Vietnamese Section

Quang Duc Homepage

   English Section 

qd.jpg (8936 bytes)

Từ Điển Phật Học


...... ... .

 

TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH

THIỆN PHÚC

 

Mu, My

 

: Blind—Sightless—Eyeless.

Mù Chữ: Illiterate.

Mù Lòa: See Mù.

Mù Quáng: To be blinded.

Mù Tịt: To ignore completely---As blind as a bat.

M:

1)      Midwife.

2)      Old woman.

Mua: To buy—To purchase.

Mua Bán: To buy and sell.

Mua Danh: To buy a false reputation. (honour).

Mua Sầu Chuốc Não: To give oneself a lot of pains.

Mua Thù Chuốc Oán: To incur hatred.

Múa: To dance.

Múa Rìu Qua Mắt Thợ: To brag excessively.

Mùa Đông: Winter.

Mùa Gặt: Harvest—Reaping season.

Mùa Hạ: Summer.

Mùa Thu: Autumn—Fall.

Mùa Xuân: Spring.

Múc: To dip (lade or draw) water.

Mục:

1)      Đề mục: Column—Item—Unmber.

2)      Mụt nát: Rotten—Decayed.

3)      Caksuh (skt)—The eye—The organ of vision.

4)      Chánh: Chief or head.

5)      Chăn: Chăn trâu hay bò—To herd.

6)      Mục Sư: Pastor.  

7)      Thân yêu: Amicable—Friendly.

Mục Chi Lân Đà: Mucilinda or Mahamucilinda (skt)—Mục Lân—Mâu Chân Lân Đà—Mẫu Chân Lân Na—Văn Chân Lân Đà—Ma Ha Mục Chi Lân Đà—Tên của long vương hay vua của loài rồng (nhờ nghe pháp mà giải thoát khỏi kiếp rồng) trụ trong hang của ao Mục Chi Lân Đà, bên cạnh tòa kim cương ở Bồ Đề Đạo Tràng nơi Phật ngồi tĩnh tọa bảy ngày đêm ngay sau khi Ngài thành đạo, chính vị long vương này đã bảo vệ Đức Phật trong khoảng thời gian đó—A naga or dragon king who dwelt in a lake near a hill and cave of this name, near Gaya, where Sakyamuni sat absorbed for seven days after his enlightenment, protected by this nage king. 

Mục Chi Lân Đà Long Trì: A lake where a nage or dragon king dwelt—See Mục Chi Lân Đà. 

Mục Cơ Thù Lạng (Lượng): Khả năng phân biệt nhanh nhẹn, chỉ người nhạy bén—The power of the eye to discern triffling differences—Quick discernment. 

Mục Đa: Mukta (skt).

1)      Giải Thoát: Release—Free.

2)      Châu Bảo: A pearl. 

Mục Đế La: Mukti (skt)—Mục Đắc La—Giải Thoát—Release—Emancipation—The knowledge of experience of liberation—See Giải Thoát.

Mục Đề: See Mộc đề.

Mục Đích: Goal—Objective.

Mục Đích Cao Cả: Lofty objective.

Mục Đích Giải Thoát: A goal of liberation.

Mục Đồng: Herd-man.

Mục Hạ: Before the eyes.

Mục Hạ Vô Nhân: To see no man under one’s eyes—Very proud.

Mục Khư: Mukha (skt).

1)      Miệng: Mouth.

2)      Cửa Ngõ: Opening—Door.

Mục Kích: To witness.

Mục Kiền Liên: See Ma-ha Mục Kiền Liên in Vietnamese-English Section.

Mục Kiền Liên Tư Đế Tu: Maggaliputta Tissa.

·        Theo Mahavamsa, Mục Kiền Liên Tư Đế Tu sinh ra trong một gia đình Bà La Môn, chưa đến 16 tuổi ngài đã tinh thông hết ba kinh Vệ Đà. Tuy nhiên, sau đó ngài được trưởng lão  Siggava hóa độ. Ngài đã đi theo Phật giáo và nhanh chóng đạt đến quả vị A La Hán với đầy đủ mọi phép thần thông. Chính do ảnh hưởng của ngài mà vua A Dục đã cho con trai của mình là Ma Thẩn Đà và con gái là Tăng Già Mật Đa xuất gia tu theo đạo Phật. Sau đó, hai vị nầy đã vượt biển đến Tích Lan để hóa độ cho cả hòn đảo nầy tin theo Phật—Moggaliputta-Tissa was born in a Brahmin family and learned the three Vedas before he was sixteen. He was, however, won over to the new faith by Thera Siggava and very soon attained to Arhatship with all its attendant supernatural powers. It was under his influence that the Emperor made over to the Buddhist Order his son Mahinda and daughter Sanghamitta. Later, these two crossed to Ceylon and converted the whole island to the Buddhist faith.

·        Với việc vua A Dục đi theo đạo Phật, nhiều tu viện nhanh chóng phát triển về mặt vật chất và các tu sĩ có một đời sống đầy đủ dễ chịu hơn. Nhiều nhóm dị giáo đã bị mất nguồn thu nhập nên ngã theo Phật giáo. Tuy nhiên, dù theo đạo Phật, nhưng họ vẫn giữ tín ngưỡng, cách hành trì, cũng như thuyết giảng giáo lý của họ thay vì giáo lý đạo Phật. Điều nầy khiến cho trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu đau buồn vô cùng, nên ông lui về ở ẩn một nơi hẻo lánh trong núi A Phù suốt bảy năm. Số người dị giáo và tu sĩ giả hiệu ngày một đông hơn những tín đồ chân chánh. Kết quả là trong suốt bảy năm chẳng có một tự viện nào tổ chức lễ Bố Tát hay tự tứ. Cộng đồng tu sĩ sùng đạo từ chối không chịu làm lễ nầy với những người dị giáo. Vua A Dục rất lo lắng về sự xao lãng nầy của Tăng chúng nên phải ra lệnh thực hiện lễ Bố Tát. Tuy nhiên, vị đại thần được nhà vua giao phó nhiệm vụ nầy đã gây ra một vụ thảm sát đau lòng. Ông ta hiểu sai mệnh lệnh nhà vua nên đã chặt đầu những tu sĩ không chiu thực hiện lệnh vua. Hay tin nầy, vua rất đau lòng. Ngài đã cho thỉnh trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu về Hoa Thị để thỉnh ý. Sau nhiều lần từ chối không được, trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu phải nhận lời đi đến gặp vua để cố vấn cho nhà vua về vấn đề nầy. Vua hỏi xem mình có mang tội sát hại các tu sĩ do hành động của viên quan đại thần của mình. Trưởng lão trả lời rằng nếu không chủ ý xấu thì không có tội. Như thế mọi thắc mắc trong lòng nhà vua được giải tỏa. Đoạn trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu còn giảng giải cho nhà vua về chánh pháp của Đức Phật trong một tuần lễ. Chính nhờ vậy mà nhà vua thấy được những sai lầm của ngoại đạo cũng như những vị Tăng giả hiệu, nên ngài cho triệu tập Hội Nghị Kết Tập Kinh Điển lần thứ ba: With the conversion of King Asoka, the material prosperity of the monasteries grew by leaps and bounds and the monks lived in ease and comfort. The heretics who had lost their income were attracted by these prospects to enter the Buddhist Order. They continued, however, to adhere to their old faiths and practices and preached their doctrines instead of the doctrines of the Buddha. This caused extreme distress to Thera Moggaliputta-Tissa who retired to a secluded retreat on Mount Ahoganga and stayed there for seven years. The number of heretics and false monks became far larger than that of the true believers. The result was that for seven years no Uposatha or retreat (Pavarana) ceremony was held in any of the monasteries. The community of the faithful monks refused to observed these festivals with the heretics. King Asoka was filled with distress at this failure of the Sangha and sent commands for the observance of the Uposatha. However, a grievous blunder was committed by the Minister who was entrusted with this task. His misunderstood the command and beheaded several monks for their refusal to carry out the King’s order. When this sad news reported to Asoka, he was seized with grief and apologized for this misdeed. He then invited Maggaliputta Tissa to go to Pataliputta to advise the king on this issue. After several unsuccessful attempts, the elder Tissa was prevailed upon to consent to go to Pataliputta. The king asked Tissa whether he was guilty of the murder of the monks through his Minister. The Thera answered that there was no guilt without evil intent. This satisfied the scruples of the King. Then the Elder expounded the holy teachings of the Buddha for a week that helped the king see the misguided beliefs brought to Buddhism by heretics and false monks. Therefore, the king convened the Third Council—See Kết Tập Kinh Điển (III).

Mục Kiến: To see with one’s own eyes.

Mục Liên: See Ma Ha Mục Kiền Liên in Vietnamese-English Section.

Mục Luật Tăng: A wooden pettifogging monk (a rigid formalist).

Mục Lục: Table of content.

Mục Nát: Decayed—Rotten.

Mục Ngưu: Mục đồng hay kẻ chăn trâu—Cowherd.

Mục Súc: Domestic animals.

Mục Sư: Clergyman—Pastor.

Mục Tiêu: Objective—Goal.

Mục Trung Vô Nhân: Contemptuous.

Mục Túc: Ví trí với mắt và hành với chân—Eye and foot—Knowledge and practice—Eyes in the feet.

Mục Túc Tiên: Aksapada (skt)—Vị sáng lập ra phái Nhân Minh Luận—Founder of the Nyaya, or logical school of philosophers. 

Mùi: Smell—Odour.

Mùi Đời: pleasures of life.

Mùi Hôi: Bad smell.

Mùi Khai: Smell of amonia.

Mùi Khét: Smell of burning.

Mùi Thơm: Pleasant smell.

Mùi Thúi: Nasty smell—Bad odour.

Mùi Vị: Taste.

Mũi:

1)      Point—Cape.

2)      Nose.

Mụn:

1)      Acne—Pimple.

2)      Piece—Bit.

3)      Carbuncle (mụn nhọt).

Mùng:

1)      Chinese denotion of the first ten days of the month.

2)      Mosquito-net.

Muối:

1)      Salt.

2)      To pickle—To salt.

Muồi: Ripe—To grow ripe.

Muỗi: Mosquito.

Muội: Ngu muội—Stupid—Fishy—Dark.

Muôn Dân: All the people.

Muôn Phần: Extremely.

Muôn Thuở: Forever—Eternally.

Muôn Vàn: Countless—Inumerable—numberless.

Muốn: To want—To desire—To wish.

Muốn Ăn Ngon: To want to enjoy good food.

Muộn:

1)      Muộn màng: Late—Tardy.

2)      Phiền muộn: Melancholy (sầu muộn)—Depressed—Oppressed—Sad.

Muộn Màng: Late.

Muộn Sầu: See Sầu Muộn.

Muỗng: Spoon.

Mút:

1)      Extremity.

2)      To suck.

Mụt: See Mụn (3).

Mưa: To rain.

Mực Thước: Rule.

Mừng: To rejoice—To congratulate.

Mừng Khấp Khởi: To be full of joy.

Mừng Muốn Khóc: To weep tears of joy.

Mừng Quính: To be excited with joy—To rejoice greatly. 

Mừng Run: To flutter with joy.

Mừng Thầm: To rejoice inwardly.

Mừng Tuổi: To wish a Happy New Year.

Mười Ác Nghiệp: See Thập Ác nghiệp.

Mười Ân Phật: Ten kinds of Buddha’s grace—See Thập Phật Ân.  

Mười Ấn Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, chư đại Bồ Tát có mười ấn. Bồ Tát dùng mười ấn nầy mau thành vô thượng chánh đẳng chánh giác, đầy đủ trí ấn nhứt thiết pháp vô thượng của Như Lai—According to The Flower Adornment Sutra, there are ten kinds of definitive mark of Great Enlightening Beings.  Enlightening Beings who abide by these can quickly achieve supreme perfect enlightenment and become endowed with the mark of Buddhas’ unexcelled knowledge of all truths.

1)      Ấn thứ nhứt—The forst definitive mark:

a.       Biết khổ khổ: Knowing the suffering of pain.

b.      Biết hoại khổ: Knowing the suffering of disintegration. 

c.       Biết hành khổ: Knowing the suffering of transitoriness.

d.      Nhứt tâm chuyên cầu Phật pháp chẳng sanh tâm giải đãi: Single-mindedly seek the way of enlightenment, without becoming lazy.

e.       Thực hành Bồ Tát hạnh không mỏi lười, chẳng kinh sợ: Carry out practices of enlightening beings, unwearied, without fear of apprehension of anxiety.

f.        Chẳng bỏ đại nguyện cầu nhứt thiết trí: Not giving up this great undertaking.

g.       Kiên cố, bất thối, rốt ráo vô thượng Bồ Đề: Seeking omniscience steadfastly, not retreating, ultimately attaining unexcelled, complete perfected enlightenment.

2)      Ấn thứ hai—The second definitive mark: Bồ Tát thấy có chúng sanh ngu si cuồng loạn, hoặc dùng lời ác thô tệ để hủy nhục, hoặc dùng dao gậy ngói đá để làm tổn hại, trọn không vì việc nầy mà bỏ tâm Bồ Tát, chỉ nhẫn nhục nhu hòa chuyên tu Phật pháp, trụ đạo tối thắng, nhập ngôi ly sanh—Seeing that there are sentient beings who are foolish and deluded to the point of madness, reviling, attacking, and injuring one another by words and weapons, do not abandon the attitude of an enlightening being because of these scenes; they just forbear with tolerance and gentility, concentrate on cultivating the way of enlightenment, abide in the supreme Path, and enter the state of detachment. The third definitive mark.

3)      Ấn thứ ba—The third definitive mark: .  Chư Đại Bồ Tát nghe Phật pháp thậm thâm tương ưng với nhứt thiết trí, có thể dùng tự trí thâm tín, nhẫn khả hiểu rõ, xu nhập—When Great Enlightening Beings hear explanation of the most profound teaching of Buddhas relating omniscience, they are able by their own knowledge to deeply believe and accept it, to understand and enter into it.

4)      Ấn thứ tư—The fourth definitve mark: Chư Đại Bồ Tát cũng nghĩ rằng—Great Enlightening Beings also think:

a.       Phát thâm tâm cầu nhứt thiết trí: Having made the profound determination to seek omniscience.

b.      Sẽ thành Phật được vô thượng Bồ Đề: Shall become a Buddha and attain supreme complete perfect enlightenment.

c.       Tất cả chúng sanh lưu chuyển trong thế giới hữu vi, chịu vô lượng khổ; chính vì thế mà chư Bồ Tát cố gắng làm cho họ phát tâm Bồ Đề thâm tín hoan hỷ, siêng tu tinh tấn, kiên cố, bất thối: All sentient beings are flowing in the world of mundane conditions, suffering immeasurable pains; therefore, they try to set their minds on enlightenment, to believe and delight in it, and to cultivate it diligently and steadfastly without regressing.

5)      Ấn thứ năm—The fifth definitive mark:

a.       Biết Như Lai trí vô biên nên chẳng dùng chừng ngằn đo lường: Knowing the knowledge of Buddhas is boundless and do not try to access it in limited terms.

b.      Nghe được vô biên trí Phật từ vô lượng Phật, không thể đánh giá được: Having heard of the boundlessness of Buddhas’ knowledge from innumerable Buddhas, are able to make limited assessments.

c.       Tất cả văn tự thế gian nói ra đều có chừng ngằn, đều chẳng biết được Như Lai trí huệ: Everything written or said in all words has limitations and cannot comprehend the knowledge of Buddhas.

6)      Chư Đại Bồ tát nơi vô thượng Bồ Đề được—In regard to unexcelled, complete perfect enlightenment, Great Enlightening Beings have.

a.       Sự mong muốn tối thắng:Supreme desire.

b.      Sự mong muốn thậm thâm: Profound desire.

c.       Sự mong muốn rộng lớn: Vast desire.

d.      Sự mong muốn vĩ đại: Great desire. 

e.       Nhiều sự mong muốn: Complex desire.

f.        Sự mong muốn không gì hơn: Insuperable desire.

g.       Sự mong muốn vô thượng: Unsurpassed desire. Steadfast desire.

h.       Sự mong muốn kiên cố:Desire that cannot be destroyed by any demons or false teachers or their cohorts.

i.         Sự mong muốn mà chúng ma ngoại đạo và quyến thuộc không phá hoại được:

j.        Sự mong muốn cầu nhứt thiết trí không thối chuyển: Unyielding desire to seek omniscience.

k.      Bồ Tát an trụ trong những sự mong muốn nầy nơi vô thượng Bồ Đề rốt ráo bất thối: Dwelling in such desire, ultimately never turn back from supreme enlightenment.

7)      Ấn thứ bảy—The seventh mark: Bồ Tát thực hành Bồ Tát hạnh chẳng kể thân mạng không gì trở ngại được—Great Enlightening Beings carry out enlightening actions without concern for their own bodies or lives. No one can discourage or frustrate them.

a.       Vì phát tâm xu hướng nhứt thiết trí: Because they proceed with determination toward all-knowledge.

b.      Vì nhứt thiết trí tánh thường hiện tiền: Because the essence of omniscience is always apparent to them.

c.       Vì được tất cả Phật trí quang minh: Because they have the light of knowledge of all Buddhas.

d.      Trọn chẳng bỏ rời Phật Bồ Đề, trọn chẳng rời bỏ thiện tri thức: Never give up on the enlightenment of Buddhas and never abandon the wise.

