A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
Chân Đế Tục Đế - Bốn Thắng Pháp
A Tỳ Đàm, Bài 2.3.1 Ngày 03 tháng 04 năm 2004
Minh Hạnh biên soạn & Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Bốn Pháp Bản Thể.
Tỳ
khưu Giác Đẳng
3.1 Pháp chân
đế - paramattha là bản thể của các pháp. Khi nói ông A, bà B, vua Kiệt, vua Trụ đó
là tên gọi theo quan niệm thường thức. Nhưng
khi nói đến năm uẩn là thành tố của sự
hiện hữu th́ đó là bản thể (sabhava).
Tương tự như cách nói về cấu trúc DNA
của khoa học ngày nay. Đi vào thế giới của
bản thể pháp cho chúng ta một cảm giác hoàn toàn khác.
Đây là khởi điểm đi vào thế giới
đặc thù của Tạng Diệu Pháp. Các bậc A xà lê
sau nầy không ngần ngại khẳng định
rằng: A Tỳ Đàm đặc sắc về sự tŕnh bày
bản thể chư pháp (Abhidhamma sabhava gambhiro). Ngài
Tịnh Sự từ ư niệm nầy đă dịch
chữ paramattha là "siêu lư" để nói lên tính ưu
việt của A Tỳ Đàm khi đề cập đến
"sự thật của sự thật" hay chân
đế.
3.2 Có bốn pháp
được xem là bản thể của vạn pháp là Tâm (citta), thuộc tánh của tâm (cetasika),
vật chất (Rùpa), Níp Bàn (Nibbàna). Cách nói ở đây
phải hiểu là toàn triệt. Không có pháp nào khác ngoài 4 pháp
nầy được gọi là bản thể, Ngoài tâm
thể, vật thể th́ A Tỳ Đàm c̣n xác nhận một
thực thể khác là pháp vô vi hay Niết Bàn. Có thể nói
sự khẳng định bốn pháp bản thể không
hơn không kém là một điểm nổi bật của A
tỳ đàm và đây cũng là điểm gặp gỡ
của thiền quán (vipassana) và Vi Diệu Pháp. Kinh tạng cũng
chia sẻ những ư niệm căn bản như thế
khi nói về năm uẩn nhưng chính A Tỳ Đàm đă xác
định rơ ràng lằn ranh giữa những ǵ mang tính
ước lệ và những ǵ được gọi là
bản thể.
oo0oo
TT Giác
Đẳng: Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa
quí vị, chúng ta thường nghe Sư Trưởng
cũng như TT Trí Siêu hai người học tro` truyền
nhân của Hoà Thượng Tịnh Sự thay vi` đă có
những vai tro`, đă có những tiếp nối vô cùng đặc
biệt để sự việc truyền dạy A Tỳ
Đàm tại Việt Nam, có thể nói rằng không mấy
khi chúng ta được nghe Qúi Ngài tri`nh bày về những
điều mà quí vị thật sự sinh hoạt, thật
sự sống trong nền học thuật này, cho dù nói
thế nào đi nữa thi` chúng ta cũng phải nhi`n
nhận một điều là những ai được
quen biết Ngài Tịnh Sự đă học và đặc
biệt đă đào sâu vào ngành A Tỳ Đàm, mà Ngài là
một vị đă khai mở cho ngành A Tỳ Đàm
Việt Nam, thi` phải nhận rằng Ngài là một
kỳ nhân, là một bậc tiền bối đă mở
đường với những cái nhi`n hết sức
độc đáo mà chắc chắn rằng chúng ta măi măi
không quên được hi`nh ảnh của một vị
Tôn Sư này.
Thưa quí vị
chúng ta hăy trở lại với bài học ngày hôm nay về
bản thể của các pháp. Khi năy Sư Trưởng có
đề cập đến một từ ngữ mà Ngài
Tịnh Sự dịch là "Siêu Ly'" đó là chữ
paramattha. Chữ Siêu Ly',
paramattha và attha Ngài Tịnh Sự dịch là nghĩa ly' cao
siêu và khi chúng ta nói paramattha sacca thi` thường dịch là
pháp chân đế.
Ở đây cũng
chữ paramattha mà các nhà dịch giả Trung Hoa thời
xưa có một từ khác là đệ nhất nghĩa
đế, tức là chúng ta muốn nói đến số đệ
nhất, từ ngữ đệ nhất ngày xưa dùng
để chuyên chở rằng không co`n có cái gi` vượt
hơn, đi qua nó nữa, chúng ta muốn nói đến
bản thể của các pháp.
