TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN
BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
THIỆN PHÚC
Pha
Pha Lẫn: To mingle—To mix.
Pha Lê:
1) Phả
Lê—Đá trong như pha lê, một trong bảy của báu: Sphatika (skt)—Rock
crystal, or a green indestructible gem, one of the seven precious
things—See Thất Bảo.
2) Tên
một ngọn núi gần Varanasi: Name of a mountain near Varanasi.
Pha Trò: To jest—To joke—To
speak in jest.
Phá:
1) Đả
phá: To disprove—To refute—To negate—To cause schism.
2) Phá
đám: To break—To disrupt.
3) Phá
hoại: Phá hủy—To destroy—To demolish.
Phá Ám Mãn Nguyện: Phá tan vô
minh tối ám và làm tròn lời nguyện, như Đức Phật A Di Đà—To destroy
darkness or ignorance and fulfil the Buddha’s vow, i.e. that of Amitabha.
Phá Bồ Đề: Upasanti
(skt)—Calm—Tranquility.
Phá Chánh: Phá bỏ chân lý—To
deny the truth, e.g. heresy.
Phá Chánh Hiển Tà: To deny the
truth and support the evil.
Phá Chánh Mệnh: Cuộc sống không
theo đúng theo chánh mệnh—An incorrect or wrong form of livelihood—See Bát
Chánh Đạo (5).
Phá Chấp:
1) Phá bỏ
hay phản bác những mê chấp tà kiến: To refute tenets.
2) Phản
bác niềm tin nơi thực ngã hay thực pháp, nghĩa là sự có thật của một cái
ngã và chư pháp: To refute the belief in the reality of the ego and
things.
Phá Chấp Nhị Biên: To sever
dualistic attachments.
Phá Địa Ngục: Phá vỡ cửa địa
ngục bằng cách tụng đọc kinh kệ giải thoát cho người quá vãng—To break
open the gates of hells by chants or incantations for the release of a
departed spirit.
Phá Gia: To ruin one’s family.
Phá Giới:
1) Người
đã thọ giới lại tự mình hay do sự xúi dục mà phá giới: Theo sách Thập
Luân, vị Tỳ Kheo phá giới, tuy đã chết nhưng dư lực của giới ấy vẫn còn
bảo đường cho nhân thiên, ví như hương của ngưu hoàng xạ. Phật do đó mà
thuyết bài kệ: “Thiệm bạc hoa tuy ny, thắng ư nhứt thiết hoa, phá giới chư
Tỳ Kheo, do thắng chư ngoại đạo,” nghĩa là hoa thiệm bạc tuy héo vẫn thơm
hơn các thứ hoa khác, các Tỳ Kheo tuy phá giới nhưng vẫn còn hơn hết thảy
ngoại đạo)—To violate (break) religious commandments.
2) Trong
Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới 48 giới khinh điều thứ 36, Đức Phật dạy: “Thà
rót nước đồng sôi vào miệng, nguyện không để miệng nầy phá giới khi hãy
còn thọ dụng của cúng dường của đàn na tín thí. Thà dùng lưới sắt quấn
thân nầy, nguyện không để thân phá giới nầy tiếp tục thọ nhận những y phục
của tín tâm đàn việt.”—The Buddha taught in the thirty-sixth of the
forty-eight secondary precepts in the Brahma-Net Sutra: "I vow that I
would rather pour boiling metal in my mouth than allow such a mouth ever
to break the precepts and still partake the food and drink offered by
followers. I would rather wrap my body in a red hot metal net than allow
such a body to break the precepts and still wear the clothing offered by
the followers.”
3) Những
lời Phật dạy về Phá Giới trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on
“Breaking Precepts” in the Dharmapada Sutra:
a) Sự phá
giới làm hại mình như dây mang-la bao quanh cây Ta-la làm cho cây nầy khô
héo. Người phá giới chỉ là người làm điều mà kẻ thù muốn làm cho
mình—Breaking commandments is so harmful as a creeper is strangling a sala
tree. A man who breaks commandments does to himself what an enemy would
wish for him (Dharmapada 162).
b) Phá
giới chẳng tu hành, thà nuốt hườn sắt nóng hừng hực lửa đốt thân còn hơn
thọ lãnh của tín thí—It is better to swallow a red-hot iron ball than to
be an immoral and uncontrolled monk feeding on the alms offered by good
people (Dharmapada 308).
c) Buông
lung theo tà dục, sẽ chịu bốn việc bất an: mắc tội vô phước, ngủ không
yên, bị chê là vô luân, đọa địa ngục—Four misfortunes occur to a careless
man who commits adultery: acquisition of demerit, restlessness, moral
blame and downward path (Dharmapada 309).
d) Vô
phước đọa ác thú bị khủng bố, ít vui, quốc vương kết trọng tội: đó là kết
quả của tà dâm. Vậy chớ nên phạm đến—There is acquisition of demerit as
well as evil destiny. No joy of the frightened man. The king imposes a
heavy punishment. Therefore, man should never commit adultery (Dharmapada
310).
e) Cũng
như vụng nắm cỏ cô-sa (cỏ thơm) thì bị đứt tay, làm sa-môn mà theo tà hạnh
thì bị đọa địa ngục—Just as kusa grass cuts the hand of those who wrongly
grasped. Even so the monk who wrongly practised ascetism leads to a woeful
state (Dharmapada 311).
f)
Những người giải đãi, nhiễm ô và hoài nghi việc tu phạm hạnh, sẽ không làm
sao chứng thành quả lớn—An act carelessly performed, a broken vow, and a
wavering obedience to religious discipline, no reward can come from such a
life (Dharmapada 312).
g) Việc
đáng làm hãy làm cho hết sức! Phóng đãng và rong chơi chỉ tăng thêm trần
dục mà thôi—Thing should be done, let’s strive to do it vigorously, or do
it with all your heart. A debauched ascetic only scatters the dust more
widely (Dharmapada 313).
h) Không
tạo ác nghiệp là hơn, vì làm ác nhứt định thọ khổ; làm các thiện nghiệp là
hơn, vì làm lành nhứt định thọ vui—An evil deed is better not done, a
misdeed will bring future suffering. A good deed is better done now, for
after doing it one does not grieve (Dharmapada 314).
i) Như
thành quách được phòng hộ thế nào, tự thân các ngươi cũng phải nên phòng
hộ như thế. Một giây lát cũng chớ buông lung. Hễ một giây lát buông lung
là một giây lát sa đọa địa ngục—Like a frontier fortress is well guarded,
so guard yourself, inside and outside. Do not let a second slip away, for
each wasted second makes the downward path (Dharmapada 315).
Phá Hạ: Phá hoại an cư kiết hạ,
nghĩa là không tuân thủ theo những cấm túc của ba tháng an cư—To neglect
the summer retreat.
Phá Hại: To ruin—To ravage.
Phá Hòa Hợp Tăng:
Sanghabheda—Phá vỡ sự hòa hợp trong cộng đồng Tăng Ni và gây ra xáo trộn
bởi những ý kiến tà vạy—To disrupt the harmony of the community of monks
to cause schism by heretical opinions.
Phá Hoại: To sabotage—To
destroy.
Phá Hoại Thiện:
1) Hủy
hoại thiện nghiệp: To destroy good.
2) Tên
của một loài ma vương: Name of a Mara.
Phá Hoại Thiện Ma Vương: Mara
who destroys of good.
Phá Hủy: To destroy—To
demolish.
Phá Hư: To disable.
Phá Hữu:
1) Phá bỏ
sự tin tưởng cho rằng vạn hữu là có thật: To refute the belief in the
reality of things.
2) Đức
Như Lai thị hiện để phá bỏ sự sinh tử trong ba cõi: To break the power of
transmigration as does the Buddha.
Phá Kỷ Lục: To break (beat) the
record.
Phá Lập: Còn gọi là Già Chiếu,
nghĩa là phá bỏ cái lý đặc thù để hiển hiện cái lý phổ quát, hay ngược
lại. Phá vạn pháp để hiển hiện cái lý chân không gọi là phá; bàn về lẽ
duyên khởi của vạn pháp để hiển hiện cái nghĩa của diệu hữu gọi là lập
(Phá Lập là học thuyết của hai phái “Không Môn tông Tam Luận” và “Hữu Môn
tông Pháp Tướng.” Tông Tam Luận dựa vào Không Môn mà phá chư pháp, tông
Pháp Tướng dựa vào Hữu Môn mà lập chư pháp)—Refuting and establishing; by
refuting to prove, or to establish, i.e. in refuting the particular to
prove the universal, and vice versa.
Phá Ma: Phá diệt ác ma—To
overcome the maras or exorcise demons.
Phá Môn: Rời bỏ tông môn—To
leave a sect, to break the door.
Phá Nát: To destroy completely.
Phá Ngục: To break open a
prison.
Phá Nhan Vi Tiếu: Phá lên cười,
tướng giác ngộ của Ngài Ca Diếp, khi Đức Phật tuyên bố rằng pháp của Ngài
là tâm truyền tâm. Đây chính là chỉ giáo của Thiền Tông—To break into a
smile, the mark of Kasyapa’s enlightenment when Buddha announced on
Vulture Peak that he had a teaching which was propagated from mind to
mind, a speech taken as authoritative by the Intuitional School.
Phá Pháp: Hủy bỏ chánh pháp
bằng cách dùng tà kiến để phá bỏ chánh pháp của Như Lai (chẳng tu theo
kinh luật, chẳng nghe lời khuyên bảo của các bậc tôn túc, mà ngược lại đui
tu mù luyện theo thói của tà kiến ngoại đạo, để đi đến phạm giới và thích
theo thế tục)—To break the Buddha law, e.g. by the adoption of heresy.
Phá Quấy: To disturb.
Phá Sản: To go bankrupt.
Phá Sập: To pull down.
Phá Tà Hiển Chánh: Phá bỏ tà
chấp tà kiến tức là làm rõ chánh đạo chánh kiến—To break or disprove the
false and make manifest the right—Theo Tam Luận Tông, học thuyết Tam Luận
Tông có ba khía cạnh chính, khía cạnh đầu tiên là ‘phá tà hiển chánh.’ Phá
tà là cần thiết để cứu độ chúng sanh đang đắm chìm trong biển chấp trước,
còn hiển chánh cũng là cần thiết vì để xiển dương Phật pháp—According to
the Madhyamika School, the doctrine of the school has three main aspects,
the first aspect is the “refutation itself of a wrong view, at the same
time, the elusidation of a right view.” Refutation is necessary to save
all sentient beings who are drowned in the sea of attachment while
elucidation is also important in order to propagate the teaching of the
Buddha.
1) Phá
Tà—Refutation of all wrong views: Phá tà là phủ nhận tất cả những quan
điểm y cứ trên sự chấp trước. Như thế những quan điểm như thuyết về ‘Ngã’
của các triết gia Bà La Môn, thuyết ‘Đa Nguyên Luận’ của các luận sư A Tỳ
Đàm và Câu Xá, cũng như những nguyên tắc độc đoán của các luận sư Đại
Thừa, không bao giờ được thông qua mà không bị bài bác chi ly. ‘Hữu’ hay
tất cả đều có, cũng như ‘không’ hay tất cả đều không đều bị chỉ
trích—Refutation means to refute all views based on attachment. Also views
such as the ‘self’ or atman, the theory of Brahmanic philosophers. The
pluralistic doctrines of the Buddhist Abhidharma schools (Vaibhasika,
Kosa, etc) and the dogmatic principles of Mahayana teachers are never
passed without a detailed refutation. The Realistic or all exists, and the
Nihilistic or nothing exists are equally condemned.
2) Hiển
Chánh—Elucidation of a right view—Theo Giáo Sư Takakusu trong Cương Yếu
Triết Học Phật Giáo, Tam Luận Tông luận rằng chân lý chỉ có thể đạt được
bằng cách phủ định hay bài bác các tà kiến bên trong và bên ngoài Phật
giáo, cũng như những sai lầm của Đại thừa và Tiểu thừa. Khi ôm giữ tà kiến
sai lầm, con người sẽ mù quáng trong phán đoán. Làm sao mà một người mù
có thể có được cái thấy đúng, và nếu không có nó thì không bao giờ tránh
được hai cực đoan. Cứu cánh vọng ngôn tuyệt lự là buổi bình minh của trung
đạo. Phá tà và chỉ có phá tà mới dẫn đến cứu cánh chân lý. Con đường giữa
hay con đường xa lìa danh và tướng là con đường hiển chánh—According to
Prof. Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, the Madhyamika
School strongly believed that the truth can be attained only by negation
or refutation of wrong views within and without Buddhism, and of errors of
both the Great and Small Vehicles. When retaining wrong views or error,
one will be blind to reason. How can a blind man get a right view without
which the two extremes can never be avoided? The end of verbal refutation
is the dawn of the Middle Path. Refutation and refutation only, can lead
to the ultimate truth. The Middel Path, which is devoid of name and
character is really the way of elucidation of a right view.
Phá Tà Tức Hiển Chánh: See Phá
Tà Hiển Chánh.
Phá Quỷ: To overcome all the
maras.
Phá Táo Đọa: Theo Thiền Luận,
Tập II của Thiền sư D.T. Suzuki, Phá Táo Đọa là cái tên mà Thiền sư Huệ An
đặt cho một đệ tử của mình ở Tung Nhạc. Nghĩa đen là bếp hư đổ, chỉ cho
biến cố trong đời sống của một Thiền sư không tên tuổi, nhờ đấy mà được
chú ý—The P’o-Tsao-To is the name given by Zen master Hui-An to one of his
disciples at Tsung-Yueh. It literally means, ‘a broken range falen to
pieces,’ which illustrates an incident in the life of a nameless Zen
master, whereby he became famous.
·
Tại một làng vùng núi Tung Nhạc, có một cái miếu bên trong
điện có để một bếp lửa. Dân ở gần xa đến tế tự bếp lửa nầy không ngớt, họ
luộc rất nhiều thú vật để cúng. Một hôm có nhà sư vô danh dẫn các Tăng hầu
vào miếu. Sư lấy gậy gõ vào bếp ba lần, và bảo: “Chặc! Bếp ơi là bếp! Mi
há không phải chỉ là bùn gạch hiệp thành sao? Thánh linh đâu nơi mi vậy?
Sao mi đòi luộc nhiều mạng thú vật để cúng như thế?” Nói xong, ông lại gõ
vào bếp ba lần nữa. Bếp liền nghiêng đổ xuống đất vỡ ra từng mảnh—There
was a shrine in one of the Tsung-Yueh villages where a lonely range was
kept. This was the object of worship for the country people far and near,
who here roasted alive many animals for sacrifice. One day a nameless monk
appeared in the shrine accompanied by his attendants. He struck the range
three times with his staff, and said: “Tut! O you an old range, are you
not a mere composite of brick and clay? Whence your holiness? Whence your
spirituality? And yet you demand so many animals roasted alive for
sacrifice!” So saying, the master struck the range for another three
times. The range then tipped by itself, and falling on the ground broke in
pieces.
