Vietnamese Section

Quang Duc Homepage

   English Section 

qd.jpg (8936 bytes)

Từ Điển Phật Học


...... ... .

 

TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH

THIỆN PHÚC

 

Y

 

Y:

1)      Chữa lành: To heal.

2)      Giống y: Identical—Same.

3)      Hắn (y): He—Him. 

4)      Vastra (skt)—Phạ Tát Đát—Từ dùng để chỉ áo cà sa, từ ngũ (năm) điều cho đến nhị thập ngũ (25) điều—A monk’s robe, from five to twenty-five pieces.

5)      Quần áo cho phép mặc để làm việc trong tự viện: The permissive clothing for the manual work of the monastery.   

6)      Y theo: Y nương—To depend—To rely on—To follow.

**   For more information, please see Tam Y.

Y Báo (Y Quả): Hoàn cảnh và điều kiện bên ngoài, tốt hay xấu, mà chúng ta bị lệ thuộc vào do nghiệp đời trước, như xứ sở, gia đình, và vật sở hữu, vân vân, ngược lại với chánh báo của đời nầy—The dependent condition or material environment, good or bad,  on which a person depends on condition, environment or results from former karma, e.g. country, family, possessions, etc., in contrast with being the resultant person of this life (chánh báo).

Y Báo Chánh Báo: See Chánh Báo Y Báo.

Y Báo Thiên: The Vajradeva in the Vajradhatu group who guards the unborn child.

Y Bảo: See Y Châu.

Y Bát: Robe (cassock) and alms-bowl.

Y Bồ Tắc: Upasaka (skt)—A male lay member of the Buddhist temple—See Ưu Bà Tắc.

Y Ca Ba Đề La Na: Một danh hiệu của Như Lai được diễn giảng như là Tối Thượng Thiên Vương—A title of a Tathagata, interpreted as the Supreme Deva-King.

Y Châu: Theo lời Phật dạy trong Kinh Pháp Hoa, phẩm thứ sáu về Thọ Ký: “Hạt ngọc minh châu trong áo, thí dụ nói về một chàng cùng tử, có hạt minh châu trong chéo áo mình mà không biết, nên cứ lang thang cùng khổ mãi.”—According to the Buddha’s teaching in the Lotus Sutra, the sixth chapter of Prediction: “The pearl in the garment, i.e. a man starving yet possessed of a priceless pearl in his garment, of which he was unaware.”

Y Chỉ: Nương dựa hay dừng trụ lại (nơi có lực có đức)—To depend and rest upon.

Y Chỉ Sư: Acarya (skt)—Y Chỉ A Xà Lê—Thầy giáo thọ của các Tỳ Kheo vừa mới được thọ giới để dạy dỗ và nhắc nhở trong việc tu hành—Master of a new or junior monk.

Y Chỉ Thậm Thâm: Pháp thể chân như mà Như Lai đã chứng ngộ, bao trùm khắp pháp giới, làm chỗ dựa cho hết thảy chư pháp—The profundity on which all things depend, i.e. the bhutatathata; also the Buddha.

Y Chính: Y báo và chính báo, hậu quả của nghiệp quá khứ của chúng sanh—Two forms of karma resulting from one’s past.

1)      Y Báo: Hết thảy mọi sự vật thế gian mà thân tâm ta nương tựa vào như quốc độ, gia đình, tài sản, vân vân thì gọi là Y Báo—All dependent conditions or environments, i.e. country, family, possessions, etc—See Y Báo, and Nhị Báo.

2)      Chánh Báo: Quả báo do nghiệp của quá khứ mà thân tâm ta thụ nhận gọi là Chánh Báo—The resultant person of this life—See Chánh Báo, and Nhị Báo.

Y Diệp Bà La: Isvara (skt).

1)      Tự tại thiên vương và các thiên vương khác như Quan Âm: King, sovereign; Siva and others; interpreted by self-existing, independent; applied to Kuan-Yin and other popular deities.

2)      Một vị sa môn ở Tây Ấn học rộng về Tam Tạng kinh điển:  A sramana of the West of India, learned in the Tripitaka.

Y Đế Mục: Ityuktas (skt)—Bổn sự thuyết, một trong mười hai bộ kinh Phật—The Buddha’s discourses arsing out of events (personal events or Jataka stories, one of the twelve classes of Buddhist liturature).

Y Địa: Loại định lấy thân làm chỗ sở y—The ground on which one relies; the body on which sight, hearing, etc., depend; the degree of samadhi attained.

Y Hẹn: To keep one’s appointment.

Y La Bà Na: Airavana (skt).

1)      Tên loại voi chúa mà vua trời Đế Thích cỡi: Indra’s elephant.

2)      Tên loại cây Y-La: A tree named Airavana.

3)      Tên của khu vườn Lâm Tỳ Ni, nơi mà người ta nói Đức Phật đã được đản sanh: Name of a park, i.e. Lumbini, where the Buddha is said to have been born. 

Y La Bà Na Long Tượng Vương: See Y La Bà Na (1).

Y La Bát: Elapattra (skt).

1)      Tên của Y La Bát Long vương (trên đầu có loại cây rất hôi thúi), hủy hoại giới cấm của Phật làm tổn hại cây y-la: Name of a naga, or dragon-king, who breaks the Buddha’s commandments.

2)      Tên của một nơi trong xứ Taxila: Name of a place in Taxila. 

Y La Bát Long Vương: See Y La Bát (1).

Y La Bạt Đề Hà: Eravati (skt).

1)      Loài rồng hay voi: See Y La Bà Na (1).

2)      Loài rồng bảo hộ biển cả hay sông hồ: A naga-guardian of a sea or lake (who had plucked a herb wrongfully in a previous incarnation, been made into a naga and now begged the Buddha that he might be reborn in a higher sphere).

