064 Paṭṭhāna
HT Sán Nhiên giảng ngày 01 tháng 7, 2023
Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "064 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ.
Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.
Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.
Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh
Minh Hạnh
Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, tuần rồi mình học Đạo Cảnh, Đạo Nhân, Đạo Trưởng. Thì Đạo đó có phải là Đồ Đạo Duyên ở trong 24 Duyên
HT trả lời: có 2 cách, Sư chưa nói tới, Sư mới đi vòng vòng, sự kết hợp của mình là phải đi vòng vòng giống nhưng vòng ốc.
Thứ nhất nó thuộc Đồ Đạo Duyên mà còn gọi là phương pháp hay là một phương thức. Lấy phương thức phương pháp làm Cảnh, rồi lấy phương thức phương pháp làm nguyên nhân hay là tác nhân. Lấy phương thức phương pháp làm Trưởng làm cho mình chú ý nhiều hơn, đó cũng thuộc loại Đồ Đạo.
Còn Đồ Đạo Duyên lấy 12 chi đạo, 8 chánh đạo + 4 tà đạo = 12 chi đạo cho phương pháp tu hành là Đồ Đạo Duyên.
Sư đó có thói quen là khi đang giảng tới phần quan trọng thì Sư nói đây là phần quan trọng nhưng Sư không nói , vì đó là :
1/ Đồ Đạo làm Cảnh.
Rồi bắt đầu các thiền sinh chú ý thì
2/ Đồ Đạo làm Tác Nhân.
Rồi Sư bắt đầu nói. Sư tập trung vô giảng để các thiền sinh chú ý, đó là
3/ Đồ Đạo làm trưởng
Không có đùa, mà đó là Pháp Tam Đề, mà Sư nói Pháp, Sư đang dạy.
Muốn dạy một đứa con hay dạy một đứa học trò hay dạy một người, đầu tiên mình phải có phương pháp mà lấy một cảnh nào đó để cho nó tập trung vô, rồi phải làm khởi cảnh đó làm một nguyên nhân hay một tác nhân để nó lãnh hội, rồi sau đó rút lại làm một Trưởng chủ yếu cho nó để nó làm kim châm, làm kim chỉ đạo thì mới là thành công trong việc dậy. Đó là phương pháp.
Đây là phương pháp hay phương thức, muốn làm việc gì thì phải làm 3 bước này.
1/ Đồ Đạo làm Cảnh.
2/ Đồ Đạo làm Tác Nhân.
3/ Đồ Đạo làm trưởng
Bây giờ mình áp dụng vô Tứ Niệm Xứ :
1. Thân
2 Thọ,
3 Tâm,
4 Pháp
Mình đi 3 bước :
1/ Lấy nó làm Cảnh
2/ Tạo nó thành cái Nhân
3/ Và nó là cốt lõi của mình (Trưởng)
1. Thân: mình lấy - hơi thở vô ra, hay - phồng xộp. Nó là Cảnh. Rồi nó là Nguyên Nhân cho mình nhận thức. Và nó là Trưởng cho mình giác ngộ. Một Tam Đề thôi.
Vô ra, phồng và xộp, Cảnh gì mình biết, Nhận Thức gì mình biết, Giác Ngộ gì mình biết.
Nếu Cảnh thì ---> Hiệp Thế, Chế Định, Siêu Thế, Siêu Lý.
Nhận thức --> Thực Tính / Triền Cái, Kiết Sử.
Giác Ngộ --> Thực Tướng / Lậu Hoặc
Chỉ một Tam Đề thôi, rồi mình lấy đó áp dụng vô, mình làm 100 cái thí dụ.
Mình thấy dĩa bánh là Cảnh, rồi mình tìm cái Nhân của nó, rồi tìm cái Trưởng cho nó, đứa bé phải hiểu cách mình muốn dạy nó cái gì.
