TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN
BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
THIỆN PHÚC
Tha
Tha:
1) Khác:
Another—Other—The other.
2) Mài: To polish.
3) Tha tội: To pardon—To
forgive—To condone—To excuse—To condole—To forgive someone.
4) Ông ấy, bà ấy, hay
cái ấy: He, she, it.
Tha Bảo: Những thứ
quý giá của người khác—The valuables of another person—Other valuables.
Tha Bổng: To
discharge—To acquit.
Tha Cho: See Tha.
Tha Hóa Tự Tại Thiên:
Paranirmita-Vasavartin (skt)—Bà Xá Bạt Đề—Bà La Ni Mật Bà Xá Bạt Đề
Thiên—Bà Na Hòa Đề—Cõi trời thứ sáu trong sáu cõi trời dục giới (đệ lục
thiên), nơi trú ngụ của Ma Hê Thủ La Thiên và Ma vương—The sixth of the
six heavens of desire, or passion-heavens, the last of the sixth
devalokas, the abode of Mahesvara (Siva), and of Mara.
Tha Hồ: As one
please—At will—Without control or limitation.
Tha Kỷ: Người và
ta—Another and oneself—Both he and I.
Tha Lực: Sức mạnh
của người khác, đặc biệt là của Phật và Bồ Tát mà hành giả đạt được bằng
niềm tin cứu độ trong giáo lý Đại Thừa—Other power—The power or stregth of
another, especially that of a Buddha or Bodhisattva, obtained through
faith in Mahayana salvation.
Tha Lực Niệm Phật:
Tin tưởng và niệm hồng danh Phật để vãng sanh, đặc biệt là Phật A Di
Đà—Trusting to and calling on the Buddha, especially Amitabha.
Tha Lực Tông: Tông
chỉ của những người tin vào tha lực mà vãng sanh, đối lại với những người
tự cứu độ bằng sức của chính mình (Tự Lực Tông)—Those who trust to
salvation by faith, contrasted with those who seek salvation by works, or
by their own strength.
Tha Mạng: To spare
someone’s life.
Tha Nhân: other
people.
Tha Ra: To let
go—To set free—To free.
Tha Sinh: Tha
Thế—Đời khác hay thế giới khác, hoặc đời trước hoặc đời sau—Another life
or another world, either previous or after this.
Tha Tâm Thông:
Divine mind—See Lục Thông (3), Ten Kinds of Wisdom, Tứ Thập Bát Nguyện,
and Tha Tâm Trí.
Tha Tâm Trí:
Paracittajnana (skt)—Tên đủ là Trí Tha Tâm Thông hay là trí biết rõ tâm
trạng của người khác —Intuitive knowledge or understanding the minds of
others (all other beings).
1)
Trí thứ tám trong thập trí: The eighth of the ten kinds of
wisdom—See Ten Kinds of Wisdom.
2)
Thần Thông thứ ba trong Lục Thông: The third of the six
transcendental powers—See Lục Thông.
3)
Lời nguyện thứ tám trong bốn mươi tám lời nguyện của Phật A Di Đà;
Ngài nguyện không thành Phật cho đến khi nào hết thảy chúng sanh đều có
được Tha Tâm Trí nầy: The eighth of the Amitabha’s forty-eight vows that
men and devas in his paradise should all have the joy of this power—See Tứ
Thập Bát Nguyện.
Tha Tâm Trí Thông:
See Tha Tâm Trí.
Tha Thắng Tội: Ba
La Di—Tội nặng của Tỳ Kheo (thiện căn bị ác pháp lướt thắng)—Overcome by
specific sin, any of the four parajikas, or sins of excommunication.
Tha Thiết Khuyên Răn:
To admonish earnestly.
Tha Thọ Dụng Độ:
Báo Độ của Phật trong đó chúng sanh nhận và tuân giữ theo chân lý của
Ngài—Reward land of a Buddha or Buddhaksetra, in which all beings receive
and obey his truth.
** For more information,
please see Báo Độ.
Tha Thứ: See Tha.
Tha Tội: See Tha.
Thà:
Better—Rather.
Thả:
1)
Trả tự do: To let go—To set free—To free—To release—To discharge.
2)
Giải phóng: To liberate.
3)
Hơn nữa: Moreover—yet—Meanwhile.
Thả Chim: To
release or let a bird go.
Thả Cửa: As one
pleases.
Thả Hỷ: So be
it—Granted.