·
Chốc lát, có một người đến gần sư cúi đầu lạy. Sư hỏi ông là
ai. Y đáp: “Tôi là Táo thần của miếu nầy. Tôi ở đây rất lâu do nghiệp báo
đời trước của mình. Nay nhờ nghe ‘pháp vô sinh’ của thầy mà thoát khỏi
ràng buộc và được thác sinh lên trời. Nay tôi đến đây để bái tạ Thầy.” Sư
bảo: “Vô sinh là bản tánh của ngươi, chẳng phải nhờ ta thuyết pháp.” Thần
bếp lạy và biến mất—After a while there suddenly appeared a man, and
approaching the master bowed reverentially to him. The master asked wo he
was, and he answered: “I am the spirit of the range enshrined here. I have
been here for a long time owing to my previous karma. But listening to
your sermon on the doctrine of no-birth, I am now released from the
bondage and born in the heavens. To offer my special thanks to you I have
come.” Said the master: “No-birth is the original nature of your being. No
sermonizing of mine was needed.” The heavenly being bowed again and
vanished.
·
Sau đó, các Tăng hầu và các người khác hỏi sư: “Chúng con
theo hầu thầy rất lâu, nhưng chưa hề được nghe chính ngài giảng pháp. Táo
thần được ngài dạy cho pháp gì mà có thể thác sinh ngay trên trời?”—Later
on the attendant-monks and others asked the master: “We have been with you
for ever so ong, but we have never been permitted to listen to your
personal discourses on the Dharma. What effective teaching did the
range-spirit get from you which enabled him to be born immediately in the
heavens?”
·
Sư nói: “Ta chỉ bảo nó là nó, do bùn gạch hiệp thành, chứ
chẳng có đạo lý gì khác dạy riêng cho nó.”—The master said: “What I told
him was simply that he was a composite of brick and clay; I had no further
teaching specially meant for him.”
·
Các tăng hầu và những người khác đứng im không nói. Sư lên
tiếng: “Hiểu không?”—The attendant-monks and others stood quietly without
a saying a word. The master remarked, “Do you understand?”
·
Vị chủ sự thưa: “Bẩm, chúng con không hiểu.”—The chief
secretary of the monastery said: “No, we do not.”
·
Sư tiếp lời: “Tánh bản hữu của hết thảy các pháp. Tại sao
các ông không hiểu?”—The master continued: “The original nature of all
beings, why do you not understand it?”
·
Các thầy Tăng bèn lạy, sư liền bảo: “Đổ rồi! Đổ rồi! Vỡ rồi!
Vỡ rồi!”—The monks all made bows to the master, whereupon exclaimed the
master: “It’s fallen, it’s fallen. It’s broken to pieces, it’s broken to
pieces!”
Năm và nơi sư thị tịch
không ai rõ—His whereabout and when he passed away were unknown.
Phá Tăng:
1) Phá
Pháp Luân Tăng: Phá rối sự thiền định của vị Tăng, hay đưa ra một pháp để
đối lập với Phật pháp (như trường hợp Đề Bà Đạt Đa)—To break, destroy or
disrupt a monk’s meditation or preaching, as in the case of Devadatta.
2) Phá
Yết Ma Tăng: Sanghabheda (skt)—Phá hòa hợp Tăng, cùng trong một giới mà
đưa ra ý kiến ngoại đạo hay lập ra loại yết ma khác để phá vở sự hòa hợp
của yết ma Tăng—Disrupt the harmony of the community of monks, to cause
schism, e.g. by heretical opinions.
Phá Thai: Abortion—Terminating
life of a fetus—According to Buddhist scriptures, abortion is a grave
offence.
Phá Trai: Ngã mặn—Phá luật trai
giới của tịnh xá, hoặc ăn sái giờ, hình phạt cho sự phá giới nầy là địa
ngục hoặc trở thành ngạ quỷ, những con ngạ quỷ cổ nhỏ như cây kim, bụng
ỏng như cái trống chầu, hoặc có thể tái sanh làm súc sanh (Phật tử tại gia
không bắt buộc trường chay; tuy nhiên, khi đã thọ bát quan trai giới trong
một ngày một đêm thì phải trì giữ cho tròn. Nếu đã thọ mà phạm thì phải
tội cũng như trên)—To break the monastic rule of the regulation food, or
time for meals, for which the punishment is hell, or to become a hungry
ghost like with throats small as needles and distended bellies, or become
an animal.
Phá Tướng Tông: Tông phái phá
bỏ sự chấp tướng—The sect held the unreality of all things.
1) Tông
phái Phá Tướng đầu tiên sáng lập bởi ngài Vĩnh Minh, phá bỏ sự chấp tướng:
The first sect founded by Yung Ming (Vĩnh Minh) which held the unreality
of all things.
2) Tông
Phá Tướng thứ hai do ngài Tịnh Ảnh sáng lập: The second sect founded by
Ching-Ying.
3) Tông
Phá Tướng thứ ba do ngài Huệ Viễn sáng lập: The third sect founded by
Hui-Yuan.
Phà:
1) Chiếc
phà: Ferry-boat.
2) Phà
khói: To puff out (exhale) smoke.
Phả: Kha
khá—Quite—Very—Somewhat—Partial.
Phả La: Phala
(skt)—Quả—Fruit—Produce—Progeny—Profit.
Phả La Đọa: Bharadvaja (skt).
1) Còn
gọi là Phả La Trá, dòng dõi của một trong sáu họ Bà La Môn: Descendant of
the ancient sage Bharadvaja, interpreted as one of the six Brahmin
surnames.
2) Lợi
căn hay thông minh: Also has the meaning of keen mind, or clever.
Phả Lê: Rock crystal—See Pha
Lê.
Phả Ni Đa: Phanita (skt)—Đường
mía—The inspissated juice of the sugar can, or raw sugar.
Phác Họa: To outline—To sketch.
Phách:
1) Rọc ra
hay tách ra: To split—To tear—To rend.
2) Vuông
khăn—Kerchief—Veil.
3) Vỗ: To
clap (hands).
Phách Chưởng: Phách Thủ, lệ vỗ
tay lúc bắt đầu và lúc chấm dứt cuộc lễ của phái Chân Ngôn—Clapping of
hands at the beginning and end of worship, a Shingon custom.
Phách Lối: To be haughty
Phách Tiễn Cấp: Nhanh như tên
lướt gió hay chẻ gió—Rapid as an arrow cleaving the air.
Phai Mờ: To fade.
Phái:
1) Đề cử:
To delegate—To detach.
2) Môn
phái: School—Sect (môn phái).
Phái Đoàn: Delegation—Mission.
Phải:
1) Bên
phải: Right.
2) Cần
phải: To have to—Must—Should—Ought to.
3) Đúng:
Right.
Phải Chăng: Reasonable.
Phải Quấy: Right or wrong.
Phải Trái: Right or left—Right
or wrong.
Phàm:
Common—Ordinary—Everybody.
Phàm Chủng: Common
seed—Ordinary people.
Phàm Dân: Common people.
Phàm Lệ: Foreword.
Phàm Lự: The anxieties of
common or unconverted men.
Phàm Ngu: Common, ignorant, or
unconverted men.
Phàm Phu:
(I) Nghĩa
của Phàm Phu—The meanings of ordinary people:
1) Người
phàm hay người thường: Sinner—A sane man—Ordinary man—Worldly man—The
sinner—Secular people—Common people—The unenlightened—A common fellow.
2) Đệ tử
Phàm phu: Đệ tử chưa chứng ngộ—Unenlightened disciples—There are two kinds
of ordinary disciples:
a) Nội
Phàm: Đang trên đường giải thoát—The inner or higher ranks of ordinary
disciples who are on the road of liberation.
b) Ngoại
Phàm: Chưa được tự tại—Lower grades who are not on the road of liberation
yet.
(II) Những
lời Phật dạy về Phàm Phu trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on
ordinary people in the Dharmapada Sutra:
1) Đêm
rất dài với những kẻ mất ngủ, đường rất xa với kẻ lữ hành mỏi mệt. Cũng
thế, vòng luân hồi sẽ tiếp nối vô tận với kẻ ngu si không minh đạt chánh
pháp—Long is the night to the wakeful; long is the road to him who is
tired; long is samsara to the foolish who do not know true Law (Dharmapada
60).
2) Không
được kết bạn với kẻ hơn mình, không được kết bạn với kẻ ngang mình, thà
quyết chí ở một mình tốt hơn kết bạn với người ngu muội—If a traveler does
not meet a companion who is better or at least equal, let him firmly
pursue his solitary career, rather than being in fellowship with the
foolish (Dharmapada 61).
3) “Đây
là con ta, đây là tài sản ta,” kẻ phàm phu thường lo nghĩ như thế, nhưng
chẳng biết chính ta còn không thiệt có, huống là con ta hay tài sản
ta?—These are my sons; this is my wealth; with such thought a fool is
tormented. Verily, he is not even the owner of himself. Whence sons?
Whence wealth? (Dharmapada 62).
4) Ngu mà
tự biết ngu, tức là trí, ngu mà tự xưng rằng trí, chính đó mới thật là
ngu—A foolish man who knows that he is a fool, for that very reason a wise
man; the fool who think himself wise, he is indeed a real fool
(Dharmapada 63).
5) Người
ngu suốt đời gần gũi người trí vẫn chẳng hiểu gì Chánh pháp, ví như cái
muỗng múc canh luôn mà chẳng bao giờ biết được mùi vị của canh—If a fool
associates with a wise man even all his life, he will understand the
Dharma as litle as a spoon tastes the flavour of soup (Dharmapada 64).
6) Người
trí dù chỉ gần gủi người trí trong khoảnh khắc cũng hiểu ngay được Chánh
pháp, chẳng khác gì cái lưỡi dù mới tiếp xúc với canh trong khoảnh khắc,
đã biết ngay được mùi vị của canh—An intelligent person associates with a
wise man, even for a moment, he will quickly understand the Dharma, as the
tongue tastes the flavour of soup (Dharmapada 65).
7) Kẻ
phàm phu không giác ngộ nên đi chung với cừu địch một đường. Cũng thế,
những người tạo ác nghiệp nhất định phải cùng ác nghiệp đi đến khổ báo—A
fool with little wit, goes through life with the very self as his own
greatest enemy. In the same manner, evil doers do evil deeds, the fruit
of which is bitter (Dharmapada 66).
8) Những
người gây điều bất thiện, làm xong ăn năn khóc lóc, nhỏ lệ dầm dề, vì biết
mình sẽ phải thọ lấy quả báo tương lai—The deed is not well done of which
a man must repent, and the reward of which he receives, weeping, with
tearful face; one reaps the fruit thereof (Dharmapada 67).
9) Những
người tạo các thiện nghiệp, làm xong chẳng chút ăn năn, còn vui mừng hớn
hở, vì biết mình sẽ thọ lấy quả báo tương lai—The deed is well done when,
after having done it, one repents not, and when, with joy and pleasure,
one reaps the fruit thereof (Dharmapada 68).
10) Khi ác
nghiệp chưa thành thục, người ngu tưởng như đường mật, nhưng khi ác nghiệp
đã thành thục, họ nhứt định phải chịu khổ đắng cay—As long as the evil
deed done does not bear fruit, the fool thinks it is as sweet as honey;
but when it ripens, then he comes to grief (Dharmapada 69).
11) Từ tháng
này qua tháng khác, với món ăn bằng đầu ngọn cỏ Cô-sa (cỏ thơm), người ngu
có thể lấy để nuôi sống, nhưng việc làm ấy không có giá trị bằng một phần
mười sáu của người tư duy Chánh pháp—Let a fool, month after month, eats
only as much food as can be picked up on the tip of a kusa blade; but he
is not worth a sixteenth part of them who have comprehended the truth
(Dharmapada 70).
12) Người cất
sửa bò, không phải chỉ sáng chiều đã thành ra vị đề hồ được. Cũng thế, kẻ
phàm phu tạo ác nghiệp tuy chẳng cảm thụ quả ác liền, nhưng nghiệp lực vẫn
âm thầm theo họ như lửa ngún giữa tro than—An evil deed committed may not
immediately bear fruit, just as newl drawn milk does not turn sour at
once. In the same manner, smouldering, it follows the fool like fire
covered with ashes (Dharmapada 71).
13) Kẻ phàm
phu, lòng thì muốn cầu được trí thức mà hành động lại dẫn tới diệt vong,
nên hạnh phúc bị tổn hại mà trí tuệ cũng tiêu tan—The knowledge and fame
that the fool gains , so far from benefiting; they destroy his bright lot
and cleave his head (Dharmapada 72).
14) Kẻ ngu
xuẫn thường hay muốn danh tiếng mà mình không xứng: chỗ ngồi cao trong
Tăng chúng, oai quyền trong Tăng lữ, danh vọng giữa các gia tộc khác—The
fool always desire for an undue reputation or undeserved honour,
precedence among the monks, authority in the monasteries, honour among
other families (Dharmapada 73).
15) Hãy để
cho người Tăng kẻ tục nghĩ rằng “sự nầy do ta làm, trong mọi việc lớn hay
nhỏ đều do nơi ta cả.” Kẻ phàm phu cứ tưởng lầm như thế, nên lòng tham lam
ngạo mạn tăng hoài—Let both monks and laymen think, “by myself was this
done; in every work, great or small, let them refer to me.” Such is the
ambition of the fool; his desires and pride increase (Dharmapada 74).
16)
Một đàng đưa tới thế gian, một đàng đưa tới Niết bàn, hàng
Tỳ kheo đệ tửø Phật, hãy biết rõ như thế, chớ nên tham đắm lợi lạc thế
gian để chuyên chú vào đạo giải thoát—One is the path that leads to
worldly gain, and another is the path leads to nirvana. Once understand
this, the monks and the lay disciples of the Buddha, should not rejoice in
the praise and worldly favours, but cultivate detachment (Dharmapada 75).
Phàm Phu Kiêu Ngạo: Boastful
secular people.
Phàm Phu Tánh: The common
underlying nature of all men.
Phàm Phúc: Phước báo nhơn
thiên—The ordinary blessedness of devas and men as compared with that of
the converted.