Cái dĩa bánh là Cảnh của mình, mình thấy nguyên nhân đưa tới, rồi mình thấy Trưởng của nó liền, cho nó bài học liền, rồi mình đi vô nữa , mình bỏ mình vô dạy nó con đừng ăn như vậy, con phải cắt bánh nhỏ đi, đó là mình đưa cái nhân của mình vào
Học Tam Đề là mình áp dụng vào đời sống mình được.
Thực Tướng hay là Tam Tướng
Áp dụng một Tam Đề trong đời sống hàng ngày. Thí dụ như bây giờ cô Tịnh Từ muốn nói cho Michael một chủ đề nào thì trước hết phải có Cảnh, đưa một cái Cảnh cho họ thấy rồi mình đưa tác nhân, rồi sửa cái này rồi đưa Cảnh Trưởng cho họ tập trung vào, như vậy là xong. Người học trò cũng vậy với ông Thầy cũng vậy
Đức Phật Ngài độ Nanda, ông ngồi nhớ mấy bà tiên, thì Cảnh của ông là cái đó, thì Đức Phật Ngài cho Cảnh tiên, rồi cho cái Nhân, rồi cho cái Trưởng, thì ông mới buông cái Cảnh, cái Nhân, cái Trưởng của ông.
Đồ Đạo phương pháp, đâu cần phải nói Đồ Đạo Duyên, mình phải thoáng mới được chứ mình ôm cứng vô Đồ Đạo Duyên, được, nhưng quí Phật tử không thông chữ Đồ Đạo Duyên sẽ bị cứng trong chữ nghĩa.
Tất cả một phương pháp nào đều có 3 bước, 3 giai đoạn, có Cảnh trước. rồi có nguyên nhân hay là tác ý. rồi lúc đó có Trưởng.
Sư có một thùng soài đem phát cho các Phật tử, Sư đó kêu phát cho mỗi người một trái. Là lúc đó có cảnh sắc, cảnh thinh và cảnh pháp hiện bày ra, cảnh thinh tai nghe, cảnh pháp hiện bày. Lúc các người Phật tử tới nhận trái soài, Sư nhìn cái Trưởng của người nhận trái soài, Trưởng nào Sư nhìn ra được.
Về nhà quí Phật tử cũng vậy, làm cái gì cũng làm 3 pháp đó, có Cảnh, có Nhân, có Trưởng, mình để vô là ra được Pháp. Với tác ý của mình trong sạch là mình hướng dẫn họ đi trên con đường của họ.
Nếu đóng khung Đồ Đạo Duyên mình bị kẹt trong cái khung. Ở đây mình nói phương pháp, bất cứ một phương pháp nào cũng có cái Cảnh của nó.
Nó có 2 cảnh, cảnh ngoại, cảnh nội.
Phương pháp nào cũng có nguyên nhân của nó và nó có tác nhân. Phương pháp nào cũng có trưởng của nó, và nó có Cảnh Trưởng hay Vô Gián Cận Y.
Có 24 Duyên, vậy thì Duyên nào cũng có Tam Đề trong đó, và Tam Đề có những Duyên Tố làm ra Tam Đề đó thành tựu.
Quí Phật tử viết ra lấy đó áp dụng vô, đó là cách học của Sư, Ngài Tịnh Sự dạy Sư học xong rồi sau đó phải viết ra.
Quí Phật tử đọc quyển Phát Thú PAṬṬHĀNA - PHÁT THÚ, BHĀGA II - PHẦN II, (Quyển Thứ 40 - 41/45)
16. TAM ĐỀ ĐẠO CẢNH (MAGGĀRAMMANATIKA)
trang 612 nói về Tam Đề
Một câu thí dụ rồi mình áp dụng :
ĐĐ Xá Lợi Phất, lúc đi tìm đạo là chàng thanh niên Upatissa, đến gặp ĐĐ Assaji.
ĐĐ Assaji nói : "Một Pháp sinh lên Duyên, chính Duyên hiện bày các pháp."
Qua câu nói đó thanh niên Upatissa đắc Sơ Đạo.
