Mi Tiên Vấn Đạo - VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA NÚI
1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Năm tính chất của núi nên được hành trì,’ năm tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương, giống như núi không bị dao động, không thể bị lay động, không có sự rúng động. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập về việc kính nể (hay) không kính nể, tôn vinh (hay) không tôn vinh, cung kính (hay) không cung kính, có danh tiếng (hay) không có danh tiếng, sự chê trách hay khen ngợi, an lạc hay khổ đau, được ưa thích hay không được ưa thích, trong mọi trường hợp, không nên luyến ái ở các vật gây luyến ái là các sắc-thinh-hương-vị-xúc-pháp, không nên sân ở các vật gây sân, không nên si mê ở các vật gây si mê, không bị lay động, không bị dao động, tợ như núi là không dao động. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của núi nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến:[8]
‘Giống như tảng đá cứng rắn không lay chuyển bởi gió, tương tợ như thế các bậc trí không chao động giữa những sự chê khen.’
Phật Học Vấn Đạo -Lòng tin trong tôn giáo, đặc biệt là đạo Phật phải được xây dựng dựa trên cơ sở nào?
TT Giác Đẳng: Để trả lời câu hỏi này chúng tôi xin lấy một đề tài pháp số trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật Ngài dậy rằng khuynh hướng hay sự thiên vị hoặc một sự ưa thích của chúng ta có thể rơi vào trong bốn lý do là vì thương, vì ghét, vì sợ và vì vô minh.
Vì thương: là chúng ta đến với một cơ sở tôn giáo, hay ngôi chùa hay nhà thờ bởi vì chúng ta thích thú với cách sinh hoạt nồng ấm trong đó hay ở đó có ai săn đón, chiều chuộng chúng ta nhiều, chúng ta đến vì thương.
. (xem tiếp)
Mỗi Ngày Trầm Tư Sanh Tử
Trong cuộc tranh luận xảy ra giữa hai người, nếu như hai người chỉ phí thời gian để tranh luận không đáng sẽ làm cho mình tổn mất công sức làm cho cuộc sống của cả hai đều suy giảm có thể dẫn đến tiêu vong. Nếu trong giáo hội mà các tỳ khưu tranh chấp với nhau thì sẽ làm cho giáo hội tăng chúng bị suy giảm khong cuong thinh. Nếu như mọi vị tỳ khưu cũng như tất cả mọi người trong cuộc sống này hiểu được mối nguy hiểm do sự tranh chấp gây ra thì chúng ta dừng lại, thì sự tranh chấp hơn thua đó được lắng đọng.
TT Trí Siêu – Kinh Pháp Cú - kệ ngôn 06
Bản Tin Tức Phật Giáo - Chùa Pháp Luân - THƠ MỜI TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP NGỌ 2014
Nhân dịp xuân về xin nguyện cầu hồng ân Đức Phật gia hộ chư Đức Tăng Ni, quý đồng hương, đồng bào Phật tử tân niên an lạc, cát tường.
Năm nay Lễ Đón Giao Thừa tại chùa Pháp Luân bắt đầu lúc 11:30 tối Thứ Năm 30-1-2014 khởi đầu là khóa lễ Tam Bảo, ba hồi chuông giao thừa, , múa lân, tân niên chúc nguyện, thông điệp xuân Giáp Ngọ, Phật tử thỉnh lộc.
Mùng Một Tết nhằm Thứ Sáu 31-1-2014. 11 giờ sáng: Lễ Cầu Quốc Thái Dân An, thuyết pháp: Thông Điệp Hy Vọng qua Kinh Chuyển Pháp Luân, trai tăng; 6:00 chiều tụng kinh Cát Tường, thuyết pháp: Dấu Hiệu May Mắn qua Kinh Hạnh Phúc.
Mùng Hai Tết nhằm Thứ Bảy 1-2-2014. 11 giờ sáng: Lễ Cầu An Gia Đạo, thuyết pháp: Niềm Vui Chân Thực qua Kinh Từ Bi, trai tăng; 6 giờ chiều tụng kinh Huân Tập Công Đức, thuyết pháp: Tạo Phước và Tùy Hỷ Phước.
Mùng Ba Tết nhằm Chủ Nhật 2-2-2014. 11 giờ sáng Lễ Cúng Tổ Tiên và Cầu Siêu Độ thân nhân quá vãng, thuyết pháp: Con Đường Chuyển Hoá Nhiệm Mầu qua Kinh Châu Báu, trai tăng. 6 giờ chiều Lễ Niệm Ân, thuyết pháp: Chữ Duyên theo A Tỳ Đàm.
Lễ Thượng Nguyên Rằm Tháng Giêng nhằm Thứ Bảy 15-2-2014 một Đêm Tu Học bắt đầu lúc 7 giờ tối: cúng đèn Thượng Nguyên, khoá lễ cúng dường Tam Bảo, nghi thức thọ trì đầu đà, quán niệm từ bi tâm, giảng giải 37 pháp Bồ Đề Phần, hướng dẫn bước đầu tu tứ niệm xứ. 5 giờ sáng hoàn mãn.
Chúng ta hãy cùng nhau đón xuân về bằng những giá trị thiêng liêng cao đẹp để năm mới khởi sự tốt lành. Nguyện cầu thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc.
Trụ trì
Tỳ Kheo Giác Đẳng
|
PHẬT PHÁP BUDDHADAMMA.
BÀI GIẢNG GHI ÂM.
TIN TỨC PHẬT GIÁO.
VƯỜN HOA ĐẠO.
TRANG TƯỞNG NIỆM HT. HỘ GIÁC.
PHẬT HỌC VẤN ĐẠO.
HÌNH ẢNH SINH HOẠT.
CÚNG DƯỜNG.
LIÊN LẠC.
|