Phàm Sở Hữu Tướng, Giai Thị Hư Vọng. Nhược
Kiến Chư Tướng Phi Tướng, Tức Kiến Như Lai: Theo Kinh Kim Cang,
Đức Phật dạy: “Bất cứ vật gì hễ có hình tướng đều là giả dối. Nếu thấy các
tướng không phải hình tướng, như thế mới tạm gọi là thấy được Như Lai.”—In
the Diamond Sutra, the Buddha taught: “All forms and phenomena are
illusive. If one can see beyond forms, one sees the Tathagata.”
Phàm Sư: Vị sư chưa giác ngộ
chân lý mà Phật đã giảng dạy—Ordinary or worldly teachers who are
unenlightened by Buddhist truth.
Phàm Tánh: Common nature of all
men.
Phàm Tăng: Phàm Tăng ngược lại
với Thánh Tăng (những vị Tăng đã có công đức sâu dầy, đạo cao đức
trọng)—The ordinary practicing monk, as contrasted with the holy monk
(Thánh Tăng) who has achieved higher merit.
Phàm Thánh: Sinners and Saints.
Phàm Thánh Bất Nhị: Phàm Thánh
đều cùng có bổn tánh như nhau: Phật tánh—Sinners and saints are of the
same fundamental nature: Buddha-nature.
Phàm Thánh Đồng Cư Địa: Thế
giới nầy nơi mà Thánh phàm đồng cư—This world, where saints and sinners
dwell together.
Phàm Thánh Nhứt Như: Phàm Thánh
bất nhị—Sinners and Saints are of the same fundamental nature—See Phàm
Thánh Bất Nhị and Sinh Phật Nhứt Như.
Phàm Thân: The common mortal
body—The ordinary individual.
Phàm Thức: Ordinary knowledge.
Phàm Tập: The practices, good
and evil, of common or unconverted men.
Phàm Tình: Desires or passions
of the unconverted.
Phàm Tục: Thói thường tốt hay
xấu của phàm nhân—Mundane—Earthly—Ordinary—Common—The practices, good or
evil, of common or unconverted men.
Phạm:
1) Phạm
Thiên: Brahman (skt)—Supreme Being regarded as impersonal.
a) Thanh
Tịnh: Celibate and pure.
b) Ly
Dục: Giving up desires.
2) Phạm
Tội: To violate—To commit—To offend against—To break the law.
3) Phạm
trù: Khuôn phép—Pattern—Rule—Method.
Phạm Âm:
1) Brahma
voice, one of the thirty-two marks of a Buddha:
a) Tiếng
nói trong trẻo: The voice is clear.
b) Tiếng
nói hòa nhã: The voice is melodious.
c) Tiếng
nói thanh tịnh (chính trực): The voice is pure.
d) Tiếng
nói sang sảng: The voice is deep.
e) Tiếng
nói ấy ngân vang, ở nơi xa cũng nghe thấy: The voice is far-reaching.
2) Tiếng
ca hay tụng tán thán Phật: Singing in praise of Buddha.
** For more information,
please see Âm
Thanh Của Đức Như
Lai.
Phạm Bổn: Những bộ kinh bằng
tiếng Phạn (Ấn Độ)—Sutras in the Indian language.
Phạm Ca Di: Brahma-kayikas
(skt)—Tên của chư Thiên ở cõi sơ thiền sắc giới—The Brahma-devas in the
first dhyana in the realm of form.
Phạm Chí:
1)
Brahmacarin (skt): Người xuất gia học Thánh điển và tu hành phạm
hạnh—Studying sacred learning; practising continence or chasity.
2)
Brahamacari (skt): Người trẻ Bà La Môn tu tập giai đoạn đầu trong bốn giai
đoạn đi vào Phạm Thiên—Young Brahman in his first sarama or period of
life; ther are four such periods.
3) Người
Phật tử xuất gia tu đời thanh tịnh: A Buddhist ascetic with his will set
on purity.
Phạm Chung: Đại Hồng Chung của
tự viện—The temple or monastery bell.
Phạm Chúng: Chư Tăng Ni—Monks
and nuns.
Phạm Chúng Thiên:
Brahmaparisadya or Parsadya (skt)—Các vị chư Thiên ở cõi trời sơ thiền
thuộc sắc giới (Phạm Thiên giới được chia làm ba cấp, các vị chư thiên ở
hạ cấp thì được gọi là Phạm Chúng Thiên)—The assembly of Brahmadevas,
belonging to the retinue of Brahma; the first Brahmaloka; the first region
of the first dhyana heaven of form.
** For more information,
please see Phạm
Thiên (B).
Phạm Chương: Brahmavastu
(skt)—Sách học vần Phạn ngữ gồm 12 chương—A Sanskrit syllabary in twelve
parts.
Phạm Cung:
1) Cung
điện của Phạm Thiên: Brahma’s palace.
2) Chùa:
Buddhist temple.
3) Phạm
Giới, cõi thiền thứ nhất trong cõi trời sắc giới: The realm of Brahma; the
first dhyana heaven of the realm of form.
Phạm Diên: Phạm Thiên và Trời
Na La Diên—Brahma and Narayana.
Phạm Diễn Na: Bayana (skt)—Theo
Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Phạm Diễn Na, một vương quốc cổ
trong vùng Bokhara, bây giờ là Bamian, nổi tiếng với những tượng Phật Nhập
Niết Bàn khổng lồ, dài tới 1.000 bộ Anh—According to Eitel in The
Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Bayana, an ancient kingdom
and city in Bokhara (modern Bamian), famous for a colossal statue of
Buddha (entering Nirvana) believed to be 1,000 feet long.
Phạm Diện Phật: Đức Phật có
gương mặt giống như Phạm Thiên, người ta nói vị ấy sống tới 23.000 năm—A
Buddha with Brahma’s face (said to be 23.000 years old).
Phạm Đàn: Brahmadanda
(skt)—Phép trị tội Phạm Đàn. Khi vị sư nào phạm tội thì được đưa đếm “Phạm
Đàn” để cách ly, cấm không cho nói chuyện với ai—Brahma-staff—The Brahma
(religious) punishment; the explanation is to send to Coventry a
recalcitrant monk, the forbidding of any conversation with him, or
exclusion to silence.
Phạm Đạo: Thanh tịnh đạo—The
way of purity, or celibacy; the brahman way.
Phạm Điển: Kinh điển Phật—The
Buddhist sutras, or books.
Phạm Độ: Brahman-Land—Ấn
Độ—India.
Phạm Đức: Năng lực hay phước
đức của Phạm Thiên—The power, or bliss of Brahma.
Phạm Giáp: Kinh điển làm bằng
lá cây đa la (một loại cây kè có lá giống như lá thốt nốt) Palm-leaf
scriptures.
Phạm Giới: Phá phạm giới luật
mà Đức Phật đã đặt ra—To turn one’s back on the precepts—To offend against
or break the moral or ceremonial laws of Buddhism.
Phạm Hành: Noble action—High
conduct.
Phạm Hạnh: Pure living.
(I) Nghĩa
của “Phạm Hạnh”—The meanings of “Pure living”—Cuộc sống thanh tịnh hay
giới pháp giúp hành giả cắt đứt dâm dục, sống đời độc thân để được sanh về
cõi trời sắc giới Phạm Thiên hay cao hơn—Pure living; noble action; the
discipline of celibacy which ensures rebirth in the Brahmaloka, or in the
realms beyond form.
(II) Những
lời Phật dạy về “Phạm Hạnh” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on
“Pure living” in the Dharmapada Sutra:
1) Sống
trăm tuổi mà phá giới và buông lung, chẳng bằng sống chỉ một ngày mà trì
giới, tu thiền định—To live a hundred years, immoral and uncontrolled, is
no better than a single-day life of being moral and meditative (Dharmapada
110).
2) Sống
trăm tuổi mà thiếu trí huệ, không tu thiền, chẳng bằng sống chỉ một ngày
mà đủ trí, tu thiền định—To live a hundred years without wisdom and
control, is no better than a single-day life of being wise and meditative
(Dharmapada 111).
3) Sống
trăm tuổi mà giải đãi không tinh tấn, chẳng bằng sống chỉ một ngày mà hăng
hái tinh cần—To live a hundred years, idle and inactive, is no better than
a single-day life of intense effort (Dharmapada 112).
4) Sống
trăm tuổi mà không thấy pháp vô thường sinh diệt, chẳng bằng sống chỉ một
ngày mà được thấy pháp sinh diệt vô thường—To live a hundred years without
comprehending how all things rise and pass away, is no better than a
single-day life of seeing beginning and end of all things (Dharmapada
113).
5) Sống
trăm tuổi mà không thấy đạo tịch tịnh vô vi, chẳng bằng sống chỉ một ngày
mà được thấy đạo tịch tịnh vô vi—To live a hundred years without seeing
the immortal state, is no better than a single-day life of one who sees
the deathless state (nirvana) (Dharmapada 114).
6) Sống
trăm tuổi mà không thấy pháp tối thượng, chẳng bằng sống chỉ một ngày mà
được thấy pháp tối thượng—To live a hundred years without seeing the
Supreme Truth, is no better than a single-day life of someone who see the
highest law (Dharmapada 115).
Phạm Hoàng:
1) Vua
của Ấn Độ: The Indian Emperor.
2) Đức
Phật: Buddha.
Phạm Học:
1) Nghiên
cứu về Bà La Môn: The study of Brahmanism.
2) Nghiên
cứu về Phật Giáo: The study of Buddhism.
Phạm Hưởng: Âm thanh của Đức
Phật—The sound of Buddha’s voice (Buddha’s preaching).
Phạm Luân:
1) Bánh
xe chuyển pháp của Đức Phật: The Brahma-wheel—The wheel of the law, or
pure preaching of the Buddha.
2) Bài
pháp đầu tiên mà Phạm Thiên Vương thỉnh Phật quay bánh xe pháp: The first
sermon at the request of Brahma.
3) Giáo
thuyết của Phạm Thiên: The doctrine or preaching of the Brahmans.
Phạm Luật: To offend against
the law—Khi Đức Thế Tôn còn tại thế, có hai vị Tỳ Kheo phạm luật hạnh,
lấy làm hổ thẹn, không dám hỏi Phật, đến hỏi Ưu Ba Li rằng: “Dạ thưa ngài
Ưu Ba Li! Chúng tôi phạm luật thật lấy làm hổ thẹn, không dám hỏi Phật,
mong nhờ ngài giải rõ chỗ nghi hối cho chúng tôi được khỏi tội ấy.” Ưu Ba
Li liền y theo pháp, giải nói cho hai vị. Bấy giờ ông Duy Ma Cật đến nói
với Ưu Ba Li—At the time of the Buddha, there were two bhiksus who broke
the prohibitions, and being shameful of their sins they dared not call on
the Buddha. They came to ask Upali and said to him: “Upali, we have
broken the commandments and are ashamed of our sins, so we dare not ask
the Buddha about this and come to you. Please teach us the rules of
repentance so as to wipe out our sins.” Upali then taught them the rules
of repentance. At that time, Vimalakirti came to Upali and said:
·
“Thưa ngài Ưu Ba Li, ngài chớ
kết thêm tội cho hai vị Tỳ Kheo nầy, phải trừ dứt ngay, chớ làm rối loạn
lòng họ. Vì sao? Vì tội tánh kia không ở trong, không ở ngoài, không ở
khoảng giữa. Như lời Phật đã dạy: ‘Tâm nhơ nên chúng sanh nhơ, tâm sạch
nên chúng sanh sạch.’ Tâm cũng không ở trong, không ở ngoài, không ở
khoảng giữa. Tâm kia như thế nào, tội cấu cũng như thế ấy. Các pháp cũng
thế, không ra ngoài chơn như. Như ngài Ưu Ba Li, khi tâm tướng được giải
thoát thì có tội cấu chăng?”—“Upali, do not aggravate their sins which you
should wipe out at once without further disturbing their minds. Why?
Because the nature of sin is neither within nor without, nor in between.
As the Buddha has said, ‘living beings are impure because their mind
are impure; if their minds are pure they are all pure.’ And mind also
is neither within nor without, nor in between. Their minds being such, so
are their sins. Likewise all things do not go beyond (their ) suchness.
Upali, when your mind is liberated, is there any remaining impurity?’
·
Ưu Ba Li đáp: ‘Không.”—Upali
replied: “There will be no more.”
·
Ông Duy Ma Cật nói: ‘Tất cả
chúng sanh tâm tướng không nhơ cũng như thế! Thưa ngài Ưu Ba Li! Vọng
tưởng là nhơ, không vọng tưởng là sạch; điên đảo là nhơ, không điên đảo là
sạch; chấp ngã là nhơ, không chấp ngã là sạch. Ngài Ưu Ba Li! Tất cả pháp
sanh diệt không dừng, như huyễn, như chớp; các Pháp không chờ nhau cho đến
một niệm không dừng; các Pháp đều là vọng kiến, như chiêm bao, như nắng
dợn, như trăng dưới nước, như bóng trong gương, do vọng tưởng sanh ra.
Người nào biết nghĩa nầy gọi là giữ luật, người nào rõ nghĩa nầy gọi là
khéo hiểu.”—Vimalakirti said: “Likewise, the minds of all living beings
are free from impurities. Upali, false thoughts are impure and the
absence of false thought is purity. Inverted (ideas) are impure and the
absence of inverted (ideas) is purity. Clinging to ego is impure and
non-clinging to ego is purity. Upali, all phenomena rise and fall without
staying (for an instant) like an illusion and lightning. All phenomena do
not wait for one another and do not stay for the time of a thought. They
all derive from false views and are like a dream and a flame, the moon in
water, and an image in a mirror for they are born from wrong thinking. He
who understands this is called a keeper of the rules of discipline and he
who knows it is called a skillful interpreter (of the precepts).”
·
Lúc đó hai vị Tỳ Kheo khen
rằng: “Thật là bực thượng trí! Ngài Ưu Ba Li nầy không thể sánh kịp. Ngài
là bực giữ luật hơn hết mà không nói được.”—At that “time, the two bhiksus
declared: ‘What a supreme wisdom which is beyond the reach of Upali who
cannot expound the highest principle of discipline and morality?”
·
Ưu Ba Li đáp rằng: “Trừ Đức
Như Lai ra, chưa có bực Thanh Văn và Bồ Tát nào có thể chế phục được chỗ
nhạo thuyết biện tài của ông Duy Ma Cật. Trí tuệ ông thông suốt không
lường.”—Upali said: ‘Since I left the Buddha I have not met a sravaka or a
Bodhisattva who can surpass hi rhetoric for his great wisdom and perfect
enlightenment have reached such a high degree.’
