A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
Chân Đế Tục Đế - Bốn Thắng Pháp
A Tỳ Đàm, Bài 2-3 Thảo Luận 8
Ngày 9 tháng 4 năm 2004
Bốn Pháp Bản Thể
Minh Hạnh biên soạn & Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Thảo luận: Y’ nghĩa tâm vương trong A Ty` Đàm
, và vai tro` của chủ đạo tích cực của
tâm, thay vi` đó là một trạng thái dễ bị cảm
nhiễm mà nó bị chi phôi bởi tâm sở.
TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư
Thích Ca Mâu Ni Phật, kính tri ân TT Trí Siêu, thưa quí Phật tử
sáng hôm nay trong phần thứ ba của y' nghĩa chữ
chân đế, tục đế, chúng ta đề cập
đến bốn pháp bản thể, mặc dù đây chỉ
là một đoạn trong ba đoạn, nhưng bốn pháp
này cần được nắm vững và bất cứ người học nào bước vào ngưỡng cửa
A Tỳ Đàm đều cần phải có bốn cái khái
niệm này được xem như là phần chính của
chương tri`nh học. Nếu
chúng ta không có một khái niệm toài diện thi` đôi lúc
chúng ta học cả ba năm càng không biết A Tỳ
Đàm thật sự nói gi`.
Kính tri ân TT Trí Siêu đă dành thi` giờ để
đưa chúng ta đi qua bốn điểm chính của cái
mà chúng ta gọi là bản thể pháp, ở đây thi` chúng
ta thấy rất rơ là bản thể pháp được
đề cập đến có hai thứ.
1)
là những gi` do nhân do duyên tạo
nên, và
2)
là cái gi` không do nhân do duyên tạo nên, tức là chúng ta nói
đến Niết bàn, vô vi pháp, nói đến tâm và sắc
pháp, nói danh pháp và sắc pháp là hữu vi pháp.
Nói
đến hữu vi pháp là pháp do nhân do duyên tạo nên thi` chúng
ta lại có hai phần rơ rệt đó là tâm pháp và sắc pháp,
nói một cách nôm na.
1)
Thuộc về vật chất.
2)
Thuộc về tâm, tức là không thuộc về vật chất.
Ngay
cả cái chúng ta gọi là danh pháp hay cái không thuộc về
vật chất thi` nó cũng có hai phần là tâm và những
thuộc tánh của tâm hay tâm sở như TT Trí Siêu vừa đề
cập đến khi năy.
Kính
bạch TT Trí Siêu, bốn pháp; tâm, tâm sở, sắc pháp và Niết
bàn được đề cập đến ở đây
là bốn pháp chân đế. Bây giờ sau bài giảng của
TT chúng ta hăy đi vào một chút chi tiết về một
số khái niệm phải nói rất xa
lạ ở tại đây.
Trong kho tàng trí tuệ của con người khi đề
cập đến nội tâm thi` chúng ta thấy được
rất nhiều cái nhi`n, đại khái là người ta có
cảm giác mơ hồ như cuộc sống ngoài thể
xác của chúng ta, tức là đầu mi`nh tay chân, những
cái gi` do máu thịt tạo nên thi` nó có một cái gi` đó có
sự khác biệt giữa một xác chết và một con
người co`n sống, mà chúng ta y’ thức mang mác rằng
giây phút trước và giây phút sau của người hấp
hối từ một xác có tri giác đến một xác vô
tri giác thi` nó có một sự thay đổi lớn, sự
biến mất và chúng ta y’ thức được rằng
có một cái gi` đó ngoài thể xác này do vậy người
ta nói đến thức tánh và người ta nói đến
linh hồn.
Và khi nói đến linh hồn thi`
con người thường hiểu như có một tinh thể,
có phần tinh anh gi` hoạt dịch ở trong đời sống
của chúng ta. Lấy ví dụ
như nói đến tâm thi` chúng ta có cảm tưởng như
thứ điện năo trong computer, một thứ điện
năo mà có thể làm ra rất nhiều công việc. Trong lúc đó
thi` A Tỳ Đàm lại có một cái nhi`n hết sức đặc
biệt là tâm có nhiều loại tâm, và nó có nhiều cấu
trúc khác nhau chứ không đơn giản một thứ mà
sài cho tất cả mọi thứ.
