TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN
BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
THIỆN PHÚC
Ng
Nga:
Cao: High.
Đói: Hungry.
Đòi hỏi: Demanding.
Con ngài của tằm: A moth.
Con ngỗng: Hamsa (skt)—A goose.
Nga Mi Sơn: Núi Nga Mi là một
trong bốn ngọn núi nổi tiếng ở phía tây huyện Nga Mi, thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Hai núi đối nhau như mày ngài (Tam Nga gồm Đại Nga, Trung Nga, Tiểu Nga,
chu vi khoảng 1000 dậm, gồm trên 40 thạch động lớn nhỏ)—O-Mei-Shan, or
Mount Omi, one of the four famous peaks in China, in Omi district,
Szech-Wan province. Two of its peaks are said to be like a moth’s
eyebrows.
Nga Mi Tự: See Quang Tướng Tự.
Nga Thú Đăng Hỏa: Con người
chạy theo dục vọng như những con thiêu thân phóng mình vào ánh đèn
vậy—Like a moth flying into the lamp, is man after his pleasures.
Nga Vương: Raja-hamsa (skt).
Nga vương được so sánh với Đức Phật, trong 32 tướng tốt của Phật là tay
chân mạn võng tướng hay có tướng lưới đan (giữa các ngón chân và tay của
Đức Phật có màng lưới đan liền giống như chân của loài ngỗng: The
king-goose, leader of the flight, i.e. Buddha, one of whose thirty-two
marks is webbed hands and feet.
Tướng đi uy nghi của Đức Phật giống như loài ngỗng: The walk of a Buddha
is dignified like that of the goose.
Nga Vương Biệt Nhũ: Trong một
hợp chất nước và sữa, thì vua của loài ngỗng có thể chỉ uống chất sữa, còn
bỏ nước lại, dùng hình ảnh nầy đề ví với vị Bồ Tát chỉ thấm nhuần chơn lý
Phật và bỏ đi những thứ tạp nhạp khác—A king-goose is reputed to be able
to absorb the milk from a mixture of milk and water, leaving the water
behind, so with a bodhisattva and truth.
Nga Vương Nhãn: Dùng hình ảnh
vua của loài ngỗng biết phân biệt sữa và nước, để ví với học giả có Pháp
Nhãn biết chọn lựa sáng suốt—The eye of the king-goose, distinguishing
milk from water, used for the eye of the truth-discerner.
Ngà Ngà Say: To be slightly
drunk
Ngaû: To incline—To lean.
Ngả Mình: To lie down.
Ngã: Atta (p)—Atman
(skt)—Ego—I—Me—Self—Myself.
Tôi—Của tôi—Cái của tôi—Cá nhân—Chủ tể của thân so với vị vua trị vì trong
một xứ—I, My, Mine—Personality—The master of the body, compared to the
ruler of the country.
Ngoại đạo cho rằng ngã là thân ta, còn đạo Phật thì cho rằng Giả Ngã là sự
hòa hợp của ngũ uẩn, chứ không có thực thể (vô thường, và vô ngã)—The
erroneous ideas of a permanent self continued in reincarnation is the
sources of all ilusion. Bụ the Nirvana sutra definitely asserts a
permanent ego in the transcendental world, above the range of
reincarnation; and the trend of Mahayana supports such permanence. Ego
composed of the five skandhas and hence not a permanent entity. It is used
for Atman, the self, personality. Buddhism take as a fundamental dogma,
i.e. impermanence, no permanent ego, only a temporal or functional ego.
The erroneous ida of a permanent self continued in reincarnation is the
souce of all illusion.
Ngã Ái: Yêu cái ta, yêu hay
chấp vào thực ngã, khởi lên với thức thứ tám—Self-love; the love of or
attachment to the ego, arising with the eighth vijnana.
Ngã Ba La Mật: Ngã Ba La Mật là
một trong thứ được nói đến trong kinh Niết Bàn, là cái ngã siêu việt và tự
tại là thường, lạc, ngã, tịnh—The ego paramita in the four based on the
Nirvana sutra in which transcendental ego is sovereign, i.e. has a real
and permanent nature; the four are permanence, joy, personality, and
purity.
Ngã (Nhân) Chấp: Atma-graha
(skt)—Chấp vào khái niệm của một cái ngã thật—Chấp vào Thường ngã—Chấp vào
cái ngã thường hằng chứ không phải là sự phối hợp của năm uẩn sanh bởi
nhân duyên—Holding to the concept of the reality of the ego—Permanent
personality—The atman—Soul—Self—This holding is an illusion—The clinging
to the idea of self—The false tenet of a soul, or ego, or permanent
individual, that the individual is real, the ego an independent unit and
not a mere combination of the five skandhas produced by cause and effect
disintegrating.
Ngã Đẳng Mạn: Manatimana
(skt)—Ngã mạn cho rằng ta bằng những kẻ hơn ta, đây là một trong chín loại
ngã mạn—The pride of thinking oneself equal to those who surpass us, one
of the nine kinds of pride.
Ngã Điên Đảo: Phiền não vì cho
rằng ngã là có thực—One of the four inverted or upside-down ideas, the
illusion that the ego is real—The illusion that the ego has real
existence.
** For more information,
please see Tứ Điên
Đảo.
Ngã Đức: Sức mạnh hay đức của
ngã được định nghĩa như là tự tại, khắc phục và giải thoát—Power or virtue
of the ego, the ego being defined as sovereign, master, free.
Ngã Hữu: Ảo tưởng cho rằng cái
ngã là có thật—The ilusion that the ego has real existence.
Ngã Không: The non-reality of
the atman, the soul, the person.
Ngã Không: Chúng Sanh Không—The
emptiness of a self or egolessness—Nhân Không—Chúng sanh tuy hết thảy đều
có cái tâm thân do ngũ uẩn hòa hợp giả tạm mà thành, nhưng không có cái
thực thể thường nhất của mình, nên gọi là ngã không—Illusion of the
concept of the reality of the ego, man being composed of elements and
disintegrated when these are dissolved—See Vô Ngã.
Ngã Không Chân Như: Giáo thuyết
Tiểu Thừa về “Ngã Không Chân Như.” Kỳ thật không có cái thực ngã—The
Hinayana doctrine of impersonality in the absolute, that in truth there is
no ego; this position abrogates moral responsibility.
Ngã Kiến: Thân Kiến—Tà kiến cho
rằng thân tứ đại do ngũ uẩn hợp thành mà cho là thực, là thường trụ cố
định—False view that every man has a permanent lord within—Wrong view on
the existence of a permanent ego—The erroneous doctrine that the ego or
self composed of the temporary five skandhas, is a reality and permanent.
Ngã Liệt Mạn: Unamana (skt)—Sự
ngã mạn cho rằng ta không kém hơn kẻ hơn ta là bao, đây là một trong cửu
mạn—The pride of thinking myself not much inferior to those who far
surpass me, one of the nine kinds of pride.
** For more information,
please see Cửu Mạn.
Ngã Lòng: To lose courage—To
lose heart—Discouraged—Disheartened.
Ngã Mạn: Asmimana (p)—Abhimana
or atma-mada (skt).
Sự kiêu hãnh của tự ngã: Self-superiority—Self-sufficiency—Pride of self.
Cậy vào cái ta mà khinh mạn hay kiêu ngạo người khác: Exalting self and
depreciating others—Self-intoxication or pride of self.
Tính tự cao tự đại của cái ta: Ego-conceit—Egotism.
Ngã Mạn Cống Cao: Pride—The
pride of thinking oneself is superior to equals—Exalting self and
depreciating others—Egotism or overweening pride.
Ngã Mặn: See Khai Tố.
Ngã Ngã Sở: Tôi và cái của tôi
(thân ta và các sự vật ngoài thân ta nhưng thuộc về ta)—I and mine—The
self and its possession.
Ngã Ngu: Sự ngu si của cái ngã,
hay sự chấp chặt vào ảo tưởng của một thực ngã—Ego ignorance, holding to
the illusion of the reality of the ego.
Ngã Ngũ: Concluded—Settled.
Ngã Ngữ Thủ: Ngôn ngữ của kẻ mê
chấp đủ loại ngã kiến, gọi là ngã ngữ thủ, là một trong tứ thủ—The
attachment to doctrines or statements about the ego, one of the four kinds
of attchment.
** For more information,
please see Tứ Thủ.
Ngã Nhân Tứ Tướng: Bốn tướng
ngã nhân—Four ejects of the ego in the Diamond sutra (Kinh Kim Cang):
Ngã tướng: The appearance of ego—Nơi ngũ uẩn mà ảo chấp là có thực ngã nên
sanh lòng khinh khi người nghèo, kẻ ngu—The illusion that in the five
skandhas there is a real ego; thus creating the idea of looking down on
the poor, stupid and deluded.
Nhân tướng: Human appearance—Chấp cái ngã là người khác hay đạo khác—The
ego of a man or that this ego is a man and different from beings of the
other paths—Man is different from other organisms.
Chúng sanh tướng: Living beings appearance—Chấp ngã đưa vào ngũ uẩn mà
sanh—The ego of all beings, that all beings have an ego born of the five
skandhas—All the living are produced by the skandhas.
Thọ giả tướng: The appearance of longevity—Chấp thọ mệnh một thời của cái
ngã, từ đó sanh ra chấp trước vào tướng sự và ao ước phúc lợi—Life is
limited to the organism—The ego has age, i.e. a determined or fated period
of existence, thus creating the idea of attaching all appearances and
desiring for welfare and profit.
Ngã Pháp: Ngã và pháp—The self
or ego and things.
Ngã Pháp Câu Hữu Tông: Độc Tử
Bộ—Ngã Pháp Câu Hữu Tông là một tông phái Tiểu Thừa cho rằng ngã và pháp
đều có thật—The school that regards the ego and things as real, the
Vatsiputriya school.
Ngã Quỷ: See Ngạ Quỷ.
Ngã Si: Ego-infactuation,
confused by the belief in the reality of the ego.
Ngã Sở: Attaniya or Atmaniya
(p)—Atmiya (skt)—Cái thuộc về của tôi hay cái do ta sở hữu—Mine—Belonging
to oneself.
Ngã Sở, Ngã Sở Hữu, Ngã Sở Sự:
Ngã Sở: Cái ta có—Mine.
Ngã Sỡ Hữu: Personal—Subjective.
Ngã Sở Sự: Personal conditions, possessions, or anything related to the
self.
Ngã Sở Kiến: Tà kiến cho rằng
sự vật thuộc về ta, vì sự vật chỉ là giả hợp chứ không có thật—The
incorrect view that anything is really mine, for all things are but
temporal combinations.
Ngã Sở Tâm: Tâm nghĩ rằng nó là
chủ của vạn hữu—The mind that thinks it is owner of things.
Ngã Sự:
Thân tôi: My body.
Chính tôi: Myself.
Công việc của tôi: My affairs.
Ngã Thắng Mạn: Adhimana
(skt)—Ngã mạn cho rằng ta hơn những kẻ ngang hàng với ta—The pride of
thinking onself superior to equals, one of the nine kinds of pride.
** For more information,
please see Cửu Mạn.
Ngã Thất: “Ngã” chính là nhà
chứa đựng những khổ đau phiền não—The ego as the abode of all suffering.
Ngã Thức: Atman-vijnana
(skt)—I-consciousness.
Ngã Tướng: Egoism—Ý niệm cho
rằng có thực ngã hay bất cứ ai tin rằng có thực ngã—The concept of the ego
as real or anyone who believes in a real ego.
** For more information,
please see Ngã Nhân
Tứ Tướng.
Ngã Tưởng: Tưởng nghĩ đến tự
ngã vì cho rằng tự ngã là có thực—Thought of self—The thought that the ego
has reality.
Ngã Xuống: To collapse
Ngạ:
Đói—Hungry—Famished—Starving.
Ngạ Quỷ: Pretas (skt)—Tiếng Phạn âm
là Tiết Lệ Đa, dịch là quỷ đói. Ngạ quỷ là một trong ba đường ác. Ngạ quỷ
là loại quỷ miệng như cây kim nhỏ, đến độ không thể ăn uống. Ngạ quỷ có
nhiều loại và tùy theo quả báo mà thọ khổ khác nhau. Người có chút phúc
đức thì chịu khổ ít, người khác ít phúc đức hơn thì không được ăn uống lại
phải chịu cực hình liên tục; có kẻ được làm chúa ngục cho Diêm Vương, lại
có kẻ phải lang thang trong chốn nhân gian, nhứt là lúc về đêm. Theo Tỳ
Kheo Khantipalo trong Đạo Phật Được Giải Thích, ngạ là luôn luôn cảm nhận
những khát ái không bao giờ thỏa mãn, và trong nấc thang tâm thức, ngạ quỷ
là loài chúng sanh ở dưới con người. Chúng sanh đi về cảnh giới ngạ quỷ do
bởi lòng tham. Hãy nghĩ đến những người cứ bám chặt vào tiền tài, vào
những sở hữu vật chất. Những người hà tiện, những người thích thú trong sự
thủ đắc các thứ nhiều hơn, tốt hơn, lớn hơn so với người khác; những người
như thế đang triển khai các yếu tố tâm thức mà nếu họ chấp chặt vào đó thì
chúng sẽ dẫn họ thác sanh vào loài ngạ quỷ—Hungry spirits, one of the
three lower destinies. They are also called needle-mouth ghosts, with
mouths so small that they cannot satisfy their hunger or thirst. They are
of varied classes, and are in differing degrees and kinds of suffering,
some wealthy and light torment, others possessing nothing and in perpetual
torment; some are jailers and executioners of Yama in the hells, others
wander to and fro amongst men, especially at night. According to Bikkhu
Khantipalo, “Hungry” means experiencing constantly unsatisfied cravings,
and preta is a kind of being which is below man in the spiritual scale.
With greed, sentient beings some to the state of pretas. Think of peopl
whose attachments to money and material possessions are very strong. The
misers of this world are those who rejoice in having more, better and
bigger things than other people.Such people are developing factors of mind
which if they persist in them, will lead them to uprise among these hungry
ghosts.
Ngạ Quỷ Ái: Một trong hai loại
ái, hạng phàm phu ái trước ngũ dục như sự ham muốn của loài quỷ đói—Desire
as eager as that of a hungry ghost, one of the two kinds of love.
** For more information,
please see Nhị Ái.
Ngạ Quỷ Đạo: Con đường của ngạ
quỷ hay của những kẻ có nghiệp nhân ngạ quỷ, một trong lục đạo (địa ngục,
ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, nhân và thiên)—The destiny of the hungry
ghosts, one of the six paths.
Ngạ Quỷ Giới: Thế giới của loài
ngạ quỷ, một trong thập giới—The realm of hungry ghosts, one of the ten
realms or states of existence.
Ngạ Quỷ Thành: Thành trì của
loài ngạ quỷ—The city or region of the hungry ghosts—See Ngạ Quỷ Giới.
Ngạ Quỷ Thú: See Ngạ Quỷ Đạo.
Ngạc Ngư: Cá sấu—An alligator.
Ngạc Nhiên: To be surprised
(astonished).
Ngách: Back street.
Ngạch:
Bỗng nhiên: Suddenly.
Cái trán: The forehead.
Con số cố định: A fixed number.
Ngạch Cửa: Threshold of door.
Ngạch Thượng Châu: Hạt châu kim
cương trên trán, ý nói mọi người đều có Phật tánh—The pearl on the
forehead, e.g. the Buddha-nature in every one.
Ngại:
Chướng ngại: Hindrance—A stumbling-block.
Lo ngại: Hesitant—Worried.
Ngại Ngùng: To hesitate.
Ngán: To be sick of
(disgusted).
Ngàn:
Một ngàn: Thousand.
Núi rừng: Mountains and forests.
Ngạn:
Bờ sông: Kula (skt)—River bank—Shore.
Hoàn thành: Accomplished.
Ngạn Đạt Phược: Còn gọi là Càn
Thát Bà—See Gandharva in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Ngạn Đầu: Bờ biển khổ—The shore
of the ocean of suffering.
Ngạn Ngữ: Proverb.
Ngạn Thọ: Cây mọc bên bờ sông,
nói về sự sống không chắc chắn—A tree on a river’s brink, life’s
uncertainty.
Ngạn Tông: Sư Ngạn Tông, người
gốc miền bắc Trung Quốc. Ông là một dịch giả và cũng là một nhà trước tác
nổi tiếng vào khoảng 557-610 sau Tây Lịch—Yen-T’sung, a famous monk,
native of Northern China, a translator and writer, about 557-610 A.D.
Ngạn Tung: Ngạn Tung là một vị
Tăng đời nhà Đường, ông là một dịch giả và cũng là một nhà trước tác,
nhưng không rõ vào khoảng thời gian nào—Yen-Ts’ung, a T’ang monk,
translator and writer, date unknown.
Ngang Bướng: Stubborn.
Ngang Hàng: Equal—To be on the
same rank (class).
Ngang Nhiên: Proudly—Haughty.
Ngang Tàng: Unsubmissive.
Ngang Trái: Obstacles.
Ngạnh: Ương
ngạnh—Hard—Obstinate.
Ngạnh Nhu: Hard and soft.
Ngao Du: To travel.
Ngao Ngán:
Disgusted—Discouraged—Disappointed.
Ngạo Nghễ: Disdainful—Scornful.
Ngay: Straight—Direct.
Ngay Lập Tức: Immediately—At
once.
Ngay Sau Khi: Soon after.
Ngay Thật:
Sincere—Honest—Candid.
Ngày Cúng Cô Hồn: All Soul’s
Day.
Ngày Lành: Lucky day.
Ngày Phật Thích Ca Xuất Gia:
Ngày Đức Phật Thích Ca xuất gia là ngày mồng tám tháng hai âm
lịch—Sakyamuni Buddha’s Leaving Home Day, the 8th day of the second month
Lunar calendar.
Ngày Xấu: Unlucky day.
Ngày Xưa: Formerly.
Ngắm Nhìn: To behold.
Ngăn Cản: See Ngăn ngừa.
Ngăn Nắp: Well-ordered.
Ngăn Ngừa: To prevent.
Ngắn: Short.
Ngắt:
Ngắt (cắt): To pick—To pluck.
Ngắt đứt: To interrupt.
Chán ngắt: Tiresome—Wearisome.
Ngặt:
Strict—severe—Stern—Dangerous—Difficult.
Ngặt Vì: Unfortunately.
Ngâm: To chant—To mutter—To
hum.
Ngâm Phúng: Ngâm Vịnh—To
intone—To repeat.
Ngâm Vịnh: See Ngâm Phúng.
Ngẫm Nghĩ: To reflect—To
meditate—To think.
Ngậm Câm: To hold one’s
tongue—To be silent.
Ngậm Đắng Nuốt Cay: To endure
hardships
Ngậm Hờn: To keep (habour) a
resentment.
Ngậm Miệng: To shut (close)
one’s mouth.
Ngậm Ngùi: To have
compassion—To pity.
Ngậm Oan: To bear injustice in
silence.
Ngậm Vành: To be grateful
forever.
Ngân: Rupya (skt).
Bạc—Silver.
Tiền bạc: Money.
Ngân Sắc: Màu
bạc—Silver-colour.
Ngần Ngại: To hesitate.
Ngẩng Đầu: To hold up (raise)
one’s head.
Ngất Đi: To be unconscious.
Ngật:
Ăn—To eat.
Chấm dứt: To finish—To end—To stop.
Ngật Khí La: Khakkhara (skt)—Cây gậy
của vị sư trụ trì—A beggar’s staff—An abbot’s staff.
Ngật Tố: Ăn chay—To eat vegetarian
food.
Ngẫu:
Ngẫu nhiên: Suddenly.
See Ngẫu Tượng.
Ngẫu Ngộ: Sudden meeting.
Ngẫu Nhiên:
Suddenly—Unexpectedly.
Ngẫu Tượng: An idol—An image.
Ngầy Ngật: To feel sick.
Ngoại Điển: Giáo điển thế
gian—Ordinary scriptures—Non-Buddhist scriptures. .
Ngoại Giáo: Non-Buddhist cults,
in contrast with Buddhism.
Ngoại Phàm: See Phàm Phu (2)
(b).
Nghe: To hear.
Nghe Bóng Nghe Gió: To hear
vague rumours.
Nghe Đồn: To hear a rumour.
Nghe Được: Hearable.
Nghe Lén: To listen secretly.
Nghe Lóm: To overhear.
Nghe Lời: To obey.
Nghe Mang Máng: To hear
vaguely.
Nghe Ngóng: To keep one’s ears
open.