Thả Trôi: Moving
about without being guided—Driven by wind or water—To adrift at the mercy
of the waves.
Thác:
1)
Chết: To die.
2)
Thác nước: Waterfall (fall).
3)
Ký thác: To entrust—To confide.
4)
Mang nơi tay: To carry on the palm.
Thác Bát:
1)
Các Tỳ Kheo đi khất thực: Monks and nuns go for alms (tay bưng bát
mà xin ăn).
2)
Bát khất thực: An almsbowl.
Thác Lâm La: Một
trong mười hai đại tướng trong Kinh Dược Sư—One of the twelve generals in
the Yao-Shih Sutra (Bhaisajya).
Thác Oan: To die
innocently (injustly).
Thác Sanh: A womb
or a Lotus in Paradise that to which birth is entrusted.
Thác Thai: Sự thụ
thai trong bụng mẹ—A womb—Conception.
Thác Tháp Thiên Vương:
Một trong Tứ Thiên Vương, Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương hay Tỳ Sa Môn. Vị
Thiên Vương đở nâng chùa tháp trên lòng bàn tay—One of the four deva-kings
(maharajas), Northern deva-king who learns much or Vaisravana. He is the
deva-king who bears a pagoda on his palm.
Thạc Đức: High
virtue.
Thạc Học: Man of
great learning.
Thạc Sĩ:
Doctor—One who has passed the Doctorate Degree.
Thách: To dare—To
defy--To challenge.
Thạch: Stone—Rock.
1)
Họa Thạch: A painting of a rock (though the water of the
water-colour rapidly disappears, the painting remains).
2)
Nan Thạch Thạch Liệt: Ngay cả đá mà chạm mạnh hay bị vặn vẫn phải
bể—Even a rock meeting hard treatment will split.
Thạch Bát: Bốn bát
bằng đá rất nặng mà tứ thiên vương dâng lên cho Đức Phật nhân ngày Phật
thành đạo. Phật lấy xong bèn chồng bốn cái lên nhau, rồi ấn xuống thành
một cái (có thể vì vậy mà từ đó về sau chỉ có Đức Phật mới có thể dùng bát
đá chứ các đệ tử không được phép dùng)—The four heavy stone begging-bowls
handed by the four devas to the Buddha on his enlightenment, which he
miraculously received one piled on the other.
Thạch Bích Kinh: Kinh khắc trên
vách đá vào khoảng năm 829 sau Tây Lịch, đời nhà Đường, tại Trùng Huyền
Tự, ở Tô Châu do Bạch Cư Dị làm bia. Kinh Thạch Bích gồm Kinh Pháp Hoa
69.550 chữ, Kinh Duy Ma 27.092 chữ, Kinh Kim Cang 5.287 chữ, Kinh Phật
Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni 3.020 chữ, Kinh A Di Đà 1.800 chữ, Kinh Phổ Hiền
Hạnh Pháp 6.990 chữ, Kinh Thực Tướng Pháp Mật 3.150 chữ, và Kinh Bát Nhã
Tâm Kinh 258 chữ—Sutras cut in stone in 829 A.D. during the T’ang dynasty
in the Ch’ung Hsuan temple, Soo-Chow, where Po-Chu-I put up a tablet. They
consist of 69,550 words of the Lotus Sutra, 27,092 of the Vimalakirti
Sutra, 5,287 of the Diamond Sutra, 3,020 of the
Unisha-Vijaja-Dharani-Sutra, 1,800 of Amitabha Sutra, 6,990 of the
Samantabhadra’s practices, 3,150 of the Esoteric Reality Dharma (???), and
258 of the Prajna Heart Sutra.
Thạch Cựu Thiền Sư: Zen master
Shih-Chiu—Thiền sư Thạch Cựu, một trong những đệ tử nổi bậc của Mã Tổ vào
thời nhà Đường—Zen master Shih-Chiu was one of the most outstanding
disciples of Ma-Tsu during the T’ang dynasty.
·
Một hôm có một vị Tăng đến hỏi Thạch Cựu: “Trong tay Bồ Tát
Địa Tạng có hạt minh châu, là ý nghĩa gì?” Thạch Cựu hỏi lại: “Trong tay
ông có hạt minh châu không?” Vị Tăng đáp: “Con không biết.” Thạch Cựu bèn
nói kệ—One day a monk asked him: “There is a jewel in the palm of
Ksitigarbha Bodhisattva. What does it mean?” He asked the monk: “Do you
have a jewel in your hand?” The monk replied: “I don’t know.” He then
composed the following verse:
“Bất thức
tự gia bảo
Tùy tha
nhận ngoại trần
Nhật
trung đào ảnh chất
Cảnh lý
thất đầu nhân.”