·
Khi ấy, hai vị Tỳ Kheo dứt
hết nghi hối, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và phát nguyện
rằng: “Nguyện làm cho tất cả chúng sanh đều được biện tài như
vậy.”—Thereupon, the two bhiksus got rid of their doubts and repentance,
set their mind on the quest of supreme enlightenment and took the vow that
make all living beings acquire the same power of speech.
Phạm Ma:
1) Phạm
Thiên và Ma La Vương—Brahma or Brahman and Mara.
a) Phạm
Thiên là vị chủ ở các cõi trời sắc giới: Brahma is the lord of the realm
of form.
b) Ma là
chủ Lục Dục Thiên hay cõi Tha Hóa Tự Tại—Mara is the lord of desire or
passion.
2) Phạm
Thiên: Brahma—See Phạm Thiên.
Phạm Ma Đạt: Brahmadatta (skt).
1) Tên vị
vua của xứ Kanyakubja: A king of Kanyakubja.
2) Tên
vua xứ Varanasi, cha của Ca Diếp: A king of Varanasi, father of Kasyapa.
Phạm Ma La: See Phạm Ma (1).
Phạm Ma Ni: Brahma-mani (skt).
1) Tịnh
Châu: Tên một loại ngọc báu—Pure pearl.
2) Ngọc
báu như ý của Phạm Thiên: The magic pearl of Brahma.
Phạm Ma Tam Bát:
Brahma-sahampati or Mahabrahma-sahampati (skt)—Phạm Thiên, là vị chủ của
thế giới—Brahma, lord of the world.
Phạm Nan: Sự khó khăn trong
việc duy trì đời sống phạm hạnh—The diffculty of maintaining celibacy, or
purity.
Phạm Ngữ: Ngôn ngữ của Phạm
Thiên—The language came from Brahma.
1) Ngôn
ngữ Phạn: Brahma language (Sanskrit).
2) Mẫu tự
Phạn: The Sanskrit alphabet.
3) Ngôn
ngữ của Ấn Độ: The language of India.
Phạm Nữ:
1) Con
gái của Phạm Chí: A noble woman.
2) Người
con gái phạm hạnh: A woman of high character.
Phạm Pháp: To break the law.
Phạm Phú Lâu: Brahmapurohita
(skt).
1) Những
vị cận thần hay phụ tá của Phạm Thiên: The ministers, or assistants of
Brahma.
2) Tên
cõi trời sơ thiền thứ hai thuộc sắc giới: The second Brahmaloka; the
second region of the first dhyana heaven of form.
Phạm Phụ Thiên: The
Brahmapurohitas, or the etinue of Brahma—See Phạm Phú Lâu (2).
Phạm Phục: Kasaya (skt).
1) Y phục
của Phạm Thiên: Brahma’s robe.
2) Áo cà
sa: Monk’s robe.
3) Y phục
của người tu phạm hạnh: The garment of celibacy.
Phạm Sát: Brahmaksetra (skt).
1) Cõi
Phật: Buddha-land.
2) Tên
gọi tự viện như là nơi thanh tịnh: A name for a Buddhist monastery, i.e. a
place of purity.
Phạm Tăng:
1) Vị
Tăng Ấn Độ thời xưa. Vào thời đó Tăng sĩ Ấn Độ mặc áo trịch (để lộ) vai
phải: A monk from India: Brahman monk is a Buddhist Master of ancient
India. During those days, Buddhist monks wore rope, Buddhist monks wore
roped exposing thei right shoulders.
2) Vị
Tăng gìn giữ tịnh hạnh: A monk who maintains his purity.
Phạm Tâm: Tâm tu theo phạm hạnh
hay thanh cao và tinh khiết mà người thực tập sẽ được sanh về cõi trời vô
sắc—The noble or pure mind (which practises the discipline that ensures
rebirth in the realm without form).
Phạm Thanh: Tiếng của Đức
Phật—The voice of Buddha
Phạm Thân:
1) Thân
tâm thanh tịnh: The pure spiritual body.
2) Pháp
thân của Phật: Dharmakaya of the Buddha.
Phạm Thân Thiên: Quyến thuộc
của Phạm Thiên (Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên, và Đại Phạm Thiên)—The
Brahmakayika, or retinue of Brahma.
** For more information,
please see Phạm
Thiên (B).
Phạm Thất: Nơi Tăng đoàn trú
ngụ và tu tập, chùa hay tự viện—A dwelling where the sangha is practicing
Buddhist laws—A dwelling where celibate discipline is practised, a
monastery, temple.
Phạm Thế Giới: Brahmaloka
(skt)—Phạm Thế Thiên—Các cõi trời thuộc sắc giới—The Brahmaloka of the
realm of form.
Phạm Thế Thiên: Brahmaloka
(skt)—See Phạm Thế Giới.
Phạm Thích: Trời Phạm Thiên và
trời Đế Thích—Brahma and Sakra:
1) Trời
Phạm Thiên, chủ cung trời sắc giới: Brahma, the lord of the form-realm.
2) Trời
Đế Thích, chủ của trời dục giới: Sakra, the lord of the desire-realm.
Phạm Thích Tứ Thiên: Trời Phạm
Thiên, Đế Thích, và Tứ Thiên Vương—Brahma, sakra, and the four Maharajas.
Phạm Thiên: Brahmas (skt).
(A) Nghĩa của
Phạm Thiên—The meanings of Brahma:
1) Vị
thần chính của Ấn giáo, thường được diễn tả như ngưới sáng tạo hệ thống
thế giới—A chief of Hindu gods often described as the creator of world
system.
2) Chủ
của cung trời sắc giới. Ngài làm chúa tể của chúng sanh, được Phật giáo
thừa nhận là chư Thiên, nhưng thấp hơn Phật hay người đã giác ngộ—Lord of
the heavens of form. The father of all living beings; the first person of
the Brahmanical Trimurti, Brahma, Visnu, and Siva, recognized by Buddhism
as devas but as inferior to a Buddha, or enlightened man.
3) Các
chư Thiên trong cõi trời sắc giới: Devas in the realm of form.
(B) Ba loại
Phạm Thiên—Three kinds of Brahmas:
1) Phạm
Chúng Thiên: The assembly of brahmadevas, i.e. Brahmakayika.
2) Phạm
Phụ Thiên: Brahmapurohitas, or retinue of Brahma.
3) Đại
Phạm Thiên: Phạm Thiên Vương—Mahabrahman, or Brahman himself.
** For more
information, please see Thế Chủ.
Phạm Thiên Giới: The realm of
Brahma.
Phạm Thiên Hậu: Hậu phi của
Phạm Thiên (Phạm Thiên trong Phật giáo không có hậu phi, tuy nhiên, dân
gian Ấn Độ tôn sùng và cho rằng ngài có ba bà hậu phi)—The queen or wife
of Braham.
Phạm Thiên Ngoại Đạo:
Brahmadeva-heretics—Bà La Môn cho rằng Phạm Thiên là Đấng Tạo Hóa, nhưng
với Phật giáo điều nầy trái với chân lý—The Brahmans consider Brahma to be
the Creator of al things and the Supreme Being, which is heresy with
Budhism.
Phạm Thiên Vương: See Phạm
Thiên (B) (3).
Phạm Thừa: Brahmayana
(skt)—Phạm Thiên Thừa hay Bồ Tát Thừa—The noblest of the vehicles, that of
the bodhisattva.
Phạm Thượng: To be impertinent
to superiors.
Phạm Tội: To commit a crime—To
commit offences.
Phạm Trọng: Vi phạm giới trọng
hay những giới chính—To break the weightier laws.
Phạm Tự:
1) Chữ
Phạn—Brahma letters—samskrtam—Sanskrit.
a) Bắc
Phạn: Sanskrit.
b) Nam
Phạn: Tiếng Phạn Pali được vài học giả Trung Hoa cho rằng cổ hơn tiếng
Phạn Sanskrit về cả tiếng nói lẫn chữ viết—Pali, considered more ancient
by some Chinese writers than Sanskrit both as a written and spoken
language.
2) Phạm
Thư: Văn Tự cổ của Ấn Độ, phân biệt với tiếng nói bình dân Prakrit. Chỉ
vài ngoại lệ kinh điển Trung Quốc được dịch từ tiếng Phạn Pali (Nam Phạn),
còn thì đa phần được dịch sang từ tiếng Phạn Sanskrit (Bắc Phạn). —The
classical Aryan language of India, in contradistinction to Prakrit,
representing the language as ordinarily spoken. With the exception of a
few ancient translations probably from Pali versions, most of the original
texts used in China were Sanskrit.
Phạm Tướng: Brahmadhvaja
(skt)—Một trong những người con trai của Mahabhijna, trong cõi Phật ở về
phía tây nam vũ trụ của chúng ta—One of the sons of Mahabhijna; his Buddha
domain is south-west of our universe.
Phạm Uyển: Tự viện, nơi các vị
xuất gia sống đời độc thân tu tập—A monastery or any place where celibate
discipline is practised.
Phạm Vi:
1) Phạm
trù: Domain—Field.
2) Khuôn
khổ hay nguyên tắc: Rule and restraint—To guard by proper means.
Phạm Võng: Brahmajala
(skt)—Brahma-net.
Phạm Võng Giới: See Phạm Võng
Giới Bổn.
Phạm Võng Giới Bổn: Bồ Tát Giới
Kinh hay phần sau của Kinh Phạm Võng—The latter part of the Brahma-sutra.
** For more information,
please see Bốn Mươi
Tám Giới Khinh, and
Mười Giới Trọng của
chư Bồ Tát trong Kinh
Phạm Võng.
Phạm Võng Giới Phẩm: Tên của
Kinh Phạm Võng (Kinh Phạm Võng ngày nay chỉ còn lại một phẩm Bồ Tát Tâm
Địa Giới trong bộ Kinh Phạm Võng nên gọi là Phạm Võng Giới Phẩm)—A name
for the Brahma-sutra.
Phạm Võng Kinh: Tên gọi tắt của
Phạm Võng Kinh Lư Xá Na, Phật Thuyết Bồ Tát Tâm Địa Giới Phẩm Đệ Thập Phạm
Võng Kinh, được ngài Cưu Ma La Thập dịch sang Hoa ngữ khoảng năm 406 sau
Tây Lịch. Lấy tên Phạm Võng là vì pháp giới vô biên, như những mắt lưới
của vua Trời Đế Thích (giao nhau mà không hề vướng víu trở ngại), cũng
giống như giáo pháp của của chư Phật cũng tầng tầng vô tận, trang nghiêm
pháp thân cũng không hề có chướng ngại—Brahmajala-sutra, translated into
Chinese by Kumarajiva around 406 A.D., the infinitude of worlds being as
the eyes or holes in Indra’s net, which is all-embracing, like the
Buddha’s teaching. There are many treatises on it.
** For More information, please see Kinh Phạm Võng, Mười Giới Trọng của
chư Bồ Tát trong Kinh Phạm Võng, and Bốn Mươi Tám Giới Khinh.
Phạm Võng Tông: Luật Tông được
mang vào hoằng hóa tại Nhật Bản bởi một nhà sư Trung Hoa tên Giám Chân vào
khoảng năm 754 sau Tây Lịch—The sect of Ritsu, brought into Japan by the
Chinese monk Chien-Chen in 754 A.D.
Phạm Vũ: Chùa hay tự viện—A
sacred house, i.e. a Buddhist monastery, or temple.
Phạm Vương: See Phạm thiên.
Phạm Vương Cung: Cung điện của
Phạm Thiên—The palace of Brahma.
Phan:
1) Cờ
phướn: Pataka (skt)—Ba Đa Ca—Lá cờ hay phướn treo tại chùa trong các ngày
lễ (vật trang nghiêm biểu tượng cho uy đức của Đức
Phật)—Flag—Banner—Streamer—Pennant.
2) Leo
lên: To climb.
3) Nắm
lấy: To grasp—To detain.
Phan Duyên: Duyên—Tâm nương vịn
vào cảnh sở mà khởi lên, giống như người già vịn vào cây gậy mà đứng lên
(tâm thay đổi lúc thế nầy lúc thế khác, tùy theo sự vật của thế giới bên
ngoài, giống như con vượn chuyền cây, hay con ngựa vô cương)—Something to
lay hold of, a reality, cause, basis, similar to an old man relies on his
cane (the mind likea monkey, the thought like a horse).
** For more information,
please see Duyên in
Vietnamese-English
Section.
Phan Giác: Nắêm lấy và hiểu
biết những cái cạn cợt bên ngoài, như con vượn chuyền hết cành nầy qua
cành khác—Seizing and perceiving, like a monkey jumping from branch to
branch, i.e. attracted by external unstable.
Phán:
1) Phán
lệnh: To order.
2) Phán
Quyết: To judge—To try.
3) Phán
định: To decide.
4) Phán
xét: To examine and judge.
Phán Đoán: Phán quyết—To judge.
Phán Lự Tư: Phân biệt tư
tưởng—Discriminating thought.
Phán Quyết:
Determination—Decision.
Phán Giáo: Phân chia hay phân
tích giáo pháp hay giáo tướng một đời của Đức Phật—Division of the
Buddha’s teaching.
1) Phán
Giáo Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo: Division of T’ien-T’ai, into the five
periods and eight teachings—See Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo.
2) Phán
Giáo Hoa nghiêm Ngũ Giáo: Division of Hua-Yen into five teachings—See Hoa
nghiêm Thời and Ngũ Giáo.
Phán Thích: Phán đoán ý chỉ của
kinh luận, và giải thích ý nghĩa của nó. Phê phán phân tích giáo lý mà Đức
Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng—To divide and explain sutras; to arrange in
order, analyse the Buddha’s teaching.
Phàn Nàn: To blame—To complain.
Phản:
1) Chiếc
phản: Camp-bed—Plank bed.
2) Chống
lại: Anti—Counter.
3) Làm
phản: To rebel.
4) Ngược
lại: Contrary.
5) Phản
bội: To betray.
6) Trở
về: Turn over—Trun or send back.
Phản Ảnh: To reflect
Phản Chiếu: Paribimbaya
(skt)—Phản ánh—To reflect.
Phản Đạo Đức: Immoral.
Phản Đối: To oppose—To object.
Phản Quang: Reflected light.
Phản Quang Tự Kỷ: Hồi quang tự
kỷ—Hồi quang biến chiếu—To turn the spotlight to ourselves—To turn back
and reflect ourselves.
Phản Xoa Hợp Chưởng: Một trong
mười hai cách chấp tay, đan bện những ngón tay vào nhau—One of the twelve
forms of folded hands, with interlocking fingers.
Phản Suất Sanh Tử:
1) Một
trong bảy loại sanh tử—One of the seven kinds of mortality.
2) Thoát
vòng sanh tử để đi vào Niết Bàn—Escape from mortality into nirvana.