Nghe Pháp: Listen to the
Dharma—If we listen to the Dharma teaching but don’t practice it, we are
like a spoon in a pot of soup. Every day, the spoon is in the pot but it
never knows the taste of the soup—Nếu chúng ta chỉ nghe Pháp mà không thực
hành Pháp, chúng ta cũng như cái muỗng trong nồi canh. Hằng ngày, cái
muỗng ở trong nồi canh, nhưng nó không bao giờ biết được vị của canh. Vì
thế cho nên chúng ta phải quán sát và hành thiền mỗi ngày.
Nghe Phong Phanh: To hear
vaguely.
Nghe Tin: To hear the news.
Nghe Văng Vẳng: To hear vaguely
in the distance.
Nghẽn: Obstructed—Blocked.
Nghẹn: Chocked.
Nhgẹn Ngào: To be chocked by
tears.
Nghèo: Poor.
Nghèo Đói: Poor—Poverty.
Nghèo Khó: See Nghèo Đói.
Nghèo Khổ: Wretched—Needy.
Nghèo Nàn: Needy.
Nghèo Tiền: Poor in money.
Nghèo Tín Ngưỡng (Phật pháp):
Poverty of the religion.
Nghẹt: Blocked—Choked.
Nghề Hèn Mọn: Ignoble
trades—Những nghề mà một Phật tử nên tránh, bao gồm nghề xẻ thịt, săn bắn,
câu cá, đánh trận, làm vũ khí, bán chất độc, thuốc và rượu làm hại
người—Trades which a Buddhist should avoid, includes butchery, hunting,
fishing, warfare, weapon makers, dealers of poisons, drugs and drinks
which cause stupefaction and intoxication.
Nghề Lương Thiện: Honest
profession.
Nghênh: Nghênh tiếp—To go to
meet.
Nghênh Tiếp: Được Đức Phật A Di
Đà nghênh tiếp về Tây Phương Cực Lạc—To receive—To be received by Amitabha
into his Paradise.
Nghêu Ngao: To sing to oneself.
Nghi:
Nghi lễ: Ceremony.
Nghi ngờ: Vicikitsa (skt)—Doubtful.
Uy nghi: Manner—Mode—Style.
Nghi Cái: Tánh hay nghi hoặc
che lấp mất tâm thức, khiến không thấy được chân lý, không thực hành được
thiện nghiệp, đây là một trong năm triền cái—The overhanging cover of
doubt, which prevents sentient beings from seeing and practicing good
deeds, one of the five covers or mental and moral hindrances.
** For more information,
please see Ngũ
Triền Cái.
Nghi Chấp: The holding to
doubt.
Nghi Hoặc:
Doubtful—Suspicious—Uncertain—Doubt and delusion.
Nghi Hoặc Thô Thiển: Gross
doubt.
Nghi Hoặc Vi Tế: Subtle doubt.
Nghi Hối: To repent of doubt.
Nghi Kết: Do nghi ngờ lý chân
đế, gây vô số vọng nghiệp, nên bị trói buộc vào tam giới không thoát ra
được—The bondage of doubt.
Nghi Kiến: Sự nghi ngờ chân lý
Phật pháp gọi là nghi kiến, một trong thập tà kiến—Doubtful
views—Doubtfully to view, one of the ten wrong views.
** For more information,
please see Thập Tà
Kiến in
Vietnamese-English Section.
Nghi Kỵ: To suspect—To
distrust.
Nghi Lễ: Rites—Rituals
Nghi Nan: To doubt—To suspect.
Nghi Ngại: To worry—To
suspect—To doubt.
Nghi Nghĩa: Ambiguity.
Nghi Ngờ: To doubt—To suspect.
Nghi Ngút: To emit thick smoke.
Nghi Sử: Bị nghi hoặc sai khiến
mà lưu chuyển trong tam giới—The messenger, tempter, or lictor, of doubt.
Nghi Tâm: Cái tâm luôn nghi
hoặc—Suspicious or dublious mind—A doubting heart.
Nghi Thành Thai Cung: Vùng biên
địa quốc độ của Đức Phật A Di Đà có một tòa cung điện gọi là “Nghi Thành
Thai Cung,” nơi trú ngụ của những người đã vãng sanh mà trong lòng còn
nghi ngờ Đức A Di Đà. Họ sẽ ở đây 500 năm mà không nghe thấy Tam Bảo—The
palace womb for doubters outside Amitabha’s heaven, or those who call on
him but are in doubt of him (where all doubters of Amitabha) are confined
for 500 years until fit to enjoy his paradise (born into the Pure Land).
Nghi Thích: Cái gai hay chướng
ngại của nghi hoặc—The thorn of doubt.
Nghi Thức: Mode—Style—Manner.
Nghi Tình Và Đại Ngộ: Inquiring
spirit and great enlightenment.
Theo Thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập II, Cao Phong là người chủ
trương tu tập công án như vầy: “Công án tôi thường đặt cho các môn nhân là
‘vạn pháp qui Nhất, Nhất qui hà xứ?’ Tôi khuyên họ hãy tham cứu câu nầy.
Tham cứu câu ấy tức là đánh thức một mối nghi tình lớn đối với ý nghĩa cứu
cánh của công án. Vạn pháp thiên sai vạn biệt được qui về Một, nhưng rồi
Một trở về đâu? Tôi bảo họ, hãy đem hết sức mạnh bình sinh mà đeo mỗi mối
nghi tình nầy, đừng lúc nào xao lãng. Dù đi, đứng, nằm, ngồi, hay làm các
công việc, đừng để thời giờ luống trôi qua. Rồi ra cái Một trở về đâu? Hãy
cố mà đi tìm một câu trả lời chính xác cho câu hỏi nầy. Đừng buông trôi
mình trong cái vô sự; đừng luyện tập tưởng tượng phiêu du, mà hãy cố thực
hiện cho được cái trạng thái toàn nhất viên mãn bằng cách đẩy nghi tình
lướt tới, bền bỉ và không hở. Rồi các ngươi sẽ thấy mình như một kẻ bịnh
ngặt, chẳng còn muốn ăn uống gì nữa. Lại như một thằng khờ, không hiểu cái
gì ra cái gì hết. Khi công phu đến đây, giờ là lúc tâm hoa của các ngươi
bừng nở.”—According to Zen master D.T. Suzuki in the Essays in Buddhism,
Book II, Zen master Kao-Feng-Yuan-Miao talked about the koans as follows:
“The koan I ordinarily give to my pupils is ‘All things return to One;
where does the One return?’ I make them search after this. To search after
it means to awaken a great inquiring spirit for the ultimate meaning of
the koan. The multitudiness of things is reducible to the One, but where
does the One finally return? I say to them: ‘Make this inquiry with all
the strength that lies in your personality, giving yourself no time to
relax in this effort. In whatever physical position you are, and in
whatever business you are employed, never pass your time idly. Where does
the One finally return? Try to get a definite answer to this query. Do not
give yourself up to a state of doing nothing; do not exercise your
fantastic imagination, but try to bring about a state of identification by
pressing your spirit of inquiry forward, steadily and uninterruptedly. You
will be then like a person who is critically ill, having no appetite for
what you eat or drink. Again you will be like an idiot, with no knowledge
of what is what. When your searching spirit comes to this stage, the time
has come for your mental flower to burst out.”
Thiền Sư Cổ Âm Tịnh Cầm, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 15, đã nói rõ về nghi
tình và đại ngộ như sau: “Công phu có thể được thực hành tốt đẹp nhất là ở
nơi không có tiếng động và tạp loạn: hãy dứt bỏ tất cả những điều kiện
quấy nhiễu, hãy dừng lại suy tư và nghĩ tưởng, để hết tâm chí vào việc
tiến hành công án, đừng bao giờ buông thả nó ra khỏi trung tâm của ‘thức,’
dù khi đi, đứng, nằm hay ngồi. Đừng bao giờ quan tâm đến việc mình đang ở
trong cảnh ngộ nào, dù khi vừa lòng hay trái ý, mà luôn luôn hãy cố giữ
lấy công án trong lòng, phản quang tự chiếu, và tự hỏi ai là kẻ đang theo
đuổi công án chẳng biết mệt thế, và tự hỏi như vậy không ngớt. Cứ tiến
hành như thế, hết sức là hăng hái, nghi chính kẻ đang nghi, chắc chắn sẽ
đến lúc không còn nghi vào đâu được nữa, tuồng như các người đã đi đến
chính tận nguồn của dòng suối và thấy mình đang bị những ngọn núi vây hãm
chung quanh. Đây là lúc gốc cây cùng sắn bìm chằng chịt gẫy đổ, tức là khi
sự phân biệt chủ khách hoàn toàn bị xáo trộn, khi kẻ bị nghi và cái bị
nghi hòa hợp thành một khối duy nhất. Một khi thức tỉnh từ sự hợp nhất
nầy, thì cái ngộ lớn sẽ hiện đến—Zen master Ku-Yin-Ching-Ch’in, late in
the fifteenth century, has this saying regarding the inquiring spirit and
great enlightenment: “Searching and contriving (kung-fu) may best be
practised where noise and confusion do not reach; cut yourself off from
all disturbing conditions; put a stop to speculation and imagination; and
apply yourself wholeheartedly to the task of holding on to your koan,
never letting it go off the center of consciousness, whether you are
sitting or lying, walking or standing still. Never mind in what condition
you are placed, whether pleasing or disagreeable, but try all the time to
keep the koan in mind, and reflect within yourself who it is that is
pursuing the koan so untiringly and asking you this question so
unremittingly. As you thus go on, intensely in earnest, inquiring after
the inquirer himself, the time will most assuredly come to you when it is
absolutely impossible for you to go on with your inquiry, as if you had
come to the very fountain of a stream and were blocked by the mountains
all around. This is the time when the tree together with the entwining
wistaria breaks down, that is, when the distinction of subject and object
is utterly obliterated, when the inquiring and the inquired are fused into
one perfect identity. Awakening from this identification, there takes
place a great enlightenment that brings peace to all your inquiries and
searchings.
Hòa Thượng Thiên Kỳ Thụy đã có lời khuyên về ‘nghi tình và đại ngộ’ như
sau: “Hãy gột sạch tâm khỏi tất cả những khôn ngoan lừa lọc của thế gian,
hãy dứt ra khỏi mình những tham sân do ngã chấp, và đừng để những mối suy
nghĩ nhị biên (phân hai) quấy phá, để cho tâm thức được lau chùi sạch sẽ.
Khi đã thanh lọc được như vậy rồi, hãy đề khởi công án trước tâm ‘Vạn pháp
qui Nhất, Nhất qui hà xứ?’ Hãy nghiền ngẫm vấn đề nầy từ thủy chí chung,
hoặc bằng nhiều nghi vấn, hoặc đơn độc một suy nghĩ, hoặc chỉ nghiền ngẫm
cái Một ở nơi đâu. Bất cứ bằng cách nào, cứ để cho hết thảy đầu mối của
các câu hỏi ghi đậm trên ý thức của các người, khiến cho nó trở thành cái
độc nhất là cái đích chú tâm. Nếu các người để phân biệt lý luận xen vào
chuỗi dây liên tục bền bỉ của những nghi tình, kết quả sẽ làm sụp đổ hết
cả công trình tu tập. Một khi các người chẳng được công án trước tâm,
chẳng có cơ duyên nào để chứng ngộ hết. Lúc đó sự tu tập thiền quán của
các người chẳng khác khác nào nấu cát mà muốn thành cơm. Cái cốt yếu bậc
nhất là khơi dậy cái đại nghi và gắng thấy cho được cái Một qui về đâu.
Lúc nghi tình được giữ linh hoạt liên tục, khiến cho những giải đãi, hôn
trầm, tán loạn không còn cơ hội móng khởi; không cầu tìm kiếm ráo riết,
rốt rồi thời cơ cũng sẽ đến, đây là lúc tâm hoàn toàn nhập định. Thế là dù
đi hay đứng, dù nằm hay ngồi mà không phải để ý hẳn vào những việc đang
làm ấy, cũng không hay biết mình đang ở đâu, đông hay tây, nam hay bắc;
quên luôn cả lục tình; ngày đêm như nhau cả. Nhưng đây chỉ là mới nửa
đường của ngộ, chứ chưa phải là ngộ hoàn toàn. Các người cần phải nỗ lực
kỳ cùng và quyết liệt để xuyên qua đây, một trạng thái siêu thoát nơi đó
hư không sẽ bị đập vỡ thành từng mảnh và vạn hữu đều được qui về cái bình
đẳng toàn diện. Đấy lại như mặt trời ló dạng khỏi mây mù, thì các pháp thế
gian hay xuất thế gian đều hiện ra rõ rệt.”—Most Venerable
T’ien-Ch’i-Shui’s advice to students of Zen as follows: “Have your mind
thoroughly washed off of all cunning and crookedness, sever yourselves
from greed and anger which rise from egotism, and let no dualistic
thoughts disturb you any longer that your consciousness is wiped perfectly
clean. When this purgation is effected, hold up your koan before the mind
‘All things are resolvable into the One, and when is this One resolved?
Where is it really ultimately resolved? Inquire into this problem from
beginning to end, several as so many queries, or undividedly as one piece
of thought, or simply inquire into the whereabouts of the One. In any
event, let the whole string of questions be distinctly impressed upon your
consciousness so as to make in the exclusive object of attention. If you
allow any idle thought to enter into the one solid uninterruptible chain
of inquiries, the outcome will ruin the whole exercise. When you have no
koan to be held before your minds, there will be no occasion for you to
realize a state of enlightenment. To seek enlightenment without a koan is
like boiling sands which will never yield nourishing rice. The first
essential thing is to awaken a great spirit of inquiry and strive to see
where the One finally resolves itself. When this spirit is kept constantly
alive so that no chance is given to languor or heaviness or otioseness to
assert itself, the time will come to you without your specially seeking it
when the mind attains a state of perfect concentration. That is to say,
when you are sitting, you are not conscious of the fact; so with your
walking or lying or standing, you are not all conscious of what you are
doing; nor are you aware of your whereabouts, east or west, south or
north; you forget that you are in possession of the six senses; the day is
like the night, the vise-versa. But this is still midway to enlightenment,
and not enlightenment itself. You will have yet to make another final and
decided effort to break through this, a state of ecsatcy, when the vacuity
of space will be smashed to pieces and all things reduced to
perfectevenness. It is again like the sun revealing itself from behind the
clouds, when things worldly and super-worldly present themselves in
perfect objectivity.”
Thật vậy, chúng ta không đề khởi công án hiện tiền, mà phải đặt nó vào
trong tâm bằng tất cả sức mạnh của nghi tình. Một khi công án được chi trì
bởi một tinh thần như thế, thì theo Thiền Sư Đại Huệ, nó giống như một
ngọn lửa cháy lớn đốt cháy tất cả những con sâu hý luận đang xăm tới. Và
cũng chính vì vậy mà tất cả các Thiền sư đều đồng ý rằng ‘Trong sự tham
Thiền, điều trọng yếu nhất là giữ vững nghi tình; nghi tình càng mạnh, ngộ
càng lớn. Quả thực chẳng bao giờ có ngộ nếu không có nghi— In fact, we
can’t just hold up a koan before the mind, we must make it occupy the very
center of attention by the sheer strength of an inquiring spirit. When a
koan is cultivated with such a spirit, according to Zen master Ta-Hui, it
is like a great consuming fire which burns up every insect of idle
speculation that approaches it. Therefore, it is almost a common sense
saying among Zen masters to declare that , ‘In the mastery of Zen the most
important thing is to keep up a spirit of inquiry; the stronger the spirit
the greater will be the enlightenment that follows; there is, indeed, no
enlightenment when there is no spirit of inquiry.
Nghi Vấn: A doubtful question.
Nghỉ: To rest.
Nghĩ:
Suy nghĩ: To think.
Toan liệu: To estimate—To compare—To Guess—To adjudge—To decide—To Intend.
Nghĩ Đến Phúc Lợi Của Tha Nhân:
To think of the welfare of others.
Nghĩ Lại: To think over.
Nghĩ Ngợi: To think—To
meditate—To ponder.
Nghĩ Thầm: To think inwardly.
Nghĩ Tội: To judge a case.
Nghĩ Tưởng: Ideations.
Nghị Lực: Energy.
Nghị Quyết: Resolution.
Nghĩa:
Con kiến: Ant.
Đỡ đầu: Foster (father, mother, brother, sister, son, daughter, etc).
Đúng: Right—Proper—Righteous—Loyal.
Nghĩa lý: Artha (skt)—Meaning—Significance.
Nghĩa Bóng: Figurative sense
(meaning).
Nghĩa Cử: Good deed.
Nghĩa Dũng: Loyal abd
courageous.
Nghĩa Đà La Ni: Năng lực tổng
trì không để mất chân thực nghĩa của Như Lai, đây là hạnh tu của Bồ Tát là
giữ được tất cả những gì mà các ngài nghe—Truth dharani, the power of
bodhisattvas to retain all truth they hears.
Nghĩa Đen: Literal sense of a
word.
Nghĩa Hẹp: Narrow meaning
(sense).
Nghĩa Hiệp:
Chivalrous—Knightly.
Nghĩa Hoài Thiên Y: See Nghĩa
Hoài Thiền Sư.
Nghĩa Hoài Thiền Sư: Zen master
Yi-Huai-T’ien-Yi—Thiền sư Nghĩa Hoài Thiên Y sanh năm 993, quê ở Lạc
Thanh, tỉnh Triết Giang, con nhà chài lưới. Sau khi xuất gia, sư là đệ tử
của Thiền Sư Tuyết Đậu—Zen master Yi-Huai-T’ien-Yi was born in 993 in
Luo-Qing, Zhe-Jiang Province. He was the son of a fisherman. After leaving
home he became a disciple of Zen Master Xue-T'ou.
Trong lần gặp gỡ đầu tiên, Tuyết Đậu hỏi: “Ngươi tên gì?” Sư thưa: “Tên
Nghĩa Hoài.” Tuyêt Đậu hỏi: “Sao chẳng đặt Hoài Nghĩa?” Sư thưa: “Đương
thời đến được.” Tuyết Đậu lại hỏi: “Ai vì ngươi đặt tên?” Sư thưa: “Thọ
giới đến giờ đã mười năm.” Tuyết Đậu hỏi: “Ngươi đi hành khất đã rách bao
nhiêu đôi giày?” Sư thưa: “Hòa Thượng chớ lừa người tốt.” Tuyết Đậu nói:
“Ta không xét tội lỗi, ngươi cũng không xét tội lỗi, ấy là sao?” Sư không
đáp được. Tuyết Đậu đánh, bảo: “Kẻ rỗng nói suông, đi đi!” Sư vào thất,
Tuyết Đậu bảo: “Thế ấy chẳng được, chẳng thế ấy cũng chẳng được.” Sư suy
nghĩ. Tuyết Đậu lại đánh đuổi ra. Như thế đến bốn lần—At their first
encounter, Xue-Tou said: “What is your name?” Yi-Huai-T’ian-Yi said:
“Yi-Huai.” Chong-Xian said: “Why isn’t it Huai-Yi?” (Reversing the order
of the two characters of this name creates the Chinese word ‘doubt’).
Yi-Huai said: “The name was given to me.” Chong-Xian asked: “Who gave you
this naem?” Yi-Huai said: “I received it at my ordination nearly ten years
ago.” Chong-Xian asked: “How many pairs of sandals have you worn out since
you set out traveling?” Yi-Huai said: “The master shouldn’ deceive
people!” Chong-Xian said: “I haven’ said anything improper. What do you
mean?” Yi-Huai remained silent. Chong-Xian then hit him and said: “Strip
off the silence and there’s a fraud! Get out!” Later when Yi-Huai was in
Chong-Xian’s room for an interview, Chong-Xian said: “Practicing like this
you won’t attain it. Not practicing like this you won’t attain it. This
way or not this way, neither way will attain it.” Yi-Huai began to speak
out Chong-Xian drove him out of the room with blows.
Hôm sau khi sư nhơn gánh nước, đòn gánh gẫy làm rơi cặp thùng. Sư đại ngộ,
làm bài kệ:
“Nhất
nhị tam tứ ngũ lục thất
Vạn nhẫn
phong đầu độc túc lập
Ly long
hàm hạ đoạt minh châu
Nhất
ngôn khám phá Duy Ma Cật.”
(Một hai
ba bốn năm sáu bảy
Chót núi
muôn nhẫn một chơn đứng
Dưới hàm
Ly Long đoạt minh châu
Một lời
đủ phá Duy Ma Cật).
The next
day, while Yi-Huai fetched water from the well and carried it with a
shoulder pole back to the temple, the people suddenly broke. As the bucket
crashed to the ground Yi-Huai was suddenly enlightened. He then composed
the following verse that Xue-Tou greatly praise:
“One,
two, three, four, five, six, seven,
Alone
atop the 80,000-foot peak,
Anatching the pearl from the jaws of the black dragon,
A single
exposes Vimalakirti.
