas—Five bad monks who died, went to the hells, and were reborn
as sandhilas or imperfect males.
Ngũ Xuất Ly Giới:
Nissaraniya-dhatuyo (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong trường Bộ Kinh, có năm
xuất ly giới—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the
Buddha, there are five elements making for deliverance:
Giải Thoát Đối Với Dục Vọng—The deliverance from SENSE-DESIRES: Ở đây vị
Tỳ Kheo có tác ý đối với dục vọng, tâm không hướng nhập dục vọng, không
tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi dục vọng. Khi vị nầy có tác ý
đối với ly dục, tâm hướng nhập ly dục, tín lạc, an trú và bị chi phối bởi
ly dục, tâm của vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo
ly hệ đối với các dục lạc. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não
khởi lên do duyên các dục lạc, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không
còn cảm thọ cảm giác ấy—Here when a monk considers sense-desires, his mind
does not leap forward and take satisfaction in them, fix on them or make
free with them, but when he considers renunciation it does leap forward,
take satisfaction in it, fix on it, and make free with it. And he gets
this thought well-set, well-developed, well-raised up, well freed and
disconnected from sense-desires. And thus he is freed from the corruptions
(asava), the vexations and fevers that arise from sense-desires, and he
does not feel that sensual feeling.
Giải Thoát Đối Với Sân Hận—The deliverance from ILL-WILL: (same as in 1.
Replace “sense-desires” with “ill-will”).
Giải Thoát Đối Với Hại Tâm—The deliverance from CRUELTY (same as in 1.
Replace “sense-desires” with “cruelty”).
Giải Thoát Đối Với SẮC—The deliverance from FORMS (rupa) (same as in 1.
Replace “sense-desires” with “forms”).
Giải Thoát Đối Với TỰ THÂN—The deliverance from PERSONALITY (same as in 1.
Replace “sense-desires” with “personality”).
Ngũ Xứ Chân Ngôn: See Ngũ Chủng
Quán Đảnh.
Ngũ Xứ Cúng Dường: Năm chỗ để
cúng dường—The five to be constantly served:
Cha: Father.
Mẹ: Mother.
Thầy dạy: Teacher.
Thầy Dạy Đạo: Religious Master.
Người Bệnh: The sick.
Ngũ Xứ Gia Trì: Lễ quán đảnh
bằng cách tiếp xúc với năm chỗ trên thân thể—Ceremonial touching of the
five places on the body:
Chân Mày: Brow.
Vai Phải: Right Shoulder.
Vai Trái: Left Shoulder.
Tim: Heart.
Cổ Họng: Throat.
Ngũ Y: Năm y của Tỳ Kheo Ni gồm
ba y của Tỳ Kheo thêm hai y Trì Chi (che khắp châu thân) và Phú Kiên (che
vai)—The five garments worn by a nun are the three worn by a monk with two
others.
Nguï: To dwell—To reside—To
live.
Ngụ Ngôn: Fable.
Ngụ Tiền: Giống như tiền, thí
dụ như tiền giấy—Resemblance money, i.e. paper money.
Ngụ Tông: Chi nhánh của một
tông phái—A branch set; one school appertaining to another.
Ngục: Prison—Jail—Gaol.
Nguệch Ngoạc: Viết nguệch
ngoạc—To scribble—To scrawl.
Ngùi: To have compassion—To
pity.
Ngủm: Passed away a while ago.
Ngụm: A mouthful of (water or
liquid).
Ngung:
Khỉ đột—A monkey.
Giờ Tỵ: Từ 9 đến 11 giờ sáng—The period from 9 to 11 AM.
Ngung Trung:
Mặt trời giữa giờ tỵ gọi là “Ngung Trung” (giữa 9 và 11 giờ sáng hay là
10 giờ sáng)—The middle of the period from 9 to 11 AM, or 10 AM.
Tông Thiên Thai gọi thời giáo thứ tư trung Ngũ Thời Giáo của Đức Phật là
Ngung Trung: T’ien-T’ai called this the fourth period of Buddha’s five
teaching periods.
Nguôi: To cool (calm) down—To
grow quiet.
Nguội: Cool—Cold.
Nguội Lạnh: To cool off.
Nguồn An Ủi: Comfort—Solace.
Nguồn Gốc:
Source—Beginning—Origin.
Nguồn Lợi: Source of interests.
Nguồn Ngọn: From the beginning
to the end.
Nguồn Tin: Source of
information.
Nguồn Tư Tưởng: Train of
thought.
Nguồn Vô Tận: Unending source.
Ngút Khói: To emit smoke.
Nguy: Perilous.
Nguy Biến: An emergency.
Nguy Cấp: Dangerous and
pressing.
Nguy Cơ: Peril—Danger.
Nguy Hại: A nuisance.
Nguy Hiểm: Risky—Dangerous.
Nguy Kịch: Full of danger—Very
dangerous—Critical.
Nguy Nan: Dangerous and
difficult.
Nguy Nga:
Splendid—Magnificient.
Nguy Ngập: See Nguy Kịch.
Nguy Thành: Thân chúng sanh
được ví với “Nguy Thành.”—Perilous citadel or the body.
Ngụy: Giả
tạo—False—Counterfeit—Forged.
Ngụy Biện: Fallacy.
Ngụy Chứng: False witness.
Ngụy Danh: False name.
Ngụy Hình: False form
(appearance).
Ngụy Kinh: False or forged
sutras.
Ngụy Ngôn: Lie.
Ngụy Tạo: To falsify—To
fabricate—To forge.
Ngụy Thiện: Hypocritical.
Ngụy Trang: To disguise—To
camouflage.
Nguyên:
Mới tinh: Brand-new—Intact.
Toàn thể: Entire—Whole.
Bắt đầu: Beginning—First—Origin.
Nguyên thủ: Head.
Đồng bạc: Dollar—Piaster.
Nhà Nguyên: The Yuan dynasty.
Nguồn (suối hay sông): Source—Origin.
Nguyên Âm: Vowel—Fundamental
tone (music).
Nguyên Bị: Plantiff and
defendant.
Nguyên Bịnh (Bệnh): The cause
of a disease.
Nguyên Cáo: Platiff (accuser).
Nguyên Cát Thụ:
Cây của niềm hạnh phúc nguyên thủy: The tree of the origin of felicity.
Tên khác của cây Bồ đề: Another name for Bodhi tree or ficus religiosa.
** For more information,
please Bồ Đề Thọ.
Nguyên Chiếu: Nguyên Chiếu tên
là Trạm Nhiên, là một danh Tăng và tổ thứ bảy của tông Thiên Thai, ngài
thị tịch năm 1116—A famous monk named Chan-Jan, the seventh head of the
T’ien-T’ai School. He died in 1116—See Liên Tông Thập Tam Tổ.
Nguyên Chủ: Original (rightful)
owner.
Nguyên Diệu: Giác thể của Niết
Bàn—The original or fundamental marvel or mystery.
Nguyên Diệu Cao Phong: See Cao
Phong Nguyên Diệu.
Nguyên Để: Nguồn gốc hay sự bắt
đầu—The very beginning, source or basis.
Nguyên Hiểu: Nhà sư và tác giả
của nhiều bộ luận—Yuan-Hsiao, the author-monk.
Nguyên Hình: Original form.
Nguyên Lý Tương Đối: See Tương
Đối.
Nguyên Nhân: Hetupratyaya
(skt).
Hetupratyaya nghĩa là nguyên nhân hay nguyên nhân tính hay tính nhân
duyên. Hetu và Pratyaya thực ra đồng nghĩa với nhau. Tuy nhiên, hetu được
xem là một nhân tố thâm sâu và hiệu quả hơn Pratyaya—Hetupratyaya means
causation or causality. Hetu and pratyaya are really synonymous; however,
hetu is regarded as a more intimate and efficient agency of causation than
a Pratyaya.
Nhân căn bản tạo ra nghiệp quả và sự tái sanh. Hễ gây nhân ắt gặt quả—The
causes—The original or fundamental cause which produces phenomena, such as
karma or reincarnation. Every cause has its fruit or consequences.
Nguyên Nhân Chủ Yếu: Main cause
or factor.
Nguyên Nhân Cơ Bản: Under-lying
causes
Nguyên Nhân Khách Quan:
Objective cause or factor.
Nguyên Nhân Luân Lý: Moral
causation
Nguyên Nhân Luận: Tên đầy đủ là
Hoa Nghiêm Nhân Luận, sách xét về bản tánh căn bản của con người, do ngài
Khê Phong Tông Mật, tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm biên soạn—A treatise on
the original or fundamental nature of man, by Tsung-Mi, the fifthpatriarch
of the Hua-Yen school, explaining its doctrine, in one book.
Nguyên Nhân Phụ: Subsequent
causes
Nguyên Nhân Tính: See Nguyên
Nhân.
Nguyên Niên: The first year of
the regime (reign).
Nguyên Phẩm Vô Minh: Còn gọi là
căn bản vô minh hay vô thủy vô minh—Primal ignorance—The original state of
avidya, unenlightenment, or ignorance—Original innocence.
Nguyên Quán: Native
village—Native place—Place of origin.