Và tất nhiên là A Tỳ Đàm trong một cách tri`nh
bày tương quan giữa nhân và duyên hết sức ly chi,
đặc biệt đă có những lành ranh nhất
định về các chi pháp và điều pháp, không có
lẫn lộn. TT Trí Siêu có
đi sơ qua một vài phương diện về các nhân
duyên mà chúng ta nghe thoáng đó đây trong sự phát biểu của
TT, thí dụ như khó có thể ti`m thấy trong một
ngành học thuật nào liên quan đến triết ly', liên
quan đến tư tưởng, liên quan đến
đạo giáo ở tại Ấn Độ cũng như
trong lịch sử của nhân loại
Sự chính xác này
đă khiến cho Ngài Nàrada buột miệng phải nói
rằng:
- Cho dù A Tỳ Đàm có phải là Đức
Phật thuyết hay không, thi` một bộ óc mà thuyết
được những điều đó thi` phải tương
đương với bộ óc của một vị
Phật.
Có thể nói rằng
về điểm này A Tỳ Đàm đă chứng tỏ
được một trọng điểm vô cùng quan
trọng, đó là đề cập đến bản thể
của các pháp. Chúng tôi đặc biệt lưu y' khi nào
chúng ta đi vào thế giới gọi là bản thể
của các pháp, thi` chúng ta nhi`n mỗi sự việc nó hoàn
toàn khác hơn cái nhi`n bi`nh thường của chúng ta.
Nếu quí vị có
được cái nhi`n về con người qua cái sự
cấu trúc của DNA, hay hoặc giả chúng ta nghe các nhà dạy về hoá
học nói về những đơn vị vật chất
để kết cấu ra con người, thi` chúng ta
thấy rằng nó chính là một cái cảnh giới mà chúng
ta cảm thấy hết sức
xa lạ. Một làn gia mịn màng mà chúng ta nhi`n
thấy ở một con người rất đẹp,
nếu đem lên kính hiển vi để xoi rọi, thi`
thưa quí vị ở trong cái nhi`n của kính hiển vi
rọi rất kỹ và rất rơ, làn da mịn màng đó nó
không khác gi` một cái mặt của mặt trăng, hay
của Hỏa tinh mà chúng ta thường ti`m thấy trên
những phóng ảnh của NASA.
Con người khi
được nhi`n theo một cách rất ly chi, từ
đơn vị vật chất cho đến tâm thức,
cho chúng ta một khái niệm mới về chúng ta là ai. Nói một cách cụ thể
hơn, nếu quí vị nhi`n vào màn hi`nh trước mặt
quí vị, nào là âm thanh, sắc tướng, những hi`nh
ảnh màu sắc mà quí vị thấy trên màn ảnh đó,
thật ra nó chỉ là kết cấu của những
điều chúng ta gọi là những pitch tức là hệ
số 0 và zero nhập lại, và với một cái thập
bảo tri`nh hết sức quy mô, người ta có thể
thực hiện từ những cái đơn vị vi
tế này, thực thi này để có thể tạo ra bao
nhiêu thứ âm thanh, sắc tướng, mà dường
như quí vị nghe Chư Tăng nói chuyện thi` có
cảm tưởng rằng TT Trí Siêu hay Sư Trưởng
đang có ngay trước mặt quí vị.
Nhưng thật ra
đó là một cách trong một quá tri`nh để chuyển
đạt, có thể nói rằng cái kết cấu của
hệ thống số digital rất li chi, để chúng ta
có được một âm thanh, sắc tướng mà quí
vị thấy trước mặt. Đi vào thế giới của bản thể
hay đệ nhất nghĩa đế nó đ̣i hỏi
chúng ta có được một sự lắng đọng
tâm tư, để chúng ta không cảm thấy mệt
mỏi và thường cảm thấy thích thú khi nghe
những bài giảng về kinh tạng.
Ví dụ như trong
A Tỳ Đàm, ngay cả một đơn vị có
thể nói rằng dễ hiểu nhất đó là
đơn vị tổng hợp, chúng ta gọi là chúng sanh,
ví dụ con người như ông A, bà B v.v... Cho dù là vua, là
quan, dù sang, dù hèn, giàu nghèo tất cả đều
được nhi`n trong cái nhi`n của uẩn, xứ,giới,
đế, đặc biệt là sự kết cấu
của tâm, thuộc cánh của tâm, của sắc pháp và có
thể nói rằng những điều này đặc
biệt ghi nhận là bản thể của các pháp.