Y Lan: Airavana or Eravana (skt).

1)      Tên của một loài cây có bông rất đẹp nhưng mùi rất thúi, mùi có thể tỏa đi xa tới 40 dậm: Name of a tree with beautiful flowers of nauseous scent which spreads its odour for 40 miles.

2)      Y Lan được dùng để ví với phiền não (dục vọng và ảo tưởng): Typifying the passions and delusions. 

Y Lạn Nã Bát Phạt Đa: Irina-Parvata or Hiranya-Parvata (skt)—Một vương quốc cổ được ghi nhận có ngọn núi lửa gần kinh đô mà bây giờ là Monghir—An ancient kingdom noted for a volcano near its capital, the present Monghir.

Y Lê Sa Bàn Đồ Ca: Y Lê Sa Chưởng Nô—Irsyapandaka (skt)—Thái giám—Eunuchs or impotent save when stirred by jealousy.

Y Lời: To keep one’s promise.

Y Ngôn: Chân Như (thể tính cuả chư pháp là thường như)—The bhutatathata in its expressible form.

Y Ngôn Chân Như: Chân như diễn tả bằng văn tự, phân biệt với chân như không diễn tả được bằng văn tự (ly ngôn chân như)—The bhutathata in its expressible form, as distinguished from it as inexpressible.

** For more information, please see Nhị Chân Như.

Y Nguyên: Intouched—Intact.

Y Như: Identical—In conformity with.

Y Ni Diên: Aineva (skt)—Y Nê Diên—Ê Ni Diên—Nhân Ni Diên—Con hươu—A deer—An antelope.

Y Nội: The under robe.

Y Pháp: Y áo và giáo pháp của Phật—The robe and the Buddha-truth.

Y Pháp Bất Y Nhân: Nương vào pháp chứ không nương vào người, một trong bốn phép nương vào để hiểu thấu Phật Pháp—To rely upon the dharma, or truth itself, and not upon the false interpretations of men, one of the four basic principles for thorough understanding Buddhism.

** For more information, please see Tứ Y Pháp.

Y Phục Thiên: Y Phục Thiên (màu đen) trong nhóm Kim Cang Giới, người bảo hộ thai nhau của một đứa trẻ chưa sanh; trên tay cầm cung và tên—The Vajradeva in the Vajradhatu group who guards the placenta and the unborn child; his colour is black and he holds a bow and arrow.

Y Phục Tùy Niệm Nguyện: Lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, nguyện rằng chư Thiên nhơn trong cõi nước của Ngài đều tức thời có đầy đủ y áo đẹp đẽ như ý nguyện—The vow of Amitabha that all the devas and men in his realm shall instantly have whatever beautiful clothing they wish.

Y Phương: Toa thuốc—A prescription.

Y Phương Luận: Luận về y phương—Discussion on medicine.

** For more information, please see Ngũ Minh.

Y Phương Minh: Cikitsa (skt)—Hiểu biết về y phương là một trong ngũ minh—Medicine, one of the five studies or sciences.

** For more information, please see Ngũ Minh.

Y Sa: Y Xá Na—Isa (skt)—Master—Lord.

Y Sa Đà La: Isadhara (skt)—Dãy núi thứ hai trong bảy dãy bao quanh núi Tu Di, được làm bởi bảy báu, biển rộng 42,000 do tuần, đầy những bông hoa thơm ngát. Nó được định nghĩa như là—The second of the seven concentric circles surrounding Sumeru which is made of seven precious things, and its sea, 42,000 yojanas wide, is filled with fragrant flowers. It is defined as:

a)      Trì Trục: Holding the axis or axle.

b)      Xa Trục: The axle-tree.

c)      Tự Tại Trì: Sovereign control. 

Y Sa Na: Isana (skt).

1)      Hữu: Possessing.

2)      Tụ Lạc: A settled place—Locality. 

Y Sát Ni: Iksani or Iksana (skt)—Theo Câu Xá Luận thì đây là một loại chú thuật mà người luyện có thể biết được những ý nghĩ trong tâm người khác—According to the Kosa Sastra, this is a kind of magic mode of reading another’s thoughts.  

Y Sơn Thiền Sư: Zen Master Y Sơn (?-1213)—Thiền sư Việt Nam, quê ở Nghệ An, Bắc Trung Việt. Lúc 30 tuổi, ngài xuất gia với một vị sư già trong làng. Sau đó, ngài đến Thăng Long học thiền với Quốc Sư Viên Thông. Sau khi trở thành pháp tử đời thứ 19 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, ngài trụ tại chùa Đại Bi. Lúc cao tuổi, ngài dời về làng Yên Lãng để tiếp tục hoằng hóa Phật giáo cho đến khi ngài thị tịch vào năm 1213—A  Vietnamese Zen master from Nghệ An, North of Central Vietnam. At the age of thirty, he left home and became a disciple of an old monk in the village. Later, he arrived at Thăng Long to study Zen with the National Teacher Viên Thông. After he beame the dharma heir of the nineteenth generation of Vinitaruci Zen Sect, he stayed at Đại Bi Temple. When he was old, he moved to Yên Lãng village to preach Dharma until he passed away in 1213.

Y Sư Ca:

(A)  Isika (skt).

1)      Mũi tên—An arrow—A dart.

2)      Tròng mắt voi: Elephant’s eye-ball.

(B)        Rsigiri (skt)—Một ngọn đồi cao trong thành Vương Xá—A high hill at Rajagrha.

Y Tăng Già Lê: The double robe—A large robe.

Y Tha: Dependent on or trusting to someone or something else—Dependent or trusting on another, not on self.

