Vietnamese Section

Quang Duc Homepage

   English Section 

qd.jpg (8936 bytes)

Từ Điển Phật Học


...... ... .

 

TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH

THIỆN PHÚC

 

Ma

 

Ma:

1)      Cọ xát hay xúc chạm: To feel—To handle—To rub.

2)      Từ dùng để đặt câu hỏi trong ngôn ngữ Trung Hoa: A term used to make questions in Chinese language.

3)      Mara (skt)—Ma La—Lũ ác quỷ làm hại nhân mạng, có khả năng cướp đoạt nhân mạng, gây chướng ngại—Phantom—Ghost—Devil—Killing—Destroying—The destroyer—Evil One—Spirit—Murderer—Hinderer—Disturber—

4)      Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển thì thiên ma có trăm tay, cưỡi voi, thường gởi ma nữ hay giả dạng để xúi dục kẻ xấu hay hù dọa người tốt (bậc Thánh)—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, a deva often represented with a hundred arms and riding on an elephant. He often sends his daughter, or assumes monstrous forms, or inspires wicked men, to seduce or frighten the saints. 

5)      Ma Vương hay chủ cung trời dục giới thứ sáu: Lord of the sixth desire-heaven.

**   For more information, please see Tha Hóa

       Tự Tại Thiên.

Ma Ái Dục: Demons of sexual lust.

Ma Ám: To be possessed by the evil.

Ma Ba Tuần: Duratama Mara or Mara-papiman (skt)—Ma của tầng trời thứ sáu—Demons of the sixth heaven.

** For more information, please see Ba Tuần.

Ma Cảnh: See Ma Giới.

Ma Chay: Funeral ceremony.

Ma Chí Lý Ca: Matrka (skt)—Tên khác của A Tỳ Đạt Ma—Another name for the Abhidharma pitaka.

**For more information, please see A Tỳ Đạt

    Ma, and A Tỳ Đạt Ma Tạng in Vietnaemse-  

    English Section.

Ma Chỉ: Một loại thuốc tẩy độc—A  medicine that can eradicate poison.

Ma Chướng: Mara-hindrances—Demonic obstacles.

Ma Chướng Luân Phiên Rình Rập và Hãm Hại Người Tu: Demons (obstacles) always take turns watching and harming cultivators constantly.

Ma Chướng Luôn Chờ Cơ Hội Lôi Kéo Người Tu Về Phía Chúng: Demons always wait for the opportune moment to attract and lure devoted cultivators to fall to the demonic nets.

Ma Cốc Bảo Triệt Thiền Sư: Zen master Ma-Yu-Bao-Che—See Bảo Triệt Ma Cốc Thiền Sư.  

Ma Da: Maya (skt)—See Ma Gia.

Ma Dà: Magha (skt).

1)      An asterism, containing five stars figured like a house. 

2)      Tháng Ma Dà ở Ấn Độ giữa tháng giêng và tháng hai: The month of Magha between the months of January and February—See Thập Nhị Nguyệt. 

Ma Dã: Maya (skt).

1)      Phiền não: Illusion—Hallucination.

2)      Thân thể: A body.

Ma Dân: Marakayikas (skt)—Ma Tử—Ma Nữ—Mara’s people, or subjects—See Ma Nữ.

Ma Do La: Mayura (skt)—Khổng Tước Điểu (con công)—A Peacock.

Ma Du La Già Lam: masura-Sangharama (skt)—Một tịnh xá cổ vào khoảng 200 dậm về phía đông nam của thành Mongali—An ancient vihara about 200 miles  southeast of Mongali.

Ma Duyên: Những chướng duyên làm trở ngại tu hành thiện nghiệp—Mara circumstances, conditions,  or environments, or conditioning cause, i.e. hindering the good.

Ma Đa: Matr (skt).

1)      Mẹ: Mother.

2)      Người thợ: A maker—A former.

3)      Người đo lường: A measurer. 

Ma Đàn: Mara-gifts, in contrast with those of Buddha.

Ma Đạo: Black (mara) path or way.

** For more information, please see Ma Giới.

Ma Đát Lý: Matr (skt)—Mẹ—Mother.  

Ma Đăng Già: Matanga (skt).

1)      Giai cấp thấp nhứt—The lowest caste.

2)      Tên của một phụ nữ trong giai cấp thấp đã dụ dỗ ngài A Nan. Sau nầy trở thành một trong những đệ tử trung thành của Phật: Name of the low-caste woman who inveigled Ananda. Later she became one of the most devoted disciples of the Buddha.

Ma Đăng Già A Lan Nhã: Matanga-aranyakah (skt)—Một trong ba xứ A Lan Nhã, trụ xứ thứ nhì của Tỷ Kheo, trong những nghĩa địa, cách xa thôn xóm một khoảng 3.000 bộ—One of the three Aranyakah, the second class of hermits (probably called after the lowest caste), living in cemeteries, at a distance of 3,000 feet from a village.

Ma Đăng Già Chú: Chú Ma Đăng Già làm lễ với máu—The Matanga spell which is performed with blood.

Ma Đăng Già Kinh: Kinh Ma Đăng Già nói về việc Đức Phật độ cho cô gái Ma Đăng Già và nói về tinh tú—A sutra on Matangi, and on the stars, two books.

Ma Đăng Kỳ: Matangi (skt)—See Ma Đăng Già.

Ma Đề: Mati (skt)—Hiểu—Understanding.

Ma Đỉnh: Để tay lên đầu, một thói quen mà Phật hay dùng để dạy đệ tử, có lẽ những chấm đốt trên đầu chúng Tăng cũng bắt nguồn từ đó—To lay the hand on the top of the head, a custom of Buddha in teaching his disciples, from which the burning of the spots on the head of a monk is said to have originated. 

Ma Độ La: Mathura or Mutra (skt)—See Ma Thâu La.

Ma Ê Nhân Đà La: Mahendra (skt)—Se Ma Ha Thẩn Đà La.

Ma Ê Xa Sa Ca: Mahisasakah (skt)—Lưu Phái hay Bộ Hóa Địa trong 18 bộ Tiểu Thừa—One of the eighteen subdivisions of the Sarvastivadah school.

Ma Gia: Maya (skt & p)—Mẹ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và vợ vua Tịnh Phạn. Bà sống ở nước Câu Ly thời xưa, nay thuộc vương quốc Nepal—The mother of Sakyamuni Buddha and wife of king Suddhodana. She lived in the ancient country of Koliya which is now in Nepal.

** For more information, please see Ma Ha

     Ma Gia in Vietnamese-English Section.

Ma Giới:

1)      Ma luật: Mara laws (rules). 

2)      Cõi ma: Ma đạo hay cảnh giới của ác ma—The realm of the maras.

3)      Tỳ Kheo vì cầu cạnh danh tiếng, lợi dưỡng mà trì giới: Those of monks who keep commandments for gaining fame and luxury. 

Ma Giới Tỳ Kheo: Mara-law monk, who seeks fame and gains or luxury—See Ma Giới (3).

Ma Ha: Maha (skt)—Lớn—Vĩ đại—Large—Great.

Ma Ha Ba Xà Ba Đề: Maha Pajapati—Pajapati Gotami (skt)—Còn gọi là Câu Đàm Di, Kiêu Đáp Di, hay Kiều Đàm Ni—Hàng nữ của dòng họ Cù Đàm, tên là Ma Ha Ba Xà Ba Đề, bà là dì, là người chăm sóc, và cũng là kế mẫu của Phật, người đã nuôi nấng ông sau cái chết của mẹ ông (vài ngày sau khi ông đản sanh). Sau khi Vua Tịnh Phạn mất, bà đã nài nỉ Phật cho phép bà gia nhập giáo đoàn, Phật dường như đã không thuận; tuy  nhiên, sau vì sự thỉnh cầu của A Nan, nên Ngài chấp thuận với lời tiên đoán rằng cơ cấu Ni chúng sẽ làm pháp Phật giảm thọ từ 500 đến 1000 năm. Bà đã trở thành vị Ni đầu tiên trong giáo đoàn. Theo Kinh Pháp Hoa thì bà sẽ thành Phật, hiệu là Ma Ha Bát Thích Xa Bát Để (theo Pháp Hoa Huyền Tán, tiếng Phạn Kiêu Đáp Na có nghĩa là giống “Nhật Trá,” giống cam giá hay mía, là tiếng gọi bên họ nội của Đức Phật, là bản vọng của dòng họ Thích Ca)—Gautami, faminine of the patronymic Gautama, the family name of Sakyamuni. Gautami is a name for Mahaprajapati, Siddhartha’s aunt, nurse, and stepmother, by whom he was raised following the death of his mother (a few days after his birth). After the death of King Suddhadona, she requested the Buddha’s consent to the establishment of an order of nuns. The Buddha was seemingly against the request; however, later one of his great disciples named Ananda repeatedly urged the Buddha to consent. He finally consented with a prediction that with the establishment of the order of nuns, period of survival of Buddha’s teaching would shorten from 500 to 1000 years.  She was the first nun (abbess) in the Sangha. Acording to the Lotus Sutra, she is to become a Buddha, under the title of Sarvasattva-priya-darsana.   

Ma Ha Bát Đặc Ma: Mahapadma (skt).

1)      Đại Hồng Liên Hoa: Great red lotus.

2)      Đệ Bát Hàn Ngục: Địa ngục lạnh thứ tám—The eighth cold hell.

3)      Bửu Tòa Bạch Sen của Phật: The great white lotus as the Budha’s throne, purity and fragrance.

Ma Ha Bát Nhã: Maha-prajna (skt)—Đại tuệ, một trong ba đức của Niết Bàn—Great wisdom, great insight into all truth. One of the three charateristics of the nirvana.

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa: Maha-prajna-paramita (skt)—Đại tuệ đáo bỉ ngạn hay trí tuệ lớn đưa chúng sanh sang bờ giác ngộ bên kia—The great wisdom method of crossing the stream (shore) to nirvana.  

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh: The Heart of MahaPrajan Paramita Sutra.

Ma Ha Bát Niết Bàn Na: Mahaparinirvana (skt)—Đại diệt độ hay đại viên tịch nhập (Niết Bàn cuối cùng, giải thoát và tịch tịnh)—The great complete nirvana—Final release—Perfect rest.

Ma Ha Bồ Đề Tự: Mahabodhi-sangharama (skt)—Chùa Đại Giác, gần Bồ Đề Đạo Tràng thuộc xứ Ma Kiệt Đà—The monastery of the great enlightenment, a vihara near the Bodhidruma at Gaya, in Magadha.

Ma Ha Bồ Đề Tăng Già Lam: Mahabodhi-sangharama (skt)—See Ma Ha Bồ Đề Tự.

Ma Ha Ca Chiên Diên: Mahakatyayana (skt)—Một trong mười đại đệ tử của Đức Phật, được tôn kính là bậc đệ nhất nghị luận. Ông là người bản xứ của thành Avanti, thuộc miền tây xứ Ấn Độ. Ông sanh ra trong gia đình Bà La Môn, và giữ một địa vị cố vấn tôn giáo quan trọng cho vị vua của thành nầy. Ông được Đức Phật hóa độ và cho quy-y tại thành Xá Vệ, kinh đô của nước Cô Xa La, nơi mà nhà vua đã biệt phái ông tới để nghe ngóng về những báo cáo về Phật pháp. Sau khi trở thành đệ tử Phật, ông đã trở lại Avanti, và chính tại đây ông đã độ cho vị vua và nhiều người khác—One of Sakyamuni’s ten great (principal) disciples, respected as the foremost in debate. He was a native of Avanti in western India. A Brahman by birth, he held a position as religious advisor to the local king. He was converted at Sravasti, capital of Kosala, where he had been sent by the ruler of Avanti, who had heard reports of Sakyamuni Buddha’s teachings. After becoming Sakyamuni’s disciple, he returned to Avanti, where he converted the king and many others.

Ma Ha Ca Diếp: Maha-Kasyapa (skt)—Một người thuộc dòng dõi Bà La Môn tại Ma Kiệt Đà, đã trở thành một trong những môn đồ lớn của Đức Phật, nổi tiếng về kỷ luật khổ hạnh và đạo đức nghiêm khắc. Nhờ những đức tánh ấy mà Ngài đã được tứ chúng tín nhiệm chủ trì kiết tập kinh điển lần đầu cũng như trọng trách lãnh đạo Tăng già sau khi Phật nhập diệt. Ông được coi như là vị tổ thứ nhất trong 28 vị tổ của dòng Thiền cổ Ấn Độ (Ba anh em ông Ca Diếp Ba đều là người trước kia tu theo ngoại đạo, thờ thần Lửa. Ngài Đại Ca Diếp có 500 đệ tử, hai người em mỗi vị có 250 đệ tử. Sau khi tín phục giáo nghĩa của Đức Phật, ba vị đã mang hết chúng đệ tử của mình về quy-y Phật). Ông được coi như sơ tổ dòng thiền Ấn Độ từ câu chuyện “Truyền Tâm Ấn” về Ma Ha Ca Diếp mỉm cười khi Đức Phật đưa lên nhành kim hoa. Người ta nói Ma Ha Ca Diếp đắc quả A La Hán chỉ sau tám ngày theo Phật. Sau khi Ma Ha Ca Diếp thị tịch, ông ủy thác cho ngài A Nan làm chủ tịch hội đồng Tăng Già thời bấy giờ—Mahakasyapa—A Brahmin of Magadha who became a close disciple of the Buddha. He was renowned for his ascetic self-discipline and moral strictness. Thanks to the qualities right after the death of the Buddha, he was asked to reside at the First Council and to take over leadership of  the Sangha. He was considered (reckoned) as the first of 28 Great Ancient Patriarchs Indian Zen. He was regarded as the First Patriarch from the story of the “transmission” of the Mind-seal when the Buddha held up a golden flower and Maha-Kasyapa smiled.  Maha-Kasyapa is said to have become an Arhat after being with the Buddha for eight days.  After his death he is reputed to have entrusted Ananda with leadership of the Order.

Ma Ha Ca Diếp Ba: Mahakasyapa (skt)—See Ma Ha Ca Diếp.

Ma Ha Ca La: Mahakala (skt)—Đại Hắc Thiên—The greta black deva.

Ma Ha Câu Hy La: Mahakaushtila (skt)—Một trong những đại đệ tử của Đức Phật—One of the great disciples of the Buddha.

Ma Ha Chất Đế Tát Đỏa: Mahacittasattva (skt)—Ma Ha Bồ Đề Chất Đế Tát Đỏa—Bồ Tát—A  Bodhisattva—A great-mind being.

Ma Ha Chỉ Quán: Chỉ Quán Huyền Văn—Chỉ Quán Luận—Bộ sách căn bản của tông Thiên Thai dạy về cách an dưỡng thân để tâm được trong sáng. Cũng được gọi là viên đốn chỉ quán, nghĩa là nhờ vào sự tập trung tinh thần mà ngưng bặt vọng niệm và đạt được chân trí tức thì (đây là phương pháp của tông Thiên Thai trong Kinh Pháp Hoa). Đây là một trong ba bộ sách lớn của Thiên Thai do đại sư Thiên Thai thuyết giảng và được đệ tử của ngài là Chương An ghi chép lại thành bộ—The foundation work on T’ien-T’ai’s modified form of samadhi, rest of body for clearness of vision. It is also called the concentration or mental state, in which is perceived, at one and the same time, the unity in the diversity and the diversity in the unity (a method ascribed by T’ien-T’ai to the Lotus Sutra). It is one of the three foundation works of the T’ien-T’ai School; was delivered by Chih-I to his disciple Chang-An who committed it to writing. 

Ma Ha Da Na Đề Bà: Mahayanadeva (skt)—Danh hiệu của Ngài Huyền Trang tại Ấn Độ—A title given to Hsuan-Tsang in India.

