www.dieuphap.com   
Trang Pháp Đàm 
A Ty` Đàm 
Bài Giảng   2
Bài Giảng   2.1
Bài   2.1.1
Bài   2.1.2
Bài   2.1.3
Thảo Luận  1
Thảo Luận  2
Thảo Luận  3
Thảo Luận  4
Thảo Luận  5
Bài Giảng   2.2
Bài   2.2.1
Bài   2.2.2
Thảo Luận  6
Bài   2.3A
Bài   2.3.1
Bài   2.3.2
Thảo Luận  7
Bài   2.3B
Bài   2.3.3
Thảo Luận  8
Thảo Luận  9
Thảo Luận  10



A Tỳ Đàm
Ging Giải và Tho Luận

Chân Đế Tục Đế - Bốn Thắng Pháp 

A Tỳ Đàm, Bài 2.2.1  Ngày 02 tháng 04 năm 2004


Minh Hạnh biên soạn &Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính



Sự Thật Tương Đối và Sự Thật Tuyệt Đối.



TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con kính đảnh lễ Sư Trưởng, kính chào tất cả Chư Tăng hiện đang có mặt trong room, và chào tất cả quí vị Phật tử đă đến với room Diệu Pháp. Trong bài giảng hôm nay chúng ta sẽ học về môn A Ty` Đàm tức là môn Vi Diệu Pháp, một trong ba tạng kinh điển của Phật Giáo, và trong thời gian này chúng ta cũng vẫn co`n đang học về phần khởi đầu của Vi Diệu Pháp A Tỳ Đàm chứ chúng ta chưa có đi vào chi tiết. Chúng ta đă ti`m hiểu về chữ Pháp định nghĩa theo A Tỳ Đàm và giáo ly' phổ thông là kinh điển, kinh tạng. Hôm nay chúng ta vẫn co`n trong phần Pháp, nhưng chúng ta chia một chút, tức là chúng ta sẽ nói đến hai sự thật, sự thật thứ nhất là nói đến chân đế và sự thật thứ hai gọi là tục đế.

Chân đế được gọi là paramattha sacca và tục đế được gọi là sammuti sacca. Sự thật của bản thể đó gọi là chân đế và sự thật này được gọi là sự thật tuyệt đối, co`n sự thật theo quy ướt khái niệm thi` sự thật đó chúng ta gọi là tục đế hay là sự thật tương đối.

Trước khi chúng ta đi vào môn học A Tỳ Đàm, trước khi chúng ta muốn biết rơ nội dung của A Tỳ Đàm thi` chúng ta phải hiểu qua hai sự thật này, thông thường tất cả chúng ta chỉ sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta sự dụng danh từ tục đế mà thôi. Từ tục đế được xem như ky’ hiệu ngôn ngữ, và một y’ nghĩa khái niệm mà con người quy ướt để có thể thông tin cho nhau hiểu cái gi` mi`nh muốn nói, do đó tục đế rất thường sử dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Ngay cả khi Đức Phật thuyết pháp, Ngài cũng phải vận dụng về ngôn ngữ tục đế để Ngài diễn đạt.

Nếu như không có tục đế, không có ngôn ngữ này thi` không thể nào thuyết pháp được, tri`nh bày những y’ nghĩa những nội dung, do đó chúng ta thấy rằng mặc dù giữa hai pháp chân đế và tục đế, một sự thật tương đối và sự thật tuyệt đối. Nhưng thật ra muốn tri`nh bày pháp chân đế thi` phải dùng đến phương tiện ngôn ngữ của tục đế, chẳng hạn như khi chúng ta muốn hiểu về ngũ uẩn thi` chúng ta phải dùng đến từ uẩn (khandha) và chúng ta quy ướt cái gi` thuộc về vật chất thi` cái đó gọi là sắc uẩn, cái gi` thuộc về cảm thọ thi` gọi là thọ uẩn, cái gi` thuộc về ky’ ức nhận ra cảnh thi` chúng ta gọi là tưởng uẩn, cái gi` chủ trương tính chất tốt hoặc xấu thi` cái đó chúng ta gọi là hành uẩn và cái gi` mà năng tri cảnh thi` chúng ta gọi đó là thức uẩn.

