|
|
A Tỳ Đàm Giảng Giải và Thảo Luận
Chân Đế Tục Đế - Bốn Thắng Pháp
A Tỳ Đàm, Bài 2, Thảo Luận 5
Ngày 27 tháng 3 năm 2004
Minh Hạnh thực hiện
TT Thích Hoàng Pháp: Trong Phật Giáo có danh từ dhamma là pháp, được xem như trùm bao tất cả, cổ nhân có câu "nhất bổn tán vạn thù, vạn thù quy nhất bổn". Tôi nghĩ câu này như để định nghĩa cho chữ dhamma là pháp rất đúng. Chữ dhamma hay pháp nếu có kèm thêm một chữ gi` đó lập tức có y' nghĩa khác, và đôi lúc chúng ta nắm lấy khía cạnh riêng biệt, hay những từ ngữ riêng biệt của chữ pháp đó chúng ta có thể hiểu lầm và xem như mâu thuẫn, bởi vi` nếu như chúng ta gặp những câu như "pháp co`n bỏ huống là phi pháp", ở đây tại sao có chữ phi pháp, trong khi đó chữ dhamma là pháp gồm tất cả là pháp không có cái gi` không phải là pháp.
Như câu định nghĩa giải thích của Ngài Tịnh Sự "Pháp là chi, chi cũng là pháp". Tại sao gọi là pháp, tại có trạng thái, trạng thái ra sao, ra sao cũng là trạng thái, và Ngài Tịnh Sự giải thích như vậy. Vi` theo pali chú giải, thi` cái gi` có tướng trạng riêng biệt gọi là pháp, cũng như câu "nhậm ky` tự tánh, tự sanh Phật giải "v.v…. Rồi chúng ta lại thấy không gi` là pháp, mà tại sao đây có chữ “pháp co`n bỏ huống hồ phi pháp”, thi` ở đây chúng ta phải hiểu ở góc độ khác của pháp mà đoạn này muốn nói, đó là chỉ pháp bất thiện là phi pháp, co`n những gi` thiện là pháp, pháp chánh đạo là pháp, pháp tà đạo là phi pháp, chứ không phải chữ phi pháp ở đây là pháp trùm tất cả.
Rồi lại nữa thí dụ như tất cả pháp là vô thường, như TT Trí Siêu nói khi năy, trong khi đó chữ dhamma là pháp gồm pháp chân đế và pháp tục đế. Như sự thực thi` pháp tục đế không có vô thường, Niết bàn cũng không có vô thường, bởi vi` chữ dhamma là pháp gồm cả chân đế và tục đế, và gồm cả pháp hữu vi và pháp vô vi. Vô vi là Niết bàn chứ không có sự vô thường, chân đế không có sự vô thường, nhưng ngược lại hữu vi là chân đế lại co`n những pháp chế định, là phi chân đế, phi vô thường, v́ nó là giả danh không có thật, nên không có sanh diệt, cũng nằm trong trạng thái gọi là vô vi. Thi` ở đây chúng ta phải hiểu thêm ở một góc độ khác bởi vi` tùy chữ đi đôi với chữ pháp.
Thi` chữ pháp là trùm bao tất cả, nhưng khi đi với một từ nào đó, thí dụ như cảnh pháp thi` pháp là pháp giới, pháp xứ. Pháp xứ, pháp giới đều giống nhau, tức gồm cả 52 tâm sở, 16 sắc tố và tùy giới pháp xứ giống nhau, như cảnh pháp này trừ cho cảnh ngũ, sắc, thinh, hương, vị, xúc, co`n tất cả cảnh co`n lại đều nằm trong cảnh pháp. Thi` như vậy chúng ta thấy có đi kèm theo pháp thi` lập tức có nghĩa khác.
Cũng giống như những từ ngữ trong tự điển chúng ta thấy, một chữ đó nếu đi đôi với chữ khác, thi` nó có thể trở thành danh từ, động từ, túc từ, tĩnh từ, đôi khi nó co`n phản nghĩa lại với từ ngữ trên, điều này như thế nào thi` chữ pháp trong Phật giáo cũng được giải thích như vậy.
Co`n khi năy TT Giác Đẳng hỏi nếu phân tích chi ly như vậy, có đánh mấy y' nghĩa đặc biệt gi` không, điều này TT Trí Siêu đă giải thích, tôi cũng nói thêm. Chính vi` cái khối tượng là con đường đưa đến thân kiến, ngược lại phân tích ra là con đường đưa đến đoạn diệt thân kiến. Có người hành vipassana sau khi phân tích rồi thi` không thấy có cái gi` là một thực thể, co`n nếu như thấy như một khối, một nhóm mà chúng ta tưởng chung như vậy, đó là con đường đi đến thân kiến chấp thủ, có một cái cáp thừa hành. Như vậy không có hại mà co`n có lợi cho người học đạo trên phuơng diện phân tích.
Co`n ngược lại để tiếp theo trong phần pháp này, nếu quí vị phân tích cặn kẽ từng câu pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ky' v.v... tất cả những danh từ sau đó, thiện, bất thiện, vô ky' đương nhiên là có nghĩa khác rồi, nhưng đều nằm trong chữ pháp, nếu nói theo abhidhamma gọi là pháp, tất cả gồm có chân đế và tục đế. Rồi chân đế chia ra thi` có hai như vô vi và hữu vi, hữu vi chia ra lại có hai là danh sắc, danh chia có hai là tâm và tâm sở, cứ như vậy mà chia.
Rồi gồm lại như tâm tham, tâm si, gồm lại thành tâm bất thiện, tâm vô nhân gồm lại thành tâm vô thiện sảo, gồm đến lúc pháp hữu vi, pháp vô vi, gồm lại pháp chân đế, tục đế, pháp chân đế pháp tục đế gồm lại pháp ấy là "Nhất bổn tác vạn thù, vạn thù quy nhất bổn.
Và trong truyền thống của abhidhamma rất đặc biệt, tôi xin chư qúi vị TT lưu y' điều này, truyền thống đặc biệt của môn abhidhamma là “nhất bổn tán vạn thù”, mà sang cả thi` lại “vạn thù quy nhất bổn”, đó là đặc điểm của môn abhidhamma này. Vi` thời gian có hạn nên tôi chỉ xin góp y' một số thôi. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .
Minh Hạnh Biên Soạn
|
|