TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN
BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
THIỆN PHÚC
Q
Qua:
1) Cái
Giáo: (mác—thương)—A spear.
2)
Dưa: Gourd—Melon.
Quá:
1) Lỗi:
Error—Transgression.
2) Quá
khứ: Past—Passed.
3) Vượt
qua: To pass.
Quá Ác: Dausthulya (skt)—Cùng
hung cực ác, khuynh hướng xấu, hay sự sai lầm—Surpassing evil; extremely
evil, evil tendency, or error.
Quá Chừng: Exceeding—Beyond
measure.
Quá Cố: Deceased.
Quá Dư: Exuberant.
Quá Đáng:
Unduly—Excessive—Exaggerated.
Quá Độ:
1) Không
điều độ: Immoderate.
2) Vượt
ra khỏi cảnh sanh tử: To pass from mortal life.
Quá Hạ: Cách gọi khác của an cư
kiết hạ—To pass the summer, or the summer retreat—See An Cư Kiết Hạ.
Quá Hạn: To exceed the limit.
Quá Hiện Vị: Quá khứ, hiện tại
và vị lai—Past, present, future.
Quá Khích: Extremist.
Quá Khứ: See Quá (2).
Quá Khứ Thánh Linh: Thần thức
của người quá vãng—The spirit of the departed.
Quá Khứ Thất Phật: The seven
past Buddhas—See Thất Phật.
Quá Khứ Thế:
1) Kiếp
quá khứ: The past age, or world.
2) Thời
quá khứ—The past—The past time
Quá Kỳ: Vượt quá thời hạn quy
định—Beyond the time.
Quá Lố: Excessive.
Quá Mạn: Một trong thất mạn—One
of the seven arrogances—See Thất Mạn (2).
Quá Mộc Kiều: Vượt qua độc mộc
kiều (thần thức của người quá vãng phải vượt qua để tái sanh)—To cross
over the single log bridge, i.e. only one string to the bow.
Quá Mức: See Quá lố.
Quá Sức: Beyond one’s strength.
Quá Tệ: Worse.
Quá Tin: To be over confident
on oneself.
Quá Tinh Tế: Exceedingly
subtle.
Quá Trớn: To overstep a limit.
Quá Vãng: To pass away—To die.
Quả: Phala (skt).
1) Trái
cây: Fruit.
2) Hậu
quả: Effect—Consequence.
3) Quả
báo: reward—Retribution—See Quả Báo.
4) Từ
“Quả” đối lại với “Nhân”: The term “consequence” or “effect” contrasts
with “cause,” or “Fruit” contrasts with “seed.”
5) Hết
thảy các pháp hữu vi là trước sau nối tiếp, cho nên đối với nguyên nhân
trước mà nói thì các pháp sinh ra về sau là quả: The effect by causing a
further effect becomes also a cause—See Ngũ Quả.
Quả Báo: Retribution—Những hệ
quả của tiền kiếp. Những vui sướng hay đau khổ trong kiếp nầy là ảnh hưởng
hay quả báo của tiền kiếp. Thế cho nên cổ đức có nói: “Dục tri tiền thế
nhân, kim sanh thọ giả thị. Dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.” Có
nghĩa là muốn biết nhân kiếp trước của ta như thế nào, thì hãy nhìn xem
quả báo mà chúng ta đang thọ lãnh trong kiếp nầy. Muốn biết quả báo kế
tiếp của ta ra sao, thì hãy nhìn vào những nhân mà chúng ta đã và đang gây
tạo ra trong kiếp hiện tại. Một khi hiểu rõ được nguyên lý nầy rồi, thì
trong cuộc sống hằng ngày của người con Phật chơn thuần, chúng ta sẽ luôn
có khả năng tránh các điều dữ, làm các điều lành—Consequences (requitals)
of one’s previous life—The pain or pleasure resulting in this life from
the practices or causes and retributions of a previous life. Therefore,
ancient virtues said: “If we wish to know what our lives were like in the
past, just look at the retributions we are experiencing currently in this
life. If we wish to know what retributions will happen to us in the
future, just look and examine the actions we have created or are creating
in this life.” If we understand clearly this theory, then in our daily
activities, sincere Buddhists are able to avoid unwholesome deeds and
practice wholesome deeds.
1) Quả
báo của ăn cắp vặt là nghèo nàn khốn khó: The retributions of robber and
petty thieves are poverty and accute suffering.
2) Quả
báo của bỏn xẻn là cầu bất đắc: The retributions of being stingy are
frustrated desires.
3) Quả
báo của của việc phỉ báng là không lưỡi hay thối miệng: The retributions
of being slandering and harsh speech are tongueless and cankerous mouth.
4) Quả
báo của bần tiện tham lam là nghèo nàn: The retribution of mean and greedy
is poverty.
5) Quả
báo của việc gây thù chuốc oán là bản thân bị hại: The retribution of
being creating hatred with others is to live an endangered life.
6) Quả
báo của việc mắng chưỡi kẻ ăn xin là chết đói giữa đường: The retribution
of being laughing at or scolding the beggar is to starve to death at the
road side.
7) Quả
báo của vị kỷ hại người là suốt đời canh cô (không ai muốn gần gủi mình):
The retribution of being benefitting oneself by bringing harmness to
others is to be life-long friendless.
8) Quả
báo của việc loan tin thất thiệt hại nguời là không còn ai tin mình về sau
nầy nữa: The retribution of bringing harm to others by spreading rumours
is to become distrust (mistrustful) forever.
9) Quả
báo của việc phỉ báng Tam Bảo là vĩnh viễn đi vào địa ngục vô gián: The
retribution of being slandering the Triratna (Buddha, Dharma and Sangha)
is to enter Avici forever.
Quả Báo Ba Đời: See Tam Quả Tứ
Nhân.
Quả Báo Độ: Tên khác của Thực
Báo Vô Chướng Ngại Độ, một trong Tứ Độ trong tông Thiên Thai—The realm of
reward, where bodhisattvas attain the full reward of their deeds, one of
the four realms according to the T’ien-T’ai Sect.
** For more information,
please see Tứ Độ.
Quả Báo Tứ Tướng: Quả báo tiền
kiếp trong tứ tướng sanh trụ dị diệt (sanh, già, bịnh, chết)—Consequences
of one’s previous life in four forms of the present life:
1) Sanh:
Birth.
2) Già:
Old age.
3) Bịnh:
Disease.
4) Chết:
Death.
** For more information,
please see Tứ Tướng
Quả Cảm: Courageous—Daring.
Quả Cực: Quả mãn cực
thành—Fruition perfect, the perfect virtue or merit of
Buddha-enlightenment.
Quả Cực Pháp Thân: Pháp thân
quả mãn cực thành—The dharmakaya of complete enlightenment.
Quả Danh: Quả Hiệu—Danh hiệu
của mỗi vị Phật chỉ sự giác ngộ của vị Phật ấy—Attainment-name, or
reward-name or title, i.e. of every Buddha, indicating his enlightenment.
Quả Duy Thức: Trí tuệ đạt được
do tư duy và quán sát cái lý của duy thức (tầm và tứ), bao gồm bốn thức
đầu trong bát thức—The wisdom attained from investigating and thinking
about philosophy, or Buddha-truth, i.e. of the sutras and Abhidharmas;
this includes the first four kinds of “only-consciousness.”
Quả Đầu: Quả Thượng—Tu nhân
được quả, đặc biệt là quả vị Giác Ngộ Bồ Đề—The condition of retribution,
especially the reward of bodhi or enlightenment.
** For more information,
please see Quả
Thượng.
Quả Đầu Phật: Bậc đã đạt được
quả vị Phật, một thuật ngữ của tông Thiên Thai—He who has attained the
Buddha-condition, a T’ien-T’ai term.
Quả Địa: Quả vị Phật, đối lại
với nhân địa hay nhân tu hành—Resulting Buddhahood, in contrast with the
causal ground or fundamental cause, the state of practicing the
Buddha-religion—The stage of attainment of the goal of any disciplinary
course.
Quả Đoán: Decided—Determined.
Quả Đoạn:
1) Dứt bỏ
hoặc nghiệp: To cut off the fruit or results of former karma.
2) Bậc A
La Hán ở Hữu Dư Niết Bàn, tuy đã dứt bỏ được nhân đau khổ (tử phược),
nhưng chưa dứt bỏ được quả phược: The Arhat who has a “remnant of karma,”
though he has cut off the seed of misery, has not yet cut off its fruits.
Quả Đức: Quả đức của Niết bàn
hay công đức của bậc quả thượng là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh—The merits of
nirvana (Thường: Eternal, Lạc: Blissful, Ngã: Personal or Autonomous,
Tịnh: Pure).
** For more information,
please see Tứ Đức
(A).
Quả Giới Viên Hiện: Trong Phật
Giới, hay giới của các bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, mọi việc đều hiện lên
một cách viên dung—In the Buddha-realm, i.e. of complete
bodhi-enlightenment, all things are perfectly manifest.
Quả Hải: Biển Bồ Đề hay giác
ngộ—The ocean of bodhi or enlightenment.
Quả Mãn: Công đức tròn đầy của
bậc quả thượng hay nhân tròn đầy thành bậc chánh giác—The full or complete
fruition of merit—Perfect reward.
Quả Mạn Đà La: Kim Cang Mạn Đà
La, đối lại với Thai Tạng Giới Mạn Đà La—Vajradhatu mandala, in contrast
with Garbhadhatu mandala (nhân mạn đà la).
Quả Nhân: Những bậc tu hành đã
chứng đắc quả thượng, thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử, gồm có ba
bậc—Those who have obtained the fruit, i.e. escaped the chain of
transmigration:
1) Phật:
Buddha.
2) Bích
Chi Phật: Pratyeka-buddha.
3) A La
Hán: Arhat.
Quả Phận: The reward, e.g. of
ineffable nirvana, or dharmakaya.
Quả Phật Tánh: Quả Phật Toàn
Giác, một trong năm Phật tánh—The fruition of the Buddha-enlightenment,
its perfection, one of the five forms of the Buddha-nature—See Ngũ Phật
Tánh (B) (4).
Quả Phược: Khổ quả sinh tử trói
buộc không cho chúng ta giải thoát. Nghiệp nhân dẫn đến khổ quả đã trói
buộc ta, là tử phược—Retribution bond—The bitter fruit of transmigration
binds the individual so that he cannot attain release. This fruit produces
further seeds of bondage.
Quả Phược Đoạn: Cắt bỏ mọi trói
buộc tức là nhập vào Niết Bàn—Cutting off the ties of retribution,
entering nirvana, entering salvation.
Quả Quả: The fruit of fruit.
1) Niết
Bàn: Nirvana.
2) Bồ Đề
là quả, mà cũng là kết quả của việc tu hành nên gọi là quả quả: the
fruition of bodhi. Bodhi itself is a fruit; however, it is also the fruit
of a life-long cultivation.
Quả Quả Phật Tánh: The fruition
of that fruition, or the revelation of parinirvana—See Ngũ Phật Tánh (B)
(5).
Quả Quyết:
Determined—Decided—Resolute.
Quả Tang: Flagrant—To be caught
in the act or fact (red-handed).
Quả Thần: Môi của Phật đỏ như
trái của cây Bimba—Fruit lips, Buddha’s were “red like the fruit of the
Bimba tree.”
Quả Thật: Indeed—Truly—As a
matter of fact.
Quả Thục Thức: The
Alaya-vijnana (skt)—A Lại Da Thức hay Tàng Thức—The storehouse or source
of consciousness, from which both subject and object are derived.
Quả Thượng: Nhờ công đức tu
hành mà chứng đắc được quả địa (quả địa nầy ở trên nhân vị trong lúc đang
tu) gọi là quả thượng—In the stage when the individual receives the
consequences of deeds done.
Quả Tiểu Thừa: Hai quả vị Thanh
văn và Duyên giác—Fruit of the two vehicles of Sravakayana and
Pratyeka-buddha.
Quả Tình: See Quả Thật.