Một điểm rất khó để cho chúng ta có thể
hi`nh dung ra được như qua bài giảng của TT Trí
Siêu sự liên hệ giữa tâm và
tâm sở hay ở đây chúng tôi gọi là thuộc tánh của
tâm.
Tâm là một đơn vị tổng hợp
gồm có bốn danh uẩn tức là thọ, tưởng,
hành, thức.
Lấy ví dụ chúng ta nhi`n vào một cảnh
tượng, một tai nạn xảy ra ngay trước mặt. Thỉnh thoảng chúng ta lái xe trên
xa lộ thấy một tai nạn xảy ra ngay trước
mắt, thi` trong lúc tai nạn xảy ra như vậy, một
tích tắc thôi, tai nạn xảy ra, mà trong cái nhi`n phản ứng
của chúng ta trong lúc đó ngoài khả năng để dừng
xe lại để nhận biết chuyện gi` xảy ra,
phản ứng vui buồn với nó và nhận định
rằng cái việc đó nó xảy ra mức độ như
thế nào, thi` lúc đó chúng ta mới thấy rằng tâm là
một đơn vị linh hoạt lạ lung. Đơn vị
linh hoạt đó nó tương tựa như chúng ta cầm
máy chụp hi`nh chúng ta đưa lên, thi` không phải chỉ
có phim mới nhận ánh sáng từ bên ngoài vào, không phải đơn
giản như vậy mà nó co`n có bao nhiêu chức năng và
những chức năng liên hệ để quyết định
phẩm chất của phim đó, ví dụ chúng ta nói về
cự ly, chúng ta nói về khổ độ, chúng ta nói về
những chức năng mà ngày hôm nay một máy chụp hi`nh
rẻ tiền cũng có thể làm được, và làm thế
nào để có thể tự động điều chỉnh
với ánh sáng, điều chỉnh rất nhiều thứ
tùy theo cấu trúc của máy chụp hi`nh.
Riêng chuyện một tích tắc để đưa
một tấm hi`nh vào trong máy với đầy đủ đường nét, nó đă đo`i
hỏi bao nhiêu chức năng để có thể làm được
như vây, nhi`n lại cái máy chụp hi`nh cách đây 40 năm
50 năm, ta thấy lúc đó máy móc không tự động
như bây giờ, bây giờ máy móc càng trở nên hoàn thiện
hơn. Có thể nói một điều rằng chỉ riêng
việc đó đă là một sự việc rất khó tưởng tượng cho chúng
ta, chúng ta hăy nhi`n cái máy điện toán đang hoạt động
trước mặt của mi`nh, thi` qúi vị sẽ thấy
rằng vật chất nó đă nói lên sự cực ky` tinh
vi như vậy thi` nói gi` đến tâm nữa.
Thành ra người học A Ty` Đàm một
trong những khái niệm đầu tiên chúng ta phải học
đó là những hiện tượng của tâm lư và vật
lư nó được kết cấu bởi rất nhiều
yếu tố nhiều điều kiện khác, những thứ
đồng sanh đồng diệt, đồng biết, đồng
nương và những thứ đó không phải là những
thứ dễ dàng để cho người ta hiểu. Chúng
ta chỉ hiểu rằng có một thứ linh hồn, linh
hồn đó làm tất cả mọi việc, cũng giống
như thời thơ dại chúng ta sống trong một thế
giới mà nghĩ rằng chỉ có bà mẹ, mi`nh đói cũng
kêu mẹ ơi, mi`nh vui cũng kêu mẹ ơi, mi`nh cần
ăn cái gi` cũng kêu mẹ ơi, mi`nh giận dỗi cũng
kêu mẹ ơi, cái gi` cũng chỉ biết có mẹ thôi. Nhưng cuộc
sống khi chúng ta y’ thức lớn lên chúng ta hiểu rằng
không phải chỉ có hi`nh ảnh của một người
mà có thể mang tất cả thế giới, mà nó là cả
một sự chi phối vận hành của xă hội, của
thiên nhiên, của thời tiết, của cơ thể trăm
muôn ngàn thứ, thi` bấy giờ nó phơi rộng cho chúng
ta thấy một cảnh giới bao nhiêu là nhân, bao nhiêu là
duyên hiện hữu .