Phản Tỉnh: A turning about.
Phản Tỉnh Khẩu Nghiệp: Trong
Kinh Giáo Giới La Hầu La ở Rừng Am Bà La trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật đã
dạy La Hầu La về ‘Phản Tỉnh Khẩu Nghiệp’—The Buddha taught Venerable
Rahula about ‘Action With the Speech’ in the Ambalatthikarahulovada Sutta
in the Middle Length Discourses of the Buddha:
1) Này La
Hầu La, khi ông muốn làm một khẩu nghiệp gì, hãy phản tỉnh khẩu nghiệp ấy
như sau: “Khẩu nghiệp nầy của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại
người, có thể đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp nầy là bất thiện, đưa
đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.” Rahula, when you wish to do an
ction by speech (please see Phản Tỉnh Thân Nghiệp 1, just substituting
“speech” for “body”).
a) Này La
Hầu La, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết:”Khẩu nghiệp nầy ta muốn làm.
Khẩu nghiệp nầy của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại nguời, có
thể đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp nầy là bất thiện, đưa đến đau
khổ, đem đến quả báo đau khổ.” Một khẩu nghiệp như vậy, này La Hầu La,
nhất định chớ có làm (please see Phản Tỉnh Thân Nghiệp 1a, just
substituting “speech” for “body”).
b) Này La
Hầu La, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết: “Khẩu nghiệp nầy ta muốn làm.
Khẩu nghiệp nầy của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến
hại người; không có thể đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp nầy là thiện,
đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc.” Một khẩu nghiệp như vậy, này La
Hầu La, ông nên làm (please see Phản Tỉnh Thân Nghiệp 1b, just
substituting “speech” for “body”).
2) Này La
Hầu La, khi ông đang làm một khẩu nghiệp, ông cần phải phản tỉnh khẩu
nghiệp ấy như sau: “Khẩu nghiệp nầy ta đang làm. Khẩu nghiệp nầy của ta
đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp
nầy là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.” Rahula, when
you are doing an action by speech (please see Phản Tỉnh Thân Nghiệp 2,
just substituting “speech” for “body”).
a) Này La
Hầu La, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết: “Khẩu nghiệp nầy ta đang làm.
Khẩu nghiệp nầy của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả
hai; thời khẩu nghiệp nầy là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo
đau khổ.” Này La Hầu La, ông hãy từ bỏ một khẩu nghiệp như vậy (Please see
Phản Tỉnh Thân Nghiệp 2a, just substituting “speech” for “body”).
b) Nhưng
nếu này La Hầu La, khi phản tỉnh, ông biết như sau: “Khẩu nghiệp nầy ta
đang làm. Khẩu nghiệp nầy của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại
người, không đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp nầy là thiện, đưa đến an
lạc, đem đến quả báo an lạc.” Khẩu nghiệp như vậy, nầy La Hầu La, ông cần
phải tiếp tục làm (please see Phản Tỉnh Thân Nghiệp 2b, just substituting
“speech” for “body”).
3) Sau
khi ông làm xong một khẩu nghiệp, này La Hầu La, ông cần phải phản tỉnh
khẩu nghiệp ấy như sau: “Khẩu nghiệp nầy ta đã làm. Khẩu nghiệp nầy của ta
đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp
nầy là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo khổ.”—Rahula, after you
have done an action by speech (please see Phản Tỉnh Thân Nghiệp 3, just
substituting “speech” for “body”).
a) Nếu
trong khi phản tỉnh, này La Hầu La, ông biết như sau: “Khẩu nghiệp nầy ta
đã làm. Khẩu nghiệp nầy đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả
hai; thời khẩu nghiệp nầy là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo
đau khổ.” Một khẩu nghiệp như vậy, này La Hầu La, ông cần phải thưa lên,
cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày trước vị Đạo Sư, hay trước các vị đồng
phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày, cần phải phòng hộ
trong tương lai (please see Phản Tỉnh Thân Nghiệp 3a, just substituting
“speech” for “body”).
b) Nếu
trong khi phản tỉnh, này La Hầu La, ông biết như sau: “Khẩu nghiệp nầy ta
đã làm. Khẩu nghiệp nầy không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người,
không đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp nầy là thiện, đưa đến an lạc,
đem đến quả báo an lạc.” Do vậy, này La Hầu La, ông phải an trú trong niềm
hoan hỷ, tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp (please see
Phản Tỉnh Thân Nghiệp 3b, just substituting “speech” for “body”).
Phản Tỉnh Thân Nghiệp: Trong
Kinh Giáo Giới La Hầu La Ở Rừng Am Bà La trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật đã
dạy La Hầu La về ‘Phản Tỉnh Thân Nghiệp’—The Buddha taught Venerable
Rahula about ‘Action With the Body’ in the Ambalatthikarahulovada Sutta in
the Middle Length Dicourses of the Buddha:
1) “Này
La Hầu La, khi ông muốn làm một thân nghiệp gì, hãy phản tỉnh thân nghiệp
ấy như sau: “Thân nghiệp nầy của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến
hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp nầy là bất thiện,
đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.”—Rahula, when you wish to do an
action with the body, you should reflect upon that same bodily action
thus: “Would this action that I wish to do with the body lead to my own
affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both?
Is it an unwholesome bodily action with painful consequences, with painful
results?”
a) Này La
Hầu La, nếu trong khi phản tỉnh ông biết: “Thân nghiệp nầy ta muốn làm.
Thân nghiệp nầy của ta có thể đưa tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể
đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp nầy là bất thiện, đưa đến đau khổ,
đem đến quả báo đau khổ.” Một thân nghiệp như vậy, này La Hầu La, ông nhất
định chớ có làm—When you reflect, if you know: “This action that I wish to
do with the body would lead to my own affliction, or to the affliction of
others, or to the affliction of both; it is an unwholesome bodily action
with painful consequences, with painful results,” then you definitely
should not do such an action with the body.
b) Này La
Hầu La, khi ông muốn làm một thân nghiệp, nếu sau khi phản tỉnh ông biết:
“Thân nghiệp nầy ta muốn làm. Thân nghiệp nầy của ta không có thể đưa đến
tự hại, không có thể đưa đến hại người, , không thể đưa đến hại cả hai;
thời thân nghiệp nầy là thiện, đưa đến an lạc, đưa đến quả báo an lạc.”
Một thân nghiệp như vậy, này La Hầu La, ông nên làm—When you reflect, if
you know: “This action that I wish to do with the body would not lead to
my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of
both; it is a wholesome bodily action with pleasant consequences, with
pleasant results,” then you may do such an action with the body.
2) Này La
Hầu La, khi ông đang làm một thân nghiệp, ông cần phải phản tỉnh thân
nghiệp ấy như sau: “Thân nghiệp nầy ta đang làm. Thân nghiệp nầy của ta
đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp
nầy là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.”—Rahula, while
you are doing an action with the body, you should reflect upon that same
bodily action thus: “Does this action that I am doing with the body lead
to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction
of both? Is it an unwholesome bodily action with painful consequences,
with painful results?”
a) Này La
Hầu La, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết: “Thân nghiệp nầy ta đang làm.
Thân nghiệp nầy của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả
hai; thời thân nghiệp nầy là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo
đau khổ.” Này La Hầu La, ông hãy từ bỏ một thân nghiệp như vậy.—Rahula,
when you reflect, if you know: “This action that I am doing with the body
leads to my own affliction, or to the affliction of others, or to the
affliction of both; it is an unwholesome bodily action with painful
consequences, with painful results,” then you should suspend such a bodily
action.
b) Nhưng
nếu, này La Hầu La, trong khi phản tỉnh, ông biết như sau: “Thân nghiệp
nầy ta đang làm. Thân nghiệp nầy của ta không đưa đến tự hại, không đưa
đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp nầy là thiện,
đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc.” Thân nghiệp như vậy, này La Hầu
La, ông cần phải tiếp tục làm.—But when you reflect, if you know: “This
action that I am doing with the body does not lead to my own affliction,
or to the affliction of others, or to the affliction of both; it is a
wholesome bodily action with pleasant consequences, with pleasant
results,” then you may continue in such a bodily action.
3) Này La
Hầu La, sau khi làm xong một thân nghiệp, ông cần phải phản tỉnh thân
nghiệp ấy như sau: “Thân nghiệp nầy ta đã làm, thân nghiệp nầy của ta đưa
đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp nầy là
bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.”—Rahula, after you
have done an action with the body, you should reflect upon that same
bodily action thus: “Does this action that I have done with the body lead
to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction
of both? Was it an unwholesome bodily action with painful consequences,
with painful results?”
a) Nếu
trong khi phản tỉnh, này La Hầu La, ông biết như sau: “Thân nghiệp nầy ta
đã làm. Thân nghiệp nầy đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả
hai; thời thân nghiệp nầy là bất thiện đưa đến đau khổ, đem đến quả báo
đau khổ.” Một thân nghiệp như vậy, này La Hầu La, ông cần phải thưa lên,
cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày trước các vị Đạo Sư, hay trước các vị
đồng phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày, cần phải
phòng hộ trong tương lai.—When you reflect, if you know: “This action that
I have done with the body leads to my own affliction, or to the affliction
of others, or to the affliction of both; it was an unwholesome bodily
action with painful consequences, with painful results,” then you should
confess such a bodily action, reveal it, and lay it open to the Teacher or
to your wise companions in the holy life. Having confessed it, revealed
it, and laid it open, you should undertake restraint for the future.
b) Này La
Hầu La, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết như sau: “Thân nghiệp nầy ta đã
làm. Thân nghiệp nầy không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không
đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp nầy thiện, đưa đến an lạc, đem đến
quả báo an lạc.” Do vậy, này La Hầu La, ông phải an trú trong niềm hoan hỷ
tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp.—Rahula, but when
you reflect, if you know: “This action that I have done with the body does
not lead to my own affliction, or to the affliction of others, or to the
affliction of both; it was a wholesome bodily action with pleasant
consequences, with pleasant results," you”can abide happy and glad,
training day and night in wholesome states.
Phản Tỉnh Ý Nghiệp: Đức Phật đã
dạy Đại Đức La Hầu La về ‘Phản Tỉnh Ý Nghiệp’ trong Kinh Giáo Giới La Hầu
La Ở Rừng Am Bà La—The Buddha taught Venerable about ‘Action With the
Mind’ in the Ambalatthikarahulovada Sutta in the Middle Length Discourses
of the Buddha:
1) Này La
Hầu La, như ông muốn làm một ý nghiệp gì, hãy phản tỉnh ý nghiệp ấy như
sau: “Ý nghiệp nầy của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người,
có thể đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp nầy là bất thiện, đưa đến đau
khổ, đem đến quả báo đau khổ.”—Rahula, when you wish to do an action by
mind (please see Phản Tỉnh Thân Nghiệp 1, just substituting “mind” for
“body’).
a) Này La
Hầu La, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết: “Ý nghiệp nầy ta muốn làm. Ý
nghiệp nầy của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể
đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp nầy là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem
đến quả báo đau khổ.” Một ý nghiệp như vậy, này La Hầu La, ông nhất định
chớ có làm (please see Phản Tỉnh Thân Nghiệp 1a, just substituting “mind”
for “body”).
b) Này La
Hầu La, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết: “Ý nghiệp nầy ta muốn làm. Ý
nghiệp nầy của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại
người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp nầy là thiện, đưa
đến an lạc, đem đến quả báo an lạc.” Ý nghiệp như vậy, này La Hầu La, ông
nên làm (please see Phản Tỉnh Thân Nghiệp 1b, just substituting “mind” for
“body”).
2) Này La
Hầu La, khi ông đang làm một ý nghiệp, ông cần phải phản tỉnh ý nghiệp ấy
như sau: “Ý nghiệp nầy ta đang làm. Ý nghiệp nầy của ta đưa đến tự hại,
đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp nầy là bất thiện, đưa
đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.” Rahula, while you are doing an
action by mind (please see Phản Tỉnh Thân Nghiệp 2, just substituting
“mind” for “body”).
a) Này La
Hầu La, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết: “Ý nghiệp nầy ta đang làm. Ý
nghiệp nầy của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai;
thời ý nghiệp nầy là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.”
Này La Hầu La, ông hãy từ bỏ một ý nghiệp như vậy (please see Phản Tỉnh
Thân Nghiệp 2a, just substituting “mind” for “body”).
b) Nhưng
nếu, này La Hầu La, khi phản tỉnh ông biết như sau: “Ý nghiệp nầy ta đang
làm. Ý nghiệp nầy của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người,
không đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp nầy là thiện, đưa đến an lạc, đem
đến quả báo an lạc.” Ý nghiệp như vậy, này La Hầu La, ông phải tiếp tục
làm (please see Phản Tỉnh Thân Nghiệp 2b, just substituting “mind” for
“body”).
3) Sau
khi làm xong một ý nghiệp, này La Hầu La, ông cần phải phản tỉnh ý nghiệp
ấy như sau: “Ý nghiệp nầy ta đã làm. Ý nghiệp nầy của ta đưa đến tự hại,
đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp nầy là bất thiện, đưa
đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.”—Rahula, after you have done an
action by mind (please see Phản Tỉnh Thân Nghiệp 3, just substituting
“mind” for “body”).
a) Này La
Hầu La, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết như sau: “Ý nghiệp nầy ta đã
làm. Ý nghiệp nầy đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai;
thời ý nghiệp nầy là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.”
Một ý nghiệp như vậy, này La Hầu La, ông cần phải lo âu, cần phải tàm quý,
cần phải nhàm chán. Sau khi lo âu, tàm quý, nhàm chán, cần phải phòng hộ
trong tương lai (please see Phản Tỉnh Thân Nghiệp 2a, just substituting
“mind” for “body”).
b) Còn
nếu trong khi phản tỉnh, này La Hầu La, ông biết: “Ý nghiệp này ta đã làm.
Ý nghiệp nầy không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến
hại cả hai; thời ý nghiệp nầy là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an
lạc.” Do vậy, này La Hầu La, ông phải an trú trong niềm hoan hỷ, tự mình
tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp (please see Phản Tỉnh Thân
Nghiệp 3b, just substituting “mind” for “body”).
Phản Trắc:
Unreliable—Dishonest.
Phản Ứng: Reaction.
Phản Xuất Sanh Tử: See Phản
Suất Sanh Tử.
Phạn:
1) Ăn
cơm: To eat a meal.
2) Cơm:
Rice.
3) Thức
ăn: Food.
