|
|
A Tỳ Đàm Giảng Giải và Thảo Luận
Chân Đế Tục Đế - Bốn Thắng Pháp
A Tỳ Đàm, Bài 2.3.3 Ngày 09 tháng 04 năm 2004
Minh Hạnh thực hiện
Bốn Pháp Bản Thể.
Tỳ
khưu Giác Đẳng
3.3 Tâm (citta) được định nghĩa là sự biết cảnh hay tri giác. Đây là đề tài lớn nhất của Tạng A Tỳ Đàm. Tâm chuyên chở sự hoạt dụng của nhân quả, và do vậy, là phần quan trọng nhất của sự hiện hữu. Sự tồn tại bền bỉ của tâm thức vượt ngoài hạn cuộc của không gian có thể nói là tâm điểm cho bất cứ chủ đề nào về nhân sinh quan và vủ trụ quan. Ngài Nànaponika, một danh tăng người Đức, đă khẳng định rằng không có bất cứ một ngành học nào trong kho tàng trí tuệ của nhân loại có những tŕnh bày chi tiết, khúc chiết về tâm thức hơn là tạng A Tỳ Đàm. Tuy vậy không có một cơ sở lư luận nào đủ để mô tả A Tỳ Đàm của Tạng Pàli ủng hộ cho khái niệm "duy thức" cũng như đủ yếu tố để nói A Tỳ Đàm là một môn "pháp tướng tông" như một số luận sư sau nầy đă đưa ra. Nói một cách khác, mặc dù tâm (citta) có một vị trí quan trọng nhưng không phải là tất cả.
3.3 Thuộc tánh của tâm (cetasika) nói về những thành tố quyết định trạng thái tâm. Thí dụ chúng ta nói ly nước chanh th́ nước có thể được hiểu như tâm và có thuộc tánh được hiểu như đường và chanh ... Đây là một khái niệm mới lạ với nhiều người nay cả trong thời đại nầy Cho dù một sát na tâm đơn giản nhất cũng có 7 thuộc tánh biến hành. Như khi chúng ta đưa máy ảnh lên chụp h́nh. Chỉ riêng một tích tắc chụp ảnh th́ đă có nhiều chức năng cùng đồng thời làm việc để có thể ghi lại những đường nét màu sắc...Các nhà dịch thuật Trung Quốc gọi là tâm sở, một từ rất chính xác nhưng người mới nghe có thể hiểu là tâm vương và tâm sở có thể là hai thứ tâm. Ngài Tịnh Sự dịch là sở hữu tâm.
oo0oo oo0oo oo0oo oo0oo oo0oo
TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch TT Trí Siêu và thưa quí Phật tử, trong chương tri`nh A Tỳ Đàm, TT Trí Siêu là giảng sư, vị Giáo Thọ Sư chính, và thông thường khi chúng tôi có mặt ở trong rơom, TT yêu cầu chúng tôi có một vài lời dẫn nhập, và sau đó sẽ đi vào phần chính hôm nay TT sẽ giảng cho chúng ta về "Bốn pháp bản thể".
Đúng ra trong phần nội dung chính của A Tỳ Đàm, chúng ta sẽ đào sâu vào, mỗi phần như vậy chúng ta định nghĩa nhiều về tâm, chúng ta sẽ được nghe nhiều về thuộc tánh tức là tâm sở, sắc pháp và Niết bàn. Tuy vậy rất cần thiết cho những người học A Tỳ Đàm đầu tiên có một khái niệm A Tỳ Đàm nói những gi`. Và quí vị đă nghe Sư Trưởng và Chư Tăng đề cập đến môn học A Tỳ Đàm được Hoà Thượng Tịnh dịch là môn Siêu Ly' để dịch chữ paramattha hay đệ nhất nghĩa đế.
Khi nói đến đệ nhất nghĩa đế hay bản thể của pháp, thi` môn A Tỳ Đàm đặc biệt lại đưa ra bốn bản thể rơ ràng, đó là về tâm, về thuộc tánh của tâm, hay tâm sở, sắc pháp và Niết bàn. Nếu chúng ta không có khái niệm chung, thi` chúng ta không hiểu rơ về Vi Diệu Pháp thật sự muốn nói gi`, mặc dù đă có một vài lời đưa ra mang tánh cách phổ thông như bà Rhys Davids đă nói rằng:
- A Tỳ Đàm nói đến cái gi` trong ta, ngoài ta và chung quanh ta.