Sư thượng đường dạy chúng: “Phàm là Tông Sư (Thầy trong Thiền tông) phải
đọa trâu của kẻ đi cày, cướp thức ăn của người đói, gặp nghèo thì sang,
gặp sang thì nghèo, đuổi trâu của người đi cày khiến cho lúa mạ tốt tươi.
Cướp thức ăn của người đói khiến họ hằng dứt đói khát. Gặp nghèo thì sang
nắm đất thành vàng, gặp sang thì nghèo biến vàng thành đất. Lão Tăng cũng
chẳng đuổi trâu của người cày, cũng chẳng cướp thức ăn của người đói. Sao
gọi là trâu của người cày, ta nào cần dùng. Thức ăn của người đói, ta nào
muốn ăn. Ta cũng chẳng biến vàng thành đất. Sao vậy? Vì vàng là vàng, đất
là đất, ngọc là ngọc, đá là đá. Tăng là Tăng, tục là tục. Trời đất xưa
nay, nhật nguyệt xưa nay, núi sông xưa nay, con người xưa nay. Tuy nhiên
như thế, đập nát cái cổng mê sẽ gặp Đức Đạt Ma—Yi-Huai entered the hall
and addressed the monks, saying: “A distinguished teacher of our sect
said: “You must drive away the ox from the plowman, grab away the starving
man’s food, regard the mean as noble, and regard the noble as mean. If you
drive the ox away, then the plowman’ crop will be abundant. If you snatch
away the food, then you will forever end the starving man’s hunger and
thirst. Taking the mean as noble, a handful of dirt becomes gold. Taking
the noble as mean, you change gold into dirt.’ But as for me, I don’t
drive away the plowman’s food. Why is that? Moreover, I don’t turn a
handful of dirt into gold, or gold into dirt. And why is this? Because
gold is gold; dirt is dirt; jade is jade; stone is stone; a monk is a
monk; and a layperson is layperson. Since antiquity there have existed
heaven and earth, sun and moon, mountains and rivers, people and their
relationships. This being so, how many of the deluded can break through
the San Mountain Pass and meet Bodhidharma?”
Nghĩa Keo Sơn: Close
friendship.
Nghĩa Khí: Sense of justice.
Nghĩa Kinh: The meaning of the
sutras.
Nghĩa Lệ:
Ý nghĩa và luật lệ: Meaning and rules, or method.
Tên tắt của chỉ quán: An abbreviation for “Samatha and Vipasyana”—See Chỉ
Quán.
Nghĩa Lý: Sense—Meaning.
Nghĩa Môn: Cổng vào Chánh
Nghĩa, hay những trường phái giảng giải chân thực nghĩa của Như Lai—The
gate of righteousness; the schools, or sects of the meaning or truth of
Buddhism.
Nghĩa Sâu Rộng: A deep and wide
meaning—Liberal sense.
Nghĩa Sĩ: Righteous man.
Nghĩa Sớ: Meaning and comments
on or explanations.
Nghĩa Thanh Thiền Sư: Đầu
Tử—Zen Master Yi-Qing-T’ou-Tzi—Thiền sư Nghĩa Thanh Đầu Tử sanh năm 1032,
là Pháp tử của trường phái Tào Động, nhưng không phải là đệ tử trực tiếp
của Thiền Sư Đại Dương—Zen master Yi-Qing-T’ou-Tzi was born in 1032, was
the Xao-T’ong Zen school Dharma heir, but not the direct student of
T’a-Yang.
Sư xuất gia năm lên bảy tuổi tại chùa Diệu Tướng. Thoạt tiên sư học Luận
Bách Pháp của Tông Duy Thức. Về sau sư nghe kinh Hoa Nghiêm, đến câu “Tức
tâm tự tánh,” sư liền phát tỉnh, nói: “Pháp lìa văn tự đâu có thể giảng
ư?” Sư bèn cất bước du phương qua các thiền hội—He left home at the age of
seven to live at Miao-Xiang Temple. Initially, he studied the “Hundred
Dharmas Doctrine” of the Consciousness-Only school of Buddhism. Later, he
undertook the practices of the Hua-Yen school, but upon reading the words
“Mind is self-nature,” he had an insight, saying: “Dharma is not found in
the written word, and how can one speak of it?” He then went traveling to
find and study under a Zen teacher.
Thiền Sư Viên Giám ở hội Thánh Nham, một đêm nằm mộng thấy có nuôi con
chim ưng sắc xanh, tỉnh giấc ông cho là một điềm lành. Đến sáng ngày ấy,
sư liền đi đến . Sư lễ ra mắt, Giám nhận cho ở và dạy khán câu “Ngoại đạo
hỏi Phật: ‘Chẳng hỏi có lời, chẳng hỏi không lời.’” Sư khán câu nầy trải
qua ba năm, một hôm Giám hỏi: “Ngươi ghi được thoại đầu chăng, thử nêu ra
xem?” Sư nghĩ đáp lại, bị Giám bụm miệng. Bỗng nhiên sư khai ngộ, bèn đảnh
lễ. Giám bảo: “Ngươi diệu ngộ huyền cơ chăng?” Sư thưa: “Nếu có cũng phải
mửa bỏ.” Lúc đó, thị giả ở bên cạnh nói: “Hoa Nghiêm Thanh ngày nay như
bệnh được ra mồ hôi.” Sư ngó lại, bảo: “Ngậm lấy miệng chó, nếu nói lăng
xăng, Ta buồn nôn.” Sau đó ba năm, Giám đem tông chỉ của tông Tào Động
chỉ dạy, sư đều diệu khế. Giám trao giày, y của Đại Dương Huyền và dặn
dò: “Ngươi thay ta nối dòng tông Tào Động, không nên ở đây lâu phải khéo
hộ trì.” Sau đó Giám nói kệ:
“Tu Di
lập Thái Hư
Nhật
nguyệt phụ nhi chuyển
Quần
phong tiệm ỷ tha
Bạch vân
phương y cải biến
Thiếu Lâm
phong khởi tùng
Tào Khê
động liêm quyện
Kim Phụng
túc long sào
Thần đài
khởi xa tiển.”
(Tu Di dựng
trong không,
Nhật nguyệt
cạnh mà chuyển
Nhiều đảnh đều
nương y
Mây trắng mới
biến đổi
Thiếu Lâm gió
tòng tay
Động Tào Khê
cuốn sáo
Phụng vàng đậu
ổ rồng
Nhà rêu đậu xe
nghiền).
At
that time, Zen master Yuan-Jian was staying at Sacred Peak. One night he
saw a blue eagle in a dream and took it as an omen. The next morning,
T’ou-Tzi arrived and Yuan-Jian received him ceremoniously. Now because a
non-Buddhist once asked the Buddha: “I don’t ask about that which may be
spoken of, and I don’t ask about what may not be spoken of… After three
years Yuan-Jian asked T’ou-Tzi: “Let’s see if you remember your
‘hua-t’ou.’ T’ou-Tzi began to answer when Yuan-Jian suddenly covered
T’ou-Tzi’s mouth with his hand. T’ou-Tzi the experienced enlightenment. He
bowed. Yuan-Jian said: “Have you awakened to the mysterious function?”
T’ou-Tzi said: “Were it like that I’d have to spit it out.” At that time
an attendant standing to one side said: “Today Qing Hua-Yan (T’ou-Tzi) is
sweating as if he were ill!” T’ou-Tzi turned to him and said: “Don’t speak
insolently! If you do so again I’ll vomit!” After three more years,
Yuan-Jian revealed to T’ou-Tzi the essential doctrine passed down from
T’ong-Shan and T’ou-Tzi grasped it entirely. Yuan-Jian presented T’ou-Tzi
with T’a-Yang’s portrait, sandals, and robe. He then instructed him to
carry on the method of this school in my behalf, so that it will not end
here. Well and befittingly sustain and preserve it.” Yuan-Jian then wrote
a verse and presented to T’ou-Tzi:
“Mt.
Sumeru stands in the greta void.
It
supports the spinning sun and moon.
Upon
its countless peaks do rest,
The
white clouds there transformed.
The
Shao-Lin wind sows a forest.
The
Cao-T’ong screen rolled up.
A
golden phoenix lives in a dragon’s nest.
Imperial moss is crushed by a wagon.
Sư đến Viên Thông không thưa hỏi gì, chỉ ăn cơm xong rồi ngủ. Tri sự thấy
thế, bạch với Viên Thông: “Trong Tăng đường có vị Tăng cả ngày lo ngủ, xin
thực hành theo qui chế.” Viên Thông bảo: “Khoan! Đợi ta xét qua.” Viên
Thông cầm gậy đi vào Tăng đường, thấy sư đang nằm ngủ, Viên Thông gõ vào
giường, quở: “Trong đây tôi không có cơm dư cho Thượng Tọa ăn xong rồi
ngủ.” Sư thưa: “Hòa Thượng dạy tôi làm gì?” Viên Thông bảo: “Sao chẳng
tham thiền?” Sư thưa: “Món ăn ngon không cần đối với người bụng no.” Viên
Thông bảo: “Tại sao có nhiều người không chấp nhận Thượng Tọa?” Sư thưa:
“Đợi họ chấp nhận để làm gì? Viên Thông hỏi: “Thượng Tọa đã gặp ai rồi đến
đây?” Sư thưa: “Phù Sơn.” Viên Thông bảo: “Lạ! Được cái gì mà lười biếng.”
Viên Thông bèn nắm tay, hai người cười rồi trở về phương trượng.”—When
T’ou-tzi-Yi-Qing arrived at Yuan-Tong’s place, rather than going for an
interview with that teacher at the appointed time, he remained sleeping in
the monk’s hall. The head monk reported this to Yuan-Tong, saying: “There
is a monk who’s sleeping in the hall during the day. I’ll go deal with it
according to the rules.” Yuan-Tong asked: “Whi is it?” The head monk said:
“The monk Qing.” Yuan-Tong said: “Leave it be. I’ll go find about it.”
Yuan-Tong then took his staff and went into the monk’s hall. There he
found T’ou-Tzi-Yi-Qing in a deep sleep. Hitting the sleeping platform with
his staff, he scolded him: “I don’t offer any ‘leisure rice’ here for
monks so that they can go to sleep.” T’ou-Tzi-Yi-Qing woke up and asked:
“How would the master prefer that I practice?” Yuan-Tong said: “Why don’t
you try practicing Zen?” Yi-Qing said: “Fancy food doesn’t interest
someone who’s sated.” Yuan-Tong said: “But I don’t think you’ve gotten
there yet.” Yi-Qing said: “What point would there be in waiting until you
believe it?” Yuan-Tong said: “Who have you been studying with?” Yi-Qing
said: “Fu-Shan.” Yuan-Tong said: “No wonder you’re so obstinate!” They
then held each other’s hands, laughed, and went to talk in Yuan-Tong’s
room. From this incident Yi-Qing’s reputation spread widely.
Ban đầu Sư trụ trì tại Bạch Vân. Sau sư dời đến Đầu Tử. Sư thượng đường
dạy chúng: “Nếu luận việc nầy như loan phụng bay giữa hư không chẳng để
dấu vết, như con linh dương mọc sừng ai tìm được dấu chơn, rồng vàng chẳng
giữ đầm lạnh, thỏ ngọc đâu gá bóng cóc. Nếu lập chủ khách thì phải ngoài
cõi Oai Âm lay đầu, hỏi đáp nói bày vẫn còn ở giữa đường. Nếu đứng tròng
chẳng nhọc thấy nhau—T’ou-Tzi-Yi-Qing first taught on White Cloud Temple
in Jian-Chou. He later moved to the Sheng-Yin Monastery in Shu-Chou
(located on Mt. Qian) Zen master Yi-Qing entered the hall and addressed
the monks, saying: “To speak of this affair is like a phoenix soaring into
the heavens, not leaving a trace behind. It’s like a ram whose horns are
entangled in a tree, and thus does not touch the ground. Where will you
find any tracks? A golden dragon in not concealed in a cold swamp. A jade
rabbit nests in the moonlight. In order to establish the guest and host,
you must stick your head out beyond the noisy world. If you answer my
questions properly, you’re singing at the edge of the mysterious road. But
in that case, you’re still only halfway there. If you’re still staring in
miscomprehension, don’t belabor what you see!”
Năm 1083, lúc gần thị tịch, sư có làm bài kệ:
“Lưỡng xứ
trụ trì
Vô khả
trợ đạo
Trân
trọng chư nhơn
Bất tu
tầm thảo.”
(Trụ trì hai nơi,
không thể giúp đạo
Trân trọng các
ngươi, Chẳng cần tìm
thảo)—When Yi-Qing
was near death, he
composed a poem:
“As the abbot of two
temples,
I couldn’t assist
the Buddha way.
My parting message
to you all,
Don’t go seeking
after something.”
Nghĩa Thú: Con đường chánh
đạo—The path of truth, the right direction, or objective.
Nghĩa Thuật: See Nghĩa Vệ.
Nghĩa Tịnh: Ngài Nghĩa Tịnh Tam
Tạng Pháp Sư (635-713), một vị sư nổi tiếng thời Đường. Khi ngài được mười
tuổi thì Huyền Trang trở về Trung Hoa, nhưng ngài đã tự chuẩn bị cho mình
một cuộc sống tu sĩ Phật Giáo. Ngài gia nhập giáo đoàn năm 14 tuổi. Tuy đã
nuôi ý định đi Ấn Độ từ năm 652, nhưng mãi đến khi 37 tuổi ngài mới thực
hành được ý định. Năm 671 ngài mới có thể bắt đầu dong buồm đi Ấn Độ, trải
qua hơn 25 năm, đi qua hơn 30 quốc gia; tuy nhiên, ngài dùng rất nhiều thì
giờ tại tu viện Na Lan Đà. Năm 695, ngài trở về Lạc Dương, Trung Quốc,
được tiếp đón nồng hậu và đầy vinh dự (người ta nói Thiên Hậu đã ra tận
cửa Thượng Đông để đón ngài). Ngài mang về hơn 400 bộ kinh. Đầu tiên ngài
hợp tác với Thực Xoa Nan Đà (người nước Vu Điền) dịch Kinh Hoa Nghiêm.
Sau đó ngài còn dịch rất nhiều bộ kinh khác gồm 56 bộ kinh với 230 quyển.
Các cuộc hành trình của ngài không có sự đa dạng và chủ đích khoa học như
của ngài Huyền Trang, nhưng lại quan tâm nhiều đến con người. Trong chuyến
đi năm 671, ngài đã ở lại tám tháng tại Sumatra, sáu tháng tại Srivijaya,
một quốc gia vùng biển đang phát triển, nay là Palembang, và hai tháng tại
Mã Lai. Ngài lên bộ tại Tamralipti vào năm 673 và từ đó đi đến Ma Kiệt Đà
(Magadha), thánh địa hàng đầu, rồi đến chiêm bái Bodh-Gaya cùng các thánh
địa khác. Ngài lưu lại viện đại học Na Lan Đà mười năm, nghe bài giảng của
các bậc thầy về giáo pháp và thu thập kinh sách. Ngài rời Ấn Độ cũng bằng
ngã Tamralipta, sống bốn năm tại Srivijaya, trau dồi Phạn ngữ để sau nầy
dịch kinh sách. Vào năm 689, ngài trở lại Trung Quốc. Ngài đã để lại những
ký sự quý báu về “Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng” (Hồi Ký về Các Tu Sĩ Xuất
Chúng Đi Tìm Chánh Pháp ở Phương Tây), được Chavannes dịch sang Pháp ngữ.
“Ghi Nhận Về Đạo Phật Tại Ấn Độ và Quần Đảo Mã Lai,” được J. Takakusu dịch
sang Anh. Sách cho chúng ta một ý niệm khá rõ về sự sốt sắng tận tụy của
những người hành hương mà số lượng đông hơn ta tưởng, về tinh thần chấp
nhận hiểm nguy của họ. Thật vậy, đây là một chuỗi dài buồn thảm về các câu
chuyện đầy những biến cố lâm ly, cả trên bộ lẫn dưới biển. Nghĩa Tịnh đã
ngậm ngùi nói: “Tuy có thành công nhưng con đường đầy những gian nan. Vùng
Thánh địa thật quá xa vời và bao la. Trong số đông những người toan tính,
có mấy người đạt được kết quả thật sự, có mấy người hoàn thành được nhiệm
vụ của mình. Những sa mạc mênh mông đầy sỏi đá của vùng đất Voi (Ấn Độ),
những dòng sông lớn chói chang ánh mặt trời dội sức nóng thiêu đốt, hoặc
những vực sâu, những đợt sóng cao ngất. Khi đi trên bộ một mình bên kia
Thiết Môn giữa Samarquand và Bactria, người ta lạc vào giữa hàng ngàn ngọn
núi, dễ rơi xuống đáy vực từ những vách đá dựng đứng; khi đi thuyền đơn
độc bên kia trụ đồng (phía nam Tonkin) thì phải băng qua vô số vùng châu
thổ và có thể bị thiệt mạng. Vì thế cho nên trong số năm chục người ra đi
thì số sống sót trở về chỉ đếm trên đầu ngón tay.” Theo Nghĩa Tịnh, nhiều
tu sĩ Cao Ly, băng qua vùng Trung Á, hay đi đường biển, rất nhiều trong số
họ đã chết tại Ấn Độ, chứ không bao giờ được nhìn thấy lại xứ sở của mình.
Ngài thị tịch năm 79 tuổi—I-Ching, 635-713 A.D., the famous monk during
the T’ang dynasty, who was only about ten years old when Hsuan-Tsang
returned to China, but he had already prepared himself for the life of a
Buddhist monk. He was admitted to the Order when he was fourteen. Though
he formed the idea of travelling to India in 652, but he did not carry it
out till he was thirty-seven years old. In 671, he set out by the sea
route for India, where he remained for over twenty years, travelling over
30 countries; however, he spent half this period in the Nalanda monastery.
He returned to China (Lo-Yang) in 695, was received with much honour,
brought back some four hundred works, translated with Siksananda the
Avatamsaka Sutra, later translated many other works (56 sutras comprised
of 230 books) and left valuable account of his travels and life in India.
His itineraries lack the variety and scientific interest of those of
Hsuan-Tsang, but they are full of human interest. On his outward voyage in
671, he spent eight months in Sumatra, six at Srivijaya, a rising maritime
State, now Palembang, and two months in Malaysia in the neighborhood. He
landed at Tamralipti in 673 and thence went to Magadha, the holy land and
worshipped at Bodh-Gaya and other sacred spots. He spent ten years at
Nalanda, hearing the teaching from different masters, and collecting holy
books. In 685, he left India, again by way of Tamralipti. He spent four
years in Srivijaya to learn more Sanskrit in order to translate sacred
works later on. In 689, he returned to China to fetch collaborators for
his work and after went back to stay at Srivijaya for another five years.
He finally returned to China in 695. One of I-Ch’ing’s works, A Record of
the Buddhist Religion as practised in India and the Malay Archipelago, has
been translated into English by a Japanese scholar, J. Takakusu. More
interesting in some ways are his Memoirs on the Eminent Monks who went in
Search of the Law in the Western Countries, which translated into French
by Chavannes. This gives us a fair idea of the earnestness and devotion of
the pilgrims whose numbers were large than we are apt to imagine and of
the spirit with which they braved the dangers of their enterprises. It
is, in fact, a melancholy succession of tales, full of pathetic incidents
both on land and sea. I-Ch’ing remarks wistfully: “However, triumphal, the
path was strewn with difficulties; the Holy Places were far away and vast.
Of dozen who brought forth leaves and flowers, and of several who made an
attempt, there was scarcely one who bore any fruit or produced any real
results, and few who competed their task. The reason for this was the
immensity of the stony deserts of the Land of the Elephant (India), the
great rivers and the briliance of the sun which pours forth its burning
heat, or else the towering waves heaved up by the giant fish, the abysses,
and the waters that rise and swell as high as the heavens. When marching
solitary, beyond the Iron Gates between Samarquand and Bactria, one
wandered amongst the ten thousand mountains, and fell into the bottom of
precipices; when sailing alone beyond the Columns of Coper (south of
Tontkin), one crossed the thousand deltas over fifty in number, while
those who survive were only a handful of men." According to I-Ch’ing,
several Korean monks had gone to India, the majority across Central Asia,
some by the sea route; of them, I-Ch’ing says: “They died in India, and
never saw their country again. He died at age 79.
Nghĩa Tồn Tuyết Phong Thiền Sư:
Zen Master Xue-Feng-Yi-Cun—Thiền sư Nghĩa Tồn Tuyết Phong sanh năm 822 tại
Tuyền Châu (bây giờ thuộc tỉnh Phúc Kiến). Năm mười hai tuổi sư đến ở chùa
và xuất gia năm 17 tuổi—Zen Master Xue-Feng-Yin-Cun was born in 822 in
Quan-Chou (now Fu-Jian Province). He left home to stay at Yu-Jian temple
and became a monk at the age of seventeen.