Y Tha Khởi Tính: Paratantra (skt)—Không có tánh độc lập, chỉ nương nhau mà thành—Not having an independent nature—Not a nature of its own, but constituted of elements—See Tam Tự Tính Tướng.

Y Tha Tâm: The mind in a dependent state (that of the Buddha in incarnation).

Y Tha Tự Tánh: Paratantra (skt)—Vạn hữu nương nhau mà thành chứ không có tự tánh—The nature of being dependent on constructive elements and without a nature of its own—See Tam Tự Tính Tướng. 

Y Thân: Thân là chỗ nương tựa cho loài hữu tình, cũng là chỗ dựa cho các phần như mắt, tai, mũi, lưỡi, vân vân—The body on which one depends, or on which its parts depend, i.e eyes, ears, nose, tongue, etc.

Y Theo: According to—In conformity with.

Y Thông: Một thứ thông lực y nương vào dược lực hay chú thuật mà thể hiện, một trong ngũ thông—One of the five magical powers, the magical powers which depend upon drugs, spells, etc.

** For more information, please see Ngũ Thông.

Y Thưởng Na Bổ La: Isanapura (skt)—Một vương quốc cổ ở Miến Điện—An ancient kingdom in Burma.

Y Tọa Thất: Áo, chỗ ngồi và chỗ ngụ của Đức Như Lai—The robe, throne, and abode of the tathagata

Y Tử: Bài kệ tẩy độc cho những đứa con của vị Đại Phu trong Kinh Pháp Hoa—The parable of the healing of his poisoned sons by the doctor in the Lotus Sutra.

Y Tự Tam Điểm:

1)      Chỉ chữ “Y” trong Phạn ngữ được hình thành từ ba điểm, chẳng dọc chẳng ngang, mà có quan hệ ba góc, nên dùng để ví với tánh bất nhất bất dị, phi tiền phi hậu của sự vật: Refers to a specific  Sanskrit sign of “Y” which means neither across nor upright, being a triangular shape, and indicating neither unity nor difference, neither before nor after.

2)      Trong Kinh Niết Bàn, dùng để ví với ba đức Pháp thân, Bát Nhã, và Giải Thoát cần thiết cho việc đi đến niết bàn—The Nirvana Sutra applies the three parts which are necessary to complete the nirvana:

a)      Pháp Thân: Dharmakaya.

b)      Bát Nhã: Prajna.

c)      Giải Thoát: Vimoksa (skt).

3)      Liên hệ với ba mắt của Ma Hê Thủ La—It associated with the three eyes of Siva:

a)      Khi nhìn ngang thì chúng tiêu biểu cho lửa: When considered across they represent fire.

b)      Khi nhìn dọc thì chúng tiêu biểu cho nước: When considered upright they represent water.

c)      Khi nhìn tổng thể chúng biểu hiện cho sự giải thoát: When considered totally they represent vimoksa. 

Y Vai Trái: The upper robe.

Y Vương:

1)      Bậc vua trong các thầy thuốc: The Medicine King.

2)      Phật được tán thán như là bậc Y Vương chữa lành mọi khổ đau phiền não cho chúng sanh: The Buddha as healer  of sufferings.

Y Xá Na: See Y Sa.

Y Xá Na Hậu: Isani (skt)—Vợ của thần Y Xá Na—Wife of Siva.

Y Xá Na Thiên: Isana (skt).

1)      Chư thiên trong cõi trời dục giới thứ sáu: The deva of the sixth desire-heaven.

2)      Ma Hê Thủ La Thiên: Mahesvara (skt).

3)      Mặt trời là một hình thức của thần Siva: The sun as a form of Siva.

4)      Viện chủ của bên ngoài Kim Cang Viện trong nhóm Kim Cang giới: Head of the external Vajra-hall of the Vajradhatu.

5)      Thần Siva ba mắt nhiều sừng: Siva with his three firece eyes and horns. 

Ý: Mano (p)—Mana (skt)—Mạt Na—The mind or thoughts—Trung tâm tư tưởng, cùng một mức độ với giác quan, nhưng dưới trí tuệ (trong Duy Thức Luận, Đức Phật đã nói về sự khác biệt của Tâm, Ý, và Thức. Tư tưởng tập khởi là Tâm, tư tưởng suy tính là Ý, tư tưởng liễu biệt hay hiểu rõ vạn hữu là Thức)—The mind as the center of thought, which is placed on the same level as the senses, below prajna:

1)      Ý: Manas or the intellectual function of consciousness.

2)      Những định nghĩa khác của Ý—Other definitions for manas:

·        Ý: Will.

·        Tâm: Mind.

·        Tâm Lực: All mental powers.

·        Thức: Consciousness.

·        Sự thông minh: Intellect—Intelligence.

·        Sự hiểu biết: Understanding.

·        Sự nhận biết: Perception.

·        Lương tâm: Conscience. 

3)      Ý là thức thứ sáu trong sáu thức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý): Manas, the sixth of the sadayatanas or six means of perception (sight, hearing, smell, taste, touch, and mind). 

4)      Cố ý: Intent—Opinion.

5)      Nước Ý: Italy.

Ý An Lạc Hành: See Ý An Lạc Hạnh.

Ý An Lạc Hạnh: Theo Kinh Pháp Hoa, đây là một trong tứ an lạc hạnh. Ý xa lìa lỗi lầm để đượa an lạc vui vẻ—According to The Lotus Sutra, the calmly joyful life of the mind, one of the four means of attaining to happy contentment.

** For more information, please see Tứ An Lạc Hạnh (3).

Ý Căn: Manayatanam (p)—Indriya or Mana-indriya (skt)—Mana-yatana (p).

·        Tri giác: The perception of thinking.