Thưa quí vị: nói như vậy thi` được hiểu rằng A Tỳ Đàm đề cập đến một cái gi` toàn diện, tuy sự gọi là toàn diện đó, được hiểu như thế nào gọi là toàn diện, có cái gi` được nói đến ở đây và cái gi` không được nói đến ở đây, thi` chúng ta sẽ thấy rằng bốn pháp bản thể đặc biệt hết sức thú vị khi mà đó là những phạm trù được giới hạn A Tỳ Đàm để nói đến bản thể của các pháp. Chúng ta sẽ có rất nhiều điểm để bàn về bốn điểm này trong sự tương quan lẫn nhau ở trong sự y' nghĩa riêng biệt và chúng ta cũng sẽ ti`m thấy một vài sự so sánh, tuy nhiên chúng ta hăy đi qua y' nghĩa của bốn pháp bản thể này trước.
Tuần vừa rồi chúng tôi có dùng một ít thời giờ để nói về bốn pháp bản thể, tuy nhiên đă có nhiều thi` giờ bàn về các từ vựng, và từ vựng ở đây được đến từ Ngài Tịnh Sự. Chúng tôi đặc biệt có thưa thỉnh với Sư Trưởng và TT Trí Siêu để ôn lại một số điểm chính về cuộc đời của Ngài Tịnh Sự, bởi vi` hầu hết những vị nào học A Tỳ Đàm này qua cách dụng ngữ cũng như là cách suy tư, phải nói rằng đă hấp thụ được rất nhiều từ Ngài Tịnh Sự. Do vậy tuần rồi chúng ta đă bắt đầu bài về "Bốn pháp bản thể", tuy nhiên chúng ta đă không đi trọn vẹn, ngày hôm nay kính cung thỉnh TT Trí Siêu một lần nữa đi trở lại cùng với tất cả chúng ta để có một khái niệm toàn diện tổng quát về bốn pháp bản thể này, và sau bài giảng của TT Trí Siêu sẽ là thảo luận, và chúng tôi tin rằng với phần thảo luận sẽ giúp cho đại chúng hiểu nhiều về y' nghĩa của bốn pháp bản thể, bây giờ kính thỉnh TT Trí Siêu. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
TT Trí Siêu: Kính bạch TT Giác Đẳng, kính thưa quí vị hôm nay ngày thứ Sáu hàng tuần chúng ta học về bộ môn A Tỳ Đàm, trong những ngày thứ Sáu và thứ Bảy học về bộ môn A Tỳ Đàm. Không phải chỉ riêng chúng tôi được mời thỉnh là vị Giảng Sư Giáo Thọ chính, và trong buổi học này chúng ta sẽ được nghe Sư Trưởng, TT Giác Đẳng cùng với chúng tôi thảo luận về những đề tài về A Tỳ Đàm, chúng tôi nghĩ rằng với cách học này sẽ giúp cho một lớp học A Tỳ Đàm có sự hứng thú hoan hỷ và không cảm thấy đơn điệu nhàm chán, vi` vậy chúng ta đừng ngạc nhiên vi` sao đối với những môn học khác thi` thoạt đầu là vị Giảng Sư giảng chiếm mất thời lượng phân nửa thời gian của lớp rồi sau đó mới trả lời thảo luận hay là câu hỏi pháp đàm, co`n ở đây chương tri`nh có khác, sau này chúng tôi vẫn muốn rằng những buổi học A Tỳ Đàm như vầy, chính do TT Giác Đẳng là vị Giảng Sư sẽ dẫn nhập đề tài của bài học, và sau khi TT đă dẫn nhập đề tài xong thi` sẽ đến phần chúng tôi giảng giải về nội dung của đề tài đó, sau phần giảng giải về nội dung sẽ tiếp tục nhận xét và đưa lên những vấn đề, tức là những câu hỏi có liên quan đến bài học khúc chiếc như thế nào để hỏi, có thể cung thỉnh Sư Trưởng, hoặc là nếu hôm nào không có Sư Trưởng thi` chúng tôi sẽ trả lời, đó là chúng tôi nói tóm tắt về chương tri`nh học.