Tại Động Sơn, sư làm trưởng ban trai phạn (Phạn Đầu) đang đãi gạo. Khâm
Sơn hỏi: “Đãi cát bỏ gạo hay đãi gạo bỏ cát?” Sư đáp: “Gạo cát đồng thời
bỏ.” Khâm Sơn hỏi: “Như vậy đại chúng lấy gì ăn?” Sư bèn lật úp thau đãi
gạo. Khâm Sơn nói: “Cứ theo nhơn duyên nầy, huynh hợp ở Đức Sơn.”—Xue-Feng
served as a rice cook at T’ong-Shan. One day as he was straining the rice,
T’ong-Shan asked him: “Do you strain the rice out from the sand, or do you
strain the sand out from the rice?” Xue-Feng said: “Sand and rice are both
strained out at once.” T’ong-Shan said: “In that case, what will the monks
eat?” Xue-Feng then tipped over the rice pot. T’ong-Shan said: “Go! Your
affinity accords with Te-Shan!”
Sư đến tạm biệt Động Sơn, Động Sơn hỏi: “Ngươi đi đâu?” Sư thưa: “Đi về
trong đảnh núi.” Động Sơn hỏi: “Đương thời từ đường nào ra?” Sư thưa: “Từ
đường vượn bay đảnh núi ra.” Động Sơn hỏi: “Nay quay lại đường nào đi?” Sư
thưa: “Từ đường vượn bay đảnh núi đi.” Động Sơn bảo: “Có người chẳng từ
đường vượn bay đảnh núi đi, ngươi biết chăng?” Sư thưa: “Chẳng biết.” Động
Sơn hỏi: “Tại sao chẳng biết?” Sư thưa: “Y không mặt mày.” Động Sơn bảo:
“Ngươi đã chẳng biết, sao biết không mặt mày?” Sư không đáp được—When
Xue-Feng left Tong-Shan, Tong-Shan asked him: “Where are you going?”
Xue-Feng said: “I’m returning to Ling-Zhong. Tong-Shan said: “When you
left Ling-Zhong to come here, what road did you take?” Xue-Feng said: “I
took the road through the Flying Ape Mountain.” Tong-Shan asked: “And
what road are you taking to go back there?” Xue-Feng said: “I’m returning
through the Flying Ape Mountains as well.” Tong-Shan said: “There’s
someone who doesn’t take the road through Flying Ape Mountains. Do you
know him?” Xue-Feng said: “I don’t know him.” Tong-Shan said: “Why don’t
you know him?” Xue-Feng said: “Because he doesn’t have a face.” Tong-Shan
said: “If you don’t know him, how do you know he doesn’t have a face?”
Xue-Feng was silent.
Sư cùng Nham Đầu đi đến Ngao Sơn ở Lễ Châu gặp tuyết xuống quá nhiều nên
dừng lại. Nham Đầu mỗi ngày cứ ngủ, sư một bề ngồi thiền. Một hôm, sư gọi
Nham Đầu: “Sư huynh! Sư huynh! Hãy dậy.” Nham Đầu hỏi: “Làm cái gì?” Sư
nói: “Đời nay chẳng giải quyết xong, lão Văn Thúy đi hành khất đến nơi
chốn, bị y chê cười, từ ngày đến đây sao chỉ lo ngủ?” Nham Đầu nạt: “Ngủ
đi! Mỗi ngày ngồi trên giường giống như thổ địa, ngày sau bọn ma quỷ nam
nữ vẫn còn.” Sư chỉ trong ngực nói: “Tôi trong ấy còn chưa ổn, không dám
tự dối.” Nham Đầu nói: “Tôi bảo ông sau nầy lên chót núi cất thảo am xiển
dương đại giáo, sẽ nói câu ấy.” Sư thưa: “Tôi thật còn chưa ổn.” Nham Đầu
bảo: “Nếu ông thật như thế, cứ chỗ thấy của ông mỗi mỗi thông qua, chỗ
phải tôi sẽ chứng minh cho ông, chỗ chẳng phải tôi sẽ vì ông đuổi dẹp.” Sư
thưa: “Khi tôi mới đến Diêm Quan, thấy thượng đường nói nghĩa sắc không,
liền được chỗ vào.” Nham Đầu nói: “Từ đây đến ba mươi năm rất kỵ không nên
nói đến.” Sư thưa: “Tôi thấy bài kệ của Động Sơn qua sông ‘Thiết kỵ tùng
tha mít, điều điều giữ ngã sơ, cừ kim chánh thị ngã, ngã kim bất thị cừ.’”
Nham Đầu nói: “Nếu cùng ấy tự cứu cũng chưa tột.” Sau sư hỏi Đức Sơn ‘Việc
trong tông thừa từ trước con có phần chăng?’ Đức Sơn đánh một gậy hỏi:
‘Nói cái gì?’ Tôi khi đó giống như thùng lủng đáy.” Nham Đầu nạt: “Ông
chẳng nghe nói “Từ cửa vào chẳng phải của báu trong nhà.” Sư thưa: “Về sau
làm thế nào mới phải?” Nham Đầu bảo: “Về sau, nếu muốn xiển dương Đại
Giáo, mỗi mỗi từ trong hông ngực mình lưu xuất, sau nầy cùng ta che trời
che đất đi!” Sư nhơn câu ấy đại ngộ liền đảnh lễ, đứng dậy kêu luôn: Sư
huynh! Ngày nay mới là thành đạo ở Ngao Sơn.” At that moment it was like
the botom falling out of a bucket of water.”—When Xue-Feng was traveling
with Yan-T’ou on Tortoise Mountain in Li-Chou Province, they were
temporarily stuck in an inn during a snowstorm. Each day Yan-T’ou spent
the entire day sleeping. Xue-Feng spent each day sitting in Zen
meditation. One day, Xue-Feng called out: “Elder Brother! Elder Brother!
Get up!” Yan-T’ou said: “What is it?” Xue-Feng said: “Don’t be idle. Monks
on pilgrimage have profound knowledge as their companion. This companion
must accompany us at all times. But here today, all you are doing is
sleeping.” Yan-T’ou yelled back: “Just eat your fill and sleep! Sitting
there in meditation all the time is like being some day figure in a
villager’s hut. In the future you’ll just spook the men and women of the
village.” Xue-Feng pointed to his own chest and said: “I feel unease here.
I don’t dare cheat myself by not practicing diligently.” Yan-T’ou said:
“I always say that some day you’ll build a cottage on a lonely mountain
peak and expound a great teaching. Yet you still talk like this!” Xue-Feng
said: “I’m truly anxious.” Yan-T’ou said: “If that’s really so, then
reveal your understanding, and where it is correct I’ll confirm it for
you. Where it’s incorrect I’ll root it out.” Xue-Feng said: “When I first
went to Yan-Kuan’s place, I heard him expound on emptiness and form. At
that time I found an entrance.” Yan-T’ou said: “And then I saw Tong-Shan’s
poem that said: ‘Avoid seeking elsewhere, for that’s far from the Self,
now I travel alone, everywhere I meet it, now it’s exactly me, now I’m not
it.” Yan-T’ou said: “If that’s so, you’ll never save yourself.” Xue-Feng
said: “Later I asked De-Shan: ‘Can a student understand the essence of the
ancient teachings?’ He struck me and said: ‘What did you say?’ At that
moment it was like the bottom falling out of a bucket of water.” Yan-T’ou
said: “Haven’t you heard it said that ‘what comes in through the front
gate isn’t the family’s jewels?” Xue-Feng said: “Then, in the future, what
should I do?” Yan-T’ou said: “In the future, if you want to expound a
great teaching, then it must flow forth from your own breast. In the
future your teaching and mine will cover heaven and earth.” When Xue-Feng
heard this he experienced unsurpassed enlightenment. He then bowed and
said: “Elder Brother, at last today on Tortoise Mountain I’ve attained the
Way!”
Một vị Tăng hỏi: “Hòa Thượng thấy Đức Sơn được cái gì liền thôi?” Sư đáp:
“Ta đi tay không, về tay không.”—After Xue-Feng asumed the abbacy at Snow
Peak, a monk asked him: “When the Master was at Te-Shan’s place, what was
it you attained and allowed you to stop looking further?” Xue-Feng said:
“I went with empty hands and returned with empty hands.”
Sư hỏi vị Tăng mới đến: “Vừa rời chỗ nào đến?” Vị Tăng thưa: “”Phú Thuyền
đến.” Sư hỏi: “Biển sanh tử chưa qua, vì sao lại phú thuyền (úp thuyền)?”
Vị Tăng không đáp được, bèn trở về thuật lại cho Phú Thuyền. Phú Thuyền
bảo: “Sao không nói y không sanh tử.” Vị Tăng trở lại nói lời nầy. Sư bảo:
“Đây không phải lời của ông. Vị Tăng thưa: “Phú Thuyền nói thế ấy.” Sư
bảo: “Ta có 20 gậy gởi cho Phú Thuyền, còn ta tự ăn 20 gậy, chẳng can hệ
gì đến Xà Lê.”—Xue-Feng asked a monk: “Where have you come from?” The monk
said: “From Zen master Fu-Chuan’s place.” Xue-Feng said: “You haven’t
crossed the sea of life and death yet. So why have you overturned the
boat?" ”he monk was speechless. He later returned and told Zen master
Fu-Chuan about this. Fu-Chuan said: "W“y didn't you say ‘It is not subject
to life and death’?” The monk returned to Xue-Feng and repeated this
phrase. Xue-Feng said: “This isn’t something you said yourself.” The monk
said: “Zen master Fu-Chuan said this.” Xue-Feng said: : Isend twenty blows
to Fu-Chuan and give twenty blows to myself as well for interfering your
own affairs.”
Một hôm, sư ở trong nhà Tăng dóng cửa trước cửa sau xong nổi lửa đốt, lại
kêu: “Cứu lửa! Cứu lửa! Huyền Sa đem một thanh củi từ cửa sổ ném vào
trong. Sư bèn mở cửa—One day, Xue-Feng went into the monk’s hall and
started a fire. The he closed and locked the front and back doors and
yelled “Fire! Fire!” Xuan-Sha took a piece of firewood and threw it in
through the window. Xue-Feng then opened the door.
Sư thượng đường dạy chúng: “Núi Nam có một con rắn mũi to, hết thảy các
ông đều phải khéo xem.” Trường Khánh bước ra thưa: “Hôm nay trong nhà này
có người tán thân mất mạng.” Vân Môn lấy cây gậy ném trước sư rồi ra bộ
sợ. Có người đem việc nầy thuật lại Huyền Sa. Huyền Sa nói: “Phải là Huynh
Lăng mới được. Tuy nhiên như thế, nếu ta thì chẳng vậy.” Vị Tăng hỏi: “Hòa
Thượng làm thế nào?” Huyền Sa nói: “Dùng núi Nam làm gì?”—Zen master
Xue-Feng entered the hall and addressed the monks, saying: “South Mountain
has a turtle-nosed snake. All of you here must take a good look at it.”
Chang-Qing came forward and said: “Today in the hall there and many who
are losing their bodies and lives.” Yun-Men then threw a staff onto the
ground in front of Xue-Feng and affected a pose of being frightened. A
monk told Xuan-Sha about this and Xuan-Sha said: “Granted that Chang-Qing
understands, still I don’t agree.” The monk said: “What do you say,
Master?” Xuan-Sha said: “Why do you need South Mountain?”
Sư thị tịch năm 908, được vua ban hiệu “Đại Sư Chơn Giác”—He died in 908.
After his death he received the posthumous title “Great Teacher True
Awakening.”
Nghĩa Tướng: Nghĩa lý và tướng
trạng—Meaning and form, truth and its aspect.
Nghĩa Vệ: Thuật để cứu đàn kiến
(tại một nơi ngập nước, đàn kiến bị nước cuốn trôi, có người lấy cành cây
bắc ngang qua cho chúng bò lên)—The duty and mode of saving lives of ants.
Nghĩa Vô Ngại: Hiểu biết thông
đạt và giảng giải nghĩa lý chư pháp một cách trôi chảy không trở ngại, một
trong tứ vô ngại của chư Bồ Tát—Unonstructed knowledge of the meaning, or
the truth; complete knowledge, one of the four unobstructed eloquences of
Bodhisattvas.
** For more information,
please see Tứ Vô
Ngại.
Nghĩa Ý: Meaning and aim.
Nghịch: Vama (skt)—Chống lại
hay đối nghịch lại—To go against—Opposite—Contrary—Resist—In the opposite
direction.
Nghịch Báng: Chống báng lại—To
resist and abuse.
Nghịch Cảnh: Adverse
circumstances—Adversity.
Nghịch Dụ: Phép dẫn dụ đi ngược
lại từ quả trở về nhân, từ ngọn về gốc, thí dụ như biển có nguồn là sông
to, sông to có nguồn là sông nhỏ, sông nhỏ có nguồn là suối, vân
vân—Argument by illustration from effect to cause, e.g. the source of the
ocean is the river, of the river the streams, of the small rivers the
streams, etc.
Nghịch Duyên: Bất thuận duyên,
đối lại với thuận duyên; thiện với Phật quả là thuận duyên, ác là nghịch
duyên (thuận với đường lối đạo Phật là thuận duyên, ngược với đường lối
đạo Phật là nghịch duyên)—Resisting accessory cause, in contrast with the
accordant cause (thuận duyên); as goodness is the accordant cause so evil
is the resisting cause of the Buddha way.
Nghịch Đức: Contrary to virtue.
Nghịch Hóa: Khả năng của chư
Phật và chư Bồ Tát, giáo hóa những kẻ theo tà giáo hay những người đối
địch với mình—The ability of the Buddhas and bodhisattvas to convert the
heterodox or opponents.
Nghịch Lộ Già Da Đà:
Vama-lokayata (skt)—Lộ Già Da Đà là tên của một phái ngoại đạo thuận theo
tình đời. Nghịch Lộ Già Da Đà hay Tả Thuận Thế Ngoại Đạo, là phái chống
lại thuận thế ngoại đạo. Lộ Già Da Đà hay Thuận Thế là hạng vứt bỏ Thánh
thư của Lão Trang—The Lokayata were materialistic and “worldly” followers
of Carvaka school; the Vama-lokayata were opposed to the conventions of
the world. An earlier interpretation of Lokayata is, Ill response to
questions, the sophistical method of Chuang-Tsu being mentioned as Evil
questioning, which is above method reversed.
Nghịch Luân: Contrary to
morality—Immoral.
Nghịch Lưu:
Tìm đường giải thoát khỏi những phiền trược bằng cách đi ngược lại dòng
đời—To resist it and seek a way of escape by getting rid of life’s
delusions.
Đi ngược lại dòng sanh tử luân hồi và nhập vào đạo quả Niết Bàn, giai đoạn
Thanh Văn hay thứ nhất của A La Hán: To go against the current (the stream
of transmigration and enter the path of nirvana), the first stage of the
arhat, that of a sravaka.
Nghịch Lý: Opposed (contrary)
to common sense.
Nghịch Mắt: To offend the eyes.
Nghịch Ngợm: Restless.
Nghịch Nhĩ: To shock the ears.
Nghịch Quán: Làm ngược lại với
thứ tự hay phương thức quán là nghich quán (thí dụ như quán thập nhị nhân
duyên thì không nương theo thứ tự vô minh, hành, thức, vân vân; mà lại đi
ngược từ tử, lão, bệnh, sanh, hữu, vân vân; hay là theo quả mà dò
nhân)—The inverse method in meditation.
Nghịch Thuận: Còn gọi là “Vi
Thuận.” Trái ngược với chân lý gọi là nghịch, thuận với chân lý là
thuận—The adversaties, resisting and complying, opposing and according
with, reverse or direct, backward or forward.
Nghịch Tu: Dự Tu—Những Phật sự
sau khi một người đã quá vãng—To observe in contrary order; to observe
before death the Buddhist rites in preparation for it.
Nghịch YÙ: Against one’s will.
Nghiêm:
Nghiêm khắc: Strict.
Nghiêm trọng: Severe—Grave.
Nghiêm Cấm: To prohibit—To
forbid.
Nghiêm Cẩn: Solemn and careful.
Nghiêm Chính: Severe—Strict.
Nghiêm Đường: Father.
Nghiêm Đường Huấn Nữ Thập Giáo:
Trong Đức Phật và Phật Pháp, Đức Phật đã từng dạy rằng ngoài của hồi môn
rất quan trọng, và những món trang sức quý giá, người cha khôn ngoan còn
dạy con gái mười điều sau đây—In The Buddha and His Teaching, the Buddha
taught: “The marriage festival was conducted on an elaborate scale. On the
wedding day, in addition to a large dowry and an exquisitely rich
ornament, a wise father should also gave his daughter the following ten
admonitions:
Không đem lửa trong nhà ra ngoài ngõ: Người vợ không bao giờ nên nói xấu
chồng và cha mẹ chồng với người ngoài. Cũng không nên đem chuyện xấu bên
nhà chồng mà thuật lại cho người ngoài, vì không có lửa nào tệ hại hơn lửa
nầy—Do not carry outside the indoor fire. A wife should never speak ill of
her husband and parents-in-law to others. Neither should their
shortcomings nor household quarrels be reported elsewhere, for there is no
fire that may be compared to this fire.
Không đem lửa ngoài ngõ vào nhà: Người vợ không nên nghe lời nói xấu của
người khác. Người vợ không nên đem những lời phỉ báng nghe được từ hàng
xóm, đem về kể lại và nói rằng: “Người nọ người kia đã nói xấu điều nầy
hay điều khác.” Không có lửa nào tệ hại hơn lửa nầy—Do not take inside the
outdoor fire. A wife should not listen to the reports and stories of other
households. In other words, a wife must not bring home the slander that
she has heard by saying: “So and so said this or that unkind thing about
you.” There is no fire that may be compared to this fire.
Chỉ cho những người biết cho lại: Đồ trong nhà chỉ nên cho những người nào
mượn rồi biết trả lại—Give only to those that wish to return the give.
Things should be lent to those who do return borrowed articles.
Không cho những người không biết cho lại: Không nên cho những người mượn
đồ rồi giữ luôn chứ không chịu trả lại—Do not give to those that do not
deserve the give. No article should be lent to those who do not return
them (borrowed articles).
Đối với bà con bạn bè, thì phải cho cả hai, dù họ có biết trả lại hay
không: Give both to kinsmen and frinds that give and do not give. It is to
say, poor kinsfolk and friends should be helped even if they do not repay.
Ngồi một cách an vui: Phải ngồi đúng chỗ thích nghi. Khi thấy cha mẹ chồng
đến phải đứng dậy để tỏ lòng kính trọng, chứ không được ngồi—Sit happily.
A wife should sit in a becoming way. On seeing her parents-in-law or her
husband, she should stand up as a sign of respect, and not remained
seated.
Ăn một cách an vui: Có nghĩa là trước khi ăn cơm phải coi có dọn đầy đủ
cho cha mẹ chồng và chồng chưa. Cũng phải coi chừng người làm trong nhà,
phải xem coi họ có được chăm sóc đầy đủ không—Eat happily means that
before partaking of her meals, a wife should first see that her
parents-in-law and husband are served. She should also see that her
servants are well cared for.
Ngủ một cách an vui: Nghĩa là trước khi đi ngủ phải quan sát nhà cửa, bàn
ghế. Cửa nẻo phải then gài cẩn thận. Phải xem coi những người làm trong
nhà có làm đủ bổn phận của họ chưa, và cha mẹ chồng đã đi ngủ chưa. Thế
thường người vợ phải thức khuya dậy sớm. Trừ khi nào ốm đau bệnh hoạn,
không bao giờ ngủ ngày—Sleep happily means before sleeping, a wife should
see that all doors are closed, furniture is safe, servants have performed
their duties, and parents-in-law have retired. As a rule, a wife should
rise early in the morning and, unless unwell, she should not sleep during
the day.
Coi chừng củi lửa: Phải xem chồng và cha mẹ chồng như lửa. Mỗi khi có việc
với cha mẹ chồng và chồng phải nên hết sức thận trọng như phải thận trọng
với lửa vậy—Tend the fire. Parents-in-law and husband should be regarded
as flames of fire. One should deal carefully with them as one would deal
with fire.
Tôn trọng các vị trời trong nhà: Cha mẹ chồng và chồng phải được tôn kính
như những vị trời trong nhà. Nên nhớ Đức Phật thường nhắc đến cha mẹ
chồng như những vị trời trong nhà—Honour the household divinities.
Parents-in-law and husband should be regarded as divinities. It is
noteworthy that the Buddha himself refers to parents-in-law as divinities
deserving her respect.