Quả Trục: Quả đi theo (quả đi
theo nhân như hình với bóng)—The fruit follows (the fruit follows the
cause as the image and its shadow).
Quả Trục Nguyện: Sự chắc chắn
của việc phổ cứu, nguyện thứ hai mươi trong Tứ Thập Bát Nguyện của Phật A
Di Đà—The assurance of universal salvation, the twentieth of Amitabha’s
forty-eight vows.
** For more information,
please see Tứ Thập
Bát Nguyện (20).
Quả Tử:
1) Quả và
Nhân—Fruit and Seed.
2) Quả
sanh Nhân: Fruit produced seeds.
Quả Tướng: Quả thể tổng báo của
giới hữu tình, là một trong ba hình thức của A Lại Da
Thức—Reward—Retribution—Effect—One of the three forms of the
alaya-vijnana.
** For more information,
please see A Lại Da
Thức and
Alaya-vijnana.
Quả Vị: Vị của quả Phật, đối
lại với nhân vị—The stage of attainment, or reward as contrasted with the
cause-stage, i.e. deed.
** For more information,
please see Nhân Vị.
Quả Viên: Quả vị viên mãn, một
trong tám quả viên mãn của tông Thiên Thai—Fruit complete, i.e. perfect
enlightenment, one of the eight T’ien-T’ai perfection.
Quả Vô Sanh: The stage of
non-birth.
Quái:
1) Khiếm
khuyết: Impediment.
2) Nguyên
nhân của lo âu: Cause of anxiety.
3) Treo:
To hang—To suspend.
Quái Chân: Treo chân dung của
một vị tôn quý như Đức Phật—To hang up a picture of a Buddha.
Quái Dị: Strange—Peculiar.
Quái Đáp: Chỉ việc các vị sư
dừng lại một nơi nào đó để nghỉ ngơi—To dwell in a place.
Quái Đơn: Vị du Tăng ghé lại
chùa nghỉ qua đêm—One who hangs up all his possessions, i.e. a wandering
monk who stays for the night in a monastery.
Quái Kiệt: Man of exceptional
talent.
Quái Lạ: How strange.
Quái Lạc: Còn gọi là Quái La,
tên một loại áo cà sa ngắn (do các thiền Tăng Trung Quốc chế ra)—A short
garment, or cover; a waistcoat.
Quái Ngại: A hindrance—An
impediment.
Quái Niệm: Lo lắng—To be
anxious about.
Quái Tích: Treo tích trượng
(khi các vị sư dừng lại nơi nào nghỉ chân)—To hang up one’s staff.
Quái Tử: Tên một loại áo cà
sa—A peg for a garment.
Quan:
1) Áo
quan: A coffin.
2) Đóng
lại: To shut—To include.
3) Nơi bị
đóng kín: A closed place.
4) Quan
ải: Frontier—Barrier.
5) Quan
hệ: To involve.
6) Quan
chức: Official—Public.
7) Quan
ngại: To concern.
Quan Âm: Avalokitesvara
Bodhisattva—Bodhisattva of mercy—Goddess of mercy.
Quan Âm Đường: Pavilion of
Bodhisattva Avalokitesvara—Bodhisattva Avalokitesvara’s Hall—Pavilion of
Regarder of the Sounds.
Quan Âm Sắc Tứ Tự: Tên của một
ngôi chùa tọa lạc trong thị xã Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Chùa còn gọi là chùa
Phật Tổ, được Hòa Thượng Tô Quang Xuân dựng lên vào giữa thế kỷ thứ 19.
Nguyên thủy chùa chỉ là một cái am nhỏ làm nơi tu hành và phát thuốc cho
nhân dân trong vùng. Sau đó Hòa Thượng lên thành Gia Định, tu ở chùa Kim
Chương và thị tịch ở đó. Năm 1842, vua Thiệu Trị đã sắc phong cho Hòa
Thượng và sắc tứ chùa Quan Âm. Ngôi chùa hiện tại đã được hai vị Hòa
Thượng Thiện Tường và Thiện Đức xây dựng vào năm 1936—Name of a temple
located in Cà Mau town, Cà Mau province. It is also called Phật Tổ Temple.
It was built in the middle of the nineteenth centur by Most Venerable Tô
Quang Xuân. At first it was only a small temple where he stayed and
worshipped Buddhism, and made prescription to cure the local people.
Later, he moved to Gia Định and stayed at Kim Chương Temple, with Buddhist
name “Trí Tâm” and passed away there. In 1842, King Thiệu Trị proclaimed
him Most Venerable, and offered the Royal Recognization to the temple. The
present temple was rebuilt by Most Venerable Thiện Tường and Most
Venerable Thiện Đức in 1936.
Quan Đại Thần: Minister.
Quan Đế:
1) Quan
Đế hay Quan Vân Trường: Kuan-Ti, the god of War, adeified hero of the
Three Kingdoms.
2) Vị Hộ
Pháp: A protector of Buddhism.
Quan Điểm:
Concepts—Opinions—Outlook—Point of view—Viewpoint.
Quan Điểm Chính: Central
concept.
Quan Điểm Thuần Lý: A rational
outlook.
Quan Nan: Bị rắc rối với pháp
luật—In danger from the law—Official oppression.
Quan Ngại: To obstruct—To
hinder.
Quan Niệm: Concept.
Quan Niệm Không Hữu Lý:
Irrational views .
Quan Sát: Observation.
Quan Sát Khách Quan: Objective
observation.
Quan Tâm: To pay attention to.
Quan Thế Âm: Avalokitesvara
(skt)—See Quán Thế Âm.
Quan Trọng Nhứt: Most
importantly.
Quán: Vipasyana or Vidarsana
(skt).
I.
1)
Đi xuyên qua: To pass through.
2)
Rửa: To wash—To sprinkle.
3)
Xỏ xâu: To thread—To string.
4)
Ngẫm nghĩ cẩn thận (tế tư): Contemplation—Examination—To look
into—To study—To contemplate—To contemplate and mentally enter into
truth—Contemplation can be used to dispel distractions and defilements. To
consider illusion and discern illusion or discerning the seeming from the
real:
a) Quán
tình thương triệt tiêu lòng sân hận: Contemplation on love to dispel
anger.
b) Quán
sự biết ơn và tâm hỷ triệt tiêu lòng ganh ghét: Contemplation on
appreciation and rejoicing in the good qualities of others can dispel the
problem of jealousy.
c) Quán
vô thường và niệm chết giúp giảm bớt sự tham ái: Contemplation on
impermanence and death awareness can reduce covetousness.
d) Quán
bất tịnh giúp giảm thiểu chấp thủ: Contemplation on the impurity can help
reduce attachment.
e) Quán
vô ngã và tánh không giúp triệt tiêu những tư tưởng xấu xa: Contemplation
on non-ego (non-self) and emptiness can help eliminate (eradicate)
completely all negative thoughts.
II. Two kinds of
contemplation:
1) Quán
sự: Contemplation or meditation on the external forms of the phenomenal.
2) Quán
lý: Contemplation or meditation on the real or underlying nature.
Quán Âm: See Quán Thế Âm.
Quán Chiếu: Lấy trí tuệ mà soi
sáng hay chiếu kiến sự lý—To reflect—To be enlightened or to enlighten as
a result of insight (intelligent) contemplation.
** For more information,
please see Bát Bát
Nhã and Tam Bát Nhã.
Quán Chiếu Bát Nhã: Một trong
ba loại Bát Nhã, lấy trí tuệ quán chiếu cái lý thực tướng hay nhờ thiền
quán mà giác ngộ được chân lý—One of the three kinds of Prajna, the prajna
or wisdom of meditative enlightenment on reality.
** For more information,
please see Bát Nhã
and Tam Bát Nhã.
Quán Chiếu “Khổ”:
1) To
reflect on suffering.
2) Quán
chiếu “khổ” là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào đại giác, vì nhờ
đó mà chúng ta mới có khả năng chấm dứt mọi chấp trước, ham muốn và dục
vọng—Reflection on suffering is one of the most important entrances to the
great enlightenment; for with it, we are able to end all attachments,
aspirations and desires.
Quán Chiếu “Tỉnh Lặng”:
1)
Reflection on calmness or tranquility.
2) Quán
chiếu “Tỉnh Lặng” là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào đại giác,
vì nhờ đó mà chúng ta không khuấy rối tâm mình—Reflection on calmness is
one of the most important entrances to the great enlightenment; for with
it, we do not disturb our mind.
Quán Chiếu “Vô Ngã”:
1)
Reflection on No-Self.
2) Quán
chiếu “Vô Ngã” là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào đại giác, vì
nhờ đó mà chúng ta không lầm chấp vào cái ngã ảo huyền—Reflection on
“No-self” is one of the most important entrances to the great
enlightenment; for with it, we do not mistakenly attach to an illusive
self.
Quán Chiếu “Vô Thường”:
1) To
reflect on impermanence.
2) Quán
chiếu vô thường là một trong những cửa ngõ đi vào đại giác, vì nhờ đó mà
chúng ta mới có khả năng thấy được bộ mặt thật của những dục vọng trong
nhà lửa tam giới—Reflection on impermanence is one of the most important
entrances to the great enlightenment; for with it, we are able to reflect
and see the real face of all the desires of the triple world burning
house.
Quán Chúng Sanh: To contemplate
a living beings—Theo Kinh Duy Ma Cật, khi ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát vâng
mệnh Phật đến thăm bệnh cư sĩ Duy Ma Cật—According to the Vimalakiriti
Sutra, Manjusri Bodhisattva obeyed the Buddha’s command to call on
Vimalakirti to enquire after his health:
·
Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ông
Duy Ma Cật: “Bồ Tát quán sát chúng sanh phải như thế nào?”—Manjusri asked
Vimalakirti: “How should a Bodhisattva look at living beings?”
·
Ông Duy Ma Cật đáp: “Ví nhà huyễn thuật thấy người huyễn của
mình hóa ra, Bồ Tát quán sát chúng sanh cũng như thế. Như người trí thấy
trăng dưới nước, thấy mặt trong gương, như ánh nắng dợn, như âm vang của
tiếng, như mây giữa hư không, như bọt nước, như bóng nổi, như lõi cây
chuối, như ánh điển chớp, như đại thứ năm, như ấm thứ sáu, như căn thứ
bảy, như nhập thứ mười ba, như giới thứ mười chín. Bồ Tát quán sát chúng
sanh cũng như thế. Như sắc chất cõi vô sắc, như mộng lúa hư, như thân kiến
của Tu Đà Hoàn, như sự nhập thai của A Na Hàm, như tam độc của A la hán,
như tham giận phá giới của Bồ Tát chứng vô sanh pháp nhẫn, như tập khí
phiền não của Phật, như mù thấy sắc tượng, như hơi thở ra vào của người
nhập diệt tận định, như dấu chim giữa hư không, như con của thạch nữ (đàn
bà không sanh đẻ), như phiền não của người huyễn hóa, như cảnh chiêm bao
khi đã thức, như người diệt độ thọ lấy thân, như lửa không khói. Bồ Tát
quán sát chúng sanh cũng như thế đó.”—Vimalakirti replied: “ A Bodhisattva
should look at living beings like an illusionist does at the illusory men
(he has created); and like a wise man looking at the moon’s reflection in
water; at his own face in a mirror; at the flame of a burning fire; at the
echo of a calling voice; at flying clouds in the sky; at foam in a liquid;
at bubbles on water; at the (empty) core of a banana tree; at a flash of
lightning; at the (non-existent) fifth element (beside the four that make
the human body); at the sixth aggregate (beside the five that make a
sentient being); at the seventh sense datum (beside the six objects of
sense); at the thirteenth entrance (ayatana-beside the twelve involving
the six organs and six sense date); at the nineteenth realm of sense
(beside the eighteen dhatus or fields of sense); at form in the formless
world; at the (non-existent) sprout of a charred grain of rice; at a body
seen by a srota-apanna (who has wiped out the illusory body to enter the
holy stream); at the entry of an Anagamin (or a non-returning Sravaka)
into the womb of a woman (for rebirth); at an arhat still preserving the
three poisons (of desire, anger and stupidity which he has eliminated for
ever); at a Bodhisattva realizing the patient endurance of the uncreate
who is still greedy, resentful and breaking the prohibitions; at a Buddha
still suffering from klesa (troubles); at a blind man seeing things; at an
adept who still breathes air in and out while in the state of nirvanic
imperturbability; at the tracks of birds flying in the air; at the progeny
of a barren woman; at the suffering of an illusory man; at a sleeping man
seeing he is awake in a dream; at a devout man realizing nirvana who takes
a bodily form for (another) reincarnation; and at a smokeless fire. This
is how a Bodhisattva should look at living beings.”