(Báu nhà
mình chẳng biết
Theo
người nhận ngoại trần
Giữa trưa
chạy trốn bóng
Kẻ nhìn
gương mất đầu).
“Don’t
you know you have a treasure at home?
Why are
you running after the externals?
It is
just like running away from your own shadow at noon time.
Or the
man is frightened when not seeing his head in the mirror, after putting
the mirror down.”
Thạch Đầu Hy Thiên Thiền Sư:
Ông sanh vào khoảng năm 700 sau Tây Lịch, quê ở làng Cao Yếu, quận Đoan
Châu (bây giờ là phía Tây của Quảng Châu). Ông họ Trần. Người ta kể lại
khi thọ thai ông, mẹ ông tránh ăn thịt. Khi còn rất nhỏ mà sư đã không bao
giờ làm phiền ai. Đến lúc lớn khôn, lúc nào sư cũng tự an ổn vui tươi,
không khi nào tỏ vẻ không bằng lòng. Nơi ông ở dân chúng kinh sợ quỷ thần
nên giết bò mua rượu tế lễ. Sư một mình đi vào rừng sâu, phá đàn và thả bò
đi. Khi xuất gia, sư đến Tào Khê thọ giáo với Lục Tổ Huệ Năng, nhưng chưa
thọ cụ túc giới. Khi Lục Tổ tịch, ông về thọ giáo với sư huynh Hành Tư
(cũng là một đại đệ tử của Lục Tổ). Ông trở thành đại đệ tử của Thiền Sư
Hành Tư, và từ đó ông cũng trở thànhø một trong những thiền sư hàng đầu
của Trung Quốc vào thời đại nhà Đường. Ông có tên Thạch Đầu (đầu hòn đá)
do sự kiện ông sống trong một cái am mà ông tự xây trên một tảng đá lớn và
phẳng. Ba trong số năm Thiền phái Trung Hoa ngày nay có nguồn gốc từ Thạch
Đầu và những người kế tục ông. Ông tịch vào năm 790 sau Tây
Lịch—Shih-T’ou-Hsi-T’ien was born in 700 A.D. in Cao-Yao hamlet, Duan-Chou
district (west of present-day Kuang-Chou). His last name was Chen. It is
said that when Shi-Tou’s mother became pregnant she avoided eating meat.
When he was a small child he was untroublesome. As a young man he was
magnanimous. The people where he grew up feared demons and performed
debased sacrifices of oxen and wine. He would go alone into the deep woods
and destroy the ceremonial altars, seize the oxen, and drive them away.
Later, Shi-Tou went to Tao-Xi to become a disciple of the Sixth Patriarch
Hui-Neng, but did not undergo full ordination as a monk. When the Sixth
Patriarch died, Shi-Tou obeyed Hui-Neng’s request to go to study with
Xing-Si (also one of the great disciples of the Sixth Patriarch). He later
became one of the great disciples of Xing-Si Zen Master, and since then he
also became one of the leading Chinese Zen masters during the T'’ang
dynasty. He acquired the name Shih-T’ou or rock-top from the fact that he
lived in a hut he had built for himself on a large flat rock. Three of
the five traditional schools of Chinese Zen traced their origins through
Shi-Tou and his heirs. He died in 790 A.D.
Thạch Hỏa: Ánh lửa do đá tóe
ra, ví với sự khởi diệt nhanh chóng của vô thường—Tinder or lighted
tinder, i.e. of but momentary existence.
Thạch Kinh Sơn: Kinh được khắc
trong núi đá Bạch Đái Sơn, vào đời nhà Tùy ở Trụy Châu bên Tàu—The hill
with the stone sutras, which are said to have been carved in the Sui
dynasty in Pai-Tai-Shan, west of Cho-Chou, China.
Thạch Lưu: Một biểu hiện của
nhiều trẻ nít qua quả lựu vì nó có nhiều hột; đây cũng là dấu hiệu trên
tay của Quỷ Tử Mẫu Thần, vị được Phật chuyển hóa—The pomegranate, symbol
of many children because of its seeds; a symbol held in the hand of
Hariti, the deva-mother of demons, converted by the Buddha.
