A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
TT Giác Đẳng Giảng
A Tỳ Đàm, Bài 2.1.1
Ngày 27 tháng 3 năm 2004
Minh Hạnh thực hiện
Chư Pháp và sự nhận thức theo A Tỳ Đàm
1.1 Không có từ ngữ nào trong A Tỳ
Đàm mang tính phổ quát hơn
chữ "dhamma hay pháp". Tất cả gọi là pháp. Ngài
Tịnh Sự có một cách tŕnh bày độc thoại thú vị
về từ nầy: pháp là chi? chi cũng là pháp. Dù đó là
thi thiết hay bản thể, vật chất hoặc
trừu tượng, hữu vi cũng như vô vi
đều gọi là pháp.
o o O o o
TT Giác Đẳng: Nam Mô
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât, kính bạch Chư Tôn
Đức và thưa quí Phật tử. Từ ngữ Pháp là một từ ngữ hết
sức đặc biệt ở trong kinh điển
của Đạo Phật, nhưng riêng trong A Tỳ Đàm
thi` chữ pháp có thể nói rằng mang một y' nghĩa
rộng lớn hơn bất cứ từ ngữ nào,
tất cả gọi là pháp, chúng ta nói đến vạn
pháp, chúng ta nói đến chư pháp và Ngài Tịnh Sự
Ngài cũng có một câu khẳng định rằng
tất cả đều là pháp.
Chúng ta phải bắt
đầu như vậy để thấy rằng
những gi` được đề cập dù mang tánh cách tiếp thu hay qui nạp, dù từng
phần một, từng đơn vị nhỏ hay gồm tất cả thi` không có cái gi`
nằm ngoài cái chữ dhamma hay là chữ pháp này. Chữ
Dhamma hay trong Sankrist chúng ta gọi là dhamma thi` được định nghĩa với nhiều cách, trong
bản chữ Hán người ta nói rằng “nhậm tri` tự tánh”. Chữ pháp chỉ cho cái gi` có tự tánh, gi`n
giữ bản thể riêng của nó gọi là pháp.
Và riêng trong một
định nghĩa hết sức ngắn
gọn cô đọng, Ngài Tịnh Sự đă
định nghĩa cho chúng ta thấy ở trong chú giải
cũng như giáo án của Ngài, là
những gi` có trạng thái gọi là pháp. Trước hết chúng ta nói
những gi` có tự tánh hay những
gi` có trạng thái, chúng ta muốn nói đến
đối tượng của tâm thức, phần đó là phần TT Trí Siêu sẽ
định nghĩa sắp tới trong phần giảng
của TT, ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một
số các so sánh về chữ pháp theo trong một số các
quan điểm hết sức phổ thông và chúng ta ti`m
thấy rải rác đó đây ở trong tam tạng kinh
điển.
Thưa quí vị, có một y' nghĩa pháp mà quí vị thường
được nghe như chúng ta
nghe nói "quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng" chữ
pháp đó mang một nghĩa ở trong nhiều nghĩa mà chữ
pháp ở trong kinh điển được đề
cập đến. Khi chúng ta
nói quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng thi` pháp đó là
tất cả những gi` Đức
Phật dạy để lại cho chúng ta bao gồm
cả tam tạng kinh điển. Thi` thưa quí vị
chữ pháp ở đây nghĩa là
huấn ngôn của Đức Phật, như chúng ta nói Phật Pháp chẳng hạn.
Và ngay ở
trong chữ pháp đó, thi` thời
Đức Phật co`n tại thế cũng đă được
chia làm hai là Dhamma và Vinaya la` pháp và luật do Như Lai
giảng giải. Pháp và
luật do Như Lai giảng giải thi` luật được kể như là những gi`
thuộc về giới luật, điều luật dành do
những vị Tỳ khưu, Tỳ khưu Ni, Sa Di, Sa Di Ni, nói chung là những qui luật cho người
xuất gia và pháp là phần co`n lại của kinh
điển Đạo Phật,.
Như
vậy chữ Pháp và Luật nó lại nằm trọn
vẹn trong chữ pháp của Phật Pháp và Tăng, quí vị thấy ở đây có hai chữ
rất dễ làm cho người ta lẫn lộn, khi chúng ta nói đến Phật Pháp
Tăng. Và pháp và luật, thi`
chữ pháp và luật sau pháp cũng nằm ở trong
Phật Pháp Tăng, mà luật
cũng nằm ở trong Phật Pháp và Tăng. Nhưng rồi ngay cả trong
chữ Pháp và luật thưa quí vị,chữ Như Lai giảng giải thi` Đức
Phật Ngài cũng dạy những gi` về thiện và
những gi` thuộc về bất thiện, chữ pháp
đó Đức Phật Ngài dạy những ǵ không làm những điều ác, làm các
hạnh lành chẳng hạn, thi` khi chúng ta nói không làm
những điều ác, làm các hạnh lành thi` ở trong kinh
này cũng có chữ dhamma, adhamma, tức là
pháp và phi pháp, chữ pháp đó đặc tánh về
thiện và cái gi` phi pháp là cái gi` đi ngược lại
với điều thiện.