Thì đó là thanh niên Upatissa nghe từ Cảnh, nhận được Nhân, và Ngài lấy được Trưởng.
Bây giờ mình nói : Cảnh của cái tử vong (chết) là gì ?
Như vậy thì quí Phật tử nghiệm cái chết, Cảnh của cái chết, rồi Nhân của cái chết, Trưởng của chết, thì ra được cái chết.
Mình sống theo pháp. Đức Phật nói người sống trong pháp.
Cảnh của tử vong là cái gì ?
Khi quí Phật tử đang suy nghĩ Cảnh chết là cái gì ? Quí Phật tử đang suy nghĩ là cái Nhân của mình và giữ Trưởng của mình không nói ra, mà nói ra thì lộ ra liền Nhân nào, Trưởng nào quí Phật tử trong Cảnh này.
Bây giờ mình áp dụng, quí Phật tử về hỏi bất cứ người nào "Cảnh chết là gì ?" Và khi người đó nói ra mình hiểu được cái Nhân và cái Trưởng của người đó. Tất cả mọi người sẽ nói theo tư kiến của mình. Nhưng họ sẽ lộ ra Lậu Hoặc và người Thầy phải biết sửa họ mà kéo họ trở lại Thực Tướng.
Chính quí Phật tử cũng vậy, khi mình thấy mình đặt lên trên Lậu Hoặc thì mình trở qua bên Thực Tướng, đó gọi là nhận thức, sau đó mình mới giác ngộ là mình đã từng sống quen trong cái nghĩ suy này và mình phải bước qua Thực Tướng và mình bỏ bên Lậu Hoặc. Đó là cách tu diệt Lậu Hoặc. Mình không có nhận thức kiết sử của mình thì mình không diệt được Lậu Hoặc.
Mỗi một đề tài, thí dụ đề tài tử vong, nó có Cảnh, nguyên nhân tác nhân của nó và có Trưởng của nó.
Như vậy thì Ngài Assaji biết của Assaji và Ngài Upatissa biết của Upatissa.
Bắt đầu mình đi ngược lại.
Trong khi ĐĐ Assaji nói ra chắc chắn Ngài nói trong kiết sử của Ngài thi mới đưa người đang có kiết sử phải chạy qua Thực Tính để nhận thức Thực Tướng của Lậu Hoặc để mà giác ngộ.
để hình 064 - 29.06
Nếu như mình đưa người ta vô trong Kiết Sử người ta ở trong Kiết Sử người ta sẽ không nhận thức và họ sống trong Lậu Hoặc họ sẽ không Giác Ngộ do chính mình. Con dao 2 lưỡi, đồng tiền 2 mặt và mình sai lầm trong việc tu tập. Nên mình mới có phương pháp tu và có phương thức tu.
Đồ Đạo làm Cảnh.
Năng Duyên của Đồ Đạo và Năng Duyên của Cảnh Duyên, 2 cái ráp lại nó khớp nhau thì gọi là Đồ Đạo Cảnh.
Đồ Đạo làm Nhân
Năng Duyên
Đồ Đạo làm Trưởng
Năng Duyên
Sở Duyên
Khi muốn nói Cảnh này, bây giờ mình nói thí dụ Cảnh chế định : sắc, thinh, khí, vị, xúc. Đó là Cảnh, thì Đồ Đạo có 12 chi ( 8 chánh đạo + 4 tà đạo = 12 chi đạo) chi đầu tiên là Trí Tuệ, thứ 2 là chi Tầm thuộc về Chánh Kiến Chánh Tư Duy, chi thứ 3 là Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, mấy chi đó thuộc Tâm Sở.
Như vậy, khi Đồ Đạo này làm Cảnh thì:
- Sắc này có phải là Cảnh của Trí Tuệ không ? - Không, bỏ.
- Thinh này có phải là Cảnh của Trí Tuệ không ? - Không, bỏ. Nếu phải thì giữ lại, nó thuộc về Pháp.