Nguyên Tạng: Kinh Tạng được
khắc in vào thời nhà Nguyên theo lệnh của Nguyên Thế Tổ, bắt đầu năm 1277
và hoàn thành năm 1290. Tổng cộng có 1422 bộ với 6017 quyển. Trong đó có
528 bộ Đại Thừa kinh, 242 bộ Tiểu Thừa kinh; 25 bộ Luật Đại Thừa, 54 bộ
Luật Tiểu Thừa; 97 bộ Luận Đại Thừa, 36 bộ Luận Tiểu Thừa; 108 quyển Hiền
Thánh Ký Lục, và 332 quyển Tục Nhập Tạng. Đại để bộ Nguyên Tạng và Tống
Tạng cũng giống nhau—The Yuan Tripitaka, compiled by order of Shih-Tsu
(Kublai), founder of the Yuan dynasty, and printed from blocks; begun in
1277, the work was finished in 1290. It included 1,422 master work with
6,017 books. It contained 528 Mahayana and 242 Hinayana sutras; 25
Mahayana and 54 Hinayana vinaya; 97 Mahayana and 36 Hinayana sastras; 108
biographies; and 332 supplementary or general works. In general, it was
similar to the Sung edition.
Nguyên Tạng Mục Lục: Đại Phổ
Ninh Tự Đại Tạng Kinh Mục Lục—Thư mục của toàn bộ Nguyên Tạng—The
catalogue of the Yuan Tripitaka—See Nguyên Tạng.
Nguyên Tắc: Precepts—Rule.
Nguyên Tắc Bất Di Bất Dịch:
Hard and fast rule.
Nguyên Tâm: Tâm nguyên thủy
không phân biệt đối đãi—The original or primal mind behind all things—See
Sâm La Vạn Tượng Chi Tâm.
Nguyên Thần Tinh: Ngôi sao kiểm
soát sự thành đạt danh dự và trừ khử bệnh tật phiền não—A star that
controls the attainment of honours, and the riddance of sickness and
distresses.
Nguyên Thiều: Thiền Sư Nguyên
Thiều (1648-1728)—Zen Master Nguyên Thiều—Thiền Sư Trung Hoa, quê ở Quảng
Đông. Ngài sinh năm 1648, xuất gia vào tuổi 19 và trở thành đệ tử của
Thiền sư Bổn Khao Khoáng Viên tại chùa Báo Tư, tỉnh Quảng Đông, Trung
Quốc. Ngài là Pháp tử đời thứ 33 dòng Thiền Lâm Tế. Vào năm 1665, ngài
sang Trung Việt và trụ tại Qui Ninh, tỉnh Bình Định, nơi mà ngài đã xây
chùa Thập Tháp Di Đà. Thập Tháp Di Đà tọa lạc trên đồi Long Bích, cách Qui
Nhơn khoảng 25 cây số, qua khỏi thị trấn Đập Đá, thuộc thôn Vạn Xuân, xã
Nhơn Thành, quận An Nhơn. Về sau, ngài đi Thuận Hóa xây chùa Hà Trung, và
Phú Xuân xây chùa Quốc Ân và tháp Phổ Đồng. Ngài đã từng phụng mạng chúa
Nguyễn Phước Thái trở lại Quảng Đông để thỉnh các bậc cao Tăng, tượng Phật
và pháp khí về tổ chức giới đàn Thiên Mụ. Sau đó ngài vâng sắc chỉ làm trụ
trì chùa Hà Trung. Khoảng cuối đời, ngài trở lại chùa Quốc Ân. Năm 1728,
ngài hơi có bệnh, đến ngày 19 tháng 10, ngài triệu tập đồ chúng lại và
thuyết về lẽ huyền vi. Xong ngài dặn dò đệ tử bằng bài kệ thị tịch:
Thị tịch kính vô
ảnh
Minh minh châu
bất dung
Đường đường vật
phi vật
Liêu liêu không
vật không.
(Lặng lẽ gương
không bóng,
Sáng trong ngọc
chẳng hình
Rõ ràng vật
không vật
Mênh mông không
chẳng không.)
Viết xong bài kệ, ngài an
nhiên thị tịch, thọ 81 tuổi. Đồ chúng dựng tháp ngài ở thôn Thuận Hòa,
làng Dương Xuân Thượng. Chúa Nguyễn Phước Châu thân làm bi ký và ban thụy
hiệu là Hạnh Đoan Thiền Sư.” Nay bia vẫn còn trước chùa Quốc Ân—A Chinese
Zen Master from Kuang-Tung. He was born in 1648, left home at the age of
nineteen and became a disciple of Zen Master Bổn Khao Khoáng Viên at Báo
Tư temple in Kuang-T’ung, China. He was the Dharma heir of the
thirty-third generation of the Linn-Chih Zen Sect. In 1665, he went to
Cental Vietnam and stayed in Qui Ninh, Bình Định, where he established
Thập Tháp Di Đà Temple. The temple is situated on Long Bích hill, about 25
kilometers from Qui Nhơn City, across Đập Đá town, in Vạn Xuân hamlet,
Nhơn Thành village, An Nhơn district. Later, he went to Thuận Hóa to build
Hà Trung Temple, then to Phú Xuân to build Quốc Ân Temple and Phổ Đồng
Stupa. At one time, he obeyed order from Lord Nguyễn Phước Thái to return
to Kuang-Chou to invite more high-rank Chinese monks to Vietnam, and to
obtain more statues of Buddhas as well as religious ritual instruments in
preparation for a great Vinaya-affirming ceremony at Thiên Mụ temple.
Later on he received an edict to be headmonk of Hà Trung temple. At the
end of his life, he moved to Quốc Ân temple. In 1728, after being slightly
ill, he summoned all his disciples and delivered a discourse on the
wonderful truths of Buddhism. After giving his instructions to the
disciples, he wrote his last poem:
The image
in the mirror,
The
latter tranquil in itself,
Should
not be considered as real.
The
reflection from a gem,
The
latter perfectly clear in itself,
Should
not be taken as true.
Things existing to you
do not really exist.
What is non-existent
to you is truly non-
Existent.
Having finished this poem,
he peacefully breathed his last breath, at the age of 81. His disciples
built a stupa in his memory at Thuận Hóa hamlet, Dương Xuân Thượng
village. Lord Nguyễn Phước Châu himself wrote the eulogy for his tomb,
and honored him with postthumous title “Hạnh Đoan Thiền Sư.” The stele now
remains in front of Quốc Ân temple.
Nguyên Thiều Siêu Bạch: See
Nguyên Thiều.
Nguyên Thủy: Prabhu
(skt)—Beginning—Orginal—Primitive—In the beginning.
Nguyên Tiêu: Đêm rằm tháng
giêng âm lịch—Night of fifteen day of January (lunar month).
Nguyên Trạng: Primitive state.
Nguyên Văn: Textual
quotation—Quote.
Nguyên Vẹn:
Intact—Unbroken—Untouched—Undamaged—Uninjured.
Nguyền Rủa: To curse
Nguyện: Pranihita or Pranidhana
(skt).
Nghĩa của Nguyện—The meanings of Resolve:
Ao ước: To wish—To desire.
Cam kết: Commitment.
Cầu Nguyện: To pray.
Lời hứa: A will.
Thệ nguyện: To vow—Resolve—Nguyện là phát khởi từ trong tâm tưởng một lời
thề, hay lời hứa kiên cố, vững bền, nhất quyết theo đuổi ý định, mục đích,
hoặc công việc tốt lành nào đó cho đến lúc đạt thành, không vì bất cứ lý
do gì mà thối chuyển lui sụt. Phật tử chơn thuần nên nguyện tu y như Phật
để được thành Phật, rồi sau đó nguyện đem pháp mầu của chư Phật độ khắp
chúng sanh, khiến cho nhất thiết chúng sanh đều bỏ mê về giác, phản vọng
quy chơn. Theo Tịnh Độ tông, nguyện tức là khởi tâm tha thiết mong cầu
thoát khỏi Ta Bà khổ lụy để được sanh về cõi Cực Lạc yên vui—Vow is
something that comes from the heart and soul, a deep rooted promise,
swearing to be unrelenting in seeking to attain a goal. This is having a
certain mind-set or something one wishes to achieve and never give up
until the objective is realized. Thus, there there should be absolutely no
reason whatsoever that should cause one to regress or give up that vow or
promise. Sincere Buddhists should vow to follow the teachings to sultivate
to become Buddhas, then to use the magnificent Dharma of enlightenment of
the Buddhas and vow to give them to all sentient beings to abandon their
ignorance to cross over to enlightenment, to abandon delusion to follow
truths. According to the Pureland Buddhism, Vow is to wish sincerely,
praying to find liberation from the sufferings of this saha World, to gain
rebirth to the peaceful Ultimate Bliss World.
Phân loại Nguyện—Categories of Resolve.
Biệt Nguyện: Specific vows—See Biệt Nguyện in Vietnamese-English Section.
Tổng Nguyện: Universal vows—See Tổng Nguyện in Vietnamese-English Section.
Nguyện Ba La Mật: Ba La Mật thứ
tám trong Thập Ba La Mật của Bồ Tát, thượng cầu Bồ Đề, hạ hóa chúng
sanh—The vow paramita, the eighth of the ten paramitas, a bodhisattva’s
vow to attain bodhi, and save all beings to the other shore.
** For more information,
please see Thập Ba
La Mật.
Nguyện Chí Cầu Mãn Túc: Tìm
cách làm tròn lời nguyện—Seeking the fulfilment or resolves or aims.
Nguyện Chủ: Lời bổn nguyện
trong tiền kiếp khuyến khích con người xây chùa hay chép kinh, vân vân,
đưa dẫn con người ấy thành Phật hay vãng sanh Tịnh Độ—The original vow or
resolve in a previous existence which incites a man to build a pagoda,
copy a sutra, etc., leading him to become Buddha or reach the Pure Land.