Phạn Âm: Buddha’s voice—See
Phạm Âm and Âm Thanh của Đức Như Lai.
Phạn Đái Tử: Cái túi đựng gạo,
ví với Tỳ Kheo vô dụng, chỉ biết có ăn uống ngủ nghỉ—A rice-bag fellow, a
useless monk who only devoted to his food, drinking, sleeping, and
resting.
Phạn Đầu: Vị Tăng coi về việc
nấu nướng trong chùa—A monk who is responsible for the cooking (kitchen)
in a monastery.
Phạn Khánh: Chiếc khánh nhỏ
dùng để đánh báo giờ cơm—The dinner-gong.
Phạn Na: Vana (skt)—Một chòm
cây—A wood—A grove.
Phạn Ngữ: Sanskrit (skt)—See
Phạm Ngữ.
Phảng Phất:
Vaguely—Dimly—Faintly
Phanh Phui: To speak out the
truth.
Phao Ngôn: To spread a rumour.
Phao Vu: To slander—To
calumniate.
Phân Biệt: Distinction.
Phân Biệt Giai Cấp: Distinction
of class and caste.
Phân Chia: Division-Separation.
Phân Tách: Analyst.
Phẩn Nộ: Anger—Fierce;
Phẩn Nộ Minh Vương: Maharajas
as opponents of evil and guardian of Buddhism.
Pháp: Dhamma (p)—Dharma
(skt)—Doctrine—Law—Method—Phenomena—Thing—Truth—Pháp là một danh từ rắc
rối, khó xử dụng cho đúng nghĩa; tuy vậy, pháp là một trong những thuật
ngữ quan trọng và thiết yếu nhất trong Phật Giáo. Pháp có nhiều
nghĩa—Dharma is a very troublesome word to handle properly and yet at the
same timeit is one of the most important and essential technical terms in
Buddhism. Dharma has many meanings:
1) Luật
lệ: Rule—Law.
2) Theo
Phạn ngữ, chữ “Pháp” phát xuất từ căn ngữ “Dhri” có nghĩa là cầm nắm,
mang, hiện hữu, hình như luôn luôn có một cái gì đó thuộc ý tưởng “tồn
tại” đi kèm với nó—Etymologically, it comes from the Sanskrit root “Dhri”
means to hold, to bear, or to exist; there seems always to be something of
the idea of enduring also going along with it.
a) Ý
nghĩa thông thường và quan trọng nhất của “Pháp” trong Phật giáo là chân
lý—The most common and most important meaning of “Dharma” in Buddhism is
“truth,” “law,” or “religion.”
b) Thứ
hai, pháp được dùng với nghĩa “hiện hữu,” hay “hữu thể,” “đối tượng,” hay
“sự vật.”Secondly, it is used in the sense of “existence,” “being,”
“object,” or “thing.”
c) Thứ
ba, pháp đồng nghĩa với “đức hạnh,” “công chánh,” “chuẩn tắc,” về cả đạo
đức và tri thức—Thirdly, it is synonymous with “virtue,” “righteousness,”
or “norm,” not only in the ethical sense, but in the intellectual one
also.
d) Thứ
tư, có khi pháp được dùng theo cách bao hàm nhất, gồm tất cả những nghĩa
lý vừa kể, nên chúng ta không thể dịch ra được. Trong trường hợp nầy cách
tốt nhất là cứ để nguyên gốc chứ không dịch ra ngoại ngữ—Fourthly, it is
occasionally used in a most comprehaensive way, including all the senses
mentioned above. In this case, we’d better leave the original untranslated
rather than to seek for an equivalent in a foreign language.
3) Luật
vũ trụ hay trật tự mà thế giới chúng ta phải phục tòng. Theo đạo Phật, đây
là luật “Luân Hồi Nhân Quả”—The cosmic law which is underlying our world.
According to Buddhism, this is the law of karmically determined rebirth.
4) Hiện
Tượng: Phenomenon—Mọi hiện tượng, sự vật và biểu hiện của hiện thực. Mọi
hiện tượng đều chịu chung luật nhân quả, bao gồm cả cốt tủy giáo pháp Phật
giáo—All phenomena, things and manifestation of reality. All phenomena are
subject to the law of causation, and this fundamental truth comprises the
core of the Buddha’s teaching.
5) Chân
Lý: Ultimate truth.
6) Dharma
(skt)—Đạt Ma—Đàm Ma—Đàm Vô—Giáo pháp của Phật hay những lời Phật dạy—Con
đường hiểu và thương mà Đức Phật đã dạy—Phật dạy: “Những ai thấy được pháp
là thấy được Phật.” Vạn vật được chia làm hai loại: vật chất và tinh thần;
chất liệu là vật chất, không phải vật chất là tinh thần, là tâm—The
teaching of the Buddha (Understanding and
Loving)—Law—Doctrine—Things—Events—Phenomena—The way of understanding and
love taught by the Buddha—The Buddha says: “He who sees the Dharma sees
me.”. All things are divided into two classes: physical and mental; that
which has substance and resistance is physical, that which is devoid of
these is mental (the root of all phenomena is mind).
7) Toàn
bộ giáo thuyết Phật giáo, các quy tắc đạo đức bao gồm kinh, luật, giới:
The doctrines of Buddhism, norms of behavior and ethical rules including
pitaka, vinaya and sila.
8) Theo
Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, chữ Dharma
có năm nghĩa như sau—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials
of Buddhist Philosophy, the word “Dharma” has five meanings:
a) Dharma
là cái được nắm giữ hay lý tưởng nếu chúng ta giới hạn ý nghĩa của nó
trong những tác vụ tâm lý mà thôi. Trình độ của lý tưởng nầy sẽ sai biệt
tùy theo sự tiếp nhận của mỗi cá thể khác nhau. Ở Đức Phật, nó là sự toàn
giác hay viên mãn trí (Bodhi): Dharma would mean ‘that which is held to,’
or ‘the ideal’ if we limit its meaning to mental affairs only. This ideal
will be different in scope as conceived by different individuals. In the
case of the Buddha it will be Perfect Enlightenment or Perfect Wisdom
(Bodhi).
b) Thứ
đến, lý tưởng diễn tả trong ngôn từ sẽ là giáo thuyết, giáo lý, hay giáo
pháp của Ngài: Secondly, the ideal as expressed in words will be his
Sermon, Dialogue, Teaching, Doctrine.
c) Thứ
ba, lý tưởng đề ra cho các đệ tử của Ngài là luật nghi, giới cấm, giới
điều, đức lý: Thirdly, the ideal as set forth for his pupils is the Rule,
Discipline, Precept, Morality.
d) Thứ
tư, lý tưởng là để chứng ngộ sẽ là nguyên lý, thuyết lý, chân lý, lý tính,
bản tính, luật tắc, điều kiện: Fourthly, the ideal to be realized will be
the Principle, Theory, Truth, Reason, Nature, Law, Condition.
e) Thứ
năm, lý tưởng thể hiện trong một ý nghĩa tổng quát sẽ là thực tại, sự
kiện, sự thể, yếu tố (bị tạo hay không bị tạo), tâm và vật, ý thể và hiện
tượng: Fifthly, the ideal as realized in a general sense will be Reality,
Fact, Thing, Element (created and not created), Mind-and-Matter,
Idea-and-Phenomenon.
9) Những
phản ánh của các hiện tượng vào tâm con người, nội dung tâm thần, ý tưởng:
Reflection of a thing in the human mind, mental content, object of thought
or idea.
10) Những
nhân tố tồn tại mà trường phái Tiểu thừa cho đó là nền tảng của nhân cách
kinh nghiệm: Factors of existence which the Hinayana considers as bases
of the empirical personality.
11) Theo phái
Trung Quán, chữ Pháp trong Phật Giáo có nhiều ý nghĩa. Nghĩa rộng nhất thì
nó là năng lực tinh thần, phi nhân cách bên trong và đằng sau tất cả mọi
sự vật. Trong đạo Phật và triết học Phật giáo, chữ Pháp gồm có bốn
nghĩa—According to the Madhyamakas, Dharma is a protean word in Buddhism.
In the broadest sense it means an impersonal spiritual energy behind and
in everything. There are four important senses in which this word has been
used in Buddhist philosophy and religion:
a) Pháp
có nghĩa là thực tại tối hậu. Nó vừa siêu việt vừa ở bên trong thế giới,
và cũng là luật chi phối thế giới: Dharma in the sense of one ultimate
Reality. It is both transcendent and immanent to the world, and also the
governing law within it.
b) Pháp
theo ý nghĩa kinh điển, giáo nghĩa, tôn giáo pháp, như Phật Pháp: Dharma
in the sense of scripture, doctrine, religion, as the Buddhist Dharma.
c) Pháp
có nghĩa là sự ngay thẳng, đức hạnh, lòng thành khẩn: Dharma in the sense
of righteousness, virtue, and piety.
d) Pháp
có nghĩa là thành tố của sự sinh tồn. Khi dùng theo nghĩa nầy thì thường
được dùng cho số nhiều: Dharma in the sense of ‘elements of existence.’ In
this sense, it is generally used in plural.
Pháp A Dục: Dharmasoka
(skt)—Pháp danh vua A Dục trong ngày vị vua này qui-y Phật—Name given to
Asoka on his conversion.
** For more information, please see A Dục Vương in Vietnamese-English
Section and Asoka in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Pháp Ái: Tình yêu trong phạm
trù tôn giáo—Tình yêu của những vị Bồ tát muốn cứu độ chúng sanh, ngược
lại với Dục ái hay tình yêu phàm tục—Religious love—Bodhisattva love with
desire to save all creatures, in contrast with ordinary love (Dục ái).
1) Pháp
Ái Tiểu và Đại Thừa—Hinayana and Mahayana Dharma-love:
a) Pháp
Ái Tiểu Thừa: Lòng yêu niết bàn của kẻ căn cơ thấp kém—Hinayana
Dharma-love as desire for nirvana.
b) Pháp
Ái Đại Thừa: Lòng ái thiện của bậc Bồ Tát Đại Thừa—Mahayana Dharma-love or
Bodhisattva attachment to illusory things
** Cả hai thứ pháp ái
nầy đều cần phải loại
bỏ—Both of which
are to be eradicated.
2) Pháp
Ái Như Lai: Tâm Đại Bi của Như Lai hay tình yêu cứu độ chúng sanh chân
chánh vô thượng—Tathagata-love, which goes out to all beings for
salvation.
Pháp Âm: Âm thanh thuyết pháp
hay của chân lý—The sound of the Truth, or of preaching.
Pháp Ân: Ân Tam
Bảo—Dharma-grace, i.e. the grace of Triratna.
Pháp Ấn:
1) Dấu ấn
của diệu pháp, diệu pháp chân thực, không chuyển động hay biến đổi nên gọi
là “Ấn.”—The seal of Buddha-truth, expressing its reality and
immutability.
2) Dấu
hiệu chứng ngộ mà chư Phật hay chư Tổ trao truyền tâm pháp cho nhau—Its
universality and its authentic transmission from one Buddha or patriarch
to another.
Pháp Ba La Mật: Một trong bốn
vị Bồ Tát Ba La Mật trong Kim Cương Giới—One of the four Paramita
Bodhisattvas in the Diamond realm.
Pháp Báo Hóa Tam Thân: The
trikaya (skt)—See Tam Thân Phật.
Pháp Bảo: Dharmaratna (skt).
1) Kho
tàng Phật Pháp hay diệu pháp mà Đức Phật đã thuyết giáo, được trân quý như
của báu của người thế tục, ngôi hai trong Tam Bảo—Dharma-treasure—The Law
or Buddha-truth, the second personification in the Triratna.
2) Những
vật cá nhân của một vị Tăng hay Ni như Y Bát, vân vân: The personal
articles of a monk or nun, i.e. robe, almsbowl, etc.
** For more information,
please see Tam Bảo.
Pháp Bảo Đàn Kinh: The Platform
Sutra—See Kinh Pháp Bảo Đàn.
Pháp Bảo Tạng: Nơi tồn trữ kinh
điển Phật Pháp—The storehouse of all law and truth, i.e. the sutras.
Pháp Bích: Similes or
illustrations of the dharma.
Pháp Bình Đẳng: Dharmasamata
(skt).
1) Sự
bình đẳng về chân lý đã được chư Phật dạy, một trong tứ bình đẳng—The
sameness of truth as taught by all the Buddhas, one of the fourfold
sameness—See Tứ Bình Đẳng (4).