·        Năng lực tư duy: Faculty of thinking.

·        Căn của tâm: The organ of mind.

·        Ý căn, một trong Lục Căn, có sự nhận thức của tư duy hay tâm suy nghĩ (cảnh sở đối của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân là do sắc pháp tứ đại đất, nước, lửa, gió hình thành; trong khi cảnh sở đối với ý căn là tâm pháp nghĩa là đối với pháp cảnh thì nẩy sinh ra ý thức)—Thought, the mind-sense, the sixth of the senses, the perception of thinking or faculty of thinking or the thinking mind.

**   For more information, please see Lục Căn and Lục Nhập in Vietnamese-English Section. 

Ý Chí: Free will (intent).

Ý Chí Bất Phân: The will is undevided.

Ý Chí Mạnh Mẽ: To be form and stable in his determination.

Ý Chí Sắt Đá: An iron-will

Ý Đại Lợi: Italy.

Ý Địa: Ý là thức thứ sáu, là nơi chi phối toàn thân, là nơi phát sanh ra vạn hữu—The stage of intellectual consciousness, being the sixth vijnana, the source of all concepts.

Ý Định: Sancetana (p)—Ý định—Ý muốn—Ý nghĩ—Intetion—Purpose—Thought--Volition.

Ý Định Làm Việc Gì: Intention or desire to make or do or perform something.

Ý Đoạn: Samyak-prahana (skt)—Idea severance.

Ý Đồ Chính Trị: Political whims.

Ý Giải:

1)       Sực giải thích của ý thức: Intellectual explanation.

2)       Sự giải thoát của tâm tưởng: Liberation of the mind or thought.

 

Ý Giới: Manodhatu (skt)—The realm of mind.

 

Ý Học: Cái học bằng tâm của Thiền Tông. Thiền học chú trọng vào ý nghiệp bằng thiền tập hơn là sách vở, còn có tên là Phật Tâm Tông—Zen—Mental learning, learning by meditation rather than from books, the special cult of the Ch’an or Intuitional school, which is also called the School of the Buddha-mind.

 

Ý Hội: To comprehend—To understand.

 

Ý Hướng: Inclination—Tendency.

 

Ý Kiến: Ideas, concepts, views, thoughts, opinion.

Ý Kiến Sai Lầm: Erroneous idea.

Ý Lạc: Manobhirama or Asaya (skt)—A Thế Da—A Xa Dã.

1)      Ý được thỏa mãn vui vẻ: Joy of mind, the mind satisfied and joyful.

2)      Ý Lạc Giới: Nơi mà Ngài Mục Kiền Liên sẽ thành Phật—The realm foretold for Maudgalyayana as a Buddha.

Ý Lực:

1)      Năng lực của ý: Mental power or intention.

2)      Mục đích đạt đến giác ngộ Bồ Đề: The purpose to attain bodhi or enlightenment.

Ý Mã: Tâm ý của con người dong ruổi như con ngựa, chạy từ chỗ nầy qua chỗ khác, không ngừng nghỉ (đuổi theo ngoại cảnh không dừng lại ở một chỗ)—The mind as a horse, ever running from one thing to another—The mind like a horse and the heart like a monkey—Restless and intractable. 

Ý Mã Tâm Viên: Ý như con ngựa dong ruổi, tâm như con khỉ chuyền cây—Horse-will, monkey-mind—The restless will and the mischievous intellect—See Ý Mã.

Ý Muốn: Cetana (p)—Cikirshaka (skt)—Ý định hay ý muốn làm điều gì—Wish—Intent—Will—Intention—Volition—Desire to make or do or perform anything.

Ý Nghĩ: Thought.

Ý Nghĩa: Significance—Meaning—Sense.

Ý Nghĩa Đúng Nhứt: The truest sense.

Ý Nghiệp: Mana-kamma (p)—Mana-karman (skt)—Mental action—Nghiệp tạo tác bởi ý (nghiệp khởi ra từ nơi ý căn hay hành động của tâm), một trong tam nghiệp thân khẩu ý. So với khẩu nghiệp thì ý nghiệp không mãnh liệt và thù nghịch bằng, vì ý nghĩ chỉ mới phát ra ở trong nội tâm mà thôi chứ chưa lộ bày, tức là chưa thực hiện hành động, cho nên khó lập thành nghiệp hơn là khẩu nghiệp—The function of mind or thought—One of the three kinds of karma (thought, word, and deed). Compared to the karma of the mouth, karma of the mind is difficult to establish, thought has just risen within the mind but has not take appearance, or become action; therefore, transgressions have not formed.

** For more information, please see Tam Nghiệp.

Ý Ngoại: Unexpected.

Ý Ngôn:

1)      Tư tưởng và lời nói: Thought and words.

2)      Lời nói trong ý thức: Mental words, words within the intellectual consciousness. 

Ý Nguyện: Wish.

Ý Nhẫn: The patience of the mind.

Ý Nhị: Meaning.

Ý Nhị Biên Thủ Tướng: Ý vận hành theo hai cách, ý thức nhận lấy trong những gì được tỏ ra, hoặc thiện hoặc bất thiện—Manas moves in two ways; the Vijnana taking in what is presented is either good or not-good.

Ý Niệm: Manaketa (skt)—Sự nhận thức hay hiểu điều gì—Idea—Concept—Notion—Mental perception.

Ý Niệm Tán Loạn: Unfocussed mind.

Ý Niệm Vãng Sanh: Ý niệm vãng sanh bằng tưởng nhớ hay bằng cách tụng niệm hồng danh Đức Phật A Di Đà—Intention to enter the Pure Land by thought, remembrance or invocation of Amitabha.