Mặc dù trong những ngày qua lớp A Tỳ Đàm đă nói nhiều về A Tỳ Đàm, đă đi sâu vào bốn phần pháp chân đế, nhưng cho đến bây giờ chúng ta cũng chỉ mới qua phần dẫn nhập của bốn pháp chân đế mà thôi và ngày hôm nay chúng ta sẽ chi tiết hơn về bốn pháp chân đế, pháp chân đế gọi là paramattha sacca hay gọi là paramattha, nói tóm tắt như vậy được dịch là pháp Siêu Ly', Ngài Hoà Thượng Tịnh Sự dịch là pháp Siêu Ly', là pháp bản thể có nghĩa ly' cùng tột cao siêu paramattha, không phải là chỉ đoạn kinh văn mà chúng ta có thể dùng trí thông thường để chúng ta có thể hiểu được một cách rơ ràng, cho nên gọi bốn pháp, tâm (citta), tâm sở (cetasika ), sắc pháp (Rùpa) và Niết bàn (Nibbàna), gọi bốn pháp đó là bốn pháp chân đế hay bốn pháp Siêu Ly'.
Trước hết chúng ta giải thích danh từ gọi là tâm (Citta paramatha). Tâm là một trạng thái biết cảnh như có những câu chú giải: Àramma.am cintet́ti cittam. Tâm là sự biết cảnh, hoặc là những câu như Cinteti sampayuttadhamma etenàti = cittam các pháp tương ứng đồng sanh nhờ cái này mà biết cái nên gọi là tâm, pháp tương ứng là chỉ cho các tâm sở, những tâm sở tương ưng với tâm mới biết được cảnh, chút nữa qua phần tâm sở chúng tôi sẽ giải thích về điểm này.
Danh từ citta ngoài những nghĩa dịch, ngoài y' nghĩa là sự biết cảnh nên gọi là tâm, ngoài nghĩa đó co`n có một vài y' nghĩa khác, chẳng hạn như cái sự kiện gi` làm cho cuộc sống chúng sanh trở lên đa dạng thi` cái đó gọi là tâm, khi chúng ta nói đến y' nghĩa này, thi` chúng ta cũng cần phải biết là đối với những vật vô tri, tức là những vật không có mạng sống, không có thức tánh (natthi cittam) cũng do nương năng lực của tâm chúng sanh mà trở lên đa dạng rắc rối, chẳng hạn như là nhà cửa bàn ghế y phục thức ăn thức uống v.v... Tất cả những thứ đó, những vật thể đó được hi`nh thành đa dạng đều là do tâm của chúng sanh suy nghĩ mà tạo ra cả. Thiết kế kiểu mẫu này, kiểu mẫu khác làm ra một sản phẩm đa dạng màu sắc cho nên gọi là tâm.
Hoặc chúng ta thấy chúng sanh muôn loại, nhất là đối với những chúng sanh ở dưới cơi dục giới, thân dị, tưởng dị, tức là thân tướng có khác nhau, một người thi` mặt hơi tro`n, một người thi` mặt hơi vuông, một người thi` mặt hơi dài, người thi` mắt như thế này, mắt như thế kia, mắt tai mũi đều khác nhau vi` đa dạng, có những chúng sanh đi bằng bốn chân, có khi đi bằng hai chân, cũng có khi ky` hi`nh dị tướng không có chân, hoặc giả có những sở hành riêng biệt, màu sắc riêng biệt. Tất cả những thứ đó đều do nơi nghiệp lực của chúng sanh tạo ra cả, do nghiệp tâm mà ra cả, cho nên chính những thứ đó mới gọi là citta đa tức là đa dạng màu sắc theo trong chú giải của Ngài Jotika có giải thích ở điểm này, nói tóm lại là bản thể của tâm chúng ta cần phải hiểu theo ba y’ nghĩa với những câu chú giải như vậy.
1) Tâm là bản chất biết cảnh.
2) Tâm là chỗ nương đồng sanh biết cảnh như nó.
3) Tâm là cái gi` làm cho các sinh vật và các vật vô tri trở nên sai biệt đa dạng như thế gọi là tâm.
Khi chúng ta nói đến tâm hiểu theo ba y’ nghĩa đó, chúng ta nói trên phương diện hi`nh thức, nói trên phương diện nội dung. Trên phương diện hi`nh thức thi` chúng ta cũng cần phải biết tâm luôn luôn có sự tiếp nối sanh diệt, một do`ng tư tưởng trôi chảy không ngần nghỉ,
Đức Phật dậy rằng:
- Này các Tỳ kheo có bao giờ thấy bức hoạ nào chưa?