Nó không phải là sắc, nó không phải là thinh. Đồ Đạo mà làm Cảnh thì anh này là Pháp, Trí Tuệ mới soi được chứ Trí Tuệ đâu nhìn thấy Cảnh Sắc
Mình bỏ chi pháp vô mình ra được
Sư đưa trái soài, cảnh đó là cảnh gì, không phải là cảnh sắc, không phải là cảnh xúc, thì ông lấy Trí Tuệ nhìn vô khi người ta cầm trái soài lên là Cảnh Pháp.
Rồi ông nói Cảnh thinh, ông nói ông muốn mua trái đu đủ, thì có người nói thôi đừng mua đu đủ mua trái dừa đi Sư. Là mình thấy liền, tất cả nó ra hết.
Mình lấy chi pháp để vô thì sẽ được.
Như vậy thì khi lấy Trí Tuệ nhìn vô Cảnh sắc ra được Pháp.
Lấy chi Tầm, cái tư duy bỏ vô Cảnh sắc này nó ra Cảnh Pháp liền.
Chi Tầm thuộc về Chánh Tư Duy có 3 là ly tham, ly sân, ly oán hận, nhìn vô Cảnh Sắc rút ra được pháp ở trong Đồ Đạo Duyên ly tham, ly sân, ly oán hận.
Nó như là những bài luận văn mà mình phải viết ra.
Thí dụ như cái bông hoa nó có nằm ở trong Đồ Đạo Duyên làm Cảnh, mình nói nó có nằm trong Chánh Ngữ không, nó có nằm trong Chánh Nghiệp không, nó có nằm trong Chánh Mạng không. Thì bắt đầu mình mới lọc ra, không có thì bỏ.
Còn nếu mấy cô nhìn một cái bông hoa mà nó có Chánh Ngữ thì nó có nghĩa gì trong Chánh Ngữ này với một cái bông hoa cảnh sắc nó phải ăn khớp mới được.
Mấy cô phải học, phải cẩn thận, mình học cho mình thôi.
Vậy thì trong một ngày 24 giờ đồng hồ các căn của mình làm việc, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, tiếp xúc 6 căn, tiếp xúc 6 trần, sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp, mình sống trong đó mình thấy có Cảnh, có Nhân, có Trưởng không, hay là mình không thấy có Cảnh, có Nhân, có Trưởng là mình không có Niệm Xứ, minhf sống trôi lăn.
Căn: Nhãn tiếp xúc với sắc
Nhĩ tiếp xúc với thinh
Tỷ tiếp xúc với khí
Thiệt tiếp xúc với vị
Thân tiếp xúc với xúc
Y tiếp xúc với pháp
Nó có 2 thôi: một là có Niệm / 2 là Phóng Dật.
Khi nhãn tiếp xúc với sắc nó có Cảnh, và nó có Nguyên Nhân của nó và nguyên nhân đó là tác nhân, nó hiện bày ra Trưởng của nó, và nó chi phối hay mình chi phối, 2 cái đó mình ra được.
Trong Niệm Xứ thì Cảnh, Nhân, Trưởng của mình là pháp, phải là pháp thiện hay pháp tịnh hảo.
Nếu như nhãn tiếp xúc cảnh sắc mà mình bị phóng dật thì nó có Cảnh, Nhân, Trưởng của nó thì là bất thiện hay là vô tịnh hào.
Quí Phật tử không dùng phương pháp Tam Đề thì quí Phật tử đang sống theo tư kiến của mình, và trong cái nào cũng vậy cảnh nào cũng có 2 mặt, phải biết áp dụng.
Nên bây giờ mình mới thấy Paṭṭhāṇa áp dụng trong mỗi hoàn cảnh, trong mọi trường hợp, trong mọi thời lúc đều được.
Tam Đề Thọ.