Quán Đảnh:
1) Điểm
đạo: Abhisekana or Murdhabhisikta (skt).
a) Quán
đảnh đệ tử bằng cách đặt tay hay rưới nước lên đầu đệ tử. Chư Phật quán
đảnh đệ tử bằng cách đặt tay lên đỉnh đầu của đệ tử. Tục lệ Ấn Độ nầy
thường thấy trong lễ phong vương, bằng cách rưới lên đầu tân vương nước từ
bốn bể, và nước từ những con sông trong lãnh địa của ông ta. Bên Trung
Quốc, người ta thường dùng nghi thức Phật Giáo cho các vị đại quan, cũng
như lễ thọ cụ túc giới cho chư Tăng Ni. Các thầy Mật Giáo dùng nghi thức
quán đảnh để điểm đạo cho đệ tử của mình, cho các cấp lãnh đạo, cũng như
trong các buổi đàn tràng siêu độ (cầu nguyện sau khi xãy ra tai ương hay
chuẩn bị cho sự tái
sanh)—Baptism—Initiation—Head—Superintendent—Empowerment—Inauguration or
consecration by placing the hand on or sprinkling or pouring water on the
head. Every Buddha baptizes a disciple by laying a hand on his head. An
Indian custom on the investiture of a king, whose head was baptized with
water from the four seas and from the rivers in his domain. In China, it
is administered as a Buddhist rite chiefly to high personages and for
ordination purpose. Among the esoterics it is a rite especially
administered to their disciples; and they have several categories of
baptism, e.g. that of ordinary disciples, of teacher or preacher, of
leader, of office-bearer; also for special causes such as relief from
calamity, preparation for the next life, etc.
b) Quán
Đảnh Chân Ngôn—The ritual of anointment of the Shingon School: Theo Giáo
Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo—According to Prof.
Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy:
·
Chân Ngôn tông có nghi quỹ quán đảnh (Abhiseka) cũng như
nghi quỹ đàn tràng. Nơi sửa soạn lễ quán đảnh phải được trang hoàng bằng
mạn đà la của cả hai giới; và tất cả những nhu cầu lễ tiết phải được thực
hiện đầy đủ. Đôi khi các mạn đà la được nới rộng ra để thành lập môi
trường hành lễ. Do đó mà nơi đây được gọi là mạn đà la. Chỉ khi nào nghi
thức được triệt để tuân hành mới có thể đạt được linh nghiệm từ năng lực
gia trì của Phật. Theo truyền thuyết, Thiện Vô Úy và đồ đệ là Nhất Hành,
truyền thừa Thai Tạng giới, trong lúc Kim Cương Trí và đệ tử là Bất Không
giảng thuyết về Kim Cang giới. Thế nên ta phải nhận định rằng có đến hai
dòng truyền thừa, mà mỗi dòng chỉ là một phần hay phiến diện: The Shingon
School has the ritual of anointment (Abhikesa) as well as the ordination
ceremony. The area of anointment must be decided with the Circles of the
two realms; all ritual requirements must be fulfilled. Sometimes the
Circles are spread out and thereby the ritual area is formed. So the area
is called “Circle.” Only the adequate performance of the ritual can make
the evoking of any enfolding power of Buddha effective. According to
tradition, Subhakarasimha and his pupil, I-Hsing, transmitted the Matrix
doctrine, while Vajrabodhi and his pupil, Amoghavajra, taught the Diamond
doctrine. Thus we must presume that there were two traditions of
transmission, both being only partial or one-sided.
·
Tuy nhiên, sự khám phá mới đây của giáo sư Tucci về
Tattvasamgraha ở Tây Tạng, và của giáo sư Ono về cuốn Vajra-Sekhara ở Nhật
đã khiến cho những truyền thuyết cũ không còn đứng vững nữa, bởi vì quyển
Vajra-sekhara trình bày trong Ngũ Bộ Tâm Quán được giữ bí mật tại tự viện
Mii ở Ômi và Shorenin, Kyoto. Ngũ Bộ là Phật, Liên Hoa, Đa Bảo, Kim Cương,
và Kiết Ma. Đây nguyên là các bộ phận của Kim Cang giới; rõ ràng là ngay
từ đầu chúng ta đã có bản kinh về Kim Cương giáo thuyết do Thiện Vô Úy
mang đến. Thực sự chúng là dòng truyền thừa của Thiện Vô Úy. Từ đó, chúng
ta nhận thấy rằng vào thời của Thiện Vô Úy, cả hai giáo thuyết về Kim
Cương và Thai Tạng đã có mặt ở Trung Quốc. Bản của Tucci bằng Phạn ngữ và
của Ono là bản giải thích bằng tranh ảnh, nếu không có nó thì khó mà theo
dõi nguyên bản Sanskrit. Những người nghiên cứu Mật giáo có thể hy vọng
được hỗ trợ thực tế nhờ khảo cứu các bản văn nầy: However, the recent
discovery of the Tattva-sangraha in Tibet by Professor Tucci and the
Vajra-sekhara in Japan by Professor Ono make the old traditions entirely
untenable, because the Vajra-sekhara represented in the Five Assemblies
was kept in secret in the Mii Monastery in Ômi and Shorenin in Kyoto. The
Five Assemblies are Buddha, Padma, Ratna, Vajra and Karma. These being
originally the divisions of the Diamond Realm, it is clear that we had
from the beginning the text of the ‘Diamond’ doctrine brought by
Subhakarasimha. They were actually the transmission by Subhakarasimha.
From this it will be seen that at the time of Subhakarasimha both the
‘Diamond’ and ‘Matrix’ doctrines were existing in China. Tucci’s text is
Sanskrit and Ono’s is pictorial explanation without which a perusal of
Sanskrit original often becomes impossible. Students of mysticism may
expect a real contribution from the study of these texts.
2) Quán
Đảnh Bồ Tát: Một nghi thức rưới nước lên đầu một vị Bồ Tát, khi vị ấy sắp
bước vào giai đoạn cuối cùng đến Phật quả—Ceremonial sprinkling of water
on a bodhisattva’s head, is said to be done when a bodhisattva is about to
enter the ultimate state and become Buddha.
3) Quán
Đảnh Đại Sư (561-632)—Kuan-Ting Great Master (561-632): Quán Đảnh là vị tổ
thứ năm của tông Thiên Thai. Ba tác phẩm lớn của ngài Trí khải đều do Quán
Đảnh tập thành toàn vẹn—Kuan-Ting is the fifth patriarch of the T’ien-T’ai
School. The three great works of Chih-I are all compilations of
Kuan-Ting.
Quán Đảnh Tam Muội: Tam muội
đạt được trong thiền quán—The samadhi of the summit of contemplation (the
peak whence all the samadhis may be surveyed).
Quán Đảnh Trụ: Thập trụ của một
vị Bồ Tát khi vị nầy đã được Phật thọ ký (xức dầu quán đảnh) thành
Phật—The tenth stage of a Bodhisattva when he is anointed by the Buddha as
a Buddha.
Quán Đạo:
1) Thấu
triệt giáo pháp: To know the doctrine thoroughly.
2) Thiền
Quán: Contemplation—Meditation—Insight.
Quán Đạt: Đạt được chân lý qua
thiền quán—To penetrate to reality through contemplation.
Quán Đảnh: See Abhisheka in
Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Quán Giác: Awakening—Awareness.
1) Quán:
Examination or study.
2) Giác:
Awakening or awareness.
Quán Giải: Quán niệm và giải lý
được chân lý—To contemplate and expound the ultimate reality.
Quán Hành:
1) Quán
lý ở tâm rồi đích thân thực hành đúng theo lý đó—Contemplation and
accordant action.
2) Pháp
Quán Sát Hành Pháp của Tâm: Method of contemplating.
Quán Hành Ngũ Phẩm Vị: The
T’ien-T’ai five stages of meditation and action.
Quán Hành (Hạnh) Phật: See Quán
Hành Tức Phật and Lục Tức Phật.
Quán Hành Tức Phật: Quán và
hành như Phật. Đây là giai đoạn thứ ba của Lục Tức Phật. Vị Bồ Tát đã đạt
được ngũ phẩm Phật Địa—To contemplate and act as a Buddha. The third of
the six stages of Bodhisattva developments. Any Bodhisattva or disciples
who have attained to the fifth stage of Bodhisattvahood.
** For more information,
please see Lục Tức
Phật.
Quán Hoa: Chuỗi hoa, lời kệ
tụng trong kinh gọi là “Quán Hoa” hay chuỗi hoa (lời văn trong kinh gọi là
“Tán Hoa” hay hoa rời)—A string of flowers, a term for the gathas in
sutras, i.e. the prose recapitulated in verse.
Quán Huệ: Trí tuệ quán sát thấu
hiểu được chân lý—The wisdom which penetrates to ultimate reality.
Quán Không: Quán chiếu vạn hữu
giai không hay không tướng của các pháp—To contemplate (regard) all things
as unreal (no fundamental reality.
Quán Lạp: Hàng năm cứ đến ngày
Hạ Mãn, tức rằm tháng bảy âm lịch, các tự viện đều cử hành nghi thức “quán
lạp” hay tắm Phật—The washing of the Buddha’s image at the end of the
monastic year, or the end of summer, usually the 15th of the seventh lunar
month.
Quán Môn:
1) Thiền
quán là một trong hai môn giáo quán để thấu triệt chân lý: Contemplation
or meditation as one of the two methods of entry into the truth.
2) Thiền
quán cũng còn là một trong sáu “Diệu Môn” cho người tu Phật: Contemplation
or meditation is also one of the six wonderful strategies or doors for
Buddhist cultivators.
** For more information,
please see Lục Diệu
Môn.
Quán Môn Thập Pháp Giới: To
contemplate on the ten dharma realms—See Thập Pháp Giới.
Quán Niệm: Nhìn vào sự vật để
quán tưởng—To look into (things) and think over—To contemplate and ponder.
Quán Niệm Niệm Phật: See Quán
Tưởng Niệm Phật.
Quán Pháp: Contemplation of
mind-objects.
(A) Phép quán
niệm chân lý ở tâm—Methods of contemplation (obtaining of insight into
truth).
(B) Theo Kinh
Niệm Xứ, Đức Phật dạy về ‘quán pháp’ như sau—According to the
Satipatthanasutta, the Buddha taught about ‘contemplation of mind-objects’
as follows:
1)
Năm Triền Cái—The Five Hindrance: Nầy các Tỳ Kheo, thế nào là Tỳ
Kheo sống quán niệm pháp trên các pháp? Nầy các Tỳ Kheo, ở đây Tỳ Kheo
sống quán niệm pháp trên các pháp đối với năm triền cái (năm món ngăn
che). Và nầy các Tỳ Kheo, thế nào là các Tỳ Kheo sống quán niệm pháp trên
các pháp đối với năm triền cái? Vị Tỳ Kheo sống quán niệm pháp trên các
nội pháp; hay sống quán niệm pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán niệm
pháp trên cả nội pháp lẫn ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán niệm tánh sanh
khởi trên các pháp; hay sống quán niệm tánh diệt tận trên các pháp. Hay
sống quán niệm tánh sanh diệt trên các pháp. “Có pháp đây, vị ấy an trú
chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy
sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Nầy các Tỳ
Kheo, như vậy là Tỳ Kheo sống quán niệm pháp trên các pháp—And how,
Bhikkhus, does a Bhikkhu abide contemplating mind-objects as mind-objects?