- Bạch Đức Thế Tôn chúng con có thấy.
- Này các Tỳ Kheo, cho đến ngay cả bức tranh đó nếu có cái gi` phiền phức do tâm sáng tác nên đa dạng hơn cả bức tranh phức tạp đó nữa, này các Tỳ Kheo trong tất cả chúng sanh trên đời, ta chưa thấy một sanh loại nào phức tạp sai biệt đa dạng như loài bàng sanh, mà tất cả những sự kiện phức tạp đó đều do tâm tạo, và này các Tỳ Kheo, tâm co`n phức tạp hơn cả loài bàng sanh nữa
Thi` ở đây trong câu Phật ngôn này được dẫn chứng để cho chúng ta thấy rằng tầm quan trọng của tâm như thế nào, trong đời sống của chúng sanh, loài hữu ti`nh thi` tâm luôn luôn đóng một vai tro` then chốt trong việc sinh hoạt của sắc pháp, có thể đi, đứng, nằm, ngồi, nói chuyện, hoặc cười hoặc khóc, tất cả sắc tứ đại nếu như sắc tứ đại của loài vô tri giác thi` không thể nào có những biểu hiện như vậy, có những hiển lộ như vậy. Cho nên tâm về hi`nh thức và nội dung như vậy.
Bây giờ chúng ta nói sang phần tâm sở, Ngài Hoà Thượng Tịnh Sự, Ngài dịch là sở hữu tâm, rồi sau này Ngài dịch gọn lại là tâm sở. Tâm sở cũng có nghĩa là sở hữu tâm, tại sao gọi là như vậy? Chư ceta ở đây nó đồng nghĩa với chữ citta là tâm, phối hợp với chữ tiếp vĩ ngữ sika thi` nó thành cetasika, bởi danh từ ceta thuộc nhóm mana, nhóm dị biệt ngữ, do đó khi nó phối hợp thi` nó thêm chử s thành sika . Với một từ nào mà được thêm vào tiếp vĩ ngữ sika thi` nó mang một y’ nghĩa là sở hữu sở thuộc và co`n nhiều y’ nghĩa khác, nhưng ở đây chỉ lấy trên phuơng diện sở hữu sở thuộc mà thôi. Tại sao lại gọi như vậy, bởi vi` những thành phần này là những thành phần sở hữu của tâm, phụ thuộc vào tâm.
Ở đây trong trường hợp này cũng nên nói thêm rằng sở hữu tâm nương tâm để sanh khởi, không giống như trường hợp cây cối nương mặt đất mọc lên, bởi vi` trong trường hợp đó mặt đất là cứ điểm để nâng đỡ, co`n cây là cái được nâng đỡ. Nhưng ở đây thi` khác, vai tro` của tâm và tâm sở tương quan với nhau, mặc dù tâm là năng y (paccayana) tâm sở là sở y (paccayuppanna).
Chúng ta cũng nên biết chính những tâm sở, những thành phần tâm sở là những thành phần cấu tạo nên tâm thức. Tâm dù gi` đi nữa chỉ có một phần trong bốn phần danh uẩn, thọ, tưởng, hành, thức.
- Tâm thuộc về thức uẩn.
- Nhưng đối với tâm sở thi` nó thuộc về ba uẩn kia là thọ, tưởng, hành.
- Nếu như thọ, tưởng, hành không có mặt, thi` thức uẩn không thể xuất hiện.
Trường hợp tâm sở là sở hữu, là phụ thuộc nương vào tâm, thi` chúng ta nên hiểu theo y’ nghĩa đó, chớ không phải giống như cây cối nương mặt đất, dầu cho chỗ đó không có cây cối cũng vẫn có mặt đất, không phải như vậy.
Ở đây nếu như thọ, tưởng, hành, là các danh uẩn tâm sở mà không có mặt thi` thức uẩn cũng không có mặt được.
Tâm sở đối với tâm cả hai đơn vị này nó có bốn điểm đầu.
1) Tâm và tâm sở đồng sanh ( Ekuppàda)với nhau, phải đồng sanh với nhau, sát na tâm hiện hữu, hiện khởi thi`trong đó có cả bốn danh uẩn,thọ, tưởng, hi`nh, thức. Mà thức uẩn là tâm, thọ, tưởng, hành, thuộc về tâm sở, do vậy cho nên hễ có sanh thi` đồng sanh.