Mặc dù khi chúng ta nói đến những trạng thái của pháp chân đế, nhưng nếu không có ngôn ngữ tục đế thi` chúng ta không thể nào nói cho nhau nghe được, hiểu được, không thể lấy mắt nhi`n mà chúng ta hiểu, không thể chúng ta nghĩ ở trong tâm mà người kia có thể tiếp được do đó cho nên thưa quí vị cả hai vấn đề tức là giữa tục đế và chân đế có sự liên quan mật thiết với nhau hết sức đặt biệt, lại có một vấn đề khác mặc dù nói như vậy. Nhưng bản thể của Pháp cần phải được thấu hiểu, nếu như bản thể của Pháp tức là chân đế không tỏ ngộ được thi` xem như là chưa thể đạt được sự giải thoát, nếu như chỉ chấp nhận về tục đế thi` như vậy không thể nào triển khai được tuệ giải thoát.

Ở đây như chúng ta biết thiền chỉ người ta dùng đề mục như đề mục đất, nước, lửa, gió, màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, hư không hoặc ánh sang v.v… để người ta tập trú vào đó, chánh niệm vào đó và chứng đắt được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, ngũ thiền không vô biên, phi tưởng, phi phi tưởng xứ, thiền sắc giới và thiền vô sắc giới như vậy thi` tất cả đề mục của thiền này chỉ là đề mục nó thuộc về tục đế gọi là kasina sammuti thôi.

Co`n khi đạt đến cảnh, cảnh giới giải thoát thi` tuệ đă đạt tới cảnh giới giải thoát như việc tu chứng thiền quán vipassana để thành tựu đạo quả, để thấu triệt bản chất vô thường khổ và vô ngă của danh và sắc. Trong lúc đó hoàn toàn vị hành giả phải loại bỏ những tư tưỏng chấp thủ về tục đế, để rồi vị hành giả chỉ với trí tuệ nhận định tam tướng qua khía cạnh chân đế là danh và sắc mà thôi, cho nên vấn đề được đặt ra ở đây là chân đế có nghĩa như thế nào, ở đây thưa quí vị pháp chân đế hay gọi là paramattha sacca nó có rất nhiều nghĩa và chữ paramattha sacca dịch là chân đế nhưng thật ra phân tích từ, chữ sacca là đế tức là sự thật, co`n chữ paramattha nó có rất nhiều nghĩa, chữ parama tức là tột cùng, co`n chữ attha có nghĩa là y’ nghĩa hay là nghĩa ly’.

Nói đến khía cạnh nghĩa ly’ cùng tột thi` nghĩa ly’ đó ta gọi là chân đế, tức là về y’ nghĩa này hay là pháp chân đế này được giải thích ở trong bộ Jotika At.t.hatika (bộ chú giải) của A Tỳ Đàm, Ngài Ḥa Thượng Tịnh Sự Ngài đă dịch với ba nghĩa của pháp chân đế của A Tỳ Đàm.

Nghĩa thứ nhất gọi là đặt biệt chân đế, có nghĩa là pháp đặc biệt, một sự thật đặc biệt.

Nghĩa thứ hai chân đế có nghĩa là cảnh của tuệ cao.

Nghĩa thứ ba chân đế tức là chủ của chế định.

Để giải thích ba điểm này chúng ta cần phải lưu y’, tại sao gọi đặc biệt, bởi vi` pháp nào đặc biệt không có biến đổi thực tính thi` gọi là đặc biệt, hay pháp paramattha là pháp chân đế hay pháp siêu ly’. Khi chúng ta đề cập đến chỗ này, chúng ta đừng nghĩ rằng nếu nói pháp chân đế hay sự thật tuyệt đối là một sự thật không thay đổi (avikàrito). Dầu cho chúng ta nghĩ rằng sự vô thường không phải như vậy, từng sát na tâm sanh diệt, danh và sắc luôn luôn có sự biến động không ngừng, có sự trôi chảy sanh diệt không ngừng, thi` ở đây không có một sự trường tồn vĩnh hằng đối với sự hiện hữu của danh và sắc.