Nguyện Độ:
Quốc độ thành tựu do lời nguyện, hay Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà—The land
of the vow, the Pure Land of Amitabha.
Lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, độ thoát tất cả chúng sanh tín tâm:
Salvation through trust in the vow, e.g. of Amitabha.
Nguyện Hải: Lời thề nguyền của
vị Bồ Tát sâu rộng như biển cả—The Bodhisattva vow is deep and wide
likened to the ocean.
Nguyện Hành: Thề nguyền và tu
hành, hai điều hỗ trợ lẫn nhau trong việc tu hành (không thể thiếu một)—To
vow and perform the discipline the vow involves.
Nguyện Học Thiền Sư: Zen master
Nguyện Học—Thiền sư Việt Nam, quê ở Phù Cầm, Bắc Việt. Lúc còn rất trẻ,
ngài xuất gia làm đệ tử Thiền sư Viên Trí tại chùa Mật Nghiêm, và trở
thành pháp tử đời thứ 10 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Ngài trụ tại núi Vệ
Linh tu tập khổ hạnh và thiền định. Về sau vua Lý Anh Tông truyền chiếu
chỉ triệu hồi ngài về kinh đô giảng pháp cho hoàng gia. Rồi sau đó ngài
dời về chùa Quảng Báo ở Như Nguyệt để tiếp tục hoằng hóa cho đến khi ngài
thị tịch vào năm 1174—A Vietnamese Zen master from Phù Cầm, North Vietnam.
When he was very young, he was a disciple of Zen master Viên Trí at Mật
Nghiêm Temple, and became the tenth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen
Sect. He stayed at Mount Vệ Linh to practice ascetics and meditation for
two years. Later, king Lý Anh Tông sent an Imperial Order to summon him to
the royal palace to preach Dharma to the royal family. Then he moved to
Quảng Báo Temple in Như Nguyệt and stayed there to expand Buddhism until
he passed away in 1174.
Nguyện Luân:
Thệ nguyện của Bồ Tát bền vững, phá tan hết thảy chướng duyên nghịch cảnh,
giống như luân bảo của Luân Vương: The vow-wheel of a Bodhisattva, which
overcomes all opposition.
Thân của Bồ Tát luân chuyển vì thệ nguyện của chính mình: The revolving of
the bodhisattva’s life around his vow.
Nguyện Lực: Pranidhanabala
(skt)—Lực của lời thề nguyền—The power of the vow—Nguyện lực kiên quyết
của một vị Bồ Tát là cứu độ nhất thiết chúng sanh—The inflexible resolve
of a Bodhisattva is to save all sentient beings.
Nguyện Phật: Một trong mười
loại thân Phật, tức là hóa thân Phật trong tám tướng thành đạo—A Buddha of
the vow, who passes through the eight forms of an incarnate Buddha, one of
the ten bodies of a Thus-Come-One.
** For more information,
please see Tám Thời
Kỳ Trong cuộc Đời Đức
Phật, and Thập
Thân Phật in
Vietnamese-English Section.
Nguyện Tác: Nguyện trở thành,
chẳng hạn như nguyện trở thành Phật—Resolve to be or become, e.g. resolve
to become Buddha.
Nguyện Tâm: Tâm nguyện của Phật
là cứu độ chúng sanh—The heart of resolve of Buddha to all beings.
Nguyện Thân: Nguyện Phật—Một
trong mười thân Phật, nguyện sanh về cung trời Đâu Suất để cứu độ chúng
sanh—The resolve of a Buddha to be born in the Tusita heaven for the work
of saving all beings, one of the ten bodies of a Thus Come One.
** For more information,
please see Nguyện
Phật, and Thập Thân
Phật.
Nguyện Thuyền: Bổn nguyện của
Đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sanh vãng sanh Tịnh Độ được sánh với chiếc
thuyền đưa họ đáo bỉ ngạn—The Amitabha’s vow likened to a boat which
ferries all beings to his Pure Land.
Nguyện Thực: Một trong năm thức
ăn tinh thần nuôi dưỡng thiện căn, người tu theo Phật luôn lấy nguyện lực
để giữ gìn thân giống như việc ăn uống trong đời thường—Vow-food; to
nourish the life by the vow, and thus have strength to fulfil its duties,
one of the five kinds of spiritual food which good roots of goodness are
nourished.
Nguyện Trí: Trí huệ phát ra do
kết quả của lời nguyện—Wisdom resulting from the vow.
Nguyện Vãng Sanh Tịnh Độ: Vow
to be reborn in the Pure Land:
Con nguyện lâm chung không
chướng ngại
I vow that at the moment
of death, there will be no obstacles
A Di Đà đến rước từ xa
Amitabha Budha will
welcome from afar
Quán Âm rưới nước cam lồ
lên dầu
Bodhisattva Avalokitesvara
will shower sweet dew on my head
Đại Thế Chí kim đài trao
đỡ gót
Bodhisattva
Mahastham-prapta will bring a lotus blossom for my feet.
Trong một sát na lìa ngũ
trược
In a split second, I will
leave the turbid world
Khoảng tay co duỗi đến
liên trì
Reaching the Pure Land in
the time it takes to extend my arms.
Khi hoa sen nở, thấy Từ
Tôn
When the lotus blossom
opens, I will see Amitabha, the compassionate
Nghe tiếng pháp sâu lòng
sáng tỏ
Hearing the profound
dharma, I will be enlightened
Và liền ngộ vô sanh pháp
nhẫn
And reach tolerance of
non-birth
Không rời an dưỡng tại Ta
Bà
I will then return to the
Saha World, without leaving the Pure Land
Khéo đem phương tiện lợi
quần sanh
Through all kinds of
expedients, I will help sentient beings
Hay lấy trần lao làm Phật
sự
Always taking earthly toil
as Buddha work
Con nguyện như thế Phật
chứng tri
This is my vow, please
accept it
Kết cuộc về sau được thành
tựu
Anh help me fulfill it in
the future.
Nguyệt (Satellite): Candra—Soma—Kỳ
Đạt La—Kỳ Đà La—Chiến Đạt La—Tô Ma—Moon.
Mặt
Trăng: The moon.
Sáng Dạ Thần: Người tạo ra ban đêm: Nisakara (skt)—Maker of the night.
Tinh Tú Vương: Naksatranatha (skt)—Vua của hết thảy tinh tú—Lord of
constellations.
Hỷ Hoài Chi Đầu Sư: The crest of Siva.
Liên Hoa Vương: Kumuda-pati (skt)—Chúa tể Liên Hoa—Lotus lord.
Bạch Mã Vương: Svetavajin (skt)—Vị chúa tể của các loài bạch mã—Drawn by
white horses or lord of white horses.
Đại Bạch Quang Thần: Sitamsu (skt)—Vị Thần phóng ra những tia sáng
trắng—The spirit with white rays.
Lãnh Quang Thần: Sitamarici (skt)—Vị Thần với những tia sáng mát dịu—The
spirit with cool rays.
Lộc Hình Thần: Mrganka (skt)—Thần có tướng hay hình thức của loài nai—The
spirit with marks or form like a deer.
Dã Thố Hình Thần: Sasi (skt)—Vị Thần có tướng mạo hay hình thức của một
con thỏ—The spirit with marks or form like a hare.
Nguyệt Ái Châu: Candrakanta
(skt)—Ngọc châu Nguyệt Ái, được dùng để ban nước hay mưa—The moon-love
pearl or moonstone, which bestowes abundance of water or rain.
Nguyệt Ái Tam Muội: Phật nhập
Nguyệt Ái Tam Muội (như ánh trăng mát dịu) nhằm trừ nhiệt não thương ghét
của chúng sanh—A Buddha’s “moon-love-samadhi,” in which he rids men of the
distresses of love and hate.
Nguyệt Bà Thủ Na: Upasunya
(skt)—Cao Không, tên của một vị Tăng Ấn Độ, con của vua Ưu Thiền Ni—An
Indian monk, son of king Udyana.
Nguyệt Cái: Theo Kinh Duy Ma
Cật, có một vị trưởng giả trong thành Tỳ Xá Ly (đã từng vào phương trượng
của ngài Duy Ma nghe giảng về Bất Nhị pháp môn). Nguyệt Cái đã thỉnh cầu
sự trợ giúp của Tây Phương Tam Tôn (A Di Đà, Đại Thế Chí và Quán Âm) để
diệt trừ chứng dịch hạch của chúng sanh—According to the Vimalakirti
Sutra, there was an elder of Vaisali, who at the Buddha’s bidding sought
the aid of Amitabha, Mahasthamaprapta and Kuan-Yin, especially the last,
to rid his people of a pestilence.
Nguyệt Chi Quốc: The Yueh-Chih
or Indo-Seythians—Nguyệt Thị Quốc—Tên nước ở phía tây Ấn Độ—Name of a
country, west of India—See Đô Hóa La.
Nguyệt Chứng Tam Muội:
Candra-dipa-samadhi.
Nguyệt Chủng: Candravamsa
(skt)—Dòng dõi mặt trăng, một dòng họ thuộc giai cấp Sát Đế Lợi ở Ấn
Độ—Descendants of the moon, the lunar race of kings or the second great
line of Kshatriya or royal dynasties in India—For more information, please
see Nhật Chủng.