2) Tâm và tâm sở đồng đồng diệt (Ekanirodha), tại sao gọi là đồng diệt, bởi vi` tâm và tâm sở là bốn danh uẩn đồng sanh trong một sát na, cho nên khi sát na tâm đó diệt thi` cả bốn uẩn này đều diệt đồng một loạt chứ không có cái trước. Cũng giống như khi chúng ta uống một ly nước chanh ,thi` chúng ta phải uống đồng thời cả nước lẫn vị ngọt của đường, lẫn vị chua của chanh và cả cảm giác lạnh của nước đá, như vậy cho nên mới gọi là đồng sanh đồng diệt.
3) Tâm và tâm sở có đồng cảnh gọi là (Ekàramman.a), bởi vi` khi một sát na tâm nào sanh khởi, hễ thức uẩn biết cảnh gi` thi` thức biết cảnh đó, thọ tưởng hành biết cảnh nào thi` thức uẩn cũng phải biết cảnh đó, một sát na không thể biết hai cảnh, cho nên trong trường hợp đó chúng ta mới gọi là đồng cảnh.
4) Y’ nghĩa thứ tư gọi là đồng nương vật gọi là (Ekavatthukà), về điểm này chúng ta cũng nên biết rằng, y’ nghĩa đồng thứ tư bất định chứ không phải nhất định.
Trong 31 cơi trong đó 4 cơi vô sắc, không có sắc vật chất, không có nhăn vật, nhĩ vật, tỷ vật, thân vật và y’ vật. Bốn cơi đó tâm sanh khởi, tâm và tâm sở không cần phải nương vật, co`n đối với cơi sắc giới và cơi dục giới, cơi sắc giới ngoài cơi vô tưởng, thi` không có tâm chúng ta không cần nói đến rồi.
Nhưng 15 cơi hữu tưởng, cơi sắc tưởng và 11 cơi dục giới, 26 cơi ngũ uẩn này thi` hễ khi tâm và tâm sở hay thọ, tưởng, hành, thức hiện khởi, thi` đều phải nương vào một vật nào đó, chẳng hạn như bốn danh uẩn của nhăn thức thi` phải nương vào nhăn vật, đồng nương vào nhăn vật tức là nương trú vào con mắt.
Bốn danh uẩn thuộc về nhĩ thức, thi` nó trú vào nhĩ vật, tỷ thức nương vào tỷ vật và pháp tương ưng, thân thức và pháp tương ưng, pháp tương ưng tức là tâm sở vào thân vật và y’ thức giới. Các danh uẩn tương ưng, các pháp tương ưng, các tương sở tương ưng thi` nó nương vào nơi y’ vật, gọi là đồng nương vật, bởi vi` cả bốn danh uẩn này không có trước không có sau, phải đồng loại với nhau và như vậy một thức uẩn nương vật này như thức uẩn thuộc về ư thức giới nương vào y’ vật, thi` lúc bấy giờ các tâm sở phối hợp với thức uẩn đó cũng phải nương nơi y’ vật, chớ không thể nương các vật khác hơn, đó là bốn điểm đồng.
Ở đây khi chúng ta nói đến tâm sở chúng ta cần phải hiểu rằng những tâm sở đó là những thành phần cấu tạo nên tâm thức, cũng giống như những nguyên liệu, đường, chanh, nước đá nó là những nguyên liệu để tạo nên một ly nước chanh và tất nhiên ly nước đó được mang tên như vậy là bởi vi` nó dựa trên nguyên liệu đă chế tạo ra, ly nước muối là bởi vi` ly nước lạnh đó có hoà tan với muối cho nên gọi ly nước muối.
Cũng như thế khi chúng ta nói đến tâm tham, tâm sân, hay tâm si hoặc tâm thiện v.v… hay tâm tịnh hảo gi` đó, thi` chúng ta phải hiểu sở dĩ tâm có nhiều tên như vậy là do dựa vào những thành phần cấu tạo nên nó tức là những tâm sở phối hợp nào có tham tâm sở phối hợp thi` như vậy tâm đó gọi là tâm tham, có sân tâm sở phối hợp gọi là tâm sân v.v…
Thành thử ra khi chúng ta học về tâm sở, chúng ta cũng nên nhận biết rằng tâm sở cũng rất quan trọng giống như tâm chứ không phải đơn giản, bởi vi` nếu tâm hiện khởi mà không có tâm sở thi` tâm đó nó sẽ không hi`nh thành được, đó là pháp chân đế thứ hai.