8)      Ấn thứ tám—The eighth mark: Chư Đại Bồ Tát nếu thấy thiện nam tử thiện nữ nhân xu hướng Đại thừa thời—When Great Enlightening Beings see good men and women aiming for great Vehicle of universal enlightenment.

a.       Tăng trưởng tâm cầu Phật pháp: Foster the growth of their determination to seek Buddhahood.

b.      Khiến họ an trụ tất cả thiện căn: To stabilize all foundations of goodness.

c.       Khiến họ nhiếp thủ tâm nhứt thiết trí: Internalize the determination for omniscience.

d.      Khiến họ bất thối vô thượng Bồ Đề: Never to turn back the quest for supreme enlightenement.

9)    Ấn thứ chín—The ninth definitive mark: 

a.       Great enlightening beings cause all sentient beings to achieve an impartial mind and induce them to cultivate the path of universal knowledge: Bồ Tát làm cho tất cả chúng sanh được tâm bình đẳng, khuyên họ siêng tu đạo nhứt thiết trí.

b.      Dùng tâm đại bi mà vì họ thuyết pháp, khiến họ trọn chẳng thối chuyển nơi vô thượng chánh đẳng chánh giác: They explain the truth to sentient beings compassionately and cause them never turn back on the Path of Enlightenment.

10)  Ấn thứ mười—The tenth definitive mark:

a.       Đại Bồ tát dùng tam thế chư Phật đồng một thiện căn: Great Enlightening Beings have the same foundations of goodness as all Buddhas.

b.      Chẳng dứt chủng tánh của chư Phật, rốt ráo được đến nhứt thiết chủng trí: They perpetuate the seed of Buddhahood and ultimately reach omniscient knowledge.

Mười Ba La Mật Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười Ba La Mật của chư đại Bồ Tát. Mười Ba La Mật Của Chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ tát an trụ trong mười Ba La Mật nầy thì được đầy đủ đại trí Ba La Mật vô thượng của chư Phật—According o the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten transcendent ways possesed by Great Enlightening Beings. Enlightening Beings abide by these principles will attain the supreme transcendent knowledge of the Buddhas.

1)      Thí Ba La Mật, vì xả bỏ tất cả sở hữu: Transcendent giving, relinquishing all they have.

2)      Giới Ba La Mật, vì thanh tịnh Phật giới: Transcendent discipline, keeping the precepts of  Buddhas pure.

3)      Giới Ba La Mật, vì thanh tịnh Phật giới: Transcendent tolerance, abiding in the tolerance and forbearance characteristic of the enlightened.

4)      Tinh tấn Ba La Mật, vì tất cả chỗ làm chẳng thối chuyển: Transcendent vigor, not regressing whatever they do.

5)      Thiền Ba La Mật, vì chỉ tập trung vào một cảnh: Transcendent meditation, focusing their minds on one point.

6)      Bát Nhã Ba La Mật, vì như thật quán sát tất cả chư pháp: Transcendent wisdom, observing all things as they truly are.

7)      Trí Ba La Mật, vì nhập Phật lực: Transcendent knowledge, entering into the powers of Buddhas.

8)      Nguyện Ba La Mật, vì đầy đủ những đại nguyện Phổ Hiền: Transcendent vowing, fulfilling the great vows of Universal Good.

9)      Thần thông Ba La Mật, vì thị hiện tất cả công dụng tự tại: Transcendent spiritual powers, demonstrating all autonomous actions.

10)  Pháp Ba La Mật, vì vào khắp tất cả Phật pháp: Transcendent teaching, penetrating all Buddhas’ teachings.

Mười Ba Tổ Tịnh Độ Trung Hoa: Thirteen Chinese Pure Land patriarchs:

1)      Lỗ Sơn Huệ Viễn: Hui-Yuan (334-416 AD).

2)      Quang Minh Thiện Đạo: Shan Tao (613-681 AD).

3)      Bát Châu Thừa Viễn: Tzu-Min (680-748 AD).

4)      Ngũ Hộ Pháp Chiếu: Fa Chao.

5)      Đại Nham Thiếu Khang: Tsiao-Kang.

6)      Vĩnh Minh Diên Thọ: Yung-Ming Yenshou.

7)      Chiêu Khánh Tĩnh Thường: Tseng-Shang.

8)      Vân Thê Châu Hoằng Liên Trì: Chu Hung Liench’ih (1535-1616 AD).

9)      Trí Húc Ngẫu Ích: Ou-I (1599-1655 AD).

10)  Phổ Nhãn Hành Sách Triệu Lưu: Tsao Liu.

11)  Tiên Lâm Thúc Hiền Tĩnh Am: Tseng-an.

12)  Từ Phúc Tế Tĩnh Triệt Ngộ: Tz’ie-Wu.

13)  Linh Nhan Ấn Quang: Yin Kuang (1861-1940 AD). 

Mười Ba Yếu Tố Của Sự Giác Ngộ: Theo Kinh Hoa Nghiêm, có mười ba yếu tố dẫn đến sự giác ngộ tối thượng—According to the Avatamsaka Sutra, there are thirteen elements of supreme enlightenment.

1)      Tâm đại bi là yếu tố dẫn đầu: A great compassionate heart which is the chief factor of the desire.

2)      Trí siêu việt là yếu tố chỉ đạo: Knowledge born of transcendental wisdom which is the ruling element.

3)      Phương tiện là yếu tố hộ trì: Skilful means which works as a protecting agent.

4)      Thâm tâm là chỗ nương tựa: The deepest heart which gives it a support.

5)      Bồ Đề tâm là kho tàng đồng đẳng với oai lực của Như Lai: The Bodhicitta of the same measure  with the Tathagata-power.

6)      Bồ Đề Tâm có khả năng phân biệt lực và trí của hết thảy chúng sanh: The Bodhicitta endowed with the power to discern the power and intelligence of all beings.

7)      Bồ Đề tâm hướng tới trí vô ngại: The Bodhicitta directed towards the knowledge of non-obstruction.

8)      Bồ Đề tâm tùy thuận với trí tự nhiên: The Bodhicitta in conformity with spontaneous knowledge.

9)      Bồ Đề tâm có thể giáo hóa Phật đạo cho hết thảy chúng sanh tùy thuận với trí siêu việt: The Bodhicitta which is capable of instructing all beings in the truths of Buddhism according to knowledge born of transcendental wisdom.

10)  Bồ Đề tâm trải rộng khắp biên tế của pháp giới rộng lớn như hư không: The Bodhicitta which is extending to the limits of the Dharmadhatu which is as wide as space itself.

11)  Trí huệ nơi quả vị Phật, trí đó thấy hết mọi sự trong không gian và thời gian; cái trí vượt ngoài cảnh giới tương đối và sai biệt vì nó thâm nhập khắp mọi biên tế của vũ trụ và trực nhận cái chân thường trong chớp mắt: The knowledge which belongs to Buddhahood, and which see into everything that is in space and time, the knowledge which goes beyond the realm of relativity and individuation because it penetrates into every corner of the universe and surveys eternity at one glance.

12)  Năng lực ý chí đốn ngã mọi chướng ngại nằm cản trở  đường đi khi nó muốn đạt tới mục đích tối hậu, nó giải thoát tất cả thế gian ra khỏi sự trói buộc của sống và chết: The will-power that knocks down every possible obstruction lying athwart its way when it wishes to reach its ultimate end, which is the deliverance of the whole world from the bondage of birth-and-death.

13)  Đại từ và đại bi song song với trí và lực không ngớt thi thiết phương tiện đem lại an lành cho hết thảy chúng sanh: An all-embracing love or compassion which, in combination with knowledge and will-power, never ceases from devising all means to promote the spiritual welfare of every sentient being.  

Mười Bất Hoại Tín Của Chư Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười bất hoại tín của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được  bất hoại tín đại trí huệ vô thượng của chư Phật—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of indestructible faith of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme indestructible faith of great knowledge of Buddhas.

1)      Bất hoại tín đối với chư Phật: Have indestructible faith in all Buddhas.

2)      Bất hoại tín đối với tất cả Phật pháp: In all Buddhas’ teachings. 

3)      Bất hoại tín đối với tất cả Thánh Tăng: In all wise and holy mendicants. 

4)      Bất hoại tín đối với tất cả Bồ Tát: In all enlightening beings.

5)      Bất hoại tín đối với tất cả thiện tri thức: In all genuine teachers.

6)      Bất hoại tín đối với tất cả chúng sanh: In all sentient beings.

7)      Bất hoại tín đối với đại nguyện của tất cả Bồ Tát: In all great vows of enlightening beings.

8)      Bất hoại tín đối với tất cả Bồ Tát hạnh: In all practices of enlightening beings.

9)      Bất hoại tín đối với sự cung kính cúng dường tất cả chư Phật: In honoring and serving all Buddhas.

10)  Bất hoại tín đối với phương tiện thiện xảo giáo hóa điều phục tất cả chúng sanh của Bồ Tát: In the skillful mystic techniques of enlightening beings.

Mười Bất Khả Tư Nghì Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa nghiêm, Phẩm 38, có mười Bất Khả tư nghì của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong mười pháp Bất Tư Nghì nầy thời được pháp bất tư nghì vô thượng của chư Phật—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of inconceivability of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these will attain the supreme inconceivable qualities of all Buddhas.

1)      Tất cả thiện căn bất tư nghì: All their roots of goodness are inconceivable.

2)      Tất cả thệ nguyện bất tư nghì: All their vows are inconceivable.

3)      Biết tất cả pháp như huyễn bất tư nghì: Their knowledge that all things are like illusions is inconceivable.

4)      Tâm Bồ Đề, tu hạnh Bồ Tát, thiện chẳng mất, không chỗ phân biệt bất tư nghì: Their arousal of aspiration for enlightenment and cultivation of enlightening practice without losing roots of goodness and without arbitrary notions id inconceivable.

5)      Dầu thâm nhập tất cả pháp cũng chẳng lấy diệt độ, vì tất cả nguyện chưa thành mãn, bất tư nghì: Their not grasping extinctionand liberation in spite of having profoundly penetrated all things, because all their vows are not fulfilled, is inconceivable.

6)      Tu Bồ Tát Đạo, thị hiện giáng thân, nhập thai, đản sanh, xuất gia, khổ hạnh, đến đạo tràng, hàng phục chúng ma, thành tối chánh giác, chuyển chánh pháp luân, nhập đại Niết Bàn, thần biến tự tại, không thôi nghỉ, chẳng bỏ bi nguyện cứu hộ chúng sanh, bất tư nghì: They cultivate the Path of Enlightening Beings and manifest the appearances of incarnation, birth, leaving home, austere practices, going to the site of enlightenment, conquering demons, achieving supreme enlightenment, teaching and passing away, their spiritual transformation free, unceasing, not abandoning their vow of compassion, saving and protecting sentient beings, all of this is inconceivable.

7)      Dầu hay thị hiện thập lực thần biến tự tại của Như Lai mà chẳng bỏ tâm khắp pháp giới giáo hóa chúng sanh, bất tư nghì: Though they are able to manifest the ten powers of Buddhas and their freedom of mystical projection, yet they do not give the mind equal to the cosmos, and teach sentient beings, this is inconceivable.

8)      Biết tất cả các pháp vô tướng là tướng, tướng là vô tướng, vô phân biệt là phân biệt, phân biệt là vô phân biệt, phi hữu là hữu, hữu là phi hữu, vô tác là tác, tác là vô tác, phi thuyết là thuyết, thuyết là phi thuyết, bất tư nghì: They know that in all things signlessness is their sign, their signs are signless, nondiscrimination is discrimination, discrimination is nondiscrimination, nonexistence is existence, existence is nonexistence, inaction is action, action is inaction, nonexplanation is explanation, explanation is nonexplanation, , this is inconceivable.

9)      Biết tâm cùng Bồ Đề không khác, biết Bồ Đề cùng tâm không khác, Biết tâm và Bồ Đề cùng chúng sanh không sai khác. Cũng chẳng sanh tâm điên đảo, tưởng điên đảo, kiến điên đảo bất tư nghì: They know their mind is equal to enlightenment, they know enlightenment is equal to mind, they know mind and enlightenment are equal to sentient beings, yet they do not give rise to confusion of mind, confusion of thoughts, or confusions of views, this is inconceivable.

10)  Ở trong mỗi niệm nhập diệt tận định, sạch hết tất cả hữu lậu, mà chẳng chứng thực tế, cũng chẳng hết thiện căn hữu lậu. Dầu biết tất cả pháp vô lậu, mà biết lậu tận cũng biết lậu diệt. Dầu biết Phật pháp tức thế gian pháp, thế gian pháp tức Phật pháp, mà chẳng ở trong Phật pháp phân biệt thế gian pháp, chẳng ở trong thế gian pháp phân biệt Phật pháp. Tất cả pháp đều nhập pháp giới vì vô sở nhập. Biết tất cả pháp đều không hai vì không biến đổi: From the moment to moment they enter absorption in extinction and exhaust all contamination, yet they do not experience ultimate reality and do not end roots of goodness with contamination; though they know all things are free from contamination, yet they know the end and extinction of contaminations; though they know the principles of Buddhas are identical to the things of the world, and the things of the world are identical to the principles of Buddhas, yet they do not form notions of worldly things within the principles of Buddhas, and do not form notions of principles of Buddhas in the things of the world. All things enter the realm of reality because there is nothing entered; they know all things are nondual because there is no change.

Mười Bất Không Mà Chư Đại Bồ Tát Đạt Được Khi Chứng Quang Minh Tạng Trí: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 27—Thập Định, có mười thứ bất không mà chư đại Bồ Tát đạt được khi chứng Quang Minh Tạng Trí—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 27, there are ten kinds of fruitfulness Great Enlightening Beings attain when they realize the treasury of light of knowledge:

1)      Kiến bất không, vì làm cho chúng sanh phát triển thiện căn: Fruitful seeing, because of causing sentient beings to develop roots of goodness.

2)      Văn bất không, vì làm cho chúng sanh được thành thục: Fruitful hearing, causing sentient beings to gain maturity.

3)      Đồng trụ bất không, vì làm cho tâm chúng sanh được điều phục: Fruitful association, causing sentient beings’ minds to be pacified.

4)      Phát khởi bất không, vì làm cho chúng sanh thực hành đúng như lời nói, thông đạt tất cả pháp nghĩa: Fruitful aspiration, causing sentient beings to do as they say and master the meanings of all the teachings.

5)      Hạnh bất không, vì làm cho vô biên thế giới đều thanh tịnh: Fruitful action, causing boundless worlds to be purified.

6)      Thân cận bất không, vì ở chỗ vô lượng chư Phật dứt nghi cho vô lượng chúng sanh: Fruitful companionship, cutting off countless beings’ doubts in the presence of the Buddhas of countless worlds.

7)      Nguyện bất không, vì theo sở niệm của chúng sanh khiến làm việc cúng dường thù thắng thành tựu các nguyện: Fruitful vows, causing whatever sentient beings are thougth of to make excellent offerings and accomplish undertakings.

8)      Thiện xảo pháp bất không, vì làm cho tất cả có thể trụ nơi trí thanh tịnh giải thoát vô ngại: Fruitful skillful methods, causing all to be able to abide in pure knowledge of unobstructed liberation.

9)      Mưa pháp vũ bất không, vì nơi vô lượng căn tánh của chúng sanh, phương tiện khai thị hạnh nhứt thiết trí khiến trụ Phật đạo: Fruitful showering of the rain of Teaching, expediently revealing the practice of universal knowledge to countless beings of various faculties and causing them to abide in the path of Buddhahood.

10)  Xuất hiện bất không, vì hiện vô biên tướng, làm cho tất cả chúng sanh đều được soi sáng: Fruitful appearance, manifesting boundless forms, causing all sentient beings to be bathed in illumination.

Mười Bất Phóng Dật:  Mười điều bất phóng dật (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 18)—Ten kinds of nonindulgence (The Flower Adornment Sutra—Chapter 18). When enlightening beings persist in nonindulgence, they attain ten kinds of purity (See Ten kinds of purity A).

1)      Giữ gìn giới cấm:To keep the behavioral precepts.

2)      Xa lìa ngu si, tâm Bồ Đề thanh tịnh: To abandon folly and purify the will for enlightenment.

3)      Lòng thích ngay thẳng, chối bỏ dua nịnh: Straightforwardness and reject flattery and deception.

4)      Siêng tu căn lành không thối chuyển: To earnestly cultivate virtues without regressing.

5)      Luôn khéo tư duy tâm mình đã phát nguyện: To continually reflect on one’s aspiration.

6)      Chẳng thích gần gủi phàm phu, dù tại gia hay xuất gia: Not to enjoy association with ordinary people, whether they be householders or monks.

7)      Tu những nghiệp lành mà chẳng mong cầu quả báo thế gian: To do good deeds without hoping for worldly rewards.

8)      Lìa hẳn nhị thừa mà tu theo Bồ Tát hạnh: To forever leave lesser vehicles and practice the Path of Enlightening Beings.

9)      Thích tu tập điều lành, chẳng để đoạn tuyệt: To gladly practice what is good, not letting goodness be cut off.

10)  Luôn khéo quán sát sức tương tục của mình: To always examine one’s own perseverance.

Mười Bất Thiện Nghiệp Đạo: Akusala-kammapathi (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có mười Bất Thiện Nghiệp Đạo—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are ten unwholesome courses of action.

1)      Sát Sanh: Taking life.

2)      Trộm Cắp: Taking what is not given.

3)      Tà Dâm: Sexual misconduct.

4)      Vọng Ngôn: Lying speech.

5)      Lưỡng Thiệt: Slandering.

6)      Ác Khẩu: Rude speech.

7)      Ỷ Ngữ: Idle chatter.

8)      Tham: Greed.

9)      Sân: Hatred or Malevolence.

