www.dieuphap.com   
Trang Pháp Đàm 
A Ty` Đàm 
Bài Giảng   2
Bài Giảng   2.1
Bài   2.1.1
Bài   2.1.2
Bài   2.1.3
Thảo Luận  1
Thảo Luận  2
Thảo Luận  3
Thảo Luận  4
Thảo Luận  5
Bài Giảng   2.2
Bài   2.2.1
Bài   2.2.2
Thảo Luận  6
Bài   2.3A
Bài   2.3.1
Bài   2.3.2
Thảo Luận  7
Bài   2.3B
Bài   2.3.3
Thảo Luận  8
Thảo Luận  9
Thảo Luận  10



A Tỳ Đàm
Ging Giải và Tho Luận

TT Giác Đẳng giảng

A Tỳ Đàm, Bài 2.1.3   Ngày 27 tháng 3 năm 2004


Minh Hạnh thực hiện

Chư Pháp và sự nhận thức theo A Tỳ Đàm


1.3 Một đặc điểm của A Tỳ Đàm là tất cả pháp được tŕnh bày theo chi pháp hay đơn vị dù đó là tâm thức hay vật chất, ước lệ hay bản thể. Những chi pháp đó được hiểu tương tự như những nguyên tố hay phân tử mà của vật chất của khoa học ngày nay. Từ những chi pháp nầy dẫn đến sự tương quan, năng sở và nhiều bảng liệt kê trong tạng A Tỳ Đàm. Những chi pháp nầy được định nghĩa từng pháp trong bộ Dhammasangani hay Pháp Tụ, bộ sách đầu tiên của tạng A Tỳ Đàm. Ngài Anuruddha, một nhà chú giải danh tiếng, liệt kê những chi pháp nầy trong tác phẩm Abhidhammasangaha - Thắng Pháp Tập Yếu. Sau nầy ngài Tịnh Sự thiết kế một biểu đồ với tên gọi: Bảng Nêu Chi Pháp được sử dụng rộng răi trong nền Phật học Việt Nam.

o o O o o


TT Giác Đẳng: Kính bạch TT Trí Siêu và thưa quí Phật tử, ở trong phần thứ ba ngày hôm nay thi` chúng ta lại đi vào cái khái niệm tương đối rất mới đối với người thời xưa, hôm nay thi` tương đối quen thuộc đối với chúng ta, đó là pháp được tri`nh bày qua những đơn vị mà chúng ta gọi là chi pháp, tức là chúng ta nhi`n pháp qua chi pháp, nó tương tự như những nhà hóa học nhi`n thấy cái kết cấu của vật chất qua các hóa chất qua những nguyên tố, và những nguyên tố này nó làm cho chúng ta mất hẳn những khái niệm khác về giai cấp về do`ng tộc, về giàu nghèo sang hèn v.v...


Nếu nói về phương diện kết cấu của tâm thức cũng như thể xác, thi` rất khó ti`m được sự khác biệt giữa ông A và bà B, giữa ông hoàng và một người ăn xin, giữa một công chúa và người thường dân, tại sao vậy, bởi vi` trong một cái nhi`n đại loại, thí dụ như chúng ta nói rằng thân thể được cấu tạo bởi tứ đại, hay hoặc giả chúng ta nói theo ngôn ngữ ngày hôm nay, chúng ta là một tổng hợp của những hiện tượng vật chất từ những phân tử tạo thành và rồi chúng ta có rất nhiều cái nhi`n về những thành tố tạo nên con người của chúng ta và chúng ta đi ti`m vào những thành tố nhỏ nhất, thi` cái nhỏ nhất đó được xem như là đơn vị nguyên tố, đơn vị ban đầu và đơn vị này đă được A Tỳ Đàm đưa lên để trở thành một đơn vị căn bản ở trong Bản Nêu Chi Pháp hay là trong đồ biểu của vạn pháp, phải bắt đầu từ những quan niệm như vậy, thi` chúng ta mới có được một cái nhi`n rất chính xác và tường tận.


Quí vị hăy nhắm mắt lại và tưởng tượng một điều là trong một công ty có 300 người làm việc, từ lâu chúng ta vẫn có quan điểm sự có mặt của công ty qua đường hướng hoạt động qua thị trường mà công ty đó đang tập trú vào những sản phẩm.  Bây giờ người ta bắt đầu nói tới một công ty, một tập thể 200 người, thay vi` chỉ nói lên tổng quát ở bên ngoài, bây giờ họ đi vào từng cá nhân và từng cá nhân đó như là đơn vị chính, họ mới kết cấu lại, là trong một nhóm mười cá nhân này được xem như một nhóm quản trách về quản trị, mười   nhân khác họp lại thành nhóm phục trách về tiếp thị v.v...  Nhưng bắt đầu từng đơn vị cá nhân trước, từ xa xưa người Ấn Độ và người Hy Lạp đều có một quan niệm rằng ít nhất trong khái niệm của chúng ta nhi`n về các pháp, nó phải có một đơn vị nhỏ nhất mà chúng ta gọi là nguyên tử hay phân tử, cái đơn vị nhỏ nhất này chúng ta không thể có được sự phân tích hơn nữa, à nó là như vậy. Ở trong A Tỳ Đàm khái niệm đó xem như là một khái niệm hết sức căn bản, nếu chúng ta đọc tập dhammasangani và bộ Sớ Giải , rồi sau này là bộ Thắng Pháp Tạng Yếu Luận Abhidhammasangaha của Ngài Anuruddha.