Nhưng sở dĩ gọi là không biến chuyển, không có sự đổi thay về thực tính, là bởi tâm luôn luôn là hiện trạng sự thật biết cảnh, là một trạng thái biết cảnh, chức năng biết cảnh, thi` cho dù quá khứ, hiện tại, vị lai gi` cũng y’ nghĩa đó không có sự thay đổi.

Không phải là trong khi Đức Thế Tôn thuyết pháp thi` tâm chúng sanh có sự sanh diệt, và khi Đức Thế Tôn đă viên tịch Niết bàn rồi thi` lúc bấy giờ tâm của chúng sanh không có sự sanh diệt, không phải như vậy.

Cũng chẳng phải chỉ có người nào tin nơi Phật Pháp mới biết được tâm sanh diệt, co`n không tin Phật Pháp, họ không có nghe được giáo ly’ của Đức Phật giải thích thi` người đó tâm của họ sẽ trường tồn vĩnh hằng không sợ sanh diệt, không phải như vậy.

Cho dù người đó có biết hay không, có tin hay không tâm vẫn sanh diệt. Do đó ở đây được gọi là y’ nghĩa đặc biệt, đặc biệt với thời gian và không gian, không có sự nghĩa thực tính của nó.

Vấn đề thứ hai, được gọi chân đế hay một sự thật tuyệt đối, chân đế là cảnh của tuệ cao, như chúng tôi đă nói khi năy, đối với thiền chỉ để chứng đắc được thiền sắc và vô sắc thi` ở đây có thể lấy đề mục chế định hay đề mục tục đế để làm đề mục tu thiền chỉ, có thể chứng đắc được thiền định có thần thông. Nhưng đối với đạo quả, tuệ quán thấy rơ tam tướng phải dựa trên phương diện các pháp chân đế mới có thể thấy được sự sanh sự diệt, mới nhận được ly’ vô thường khổ và vô ngă ở đó.

Nếu như bỏ chân đế thi` tuệ quán sẽ không có gi` để hoạt động, chẳng hạn như người thợ kim hoàn khi họ phân chất, lúc bấy giờ phải có vàng họ mới có thể phân kim được. Co`n nếu như chỉ là những danh từ gọi, thi` họ không thể nào dựa vào danh từ gọi các món thực thể của danh và sắc như thế nào để phát triển tuệ quán được. Cho nên y’ nghĩa gọi cảnh của tuệ cao là bởi vi` các pháp chân đế luôn luôn trở thành đối tượng của một trí tuệ cao siêu. Mặt khác chúng ta phải hiểu chữ cảnh của tuệ cao ở đây ngoài việc pháp chân đế trở thành đối tượng của tuệ quán nhận thức tỏ ngộ đắc chứng. Co`n thêm một điều nữa gọi cảnh của tuệ cao bởi vi` nếu là trí tuệ thông thường thi` không thể nào hiểu thấu đáo được pháp chân đế không bao giờ tỏ ngộ được, không bao giờ lănh hội được nghĩa ly’ của sự thật tuyệt đối này, cho nên pháp chân đế phải được xem như là cảnh của tuệ cao.

Thứ ba gọi là chủ của chế định, cái pháp chân đế hay sự thật tuyệt đối, nó là chủ của chế định bởi vi` sao, bởi vi` nó là cốt lơi và nó trở thành một yếu tố để phát sanh ra pháp tục đế của chế định. Người ta có thể quy ước những từ ngữ này, những từ ngữ nọ, những hi`nh thức này, những hi`nh thức nọ, vuông tro`n dài ngắn, cao thấp hoặc là đặc những danh từ họ phải dựa trên danh từ chân đế mà ra cả, dựa chân đế mà gọi. Thí dụ như không có các pháp chân đế thuộc về đất, nước, lửa, gió tượng hi`nh ra một hi`nh thù của chúng sanh, nếu không có như vậy thi` không thể nào có danh từ để định đặt cho các pháp. Người ta đặt tên cho những món nữ trang chẳng hạn như đây là lắc, đây là nhẫn, đây là dây chuyền, đây là bông tai, đây là kiềng v.v…