10)  Si Mê hay Tà Kiến: Ignorance or Wrong views.

Mười Biến Nhập Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười pháp biến nhập của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được pháp biến nhập đại trí vô thượng của Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of universal entry of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme door of liberation of Buddhas.

1)      Vào khắp chúng sanh: Universal entry among sentient beings.

2)      Vào khắp quốc độ: Universal entry into lands.

3)      Vào khắp các loại hình tướng của thế gian: Universal entry into various features of worlds.

4)      Vào khắp hỏa tai: Universal entry into fires.

5)      Vào khắp thủy tai: Universal entry into floods.

6)      Vào khắp Phật: Universal entry into Buddhahood.

7)      Vào khắp trang nghiêm: Universal entry into arrays of adornments.

8)      Vào khắp thân vô biên công đức của Như Lai: Universal entry into the embodiments of boundless virtues of Buddhas.

9)      Vào khắp tất cả sự thuyết pháp: Universal entry into all kinds of explanations of truth.

10)  Vào khắp những sự cúng dường tất cả Như Lai: Universal entry into all kinds of offerings to Buddhas.

Mười Biến Xứ: Kasinayata-nani (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có mười Biến Xứ. According to the Sangiti-Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are ten objects for the attainment of absorption.

1)      Địa Biến Xứ: Earth-Kasina.

2)      Thủy Biến Xứ: Water-Kasina.

3)      Hỏa Biến Xứ: Fire-Kasina.

4)      Phong Biến Xứ: Wind-Kasina.

5)      Thanh Sắc Biến Xứ: Blue Kasina.

6)      Hoàng sắc Biến Xứ: Yellow Kasina.

7)      Xích Sắc Biến Xứ: Red Kasina.

8)      Bạch Sắc Biến Xứ: White Kasina.

9)      Hư Không Biến Xứ: Space Kasina.

10)  Thức Biến Xứ (trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng): Consciousness Kasina (above, below, on all sides, individed, unbounded).

Mười Biện Tài Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười thứ biện tài của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trong trong pháp nầy có thể đạt được biện tài xảo diệu vô thượng của chư Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, there are ten kinds of intellectual power of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain supremely skillful intellectual powers of Buddhas.

1)      Biện tài vô phân biệt nơi tất cả các pháp: The intellectual power of not arbitrarily discriminating among things.

2)      Biện tài vô sở tác nơi tất cả các pháp: The intellectual power of not fabricating anything.

3)      Biện tài vô sở trước nơi tất cả các pháp: The intellecual power of not being attached to anything.

4)      Biện tài thấu rõ tánh không nơi tất cả các pháp: The intellectual power of realizing emptiness.

5)      Biện tài không u tối nghi hoặc nơi tất cả các pháp: The intellectual power of freedom from the darkness of doubt.

6)      Biện tài Phật gia bị nơi tất cả các pháp: The intellectual power of receiving support from Buddha in all things.

7)      Biện tài tự giác ngộ nơi tất cả các pháp: The intellectual power of spontaneous awareness of all truth.

8)      Biện tài văn cú sai biệt thiện xảo nơi tất cả các pháp: The intellectual power of skill in differentiation of expressions of all truths.

9)      Biện tài chơn thật nơi tất cả các pháp: The intellectual power of truthfully explaining all things.

10)  Biện tài tùy theo của tất cả chúng sanh làm cho họ hoan hỷ: The intellectual power of gladdening all sentient beings according to their mentalities.

Mười Bình Đẳng Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười thứ bình đẳng của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ pháp nầy thời được pháp vô thượng bình đẳng của chư Phật—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of impartiality possessed by Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these principles will attain the supreme impartiality of Buddhas.

1)      Nơi tất cả chúng sanh bình đẳng: Impartiality toward all sentient beings.

2)      Nơi tất cả pháp bình đẳng: Impartiality toward all things.

3)      Tất cả cõi bình đẳng: Impartiality toward all lands.

4)      Tất cả thâm tâm bình đẳng: Impartiality toward all determinations.

5)      Tất cả thiện căn bình đẳng: Impartiality toward all roots of goodness.

6)      Tất cả Bồ Tát bình đẳng: Impartiality toward all enlightening beings.

7)      Tất cả nguyện bình đẳng: Impartiality toward all vows.

8)      . Tất cả Ba La Mật bình đẳng: Impartiality toward all transcendence

9)      Tất cả hạnh bình đẳng: Impartiality toward all practices.

10)  Tất cả Phật bình đẳng: Impartiality toward all Buddhas.

Mười Bồ Tát Địa: Ten stages of a Mahayana Bodhisattva—See Thập Địa Bồ Tát Đại Thừa.

Mười Bốn Điều Không Thể Thuyết Minh Được: Fourteen inexpressible things—See Im Lặng Cao Quí.  

Mười Bốn Loại Cúng Dường: Theo Trung Bộ, Kinh Phân Biệt Cúng Dường, có mười bốn loại cúng dường phân loại theo hạng người—According to The Middle Length Discourses of the Buddha, Dakkhinavibhanga Sutra, there are fourteen kinds of personal offering.

1)      Cúng dường cho các Đức Như Lai, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Chánh Giác: One gives offering to the Tathagata, accomplished and fully enlightened.

2)      Cúng dường cho các vị Độc Giác Phật: One gives offering to a pratyeka-buddha. 

3)      Cúng dường cho các bậc đệ tử A La Hán của Phật: One gives offering to an arahant disciple of the Tathagata.

4)      Cúng dường cho các vị đang trên đường chứng quả A La Hán: One gives offering to one who has entered upon the way to the realisation of the fruit of Arahanship.

5)      Cúng dường cho các vị chứng quả Bất Lai: One gives offering to to a Non-Returner.

6)      Cúng dường cho các vị đang trên đường chứng quả Bất Lai: One gives offering to one who has entered upon the way to the realisation of the fruit of Non-Returner.

7)      Cúng dường cho các vị chứng quả Nhất Lai: One gives offering to a Once-Returner.

8)      Cúng dường cho các vị đang trên đường chứng quả Nhất Lai: One gives offering to one who has entered upon the way to realization of the fruit of Once-Returner.  

9)      Cúng dường cho các vị chứng quả Dự Lưu: One gives offering to a Stream-Enterer.

10)  Cúng dường cho các vị đang trên đường chứng quả Dự Lưu: One gives offering to one who has entered upon the way to the realisation of the fruit of stream-entry.

11)  Cúng dường cho các vị ngoại học đã ly tham trong các dục vọng: One gives offering to one outside who is free from lust for sensual pleasures.

12)  Cúng dường cho những phàm phu gìn giữ giới luật: One gives offering to a virtuous ordinary person.

13)  Cúng dường cho nhũng vị phàm phu theo ác giới: One gives offering to an immoral ordinary person.

14)  Cúng dường cho các loại bàng sanh: One gives offering to an animal.  

Mười Bốn Loại Sắc: Thập Tứ Sắc—Fourteen kinds of rupa—See Sắc (D).

Muời Bốn Phép Vô Úy: Fourteen Fearlessnesses—See Thập Tứ Vô Úy.

Mười Bốn Tâm Sở Bất Thiện: Theo Vi Diệu Pháp, có mười bốn tâm sở bất thiện—According to The Abhidharma, there are fourteen unwholesome factors.

1)      Si: Moho (p)—Delusion—Ignorance—Si hay moha đồng nghĩa với vô minh. Bản chất của nó là làm cho tinh thần chúng ta mù quáng hay chẳng biết gì. Nhiện vụ của nó là làm cho chúng ta không thấu suốt được bản chất thật của sự vật. Nó hiện đến khi chúng ta không có chánh kiến. Nó chính là gốc rễ của tất cả những nghiệp bất thiện—Delusion or moha is a synonym for avijja, ignorance. Its characteristic is mental blindness or unknowing. Its function is non-penetration, or concealment of the real nature of the object. It is manifested as the absence of right understanding or as mental darkness. Its proximate cause is unwise attention. It should be seen as the root of all that is unwholesome.

2)      Vô Tàm: Ahirikam (p)—Shamelessness—Tự mình không biết xấu hổ khi thân làm việc xằng bậy, khi khẩu nói chuyện xằng bậy—Shamelessness is the absence of disgust at bodily and verbal misconduct.

3)      Vô Quý: Anottappam (p)—Vô quý là không biết hổ thẹn với người khi thân khẩu làm và nói chuyện xằng bậy. Vô quý xãy ra khi chúng ta thiếu tự trọng chính mình và thiếu kính trọng người—Fearlessness of wrong doing, or moral recklessness is the absence of dread on account of bodily and verbal misconduct. This happens due to lack of respect for self and others.

4)      Phóng Dật: Uddhaccam (p)—Restlessness—Unrestrained—Loose—Distracted—Agitation. Đặc tánh của phóng dật là không tỉnh lặng hay không thúc liễm thân tâm, như mặt nước bị gió lay động. Nhiệm vụ của phóng dật là làm cho tâm buông lung, như gió thổi phướn động. Nguyên nhân gần đưa tới bất phóng dật là vì tâm thiếu sự chăm chú khôn ngoan—It has the characteristic of disquietude, like water whipped up by the wind. Its function is to make the mind unsteady, as wind makes the banner ripple. It is manifested as turmoil. Its proximate cause is unwise attention to mental disquiet.

5)      Tham: Lobho (p)—Tham là căn bất thiện đầu tiên che đậy lòng tham tự kỷ, sự ao ước, luyến ái và chấp trước. Tánh của nó là bàm víu vào một sự vật nào đó hay tham lam đắm nhiễm những gì nó ưa thích. Nghiệp dụng của nó là sự bám chặt, như thịt bám chặt vào chảo. Nó hiện lên áp chế khi chúng ta không chịu buông bỏ. Nguyên nhân gần đưa đến tham là vì chúng ta chỉ thấy sự hưởng thụ trong sự việc—Greed, the first unwholesome root, covers all degrees of selfish desire, longing, attachment, and clinging. Its characteristic is grasping an object. Its function is sticking, as meat sticks to a hot pan. It is manifested as not giving up. Its proximate cause is seeing enjoyment in things that lead to bondage.

6)      Tà Kiến: Ditthi (p)—Wrong view—Tà kiến là thấy sự vật một cách sai lầm. Tánh và nghiệp dụng của nó là giải thích sai lầm mà cho là trúng. Nguyên nhân gần của nó là không chịu tin theo tứ diệu đế—False view means seeing wrongly. Its characteristic is unwise or unjustified interpretation or belief. Its function is to preassume. It is manifested as a wrong interpretation or belief. Its proximate cause is unwillingness to see the noble ones.

7)      Ngã Mạn: Mano (p)—Conceit—Pride. Tánh của tâm sở nầy là cao ngạo, ỷ tài ỷ thế của mình mà khinh dễ hay ngạo mạn người. Nó được coi như là tánh điên rồ—Conceit has the characteristic of haughtiness. Its function is self-exaltation. It is manifested as vainglory. Its proximate cause is greed disassociated from views. It should be regarded as madness.

8)      Sân: Doso (p)—Hatred—Ill-will—Tánh của tâm sở nầy là ghét hay không ưa những cảnh trái nghịch. Nghiệp dụng của nó là tự bành trướng và đốt cháy thân tâm của chính nó—Doso, the second unwholesome root, comprises all kinds and degrees of aversion, ill-will, anger, irritation, annoyance, and animosity. Its characteristic is ferosity. Its function is to spread, or burn up its own support, i.e. the mind and body in which it arises. It is manifested as persecuting, and its proximate cause is a ground for annoyance.  

9)      Tật Đố hay Ganh Tỵ: Issa (p)—Envy—Tánh của tật đố hay ganh tỵ là ganh ghét đố kỵ những gì mà người ta hơn mình hay sự thành công của người khác. Nguyên nhân đưa đến tật đố là không muốn thấy sự thành công của người khác—Envy has the characteristic of being jalous of other’s success. Its function is to be dissatisfied with other’s success. It is manifested as aversion towards that. Its proximate cause is other’s success. 

10)  Xan Tham: Macchariyam (p)—Avarice—Tánh của xan tham hay bỏn xẻn là muốn che dấu sự thành công hay thịnh vượng của mình vì không muốn chia xẻ với người khác—The characteristic of avarice or stinginess is concealing one’s own success when it has been or can be obtained. Its function is not to bear sharing these with others. It is manifested as shrinking away from sharing and as meanness or sour feeling . Its proximate cause is one’s own sucess.

11)  Lo Âu: Kukkuccam (p)—Lo âu khi làm điều sai phạm —Worry or remorse after having done wrong. Its characteristic is subsequent regret. Its function is to sorrow over what has or what has not been done. It is manifested as remorse.

12)  Hôn Trầm: Thinam (p)—Tánh của hôn trầm là làm cho tâm trí mờ mịt không sáng suốt—Sloth is sluggishness or dullness of mind. Its characteristic is lack of driving power. Its function is to dispel energy. It is manifested as the sinking of the mind. Its proximate cause is unwise attention to boredom, drowsiness, etc. Sloth is identified as sickness of consciousness or cittagelanna. 

13)  Thụy Miên: Middham (p)—Tánh của thụy miên là buồn ngủ hay gục gật làm cho tâm trí mờ mịt không thể quán tưởng được—Torpor is the morbid state of the mental factors. Its characteristic is unwieldiness. Its function is to smother. It is manifested as drooping, or as nodding and sleepiness.  Sloth and torpor always occur in conjunction, and are opposed to energy. Torpor is identified as sickness of the mental factors or kayagelanna.

14)  Hoài Nghi: Vicikiccha (p)—Doubt—Hoài nghi có nghĩa là hoài nghi về mặt tinh thần. Theo quan điểm Phật giáo thì hoài nghi là thiếu khả năng tin tưởng nơi Phật, Pháp, Tăng—Doubt signifies spiritual doubt, from a Buddhist perspective the inability to place confidence in the Buddha, the Dharma, the Sangha, and the training.   

Mười Bổn Phận Của Một Phật Tử: Ten duties of a Buddhist—Theo Kinh Thi Ca La Việt, một Phật tử phải chu toàn mười bổn phận quan yếu đối với gia đình và xã hội—According to the Sigalaka Sutra, a Buddhist must perform the following ten duties toward his family and society.

1)      Cha mẹ đối với con cái—Duties of parents toward children:

a)      Cha mẹ phải khuyên con cái giữ đạo hạnh Phật, tạo bầu không khí thân mật giữa các con các cháu, gần gũi bạn bè tốt, nhắc nhở cần mẫn học hành, hướng dẫn tìm vợ chồng cho vừa đôi đúng lứa và bàn thảo chung công việc gia đình—Parents should advise children to maintain Buddhist behavior, create an intimate atmosphere among children and grandchildren, and frequent loyal friends, encourage them in their study and guide them in the choice of a suitable husband or wife.

b)      Trong Kinh Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy: “Này gia chủ tử, cha mẹ có lòng thương tưởng đến con theo năm cách—In the Sigalaka Sutra, the Buddha taught: “Oh son of Sigalaka, there are five ways in which the parents should treat their children.”

·        Ngăn chận con làm điều ác: They will restrain him from evil.

·        Khuyến khích con làm điều thiện: They will support him in doing good.

·        Dạy con nghề nghiệp: They will teach him some skill.

·        Cưới vợ xứng đáng cho con: They will find him a suitable wife.

·        Đúng thời trao của thừa tự cho con: In due time, they will hand over his inheritance to him.

2)      Con đối với cha mẹ—Duties of children toward parents:

a)      Con cái phải hết lòng hiếu kính với cha mẹ, phải giữ danh dự gia đình, gánh vác công việc nhọc nhằn, săn sóc cha mẹ khi ốm đau hơn là khóc thương, cúng giỗ linh đình, đặt vòng hoa trên mộ người đã khuất; không nên theo vợ con  mà bỏ rơi cha mẹ, con mà bất hiếu với cha mẹ thì không còn một việc xấu xa nào mà không làm được—Children should be respectful toward their parents, preserve the honors of the family, assume full charge of heavy, strenuous works, and nurse their parents when they become sick rather than letting them to die and afterward crying frantically, laying a big wreath at their tomb or celebrating sumptuous death anniversaries. They should not listen to their wives’ opinion to abandon their own parents, because it is too bad to be undutiful toward them.

b)      Theo Kinh Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy: “Này gia chủ tử, có năm trường hợp, người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương Đông”—According to the Sigalaka Sutra, the Buddha taught: “There are five ways in which a son should minister to his mother and father as the Eastern direction.”

·        Được nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ: He should think having been supported by them, I will support them.

·        Tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ: I will perform their duties for them.

·        Tôi sẽ gìn giữ gia đình và truyền thống: I will keep up the family tradition.

·        Tôi bảo vệ tài sản thừa tự: I will be worthy of my heritage.

·        Tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời: After my parents’ deaths, I will distribute gifts on the their behalf.

3)      Chồng đối với vợ—Duties of the husband toward his wife:

a)      Chồng đối với vợ phải tương kính, phải là người cột trụ có tinh thần trách nhiệm cao độ, gánh vác những việc nặng nề khó khăn, không to tiếng nặng lời, cư xử nghiêm túc, ăn uống đơn giản, không keo bẩn, không ngoại tình, và tin vợ những công việc nhà—Being the pillar of the family, the husband must be closely related to his wife and both must develop mutual affection. He should have a great sense of responsibility, take charge of difficult work, and know how to deal correctly with others. He should lead a sober life and should not be stingy, nor commit fornication.

b)      Trong Kinh Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy: “Này gia chủ tử, có năm cách, người chồng phải đối xử với vợ như phương Tây.”—In the Sigalaka Sutra, the Buddha taught: Oh son of Sigalaka, there are five ways in which a husband should minister to his wife as the Western direction.”:

·        Kính trọng vợ: By honouring her. 

