<--------->

Monday, October 3, 2022

007 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 2 tháng 4, 2022

 007 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 2 tháng 4, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "007 Patthana" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Thiền sinh:  Thưa Sư, định nghĩa Đáo Đại là gì không?

HT trả lời: Tâm Đáo Đại là những tâm thuộc về Sắc Giới, cõi rộng lớn hơn cõi Dục Giới nên gọi là Tâm Đáo Đại. Đáo là đi đến, Đại là to lớn, nó khác với cõi Dục Giới.

Trong tập 1 Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp trang 75 

27 Tâm Mahaggacitta - 27 Tâm Đáo Đại

Khi kết hợp 15 Tâm Sắc Giới và 12 Tâm Vô Sắc Giới lại, gọi là Tâm Đáo Đại. Gọi là Tâm Đáo Đại, do bởi những tâm này du hành đến chỗ rộng lớn và đặc biệt.

Có Chú Giải Pali trình bày như sau:

"Mahantam gatoti = Mahaggoto" - Tâm thường nào đi đền chỗ rộng lớn và đặc biệt, như thế Tâm đó gọi là Tâm Đáo Đại.

Sư muốn chia sẻ, Sư đọc sách, Sư viết sách, Sư soạn sách, Sư soạn liên tục, không bao giờ được cho phép dịch thành âm từ vựng. Thí dụ, trong phần dịch, Abhidhamma, Hòa Thượng Thích Minh Châu nói Abhi là thù thắng, nên ngài mới dịch là Thắng pháp tập yếu luận, tại vì “Luận” là dành cho các vị tổ hay các vị Chú Giải viết. Còn Pháp của đức Phật là không được gọi là “Luận”, tại vì Ngài có 3 tạng để lại là: Tạng Luật, Tạng Kinh và Tạng Abhidhamma. Chứ không có “Luận”, còn Luận như là : Thành Thật Luận, Câu Xá Luận, Duy Thức Luận các vị tổ Thế Thân, Long Phước Long Thọ viết ra. Như bộ AbhidhammatthasaṅgahaAnuruddha viết ra, sau Phật lịch 1000 năm hơn, thì một vị tỳ kheo Ấn Độ viết quyển này. Thì mình có thể nói đây là tham luận, luận án, luận giải, giải thích nội dung chính của Tạng.

Hòa thượng dặn, khi làm việc nghiên cứu phiên dịch Đại Tạng Kinh Hòa Thượng nói, "tránh đừng có âm". Giống như ngày xưa sau khi mình mất nước năm 1975, tên thủ đô của Nga Moscow - Moskva thì âm là Mạc Tư Khoa hay là Mát-xcơ-va, đọc âm hết. Hòa Thượng nói thống nhất trong việc dịch, chữ nào không biết thì nên tra cứu đủ loại từ điển, Hòa Thượng không cho dịch âm, chẳng hạn như :

 Abhidhamm = đọc âm là A Tỳ Đàm. Chữ Dhamma đọc từ “Đàm”. Không thể dịch như vậy được. 

Hay  Bodhidhamma = Bồ Đề Đạt Ma. Chữ Bodhi = Giác ngộ, Dhamma= Pháp. Thì có thể mình dịch là "Giác Pháp". Nhưng bên Trung Hoa họ âm là Bồ Đề Đạt Ma, khi dịch mình không được dùng từ như vậy.

Hòa thượng Minh Châu dặn là “Phải dịch ra” để khi mình đi họp, đi làm việc chung với nhau cho dễ sinh hoạt, dễ nói năng. Ngài nói: Học phải hiểu chứ không phải để nhồi sọ.

Thành ra, cái khó là các quý sư, quý thầy không chịu khó đọc nghiên cứu, tra cứu tìm hiểu. Hay mình muốn tạo một đường lối phong văn riêng thì được. Không ai bắt buộc, không ai chê trách, không ai đụng chạm, không ai chỉ trích mình hết. Nhưng, mình sẽ ở trong một thế giới riêng tư của mình. Nhất là đi vô cộng đồng chung không thể nào họ hoan hỷ được.

Khi mình ra trao đổi quốc tế,  trong những cuộc kết tập Tam Tạng, các quý ngài đi trao đổi nhau, bên các ngài làm được bao nhiêu, bộ nào? Có thể cho chúng tôi nghiên cứu, trao đổi được không? Thì mình phải có, những cái gì mình có mình đưa ra, mà đưa ra thì phải thống nhất chung với nhau.