2) Theo
Kinh Duy Ma Cật, Phẩm Đệ Tử, khi Đức Phật bảo Tu Bồ Đề đi đến thăm bệnh
ông Duy Ma Cật dùm Ngài. Tu Bồ Đề bèn bạch Phật như sau—According to The
Vimalakirti Sutra, Chapter Three, the Disciples, when the Buddha asked
Subhuti to go to visit Vimalakirti on his behalf, Subhuti said to the
Buddha as follows:
·
Tu Bồ Đề bạch Phật: “Bạch Thế
Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông. Vì sao? Nhớ lại thuở trước,
con vào khất thực nơi nhà ông, lúc đó trưởng giả Duy Ma Cật lấy cái bát
của con đựng đầy cơm rồi nói với con rằng ‘Thưa ngài Tu Bồ Đề! Đối với cơm
bình đẳng, thì các Pháp cũng bình đẳng, các Pháp bình đẳng thì cơm cũng
bình đẳng, đi khất thực như thế mới nên lãnh món ăn. Như Tu Bồ Đề không
trừ dâm nộ si, cũng không chung cùng với nó, không hoại thân mà theo một
hình tướng, không dứt si ái sanh ra giải thoát, ở tướng ngũ nghịch mà đặng
giải thoát, không mở cũng không buộc, không thấy tứ đế cũng không phải
không đắc quả, không phải phàm phu cũng không phải rời phàm phu, không
phải Thánh nhơn, không phải không Thánh nhơn, tuy làm nên tất cả các Pháp
mà rời tướng các Pháp, thế mới nên lấy món ăn. Như Tu Bồ Đề không thấy
Phật, không nghe Pháp, bọn lục sư ngoại đạo kia như Phú Lan Na Ca Diếp,
Mạc Dà Lê Câu Xa Lê Tử, San Xà Dạ Tỳ La Chi Tử, A Kỳ Đa Xý Xá Khâm Ba La,
Ca La Cưu Đà Ca Chiên Diên, Ni Kiền Đà Nhã Đề Tử là thầy của ngài. Ngài
theo bọn kia xuất gia, bọn lục sư kia đọa, ngài cũng đọa theo, mới nên lấy
món ăn. Tu Bồ Đề! Nếu ngài vào nơi tà kiến, không đến bờ giác, ở nơi tám
nạn, đồng với phiền não, lìa Pháp thanh tịnh, ngài được vô tránh tam muội,
tất cả chúng sanh cũng được tam muội ấy, những người thí cho ngài chẳng
gọi phước điền, những kẻ cúng dường cho ngài đọa vào ba đường ác, ngài
cùng với ma nắm tay nhau làm bạn lữ, ngài cùng với các ma và các trần lao
như nhau không khác, đối với tất cả chúng sanh mà có lòng oán hận, khinh
báng Phật, chê bai Pháp, không vào số chúng Tăng, hoàn toàn không được
diệt độ, nếu ngài được như thế mới nên lấy món ăn—Subhuti said: “World
Honoured One, I am not qualified to call on him and enquire after his
health. The reason is that once when I went to his house begging for
food, he took my bowl and filled it with rice, saying: ‘Subhuti, if your
mind set on eating is in the same state as when confronting all (other)
things, and if this uniformity as regards all things equally applies to
(the act of) eating, you can then beg for food and eat it. Subhuti, if
without cutting off carnality, anger and stupidity you can keep from these
(three) evils: if you do not wait for the death of your body to achieve
the oneness of all things; if you do not wipe out stupidity and love in
your quest of enlightenment and liberation; if you can look into (the
underlying nature of) the five deadly sins to win liberation, with at the
same time no idea of either bondage or freedom; if you give rise to
neither the four noble truths nor their opposites; if you do not hold both
the concept of winning and not winning the holy fruit; if you do not
regard yourself as a worldly or unworldly man, as a saint or not as a
saint; if you perfect all Dharmas while keeping away from the concept of
Dharmas, then can you receive and eat the food. Subhuti, if you neither
see the Buddha nor hear the Dharma; if the six heterodox teachers,
Purana-kasyapa, Maskari-gosaliputra, Yanjaya-vairatiputra,
Ajita-kesakambala, Kakuda-katyayana and Nirgrantha-jnatiputra are regarded
impartially as your own teachers and if, when they induce leavers of home
into heterodoxy, you also fall with the latter; then you can take away the
food and eat it. If you are (unprejudiced about) falling into heresy and
regard yourself as not reaching the other shore (of enlightenment); if you
(are unprejudiced about) the eight sad conditions and regard yourself as
not free from them; if you (are unprejudiced about) defilements and
relinquish the concept of pure living; if when you realize samadhi in
which there is absence of debate or disputation, all living beings also
achieve it; if your donors of food are not regarded (with partiality) as
(cultivating) the field of blessedness; if those making offerings to you
(are partially looked on as also) falling into the three evil realms of
existence; if you (impartially regard demons as your companions without
differentiating between them as well as between other forms of defilement;
if you are discontented with all living beings, defame the Buddha, break
the law (Dharma), do not attain the holy rank, and fail to win liberation;
then you can take away the food and eat it.
·
Bạch Thế Tôn! Lúc đó con nghe
những lời ấy rồi mờ mịt không biết là nói gì, cũng không biết lấy lời chi
đáp, con liền để bát lại muốn ra khỏi nhà ông. Ông Duy Ma Cật nói ‘Thưa
ngài Tu Bồ Đề! Ngài lấy bát chớ sợ! Ý ngài nghĩ sao? Như Phật biến ra một
ngàn người huyễn hóa và nếu người huyễn hóa đó đem việc nầy hỏi Ngài,
chừng ấy Ngài có sợ chăng?’ Con đáp: “Không sợ!” Trưởng giả Duy Ma Cật lại
nói: “Tất cả các Pháp như tướng huyễn hóa, ngài không nên có tâm sợ sệt.
Vì sao? Vì tất cả lời nói năng không lìa tướng huyễn hóa, chí như người
trí không chấp vào văn tự, nên không sợ. Vì sao thế? Tánh văn tự vốn
ly, không có văn tự đó là giải thoát. Tướng giải thoát đó là các Pháp vậy—“World
Honoured One, I was dumbfounded when I heard his words which were beyond
my reach and to which I found no answer. Then I left the bowl of rice and
intended to leave his house but Vimalakirti said: ‘Hey, Subhuti, take the
bowl of rice without fear. Are you frightened when the Tathagata makes an
illusory man ask you questions? I replied: ‘No.’ He then continued: ‘All
things are illusory and you should not fear anything. Why? Because words
and speech are illusory. So all wise men do not cling to words and
speech, and this is why they fear nothing. Why? Because words and
speech have no independent nature of their own, and when they are no more,
you are liberated. This liberation will free you from all bondage.’
Pháp Bố Thí: The almsgiving of
the Buddha-truth—See Pháp Thí and Tam Bố Thí.
Pháp Bổn: Bhutatatthata
(skt)—Chân như hay tinh yếu của vạn pháp—The root or essence of al
things.
Pháp Chấp: Chấp vào ý niệm chư
pháp hay hiện tượng là có thật. Đây là một ảo tưởng—Holding (bonding) on
the concept that of the reality of dharma, things or phenomena (holding to
things as realities or false tenet that things are real). This holding is
an illusion.
Pháp Châu: Thuyền Phật pháp có
thể chở người ta ra khỏi biển sanh tử luân hồi để đến cõi Niết Bàn—The
barque of the Buddha-truth which ferries men out from the sea of mortality
and reincarnation to nirvana.
Pháp Chế: Law.
Pháp Chiếu: Sự chiếu sáng của
Phật pháp—Dharma-shinning.
Pháp Chiếu Đại Sư: Tên của vị
Tổ thứ tư của Liên Tông, vào đời nhà Đường, khoảng năm 767 sau Tây Lịch.
Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ, Quê ngài ở Lô
Sơn, một hôm nhập định, thần thức dạo chơi nơi miền Cực Lạc, lễ cẩn Đức
Phật A Di Đà, thì thấy đứng kề bên Đức Phật có một vị Tăng mặc áo rách nát
đứng hầu. Đức Phật A Di Đà chỉ vị Tăng ấy mà bảo rằng: “Ngươi có biết
chăng, người nầy là Sa Môn Thừa Viễn ở Hoành Sơn đấy!” Sau khi xuất định
Pháp Chiếu liền đến Hoành Sơn để tìm, lúc gặp Thừa Viễn, nhìn kỹ thì quả
đúng là vị Tăng mà ngài đã thấy, liền cúi lạy xin theo làm đệ tử. Chưa ai
rõ ngài Pháp Chiếu là người bậc như thế nào. Trong năm Đại Lịch thứ hai
đời nhà Đường, hàng đạo tục mới được biết đến ngài khi ngài ở chùa Vân
Phong tại đất Hoành Châu, ngày đêm chuyên cần tu tập. Tương truyền vào một
buổi sáng, vào lúc thanh trai nơi Tăng đường, ngài thấy trong bát cháo
hiện ra bóng mây ngũ sắc, trong mây ấy hiện rõ một cảnh sơn tự, phía đông
bắc của sơn tự ấy có một dãy núi, dưới chân núi có khe suối, phía bắc khe
suối ấy có một cửa ngõ bằng đá, trong cửa ngõ ấy lại có một ngôi chùa to,
biển treo trước chùa đề tên “Đại Thánh Trúc Lâm Tự.” Mấy hôm sau, ngài lại
thấy nơi bát cháo hiện ra cảnh chùa lớn ấy. Trong chùa gồm có vườn cây, ao
nước, lâu đài tráng lệ nguy nga. Chùa lại có một vạn vị Bồ Tát đang ở
trong đó. Thấy thế, ngài bèn đem cảnh tượng ấy hỏi nơi các bậc tri thức.
Có một vị cao Tăng bảo rằng: “Sự biến hiện của chư Thánh khó có thể nghĩ
bàn, nhưng nếu luận riêng về địa thế, non sông, thì đây đích thực là cảnh
Ngũ Đài Sơn vậy.” Sau khi nghe lời ấy, ngài có ý muốn đến viếng cảnh Ngũ
Đài để thử xem sự thật như thế nào? Hai năm sau, đại sư mở “Đạo Tràng Niệm
Phật” tại chùa Hồ Đông. Ngày khai mở hội cảm được mây ngũ sắc giăng che
trên chốn đạo tràng, trong mây hiện ra cung điện, lầu các, Phật A Di Đà
cùng hai vị Quán Âm, Thế Chí hiện thân vàng sáng chói khắp cả hư không.
Tại thành Hoành Châu, bá tánh trông thấy, thảy đều đặt bàn hương án, đốt
nhang đảnh lễ. Do điềm lành nầy mà có vô số người phát tâm tinh tấn niệm
Phật. Đạo tràng khai mở liên tiếp được năm hội. Một hôm, đại sư gặp một cụ
già đến bảo rằng: “Ông đã từng có ý niệm muốn đến Kim Sắc Thế Giới tại Ngũ
Đài Sơn để đảnh lễ Đức Bồ Tát Văn Thù, vì sao đến nay mà vẫn chưa chịu
thực hành ý nguyện?” Nói xong liền biến mất. Biết là thần nhân nhắc nhở
nên ngài sửa soạn hành trang, cùng thêm với mấy pháp hữu nữa, đồng nhau
đến viếng cảnh núi Đài Sơn. Năm Đại Lịch thứ năm, vào ngày mồng 6 tháng 4,
đại sư cùng đồng bạn mới đến được chùa Phật Quang ở huyện Ngũ Đài. Đêm ấy
vào khoảng canh tư, ngài thấy có ánh sáng lạ từ xa chiếu đến thân mình,
ngài liền nhắm chừng theo tia sáng ấy mà theo dõi. Đi được 50 dặm thì đến
một dãy núi, dưới chân núi có khe suối, phía bắc khe suối có cửa bằng đá,
nơi cửa có hai vị đồng tử đứng đón chờ, một vị xưng là Nan Đà, một vị tự
xưng là Thiện Tài. Ngài theo chân hai vị đồng tử dẫn đường đến một ngôi
chùa cực kỳ nguy nga lộng lẫy, có biển đề “Đại Thánh Trúc Lâm Tự.” Nơi đây
đất vàng, cây báu, ao sen, lầu các thảy đều kỳ diễm, trang nghiêm. Cảnh
giới quả đúng như ảnh tượng mà ngài đã thấy trong bát cháo khi trước. Ngài
vào chùa, lên giảng đường, thấy Đức Văn Thù Bồ Tát ở phía bên Tây, Đức Phổ
Hiền Bồ Tát ở phía bên Đông. Hai vị đều ngồi trên tòa sư tử báu cao đẹp,
đang thuyết pháp cho một vạn vị Bồ Tát ngồi phía dưới lặng lẽ lắng nghe.
Đại sư Pháp Chiếu bước đến chí thành đảnh lễ, rồi quỳ xuống thưa rằng:
“Kính bạch Đại Thánh, hàng phàm phu đời mạt pháp, cách Phật đã xa, lại
thêm bị chướng nghiệp nặng sâu, trí thức kém cõi. Tuy là có Phật tánh mà
không biết làm sao hiển lộ, giáo pháp của Phật thì quá rộng rãi mênh mông.
Chưa rõ pháp môn nào thiết yếu để tu hành cho mau được giải thoát?” Đức
Văn Thù Bồ Tát bảo: “Thời kỳ nầy chính là đúng vào lúc các ngươi nên niệm
Phật. Trong tất cả các hành môn thì không chi hơn là niệm Phật và gồm tu
phước huệ. Thuở đời quá khứ, ta nhờ quán Phật, niệm Phật, cúng dường Tam
Bảo mà chứng được Nhất Thiết Chủng Trí. Tất cả các pháp như Bát Nhã Ba La
Mật, những môn Thiền Định rộng sâu, cho đến chư Phật cũng từ nơi niệm Phật
mà sanh. Vì thế nên biết Niệm Phật là Vua trong các Pháp Môn.” Ngài Pháp
Chiếu lại hỏi rằng: “Kính bạch Đại Thánh, nên niệm như thế nào?” Đức Văn
Thù Bồ Tát dạy: “Về phương Tây của thế giới nầy có Phật A Di Đà là giáo
chủ cõi nước Cực Lạc, Đức Thế Tôn ấy có nguyện lực lớn không thể nghĩ bàn.
Ngươi nên chuyên niệm danh hiệu của ngài nối tiếp nhau không gián đoạn,
khi mạng chung quyết định được vãng sanh, chẳng còn bị thối chuyển nữa.”
Nói xong hai vị Bồ Tát đồng đưa tay vàng xoa đầu ngài Pháp Chiếu và bảo
rằng: “Do nơi ngươi niệm Phật nên không bao lâu nữa sẽ chứng được quả Vô
Thượng Bồ Đề. Nếu có thiện nam tín nữ nào muốn được thành Phật, thì không
còn chi hơn là niệm Phật. Kẻ ấy nhứt định sẽ mau lên ngôi Chánh Đẳng Chánh
Giác.” Được hai vị Đại Thánh thọ ký xong, ngài Pháp Chiếu vui mừng đảnh lễ
rồi từ tạ lui ra. Hai đồng tử khi nãy theo sau đưa tiển. Vừa ra khỏi cổng
chùa, quay nhìn lại thì cả người và cảnh đều biến mất. Ngài liền dựng đá
đánh dấu chỗ ấy rồi trở về chùa Phật Quang. Đến ngày 13 tháng 4, Đại sư
Pháp Chiếu cùng hơn 50 vị Tăng nữa đồng đến hang Kim Cang, thành tâm đảnh
lễ hồng danh 35 Đức Phật. Vừa lạy được 10 lượt, ngài bỗng thấy hang Kim
Cang hiện ra, rộng lớn, thanh tịnh trang nghiêm, hai vị Bồ Tát Văn Thù,
Phổ Hiền đều đồng ngự ở trong đó. Hôm khác, ngài lại một mình đi riêng đến
hang Kim Cang, gieo mình đảnh lễ, nguyện thấy Đại Thánh. Đang khi cúi lạy
xuống và vừa ngước lên, đại sư bỗng thấy có một vị Phạm Tăng tự xưng tên
là Phật Đà Ba Lỵ. Vị nầy đưa ngài vào trong một đại điện trang nghiêm,
biển đề tên “Kim Cang Bát Nhã Tự.” Toàn diện do nhiều thứ báu lạ, đẹp, sắc
màu trang nghiêm, ánh sáng lấp lánh chiếu tỏa cùng khắp. Dù đã nhiều lần
thấy được các sự linh dị như thế, nhưng đại sư vẫn chưa tường thuật lại
với một ai hết cả. Thánh chạp năm ấy, ngài nhập đạo tràng niệm Phật nơi
chùa Hoa Nghiêm, định kỳ tuyệt thực, tu hành nguyện được vãng sanh về Cực
Lạc Tịnh Độ. Đến đầu hôm của ngày thứ bảy, đang lúc niệm Phật, đại sư bỗng
thấy có một vị Phạm Tăng bước vào bảo: “Ông đã từng thấy cảnh giới Ngũ Đài
Sơn, sao không truyền thuật lại cho người đời cùng biết?” Nói xong vị ấy
liền ẩn mất. Hôm sau, trong lúc niệm Phật vị Tăng ấy lại hiện ra, bảo y
như hôm trước. Ngài đáp rằng: “Không phải tôi dám dấu kín Thánh tích,
nhưng chỉ sợ nói ra người đời không tin rồi sanh ra sự chê bai mà thôi.”