Ở đây
chúng ta thấy chữ pháp lại được hiểu
một cách khác đi và chữ pháp co`n có thể
được hiểu như quí vị nghe trong sáu cảnh là sắc, thinh, khí, vị,
xúc, pháp. Pháp ở
đây tức là cảnh gi` nó ngoài
5 cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc, co`n
tất cả cái co`n lại là pháp, như vậy khi một
người học Phật đi vào trong rừng ngôn
từ của Phật Giáo thi` có một từ ngữ
phải luôn luôn đặc biệt lưu y' là chữ Pháp
hay chữ dhamma.
Có
thể nói rằng trong một bản thống kê
của một nhà học Phật ông Buccimodo một vị
giáo sư của đại học Tokyo
về phân khoa tôn giáo, ông đă ti`m thấy hơn 30
cách dùng khác nhau của chữ pháp ở
trong Đạo Phật và riêng về tạng A Tỳ
Đàm khi chúng ta nói chữ pháp
ở tại đây. Lát
nữa chúng ta sẽ thỉnh TT Trí Siêu định nghĩa
chữ Pháp theo đúng nghĩa chữ A Tỳ Đàm.
Thưa quí
vị riêng về phần đầu chúng tôi muốn tri`nh bày, thi` chúng tôi chỉ
muốn tri`nh bày tính phổ quát của tất cả các
pháp, hay chữ chi pháp. Và chữ
pháp được dùng ở đây, theo như trong kinh Phật thi` từ ngữ pháp
được chư vị dịch
giả thời trước dịch rất tương
đối, có một số các vị dịch là chữ
Đạt Ma để phân biệt ra với chữ pháp
trong A Tỳ Đàm, chúng tôi nói đến ví dụ chúng tôi nói Phật Đà,
Đạt Ma và Tăng già, thi` các vị giữ nguyên âm
Đạt Ma đó, Đạt Ma chỉ cho lời dạy
của Đức Phật , co`n chữ
Pháp ở tại đây chúng ta được hiểu
một cách hoàn toàn y' nghĩa theo A Tỳ Đàm đó là
những gi` có trạng thái có tự tánh và được đề
cập đến.
Tại
sao chữ pháp như vậy có một y' nghĩa rất
phổ quát, thi` thưa quí vị ngay trong chữ Pháp này
lại gói ghém hai điều chúng ta được biết
là sự thật của thế
ti`nh và sự thật của bản thể. Sự thật của thế ti`nh chúng ta gọi là
tục đế và sự thật của bản thể
chúng ta gọi là chân đế.
Ở
trong hai sự thật tục đế và chân đế này
đều nói đến sự thật và ở đây nó
lại có thêm một y' nghĩa liên đới mà chúng ta có
thể nói rằng đặc biệt thú vị khi chúng ta
nói đến những gi` mà A Tỳ Đàm đề
cập đến. Chúng tôi
rất tiếc rằng ở trong khuôn khổ lớp
học trên paltalk chúng ta không
thể thực hiện bằng những đồ
biểu, không thể có một cái gi` cho quí vị
thấy tại chỗ để quí vị có thể nhi`n
thấy một đồ biểu mà Ngài Hoà Thượng
Tịnh Sự phát họa lên ở đây, Ngài Hoà
Thượng Tịnh Sự Ngài phát hoạ một
đồ biểu mà Ngài đặc tên gọi là Bản Nêu Chi Pháp.
Ở trong đó quí vị vào trong trang web site thi` có
thể đọc được bài học ở trong
Diệu Pháp.net quí vị sẽ
thấy rằng ở trên bản nêu đó có rất
nhiều vo`ng tro`n, tất cả những vo`ng tro`n đó
đều là những khái niệm được chỉ
cho sự thật, dầu sự thật của thế
ti`nh hay sự thật của bản thể. Như vậy với tánh phổ quát của chữ pháp nó lại có một y' nghĩa
lớn đối với người học Phật, y'
nghĩa lớn này là trong A Tỳ Đàm khi đề
cập đến cái gi` gọi là Pháp.
Chúng
tôi xin tóm tắt ở đây là chúng tôi đă nói lên tính
phổ cập tính của chữ pháp trong A Tỳ Đàm,
nói một cách khác pháp là cái gi` có thể lănh hội bởi
tâm của mi`nh đượ.c đều
gọi là pháp. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Phật.
Minh Hạnh Biên Soạn