·        Không bất kính đối với vợ: By not disparaging her.

·        Trung thành với vợ: By not being unfaithful to her.

·        Giao quyền hành cho vợ: By giving authority to her.

·        Sắm đồ nữ trang cho vợ: By providing her with adornments.

4)      Vợ đối với chồng—Duties of the wife toward her husband:

a)      Vợ đối với chồng phải kính nể, dịu dàng, chân thật, không đôi co, nhà cửa gọn gàng, chi tiêu cần kiệm, giữ gìn tiết hạnh, bảo vệ gia phong, giáo dục con cái, là hiền mẫu của con cái, vui vẻ với bà con quyến thuộc, và bạn bè—The wife must respect her husband, be sweet, sincere, economical, and faithful. She must protect her family customs and habits, and be good mannered toward her children and amiable toward relatives and friends.

b)      Trong Kinh Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy: “Này gia chủ tử, được chồng đối xử như phương Tây theo năm cách như vậy, người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách.”—In the Sigalaka Sutra, the Buddha taught: “Oh son of Sigalaka, there are five ways in which a wife, thus ministered to by her husband as the Western direction.” 

·        Thi hành tốt đẹp bổn phận của mình: By properly organising her work.

·        Khéo tiếp đón bà con: By being kind to the relatives.

·        Trung thành với chồng: By not being unfaithful.

·        Khéo gìn giữ tài sản của chồng: By protecting husband’s property.

·        Khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc: By being skilful and diligent in all she has to do.

c)       Này gia chủ tử, người vợ được người chồng đối xử như phương Tây theo năm cách và người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách. Như vậy phương Tây được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi: In this way the Western direction is covered, making it at peace and free from fear.

5)      Đối với anh chị em, bà con, thân thích, và láng giềng—Duties of the head of the family toward relatives, kinfolk and neighbors: Thương yêu và hòa thuận với anh chị em, biết làm điều lợi ích chung cho gia đình, xã hội, tránh sự ganh tỵ, óc đố kỵ, gây chia rẽ làm không khí gia đình thiếu đầm ấm an vui. Giúp đỡ thân thích  nghèo, kẻ đau yếu, người nạn tai tật nguyền, không cố chấp giận hờn dù có ý kiến bất đồng, tránh dữ làm lành, cần giao thiệp hòa nhã với láng giềng, nhờ cậy nhau lúc tắt lửa tối đèn—He must get along with brothers and sisters and relatives, be useful to his family, and society, and shun jealousy. He must not sow division among family and members and must help his poor, sick, disabled kinfolk. He should not be unforgiving or angry against others. He must be courteous toward neighbors who would help him in case of an emergency.

6)      Thầy đối với trò—Duties of the teacher toward his students:

a)      Thầy phải hết lòng dạy dỗ, chăm sóc trò sao cho tăng tiến cả phần trí dục cũng như đức dục; phải để ý giảng dạy những điều mà trò chưa lãnh hội đầy đủ; phải luôn luôn cởi mở, rộng rãi, lắng nghe những khó khăn mà trò gặp phải—The teacher is devoted to his students by explaining carefully what they do not understand yet, being overt and paying sharp attention wo what they say.

b)      Theo Kinh Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy: “Này gia chủ tử, các bậc sư trưởng có lòng thương tưởng đến các đệ tử theo năm cách—In The Sigalaka Sutra, the Buddha taught: “Oh son of Sigalaka, there are five ways in which their teachers care for their students.” 

·        Huấn luyện đệ tử những gì mình đã được khéo huấn luyện: They will give thorough instruction.

·        Dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì: Make sure they have grasped what they should have duly grasped.

·        Dạy cho thuần thục các nghề nghiệp: Given them a thorough grounding in all skills.

·        Khen đệ tử với các bạn bè quen thuộc: Recommend them to their friends and colleagues.

·        Bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt: Provide them with security in all directions.

c)      Này gia chủ tử, như vậy là bậc sư trưởng được đệ tử  phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách và sư trưởng có lòng thương tưởng đến đệ tử theo năm cách. Như vậy phương Nam được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi: In this way the Southern direction is covered, making it at peace and free from fear.

7)      Trò đối với thầy—Duties of the students to their teacher:

a)      Trò phải kính mến thầy như cha mẹ, vâng lời thầy dạy, siêng năng học tập, giúp đỡ thăm nom thầy khi ốm đau hoặc hoạn nạn—Student should respect their teacher as they do toward their parents. They must obey, help him in case of illness and be diligent in their study.

b)      Này gia chủ tử, có năm cách, đệ tử phụng dưỡng các bậc sư trưởng như phương Nam—There are five ways in which pupils should minister to their teachers as the Southern direction:

·        Đứng dậy để chào: By rising to greet them.

·        Hầu hạ thầy: By serving them.

·        Hăng hái học tập: By being attentive. 

·        Tự phục vụ thầy: By waiting on them.

·        Chú tâm học hỏi nghề nghiệp: By mastering the skills they teach.

8)      Chủ đối với công nhân—Duties of employer toward employee:

a)      Chủ phải chăm sóc sức khỏe người làm, công bình mà phân công việc, trả lương thích đáng. Nếu người làm phạm lỗi, phải xét do cố ý hay vô tình mà thưởng phạt; khi họ tích cực làm việc đưa đến lợi lộc thêm phải thưởng đúng mức, không keo kiệt—The employer must take care of his employees’ health. He must be impartial when distributing services to them and pay them their due salary. If the employee makes a mistake, he must carefully examine if it is done voluntarily or involuntarily before inflicting any punishment. In case of a reward, it should be relevant to the gains he has gotten.  

b)      Trong Kinh Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy: “Này gia chủ tử, có năm cách một vị Thánh chủ nhân đối xử với hạng nô bộc như phương Dưới.”—In the Sigalaka Sutra, the Buddha taught: “Oh son of Sigalaka, there are five ways in which a master should minister to his servants and work people as the Nadir direction.”

·        Giao công việc đúng theo sức của họ: By arranging their work according to their strength.

·        Lo cho họ ăn uống và tiền lương: By supplying them with food and wages.

·        Điều trị cho họ khi bệnh hoạn: By looking after them when they are ill.

·        Chia xẻ các mỹ vị đặc biệt cho họ: By sharing special delicacies with them.

·        Thỉnh thoảng cho họ nghỉ phép: By letting them off work at the right time.

9)      Công nhân đối với chủ—Duties of employees toward their employer:

a)      Người làm phải cố gắng phục vụ sao cho công việc được tốt hơn; phải chuyên cần, lương thiện, không làm hư hao, phí tổn và không nên chỉ trích hay nói lén, nói xấu chủ nhân với người ngoài—Employees should do their best to improve their output. They must be diligent and honest. They should not waste raw material, criticize or bite back their employer with others.

b)      Trong Kinh Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy: “Này gia chủ tử, các hàng nô bộc được Thánh chủ nhân đối xử như phương Dưới với năm cách kia, có lòng thương đối với vị chủ nhân theo năm cách như sau.”—In the Sigalaka Sutra, the Buddha taught: “Oh son of Sigalaka, there are five ways in which servants and workpeople, thus ministered to by their master as the Nadir.”

·        Dậy trước khi chủ thức dậy: They will get up before him.

·        Đi ngủ sau khi chủ đi ngủ: They will go to bed after him.

·        Tự bằng lòng với các vật đã cho: Take only what they are given.

·        Khéo làm các công việc: Do their work properly.

·        Đem lại danh tiếng tốt đẹp cho chủ: Be bearer of his praise and good repute.

c)      Này gia chủ tử, các hàng nô bộc được các vị Thánh chủ nhân  đối xử như phương Dưới với năm cách, họ cũng có lòng thương đối với Thánh chủ nhân theo năm cách. Như vậy phương Dưới được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi: In this way the Nadir is covered, making it at peace and free from fear.

10)  Đối với Tăng Ni và các thành viên của tôn giáo khác—Duties of Buddhist adepts toward monks, nuns, and members of other religions:

(A)  Đối với chư Tăng Ni—Duties of Buddhist adepts toward monks and nuns:

a)      Đối với Tăng Ni phải cung kính vâng lời, thành thật và chăm chỉ nghe lời giảng dạy của các thầy; cần học hành để mỗi ngày thêm tinh tiến—They should be deferential, obedient and sincere toward their master and listen carefully to the explanations of the latter. They should read and try to understand the Buddha’s teachings in order to make spiritual progress.

b)      Trong Kinh Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy: “Phương Trên cần được hiểu là Sa Môn, Bà La Môn. Này gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với các vị Sa Môn, Bà La Môn như phương Trên.”—In the Sigalaka Sutra, the Buddha taught: “The Zenith denotes ascetics and Brahmins. Oh son of Sigalaka, there are five ways  in which a man should minister to ascetics and Brahmins as the Zenith.”

·        Có lòng từ trong hành động về thân: By kindness in bodily deed.

·        Có lòng từ trong hành động về khẩu: By kindness in speech.

·        Có lòng từ trong hành động về ý: By kindness in thought.

·        Mở rộng cửa để đón các vị ấy: By keeping open house for them.

·        Cúng dường các vị ấy các vật dụng cần thiết: By supplying their bodily needs.

(B)  Chư Tăng Ni đối với Phật tử tại gia—Duties of monks and nuns toward lay people:

a)      Này gia chủ tử, các vị Sa Môn, Bà La Môn được vị thiện nam tử đối xử như phương Trên theo năm cách như vậy, cũng có lòng thương vị thiện nam tử theo năm cách sau đây—The ascetics and Brahmins, thus ministered to by him as the Zenith, will reciprocate in six ways:

·       Ngăn không cho họ làm điều ác: They will restrain him from evil.

·       Khuyến khích họ làm điều thiện: They will encourage him to do good.

·       Thương xót họ với tâm từ bi: They will be benevolently compassionate towards him.

·       Dạy họ những điều chưa nghe: They will teach him what he has not heard.

·       Làm cho thanh tịnh điều đã được nghe: They will help him purify what he has heard.  

·       Chỉ bày con đường đưa đến cõi Trời: They will point out to him the way to Heaven. 

b)      Này gia chủ tử, các vị Sa Môn, Bà La Môn được thiện nam tử đối xử như phương Trên với năm cách, cũng có lòng thương thiện nam tử theo năm cách. Như vậy phương Trên được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi: In this way the Zenith is covered, making it at peace and free from fear.

(C)  Đối với các tôn giáo khác—Duties toward other religions: Đối với tôn giáo thì không bài xích tôn giáo của người khác, làm như vậy thêm mâu thuẫn và cũng là đào huyệt chôn chính tôn giáo mà mình đang theo—They should not disparage other religions since it could create more conflicts.

Mười Bụng Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười bụng của chư Đại Bồ Tát. Chư Đại Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được bụng rộng lớn vô thượng của Như Lai, đều có thể dung thọ tất cả chúng sanh—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of guts of Great Enlightening Beings.  Enlightening Beings who abide by these can acquire the supreme vast guts of Buddhas, able to contain all sentient beings.

1)      Bụng lìa tà vạy, vì tâm thanh tịnh: Guts free from deception, their hearts being pure.

2)      Bụng lìa huyễn ngụy, vì tánh chất chơn thật: Guts free from falsehood, being honest by nature.

3)      Bụng chẳng hư giả, vì không hiểm dối: Nonprevericating guts, having no crookedness.

4)      Bụng không thi đoạt, vì không tham đối với tất cả vật: Nonswindling guts, having no greed for anything.

5)      Bụng dứt phiền não, vì đầy đủ trí huệ: Guts cutting off afflictions, being full of wisdom.

6)      Bụng thanh tịnh tâm, vì rời các điều ác: Pure-minded guts, being free from all evils.

7)      Bụng quán sát ăn uống, vì nhớ đến pháp chơn thật: Guts examining food and drink, remembering reality.

8)      Bụng quán sát vô tác, vì giác ngộ duyên khởi: Guts observing noncreation, being aware of interdependent origination.

9)      Bụng ngộ tất cả đạo xuất ly, vì khéo thành thục thâm tâm: Guts aware of all ways of emancipation, fully developing the will.

10)  Bụng xa rời tất cả cấu nhơ biên kiến, vì làm cho tất cả chúng sanh nhập vào bụng Phật: Guts rid of the defilement of all extreme views, enabling all sentient beings to enter into the guts of Buddha.

Mười Cách Chuyển Pháp Luân Của Các Đức Như Lai: Theo Kinh Hoa Nghiêm, các Đức Như Lai có mười cách chuyển Pháp Luân—Ten aspects of the turning of the turning of the great wheel of teaching by truly awakened Buddhas (The Flower Adornment Sutra)

1)      Thanh tịnh đầy đủ bốn trí vô úy: They are imbued with the knowledge of the four pure fearlessness.

2)      Xuất sanh bốn biện tài tùy thuận âm thanh: They produce utterances consonant with the four intellectual powers.

3)      Khéo có thể khai triển tướng của bốn chân đế: They are able to expound the characteristics of the four truths.

4)      Tùy thuận chư Phật vô ngại giải thoát They accord with the unobstructed liberation of all Buddhas.

5)      Có thể làm cho chúng sanh phát tâm tin thanh tịnh: They are able to provoke pure faith in the minds of all sentient beings.

6)      Những lời nói ra đều không luống công, đều có thể nhổ trừ tên độc đau khổ cho tất cả chúng sanh: Whatever they say is not in vain, being able to extract the poison arrows of suffering from sentient beings.

7)      Đại bi nguyện lực gia trì: They are supported by the power of  great compassionate commitment.

8)      Khi phát âm sẽ vang vọng khắp cùng tất cả thế giới mười phương: Their utterances pervade all worlds.

9)      Trong vô số kiếp chẳng ngớt thuyết pháp: Teach endlessly for incalculable eons.

10)  Lời thuyết nào cũng đều có thể giúp phát khởi những pháp căn, lực, giác, đạo, thiền định, giải thoát và tam muội: The teachings they utter are all able to produce spiritual faculties and powers, ways of awakening, meditations, liberations, concentrations and such phenomena.

Mười Cách Nhập Kiếp Của Chư Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm. Có mười cách mà chư Bồ tát nhập kiếp được Phật nói đến. Điều nầy có nghĩa là chư Bồ Tát nhập vào khắp tất cả các kiếp—According to The Flower Adornment Sutra, there are ten kinds of entry into ages by Enlightening Beings mentioned by the Buddha. This means they enter all ages.

1)      Nhập kiếp quá khứ: They enter into past ages.

2)      Nhập kiếp vị lai: They enter into future ages.

3)      Nhập kiếp hiện tại: They enter into present ages.

4)      Nhập kiếp đếm được: They enter into countable ages.

5)      Nhập kiếp không đếm được: They enter into uncountable ages.

6)      Nhập kiếp đếm được cùng là kiếp không đếm được:They enter into countable ages as uncountable ages.

7)      Nhập kiếp không đếm được cùng là kiếp đếm được: They enter into uncountable ages as countable ages.

8)      Nhập tất cả kiếp cùng là phi kiếp: They enter all ages as not ages.

9)      Nhập phi kiếp cùng là nhập tất cả kiếp: They enter nonages as all ages.

10)  Nhập tất cả kiếp cùng một niệm: They enter all ages as one instant.

Mười Cách Nhập Thế Giới Của Chư Bồ Tát: Theo lời Phật dạy trong Kinh Hoa Nghiêm, chư Đại Bồ Tát có mười cách nhập thế giới hay nhập mười phương thế giới—According to the Buddha in the Flower Adornment Sutra, Great Enlightening Beings have ten kinds of entry into worlds or ten directions.

1)      Nhập thế giới nhiễm: They enter defiled worlds.

2)      Nhập thế giới tịnh: They enter  pure worlds.

3)      Nhập thế giới nhỏ: They enters small worlds.

4)      Nhập thế giới lớn: They enter large worlds.

5)      Nhập thế giới vi trần: They enter  worlds within atoms.

6)      Nhập thế giới vi tế: They enter subtle worlds.

7)      Nhập thế giới đảo lộn (úp): They enter inverted worlds.

8)      Nhập thế giới ngữa: They enter upright worlds.

9)      Nhập thế giới có Phật: They enter the worlds where there are Buddhas.

10)  Nhập thế giới không Phật: They enter the worlds where there are no Buddhas.

Mười Cách Sanh Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười cách sanh của chư Đại Bồ Tát. Mười cách tái sanh của đại Bồ Tát, vì điều phục chúng sanh mà thị hiện như vậy—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of birth of Great Enlightening Beings which they manifest in order to pacify sentient beings.

1)      Xa lìa ngu si, mà sanh với chánh niệm chánh tri: Birth with right awareness and right knowledge, free from folly and delusion.

2)      Phóng lưới đại quang minh chiếu khắp đại thiên thế giới mà sanh: Birth radiating great networks of light beams illuminating the whole universe.

3)      Trụ tối hậu hữu, chẳng còn thọ thân sau mà sanh: Birth in the final existence, never to be reincarnated.

4)      Bất sanh bất khởi mà sanh: Unborn, unoriginated birth.

5)      Biết tam giới như huyễn mà sanh: Birth knowing the triple world to be like an illusion.

6)      Khắp hiện thân nơi thập phương thế giới mà sanh: Birth appearing corporeally everywhere in all worlds in the ten directions.

7)      Chứng thân nhứt thiết chủng trí mà sanh: Birth in a body realizing omniscience.

