A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
Chân Đế Tục Đế - Bốn Thắng Pháp
A Tỳ Đàm, Bài 2, Thảo Luận 4
Ngày 27 tháng 3 năm 2004
Minh Hạnh thực hiện
TT Giác Đẳng:
Bạch TT Trí Siêu, A Tỳ Đàm trong do`ng lịch sử
của Đạo Phật có đôi lúc co`n được
gọi là phân tích tông, chữ phân tích ở đây có thể
được hiểu một cách dễ dàng, nếu chúng
ta lấy câu chuyện đối thoại của Ngài Na Tiên
với vua Milinda, khi nói về Ngài Na Tiên thi` quan niệm
của Ngài Na Tiên Mahàsena đó là khái niệm khác khi chúng ta
phân tích rằng đây là tóc, lông, móng, da, xương, gây
v.v.. những thành tố kết hợp
lại thành Ngài Na Tiên, cho chúng ta thấy cảm giác khác hoàn
toàn. Cũng như khi chúng ta
nói về chiếc long xa, một chiếc xe
của vua lộng lẫy, nhưng khi chúng ta đề
cập đến đây là sườn xe, đây là gọng
xe, đây là mui xe, đây trần xe v.v... những
thứ đó nó lại cho chúng ta một sự lănh hội
khác đi.
Ở trong
quá khứ nhiều nhà học giả đă cho rằng
sự gặp gỡ lớn nhất của A Tỳ Đàm và
Thiền Quán đó là thái độ nhận thức.
Thái độ nhận thức ở đây là không nhận
thức cái tướng chung ở bên
ngoài, mà là phân tích từng thành tố và làm thay đổi
hẳn cảm giác của chúng ta.
Thí dụ như Đức Phật Ngài dạy trong kinh Niệm
Xứ, Ngài dạy rằng một người quán xét
tứ đại, hay quán xét 32 thể trược, giống
như một người lấy một bao đậu trong
đó có nhiều thứ đậu, thi` nhi`n lại đây
là đậu trắng, đây là đậu đen, đây là
đậu đỏ v.v... vi` để
có thể phân biệt và lấy ra từng thứ
đậu như vậy, người này quán sát
được sự kết cấu rơ ràng của các pháp.
Bạch TT
Trí Siêu ở trên phương diện mỹ học, và
nhiều lănh vực khác người ta quan niệm rằng
sự nhận thức như vậy sẽ làm cho chúng ta
đánh mất nhiều sự thật quan trọng. Một bài thơ nếu hiểu theo thơ thi` phải nhi`n rất là thơ,
chứ không phải đem phân tích từng chữ. Có những cái hay của bài thơ
nếu chúng ta phân tích ra từng chữ một, thí dụ
chúng ta nói chữ Tăng ở trong thơ Hàn Mạc Tử
chẳng hạn và trong sự phân tích từng chữ
một như vậy nó có thể làm hỏng đi y'
nghĩa của bài thơ. Thậm chí một
thi sĩ đă nói rằng. "Nếu một
người nào đó tàn nhẫn đem bài thơ ra
để phân tích từng do`ng từng chữ, thi` giống
như một người muốn thưởng thức cái
đẹp của cánh bướm mà ngắt từng
phần của cánh bướm ra, xé từng bộ phận
nhỏ của con bướm và con bướm đó nó không
co`n vẻ đẹp của con bướm nữa".
Và bạch TT Trí Siêu, theo
TT nghĩ rằng truyền thống phân tích để chia
chẻ như vậy, nó có thể làm thay đổi cái khái
niệm của chúng ta, và có làm mất đi khả năng
lănh hội mang tánh cách qui nạp của chúng ta hay không,
tức là cái nhi`n toàn diện khi chúng ta nói đến
người, chúng ta nói đến sự hiện tượng
của các pháp, tức cái
khả năng lănh hội toàn diện của chúng ta có
bị đánh mất đi khi chúng ta đào sâu vào ngành
học A Tỳ Đàm này không. Xin thỉnh TT cho biết y’ kiến.