Thọ có 3 là : Lạc, Khổ, Xả (khi lạc khi khổ)
Khi cô tiếp xúc với một cái thọ, trong căn tiếp xúc với trần
Khi con mắt tiếp xúc với cảnh sắc có một cái thọ. Thí dụ Đức Phật hỏi; vậy thì khi con mắt tiếp xúc với cảnh sắc thọ gì mà ngươi đang có ?
Trong kinh Nikaya nói như vậy, nhưng trong Paṭṭhāṇa không có như vậy,
Khi con mắt của ngươi tiếp xúc với một cảnh sắc có thọ gì mà ngươi có ?
Thì người thanh niên Upatissa khi ĐĐ Assaji nói : "Khi con mắt của ngươi tiếp xúc cảnh sắc có thọ gì mà ngươi có ? "
Thì thanh niên Upatissa phải lọc ra liền, nhãn tiếp xúc cảnh sắc thì xả thọ, nhưng của ngươi có thì cái đó thọ ưu hay thọ khổ ? Thì người có niệm họ lọc với pháp và họ bỏ Kiết Sử, họ cuốn cái Lậu Hoặc họ giữ lại Thực Tướng thì họ giác ngộ.
Khi tai nghe âm thanh có thọ gì ? rất là rõ, mà mình thiếu niệm một cái là mình tạo ra một nghiệp lực liền, ra một cái kết quả khác liền. Một niệm thôi, có một sát na thôi và có một tâm thức thôi ra cái khác liền.
Do đó, một ngày 24 tiếng mà cô áp dụng vô Tam Đề Thọ và trong Tam Đề Đồ Đạo cũng được.
Khi hành giả có một cái thọ mà lấy Tam Đề Đạo làm cảnh thì hành giả ra được pháp này, cảnh của thọ, nhân của nó, và trưởng của nó, là ra được pháp.
Rất là quan trọng và rất là ứng dụng, cứ lấy cái đó làm nền tảng đi từng bước.
Nó là đồng tiền 2 mặt, lúc nào cũng vậy, nếu họ đứng bên vế Triền Cái, Kiết Sử, thì mình biết được vị này còn Triền Cái và Kiết Sử, họ chưa qua được Thực Tính, mình là một người Thầy hay là người bạn biết pháp dẫn họ quay vế Thực Tính. Nếu họ lập đi lập lại đắm chìm trong Lậu Hoặc thì đưa họ trở về vế Thực Tướng.
Trong tất cả cảnh nào mình tiếp xúc được hay có được, nó có nhân, nó có trưởng không thể nào quên, và mình phải tự mình có niệm hay phóng dật là mình biết được.
Ngay cả trong Pháp Hành Tứ Niệm Xứ, ngay trong đời sống hàng ngày, trong sinh hoạt bình thường mình cũng có Cảnh, có Nhân, có Trưởng, và nó có cả 2 mặt.
Sư làm cái bảng này để các cô coi
Quí Phật tử ghi xuống cái gì Sư đang làm là Sư đang áp dụng trong Tam Đề Đạo, coi chừng có Nhân, và có cái Trưởng ở trong đây.
Một bên là Thập Đội Quân Ác Ma, một bên là Thập Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật).
Thập Đội Quân Ác Ma
1/ Tham dục, hay là những cảm giác khoái lạc xuyên qua các căn.
2/ Sự bất mãn này là một cảnh, cảnh gì, nhân gì.
3/ Sự đói và khát. Khi mình bị đói và khát, cảnh nó đến với mình, Nhân, Trưởng nó lên liền.
4/ Tham ái, lòng khát vọng
5/ Hôn trầm thụy miên
6/ Sự sợ hãi : nhút nhát + sợ sệt
7/ Sự hoài nghi
8/ Sự phỉ báng + sự tự tôn (dèm pha ngoan cố)
9/ Sự lợi lộc (tán tụng, khen ngợi, danh dự, danh thơm tiếng tốt một cách sai lầm hay tà vạy.
10/ Tự khen mình và chê hay phỉ báng người.