Thạch Nữ: Người nữ đá, chỉ
người phụ nữ không còn khả năng giao hợp và sanh con nữa—A barren woman—A
woman who is incompetent for sexual intercourse.
Thạch Nữ Nhi: Con của Thạch Nữ,
danh từ dùng để chỉ một việc không thể xãy ra được—Son of a barren woman,
an impossibility.
Thạch Sương Thiền Sư: Zen
master Shi-Shuang—See Khánh Chư Thiền Sư.
Thạch Trụ: Stone pillar.
Thai: Garbha
(skt)—Foetus—Embryo—The womb—Uterus.
Thai Cung: Thai Ngục—Thai Tạng
hay tử cung được xem như là ngục thất—The womb prison, the womb regarded
as a prison.
Thai Đại Nhật: Đức Đại Nhật Như
Lai trong Thai Tạng giới—Vairocana in the Garbhadhatu.
Thai Ngoại Ngũ Vị: Năm giai
đoạn sau khi ra khỏi bào thai của một con người—The five periods of a
person after birth:
1) Hài
nhi: Infancy.
2) Trẻ
thơ: Childhood.
3) Thiếu
niên: Youth.
4) Trung
niên: Middle age.
5) Già
lão: Old age.
Thai Nhi: See Thai.
Thai Noãn Thấp Hóa: Bốn loại
sanh—The four yoni or modes of birth (womb-born, egg-born, spawn-born, and
born by transformation).
** For more information,
please see Tứ Sanh.
Thai Nội Ngũ Vị: Năm giai đoạn
trong thai mẹ của một con người—The five periods of the child in the
uterus.
Thai Sanh:
1) Một
trong tứ sanh, thai sanh là một hình thức sanh ra từ trong thai mẹ. Trước
khi có sự phân chia trai gái, chúng sanh đều ở trong tình trạng hóa sanh
(về sau nầy do có tình dâm dục mà chia thành trai gái và bắt đầu có thai
sanh): Uterine birth or womb-born, one of the four modes of yoni. Uterine
birth is a form of viviparous birth, as with mammalia. Before the
differentiation of the sexes birth is supposed to have been
transformation.
2) Từ ngữ
nầy cũng dành cho những người vãng sanh Cực Lạc trong những búp sen vì
không có lòng tin nơi Phật A Di Đà, mà chỉ tin vào tự lực niêm Phật. Họ
phải ở tại đây trong một thời gian dài mà không thấy Phật, Bồ Tát, hay
Thánh chúng; cũng không nghe được giáo thuyết của Phật (kông thấy Tam
Bảo). Tình trạng nầy còn được gọi là “thai cung” vì chúng sanh ở trong
bụng mẹ không thấy được ánh nhật nguyệt—The term is also applied to beings
enclosed in unopened lotuses in paradise, who have not had faith in the
Amitabha but trusted to their own strength to attain salvation; there they
remain for proportionate periods, happy, but without the presence of the
Buddha, or Bodhisattvas, or the sacred host, and do not hear their
teaching. The condition is also known as the womb-place.
Thai Tạng Giới: Garbhadhatu
(skt)—Tích Phược Câu—Thai tạng là nguồn gốc của sự sản sanh mọi thứ, như
đứa trẻ được nuôi dưỡng trong thai mẹ (cả thân tâm được chứa đựng và nuôi
dưỡng)—The womb treasury, the universal source from which all things are
produced—The womb of all things—The womb in which a child is conceived.
Its body, mind, etc. It is container and content; it covers and nourishes;
and is the source of all supply.
1) Các
nhà triết học Chân Ngôn giáo miêu tả như sau—The Shingon philosophers
describe as follows:
a) Thai
Tạng Giới là cấu trúc và sự phát triển của thế giới tâm linh. Thai Tạng
Giới quan niệm thế giới như là một cảnh giới trên đó Đức Tỳ Lô Giá Na an
trú trong cái tâm thâm sâu nhất của mỗi chúng sanh mà phát triển những khả
năng vốn có của Ngài: Garbhadhatu is the constitution and development of
the spiritual world. The Garbhakosa conceives the world as a stage on
which Vairocana Buddha residing in the inmost heart of every being
develops his inherent possibilities.
b) Kim
Cang Giới miêu tả Đức Phật trong những biến hóa riêng của Ngài. Trong Kim
Cang Giới, những hình ảnh minh họa sơ đồ và quá trình của những phát triển
này được gọi là Mạn Đà La: Vajragarbha depicts the Buddha in his own
manifestations. In Vajragarbha, the pictures illustrating the scheme and
process of these developments are called Madala.
