www.dieuphap.com   
Trang Pháp Đàm 
A Ty` Đàm 
Bài Giảng   2
Bài Giảng   2.1
Bài   2.1.1
Bài   2.1.2
Bài   2.1.3
Thảo Luận  1
Thảo Luận  2
Thảo Luận  3
Thảo Luận  4
Thảo Luận  5
Bài Giảng   2.2
Bài   2.2.1
Bài   2.2.2
Thảo Luận  6
Bài   2.3A
Bài   2.3.1
Bài   2.3.2
Thảo Luận  7
Bài   2.3B
Bài   2.3.3
Thảo Luận  8
Thảo Luận  9
Thảo Luận  10



A Tỳ Đàm
Ging Giải và Tho Luận


Chân Đế Tục Đế - Bốn Thắng Pháp

A Tỳ Đàm, Bài 2-3 Thảo Luận 10   Ngày 9 tháng 4 năm 2004

Bốn Pháp Bản Thể


Minh Hạnh biên soạn & Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính


 

Thảo luận: có thứ vật chất nào mà hiện hữu theo A Tỳ Đàm nó không liên hệ trực tiếp hay gián tiếp đến tâm ?

 

TT Giác Đẳng: Bạch TT Trí Siêu hôm nay chúng ta nói về bốn pháp bản thể, riêng về đề cập đến sắc pháp có một điều cho đến hôm nay có thể nói rằng trong trào lưu phát triển về kỷ năng, cũng như cái nhi`n được đào tạo từ trường lớp của nền giáo dục hiện tại, người ta đặt nặng vai tro` của vật chất, hầu như cái gi` cũng giải thích bằng vật chất được, ngay cả chuyện nói về DNA, người ta đề cập đến chuyện bị bịnh béo phi`, cũng là do trong người có loại DNA nào đó, những người thông minh cũng vi` DNA nào đó, những người có tính ti`nh vui vẻ tại vi` trong người có loại DNA nào đó. Di truyền và những chi phối về vật chất tạo nên cảnh giới của tâm thức là một quan niệm mà một số lớn nhà khoa học hiện tại đang dựa vào đó làm cơ sở khám phá ra cuộc sống này. 

 

Chúng ta biết rằng từ nhiều thế kỷ và đặc biệt từ những phong trào tôn giáo, kể cả sự phát triển của hệ phái Phật Giáo đă tập trú vào một việc khi nói rằng thế giới này do tâm thức tạo nên.  Tâm thức vẻ vời cảnh thế gian, biến hiện ra tất cả cảnh thế gian, hai khuynh hướng một bên là vật chất làm vai tro` chi phối tất cả, và tất cả hiện tượng do vật chất dù những hiện tượng tâm ly' thi` nó cũng bị chi phối bởi vật chất. 

 

Kính bạch TT Trí Siêu trên phương diện A Tỳ Đàm chúng ta được biết rằng, mặc dù chúng ta nói căn, cảnh, thức, cảnh là đối tượng của thức và căn là nơi nương của thức, tuy nhiên chúng ta biết rằng có một số chúng sanh, một chúng sanh loại đặc biệt là những chúng sanh ở cơi vô sắc chẳng hạn, thi` tâm của họ không nương vào căn, chúng ta không nói đến vật chất.  Tuy nhiên bạch TT Trí Siêu nói ngược lại thi` trong A Tỳ Đàm có khẳng định rằng một số vật chất nào, một số thuộc về vật chất, thuộc về sắc pháp nó tồn tại không có liên hệ gi` đến tâm không, chúng ta nói dù  trực tiếp hay gián tiếp, ví dụ như chúng ta nói sắc tâm và sắc nghiệp chẳng hạn, thi` bạch TT Trí Siêu có thứ vật chất nào mà hiện hữu theo A Tỳ Đàm nó không liên hệ trực tiếp hay gián tiếp đến tâm, xin kính cung thỉnh TT Trí Siêu hoan hỷ xác định về điểm này.

 

TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch TT Giác Đẳng, kính thưa quí Phật tử.  Khi chúng ta nói đến sắc pháp là thành phần vật chất có sự liên hệ đến tâm đó là chúng ta nói theo một cách khác, chứ thực ra thi` hai đơn vị này tức là tâm pháp, sắc pháp, không hẳn phải hoàn toàn phụ thuộc vào nhau, đối với sắc pháp có những loại sắc nó không bị chi phối bởi tâm pháp, không có liên hệ đến tâm pháp mà nó vẫn phát triển một cách độc lập, vẫn hiện hữu một cách độc lập, đó là trường hợp hiện khởi ở một vật vô tri giác mà chúng ta gọi là avin~n~àn.aka, gọi là aj́vitindrivarùpa dhamma sắc vô mạng quyền, tức là những sắc pháp mà nó có mặt ở trong những vật chất, đất đá cây cỏ v.v.. cũng là sắc tứ đại, nhưng mà sắc tứ đại đó nó không lệ thuộc vào tâm pháp trong Vi Diệu Pháp giải thích như thế.

 

Và chúng ta thấy ở trong bốn phần của sắc pháp, trong đó sắc nghiệp, sắc tâm là hai loại sắc chủ yếu liên hệ tương quan với tâm pháp mà có, nhưng  đối với loại sắc utusamut.t.hàna là sắc âm dương hay là sắc quí tiết và sắc vật thực àhàrarùpam thi` hai loại sắc này không hẳn là nương vào tâm hay tùy thuộc vào tâm hoặc có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với tâm pháp.  Chỉ khi nào từ nơi sắc nghiệp, sắc tâm có tạo ra thân nhiệt, thân nhiệt tức là sự nóng lạnh hoặc ấm mát của thân thể, lúc đó mới được xem như là sắc quí tiết nó có liên hệ một cách gián tiếp với tâm.

 

Như chúng ta biết rằng ở trong sự chuyển tiếp của sắc pháp gọi là anantararùpa tức là chỉ cho sự chuyển biến của tâm.  Ở đây chúng ta thấy hễ sắc nghiệp sanh khởi thi` sau đó sắc quí tiết của sắc nghiệp đó hiện khởi, một bọn sắc tâm sanh khởi thi` sau đó sắc quí tiết tức là âm dương, tức là sự nóng, sự ấm. Hiện tượng nóng hoặc lạnh, hiện tượng thân nhiệt của các sắc đó hiện khởi thi` chỉ có trường hợp như vậy mới gọi là sắc liên quan đến tâm pháp gián tiếp,.

 

Co`n trường hợp đối với những vật vô tri giác chẳng hạn như những hiện tượng âm dương, khí nóng, khí lạnh tạo ra những âm thanh, tiếng nổ, tiếng sấm ở trên bầu trời lúc trời chuyển mưa chẳng hạn, thi` trong trường hợp đó không liên quan gi` đến tâm cả, không có cái gi` của tâm chi phối tạo ra tiếng sấm sét đó, đây chúng ta cần phải hiểu như thế.  Chúng tôi chỉ trả lời một cách tóm tắt như thế. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh Thực Hiện