Nguyệt Cung: Cung điện của
Nguyệt Thiên Tử, làm bằng bạc và lưu ly trên một diện tích bốn mươi chín
lập phương do tuần—The moon palace of the male regent of the moon
(Candradeva or Somadeva), made of silver and crystal; it is described as
forty-nine yojanas square.
Nguyệt Diện: Round face and
beautiful as the moon.
Nguyệt Diện Phật: Theo Kinh Hoa
Nghiêm thì Nguyệt Diện Phật chỉ thọ mệnh có một ngày một đêm, đối lại với
Nhật Diện Phật thọ mệnh 1.800 năm—According to the Flower Adornment Sutra,
the “Moon-Face” Buddha, whose life is only a day and a night, in contrast
with the “Sun-Face” Buddha whose life is 1.800 years.
Nguyệt Diệu: Nguyệt Diệu là một
nhóm bên ngoài Thai Tạng Giới trong Kim Cang Viện—Moon-shining or
Moon-effulgence; a group shown outside the Garbhadhatu group in the
Diamond Court.
Nguyệt Đàn: An external altarin
temple in the open, under the moon.
Nguyệt Đăng Minh Phật:
Candra-Surya-pradipa—Kandrakadipa—Danh hiệu của 20.000 vị Phật liên tục
thuyết giảng Kinh Pháp Hoa—The title of 20.000 Buddhas who succeeded each
other preaching the Lotus Sutra.
Nguyệt Đăng Tam Muội:
candra-dipa-samadhi (skt)—Tam muội mà Phật đã thuyết cho Nguyệt Quang Đồng
Tử nghe về pháp môn Nhất thiết chư pháp thể tánh bình đẳng vô lý luận tam
muội, kinh Nguyệt Đăng Tam Muội vẫn còn với hai bản dịch—The samadhi said
to have been given to the “Nguyệt Quang Đồng Tử” by the Buddha, the sutra
of which is in two translations.
Nguyệt Đăng Tam Muội Kinh:
Candra-dipa-samadhi Sutra—See Nguyệt Đăng Tam Muội.
Nguyệt Hoa: Moon and
flower—Love affair.
Nguyệt Kỵ: Ngày kỵ trong tháng
khi có người chết—The return of the day in each month when a person died.
Nguyệt Lão: Old timers believed
that there existed a so-called God of marriage (the old man in the moon
who predetermined marriages).
Nguyệt Liễn: Cỗ xe của Nguyệt
Thiên Tử—The chariot of the male regent of the moon.
Nguyệt Luân: Mặt trăng—The
moon’s disc—The moon.
Nguyệt Luân Quán: See Nguyệt
Luân Quán Tam Muội.
Nguyệt Luân Quán Tam Muội: Thai
Tạng giới dùng nhục đoàn tâm mà quán thánh sen tám cánh, còn Kim Cang
giới, quán mặt trăng tròn sáng như Bồ Đề tâm (hay quán nhục đoàn tâm thành
nguyệt luân) tương ứng với 16 đêm, tượng trưng cho 16 loại Bồ Tát tâm
trong hoa sen của tâm nhục đoàn—The moon contemplation or samadhi. The
samadhi in regard to its sixteen nights of waxing to the full and the
application of this contemplation to the development of bodhi within,
especially of the sixteen kinds of Bodhisattva mind of the lotus and of
the human heart.
Nguyệt Mi: New moon eyebrows,
arched like the Buddha’s.
Nguyệt Minh Bồ Tát: See Nguyệt
Quang Đồng Tử.
Nguyệt Minh Đồng Nam: See
Nguyệt Quang Đồng Tử.
Nguyệt Minh Đồng Tử: See Nguyệt
Quang Đồng Tử.
Nguyệt Phân:
Moon and division.
Hai con sông Chiến (Chi) Đạt La và Bà Già nối lại với nhau: The two rivers
Candra and Bhaga joined.
Nguyệt Quang: Candraprabha
(skt).
Chiến Đạt La Bát Thích Bà—Thanh Lương Kim Cang—Một trong ba vị tôn quý
trong Kim Cang giới, và trong Viện Văn Thù của Thai Tạng giới—Moonlight,
one of the three honoured ones in the Vajradhatu, and in the Manjusri
Court of the Garbhadhatu.
Tên một ngôi chùa cổ tọa lạc tại phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành
phố Hải Phòng, Bắc phần Việt Nam. Chùa còn có tên là Đông Khê. Đây là một
trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng vào bậc nhất ở Hải Phòng. Chùa được
Thiền Sư Như Hiện xây năm 1680, dưới thời vua Lý Hy Tông. Trước chùa có
tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm được đặt giữa hồ sen hình lục giác, rất hiếm
thấy ở miền Bắc Việt Nam. Sau cổng trước là hai hàng mộ tháp thờ xá lợi
của các vị Tăng trụ trì trước đây—Name of an ancient temple, located in
Đông Khê quarter, Ngô Quyền district, Hải Phòng City, north Vietnam. It is
also called Đông Khê, one of the most famous ancient temples in Hải Phòng
City. The temple was built in 1680 by Ch’an Master Như Hiện, during the
period of King Lý Hy Tông. In front of the temple is the statue of
Avalokitesvara Bodhisattva, placed in the middle of a hexagonal lotus
pool, this is rarely seen in the temples of North Vietnam. Behind the
front gate lie two rows of tomb stupas of the previous monks’ relics.
Nguyệt Quang Bồ Tát: Là một
trong hai vị Bồ Tát theo phò trì Phật Dược Sư—Moonlight Bodhisattva, one
of the two bodhisattvas assistants of the Master of Healing (Dược Sư)—For
more information, please see Nhật Quang Bồ Tát.
Nguyệt Quang Đồng Tử: Còn gọi
là Nguyệt Quang Nhi, có cha tên là Đức Hộ là trưởng giả trong thành Vương
Xá của xứ Ma Kiệt Đà; người cha chẳng tin Phật, mà còn nghe lời lục sư
ngoại đạo làm hầm lửa định hại Phật; nhưng khi Đức Phật vừa đến nơi thì
hầm lửa tự biến thành ao nước mát làm cho ông ta hối hận mà quy-y theo
Phật; đứa con là Nguyệt Quang Đồng Tử được Phật thọ ký sau nầy sẽ trở
thành vua của nước Trung Quốc để giúp cho Tam Bảo được hưng thịnh—The son
of an elder of the capital of Magadha, who listening to heretics and
against his son’s pleadings, endeavoured to destroy the Buddha in a
pitfall of fire; but on the Buddha’s approach, the fire turned to a pool
and the father was converted; the son was then predicted by the Buddha to
be king of China in a future incarnation, when all China and the Mongolian
and other tribes would be converted.
Nguyệt Quang Nhi: See Nguyệt
Quang Đồng Tử.
Nguyệt Quang Thái Tưû: Theo Đại
Trí Độ Luận, Đức Phật Thích Ca trong đời quá khứ đã từng là con của một vị
quốc vương tên là Nguyệt Quang Thái Tử, đã từng đập xương lấy tủy trị bệnh
cho người hủi, rồi lấy máu mình cho người ấy uống mà khỏi bệnh—According
to the Sastra on the Maha-Prajna Sutra, Moonlight prince, name of
Sakyamuni in a previous incarnation as a prince, when he split one of his
bones to anoint a leper with its marrow and gave him his blood to drink.
Nguyệt Quang Vương: Trong tiền
kiếp, Phật Thích ca từng là một vị Thái Tử có tên là Nguyệt Quang Thái Tử,
người đã bố thí đầu cho người Bà La Môn—Moonlight king—Name of Sakyamuni
in his previous incarnation as a prince, when he gave his head to a
brahman.
** For more information,
please see
Nguyệt Quang Thái Tử.
Nguyệt Tận: End of the month.
Nguyệt Thiên: Candradeva
(skt)—Somadeva (skt)—Chiến Đạt La—Tô Ma Đề Bà—The ruler of the moon.
** For more information,
please see
Nguyệt.
Nguyệt Thiên Tử: Theo Vi Diệu
Pháp, vị Thiên Tử ở nguyệt cung tên là Bảo Cát Tường, là sự hóa hiện của
Đức Đại Thế Chí Bồ Tát. Trên Mạn Đồ La của Kim Cang giới, vị nầy được coi
là hàng Chủng của Thai Tạng giới—According to the Abhidharma, there is the
male regent of the moon, named Bảo Cát Tường, one of the metamorphoses of
the Bodhisattva Mahasthamaprapta. In the Vajradhatu, he is considered as
one of the descents of the Sakya tribes in the Garbhadhatu groups.
Nguyệt Thố: The hare in the
moon.
Nguyệt Thử: Nguyệt thử là một
trong hai loài chuột trên cung Hằng, loài gậm nhắm sợi dây sinh tử của đêm
và ngày—The moon rat—One of the two rats, black and white, that gnaw the
cord of life, night and day.
Nguyệt Thực: Lunar eclipse.
Nguyệt Thượng Nữ: Danh hiệu của
con gái của Ngài Duy Ma Cật—A title of the daughter of Vimalakirti.
Nguyệt Thượng Nữ Kinh:
Candrottara-darika-vyakarana-sutra (skt)—The sutra of the maid in the
moon.
Nguyệt Tinh: Ngọc bảo châu
trong tay thứ bốn mươi của Đức Thiên Thủ Quán Âm, mà người bị cảm sốt
thường hay cúng vái—The pearl or jewel in the fortieth hand of the
“thousand hand” Kuan-Yin, towards which worship is paid in case of fevers.