Here a Bhikkhu abides contemplating mind-objects as mind-objects in terms
of the five hindrances. And how does a Bhikkhu abide contemplating
mind-objects as mind-objects in terms of the five hindrances? A Bhikkhu
abides contemplating mind-objects as mind-objects internally, or he abides
contemplating mind-objects as mind-objects externally, or he abides
contemplating mind-objects as mind-objects both internally and externally.
Or else he abides contemplating in mind-objects their arising factors, or
he abides contemplating in mind-objects their vanishing factors, or he
abides contemplating in mind-objects both their arising and vanishing
factors. Or else mindfulness that ‘there are mind-objects’ is simply
established in him to the extent necessary for bare knowledge and
mindfulness. And he abides independent, not clinging to anything in the
world. That is how a Bhikkhu abides contemplating mind-objects as
mind-objects in terms of the five hindrances.
a)
Nầy các Tỳ Kheo, ở đây nội tâm Tỳ Kheo có ái dục, vị ấy ý thức rằng
nội tâm của mình đang có ái dục. Khi nội tâm không có ái dục, vị ấy ý thức
rằng nội tâm của mình không có ái dục. Và với ái dục chưa sanh nay sanh
khởi, vị ấy ý thức được sự đang sanh khởi ấy. Khi một niệm ái dục đã sanh,
vị ấy ý thức được sự đã sanh khởi ấy. Khi ái dục đang được đoạn diệt,
tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy ý thức như vậy—Here, there being
sensual desire in him, a Bhikkhu understands: “There is sensual desire in
me;” or there being no sensual desire in him, he understands: “There is no
sensual desire in me;” and he also understands how there comes to be the
arising of unarisen sensual desire, and how there comes to be the
abandoning of arisen sensual desire, and how there comes to be the future
non-arising of abandoned sensual desire.
b)
Khi nội tâm có sân hận, vị ấy ý thức rằng nội tâm mình đang có sân
hận. Khi nội tâm không có sân hận, vị ấy ý thức rằng nội tâm mình đang
không có sân hận. Khi một niệm sân hận chưa sanh nay bắt đầu sanh khởi, vị
ấy ý thức được sự bắt đầu sanh khởi ấy. Khi một niệm sân hận đã sanh khởi,
nay được đoạn diệt, vị ấy ý thức được sự đoạn diệt ấy. Khi một niệm sân
hận đã được đoạn diệt và tương lai không còn sanh khởi nữa, vị ấy ý thức
được như vậy—There being ill-will in him, a Bhikkhu understands: “There is
ill-will in me;” or there being no ill-will in him, he understands: “There
is no ill-will in me;” and he also understands how there comes to be the
arising of unarisen ill-will, and how there comes to be the abandoning of
arisen ill-will, and how there comes to be the future non-arising of
abandoned ill-will.
c)
Khi nội tâm có hôn trầm thụy miên (mê muội và buồn ngủ), vị ấy ý
thức được sự hôn trầm thụy miên ấy. Khi nội tâm không có hôn trầm thụy
miên, vị ấy ý thức được nội tâm của mình đang không có hôn trầm thụy miên.
Khi hôn trầm và thụy miên chưa sanh nay bắt đầu sanh khởi, vị ấy ý thức
được sự đang sanh khởi ấy. Khi hôn trầm và thụy miên đã sanh nay được đoạn
diệt, vị ấy ý thức được sự đang đoạn diệt ấy. Khi hôn trầm và thụy miên đã
được đoạn diệt và tương lai không thể sanh khởi nữa, vị ấy ý thức được
điều đó—There being sloth and torpor in him, a Bhikkhu understands: “There
are sloth and torpor in me;” or there being no sloth and torpor in him, he
understands: “There are no sloth and torpor in me;” and he also
understands how there comes to be the arising of unarisen sloth and
torpor, and how there comes to be the abandoning of arisen sloth and
torpor, and how there comes to be the future non-arising of abandoned
sloth and torpor.
d)
Khi nội tâm có trạo hối (sự dao động bất an và hối hận), vị ấy ý
thức rằng mình đang có dao động bất an và hối hận. Khi nội tâm không có
dao động bất an và hối hận, vị ấy ý thức rằng nội tâm mình đang không có
sự dao động bất an và hối hận. Khi dao động bất an và hối hận sanh khởi,
vị ấy ý thức rằng nội tâm mình đang sanh khởi dao động bất an và hối hận.
Khi dao động bất an và hối hận đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy ý thức
được sự đoạn diệt ấy. Với dao động bất an và hối hận đã được đoạn diệt,
tương lai không còn sanh khởi nữa, vị ấy ý thức được như vậy—There being
restlessness and remorse in him, a Bhikkhu understands: “There are
restlessness and remorse in me;” or there being no restlessness and
remorse in him, he understands: “There are no restlessness and remorse in
me;” and he also understands how there comes to be the arising of
unarisen restlessness and remorse, and how there comes to be the
abandoning of arisen restlessness and remorse, and how there comes to be
the future non-arising of abandoned restlessness and remorse.
e)
Khi nội tâm có nghi, vị ấy ý thức được nội tâm của mình đang có
nghi. Khi nội tâm không có nghi, vị ấy ý thức được nội tâm mình đang không
có nghi. Khi nội tâm với nghi chưa sanh nay đang sanh khởi, vị ấy ý thức
được sự sanh khởi ấy. Với nghi đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy ý thức
được sự đoạn diệt ấy. Với nghi đã được đoạn diệt, tương lai không sanh
khởi nữa, vị ấy ý thức được như vậy—There being doubt in him, a Bhikkhu
understands: “There is doubt in me;” or there being no doubt in him, he
understands: “There is no doubt in me;” and he also understands how there
comes to be the arising of unarisen doubt, and how there comes to be the
abandoning of arisen doubt, and how there comes to be the future
non-arising of abandoned doubt.
2)
Lại nữa, nầy các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo sống quán niệm pháp trên các pháp
đối với ngũ uẩn. Nầy các Tỳ Kheo, thế nào là Tỳ Kheo sống quán pháp trên
các pháp đối với năm thủ uẩn? Nầy các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo quán chiếu như sau:
Again, Bhikkhus, a Bhikkhu abides contemplating mind-objects as
mind-objects in terms of the five aggregates affected by clinging. And how
does a Bhikkhu abide contemplating mind-objects as mind-objects in terms
of the five aggregates affected by clinging? Here a Bhikkhu understands:
a)
Đây là sắc (hình thể), đây là sắc tập (sự phát sinh ra hình thể),
đây là sắc diệt—Such is material form, such its origin, such its
disappearance.
b)
Đây là thọ, đây là thọ tập, đây là thọ diệt—Such is feeling, such
its origin, such its disappearance.
c)
Đây là tưởng, đây là tưởng tập, đây là tưởng diệt—Such is
perception, such its origin, such its disappearance.
d)
Đây là hành, đây là hành tập, đây là hành diệt—Such are the
formations, such their origin, such their disappearance.
e)
Đây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt—Such is
consciousness, such its origin, such its disappearance.
3)
Lại nữa, nầy các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo sống quán niệm pháp trên các pháp
đối với sáu nội ngoại xứ. Nầy các Tỳ Kheo, thế nào là Tỳ Kheo sống quán
pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ?—Again, Bhikkhus, a Bhikkhu
abides contemplating mind-objects as mind-objects in terms of the six
internal and external bases. And how does a Bhikkhu abide contemplating
mind-objects as mind-objects in terms of the six internal and external
bases?
a)
Vị ấy ý thức về mắt và đối tượng của mắt là hình sắc và về những
ràng buộc tạo nên do mắt và hình sắc. Vị ấy ý thức về những ràng buộc chưa
sanh nay đang phát sanh. Vị ấy ý thức về những ràng buộc đã phát sanh nay
được đoạn diệt. Vị ấy ý thức về những ràng buộc đã được đoạn diệt, tương
lai không sanh khởi nữa—Here a Bhikkhu understands the eye, he understands
forms, and he understands the fetter that arises dependent on both; and he
understands how there comes to be the arising of the unarisen fetter, and
how there comes to be the future non-arising of the abandoning fetter.
b)
Vị ấy ý thức về tai và đối tượng của tai là âm thanh và về những
ràng buộc tạo nên do tai và âm thanh. Vị ấy ý thức về những ràng buộc chưa
sanh nay đang sanh khởi. Vị ấy ý thức về những ràng buộc đã sanh, nay đang
được đoạn diệt. Vị ấy ý thức về những ràng buộc đã được đoạn diệt, tương
lai không còn sanh khởi nữa—Here a Bhikkhu understands the ear, he
understands sounds, and he understands the fetter that arises dependent on
both; and he understands how there comes to be the arising of the unarisen
fetter, and how there comes to be the future non-arising of the abandoning
fetter.
c)
Vị ấy ý thức về lổ mũi và đối tượng của mũi là mùi hương và những
ràng buộc tạo nên do lổ mũi và mùi hương. Vị nầy ý thức về những ràng buộc
chưa phát sanh nay đang sanh khởi. Vị ấy ý thức về những ràng buộc đã phát
sanh và đang được đoạn diệt. Vị ấy ý thức về những ràng buộc đã được đoạn
diệt, tương lai không còn sanh khởi nữa—Here a Bhikkhu understands the
nose, he understands odours, and he understands the fetter that arises
dependent on both; and he understands how there comes to be the arising of
the unarisen fetter, and how there comes to be the future non-arising of
the abandoning fetter.
·
Vị ấy ý thức về cái lưỡi và
đối tượng của lưỡi là vị nếm và những ràng buộc tạo nên do cái lưỡi và vị
nếm. Vị ấy ý thức về những ràng buộc chưa phát sanh nay đang phát sanh. Vị
ấy ý thức về những ràng buộc đã phát sanh nay đang được đoạn diệt. Vị ấy ý
thức về những ràng buộc đã được đoạn diệt, tương lai không còn sanh khởi
nữa— Here a Bhikkhu understands the tongue, he understands flavours, and
he understands the fetter that arises dependent on both; and he
understands how there comes to be the arising of the unarisen fetter, and
how there comes to be the future non-arising of the abandoning fetter.
d)
Vị ấy ý thức về thân và đối tượng của thân là sự xúc chạm. Vị ấy ý
thức về những ràng buộc chưa sanh khởi nay đang được sanh khởi. Vị ấy ý
thức về những ràng buộc đã sanh khởi đang được đoạn tận. Vị ấy ý thức về
những ràng buộc đã được đoạn diệt, tương lai không còn sanh khởi nữa—Here
a Bhikkhu understands the body, he understands tangibles, and he
understands the fetter that arises dependent on both; and he understands
how there comes to be the arising of the unarisen fetter, and how there
comes to be the future non-arising of the abandoning fetter.
e)
Vị ấy ý thức về đối tượng của ý là tư tưởng và về những ràng buộc
tạo nên do ý là tư tưởng. Vị ấy ý thức về những ràng buộc chưa sanh khởi
nay đang sanh khởi. Vị ấy ý thức về những ràng buộc đã sanh khởi đang được
đoạn diệt. Vị ấy ý thức về những ràng buộc đã đoạn diệt, tương lai không
còn sanh khởi nữa—Here a Bhikkhu understands the mind, he understands
mind-objects, and he understands the fetter that arises dependent on both;
and he understands how there comes to be the arising of the unarisen
fetter, and how there comes to be the future non-arising of the abandoning
fetter.