Ma Ha Dạ Na: Mahayana (skt)—Đại Thừa, đối lại với Tiểu Thừa—The Great Vehicle, in contrast with the Lesser Vehicle.

Ma Ha Đản Đặc: Mahatantra (dharani) (skt)—Đại lực Đà La Ni giúp vượt qua ma chướng—Great spell power for overcoming the evil and cleaving to the good.

Ma Ha Đề Bà: Mahadeva (skt).

1)      Đại Thiên: The great deva.

2)      Tên của một vị A La Hán: Name of an arhat.

3)      Tiền thân Đức Phật: A former incarnation of Sakyamuni.

4)      Ma Hê Thủ La Thiên: Mahesvara, Siva.

Ma Ha Kiếp Tân Na: Mahakaphina.

Ma Ha Kiều Đàm Ni: Mahagautami (skt)—Dì và cũng là người nuôi dưỡng Phật Thích Ca—Aunt and nurse of Sakyamuni.

** For more information, please see

     Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

Ma Ha La: Mahallakas (skt)—Ngu đần—Stupid—Ignorance.

Ma Ha La Xa: Maharaja (skt)—Một vị vua tài giỏi—A great or superior king.

Ma Ha Lô Sắt Nã: Maharosana (skt)—Sân Hận Thiên—The angry deva.

Ma Ha Ma Gia: Maha Maya (skt).

1)      Đại huyễn (làm cho cả vũ trụ vật chất dường như hiện thực và làm cho giác quan nhận ra như thế)—Great deceit or illusion, worldly illusion, the divine power of illusion (which makes the material universe appear as if really existing and renders it recognizable by the senses).

2)      Hoàng Hậu Ma Ha Ma Da: Ma Ha Phu Nhân—Bà sống trong vương quốc cổ tên  Câu Ly, nay thuộc vương quốc Nepal. Bà là trưởng nữ của vua Thiện Giác, và là vợ của vua Tịnh Phạn, mẹ ruột của Phật Thích Ca. Thái Tử Sĩ Đạt Đa sanh ra nơi hông phải của hoàng hậu, bảy ngày sau thì hoàng hậu qua đời, em gái hoàng hậu là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề trở thành mẹ nuôi của Thái Tử—Mahamaya lived in the ancient kingdom of Koliya, which is now in Nepal. She was the wife of Suddhodana, and mother of Sakyamuni (Siddhartha). Siddhartha was born from her right side, and she died seven days later, her sister Mahaprajapati becoming his foster mother.  

**   For more information, please see Ma Ha

       Ba Xà Ba Đề.

Ma Ha Mạn Đà La Hoa: Mahamandarava (skt)—Một loại sen trắng lớn—A large white lotus.

Ma Ha Mạn Thù Sa Hoa: Mahamanjusaka (skt)—Một loại hoa đỏ giống như hoa thiền thảo ở vùng Băng Gan—A red flower yielding the madder (munjeed of Bengal).

Ma Ha Mục Chi: Mahamucillinda (skt)—Tên của một vị vua rồng—Name of a Naga-king.

Ma Ha Mục Kiền Liên: Mahamaudgalyayana (skt)—Mục Kiền Liên—Mục Liên—La Dạ Na—Đại Mục Liên—Đại Mục Kiền Liên—Một trong mười môn đồ lớn của Phật, xuất thân từ một gia đình Bà La Môn. Ông gia nhập giáo đoàn cùng lúc với Xá Lợi Phất, một người bạn lúc thiếu thời. Ông đã giao kết với Xá Lợi Phất, nếu ai tìm được chân lý trước thì phải nói cho người kia cùng biết. Xá Lợi Phất tìm về với Đức Phật và bèn mang Mục Kiền Liên đến gặp Phật để cùng trở thành đệ tử Phật.  Ông đã nhanh chóng nổi tiếng nhờ vào những năng lực thần thông. Về sau nầy ông bị ám hại bởi những kẻ thù ghét Phật giáo. Ông thường đứng bên trái Đức Phật, trong khi Xá Lợi Phất bên phải. Bên Trung Hoa người ta nói Mục Kiền Liên là hiện thân của Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát. Mục Kiền Liên được Phật thọ ký sau nầy sẽ thành Phật hiệu là Tamala-patra-candana-gandha—One of the ten most important (chief) disciples of the Sakyamuni Buddha, who came from a Brahmin family. He entered the Buddhist order at the same time with Sariputra, a friend since youth. He agreed with Sariputra that whoever first found the truth would reveal it to the other. Sariputra found the Buddha and brought Maudgalyayana to him; the former is placed on the Buddha’s right, and the latter on his left. He soon became famous (noted) for his supernatural (miraculous) powers or abilities. Later he was murdered shortly before the death of  the Buddha by  enemies  of Buddhism. He is always standing at the left of Sakyamuni, while Sariputra being on the right. In China, Mahasthamaprapta is said to be a form of Mahamaudgalyayana.  The Buddha predicted that when Maudgalyayana is reborn, he is the Buddha with his title of Tamal-patra-candana-gandha.  

Ma Ha Na Bát: Mahasthamaprapta (skt)—Đại Thế Chí Bồ Tát.

Ma Ha Na Dà: Mahanaga (skt).

1)      Danh hiệu của Phật: A title of a Buddha.

2)      Danh hiệu của một vị A La Hán: A title of an arhat.

3)      Đại Long Tượng bảo hộ thế giới: The great nage, one of the elephants hat supports the world.

Ma Ha Na Ma: Mahanama (skt)—Ma Ha Nam—Một trong năm vị tỳ kheo được Phật độ đầu tiên—One of the first five of sakyamuni’s converts.

Ma Ha Nam: Mahanama (skt)—Se Ma Ha Na Ma.

Ma Ha Nặc Dà Na: Mahanagna (skt)—Đại Lộ Thân—Tên của một vị Thần khỏa thân—Quite-naked—Great naked powerful spirit.

Ma Ha Nê La: Mahanila (skt)—See Ma Ha Ni La.

Ma Ha Nhạ Dà Na: Mahanagna (skt)—See Ma Ha Nặc Dà Na.

Ma Ha Nhân Đà La: Mahendra (skt)—Ma Ê Nhân Đà La—See Ma Thẩn Đà.

Ma Ha Ni La: Mahanila (skt)—Ma Ha Nê La—Ngọc bích màu trong xanh, được diễn tả như là viên ngọc lớn của Trời Đế Thích—Dark-blue, a sapphire, described as the large blue pearl of Indra, perhaps the Indranila.

Ma Ha Sa La: Mahasara (skt)—Ma Ha Bà La—Một thành phố cổ mà bây giờ là Masar, cách Patna chừng 30 dậm—An ancient city in central India, the present Masar, about 30 miles west of Patna.

Ma Ha Tát: Mahasattva (skt)—See Ma Ha Tát Đỏa.

Ma Ha Tát Đỏa: Mahasattva (skt)—Đại chúng sinh hay đại hữu tình. Những chúng sinh có lòng đại bi và năng lực lớn, muốn thành Phật để cứu độ chúng sanh—A Bodhisatva—Great being one with great compassion and energy, who wants to become a Buddha and brings salvation to all living beings.

Ma Ha Tát Đỏa Vương Tử: Mahasatva-kumara-raja (skt).

1)      Thái Tử: The noble and royal prince.

2)      Phật Thích Ca: Sakyamuni Buddha.

Ma Ha Tăng Kỳ Bộ: Mahasanghikah or Mahasanghanikaya (skt)—Đại Chúng Bộ, một trong bốn tông phái của Vaibhasika, được thành lập sau lần kết tập kinh điển thứ nhì. Sau lần kết tập kinh điển thứ ba, trường phái nầy chia làm năm tông—One of the four branches of the Vaibhasika, said to have been formed after the second synod in opposition to the sthaviras, marking the first division in the Buddhist temple. Followers of Mahakasyapa. After the third synod this school split into five sects (Purvasaila, Avarasaila, Haimavata, Lokottaravadinas, Prajnaptivadinas). 

Ma Ha Tăng Kỳ Luật: Bộ luật Ma Ha Tăng Kỳ (luật thiền môn) do Phật Đà Bạt Đà La và Pháp Hiển dịch sang Hoa ngữ thành 40 quyển—The great canon of monastic rules, translated into Chinese by Buddhabhadra and Fa-Hsien in 40 books.

Ma Ha Thích Đà: Maharastra (skt)—Vương quốc cổ về phía tây bắc của cao nguyên Đề Căng—The Mahratta country, an ancient kingdom in the north-west corner of the Deccan.

Ma Ha Thiền Sư: Thiền sư Ma Ha—Zen Master Mahamaya—Thiền sư Ma Ha, thuộc đời thứ mười dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi, gốc người Chiêm Thành. Sư đã tinh thông cả chữ Phạn lẫn chữ Hán. Sau sư gặp và trở thành một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Thiền sư Pháp Thuận. Năm 1014, sư dời về núi Đại Vân ở Trường An chuyên tu “Tổng Trì Tam Muội.” Năm 1029 sư về trụ trì chùa Khai Thiên, nhưng đến năm 1035 sư bỏ đi du phương không biết về đâu—Zen master Mahamaya, a dharma heir of the tenth lineage of the Vinitaruci Sect. He was a Champa monk, but good in both Sanskrit and Chinese. Later he met Zen Master Pháp Thuận and became one of the most outstanding deisciples of Pháp Thuận. In 1014, he moved to Mount Đại Vân in Trường An to focus on practicing “Dharani” or “Absolute Control.” In 1029 he went to Khai Thiên Temple and stayed there for six years, but in 1035 he left Khai Thiên and became a wandering monk. Since then his whereabout was unknown.  

Ma Ha Tỳ Ha La: Mahavihara (skt)—Một tự viện gần cố đô Anuradhapura của Tích Lan, nơi ngài Pháp Hiển đã tìm thấy 3.000 tăng ni vào khoảng năm 400 sau Tây Lịch—A monastery near Anuradhapura, ceylon, where Fa-Hsien found 3,000 inmates in about 400 AD.

Ma Ha Tỳ Ha La Trụ Bộ: Mahaviharavasinah (skt)—Một hệ phái thuộc Mahasthavira, chống lại hệ thống Đại Thừa—A subdivision of Mahasthavira school, which combated the Mahayana system.

Ma Ha Tỳ Lô Giá Na: Mahavairocana (skt)—See Đại Nhựt Như Lai and Vairocana.

Ma Hầu La: Ma Hầu Lặc—Ma Hô.

1)      Muhurta (skt)—Một giây lát—A moment.

2)      Mahoraga (skt)—See Mahoraga in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Ma Hầu La Dà: Mahoraga (skt)—Ma Hưu Lặc—See Mahoraga in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Ma Hầu Lặc: Mahoraga (skt)—See Ma Hầu La.

Ma Hê Nhân Đà La: Mahendra (skt)—See Ma Thẩn Đà.

Ma Hê Thủ La Thiên: Mahesvara (skt)—Đại Tự Tại Thiên—The great sovereign ruler or deva.

Ma Hê Thủ La Thiên Vương: Mahesvara-raja (skt)—Đại Tự Tại Thiên Vương—Vua của chư đại tự tại thiên, chúa tể đại thiên, vị có tám tay ba mắt, cỡi bò trắng. Theo ngài Huyền Trang thì người ta thờ vị nầy tại Panjab—King of devas, lord of one great chiliocosm, a deity with eight arms, three eyes, riding on a white bull. Hsuan-Tsang says specially worshipped in the Panjab.

Ma Hê Xa Sa Ca: Mahisasakah (skt)—See Ma Ê Xa Sa Ca.

Ma Hệ: See Ma Phược.

Ma Hô: See Ma Hầu La.

Ma Hô Lạc Ca: Mahoraga (skt)—Ma Hô Lạc Già—Hưu Lặc—Ma Hầu La Dà.

1)      Một loại đại mãng thần (mình người đầu rắn): Described as large bellied; a class of demons shaped like the boa (human body and snake-liked head).

2)      Một vị tôn ở Thai Tạng Giới, cũng là quyến thuộc của Đức Thích Ca Như Lai: An honoured one in the Garbhadhatu, also  a spirit in the retinue of Sakyamuni. 

Ma Hưu Lặc: Ma Hầu La Dà—See Mahoraga in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Ma Kiệt: Ma Khư La—Hải quái—A sea monster—See Ma Kiệt La.

Ma Kiệt Đà: Magadha (skt & p)—Ma Ha Đà—Ma Kiệt Đề—Ma Già Đà—Một trong mười sáu vương quốc cổ ở Ấn Độ trong thời Phật còn tại thế, nằm về phía Đông Bắc Ấn, trong đó có Bồ Đề Đạo Tràng, một trung tâm Phật giáo thời cổ, nơi có nhiều tịnh xá gọi là Bahar. Thời Đức Phật còn tại thế, Ma Kiệt Đà là một vương quốc hùng cường, dưới quyền cai trị của vua Tần Bà Sa La (khoảng từ năm 543-493 trước Tây Lịch), có kinh đô trong thành Vương Xá. Sau đó Ma Kiệt Đà dưới quyền của vua A Xà Thế. Vua A Dục cũng đã từng ngự trị xứ nầy vào khoảng thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch. Nước Ma Kiệt Đà xưa kia nay thuộc các quận Patna và Gaya, tiểu bang Bihar, miền đông bắc Ấn Độ. Thành Vương Xá, núi Linh Thứu, và Trúc Lâm Tịnh xá đều nằm trong xứ Ma Kiệt Đà—One of the sixteen major kingdoms of ancient India during the Buddha’s time (northeast India). Nalanda and Buddha Gaya lay within this kingdom, the headquarters of ancient Buddhism, covered with viharas and therefore called Bahar. Magadha was the most powerful kingdom, ruled by the king Bimbisara (543-493 B.C.) with its capital in Rajagaha. Later, Magadha was ruled by Ajatasatru (son of Bimbisara). King Asoka of Maurya dynasty also ruled this kingdom in the third century B.C. The old country of Magadha is now the modern Patna and Gaya districts of Bihar state in the northeast India. Rajagriha, Vulture Peak and the Bamboo Grove Monastery were located here.  

** For more information, please see Magadha

     in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Ma Kiệt La: Makara (skt)—Ma Già La—Một loài hải quái, hoặc trong lốt cá voi, hoặc trong lốt rùa—A sea monster, either in the form of a great fish, a whale, or a great turtle.

Ma La:

1)          Mala (skt)—Tràng Hoa—A wreath—A garland—A chaplet—Head-dress.

2)          Makara (skt)—See Ma Kiệt La.

Ma La Ca Đà: See Mạt La Kiết Đa.

Ma La Da: Đồi Ma La Da nổi tiếng với những cây đàn hương—Malaya, the Malabar hills, noted for their sandalwood.

Ma La Dà: Marakata (skt)—Ngọc bích—The emerald.

Ma La Đề: Malayadesa (skt)—Ma La Da Đề Số—Ma Ly—Nước Mã Lai Á—Malaya country.

Ma La Vũ: Malaya (skt)—Hương thơm của loài cây bạch đàn thuộc vùng núi Ma La Vũ ở Malabar—A kind of incense from the Malaya mountains in Malabar.

Ma Lạp Bà: Malava (skt)—Một vương quốc cổ ở Trung Ấn Độ, bây giờ là Gujarat—An ancient state in Central India, in the present Gujarat.

Ma Lợi: Mallika (skt).

1)      Một loại hoa có mùi thơm như hoa lài: A fragrant flower variously described as jasmine, aloes, musk.

2)      Tên của vị hoàng hậu của vua Ba Tư Nặc (Mạt Lợi Phu Nhân): Name of the wife of king Prasenajit.

Ma Lợi Chi: Marici (skt)—Mạt Lợi Chi.