Co`n pháp chân đế thứ ba gọi là rùpa tức sắc pháp, chữ rùpa ở đây chúng ta cần phải minh định lại y’ nghĩa này, vi` danh từ rùpa cũng vẫn được sử dụng ở nhiều nơi khác như khi đề cập đến sáu cảnh trần sắc, cảnh sắc gọi là rùpa, cảnh thinh gọi là saddàramman.a cảnh khí gọi là gandhàramman.a cảnh vị gọi là rasàramman.a cảnh súc gọi là Photthabbàramman.a cảnh pháp gọi là dhammàramman.a. Thi` như vậy danh từ rùpa trong trường hợp này lại chỉ cho cái gi` là đối tượng của con mắt, mắt có thể thấy được thi` cái đó cũng gọi là rùpa. Do đó danh từ rùpa sử dụng ở đây là chúng ta phải minh định lại y’ nghĩa sắc pháp là những gi` thuộc về vật chất, vật ly’, những gi` dựa trên cơ sở của bốn đại mà hi`nh thành như đất, nước, lửa, gió, thi` cái đó được gọi là sắc pháp, chữ sắc pháp được gọi là rùpa.
Sở dĩ được gọi tên như vậy bỏi vi` thành phần vật chất này luôn luôn biến diệt thay đổi. Sắc pháp là những gi` luôn luôn bị biến đổi bởi những điều kiện sung khắc như nóng, lạnh, đói, khát, gió, nắng v.v… nó đều làm cho biến chuyển, thi` như vậy những vật chất biến động đó chúng ta gọi là sắc pháp..
Sắc pháp chúng ta cũng phải chú y’ ở những điểm là sắc hiện khởi ở những vật thể vô mạng quyền, tức là phi chúng sanh, tức là những vật vô tri giác như cục đất, cục đá cây cối v.v… Tất cả những thứ đó gọi là vô tri giác. Co`n sắc pháp nó hiện khởi cho loài hữu ti`nh, sắc tứ đại khi nó hiện khởi trong một thân tướng hữu mạng quyền thi` như vậy sắc pháp đó chúng ta phải hiểu khác.
Bi`nh thường sắc pháp thuộc loại vô tri giác thi` nó không liên quan, không ảnh hưởng gi` đến tâm cả, nhưng sắc pháp hữu mạng quyền lại có liên quan tới tâm rất nhiều, để chúng ta thấy rơ sự tương quan giữa sắc pháp và tâm.
Chúng tôi sẽ tri`nh bày thêm một chút nữa về vấn đề này, sắc pháp gồm có sắc nghiệp, sắc tâm, sắc quí tiết hay sắc âm dương và sắc vật thực.
- sắc nghiệp ở đây là những sắc pháp được hi`nh thành bởi do nghiệp tích tụ tạo nên, mà nghiệp đó thuộc về tâm pháp của sắc pháp.
- Sự biểu hiện của sắc pháp như đi đứng nằm ngồi nói năng cười khóc v.v…. thi` đó là sắc tâm.
- Sắc âm dương tức là sự nóng lạnh nó sẽ tuỳ thuộc ảnh hưởng bởi sắc nghiệp và sắc tâm, chẳng hạn như lúc chúng ta mệt mỏi thi` lúc bấy giờ cơ thể chúng ta nóng ran lên, lúc chúng ta khỏe mạnh bi`nh thường thi` thân nhiệt của chúng ta nó sẽ bi`nh ḥa trở lại v.v… trong trường hợp đó sắc quí tiết sự nóng sự lạnh đó nó sẽ tùy thuộc vào sắc nghiệp hay là sắc tâm gi` đó.
- Sắc vật thực ở đây gồm những vật thực ở bên ngoài, chúng ta gọi vật thực ngoại là sự tiết tế như cơm nước bánh trái v.v… nhưng sắc pháp thuộc về vật thực nội (oja) tức là chất do vật bổ ở bên ngoài tiết vào và nó phát tiết ra, thi` như vậy trong trường hợp này chúng ta phải hiểu đời sống của sắc pháp nếu là sắc ngoại thi` không liên quan nhiều đến tâm pháp.