Nghiêm Hình: Severe punishment.
Nghiêm Khắc: To be very severe
(strict, stern, hard) with.
Nghiêm Khiết: Liêm
khiết—Pure—Clean.
Nghiêm Mệnh: strict order.
Nghiêm Minh: Severe and just.
Nghiêm Nghị: Grave—Severe.
Nghiêm Pháp: Severe or strict
laws.
Nghiêm Phạt: To punish
severely.
Nghiêm Phụ: See Nghiêm Đường.
Nghiêm Sư: Severe or strict
master (teacher).
Nghiêm Sức: Alamkaraka
(skt)—Trang nghiêm—Gloriously adorned.
Nghiêm Tịnh: Trang nghiêm thanh
tịnh—Glorious and pure, gloriously pure.
Nghiêm Trang:
Solemn—Serious—Severe—Grave.
Nghiêm Trị: See Nghiêm Phạt.
Nghiêm Trọng: Serious—Grave.
Nghiêm Từ: Parents.
Nghiêm Vương: See Diệu Trang
Nghiêm Vương in Vietnamese-English Section.
Nghiễm Nhiên: All of a
sudden—By accident.
Nghiệm:
Chứng nghiệm: Experience—Try—Test—Examine—To verify—To hold an inquest—To
come true—To verify.
Hiệu nghiệm: Efficient.
Nghiệm Sinh Nhân Trung: Xem xét
coi một người sau khi chết sẽ tái sanh vào cảnh giới nhân, Thiên, hay địa
ngục, ngạ quỷ, súc sanh—An inquiry into a the mode of a person’s death, to
judge whether he will be eborn as a man, deva, and so on with the other
possible destinies such as hells, hungry ghosts, animals.
Nghiên Cứu: To examine—To
study.
Nghiền: To crush.
Nghiền Ngẫm: To ponder
(reflect) over something.
Nghiêng: Inclined—Sloping.
Nghiêng Mình: To bend—To
lean—To stoop.
Nghiêng Ngửa: Full of ups and
downs—Unstable.
Nghiệp: Karma (skt)—Kamma (p)
Ý nghĩa của Nghiệp—The meanings of Karma: Nghiệp là một trong các giáo lý
căn bản của Phật giáo. Mọi việc khổ vui, ngọt bùi trong hiện tại của
chúng ta đều do nghiệp của quá khứ và hiện tại chi phối. Hễ nghiệp lành
thì được vui, nghiệp ác thì chịu khổ. Vậy nghiệp là gì? Nghiệp theo chữ
Phạn là ‘karma’ có nghĩa là hành động và phản ứng, quá trình liên tục của
nhân và quả. Luân lý hay hành động tốt xấu (tuy nhiên, từ ‘nghiệp’ luôn
được hiểu theo nghĩa tật xấu của tâm hay là kết quả của hành động sai lầm
trong quá khứ) xảy ra trong lúc sống, gây nên những quả báo tương ứng
trong tương lai. Cuộc sống hiện tại của chúng ta là kết quả tạo nên bởi
hành động và tư tưởng của chúng ta trong tiền kiếp. Đời sống và hoàn cảnh
hiện tại của chúng ta là sản phẩm của ý nghĩ và hành động của chúng ta
trong quá khứ, và cũng thế các hành vi của chúng ta đời nay, sẽ hình thành
cách hiện hữu của chúng ta trong tương lai. Nghiệp có thể được gây tạo bởi
thân, khẩu, hay ý; nghiệp có thể thiện, bất thiện, hay trung tính (không
thiện không ác). Tất cả mọi loại nghiệp đều được chất chứa bởi A Lại Da và
Mạt Na thức. Chúng sanh đã lên xuống tử sanh trong vô lượng kiếp nên
nghiệp cũng vô biên vô lượng. Dù là loại nghiệp gì, không sớm thì muộn,
đều sẽ có quả báo đi theo. Không một ai trên đời nầy có thể trốn chạy được
quả báo—Karma is one of the fundamental doctrines of Buddhism. Everything
that we encounter in this life, good or bad, sweet or bitter, is a result
of what we did in the past or from what we have done recently in this
life. Good karma produces happiness; bad karma produces pain and
suffering. So, what is karma? Karma is a Sanskrit word, literally means a
deed or an action and a reaction, the continuing process of cause and
effect. Moral or any good or bad action (however, the word ‘karma’ is
usually used in the sense of evil bent or mind resulting from past
wrongful actions) taken while living which causes corresponding future
retribution, either good or evil transmigration (action and reaction, the
continuing process of cause and effect)—Our present life is formed and
created through our actions and thoughts in our previous lives. Our
present life and circumstances are the product of our past thoughts and
actions, and in the same way our deeds in this life will fashion our
future mode of existence. A karma can by created by body, speech, or mind.
There are good karma, evil karma, and indifferent karma. All kinds of
karma are accumulated by the Alayavijnana and Manas. Karma can be
cultivated through religious practice (good), and uncultivated. For
Sentient being has lived through inumerable reincarnations, each has
boundless karma. Whatever kind of karma is, a result would be followed
accordingly, sooner or later. No one can escape the result of his own
karma.
Nghiệp và Quả Báo—Karmas and Recompenses: Như trên đã nói, nghiệp là sản
phẩm của thân, khẩu, ý, như hạt giống được gieo trồng, còn quả báo là kết
quả của nghiệp, như cây trái. Khi thân làm việc tốt, khẩu nói lời hay, ý
nghĩ chuyện đẹp, thì nghiệp là hạt giống thiện. Ngược lại thì nghiệp là
hạt giống ác. Chính vì vậy mà Đức Phật dạy: “Muốn sống một đời cao đẹp,
các con phải từng ngày từng giờ cố gắng kiểm soát những hoạt động nơi thân
khẩu ý chớ đừng để cho những hoạt động nầy làm hại cả ta lẫn người.”
Nghiệp và quả báo tương ứng không sai chạy. Giống lành sanh cây tốt quả
ngon, trong khi giống xấu thì cây xấu quả tệ là chuyện tất nhiên. Như vậy,
trừ khi nào chúng ta hiểu rõ ràng và hành trì tinh chuyên theo luật nhân
quả hay nghiệp báo, chúng ta không thể nào kiểm soát hay kinh qua một cuộc
sống như chúng ta ao ước đâu. Theo Phật Pháp thì không có thiên thần quỷ
vật nào có thể áp đặt sức mạnh lên chúng ta, mà chúng ta có hoàn toàn tự
do xây dựng cuộc sống theo cách mình muốn. Nếu chúng ta tích tụ thiện
nghiệp, thì quả báo phải là hạnh phúc sướng vui, chứ không có ma quỷ nào
có thể làm hại được chúng ta. Ngược lại, nếu chúng ta gây tạo ác nghiệp,
dù có lạy lục van xin thì hậu quả vẫn phải là đắng cay đau khổ, không có
trời nào có thể cứu lấy chúng ta—As mentioned above, karma is a product of
body, speech and mind; while recompense is a product or result of karma.
Karma is like a seed sown, and recompense is like a tree grown with
fruits. When the body does good things, the mouth speaks good words, the
mind thinks of good ideas, then the karma is a good seed. In the contrary,
the karma is an evil seed. Thus the Buddha taught: “To lead a good life,
you Buddhists should make every effort to control the activities of your
body, speech, and mind. Do not let these activities hurt you and others.”
Recompense corresponds Karma without any exception. Naturally, good seed
will produce a healthy tree and delicious fruits, while bad seed gives
worse tree and fruits. Therefore, unless we clearly understand and
diligently cultivate the laws of cause and effect, or karma and result, we
cannot control our lives and experience a life the way we wish to.
According to the Buddha-Dharma, no gods, nor heavenly deities, nor demons
can assert their powers on us, we are totally free to build our lives the
way we wish. If we accumulate good karma, the result will surely be happy
and joyous. No demons can harm us. In the contrary, if we create evil
karma, no matter how much and earnestly we pray for help, the result will
surely be bitter and painful, no gods can save us.
Nghiệp đi vào tiềm thức như thế nào—How does karma enter the
Alaya-vijnana?: Khi chúng ta hành động, dù thiện hay ác, thì chính chúng
ta chứng kiến rõ ràng những hành động ấy. Hình ảnh của những hành động nầy
sẽ tự động in vào tiềm thức của chúng ta. Hạt giống của hành động hay
nghiệp đã được gieo trồng ở đấy. Những hạt giống nầy đợi đến khi có đủ
duyên hay điều kiện là nẩy mầm sanh cây trổ quả. Cũng như vậy, khi người
nhận lãnh lấy hành động của ta làm, thì hạt giống của yêu thương hay thù
hận cũng sẽ được gieo trồng trong tiềm thức của họ, khi có đủ duyên hay
điều kiện là hạt giống ấy nẩy mầm sanh cây và trổ quả tương ứng—When we
act, either good or bad, we see our own actions, like an outsider who
witnesses. The pictures of these actions will automatically imprint in
our Alaya-vijnana (subconscious mind); the seed of these actions are sown
there, and await for enough conditions to spring up its tree and fruits.
Similarly, the effect in the alaya-vijnana (subconscious mind) of the one
who has received our actions. The seed of either love or hate has been
sown there, waiting for enough conditions to spring up its tree and
fruits.
Làm thế nào để chúng ta triệt tiêu nghiệp?—How do we eliminate karma?: Đức
Phật dạy nếu ai đó đem cho ta vật gì mà ta không lấy thì dĩ nhiên người đó
phải mang về, có nghĩa là túi chúng ta không chứa đựng vật gì hết. Tương
tự như vậy, nếu chúng ta hiểu rằng nghiệp là những gì chúng ta làm, phải
cất chứa trong tiềm thức cho chúng ta mang qua kiếp khác, thì chúng ta từ
chối không cất chứa nghiệp nữa. Khi túi tiềm thức trống rỗng không có gì,
thì không có gì cho chúng ta mang vác. Như vậy làm gì có quả báo, làm gì
có khổ đau phiền não. Như vậy thì cuộc sống cuộc tu của chúng ta là gì nếu
không là đoạn tận luân hồi sanh tử và mục tiêu giải thoát rốt ráo được
thành tựu—The Buddha taught: “If someone give us something, but we refuse
to accept. Naturally, that person will have to keep what they plan to
give. This means our pocket is still empty.” Similarly, if we clearly
understand that karmas or our own actions will be stored in the
alaya-vijnana (subconscious mind) for us to carry over to the next lives,
we will surely refuse to store any more karma in the ‘subconscious mind’
pocket. When the ‘subconscious mind’ pocket is empty, there is nothing for
us to carry over. That means we don’t have any result of either happiness
or suffering. As a result, the cycle of birth and eath comes to an end,
the goal of liberation is reached.
Phân Loại Nghiệp—Categories of karma:
Nhị Nghiệp: Two kinds of karma—Có hai loại nghiệp hoặc tốt hoặc xấu, hoặc
cố ý hoặc không cố ý—There are two kinds of karma: One is good and the
other is bad karma or intentional and unintentional karma—See Nhị Chủng
Nghiệp.
Tam Nghiệp: Three kinds of karma—Có nhiều loại nghiệp, nhưng đại để có ba
loại: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp—Three types of karmas: body
karma, speech karma, and mental karma—See Tam Nghiệp, and Tam Báo.
Tứ Nghiệp: Four kinds of karma—See Bốn Loại Nghiệp.
Lục Nghiệp: Six kinds of karma—See Lục Đạo.
Thập Nghiệp: Thập ác và thập thiện—Ten evil actions and/or ten paths of
good action—See Thập Ác, and Thập Thiện Nghiệp in Vietnamese-English
Section.
Nghiệp Ách: Những tai ách đời
nầy là hậu quả của nghiệp gây tạo trong đời trước—The constraints of
karma; i.e. restricted conditions now as resulting from previous life.
Nghiệp Ảnh: Nghiệp như bóng
theo sát hình—Karma-shadow, karma dogging one’s steps like a shadow.
Nghiệp Báo: Quả báo sướng khổ
tương ứng với thiện ác nghiệp—Karma-reward; the retribution of karma (good
or evil).
Nghiệp Báo Thân: Theo tông Hoa
Nghiêm, chư Bồ Tát vì thương sót chúng sanh mà hiện ra thân cảm thụ hay
nghiệp báo thân, giống như thân của chúng sanh để cứu độ họ—According to
the Hua-Yen sect, the body of karmaic retribution, especially that assumed
by a bodhisattva to accord with the conditions of those he seeks to save.
**For more information,
please see Thập Thân
Phật.
Nghiệp Bất Thiện: Unwholesome
kamma—See Bất Thiện Nghiệp.
Nghiệp Bịnh: Bệnh nghiệp hay
bệnh gây ra do nghiệp của nhiều đời trước—Illness as the result of
previous karma.
Nghiệp Bộ: Bộ sổ ghi nghiệp của
chúng sanh được giữ bởi những vị “Cai Quản Nhân Quả” hay Minh Quan trong
địa ngục—The record or account book, believed to be kept by the rulers of
“Cause and Effect” or the rulers of Hades who record the deeds of all
sentient beings.
Nghiệp Cảm: Sự cảm ứng hay ảnh
hưởng của nghiệp (tùy thuộc vào nghiệp nhân thiện hay ác mà cảm thọ lạc
hay khổ)—The influence of karma; caused by karma.
Nghiệp Cảm Duyên Khởi: See
Duyên Khởi (I) (1).
Nghiệp Cảnh: Karma-mirror.
Nghiệp Cận Tử: Asanna
(p)—Death-proximate karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), cận tử
nghiệp là điều gì mà ta làm hay nghĩ đến liền trước lúc lâm chung. Nếu một
người xấu mà nhớ lại hoặc được làm một việc thiện trước lúc lâm chung, có
thể nhờ đó mà người ấy được tái sanh vào cảnh giới tốt (may mắn) hơn;
ngược lại, nếu một người tốt mà trước khi lâm chung lại nhớ đến một hành
động bất thiện của mình, người ấy có thể tái sanh vào một trạng thái bất
hạnh. Chính vì lý do quyết định tái sanh đó mà các xứ Phật Giáo có phong
tục nhắc nhở người sắp chết những hành động lành người ấy đã làm trong
đời, và tạo cơ hội cho người ấy tạo thiện nghiệp trước phút lâm chung. Khi
không có trọng nghiệp, và nghiệp cận tử được thành lập, thì nghiệp cận tử
sẽ giữ vai trò chính trong việc tái sanh. Điều nầy không có nghĩa là người
ấy sẽ trốn thoát được những nghiệp thiện ác đã tạo ra trong đời. Khi gặp
điều kiện thì những nghiệp thiện ác sẽ trổ quả tương xứng—According to the
Abhidharma, death-proximate karma is an action, or a potent karma
remembered or done shortly before death (dying moment), that is,
immediately prior to the last javana process. If a person of bad character
remembers a good deed he has done, or performs a good deed just before
dying, he may receive a fortunate rebirth; and conversely, if a good
person dwells on an evil deed done earlier, or performs an evil deed just
before dying, he may undergo an unhappy rebirth. For this reason, or its
significant in determining the future birth, in Buddhist countries it is
customary to remind a dying person of his good deeds or to urge him to
arouse good thoughts during the last moment of his life. When there is no
weighty karma, and a potent death-proximate karma is performed, this karma
will generally takes on the role of generating rebirth. This does not mean
that a person will espcape the fruits of the other good and bad deeds he
has committed during the course of life. When they meet with conditions,
these karmas too will produce their due results.
Nghiệp Cấu: Sự uế nhiễm của
nghiệp—Karma defilement.
Nghiệp Chủ: Property owner.
Nghiệp Chủng: Karmabija
(skt)—Nghiệp sanh ra quả khổ lạc trong luân hồi sanh tử, giống như hạt
giống thế gian—Karma-seed which springs up in happy or in suffering
rebirth.
Nghiệp Chủng Tử: Karma-bija
(skt)—Karma-seed—See Nghiệp Chủng.
Nghiệp Chướng: Karmavarana
(skt)—Những chướng ngại và ngăn trở do ác nghiệp gây ra làm ngăn cản bồ đề
(ác nghiệp ngăn cản chánh đạo)—The screen or hindrance of past karma which
hinders the attainment of bodhi (hindrance to the attainment of Bodhi,
which rises from the past karma).
Nghiệp Chướng Trừ: Dấu hiệu
đoạn trừ nghiệp chướng bằng lưỡi kiếm trí tuệ—A symbol indicating the
cutting away of all karmaic hindrances by the sword of wisdom.
Nghiệp Cố Ý: Karma-vipaka
(skt)—Nghiệp gây tạo bởi sự cố ý, đối lại với nghiệp vô tình—Intentional
karma, in contrast with unintentional karma (karma-phala).
Nghiệp Duyên: Nhân duyên đem
lại hậu quả từ nơi nghiệp (thiện nghiệp là nhân duyên mang lại lạc quả, ác
nghiệp là nhân duyên mang lại khổ quả)—Karma-cause, karma circumstance,
condition resulting from karma.
Nghiệp Dư: Một trong tam dư,
chúng sanh tu hành (hạng nhị thừa) sau khi đã lìa khỏi sinh tử hay hữu lậu
nghiệp, vẫn còn lại vô lậu nghiệp có thể làm biến dịch sinh tử bên ngoài
ba cõi—A remnant of karma after the six paths of existence, one of the
three after death remainders.
** For more information,
please see Tam Dư.
Nghiệp Đạo: Một trong tam đạo
mà tất cả chúng sanh phải dẫm lên, việc xảy ra dù thiện hay dù ác đều dẫn
chúng sanh đi trong ba nẻo sáu đường—The way of karma; the path of works,
action or doing, either good or bad, productive of karma, one of the three
paths all have to tread on.
**For more information,
please see Tam Đạo
(A).
Nghiệp Đạo Thần: Vị Thần quan
sát những nghiệp gây tạo của chúng sanh—The gods who watch over men’s
deeds.
Nghiệp Điền: Khu ruộng nghiệp,
hay cuộc sống mà trong đó những chủng tử được gieo tạo cho những kiếp lai
sanh—The field of karma; the life in which the seeds of future harvests
are sown.
Nghiệp Hải: Ác nghiệp thì nhiều
vô số như đại dương sâu rộng—The vast, deep ocean of evil karma.
Nghiệp Hành: Những hành động
ảnh hưởng đến sự tái sanh trong tương lai—Deeds, actions; karma deeds,
moral action which influences future rebirth.
Nghiệp Hệ: Hệ phược hay sự trói
buộc của nghiệp—Karma-bonds; karma-fetters
Nghiệp Hệ Khổ Tướng: Trạng thái
khổ gây nên bởi sự trói buộc của nghiệp—The suffering state of karma
bondage.
Nghiệp Hỏa: Lửa dữ của ác
nghiệp hay lửa của địa ngục—The fires of evil karma; the fire of the
hells.
Nghiệp Hoặc: Nghiệp gây ra bởi
lòng nghi hoặc—The karma caused by doubt.
Nghiệp Hữu: Reality of
karma—See Thất Chủng Hữu.
Nghiệp Kết:
Sự kết trói của nghiệp: The bond of karma.
Nghiệp và sự kết trói của dục vọng: Karma and the bond (of the passion).
Nghiệp Khổ: Thọ quả khổ do tác
ác nghiệp (tạo tác ác nghiệp, nương vào ác nghiệp mà đắc quả khổ)—Karmaic
suffering.
Nghiệp Kim Cang: Karmavajra.
Nghiệp Kính: Tấm gương nghiệp,
cõi u minh dùng để soi thiện ác nghiệp của chúng sanh—Karma-mirror, that
kept in Hades reveals all karma.
Nghiệp Luân: Bánh xe nghiệp có
luân chuyển chúng sanh luân hồi trong sáu nẻo—The wheel of karma which
turns men into the six paths of transmigration.
Nghiệp Lực: Nghiệp lực là sức
mạnh của nghiệp tạo ra quả lạc khổ (sức mạnh của thiện nghiệp sinh ra lạc
quả, sức mạnh của ác nghiệp gây ra khổ quả). Nghiệp lực ví như người chủ
nợ. Có nhiều thứ chủ nợ mạnh yếu khác nhau lôi kéo, nên khi lâm chung thì
thần thức của chúng ta bị chủ nợ nào mạnh nhứt lôi kéo trước tiên—The
power of karma is the strength of karma which produces good or evil fruit.
Karmic power is the strength of karma. It is similar to a debt collector.
There are many different strong and weak debt collectors. When we die, our
consciousness will be taken by the strongest and greatest debt collector.
Nghiệp Lực Không Kiêng Nể Một Ai, Dù Tài
Trí Hay Đần Độn: The power of karma respect nobody, the
talented or the dull.