 Và bây giờ cũng như trong lớp học này thưa qúi vị, đầu tiên chúng ta phải làm quen với những chi pháp như thế, những chi pháp này có thể rất lạ lùng với nhiều người, lấy ví dụ trong một trạng thái tâm tối thiểu, thi` trạng thái tâm đó phải có xúc, thọ, tưởng, tư, định, mạng, căn, và tác y', tức là chúng ta gọi những tâm sở biến hành. 

 

Nếu tâm co`n có thể đem phân tích được nữa, thi` chúng ta nói đến tâm và những thuộc tánh của tâm tức những cái thuộc tánh ở đây là chúng ta nói đến những component, chúng ta nói đến những thành phần để cấu tạo ra một cái tâm, cái tâm đó đă là một đơn vị rất nhỏ rồi, nhưng trong tâm đó lại được phân chia tỷ mỉ, tâm là một đơn vị tổng hợp và trong sự tổng hợp đó nó lại có những đơn vị cực kỳ nhỏ, cực kỳ vi tế và chúng ta gọi là bốn danh uẩn tức là thọ, tưởng, hành, thức, hay là tâm và các thuộc  tánh biến hành, thi` bây giờ đơn vị nhỏ nhất, đơn vị cùng tận đó chúng ta gọi là một chi pháp, những chi pháp đó đă được trong môn học A Tỳ Đàm đưa lên trở thành một đồ biểu toàn diện các pháp.


Thí dụ như tâm thi` có 121 tâm, rồi tâm sở thi` có 52 tâm, và rồi 28 sắc pháp, rồi Niết bàn v.v... Chúng ta bắt đầu những chi pháp đó, sau đó mới kết lại để trở thành một cái hi`nh ảnh toàn diện về các điều pháp,các khái niệm, các chủ đề đi chung và ngay cả trong cái hiện tượng tâm ly', một hiện tượng rất trừu tượng của chúng ta, thi` tâm cũng đă phân chia thành từng sát na.

 

Sát na tức là một đơn nhỏ của tâm, nhưng không nhất thiết là đơn vị nhỏ nhất, tại vi` trong một sát na đó nó co`n có sự kết cấu của bốn danh uẩn, đó là thọ, tưởng, hành, thức, kết hợp lẫn nhau và trong thọ, tưởng, hành, thức, kết hợp lẫn nhau thi` thưa qúi vị A Tỳ Đàm lại có một cái nhi`n rất rơ, ví dụ như chúng ta nói về hành uẩn, hành uẩn ở trong đó không phải chỉ có một đơn vị như là thọ, như là tưởng, mà ngay cả trong hành uẩn cũng có nhiều tâm sở, ít nhất là 7 tâm sở tiến hành. 


Trước nhất  phân tích nhi`n vấn đề từ cái chi pháp như vậy, nó tương tự như một người làm bánh không cần biết cái thơm, cái ngon, và hi`nh thức của bánh như thế nào, nhưng đầu tiên họ phải ti`m nguyên liệu nào cần phải có trước mặt để ti`m hiểu cái tính của bánh.  Dĩ nhiên nếu một người sắp xếp nguyên liệu để trước mặt chúng ta bảo rằng mi`nh hăy tưởng tượng với tất cả nguyên liệu này mi`nh làm ra thứ bánh gi`, thi` chuyện đó nó hơi khó, tại vi` người ta có thể có cách trộn lẫn, có cách pha chế nấu nướng thời lượng co`n nhiều yếu tố khác nữa, nhưng tối thiểu khi chúng ta mới bắt đầu làm bánh, thi` chúng ta phải hiểu những nguyên liệu gi` để làm cái bánh đó, ví dụ như nước, ví dụ như  bột, ví dụ như đường v.v... và những thứ nguyên liệu đó ở đây được hiểu như là những chi pháp cực nhỏ, những chi pháp cùng tận giống như chúng ta nói  về khoa học, nói về đơn vị vật chất, chúng ta nói về nguyên tử, chúng ta nói về phân tử, và những điều này nó đưa chúng ta một cái nhi`n hoàn toàn mới về A Tỳ Đàm. Có thể nói rằng A Tỳ Đàm là một trong lănh vực khoa học đầu tiên mà người Ấn Độ được biết tới khi lănh hội về thế giới này.

 

Bây giờ thi` sau khi chúng ta nói về tánh phổ quát của chữ pháp, sau khi chúng ta định nghĩa chữ pháp, và sau khi chúng ta nói về chữ pháp được tri`nh bày ở trong A Tỳ Đàm thi` chúng ta hăy trở lại với TT Trí Siêu qua một số các câu thảo luận.  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh Biên Soạn