Nguyệt Tinh Ma Ni: See Nguyệt
Tinh.
Nguyệt Tinh Thủ: The hand of
the “Thousand-Hand” Kuan-Yin—See Nguyệt Tinh.
Nguyệt Trụ: Candravarma
(skt)—Chiến Đạt La Phạt Ma—A learned monk of the Nagavadana monastery.
Nguyệt Vương: Sasanka
(skt)—Moon-king, a ruler of Karnasuvarna, who tried to destroy the
bodhidruma, Buddha’s tree; dethroned by Siladitya.
Nguyệt Yểm Tôn: Tên của một
trong ba vị Minh Vương, như Hắc Diện Minh Vương, và Nguyệt Điểm Minh
Vương. Vị minh vương nầy có khả năng hàng phục tất cả những kẻ chống đối
trong quá khứ, hiện tại và vị lai, mặt đen, ba mắt, bốn răng lởm chởm và
giọng cười hung tợn—One of the names of Ming Wang, such as “moon black,”
or “moon spots.” The maharaja who subdues all resisters, past, present,
and future, represented with black face, three eyes, four protruding
teeth, and fierce laugh.
Nguýt: To look askance (back)
at someone.
Ngư: Matsya (skt)—Cá—Fish.
Ngư Cổ: See Ngư Phạn.
Ngư Mẫu: Sự chăm sóc của cá mẹ
cho đàn con đông đảo, cũng giống như Đức Phật A Di Đà dẫn dắt chúng sanh
đi về cõi Tịnh Độ của Ngài vậy—The care of a mother-fish for its
multitudinous young, e.g. Amitabha’s care of all in leading them to his
Pure Land.
Ngư Phạn: Ngư phạn hay con cá
gỗ trong các tự viện (do Trần Tư Vương trên núi Tào Thực chế ra), đánh vào
để báo giờ cơm hay bắt đầu khóa lễ—The wooden fish in monasteries, beaten
to announce meals, and to beat time at the services.
Ngư Sơn: See Ngư Phạn.
Ngư Thố: Giống như cá hay thỏ,
một khi đã bắt được rồi thì phải quên lưới đi, cũng như vậy nghĩa của kinh
có giá trị hơn là chữ trong kinh—Like a fish or a hare, when caught the
net may be ignored, i.e. the meaning or spirit of a sutra more valuable
than the letter. .
Ngư Tử: Gieo nhân nhiều nhưng
quả chín thì ít, cũng như Đức Phật nghĩ về chúng sanh giống như cá mẹ nghĩ
về đàn con—Spawn, vast in multitude compared with those that developed.
Ngừ Ngừ: To snarl (dog).
Ngữ:
Loại: Sort—Kind—Type (of people).
Ngôn ngữ: Language—Words—Speech.
Ngữ Bình Đẳng: Vaksamata
(skt)—Sự bình đẳng của hết thảy chư Như Lai về năng lực điều động các âm
thanh ngôn ngữ—The sameness of all the Tathagatas as regards to their
power of commanding sounds and languages.
Ngữ Nghĩa: Rutartha (skt)—Chữ
và nghĩa—Word-meaning; word and meaning.
Ngữ Nghiệp: Vaci-sankhara
(p)—Một trong tam nghiệp, sự tạo nghiệp bởi lời nói (chia làm hai loại,
lời ác độc là ác ngữ nghiệp, lời chân thực là chân ngữ nghiệp)—One of the
three kinds of karma, the karma produced by speech.
Ngữ Ngôn: Abhidhana
(skt)—Language—Words—Talk—Speech—Naming.
Ngữ Ngôn Văn Tự: Desanapatha
(skt)—Giáo lý, sự tụng đọc và chuyện kể, vân vân. Trong Kinh Lăng Già, Đức
Phật nhấn mạnh vào sự đạt tự nội cái chân lý mà hết thảy các Đức Như Lai
trong quá khứ, hiện tại và vị lai thể chứng, chứ không phải là ngữ ngôn
văn tự. Cảnh giới của Như Lai tạng vốn là A Lại Da Thức thì thuộc về chư
Bồ Tát Ma Ha Tát theo đuổi chân lý chứ không thuộc các triết gia chấp vào
văn tự, học hành và suy diễn suông—Teaching, recitation, and stories, etc.
In the Lankavatara Sutra, the Buddha emphasized the inner attainment of
the truth, not the teaching realized by all the Tathagatas of the past,
present, and future. The realm of the Tathagatagarbha which is the
Alayavijnana belongs to those Bodhisattva-Mahasattvas who follow the
course of truth and not to those philosophers who cling to the letter,
learning, and mere discourse.
Ngữ Pháp: Syntax—Grammar.
Ngự: Royal—Imperial.
Ngự Đệ: King’s brother.
Ngứa: To itch.
Ngứa Mắt: To shock the eyes.
Ngứa Miệng: To be itching to
speak.
Ngứa Tay: To be itching to
strike or to do something.
Ngừa: To prevent—To stop.
Ngửa: To lie on one’s back.
Ngửa Cổ: To turn one’s face
upwards.
Ngửa Tay Xin Đồ Ăn: To hold out
one’s hands to beg for food.
Ngửa Tay Xin Tiền: To hold out
one’s hands to beg for money.
Ngửi: To smell—To sniff.
Ngưng: To suspend—To stop—To
cease.
Ngừng: See Ngưng.
Ngừng Bước: To stop walking.
Ngừng Nói: To stop talking.
Ngừng Sống Theo Giác Quan: To
cease to live for one’s senses.
Ngước: To hold up one’s face—To
look uo—To raise one’s head.
Ngược: Sốt rét—Fever.
Ngược Bạo: Tyranical.
Ngược Bệnh Pháp: Phương pháp
chữa những bệnh nóng sốt bằng mật chú—Treatment of feverish ailments by
tantric measures.
Ngược Chiều: In the contrary
(opposite) direction or way.
Ngược Dòng: Up-stream—Against
the stream.
Ngược Đãi: To maltreat—To
ill-treat—To persecute—Persecution (n).
Ngược Đời: Unusual.
Ngược Gia Trì: See Ngược Bệnh
Pháp.
Ngược Gió: Against the wind.
Ngược Lại: Vise-versa—On the
contrary.
Ngược Quỷ: Apasmara (skt)—Loài
quỷ gây ra bệnh sốt rét—A demon which causes fever.
Ngươi:
Pupil (eye).
You (talk to an inferior).
Người:
Person—Man—People—Fellow.
2) The realm of human
beings.
Người Am Hiểu Luật Sanh Trụ Dị Diệt Sẽ
Không Than Vãn Khi Có Đôi Chút Bịnh Hoạn Nơi Thân, Vì Không Bịnh Khổ Thì
Dục Vọng Dễ Sinh: If you understand the law of growing and
destroying (birth, growth, change and destroy) you should never try to
moan and groan on illnesses and suffering, for desires and lust will
spring up in a disease-free body.
Người Bị Hất Hủi: Dejected
Người Bịnh: A sick person
Người Chế Ngự: Conqueror—Chư
Phật là bậc chế ngự hay chiến thắng vì các Ngài chế ngự dục vọng và đè bẹp
sự lo sợ, các ngài cũng chế ngự được ma quân—Buddhas are conquerors or
victors because they have conquered their own passions and they have
defeated the forces of fear, confusion, greed, hatred. They have conquered
the armies of maras, the Buddhist tempter and spirit of evil.
Người Chứng: Witness.
Người Có Bắc Nam, Phật Tánh Không Nam Bắc:
Although there are people from the North and people from the South, there
is ultimately no North or South in the Buddha Nature—Khi Lục Tổ Huệ Năng
đến Huỳnh Mai lễ bái Ngũ Tổ. Tổ hỏi rằng: “Ngươi từ phương nào đến, muốn
cầu vật gì?” Huệ Năng đáp: “Đệ tử là dân Tân Châu thuộc Lãnh Nam, từ xa
đến lễ Thầy, chỉ cầu làm Phật, chớ không cầu gì khác.” Tổ bảo rằng: “Ông
là người Lãnh Nam, là một giống người mọi rợ, làm sao kham làm Phật?” Huệ
Năng liền đáp: “Người tuy có Bắc Nam, nhưng Phật tánh không có Nam Bắc,
thân quê mùa nầy cùng với Hòa Thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có
sai khác.”—When the Six Patriarch Hui Neng arrived at Huang Mei and made
obeisance to the Fifth Patriarch, who asked him: “Where are you from and
what do you seek?” Hui Neng replied: “Your disciple is a commoner from
Hsin Chou, Ling Nan and comes from afar to bow to the Master, seeking only
to be a Buddha, and nothing else.” The Fifth Patriarch said: “You are from
Ling Nan and are therefore a barbarian, so how can you become a Buddha?”
Hui Neng said: “Although there are people from the north and people from
the South, there is ultimately no North or South in the Buddha Nature. The
body of this barbarian and that of the High Master are not the same, but
what distinction is there in the Buddha Nature?”
Người Có Lòng Nhân Đức:
Charitable.
Người Đánh Xe Ngựa:
Charioteer
Người Đất Trời Đồng Nhất Thể:
Human being, Earth, and Heaven have the same root—All things are one
corpus with me.
Người Điên: Madman.
Người Đời: Common people.
Người Đứng Đắn: Gentleman.
Người Hạ Căn Hạ Trí: Those of
low capacity and wisdom.
Người Lạ: Unknown
person—Stranger.
Người Mê Ngủ: Heavy
sleeper—Day-dreamer.