Ý Phẫn Thiên: Một loại Trời ý phẫn bốc lên gây nên tội nghiệp, khi chết bị đọa xuống làm người (thường trụ tại mé núi Tu Di)—A deva who sinned and was sent down to be born among men.

Ý Sinh: See Ý Sinh Thân.

Ý Sinh Hóa: See Ý Sinh Thân.

Ý Sinh Thân: Manomayakaya (skt)—The will-body—Ý Thành Thân—Ý Sinh Hóa—Thân của các vị Bồ Tát từ bậc sơ địa trở lên, là thân vì ý muốn cứu độ chúng sanh mà đắc như ý thụ sinh (ý sinh thân là sự sinh thân bằng ý tưởng ví như ý chuyển động nhanh chóng không có gì trở ngại)—A body mentally produced or produced at will. Bodhisattvas from the first stage  upwards are able to take any form at will to save sentient beings.

Ý Tam: Ba ác thuộc về tâm (tham dục, sân khuể, ngu si)—The three evils belong to intellect (lobha—desire, dvesa—dislike, moha—delusion).

** For more information, please see Thân Tam Khẩu Tứ Ý Tam.

Ý Thành: Ý Sinh hay do năng lực của ý mà thân được thành lập—Mentally evolved, or evolved at will—See Ý Sinh Thân.

Ý Thành Thân: See Ý Sinh Thân.

Ý Thành Thiên: Chư Thiên xa lìa khỏi việc ăn uống ở cõi sắc và vô sắc giới, mà chỉ tồn tại bằng ý thức (loại Trời không sinh ra bằng tinh cha huyết mẹ, mà chỉ nhờ sở dục của ý)—Devas independent of nourishment of the realm of form and formlessness, who live only in the realm of mind.

**For more information, please see Ý Sinh Thân.

Ý Thủ: The direction of mind or will.

Ý Thủy: Lúc vào định thì tâm ý trở nên bình lặng như mặt nước yên tịnh—The mind or will to become calm as still water, on entering samadhi.

Ý Thức: Mano-vinnana (p)—Manovijnana (skt)—Consciousness—Knowing or thought faculty—Một trong sáu thức, ý thức không tùy thuộc vào bất cứ căn nào, nhưng lệ thuộc vào sự liên tục của tâm. Ý thức chẳng những nhận biết cả sáu đối tượng gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc và các hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và ngay cả vị lai. Ý thức sẽ cùng ta lữ hành từ kiếp nầy qua kiếp khác, trong khi năm thức trước chỉ là những tâm tạm thời. Ý thức còn là một trong năm uẩn—Awareness—Consciousness—The faculty of mind—Mental consciousness—Discrimination and comprehension consciousness—Consciousness of mind or thought—One of the six vijnanas, a mind which does not depend on any of the five sense faculties, but on the immediately preceding continuum of mind. Mental consciousness apprehends not only objects (form, sound, taste, smell, touch) in the present time, but it also apprehends objects in the past and imagines objects even in the future—Mental consciousness will go with us from one life to another, while the first five consciousnesses  are our temporary minds.  Consciousness is also one of the five skandhas—See Bát Thức, and Ngũ Uẩn.

Ý Thức Đạo Đức: Moral consciousness. 

Ý Thức Thô Thiển: Gross mental consciousness—All mental consciousness or conceptual thought which functions during the daytime is a gross mental consciousness.

Ý Thức Vi Tế: Subtle mental consciousness—Subtle mental consciousness develops during sleep (dream minds) and also during death process.

Ý Thức Vô Cùng Vi Tế: Very subtle mental consciousness.

Ý Tứ: Idea—Thought.

Ý Vị: Significant.

Ý Viên: Tâm khó uốn nắn như tâm con khỉ—The mind as intractable as a monkey.

** For more information, please see Ý Mã.

Ý Xa: Cỗ xe tâm thức hay một sự tưởng tượng—The mind vehicle, the vehicle of intellectual consciousness, the imagination.

Ý Xứ: Ý xứ hay tâm, một trong lục xứ hay thập nhị xứ—The mind-sense, the mind, the sixth of the six senses or the twelve entrance.

** For more information, please see Lục Nhập, and Thập Nhị Nhập in Vietnamese-English Section. 

:

1)      Ỷ la: Thứ lụa xinh đẹp—A kind of soft and pretty silk.

2)      Ỷ vào—To rely on—To depend on—To accord with—Dependent.

Ỷ Địa: See Y Địa.

Ỷ Giàu: To rely on one’s wealth.

Ỷ Lại: To depend on—To lean on—To rely on.

Ỷ Ngôn: Nói chuyện dâm ô—Sexual talk.

Ỷ Ngữ: Tạp Uế Ngữ—Những ngôn từ hàm ý dâm ô bất chánh—Obscene or lewd words and speech—See Thập Ác Nghiệp.

Ỷ Quyền: Powerful—To rely on one’s power.

Ỷ Tài: To rely on one’s talent.

Ỷ Tha: Ỷ lại hay tin tưởng vào người hay vật khác, chứ không tin tưởng nơi chính mình—Dependent on or trusting to someone or something else; trusting on another, not on self.

Ỷ Tha Khởi Tánh: Không có tự tánh, mà là tập hợp của nhiều yếu tố—Not having an independent nature, not a nature of its own, but constituted of elements.

Ỷ Tha Tâm: Tâm trong trạng thái lệ thuộc, lệ thuộc vào Phật hay cầu Phật để được tái sanh vào một cõi cao hơn—The mind in a dependent state, that of the Buddha in a higher state of incarnation.