- Nhưng nếu sắc nội vật hay sắc hữu mạng quyền nó ảnh hưởng liên quan đến sắc pháp ghê gớm, liên quan đến tâm pháp ghê gớm.
Khi chúng ta học về duyên hệ, chúng ta sẽ gặp những loại duyên hệ trong đó có vật tiền sanh duyên (vatthupurejàtanissayapaccayo), hoặc là y chỉ duyên v.v… hay hậu sanh duyên tất cả những thứ đó chúng ta sẽ thấy rằng tương quan giữa sắc pháp và tâm pháp luôn luôn gắng bó với nhau.
Chúng ta sẽ học chi tiết trong phần sắc pháp về sau này, bây giờ chúng tôi chỉ muốn làm công việc gọi là định nghĩa về những thành phần trong pháp Siêu Ly’ hay pháp chân đế để cho chúng ta có một khái niệm. Nói tóm lại những thành phần thuộc về vật chất được hi`nh thành do đất, nước, gió lửa, đó gọi là sắc pháp, và sắc pháp này luôn luôn có sự biến chuyển, nó sẽ bị chi phối bởi do thời tiết khắc nghiệt hay do cái này cái kia v.v… mà nó có sự thay đổi luôn luôn.
Rồi bây giờ thứ tư nữa là chúng ta đề cập đến Niết bàn, Niết bàn là một trong bốn pháp chân đế hay bốn pháp Siêu Ly’, Niết bàn nó vượt ngoài uẩn cho nên chúng ta gọi là ngoại uẩn. Chúng ta hăy trở lại ba thành phần kia, tâm, tâm sở và sắc pháp, thi` sắc pháp ở đây thuộc về sắc uẩn (rùpakkhandha) thọ, tâm sở, thuộc về thọ uẩn, tưởng tâm sở thuộc về tưởng uẩn , 50 tâm sở co`n lại ngoài thọ, tưởng, thi` đó là hành uẩn, và 89 hoặc 121 tâm chúng ta gọi là thức uẩn.
Niết bàn nằm ngoài uẩn, tức là cái gi` nó thuộc tánh chất hữu vi có bị tạo, có sanh có diệt thi` như vậy cái đó nó thuộc về uẩn. Co`n Niết bàn là ngoại uẩn, là vô vi, tức là không bị tạo bởi một nhân tố nào, ở trong duyên hệ cũng có giải thích có giải thích điểm này. Chẳng hạn như nói đến Niết bàn, Niết bàn có thể là năng duyên trợ cho tâm khác sanh được, chẳng hạn như nó là năng duyên ở vai tro` gọi là cảnh hay đối tượng để trợ cho tâm và tâm quả sanh lên, hoặc khi một vị hành giả chứng đắc được thiền định đạo quả, lúc bấy giờ họ quán xét, họ phản kháng về Niết bàn, thi` lúc bấy giờ Niết bàn trở thành đối tượng cảnh để cho tâm sanh mà năng tri cảnh, nhưng không bao giờ Niết bàn lại đóng vai tro` gọi là sở duyên, bởi vi` sở duyên là cái bị tạo tác, Niết bàn thi` không bao giờ bị tạo tác, chúng ta phải hiểu như thế.
Danh từ Niết bàn chúng ta cũng nên minh định y’ nghĩa về từ ngữ một chút. Có người họ hỏi chúng tôi rằng nói Niết bàn đúng hay Nip bàn đúng. Ở đây sẵn trong trường hợp này chúng tôi giải thích cho quí vị nghe hai từ Nip Bàn và Niết Bàn, tại sao có hai từ lại khác nhau như thế.
Ở đây thưa quí vị, không có gi` lạ cả. Nip bàn đọc âm từ chữ Pali gọi là Nibbana, co`n chữ Niết bàn được phiên âm từ chữ Bắc phạn Sankrist chứ không phải là tiếng Pali là Nirvana cho nên được gọi là Niết bàn. Vi` là sự độc âm xuất phát từ hai loại ngôn ngữ là chữ Pali và chữ Sankrist cho nên đọc âm có khác nhau, nhưng về y’ nghĩa thi` như thế nào. Ở đây nói trên phương diện ngữ nghĩa thi` chúng ta bắt nguồn, chúng ta tầm nguyên ngữ căn thi` chúng ta sẽ thấy, thật ra thi` ngữ nguyên của chữ Niết bàn, xuất phát từ chữ nira, có nghĩa là không có hoặc không co`n, hoặc tiêu mất vắng mặt, nó có nhiều nghĩa nhưng nghĩa nào cũng trong thể phủ định cả, và chữ bàn được phiên âm của chữ vana nhưng vi` chữ vana từ “va” âm môi khi nó chuyển dịch sang tiếng Nam phạn Pali thi` nó thành chữ “bá”có chữ “ r “ ở phía trước của tiền nối từ nó đồng hóa phụ âm đi phía trước nên nó đồng âm trở thành chữ “bá” như vậy nibbanna. Thi` chữ nir + vana nếu thành tiếng Pali là Nibbanna, co`n chữ Bắc phạn thi` để nguyên không có thay đổi, không biến dịch gi` cả cho nên vẫn là Nirvana.