Nghiệp Ma: Karma-maras (skt)—Ma
hay ác nghiệp luôn theo chúng sanh quấy rối và ngăn cản việc tu hành và
làm hại thiện đạo—The demons who or the karma which hinders and harms
goodness.
** For more information,
please see Thập
Phiền Não.
Nghiệp Não:
Sự phiền não gây ra bởi nghiệp: Karmaic distress.
Nghiệp và sự phiền não (cái nầy là nhân của cái kia, cái kia là quả của
cái nầy): Karma and distress (one is the cause of another, and vice
versa).
Nghiệp Nặng Tu Vụng: Heavy
karma, perfunctory practice.
Nghiệp Ngăn Trở: Upapilaka
(p)—Obstructive karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), nghiệp ngăn
trở không có quả thiện ác của chính nó, nhưng có thể ngăn cản hay làm chậm
trễ sự trổ quả của các nghiệp khác—According to the Abhidharma, an
obstructive karma is a karma which cannot produce its own result
(wholesome or unwholesome), but nevertheless obstructs, frustrates, or
delays some other karma from producing results, countering its efficacy or
shortening the duration of its pleasant or painful results.
Cho dù nghiệp tái tạo có cường thịnh vào lúc thành lập, mà bị nghiệp ngăn
trở trực tiếp đối lại, sẽ làm cho nghiệp tái tạo trở nên vô hiệu quả—Even
though a productive karma may be strong at a time it is accumulated, an
obstructive karma directly opposed to it may conteract it so that it
becomes impaired when producing its results.
Tỷ như một nghiệp tái tạo thiện có khuynh hướng đưa chúng sanh tái sanh
vào cõi cao hơn, có thể bị nghiệp ngăn trở đưa vào tái sanh nơi cõi thấp
hơn—For example a wholesome karma tending to produce rebirth in a superior
plane of existence may be impeded by an obstructive karma so that it
generates rebirth in a lower plane.
Nghiệp tái tạo tốt có khuynh hướng đưa chúng sanh tái sanh vào những gia
đình cao sang, có thể bị nghiệp ngăn trở làm cho tái sanh vào những gia
đình hạ tiện—A wholesome productive karma tends to produce rebirth among
high families may be impeded by an obstructive karma, therefore, it may
produce rebirth among low families
Nghiệp tái tạo tốt có khuynh hướng mang lại trường thọ cho chúng sanh, lại
bị nghiệp ngăn trở làm cho đoản thọ—A wholesome productive karma tends to
produce longevity may be impeded by an obstructive karma, therefore life
may become shortened.
Nghiệp tái tạo tốt có khuynh hướng mang lại sắc diện đẹp đẽ, có thể bị
nghiệp ngăn trở làm cho dung mạo trở nên tầm thường—A wholesome productive
karma tends to produce beauty may be impeded by an obstructive karma,
therefore it may produce a plain appearance.
Nghiệp tái tạo bất thiện có khuynh hướng đưa chúng sanh tái sanh vào những
đại địa ngục, có thể bị nghiệp ngăn trở đối kháng lại và chúng sanh ấy có
thể tái sanh vào những địa ngục nhẹ hơn hay vào cõi ngạ quỷ—An unwholesome
productive karma tends to produce rebirth in the great hells may be
couteracted by an obstructive wholesome karma and produce rebirth in the
minor hells or among the hunghry ghosts.
Nghiệp Nhân: Các hành động
thiện ác đã làm xong đều trở thành nghiệp nhân dẫn đến luân hồi (thiện
nghiệp là nhân của lạc quả, ác nghiệp là nhân của khổ quả)—Karma-cause—The
deed as cause; the cause of good or bad karma leads to the next form of
existence.
Nghiệp Phạm: The constraints of
karma.
Nghiệp Phong: Karma wind.
Gió mạnh cảm thụ do ác nghiệp: The fierce wind of evil karma.
Gió thổi từ địa ngục trong thời mạt kiếp (những kẻ ở dưới địa ngục tùy
theo tội nặng nhẹ mà phải chống đỡ nhiều hay ít với cơn gió mạnh nầy): The
wind from the hells, at the end of the age.
Nghiệp giống như cơn gió thổi, đưa chúng
sanh
những chỗ tái sanh thiện ác: Gió thiện thổi vào chỗ chúng sanh tốt nên
được sung sướng, gió ác thổi vào chỗ chúng sanh xấu nên chịu khổ sở—Karma
as wind blowing a person into good or evil rebirth.
Nghiệp Phược: Phiền trược hay
sự trói buộc của nghiệp—Karma-bonds; the binding power of karma.
Nghiệp Quả: Nghiệp quả là hậu
quả tất nhiên của hành động theo luật nhân quả của nhà Phật. Hậu quả của
nghiệp tái sanh tùy thuộc vào nghiệp gây tạo của những đời trước—The
natural reward or retribution for a deed, brought about by the law of
karma mentioned by the Buddha. The fruit of karma, conditions of rebirth
depending on previous karmaic conduct.
Nghiệp Tái Tạo: Janaka
(p)—Productive Karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), nghiệp thiện
hay bất thiện, trợ duyên cho sự tái sanh vào lúc lâm chung. Vào lúc được
mẹ thọ thai, do nghiệp tái tạo mà thức tái sanh được phát sanh, cùng lúc
ấy những thành phần vật chất của môt con chúng sanh mới cũng được thành
lập như các căn, sự xác định tính nam nữ. Chỉ có nghiệp tái tạo dẫn tới
tái sanh, nhưng tất cả các nghiệp thiện ác đều phải trổ quả trong những
đời kế tiếp, không có ngoại lệ. Theo Phật giáo, chập tư tưởng cuối cùng
thật là quan trọng vì chính cái nghiệp có năng lực mạnh nhứt trong giờ lâm
chung, lành hay dữ, tạo điều kiện cho sự tái sanh kế liền đó. Nghiệp nầy
gọi là nghiệp tái tạo. Cái chết của một chúng sanh chỉ là sự gián đoạn tạm
thời của một hiện tượng tạm thời. Mặc dầu thể xác hiện tại tiêu diệt,
nhưng một hình thể khác sẽ phát sanh tùy theo tư tưởng mạnh nhất trong giờ
lâm chung; hình thể sau nầy không hoàn toàn giống hình thể trước, mà cũng
không phải tuyệt đối là khác. Thể xác tan rã, nhưng luồng nghiệp lực vẫn
tồn tại. Tiến trình tư tưởng cuối cùng ấy, gọi là nghiệp tái tạo, quyết
định cảnh giới của kiếp sống tới. Thói thường thì tiến trình tư tưởng cuối
cùng của một người tùy thuộc nơi phẩm hạnh của người ấy trong cuộc sống
hằng ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp đặc biệt mà ngoại cảnh tạo nên cơ
hội thuận lợi hay bất lợi làm cho một người tốt có thể có những tư tưởng
xấu, hay một người xấu có thể có những tư tưởng tốt trong giờ phút lâm
chung. Trong trường hợp nầy phẩm hạnh của người kia trong cuộc sống không
đem lại ảnh hưởng nào cho sự tái sanh, nhưng không có nghĩa là quả phải có
cho những hành động trong quá khứ đã tiêu mất. Quả ấy sẽ trổ lúc tương
xứng với nhân đã gieo—According to the Abhidharma, productive karma is
wholesome or unwholesome volition which produces resultant mental states
and karma-born materiality, both at the moment of rebirth-linking and
during the course of existence. At the moment of conception, productive
karma generates the rebirth-linking consciousness and the karma-born types
of materiality constituting the physical body of the new being. During the
course of existence it produces other resultant cittas and the
continuities of karma-born materiality, such as the sense faculties,
sexual determination, and the heart-base. Only a karma that has attained
the status of a full course of action can perform the function of
producing rebirth-linking, but all wholesome and unwholesome karmas
without exception can produce results during the course of existence.
Every subsequent birth, according to Buddhism, is conditioned by the good
or bad karma which predominant at the moment of death. This kind of karma
is technically known as reproductive karma. The death of a person is
merely the temporary end of a temporary phenomenon. Though the present
form perishes, another form which is neither absolutely the same nor
totally different takes place according to the thought that was powerful
at the death moment since the karmic force which hitherto actuated it is
not annihilated with the dissolution of the body. It is this last thought
process, which is termed “reproductive karma,” that determines the state
of a person in his subsequent birth. As a rule, the last thought-process
depends on the general conduct of a person in daily life. In some
exceptional cases, perhaps due to favourable or unfavourable
circumstances, at the moment of death a good person may experience a bad
thought, and a bad person a good one. The future birth will be determined
by this last thought-process, irrespective of the general conduct. This
does not mean that the effects of the past actions are obliterated. They
will produce their inevitable results as the appropriate moment.
Nghiệp Tặc: Nghiệp có khả năng
làm hại chúng sanh như một tên cướp nên gọi là nghiệp tặc—Robber-karma;
evil karma harms as does a robber.
Nghiệp Thằng: Sợi dây trói buộc
của nghiệp hay nghiệp như sợi dây trói buộc—Karma cords; the bonds of
karma.
Nghiệp Thể: See Nghiệp Tính.
Nghiệp Thiên: Nghiệp Thiên hay
luật tự nhiên không thể tránh khỏi của “nhân quả”—The karma of heaven,
i.e. the natural inevitable law of cause and effect.
Nghiệp Thọ: Kết quả của nghiệp
đời trước, như cuộc sống dài ngắn ở hiện tại được quyết định bởi nghiệp
đời trước—That which is received as the result of former karmaic conduct,
i.e. long or short life determined by previous karma.
Nghiệp Thông: Báo Thông—Sức
thần thông của nghiệp báo, một trong ngũ thông. Có được nghiệp thông là
nhờ công đức tu hành trong nhiều đời trước (chư Thiên Long Hộ Pháp, chư Bồ
Tát, chư Thiên đều dựa vào túc nghiệp tu hành của những đời trước mà có
được sức thần thông)—Supernatural powers that have been acquired as karma
by demons, spirits, nagas, etc.—Supernatural powers obtained from former
karma, one of the five supernatural powers.
** For more information,
please see Ngũ
Thông.
Nghiệp Thức: Karma-vijnana
(skt)—Theo Khởi Tín Luận, nghiệp thức là cái thức căn bản lưu chuyển trong
các loài hữu tình, là ý niệm dựa vào căn bản vô minh khiến chân tâm nhất
như bắt đầu chuyển động hay vô minh lực làm cho tâm bất giác chuyển động,
là kết quả cụ thể hiện tại của những hành động trong quá khứ—According to
The Awakening of Faith, karmic consciousness; activity-consciousness in
the sense that through the agency of ignorance an enlightened mind begins
to be disturbed; consciousness as the result of past behavior, that is
concrete consciousness in the present.
Nghiệp Thực: Nghiệp là loại
dinh dưỡng căn bản của sự hiện hữu của chúng sanh—Karma as nutritive basis
for succeeding existence.
** For more information,
please see Tứ Thực.
Nghiệp Thường: Acinna
(p)—Habitual karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), nghiệp thường hay
thường nghiệp là những thói quen mà chúng sanh thường làm, dầu tốt hay xấu
(có khuynh hướng tạo nên tâm tánh của chúng sanh). Những thói quen hằng
ngày, dù lành hay dù dữ, dần dần trở thành bản chất ít nhiều uốn nắn tâm
tánh con người. Trong khi nhàn rỗi, tâm ta thường duyên theo những tư
tưởng, những hành vi quen thuộc một cách tự nhiên lắm khi vô ý thức. Nếu
không có trọng nghiệp hay cận tử nghiệp thì thường nghiệp quyết định tái
sanh—According to the Abhidharma, habitual karma is a deed that one
habitually or constantly performs either good or bad. Habits, whether good
or bad, become second nature. They more or less tend to mould the
character of a person. In the absence of weighty karma and a
potent-death-proximate karma, this type of karma generally assumes the
rebirth generative function.
Nghiệp Tích Tụ: Katatta
(p)—Reserve karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), nghiệp tích tụ là
bất cứ nghiệp nào đủ mạnh để quyết định tái sanh, mà không phải là nghiệp
tái tạo, nghiệp cận tử, hay nghiệp tiêu diệt. Loại nghiệp nầy sẽ quyết
định tái sanh nếu không có các nghiệp kia chen vào. Nghiệp nầy giống như
cái vốn dự trử của một cá nhân, gồm bốn loại—Reserve karma is any other
deed, not included productive, death-proximate, destructive karmas, which
is potent enough to take on the role of generating rebirth. This type of
karma becomes operative when there is no karma of other three types to
exercise this function. This is as it were the reserve fund of a
particular being, divided into four classifications:
Hành động bất thiện, tạo quả dữ trổ sanh trong dục giới: Akusala (p)—Có
mười hành động bất thiện—Evil actions which may ripen in the sense-sphere.
There are ten evil actions:
Ba hành động bất thiện biểu hiện nơi thân—Three evil actions committed by
deed:
Sát sanh: Panatipata (p)—Killing.
Trộm cắp: Adinnadana (p)—Stealing.
Tà dâm: Kamesu-micchacara (p)—Sexual misconduct.
Bốn hành động bất thiện biểu hiện nơi khẩu—Four evil actions committed by
word:
Nói dối: Musavada (p)—Lying.
Nói lời đâm thọc: Pisunavaca (p)—Slandering.
Nói lời thô lỗ cộc cằn: Pharusavaca (p)—Harsh speech.
Nói lời nhảm nhí vô ích: Samphappalapa (p)—Frivolous talk.
Ba hành động bất thiện biểu hiện nơi ý—Three evil actions committed by
mind:
Tham lam: Abhijjha (p)—Covetousness.
Sân hận: Vyapada (p)—Ill-will.
Tà kiến: Micchaditthi (p)—False views.
Hành động thiện, tạo quả lành trổ sanh trong dục giới: Kusala (p)—Good
actions which may ripen in the sense-sphere.
Hành động thiện, tạo quả lành trổ sanh trong sắc giới: Good actions which
may ripen in the realms of form (rupaloka).
Hành động thiện, tạo quả lành trong vô sắc giới: Good actions which may
ripen in the formless realms (arupaloka).
Nghiệp Tiêu Diệt: Upaghataka
(p)—Destructive karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), nghiệp tiêu
diệt là thứ nghiệp, thiện hay ác, có khả năng triệt tiêu nghiệp tái tạo,
không cho nó trổ quả—According to the Abhidharma, a destructive karma is a
wholesome or unwholesome karma which supplants other weaker karma,
prevents it from rippening, and produces instead its own result.
Một người nguyên lai do nghiệp tái tạo có thể sanh trường thọ, nhưng
nghiệp tiêu diệt khởi lên gây nên hoạnh tử—A man may, through his
productive karma, have been originally destined for a long life-span, ut a
destructive karma may arise and bring about a premature death.
Vào lúc cận tử, thoạt tiên một cảnh giới tái sanh xấu hiện ra vì nghiệp
lực xấu, nhưng một nghiệp tiêu diệt tốt khởi lên, triệt tiêu ác nghiệp, do
đó được tái sanh vào cảnh giới tốt hơn—At the time of near-death, at first
a sign of bad destination may appear by the power an evil karma, heralding
bad rebirth, but then a good karma may emerge, expel the bad karma, and
having caused the sign of good destination to appear.
Một nghiệp xấu có thể thình lình khởi lên, tiêu diệt khả năng của nghiệp
tái tạo tốt, để đưa đến việc tái sanh vào cảnh giới ác—A bad karma may
suddenly arise, cut off the productive potential of a good karma, an
generate rebirth in a woeful realm.
Nghiệp Tính: Nghiệp thể hay tự
thể của nghiệp—The nature of karma, its essential being.
Nghiệp Trần: Sự uế nhiễm của ác
nghiệp—Karma-dirt, the defilement or remains of evil karma.
Nghiệp Trợ Duyên: Upatthambaka
(p)—Supportive karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), nghiệp trợ
duyên không đạt được cơ hội sanh quả của chính nó (nghĩa là nó không có
tánh cách thiện hay bất thiện), nhưng nó đến gần và nâng đỡ nghiệp tái tạo
và các nghiệp khác bằng cách làm cho những nghiệp nầy có thể tạo nên những
quả sung sướng hay khổ đau—According to the Abhidharma, supportive karma
does not gain an opportunity to produce its own result (it is to say it
does have the wholesome or unwholesome nature), but which, when some other
karma or productive karma is exercising a productive function, supports it
either by enabling it to produce its pleasant or painful results over an
extended time without obstruction or by reinforcing the continum of
aggregates produced by another karma.
Khi nghiệp thiện
được trợ duyên có thể: When through the productive function of wholesome
karma, it may:
Làm cho một chúng
sanh được sanh vào cõi người: Cause one to be reborn as a human being.
Góp phần làm cho đời
sống kéo dài hơn: Contribute to the extension of one’s life span.
Bảo đảm sức khỏe tốt
và giàu có: Ensure that one is healthy and wealthy.
Cung cấp đầy đủ
những thứ cần thiết cho cuộc sống: Well provide with the necessities of
life.
Khi nghiệp bất thiện được trợ duyên, có thể—When an unwholesome karma has
exercised its productive function, it may:
Làm cho một chúng sanh sanh vào cõi thú: Cause one to be reborn as an
animal.
Gây ra bệnh nặng: Cause a painful disease.
Làm cho thuốc không còn khả năng hữu hiệu khi trị bệnh do đó mà bệnh bị
kéo dài: Prevent medicines from working effectively, thereby prolonging
the disease.
Nghiệp Tướng: Một trong tam
tướng vi tế trong Khởi Tín Luận, dựa vào vô minh căn bản mà chân tâm bắt
đầu hoạt động—Action, or activity, the karmaic, condition of karmaic
action. The first of the three subtle marks of the Awakening of Faith,
when mental activity is stirred to action by unenlightenment.
** For more information,
please see Tam
Tướng Vi Tế.
Nghiệp Võng: Lưới nghiệp làm
chúng sanh vướng mắc trong khổ đau của luân hồi sanh tử—The net of karma
which entangles beings in the sufferings of rebirth.
Nghiệp Vô Hạn Định:
Aparapariyavedaniya
(p)—Indefinitely effective karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp),
nghiệp vô hạn định là loại nghiệp mà quả của nó có thể trổ bất cứ lúc nào
nó có dịp trổ quả trong những kiếp tái sanh. Nghiệp vô hạn định không bao
giờ bị vô hiệu lực. Không có bất cứ ai, kể cả Đức Phật hay một vị A La
Hán, có thể tránh khỏi hậu quả của nghiệp nầy. Ngài Mục Kiền Liên đã là
một vị A La Hán trong thời quá khứ xa xôi, đã nghe lời người vợ ác tâm, âm
mưu ám hại cha mẹ. Do hành động sai lầm ấy, ngài đã trải qua một thời gian
lâu dài trong cảnh khổ và, trong kiếp cuối cùng, ngài bị một bọn cướp giết
chết. Đức Phật cũng bị nghi là đã giết chết một nữ tu sĩ tu theo đạo lõa
thể. Theo Kinh Tiền Thân Đức Phật thì Ngài phải chịu tiếng oan như vậy là
vì trong một tiền kiếp Ngài đã thiếu lễ độ với một vị độc giác Phật. Đề Bà
Đạt Đa toan giết Đức Phật, ông đã lăn đá từ trên núi cao làm trầy chơn
ngài, theo truyện Tiền Thân Đức Phật thì trong một tiền kiếp Đức Phật đã
lỡ tay giết chết một người em khác mẹ để đoạt của trong một vụ tranh chấp
tài sản—According to the Abhidharma, indefinitely effective karma is a
karma which can ripen at any time from the second future existence
onwards, whenever it gains an opportunity to produce results. It never
becomes defunct so long as the round of rebirth continues. No one, not
even a Buddha or an Arahant, is exempt from experiencing the results of
indefinitely effective karma. No one is exempt from this class of karma.
Even the Buddhas and Arahants may reap the effects of their past karma.
Arahant Moggallana in the remote past, instigated by his wicked wife,
attempted to kill his mother and father. As a result of this he suffered
long in a woeful state, and in his last birth was clubbed to death by
bandits. To the Buddha was imputed the murder of a female devotee of the
naked ascetics. This was the result of his having insulted a Pacceka
Buddha in one of his previous kalpa. The Buddha’s foot was slightly
injured when Devattava made a futile to kill him. This was due to his
killing a step-brother of his previous birth with the object of
appropriating his property.
Nghiệp Vô Hiệu Lực: Ahosi
(p)—Defunct karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), từ “Ahosi” không
chỉ một loại nghiệp riêng biệt, mà nó dùng để chỉ những nghiệp khi phải
trổ quả trong kiếp hiện tại hoặc kế tiếp, mà không gặp điều kiện để trổ.