Người Nghèo: Poor people.
Người Ngu: A fool.
Người Nhỏ Mọn: Small (mean)
man.
Người Ở Ẩn: Hermit.
Người Say Rượu: Drunken man.
Người Tai Mắt: Very important
person.
Người Tàn Tật: Cripple.
Người Tầm Thường: The simple
people.
Người Thế
Gian: Secular people.
Người Trí:
A wise man—Theo định nghĩa nhà Phật, người trí là người luôn an trú trong
giới luật, luôn phát triển tâm thức và trí huệ, luôn nhiệt tâm và thận
trọng. Con người ấy luôn vượt thoát mọi phiền trược—According to the
definition in Buddhism, a wise man means a person who is always dwelling
in virtues, developing consciousness and understanding, ardent and
sagacious. He always succeeds in disentangling this tangle.
Người Tu
Lâu Năm: Seasoned practictioner.
Người Tu
Theo Phật: Dharma practitioner.
Người Vô Lương Tâm:
Unscrupulous people.
Người Xưa: People of the past.
Ngưỡng:
Nhìn lên—To look up respectfully.
Nằm ngữa nhìn lên: Lying with the face upward.
Ngưỡng Cửa: Threshold.
Ngưỡng Khẫu Thực: A monk earns
his living (livelihood) by looking up as an astrologer or a fortune-teller
(one of the four heterodox means of living).
Ngưỡng Mộ: To respect—To look
up—To admire.
Ngưỡng Sơn: Nhìn lên núi: To
look up to the hills.
Ngưỡng Sơn Huệ Tịch Thiền Sư:
Zen Master Yang-Shan-Hui-Ji 807-883 or 814-891.
Sư Ngưỡng Sơn, một vị Tăng nổi tiếng của Trung Quốc, một trong những đại
thiền sư của Trung Quốc. Ông là môn đồ và là người kế thừa Pháp của Thiền
sư Qui Sơn Linh Hựu, và là thầy của Nam Tháp Quang Dũng. Ngưỡng Sơn là một
trong những thiền sư chính vào thời của ông. Những năng lực rộng lớn của
ông đã làm cho ông được mang danh hiệu “Tiểu Thích Ca Mâu
Ni.”—Yang-Shan-Hui-Ji, name of a noted monk in China. Yang-Shan was one of
the great Ch’an masters of China, a disciple and Dharma successor of
Kuei-Shan-Ling-Yu, and the master of Nan-T’a-Kuang-Jun. Yang-Shan was one
of the most important Ch’an masters of his time; his great abilities
brought him the nickname Little Sakyamuni.
Ngưỡng Sơn theo Tổ Bách Trượng học Thiền, sư có cái lưỡi lém lỉnh, thậm
chí Tổ nói một sư đáp mười. Bách Trượng nói: “Ta nghĩ, sẽ có người khác
chiếu cố cho ông.” Về sau, Ngưỡng Sơn đến Qui Sơn. Qui Sơn hỏi: “Ta nghe
trong lúc theo hầu Bách Trượng, Bách Trượng nói một ông đáp mười, có phải
vậy không?” Ngưỡng Sơn đáp: “Không dám!” Qui Sơn hỏi: “Đối với thâm nghĩa
của Phật pháp, ông đã đến đâu?” Ngưỡng Sơn sắp sữa mở miệng thì Qui Sơn
hét lên. Ba lần hỏi, ba lần há hốc mồm và ba lần hét. Cuối cùng Ngưỡng Sơn
bị khuất phục, cúi đầu rơi nước mắt, nói: “Thầy Bách Trượng tiên đoán tôi
sẽ được lợi ích với người khác, ngày nay người đó chính thị là đây.”—When
Yang-Shan was studying Zen under Pai-Chang he had such a flowing tongue
that to Pai-Chang’s one word he had ten words to answer. Pai-Chang said:
“After me, there will be somebody else who will take care of you.”
Yang-Shan later went to Wei-Shan. Wei-Shan asked: “I am told that while
you were under Pai-Chang you had ten words to his one; is that so?”
Yang-Shan said: “Yes, that is what they say.” Wei-Shan asked: “What do you
have to state about the ultimate truth of Buddhism?” Yang-Shan was about
to open his mouth when the master shouted. The question was repeated three
times; the mouth vainly opened three times, the master shouted three
times. Yang Shan finally broke down; drooping his head and with tears in
his eyes, he said: “My late master prohesied that I should do better with
someone else, and today I have this very one.”
Một hôm, Qui Sơn thấy Ngưỡng Sơn đang ngồi dưới một gốc cây, ngài đến gần,
đụng cây gậy vào lưng sư. Ngưỡng Sơn quay lại, Qui Sơn nói: “Này Tịch, giờ
ông có thể nói một lời hay không?” Ngưỡng Sơn đáp: “Không, không lời nào
nữa, tôi không muốn nhờ vả ai hết.” Qui Sơn bảo: “Này Tịch, ông hiểu rồi
đó.”—One day, Wei-Shan saw Yang-Sha sitting under a tree. Approaching, he
touched him on the back with the staff he carried. Yang-Shan turned round,
and Wei-Shan said: “O Chi (Yang-Shan’s name), can you say a word now, or
not?” Yang Shan replied: “No, not a word, nor would I borrow one from
others." Wei-Shan said: “O Chi, you understand.”
Ngưỡng Sơn sanh năm 807 tại Thiều Châu (bây giờ là tỉnh Quảng Đông). Năm
15 tuổi sư muốn xuất gia, nhưng cha mẹ không cho. Đến năm 17 tuổi sư chặt
hai ngón tay, đến quỳ trước cha mẹ thệ cầu chánh pháp để báo ân sanh thành
dưỡng dục. Ông đã gặp nhiều đại thiền sư, trong đó có Mã Tổ và Bách Trượng
Hoài Hải. Ông cũng nổi tiếng là học trò xuất sắc của những vị nầy. Tuy
nhiên, ông đã đạt được đại giác dưới sự hướng dẫn của thiền sư Qui Sơn
Linh Hựu. Cùng với thầy mình, ông được coi như là một trong hai người sáng
lập ra phái Qui Ngưỡng. Phái nầy lấy hai chữ đầu trong tên của hai vị làm
tên cho tông phái—Zen master Yang-Shan-Hui-Ji was born in 807 in Shao-Chou
(now in Kuang-T’ong Province). At the age of fifteen, he wanted to leave
home, but his parents refused him permission to become a monk. So, at the
age of seventeen, he demonstrated his resolve to them by cutting off two
of his fingers, vowing that he would seek the true Dharma to repay his
filial obligations. He had visited several great Ch’an masters, among them
Ma-Tsu-T’ao-I and Pai-Chang-Huai-Hai. He had made himself a name as an
outstanding student of Ch’an. However, he realized profound enlightenment
under Kuei-Shan. As his master’s dharma successor of equal accomplishment,
he is considered the cofounder with his master of the Wei-Yang school of
Ch’an, which derives its name from the first character of the names of the
two men.
Sư đến yết kiến Đam Nguyên Ưng Thân, nhơn đây được huyền chỉ. Đam Nguyên
rất trọng vọng Ngưỡng Sơn, và nói: “Quốc Sư Huệ Trung lúc đương thời được
sáu đời Tổ Sư truyền cho 97 viên tướng (tướng tròn), Ngài trao cho lão
Tăng dặn rằng: ‘Sau khi ta tịch diệt 30 năm, có ông sa di từ phương Nam
đến, sẽ làm hưng thịnh giáo nầy, ngươi nên thứ lớp truyền trao chớ để đoạn
dứt.’ Nay ta trao cho con, con phải vâng giữ.” Chính thiền sư Đàm Nguyên
đã hướng dẫn cho Ngưỡng Sơn đạt đại giác lần đầu tiên—Tan-Yuan Ying-Chen
greatly esteemed Yang-Shan and said to him: “Previously the National
Teacher Hui-Zhong received the transmission of a total of ninety-nine
symbolic circles from the Sixth Patriarch. He in turn passed these to me,
saying: ‘Thirty years after I’ve died, a novice monk will come from the
South who will greatly revive this teaching. When that time comes, pass
the teaching on to him and don’t let it end.’ Today I transmit them to
you. You must uphold and peserve them.” Yang-Shan had his first
enlightenment experience under Tan-Yuan-Ying-Chen.
Nói xong Đam Nguyên trao bản ấy cho Ngưỡng Sơn. Sư nhận được, xem qua một
lượt bèn đem đốt. Hôm khác Đam Nguyên hỏi sư: “Những tướng ta trao cho hôm
trước cần phải quý trọng giữ kín.” Sư thưa: “Hôm ấy xem xong, con đốt
quách rồi.” Đam nguyên bảo: “Pháp môn này của ta không người hiểu được,
chỉ có thầy ta và các bậc Tổ Sư Đại Thánh mới hiểu hết, sao con lại đốt
đi?” Sư thưa: “Con một phen xem qua đã biết ý chỉ trong đó, ứng dụng được
chẳng cần cầm bổn.” Đam Nguyên bảo: “Tuy như thế, nơi con thì được, người
sau làm sao tin đến được?” Sư thưa: “Hòa Thượng nếu cần, con chép lại
chẳng khó.” Sư liền chép hết lại thành một tập chẳng sót một điều. Đam
Nguyên khen là đúng—When he had finished speaking he passed the secret
text to Yang-Shan. After receiving and examining the text, Yang-Shan
burned it. One day Tan-Yuan said to Yang-Shan: “The symbols that I gave
you are extremely rare, esoteric and precious. You must preserve them
carefully.” Yang-Shan said: “After I examined them I burned them.”