1)      Lấy hình tướng của Thiên nữ để đặt tên. Thiên nữ nầy thường bay đi trước mặt trời, là vị thiên thần có tự tại thông lực. Nếu niệm tên vị thần nầy thì sẽ lìa xa được mọi tai ách. Đó là vị thần thủ hộ mà Mật Giáo truyền tụng. Theo huyền thoại Bà La Môn, đây là vị thần do nhân cách hóa ánh sáng, là con cháu của Phạm Thiên, là cha mẹ của Mặt trời (nội thần của vua Trời Đế Thích). Trong số những Phật tử Trung Quốc, Ma Lợi Chi là biểu trưng của một người nữ tám tay, hai tay đưa cao với hai dấu hiệu mặt trời và mặt trăng, vị nầy được người ta tôn sùng như là vị Thần Ánh Sáng và Thần Bảo Quốc, che chở dân chúng khỏi những tai ách binh đao. Bà cũng còn được dân Trung Quốc gọi là Thiên Hậu—A goddess independent and sovereign, protectress against all violence and peril. In Brahmanic mythology, the personification of light, offspring of Brahma, parent of Surya. Among Chinese Buddhists Maritchi is represented as a female with eight arms, two of which are holding aloft emblems of sun and moon, and worshipped as goddess of light and as the guardian of all nations, whom she protects from the fury of war. She is addressed by the Chinese people as Queen of Heaven.  

2)      Tia sáng mặt trời (không thể trông thấy và cũng không thể thủ đắc được)—Rays of light, the sun’s rays, said to go before the sun.

3)      Bóng ma: A mirage.

4)      Vòng hoa hay chuỗi hoa: A wreath.

Ma Ma: Mama (skt)—Cái của tôi—My—Mine, genitive case of the first personal pronoun.

Ma Ma Kê: Mamaki (skt)—Còn gọi là Ma Mạc Tích, Mang Mang Kê, Mang Mãng Kê, Mang Mãng Kế—Kim Cương mẫu hay mẹ của kim cương, là một vị tôn trong Kim Cương Thủ Viện. Trí tuệ của các vị Kim Cương đều nảy sinh từ đây—The Vajra mother, mother of the vajra or of wisdom in all the vajra group.

Ma Men: Ma chướng lúc say rượu—The demon of drunkenness.

Ma Ngoại Đạo: Externalist demons (evils).

Ma Na Bà: Manatta (skt)—See Ma Na Đỏa.

Ma Na Đỏa: Manatta (skt)—Ma Na Bà.

1)      Duyệt ý hay làm vui. Tỳ kheo phạm tội Tăng Tàn, thực hành sám hối, nhờ đó mà tẩy được tội lỗi, nên tự mình vui và làm cho chúng Tăng được vui theo—Joy to the penitent and his felow monks caused by confession and absolution.

2)      Một hình phạt trong Tăng chúng: Penance or punishment for offences involving reprimand.

Ma Na Kỳ: Manasa or Manasvati (skt).

1)      Hồ trên rặng Hy Mã Lạp Sơn, một trong bốn hồ được thành hình từ khi biển rơi xuống từ trời trên đỉnh Tu Di—A lake in the Himalaya, one of the four lakes formed when the ocean fell from heaven upon Mount Meru.

2)      Tên của một loài rồng bảo hộ hồ Ma Na Kỳ: The dragon who is the tutelary deity of this lake.

Ma Na Tô Tất Đế: Manasa or Manasvati (skt)—See Ma Na Kỳ.

Ma Nạp: Manavaka (skt).

1)      Ma Nạp Bà—Ma Nạp Bà Ca—Ma Nạp Bà Phược Ca—Ma La Ma Na (naramana)—Một người trẻ Bà La Môn hay một thiếu niên—A  Brahman youth—A youth—A man.

2)      Tên của một loại áo cà sa cho Tăng Ni: Name of a robe for monks and nuns.

Ma Nạp Tiên: Đức Phật Thích Ca Như Lai trong tiền kiếp khi còn đang ở địa vị cõi người—Sakyamuni in a previous incarnation.

Ma Nhẫn: Nhẫn hạnh của ma đạo, như người bị ma sai khiến hay vì sợ người khác mà tu nhẫn nhục—Mara-servitude, the condition of those who obey mara.

Ma Ni: Cintamani (skt)—Ngọc Ma Ni—Ngọc Như Ý có khả năng làm ra bất cứ thứ gì mình muốn. Ngọc nầy tiêu biểu cho sự vĩ đại và công đức của Phật và Kinh Phật—Wish-fulfilling gem—A jewel (bright luminous pearl) said to possess the power of producing whatever one desires. It symbolizes the greatness and virtue of the Buddha and the Buddhist scriptures (his doctrines).

Ma Ni Bạt Đà La: Manibhadra (skt).

1)      Một trong tám vị tướng trong Thai Tạng Giới: One of the eight generals in Garbhadhatu.

2)      Vua Dạ Xoa: Vị bảo hộ khách lữ hành và thương nhân—A king of Yakshas, the tutelary deity of travellers and merchants. 

Ma Ni Kiện Đại Long Vương: Maniskandhanaga (skt)—Vị long vương trong tay ai là ngọc hộ mệnh cho người ấy—The naga king in whose hand is the talismanic pearl.

Ma Nô: Manusya (skt)—See Ma Nô Sa.

Ma Nô La: Manorhita or Manorhata (skt)—Một vị hoàng tử Ấn Độ trở thành đệ tử của ngài Thế Thân và kế vị ngài để trở thành Tổ thứ 22 của Thiền Tông Ấn Độ. Ông là tác giả của bộ Tỳ Bà Sa Luận. Ông làm việc và tịch ở miền đông Ấn vào khoảng năm 165 sau Tây Lịch—An Indian prince who became disciple and successor to Vasubandhu as 22nd patriarch. Author of the Vibhasa-Sastra. He laboured in Western India and Ferghana where he died in 165 AD. 

Ma Nô Mạt Da: Manomaya (skt)—Ma Nô—Ma Nô Ma.

1)      Ý: Consisting of spirit or mind—Spiritual—Mental.

2)      Ý sinh thân: Mind produced body.

3)      Chư Phật, chư Bồ Tát và chư Thiên có thân thể do ý mình hóa sinh ra nên gọi là Ma Nô Ma: Buddhas, Bodhisattvas and devas can use their minds to produce their bodies, or forms at will (any appearance produced at will). 

Ma Nô Sa: Manusya or Manusa (skt)—Người—Man—Any rational being.

Ma Nô Thị Nhược: Manojna (skt)—Vừa ý—Attractive—At will—Agreeable to the mind.

Ma Nữ: Con gái thiên ma chuyên dụ dỗ và phá hại con người (nam giới)—The daughters of mara who tempt men to their ruin.

Ma Nữ Ma Đăng Già: Matanga—Người đã dụ dỗ Ngài A Nan vào nhà—The one who lured Ananda into her home.

Ma Oán: Ma quân, kẻ thù của Đức Phật—Mara enmity, the enemy of Buddha.

Ma Phạm: Mara and Brahma.

1)      Ma vương, chủ cõi trời dục giới thứ sáu: Mara, lord of the sixth desire-heaven.

2)      Ma phạm, chủ cõi trời sắc giới: Brahma, lord of the heavens of form.

Ma Phược: Hệ phược hay sự trói buộc của thiên ma—Mara-bonds (attachments).

Ma Quái: Ghost—Devil.

Ma Quang: Ánh sáng huyễn ảo của ma quân—Mara’s delusive light.

Ma Quân: Quân ma, quân binh ma ác—The army of mara.

Ma Quỷ: Ghosts and devils.

Ma Ra: See Ma.

Ma Sa: Mamsa (skt)—Thịt—Flesh.

Ma Sự:

1)      Việc ma: Demonic actions.

2)      Việc làm của ác ma, gây chướng ngại cho đạo Phật: Mara-deeds, especially in hindering Buddha-truth.

Ma Tẩy: Masa (skt)—Một tháng—A month.

Ma Thẩn Đà: Mahindra (skt)—Mahinda (p)—Con trai của vua A Dục, có tội với nhà vua nhưng về sau tu chứng quả A La hán, người ta nói ông nổi tiếng như là vị sáng lập nền Phật Giáo ở Tích Lan, khoảng 200 năm sau ngày Đức Phật nhập Niết Bàn. Theo Tích Lan Đại Thống Sử, vua A Dục muốn phát triển Phật Giáo thành một tôn giáo của thế giới nên ngài đã phái con trai của Ngài là Ma Thẩn Đà làm trưởng đoàn Truyền Giáo Tích Lan vào khoảng năm 250 trước Tây Lịch. Ma Thẩn Đà đã độ cho vua Tissa, và được nhà vua cấp cho một khoảng đất để xây ngôi “Đại Tịnh Xá. Một nhánh cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng cũng được mang sang trồng ở Tích Lan, đến nay hãy còn xanh tươi. Trong một thời gian ngắn, các giáo đoàn được thành lập. Hiện nay Tích Lan là địa cứ của Phật Giáo Nguyên Thủy—Son of the Indian King Asoka, on repenting of his dissolute life, became an arhat, and is said to be reputed as founder of Buddhism in Ceylon, around 200 years after the Buddha’s Nirvana. According to The Ceylon Mahavansa, King Asoka sought to expand Buddhism from the region around Magadha into a “world” religion. As such, he sent his son Mahinda to Sri Lanka in hopes of establishing the Dharma on the island.  Mahinda converted the King, Devanampiya Tissa, and received a site on the island to build a monastery. This site eventually developed into a Mahavihara or “Great Monastery.” A branch of the Bodhi Tree was brought  from Bodhgaya and planted in Sri Lanka as well, and it is still living well at this time. In a short time, a valid ordination lineage for monks was established, and the religion began to grow on the island, remaining today as a stronghold of Theravada Buddhism. 

Ma Thâu: Madhu (skt).

1)      Ngọt: Sweet.

2)      Một loại nước có chất làm say: An intoxicating liquor.

Ma Thâu La: Mathura or Madhura (skt)—Ma Độ La—Ma Đột La—Ma Đầu La—Một vương quốc cổ (tên hiện đại là Muttra) nằm bên bờ sông Jumna, một trong bảy Thánh thành, gọi là Khổng Tước Thành, nổi tiếng với những tháp trong thành—An ancient kingdom and city, the modern Muttra on the bank of Jumna; the reputed birthplace of Krsna, one of the seven sacred cities, called Peacock City (Krsna-pura) famous for its stupas.  

Ma Thiên: Mara-deva (skt)—Thiên ma trên đỉnh dục giới—The god of lust, sin, and death.

** For more information, please see Tha Hóa

     Tự Tại Thiên.

Ma Thiền: Mara-dhyana (skt)—Những tư tưởng ác độc hay loạn động khởi lên trong lúc thiền hay tu thiền định để hành động tà vạy như sai khiến quỷ thần—Evil or distracted thoughts arise during meditation—Wrong and harmful meditation.

Ma Thuật: Magic.

Ma Trơi: Jack-o’-lantern.

Ma Túy: Narcotic.

Ma Võng: Lưới ma—The net of mara.

Ma Vương: Mara-raja (skt)—Ma vương , chủ cõi trời dục giới thứ sáu, hay cõi trời Tha Hóa Tự Tại. Tất cả những danh từ dùng cho Ma vương  đều tiêu biểu cho dục vọng đã quấn lấy chúng sanh làm cản trở cho sự khởi phát thiện nghiệp và tiến bộ trên đường cứu độ và đại giác—The king of maras, the lord of the sixth heaven of the desire-realm, or the Lord of the Paranirmita-vasavartin. All the terms for “Mara-raja” represent Satan, or Mara, the personification of evil and temper of man. Mara-raja also means the Evil One, the Temper, the God of Lust, or Sins. All of the above symbolize the passions that overwhelmed human beings as well as everything that hinders the arising of the wholesome roots and progress on the path of salvation and enlightenment.

** For more information, please see Mara in

     Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

:

1)      Chửi mắng: To scold—To blame.

2)      Gò má: Cheek.

3)      Mẹ: Mother.

Má Hồng:

1)      Rosy cheeks.

2)      Woman.

Má Lúm Đồng Tiền: Dimpled cheeks.

Maø: But.

Mà Cả: Mặc cả—To bargain.

Mả: Mộ—Grave—Tomb.

:

1)      Con ngựa: Asva (skt)—A horse.

2)      Mã não (một trong thất bảo): Agate, one of the seven treasures.

3)      Vẻ bề ngoài: Appearance.

Mã Âm Tàng: Nam căn dấu kín trong bụng chỉ khi nào tiểu tiện mới xuất hiện, một trong 32 tướng tốt của Đức Phật—A retractable penis, e.g. that of a horse, one of the thirty-two signs of a Buddha.

Mã Đầu: Đầu ngựa—Horse-head.

Mã Đầu Đại Sĩ: Hayagriva (skt)—See Mã Đầu Quan Âm.

Mã Đầu La Sát: Loại quỷ La Sát mình người đầu ngựa, cai ngục nơi Diêm La—The horse-head raksasa in Hades.

Mã Đầu Minh Vương: Hayagriva (skt)—The horse-head Dharmapala—See Mã Đầu Quan Âm. 

Mã Đầu Quan Âm: Hayagriva (skt)—Còn gọi là Mã Đầu Đại Sĩ hay Mã Đầu La Sát, tiếng Phạn âm là Hà Da Yết Lợi Bà, là một vị tôn nơi Quan Âm Viện trong Thai Tạng giới, tức vị Sư Tử Vô Úy Quan Âm, có đầu và cổ ngựa, có hình dáng rất uy nghi khiến cho ma quân phải chịu thần phục—The horse-neck or horse-head Kuan-Yin in awe-inspiring attitude towards evil spirits.

Mã Mạch: Lúa mạch làm thức ăn cho ngựa. Vào một mùa hè, Đức Phật nhận lời của một vị vua Bà La Môn là A Kỳ Đạt cùng 500 vị Tỳ Kheo đến để an cư trong nước của vị vua nầy. Trong ba tháng đó nhà vua chỉ cho Phật và Tăng đoàn ăn lúa mạch của ngựa. Đây là một trong 10 khổ nạn của Đức Phật—Horse-grain, Buddha’s food when he spent three months with the Brahmin ruler Agnidatta with 500 monks, one of his ten sufferings.

Mã Minh Bồ Tát: See Asvaghosa in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Mã Minh Đại Sĩ: See Asvaghosa in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Mã Minh Tỳ Kheo: Se Asvaghosa in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Mã Não: Carnelian.

Mã Nhĩ Sơn: Asvakarna (skt)—Tiếng Phạn âm là Ngạch Thấp Phược Yết Nô, tức núi Cửu Sơn, dáng núi hình như tai ngựa, một trong bảy vòng núi bao quanh núi Tu-Di—One of the seven concentric rings around Mount Meru.

Mã Thắng: Asvajit (skt)—Còn gọi là Mã Sư, âm tiếng Phạn là Ngạch Tỳ, một trong năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật (ngài Mã Thắng có phong thái đoan chính uy nghi, như người thầy hướng dẫn cho mọi người. Ngài Xá Lợi Phất lúc bị mất thầy dạy đang đi thất thểu ngoài đường thì gặp được ông Mã Thắng với vẻ uy nghi, bèn đến gần hỏi đạo. Một lần khi Tăng đoàn đang đi vào thành khất thực, một vị trưởng lão nhìn thấy ngài Mã Thắng, liền sanh lòng hoan hỷ, bèn phát tâm dựng 60 phòng ở cho Tăng đoàn)—Horse-breaker or Horse-master. The name of several persons, including one of the first five disciples.

Mã Tổ: Mã Tổ Đạo Nhất—See Ma-Tsu in English-Vietnamese Section.