Ỷ Tha Thập Dụ: Theo Kinh Duy Ma cật, sự không thực của pháp hữu vi được ví với tự thân biểu hiện trong mười thí dụ—According to The Vimalakirti Sutra, the unreality of dependent or conditioned things, e.g. the body or self, illustrated in ten comparisons:

1)      Như bọt biển: Sea water foam.

2)      Như  bong bóng nước: Water bubble.

3)      Như ánh lửa lập lòe: Twinkling flame.

4)      Như thân cây mã đề: Plantain.

5)      Như Ảo: Illusion.

6)      Như mộng: Dream.

7)      Như bóng: Shadow.

8)      Như âm hưởng: Echo.

9)      Như mây: Cloud.

10)  Như ánh điển chớp: Lightning. 

Ỷ Tha Tự Tánh: Một trong ba tánh, tùy thuộc vào những yếu tố khác mà kiến lập chứ không có tự tánh của chính mình—One of the three natures, dependent on constructive elements and without a nature of its own.

Ỷ Viên: Tánh lệ thuộc hay pháp hữu vi và tánh viên mãn hay pháp vô vi của chơn như—Dependent and perfect, i.e. the dependent or conditioned nature, and the perfect nature of the unconditioned bhutatathata.  

Yếm:

1)      Chán ghét: Tên của tâm sở đối lại với “hân”—Disgusted with, satiated; in contrast with delight, or joy.

2)      Mệt mỏi: Weary of.

Yếm Cầu: Chán ghét những khổ sở của thế gian mà tìm cầu giải thoát—Weary of the miseries of earth and seking deliverance.

Yếm Đảo Quỷ: Vetala (skt)—Một loài quỷ nhập tràng, hiện đến dựng đứng thây ma dậy để sát hại kẻ thù—A demon appealed in order to raise a corpse and with it to cause the death of an enemy.

Yếm Hân:

1)      Tên của hai tâm sở đối nghịch nhau, chán ghét và hân hoan—Disgusted with and rejoicing in.

2)      Yếm ly uế độ, hân cầu Tịnh Độ (vui cầu): Detest and want to leave the defilement of the samsara; seek rebirth in the Pure Land.

Yếm Ly: Chán ghét và lìa bỏ thế sự—To weary of the world and abandon it.

Yếm Ly Uế Độ: Chán ghét sự ô trược của cõi Ta Bà—Detest and want to leave the defilement of the Samsara—See Hân Cầu Tịnh Độ.  

Yếm Mị: Vetala (skt)—See Yếm Đảo Quỷ.

Yếm Thế:

1)      Chán đời: Chán ghét thế gian—To hate or distrust mankind—To avoid human society—Weary of the world.

2)      Chối bỏ thế nhân: To renounce the world.

3)      Qua đời: To pass away—To die.

Yểm: Che dấu—To cover with the hand, to screen, or to shut up.

Yểm Độ: Lấp đất lại hay chôn người chết—To inter, or to bury.

Yểm Mị Quỷ: Cưu Bàn Trà—Kumbhanda (skt)—Một loài ác thần chuyên hút hết sinh lực của sinh vật, kể cả con người—A  type of evil god that sucks the life energy from living creatures, including humans.

Yểm Sắc: Che mặt người chết—To cover the form, or face, i.e. the death of the Buddha, or a noted monk, referring to the covering of the face. 

Yểm Thất: Đóng chặt cửa để ngồi thiền như Đức Phật đã làm—To shut oneself in a room, as did the Buddha for meditation.

Yểm Trợ: To support.

Yểm Vọng: Hopeful.

Yên:

1)      Yên bình: Peaceful—Calm—Quiet—Still.

2)      Yên ngựa: Saddle.

3)      Khói: Smoke—Tobacco—Opium.

Yên Cái: Khói phủ, màn khói nhang—A smoke cover, i.e. a cloud or smoke of incense like a canopy.

Yên Hoa: Smoke and flower.

Yên Lòng: To be easy in one’s mind.

Yên Ổn: See Yên (1).

Yên Phận: To be content with one’s lot.

Yến:

1)      Bữa tiệc—A banquet.

2)      Dễ chịu: At ease.

3)      Nghỉ ngơi: To repose.

Yến Mặc: Yên bình và trầm mặc—Peaceful and silent.

Yến Tịch: Yên lặng mà thị tịch, chỉ cái chết nhẹ nhàng như nằm ngủ vậy—To enter into rest, to die peacefully as if in a sleep.

Yến Tọa: Ngồi hay tọa thiền (theo Thiên Thai Duy Ma Kinh Sớ, yến tọa như rùa rút vào mai, thú vật khác không làm hại được. Biết co rút luc thức thì ma lục trần không thể gây phiền não được)—To sit in meditation.

Yết:

1)      Giở lên—To lift up—To uncover.

2)      Yết thị: To make known—To publish.

Yết Bàn Đà: Khavandha (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Yết Bàn Đà là một vương quốc và thành phố cổ, bây giờ là Kartchou, về phía đông nam của hồ Sirikol—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Khavandha is an ancient kingdom and city, modern Kartchou, south-east of the Sirikol Lake.  

Yết Bố La: Karpura (skt)—See Kiết Bố La.

Yết Chức: Gachi (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Yết Chức là một vương quốc cổ nằm giữa Balkh và Bamian, vào khoảng Rui—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Budhist Terms, Gachi is an ancient kingdom between Balkh and Bamian, about Rui.

Yết Dăng Yết La: Kajinghara or Kajingala or Kajughira (skt)—Vương quốc Yết Dăng Yết La mà gia đình  hoàng tộc bị tiêu diệt vào khoảng năm 400 sau Tây Lịch. Những phế tích kinh đô của vương quốc nầy hãy còn tại làng Kadjeri, gần Farakhabad, thuộc tỉnh Agra—A kingdom whose ruling family was extinct in 400 AD. The ruin of the capital are situated at the village of Kadjeri, near Farakhabad, in the province of Agra.