Ta đặc tên những món nữ trang như thế, chúng ta biết rằng, những danh từ, những tên gọi như vậy chỉ là danh từ quy ướt mà thôi, tuy nhiên phải dựa trên nguyên chất của vàng, nếu như không có vàng để tạo ra hi`nh thức đó thi` nó sẽ không có tên gọi đó, cũng như thế, trên phương diện danh sắc, đất, nước, lửa, gió hay thọ, tưởng, hành, thức là pháp chân đế. Nhưng dựa vào pháp chân đế đó người ta mới gọi đây là đàn ông, đây là đàn bà, đây là người già, đây là trẻ con, đây là con người, đây là con vật, đây là chư thiên v.v… Nhưng tất cả chung qui dầu Chư Thiên, phạm thiên, con người hay con vật vô tri giác, hay hữu tri giác tất cả đều phải dựa trên bản thể ngũ uẩn.

Nhưng vi` họ dựa vào bản thể ngũ uẩn đó họ đặt tên để nói cho nhau hiểu, chúng ta quen với một người nam hay quen với một người nữ, và chúng ta quen rất nhiều người, thực ra thi` bản thân của người đó cũng chỉ là ngũ uẩn, đất, nước, lửa, gió và có hệ thống tư tưởng tâm ly’, và tứ danh uẩn thọ, tưởng, hành, thức mà thôi. Nhưng nếu bây giờ chỉ lấy pháp chân đế để chúng ta nói chuyện, chúng ta không dựa vào đó, mà chúng ta nói một danh từ tục đế gọi là ông A, ông B, bà C, chẳng hạn. Nếu chúng ta không dùng những từ để chúng ta ám chỉ cho người, thi` chúng ta nói chuyện nhau không hiểu.

Nói theo pháp chân đế thi` cái nào cũng là ngũ uẩn cả, dầu cho người nào cũng là ngũ uẩn hết, thế thi` bây giờ chúng ta phải dựa vào ngũ uẩn đó chúng ta đặt cho một tên ông Nguyễn văn Mít, bà Nguyễn thị Soài, và khi chúng ta có một tên họ rồi thi` lúc bấy giờ chúng ta nói chuyện với nhau, chúng ta nói “hôm nay khi mà tôi đi chợ thi` tôi gặp ông Nguyễn văn Mít”, người ta nghe là người ta biết rồi, người ta biết là mi`nh chỉ cho người đó. “Ngày hôm qua tôi gặp bà Nguyễn thị soài” nghe nói như vậy là biết rồi và nếu nói “ngày hôm nay tôi gặp ngũ uẩn này, gặp ngũ uẩn kia”, thi` không ai biết chúng ta nói gi`.

Cho nên ở đây thưa quí vị pháp chân đế nó chủ cho chế định, bởi vi` chính dựa vào chân đế mà có được những sự quy ướt chế định. Y’ nghĩa của pháp paramattha sacca là như thế, co`n khi chúng ta đề cập đến các thành phần của các pháp chân đế thi` chúng ta sẽ bàn luận tiếp khi chúng ta phân tách. Chẳng hạn như pháp chân đế chia có hai cũng được, mà chúng ta nói có 4 cũng được, chúng ta nói có hai là chúng ta nói danh pháp và sắc pháp, chúng ta nói có 3 tức là danh pháp vô vi, danh pháp hữu vi và sắc pháp, co`n nếu chúng ta nói có 4 thi` ở đây tức là tâm sở, sắc pháp và Niết bàn chúng ta phân như thế.

Bây giờ chúng ta nói đến một sự thật thứ hai tức là sự thật tương đối, sở dĩ được gọi là sự thật tương đối bởi vi` đây cũng là một sự thật, nhưng sự thật đó nó không có giá trị về bản thể nó không phải là tuyệt đối được, ai muốn sử dụng sao thi` cũng được cả. Chẳng hạn như bây giờ trái mà người ta gọi apple, tức là bên ngoài người ta gọi trái táo, nhưng thật ra thi` người Việt Nam quen gọi trái bơm, nhưng trái táo ở bên đây lại khác, hi`nh dạng khác và hương vị cũng khác, như vậy trái táo của người Mỹ khác hơn trái táo của người Việt Nam. Cũng là danh từ tục đế theo sự quy ướt mà thôi, co`n trên phương diện bản thể thi` trái đó dầu trái bơm hay trái táo, nhưng hương vị cũng như vậy.