Có bốn pháp bản
thể mà chúng ta đề cập đến ở tại
đây là tâm thuộc cánh sắc pháp và Niết bàn, và dĩ
nhiên khi chúng ta đề cập đến 4 pháp bản
thể này, thi` điều đó có nghĩa là A Tỳ
Đàm đă vẽ một làn ranh minh định một
điều rất rơ là khi nói đến bản thể pháp
chỉ có 4 điều này, không có hơn 4 điều này,
không vượt ngoài điều đó. Và nhi`n vào danh sách này có một số điểm
làm chúng ta ngạc nhiên, lấy ví dụ tâm và thuộc tánh
của tâm. Thuộc tánh của tâm tức là những cái
chúng ta được nghe trong
truyền thống ngành Hán học Phật Giáo của hệ
chữ Hán, khi dịch chữ cetasika dịch là Hán học,
ở đây chúng ta muốn nói đến kết cấu
của tâm thức.
Tâm thức vật chất được xem
như hai bản thể của chữ vi pháp, và đối
ngược lại chúng ta có vô vi pháp. Như vậy ngay trong pháp bản thể
được đề cập đến A Tỳ Đàm
đă có một giới hạn nhất định cái gi` là
bản thể, tức cái gi` là thật tướng của
tất cả sự hiện hữu.
Kính bạch quí Ngài và
thưa quí vị, cũng từ điểm này tại sao
một số các vị học A Tỳ Đàm đă
đặc biệt chú trọng đến những cái yếu
nghĩa về chân đế hơn tục đế,
mặc dù một lúc nào đó khi chúng ta bàn đến
tục đế trong bài học này, thi` chúng ta thấy
rằng tục đế cũng tri`nh bày ở vị
thế vô cùng đặc biệt từ tạng A Tỳ
Đàm, mà không phải một khái niệm đơn
giản như chúng ta thường nghe ở trong kinh
tạng. Do vậy Ngài
Tịnh Sự dựa trên chữ paramattha theo lời
của Sư Trưởng đă nói khi năy, Ngài cũng
dịch chữ bản thể pháp ở đây ra chữ
Siêu Ly', và Siêu Ly' được xem như một nền
tảng cơ sở của tạng Diệu Pháp.
Nói một cách khác,
nói đến tâm, nói đến thuộc tánh của tâm, nói
đến sắc pháp, nói đến Niết bàn, và nói
đến những nhân duyên năng sở ràng rực một
cách li chi giữa các pháp này cho chúng ta một cảnh
giới hoàn toàn mới, nhưng mà đầy sinh
động của tạng Diệu Pháp. Chúng tôi cũng phải nói thêm rằng đây là
một cách nói toàn triệt, có nghĩa là ngoài 4 pháp chân
đế này không có bất cứ một pháp gi` khác
được liệt kê vào danh sách gọi là bản
thể pháp, và khi nói như vậy thi` A Tỳ Đàm đă
cho thấy cái nhi`n thế nào là bản thể pháp về
phương diện vật chất, về phuơng
diện tâm thức, về phương diện hữu vi,
về phương diện vô vi. Và quan niệm về
bản thể pháp này có thể nói rằng chính là một
quan niệm mà chúng ta ti`m thấy ở trong thiền.
Nếu một
người đọc những bộ sách đặc
biệt nói về thiền học, ví dụ chúng ta nghe
một trường hợp của vị Tỳ kheo ni
gặp một người vốn rất ham mộ nhan
sắc của vị này khi co`n là một thiếu nữ
trước khi đi xuất gia, và sau khi đi xuất gia,
người thanh niên đó vẫn tiếp tục đi theo
vị tôn giả Thánh Ni này, và khi vị Thánh Ni này bị
quấy rày như vậy thi` vị Thánh Ni này mới
hỏi rằng:
- Ông thật sự bị dính mắc ở chỗ
nào từ con người của tôi.
Thi` vị kia trả
lời là, rất bị thu hút bởi đôi mắt
kiều diễm của vị Thánh Ni đó. Không một chút ngần ngại,
vị Thánh Ni đó đă tự dùng tay mi`nh móc con mắt
đưa ra cho người kia, và cảnh tượng hăi
hùng đó làm tan biến hoàn toàn lo`ng ái dục.
Thật ra thi`
một đôi mắt luôn luôn có sự cuốn hút cổ kim,
đối với loài người, tuy nhiên nếu con
mắt đó được lấy ra chỉ là con mắt
với máu thịt nhầy nhụa thi` có lẽ không ai co`n
hoan hỷ nữa.
Câu chuyện đó
dĩ nhiên nó không nói hết tất cả y' ly' của
bản thể pháp A Tỳ Đàm, nhưng nó đă mở cửa cho chúng ta
đi vào một thế giới của thiền quán, khi
chúng ta có thể nhi`n sự vật ở trong một cái
nhi`n mới.