Tan-Yuan said: “This Dharma gate of ours can’t be understood by most
people. Only the Buddha, the patriarchs, and all the holy ones can fully
understand it. How could you burn it?” Yang-Shan said: After examining it,
I fully comprehended its meaning. Then there was no use keeping the text.”
Tan-Yuan said: “Even so, when transmitting this to disciples, people of
future times won’t believe it.” Yang-Shan said: “If you like another copy
that won’t be a problem. I’ll make another copy and give it to you. Then
it won’t be lost.” Tan-Yuan said: “Please do.”
Lúc còn sa di sư đến tham vấn Qui Sơn Linh Hựu. Qui Sơn hỏi: “Ngươi là Sa
Di có chủ hay Sa Di không chủ?” Sư thưa: “Có chủ.” Qui Sơn hỏi: “Chủ ở chỗ
nào?” Sư từ bên Đông sang bên Tây đứng. Qui Sơn biết con người kỳ lạ nên
cố tâm chỉ dạy—When he was still a novice monk, Yang-Shan went to practice
under Wei-Shan. Wei-Shan asked Yang-Shan: “As a novice monk do you have a
host or not?” Yang-Shan said: “I have one.” Wei-Shan asked: “Who is it?”
Yang-Shan walked from west to east and then stood there erect. Wei-Shan
realized that Yang-Shan was extraordinary.
Ngưỡng Sơn hỏi Qui Sơn: “Thế nào là chỗ ở của chơn Phật?” Qui Sơn đáp:
“Dùng cái diệu tư (nghĩ nhớ) mà không tư (không nghĩ nhớ) xoay cái suy
nghĩ tinh anh vô cùng, suy nghĩ hết trở về nguồn, tánh tướng thường trụ,
sự lý không hai, chơn Phật như như.” Ngay câu nói ấy, Ngưỡng Sơn đại
ngộ—Yang-Shan asked Wei-Shan: “What is the true abode of Buddha?” Wei-Shan
said: “Think of unfathomable mystery and return your thoughts to the
inexhaustible numinous light. When thoughts are exhausted you’ve arrived
at the source, where true nature is revealed as eternally abiding . In
that place there is no difference between affairs and principle, and the
true Buddha is manifested. Upon hearing these words Yang-Shan experienced
great enlightenment.
Sư Ngưỡng Sơn thượng đường dạy chúng: “Hết thảy các ngươi mỗi người tự hồi
quang phản quán, chớ ghi ngôn ngữ của ta. Các ngươi từ vô thỉ đến nay trái
sáng hợp tối, gốc vọng tưởng quá sâu khó nhổ mau được. Do đó, giả hợp lập
phương tiện dẹp thức thô của các ngươi, như đem lá vàng dỗ con nít khóc,
có cái gì là phải. Như người đem các thứ hàng hóa cùng vàng lập phố bán.
Bán hàng hóa chỉ nghĩ thích hợp với người mua. Vì thế, nói: ‘Thạch Đầu là
phố chơn kim, chỗ ta là phố tạp hóa.’ Có người đến tìm phẩn chuộc ta cũng
bết cho, kẻ khác đến cầu chơn kim ta cũng trao cho.” Có một vị Tăng hỏi:
“Chẳng cần phẩn chuộc, xin Hòa Thượng cho chơn kim.” Ngưỡng Sơn bảo: “Răng
nhọn nghỉ mở miệng, năm lừa cũng chẳng biết.”—Zen master Yang-Shan entered
the hall and addressed the monks, saying: “Each and every one of you, turn
the light inward! Don’t try to remember what I’m saying! For a
beginningless eon you have faced away from the light and been shrouded in
darkness. The roots of delusion are deep. They’re difficult to cut off and
uproot. So the Buddha established expedient means to grab your attention.
These are like showing yellow leaves to a crying child, who imagines
they’re gold and thus stops crying. You act as though you’re in a shop
where someone sells a hundred goods made from gold and jade, but you’re
trying to weigh each item. So you say that Shi-T’ou has a real gold shop?
Well in my shp there’s a wide range of goods! If someone comes looking for
mouse turds the I give him some. If someone comes looking for real gold
then I give it to him.” A monk said: “I don’t want mouse turds. May I have
the master’s real gold?” Yang-Shan said: “If you try to bite down on the
head of a flying arrow you can try until the year of the ass but you won’t
succeed!”
Tăng không đáp được. Ngưỡng Sơn tiếp: “Tìm hỏi thì có trao đổi, chẳng tìm
hỏi thì chúng ta chẳng có gì để trao đổi. Nếu ta thật sự nói về Thiền
tông, thì cần một người làm bạn cũng không, huống là có đến năm bảy trăm
chúng? Nếu ta nói Đông nói Tây, ắt giành nhau lượm lặt, như đem nắm tay
không để gạt con nít, trọn không có thật. Nay ta nói rõ với các ngươi việc
bên cạnh Thánh, chớ đem tâm nghĩ tín, chỉ nhằm vào biển tánh của mình mà
tu hành như thật. Chẳng cần tam minh lục thông. Vì sao? Vì đây là việc bên
chót của Thánh. Hiện nay cần thức tâm đạt bổn, cốt được cái gốc chẳng lo
cái ngọn. Sau nầy, khi khác sẽ tự đầy đủ. Nếu chưa được gốc, dầu cho đem
tâm học y cũng chẳng được. Các ngươi đâu chẳng nghe Hòa Thượng Qui Sơn
nói: ‘Tình phàm Thánh hết, bày biện chơn thường, sự lý chẳng hai, tức như
như Phật.’”—The monk couldn’t answer. Yang-Shan said: “If you want to
exchange something we can make a deal. If you don’t want to exchange
anything then we can’t. If I trully speak of Zen, then there won’t be a
single companion at your side. How can this be if there’re five or seven
hundred in the assembly? If I talk about this and that, and you strain
your neck trying to pick something up, then it will be like fooling a
little child with an empty hand. There’s nothing authentic about it. Today
I’m clarifying what is holy, which is not a matter of collecting and
calming the mind. Instead you must practice to realize the true sea of
self-nature. Of what use is there for ‘three clarifications’ and ‘six
understandings’? What I speak of is the ultimate sacred matter. If right
now you want to know mind and arrive at the root, then arrive at the root.
Don’t worry about the tips of the branches. If you do this, then hereafter
you will possess it yourself. But if you don’t attain the root, and just
use your emotions to seek it, then you will never succeed. You’ll never
see what Master Wei-Shan spoke of ‘the place where ideas of mundane and
sacred are exhausted, where matter and principle are united and the true
eternal body of the Tathagata is manifested.”
Những lời Thiền Sư Ngưỡng Sơn chỉ dạy Tăng chúng làm tiêu chuẩn cho Thiền
Tông. Sư có làm bài kệ:
“Nhất nhị
nhị tam tử
Bình mục
phục ngưỡng thị
Lưỡng
khẩu nhất vô thiệt
Thử thị
ngô tông chi.”
(Một hai
hai ba con
Mắt
thường lại ngước xem
Hai miệng
một không lưỡi
Đây là
tông chỉ ta).
Yang-Shan acted according to conditions to benefit beings and became a
great example of the Zen school. One day when near death, Yang-Shan took a
brush and wrote a verse for the monks to read:
“Countless disciples,
I look
across you all, and you gaze back,
Two mouths, one without a tongue,
This is my teaching.”
Những “vấn đáp” giữa Ngưỡng Sơn và Qui Sơn, cũng như những thiền sư khác,
về tinh thần Thiền được thu thập lại trong Viễn Châu Ngưỡng Sơn Huệ Tịch
Thiền Sư Ngữ Lục (sưu tập những lời của thiền sư Ngưỡng Sơn ở Viễn Châu).
Tên của ông được nhắc tới trong thí dụ thứ 25 của Vô Môn Quan, và trong
các thí dụ 34 và 68 của Bích Nham Lục—The “Questions and Answers” of
Yang-Shan with his master Wei-Shan and other Ch’an masters, recorded in
the Yuan-Chou-Hui-Chi-Ch’an-Shih-Yu-Lu (Record of the Words of the Ch’an
Master Yang-Shan Hui-Chi from Yuan-Chou), are considered outstanding
examples of Ch’an mind. Yang-Shan appears in example 25 of the
Wu-Men-Kuan, and examples 34 and 68 of the Pi-Yen-Lu.
Khi sắp thị tịch sư ngồi thẳng nói lời từ biệt với chúng, rồi đọc bài kệ:
“ Niên mãn thất thập thất
Lão khứ thị kim nhật
Nhậm tánh tự phù trầm
Lưỡng thủ phan quật tất.”
(Năm đầy bảy mươi bảy
Chính là ngày tôi đi
Mặc tánh tự chìm nổi
Hai tay ngồi bó gối)
Nói xong
sư an nhiên thị tịch, năm 883, sư thọ 77 tuổi, vua ban hiệu “Thông Trí
Thiền Sư” tháp hiệu “Diệu Quang.”
—When
near death, he sat upright in a cross-legged position to say farewell to
the congregation. He then recited a verse:
“Completing seventy-seven years,
Today it ends.
When the orb of the sun is just at noon
The two hands fold the legs.”
Upon
saying these words, Yang-Shan calmly passed away, in the year 883, at the
age of seventy-seven. Yang-Shan received posthunous name “Great Teacher
Penetrating Wisdom.” The stupa was named “Wondrous Light.”