4)
Lại nữa, nầy các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo sống quán niệm pháp trên pháp đối
với thất giác chi. Nầy các Tỳ Kheo, thế nào là Tỳ Kheo sống quán pháp trên
pháp đối với thất giác chi?—Again, Bhikkhus, a Bhikkhu abides
contemplating mind-objects as mind-objects in terms of the seven
enlightenment factors. And how does a Bhikkhu abide contemplating
mind-objects as mind-objects in terms of the seven enlightenment factors?
a)
Khi nội tâm có niệm giác chi (yếu tố chánh niệm), vị ấy ý thức là
mình có chánh niệm. Vị ấy quán chiếu rằng tâm mình đang có chánh niệm. Khi
không có chánh niệm, vị ấy ý thức rằng tâm mình không có chánh niệm. Vị ấy
ý thức về chánh niệm chưa sanh khởi nay đang sanh khởi. Vị ấy ý thức về
chánh niệm đã phát sanh nay đang thành tựu viên mãn—Here, there being the
mindfulness enlightenment factor in him, a Bhikkhu understands: “There is
the mindfulness enlightenment factor in me;” or there being no mindfulness
enlightenment factor in him, he understands: “There is no mindfulness
enlightenment factor In me;” and also understands how there comes to be
the arising of the unarisen mindfulness enlightenment factor, and how the
arisen mindfulness enlightenment factor comes to fulfilment by
development.
b)
Khi nội tâm có trạch giác chi (giám định đúng sai thiện ác). Vị ấy
ý thức là mình đang có sự phân định đúng sai thiện ác. Vị ấy quán chiếu
rằng tâm mình đang có sự giám định đúng sai thiện ác. Khi không có sự giám
định, vị ấy ý thức là mình đang không có sự giám định. Vị ấy ý thức về một
sự giám định chưa sanh nay đang sanh khởi. Vị ấy ý thức về một sự giám
định đã sanh khởi nay đang thành tựu viên mãn—Here, there being the
investigation-of-states enlightenment factor in him, a Bhikkhu
understands: “There is the investigation-of-states enlightenment factor in
me;” or there being no investigation-of-states enlightenment factor in
him, he understands: “There is no investigation-of-states enlightenment
factor in me;” and also understands how there comes to be the arising of
the unarisen investigation-of-states enlightenment factor, and how the
arisen investigation-of-states enlightenment factor comes to fulfilment by
development.
c)
Khi nội tâm có tinh tấn giác chi, vị ấy ý thức là mình đang có sự
tinh chuyên. Vị ấy quán chiếu rằng tâm mình đang có sự tinh chuyên. Khi
nội tâm không có sự tinh chuyên, vị ấy ý thức rằng tâm mình không có sự
tinh chuyên. Vị ấy ý thức về một sự tinh chuyên chưa sanh khởi nay đang
sanh khởi. Vị ấy ý thức về sự tinh chuyên đã sanh khởi nay đang đi đến
thành tựu viên mãn— Here, there being the energy enlightenment factor in
him, a Bhikkhu understands: “There is the energy enlightenment factor in
me;” or there being no energy enlightenment factor in him, he understands:
“There is no enegy enlightenment factor in me;” and also understands how
there comes to be the arising of the unarisen energy enlightenment
factor, and how the arisen energy enlightenment factor comes to fulfilment
by development.
d)
Khi nội tâm có hỷ giác chi, vị ấy ý thức là mình đang có an vui. Vị
ấy quán chiếu rằng tâm mình đang an vui. Khi nội tâm không có an vui, vị
ấy ý thức là mình đang không có an vui. Vị ấy ý thức về niềm an vui chưa
sanh khởi, nay đang sanh khởi. Vị ấy ý thức về niềm an vui đã sanh khởi,
nay đang đi đến thành tựu viên mãn—Here, there being the rapture
enlightenment factor in him, a Bhikkhu understands: “There is the rapture
enlightenment factor in me;” or there being no rapture enlightenment
factor in him, he understands: “There is no rapture enlightenment factor
in me;” and also understands how there comes to be the arising of the
unarisen rapture enlightenment factor, and how the arisen rapture
enlightenment factor comes to fulfilment by development.
e)
Khi nội tâm có khinh an giác chi, vị ấy ý thức tâm mình đang có
khinh an (nhẹ nhõm). Vị ấy quán chiếu rằng tâm mình đang có khinh an. Khi
nội tâm không có khinh an, vị ấy ý thức rằng nội tâm mình không có sự
khinh an. Vị ấy ý thức về sự khinh an chưa sanh khởi, nay đang sanh khởi.
Vị ấy ý thức về sự khinh an đã sanh khởi, nay đang đi đến thành tựu viên
mãn—Here, there being the tranquility enlightenment factor in him, a
Bhikkhu understands: “There is the tranquility enlightenment factor in
me;” or there being no tranquility enlightenment factor in him, he
understands: “There is no tranquility enlightenment factor In me;” and
also understands how there comes to be the arising of the unarisen
tranquility enlightenment factor, and how the arisen tranquility
enlightenment factor comes to fulfilment by development.
f)
Khi nội tâm có định giác chi, vị ấy ý thức là mình đang có định.
Khi nội tâm không có định, vị ấy ý thức là mình đang không có định. Khi
định chưa sanh khởi, nay đang sanh khởi, vị ấy ý thức như vậy. Khi định đã
sanh khởi, nay đang đi đến thành tựu viên mãn, vị ấy cũng ý thức như
vậy—Here, there being the concentration enlightenment factor in him, a
Bhikkhu understands: “There is the concentration enlightenment factor in
me;” or there being no concentration enlightenment factor in him, he
understands: “There is no concentration enlightenment factor In me;” and
also understands how there comes to be the arising of the unarisen
concentration enlightenment factor, and how the arisen concentration
enlightenment factor comes to fulfilment by development.
g)
Khi nội tâm có xả giác chi, vị ấy ý thức là mình đang buông xả. Vị
ấy quán chiếu là tâm mình có buông xả. Khi nội tâm không có sự buông xả,
vị ấy ý thức là tâm mình đang không có sự buông xả. Vị ấy ý thức về sự
buông xả chưa sanh khởi, nay đang sanh khởi. Vị ấy ý thức về sự buông xả
đã sanh khởi, nay đang đi đế sự thành tựu viên mãn—Here, there being the
equanimity enlightenment factor in him, a Bhikkhu understands: “There is
the equanimity enlightenment factor in me;” or there being no equanimity
enlightenment factor in him, he understands: “There is no equamity
enlightenment factor In me;” and also understands how there comes to be
the arising of the unarisen equanimity enlightenment factor, and how the
arisen equanimity enlightenment factor comes to fulfilment by development.
5)
Lại nữa, này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo sống quán niệm pháp trên các
pháp đối với Tứ Diệu Đế. Này các Tỳ Kheo, thế nào là Tỳ Kheo sống quán
pháp trên các pháp đối với bốn sự thật cao quý? Nầy các Tỳ Kheo, ở đây Tỳ
Kheo ý thức: “Khi sự kiện là đau khổ, vị ấy quán niệm đây là đau khổ. Khi
sự kiện là nguyên nhân tạo thành đau khổ, vị ấy quán niệm đây là nguyên
nhân tạo thành sự đau khổ. Khi sự kiện là sự chấm dứt khổ đau, vị ấy quán
chiếu đây là sự chấm dứt khổ đau. Khi sự kiện là con đường đưa đến sự chấm
dứt khổ đau, vị ấy quán niệm đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ
đau.”—Again, Bhikkhus, a Bhikkhu abides contemplating mind-objects as
mind-objects in terms of the Four Noble Truths. And how does a Bhikkhu
abide contemplating mind-objects as mind-objects in terms of the Four
Noble Truths? Here a Bhikkhu understands as it actually is: “This is
suffering;” he understands as it actually is: “This is the origin of
suffering;” he understands as it actually is: “This is the cessation of
suffering;” he understands as it actually is: “This is the way leading to
the cessation of suffering.”
*** For more information,
please see Quán
Tâm, Lục Quán Pháp,
and Chỉ Quán.
Quán Phật:
1) Tắm
Phật: Dục Phật—Lễ tắm Phật trong ngày Phật Đản. Đây là một công việc có
nhiều phước đức và được thực hiện với nhiều nghi thức—To wash the image or
statue of the Buddha during the Buddha’s Birthday, usually with scented
water, which is a work of great merit and done with much ceremony.
2) Quán
niệm hồng danh của Phật: To meditate or contemplate upon Buddha.
3) Theo
Kinh Duy Ma Cật, chương mười hai, phẩm Thấy Phật A Súc, Đức Thế Tôn hỏi
Duy Ma Cật rằng: “Ông nói ông muốn đến đây để thấy Như Lai thì lấy chi
quán sát?”—According to the Vimalakirti Sutra, Chapter Twelve, Seeing
Aksobhya Buddha, the Buddha asked Vimalakirti: “You spoke of coming here
to see the Tathagata, but how do you see Him impartially?”
·
Duy Ma Cật thưa: “Như con
quán thực tướng của thân, thân Phật cũng thế. Con quán Như Lai đời trước
không đến, đời sau không đi, hiện tại không ở; không quán sắc, không quán
sắc như, không quán sắc tánh; không quán thọ, tưởng, hành, thức, không
quán thức như, không quán thức tánh; không phải tứ đại sinh, cũng không
như hư không; sáu nhập không tích tập, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm đã
vượt qua; không ở ba cõi, đã lìa ba cấu; thuận ba môn giải thoát; có đủ ba
minh, cùng ngang vô minh, không một tướng, không khác tướng, không có tự
tướng, không có tha tướng, không phải không tướng, không phải chấp tướng;
không bờ bên nầy, không bờ bên kia, không giữa dòng mà hóa độ chúng sanh;
quán tịch diệt cũng không diệt hẳn; không đây, không kia, không nương nơi
đây, không nương nơi kia; không thể dùng trí mà hiểu được, không thể dùng
thức mà biết được; không tối không sáng; không danh không tướng; không
mạnh không yếu; không phải sạch không phải nhơ; không ở phương sở, không
lìa phương sở; không phải hữu vi, không phải vô vi; không bày không nói;
không bố thí, không bỏn xẻn; không giữ giới, không phạm giới; không nhẫn
không giận; không tinh tấn không giải đãi; không định không loạn; không
trí không ngu; không thực không dối; không đến không đi; không ra không
vào; bặt đường nói năng; không phải phước điền, không phải không phước
điền; không phải xứng cúng dường, không phải không xứng cúng dường; không
phải thủ, không phải xả; không phải có tướng, không phải không tướng; đồng
với chân tế bình đẳng như pháp tánh; không thể cân, không thể lường, qua
các sự cân lường, không lớn không nhỏ; không phải thấy, không phải nghe,
không phải giác, không phải tri; lìa các kiết phược, bình đẳng các trí,
đồng với chúng sanh; đối các pháp không phân biệt; tất cả không tổn thất,
không trược không não, không tác không khởi, không sanh không diệt, không
sợ không lo, không mừng không chán, không đã có, không sẽ có, không hiện
có, không thể lấy tất cả lời nói phân biệt chỉ bày được. Bạch Thế Tôn!
Thân Như Lai như thế, con quán cũng thế, nếu người nào quán theo đây gọi
là chánh quán, quán khác gọi là tà quán.”—Vimalakirti replied: “Seeing
reality in one’s body is how to see the Buddha. I see the Tathagata did
not come in the past, will not go in the future, and does not stay in the
present. The Tathagata is seen neither in form (rupa, the first
aggregate) nor in the extinction of form nor in the underlying nature of
form. Neither is He seen in responsiveness (vedana), conception (sanjna),
discrimination (samskara) and consciousness (vijnana) (i.e. the four other
aggregates), their extinction and their underlying natures. The Tathagata
is not created by the four elements (earth, water, fire and air), for He
is (immaterial) like space. He does not come from the union of the six
entrances (i.e. the six sense organs) for He is beyond eye, ear, nose,
tongue, body and intellect. He is beyond the three worlds (of desire,
form and formlessness) for He is free from the three defilements (desire,
hate and stupidity). He is in line with the three gates to nirvana and
has achieved the three states of enlightenment (or three insights) which
do not differ from (the underlying nature of ) unenlightenment. He is
neither unity nor diversity, neither selfness nor otherness, neither form
nor formlessness, neither on this shore (of enlightenment) nor in
mid-stream when converting living beings. He looks into the nirvanic
condition (of stillness and extinction of worldly existence) but does not
dwell in its permanent extinction. He is neither this nor that and cannot
be revealed by these two extremes. He cannot be known by intellect or
perceived by consciousness. He is neither bright nor obscure. He is
nameless and formless, being neither strong nor weak, neither clean nor
unclean, neither in a given place nor outside of it, and neither mundane
nor supramundane. He can neither be pointed out nor spoken of. He is
neither charitable nor selfish; he neither keeps nor breaks the precepts;
is beyond patience and anger, diligence and remissness, stillness and
disturbance. He is neither intelligent nor stupid, and neither honest nor
deceitful. He neither comes nor goes and neither enters nor leaves. He
is beyond the paths of word and speech. He is neither the field of
blessedness nor its opposite, neither worthy nor unworthy of worship and
offerings. He can be neither seized nor released and is beyond ‘is’ and
‘is not’. He is equal to reality and to the nature of Dharma (Dharmata)
and cannot be designated and estimated, for he is beyond figuring and
measuring. He is neither large nor small, is neither visible nor audible,
can neither be felt nor known, is free from all ties and bondage, is equal
to the All-knowledge and to the (underlying) nature of all living beings,
and cannot be differentiated from all things. He is beyond gain and loss,
free from defilement and troubles (klesa), beyond creating and giving rise
(to anything), beyond birth and death, beyond fear and worry, beyond like
and dislike, and beyond existence in the past, future and present. He
cannot be revealed by word, speech, discerning and pointing.