Chúng ta hăy trở lại với bốn pháp bản
thể ngày hôm nay qua một vài câu thảo luận, như hồi
năy chúng tôi vừa tri`nh bày tất cả tâm hiện hữu
dù một tâm đơn giản nhất, ví dụ như chúng
ta nói tâm nhăn thức thi` ở đó cũng có 7 tâm sở biến
hành, và những tâm sở biến hành này, ví dụ như chúng
ta nói xúc, thọ, tưởng, tư, định, mạng căn,
tác, y’, mà chúng ta đi từng chi tiết một, thi` qúi vị cũng biết rất khó
hi`nh dung, như trong một chuyện ngày xưa họ thường
nói chẻ sợi tóc làm tám. Nhưng
chẻ sợi tóc làm tám không phải là đơn vị nhỏ
nhất, ở trong thói thường của chúng ta, sợi tóc chẻ làm 8 thi` nhỏ lắm,
nhưng ngày hôm nay người ta có thể phân chia một CPU
chip nó co`n nhỏ, có thể nói rằng đơn vị vật
chất mà cái chiều kích có thể
là một phần triệu của một milimét, mà nói đến
tâm thi` nó co`n hơn gấp bao nhiêu lần cái mà chúng ta nghe chẻ
sợi tóc làm hai nữa. Vật chất nó đă tinh vi như
vậy thi` tâm cũng tinh vi.
Bạch TT Trí Siêu có một vấn đề
ở tại đây, chúng ta hăy trở lại với pháp bản
thể đầu tiên là về tâm như khi năy chúng ta đều
bàn tâm là một trong bốn danh uẩn, tức là thức uẩn,
ở đây quí vị Phật tử cũng nên đặc
biệt khi nghe đang nói chuyện trong lớp A Ty` Đàm
quí vị nên nhớ có hai thứ, hai y’ nghĩa của tâm.
1) Tâm
được xem như là một đơn vị danh pháp
nó đi với thọ, tưởng, hành, ví dụ như chúng
ta nói rằng tâm nhăn thức, tâm siêu thế, tâm bất thiện thi` trong tâm gồm có cả thuộc tánh của
tâm nữa. Thuộc tánh của
tâm tức là có tâm và tâm sở,.
2) Nhưng
có một số trường hợp đặc biệt, ở
trong trường hợp khi chúng ta
đề cập đến bốn bản thể pháp, chúng
ta nói tâm là thức uẩn.
Chúng
ta chưa nói đến thọ uẩn, hành uẩn, thức
uẩn, là bởi vi` có khi chúng ta nói chung, có khi chúng ta nói riêng
như vậy, nên chi quí vị
phải đặc biệt tự lưu y’ cách nói của Chư
Tăng để chúng ta có thể theo cho rơ ràng cái y’ nghĩ
của bài học này.
Bạch
TT Trí Siêu, cho đến ngày hôm nay chúng ta vẫn có một việc
đó là đối với thức uẩn hay đối với
tâm, tâm ở đây chúng ta nói là một đơn vị ngoài
những tâm sở thi` chúng ta chỉ định nghĩa đơn
thuần là tâm.
Tâm là
một trạng thái biết cảnh và dĩ nhiên là Ngài Tịnh
Sự, Ngài cũng nhấn mạnh một điều, mặc
dù trong A Tỳ Đàm có đề cập đến tâm có
121 nhưng có khi cũng tính được tâm 89, ví dụ
như tất cả tâm siêu thế thi` chúng ta chỉ có 8 thôi,
nhưng có khi chúng ta tính tâm chỉ có một thôi, chúng ta không
tính 121 tâm, mà chúng ta chỉ tính tâm là một, tâm sở thi` có
52, pháp có 28, đó là những con số mà chúng ta đưa
ra, thi` như vậy nó có một trạng thái cho dù trạng
thái đó nó nằm ở trong bất thiện hay là thiện,
hay dục giới, sắc giới, vô sắc giới hoặc
giả siêu thế đi nữa thi` nó có một trạng thái
mà chúng ta hiểu tâm là sự biết cảnh.
Nhưng
vấn đề tại đây là có những loại nước
ngọt hay nước cam hay nước chúng ta cho gia vị
vô để trở thành nước canh, nước súp v.v…
Thi`
nó có bao nhiêu thứ tâm sở đưa vào để trở
thành những loại tâm khác nhau, nhưng thật sự tâm
chỉ có một mà thôi.