Ví dụ như trong
kinh Niệm Xứ, Đức Phật Ngài dùng hi`nh ảnh
của một người quán về tứ đại,
về thể trược như một người nhặc
những hạt đậu, lựa những hạt
đậu từ một bao đựng đầy
đậu với nhiều loại đậu khác nhau. Cái nhi`n về bản thể
như vậy, ví dụ về 32 thể trược hay về tứ đại sẽ
cho chúng ta xoá đi cái ảo tưởng thế nào là con
người của mi`nh. Hoặc giả ở trong câu
chuyện đối thoại của Ngài Na Tiên với vua
Milinda, khi Ngài nói về chiếc xe của vua hay long xa. Nếu chúng ta tách ra từng
bộ phận sườn xe, căm xe, gọng xe, mui xe
v.v... thi` chúng ta không co`n có một chiếc xe nữa, nó
chỉ là một bộ phận rời rạt và chính cái
nhi`n phân chia này nó đă xoá đi một cái mê chấp về
tướng chung, tướng riêng.
Ở đây là
một sự gặp gỡ rất quan trọng giữa
thiền quán và ngành A Tỳ Đàm, đó là tại sao
tại các quốc gia thịnh hành về tạng Diệu
Pháp, đơn cử là
Miến Điện thi` ngành A Tỳ Đàm lại là
một ngành phát triển rất mạnh, song song và có
nhiều người đă cho rằng A Tỳ Đàm là
một ngành gọi là phân tích tong, từ một hi`nh ảnh
được tô hồng chuốt lục, một hi`nh
ảnh chấp tướng ở bên ngoài và bây giờ
đi vào bản thể thi` nó xóa đi hoàn toàn cái ảo giác
của chúng ta.
Chúng tôi nhớ có
một lần có được xem một cuốn phim
của đài BBC làm, là phim Human body, cơ thể con
người, các vị bác sĩ đă dùng môt kỹ
thuật đặc biệt để cho chúng ta làm một
cuộc hành tri`nh bằng cách là đưa ống kính
cực nhỏ vào các đường gân của một
số các bộ phận của con người. Khi chúng ta nhi`n hi`nh ảnh đó,
chúng ta hoàn toàn cảm nhận rằng cái đam mê về
sắc dục, về nhục dục của con
người, cái nhi`n ở bên ngoài của con người,
nó chỉ là cái nhi`n rất giả định. Nếu chúng
ta đi vào từng phần một thi` chúng ta sẽ không
thấy như vậy, về lănh vực này thi` kinh tạng
có nói đến rất nhiều.
Hồi năy chúng tôi nói
đến trường hợp về niệm tứ
đại, hay niệm về thể trược, nhưng
sự phân tích li chi của kinh tạng nó chỉ nằm trong
một cái chừng mực nào đó, không đi sâu vào
bản thể pháp. Và cũng
chính những pháp bản thể này, cho phép chúng ta làm một
số các công thức về năng về sở duyên, năng
duyên.
Sở duyên trong các
duyên sinh và duyên hệ một cách chính xác, khi đề
cập đến điều pháp và chi pháp. Phải nói
học về A Tỳ Đàm, một bộ phận quan
trọng nhất, và lớn nhất, đó là nói về
bản thể, sự kết cấu của các pháp qua cái
nhi`n đó nó đă giới thiệu cho chúng ta một
vùng trời mới, vùng
trời này nói lên những quan niệm thường thức
của chúng ta vốn dĩ được nhi`n một cách
hời hợt ở bên ngoài, hoặc do những aỏ giác
nếu chúng ta phân tích từng thứ một thi` chúng ta
thấy nó cũng phải như vầy.
Cũng như
một lần có một số người nói với chúng
tôi về cảm giác khi họ nghĩ đến thiền
học của Nhật Bản, hay sự huyền ảo của
Phật Giáo Tây Tạng.
Nhưng khi đến gần quen biết thi` không
phải tất cả người Tây Tạng nào cũng tŕ
chú, không phải người Tây Tạng nào cũng
thường xuyên niệm Phật, không phải
người Tây Tạng nào cũng có những phép thuật
như chúng ta nghĩ , mà nó là một xă hội có nhiều
kết cấu cũng giống như bất cứ xă
hội nào khác. Thưa qúi vị có tất cả bốn pháp chân đế, đó
là tâm, thuộc tánh của tâm sắc và Niết bàn, chúng ta
sẽ cung thỉnh Sư Trưởng giảng dậy cho
phần tâm. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh thực hiện