Trong trường hợp của các vị A La Hán, tất cả nghiệp đã tích lũy trong quá
khứ, đến hồi trổ quả trong những kiếp vị lai thì bị vô hiệu hóa khi các vị
ấy đắc quả vô sanh—According to the Abhidharma, the term “ahosi” does not
designate a special class of karma, but applies to karma that was due to
ripen in either the present existence or the next existence but did not
meet conditions conductive to its maturation. In the case of Arahants, all
their accumulated karma from the past which was due to ripen in future
lives becomes defunct with their final passing away with their achievement
of “non-birth” fruit.
Nghiệp Vô Tình: Karma phala
(skt)—Unitentional karma—See Nghiệp Cố Ý.
Nghiệp Xứ: Karmasthana
(skt)—Nơi nhập định làm cho tâm dừng lại, như cõi Tịnh Độ—A place for
working, of business, or a condition in which the mind is maintained in
meditation, by influence, the Pure Land.
Nghiệp Xứng: Cái cân để cân
nghiệp nặng nhẹ của Minh Quan nơi địa ngục—The scales of karma, in which
good and evil are weighed by the rules of causes and effects or the rulers
of Hades.
Nghiệt:
Ác nghiệt: Cruel—Wicked.
Chồi non: A shrub—A tree-stump.
Con vợ lẽ: An illicit son (son of a concubine).
Quả báo: Retribution.
Nghiệt Đà Cự Tra: Gandhakuti
(skt)—Hương Đài Điện hay căn buồng mà Đức Thế Tôn đã làm lễ dâng hương
trong tịnh xá Kỳ Viên hay bất cứ nơi nào mà Ngài đã đi qua—A temple for
offering incense in the Jetavana monastery and elsewhere.
Nghiệt La Ha: Grha or Graha
(skt)—Nghiệt Lý Ha—Tên của một loài quỷ chuyên đi bắt người—Name of a
demon, the seizer.
Nghiệt Lạt Bà: Garbha
(skt)—Thai Tạng (bên trong thai)—The womb, interior part.
Nghiệt Lý Ha: Grha (skt)—See
Nghiệt La Ha.
Nghiệt Tội: See Tội Nghiệt.
Nghìn Phước: Thousand blessing.
Nghinh: To meet—To receive—To
welcome—To greet.
Nghinh Giá: To meet the king.
Nghinh Hôn: To meet the bride
and bring her home.
Nghinh Niên: To welcome the New
Year.
Nghinh Ngang: Arrogant—Haughty.
Nghinh Tân: To receive guests.
Nghinh Tiếp: To receive
someone.
Ngoù:
To see—To look at.
Root (lotus).
Ngó Chòng Chọc: To stare.
Ngó Chừng: To keep watching.
Ngó Lơ:
To be careless.
To avoid someone.
Ngó Ngoái: To look back.
Ngó Sen: Lotus root.
Ngó Thấy: To see.
Ngó Trân Trân: See ngó chòng
chọc.
Ngỏ Lời: To express—To speak to
someone.
Ngỏ Ý: To express (make known)
one’s intention.
Ngõ: Gate.
Ngoï:
Vào giữa trưa: At noon time.
The seventh Earth’s stem (xem Mười Hai Con Giáp).
Ngọ Cúng: Cúng ngọ—The noon
offering of incense.
Ngoa: To talk nonsense.
Ngoa Ngôn: False stories.
Ngoa Truyền: Handed down
falsely from the past.
Ngõa:
Miếng Ngói—Tile.
Đồ Sứ: Pottery.
Ngõa Bát: Bình bát bằng đồ
sứ—An earthernware begging bowl.
Ngõa Khí Kim Khí:
Ngõa Khí: Một cái bình bằng sành, ám chỉ Phương Pháp Thanh Văn—An Earthern
Vessel, implies the Sravaka Method.
Kim Khí: Một cái bình bằng kim khí, ám chỉ Phương Pháp Bồ Tát—A golden
vessel, implies the Bodhisattva-Method.
Ngõa Sư: Đức Phật trong một
tiền kiếp là một người thợ đồ gốm—The Buddha in a previous incarnation as
a potter.
Ngọa: Sayana (skt).
Nằm—Lying down.
Ngủ: Sleeping.
Ngọa Bịnh: To fall ill—To
confine to bed by sickness—Forced to stay in bed due to illness.
Ngọa Cụ: Vật dụng để nằm như
giường, chiếu, đồ ngủ—A couch, bed, mat, bedding, sleeping garments.
Ngọa Pháp: Tư thế ngủ của chư
Tăng Ni—The sleeping manner of monks and nuns.
Ngọa Phật: Phật nằm (tư thế lúc
Ngài nhập Niết Bàn)—The Sleeping Buddha (the posture when he entered
Nirvana).
Ngọa Phật Tự: Chùa Phật Nằm (tư
thế lúc Ngài nhập Niết Bàn)—A shrine of the Sleeping Buddha, i.e. of the
dying Buddha.
Ngoái:
Năm ngoái: Last (year).
Nhìn ngoái lại: To look back.
Ngoài:
Outside—Without—Exterior—External.
Ngoài Mưa: In the rain.
Ngoài Nắng: In the sun.
Ngoài Ra: Besides.
Ngoại: Bahya (skt).
Outside—See Ngoài.
Phía bên ngoại: Maternal side.
Ngoại Biên: Peripheral
Ngoại Cảnh: External
things—External world.
Ngoại Chúng: Ngoại Tục—Chúng
tại gia để phân biệt với chúng xuất gia hay nội chúng Tăng Ni—The laity,
in contrast with the inner company or the monks and nuns.
Ngoại Diện:
Appearance—External—Outward show.
Ngoại Dụng: External
manifestation (function or use).
Ngoại Duyên: Ngoại duyên là
hiện trạng năm thức duyên vào ngoại cảnh—The condition in which the five
internal senses attach to the five external objects.
Ngoại Điển (Ngoại Giáo):
External doctrine—Non-Buddhist scriptures.
Ngoại Đạo: Chỉ các đạo không
phải là Phật giáo—Externalists—Outsiders—Outside
doctrines—Non-Buddhist—Heresy—Heretics.
Ngoại Đạo Lục Sư: See Lục Sư
Ngoại Đạo and Lục Khổ Hạnh.
Ngoại Đạo Lục Sư Ca Vương: Name
of the king who, thirteen years after the destruction of the jetavana
vihara, which had been rebuilt “five centuries” after the nirvana, again
restored it.
Ngoại Giáo: Non-Buddhist cults.
Ngoại Giới:
Thân thể: The realm of the body, as contrast with that of the mind (Nội
giới).
Năm giới căn bản của Phật giáo: The Five Basic Precepts of Buddhism (no
killing, no stealing, no lying, no sexual misconduct, no use of drugs or
alcohol).
Vùng phụ cận: Environment.
Ngoại Hải: Biển bao quanh tứ
châu—The sea that surrounds the four world-continents.
Ngoại Hình: Exteriority.
Ngoại Học: Học những giáo
thuyết không phải của đạo Phật—Study of outside, or non-Buddhist
doctrines.
Ngoại Hộ: Những che chở bên
ngoài như quần áo và thực phẩm cho Tăng Ni, đối lại với Nội Hộ hay giới
pháp do Phật chế định nhằm giúp cho thân khẩu ý tránh điều sai
trái—External protection or aid, such as food, clothing for monks and
nuns, contrasted with the internal aid of the Buddha’s teaching.
Ngoại Khất: Vị Tăng khất sĩ tìm
cầu tự kiểm bằng những phương thức bên ngoài như ăn chay, đối lại với Nội
Khất là vị Tăng khất sĩ tìm cầu tự kiểm bằng những phương thức từ trong
nội tâm—The Mendicant monk who seeks self-control by external means, such
as abstinence from food, as contrasted with the mendicant monk who seeks
self-control by internal means or spiritual methods.
Ngoại Không: External space.
Ngoại Lai: Exotic.
Ngoại Ngã: Bahiratman—External
Ego—An external soul, or personal or divine ruler—A Creator or ruler of
the world, such as Siva.
Ngoại Ngoại Đạo: Ngoại đạo
ngoài Phật pháp—Outside outsiders, those of other cults.
Ngoại Pháp:
Ngoại Chấp: Non-Buddhist or heretical rules or tenets.
Ngoại Điển: Kinh điển và sách vở của thế gian và ngoại đạo—Non-Buddhist
doctrines.
Ngoại Giáo: Non-Buddhist religions.
Ngoại Pháp: External doctrines.
See Nội Ngoại Pháp (2).
Ngoại Tham Dục: Ý nghĩ ham muốn
tình dục với người khác, không phải là vợ hay chồng của mình—Sexual
thoughts towards others than one’s own wife, or husband.
Ngoại Thân: Maternal
family—Mother’s family.
Ngoại Tình: Adultery.
Ngoại Trần: Sáu cảnh trần bên
ngoài—The external objects of the six senses.
Ngoại Triền: Outer tangle.
Ngoại Tục: Chúng tại gia để
phân biệt với chúng xuất gia hay nội chúng Tăng Ni—The laity, in contrast
with the monks or inner company (nội chúng).
Ngoại Tướng: Hình tướng hay
hành vi bên ngoài—External appearance or conduct.
Ngoại Vô Vi: Đối với ngoại cảnh
chẳng động tâm hay giác quan chẳng bị khuấy động (mắt chẳng thấy sắc, tai
chẳng nghe thanh, mũi chẳng ngửi hương, lưỡi chẳng nếm vị, thân chẳng tiếp
xúc các thứ mịn màng, ý chẳng vọng niệm)—Unmoved by externals, none of the
senses stirred.
Ngoạm: To snap—To bite.
Ngoan:
Ngang ngạnh: Stupid—Obstinate.
Ngoan ngoãn: Well-behaved—Good.
Ngoan Cố: Stubborn—Obstinate.
Ngoan Đạo:
Pious—Devoted—Devout.
Ngoan Đồng: Stupid child.
Ngoan Không: Cái “Không” sai
lầm mà những kẻ cuồng thiền thường hay chấp vào—False emptiness, improper
and crooked understanding of emptiness which “Mad Zen” practitioners
always attach to—See Bác Tướng.
Ngoan Ngoãn: To be
obedient—Docile—Well-behaved
Ngoan Phụ: Stubborn woman.
Ngoạn Thạch Điểm Đầu: Kinh Niết
Bàn một khi được thuyết giảng thì ngay cả đá cũng phải gật đầu (theo Liên
Xã Cao Hiền Truyện, thì ngài Trúc Đạo Sinh vào núi Hổ Khâu xếp đá làm học
trò cho ngài giảng kinh Niết Bàn, các hòn đá đều cảm động gật đầu. Ngày
nay muốn diễn đạt ý đã cảm hóa được người ta một cách sâu sắc thì gọi là
Ngoan Thạch Điểm Đầu)—Moved by the reciting of the Mahaparinirvana Sutra,
even the stupid stones nodded their heads.
Ngoạn: To make an excursion.
Ngoạn Cảnh: To enjoy scenery.
Ngoạn Mục: Pleasant to the
eyes.
Ngoay Ngoảy: To turn away.
Ngoằn Ngoèo: Winding (zigzag).
Ngoắt: To wave—To beckon.
Ngoắt Ngoéo: Complicated.
Ngóc: To lift up one’s head.
Ngọc: Precious stone—Gem—Jade.
Ngọc Da: Yu-Hua—Tên của một
thiếu nữ mà Đức Phật đã nhân đó nói Ngọc Hoa Nữ Kinh—Name of the woman to
whom the sutra Yu-Hua is addressed.
Ngọc Da Nữ Kinh: Yu-Hua
Sutra—See Ngọc Da.
Ngọc Hào: Chùm lông trắng (bạch
mao) giữa hai chân mày của Phật nơi Ngài phóng quang đi khắp các cõi—The
urna or white curl between the Buddha’s eyebrows, from which he sent forth
his ray of light illuminating all worlds.
Ngọc Hoa: Yu-Hua Palace—See
Ngọc Tuyền Ngọc Hoa Lưỡng Tông (2).
Ngọc Hoàn: Vòng ngọc thạch đeo
ở một trong những cánh tay phải của “Thiên-Thủ” Quán Âm (Ngàn Tay Quán
Âm)—The jade ring in one of the right hands of the “thousand-hand”
Kuan-Yin.
Ngọc Hoàng: Emperor of Jade.
Ngọc Nhu: Pliable jade, i.e.
beef.
Ngọc Như Ý: Cintamani
(skt)—Fabulous gem—The philosopher’s stone—Wish-fulfilling jewel—Wish-gem.
Ngọc Nữ: A pretty girl, a
precious maidens.
** For more information,
please see Bảo Nữ.
Ngọc Phật: Một tượng Phật bằng
ngọc thạch nổi tiếng được tìm thấy khi đào một cái giếng ở Khotan, cao
khoảng từ 3 đến 4 bộ Anh—A famous jade Buddha recovered while digging a
well in Khotan, 3 to 4 feet high.
Ngọc Phương: Tên của một ngôi
tịnh xá nổi tiếng nằm trong quận Gò Vấp, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam.
Tịnh xá được Ni Sư Huỳnh Liên kiến lập vào năm 1958, và được trùng tu lại
trong những năm 1970 và 1972. —Name of a famous monastery located in Gò
Vấp district, Saigon City, South Vietnam. It was built 1958 by Venerable
Elder Bikkhuni Huỳnh Liên. It was rebuilt in 1970 and in 1972.
Ngọc Thạch: Gem and stone.
Ngọc Trai: Pearl.
Ngọc Tuyền Ngọc Hoa Lưỡng Tông:
Hai tông phái Ngọc Tuyền và Ngọc Hoa—The two schools of the Jade-fountain
and Jade-flower:
Ngọc Tuyền Tông: Thiên Thai Tông (T’ien-T’ai Sect)—Ngọc Tuyền là tên của
một tự viện ở Đang Dương thuộc tỉnh Hồ Bắc, nơi Trí Khải Đại Sư (Trí
Nhất), sơ tổ của tông Thiên Thai đã sống—Yu-Ch’uan sect, was the name of
the monastery in Tang-Yang, Hupei, where Chih-I, the founder of the
T’ien-T’ai school lived.
Ngọc Tuyền Tông: Pháp Tướng Tông (Dharmalaksana Sect)—Ngọc Hoa là tên của
một tự viện, nơi Huyền Trang, tổ của tông phái nầy đã sống và làm việc.
Nơi đây ông đã dịch 600 cuốn của bộ kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa—Yu-Hua,
was the name of a palace which was transformed into a temple where
Hsuan-Tsang, the founder in China, lived and worked. There he translated
the Mahaprajna-Paramita-Sutra, 600 books (chuan).
Ngọc Viên: Tên của một ngôi Tổ
Đình thuộc hệ phái Khất Sĩ, tọa lạc trong thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh
Long, Nam Việt Nam. Tổ đình được Tổ Sư Minh Đăng Quang xây dựng năm 1948.
Ngôi chánh điện hình chữ nhật, tượng trưng cho “Thuyền Bát Nhã.” Giữa
chánh điện là Pháp tháp nơi đặt tôn tượng của Đức Phật Thích Ca—Name of a
monastery, a Patriarch Temple of the Vietnamese Medicant Sect, located in
Vinh Long Town, Vinh Long province, South Vietnam. It was established and
built in 1948 by the Most venerable Master and Zen Master Minh Đăng Quang.
The Main Hall is rectangular symbolizing the “Prajna Boat.” In the middle
of the Main Hall is the Dharma stupa where the statue of Lord Sakyamuni
Buddha is placed and worshipped.
Ngoi: To rise up (above mud or
water).
Ngon: Delicious—Tasty.
Ngon Lành: Flavoursome.
Ngón Tay Chỉ Trăng: Finger
pointing to the moon.
Ngọn: Top (of tree or
mountain)—End—Extremity—Crest (of waves)—Blade (of grass)—Summit (of hill
or mountain).
Ngọn Ngành: In detail.
Ngóng: To wait impatiently.
Ngóp: Lóp ngóp—To get up with
difficutlty.
Ngọt Dịu: Sweetish.
Ngọt Giọng: Sugary tone.
Ngọt Mật Chết Ruồi: You catch
more flies with honey than with verjuice.
Ngỗ Nghịch:
Insubordinate—Disobedient.
Ngộ:
Đẹp Đẽ: Pretty.
Gặp gỡ: Tri ngộ—To meet.
Giác Ngộ: Budh (skt).
Bừng tỉnh: Tỉnh thức: Jagarati (p)—Jagara (skt)—To apprehend—To awake—To
awaken—To wake up.
Giác ngộ: Sambodhi (skt)—Knowledge—Enlightenment.
Làm tỉnh ngộ: Sambodhana (skt)—Arousing—Awaking—Recognizing.
Nhận ra điều gì mình đã quên: Pratyabhijanati or Pratyabhijna (skt)—To
recognize—To recover consciousness—Regaining knowledge or recognition.
Nhận ra rõ ràng: Vabodha or Sakshatkarana (skt)—Realization.
Tự chứng ngộ: Self-realization—To becom aware.
Tự mở mắt tâm, để biết rõ bản tánh và do đó biết rõ bản tánh của cuộc sinh
tồn: Opening the Mind’s eye—Awakening to one’s True-nature and hence of
the nature of all existence.
See Enlightenment in English-Vietnamese Section.
Ngộ Ân: Vị sơ tổ của tông Thiên
Thai Sơn Ngoại, thị tịch năm 986 sau Tây Lịch (Ngài Ngộ Ân chùa Từ Quang
đời Tống, là chi phái của Cao Luận Tôn Giả Thanh Tùng, và là sơ tổ của
phái Thiên Thai Sơn Ngoại. Ngài tới học yếu chỉ Tam Quán với ngài Chí
Nhân, danh tiếng lừng lẫy. Ngộ Ân truyền cho Hồng Mẫn và Nguyên Thanh;
Nguyên Thanh truyền cho Trí Viên; Trí Viên truyền cho Quảng Chiếu; Quảng
Chiếu truyền cho Kế Tề và My Nhuận)—Founder of the external school of the
T’ien-T’ai, died in 986 A.D.
Ngộ Ấn: Thiền Sư Ngộ Ấn
(1019-1088)—Zen Master Ngộ Ấn—Người ta nói rằng mẹ ngài bỏ ngài từ khi còn
là một đứa trẻ. Một nhà sư Chiêm Thành lượm ngài đem về nuôi. Năm 19 tuổi
ngài thọ cụ túc giới. Về sau ngài học thiền với Thiền sư Quảng Trí và trở
thành Pháp tử đời thứ tám dòng Vô Ngôn Thông. Rồi ngài tới Thiên Ứng dựng
thảo am tu thiền. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật
giáo ở Bắc Việt. Ngài thị tịch năm 1088, thọ 69 tuổi—It is said that he
was abandoned by his mother when he was child. A Champa monk picked him up
and raised him in his temple. He received complete precepts at the age of
19. Later he studied meditation with Zen master Quảng Trí at Quán Đảnh
Temple. The latter transmitted Dharma to him to be the Dharma heir of the
eighth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. Later, he went to Thiên
Ứng to build a thatch hut and stayed there to practice meditation. He
spent most of his life to revive and expand Buddhism in the North. He
passed away in 1088, at the age of 69.
Ngộ Biến: To meet with a
danger.
Ngộ Chân Long Cốc: Zen Master
Ngộ Chân Long Cốc—Thiền sư Ngộ Chân Long Cốc, quê ở Nam Việt. Ngài là một
thiền sư thuộc dòng Lâm Tế, nhưng không rõ đời nào. Ngài khai sơn chùa Đức
Vân trên núi Chứa Chan ở Biên Hòa. Lúc cuối đời ngài đi vân du, ngài thị
tịch hồi nào và ở đâu không ai biết—A Vietnamese zen master from South
Vietnam. He was a monk from the the Linn Chih Zen Sect; however, his
generation was unknown. He built Đức Vân Temple on Mount Chưa Chan in Biên
Hòa province. Late in his life, he became a wandering monk. His whereabout
and when he passed away were unknown.
Ngộ Diện: Face to face.
Ngộ Đạo: To realize (enlighten)
the path.
Theo Kinh Pháp Cú, câu
280, Đức Phật dạy—According to the Dharmapada Sutra, verse 280, the Buddha
taught: “Khi đáng nỗ lực, không nỗ lực, thiếu niên cường tráng đã lười
biếng, ý chí tiêu trầm và nhu nhược: kẻ biếng nhác làm gì có trí để ngộ
Đạo—One who does not strive when it is time to strive, who though young
and strong but slothful with thoughts depressed; such a person never
realizes the path.”
Ngộ Độc: Poisoned.
Ngộ Giải: Understand wrongly.
Ngộ Hiểm: To be in danger.