“World Honoured One, the body of the
Tathagata being such, seeing Him as above-mentioned is correct whereas
seeing Him otherwise is wrong.”
Quán Phật Tam Muội: Nhứt tâm
quán tưởng tướng mạo hình sắc của Phật (thành tựu được tam muội nầy thì
thấy Phật hiện đến)—A samadhi on the characteristic marks of a Buddha.
Quán Sanh Diệt: Knowledge of
comtemplation of rise and fall.
(A) Theo
Thanh Tịnh Đạo, các đặc tính không thể hiện rõ khi một vật không được chú
ý đến, bởi thế, có cái gì khuất lấp chúng. Trước hết, đặc tính vô thường
không trở nên rõ rệt bởi vì khi sanh và diệt không được chú ý, thì đặc
tính ấy bị che lấp bởi tính tương tục. Đặc tính khổ không hiện rõ vì khi
sự bức bách liên tục không được chú ý, thì đặc tính nầy bị che lấp bởi các
dáng điệu uy nghi. Đặc tính vô ngã không hiện rõ, vì khi sự phân tích
thành các giới không được tác ý, thì đặc tính nầy bị che lấp bởi tính
nguyên vẹn. Nhưng khi sự tương tục bị gián đoạn do phân biệt sinh diệt,
thì đặc tính vô thường trở nên rõ rệt trong thực chất của nó. Khi các dáng
điệu được tác ý là bị áp bức liên tục, thì đặc tính khổ hiện rõ trong thực
chất của nó. Khi sự phân biệt thành các giới được thực hiện đối với cái vẻ
nguyên vẹn, thì đặc tính vô ngã hiện rõ trong thực chất nó: According to
the Path of Purification, the characteristics fail to become apparent when
something is not given attention and so something conceals them. Firstly,
the characteristic of impermanence does not become apparent because, when
rise and fall are not given attention, it is concealed by continuity. The
characteristic of pain does not become apparent because, when continuous
oppression is not given attention, it is concealed by the postures. The
characteristic of not self does not become apparent because, when
resolution into the various elements is not given attention, it is
concealed by compactness. However, when continuity is disrupted by
discerning rise and fall, the characteristic of impermanence becomes
apparent in its true nature. When the postures are exposed by attention to
continuous oppression, the characteristic of pain becomes apparent in its
true nature. When the resolution of the compact is effected by resolution
into elements, the characteristic of not-self becomes apparent in its true
nature.
(B) Trong
Phân Biệt Xứ nói tóm tắt như sau: “Đặc tính vô thường rõ rệt khi một cái
đĩa rớt xuống vỡ toang; đặc tính khổ rõ rệt khi một ung nhọt xuất hiện
trên cơ thể. Nhưng đặc tính vô ngã không rõ rệt. Dù chư Phật có xuất hiện
hay không, các đặc tính vô thường và khổ vẫn được biết đến, nhưng nếu
không có chư Phật ra đời thì không có lý vô ngã được công bố. Trong Luận
về Kinh Trung Bộ 22: In the commentary to the Ayatana-Vibhanga we find:
“Impermanence is obvious, as when a saucer falls and breaks; pain is
obvious, as when a boil appears in the body; the characteristic of
not-self is not obvious; whether Perfect Ones arise or do not arise the
characteristics of impermanence and pain are made known but unless there
is the arising of a Buddha, the characteristic of not-self is not is not
made known. Again, in the commentary to Majjima Nikaya Sutta 22:
1) Sau
khi hiện hữu nó trở thành không, bởi thế nó là vô thường. Nó vô thường vì
bốn lý do: vì sinh diệt, vì biến dị, vì tính chất tạm thời, và vì không có
chuyện trường cửu. Theo Thanh Tịnh Đạo, khi sự tương tục bị gián đoạn,
nghĩa là khi sự tương tục bị phơi bày ra do quán sát sự đổi khác của các
pháp, khi chúng nối nhau sanh khởi. Vì không phải qua sự liên kết của các
pháp mà đặc tính vô thường trở nên rõ rệt cho một người chánh quán sinh
diệt, mà chính là qua sự gián đoạn của chúng: Having been, it is not,
therefore it is impermanent; it is impermanent for four reasons, that is,
in the sense of the state of rise and fall, of change, of temporariness,
and of denying permanence. According to the Path of Purification, when
continuity is disrupted means when continuity is exposed by observing the
perpetual otherness of state as they go on occuring in succession. For it
is not through the connectedness of state that the characteristic of
impermanence becomes apparent to one who rightly observes rise and fall,
but rather the characteristic becomes more thoroughly evident through
their disconnectedness, as if they were iron darts.
2) Nó là
khổ vì sự bức bách theo bốn ý nghĩa: thiêu đốt, khó chịu nổi, là căn đế
của khổ, và ngược với lạc. Khi các uy nghi được phơi bày, có nghĩa là khi
nỗi khổ nội tại ẩn nấp trong các uy nghi lộ ra. Vì khi cơn đau khởi lên
nơi một uy nghi, thì uy nghi khác đã được áp dụng, làm cho hết đau. Và như
vậy, dường như khuất lấp sự khổ. Nhưng khi đã biết chân chánh rằng, nỗi
khổ trong mỗi uy nghi được di chuyển bằng cách thay thế uy nghi khác, thì
sự khuất lấp cái khổ tiềm ẩn trong các uy nghi được lộ rõ, vì rõ ràng các
hành liên tục bị tràn ngập bởi đau khổ: It is painful on account of the
mode of oppression; it is painful for four reasons, that is, in the sense
of burning, of being hard to bear, of being the basis for pain, and of
opposing pleasure. According to the Path of Purification, when the
postures are xposed, means when the concealment of the pain that is
actually inherent in the postures is exposed. For when pain arises in a
posture, the next posture adopted removes the pain, as it were, concealing
it. But once it is correctly known how the pain in any posture is shifted
by substituting another posture for that one, then the concealment of the
pain that is in them is exposed because it has become evident that
formations are being incessantly overwhelmed by pain.
3) Nó vô ngã vì không chịu được một năng
lực nào tác động lên nó, và vì bốn lý do: trống rỗng, không sở hữu chủ,
không sáng tạo chủ, và vì đối lại với ngã. Sự phân tích cái khối nguyên
vẹn là phân thành đất, nước, lửa, gió; hoặc xúc, thọ, vân vân. Khi phân
tích thành các giới đã được thực hiện là khi cái có vẻ nguyên vẹn như một
khối hay như một nhiệm vụ duy nhất, đã được phân tích ra. Vì khi các pháp
sắc, vô sắc sinh khởi củng cố cho nhau, như danh và sắc, thì khi ấy ta
hiểu lầm có một khối nguyên vẹn do không thể nhận ra các hành bị bức bách.
Cũng thế ta nhận lầm có một nhiệm vụ duy nhất trong khi thực sự các pháp
có nhiệm vụ khác nhau. Cũng vậy, ta lầm cho rằng có một đối tượng duy
nhất, trong khi mỗi tâm pháp đều có đối tượng riêng của nó. Khi phân tích
thành các giới như vậy, chúng phân tán như bọt dưới bàn tay nén lại. Chúng
chỉ là pháp sinh khởi do nhiều duyên, trống rỗng. Với cách ấy, đặc tính vô
ngã trở nên rõ rệt: It is not-self on account of the mode of
insusceptibility to the exercise of power; it is not-self for four
reasons, that is, in the sense of voidness, of having no owner-master, of
having no Overlord, and of opposing self: Resolution of the compact is
effected by resolving what appears compact in this way. The earth element
is one, the water element is another, etc., distinguishing each one; and
in this way, contact is one, feeling is another, etc, distinguishing each
one. When the resolution of the compact is effected, means that what is
compact as a mass and what is compact as a function or as an object has
been analyzed. For when material and immaterial states have arisen
mutually steadying each other, mentality and materiality, for example,
then, owing to misinterpreting that as a unity, compactness of mass is
assumed through failure to subject formations to pressure. And likewise
compactness of function is assumed when, although definite differences
exist in such and such states’ functions, they are taken as one. And
likewise compactness of object is assumed when, although differences exist
in the ways in which states that take objects make them their objects,
those objects are taken as one. But when they are seen after resolving
them by means of knowledge into these elements, they disintegrate like
froth subjected to compression by the hand. They are mere states occuring
due to conditions and void. In this way the characteristic of the not-self
becomes more evident.
Quán Sát: Pravicaya or
Vibhavana (skt)—Investigation—Meditation on and inquiry into—Clear
perception.
** For more information,
please see Ngũ
Niệm Môn.
Quán Sát Chánh Hạnh: Quán sát
về Tây Phương Tịnh Độ, một trong năm chánh hạnh đảm bảo vãng sanh Tây
Phương Cực Lạc—Meditation on the Pure Land, one of the five proper courses
to ensure the bliss of the Pure Land.
** For more information,
please see Ngũ
Chánh Hạnh.
Quán Sát Môn: Một trong ngũ
niệm môn của Tịnh Độ tông, là pháp môn quán tưởng về tướng trang nghiêm
của cõi Tịnh Độ Cực Lạc—Contemplation of the joys of Amitabha’s Pure Land,
one of the five devotional gates of the Pure Land sect.
** For more information,
please see Ngũ
Niệm Môn.
Quán Sát Pháp Nhẫn: Một trong
nhị nhẫn, quán pháp chư pháp thể tính chẳng sinh chẳng diệt, an nhiên nhẫn
chịu và tâm chẳng động—Physical and mental patience or endurance—One of
the two kinds of patience, imperturbable examination of or meditation in
the law of all things.
Quán Sát Trí: Pravicayabuddhi
(skt)—Cái trí thấy suốt vào tự tính của hiện hữu là cái trí vượt khỏi tứ
cú hay bốn mệnh đề của sự phân biệt—The intellect that sees into the
self-nature of existence which is beyond the fourfold proposition of
discrimination—For more information, please see Tứ Cú Phân Biệt in
Vietnamese-English Section.
Quán Sổ Tức: Ana or Anapana
(skt).
(A) Breathing
meditation—Ana có nghĩa là thở ra—Ana means exhaling; pana (skt) có nghĩa
là thở vào—Pana means inhaling. Theo Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm, thế nào
là tu tập Nhập Tức Xuất Tức Niệm để được công đức lớn?—According to the
Anapanasatisutta, how is mindfulness of breathing developed and
cultivated, so that it is of great fruit and great benefit?—Đây là phương
pháp Thiền Quán căn bản cho những người sơ cơ. Nếu chúng ta không thể thực
hành những hình thức thiền cao cấp, chúng ta nên thử quán sổ tức. Thiền Sổ
Tức hay tập trung vào hơi thở vào thở ra qua mũi. Chỉ tập trung tâm vào
một việc là hơi thở, chẳng bao lâu sau chúng ta sẽ vượt qua sự lo ra và
khổ não của tâm—This is the basic meditation method for beginners. If we
are unable to engage in higher forms of meditation, we should try this
basic breathing meditation—Meditation or concentration on normal
inhalations and exhalations of breath through our nostrils. Just focus our
mind on one thing: breathing, we will soon overcome a lot of distractions
and unhappy states of mind. Try to calm the body and mind for
contemplation by counting the breathing. Ở đây, nầy các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo
đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết
già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh
niệm vị ấy thở ra—Here a Bhikkhu, gone to the forest or to the root of a
tree or to an empty hut, sits down; having folded his legs crosswise, set
his body erect, and established mindfulness in front of him, ever mindful
he breathes in, mindful he breathes out.