2) Thai
Tạng Giới tiêu biểu cho “Lý Tính” về cả hai phương diện yếu tố vật chất và
bồ đề thanh tịnh—It represents the fundamental nature, both material
elements and pure bodhi, or wisdom in essence or purity:
a) Thai
tạng là lý: The garbhadhatu as fundamental wisdom.
b) Kim
Cương tạng là trí: Acquired wisdom or knowledge, the vajradhatu.
3) Thai
Tạng giới tiêu biểu cho tâm chúng sanh với tám múi thịt như hình sen tám
cánh: The Garbhadhatu represents the eight parts of the human heart as the
eight-petal lotus mandala.
4) Thai
Tạng giới là cái “bổn giác” (vốn đã giác ngộ rồi), đối lại với Kim Cang
giới tiêu biểu cho “thủy giác” (bắt đầu giác ngộ)—Garbhadhatu is the
original intellect, or the static intellectuality, in contrast with
intellection, the initial or dynamic intellectuality represented in the
Vajradhatu.
5) Thai
Tạng giới là cái từ quả đến nhân, trong khi Kim Cang giới là cái từ nhân
đến quả: The Garbhadhatu is the cause and Vajradhatu is the effect. Though
as both are a unity, the reverse may be the rule, the effect being also
the cause.
6) Thai
Tạng giới tiêu biểu cho sự “lợi tha,” trong khi Kim Cang giới lại tiêu
biểu cho “tự lợi.”—The Garbhadhatu is likened to enrich others, as
Vajradhatu is to enriching self.
Thái:
1) Bóng
hay sự phản chiếu: Chaya (skt)—A shadow or reflection.
2) Cắt ra
từng miếng mỏng: To slice—To cut into slices—To mince.
3) Chọn
lựa: To choose.
4) Ngắt:
To pick—To gather.
5) Rau
cải: Vegetables.
6) Thái
Lan: Thailand.
7) Thái
quá: Too—Very—Great.
8) Thái
mỏng: See Thái (2).
Thái Âm: Moon.
Thái Ất: Name of a star.
Thái Bạch: Venus.
Thái Bình: Peace.
Thái Cổ: Very ancient--Great
antiquity.
Thái Cực: Extreme.
Thái Dương: Aditya—Sun.
Thái Đầu: Vị Tăng lo về việc
cung cấp rau cải trong chùa—The monk who has charge of supplying of
vegetables in a temple.
Thái Độ: Attitude
Thái Độ Bất Tịnh: Impure
attitude
Thái Độ Ích Kỷ: Selfish
attitude
Thái Độ Khoan Dung: Tolerance.
Thái Giám: Eunuch.
Thái Hậu: Queen mother.
Thái Hoa:
1) Hái
hoa: To pick flowers.
2) Tên
khác của hoa sen: Another name for lotus.
Thái Hư Đại Sư: Nhà sư Trung
quốc nổi tiếng (1889-1947). Ngài đã làm sống lại Phật giáo Trung quốc bằng
chủ trương khôi phục Tăng già. Vào năm ông thị tịch 1947, hội Phật giáo
Trung quốc do ông lập ra đã có trên 4 triệu môn đồ. Một trong những thành
công lớn của ông là hòa hợp được các triết học của các trường phái Pháp
Tướng, Hoa Nghiêm và Thiên Thai—A famous Chinese monk (1889-1947). He
reformed the Chinese Buddhism by revitalizing the Sangha. In 1947, the
year he passed away, the Chinese Buddhist Society founded by him had over
4 million followers. One of his most important achievements was a
harmonious blending of philosophies from Fa-Hsiang, Hua-Yen and T’ien-T’ai
schools.
Thái Hư Không: Space, where
nothing exists.
Thái Miếu: Imperial (Royal)
temples.
Thái Nhỏ: To cut into small
pieces.
Thái Quá:
Excessive—Exaggerated—Immoderate—Exhorbitant.
Thái Sơn: Đông Sơn trong tỉnh
Sơn Đông thuộc Trung Quốc—The Eastern Sacred Mountain in Shan-Tung
province, China.
Thái Thô Sanh: Người thô
thiển—A ruffian—A rough fellow.
Thái Thúc Thị:
1) Người
hái đậu: Bean-picker.
2) Tên
khác của Mục Kiền Liên: Name of Maudgalyayana.
Thái Thượng:
1) The
king.