Chữ vana co’ rất nhiều nghĩa, mà trong nghĩa chính của “vana” là tên của sự tham ái, một tên gọi cho tham ái đồng nghĩa với chữ tanha. Có những chỗ họ giải thích chẳng hạn như trong cuốn Kho Tàng Pháp của Ngài Dhammananda mà chúng ta dùng trong chương tri`nh Phật Học Cơ Bản, ở trong đó định nghĩa rất nhiều về chữ vanna trong nirvana, chúng ta sẽ học đến phần đó chắc chắn rằng TT Giác Đẳng sẽ đưa vào chương tri`nh để giải thích cho chúng ta nghe thật là thú vị.
Thi` ở đây chữ vana và chữ nira có nghĩa không co`n ái dục thi` gọi là Niết bàn, cắt đứt ái dục gọi là Niết bàn. Chữ virna có nghĩa là sự luân hồi, như vậy không co`n luân hồi là Niết bàn.
Co`n một nghĩa nữa của chữ vana có nghĩa là chỉ dệt, khi chúng ta dệt một tấm vải hay chúng ta đan may, chúng ta đan dệt một cái gi` đó, chúng ta dùng cuộn chỉ thi` đó là một sự đan dệt để trở thành một tấm thảm. Thi` cái gi` thuộc về thế gian cái đó rất rối rắm và nó rối rắm đan chéo với nhau, như Đức Phật Ngài đă tuyên bố về duyên hệ của các pháp hữu vi nó rối rắm như một tổ kén. Thế thi` tổ kén tại sao bị rối, tại vi` có những sợ chỉ tơ của tằm nhả ra và nó đan dệt vào nhau, nó cuộn tro`n lại và trở nên rối rắm. Chính vi` thế gian này nó bị rối rắm do duyên hệ cấu tạo cho nên mới gọi là pháp hữu vi, và bây giờ Niết bàn có nghĩa là không co`n sự rối rắm đó, không co`n sự đan dệt đó, như vậy mới gọi là Nibbanna.
Trong y’ nghĩa đó nếu chúng ta phân tích cặn kẽ về các từ ngữ này, chúng ta sẽ thấy rơ:
Niết bàn không có cái gi` làm cho chúng ta khó hiểu cả, chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng Niết bàn là một danh từ được gọi trong Phật Giáo như một cơi cứu cánh, một cơi tái sanh cho một người tu tập đă được giải thoát, nó đồng nghĩa chúng ta cứ nghĩ rằng đó là cơi cực lạc, không phải như vậy.
Niết bàn chỉ là một trạng thái vắng lặng, chấm dứt mọi sự khổ đau, phá tan đi những cái gi` phiền toái, phiền phức và những gi` rối rắm của pháp hữu vi, chỉ là như vậy, cho nên khi định nghĩa tóm tắt thi` Niết bàn là một trạng thái tịch tịnh vắng lặng , không co`n những hiện tượng sanh diệt, không co`n những hiện tượng khổ đau và chấm dứt sự luân hồi.
Bởi vi` không co`n hiện hữu chân đế gọi là tâm, tâm sở, sắc pháp và Niết bàn, mà khi năy chúng tôi chỉ mới định nghĩa từ một trạng thái chúng ta cần phải được thông qua sau khi chúng ta minh định y’ nghĩa, chớ chúng ta chưa đi vào chi tiết vi` nếu chúng ta đi vào nội dung chi tiết thi` chúng ta co`n có rất nhiều vấn đề bàn đến, va` bây giờ chúng tôi xin tạm kết thúc phần giảng về nội dung. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh Biên Soạn
|
|