Mã Tự: Asvamedha (skt)—Phép tu ngoại đạo lấy ngựa làm vật hiến tế vì muốn cầu xin lên cõi trời hay những mục đích đặc biệt khác (vì muốn cầu xin ở cõi trời, nên dùng phép mã tự . Chọn lấy một con ngựa bạch, thả ra 100 ngày, hoặc ba năm, rồi tìm theo vết chân của nó mà rắc vàng vào, để bố thí cho mọi người. Sau đó bắt lấy con ngựa và giết đi. Phái nầy tin rằng con ngựa sau khi bị giết cũng được sanh lên cõi trời)—The horse sacrifice, either as an annual oblation to Heaven, or for specific purposes.

Mã Uyển: Vườn ngựa—The horse park—See Bạch Mã Tự.

Maï: Lăng nhục hay chửi bới—To curse—To scold.

Mạc:

1)      Đừng: Not to—Do not—No.

2)      Màng: A  membrane.

Mạc Bang: Đưa hai tay lên khỏi đầu tỏ ý quy phục (đầu hàng)—To raise the hands to the head in making obeisance. 

Mạc Già: Magha (skt).

1)      Của cải: Wealth.

2)      Cúng dường: Donation.

3)      Thất tinh: Chòm thất tinh hay chòm sao bảy cái—Seven stars.

Mạc Ha:

1)      Lớn:  Maha (skt)—Great.

2)      Dòng sông Mahanada trong xứ Ma Kiệt Đà, chảy vào vịnh Cambay: Mahanada, a small river in Magadha, flowing into the gulf of Cambay. 

Mạc Ha Tăng Kỳ Ni Già Da: Mahasanghika-nikaya (skt)—See Mahasanghika in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Mạc Tác: Đừng làm—Not committing.

Mai: Cây mận—The plum.

Mai Danh: Mai danh ẩn tích hay lui về sống dấu tên ẩn mặt—To conceal one’s name—To live in retirement.

Mai Đát Lê: Maitreya (skt)—See Mai Đát Lợi Da.

Mai Đát Lợi: Maitreya (skt)—See Mai Đát Lợi Da.

Mai Đát Lợi Da: Maitreya (skt)—Còn gọi là Mai Đát Lê hay Mai Đát Lợi, dịch là Từ Thị, là vị Phật Hạ Sanh sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni—Benevolent—Friendly—The expected Buddhist Messiah—See Maitreya in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Mai Kia: In the future.

Mai Một: Để cho mất đi tài năng—To lose one’s talent—To wrap up one’s talent in a napkin.

Mai Sau: Later.

Mai Táng: To bury.

Mai Tàng: To hide in the ground.

Mái:

1)      Mái nhà: Roof.

2)      Con mái (gà): Female (hen).

Mài: To sharpen.

Mài Miệt: To be absorbed in—To give oneself up to something—To devote oneself to.

Mải Miết: To become absorbed—See Mài miệt.

Mãi:

1)      Mãi mãi: Continually.

2)      Mua: To purchase—To buy

Mãi Danh: Mua danh—To purchase honour.

Mãi Học: To devote oneself to study.

Mãi Lâm: Vikritavana (skt)—Tự viện cách kinh thành của Kashmere chừng 200 dậm về phía tây bắc—A monastery about 200 miles northwest of the capital of Kashmere.

Mãi Mãi: Forever—Ever-lasting.

Mãi Nghĩ: To be lost in thought.

Mãi Nhìn: To let one’s glance rest on something.

Mãi Tu: To devote oneself to cultivate.

Man:

1)      Vòng hoa đội đầu: A chaplet—A head-dress—A coiffure.

2)      Chuỗi ngọc: Jade necklace.

3)      Hoa Mạt Lợi (hoa lài): Jasmine. 

Man Mác:

1)      Vague.

2)    Immense—Very large—Vast.

Man Trá: Fraudulent.

Màn: Curtain.

Màn Che: Protective screen.

Màn Đen: Black curtain.

Màn Khói: Black screen (curtain).

Màn Sương: Curtain (veil) of mist.

Mãn: Purna (skt)—Hoàn tất hay chấm dứt—To expire—To come to an end.

Mãn Cuộc: the end of an affair.

Mãn Đát La: See Mạn Đà La in Vietnamese-English Section.

Mãn Đời: To the end of one’s life—During one’s lifetime.

Mãn Đồ: Manda (skt)—Kim Cang Tòa—The diamond throne.

Mãn Giác: Thiền Sư Mãn Giác (1052-1096)—Zen Master Mãn Giác—Thiền sư nổi tiếng Việt Nam, quê ở Thăng Long, Hà Nội, Bắc Việt. Ngài là đệ tử của Thiền sư Quảng Trí và là Pháp tử đời thứ tám dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Hầu hết cuộc đời ngài hoằng hóa tại Thăng Long. Ngài thị tịch năm 1096, vào tuổi 45—A Famous Vietnamese Zen master from Thăng Long, Hanoi, North Vietnam. He was a disciple of Quảng Trí. He became the Dharma heir of the eighth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. He spent most of his life to expand Buddhism in Thăng Long. He passed away in 1096, at the age of 45.  

Mãn Hạn: At the end of time allowed—To come to an end.  

Mãn Kiếp: During one’s lifetime.

Mãn Kỳ: Thời hạn đã hoàn tất—The time fulfilled.

Mãn Nghiệp: See Mãn Quả.

Mãn Nguyện: Contented—Satisfied.

Mãn Nguyệt Quang Minh Phật: Perfect Moon Light Buddha.

1)      Mãn nguyệt quang minh có nghĩa là ánh sáng của đêm trăng rằm. Ánh sáng đó vừa thanh tịnh vừa an lạc, có công năng chữa lành sự loạn động của thân tâm. Ban ngày thân tâm chúng ta bị ánh mặt trời thiêu đốt, nhưng dưới ánh trăng huyền diệu ban đêm, chúng ta cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Đức Phật Mãn Nguyệt Quang Minh cũng như chư Phật đều có cùng một thứ ảnh hưởng như vậy đối với chúng sanh mọi loài: Perfect Moon Light means the light of full moon. Such a light is pure, peaceful, and able to heal mind and body. During the day under the sun’s fury, our mind and body burn, but under the softness of the moonlight, we feel at ease and relax. Thus, similarly this Buddha and all Buddhas have the same affect on all sentient beings. 

2)      Về phía Đông của thế giới Ta Bà có cõi Phật tên là Bất Động, trong nước đó có Phật tên là Mãn Nguyệt Quang Minh làm giáo chủ—To the East of the Saha World, there is a Budhaland called Unditurbed, in that world there is a Buddha named ‘Perfect Moon Light’ ruling over it. 

Mãn Nguyệt Tôn: Danh hiệu khác để gọi Đức Phật—The full-moon honourd one, Buddha.

Mãn Phần: To pass away—To die.

Mãn Phần Giới: Tên khác của cụ túc giới, để so sánh với người tại gia hay Sa Di chỉ thọ ngũ hay bát giới—The whole of the commandments, i.e. a full-ordained monk as compared with lay people or a sramanera, who only receive either five or eight commandments.

Mãn Quả: Còn gọi là Biệt Báo Nghiệp, Mãn Nghiệp, hay Viên Mãn Nghiệp. Nghiệp dựa vào nhau để đưa đến những chi tiết của cái quả trong kiếp tái sanh, như lục căn thiếu đủ, thân thể mạnh yếu, sang hèn, thọ mệnh dài ngắn, vân vân, để phân biệt với “dẫn nghiệp” hay tổng báo là nghiệp chủ yếu tạo thành quả báo, khiến chúng sanh phải tái sanh vào cõi nào, như trời, người, hay thú, vân vân (dẫn nghiệp được ví như người thợ vẽ, trước vẽ tổng thể trời, người hay súc sanh; mãn nghiệp được ví như là sự hoàn tất bức họa, phải tô điểm các nét đẹp xấu)—The fruit or karma, which fills out the details of any incarnation, as distinguished from the integral or direction of karma which determines the type of that incarnation, i.e. deva, man, or animal, etc.

Mãn Tang: The end of mourning.

Mãn Thành: Fully complete, or perfect.

Mãn Thù Thi Lợi: Manjusri (skt)—See Văn Thù Sư Lợi in Vietnamse-English Section, and Manjusri in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Mãn Tọa:

1)      Một chúng hội đủ đầy (khi thọ giới đàn phải có tam sư thất chứng)—A complete, or full assembly.

2)      Ngày cuối cùng của chúng hội (an cư kiết hạ): The last day of a general assembly.  

Mãn Túc: Full—Satisfied—Contented--Completed.

Mãn Ý: See Mãn túc.

Mạn:

(A)  Nghĩa của Mạn—The meanings of Arrogance or Haughtiness:

1)      Kiêu mạn: Mana (skt)—Cậy tài mình cao hơn mà khinh miệt người khác—Proud—Pride—Arrogance—Self-conceit—Looking down on others—Superlicious—Mạn là tự nâng cao mình lên, dương dương tự đắc. Họ có khuynh hướng lấn át người trên, chà đạp người dưới, không học hỏi, không lắng nghe lời khuyên hay lời giải thích, hậu quả là họ phạm phải nhiều lỗi lầm đáng tiếc—Haughty people are self-aggrandized and boasting. They tend to bully their superiors and trample the inferior. They refuse to learn any more or listen to advice or explanations; and as a result commit regretable errors.

2)      Tràn lan: Overflowing—Boundless—Prolonged—Extended—Widespread.

(B)  Phân loại Mạn-Categories of Arrogances:

1)      Thất Mạn: Seven arrogances—See Thất Mạn.

2)      Cửu Mạn: Nine arrogances—See Cửu Mạn.

Mạn Cúng: Cúng dường bông Mạn Đà La hay Viên Hoa lên chư Phật—Offerings of mandarava flowers.

Mạn Cử: Tỏ ra kiêu mạn—To hold oneself arrogantly.

Mạn Đà La: Mandala (skt)—Vòng tròn diễn tả môi trường hoạt động của chư Phật trong Mật Giáo—A ritual or magic circle—A diargram used in invocations, meditation and temple sevices—See Mandala in English-Vietnamese Section.

Mạn Đà La Hoa: Madarava flowers.

Mạn Đà La Vương: Chữ “A” trong trường phái Mật tông được xem như là Mạn Đà La Vương—The word “A” is styled the great Mandala-king.

Mạn Đát La: Còn gọi là Mãn Đát La hay Mạn Đặc La, dịch là chân ngôn, thần chú hay lời nói bí mật của chư Phật—Also used for mantra, an incantation, spells, magical formula, muttered sound, or secret words of Buddhas.

Mạn Đồ La Giáo: Tên khác của tông Chân Ngôn—Mandala doctrine, mantra teaching, magic, yoga, the true word or Shingon sect

Mạn Hoặc: Delusion of pride.

Mạn Kết: Mạn kết, một trong cửu kết trói cột con người trong sanh tử—The bondage of pride, one of the nine bonds that bind men to mortality.

** For more information, please see Cửu Kết.

Mạn Kiến: Một trong mười loại tà kiến, lòng kiêu mạn, đối với việc gì cũng cho là mình hơn người kém—Pride, regarding oneself as superior, one of the ten wrong views.

** For more information, please see Thập Tà

     Kiến in Vietnamese-English Section. 

Mạn Nhụ: Tên khác của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát—Another name for Manjusri—See Manjusri in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Mạn Quá: Khởi tâm kiêu mạn cho rằng mình hơn hẳn người hơn mình—Regarding oneself as superior to superior.

** For more information, please see Thất Mạn

     and Cửu Mạn in Vietnamese-English

     Section.

Mạn Sơn: Ví lòng kiêu ngạo như núi cao—To compare the pride with a lofty mountain.

Mạn Sử: Mạn Sứ—Thập mạn sứ có thể sai khiến hay ảnh hưởng thân tâm con người, bao gồm cả ngũ độn sử và ngũ lợi sử—The messenger, or lictor of pride. Ten messengers that affect the mind, including five envoys of stupidity and five wholesome deeds.

** For more information, please see Ngũ Độn

     Sử, and Ngũ Lợi Sử in Vietnamese-English

     Section.

Mạn Thắng Tôn: Danh hiệu của vị Phật—A  title of a Buddha.

Mạn Thù: Tên khác của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát—Another name for Majusri—See Manjusri in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Mạn Thù Đồng Tử: Tên khác của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát—Another name for Manjusri—See Manjusir in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Mạn Thù Sa: Manjusaka (skt)—Tên của loài hoa Xích Đoàn trong vùng bắc Ấn—Name of a type of flower in north India.

Mạn Thù Thất Lợi: Manjusri (skt)—See Văn Thù Sư Lợi in Vietnamese-English Section, and Manjusri in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Mạn Tràng: Lòng ngã mạn bốc cao như cờ phướng treo cao trong gió—Pride as a banner rearing itself aloft.

Mạn Tưởng: Tư tưởng kiêu mạn—Proud, or arrogant thoughts.

Mang: To wear—To carry.

Mang Đến: To bring along.

Mang Đi: To carry away.

Mang Mang: Very far.

Mang Mang Lục Đạo: Bustling about and absorbed in the six paths of transmigration.

Mang Máng: Vaguely—Dimly.

Mang Nợ: To be in debt (indebted).

Mang Ơn: To owe a debt of gratitude to someone—Owing thanks. 

Mang Theo: To carry on—Nothing anyone did ever lost, but was carried on from life to life, either happiness or pain.

Mang Tiếng: To suffer a bad reputation—To have a bad name.

Mang Xuống: To carry down.

Mang Xuống Tuyền Đài: To carry down to the hades.

Màng: To take into account.

Mảng: Piece.

Mãng:

1)      Con trăn: A boa—Python.

2)      Lỗ mãng—Rude—Coarse.

3)      Quỷ Ma Hầu La Già trông giống loài trăn: (Mahoraga (skt)—A class of demon ressembling a python. 

Mạng:

1)      Veil.

2)      Life.

Mạng Căn: Root of life.

Mạng Bạc: Bad destiny.

Mạng Chung: To pass away—To die.

Mạng Lệnh: Command—Order.

Mạng Một: To die.

Mạng Sống Con Người Trong Hơi Thở: Human life is only in one breath—Đức Phật đã nhiều lần dạy: “Mạng sống con người trong hơi thở, thở ra mà không thở vào là đã mạng một và bước sang kiếp khác”—The Buddha taught on many occasions: “Human life is only as long as one breath, for breathing out (exhaling) without breathing (inhaling)  means we have already died and stepped over into a new lifetime.  

Mạng Sống Mong Manh, Nếu Không Tu Bây Giờ Sẽ Không Còn Kịp Nữa: Life is fragile, if we don’t cultivate now, we never have any other opportunities. 

Mạng Vận: Externalists believe that there is a so-called “Destiny” or “Fate.”

Mạng Ý: To pay attention to—To mind.

Manh:

1)      Mù—Blind.

2)      Miếng: Mảnh—Piece.

Manh Bả: Mù và què, ý nói một vị thầy hôn ám—Blind and lame, an ignorant teacher.

Manh Long: Con rồng mù, xuất hiện trước Phật và được Phật cho biết rằng cái mù của nó là do bởi kiếp trước nó làm một vị tăng tội lỗi—The blind dragon who appealed to the Buddha and was told that his blindness was due to his having been formerly a sinning monk. 

Manh Minh: Sự đuôi mù và trong bóng tối, không thấy được đâu là chân lý—Blind and in darkness, ignorant of the truth.

Manh Mục: Blind.