8)      Phóng tất cả Phật quang minh khắp giác ngộ tất cả thân chúng sanh mà sanh: Birth in a body emanating the lights of all Buddhas and awakening all sentient beings.

9)      Nhập đại trí quán sát tam muội thân mà sanh: Birth in a body entering contemplative concentration with great knowledge.

10)  Điều sanh thứ mười của chư Đại Bồ Tát: The tenth birth of Great Enlightening Beings:

a.       Bồ Tát lúc sanh, chấn động tất cả các cõi Phật: When Great Enlightening Beings are born, they shake all Buddha-lands.

b.      Giải thoát tất cả chúng sanh: Liberate all sentient beings.

c.       Diệt trừ tất cả ác đạo: Annihilate all states of misery.

d.      Che chói tất cả chúng ma: Eclipse all demons.

e.       Chư Bồ Tát đến nhóm họp: Innumerable enlightening beings come and gather around them.

Mười Cảnh Giới Chưa Giác Ngộ: Ten realms of unenlightened:

1)      Bồ Tát: Chỉ đạt được phần giác chứ chưa toàn giác—Bodhisattva who only attains partial enlightenment, not ultimate enlightenment of Buddhahood.

2)      A La Hán chỉ được phần giác, chứ không phải là toàn giác của Phật: Arhat who only attains partial enlightenment, not ultimate enlightenment of Buddhahood.

3)      Thanh Văn: Chỉ đạt được phần giác chứ không toàn giác như chư Phật—Hearer who only attained partial enlightenment, not the ultimate enlightenment of Buddhahood.

4)      Duyên giác chỉ được phần giác, chứ không phải toàn giác của Phật:  Pratyeka-buddha who only attains partial enlightenment, not the ultimate enlightenment of the Buddha.

5)      Thiên: Heaven.

6)      Nhân: Human.

7)      A-tu-la: Asura.

8)      Súc sanh: Animal.

9)      Ngạ quỷ: Hungry ghost.

10)  Địa ngục: Hell.

Mười Cảnh Giới Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười cảnh giới của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được cảnh giới đại trí huệ vô thượng của Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten spheres of Great Enlightening Beings.  Enlightening Beings who abide by these will attain the supreme sphere of great knowledge of Buddhas.

1)      Thị hiện môn vô biên pháp giới, làm cho chúng sanh được nhập: Showing infinite ways of access to the realm of reality so that sentient beings can enter.

2)      Thị hiện tất cả thế giới vô lượng diệu trang nghiêm làm cho chúng sanh được nhập: Showing the infinite wonderful arrays of all worlds, so that sentient beings can enter.

3)      Hóa hiện qua đến tất cả chúng sanh giới, đều phương tiện khai ngộ: Traveling by projection to the realms of all sentient beings to enlighten them all by appropriate means.

4)      Nơi thân Như Lai xuất hiện thân Bồ Tát, nơi thân Bồ Tát xuất hiện thân Như Lai: Producing embodiments of Enlightening Beings from the body of Buddhas, producing embodiment of Buddha from the body of an enlightening being.

5)      Nơi hư không hiện thế giới, nơi thế giới hiện hư không: Manifesting the world in the realm of space, manifesting the realm of space in the world.

6)      Nơi sanh tử hiện Niết bàn giới, nơi Niết bàn giới hiện sanh tử giới: Manifesting the realm of nirvana in the realm of birth and death, manifesting the realm of birth and death in the realm of nirvana.

7)      Ở trong ngôn ngữ của một chúng sanh xuất sanh ngôn ngữ của tất cả Phật pháp: Producing verbalizations of all Buddha teachings in the language of one sentient being.

8)      Đem vô biên thân hiện làm một thân, một thân hiện làm tất cả thân sai biệt: Showing all bodies as one body, one body as all different bodies.

9)      Đem một thân đầy khắp tất cả pháp giới: Filling all universe with one body.

10)  Ở trong một niệm làm cho tất cả chúng sanh phát tâm Bồ Đề, đều hiện vô lượng thân thành chánh đẳng chánh giác: In one instant causing all sentient beings to rouse the will for enlightenment, each manifesting infinite bodies attaining enlightenment.

Mười Cảnh Giới Vô Ngại Dụng Của Chư Đại Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38): Ten kinds of unimpeded function relating to realms (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38).

1)      Tại cảnh giới pháp giới mà chẳng bỏ cảnh giới chúng sanh: Abide in the realm of reality without abandoning the realm of sentient beings.

2)      Tại cảnh giới Phật mà chẳng bỏ cảnh giới ma quỷ: Abide in the realm of Buddhas without abandoning the realm of demons.

3)      Tại cảnh giới Niết bàn mà chẳng bỏ cảnh giới sanh tử: Abide in the realm of nirvana without abandoning the realm of birth and death.

4)      Nhập cảnh giới nhứt thiết trí mà chẳng dứt Cảnh giới Bồ Tát chủng tánh: Enter the realm of omniscience without putting an end to the realm of the nature of Enlightening Beings.

5)      Trụ nơi cảnh giới tịch tịnh mà chẳng bỏ cảnh giới tán loạn: Abide in the realm of tranquility and calm without abandoning the realm of distraction.

6)      Trụ nơi cảnh giới hư không, nơi—Abide in the spacelike realm where:

(A)

a.       Không đi không đến: There is no coming or going.

b.      Không hý luận: No conceptualization.

c.       Không tướng trạng: No form.

d.      Không thể tánh: No essence.

e.       Không ngôn thuyết: No verbalzation.

(B)  Dầu vậy chư Bồ Tát vẫn không lìa bỏ cảnh giới hý luận của tất cả chúng sanh: Yet Enlightening Beings still do not abandon the realm of all sentient beings, conceptual representations.

7)      Trụ nơi cảnh giới những trí lực, giải thoát mà chẳng bỏ cảnh giới của tất cả những phương sở: Dwell in the realm of occult powers and liberation, yet without abandoning the realm of specific locations.

8)      Nhập cảnh giới vô chúng sanh tế, mà chẳng bỏ giáo hóa tất cả chúng sanh: Enter the realm of ultimate nonexistence of sentient beings, yet they do not give teaching all sentient beings.

9)      Trụ nơi cảnh giới tịch tịnh thiền định, giải thoát, thần thông, minh trí, mà ở tất cả thế giới thọ sanh: Dwell in the realm of meditation, liberation, spiritual powers, and higher knowledges, quiet and peaceful, yet they manifest birth in all worlds.

10)  Trụ nơi cảnh giới Như Lai tất cả hạnh trang nghiêm thành chánh giác, mà hiện oai nghi tịch tịnh của tất cả Thanh văn, Bích Chi Phật: Dwell in the realm of realization of true enlightenment adorned by all the deeds of Buddhas, yet they manifest the composed, tranquil comportment of the personally liberated and individually illuminated.

Mười Cảnh Giới Vô Tỷ Của Chư Bồ Tát: Mười thứ cảnh giới vô tỉ bất tư nghì của chư Phật (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 33)—Ten kinds of peerless inconceivable realms of all Buddhas (The Flower Adornment Sutra—Chapter 33).

1)      Tất cả chư Phật một lần ngồi kiết già cùng khắp mười phương vô lượng thế giới: All Buddhas, once sitting, pervade infinite worlds in the ten directions.

2)      Tất cả chư Phật nói một cú nghĩa đều hay khai thị tất cả Phật pháp: All Buddhas, uttering one logical statement, can express all Buddha teachings.

3)      Tất cả chư Phật phóng một quang minh đều chiếu khắp tất cả thế giới: All Buddhas, emanating one light, can illuminate all worlds.

4)      Tất cả chư Phật ở nơi một thân đều hay thị hiện tất cả thân: All Buddhas, in one body, can manifest all bodies.

5)      Tất cả chư Phật ở trong một xứ đều hay thị hiện tất cả thế giới: All Buddhas can show all worlds in one place.

6)      Tất cả chư Phật ở trong một trí đều hay quyết rõ tất cả các pháp không bị ngăn ngại: All Buddhas can ascertain all things within one knowledge without any impediment.

7)      Tất cả chư Phật ở trong một niệm đều hay qua khắp mười phương thế giới: All Buddhas can travel to all worlds in the ten directions in a single moment of thought.

8)      Tất cả chư Phật ở trong một niệm đều hiện Như Lai  vô lượng oai lực: All Buddhas can manifest the infinite spiritual powers of the enlightened in a single instant.

9)      Tất cả chư Phật ở trong một niệm duyên khắp tam thế Phật và chúng sanh, tâm không tạp loạn: All Buddhas can focus on all Buddhas and sentient beings of past, present and future in a single instant without confusion of mind.

10)  Tất cả chư Phật ở trong một niệm cùng với tam thế tất cả Phật đồng một thể không hai: All Buddhas are in one instant essentially the same as all Buddhas of past, future and present.

Mười Cảnh Thiền Định: See Ten stages or objects in meditation.

Mười Cảnh Vực: Theo tông Thiên Thai, toàn thể vũ trụ được coi như là sự tập thành của “tam thiên,” nhưng lý thuyết nầy khác hẳn những hệ thống đa nguyên khác. Nó không phải là một lối liệt kê tất cả các pháp, cũng không phải là thế giới hệ của ba đại thiên thế giới vũ trụ. Ba nghìn không phải chỉ cho một tính chất bao la của danh số hay bản thể, mà để nói lên sự tương dung của tất cả các pháp và nhất thể cứu cánh của toàn thể vũ trụ. Với căn bản “ba nghìn” nầy, tông Thiên Thai đề ra một thế giới hệ gồm mười cảnh vực, tức là thế giới của hữu tình được chia thành mười cõi hay Lục Phàm Tứ Thánh—According to the T’ien-T’ai Sect, the whole universe is said to have the constituency of “three thousand,” but the theory is quite different from other pluralistic systems. It is not an inumeration of all dharmas; nor is it the world system of the three chiliocosms. The expression of “three thousand” does not indicate a numerical or substantial immensity, but is intended to show the inter-permeation of all dharmas and the ultimate unity of the whole universe. As the basis of “three thousand” the school sets forth a world-system of ten realms. That is to say, the world of living beings is divided into ten realms or the six stages of rebirth for ordinary people and the four saints—See Lục Phàm Tứ Thánh. 

Mười Căn Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, chư đại Bồ Tát có mười căn. Chư Bồ Tát an trụ trong những pháp nầy thời được căn đại trí viên mãn vô thượng của Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, there are ten kinds of faculties of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme faculties  of fulfillment of great knowledge of Buddhas.

1)      Hoan hỷ căn, vì thấy tất cả chư Phật với lòng tin chẳng hư hoại: Joyful faculties, seeing all Buddhas, with faith indestructible.

2)      Hi vọng căn, vì những Phật pháp đã nghe đều tỏ ngộ tất cả: Hopeful faculties, understanding whatever Buddha teachings they hear.

3)      Bất thối căn, vì tất cả tác sự đều rốt ráo:Nonregressing faculties, consummating all their tasks.

4)      An trụ căn, vì chẳng dứt tất cả Bồ Tát hạnh: Steadfast faculties, not stopping the practices of Enlightening Beings.

5)      Vi tế căn, vì nhập lý vi diệu Bát Nhã Ba La Mật: Subtle faculties, entering the subtle principle of transcendent wisdom.

6)      Bất hưu tức căn, vì rốt ráo sự việc tất cả chúng sanh: Unceasing faculties, consummating the tasks of all sentient beings.

7)      Như Kim Cang căn, vì chứng biết tất cả những pháp tánh: Adamantine faculties, realizing the nature of all things.

8)      Kim Cang quang diệm căn, vì chiếu khắp tất cả cảnh giới Phật: Indestructible glowing faculties, illuminating all spheres of Buddhahood.

9)      Vô sai biệt căn, vì tất cả Như Lai đồng một thân: Undifferentiated faculties, being the same one body as all Buddhas.

10)  Vô ngại tế căn, vì thâm nhập mười trí lực của Như Lai: Unobstructed faculties, deeply penetrating the ten powers of the enlightened.

Mười Chân Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa nghiêm, Phẩm 38, chư đại Bồ Tát có mười chưn. Chư Bồ Tát an trụ trong những pháp nầy thời được những chưn vô thượng tối thắng của Đức Như Lai, khi cất chưn một bước là có thể đến khắp tất cả thế giới—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of feet of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme feet of Buddhas, which can reach all worlds in one step.

1)      Chưn trì giới, vì đại nguyện thù thắng đều thành tựu viên mãn: The feet of discipline, fulfilling all higher aspirations.

2)      Chưn tinh tấn, vì tích tập tất cả pháp Bồ Đề phần không thối chuyển: The feet of energy, assembling all of enlightenment without regreesing.

3)      Chưn thần thông, vì tùy theo dục lạc của chúng sanh làm cho hoan hỷ: The feet of spiritual knowledge, gladdening all sentient beings according to their desires. 

4)      Chưn thần lực, vì chẳng rời một cõi Phật mà qua đến tất cả cõi Phật: The feet of psychic powers, going to all Buddha-lands without leaving one Buddha-land. 

5)      Chưn thâm tâm, vì nguyện cầu tất cả pháp thù thắng: The feet of determination, seeking all higher laws.

6)      Chưn kiên thệ, vì tất cả việc làm đều rốt ráo: The feet of resolute commitment, fulfilling all their tasks.

7)      Chưn tùy thuận, vì chẳng trái lời dạy của các bậc tôn túc: The feet of accord, not opposing the teachings of all the honorable.

8)      Chưn lạc pháp, vì nghe và thọ trì tất cả pháp của chư Phật nói không mỏi lười: The feet of delight in truth, Tirelessly hearing and holding all teachings spoken by Buddhas.

9)      Chưn pháp vũ, vì đại chúng thuyết pháp không khiếp nhược: The feet of rain of teaching, lecturing to the masses without timidity.

10)  Chưn tu hành, vì tất cả các điều ác đều xa lìa: The feet of cultivation, getting rid of all evils.

Muời Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát:

 (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38): Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười chỗ an trụ của chư Đại Bồ Tát.  Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được an trụ nhứt thiết trí vô thượng—According to The Flower Adornement Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of abiding of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can reach the Buddhas’ supreme abiding in omniscience.

1)      An trụ tâm Bồ Đề, chưa từng quên mất: Abiding in the will for enlightenment, never forgetting it.

2)      An trụ Ba La Mật, vì chẳng nhàm trợ đạo: Abiding in the transcendent ways, not tiring for fostering enlightenment.

3)      An trụ thuyết pháp, vì tăng trưởng trí huệ: Abiding in the teaching of truth, increasing wisdom.

4)      An trụ nơi bình thản vô tư, vì chứng đại thiền định: Abiding in dispassion, realizing great meditational concentration.

5)      An trụ tùy thuận—Abiding in conformity to:

·        Nhứt thiết trí: Universal knowledge.

·        Đầu đà: Austerity.

·        Tri túc: Contentment.

·         Điều tiết trong ăn, mặc, và ở: Moderation in food, clothing, and dwelling.

·         Diệt bỏ những điều ác: Getting rid of evil.

·         Few desires mean few concerns: Thiểu dục thiểu sự.

6)       An trụ thâm tín, vì gánh vác chánh pháp: Abiding in deep faith, bearing the true Teaching.

7)       An trụ thân cận các Đức Như Lai, vì học Phật oai nghi: Abiding in the company of the enlightened, to learn the conduct of Buddhas.

8)       An trụ xuất sanh thần thông, vì viên mãn đại trí: Abiding in generation of spiritual powers, to fulfill great knowledge.

9)       An trụ đắc nhẫn, vì viên mãn thọ ký: Abiding in attainment of acceptance, fulfilling the forcast of enlightenment.

10)    An trụ đạo tràng, vì đầy đủ thập lực, vô úy và tất cả Phật pháp: Abiding in the site of enlightenment, fulfilling powers, fearlessness, and all aspects of Buddhahood.

Mười Chỗ Nằm Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38, có mười chỗ nằm của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong mười chỗ nằm nầy thời được chỗ nằm đại pháp vô thượng của Như Lai, đều có thể khai ngộ tất cả chúng sanh—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of reclining of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can atain the supreme reclining of the great teaching of Buddhas and be able to awaken all sentient beings.

1)      Chỗ nằm tịch tịnh, vì thân tâm yên lặng:  The reclining of silent tranquility, because of practicing in accord with principle.

2)      Chỗ nằm thiền định, vì tu hành đúng lý: The reclining of meditation, because of practicing in accord with the truth.

3)      Chỗ nằm tam muội, vì thân tâm nhu nhuyễn: The reclining of concentration, because of body and mind being supple.

4)      Chỗ nằm thiện nghiệp, vì về sau chẳng ăn năn: The reclining of good works, because of not having regrets afterward.

5)      Chỗ nằm Phạm thiên, vì chẳng não hại mình và người: The reclining of Brahma, because of not disturbing self or others.  

6)      Chỗ nằm chánh tín, vì chẳng bị khuynh động: The reclining of true faith, because of being unshakable.

7)      Chỗ nằm chánh đạo, vì thiện hữu khai giác: The reclining of the right path, because of awakening by good companions.

8)      Chỗ nằm diệu nguyện, vì thiện xảo hồi hướng: The reclining of sublime aspirations, because of skillful dedication.

9)      Chỗ nằm tất cả việc đều xong, vì việc làm đều hoàn mãn: The reclining of completion of all tasks, because of having accomplished all that is to be done.

10)  Chỗ nằm bỏ qua những công dụng vì tất cả đều quen thuộc: The reclining of relinquishment of all effort, because of thorough training.

Mười Chỗ Ngồi Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38, có mười chỗ ngồi của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ nơi mười chỗ ngồi nầy thời được chỗ ngồi chánh giác vô thượng của Đức Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of sitting of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the Budhas’ supreme sitting of true awareness.