TT Trí Siêu: Kính bạch TT Giác
Đẳng và thưa quí vị, khi
chúng ta bước vào lănh vực A Tỳ Đàm, một
điều chúng ta phải chuẩn bị tinh thần
trước, là chúng ta muốn nói cái gi` thi` chúng ta cần
phải phân tích, phải chia chẻ, chứ không thể nào chúng ta nói
một cách chung chung giống như không thể nào chúng ta
thưởng thức một bài thơ bằng cái
hương vị của thơ,
khi chúng ta đọc một bài thơ, chúng ta
thưởng thức hồn thơ được là chúng
ta đọc thoáng qua và chúng ta đem vào đó những
nỗi niềm, những tâm sự thi` chúng ta cảm xúc
được cái linh hồn của bài thơ, co`n khi chúng
ta chia chẻ thi` tất nhiên từng câu từng chữ, lúc
bấy giờ nó làm cho chúng ta mất hứng, chúng ta không
cảm thấy thú vị của bài thơ được.
Tuy nhiên khi chúng ta nói đến
điều đó là chúng ta nói đến một khía
cạnh thông thường, một cái nhi`n
thông thường không phải nhằm mục đích
để giải thoát thi` chúng ta nên bi`nh luận chỗ
đó.
Co`n khi chúng ta nói đến A Tỳ Đàm
một hệ thống phân tích chia chẻ, một sát na tâm
đă nhỏ rồi, đă cực kỳ nhỏ rồi,
một đơn vị cực ky` vi tế rồi, mà trong
đó co`n phải phân tích nữa, tức là gồm có 4 danh
uẩn,thọ, tưởng, hành, thức. Rồi trong
thọ, tưởng , hành, thức, co`n
có sự phân tích chi li nữa.
Thí dụ như thọ, tưởng,
hành, thức thi` có thể một sát na tâm là một thọ,
một tưởng, một thức nhưng trên
phương diện hành uẩn ở trong đó co`n chia
chẻ ra 7 tâm sở hoặc là 20 tâm sở, hoặc là 36 tâm
sở chẳng hạn thi` co`n phân tích nữa.
Khi chúng ta thấy sự phân tích chi ly
như vậy, chúng ta sẽ tự hỏi rằng liệu
cái sự phân tích đó trong A Tỳ Đàm có thể làm trở
ngại cho việc chúng ta lănh hội những gi` mà trong
đời sống tu tập của chúng ta cần phải
đạt đến hay không?
Ở đây chúng tôi xin được
trả lời vấn đề này theo
cách nhi`n của chúng tôi.
Mục đích tu tập của chúng ta là để
đoạn trừ phiền năo, bởi vi`
sự khổ sanh lên tùy thuộc vào thái độ phiền
năo tham sân si mạn nghi tà kiến v.v...thi`
mục đích để đạt đến cứu cánh
là trí tuệ quán triệt tính chất của vạn pháp
để rồi phiền năo tham sân si không có cơ sở
sanh khởi và đó là sự giác ngộ là một sự
giải thoát. Và
để đạt được trạng thái như
thế thi` trí tuệ này phải cần được phân
tích chặt chẽ.
Có người học tro` của ông
Sukara nhà hiền triết, người ấy đi
đến thưa với Thầy rằng con đang bị
chi phối bởi một bóng hi`nh đẹp mà không
biết phải làm sao có thể chế ngự được,
thi` nhà hiền triết mới nói rằng:
-
nếu vậy thi` con
phải nhi`n kỹ lại một lần nữa.
Thoạt
nghe qua chúng ta thấy đă tâm bị dính mắc, bị
quyến luyến, bị tương tư bởi hi`nh bóng
đó, bây giờ nhà hiền triết này lại bảo hăy
nhi`n kỹ lại một lần nữa, thi` chúng ta
thấy điều đó tưởng chừng như không
có hiệu quả đâu, nhưng thực ra thi` sự
thực là như vậy, khi mà nhi`n lại phân tích chia
chẻ ở trong một thân xác thi` lúc đó tâm tham
luyến sẽ giảm trừ đi, sẽ
được chế ngự đi, bởi vi` với
sự thật thân xác 32 thể trược này và nó có
đủ những thói hư tật xấu, những
khuyết điểm mà nếu nhi`n thấy như vậy
thi` tâm ái luyến sẽ không co`n nữa, tâm ưa thích
sẽ không co`n nữa.
Cũng như thế chúng tôi nói rằng
phân tích chia chẻ của hệ thống luận A Tỳ
Đàm nó sẽ góp phần cho tuệ quán, và tuệ quán đó có
một chức năng, khi được bén nhạy
như vậy nó sẽ đoạn trừ phiền năo, và
chính đây là cứu cánh của chúng ta cho nên chúng ta
đừng bao giờ phủ nhận. Nam Mô Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật
Minh Hạnh Biên Soạn