Manh Quy: Rùa mù gặp khúc gổ trôi giữa biển đã là khó, ví với sanh làm người và gặp được Phật Pháp lại càng khó hơn (ý nầy ví với một con rùa mù giữa biển khơi mà vớ được khúc gỗ nổi. Theo Kinh Tạp A Hàm, trong biển cả có một con rùa mù, sống lâu vô lượng kiếp, cả trăm năm mới trồi đầu một lần. Có một khúc cây, trên có một lỗ lỏng, đang trôi dật dờ trên mặt nước, rùa ta khi trồi lên đến mặt nước cũng vừa chạm vào bọng cây. Kẻ phàm phu lăn trôi trong biển đời sanh tử, muốn trở lại được thân người quả là khó hơn thế ấy)—It is as easy for a blind turtle to find a floating log as it is for a man to be reborn as a man, or to meet with a Buddha and his teaching (The rareness of meeting a Buddha is compared with the difficulty of a blind sea-turtle finding a log to float on, or a one-eyed tortoise finding a log with a spy-hole through it). 

Manh Tâm: To mean to—To intend to.

Mánh Lới: Trick.

Mành Mành: Blind—Curtain.

Mảnh: See Mảng.

Mảnh Dẻ: Slender—Thin—Slim.

Mảnh Khảnh: See Mảnh dẻ.

Mảnh Mai: See Mảnh khảnh.

Mãnh: Strong—Fierce—Violent—Determined.

Mãnh Dũng: Dũng mãnh (mạnh mẻ và can trường)—Strong and courageous.

Mãnh Hỏa: Lửa mạnh—Fierce fire.

Mãnh Lợi: Fierce—Sudden.

Mạnh: Strong.

Mạnh Bạo: Strong and brave.

Mạnh Chân Khỏe Tay: To enjoy good health—To be well. 

Mạnh Giỏi: See Mạnh chân khỏe tay.

Mạnh Khỏe: Healthy—Strong.

Mạnh Tử: Meng-Tzu (Mencius 372-289 B.C.)—Người sanh ra trong gia đình khoa bảng tại nước Lỗ, sanh vào khoảng năm 372 trước Tây Lịch vào thời vua Châu Liệt Vương, và mất khoảng năm 289 trước Tây Lịch vào thời vua Châu Noản Vương. Ngài mồ côi cha từ nhỏ, được mẹ hiền dạy dỗ. Lớn lên  theo học với Thầy Tử Tư, được chơn truyền về Đạo Học của Thầy Khổng Tử. Ngài có tài hùng biện, thường đi du thuyết ở các nước Lương, Tề, Tống, vân vân để đem đạo nhân nghĩa ra cứu đời. Nhưng các vua thời ấy chỉ lo thôn tính lẫn nhau, chớ không ai chịu coi trọng điều nhân nghĩa, hoặc thực hành theo đạo lý của Thánh Hiền. Khi về già, cũng như Khổng Tử, nhận thấy không ai chịu thực hành những lời dạy của mình, ông về quê cùng các hàng môn đệ ghi chép lại những lời đối đáp với các vua cùng những lời bình thành bộ sách Mạnh Tử  gồm bảy quyển—Meng-Tzu belonged to one of the aristocratic families in the state of Lu. He was born in 372 B.C. during the time of King Chou-Lieh-Wang, and died in 289 during the time of King Chou-Nan-Wang. He lost his father during his childhood and was cared for and educated by a kind and devoted mother. When he grew older, a teacher named Tzi-Tsu taught him the proper philosophical teachings of Confucius. He had the great ability to teach and often traveled abroad to other states such as Liang, Tsih, Tsung, etc. to use the teachings of virtues and ethics to help others.  However, al the kings of those days cared only about competing and battling with one another, none of them was concerned or had any respect for virtues and ethics (right and wrong) nor did they follow the teachings of past saintly teachers. At old age, just as Confucius, he saw his teachings were not being applied, he returned home, together with his students to write the various experiences he had had while debating  with the kings of the countries he visited as well as lessons he had taught his students. This was collected into seven volumes and it also included his criticism of other philosophical teachings. The series was self-titled Meng-Tzu.        

Mao:

1)      Lông mao: Hair.

2)      Lông vũ: Feather.

3)      Rơm: Thatch. 

Mao Bệnh: Bệnh hoạn—Ailment—Flaw.

Mao Cái Đầu:

1)      Một bó cỏ rơm dùng làm nón che đầu: A handful of thatch to cover one’s head.

2)      Một mái tranh: A hut.

3)      Một tự viện: A monastery.

Mao Đạo: See Mao Đầu.  

Mao Đầu: tên khác của phàm phu—A name for ordinary people (phàm phu, non-Buddhists, or the unenlightened).

Mao Đầu Phàm Phu: An ignorant, gullible person. 

Mao Khổng: Lổ chơn lông—Hair-hole—Pore.

Mao Thằng: A hair rope (tied up by the passions, as with an unbreakable hair rope.

Mạo:

1)      See Mạo Hiểm.

2)      Giả Mạo: Counterfeit.

Mạo Địa: Bồ Đề—Bodhi.

Mạo Địa Chất Đa: Bodhicitta (skt)—Bố Đề Tâm—The enlightened mind

Mạo Địa Tát Đát La: Bodhisattva (skt)—Bồ Tát.

Mạo Hiểm: To venture—To adventure—To risk.

Mạo Nhận: To assume falsely.

Mát: Cool—Fresh.

Mát Mẻ: See Mát.

Mạt:

1)      Chà xát: To rub out or on.

2)      Chấm Dứt: End.

3)      Cho ngựa ăn: To feed a horse.

4)      Mạt Cưa hay Mạt Sắt: Sawdust.

5)      Ngọn: Branch.

Mạt Đa Lợi: Bắc Sơn Bộ, một trong những bộ của hệ phái Tiểu Thừa—One of the divisions of the Sarvastivadah school.

Mạt Đà: Madhya (skt).

1)      Chất cay độc: Intoxicating liquor—Intoxicating.

2)      100.000: One hundred thousand. 

Mạt Đạt Na: Madana (skt)—Túy quả—A fruit called the intoxicating fruit.

Mạt Để: Mati (skt)—Ma Đề—devotion—Discernment—Understanding by wisdom.

Mạt Để Bổ La: Matipura (skt)—Tên của một vương quốc và thành phố cổ, mà vị vua vào khoảng năm 600 sau Tây Lịch, xuất thân từ dòng hạ tiện Thủ Đà La. Nơi đây là quê hương của nhiều nhà truyền giáo nổi tiếng. Bây giờ là Rohilcund, nằm giữa dòng Hằng Hà và Ramaganga—An ancient kingdom and city, the king of which in 600 A.D. belonged to the Sudra caste, the home of many famous priests. The present Rohilcund (Rohilkhand) between the Ganges and the Ramaganga.

Mạt Để Tăng Ha: Matisimha (skt).

1)      Sư tử của sự thông minh: The lion of intelligence.

2)      Một tôn hiệu rất danh dự: An honorific title.

Mạt Điền: Madhyantika (skt)—Còn gọi là Mạt Đàn Đia, Mạt Điền Đạc Ca, Mạt Điền Đề, Mạt Điền Địa, Mạt Điền Địa Na, Mạt Xiển Đề, tên của một trong hai đệ tử lớn của ngài A Nan Đa, người được ngài A Nan truyền lại giáo pháp của Phật, và nổi tiếng vì đã đến hoằng hóa tại vùng Kế Tân (Kashmir); người khác là ông Thương Na Hòa Tu, đã đến vùng Trung Quốc (những xứ Trung Ấn) dù được hiểu là Trung Hoa—One of the two chief disciples of Ananda, to whom he handed down the Buddha’s doctrine. He is reputed to have been sent to convert Kashmir, the other, Sanakavasa, to convert Middle Lands, which is probably Central India, though it is understood as China.

Mạt Điền Để Ca: Madhyantika (skt)—See Mạt Điền.

Mạt Đời: The nd of one’s life.

Mạt Độ Ca: Madhuka (skt)—Một loại trái rất ngon—Bassia latifolia, a fine or pleasant fruit.

Mạt Già: Marga (skt).

1)      Đạo—Track—Path—Way—The way.

2)      Đạo Đế hay đế thứ tư trong Tứ Diệu Đế: The fourth of the four dogmas.

3)      Bát Thánh Đạo hay cửa ra đau khổ để bước vào niết bàn: The eight holy or correct ways, or gates out of suffering into nirvana.

4)      Đạo là nhân giải thoát, giác ngộ Bồ Đề là quả: Marga is described as the cause of liberation, bodhi as its result.

**  For more information, please see Đạo.

Mạt Già Lê: Maskari-Gosaliputra (skt)—Mạt Già Lê Câu Xá Lê, một trong lục sư ngoại đạo. Ông ta cho rằng kiếp hiện tại không phải là hậu quả của những việc làm trong những đời quá khứ, và kinh Lăng Già nói rằng ông ta dạy về sự hoàn toàn hoại diệt vào cuối đời nầy—One of the six tirthikas. He denied that present lot was due to deeds done in previous lives, and the Lankavatara sutra says he taught total annihilation at the end of this life.

Mạt Già Thất La: Malyasri (skt)—Công chúa của vị vua cuối cùng của xứ Kosala—Daughter of the last king of Kosala.

Mạt Già Thủy La: Margasiras (skt)—Tháng giữa tháng mười một và mười hai (từ 16th tháng chín đến 15th tháng mười âm lịch)—The month between November and December (from 16th of the 9th month to the 15th of the 10th month lunar calendar).

** For more information, please see Thập Nhị

     Nguyệt.

Mạt Hạng: The lowest class. 

Mạt Hóa:

1)      Phật hóa thân làm nhành hay lá kè: Buddha transformed into (palm) branches or leaves.

2)      Sự hóa thân của Phật trong hình thái kinh điển: The transformation of the Buddha in the shape of the sutra.

Mạt Hương: Giã trầm hương thành bột để rắc trên hình tượng (Phật)—Powdered incense to scatter over images (Buddhas).

Mạt Kiếp: Last existence. 

Mạt La: Malla (skt)—Ma La—Một từ chỉ cư dân vùng Câu Thi Na và Pava—A term for inhabitants of Kusinagara and Pava.

Mạt La Củ Tra: Malakuta (skt)—Vương quốc cổ nằm về phía nam Ấn Độ, nơi trổi dậy của ly hệ ngoại đạo Ni Kiền Đà vào khoảng những năm 600 sau Tây Lịch—An ancient kingdom of Southern India, the coast of Malabar, about 600 A.D. a noted haunt of the Nirgrantha sect.

Mạt La Du: Malaya (skt)—Vương quốc nằm về phía đông rặng núi Malaya, bán đảo Mã Lai—The western Ghats in Deccan (the mountains abound in scandal trees); the country that lies to the east of Malaya range, Malabar—The Malay peninsula.

Mạt La Kiết Đa: Marakata (skt)—Ma La Ca Đà—Ngọc Bích—The emerald.

Mạt La Sa: Malasa (skt)—Một thung lũng nằm trên vùng thượng du Pundjab—A mountain valley in the upper Pundjab.

Mạt La Vương Kinh: Kinh nói về vua hành Mạt La. Thuở ấy có một tảng đá lớn chắn giữa đường đi của quốc vương, mà không ai có thể dời đi được. Dân trong thành không thể di chuyển được. Đức Phật bèn hiện thần thông dời hòn đá đi (nhân đó Phật thuyết về bốn lực để độ cho nhân dân vùng nầy)—The sutra of the king of Malla, whose road was blocked by a rock, which his people were unable to remove, but which the Buddha removed easily by his miraculous powers.

** For more information, please see Tứ Lực.

Mạt Lật Sa Ca: Varsika (skt)—See Mạt Sư Ca.

Mạt Lê: Bali (skt)—Một vị vua A Tu La—An asura king.

Mạt Lợi: Mallika (skt)—Ma Lợi—Mạt La.

1)      Mạt Lợi Hoa: Bông lài Trung Quốc—Jasminum—The Chinese jasmine.

2)      Man Hoa: Loài hoa có thể kết thành xâu chuỗi—Chaplet flower, as its flowers may be formed into a chaplet.

3)      Trái cây được pha chế cúng dường trong các các buổi lễ: A concoction of various fruits mixed with water offered in worship. 

Mạt Lợi Phu Nhân: Phu nhân của vua Ba Tư Nặc nước Xá Vệ, được gọi như vậy là vì bà hay dệt, hay mang hoa lài, hoặc bà đến từ vườn lài—The wife of Prasenajit, king of Kosala, so called because she wove or wore jasmine chaplets, or came from a jasmine garden.

Mạt Lộ:

1)      To be at the end of one’s resources.

2)      Cul-de-sac.

Mạt Lưu: People of the low class.

Mạt Ma: Marman (skt)—Phần trọng yếu (sinh tử)—Mortal spot—A vital part.

Mạt Na: Manah or manas (skt).

1)      Ý: The active mind or consciousness as the will-to-be.

2)      Ýù Căn:  Làm cho con người trở thành một sinh vật có trí khôn và đạo đức—The sixth of the Chadayatana, the mental faculty which constitutes man as an intelligent and moral being. 

Mạt Na Thức:

1)      Ý Thức—Manas Consciousness.

2)      Mạt Na hoạt động như một trạm thâu thập tất cả những hoạt động của sáu thức kia. Mạt Na chính là thức thứ bảy trong tám thức, có nghĩa là “Tư Lường.” Nó là Ý thức hay những hoạt động của Ý Căn, nhưng tự nó cũng có nghĩa là “tâm.”—This acts like the collection station for the first six consciousnesses. The seventh of the eight consciousnesses, which means thinking and measuring, or calculating. It is the active mind, or activity of mind, but is also used for the mind itself.

Mạt Nại Nam: Vandana (skt)—Sự thờ phụng hay tôn kính—Worship—Reverence.

Mạt Nghệ: Lowest trade.

Mạt Ni: Mani (skt)—Ma Ni.

1)      Viên Ngọc hay Bảo Châu: Jewel—A crystal—A pearl.

2)      Biểu tượng của sự thanh tịnh: A symbol of purity.

3)      Biểu tượng của Đức Phật hay giáo pháp của Ngài: A symbol of the Buddha and/or his doctrine.

4)      Được dùng trong câu thần chú Úm Ma Ni Bát Di Hồng: Used in Om-mani-padmi-hum.

Mạt Ni Giáo: Mạt Ni Hỏa Ảo Giáo—Tôn giáo thờ thần lửa, đầu tiên được ngài Huyền Trang nói đến trong nhựt ký của ngài khoảng từ 630 đến 640 sau Tây Lịch. Giáo đoàn Mạt Ni lần đầu tiên đến trung Quốc từ Đại Tần vào năm 694. Vào năm 732, một chiếu chỉ của triều đình tuyên bố là tà giáo, mạo nhận qua tên của Phật giáo. Tuy nhiên, Mạt Na giáo vẫn tiếp tục phát triển ở nhiều nơi bên Trung Hoa mãi cho đến cuối đời nhà Minh, đặc biệt ở vùng Phúc Kiến. Nhiều văn sĩ Trung Hoa lầm lẫn với Hỏa Tiên Giáo—The Manichean religion, first mentioned in Chinese literature by Hsuan-Tsang in his Memoirs, between 630 and 640 A.D. The first Manichean missionary from Ta-Ch’in reached China in 694. In 732, an imperial edict declared the religion of Mani a perverse doctrine, falsely taking the name of Buddhism. It continued, however, to flourish in parts of China, especially Fukien, even to the end of the Ming dynasty. Chinese writers have often confused it with Mazdeism. 

Mạt Nô Hạt Lạt Tha: Manorhita or Manoratha (skt)—Một thái tử Ấn Độ, con vua Nadai, xuất gia vào tuổi 30. Ông trở thành đệ tử và người nối nghiệp ngài Thiên Thân, làm tổ thứ 22 dòng Thiền Ấn Độ. Ông nổi tiếng vì là tác giả của bộ luận Tỳ Ba Sa—An Indian prince, son of the king of Nadai, became a monk at the age of 30. He became the disciple and successor of  Vasubandhu, reputed author of the Vibhasa sastra and the twenty-second patriarch.