Chữ Sāriputta, thì putta nghĩa là con trai của bà mẹ tên là Sāri. Nhưng người Trung Hoa đọc chữ “r” không được, đọc là “l”, thành ra đọc là Xá Lị hay là Xá Lợi Phất là sai. 

Moggallana đọc là Mục Kiền Liên. Mình sai. 

 Do đó, mình phải đi tới thống nhất, chứ không chơi riêng tư của mình được. khi đi tới chung thì mình phải nhìn hệ quả chung, bỏ cái tôi ta của mình để hòa nhập hệ thống chung, để cùng nhau hưởng, chứ không có một mình mình hưởng.

Ngài Tịnh Sự có cái khổ là ngài dịch Nho, Hán văn nhiều. Ngài có bộ từ điển Thái – Hoa, Sư đang thừa hưởng, cũng như bộ từ điển Oxford tiếng Anh – tiếng Hoa, Sư nghiên cứu Sư thấy.

Thí dụ mình nói chữ “trình pháp” mà cứ nói đi nói lại khi đi hành thiền Vipassana, chứ còn nếu hành thiền An chỉ là không phải trình pháp, người ta nhìn người ta biết mà. Cho nên, các vị thiền sư người ta biết liền.

Thí dụ, từ ngữ: Interview, mình tra tự điển thì có 2 nghĩa:

- Nếu cảnh sát hỏi thì interview dịch là "phỏng vấn".

 - Nhưng, nếu một vị thiền sinh lên trình pháp với vị thiền sư, có nói qua nói lại thì dịch là "phỏng đàm", chứ không nói "trình pháp".

Trong phần từ điển họ giải thích như vậy.

Nếu dùng “trình pháp” Sư đọc rất nhiều nơi, mình lên trình “con thấy này, con có hiện tượng này v.v…” các vị thiền sư họ không có ngồi nghe như vậy.

Sự thật là 2 điều:

Khi Sư mở khóa Retreat (khóa tu Tịnh Tâm) nào, Sư phải có mặt ở đó, quý Phật tử ngồi thiền sư có mặt, qúi Phật tử đi thiền hành sư có mặt, đứng thiền trụ sư phải có mặt, quý Phật tử không phải trình pháp, không có, mà cũng không đúng nữa. Do đó, Sư phải thấy, nhìn. Nhưng tới khi 3 ngày có interview tới phần phỏng đàm với vị thiền sư thì thiền sinh hỏi, vị thiền sư trả lời, vị thiền sư hỏi, vị hành giả phải trả lời chứ không phải là “trình pháp”.

Khi Sư họp với Ovadacariya (vị Thiền Sư Trưởng), trong hội các vị thiền sư thiền viện Mahasi người Miến Điện, họ lắc đầu, không biết từ đâu có hiện tượng trình pháp, nhưng các quý ngài không nói, qúi Ngài im lặng, không chịu cho phỏng đàm. nói “thôi kệ, không sao”. Sư mới nói, “không được như vậy. Sư nói phải cho phỏng đàm, phải cho người ta hỏi và mình phải hỏi họ để hiểu biết chung, chứ không có trình pháp, không được”.  Sư luôn luôn phải cải cách, chỉnh lý lại. 

Do đó, các quý Phật tử thấy, có những cái, Sư phải đi song đôi với Chánh tạng, hay những bài học của mình là để chi? Cho các Phật tử cập nhật, để mình hiểu việc học tu của mình và trí thức về Phật pháp của mình trước nay chưa nắm vững thì mình phải điều chỉnh lại, chứ không thể nào xưa bày nay theo cứ như vậy.

Sư luôn có điều chỉnh hết tất cả.

Nên khi có những hiện tượng này, các quý ngài có nói, có in ra, có phát hành mà các quý Phật tử mình không có. Năm Sư tới Thái Lan, không có một đồng xu trong túi, sách của quý sư họ coi xong, họ giục, quăng trong vỉa hè, hàng hiên ở chùa, sách nhiều lắm, ông Sư nào cũng có nhiều sách, họ ghi note xong họ bỏ đi. Sư đi ngang Sư hỏi “mấy cuốn sách này giục phải không? Cho tui lượm tui đọc được không?”  Sư lấy về Sư đọc, không có tiền mua sách thì mình lượm về đọc. Mình đọc, mình mới hiểu cách dạy của họ, văn hóa, Phật giáo của họ đi như thế nào. Mỗi cái nó khác biệt nhau hết. Đi một đàng học một sàng khôn. Do đó, mình phải chịu khó. Đọc sách là điều quan trọng nhất. Phải đọc, đọc nhiều lắm, tới khi mù con mắt thì thôi.