1)      Chỗ ngồi chuyên luân vương, vì phát khởi mười thiện đạo: The sitting of universal mornarchs, promoting all vrituous behavior.

2)      Chỗ ngồi Tứ Thiên vương, vì  ở tất cả thế gian tự tại an lập Phật pháp: The sitting of guardian deities, independently establishing the Buddha teaching in all worlds.

3)      Chỗ ngồi Đế Thích, vì làm thắng chủ cho tất cả chúng sanh: The sitting of Indra, king of gods, being superior lords of all sentient beings.

4)      Chỗ ngồi Phạm vương, vì ở người và mình tâm đều được tự tại: The sitting of Brahma, being in control of their own and others’ minds.

5)      Chỗ ngồi sư tử, vì hay thuyết pháp: The sitting of lions, being able to expound the truth.

6)      Chỗ ngồi chánh pháp, vì dùng sức tổng trì biện tài mà khai thị: The sitting of right teaching, holding forth by means of mental command and intellectual powers.

7)      Chỗ ngồi kiên cố, vì thệ nguyện rốt ráo: Steadfast sitting, Vowing to reach the ultimate end.

8)      Chỗ ngồi đại từ, vì làm cho các chúng sanh hung dữ đều hạnh phúc: The sitting of great benevolence, bringing happness to all evil sentient beings.

9)      Chỗ ngồi đại bi, vì nhẫn chịu tất cả đau khổ chẳng mỏi nhàm: The sitting of great compassion, tirelessly enduring all pains.

10)  Chỗ ngồi kim cang, vì hàng phục ma quân và ngoại đạo: Adamantine sitting, Conquering demons and false teachers.

Mười Chỗ Sở Hành Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười chỗ sở hành của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được chỗ sở hành đại trí huệ vô thượng của Đức Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of sphere of action of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can reach the supreme sphere of action of great wisdom of Buddhas.

1)      Dùng chánh niệm làm chỗ sở hành, vì đầy đủ niệm xứ: They take right mindfulness as their sphere of action, as they fulfill the points of mindfulness.

2)      Dùng những xu hướng làm chỗ sở hành, vì xu hướng pháp chánh giác: They take all realms of beings as their sphere of action, as they become truly aware of this implications of the Teaching.

3)      Dùng trí huệ làm chỗ sở hành, vì được Phật hoan hỷ: They take wisdom as their sphere of action, gaining the joy of Buddhas.

4)      Dùng Ba La Mật làm chỗ sở hành, vì đầy đủ nhứt thiết chủng trí: They take the transcendent ways as their sphere of action, as they fulfill omniscience.

5)      Dùng tứ nhiếp pháp làm chỗ sở hành, vì nhờ đó mà giáo hóa chúng sanh: They take the four integrative practices as their sphere of action, as they educate sentient beings.

6)      Dùng sanh tử làm chỗ sở hành, vì chứa nhóm thiện căn: They take birth and death as their sphere of action, as they accumulate roots of goodness.

7)      Dùng sự nói chuyện đùa tạp với chúng sanh làm chỗ sở hành, vì tùy nghi giáo hóa và khiến cho chúng sanh được giải thoát: They take bantering with all sentient beings as their sphere of action, as they teach them according to their needs and cause them to become free.

8)      Dùng thần thông làm chỗ sở hành, vì biết cảnh giới các căn của tất cả chúng sanh: They take spiritual powers as their sphere of action, as they know  the realms of the senses of all sentient beings.

9)      Dùng phương tiện thiện xảo làm chỗ sở hành, vì tương ưng với Bát Nhã Ba La Mật: They take skill in means as their sphere of action, uniting them with transcendent wisdom.

10)  Dùng đạo tràng làm chỗ sở hành, vì thành nhứt thiết trí mà chẳng dứt hạnh Bồ Tát: They take the site of enlightenment as their sphere of action, as they attain universal knowledge, without stopping the practices of Enlightening Beings.

Mười Chỗ Sở Trụ Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười chỗ sở trụ của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được chỗ sở trụ vô ngại vô thượng của Như Lai—According to The Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of abode of Great Enlightening Beings.  Enlightening Beings who abide by these can reach the supreme abode of Buddhas where there is no obstruction.

1)      Dùng đại từ làm chỗ sở trụ, vì tâm bình đẳng với tất cả chúng sanh: The abode of great goodwill, being impartial toward all sentient beings.

2)      Dùng đại bi làm chỗ sở trụ, vì chẳng khinh người chưa học: The abode of great compassion, not slighting the uncultivated.

3)      Dùng chỗ đại hỷ làm chỗ sở trụ, vì rời tất cả ưu não: The abode of great joy, aloof from all vexations.

4)      Dùng đại xả làm chỗ sở trụ, vì nơi hữu vi vô vi đều bình đẳng: The abode of great equanimity, regarding the created and uncreated equally.

5)      Dùng tất cả Ba La Mật làm chỗ sở trụ, vì lấy Bồ Đề tâm làm đầu: The abode of transcendent ways, being led by the aspiration for enlightenment.

6)      Dùng nhứt thiết không làm chỗ sở trụ, vì thiện xảo quán sát: The abode of universal emptiness, by virtue of skillful analysis.

7)      Dùng vô tướng làm chỗ sở trụ, vì chẳng ra hỏi chánh vị: The abode of signlessness, not leaving the absolute state.

8)      Dùng vô nguyện làm chỗ sở trụ, vì quán sát thọ sanh: The abode of wishlessness, examining the experience of taking on life.

9)      Dùng niệm huệ làm chỗ sở trụ, vì nhẫn pháp thành tựu viên mãn: The abode of recollection and awareness, by virtue of full development of recognition of truth.

10)  Dùng tất cả pháp bình đẳng làm chỗ sở trụ, vì được thọ ký: The abode of equality of all things, by virtue of having gained the prediction of Budhahood.

Mười Công Đức Của Tu Tập Thân Hành Niệm: Ten merits od the cultivation of the mindfulness of the body—Theo Kinh Tu Tập Thân Hành Niệm trong Trung Bộ, tu tập thân hành niệm là khi đi biết rằng mình đang đi; khi đứng biết rằng mình đang đứng; khi nằm biết rằng mình đang nằm; khi ngồi biết rằng mình đang ngồi. Thân thể được xử dụng thế nào thì mình biết thân thể như thế ấy. Sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và các tư duy về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy mà nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất và định tĩnh. Như vậy là tu tập thân hành niệm. Có mười công đức của tu tập Thân Hành Niệm—According to the Kayagatasati-Sutta in the Middle Length Discourses of the Buddha, cultivation of mindfulness of the body means when walking, a person understands that he is walking; when standing, he understands that he is standing; when sitting, he understands that he is sitting; when lying, he understands that he is lying. He understands accordingly however his body is disposed. As he abides thus diligent, ardent, and resolute, his memories and intentions based on the household life are abandoned. That is how a person develops mindfulness of the body. There are ten merits of the cultivation of the mindfulness of the body:

1)      Lạc bất lạc được nhiếp phục, và bất lạc không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy sống luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên; khiếp đảm sợ hãi  được nhiếp phục, và khiếp đảm sợ hãi không nhiếp phục được vị ấy, và vị ấy luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm sợ hãi được khởi lên: One becomes a conqueror of discontent and delight, and discontent does not conquer oneself; one abides overcoming discontent whenever it arises.

2)      Vị ấy kham nhẫn được lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, mặt trời, các loài rắn rết, các cách nói khó chịu, khó chấp nhận: One becomes a conqueror of fear and dread, and fear and dread do not conquer oneself; one abides overcoming fear and dread whenever they arise.

3)      Vị ấy có khả năng chịu đựng được những cảm thọ về thân khởi lên, khổ đau, nhói đau, thô bạo, chói đau, bất khả ý, bất khả ái, đưa đến chết điếng: One bears cold and heat, hunger and thirst, and contact with gadflies, mosquitoes, wind, the sun, and creeping things; one endures ill-spoken, unwelcome words and arisen bodily feelings that are painful, racking, sharp, piercing, disagreeable, distressing, and menacing to life. 

4)      Tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, vị ấy chứng được Tứ Thiền, thuần túy tâm tư, hiện tại lạc trú: One obtains at will, without trouble or difficulty, the four jhanas that constitute the higher mind and provide a pleasant abiding here and now.

5)      Vị ấy chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình biến đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể thân có thần thông bay cho đến Phạm Thiên; với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và loài người, ở xa hay ở gần: One wields the various kinds of supernormal power: having been one, he becomes many; having been many, he becomes one; he appears and vanishes; he goes unhindered through a wall, through an enclosure, through a mountain as though through space; he dives in and out of the earth as though it were water; he walks on water without sinking as though it were earth; seated cross-legged, he travels in space like a bird; with his hand he touches and strokes the moon and sun so powerful and mighty; he wields bodily mastery even as far as the Brahma-world.

6)      Với tâm của vị ấy, vị ấy biết tâm của các chúng sanh, các loại người; tâm có tham, biết tâm có tham; tâm không tham, biết tâm không tham; tâm có sân, biết tâm có sân; tâm không sân, biết tâm không sân; tâm có si, biết tâm có si; tâm không si, biết tâm không si; tâm chuyên chú, biết tâm chuyên chú; tâm tán loạn, biết tâm tán loạn; tâm đại hành, biết tâm đại hành; tâm không đại hành, biết tâm không đại hành; tâm chưa vô thượng, biết tâm chưa vô thượng; tâm vô thượng, biết tâm vô thượng; tâm thiền định, biết tâm thiền định; tâm không thiền định, biết tâm không thiền định; tâm giải thoát, biết tâm giải thoát; tâm không giải thoát, biết tâm không giải thoát: One understands the minds of other beings, of other persons, having encompassed them with one’s own mind. He understands the mind of other beings, of other persons, having encompassed them with his own mind. He understands a mind affected by lust as affected by lust and a mind unaffected by lust; he understands a mind affected by hate as affected by hate and a mind unaffected by hate as unaffected by hate; he understands a mind affected by delusion as affected by delusion and a mind unaffected by delusion as unaffected by delusion; he understands a contracted mind as contracted and a distracted mind as distracted mind; he understands an exalted mind as exalted and an unexalted mind as unexalted; he understands a surpased mind as surpassed and an unsurpassed as unsurpassed; he understands a concentrated mind as concentrated and an unconcentrated mind as unconcentrated; he understands a liberated mind as liberated and an unliberated mind as unliberated.

7)      Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời, vân vân, vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ với các nét đại cương và các chi tiết: One recollects one’s manifold past lives, that is, one birth, two births…, a hundred births, a thousand births, a hundred thousand births, many aeons of world-contraction, many aeons of world-expansion, many aeons of world-contraction and expansion: “There I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my nutriment, such my experience of pleasure and pain, such my life-term; and passing away from there, I reapppeared elsewhere; and there too I was so named, of such an appearance, such was my nutriment, such my experience of pleasure and pain, such my life-term; and passing away from there, I reappeared here. Thus with their aspects and particulars one recollects one’s manifold past lives. 

8)      Với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, vị ấy thấy sự sống và sự chết của chúng sanh: With the divine eye, which is purified and surpasses the human. 

9)      Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, nguời đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ: One sees beings passing away and reappearing, inferior and superior, fair and ugly, fortunate and unfortunate, and one understands how beings pass on according to their actions.

10)  Với sự diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự mình chứng tri với thượng trí, vị ấy chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc: By realizing for oneself with direct knowledge, one here and now enters upon and abides in the deliverance of mind and deliverance by wisdom that are taintless with the destruction of the taints.

Mười Công Đức Lớn Thanh Tịnh Hoàn Toàn Rời Lỗi Của Chư Phật: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 33, có mười công đức lớn hoàn toàn rời lỗi thanh tịnh của chư Phật—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 33, there are ten kinds of great virtue that are impeccably pure of all Buddhas.

1)      Chư Phật đủ oai đức lớn rời lỗi thanh tịnh: All Budhas are endowed with great spiritual powers, impeccably pure.

2)      Chư Phật đều sanh nơi nhà tam thế Như Lai, chủng tộc điều thiện rời lỗi thanh tịnh: All Buddhas are born in the families of the enlightened ones of past, present and future, of people harmonious and good, impeccably pure.

3)      Chư Phật vĩnh viễn tế tâm vô sở trụ, rời lỗi thanh tịnh: All Buddhas’ minds are free from obsession forever, impeccably pure.

4)      Chư Phật nơi pháp tam thế đều vô sở trước, rời lỗi thanh tịnh: All Buddhas are free from attachment to anything in the past, present and future, impeccably pure.

5)      Chư Phật biết những loại tánh, đều là một tánh, không từ đâu đến, rời lỗi thanh tịnh: All Buddhas know all kinds of natures are one nature, coming from nowhere, impeccably pure.

6)      Chư Phật từ quá khứ đến hiện tại vị lai phước đức vô tận đồng với pháp giới, rời lỗi thanh tịnh: All Buddhas’ virutes, past, present and future, are inexhaustible, equal to the cosmos, impeccably pure.

7)      Chư Phật vô biên thân tướng khắp mười phương cõi, tùy thời điều phục tất cả chúng sanh, rời lỗi thanh tịnh: All Buddhas’ boundless physical forms pervade all lands of the ten directions, teaching all sentient beings at the appropriate time, with impeccable purity.

8)      Chư Phật được bốn đức vô úy lìa những khủng bố, ở trong chúng hội đại sư tử hống, phân biệt rành rẽ tất cả các pháp, rời lỗi thanh tịnh: All Buddhas acquire the fourfold fearlessness, are free from all fears, and roar the grat lion’s roar among the masses, clearly discerning all things, impeccably pure.

9)      Chư Phật trong vô lượng kiếp nhập niết bàn, chúng sanh nghe danh hiệu được phước vô lượng như Phật hiện tại công đức không khác, rời lỗi thanh tịnh: All Buddhas enter final nirvana in untold ages, and when sentient beings hear their names they gain immeasurable benefit, same as if the Buddhas were presently existing, impeccably pure.

10)  Chư Phật ở xa trong vô lượng thế giới, nếu có chúng sanh nhứt tâm chánh niệm thời đều được thấy, rời lỗi thanh tịnh: All Buddhas though in untold distant worlds, can be seen by sentient beings who correctly meditate on them single-mindedly, impeccably pure.

Mười Cung Điện Của Chư Đại Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38): Ten kinds of palace of great enlightening beings (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38)—Chư Bồ Tát an trụ trong đây thời được pháp quán đảnh nơi tất cả thế gian thần lực tự tại—Enlightening Beings who abide by these can attain coronation by truth and freedom of spiritual powers in all worlds.

1)      Bồ Đề tâm là cung điện của Bồ Tát vì hằng không quên mất: The determination is a palace of Enlightening Beings because they never forget it.

2)      Thập thiện nghiệp đạo phước đức trí huệ là cung điện của Bồ Tát vì  giáo hóa chúng sanh cõi dục: The blessing and wisdom of virtuous conduct are a palace for Enlightening Beings because they civilize sentient beings in the realm of desire.

3)      Tứ phạm trụ thiền định là cung điện của Bồ Tát vì giáo hóa chúng sanh cõi sắc: The meditative concentrations of pure benevolence, compassion, joy, and equanimity are a palace of Enlightening Beings because they teach the sentient beings in the realm of form.

4)      Sanh Tịnh Cư Thiên là cung điện của Bồ Tát, vì tất cả phiền não chẳng nhiễm: Birth in the heaven of pure abodes is a palace of Enlightening Beings because no afflictions can affect them.

5)      Sanh vô sắc giới là cung điện của Bồ Tát vì khiến tất cả chúng sanh lìa chỗ nạn: Birth in the formless realm is a palace of Enlightening Beings because they enable sentient beings to escape difficult situations.

6)      Sanh vào thế giới tạp nhiễm là cung điện của Bồ Tát, vì khiến tất cả chúng sanh dứt phiền não: Birth in the world of defilement is a palace of Enlightening Beings because they enable all sentient beings to cut off afflictions.

7)      Thị hiện ở nội cung thê tử quyến thuộc là cung điện của Bồ Tát, vì thành tựu chúng sanh đồng hạnh thuở xưa: Appearing to abide in a mansion with spouse, children, and retinue, is a palace of Enlightening Beings, because they develop their past associates.

8)      Thị hiện ở ngôi luân vương, tứ thiên vương, đế thích, phạm vương là cung điện của Bồ Tát, vì điều phục chúng sanh tâm tự tại: Appearing to dwell in the rank of ruler, celestial world guardian, Indra, or Brahma is a palace of Enlightening Beings, in order to tame beings with the mentality of controllers.

9)      Tất cả Bồ Tát hạnh du hí thần thông đều được tự tại là cung điện của Bồ Tát, vì giỏi du hí các thiền, giải thoát, tam muội trí huệ: Persisting in all practices of Enlightening Beings, freely exercising spiritual powers and attaining mastery of them all, is a palace of enlightening beings because they autonomously and skillfully exercise the knowledge of meditations, liberations, and concentrations.

10)  Tất cả chư Phật thọ ký nhứt thiết trí, quán đảnh tự tại vô thượng là cung điện của Bồ Tát, vì trụ thập lực trang nghiêm, làm việc tự tại của Pháp Vương: The guarantee that all Buddhas receive of coronation as a mornach of all knowledge, supremely independent, is a palace of Enlightening Beings because they abide among the adornments of the ten powers and perform the autonomous deeds of all mornachs of truth.

Mười Cửa Giải Thoát Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười cửa giải thoát của chư Đại Bồ tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được môn giải thoát vô thượng của Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of doors of liberation of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme door of liberation of Buddhas.