Đó là 10 đạo quân ác ma,
Mười đạo quân ác ma này trong đời sống từ suy nghĩ đến hành động, lời nói của mình có bao nhiêu đội quân ?
1/ Tham dục, hay là những cảm giác khoái lạc xuyên qua các căn.
Thí dụ, nằm ngủ trên giường nệm êm hay trên tấm ván thì mình thích cái nào ? Thì cảnh đó là nhân gì, Trưởng gì mình đang có. Như vậy là mình đang bị một đội quân ác ma chiếm đóng trong người mình.
2/ Sự bất mãn này là một cảnh, cảnh gì, nhân gì.
Mình có sự bất mãn không ? Cái gì cũng bất mãn, trời nắng không ưa, trời lạnh không chịu, con người mình hay bất mãn, trái ý nghịch lòng là mình bất mãn liền. Cảnh đó là nhân gì, Trưởng gì mình đang có.
3/ Sự đói và khát.
Bồ Tát Ngài nói : "Cho dù xương thịt có tan rã, giòng máu có khô cạn, ta quyết không rời khỏi chỗ tu tập này, chỗ cội cây này". Tức là Ngài không có đói khát, cái đói khát không đủ trụ trong người Ngài. Còn mình có, tại vì đứng trước sự đói khát mình nhượng bước, mình thối lui. Đói, khát, là Cảnh, trong đó có Nhân, và có Trưởng, mình nằm trong đó có Kiết Sử và Lậu Hoặc.
4/ Tham ái, lòng khát vọng.
Muốn cái này muốn cái kia, từ trong ý nghĩ khao khát, lòng khát vọng này không bờ bến, túi khát vọng này không đáy, chứa không bao giờ đầy đủ, mình không bao giờ thỏa mãn. Nó có Cảnh, có Nhân, và có Trưởng của nó.
5/ Hôn trầm thụy miên.
Hôn trầm thụy miên về thân là buồn ngủ, hôn trầm thụy miên về tâm là lui sụt trước hoàn cảnh khó không vượt qua
6/ Sự sợ hãi :
Thấy đường khó đi nhút nhát không dám đi, sợ sệt ma
7/ Sự hoài nghi
Nghi này nghi kia
8/ Sự phỉ báng
+ sự tự tôn (dèm pha ngoan cố). Trong cái chê bai dèm pha này họ có sự tham muốn, không thỏa mãn với họ nên họ phê bình, không vừa lòng họ nên họ chê, họ đưa bản ngã họ lên để họ có khả năng phê bình người khác, đó là người không có lập trường, họ không ly dục.
9/ Sự lợi lộc
Tiền bạc, khen ngợi, danh dự, mua danh, bán danh, danh khí, danh thơm tiếng tốt của ông bà mình một cách sai lầm
10/ Tự khen mình và chê hay là phỉ báng người.
Cảnh nào mình cũng có, rồi Cảnh đó thành thói quen của mình, và mình ở trong đó không chịu ra.
Bây giờ qua vế
Thập Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật)
1/ Xả Thí
2/ Trì Giới
3/ Ly Dục
4/ Trí Tuệ
5/ Tinh Tấn
6/ Nhẫn Nại
7/ Chân Thật
8/ Chú Nguyện
9/ Từ Ái
10/ Hành Xả
Mười Pháp Ba La Mật này.
1/ Xả Thí
Khi con người tham dục thì đội quân ác ma nằm trong đó. mình Xả Thí thì nó không chiếm mình được, anh tham anh giữ, tôi Xả Thí.
2/ Trì Giới
Anh bất mãn anh lộ lên cái anh không có, tôi giữ giới tôi kềm chế. Giữ giới tức là kềm chế, thúc thủ, thu thúc, không có bộc lộ ra.