Vấn
đề ở tại đây, trong cách hiểu như vậy,
người ta thường thấy rằng tâm mang tính thụ
động, bởi vi` nó bị pha lẫn, ở trong một
đoạn kinh rất đặc biệt chúng ta ti`m thấy
trong Tăng Chi Bộ Kinh thi` trong đoạn kinh này Đức
Phật Ngài có dạy một câu rằng:
- Tâm, này các Ty`
kheo, chói sáng nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế
tư` ngoài vào.
Và Đức Phật Ngài cũng dạy rằng
:
- Ta không thấy
một pháp nào khác, này các Ty` Kheo, lại vận chuyển nhẹ
nhàng như tâm, thật không dễ gi`, này các Ty` kheo.
Dùng một thí dụ để diễn tả
sự vận chuyển nhẹ nhàng của tâm mà chúng ta cũng
nhắc lại câu Phật Ngôn mà Đức Phật dậy
rằng:
- Này các Ty`
kheo, tâm này là chói sáng nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu
uế từ bên ngoài vào.
Nếu chúng ta định nghĩa tâm là trạng
thái biết cảnh và ở trong một đơn vị tổng
hợp giữa tâm và tâm sở, thi` chúng ta phải luôn luôn nói
rằng thiện và bất thiện nó luôn luôn được
nằm ở hành uẩn, nhưng phần thức uẩn
thi` được xem như là phần rất thuần, rất
tinh anh, rất chói sang. Bạch TT Trí Siêu cảm giác của
chúng ta ở tại đây, đôi lúc tâm như một đơn
vị thụ động, đơn vị bị cảm
nhiễm và những pháp khác, những pháp chi phối.
Trong lúc đó qua rất nhiều bản sớ
giải và ở trong nhiều đoạn chúng ta nhi`n thấy
vai tro` chủ đạo của
tâm, vai tro` dẫn đạo của
tâm, chúng ta được xem tâm như một vị vua, người Trung
Hoa họ gọi là tâm vương,
và những thuộc cánh của tâm như là tâm sở. Tâm vương
dĩ nhiên đôi lúc chúng ta nghe, nó có nhiều cái chúng ta không đồng
y’ với y’ nghĩa của chữ tâm vương, bởi
vi` họ cho rằng ở các tâm sở đó nó đồng
sanh, đồng diệt, đồng biết một cảnh,
đồng nương một căn với tâm, thi` nó không
thể nào có một ông vua mà cùng làm một việc cho tất cả.
Nhưng theo TT Trí Siêu có y’ nghĩa nào trong A
Ty` Đàm, tâm vương nó lại là một chữ rất
đắc y’, bởi vi` có một vai tro` chủ động,
vai tro` dẫn đạo. Thậm chí các vị A Xà Lê cũng
không ngần ngại ở trong bài kinh Pháp Cú, bài đầu tiên các vị lại
chú giải câu “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm
tạo tác” , thi` nói tâm dẫn đầu các pháp, tâm đó được
hiểu như thức uẩn, các pháp được hiểu
như là hành uẩn, thi` có một điều
gi` trong A Ty` Đàm làm chủ đạo của tâm mà chúng ta
có thể dịch tương đương với chữ
tâm vương ở trong chữ Hán hay không? Kính thỉnh TT
Trí Siêu cho biết quan điểm của TT về điểm
này, ở đây chúng ta nói vai tro` của vai tro` chủ đạo
tích cực của tâm, thay vi` đó là một trạng thái dễ
bị cảm nhiễm mà nó bị chi phôi bởi tâm sở,
thi` kính xin cung thỉnh TT Trí Siêu.
TT
Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật, kính bạch TT Giác Đẳng, kính thưa
quí vị, khi chúng ta nói đến một vai tro` chủ động
hướng đạo các tâm sở, thi` đó là chúng ta nói
theo một y’ nghĩa khác, co`n khi chúng ta nói đến trạng
thái tâm chỉ là một, tức là trạng thái biết cảnh,
chúng ta nói trên phương diện chức năng của tâm,
và khi chúng ta nói đến vấn đề tâm bị chi phối,
bị ô nhiễm, hoặc được thanh tịnh, là chúng
ta nói đến sự kiện tâm bị các tâm sở cấu
tạo, chúng ta nói đến ba điểm đó.