1)      Môn giải thoát một thân cùng khắp tất cả thế giới: Pervading all worlds with one body.

2)      Môn giải thoát thị hiện vô lượng những loại sắc tướng nơi tất cả thế giới: Showing infinite various forms in all worlds.

3)      Môn giải thoát đem tất cả thế giới vào một cõi Phật: Putting all worlds in one Buddha-field.

4)      Môn giải thoát khắp gia trì tất cả chúng sanh giới: Universally supporting all realms of sentient beings.

5)      Môn giải thoát dùng thân trang nghiêm của tất cả Phật đầy khắp tất cả thế giới: Filling all worlds with the adornment bodies of all Buddhas.

6)      Môn giải thoát trong thân mình thấy tất cả thế giới: Seeing all worlds in one’s own body.

7)      Môn giải thoát trong một niệm qua tất cả thế giới: Seeing all worlds through one thought.

8)      Môn giải thoát thị hiện tất cả Như Lai xuất thế: Showing the emergence of all Buddhas in one world.

9)      Môn giải thoát một thân đầy khắp cả pháp giới: Filling all worlds with one body.

10)  Môn giải thoát trong một niệm thị hiện tất cả Phật du hí thần thông: Showing the free play of spiritual powers of all Buddhas in a single instant.

Mười Danh Hiệu Đại Trượng Phu Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, sau khi thành tựu tu tập mười đạo xuất sanh Phật pháp, chư Bồ Tát sẽ đạt được mười danh hiệu đại trượng phu—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, after accomplishing cultivating ten ways of generating the qualities of Buddhahood, Enlightening Beings will attain these ten appellations of greatness (See ten ways of generating the qualities of Buddhahood).

1)      Hiệu là Bồ Đề Tát Đỏa, vì do Bồ Đề trí sanh ra: They are called Beings of Enlightenment because they are born of knowledge of enlightenment.

2)      Hiệu là Ma Ha Tát Dỏa vì an trụ trong Đại Thừa: They are called Great Beings because they dwell in the Great Vehicle.

3)      Hiệu là Đệ Nhứt Tát Đỏa, vì chứng pháp đệ nhứt: They are called Foremost Beings because they realize the foremost truth.

4)      Hiệu là Thắng Tát Đỏa vì giác ngộ pháp thù thắng: They are called Superior Beings because they are aware of high laws.

5)      Hiệu là Tối Thắng Tát Đỏa, vì trí huệ tối thắng: They are caled Supreme Beings because their knowledge is supreme.

6)      Hiệu là vô thượng Tát Đỏa, vì khai thị pháp vô thượng: They are called Exalted Beings because they reveal the unexcelled teaching.

7)      Hiệu là Lực Tát Đỏa, vì biết rộng thập lực: They are called Beings of Power because they have extensive knowledge of the ten powers.

8)      Hiệu là Vô Đẳng Tát Đỏa, vì thế gian không sánh được: They are called Incomparable Beings because they have no peer in the world.

9)      Hiệu là Bất Tư Nghì Tát Đỏa, vì nơi một niệm mà Thành Phật: They are called Inconceivable Beings because they become Buddhas in an instant.

10)  Chư Bồ Tát được danh hiệu nầy thời được thành tựu Bồ Tát Đạo: Enlightening beings win these appellations accomplish the Paths of Enlightening Beings.

Mười Danh Hiệu Phật: See Ten epithets of a Buddha, and Thập Hiệu.

Mười Đà La Ni: See Thập Chủng Đà La Ni.

Mười Đại Sự Rốt Ráo Của Chư Đại Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38). Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được sự rốt ráo đại trí huệ vô thượng Bồ Đề—Ten ultimate great tasks of Great Enlightening Beings (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38).  Enlightening Beings who abide by these can accomplish the ultimate great task of the knowledge of unexcelled complete perfect enlightenment.

1)      Rốt ráo cung kính cúng dường tất cả Như Lai: Honor and provide for all Buddhas.

2)      Rốt ráo tùy nghĩ nhớ đến chúng sanh nào có thể cứu hộ: Be able to save all sentient beings they think of.

3)      Rốt ráo chuyên cầu tất cả Phật pháp: To single-mindedly seek all facets of Buddhahood.

4)      Rốt ráo chứa nhóm tất cả thiện căn: Accumulate all roots of goodness.

5)      Contemplate all Buddha teachings: Rốt ráo tư duy tất cả Phật pháp.

6)      Rốt ráo đầy đủ tất cả thệ nguyện: Fulfill all vows.

7)      Rốt ráo thành tựu tất cả hạnh Bồ Tát: Accomplish all enlightening practices.

8)      Rốt ráo phụng sự tất cả thiện tri thức: Serve all genuine teachers.

9)      Rốt ráo qua đến thế giới của chư Phật: Visit the Buddhas in all worlds.

10)  Rốt ráo nghe và thọ trì chánh pháp của chư Phật: Hear and remember the true teachings of all Buddhas.

Mười Đạo Của Chư Bồ Tát:  Mười đạo của chư Đại Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38). Chư Bồ Tát an trụ trong mười đạo nầy thời được đạo phương tiện thiện xảo vô thượng của tất cả Như Lai—Ten kinds of path of Great Enlightening Beings (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38). Enlightening Beings who abide by these ten paths can attain the path of unexcelled skill in means of all Buddhas.

1)   Nhứt đạo là Bồ Tát đạo, vì chẳng bỏ Bồ Đề tâm độc nhứt: One path is a Path of Enlightening Beings because they do not give up the sole determination for enlightenment.

1)      Nhị đạo là Bồ Tát đạo, vì xuất sanh trí huệ và phương tiện: Two paths are a Path of Enlightening Beings because they develop wisdom and skill in means.

2)      Tam đạo là Bồ Tát đạo vì chư Bồ Tát thực hành những pháp sau đây—Three paths are a Path of Enlightening Beings because they practice the following dharmas:

a.       Không: Emptiness.

b.      Vô tướng: Signlessness.

c.       Vô nguyện: Wishlessness.

d.      Chẳng nhiễm trước tam giới: Are not attached to the three worlds.

4)      Tứ hạnh là Bồ Tát đạo—Four practices are a Path of Enlightening Beings:

a.       Sám trừ tội chướng không thôi nghỉ: Ceaselessly removing the barriers of wrongdoing by repentance.

b.      Tùy hỷ phước đức không thôi nghỉ Ceaselessly rejoicing in virtue.

c.       Cung kính tôn trọng khuyến thỉnh Như Lai không thôi nghỉ: Ceaselessly honoring the enlightened and request them to teach.

d.      Thiện xảo hồi hướng không thôi nghỉ: Skillfully practicing dedication ceaselessly.

5)      Ngũ căn là Bồ Tát đạo—The five faculties are a Path of Enlightening Beings:

a.       An trụ tịnh tín: They rest on pure faith, steadfast and imperturbable.

b.      Khởi đại tinh tấn, việc làm rốt ráo: They generate great energy, finishing their tasks.

c.       Một bề chánh niệm, không phan duyên khác lạ: They are single-minded in right collection, without wandering attention.

d.      Khéo biết tam muội, nhập xuất phương tiện: They know the techniques for entering and emerging from concentration.

e.       Hay khéo phân biệt cảnh giới trí huệ: They are able to distinguish spheres of knowledge.

6)      Lục thông là Bồ Tát Đạo—The six psychic powers are a Path of Enlightening Beings:

a.       Thiên nhãn thấy rõ những hình sắc của tất cả thế giới, biết các chúng sanh chết đây sanh kia: With celestial eye they see all forms in all worlds and know where sentient beings die and are born.

b.      Thiên nhĩ nghe rõ chư Phật thuyết pháp, thọ trì ghi nhớ, rộng vi chúng sanh tùy căn cơ để khai diễn: With the celestial ear they hear all Buddhas teaching, absorb and remember their teachings, and expound them widely to sentient beings according to their faculties.

c.       Tha tâm thông hay biết tâm người tự tại vô ngại: With telepathic knowledge they are able to know the minds of others freely, without interference.

d.      Túc mạng thông, nhớ biết rõ tất cả kiếp số quá khứ, thêm lớn căn lành: With recollection of past life they are able to remember all ages of the past and increase roots of goodness.

e.       Thần túc thông, tùy theo những chúng sanh đáng được hóa độ, vì họ mà biến hiện nhiều thứ cho họ thích mến chánh pháp: With the power of psychic travel they are able to appear variously to beings capable of being enlightened, to induce them to delight in truth.

f.        Lậu tận trí hiện chứng thực tế khởi Bồ Tát hạnh chẳng đoạn diệt: With knowledge of extinction of contamination they actually realize the ultimate truth, while carrying out the deeds of enlightening beings without ceases.

7)      Thất niệm là Bồ Tát đạo—Seven remembrances are a Path of Enlightening Beings:

a.       Niệm Phật ở một lỗ lông thấy vô lượng Phật khai ngộ tất cả tâm chúng sanh: They remember Buddhas because they see infinite Buddhas in a single pore opening the minds of all sentient beings.

b.      Niệm Pháp, chẳng rời chúng hội của các Đức Như Lai: They remember the Teaching because they do not leave the assemblies of all Buddhas.

c.       Ở trong chúng hội của tất cả Như Lai, thân thừa diệu pháp, tùy căn tánh dục lạc của các chúng sanh mà diễn thuyết cho họ được ngộ nhập: They personally receive the sublime Teachings in the asemblies of all Buddhas and expounded to sentient beings according to their faculties, temperaments and inclinations, to enlighten them.

d.      Niệm Tăng, luôn nối tiêp thấy không thôi dứt, nơi tất cả thế gian thấy Bồ Tát: They remember the harmonious Community because they continually see enlightening beings in all worlds.

e.       Niệm xả, biết rất rõ tất cả Bồ tát hạnh xả tăng trưởng, tâm bố thí rộng lớn: They remember relinquishment because they know all enlightening beings’ practices of relinquishment increase magnanimous generosity.

f.        Niệm giới, chẳng bỏ tâm Bồ Đề, đem tất cả thiện căn hồi hướng chúng sanh: They remember precepts because they do not give up the aspiration for enlightenment, and dedicate all roots of goodness to sentient beings.

g.       Niệm thiên, thường ghi nhớ Bồ Tát Nhứt Tâm Bổ Xứ tại Đâu Suất Thiên cung: They remember heaven because they always keep in mind the enlightening beings in the heaven of happiness who are to become Buddhas in the next lifetime.

h.       Niệm chúng sanh, trí huệ phương tiện giáo hóa điều phục đến khắp tất cả không gián đoạn: They remember sentient beings because they teach and tame them with wisdom and skill in means, reaching them all, without interruption.

8)      Tùy thuận Bồ Đề Bát Thánh Đạo là Bồ Tát đạo—Following the Holy Eightfold Path to Enlightenment is a Path of Enlightening Beings:

a.       Thực hành đạo Chánh kiến, xa lìa tất cả tà kiến: They travel the path of right insight, getting rid of all false views.

b.      Khởi chánh tư duy, bỏ vọng phân biệt, tâm thường tùy thuận nhứt thiết trí: They exercise right thought, abandoning arbitrary conceptions, their minds always follow universal knowledge.

c.       Thường thực hành chánh ngữ, rời lỗi ngữ nghiệp, tùy thuận Thánh ngôn: They always practice right speech, getting rid of faults of speech and following the words of sages.

d.      Hằng tu chánh nghiệp, giáo hóa chúng sanh, khiến cho họ được điều phục: They always cultivate right action, teaching sentient beings to make them peaceful and harmonious.

e.       An trụ chánh mạng, đầu đà tri túc, oai nghi thẩm chánh, tùy thuận Bồ Đề, thực hành Thánh chủng, tất cả lỗi lầm đều rời hẳn: They abide by right livelihood, being frugal and content, careful and correct in behavior, eating, dressing, sleeping, eliminating evil, and practicing good, all in accord with enlightenment, forever getting rid of all faults.

f.        Khởi chánh tinh tấn, siêng tu tất cả khổ hạnh của Bồ Tát, nhập thập lực của Phật không chướng ngại: They arouse right energy, diligently cultivating all difficult practices of enlightening beings, entering the ten powers of Buddhas without hindrances.

g.       Tâm thường chánh niệm, đều có thể ghi nhớ tất cả những ngôn âm, trừ diệt tâm tán động của thế gian: Their minds always recollect correctly, able to remember all messages, eliminating all mundane distraction.

h.       Tâm thường chánh định, khéo nhập môn Bồ tát bất tư nghì giải thoát, ở trong một tam muội xuất sanh tất cả môn tam muội:  Their minds are always correctly concentrated, they enter the door of inconceivable liberation of enlightening beings, and in one concentration they produce all concentrations.

9)      Nhập cửu thứ đệ định là Bồ Tát đạo—Entering the nine successive        concentrations is a Path of Enlightening Beings:

a.        Rời dục nhiễm sân hại mà dùng tất cả ngữ nghiệp thuyết pháp vô ngại: They detach from craving and ill-will, and expound the truth without inhibition in all they say.

b.       Diệt trừ tư duy (giác), mà dùng tất cả trí tư duy (giác) giáo hóa chúng sanh: They extinguish thought and reflection, yet teach sentient beings with the thought and reflection of omniscience.

c.        Dầu trừ quán sát, mà dùng tất cả trí quán sát giáo hóa chúng sanh: They extinguish reflection, yet teach sentient beings with the reflection of omniscience. 

d.       Xả ly hỷ ái mà thấy tất cả chư Phật lòng rất hoan hỷ: They give up joy and emotion, yet they are most joyful when they see all Buddhas.

e.        Rời thế gian lạc mà tùy thuận Bồ Tát đạo xuất thế lạc: They give up worldly enjoyments and follow the transcendent enjoyment of the Path of enlightening beings. 

f.         Nhập sắc định mà chẳng bỏ thọ sanh nơi dục giới: They enter concentration in the realm of form, yet without abandoning life in the realm of desire.

g.       Nhập vô sắc định mà chẳng bỏ thọ sanh nơi dục giới và sắc giới: They are unshakable and enter formless concentration, yet without abandoning life in the realms of desire and form.

h.       Dầu trụ trong diệt tưởng định, mà cũng chẳng dứt Bồ Tát hạnh: Though they abide in concentration in which all perceptions are  extinguished, they do not stop  the activity of enlightening beings.

i.         Dầu trụ trong diệt thọ định, mà cũng chẳng dứt ồ Tát hạnh: Though they abide in concentration in which all sensations are extinguished, they do not stop the activity of enlightening beings.

10)    Học thập Phật lực là Bồ Tát đạo—Learning the ten powers is a Path of Enlightening Beings:

a.        Trí khéo biết thị xứ phi xứ: Knowledge of what is so and what is not so.

b.       Trí khéo biết nghiệp báo nhân quả, quá khứ, vị lai và hiện tại của tất cả chúng sanh: Knowledge of the causes and effects, deeds and consequences, past, future, and present, of all sentient beings.

c.        Trí khéo biết căn cơ của tất cả chúng sanh chẳng đồng mà tùy nghi thuyết pháp: Knowledge of the differences in faculties of all sentient beings and explaining the truth to them as is appropriate.

d.       Trí khéo biết tất cả chúng sanh có vô lượng tánh: Knowledge of infinite different natures of sentient beings.

e.        Trí khéo biết tất cả chúng sanh kiến giải sai biệt, mà làm cho họ nhập vào pháp phương tiện: Knowledge of differences in weak, middling, and superior understanding of all sentient beings, and means of introducing them to truth.

f.         Trí biết khắp tất cả thế gian, tất cả cõi, tất cả tam thế, tất cả kiếp, hiện khắp hình tướng oai nghi của Như Lai, mà cũng chẳng bỏ việc làm của Bồ Tát: Knowledge of manifesting the appearance and conduct of  Buddha throughout all worlds, all lands, all times, all ages, without abandoning the pactics of enlightening beings.

g.       Trí khéo biết tất cả thiền, giải thoát, và các tam muội, hoặc cấu hoặc tịnh, thời cùng phi thời, chỉ là những phương tiện xuất sanh cho Bồ Tát giải thoát môn:  Knowledge of all meditations, liberations, and concentrations, whether defiled or pure, timely or not, expediently producing door of liberation for enlightening beings.

h.       Trí biết tất cả chúng sanh ở trong các loài chết đây sanh kia sai khác nhau:  Knowledge of distinctions in all sentient beings’s death in one place and birth in another in the various states of existence.

i.         Trí ở trong một niệm đều biết tam thế tất cả kiếp số: Instantaneous knowledge of all ages in past, present and future.

j.        Trí khéo biết tất cả chúng sanh lạc dục, phiền não, nghi hoặc, tập khí đều diệt hết, mà chẳng rời bỏ hạnh Bồ Tát: Knowledge of extinction of all sentient beings’ deisres, compulsions, delusions, and habits, without abandoning the practices of Enlightening Beings.

Mười Đạo Ly Sanh Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười đạo ly sanh của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được pháp quyết định của Bồ Tát (see Ten qualities of Great Enlightening Beings)—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten Paths Of Emancipation Of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these will attain qualities of certainty of Enlightening Beings.

1)      Xuất sanh Bát Nhã Ba La Mật, mà luôn quán sát tất cả chúng sanh: Evoking transcendent wisdom, yet always observing all sentient beings.

2)      Xa rời những kiến chấp mà độ thoát tất cả chúng sanh bị kiến chấp ràng buộc: Detaching from all views, yet liberating all sentient beings bound by views.