"Phùng Quân nhất dạ thoại. Thắng độc thập niên thư." Nghĩa là một đêm nói chuyện người hiền bằng hơn 10 năm đọc sách, tức là mình phải có 10 năm đọc sách mới có thể nói chuyện được với người hiền. 

Sư giới thiệu với qúi Phật tử cuổn Niệm Lực và Hành Giả (Sati and the Yogi) của Ngài Panita, Ngài dạy về Pháp Hành, được cả thế giới chuộng.

Như Đức Phật Ngài nói, Đồng tiền kiếm ra phải chia làm 4 phần:

(1) Trả nợ cũ. Tức là nuôi dưỡng cha mẹ mình, vì mình vay mượn, cha mẹ sinh ra, nuôi mình.

(2) Trả nợ mới, là mình nuôi con cái. Mình sinh nó ra thì mình phải nuôi, vật thực, quần áo, cho nó đi học.

(3) Bỏ hố sâu là miệng của mình, cái hố này không đáy, bỏ buổi sáng chiều hết, chiều bỏ sáng hết, tại vì nó lủng, mình giống như cái thùng phi chứa nhưng không đáy.

(4) Chôn của để dành là làm việc thiện phước.

Do đó, Đức Phật Ngài dạy, lợi lộc của phát sinh mình chia làm 4, phải biết chia rất hợp lý. 

Có những người cha mẹ còn thì nuôi. thí dụ, có 4 đồng: 1 đồng biếu cha mẹ, 1 đồng cho con cái, 1 đồng cho mình, 1 đồng làm thiện phước.

Nhưng giờ cha mẹ mất, thì có một số người nghĩ rằng 1 đồng đó là của mình, nhưng sai hoàn toàn, đồng này vẫn giữ tới ngày giỗ khui ra việc bố thí, cúng dường, trai tăng, in ấn kinh sách, lấy đó hồi hướng cho cha mẹ, cửu huyền, chứ không là mình mắc nợ, mình thiếu, sau này không có để mình trả nợ.

Mình may mắn sinh ra không có con cái thúc phược mình, bắt đầu xài thoải mái, bỏ vô miệng, nhưng mà không phải như vậy, mà mình nên chuyển tiền để làm phước

Thành ra, khi muốn làm phước mà có phước 16 quả, tức là phải có Tam Tư (Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu) và phải có trí.

Sư nhận được một money order của một Phật tử nói rằng số tiền này là do để dành một năm trời mới có và nhờ Sư hồi hướng phước cho người mẹ. 

Sư nói các qúi Phật tử không nên làm như vậy là không đúng, mà những người chưa có đức tin mà họ thấy như vậy là họ thối đức tin.

Ông Cấp Cô Độc, hồi xưa, ông đến nhà người anh thấy đang chuẩn bị lễ ngày mai cúng dường Đức Phật và chư Tăng, ông xin đi theo. Khi ông tới gặp đức Phật, ông nghe pháp Đức Phật xong ông đắc Sơ Đạo Sơ Quả, sau ông trở thành người cận sự nam hộ độ Tam Bảo. Tại nơi vườn của hoàng tử Jeta Đức Phật và chư Tăng ở đó. Ông Cấp Cô Độc  hỏi mua miếng vườn của hoàng tử Jeta, người VN đọc là Vườn ông Kỳ Đà. Ông thỉnh nguyện mua miếng đất đó để cúng dường đức Phật lập một trú xá cho đức Phật, chư Tăng ở. Hoàng Tử Jeta nói  - “Ngươi trải vàng tới đâu, ta bán tới đó”. Ông Cấp Cô Độc sai giai nhân đem vàng ra trải, trải tới đâu, hoàng tử Jeta lùi. Ông Cấp Cô Độc đã lấy vàng trải đất để cúng dường khu vườn của hoàng tử Jeta cho đức Phật lập lên chùa Kỳ Viên Tịnh Xá. Sau này được gọi là Anāthapiṇḍika, ông Cấp Cô Độc là bởi vì ông ta cung cấp không ai sánh bằng, một mình ông ta vô địch, chứ thật ra tên ông là Sudatta, dân gian đặt tên Cấp Cô Độc cho ông biệt hiệu đó thôi. 