** For more information, please see  Hai Mươi

     Tám Tổ Ấn Độ (22).

Mạt Nô Nhã Cụ Sa: Manojnaghosa (skt)—Một vị Tỳ Kheo Ấn Độ thời xưa—An ancient Indian monk.

Mạt Nô Sa: Manusa or Manusya (skt)—Loài người (chúng sanh có nhân tính và trí tuệ) —Man—Human (man and mind or intelligence).

Mạt Nô Thị Nhã Táp Phược La: Manojnasvara (skt).

1)      Như Ý Âm—Nhạc Âm—Lovely sounds—Music.

2)      Vua của loài Càn Thát Bà: A king of the Gandharvas.

3)      Những nhạc công của vua trời Đế Thích: Indra’s musicians. 

Mạt Pháp: The Degenerate Age of Dharma—The Dharma Ending Age—The Decadence of the Law—The period of the end of Dharma.

1)      Thời mạt pháp (thời kỳ mà giáo pháp suy vi vì cách xa thời Phật quá lâu), thời kỳ cuối cùng của Phật pháp khoảng 3000 năm sau thời Chánh Pháp. Vào cuối thời kỳ nầy, sẽ không còn giảng dạy Phật pháp nữa, có nghĩa là Phật pháp chấm dứt một ngày nào đó. Tuy nhiên, Phật Di Lặc hay Phật Cười (Hạnh Phúc) sẽ  xuất hiện và tái tạo tất cả—The final period of teaching of Buddhism which lasted 3000 years after the formal period. Toward the end of this period, there won’t be any more teaching of Buddhism which means the Buddhadharma will end (vanish from the world)  one day. However, Buddha  Maitreya or Laughing (Happy) Buddha is to appear to restore all things.

2)      Thời kỳ cuối cùng của ba thời kỳ Phật pháp (Chánh, Tượng, và Mạt Pháp), thời kỳ suy vi và bị tiêu diệt của giáo pháp. Trong thời gian nầy, đạo đức suy đồi, pháp nghi tu hành hư hoại. Tà ma ngoại đạo lẫn lộn vào phá hư Phật pháp. Tuy có giáo lý, có người tu hành, nhưng không một ai hành trì đúng pháp, huống là tu chứng? Trong Kinh Đại Tập Nguyệt Tạng, Đức Phật đã có lời huyền ký rằng: “Trong thời Mạt Pháp, ức ức người tu hành, song không có một ai chứng đắc.”: The last of the three periods (The Proper Dharma Age, The Dharma Semblance Age, and The Dharma Ending Age), the age of degeneration and extinction of the Buddha-law. In this age, the Dharma and precepts are weakened significantly. Many othe religions, non-Buddhists, and evil spirits will enter and blend in with Buddhism, destroying the Buddha Dharma. Thus, the Dharma still exists and there are cultivators, but very few practitioners are able to grasp fully the proper Dharma or awakened to the Way, much less attain enlightenment. In the Great Heap Sutra, the Buddha made this prophecy: “In the Dharma Ending Age, in hundreds of thousands and hundreds of thousands of  cultivators, as the result, no one will attain enlightenment.” 

3)      Trong Kinh Pháp Diệt Tận, Đức Phật cũng có huyền ký rằng: “Về sau, khi Pháp của ta sắp diệt, nơi cõi ngũ trược nầy, tà đạo nổi lên rất thạnh. Lúc ấy có những quyến thuộc của ma trá hình vào làm Sa Môn để phá rối đạo pháp của ta. Họ mặc y phục y như thế gian, ưa thích áo Cà Sa năm màu, thay vì mặc áo ba màu luốc của hàng Tăng sĩ. Họ ăn thịt, uống rượu, sát sanh, tham trước mùi vị, không có từ tâm tương trợ, lại còn ganh ghét lẫn nhau; sư nầy ghét sư kia, chùa nầy ghét chùa kia. Bấy giờ các vị Bồ Tát, Bích Chi, La Hán vì bổn nguyện hộ trì Phật Pháp nên mới hiện thân ra làm Sa Môn hay cư sĩ, tu hành tinh tấn, đạo trang nghiêm, được mọi người kính trọng. Các bậc ấy có đức thuần hậu, từ ái, nhẫn nhục, ôn hòa, giúp đỡ kẻ già yếu cô cùng, hằng đem kinh tượng khuyên người thọ trì, đọc tụng, giáo hóa chúng sanh một cách bình đẳng, tu nhiều công đức, không nệ chi đến việc tổn mình lợi người. Khi có những vị tu hành đạo đức như thế, thì các Tỳ Kheo Ma kia ganh ghét, phỉ báng, vu cho các điều xấu, dùng đủ mọi cách lấn áp, xua đuổi, hạ nhục, vân vân, khiến cho các vị chân tu nầy không được ở yên. Từ đó, các ác Tỳ Kheo kia càng ngày càng thêm  lộng hành, không tu đạo hạnh, bỏ chùa chiền điêu tàn, hư phế. Họ chỉ biết tích tụ tài sản, làm các nghề không hợp pháp để sanh sống, đốt phá rừng núi, làm tổn hại chúng sanh không chút từ tâm. Lúc ấy, có nhiều kẻ nô tỳ hạ tiện xuất gia làm Tăng Ni, họ thiếu đạo đức, dâm dật, tham nhiễm, nam nữ sống chung lẫn lộn. Phật Pháp suy vi chính là do bọn nầy! Lại có những kẻ trốn phép vua quan, lẫn vào cửa đạo, rồi sanh tâm biếng nhác, không học, không tu. Đến kỳ bố tác tụng giới, họ chỉ lơ là, gắng gượng, không chịu chuyên chú lắng nghe. Nếu có giảng thuyết giới luật, họ lược trước bỏ sau, không chịu nói ra cho hết. Nếu có đọc tụng kinh văn, họ không rành câu chữ, không chịu tìm hỏi nơi bậc cao minh, tự mãn cầu danh, cho mình là phải. Tuy thế, bề ngoài họ cũng làm ra vẻ đạo đức, thường hay nói phô trương, để hy vọng được mọi người cúng dường. Các Tỳ Kheo Ma nầy sau khi chết sẽ bị đọa vào trong tam đồ ác đạo của địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trải qua nhiều kiếp. Khi đền xong tội, họ sẽ thác sanh làm người ở nơi biên địa, chỗ không có ngôi Tam Bảo.”—In the Dharma Extinction Sutra, the Buddha prophesized: “In the future, when my Dharma is about to end, in this world of the five turbidities, false religions will arise  to become very powerful. During those times, the evil’s relatives will take form, appearing as Bhikshus, to destroy the Buddha Dharma. They will eat, sleep, and wear ordinary clothing of lay persons, fond of five exotic assorted colorings worn on their robes, instead of the three solid indigo blue, brown and gold colored robes which Bhikshus are supposed to wear. They eat meat, drink alcohol, kill, lust for fragrances and aromas, with non-helping conscience. Instead, they will become  jealous of and hateful toward one another; this monk will hate or be jealous with the other monk, this monastery will hate or be jealous with the other monastery. At that time, Bodhisattvas, Pratyeka-buddhas, and Arhats who had vowed previously to protect and defend the Buddha-Dharma, will appear in life, taking on human form as Bhikshus or lay people. These saints will be devoted cultivators; their religious conduct and behavior will be very honorable, earning everyone’s admiration and respect. They will have virtuous qualities such as kindness and peace, have no impure thoughts, great tolerance, good will, help the old, the weak, the lonely, and often bring statues and sutras to encourage everyone to worship, read, and chant. They will teach sentient beings in a fair and objective manner and will cultivate many merits and virtuous practices. They will be altruistic always practicing the concept of ‘self-loss for others’ gain.’ With the appearance of such religious and virtuous people, other demonic Bhikshus will develop much hatred and jealousy. They will slander, make wicked and false accusations, do everything possible so these kind and virtuous people cannot live in peace. From that point forth, those demonic Bhikshus will become even more reckless and wild, never practicing Dharma, leaving temples to rot, ruined and desolate. Their only interest will be to build their private fortune, having careers that are unacceptable in Buddhism, such as burning mountains and forests, without a good conscience, killing and hurting many sentient beings. In such times, there will be many servants taking the opportunity to become Bhikshus and Bhikshunis; they will be neither religious nor virtuous. Instead, they will be lustful and greedy, where Bhikshus and Bhikshunis live with one another. The Buddha-Dharma will be destroyed in the hands of these people. Also, there will be many criminals entering the religious gate, increasing the consciousness of laziness and laxity, refusing to learn or to cultivate the Way. When the reading of precepts comes around the middle of every month, they will act passively, reluctantly, and refuse to listen carefully. If teaching and expounding the precepts and doctrines, they will go over them briefly, skipping different sections, refusing to state all of them. If reading and chanting sutra-poetry, and not familiar with the lines, words, or their deep meanings, they will refuse to search or ask for answers from those who have great wisdom, but instead they will be narcissistic and conceited, seek fame and praise, and think they are all-knowing. Even so, on the outside, they will act religious and virtuous, often prasing themselves, hoping everyone will make offerings or charitable donations to them. After these demonic Bhikshus die, they will be condemned into the realm of hell, hungry ghost, and animal, and must endure these conditions for many reincarnations. After repaying for these transgressions, they will be born as human beings, but far away from civilization, places that do not have the Triple Jewels.

4)      Theo Kinh Đại Bi, Đức Phật bảo Ngài A Nan: “Nầy A Nan! Khi ta nhập Niết Bàn rồi, trong thời gian 2.500 năm sau, nhóm người giữ giới, y theo chánh pháp, lần lần tiêu giảm. Các bè đảng phá giới, làm điều phi pháp, ngày càng tăng thêm nhiều. Bấy giờ có nhiều Tỳ Kheo đắm mê danh lợi, không chịu tu thân, tâm, trí huệ; họ tham trước những y bát, thức ăn, thuốc men, sàng tọa, phòng xá, chùa chiền, rồi ganh ghét tranh giành phỉ báng lẫn nhau. Thậm chí, kiện thưa nhau ra trước công quyền: In the Great Compassion Sutra, the Buddha taught Ananda: “Look here Ananda! Two thousand five hundred years after I entered the Nirvana, those who maintain, practice according to the proper dharma teachings will gradually diminish; those who violate precepts, engage in activities contrary to the Dharma teachings will increase with each passing day. In such times, many Bhikshus will be mesmerized by fame and fortune, not cultivating their minds, bodies, and for wisdom. They will be greedy for Buddhist robes, bowls, food, medicine, housing, temple, and then become jealous, competing and insulting one another, taking one another to the authorities.                

Mạt Sát: To criticize too severely.

Mạt Sư Ca: Varsika (skt)—Còn gọi là Mạt Lật Sa Ca, tên một loài “Vũ Thời” hoa, hay hoa nở về mùa mưa, có sắc trắng và mùi rất thơm—A flower that blooms during the rainy season, described as of a white colour, and very fragrant; the aloe.

Mạt Ta La: Matsara (skt)—Bỏn xẻn tham lam—Grudging—Stingy—Greedy.

Mạt Thâu La: Mathura (skt)—See Ma Thâu La.

Mạt Thế: Thời cuối cùng hay thời Mạt Pháp—Last age—The third and the last period of a Buddha-kalpa—See Mạt Pháp.

Mạt Thể Đề Xá: Madhyadesa (skt)—Vương quốc trung tâm (trung tâm Ấn Độ)—The central kingdom (in Central India).

Mạt Thượng: Lần cuối cùng—The last time—At Lat—Finally.

Mạt Tự: Những dãy nhà phụ trong tự viện—Subsidiary buildings of a monastery.

Mau: Quick—Rapid.

Mau Như Chớp: As quick as (a streak of) lightning.

Mau Như Tên Bay: As quick as an arrow.

Mau Tay: Quick-handed.

Mau Trí: Quick-witted.

Máu: Blood.

Máu Mặt: Fairly rich.

Máu Mủ: Kinship.

Màu: Color.

Màu Mè: To give oneself airs.

May:

1)      Lucky—Fortunate.

2)      To sew—To stitch.

May Mắn: See May (1).

May Phước: Luckily—Fortunately.

May Rủi: Risky—Chancy.

May Sao: See May phước.

Máy: Machine.

Mày: Eyebrows.

Mày Mạy: Vaguely.

Mày Râu:

1)      Eyebrows and beard.

2)      Man.

Mảy May: Little bit—Tiny bit. 

Mắc:

1)      Busy—Occupied.

2)      To be caught in.

Mắc Cỡ:

1)      To be ashamed.

2)      Mimosa (flower).

Mắc Kẹt: To be busy.

Mắc Lừa: To be cheated.

Mắc Nạn: To meet with an accident—To fall into misfortunes.

Mắc Nợ: To be in debt (indebted).

Mặc:

1)      Mặc quần áo: To dress—To wear.

2)      Trầm mặc: Silent—Profound—Secret—Dark. 

Mặc Cảm: Inferiority complex.

Mặc Chiếu Thiền: Mặc Chiếu Thiền (của tông Tào Động), nhấn mạnh đến sự chuyển hóa và giác ngộ từ bên trong. Theo Thiền Sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập II, những chứng cớ có thẩm quyền mà các nhà mặc chiếu thiền lấy làm chỗ tựa cho tin tưởng  của mình như sau—Silent illumination Zen, emphasizes on inner transformation and inner realization. According to Zen Master D.T. Suzuki in the Essays in Zen Buddhism, Book II, the authoritative facts upon which the Zen quietists based their belief are mentioned as follows:

Khi Đức Thích Ca Mâu Ni ở Ma Kiệt Đà, Ngài đóng cửa không lên tiếng  trong ba tuần. Đây há không phải là một điển hình về lối mặc chiếu của Phật hay sao? Khi ba mươi hai vị Bồ Tát tại thành Tỳ Xá Li bàn bạc với ngài Duy Ma cật về pháp môn bất nhị, cuối cùng Duy Ma Cật im lặng không nói một lời và Đức Văn Thù khen hay (See Appendix K—Kinh Duy Ma Cật, Phẩm Bồ Tát). Đây há không phải là im lặng mặc chiếu của một vị đại Bồ Tát hay sao? Khi Tu Bồ Đề ngồi trong hang đá không nói một lời, không thuyết một câu về Bát Nhã Ba La Mật. Đây há không phải là sự im lặng của một vị đại Thanh Văn hay sao? Khi thấy Tu Bồ Đề ngồi lặng lẽ như thế trong hang đá, Thiên Đế Thích bèn rãi hoa trời cúng dường, cũng không nói một lời. Đây há không phải là sự im lặng của phàm phu? Khi Bồ Đề Đạt Ma dạo đến Trung Quốc, ngài ngồi suốt chín năm trên Thiến Lâm, lãnh đạm với tất cả những ngôn giáo. Đây há không phải là sự im lặng của tổ sư hay sao? Và Lục Tổ mỗi khi thấy một vị Tăng đến, ngài liền quay mặt vào tường ngồi lặng lẽ. Đây há không phải là sự im lặng của thiền sư hay sao?—“When Sakyamuni was in Magadha he shut himself up in a room and remained silent for three weeks. Is this not an example given by the Buddha in the practice of silence? When thirty-two Bodhisattvas at Vaisali discoursed with Vimalakirti on the teaching of non-duality, the latter finally kept silence and did not utter a word, which elicited an unqualified admiration from Manjusri. Is this not an example given by a great Bodhisattva of the practice of silence? When Subhuti sat in the rock-cave he said not a word, nor was any talk given out by him on Prajnaparamita. Is this not an example of silence shown by a great Sravaka? Seeing Subhuti thus quietly sitting in the cave, Sakrendra showered heavenly flowers over him and uttered not a word. Is this not an example of silence given by an ordinary mortal? When Bodhidharma came over to China he sat for nine years at Shao-Lin forgetful of all wordy preachings. Is this not an example of silence shown by a patriarch? Whenever the Sixth Patriarch saw a monk coming, he turned towards the wall and sat quietly. Is this not an example of silence shown by a Zen Master?