3)      Chẳng tưởng niệm tất cả tướng, mà chẳng bỏ tất cả chúng sanh chấp tướng: Not minding any appearances, yet not abandoning sentient beings attached to appearances.

4)      Siêu quá tam giới, mà thường ở tại tất cả thế giới: Transcending the triple world, yet always being in all worlds.

5)      Rời hẳn phiền não, mà ở chung với tất cả chúng sanh: Forever leaving afflictions, yet living together with all sentient beings.

6)      Đắc pháp ly dục mà thường dùng đại bi thương xót tất cả chúng sanh nhiễm trước dục lạc: Attaining desirelessness, yet always most compassionately pitying all sentient beings attached to desires.

7)      Thường thích tịch tịnh, mà luôn thị hiện tất cả quyến thuộc: Always enjoying tranquility and serenity, yet always appearing to be in company.

8)      Rời sanh thế gian, mà chết đây sanh kia khởi hạnh Bồ Tát: Being free from birth in the world, yet dying in one place and being reborn in another, carrying on the activities of enlightening beings.

9)      Chẳng nhiễm tất cả pháp thế gian, mà chẳng dứt tất cả việc làm của thế gian: Not being affected by any worldly things, yet not stopping work in the world.

10)  Chư Phật Bồ Đề đã thị hiện ra trước mà chẳng bỏ tất cả hạnh nguyện của Bồ Tát: Actually realizing full enlightenment, yet not abandoning the vows and practices of Enlightening Beings.

Mười Đạo Trang Nghiêm Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười đạo trang nghiêm của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được đạo đại trang nghiêm vô thượng của Như Lai, cũng chẳng bỏ Bồ Tát Đạo—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of way of adornment of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme way of great adornment of Buddhas, without leaving the Ways of Enlightening Beings.

1)      Đại Bồ Tát chẳng rời dục giới mà nhập sắc giới, vô sắc giới thiền định, giải thoát và các tam muội, cũng chẳng nhơn đây mà thọ sanh: Without leaving the realm of desire, they enter the meditations, liberations, , and trances of the realms of form and formlessness, yet they are not thereby born in those realms.

2)      Trí huệ hiện tiền nhập Thanh Văn đạo, nhưng chẳng do đạo nầy mà chứng lấy quả xuất ly: Their knowledge appears to enter the path of personally liberated saints, yet they do not take emancipation by this route.

3)      Trí huệ hiện tiền nhập Bích Chi Phật đạo, mà phát khởi đại bi chẳng thôi dứt: Their knowledge appears to enter the path of individual illumination, yet they do not cease to generate great compassion.

4)      Dầu có quyến thuộc nhơn thiên vây quanh, trăm ngàn thể nữ ca múa hầu hạ, mà chưa từng tạm bỏ thiền định, giải thoát, và các tam muội: Though they have human and celestial retinues surrounding them, hundreds and thousands of concubines and troupes of singers and dancers, they never for a moment leave meditation, liberation, and concentration.

5)      Cùng tất cả chúng sanh thọ những dục lạc, cùng nhau vui đùa, mà vẫn chưa từng tạm trong một niệm rời bỏ Bồ Tát bình đẳng tam muội: They take part in amusements and expeirence pleasure and happiness with all sentient beings, but they never for a moment leave the concentration of equanimity of Enlightening Beings.

6)      Đã đến bỉ ngạn, không còn chấp trước thế gian pháp, mà cũng chẳng bỏ hạnh cứu độ chúng sanh: They have already transcended all worlds and have no attachments to anything, yet they do not abandon efforts to liberate sentient beings.

7)      An trụ trong chánh đạo, chánh trí và chánh kiến, mà hay thị hiện vào tất cả tà đạo, chẳng lấy làm thiệt, chẳng chấp làm tịnh, làm cho chúng sanh đó xa rời tà pháp: They live by the right path, right knowledge, and right insight, yet they can appear to enter false paths, without taking them to be true or pure, to cause the sentient beings involved in them to abandon false principles.

8)      Thường khéo hộ trì tịnh giới của Như Lai, ba nghiệp thân, khẩu, ý không lầm lỗi, vì muốn giáo hóa chúng sanh phạm giới nên thị hiện làm tất cả hạnh phàm phu. Dầu đã đầy đủ phước đức thanh tịnh trụ bực Bồ Tát, mà thị hiện sanh nơi tất cả địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, cùng những chỗ hiểm nạn bần cùng, làm cho những chúng sanh đó đều được giải thoát. Kỳ thật, Bồ Tát chẳng sanh vào những loài đó: They always maintain the Buddha’s pure precepts, and their thoughts, words, and deeds are faultless, but because they want to edify immoral sentient beings, they appear to perform the acts of ordinary ignorant people; though they are already filled with pure virtues and abide in the course of Enlightening Beings, yet they appear to live in such realms as hells, animality, ghosthood, and in difficulty and poverty, in order to enable the beings therein to gain liberation; really the Enlightening Beings are not born in those states.

9)      Chẳng do người dạy mà được vô ngại biện, trí huệ quang minh, có thể chiếu rõ khắp cả Phật pháp, được thần lực của tất cả Như Lai hộ trì đồng một pháp thân với tất cả chư Phật, thành tựu tất cả pháp kiên cố, bí mật, minh tịnh của bực đại nhân, an trụ những thừa giải thoát bình đẳng, cảnh giới chư Phật đều hiện ra, đầy đủ tất cả thế trí quang minh, soi thấy tất cả chúng sanh giới, có thể vì chúng sanh mà làm tri pháp sư, thị hiện cầu chánh pháp không thôi dứt, dầu thật làm vô thượng sư cho chúng sanh mà thị hiện tôn kính a-xà-lê. Vì đại Bồ Tát thiện xảo phương tiện trụ Bồ Tát đạo, tùy theo sở nghi đều vì chúng sanh mà thị hiện: Without being taught by another, they attain unhindered intellect and the light of knowledge, are able to illumine and understand all Buddha teachings, are sustained by the spiritual power of all Buddhas, are one of the same body of reality with all Buddhas, accomplish all incorruptible mystic states of clarity and purity of great people, abide in all equal vehicles of liberation, are aware of all spheres of Buddhahood, are endowed with the light of all worldly knowledge, and clearly see all realms of sentient beings; they are able to be truth-knowing teachers for sentient  beings, yet they make the appearance of ceaseless search  for truth; though they are actually unexcelled teachers of sentient beings, they show respect to preceptors and religious mentors, because great enlightening beings, by skillful expedients, abide in the path of enlightening beings, yet manifest whatever is necessary.

10)  Đạo trang nghiêm thứ mười—The tenth way of adornment:

(A)

a.       Thiện căn đầy đủ: Their roots of goodness are sufficient.

b.      Công hạnh rốt ráo: Their practices are completed.

c.       Tất cả Như Lai cùng chung quán đảnh: They are coronated by all Buddhas together.

d.      Đến bỉ ngạn tất cả pháp tự tại: Reach the furthest extent of mastery of all the teachings.

e.       Lụa pháp vô ngại dùng đội trên đầu: Their heads crowned with the turban of the state of nonobstruction.

f.        Thân hình đến khắp tất cả thế giới, hiện khắp thân vô ngại của Như Lai: Their bodies reach all worlds and everywhere they show the body of Buddha that has no resistance.

g.       Nơi pháp tự tại rốt ráo tối thượng: Masters of the teachings, they attain supreme fulfillment.

h.       Chuyển pháp luân vô ngại thanh tịnh: Turn the unimpeded pure wheel of teaching.

i.         Tất cả pháp tự tại của Bồ Tát đều đã thành tựu: They have already accomplished all manner of freedom of enlightening beings.

(A)  Nhưng vì chúng sanh nên thị hiện thọ sanh nơi tất cả các quốc độ: But for the sake of sentient beings they appear to be born in all lands.

(B)  Đồng một cảnh với tất cả chư Phật trong ba đời: They are in the same realm as all Buddhas.

a.       Nhưng vẫn chẳng phế hạnh Bồ Tát: Yet they do not abandon the practices of Enlightening Beings.

b.      Chẳng bỏ pháp Bồ Tát: Yet they do not give up the principles of Enlightening Beings.

c.       Chẳng xao lãng nghiệp Bồ Tát: Yet they do not neglect the works of enlightening beings.

d.      Chẳng rời đạo Bồ Tát: Yet they do not leave the path of Enlightening Beings.

e.       Chẳng lơi oai nghi Bồ Tát: Yet they do not slacken the conduct of Enlightening Beings.

f.        Chẳng dứt những chấp thủ của Bồ Tát: Yet they do not cut off the grasping of Enlightening Beings.

g.       Chẳng thôi phương tiện thiện xảo Bồ Tát: Yet they do not cease the skillful methods of Enlightening Beings.

h.       Chẳng tuyệt việc làm của Bồ Tát: Yet they do not stop doing the tasks of enlightening beings.

i.         Chẳng nhàm hoạt động phát triển của Bồ Tát: Yet they do not tire of the developmental activities of Enlightening Beings.

j.        Chẳng dừng sức trụ trì của Bồ tát: Yet they do not put an end to sustaining power of Enlightening Beings.

(C)  Tại sao?—Why? Vì Bồ Tát muốn mau chóng chứng vô thượng Bồ Đề nên—Because Enlightening Beings want to quickly realize unexcelled, complete perfect enlightenment, so:

a.        Quán môn nhứt thiết trí: They examine the ways of access to omniscience.

b.       Tu hạnh Bồ tát không thôi nghỉ: Cultivate the practices of Enlightening Beings unceasingly.

Mười Đạo Xuất Sanh Phật Pháp Của Chư Đại Bồ Tát (Kinhy Hoa Nghiêm—Phẩm 38). —Ten ways of generating the qualities of Buddhahood of Great Enlightening Beings (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38). Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được mười danh hiệu đại trượng phu (see Ten appellations of greatness)—Enlightening Beings who abide by these will gain ten appellations of greatness.

1)      Tùy thuận thiện hữu là đạo xuất sanh Phật pháp, vì họ đồng gieo căn lành: Following good friends is a way of generating qualities of Buddhahood, because they plant roots of goodness together.

2)      Thâm tâm tin hiểu là đạo xuất sanh Phật pháp, vì biết Phật tự tại: Profound devotion is a way of generating qualities of Buddhahood, because they know the masteries of Buddhas.

3)      Phát thệ nguyện lớn là đạo xuất sanh Phật pháp, vì tâm họ rộng rãi: Making great vows is a way of generating qualities of Buddhahood, because their minds become broad.

4)      Nhẫn thọ thiện căn của mình là đạo xuất sanh Phật pháp, vì biết nghiệp chẳng mất: Recognizing their own roots of goodness ia a way of generating qualities of Buddhahood, because they know their action is not wrong.

5)      Tất cả kiếp tu hành không nhàm đủ là đạo xuất sanh Phật pháp, vì biết đến tột thuở vị lai: Tirelessly cultivating practice in all ages is a way of generating qualities of Buddhahood, because it comprehends the future.

6)      Vô số thế giới đều thị hiện là đạo xuất sanh Phật pháp, vì thành thục chúng sanh: Appearing in countless worlds is a way of generating qualities of Buddhahood, by maturing sentient beings.

7)      Chẳng dứt Bồ Tát hạnh là đạo xuất sanh Phật pháp, vì tăng trưởng Đại bi: Not stopping the practices of enlightening beings is a way of generating qualities of Buddhahood, by increasing great compassion.

8)      Vô lượng tâm là đạo xuất sanh Phật pháp, vì một niệm khắp tất cả hư không giới: Infinite awareness is a way of generating qualities of Buddhahood, by pervading all of space in a single moment of thought.

9)      Hạnh thù thắng là đạo xuất sanh Phật pháp, vì công hạnh đã tu không hư mất: Excellent action is a way of generating qualities of Buddhahood, because what has been put into practice is not lost.

10)  Như Lai chủng là đạo xuất sanh Phật pháp, vì làm cho tất cả chúng sanh thích phát tâm Bồ Đề dùng tất cả pháp lành giúp đỡ giữ gìn: The potential of enlightenment is a way of generating qualities of Buddhahood, causing all sentient beings to gladly set their minds on enlightenment and sustain this will by all virtues.

Mười Đặc Điểm Của Bồ Đề Tâm: Ten characters of Bodhicitta—Bồ Tát Di Lặc trút hết biện tài của ngài để tán dương sự quan trọng của Bồ Đề tâm trong sự nghiệp của một vị Bồ Tát. Bởi vì nếu Thiện Tài Đồng Tử không in đậm sự kiện đó trong lòng, đã không dễ gì bước vào cung điện Tỳ Lô Giá Na. Cung điện đó tàng ẩn tất cả những bí mật trong đời sống tâm linh của người Phật tử cao tuyệt. Nếu đồng tử đó chưa được chọn kỹ để bắt đầu, những bí mật ấy không có nghĩa gì hết. Chúng có thể bị hiểu lầm nghiêm trọng và hậu quả cố nhiên là khốc hại. Vì lý do đó, Ngài Di Lặc chỉ cho Thiện Tài thấy đủ mọi góc cạnh đâu là ý nghĩa đích thực của Bồ Đề tâm. Bồ Đề tâm có mười đặc điểm sau đây—Evidently Maitreya exhausted his power of speech in order to extol the importance of the Bodhicitta in the career of a Bodhisattva, for without this being dully impressed on the mind of the young Buddhist pilgrim Sudhana, he could not have been led into the interior of the Tower of Vairocana. The Tower harbors all the secrets that belong to the spiritual life of the highest Buddhist. If the novice were not quite fully prepared for the initiation, the secrets would have no signification whatever. They may even be grossly misunderstood, and the result will be calamitous indeed. For this reason, Maitreya left not a stone unturned to show Sudhana what the Bodhicitta really meant. There are ten characteristics of the Bodhicitta  (Essays in Zen Zen Buddhism, vol. III):  

1)      Bồ Đề tâm khởi lên từ tâm đại bi—The Bodhicitta rises from a great compassionate heart:

·        Nếu có đại bi tâm, chẳng thể là Phật pháp. Coi nặng đại bi tâm (Mahakaruna) là nét chính của Đại Thừa. Chúng ta có thể nói, toàn bộ tính chất của giáo thuyết đó quay quanh cái trụ chốt nầy. Nền triết lý viên dung được miêu tả rất gợi hình trong Hoa Nghiêm thực sự chính là cái bùng vỡ của công năng sinh động đó: Without the compassionate heart there will be no Buddhism. This emphasis on Mahakaruna is characteristic of the Mahayana. We can say that the whole panorama of its teachings revolves on this pivot. The philosophy of Interpenetration so pictorially depicted in the Avatamsaka Sutra is in fact no more than the outburst of this life-energy

·        Nếu chúng ta vẫn còn dây dưa trên bình diện trí năng, những giáo thuyết của Phật như Tánh Không (Sunyata),Vô Ngã (Anatmya), vân vân, dễ trở thành quá trừu tượng và mất hết sinh lực tâm linh vì không kích thích nổi ai cái cảm tình cuồng nhiệt. Điểm chính cần phải nhớ là, tất cả giáo thuyết của Phật đều là kết quả của một trái tím ấm áp hằng hướng tới tất cả các loại hữu tình; chứ không là một khối óc lạnh lùng muốn phủ kín những bí mật của đời sống bằng lý luận. Tức là, Phật pháp là kinh nghiệm cá nhân, không phải là triết học phi nhân: As long as we tarry on the plane of intellection, such Buddhist doctrines as Emptiness (sunyata), Egolessness (anatmya), etc., may sound so abstract and devoid of spiritual force as not to excite anyone to fanatic enthusiasm. Thus main point is to remember that all the Buddhist teachings are the outcome of a warm heart cherished towards all sentient beings and not of a cold intellect which tries to unveil the secrets of existence by logic. That is to say, Buddhism is personal experience and not impersonal philosophy. 

2)      Phát Bồ Đề tâm không phải là biến cố trong một ngày—The raising of the Bodhicitta is not an event of one day: Phát Bồ Đề tâm đòi hỏi một cuộc chuẩn bị trường kỳ không phải trong một đời mà phải qua nhiều đời. Đối với những người chưa hề tích tập thiện căn, tâm vẫn đang ngủ vùi. Thiện căn phải được dồn lại để sau nầy gieo giống trở thành cây Bồ Đề tâm hợp bóng. Thuyết nghiệp báo có thể không phải là một lối trình bày có khoa học về các sự kiện, nhưng các Phật tử Đại Thừa hay Tiểu Thừa đều tin tưởng tác động của nó nơi lãnh vực  đạo đức trong đời sống của chúng ta. Nói rộng hơn, chừng nào tất cả chúng ta còn là những loài mang sử tính, chúng ta không trốn thoát cái nghiệp đi trước, dù đó có nghĩa là gì. Bất cứ ở đâu có khái niệm về thời gian, thì có sự tiếp nối của nghiệp. Nếu chấp nhận điều đó, Bồ Đề tâm không thể sinh trưởng từ mảnh đất chưa gieo trồng chắc chắn thiện căn—The raising of the Bodhicitta requires a long preparation, not of one life but of many lives. The Citta will remain dormant in those souls where there is no stock of merit ever accumulated. Moral merit must be stored up in order to germinate later into the great overshadowing tree of the Bodhicitta. The doctrine of karma may not be a very scientific statement of facts, but all Buddhists, Mahayana and Hinayana, believe in its working in the moral realm of our lives. Broadly stated, as long as we are all historical beings we cannot escape the karma that proceded us, whatever this may mean. Whenever there is the notion of time, there is a continuity of karma. When this is admitted, the Bodhicitta could not grow from the soil where no nourishing stock of good ness had ever been secured.