1) Thở vô
dài, vị ấy biết mình đang thở vô dài. Hay thở ra dài, vị ấy biết mình đang
thở ra dài. Hay thở vô ngắn, vị ấy biết mình đang thở vô ngắn. Hay thở ra
ngắn, vị ấy biết mình đang thở ra ngắn. Vị ấy tập: “Cảm giác toàn thân,
tôi sẽ thở vô.” Vị ấy tập: “An tịnh toàn thân tôi sẽ thở vô.” Vị ấy tập:
“An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra.”—Breathing in long, he understands: “I
breathe in long;” or breathing out long, he understands: “I breathe out
long.” Breathing in short, he understands: “I breathe in short;” or
breathing out short, he understands: “I breathe out short.” He trains
thus: “I shall breathe in experiencing the whole body of breath;”
he trains thus: “I shall breathe out experiencing the whole body of
breath.” He trains thus: “I shall breathe in traqilizing the bodily
formation;” he trains thus: “I shall breathe out tranquilizing the bodily
formation.”
2) Vị ấy
tập: “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô.” Vị ấy tập: “Cảm giác hỷ thọ,
tôi sẽ thở ra.” Vị ấy tập: “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô.” Vị ấy tập:
“Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra.” Vị ấy tập: “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ
thở vô.” Vị ấy tập: “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra.” Vị ấy tập: “Cảm
giác an tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô.” Vị ấy tập: “Cảm giác an tịnh tâm
hành, tôi sẽ thở ra.”—He trains thus: “I shall breathe in experiencing
rapture;” he trains thus: “I shall breathe out experiencing rapture.”
He trains thus: “I shall breathe in experiencing pleasure;” he trains
thus: “I shall breathe out experiencing pleasure.” He trains thus: “I
shall breathe in experiencing the mental formation;” he trains this: “I
shall breathe out experiencing the mental formation.” He trains thus: “I
shall breathe in tranquilizing the mental formation;” he trains thus: “I
shall breathe out tranquilizing the mental formation.”
3) Vị ấy
tập: “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô.” Vị ấy tập: “Cảm giác về tâm,
tôi sẽ thở ra.” Vị ấy tập: “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô.” Vị ấy tập:
“Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra.” Vị ấy tập: “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ
thở vô.” Vị ấy tập: “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra.” Vị ấy tập: “Với
tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô.” Vị ấy tập: “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở
ra.”—He trains thus: “I shall breathe in experiencing the mind;” he
trains thus: “I shall breathe out experiencing the mind.” He trains thus:
“I shall breathe in gladdening the mind;” he trains thus: “I shall breathe
out gladdening the mind.” He trains thus: “I shall breathe in
concentrating the mind;” he trains thus: “I shall breathe out
concentrating the mind.” He trains thus: “I shall breathe in liberating
the mind;” he trains thus: “I shall breathe out liberating the mind.”
4) Vị ấy
tập: “Quán vô thường, tôi sẽ thở vô.” Vị ấy tập: “Quán vô thường,
tôi sẽ thở ra.” Vị ấy tập: “Quán ly tham, tôi sẽ thở vô.” Vị ấy tập: “Quán
ly tham, tôi sẽ thở ra.” Vị ấy tập: “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô.” Vị ấy
tập: “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra.” Vị ấy tập: “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở
vô.” Vị ấy tập: “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra.”—He trains thus: “I shall
breathe in contemplating impermanence;” he trains thus: “I shall
breathe out contemplating impermanence.” He trains thus: “I shall breathe
in contemplating fading away;” he trains thus: “I shall breathe out
contemplating fading away.” He trains thus: “I shall breathe in
contemplating cessation;” he trains thus: “I shall breathe out
contemplating cessation.” He trains thus: “I shall breathe in
contemplating relinquishment;” he trains thus: “I shall breathe out
contemplating relinquishment.”
(B) Và như
thế nào, nầy các Tỳ Kheo, là nhập tức xuất tức niệm được tu tập? Như thế
nào làm cho sung mãn, khiến bốn niệm xứ được viên mãn?—And how,
Bhikkhus, does mindfulness of breathing, developed and cultivated, fulfil
the four foundations of mindfulness?
1) Khi
nào, nầy các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo thở vô dài, vị ấy biết là mình đang thở vô
dài. Hay khi thở ra dài, vị ấy biết là mình đang thở ra dài. Hay thở vô
ngắn, vị ấy biết là mình đang thở vô ngắn. Hay thở ra ngắn, vị ấy biết là
mình đang thở ra ngắn. Vị ấy tập: “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở
vô.” Vị ấy tập: “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra.” Vị ấy tập: “An tịnh
thân hành, tôi sẽ thở vô.” Vị ấy tập: “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra.”
Trong khi tùy quán thân thể trên thân thể, này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo
trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Nầy các Tỳ
Kheo, đối với các thân, Ta đây nói là một, tức là thở vô thở ra. Do vậy,
nầy các Tỳ Kheo, trong khi tùy quán thân thể trên thân thể, vị Tỳ Kheo
trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời—Bhikkhus,
on whatever occasion a Bhikkhu, breathing in long, understands: “I breathe
in long;” or breathe out long, understands: “I breathe out long;”
breathing in short, understands: “I breathe in short;” breathing out
short, understands: “I breathe out short.” He trains thus: “I shall
breathe in experiencing the whole body of breath;” he trains thus:
“I shall breathe out experiencing the whole body of breath;” he trains
thus: “I shall breathe in tranquilizing the bodily formation;” he trains
thus: “I shall breathe out tranquilizing the bodily formation.” On that
occasion, a Bhikkhu abides contemplating the body as a body, ardent, fully
aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world.
I say that this is a certain body among the bodies, namely, in-breathing
and out-breathing. That is why on that occasion a Bhikku abides
contemplating the body as a body, ardent, fully aware, and mindful, having
put away covetousness and grief for the world.
2) Khi
nào, nầy các vị Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo nghĩ về cảm giác hỷ thọ:
Bhikkhus! On whatever occasion a Bhikkhu thinks about ‘experiencing
rapture’:
a) Vị ấy
tập: “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô.”—He trains thus: “I shall breathe in
experiencing rapture.”
b) Vị ấy
tập: “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra.”— He trains thus: “I shall breathe
out experiencing rapture.”
c) Vị ấy
tập: “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô.”—He trains thus: “I shall breathe
in experiencing pleasure.”
d) Vị ấy
tập: “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra.”—He trains thus: “I shall breathe
out experiencing pleasure.”
e) Vị ấy
tập: “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô.”—He trains thus: “I shall breathe
in experiencing the mental formation.”
f) Vị
ấy tập: “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra.”— He trains thus: “I shall
breathe out experiencing the mental formation.”
g) Vị ấy
tập: “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô.”—He trains thus: “I shall breathe
in tranquilizing the mental formation.”
h) Vị ấy
tập: “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra.”—He trains thus: “I shall breathe
out tranquilizing the mental formation.”
Trong
khi tùy quán thọ trên các thọ, nầy các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo trú, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Nầy các Tỳ Kheo, đối với
các thọ, Ta đây nói là một, tức là thở vô thở ra. Do vậy, nầy các Tỳ Kheo,
trong khi tùy quán thọ trên các thọ, vị Tỳ Kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác,
chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời—On that occasion, a Bhikhu abides
contemplating feelings as feelings, ardent, fully aware, and mindful,
having put away covetousness and grief for the world. I say that this is a
this is a certain feeling among the feelings, namely, giving close
attention to in-breathing and out-breathing. This is why on that occasion
a Bhikkhu abides contemplating feelings as feelings, ardent, fully aware,
and mindful, having put away covetousness and grief for the world.
3) Khi
nào, nầy các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo nghĩ về cảm giác tâm: Bhikkhus, on
whatever occasion, thinks of the ‘experiencing the mind.’
a) Vị ấy
tập: “Cảm giác tâm, tôi sẽ thở vô.” A Bhikkhu trains thus: “I shall
breathe in experiencing the mind.”
b) Vị ấy
tập: “Cảm giác tâm, tôi sẽ thở ra.”—He trains thus: “I shall breathe out
experiencing the mind.”
c) Vị ấy
tập: “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô.”—A Bhikkhu trains thus: “I shall
breathe in gladdening the mind.”
d) Vị ấy
tập: “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra.”—A Bhikkhu trains thus: “I shall
breathe out gladdening the mind.”
e) Vị ấy
tập: “Với tâm Thiền định, tôi sẽ thở vô.”— A Bhikkhu trains thus: A
Bhikkhu trains thus: “I shall breathe in gladdening the mind.”
f) Vị
ấy tập: “Với tâm Thiền định, tôi sẽ thở ra.”—A Bhikkhu trains thus: “I
shall breathe out concentrating the mind.”
g) Vị ấy
tập: “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô.”—He trains thus: A Bhikkhu trains
thus: “I shall breathe in liberating the mind.”
h) Vị ấy
tập: “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra.”—He trains thus: A Bhikkhu trains
thus: “I shall breathe out liberating the mind.”
Trong
khi tùy quán tâm trên tâm, nầy các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh
giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Nầy các Tỳ Kheo, sự tu tập nhập
tức xuất tức niệm không thể đến với kẻ thất niệm, không có tỉnh giác. Do
vậy, nầy các Tỳ Kheo, trong khi tùy quán tâm trên tâm, vị Tỳ Kheo trú,
nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời—On that occasion
a Bhikkhu abides contemplating mind as mind, ardent, fully aware, and
mindful, having put away covetousness and grief for the world. I do not
say that there is the development of mindfulness of breathing for one who
is forgetful, who is not fully aware. That is why on that occasion a
Bhikkhu abides contemplating mind as mind, ardent, fully aware, and
mindful, having put away covetousness and grief for the world.
4) Khi
nào nầy các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo nghĩ về ‘quán vô thường’: Bhikkhu, on
whatever occasion, a Bhikkhu thinks about ‘contemplation of
impermanence’:
a) Vị ấy
tập: “Quán vô thường, tôi sẽ thở vô.”—He trains thus: “I shall breathe in
contemplating impermanence.”
b) Vị ấy
tập: “Quán vô thường, tôi sẽ thở ra.”—He trains thus: “I shall breathe out
contemplating impermanence.”
c) Vị ấy
tập: “Quán ly tham, tôi sẽ thở vô.”—He trains thus: “I shall breathe in
contemplating fading away.”
d) Vị ấy
tập: “Quán ly tham, tôi sẽ thở ra.”—He trains thus: “I shall breathe out
contemplating fading away.”
e) Vị ấy
tập: “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô.”—He trains thus: “I shall breathe in
contemplating cessation.”
f) Vị
ấy tập: “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra.”— He trains thus: “I shall breathe
out contemplating cessation.”
g) Vị ấy
tập: “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô.”—He trains thus: “I shall breathe in
contemplating relinquishment.”
h) Vị ấy
tập: “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra.”— He trains thus: “I shall breathe out
contemplating relinquishment.”