Co`n đối với tục đế thi` có sự thay đổi ai muốn gọi sao cũng được, khi chúng ta cầm cái ly uống nước, vật để uống nước thôi người ta có thể chế định để quy ướt cái tên gọi chẳng hạn như cái tách, cái chung hay cái ly, người ta muốn gọi sao người ta gọi, nhưng công dụng của nó cũng chỉ là một, tức là sử dụng để đựng nước đưa lên miệng uống, chỉ đơn giản là như thế.

Cho nên ở đây khi chúng ta đề cập đến pháp tục đế hay sự thật sammuti sacca, một sự thật chúng ta gọi là tương đối chỉ có giới hạn chúng ta dùng pháp tục đế nó có giá trị trong giới hạn nào đó thôi. Chẳng hạn như chúng ta biết những từ ngữ mà gọi là địa phương ngữ, có những danh từ chúng ta đi đến xóm đó, đi đến vùng đó, người ta quen gọi từ đó, nhưng đi đến chỗ khác thi` người ta không gọi từ đó nữa, mà người ta gọi một từ khác, thi` như vậy trong trường hợp này nó chỉ tương đối thôi chứ không phải tuyệt đối.

Bởi vi` hễ tuyệt đối thi` cái đó phải như thật như chân, y’ nghĩa không có sự biến đổi, co`n cái này tương đối là bởi vi` có khi dùng được, có khi không dùng được. Chẳng hạn như hai từ ngữ thấp và cao, chúng ta nói thấp là nói cái gi`, là khi nào chúng ta so sánh với vật khác cao hơn thi` cái này chúng ta mới gọi là thấp, nhưng khi chúng ta có một cái cây khác thấp hơn nữa để bên cạnh thi` lúc bấy giờ chúng ta gọi cái cây đó gọi là cao. Cao là cao hơn cây này, thấp là thấp hơn cây kia, cái đẹp, đẹp là đẹp hơn cái xấu, chỉ là tương đối vậy thôi, chẳng hạn khi nói đến nhiều ít, người ta cũng chỉ là cái tương đối.

Pháp tục đế chỉ là tương đối, vài sợi tóc, một người chỉ có một vài sợi tóc trên đầu thi` người ta cho là quá ít. Nhưng nếu trong một chén canh, một ly nước chúng ta uống nó lọt vào một vài sợi tóc, thí dụ chúng ta đi vào quán, tô phở của chúng ta có một vài sợ tóc của người làm sơ y’ đánh rơi thi` chúng ta nói rằng tiệm này làm ăn dơ bẩn quá, bởi vi` nó quá nhiều tóc. Như vậy cái nhiều và cái ít đó cũng tùy theo, chỉ là tương đối thôi chứ không phải là tuyệt đối, do đó khi chúng ta đề cập đến một sự thật về pháp chân đế hay là sự thật tuyệt đối, và chúng ta đề cập đến tục đế là sự thực tương đối thi` chúng ta cần phải hiểu hai nghĩa đó.

Ở đây Vi Diệu Pháp luôn luôn chú trọng đến hai nghĩa ly’ này, hai sự thật này, bởi vi` hiểu được một sự thật này thi` mới có thể hiểu được sự thật kia, hiểu được sự thật tương đối như thế nào thi` chúng ta mới thấy được sự thật tuyệt đối, sự thật tương đối chúng ta gọi là tục đế sammuti sacca và sự thật tuyệt đối thi` chúng ta gọi đó là pháp chân đế.

Ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục bàn luận về bốn pháp chân đế và chúng ta sẽ bàn luận về 13 pháp tục đế, bây giờ thi` trong vấn đề này, hôm nay chúng ta rất hoan hỷ khi ở trong rơom có mặt Sư Trưởng là vị Giáo Sư A Tỳ Đàm là bậc Thầy của chúng tôi, Ngài sẽ có một vài y’ kiến Ngài sẽ giảng cho chúng ta về hai y’ nghĩa tục đế và chân đế theo pháp A Tỳ Đàm. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh Thực Hiện