Ngộ (Lãnh) Hội: To understand
wrongly.
Ngộ Nạn: To be in danger.
Ngộ Nghĩnh: Lovely—Pretty.
Ngộ Nhận: To mistake.
Ngộ Nhập:
Giác ngộ lý thực tướng, hay nhập vài lý thực tướng (tỉnh ngộ và đắc nhập
là hai trình độ liên tiếp của người tu Phật. Trong Kinh Pháp Hoa, phẩm
Phương Tiện, Đức Phật đã dạy: “Muốn làm cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến
Phật, nên ngài đã thị hiện ở đời.”)—To aprehend or perceive and enter into
the idea of reality.
Sugandhara, tên của một nhà sư người Kashmir: Sugandhara, name of a
Kashmir monk.
Ngộ Nhất Thừa: Ekayanavabodha
(skt)—Realization of the One Vehicle—See Nhất Thừa.
Ngộ Phán: Mistrial.
Ngộ Phật, Mê Phàm: Those who
greatly realize delusion are Buddhas; those who are greatly deluded are
ordinary people.
Ngộ Sát:
Cõi nước nơi những người giác ngộ an trụ để tự ngộ và giác ngộ cho chúng
sanh, như Ta Bà thế giới là ngộ sát của Đức Phật Thích Ca: The ksetra or
land of enlightenment or perception, i.e. Saha world is the Buddha’s
ksetra.
Giết hại chúng sanh, nhưng không cố ý sát sinh: To kill through
negligence—Manslaughter.
Ngộ Tân Tử Tâm Thiền Sư: Thiền
Sư Ngộ Tân Tử Tâm ở Hoàng Long, sanh năm 1044 tại Thiều Châu. Sư xuất gia
và thọ cụ túc giới tại tuviện Phật Đà lúc còn rất trẻ. Về sau sư vân du
tới viếng Thiền Sư Hoàng-Long-Tổ Tâm thuộc dòng Lâm Tế—Zen master
Wu-Xin-Tzu-Xin-Huang-Lung was born in 1044 in Shao-Chou. As a very young
man, he entered Fo-Tuo Monastery where he gained ordination. Later he
traveled to visit the teacher Huang-Lung-Zu-Xin of the Lin-Chi lineage.
Một hôm ngài thượng đường thuyết pháp: “Này chư Thượng Tọa, thân người khó
được, Phật pháp khó nghe. Thân nầy không nhắm đời nay độ, còn đợi đời nào
độ thân nầy? Nay còn sống đó, các ngài hãy tham thiền đi, tham thiền là để
buông bỏ. Buông bỏ cái gì? Buông bỏ tứ đại, ngũ uẩn; buông bỏ bao nhiêu
nghiệp thức từ vô lượng kiếp đến nay; hãy nhìn xuống dưới gót chân của
mình mà suy xét cho thấu đáo để thấy đạo lý ấy là gì? Suy tới lui hốt
nhiên tâm hoa bừng nở, chiếu khắp mười phương. Sự chứng ngộ thì không thể
trao truyền dù chính các ngài biết rõ nó là cái gì. Đây là lúc các ngài có
thể biến đất lớn thành vàng ròng, quậy sông dài thành biển sữa. Há không
sướng khoái bình sinh hay sao! Vậy thì đừng phí thì giờ niệm ngôn niệm ngữ
mà hỏi đạo hỏi thiền nơi sách vở; bởi vì đạo thiền không ở nơi sách vở. Dù
cho thuộc lòng một bộ Đại Tạng cũng như Bách gia chư tử, chẳng qua là
những lời rỗi rãi, khi chết đi chẳng dùng được gì.”—One day he entered the
hall to preach his disciples: “O brothers, to be born as a human being is
a rare event, and so is the opportunity to listen to discourses on
Buddhism. If you fail to achieve emancipation in this life, when do you
again expect to achieve it? While still alive, be therefore assiduous in
practicing meditation. The practice consists of abandonments. The
abandonments of what? You may ask. Abandon your four elements (bhuta),
abandon your five aggregates (skandha), abandon all the workings of your
relative consciousness (karmavijnana), which you have been cherishing
eternity; retire within your inner being and see into the reason of it. As
your self-reflection grows deeper and deeper, the moment will surely come
upon you when the spiritual flower will suddenly burst into bloom,
illuminating the entire universe. The experience is incommunicable, though
you yourselves know perfectly well what it is. This is the moment when you
can transform this great earth into solid gold, and the great rivers into
an ocean of milk. What a satisfaction this is then to your daily life!
Being so, do not waste your time with words and phrases, or by searching
for the truth of Zen in books; for the truth is not to be found there.
Even if you memorize the whole Tripitaka as well as all the ancient
classics, they are mere idle words which are of no use whatever to you at
the moment of your death. ”
Sư thị tịch năm 1115. Tháp cốt của sư đã được xây về phía bắc của tu viện
Hối Đường—He died in 1115. The master’s stupa was built north of the
abbot’s room at Hui-T’ang Monastery.
Ngồi: To sit.
Ngồi Bó Gối: To sit with one’s
arms around one’s knees.
Ngồi Chễm Chệ: To sit solemnly
(in state).
Ngồi Không: To stay idle.
Ngồi Lì: To sit tight.
Ngồi Thiền: To sit in
meditative position—To meditate.
Ngồi Tréo Ngoảy: To sit with
one leg across (over) the other.
Ngồi Xếp Chéo Lỏng: Thế ngồi
Thiền theo kiểu Nhật Bản, ngồi xếp chéo lỏng, không phải bán già mà cũng
không phải kiết già—The loose cross-legged sitting position originated
from Japan. It is neither the half-lotus nor the full-lotus.
Ngồi Yên: To sit still.
Ngôn: Vaca (p & skt)—Lời
nói—Words—Speech—To speak.
Ngôn Cú: Câu—Sentence.
Ngôn Giáo: Spoken teaching.
Giáo thuyết nguyên thủy của Phật Tổ Thích Ca, chưa được ghi lại bằng chữ
viết cho đến đầu thế kỷ thứ nhứt Tây lịch, khi mà Tạng Kinh Pali được ghi
lại trên những lá kè, trong các tự viện ở Tích Lan—The original teaching
of the Buddha, which was not recorded in writing until the 1st century
B.C., when Pali canon was written on palm leaves in the monasteries in Sri
Lanka.
Giáo Thuyết của Đức Phật biểu hiện bằng ngôn ngữ: The teaching of Buddha
as embodied in words.
Ngôn Hành: Vaci-sankhara
(p)—Vacika-samskara (skt)—Lời nói và hành động—Saying and doing—Words and
deeds—Verbal functions of the mind.
Ngôn Luận: Speech.
Ngôn Ngữ:
Language—Words—Speech—Verbal expression.
Ngôn Thuyên: Ngôn ngữ là công
cụ để giải thích, làm rõ nghĩa lý, giống như cái nơm là dụng cụ để bắt
cá—Words as explaining meaning; explanation.
Ngôn Thuyết: See Ngôn Ngữ.
Ngôn Thuyết Pháp Tướng: See
Desana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Ngôn Trần: Những điều được
trình bày ra bằng lời nói, như pháp suy luận trong Nhân Minh Học—Things
set out in words, i.e. a syllogism.
Ngôn Từ: Words—Language—Trong
Kinh Lăng Già, Đức Phật dạy: “Chính do con người không biết rõ cái bản
tánh của các ngôn từ, nên người ta xem ngôn từ là đồng nhất với ý
nghĩa.”—In the Lankavatara Sutra, the Buddha taught: “It is owing to his
not perfectly understanding the nature of words that he regards them as
identical with the sense.”
Ngôn Y: Tùy vào ngôn ngữ mà
giải thích. Tất cả các pháp hữu vi đều quy vào loại có thể định nghĩa hay
giải thích bằng ngôn ngữ (khác với pháp vô vi không thể gọi ra bằng tên,
không thể diễn tả bằng lời)—Word-dependence, i.e. that which can be
expressed in words, the phenomenal or describable.
Ngổn Ngang: In disorder—Out of
order—In confusion.
Ngộp: To feel dizzy.
Ngộp Thở: To suffocate—To
chock.
Ngơ Ngẩn:
Foolish—Feather-brained.
Ngờ Nghệch: Stupid—Idiot.
Ngờ Vực: Suspect—Doubt.
Ngỡ: To believe—To think.
Ngợi Khen: To praise—To
congratulate—To compliment.
Ngợm: Stupid—Idiot.
Ngớt: To die down—To decrease.
Ngớt Mưa: Rain is dying down
(almost over).
Ngu:
Monkey-witted—Silly—Stupid—Ignorant.
Ngu Dại: Foolish—Stupid.
Ngu Độn: Vô minh và đần
độn—Ignorant and dull-witted.
Ngu Hoặc: Mê hoặc bởi vô
minh—Deluded by ignorant, the delusion of ignorance.
Ngu Kiến: My humble (modest)
opinion.
Ngu Muội: Ignorance.
Ngu Pháp: Còn gọi là Tiểu Thừa
Ngu Pháp, một trong hai loại Tiểu Thừa, Thanh Văn và Duyên Giác, chỉ mê
chấp ở ngu pháp mà không hiểu được diệu lý pháp không của Đại
Thừa—Ignorant, or immature law, or method, i.e. that of sravakas and
pratyeka-buddhas, Hinayana.
Ngu Phu: Bala (skt).
Người không giác ngộ: A man not yet illuminated, i.e., ignorant.
Kẻ bị vô minh chế ngự—Ignorant, immature, a simpleton, dominated by avidya
(ignorance).
Ngu Phu Sở Hành Thiền:
Balopacarikam (skt)—Theo Kinh Lăng Già, đây là một trong bốn thứ Thiền
định. Dù người thực hành loại Thiền định nầy bị xem là kẻ ngu si kém trí,
đây vẫn là một loại Thiền thông dụng mà phần đông người ta thực tập, trong
đó có cả những người thông minh và nhạy trí. Tuy nhiên, Đại Thừa còn đi xa
hơn các loại Thiền định nầy là những thứ vốn ít nhiều vẫn có tính cách
tương đối, thiếu tự nhiên và không phải là loại tối thượng; vì loại Thiền
nầy chú trọng về quán bất tịnh, về sự vô thường của các sự vật và về những
khổ đau của cuộc đời, vân vân, là bài học đầu tiên cho những người mới
nhập môn Phật giáo—According to the Lankavatara Sutra, this is one of the
four kinds of Dhyanas. Though he is regarded as ignorant or dull-witted
(bala) who practices this kind of Dhyana, this is the ordinary form of
meditation carried on by most people, some of whom are quiteintelligent
and sharp-witted. However, the Mahayana goes beyond these meditations
which are more or less relative and artificial and not of the highest
sort; for meditating on impurities, the impermanence of things, sufferings
of life, etc., is the first lesson for the beginners of Buddhism.
Ngu Si: Mudha (skt)—Tiếng Phạn
là Mộ Hà, có nghĩa tâm tính ám muội, hay vô minh và không giác ngộ, không
có trí sáng suốt để thông đạt sự lý (còn gọi là vô trí, vô kiến, vô hiện
quan, hôn muội, ngu si, vô minh, và hắc ám)—Thick-skulled
(headed)—Stupid—Ignorant and unenlightened.
Ngu Tăng: Vị tăng bị vô minh
khống chế—Ignorant monk.
Ngu Xuẩn: Foolish—Stupid.
Ngù Ngờ: Simple-minded—Nave.
Ngủ Chập Chờn: To sleep with
one eye open.
Ngủ Li Bì:To sleep all day
(around the clock).
Ngủ Mê Như Chết: To sleep
heavily.
Ngủ Ngon: To sleep well.
Ngủ Nướng: To lie late abed.
Ngủ Tỉnh: To sleep with one’s
eyes open.
Ngũ: Panca (skt)—Five.
Ngũ A Hàm: The five Agamas:
Trường A Hàm: Dirghagama.
Trung A Hàm: Mahdyamagama.
Tạp A Hàm: Tăng Dục Đa A Hàm—Samyuktagama.
Tăng Nhất A Hàm: Ương Quật Đa La A Hàm—Ekottarikagama.
Khuất Đà Ca A Hàm: Ksudrakagama.
Ngũ A Hàm Thiên: See Ngũ Tịnh
Cư thiên.
Ngũ Ác: Nivarana (skt)—The five
sins:
Sát sanh: Killing.
Trộm cắp: Stealing.
Tà dâm: Sexual misconduct.
Vọng ngữ: Lying.
Uống chất cay độc: Drinking intoxicants.
Ngũ Ác Thú: See Ngũ Thú.
Ngũ Âm: The five notes of the
musical scale (instrument).
Ngũ Ấm Ma: The five maras
associated with the five skandhas—See Ngũ Uẩn.
Ngũ Ấn: See Ngũ Độ (B).
Ngũ Ba La Mật: Năm Ba La
Mật—The five paramitas:
Bố thí: Dana—Almsgiving.
Trì giới: Sila—Commandment-keeping.
Nhẫn nhục: Ksanti—Patience under provocation.
Tinh tấn: Virya—Zeal.
Thiền định: Dhyana—Meditation.
Ngũ Bách Dị Bộ: Năm trăm bộ
phái khác nhau được thành lập 500 năm sau ngày Phật nhập diệt—The five
hundred sects according to the five hundred years after the Buddha’s
death.
Ngũ Bách Do Tuần: Theo Kinh
Pháp Hoa thì con đường đi đến đất châu bảo là con đường dài năm trăm do
tuần đầy khó khăn nguy hiểm—According to the Lotus Sutra, the journey to
the Land of Treasure is the five hundred Yojanas of difficult and perilous
journey.
Ngũ Bách Đại La Hán: Năm trăm
vị Đại La Hán là những vị đã soạn ra bộ Vi Diệu Pháp Tỳ Ba Sa Luận, bốn
trăm năm sau ngày Phật nhập diệt—Five hundred great arhats who formed the
synod under Kaniska and are supposed compilers of the
Abhidharma-Mahavibhasa-Sastra, four hundred years after Buddha entered
nirvana.
Ngũ Bách Giới: 500 giới Tỳ Kheo
Ni, thật sự là 348—The five hundred rules for nuns, actually 348—See Giới
Cụ Túc.
Ngũ Bách Sinh: Five hundred
generations.
Ngũ Bách Thế: Five hundred
generations.
Ngũ Bách Vấn Sự: Năm trăm câu
hỏi của ngài Mục Kiền Liên hỏi Phật về vấn đề giới luật—The five hundred
questions of Mahamaudgalyayana to the Buddha on discipline.
Ngũ Bảo: Năm thứ quí là vàng,
bạc, trân châu, san hô, mã não—The five precious things such as gold,
silver, pearls, coral and amber.
Ngũ Bảo Thiên Quan: See Ngũ
Phật Bảo Quan.
Ngũ Bất Chính Thực: Năm thứ
không hợp cho một vị Tăng ăn—Five improper things for a monk to eat:
Cành non: Twigs.
Lá cây: Leaves.
Bông: Flowers.
Trái: Fruit.
Bột: Powder.
Ngũ Bất Hoàn Quả: See Ngũ Tịnh
Cư Thiên.
Ngũ Bất Hoàn Thiên: Năm tầng
trời mà chúng sanh không còn bị tái sanh vào các đường dữ nữa—Five
Heavens-from-which-there-is-no-return because the residents do not ever
fall back to the lower realms.
** For more information,
please see Ngũ Tịnh
Cư Thiên.
Ngũ Bất Khả Tư Nghì: Theo Trí
Độ Luận, có năm thứ bất khả tư nghì—According to the Sastra on the
Prajna-Paramita Sutra, there are five inconceivable or thought-surpassing
or beyond mentation things.
Chúng sanh vô biên bất khả tư nghì: The number of living
beings—Innumerable number of sentient beings is inconceivable.
Nghiệp quả báo bất khả tư nghì: All the consequences of karma—Karmic
consequence is inconceivable.
Định lực của Thiền giả là bất khả tư nghì: The powers of a state of
dhyana—The concentration power of a zen practitioner is inconceivable.
Lực của các rồng là bất khả tư nghì: The powers of nagas—The power of
dragons is inconceivable.
Phật pháp là bất khả tư nghì: The powers of the Budhas—The Buddha Law is
inconceivable.
Ngũ Bất Năng Xứ: Theo Kinh
Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm bất năng xứ (năm điều mà một vị Tỳ
Kheo không thể làm được)—According to the Sangiti Sutta, there are five
impossible things:
Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể cố ý sát hại đời sống loài hữu tình: An
Arahant is incapable of deliberately taking the life of a living being.
Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể cố ý lấy của không cho để tạo tội trôm
cắp: An Arahant is incapable of taking what is not given so as to
constitute theft.
Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể cố ý hành dâm: An Arahant is incapable of
committing sexual intercourse.
Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể tự mình biết mà nói láo: An Arahant is
incapable of telling a deliberate lie.
Một vị lậu tận Tỳ Kheo không thể tiêu dùng các vật chứa cất vào các thú
vui dục lạc như khi còn là cư sĩ: An Arahant is incapable of storing up
goods for sensual indulgence as he did formerly in the household life.
Ngũ Bất Thối: Năm điều bất thối
theo Pháp Tướng Tông—The five non-backslidings according to the
Dharmalaksana:
Tín Bất Thối: Never receding from the faith obtained.
Vị Bất Thối: Never receding from the position attained.
Chứng Bất Thối: Never receding from the realization attained.
Hạnh Bất Thối: Never receding from a right course of action.
Luật Nghi Bất Thối: Never receding from being in accordance with
procedures.
Ngũ Bí Mật: Năm vị Kim cang Bồ
Tát—The five Bodhisattvas of the Diamond realm:
Kim Cang Tát Đỏa: Tất cả các loài chúng sanh đều có lục đại tự tánh, ở đây
nói về các loài hữu tình chúng sanh, được đặt ở trung tâm—Vajrasattva
represents the six fundamental elements of sentient existence and here
indicates the birth of bodhisattva sentience, in the middle.
Dục Kim Cang: Bodhisattvas of Desire—Bồ tát Dục hay phàm phu mới gặp được
giáo thọ A Xà Lê, được đặt ở phía Đông. Dục ở đây là muốn phát tâm Bồ Đề
và cứu độ chúng sanh—Ordinary people who have just met the Acarya, in the
East—Desire is that of bodhi and the salvation of all.
Xúc Kim Cang: Bồ Tát Xúc hay vị đã phát tâm Bồ Đề, tu hạnh đại bi, và muốn
tiếp xúc với thế giới bên ngoài để cứu độ, được đặt ở phía
Nam—Bodhisattvas of Contact—One who has resolved the Bodhicitta, vowed to
practice great loving kindness, and wanted to contact with the needy world
for its salvation, in the South.
Ái Kim Cang: Bodhisattvas of Love—Vị đã thành tựu Phật quả và phát nguyện
thương yêu chúng sanh, được đặt ở phía Tây—One who has attained the
Buddhahood and vowed to love all sentient beings.
Mạn Kim Cang: Bodhisattvas of Pride—Vị đã tự tại nơi Niết Bàn, được đặt ở
phía Bắc—One who entered Nirvana (pride here means the power of nirvana),
in the North.
Ngũ Bí Mật Mạn Đà La: Mạn Đà La
gồm mười bảy hình ảnh, gồm năm vị Kim Cang Bồ Tát (see Ngũ Bí Mật) và mười
hai vị thị giả theo hầu—The Mandala of this group contains seventeen
figures representing the five esoteric Bodhisattvas with their twelve
subordinates.
Ngũ Biên: Năm loại biên
kiến—The five alternatives:
Thị Hữu: Things exist.
Thị Vô: Things do not exist.
Diệc Hữu Diệc Vô: Both exist and non-exist.
Phi Hữu Phi Vô: Neither exist nor non-exist.
Phi Phi Hữu, Phi Phi Vô: Neither non-exist nor are without non-existence.
Ngũ Biến Hành: Năm loại tâm sở
tương ứng với mọi tâm vương—The five universal mental activities
associated with every thought:
Tác Ý: The idea.
Xúc: Contact.
Thọ: Reception.
Tưởng: Conception.
Tư: Perception.
Ngũ Bình: Năm cái bình mà Phật
giáo Mật Tông dùng để dâng hoa cúng Phật, hoa trong bình được cắm chung
với năm quý vật, năm loại hạt và năm loại thuốc trộn với nước hoa—The five
vases used by the esoteric school for offering flowers to their Buddha,
the flowers are stuck in a mixture of the five precious things, the five
grains and the five medicines mingled with scented water.
Ngũ Bình Quán Đảnh: Lễ Quán
Đảnh với năm bình tượng trưng cho trí huệ của năm vị Phật—Baptism with
water of the five vases representing the wisdom of the five Buddhas—See