Yết Đà Bố Đảm Na: Kataputana (skt)—See Kiết Đà Bố Đảm Na.

Yết Đế: Gati (skt)—See Yết Để.

Yết Để: Gati (skt)—Một con số thật cao—A  particular high number.

Yết Địa Lạc Ca: Khandiraka (skt)—See Kiết Địa Lạc Ca.

Yết Kiến: To have an interview with a higher ranking official.

Yết La La: Kalala (skt)—See Yết La Lam. 

Yết La Lam: Kalala (skt)—Yết La La—Ca La La—Thai nhi trong giai đoạn bảy ngày đầu—The human embryo during the first seven days.

Yết La Nã Tô Phạt Lặc Na: Karnasuvarna (skt)—Một vương quốc cổ củøa Gundwana trong vùng Gangpoor, phía Nam Ấn Độ (một số các nhà sư ở đây tu theo phái Chánh Lượng Tiểu Thừa của Đề Bà Đạt Đa, không ăn phó sản làm bằng sữa bò)—An ancient kingdom of Gundwana, the region about Gangpoor, south of India.

Yết La Xá: Kalasa (skt)—Bình đựng nước—A water-pot—Pitcher—Jar. 

Yết Lạc Ca Lưu Đà: Krakucchanda (skt)—Câu Lưu Tôn Cổ Phật—A Buddha of previous age of the world.

Yết Lan Đạt Ca: Kalandaka (skt)—Một loài chim ở Ấn Độ—A species of bird in India.

Yết Lạp Bà: Karaphu or Kalahu (skt)—Yết Lạp Phược—A particular higher number.

1)      Một số cao đặc biệt: A particular high number.

2)      Tiểu yết Lạp Bà: Ten quintillion (one hundred million billion trilion=1030 ).

3)      Đại Yết Lạp Bà: One hundred quintillion (1032 =Ten thousand million billion trillion). 

Yết Lăng Già: Kalinga (skt)—Ca Lăng Già.

1)      Một vương quốc cổ nằm về phía Đông Nam của Kosala, nơi đào tạo và nuôi dưỡng những tông phái tà giáo, bây giờ là Kalingapatnam—An ancient kingdom southeast of Kosala, a nursery of heretical sects, the present Kalingpatnam.

2)      Ca Lăng Tần Già: Một loại chim có giọng hót rất hay—Name of Kalavinka, a species of bird which sings very well.

Yết Lợi Ha Bạt Để: Grhapati (skt).

1)      Trưởng lão: An elder.

2)      Cư sĩ: Householder.

3)      Địa chủ: Proprietor—Landlord.

Yết Lợi Sa Bát: Đồng tiền nặng khoảng 176 hạt (1 hạt=0,0648 grams)—A coin weighing around 176 grains (11.41grams).

Yết Lợi Vương: Kaliraja (skt)—Là một tiền kiếp của Kiều Trần Như, khi làm vua ông đã từng cắt tay chân của một vị ẩn sĩ khi những thứ thiếp của ông bị lạc vào lều của vị ẩn sĩ nầy. Ông đã chuyển sang quy-y Tam Bảo vì sự nhẫn nhục đến lạnh lùng của vị ẩn sĩ, người ta tiên đoán sau nầy ông trở thành đệ tử Phật—A  former incarnation of Kaundinya, when as king he cut off the hands and feet of Ksanti-rsi because his concubines had strayed to the hermit’s hut. Converted by the hermit’s indifference, it was predicted that he would become a disciple of Buddha.

Yết Lộ Trà: Garuda (skt)—Ca Lâu La—Chim thần thoại mà Tỳ Ni Thiên trong huyền thoại Ấn Độ cưỡi—The mytical bird on which Visnu rides.

** For more information, please see Garuda in English-Vietnamese Section.

Yết Ma:

1)      Nghiệp: Tác nghiệp dẫn đến những điều kiện trong tương lai—Karma (skt)—Action—Work—Deed—Performance—Service—Duty—religious action—Moral duty—Deeds or character as the cause of future conditions.

2)      Một buổi họp hay nghi thức tuyên cáo thụ giới, sám hối, hay trục xuất ra khỏi giáo đoàn những người phạm tối “bất khả hối.”—A  meeting of the monks for the purpose of ordination, or for the confession of sins and absolution, or for expulsion of the unrepentant.

** For more information, please see Karma in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Nghiệp in Vietnamese-English Section.

Yết Ma Ấn: Hình ảnh nói lên biểu tượng tu hành của một vị Bồ tát—An image showing the symbol of a bodhisattva’s activity.

Yết Ma Đà Na: Karmadana (skt)—Duy Na—Vị sư làm việc tạp dịch trong chùa—The director of duties in a monastery.

Yết Ma Hội: Thành Thân Hội—Căn Bản Hội.

1)      Hội tăng chúng trong sinh hoạt tự viện: An assembly for monastic duty

2)      Nhóm trung tâm của Kim Cang giới Mạn Đà La: The central group of the vajradhatu Mandala.

**   For more information, please see Thành Thân Hội.

Yết Ma Tăng:

1)      Một chúng gồm bốn vị Tỳ Kheo trở lên: A monastery assembly, usually composed of four or more monks.

2)      Vị Tăng Yết Ma Thiền tập hay vị Tăng hướng dẫn buổi tọa thiền: A monk on duty in a meditation. 

Yết Ma Thân: Hình tượng, một từ được dùng bởi Mật Giáo—An image, a term used by the esoterics.

