A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
Chân Đế Tục Đế - Bốn Thắng Pháp
A Tỳ Đàm, Bài 2-3 Thảo Luận 7
Ngày 3 tháng 4 năm 2004
Bốn Pháp Bản Thể
Minh Hạnh thực hiện
Thảo luận Những chữ Pháp Tướng Tông,
Duy Thức và chữ Luận, những chữ đó có một
chữ nào khi dung đến mà cảm thấy thoải mái, để
xem tương đương với ngành A Tỳ Đàm không?
TT Giác Đẳng: Kính bạch
Chư Tôn Đức và thưa quí vị, nhân câu giảng của
Sư Trưởng, chúng tôi xin được phép để
thỉnh y' TT Trí Siêu. Bạch TT Trí Siêu , bởi vi` hôm nay chúng
ta đang bàn đại lực tổng quát cho nên chúng ta
không có đi sâu các vấn đề. Có rất nhiều các
từ ngữ, hoặc xa hoặc gần, hoặc nó có một
giây mơ, rễ má liên hệ chằng chịt với nhau,
tuy vậy đă cho chúng ta khái niệm hoàn toàn khác như
chúng ta đang bàn với Sư Trưởng về chữ
Duy Thức, và được nhiều vị hiểu
như sự biến hiện của tâm thức biến hiện
ra các pháp. Hoặc giả chúng
ta có một chữ khác đề cập đến môn học
này là Pháp Tướng tông, bên Trung Hoa xem Ngài Huyền Trang là
một vị tổ của Pháp Tướng tông. Bạch TT
Trí Siêu ngay cả chữ luận mà chúng ta đem ra để
chỉ cho A Tỳ Đàm, thi` những chữ đó chúng ta biết
rằng có một cơ sở đặt trọng tâm vào
đó, và nó được dùng trong một thời điểm
nào đó trong do`ng lịch sử của Đạo Phật.
TT Trí Siêu là vị dậy
về A Tỳ Đàm thi` đối với những từ ngữ
như vậy, TT có thấy rằng khi chúng ta dùng những từ
ngữ đó có đặc biệt có lợi cho chúng ta về
điểm nào, và không có lợi cho chúng ta về điểm
nào, và ở trong trường hợp này chúng ta vừa nghe
Sư Trưởng đặc biệt nói đến điểm
mà Sư Trưởng cảm thấy rất tin tưởng,
rất đặc biệt có nhiều cảm hứng khi mà
không ngần ngại để dùng chữ Duy Thức, vi`
trong cái nhi`n của Sư Trưởng, chữ Duy Thức
đó có nghĩa độc đáo nó có cái của chữ Duy
Thức, nhưng trong cái nhi`n của TT Trí Siêu thi` những
chữ mà chúng ta được biết về sau này
như chữ Pháp Tướng
tông, chữ Duy Thức và chữ luận, những chữ
đó có một chữ nào mà TT cảm thấy thoải mái
khi TT dùng để đề cập đến, để
xem như là tương đương với ngành A Tỳ
Đàm của chúng ta đang có không, xin thỉnh TT Trí Siêu.
TT Trí Siêu:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư
Tăng, kính thưa quí vị. Thật ra từ trước
đến nay trong quá tri`nh giảng dậy A Tỳ Đàm cũng
như nghiên cứu A Tỳ Đàm hay dịch thuật, sang
định A Tỳ Đàm, chúng tôi chưa hề có y' nghĩ rằng
sẽ sử dụng một từ nào trong ba từ, Duy Thức,
Pháp Tướng Tông hay luận, chúng tôi chưa hề dùng,
và thỉnh thoảng chúng tôi có sử dụng một từ
đó là chữ luận. Luận tạng A Tỳ Đàm, chỉ
sự dụng trên phương diện văn nói thôi để
cho người khác hiểu, nhất là khi chúng tôi giảng dậy môn A Tỳ
Đàm này ở các trường Phật học Bắc Truyền,
đối với quí Thầy, quí Ni, khi chúng tôi dậy môn
này chúng tôi phải sử dụng đến luận tạng
A Tỳ Đàm để cho người ta cảm thấy gần
gủi dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhận thức,
chỉ vậy thôi.
Trên phương diện
văn bản dịch thuật và soạn thảo, chúng tôi
chưa hề sử dụng, chúng tôi chưa dám sử dụng. Và sẵn cơ hội TT Giác Đẳng
có hỏi y’ kiến chúng tôi khi phải sử dụng một
trong ba từ đó, chúng tôi sẽ phải sử dụng từ
nào nghe nó hay, thi` ở đây chúng tôi cũng xin thưa rằng:
Điểm thứ
nhất bởi vi` chúng tôi không nghĩ đến việc phải
sử dụng từ nào khác ngoài cái nghĩa Thắng Pháp,
hay Vi Diệu Pháp, hoặc A Tỳ Đàm. Thi` những từ
trong ba từ này chúng tôi chưa sử dụng.
Điểm thứ
hai nữa, nếu phải chọn để sử dụng,
thi` ở đây chúng tôi nghĩ rằng chữ Pháp Tướng
Tông xem ra cũng rất là hay.
Chữ Tông ở đây có nghĩa là một tông chỉ
hệ thống. Co`n chữ Pháp Tướng như chúng ta
đă biết chữ tướng là lakkhana là một trạng thái, một
tướng trạng. Chữ pháp ở đây bao hàm cả
pháp tục đế và pháp chân đế, cho nên khi nói đến
Pháp Tướng Tông để ám chỉ cho bộ môn A Tỳ
Đàm, chúng tôi nghĩ rằng cái từ này có lẽ là chúng tôi sử
dụng nó có điểm sâu sắc hơn.
Và theo chúng tôi nghĩ,
khi chúng ta dùng Duy Thức không biết chúng ta sử dụng
như thế có ổn hay không, khi mà song song đă có một
cái hệ thống Duy Thức học với A Tỳ Đàm, có
sự so sánh với nhau thi` trong trường hợp nếu
chúng ta sử dụng A Tỳ Đàm như một môn Duy Thức,
thi` trong trường hợp đó nó có thể bị hiểu
nhầm, cho nên theo y' kiến của chúng tôi thi` chúng tôi không
sử dụng.
Khi chúng tôi dùng chữ
luận, chữ luận ở đây thường các vị
A Xà Lê, các vị Giáo Thọ hay có quan niệm rằng nếu
nói kinh điển thi` do Đức Phật thuyết, mà nói luận
thi` do các vị Bồ Tát thuyết. Thi` như vậy họ
xài chữ luận tạng A Tỳ Đàm, thi` rơ ràng là họ có
y' nói bộ A Tỳ Đàm này, tạng
A Tỳ Đàm này do các vị Bồ Tát sau này, các vị đó
trước tác chớ không phải do Đức Phật thuyết.
Cho nên chính v́ chỗ
đó mà chúng tôi hết sức ngần ngại khi chúng tôi phải
sử dụng từ này, đây là y' kiến riêng của
chúng tôi thôi, chúng tôi xin được góp y' trả lời
nhân câu hỏi của TT Giác Đẳng. Nam Mô Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh Biên Soạn