5) Trong
khi tùy quán pháp trên pháp, nầy các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh
giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Vị ấy, do đoạn trừ tham ưu, sau
khi thấy với trí tuệ, khéo nhìn sự vật với niệm xả ly. Do vậy, nầy các Tỳ
Kheo, trong khi tùy quán pháp trên các pháp, vị Tỳ Kheo trú, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời—On that occasion a Bhikkhu
abides contemplating mind-objects as mind-objects, ardent, fully aware,
and mindful, having put away covetousness and grief for the world. Having
seen the wisdom the abandoning of covetousness and grief, he closely looks
on with equanimity. That is why on that occasion a Bhikkhu abides
contemplating mind-objects as mind-objects, ardent, fully aware, and
mindful, having put away covetousness and grief for the world.
6) Nhập
tức xuất tức niệm, nầy các Tỳ Kheo, được tu tập như vậy làm cho sung mãn
như vậy, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn—Bhikkhus, that is how
mindfulness of breathing, developed and cultivated, fulfils the four
foundations of mindfulness.
(C) Và Bốn
niệm xứ, nầy các Tỳ Kheo, tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế
nào, khiến cho thất giác chi được viên mãn?—An how, Bhikkhus, do
the four foundations of mindfulness, developed and cultivated, fulfil the
seven enlightenment factors?
1) Nầy
các Tỳ Kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, Tỳ Kheo trú, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời, trong khi ấy, niệm không
hôn mê của vị ấy được an trú. Trong khi niệm không hôn mê của vị ấy cũng
được an trú, nầy các Tỳ Kheo, trong khi ấy niệm giác chi được bắt
đầu khởi lên với Tỳ Kheo, trong khi ấy, Tỳ Kheo tu tập niệm giác chi.
Trong khi ấy niệm giác chi được Tỳ Kheo tu tập đi đến viên mãn—Bhikkhus,
on whatever occasion a Bhikkhu abides contemplating the body as a body,
ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief
for the world, on that occasion unremitting mindfulness is established in
him. On whatever occasion unremitting mindfulness is established in a
Bhikkhu, on that occasion the mindfulness enlightenment factor is
aroused in him, and he develops it, and by development, it comes to
fulfilment in him.
2) Nầy
các Tỳ Kheo, trong khi trú với chánh niệm như vậy, Tỳ Kheo với trí tuệ suy
tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy. Nầy các Tỳ Kheo, trong khi trú với chánh
niệm như vậy, Tỳ Kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong
khi ấy trạch pháp giác chi được bắt đầu khởi lên với Tỳ Kheo. Trong khi
ấy, Tỳ Kheo tu tập trạch pháp giác chi. Trong khi ấy trạch pháp giác
chi được Tỳ Kheo tu tập đi đến viên mãn—Abiding thus mindful, he
investigates and examines that state with wisdom and embarks upon a full
inquiry into it. On whatever occasion, abiding thus mindful, a Bhikkhu
investigates and examines that state with wisdom embarks upon a full
inquiry into it. On that occasion, the investigation-of-states
enlightenment factor is aroused in him, and he develops it, an by
development it comes to fulfilment in him.
3) Nầy
các Tỳ Kheo, trong khi trú với chánh niệm như vậy, Tỳ Kheo với trí tuệ suy
tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên
với vị Tỳ Kheo. Nầy các Tỳ Kheo, trong khi Tỳ Kheo với trí tuệ suy tư, tư
duy, thẩm sát pháp ấy, sự tinh tấn không thụ động được bắt đầu khởi lên
với Tỳ Kheo ấy. Trong khi ấy tinh tấn giác chi được Tỳ Kheo tu tập
đi đến viên mãn—In one who investigates and examines that state with
wisdom and embarks upon a full inquiry into it, tireless energy is
aroused. On whatever occasion, tireless energy is aroused in a Bhikkhu who
investigates and examines that state with wisdom embarks upon a full
inquiry into it. On that occasion, the energy enlightenment factor
is aroused in him, and he develops it, an by development it comes to
fulfilment in him.
4) Hỷ
không liên hệ đến vật chất được khởi lên nơi vị tinh tấn tinh cần. Nầy các
Tỳ Kheo, trong khi hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên nơi Tỳ Kheo tinh
tấn tinh cần, trong khi ấy hỷ giác chi bắt đầu khởi lên trong vị Tỳ Kheo.
Trong khi ấy hỷ giác chi được vị Tỳ Kheo tu tập đi đến viên mãn—In
one who arouses energy, worldly rapture arises. On whatever occasion,
unworldly rapture arises in a Bhikkhu who has aroused energy, on that
occasion, the rapture enlightenment factor is aroused in him, and
he develops it, an by development it comes to fulfilment in him.
5) Thân
của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an.
Nầy các Tỳ Kheo, trong khi Tỳ Kheo với ý hoan hỷ được thân khinh an, được
tâm cũng khinh an, trong khi ấy, khinh an giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỳ
Kheo. Trong khi ấy, khinh an giác chi được Tỳ Kheo tu tập. Trong
khi ấy, khinh an giác chi được Tỳ Kheo làm cho đi đến sung mãn—In one who
is rapturous, the body and mind becometranquil. On whatever occasion, the
body and mind become tranquil in a Bhikkhu who is rapturous, on that
occasion, the tranquility enlightenment factor is aroused in him,
and he develops it, an by development it comes to fulfilment in him.
6) Một vị
có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh. Nầy các Tỳ Kheo, trong
khi Tỳ Kheo có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh, trong khi
ấy định giác chi bắt đầu khởi lên nơi vị Tỳ Kheo nầy. Trong khi ấy định
giác chi được Tỳ Kheo tu tập. trong khi ấy định giác chi được Tỳ Kheo
làm cho đi đến sung mãn—In one whose body is tranquil and who feels
pleasure, the mind becomes concentrated. On whatever occasion, the mind
become concentrated in a Bhikkhu who is tranquil and feels pleasure, on
that occasion, the concentration enlightenment factor is aroused in
him, and he develops it, an by development it comes to fulfilment in him.
7) Vị ấy
với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn sự vật với ý niệm xả ly. Nầy các Tỳ
kheo, trong khi Tỳ Kheo làm với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn sự vật
với ý niệm xả ly, trong khi ấy xả giác chi được Tỳ Kheo tu tập. trong khi
ấy xả giác chi được vị Tỳ Kheo làm cho đi đến sung mãn—He closely
looks on with equanimity at the mind thus. On whatever occasion, a Bhikkhu
closely looks on with equanimity at the mind thus, on that occasion,
the equanimity enlightenment factor is aroused in him, and he develops
it, an by development it comes to fulfilment in him.
Quán Sứ: Tên của một ngôi chùa
cổ, tọa lạc trong quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Bắc Việt Nam. Xưa kia
thuộc địa phận thôn An Tập, huyện Thọ Xương, Thăng Long thành. Theo Đại
Nam Nhất Thống Chí, vào thời nhà Lê, các nước Chiêm Thành, Siêm, và Ai Lao
thường gửi sứ thần đến triều cống. Nhà vua cho xây một ngôi chùa dùng làm
nơi trú ngụ cho các sứ thần nầy vỉ các nước nầy rất sùng đạo Phật, vì thế
mà chùa có tên là chùa Quán Sứ. Chùa đã trải qua nhiều thay đổi. Năm 1934,
Tổng Hội Phật Giáo Bắc Phần ra đời, đặt trụ sở tại chùa. Chùa đã được xây
dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và
Nguyên Xuân Tùng do Tổ Sư Vĩnh Nghiêm duyệt xét bào năm 1941. Chánh Điện
trong chùa được trang trí trang nghiêm. Các pho tượng đều khá lớn và thếp
vàng lộng lẫy. Lá cờ Phật giáo thế giới lần đầu tiên được treo tại Việt
Nam tại chùa Quán Sứ nhân ngày lễ Phật Đản năm 1951 (Phật lịch 2495)—Name
of an ancient temple, located in Hoàn Kiếm district, Hanoi City, North
Vietnam. At first, it belonged to An Tập village, Thọ Xương district,
Thăng Long ancient citadel. According to Đại Nam Nhất Thống Chí, in the Lê
dynasty (1428-1788), Champa, Siam, Laos, all sent their envoys to Vietnam
to offer the tributes. The King had a temple built as the residence for
the envoys, because these above countries are devout Buddhists. The
temple, therfore, was named Quán Sứ to distinguish it from other temples.
Quán Sứ Temple has been changed many times. In 1934, the North Vietnam
Buddhist Sangha Association was founded and the temple was chosen its
headquarter. It was rebuilt, following a plan drawn out by the two
architects Nguyễn Ngọc Ngoạn and Nguyễn Xuân Tùng, with the acceptance of
Patriarch Vĩnh Nghiêm in 1941. The Main Hall is solemnly decorated. The
statues are pretty big and splendidly lacquered in red and gild colours.
For the first time in Vietnam, the flag of the World Buddhist Association
was hung at Quán Sứ Temple in 1951for celebrating the Buddha’s Holy
Birthday.
Quán Tại Tát Đỏa: Kuan-Yin
Bodhisattva—See Quán Thế Âm and Avalokitesvara.
Quán Tâm: Citta-nupassana (p).
(A) Quán sát
tâm tính. Tâm là chủ muôn pháp, không có một sự nào ở ngoài tâm
cả—Contemplation of the mind—Mental contemplation, contemplation of all
things as mind.
(B) Theo Kinh
Niệm Xứ, Đức Phật dạy về ‘quán tâm’ như sau—Accroding to the
Satipatthanasutta, the Buddha taught about ‘contemplation of mind’ as
follows:
1)
Nầy các Tỳ Kheo, như thế nào là Tỳ Kheo sống quán niệm tâm thức nơi
tâm thức? Nầy các Tỳ Kheo, mội khi nơi tâm thức có tham dục, vị ấy ý thức
rằng tâm thức của mình đang có tham dục. Mỗi khi tâm thức không có tham
dục, vị ấy ý thức rằng tâm thức của mình không có tham dục. Mỗi khi trong
tâm thức mình có sân hận, vị ấy ý thức rằng tâm thức của mình đang có sân
hận. Mỗi khi tâm thức của mình không có sân hận, vị ấy ý thức rằng tâm
thức của mình đang không có sân hận. Mỗi khi tâm thức mình có si mê, vị ấy
ý thức rằng tâm thức của mình đang si mê. Mỗi khi tâm thức của mình không
có si mê, vị ấy ý thức rằng tâm thức của mình đang không có si mê. Mỗi
khi tâm thức mình có thu nhiếp, vị ấy ý thức rằng tâm thức của mình đang
có thu nhiếp. Mỗi khi tâm thức mình tán loạn, vị ấy ý thức rằng tâm thức
của mình đang tán loạn. Mỗi khi tâm thức mình trở thành khoáng đạt, vị ấy
ý thức rằng tâm thức của mình đang trở thành khoáng đạt. Mỗi khi tâm thức
mình trở nên hạn hẹp, vị ấy ý thức rằng tâm thức của mình đang trở nên hạn
hẹp. Mỗi khi tâm thức mình đạt đến trạng thái cao nhất, vị ấy ý thức rằng
tâm thức của mình đang đạt đến trạng thái cao nhất. Mỗi khi tâm thức mình
không đạt đến trạng thái cao nhất, vị ấy ý thức rằng tâm thức mình không
đạt đến trạng thái cao nhất. Mỗi khi tâm thức mình có định, vị ấy ý thức
rằng tâm thức của mình đang có định. Mỗi khi tâm thức mình không có định,
vị ấy ý thức rằng tâm thức của mình đang không có định. Mỗi khi tâm thức
mình giải thoát, vị ấy ý thức rằng tâm thức của mình đang giải thoát. Mỗi
khi tâm thức mình không có giải thoát, vị ấy ý thức rằng tâm thức của mình
đang không có giải thoát—And how, Bhikkhus, doeas a Bhikhu abide
contemplating mind as mind? Here a Bhikhu understands mind affected by
lust as mind affected by lust, and mind unaffected by lust as mind
unaffected by lust. He understands mind affected by hate as mind affected
by hate, and mind unaffected by hate as mind unaffected by hate. He
understands mind affected by delusion as mind affected by delusion, and
mind unaffected by delusion as mind unaffected by delusion. He understands
contracted mind as contracted mind, and distracted mind as distracted
mind. He understands exalted mind as exalted mind, and unexalted mind as