Nhưng Thiền sư Đại Huệ bảo rằng chỉ mặc tọa không thôi thì chẳng được việc gì cả, vì nó chẳng đưa đến đâu, vì sự chuyển y không khởi lên trong tâm của mình, để nhờ đó mà người ta bước vào thế giới đa thù bằng một nhãn quan khác hăn bây giờ. Những thiền gia mặc tọa nào mà chân trời tâm trí không vương lên tới cái trình độ gọi là im lặng tuyệt đối khôn dò, họ quờ quạng trong hang tối vĩnh viễn. Họ không thể mở ra con mắt trí tuệ. Vì vậy họ cần được dắt dẫn bởi bàn tay của một thiền sư—But Ta-Hui declares that mere quiet sitting avails nothing, for it leads nowhere, as no turning-up takes place in one’s mind, whereby one comes out into a world of particulars with an outlook different from the one hitherto entertained. Those quietists whose mental horizon does not rise above the level of the so-called absolute silence of unfathomability, grope in the cave of eternal darkness. They fail to open the eye of wisdom. This is where they need the guiding hand of a genuine Zen master.     

Rồi sau đó Đại Huệ tiếp tục nêu lên những trường hợp chứng ngộ do một minh sư hướng dẫn; đồng thời lưu ý sự cần thiết tham cần một bậc đã tỏ ngộ và lật đổ hẳn toàn bộ thủ thuật im lặng  vốn cản trở sự tăng trưởng tâm linh Thiền. Sự lật đổ toàn bộ cơ cấu này ở đây được. Đại Huệ nói theo một thuật ngữ của kinh là ‘nhập lưu vọng sở,’ nghĩa là bước vào dòng và bỏ mất cái chổ trú,’ ở đó mãi mãi không còn ghi dấu sự đối đãi của động và tĩnh nưa. Ông nêu lên bốn trường hợp—Ta-Hui then proceeds to give cases of enlightenment realized under a wise instructor, pointing out how necessary it is to interview an enlightened one and to turn over once for all the whole silence-mechanism, which is inimical to the growth of the Zen mind. This up-turning of the whole  system is here called by Ta-Hui after the terminology of a sutra: ‘Entering into the stream and losing one’s abode, where the dualism of motion and rest forever ceases to obtain. He gives four examples:

·        Hòa Thượng Thủy Lạo nhân khi đang tỉa cây đằng, hỏi Mã Tổ, ‘Ý của Tổ từ Tây đến là gì?’ Mã Tổ đáp, ‘Lại gần đây ta bảo cho.’ Rồi khi Thủy Lạo vừa đến gần, Mã Tổ tống cho một đạp té nhào. Nhưng cái té nhào nầy khiến cho tâm của Thủy Lạo  hoát nhiên đại ngộ, bất giác đứng dậy cười ha hả, tuồng như xãy ra một việc không ngờ, nhưng rất mong mỏi. Mã Tổ hỏi, ‘Nhà ngươi thấy cái đạo lý gì đây?’ Thủy Lạo đáp, ‘Quả thật, trăm ngàn pháp môn, vô lượng diệu nghĩa, chỉ trên đầu một sợi lông mà biết ngay được cả căn nguyên. Rồi Đại Huệ bàn: :Khi đã chứng ngộ như vậy Thủy Lạo không còn chấp trước vào sự im lặng của Chánh định nữa, và vì ngài không còn dính mắc vào đó nên vượt hẳn lên hữu vi và vô vi; ở trên hai tướng động và tĩnh. Ngài không còn nương tựa những cái ở ngoài chính mình nữa mà mở ra kho tàng tự kỷ, nên nói: ‘Ta đã thấy suốt căn nguyên rồi!’ Mã Tổ  biết thế và không nói thêm gì nữa. Về sau, khi được hỏi về kiến giải Thiền của mình, ngài chỉ nói: ‘Từ thuở nếm cái đạp nặng nề của Tổ cho đến giờ, ta vẫn cười hoài không thôi.”—When Shui-Lao was trimming the wistaria, he asked his master, Ma-Tsu, ‘What is the idea of the Patriarch’s coming over here from the West?’ Ma-Tsu replied, ‘Come up nearer and I will tell you.’ As soon as Shui-Lao approached, the master gave him a kick, knocking him right down. This fall, however, all at once opened his mind to a state of enlightenment, for he rose up with a hearty laugh, as if an event, most unexpected and most desired for, had taken place. Asked the master, ‘What is the meaning of all this?’ Lao exclaimed, ‘Innumerable, indeed, are the truths taught by the Buddhas, all of which , even down to their very sources, I now perceive at the tip of one single hair.’ Ta-Hui then comments: “Lao, who had thus come to self-realization, is no more attached to the silence of Samadhi, and as he is no more attached to it he is at once above assertion and negation, and above the dualism of rest and motion. He no more relies on things outside himself but carrying out the treasure from inside his own mind exclaims, ‘I have seen into the source of all truth.’ The master recognizes it and does not make further remarks. When Shi-Lao was later asked about his Zen understanding , he simply announced, ‘Since the kick so heartily given by the master, I have not been able to stop laughing.’

·        Vân Môn hỏi Động Sơn: “Ở đâu đến đây?” “Tra Đô.” “Mùa hạ ở đâu?” “Ở Báo Từ, Hồ Nam.” “Rời khỏi núi ấy lúc nào?” “Thánh tám, ngày hai mươi lăm.” Vân Môn kết luận, “Tha ngươi ba chục hèo, dù ngươi đáng tội.” Về cuộc thăm hỏi của Động Sơn với Vân Môn, Đại Huệ bảo rằng: “Động Sơn thật là thuần phát biết bao! Ngài cứ thật mà trả lời, nên đương nhiên là phải nghĩ rằng: ‘Mình đã thật tình mà trả lời, thế thì có lỗi gì mà phải bị ba chục hèo?’ Ngày hôm sau lại đến kiếm thầy mà hỏi: ‘Hôm qua nhờ Hòa Thượng tha cho ba chục hèo, nhưng chưa hiểu là có lỗi gì?’ Vân Môn bảo: ‘Ôi phường giá áo túi cơm, vì vậy mà nhà ngươi đi từ Giang Tây đền Hồ Nam đấy!’ Lời cảnh giác ấy bỗng làm sáng mắt của Động Sơn, rồi thì chẳng có tin  tức nào đáng thông qua, chẳng có đạo lý nào đáng nêu lên nữa. Ngài chỉ lạy mà thôi và nói: ‘Từ đây về sau, tôi sẽ dựng thảo am ở nơi không có dấu vết người; không cất lấy một hột cơm, không trồng một cọng rau, và tiếp đãi khách mười phương lai vãng; tôi sẽ vì họ mà nhổ hết những đinh những móc; tôi sẽ cởi bỏ cho họ những chiếc nón thoa dầu, những chiếc áo hôi nách, khiến cho họ được hoàn toàn sạch sẽ và thành những vị Tăng xứng đáng.’ Vân Môn cười và nói; ‘Cái thân như một trái dừa bao lớn mà có cái miệng rộng vậy thay!’—Yun-Men asked Tung-Shan: ‘Whence do you come?’ ‘From Chia-Tu.’ ‘Where did you pass the summer session?’ ‘At Pao-Tzu, in Hu-Nan.’ ‘When did you come here?’ ‘August the twenty-fifth.’ Yun-Men concluded, ‘I release you from thirty blows, though you rightly deserve them.’ On Tung-Shan’s interview with Yun-Men, Ta-Hui comments: “How simple-hearted Tung-Shan was! He answered the master straightforwardly, and so it was natural for him to reflect, ‘What fault did I commit for which I was to be given thirty blows when I replied as truthfully as I could?’ The day followinghe appeared again before the master  and asked, ‘Yesterday you were pleased to release me from thirty blows, but I fail to realize my own fault.’ Said Yun-Men, ‘O you rice-bag, this is the way you wander from the west of the River to the south of the Lake!’ This remark all of a sudden opened Tung-Shan’s eye, and yet he had nothing to counicate, nothing to reason about. He simplybowed, and said, ‘After this I shall build my litle hut where there is no human habitation; not a grain of rice will be kept in my pantry, not a stalk of vegetable will be growing on my farm; and yet I will abundantly treat all the visitors to my hermitage from all parts of the world; and I will even draw off all the nails and screws that are holding them to a stake; I will make them part with their greasy hats and ill-smelling clothes, so that they are  toroughly smiled and said, ‘What a large mouth you have for a body no larger than a coconut!’”

·        Yến quốc sư khi còn là một học Tăng, qua nhiều năm học hỏi với Tuyết Phong. Một hôm, Tuyết Phong biết cơ duyên của ngài đã chín mùi, liền nắm chặt ngài và hỏi cộc lốc: “Cái gì đây?” Yến như vừa chợt tỉnh cơn mê và được liễu ngộ. Ngài chỉ nhắc cánh tay lên đưa qua đưa lại. Phong nói: “Nhà ngươi làm gì thế?” Vị đệ tử này trả lời nhanh nhẩu: “Nào có gì đâu?”—Yen, the national teacher of Ku-Shan, when he was still a student monk, studied for many years under Hsueh-Feng. One day, seeing that his student was ready for a mental revolution, the master took hold of him and demanded roughly, ‘What is this?’ Yen was roused as if from a deep slumber and at once comprehended what it all meant. He simply lifted his arms and swung them to and fro. Feng said, ‘What does that mean?’ No meaning whatever, sir, came quickly from the disciple.

·        Một hôm Hòa Thượng Quán Khê thăm Lâm Tế. Lâm tế bước xuống ghế rơm, không nói không rằng, nắm chặt nhà sư lại; Quán Khê liền nói: “Tôi hiểu, tôi hiểu.”—One day Kuan-Ch’i saw Lin-Chi. The latter came down from his straw chair, and without saying a word seized the monk, whereupon Kuan-Ch’i said, ‘ I know, I know.’

Mặc Dầu: Although—Though.

Mặc Kệ: To be careless—To care nothing for someone’s advice. 

Mặc Lý: Giáo pháp im lặng của ngài Duy Ma Cật, vì ngài cho rằng chân lý bất khả luận (trong pháp hội, các vị Thánh đều nói về Pháp Tướng Bất Nhị, Ngài Văn Thù nói về vô ngôn vô thuyết, trong khi ngài Duy Ma chỉ mặc nhiên không nói)—The principle of silence, that the absolute is indefinable, the doctrine of Vimalakirti.

Mặc Nhiên: Yên lặng không nói—Tacitly—Silent—Without words. 

Mặc Sấn: Brahmananda (skt)—Phạm Đàn—Đối với các Tỳ Kheo hung bạo sẽ được đưa đến “Mặc Sấn,” nơi đó không ai được giao du với hạng người nầy—To send to coventry an obnoxious monk, all intercourse with him being forbidden.

Mặc Truyền: Giáo pháp tâm truyền tâm, chứ không bằng lời nói hay văn tự—Silent teaching or propagation, i.e. from mind to mind, without words or writing.

Mặc Tưởng: To fall into deep thought.

Mặn: Salty.

Mặn Lạt: Salty and flavourless.

Mặn Mà: Hearty—Warm—Cordial.

Măng:

1)      Bamboo shoot.

2)      Very young.

Mắng: To reproach—To blame—To scold—To curse.

Mắng Chửi: To scold and curse.

Mắng Nhiếc: To scold severely.

Mắt: Eye.

Mắt Dữ: Wicked eyes.

Mắt Ganh Tỵ: Jealous eyes.

Mắt Láo Liên: Shifty eyes—Dishonest eyes.

Mắt Nhìn Xuống: Eyes cast down

Mắt Tâm: Drishti (skt)—The mind’s eye—Wisdom—Insight.

Mắt Thụt Sâu: Eyes were sunk

Mắt Thường: Naked eyes.

Mắt Tinh: Sharp eyes.

Mặt: Face.

Mặt Dày: Shameless (unblushing) face.

Mặt Dày Mày Dạn: See Mặt dày.

Mặt Dữ: Wicked face.

Mặt Phải: Right side.

Mặt Trái: Reverse (side).

Mặt Trăng: The moon.

Mặt Trời: The sun.

Mặt Tiền: Facade—The front.

Mặt Ủ Mày Châu: Sad face.

Mâm: Tray.

Mầm: Seed.

Mần Thinh: To keep quiet.

Mẫn:

1)      Bỏ: To depart.

2)      Minh mẫn: Clever—Ingenious—Witty.

3)      Phế tích: Ruin.

4)      Thương xót: Grieve for—Mourn—Sympathize.

Mẫn Cán: Industrious—Diligent.

Mẫn Câu Lý: Hingula (skt)—Nước Cao Ly (người Ấn Độ gọi nước Cao Ly là Hingula, phiên theo âm Hán là Mẫn Câu Lý)—Korea.

Mẫn Kỵ: Ngày tưởng nhớ kỷ niệm sinh nhật của bậc trưởng lão đạo đức—A day of remembrance for a virtuous elder on the anniversary of his birthday. 

Mẫn Quyền Quy Thực: Từ bỏ quyền giáo Tiểu Thừa để tìm về ngôi nhà chân thực Đại Thừa—To depart from the temporary and find a home in the real, i.e. forget Hinayana, partial salvation, and turn to Mahayana for full and complete salvation.

Mẫn Tiệp: Smart.

Mấp Máy: To move gently.

Mấp Mé: To reach almost up to.

Mập Mờ: Foggy—Dim.

Mất: Loss.

Mất Công: To waste one’s efforts. 

Mất Dạy: Ill-bred—Badly brought-up.

Mất Giá Trị: To become debased.

Mất Hồn: To be like a lost soul.

Mất Hứng: To lose interest.

Mất Lòng: To displeased.

Mất Lần: To disappear gradually.

Mất Lợi: To lose in interest.

Mất Mạng: To lose one’s life. 

Mất Mặt: To lose face.

Mất Mùa: To lose (have a bad) crop.

Mất Ngủ: Lack of sleep.

Mất Sức: To lose strength.

Mất Thăng Bằng: To lose one’s balance.

Mất Thì Giờ: To waste (lose) time.

Mất Trí: Lunatic.

Mất Việc: To lose one’s job (position).

Mật:

1)      Đóng kín: Closed in—Close together.

2)      Mật: Gall—Bile.

3)      Mật ong: Honey.

4)      Mật Tông, đối lại với Hiển tông: Occult—Esoteric—Secret, contrasted with open or exoteric.

Mật Ấn: Mật ấn của Phật và Bồ Tát ám chỉ hạnh nguyện của các ngài—The esoteric digital sign of a Buddha or bodhisattva indicative of his vow.

Mật Ấn Như Lai: The secret seal from Tathagata.

Mật Báo: To report (warn) secretly.

Mật Chú: Mật chú Đà La Ni, hay mật chú tổng trì—A dharani or esoteric incantation.

Mật Chúng: Tín đồ Phật giáo Mật tông—The followers of the esoteric school.

Mật Cơ: Cơ hội học mật chú của tông Chân Ngôn—The motive power, or fundamental element, in the esoteric; the opportunity of learning a mantra.

Mật Đàm: Secret talk.

Mật Điển: Esoteric (tantric—occult) scripturs.