Yết Nhã Cúc Xa: Kanyakubja (skt)—Nước thành Khúc Nữ, ở miền Trung Ấn Độ. Thành phố lớn sau Ayodhya, gần Ayodha mà bây giờ là Oudh—“Hump-backed maidens.” An ancient city and kingdom of Central India. In antiquity this city ranks next to Ayodhya in Oudh 

Yết Ni Ca: Kanaka (skt)—See Kiết Ni Ca.

Yết Nô Bộc: Kanabhuj (skt)—See Kiết Nô Bộc.

Yết Sĩ La: Khattika (skt)—See Yết Sĩ Na.

Yết Sĩ Na: Khattika (skt)—Yết Xĩ La—Già Hy Na—Cẩu Nhân—Theo Du Già Luận, người Yết Sĩ Na thuộc giai cấp Chiên đà la, người có căn bản xấu ác, nương chấp theo cái ác—According to the Yogacara, Khattika, a Candala, always attached to the bad deeds..

1)      Đoán Ngục Quan: Quan coi ngục—Lictors in hades.

2)      Người nấu thịt chó: Cẩu Nhân—Dog-cookers.

3)      Người bán thịt heo: Butchers.

4)      Thợ Săn: Hunters.

5)      Những kẻ sống bằng nghề giết và bán thịt thú vật: Those who live by killing and selling animals.

6)      Người thuộc giai cấp hạ tiện: Persons of very low classes.   

Yết Sương Na: Kasanna (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Yết Sương Na, một vương quốc cổ khoảng 300 dậm tây nam Kharismiga, bây giờ là Karshi—According o Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Kasanna, an ancient kingdom 300 miles southwest of Kharismiga, on the Oxus, the present Koorshi or Karshi.

Yết Tra Bố Đảm Na: Kataputana (skt)—Một loại Xú Quỷ (có mùi hôi thúi) hay ngạ quỷ nơi hạ giới—A kind of ill-smelling demon or a preta in the lower region.

Yết Tỳ Ca La: Kalavinka (skt)—Yết Tỳ Già La—Ca Lăng Tần Già—Tên một loài chim—Name of a species of bird.

Yết Tỳ Già La: See Yết Tỳ Ca La.

Yêu:

1)      Cái eo: The waist—Middle.

2)      Thương yêu: To love.

3)      Yêu ma: Spirit—Ghost.

Yêu Ác: Wicked—Cruel.

Yêu Bạch:

1)      Màu trắng (không bị nhuộm): A white, or undyed.

2)      Tang phục: Khăn tăng—Sash worn in mourning.

Yêu Cầu: To request—To require—To ask.

Yêu Chuộng: To esteem—To love.

Yêu Dấu: To love—To cherish.

Yêu Ma: See Yêu (2).

Yêu Mến Tha Nhân: To cherish others.

Yêu Mến Tự Thân: Self-cherishing.

Yêu Quí: Beloved—Dear.

Yêu Sách: To require—To demand.

Yêu Tà: See Yêu (2).

Yêu Thương: Love—Buddha taught: “Love is the only way to destroy hatred. Hatred cannot be defeated with more hatred.

Yêu Y: Cái củng—A skirt—Shorts.

Yếu:

1)      Yếu đuối: Feeble—Weak.

2)      Trọng yếu: Essential—Important—Necessary—Strategic—Need—Want.

Yếu Chỉ: Nghĩa lý hay mục tiêu quan trọng và thiết yếu—The important meaning or aim.

Yếu Diệu: Phật pháp thiết yếu và vi diệu—Essential and mystic nature (of Buddha truth).

Yếu Đạo: See Yếu Lộ.

Yếu Đuối: Frailty—Delicate—Feeble—Weak. 

Yếu Đuối Của Con Người: Human frailty

Yếu Hành: Phương pháp tu tập quan trọng—The essential mode of action, or conduct.

 

Yếu Hèn: To be weakling.

 

Yếu Kém: Weak and frail

 

Yếu Lộ: Yếu Đạo—The essential or strategis way.

 

Yếu Môn: Essential door, or opening.

 

Yếu Ngôn: Important, or essential words.

 

Yếu Ớt: See Yếu (1).

 

Yếu Sức: Weak.

 

Yếu Thế: To be in a bad position.

 

Yếu Tố: Factor—Element.

 

Yếu Tố Tinh Thần: Mental factors

Yếu Tố Vật Chất: Physical factors (elements).

Yếu Văn: Những văn bản trọng yếu—The important text or texts.

Yểu: Ma thuật—Magical—To bewitch.

Yểu Điệu: Graceful.

Yểu Thông: Năng lực biến hình đổi dạng thành cây cỏ hay thú vật—The power to change miraculously into trees and animals.

** For more information, please see Ngũ Thông.

 

---o0o---

 

Mục Lục Tự điển Phật Học Việt-Anh

| A | Ba | Be | Bi | Bo | Bu | Ca | Ch | Co | Cu | D | Đa | Đe | Đi | Đo | Đu |

| E | G | Ha | He | Hi | Ho | Hy | I | K | La | Le | Li | Lo | Lu | Ly |

| Ma | Me | Mi | Mo | Mu, My |Na | Ne | Ng | Nh | Ni | No | Nu |

 | O | Pha | Phe | Phi | Pho | Phu | Q | R | S | Ta | Te |Tha | Thă, Thâ |

| The | Thi | Tho | Thu | Ti | To | Tr | Tu | TyU | V | X | Y|

 

---o0o---

Mục Lục | Việt-Anh | Anh -Việt | Phạn/Pali-Việt | Phụ Lục

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 1-4-2006


Webmaster:quangduc@tpg.com.au

 Trở về Thư Mục Tự Điển

Top of page

Biên tập nội dung: Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp đến ban biên tập qua địa chỉ:
quangduc@tpg.com.au