Khi nói
đến tâm vương thi` ở đây thực ra trong
danh từ citta không có một từ pali nào được
ghép với chữ citta để có thể dịch là tâm vương,
chẳng hạn như không có trường hợp gọi là
Ràjacitta tâm giống như vị vua thi` không có, ở đây
có lẽ người Trung Hoa khi các vị đó nhận xét
vai tro` của tâm chỉ đạo tâm sở, hướng đạo
tâm sở và quan trọng như thế người ta mới
dùng từ là tâm vương để mô tả sự khác biệt
với trạng thái tâm sở cetasika là thành thuộc tính của
tâm.
Tuy
nhiên khi chúng ta nói đến tâm vương thi` điều đó
cũng không phải là một nghĩa sai, mặc dù dịch
từ thi` không có, nhưng lấy trên phương diện
ngữ nghĩa mà dịch thi` vẫn có thể sử dụng
được, và khi nói đến điểm này chúng tôi
muốn nhấn mạnh, chúng tôi muốn giải thích thêm một
điều là chúng ta phải biết trong bốn thành tố
của tâm pháp, chúng tôi gọi là tâm pháp citta dhamma, tâm pháp ở
đây là gồm chung cả bốn thành tố thọ, tưởng,
hành, thức, cho nên khi chúng tôi sài danh từ tâm pháp thi` quí vị
đừng ngạc nhiên.
Co`n
khi chúng tôi chỉ sài danh từ tâm không thi` trong trường
hợp đó có nghĩa chỉ riêng cho thức uẩn nên hiểu
chỗ đó.
Trở
lại vấn đề trong tâm pháp thi` trong bốn thành tố
của tâm pháp, vai tro` của thức uẩn là vai tro` chủ
đạo, nó là chỗ qui tụ để cho các loại tâm
và sở hữu tương ưng (sampayutta), vi` vị
trí đó nên mới gọi là tâm vương.
Cũng
giống như khi chúng ta nói một ly nước chanh hay là
một ly café, thi` tất nhiên trong ly nước những thành
tố của ly cafe chẳng hạn như có trong đó có
chất đường, có chất café, nhưng vi` đường
và cafe nếu để tách rời, nó không trở thành một
ly cafe, gọi một ly cafe vi` rằng có đường có
café, và đường, cafe đó nó phải được
hoà tan ở trong một ly nước, nước ở đây
đóng một vai tro` then chốt cũng giống như tâm
vậy.
Thọ
uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, dù rằng bốn
thuộc này rất quan trọng mà chúng ta gọi là cấu tạo
nên tâm thức, nhưng thực ra thi` nó phải phụ thuộc
vào tâm cũng giống như chúng ta gọi ly cafe, có chất
cafe và chất ngọt của đường, nhưng hai
thuộc tính đó nó lại phụ thuộc vào ly nước,
nó phụ thuộc vào chất lỏng của nước để
tạo nên, cho nên người ta mới thấy rằng tâm
là một phần quan trọng, dẫn đầu đối
với thọ, tưởng, hành, nên mới gọi là tâm vương.
Nếu
lấy theo ngữ nghĩa thi` như vậy, co`n khi nói đến
danh từ để gọi thi` ở đây không có một
từ nào để dịch ra chữ tâm vương cả. Có một quyển sách tên gọi
nakarakada hay nakokai, nói về triết ly’ của A Tỳ Đàm
nhưng bị hư cấu, trong đó họ nói đến
tâm như vị vua, và nhóm tâm sở trong đó có nhóm tâm sở
bất thiện giống như những quan nịnh thần,
và có những nhóm tâm sở thuộc về tịnh hảo
thi` cũng giống như quan trung thần. Khi vị vua đó bị chi phố,i
hay do thân cận với tâm sở bất thiện thi` nó trở
thành tâm bất thiện, nếu có những thuộc tính thuộc
tịnh hảo tương ưng thi` lúc bấy giờ tâm đó
trở thành tâm tịnh hảo hay là tâm thiện v.v…
Và
khi dựa vào y’ nghĩa này trong quyển sách đă nhân cách hoá
như thế thi` trong trường hợp này chúng ta cũng
có thể thấy rằng gọi thức uẩn là tâm vương,
điều đó cũng không phải là một điều
quá đáng, đó là y’ kiến của chúng tôi khi trả lời
vấn đề này cho câu hỏi thảo luận của
TT Giác Đẳng đă đưa ra. Nam Mô Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh Thực Hiện