Mật Giáo: Mật giáo hay Phật giáo Mật tông, phát triển đặc biệt nơi Chân Ngôn tông, thờ Đức Đại Nhật Như Lai, Thai Tạng và Kim Cương Giới; đối lại với Hiển giáo. Mật giáo gồm các kinh nói về mật tánh gắng sức dạy về mối tương quan nội tại của thế giới bên ngoài và thế giới tâm linh, sự đồng nhất của tâm và vũ trụ, các phương thức được Mật giáo xử dụng trong các phép quán tưởng như sau—The esoteric method. The esoteric Mantra, or Yogacara sect, developed especially in Shingon, with Vairocana as the chief object of worship, and the Mandalas of Garbhadhatu and Vajradhatu—The esoteric teaching or Tantric Buddhism, in contrast with the open schools (Hiển giáo). The Buddhist tantra consists of sutras of a so-called mystical nature which endeavor to teach the inner relationship of the external world and the world of spirit, of the identity of Mind and universe. Among the devices employed in tantric meditational practices are the following:

1)      Mạn Đà La có nghĩa là “vòng tròn,” “hội,” hay “hình.” Có nhiều loại Mạn Đà La, nhưng có hai thứ thông thường nhất trong Mật giáo—Mandala (skt)—Mandala means “circle,” “assemblage,” “picture.” There are various kinds of mandala, but the most common in Esoteric Buddhism are of two types:

a)      Một hình kết hợp vẽ chân dung nhiều loại khác nhau, quỷ, thần, Phật và Bồ Tát, biểu thị năng lực, sức mạnh và các hoạt động chung trong các hình vuông tròn—A composite picture graphically portraying different classes of demons, deities, Buddhas and Bodhisattvas, representing various powers, forces, and activities, within symbolic squaes and circles.

b)      Ngay tại trung tâm là Phật Tỳ Lô Giá Na, vị Phật Quang Minh Biến Chiếu; và một lược đồ tiêu biểu vài mẫu âm thiêng liêng của tiếng Phạn gọi là “bija” hay “chủng tử,” tiêu biểu cho các hình tượng—In the center of which is a figure of the Buddha Vairocana, the Great Illuminator; and a diagrammatic representation wherein certain sacred Sanskrit letters, called “bija” or “seeds” are substituted for figures.

**   For more information, please see  

       Mandala in English-Vietnamese Section.

2)      Chơn Âm: Mantra (skt)—Các âm thiêng liêng như âm OM chẳng hạn, được truyền từ thầy sang đệ tử trong lúc khải thị. Khi tâm người đệ tử đã được điều hợp đúng đắn, người ta nói là các chấn động của biểu tượng ngôn ngữ này cùng với sự phối hợp của nó trong tâm thức của người khải thị để mở tâm thức của người đệ tử đến các chiều kích cao hơn—These sacred sounds, such as OM, for example, are transmitted from the master to his disciple at the time of initiation. When the disciple’s mind is properly attuned, the inner vibrations of this word symbol together with its associations in the consciousness of the initiate are said to open his mind to higher dimension—See Mantra in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.  

3)      Thủ Ấn: Mudra (skt)—Đây là điệu bộ của thân thể, đặc biệt là các cử động tượng trưng của bàn tay, được thực hiện để trợ giúp kêu gọi những tâm thái song hành nhất định của chư Phật và chư Bồ Tát—These are physical gestures, especially symbolical hand movements, which are performed to help evoke certain states of mind parallel to those of Budhas and Bodhisattvas—See Mudra in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.    

Mật Giáo Tạp Bộ: Phái Mật Giáo Tạp Bộ có kinh điển được dịch rất sớm vào thế kỷ thứ 4 sau Tây Lịch. Cát Hữu (Srimitra) người xứ Qui-Tư, một bộ lạc da trắng, đã dịch một vài bản kinh sang Hán văn. Đó là những bùa chú thường gồm có một vài mật chú và những bài tán thần hay thánh ở thượng giới, nhưng thật ra chúng không thể đuợc xem như là biểu dương cho những ước vọng cao—What we designate as “Miscellaneous Mystic” of which mantras were translated early in the fourth century A.D. Srimitra of Kucha, a Central Asian state inhabited  by a white race, translated some texts into Chinese. These were charms, cures, and other sorts of sorcery, often containing some matra prayers and praises of gods or saints of higher grades, but generally speaking they could not be regarded as expressing a high aspiration.  

Mật Giáo Thuần Bộ: Phái mà ta mệnh danh là Mật Giáo Thuần Bộ hay Thuần Mật khởi đầu với ba vị pháp sư Ấn Độ đến Trung Quốc vào thời nhà Đường (713-765)—What we can designate as ‘Pure Mystic’ begins with some able Indian teachers who arrived in China during the T’ang period (713-765).

1)       Vị đầu tiên là Thiện Vô Úy (Subhakarasimha 637-735): See Thiện Vô Úy.

2)       Vị thứ hai là Kim Cương Trí (Vajrabodhi 663-723): See Kim Cang Trí.

3)       Vị thứ ba là Bất Không (Amoghavajra 705-774): See Bất Không.

4)       Vị thứ tư là Nhất Hành (I-Hsing 683-727): See Nhất Hành.

Mật Giáo Tứ Môn: The four doors in esoteric sect—See Tứ Môn Mật Giáo.

Mật Hành: Esoteric practice or discipline, the origin of which is attributed to Rahula.

Mật Hạnh: Phương cách thực hành bí mật—Inconspicuous practice.

Mật Hiệu: Mật danh của Đức Tỳ Lô Giá Na—The esoteric name of Vairocana; also any true word or esoteric spell.

Mật Hoằng Tổ Ấn: See Tổ Ấn Mật Hoằng.

Mật Hội: Secret society.

Mật Hữu: Intimate.

Mật Khẩu: Password.

Mật Kinh: Kinh điển Mật tông—The foundation texts of the esoteric school Đại Nhật kinh.

Mật Lâm Sơn Bộ: See Lục Thành Bộ.

Mật Lật Già Tất Tha Bát Na: Mrga-sthapana, or Mrgadava (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Mật Lật Già Tất Tha Bát Na, là khu vườn Lộc Dã nổi tiếng, nằm về phía đông bắc thành Ba La Nại, nơi Đức Phật thích về an cư kiết hạ. Bây giờ là Sarnath gần Benares—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Mrga-sthapana, a famous park north-east of Varanasi, a favourite resort of Sakyamuni. The modern Sarnath, near Benares.

Mật Lợi Già La: Mrga (skt)—Con nai—A deer.

Mật Lợi Xa: Mleccha (skt)—Những xứ  không Phật giáo và hãy còn man rợ—Non-Buddhist nations, the barbarians.

Mật Nghị: To talk secretly.

Mật Nghĩa: Nghĩa bí mật của giáo pháp—The esoteric meaning or doctrine.

Mật Nghiêm Quốc:

1)      Cõi Tịnh Độ của Đức Tỳ Lô Giá Na: Pure Land of Vairocana.

2)      Hoa tạng hay giáo thuyết trong kinh Hoa Nghiêm: The doctrine in the Flower Adornment Sutra.

Mật Ngữ: Samdha (skt)—Ngôn ngữ bí mật của tông Chân Ngôn—Occult or esoteric expression—Secret language—Secret meaning.

Mật Nhân: Nhân bí mật—The esoteric, occult, recondite cause.

Mật Pháp: Những phương pháp bí mật—Esoteric methods.

Mật Phó: Mật truyền hay chỉ truyền bằng miệng chứ không bằng văn tự—To pass down esoterically, or by word of mouth.

Mật Phùng Ấn: See Hỏa Ấn, Hỏa Giới, Hỏa Viện, and Kim Cang Đàm.

Mật Quán: Lễ quán đảnh theo truyền thống Mật tông—The baptism of the esoteric sect.

Mật Tạng: Tạng kinh điển của Mật tông—The esoteric canon.

Mật Thiết: Intimately.

Mật Tích: Dấu tích bí mật—Secret or invisible tracks.

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ: Vajrapani (skt)—Vị lực sĩ hộ trì Đức Phật—A guardian of Buddhas, driving away all yaksa disturbers—See Kim Cang Mật Tích.

Mật Tích Lực Sĩ: Vajrapani (skt)—See Kim Cang Mật Tích.

Mật Tịnh Độ: The Pure Land of Vairocana.

Mật Tông: Mantrayana (skt)—Tên gọi chung Phật giáo Mật tông được dùng để chỉ các hình thức Phật giáo về sau nầy tại Ấn Độ, như tông Chân Ngôn (Mantrayana), Kim Cang thừa (Vajrayana), hay Câu Sinh Khởi thừa (Sahajayana). Người sáng lập ra Mật Tông tại Trung Quốc là ngài Thiện Vô Úy (see Thiện Vô Úy) vào khoảng năm 720 sau Tây Lịch. Du Già có nghĩa là ‘định trí,’ và cũng mang ý nghĩa ‘chứa đựng những mật thuyết.’ Tông phái nầy dạy cho Phật tử những sự hành trì bí hiểm trong việc tu tập đạo Phật. Tông phái nầy có một thời kỳ phồn thịnh đến nỗi đồng hóa cả Bát Nhã tông và Tứ Luận tông. Tuy nhiên, trong tất cả các xu hướng của Phật giáo thì giáo lý Mật tông cho đến ngày nay vẫn còn bị xem thường và ngộ nhận. Các phép tu luyện Mật tông (tantras) bị nhiều người kết tội, bắt nguồn chủ yếu từ những truyền thống Ấn Độ giáo suy đồi và những việc làm bất chính mà các truyền thống nầy gây ra trong đám người ngu dốt. Thành kiến chống lại mọi cái gì thuộc về Mật tông như thế mạnh mẽ đến nỗi ngay cả các học giả cũng từ bỏ không muốn dính dáng gì đến nó, kết quả là mọi sự nghiên cứu vô tư về giáo phái nầy đã bị gác bỏ suốt một thời gian dài—The general name of Tantric Buddhism is given to the later aspects  of Buddhism in India, i.e.,  esoteric, mantra, or esoteric school, or the Tantra School. It is also called the True Word sect (Chân Ngôn tông—Mantrayana), or the secret teachings, the Vajrayana, or the Sahajayana. The founder of the Esoteric school in China was Subhakara (Shan-Wu-Wei)  around 720 A.D. Yoga means ‘to concentrate the mind,’ and also means ‘containing the secret doctrines.’ This sect, which taught the magic observances in Buddhist practices. At one time, this school was so prosperous that the prajna school and the Four Madhyamika Treatises school were absorbed in it. However, among all the aspects of Buddhism, its Tantric teachings have until now been the most neglected and misunderstood. The Tantras against which accusations have been hurled originated mostly from the decadent forms of late Hindu tradition and the malpractices which they gave rise to among the ignorant. The prejudice, which in this way grew against everything Tantric, was so strong that even scholars refused to have anything to do with it, and consequently any impartial investigation or research was neglected for a long time—For more information, please see Chân Ngôn Tông, and Câu Sinh Khởi Tông.   

Mật Tự: Chữ bí mật của Đức Tỳ Lô Giá Na, hay của chư Phật và chư Bồ Tát—The esoteric letter of Vairocana, or of Buddha or bodhisattva.

Mật Ước: Secret agreement.

Mâu Đà La: Mardala or Mrdanga (skt)—Một loại trống được diễn tả là có ba mặt—A kind of drum described as having three faces.

Mâu Hô Lạc: Mahoraga (skt)—Ma Hưu Lặc—Ma Hầu La Già—See Mahoraga in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Mâu Hô Lật Đa: Muhurta (skt).

1)      Khoảng thời gian một ngày một đêm: A period of a day and a night.

2)      Khoảng thời gian 48 phút: A period of forty-eight minutes.

3)      Một khoảng thời gian ngắn: A brief space of time.  

Mâu La Tam Bộ Lư: Mulasthanapura (skt)—Vùng mà bây giờ gọi là Multan—The modern Multan.

Mâu Ni: Muni or Mahamuni (skt)—Sakyamuni—See Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mâu Ni Thất Lợi: Munisri (skt)—Tên của một vị cao Tăng thuộc vùng Bắc Ấn vào thế kỷ thứ năm—Name of a noted monk from northern India in the fifth century.

Mâu Ni Vương: Vua của chư Tăng, một danh hiệu của Phật—The monk-king, a title of the Buddha.

Mâu Sa Lạc: Musaragalva (skt)—Ma Sa La.

1)      Một loại san hô trắng: A kind of white coral.

2)      Mã Não: Corneilian—Agate (mother of pearl). It is one of the seven kinds of precious stone (sapta-ratna).  

Mâu Thuẫn: Vipratishedha (skt)—Conflict—Contradictory—Contrariety—Mâu thuẫn cá nhân: Personal conflict

Mấu: Notch—Tie.

Mầu Nhiệm: Supernatural—Miraculous.

Mẩu:

1)      Một miếng: Piece.

2)      Một mẫu (đất): Acre.

Mẫu:

1)         Kiểu Mẫu: Sample—Pattern—Model.

2)         Mẹ: Matr (skt)—Mother—Mommy.

Mẫu Chủ:

1)      Bà mẹ có khả năng sinh sản—The mother lord.

2)      Trong Thai Tạng Giới, Phật Tỳ Lô Giá Na là gốc hay là bộ chủ trong Mạn Đà La. Bốn vị Phật khác đều có “Bộ Mẫu” và đều phải nảy sinh ra Ba La Mật cho mẫu chủ: In the mandala of Vajradhatu and Garbhadhatu; Vairocana, being the source of all things, has no “mother” as progenitor, and is the lord of the mandala. The other four dhyani-buddhas have “mothers” who are supposed to arise from the paramitas:

a)       A Súc bệ Phật có Kim Cang Ba La Mật cho mẫu chủ: Aksobhya Buddha has vajra-paramitas for mother.

b)      Nam Phật có Bảo Ba La Mật cho mẫu chủ: Ratnasambhava Buddha has jewel-paramitas for mother.

c)      A Di Đà Phật có Pháp Ba La Mật cho mẫu chủ: Amitabha-Buddha has dharma-paramitas for mother.

d)      Bất Không Phật có Yết-Ma Ba La Mật cho mẫu chủ: Amogha-siddhi Buddha has precept-paramitas for mother.  

Mẫu Đạo: Mother’s duty.

Mẫu Giáo: Kindergarten.

Mẫu Nghi:

1)      Mother’s virtue.

2)      Queen.

Mẫu Thân: See Mẫu (2).

Mẫu Tính: Maternal.

Mẫu Tử: Mother and child.

Mậu:

1)      Tươi tốt thịnh vượng: Flourishing.

2)      Cung thứ năm trong mười cung: The fifth of the ten stems.

Mậu Đạt La: Thủ Đà La—Sudra (skt)—Giai cấp nông nô—The caste of farmers and slaves.

Mậu Địa: Parthia—Tây An Quốc—An Tây Quốc.

Mây: Cloud.

Mây Ngũ Sắc: Clouds of five colors—Mây năm màu. Người ta nói mây nầy chỉ hiện ra nơi nào có bậc Thánh Nhân trú ngụ mà thôi—It is said that this type of cloud appears only in area where there is a saintly being. 

Mấy: How much (many) ?

 

---o0o---

 

Mục Lục Tự điển Phật Học Việt-Anh

| A | Ba | Be | Bi | Bo | Bu | Ca | Ch | Co | Cu | D | Đa | Đe | Đi | Đo | Đu |

| E | G | Ha | He | Hi | Ho | Hy | I | K | La | Le | Li | Lo | Lu | Ly |

| Ma | Me | Mi | Mo | Mu, My |Na | Ne | Ng | Nh | Ni | No | Nu |

 | O | Pha | Phe | Phi | Pho | Phu | Q | R | S | Ta | Te |Tha | Thă, Thâ |

| The | Thi | Tho | Thu | Ti | To | Tr | Tu | TyU | V | X | Y|

 

---o0o---

Mục Lục | Việt-Anh | Anh -Việt | Phạn/Pali-Việt | Phụ Lục

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 1-4-2006


Webmaster:quangduc@tpg.com.au

 Trở về Thư Mục Tự Điển

Top of page

Biên tập nội dung: Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp đến ban biên tập qua địa chỉ:
quangduc@tpg.com.au