A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
Chân Đế Tục Đế - Bốn Thắng Pháp
A Tỳ Đàm, Bài 2.1
Ngày 27 tháng 3 năm 2004
Minh Hạnh thực hiện
Những
điểm chính của bài học
1) Chư pháp và sự
nhận thức theo A Tỳ Đàm
2) Sự thật
tương đối và sự thật tuyệt
đối
3) Bốn pháp bản
thể
Chư pháp
và sự nhận thức theo A Tỳ Đàm
1.1 Không có từ ngữ nào trong A Tỳ
Đàm mang tính phổ quát hơn chữ "dhamma hay pháp".
Tất cả gọi là pháp. Ngài Tịnh Sự có một
cách tŕnh bày độc thoại thú vị về từ
nầy: pháp là chi? chi cũng là pháp. Dù đó là thi thiết
hay bản thể, vật chất hoặc trừu
tượng, hữu vi cũng như vô vi đều
gọi là pháp.
TT Giác Đẳng giảng
1.2 Trong một cách định nghĩa
dhamma hay pháp là những ǵ có trạng thái hay tự tánh.
Tất cả pháp, kể cả siêu thế pháp tức níp
bàn đều có thể nhận thức bởi tâm. Tuy
thế có pháp tồn tại độc lập với
nhận thức. Cần lưu ư một điều là ngay
cả trong A Tỳ Đàm, từ ngữ dhamma - pháp
được dùng với nhiều nghĩa khác nhau.
TT Trí Siêu giảng
1.3 Một đặc điểm
của A Tỳ Đàm là tất cả pháp được tŕnh
bày theo chi pháp hay đơn vị dù đó là tâm thức hay
vật chất, ước lệ hay bản thể. Những chi pháp đó
được hiểu tương tự như những
nguyên tố hay phân tử mà của vật chất của
khoa học ngày nay. Từ những chi pháp nầy dẫn
đến sự tương quan, năng sở và nhiều
bảng liệt kê trong tạng A Tỳ Đàm. Những chi pháp
nầy được định nghĩa từng pháp trong
bộ Dhammasangani hay Pháp Tụ, bộ sách đầu tiên
của tạng A Tỳ Đàm. Ngài Anuruddha, một nhà chú
giải danh tiếng, liệt kê những chi pháp nầy trong
tác phẩm Abhidhammasangaha - Thắng Pháp Tập Yếu. Sau
nầy ngài Tịnh Sự thiết kế một biểu
đồ với tên gọi: Bảng Nêu Chi Pháp
được sử dụng rộng răi trong nền
Phật học Việt Nam.
TT Giác Đẳng giảng
Câu thảo luận số 1
TT Giác Đẳng hỏi:
Kính bạch TT Trí Siêu, có một khái niệm là tất cả
các pháp đều có trạng thái, đều có thể nhận
thức bởi tâm, không có pháp nào không nằm trong nhận thức
của tâm, kể cả Niết Bàn tức là pháp không có
điều kiện, pháp vô vi thi`cũng có thể nhận thức
bởi đạo và bởi quả. Bạch TT Trí Siêu và chính vi` vậy
A Tỳ Đàm đă tạo nên một tranh luận rất
lớn về sự xác nhận cái trạng thái, và dĩ
nhiên sự dị biệt giữa pháp này và pháp khác, và trong sự
xác nhận khẳng định như vậy đă loại
bỏ bao nhiêu cái quan niệm mang tánh cách trừu tượng,
mang tánh cách siêu hi`nh. Về sau
này với những phong trào phát triển mang tánh cách bộ
phái Phật Giáo đă đặc biệt nói đến một
từ ngữ gọi là bất khả tư nghi`, trong quan
niệm bất khả tư nghi` đề cập đến
những trạng thái pháp, hoàn toàn nằm ngoài sự lănh hội,
nằm ngoài sự nhận định của tâm thức,
thi` theo TT Trí Siêu với định nghĩa về pháp là những
gi` có trạng thái, những gi` có tự tánh. Trạng thái và tự tánh này có thể
nhận thức bởi tâm thi` có một pháp gi` khái niệm
về A Tỳ Đàm mà nó nằm ở trong chữ bất
khả tư nghi` có nghĩa là pháp đó không thể nghĩ
bàn, không thể lănh hội, không thể nhận thức
được bởi tâm hay không? Thi` xin TT Trí
Siêu cho biết về điểm này.
TT Trí Siêu trả lời
Câu thảo luận số 2
TT Giác Đẳng hỏi:
Bạch TT Trí Siêu có một câu hỏi chúng ta nên nêu ra ở tại đây, có hai quan niệm trái chống với nhau và tạo ra sự tranh luận không nhỏ, đó là về sự hiện hữu của các pháp độc lập với tâm thức hay không độc lập với tâm thức. . . .
Bạch TT Trí Siêu câu hỏi ở tại đây rằng các pháp hiện hữu có độc lập hay không độc lập với sự nhận thức của tâm thức, thi` xin thỉnh TT Trí Siêu nói về điểm này về quan điểm của A Tỳ Đàm, xin cung thỉnh TT.
TT Trí Siêu trả lời
Câu thảo luận số 3
TT Giác Đẳng hỏi:
Bạch TT Trí Siêu, chữ
pháp chúng ta đề cập ở đây, chúng ta chỉ
đề cập đến sự thật, sự thật
trong chữ sacca dầu là sammuti sacca hay là paramattha sacca, hay
là chữ pháp ở đây chúng ta đặt biệt đề
cập đến tất cả hiện tượng giới,
tất cả những gi` được đề cập,
được nói đến đúng với nghĩa tổng
tri` chúng ta gọi là pháp, thi` xin thỉnh TT Trí Siêu xác định
rơ chữ pháp ở đây phải là sự thật hay không,
hay có những cái không phải
sự thật cũng có thể gọi là pháp được,
kính xin thỉnh TT Trí Siêu.
TT Trí Siêu trả lời
Câu thảo luận số 4
TT Giác Đẳng hỏi:
Và bạch TT Trí Siêu, theo
TT nghĩ rằng truyền thống phân tích để chia
chẻ như vậy, nó có thể làm thay đổi cái khái
niệm của chúng ta, và có làm mất đi khả năng
lănh hội mang tánh cách qui nạp của chúng ta hay không,
tức là cái nhi`n toàn diện khi chúng ta nói đến
người, chúng ta nói đến sự hiện tượng
của các pháp, tức cái
khả năng lănh hội toàn diện của chúng ta có
bị đánh mất đi khi chúng ta đào sâu vào ngành
học A Tỳ Đàm này không. Xin thỉnh TT cho biết y’ kiến.
TT Trí Siêu trả lời
Câu thảo luận số 5
TT Thích Hoàng Pháp: Trong Phật Giáo có danh từ dhamma là pháp, được xem như trùm bao tất cả, cổ nhân có câu "nhất bổn tán vạn thù, vạn thù quy nhất bổn". Tôi nghĩ câu này như để định nghĩa cho chữ dhamma là pháp rất đúng. Chữ dhamma hay pháp nếu có kèm thêm một chữ gi` đó lập tức có y' nghĩa khác, và đôi lúc chúng ta nắm lấy khía cạnh riêng biệt, hay những từ ngữ riêng biệt của chữ pháp đó chúng ta có thể hiểu lầm và xem như mâu thuẫn, bởi vi` nếu như chúng ta gặp những câu như "pháp co`n bỏ huống là phi pháp", ở đây tại sao có chữ phi pháp, trong khi đó chữ dhamma là pháp gồm tất cả là pháp không có cái gi` không phải là pháp.
TT Thích Hoàng Pháp trả lời