Những pháp đó là những pháp tu
3/ Ly Dục
Anh đói và khát là cái dục anh cao lắm, ta ly dục thì không thấy đói khát, đói khát là đòi ăn đòi uống
4/ Trí Tuệ
Lòng tham ái che lấp hết tất cả sự suy nghĩ của con người, trí tuệ diệt hết lòng tham ái
5/ Tinh Tấn
Anh hôn trầm thụy miên, tôi có tinh tấn
6/ Nhẫn Nại
Anh sợ hãi, cái gì anh cũng sợ sệt nhút nhát, tôi nhẫn nại vượt qua cái khó
7/ Chân Thật
Anh hoài nghi là tại vì anh sống không có chân thật, anh sống trong pháp sai pháp giả. Nếu mình có pháp chân thật thì mình không có hoài nghi, và mình cũng không có nghi người này người kia tại vì mình có pháp chân thật, còn mình không có pháp chân thật thì gặp ai mình cũng nghi hết.
8/ Chú Nguyện
Anh phỉ báng người, khen mình, là sống không có lập trường, gặp đâu là chê bai phê bình. Còn ta có lập trường ta sống đâu cần phải chê bai phỉ báng ai. Ta có chú nguyện ta có lập trường không thay đổi, ta chân thật chú nguyện ta có lập trường và lập trường đó ta ly dục ta không tham muốn gì hết.
9/ Từ Ái.
Lợi lộc, tán tụng, ngợi khen, danh dự gia đình, là người dành hết không thương ai. Khi mình thương người ta mình đâu có dành những cái này. Mình nghĩ họ cũng như mình, tại sao mình muốn có mà người ta không có, vậy là mình không có tâm từ. Vậy thì người sống trong lợi lộc, sống trong tán tụng, sống trong danh dự một cách sai lầm thì người đó không có tâm từ. Và khi quí Phật tử có tâm từ Mettā thì cô sẽ thương cảm chúng sinh, mình không có bao giờ vướng vô lợi lộc, tán tụng, ngợi khen cám dỗ lôi kéo mình.
10/ Hành Xả
Khen mình, phỉ báng tha nhân, với hành xả mình không có màng "mặc ai tin lời bung xu con nguyện giữ lời tu thoát trần".
Vậy thì những điều này là Pháp có Cảnh, có Nhân, có Trưởng. Và phương pháp này là Đồ Đạo Cảnh Duyên.
Khi người ta khen mình, khi người ta chê mình, đó là Cảnh, nó có Nguyên Nhân, và nó có Trưởng của nó. Thì lúc bấy giờ mình là người tu thì mình phải có Cảnh. Khi người ta khen mình, người ta chê mình thì pháp tu của mình là mình phải có pháp ngừng lại, còn xu theo thì mình trôi theo giòng nước với nó.
Thi thanh niên Upatissa tới dâng nước ĐĐ Assaji, và ĐĐ Assaji nói với Upatissa: "Tôi được nghe bậc Đại Sĩ nói mỗi Pháp sinh lên bởi duyên, chính duyên hiện bày các Pháp".
ĐĐ Assaji nói với Upatissa ở vế Thập pháp toàn thiện hay vế thập đội quân ác ma.
Thì khi thanh niên Upatissa (Xá Lợi Phất) nghe ĐĐ Assaji nói thì tâm của Ngài gột rửa vế bên đạo quân ác ma.
Nếu như quí Phật tử có một ly nước còn nước đầy ở trong ly, người khác không đổ nước vô ly của quí Phật tử được, phải đổ hết nước trong ly ra.
Khi mà Pháp vô vế Thập Pháp Toàn Thiện thì nó đẩy qua vế Thập Đội Quân Ác Ma, từ Trí Tuệ nhận thức đi tới giác ngộ.
Vậy thì khi mình tiếp xúc với Cảnh, Cảnh vô mà mình giữ nguyên trong mình thì đó là mình còn giữ kiết sử, mình đang sống trong Lậu Hoặc mà mình không hay. do đó Pháp vô mình không thay đổi.