Ngưỡng Vọng: To look up and
hope.
Ngượng Nghịu: Awkward.
Ngưu: Bull or buffalo.
Ngưu Bì:
Da trâu—Ox hide.
Đắp da trâu mà phơi dưới ánh nắng mặt trời sẽ càng ngày càng bị cứng
(giống như buộc râu rồng mà lặn xuống nước thì ngày càng bị siết đau). Ví
như phúc hữõu lậu của trời người luôn làm hại đến Tuệ mệnh của pháp
thân—Mortal happiness injures the wisdom-life of gods and men, just as ox
hide shrinks and crushes a man who is wrapped in it and placed under the
hot sun.
Ngưu Cẩu Ngoại Đạo: Go-Vratika
(skt)—Kukkura-Vratika (skt)—Ngoại đạo sống khổ hạnh như trâu chó, một
trong sáu thứ khổ hạnh của ngoại đạo—Heretics who live as oxen or dogs,
one of the six heretic ascetic practices—For more information, please see
Lục Khổ Hạnh.
Ngưu Dương Nhãn: See Ngưu Dương
Tâm Nhãn.
Ngưu Dương Tâm Nhãn: Chỉ là khả
năng nhìn thấy hay tầm nhìn của các loài trâu dê mà thôi—Only the eyes
(vision or insight) of an oxen and sheep.
Ngưu Đầu: Đầu trâu—The ox-head.
Ngưu Đầu Chiên Đàn:
Gosirsa-candana (skt)
Ngưu Đàn Chiên Đàn: Ngưu Đàn Hương—Ox-head sandalwood.
Xích Chiên Đàn: Loại gỗ chiên đàn từ núi Ngưu Đầu, nếu chà sát vào thân có
thể trừ lửa, thường được dùng để ngăn lửa. Tượng đầu tiên của Đức Thích
Ca Mâu Ni được làm bằng loại gỗ nầy—Red sandal-wood; said to come from the
ox-head mountains, and if rubbed on the body to make one impervious to
fire, generally protective against fire, curative of wounds and generally
medicinal. The first image of Sakyamuni was made of this wood.
Ngưu Đầu Đại Vương:
Vị hộ pháp tại tịnh xá Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên—The guardian deity of the
Jetavana monastery (Kỳ đà).
Tiền kiếp tái sanh của Phật Dược Sư: An incarnation of the Bhaisajyaraja
Buddha.
Ngưu Đầu Sơn: Gosrnga (skt)—Núi
Ngưu Đầu, còn gọi là Ngưu Giác Sơn, ở phía nam cách thành Hòa Điền
(Khotan) khoảng 3 dậm. Nơi mà bây giờ vẫn gọi như vậy—A mountain 13 li
from Khotan. One of the same name exists in Kiangning in Kiangsu, which
gave its name to a school of Niu-T’ou Shan-Fa or Niu-T’ou Sung; its
fundamental teaching was the unreality of all things, that all is dream or
illusion.
Ngưu Đầu Sơn Pháp: Ngưu Đầu
Thiền—Ngưu Đầu Tông—Niu-T’ou Shan-Fa—See Ngưu Đầu Thiền, and Pháp Dung.
Ngưu Đầu Thiền: Ý của Ngưu Đầu
Tông là xem các pháp không thực, như mộng huyễn—Meditation on the
unreality of all things (all is dream or illusion).
Ngưu Giác:
Sừng trâu: Ox-horns.
Đồng nghĩa cho những gì bằng phẳng—A synonym for things that are even, or
on a level.
Ngưu Giác Nhứt Xúc: Sừng trâu
vừa chạm áo cà sa thì trâu liền được vãng sanh nơi cõi trời (chúng sanh dù
chỉ tiếp xúc với đạo Phật dù cạn cợt vẫn được ảnh hưởng tốt của đạo Phật
mà tới được thiện đạo)—The ox that by merely touching a monk’s robe with
its horn was transformed into a deva.
Ngưu Giác Sa La Lâm: Một tên
khác của rừng Ta La Song Thọ, nơi cây song đôi giống như sừng trâu, mọc
gần thành Câu Thi Na, nơi mà dưới gốc những cây nầy Đức Phật đã thuyết
Kinh Niết Bàn. Người ta nói rằng Ngài đã nhập Niết Bàn dưới những tàng cây
nầy—Another name for Sala Tree Grove—Ox-horn sala grove, said to be a
couple of sala or teak tres shaped like ox-horns, which grew near
Kusinagara, under which the Buddha preached the Nirvana Sutra. He is
reported to have entered Nirvana in a grove of eight sala trees standing
in pairs.
Ngưu Giác Sơn: See Ngưu Đầu
Sơn.
Ngưu Giới: Theo Đại Trí Độ Luận
thì Giới Trâu là sống như loài trâu, cúi đầu gặm cỏ, như sự tin tưởng của
một số giáo phái ngoại đạo, rằng kiếp sau trâu sẽ đầu thai làm
trời—According to the Sastra on the Prajna Sutra, to live as a cow, eating
grass with bent head, as certain Indian heretics are said to have done, in
the belief that a cow’s next reincarnation would be in the heaven.
Ngưu Hóa Châu: Godaniya
(skt)—Tây Ngưu hóa châu, một trong bốn châu chánh, nơi có nhiều trâu bò,
nên dùng trâu bò để trao đổi hàng hóa—Godaniya—The western of the four
continents into which every world is divided, where oxen are the principal
product and medium of exchange.
Ngưu Hoàng Gia Trì: Ngưu Vương
Gia trì—Một loại bùa dùng cho đàn bà hiếm muộn. Nếu người nữ không con,
lấy ngưu hoàng mà viết vào vỏ cây hoa mà đeo, thì ít lâu sau sẽ có con
(theo Kinh Thất Câu Đề Phật Mẫu Sở Thuyết Chuẩn Đề Đà La Ni) —Cow-bezoar
aid, a charm used for childless women to obtain children. The four words
should be written with ‘cow-bezoar’ on birch-bark and carried on the
person.
Ngưu Lư Nhị Nhủ: Hai loại sữa,
sữa bò và sữa lừa, màu sắc giống nhau, nhưng chất lượng khác nhau; sữa bò
thì thành phó mát, còn sữa lừa thì thành phân. Ví như Phật pháp và pháp
của ngoại đạo vậy—The milk of cow and ass, the one turns to ‘curd,’ the
other to ‘dung.’ They are alike in appearance, but fundamentally
different, as is the case with the Buddha’s teaching and that of
outsiders.
Ngưu Mao Trần: Go-Rajas
(skt)—Số lượng bụi ở trên đầu lông trâu gấp bảy lần số lượng bụi ở trên
đầu lông trừu hay dê (Dương Mao Trần)—The amount of dust that can rest on
the top of a cow’s hair (seven times of that on a sheep’s).
Ngưu Phẩn: Phân trâu bò—Gomaya
(skt)—Phong tục Ấn Độ cho rằng phân trâu là thanh tịnh nhứt. Mật giáo dùng
phân trâu để trét bàn thờ—Cow-dung, considered in India as clean and
cleansing; used by the esoterics for cleansing the altar.
Ngưu Phẩn Chủng: Vị thủy tổ của
dòng họ Thích Ca sanh ra trong bãi phân trâu trong vườn mía—The first
Gotama ancestors of sakyamuni, who is reputed to have sprung from cow-dung
in the Sugar-cane garden, probably a mere tradition that the family sprung
from herdsmen.
Ngưu Tích: Gavampati (skt).
Dấu trâu: Ox-tracks.
Phật pháp: The teaching of the Buddha or of the royal bull.
Ngưu Tích Tỳ Kheo: Kiều Phạm Ba
Đề—Ngưu Vương tôn giả, một đệ tử của Phật Thích Ca—The bhiksu Gavampati,
said to have been a disciple of Sakyamuni.
Ngưu Vương: Từ ngữ ám chỉ Đức
Phật—The king of bulls, a term applied to the Buddha.
Ngưu Vương Gia Trì: See Ngưu
Hoàng Gia Trì.
Ngưu Vương Tôn Giả: See Ngưu
Vương.
Ngưu Xa: Xe trâu, một trong
những cỗ xe cứu độ—Bullock cart—One of the vehicles of salvation.
** For more information,
please see Tam Xa and Hỏa Trạch.
---o0o---
Mục Lục Tự điển Phật Học
Việt-Anh
|
A
|
Ba |
Be |
Bi |
Bo |
Bu
| Ca
| Ch
| Co |
Cu
|
D
|
Đa
| Đe |
Đi |
Đo |
Đu
|
| E
|
G
|
Ha |
He |
Hi |
Ho |
Hy
|
I
| K
| La |
Le |
Li |
Lo |
Lu |
Ly
|
|
Ma
| Me |
Mi |
Mo |
Mu, My
|Na
| Ne |
Ng |
Nh
| Ni
| No
| Nu
|
| O
| Pha |
Phe
| Phi |
Pho |
Phu
| Q
| R
| S
| Ta |
Te |Tha
| Thă, Thâ |
| The |
Thi |
Tho |
Thu |
Ti |
To |
Tr |
Tu |
Ty
| U
| V
| X
| Y|
---o0o---
Mục Lục |
Việt-Anh | Anh -Việt |
Phạn/Pali-Việt
| Phụ Lục
---o0o---
Trình bày: Nhị
Tường
Cập nhật: 1-4-2006