Phạm Tăng bảo: “Chính Đức Đại Thánh Văn Thù hiện tại ở núi nầy mà còn bị
người đời hủy báng, thì ông còn lo ngại làm chi. Hãy đem những cảnh giới
mà ông đã được thấy truyền thuật lại cho chúng sanh, hầu làm duyên cho các
kẻ nghe biết để họ phát khởi tâm Vô Thượng Bồ Đề.” Ngài tuân lời, nhớ kỹ
lại những sự việc đã thấy rồi ghi chép ra truyền lại cho mọi người. Năm
sau có sư Huệ Tùy ở Giang Đông cùng với chư Tăng chùa Hoa Nghiêm theo đại
sư Pháp Chiếu đến hang Kim Cang lễ Phật. Kế đó lại đến chỗ dựng bia đá lúc
trước để chiêm ngưỡng Thánh tích. Trong lúc đại chúng còn đang ngậm ngùi
ngưỡng vọng, bỗng nghe tiếng hồng chung từ trong vách đá vang ra, giọng
chuông thanh thoát ngân nga, nhặt khoan rành rẽ. Ai nấy thảy đều kinh lạ,
đồng công nhận những lời của Pháp Chiếu đại sư tường thuật là đúng sự
thật. Vì muốn cho mọi người viếng cảnh đều được phát khởi đạo tâm, nên
Tăng chúng nhân cơ duyên ấy, cho khắc lại những sự việc của ngài nghe thấy
vào trong vách đá để lưu truyền cho các đời mai hậu. Về sau, ngay ở tại
nơi đó, một cảnh chùa trang nghiêm được xây dựng lên, cũng lấy hiệu là
“Trúc Lâm Tự” để lưu niệm. Triều vua Đường Đức Tông, đại sư Pháp Chiếu mở
đạo tràng niệm Phật tại miền Tinh Châu, cũng liên tiếp được năm hội. Mỗi
đêm vua và các người trong hoàng cung đều nghe có tiếng niệm Phật rất
thanh thoát từ xa đưa vẳng lại. Sau cho người dò tìm, được biết đó là
tiếng niệm Phật ở đạo tràng Tịnh Độ tại Tinh Châu. Vua liền phái sứ giả
mang lễ vật đến thỉnh ngài vào triều. Ngài mở đạo tràng niệm Phật tại
hoàng cung, cũng gồm đủ năm hội. Vì thế người đương thời gọi ngài là Ngũ
Hội Pháp Sư. Từ đó đại sư tinh tấn tu hành, ngày đêm không biếng trễ. Một
hôm, ngài thấy vị Phạm Tăng khi trước là Phật Đà Ba Lỵ hiện đến bảo rằng:
“Hoa sen công đức của ông nơi ao thất bảo ở cõi Cực Lạc đã được thành tựu.
Ba năm sau là đúng thời kỳ hoa nở. Ông nên chuẩn bị” Đến kỳ hạn, đại sư
cho gọi Tăng chúng đến căn dặn rằng: “Ta nay về Cực Lạc, mọi người ở lại
phải cố gắng tinh tu.” Nói xong, ngài ngồi ngay ngắn, chắp tay lặng yên mà
thoát hóa—Name of the fourth patriarch of the Chinese Lotus Sect or
Pureland Buddhism, during the T’ang dynasty, around 767 A.D. According to
Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Thirteen Patriarchs of Pureland
Buddhism, Great Master Fa-Chao, a native of Mount Lu region. One day while
entering samadhi, his spirit came to the Ultimate Bliss World. As he
prostrated to Amitabha Buddha, he saw a Bhikshu wearing a completely worn
out robe attending the Buddha. Amitabha Buddha pointed at that Bhikshu and
told Fa-Chao the following: “Do you know him? This good man is Sheng-Yien
Bhikshu living in the region of Hung-Shan.” After coming out of the
samadhi, Great Master Fa-Chao immediately went to Hung-Shan Mount to seek
out the Bhikshu he had seen in his spiritual vision. Upon meeting and
observing carefully the Great Venerable Sheng-Yien, he realized the Great
Master was the Bhikshu he had seen in the Ultimate World. He immediately
prostrated himself to the Great Master and asked to become a disciple. The
Great Venerable Master Fa-Chao’s true identity remains unclear. In the
second year of the Đại Lịch reign period of the T’ang Dynasty, Buddhists
began hearing about him. He lived at Wind Cloud Temple at Hoành Châu
region, day and night always cultivating and practicing the Way. One
morning, during breakfast at the Bhiksu during area, he saw in his bowl of
rice soup a cloud of five colors. In this cloud clearly emerged a scene of
a mountainous temple; on the Northeast side of the temple was a mountain
range. Toward the bottom of the mountain lay a creek and in the North of
that creek was a stone door. Inside the small door was another large
temple. The sign in front of the temple read: “Great Saints Bamboo Grove
Temple.” Several days later, once again, he saw the great temple appearing
in his bowl of rice-soup. In this temple were a garden, a pond, large and
magnificent castles and palaces, which were occupied by ten thousand
Bodhisattvas at that time. After having these visions, the Great Master
inquired about them to some of the great knowledgeable advisors. A highly
virtuous master told him: “The appearance and transformation of the
Enlightened Saints are difficult to imagine, but if we are just referring
to the landscape and general region, then what you saw has to be the
Wu-Tai-Shan Mountains. Taking the advice he received, the Great Master
wanted to visit Wu-Tai-Shan to seek the truth. Two years later, he opened
a “Buddha Recitation Congregation” at Hu-Tung Temple in Hung-Chou. His
opening of the congregation caused the cloud of five colors to appear and
cover the area. Within the cloud appeared many castles and palaces, the
Amitabha Buddha as well as Avalokitesvara and Mahasthamaprapta
Maha-Bodhisattvas’ golden bodies shone and illuminated the entire sky. In
the Hung-Chou City, witnessing this miracle, the people made shrines to
light incense and prostrated themselves to this sighting. This miraculous
appearance remained for several minutes before disappearing. Because of
this magnificently virtuous event, countless people developed faith to
practice Buddha Recitation diligently. In turn, the Great Master opened
five congregations to practice Pureland Recitation. One day, he
encountered an elderly woman who told him: “You have had the thought of
going to the Golden World at the Wu-Tai-Shan Mountains to pay homage to
the Manjusri Maha-Bodhisattva, but up to this time, why have you not
carried out your intentions?” After speaking, the elderly woman
immediately vanished. Knowing this was a reminder by a guardian angel, or
Dharma protector, the Great Master made preparations to travel with
several fellow Dharma friends to visit Wu-Tai-Shan Mountain. It was not
until June 4th of the fifth year of the Tai-Li reign period before the
Great Master and his fellow cultivators reached the Buddha’s Light Temple
of the Wu-Tai-Shan region. That night, approximately at four in the
morning, the Great Master saw a mysterious light from afar shining toward
him; he immediately followed the light to investigate. After traveling
about fifty miles, he came to a mountain range. At the bottom of the
mountain, there was a creek and in the North of the creek was a stone
gate, at the gate, there were two young children who awaited his arrival.
One of them introduced himself as Nanda and the other as Tien-Tsai. The
Grat Master followed the two children to a marvelously enchanting temple;
the sign read “Great Saints Bamboo Grove Temple.” In this land, the ground
was made of gold. The trees were made of jewels; the lotus pond, palaces,
and castles were all extremely beautiful and enchanting. This world was
the exact duplicate of the vision he had seen years ago in his rice-soup.
As the Great Master entered the temple and came to the large hall where
the Dharma was taught, he saw Manjusri Maha-Bodhisattva in the West
(represents Wisdom) and Samantabhadra Maha-Bodhisattva in the East
(represents wholesome conducts). Both Maha-Bodhisattvas were sitting on
beautiful precious thrones high above, preaching the Dharma to ten
thousand Bodhisattvas as they sat silently below to listen. Great Master
Fa-Chao stepped forward to prostrate himself sincerely to the
Maha-Bodhisattvas. He then knelt down and asked the following: “Dear the
Great Saints, all unenlightened beings and I of this Dharma Ending Age
have been separated from the Buddha for a long time now, we are bound by
heavy and deep-rooted karma as well as lacking wisdom; thus even though
having the Buddha Nature within us, we do not know how to reveal it. The
Buddha Dharma is too vast and great making it very difficult to be certain
which Dharma Door is essential to cultivate to gain enlightenment
quickly?” Manjusri Maha-Bodhisattva told him: “This period is truly the
proper time for you to practice Buddha Recitation . In all the Ways or
Dharma Doors of cultivation, nothing surpasses the practice of Buddha
Recitation to accumulate merits and wisdom. In the past, relying on the
practice of envisioning Buddha, reciting Buddha, and making offerings to
the Triple Jewels, I was able to achieve the Great Perfect Wisdom or
Maha-Prajna Wisdom. All the other Dharmas such as Maha-Prajna Paramita,
the various deep and vast doors of Zen Meditation, including all the
Buddhas themselves originated and came about by reciting Buddha.
Therefore, you must know ‘Buddha Recitation is the King of all Dharma
Doors.’” Great Maste Fa-Chao continued to ask: “Dear the Great saint, how
should I recite?” Manjusri Maha-Bodhisattva taught: “To the West of this
world, there exists a Buddha named Amitabha who rules over the Ultimate
Bliss World. That Lokanatha has an unimaginably great vow power. You
should often and diligently recite His Name continuously without
interruption; once death arrives, you are guaranteed to gain rebirth and
will no longer regress from attaining Buddhahood.” After speaking, the two
Maha-Bodhisattvas simultaneously used their golden hands to rub the Great
Master Fa-Chao’s head, saying: “Through your practice of Buddha
Recitation, it will not be much longer before you will attain the Ultimate
Enlightenment of Buddhahood. If any good man or faithful woman wishes to
become a Buddha, there is nothing that surpasses cultivating Buddha
Recitation. Such an individual is guaranteed to achieve the state of
‘Ultimate and Perfect Enlightenment of Buddhahood.’” After receiving this
prophecy from the two Great Saints, Great Master Fa-Chao felt contented.
He then prostrated himself to them and then withdrew slowly from the
assembly. The two young people from before followed behind to escort him
out. As soon as he stepped outside the temple gate, when he turned
around, both people and the landscape had vanished completely. He quickly
assembled a rock to make a reference of the area and then returned to the
Buddha’s Light Temple. On April thirteenth, he and over fifty other
Bhiksus came to the “Diamond Cave” to”prostrate sincerely the virtuous
names of thirty-five past Buddhas. They had just completed ten
prostrations when suddenly they saw the Diamond Cave transformed into its
full appearance. The cave was large, tranquil, and enchantingl in it were
Manjusri and Samantabhadra Maha-Bodhisattvas. On another occasion, he came
to the Diamond Cave alone, prostrated himself to the ground as he prayed
to witness the Great Saints. As he lifted his head from the ground after a
prostration, he suddenly saw a Brahman Monk who introduced himself as
Buddhabhallika. This Buddhist Master escorted the Great Master into a
great and anchanting temple; the sign read: “Vajra Prajna Temple.” The
inside was formed entirely of various rare, precious gems and jewels. The
light reflecting from these priceless treasures reflected on one another
and brilliantly radiated throughout. Despite many times witnessing these
miraculous and metaphysical worlds, he did not once mention it to anyone.
In December of that year, at the Avatamsaka Temple, he retreated and went
on a fast for a pre-determined period in order to practice Buddha
Recitation vowing to gain rebirth to the Ultimate Bliss Pureland. In the
morning of the seventh day, deeply engaged in Buddha Recitation, suddenly
he saw a Brahman Monk who said as he came in: “You have seen the greatly
enlightened world within Wu-Tai-Shan Mountain, why have you not recounted
what you saw so others will also know of it?” After speaking, the Brahman
Monk disappeared. The next day, while reciting Buddha’s name, the same
Saintly Master once again made his appearance saying exactly what he had
said previously. Great Master Fa-Chao replied: “It is not that I dare to
hide the living areas of the enlightened saints, but I am just afraid if I
tell of it, people will not believe but criticize and ridicule me.” The
Brahman Monk said: “Even the Great Saint Manjusri currently living in this
mountain is often degraded by people, what reason do you have to worry?
You should recount the worlds you have witnessed to sentient beings so
they will lay a foundation for those who hear and know of these worlds;
perhaps it will help them develop their minds to want to attain the
Ultimate Enlightenment of Buddhahood.” Great Master Fa-Chao followed these
instructions as he tried to remember carefully all the details of what he
had seen and then wrote them down to pass out to everyone to read. In the
next year, a Buddhist Master named Hui-Tsuy of Jiang-Tung region as well
as the Sangha of the Avatamsaka Temple followed Great Master Fa-Chao to
the Diamond Cave to prostrate to the Buddha. Thereafter, they came to the
rock formation the Great Master had built earlier to admire the sight.
They prayed for a miracle, but felt sad because nothing happened. But then
suddenly they heard sounds of bells resonating from the mountain walls.
The ringing sounds were peaceful, enchanting, and harmonious. Everyone was
overwhelmed with joy and all accepted what the Great Master Fa-Chao had
said before was true. Because they wanted for everyone who visited this
sight to develop a faithful mind, they used this opportunity to inscribe
on the mountain wall the events the Great Master had seen and heard to
pass down to future generations. Eventually, a beautiful temple was built
at this site as a memorial, also using the title “Bamboo Grove Temple.”
During the reign of Emperor T’ang-Te-Tsung, Great Master Fa-Chao opened
five consecutive Budha Recitation Congregations at the Tinh-Chou region.
For this reason, people of the day called him “Five Buddha Recitations
Dharma Master.” From then on, the Great Master cultivated with vigor, day
and night he was never lazy or late in getting to his practice. Then one
day, he once again saw the Brahman Monk, as Buddhabhallika Master appeared
to tell him: “Your lotus flower of virtues and merits in the lake of seven
jewels of the Ultimate Bliss World is now complete. Three years from now
your flower will blossom, prepare yourself." ”When that time arrived,