www.dieuphap.com   
Trang Pháp Đàm 
A Ty` Đàm 
Bài Giảng   2
Bài Giảng   2.1
Bài   2.1.1
Bài   2.1.2
Bài   2.1.3
Thảo Luận  1
Thảo Luận  2
Thảo Luận  3
Thảo Luận  4
Thảo Luận  5
Bài Giảng   2.2
Bài   2.2.1
Bài   2.2.2
Thảo Luận  6
Bài   2.3A
Bài   2.3.1
Bài   2.3.2
Thảo Luận  7
Bài   2.3B
Bài   2.3.3
Thảo Luận  8
Thảo Luận  9
Thảo Luận  10



A Tỳ Đàm
Ging Giải và Tho Luận


Chân Đế Tục Đế - Bốn Thắng Pháp

A Tỳ Đàm, Bài 2, Thảo Luận 2   Ngày 27 tháng 3 năm 2004

 

Minh Hạnh thực hiện


TT Giác Đẳng: Bạch TT Trí Siêu có một câu hỏi chúng ta nên nêu ra ở tại đây,  có hai quan niệm trái chống với nhau và  tạo ra sự tranh luận không nhỏ, đó là về sự hiện hữu của các pháp độc lập với tâm thức hay không độc lập với tâm thức.  Sài go`n trong tâm tư  sư đệ của những năm tháng trước 1980, và Sàigo`n ngày hôm nay chắc chắn phải thay đổi, phải khác biệt đi nhiều.  Tuy nhiên ngay cả hai người cùng sống, và có mặt đồng thời đồng lúc tại thành phố Sàigo`n, và dĩ nhiên hiện tại bây giờ có hai người cùng đi trên con đường Hàm Nghi hay đi trên con đường Nguyễn Huệ của thành phố Sàigo`n vào một ngày trời nắng đẹp, tuy vậy cảm giác của họ về thành phố Sàigo`n lúc đó có thể nói nó hoàn toàn khác nhau.  Môt người đang hy vọng rất nhiều ở tương lai, hoặc giả là một người đang có một gánh nặng rất lớn mà phải chịu đựng, phải kê vai gánh vác, một người sức khỏe tốt, một người sức khỏe không tốt, một người đang no và một người đang đói, cái nhi`n của họ về thành phố  hoàn toàn khác biệt. 

 

Tất cả những gi` chúng ta nhận thức trong cuộc sống này nó đều bị một số các điều kiện chi phối, và nơi những điều kiện đó chúng ta không thấy cái thực của các pháp.  Lấy ví dụ các nhà hội họa họ đưa lên một điểm rằng một trái táo, cũng trái táo đó mà nhi`n buổi sang, buổi trưa, buổi chiều nó khác hẳn, lúc chúng ta đói và chúng ta no khác hẳn.  Có một số các quan niệm cho rằng các pháp có thể tồn tại độc lập với tâm thức, và một số khác nói rằng tâm thức như người thợ vẽ, như một họa sĩ vẽ vời cảnh thế gian này, và sự hiện diện có mặt của các pháp nó là một sản phẩm của tâm thức, nếu tâm thức không có ghi nhận, không có y' thức, không có lănh hội thi` những pháp đó nó không có hiện hữu.  Bạch TT Trí Siêu câu hỏi ở tại đây rằng các pháp hiện hữu có độc lập hay không độc lập với sự nhận thức của tâm thức, thi` xin thỉnh TT Trí Siêu nói về điểm này về quan điểm của A Tỳ Đàm, xin cung thỉnh TT.


TT Trí Siêu: Kính bạch TT Giác Đẳng, kính thưa quí vị: khi chúng ta bàn đến vấn đề này thi` chúng ta phải tách ra, bởi vi` ở đây tất cả những pháp ở trong đời sống này, tất cả sự việc trong đời sống này nó đều có nhiều mặt, và khi chúng ta muốn nói đến vấn đề nào thi` chúng ta cần phải phân tích, và giới hạn từng sự kiện chúng ta mới đưa đến kết luận được, không thể kết luận một cách chung chung. 

 

Cho nên ở đây khi đề cập đến vấn đề là pháp nó có hiện diện độc lập đối với sự nhận thức hay không?  Ở đây chúng tôi xin thưa với quí vị rằng cái gi` thuộc về sắc, thinh, khí, vị, xúc, thi` cái đó mới tồn tại một cách độc lập đối với tâm thức, có nghĩa là khi tâm nhận biết được, hay không nhận biết được cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, thi` nó vẫn có mặt. 


Khi chúng ta nhi`n một đóa hoa hồng, cành hoa đó với màu sắc rực rỡ đó ở trước mắt, nhưng trong lúc đó tâm tư của mi`nh đang nghĩ về một khía cạnh của một vấn đề khác cho nên không có sự chú y', thế là không có sự nhận thức được cảnh sắc hay là đóa hoa hồng.  Nhưng mặc dù không có sự nhận thức của tâm về đóa hoa hồng, nhưng đóa hoa hồng vẫn đang tồn tại, vẫn đang hiện hữu chứ không mất đi đâu cả, đó là vấn đề thứ nhất.

 

Vấn đề thứ hai, khi chúng ta đề cập đến cảnh được gọi là phi sắc, cảnh phi sắc thuộc về cảnh danh pháp.  Cảnh danh pháp hay cảnh pháp là đối tượng không thuộc về sắc, thinh, khí, vị, xúc, thi` cảnh pháp đó phải tùy thuộc vào tâm thức khi có sự nhận thức được, thi` lúc bấy giờ cảnh pháp đó mới có mặt, co`n khi không có sự nhận thức thi` cảnh pháp đó không có mặt. 


Nói một cách khác như trong lộ tri`nh tâm thi` cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, nó đă có mặt bắt đầu từ khi xảy ra hộ kiếp vừa qua là đă có sự hiện hữu của cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị.  Nhưng đối với lộ tâm y' môn là lộ tâm chuyên biết cảnh pháp, thi` lúc bấy giờ cảnh pháp đó nó chỉ hiện hữu khi bắt đầu với tâm khách quan y' môn. 

 

Chứ nếu như lộ tâm khách quan y' môn này chưa sanh khởi, chưa nhận thức được thi` lúc bấy giờ pháp sẽ không có, cho nên ở đây khi chúng ta nói đến việc hiện hữu độc lập đối với tâm nhận thức thi` chúng ta phải phân ra hai trường hợp, một là cảnh ngũ, hai là cảnh pháp.  Cảnh ngũ ở đây là 5 cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc, và cảnh pháp là cảnh thứ sáu thi` mỗi một sự hiện hữu nó có tính chất khác nhau ở đây chúng tôi xin được trả lời câu hỏi này là như vậy.  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh Biên Soạn