Học tiếp 2 vế khác:
Một bên là Tứ Lậu Hoặc, một bên là Ngũ Ác Ma
Tứ Lậu Hoặc
1/ Dục Lậu
2/ Kiến Lậu
3/ Hữu Lậu
4/ Vô Minh Lậu
Ngũ Ác Ma
1/ Ngũ Uẩn Ma (Khandhamāra).
2/ Phiền Não Ma (Kilesamāra).
3/ Pháp Hành Ma (Abhisaṅkhāramāra).
4/ Tử Thần Ma (Maccumāra).
5/ Thiên Ma (Devaputtamāra)
1/ Dục Lậu
Trong người mình có Dục Lậu không ? hay là mình đắm chìm trong hữu dục - sắc, thinh, khí, vị, xúc mình sống trong đó. Là Ngũ Uẩn Ma
2/ Kiến Lậu
Kiến chấp của mình, tôi đúng anh sai, lúc nào mình cũng nói phần phải về mình, tự khen mình chê người. Kiến lậu là phiền não của mình, ôm ấp giữ nó hoài. Là Phiền Não Ma
3/ Hữu Lậu
Trong tất cả các pháp hữu vi có sinh có diệt mà mình không thấy mình chấp giữ, đó chỉ là sự vận hành, là Pháp Hành Ma
4/ Vô Minh Lậu
Mình có vô minh lậu là mình chết ngay lúc đó, là Tử Thần Ma.
5/ Thiên Ma
Là người cầm cân nẩy mực để đẩy mình vô lãnh vực này là Thiên Ma.
Thì thấy tứ lậu của mình nó nằm trong tứ ác ma, nó chìm thì nó là ma quái, nó biến hóa không lường nổi. Sống trong dục lậu, ngũ uẩn này mà mình không hay. Ngũ uẩn này chìm trong dục lậu mình không biết, và mình chết đi chết lại trong vô mình mà mình không hiểu được. Và Thiên Ma ngồi nhìn thấy, anh tung ra đội quân nào mình dính đội quân đó nếu mình không có Ba La Mật để tu.
Quí Phật tử viết bài này xuống để mình nghiệm ra Thiên Ma chủ đạo hết và 4 đạo quân ác ma thẩy qua bên Tứ Lậu Hoặc và mình đã chìm trong đây rồi mình không ra được thì 4 Ác Ma vô thêm cường lực cho mình chứ không hết, và mình chìm đắm trong lậu hoặc.
Sở dĩ mình kiến chấp sống trong phiền não không hay, tôi thắng anh thua, tôi đúng anh sai, sống trong trạng thái phiền não này mà không hay kiến chấp quan điểm của mình về cao thượng thấp hèn chỉ là một chuỗi phiền não oan trái mà thôi. Tư duy mình không chân thật, mình tà tư duy chứ không phải chánh tư duy.
Bữa nay Sư đưa quí Phật tử 2 đề án này quí Phật tử ngồi nghiệm lại, ở trong Lậu Hoặc là do bởi ma quái làm cho mình chìm đắm mà mình không hay .
Thiên Ma là quan tòa, cai quản Tam Giới, và con người mình chìm đắm trong 4 Lậu Hoặc và Ngũ Ác Ma. Nếu mình chìm đắm trong Lậu Hoặc thì bị Ác Ma chi phối, nếu bị Ác Ma chi phối thì mình chìm đắm trong Lậu Hoặc không ra được.
Vậy thì khi quí Phật tử ra khỏi mãnh lực của Ác Ma thì quí Phật tử mới bẻ gãy được Lậu Hoặc ./.
------------------------------------------------
Trưởng duyên (Adhipatipaccayo)
Adhipatipaccayo hay Trưởng duyên là trợ giúp bằng cách lớn hơn, mạnh hơn, tốt hơn, cũng dịch là Tăng Thượng Duyên.
Ārammanādhipatipaccayo hay Cảnh Trưởng Duyên là cách trợ giúp bằng cảnh rỏ ràng, rất tốt đẹp, rất khả ái.
No comments:
Post a Comment