Do đó, một khi đã hiểu, có đức tin vững chắc, có trí tuệ khi làm việc thiện phước này thì họ bắt đầu phát tâm.

Bà Visakha đến chùa Kỳ Viên nghe Đức Phật thuyết pháp. Sau buổi thuyết pháp bà ra về để quên áo choàng qúi giá cẩn ngọc là quà cưới của bà.

 Bà dặn người hầu “trở lại lấy, nếu chưa ai đụng vô, thì mang về, nếu có một vị sư trong chùa đụng vô thì ngươi không được lấy để đó ngày mai ta lên” 

Khi nàng hầu bà Visakha lên hỏi, thì đại đức Ananda quét dọn lau chùi, ngài làm hết tất cả chánh điện, giảng đường. Ngài thấy áo rớt để lại, ngài lượm để lên kệ tủ coi mai có người chủ tới nhận. Người hầu tới   hỏi:

- “Thưa đại đức, bà chủ con có để quên cái áo, cái áo còn có không?” 

– “Có, cái áo đây. Đem về cho chủ đi” 

-“Dạ không, chủ con dặn, khi có vị sư đụng vô rồi là không được đụng tới, để mai chủ con tới”. 

Ngày mai bà Visakha lên hỏi đức Phật: "Áo con làm rơi, giờ đại đức Ananda cầm lên như vậy, con không dám lấy lại, đó là của chư tăng rồi. Khi chư tăng cầm lên, bỏ lại là của chư tăng. Đức Thế Tôn dạy con nên làm thế nào với sự việc này."

Đức Phật nói: Nên bán, xây một tịnh xá, xây một trú xá cho chư Tăng ở.

Bà ta mới đem áo đi bán, không ai mua nổi số tiền đó: 90 triệu đồng tiền vàng. Bà mua trở lại. Bà lấy số tiền đó xây tịnh xá Đông Phương Tự (Pubbārāma) Cúng dường cho đức Phật, Ngài ở đây 7 năm sau đó Ngài ra đi. Bà Visakha nghe tin chạy tới, bà quỳ dưới chân đức Phật 

- “Tại sao đức Thế Tôn không ở tịnh xá của con, con cúng dường cho đức Thế Tôn cũng như chư tăng, sao đức Thế Tôn lại ra đi?”

 – Đức Phật nói: “Đủ rồi Visakha, Như Lai còn phải đi độ chúng sanh khác chứ không phải ở đây hoài như vậy được” 

Bà ta phải lui ra, để cho đức Phật tiếp tục hạnh nguyện đi độ chúng sanh. Cuối cùng, chúng ta đi tới nước Ấn Độ chúng ta thấy. Ngài ở đâu? Ngài có Kỳ Viên Tịnh Xá của ông Cấp Cô Độc, Ngài có Đông Phương Tự (Pubbārāma) của bà Visakha, Ngài có Trúc Lâm Tịnh Xá của vua Bình Sa Vương, mà Ngài ở trên núi Linh Thứu (Gijjhakutta), Ngài ở trên đó an trú. Mình mới thấy thương đức Phật. Đức Phật được sinh ra ngoài trời, rừng Lumbini; đắc đạo Ngài ở Bodhigaya, ngoài trời; và Ngài bỏ xác Ngài tại vườn Kusinara ở ngoài trời chứ không phải trong ngôi nhà nào cả, không trong ngôi tịnh xá, tịnh thất nào cả.

Bà Visakha hồi 7 tuổi, đi theo ông nội lên để bát cho đức Phật, ông rủ cháu đi nghe đức Phật thuyết, bà Visakha nghe xong đắc Sơ Đạo, Sơ Quả liền. Từ đó, bà là một người thuần thành với đức tin kiên cố, bất thối với Tam Bảo. Bà hộ tăng. Mỗi buổi chiều bà lên chùa nghe pháp đức Phật, sau khi cha mẹ gả cưới, bà lên chùa không bao giờ đi tay không. Chiều nào bà lên, sắm sửa nước uống cho chư tăng, sắm sửa thuốc men cho chư tăng có bệnh. Với một đức tin trong sạch như vậy. Do đó, mình phải làm với Tam Tư (Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu), với trí mình  làm mới có kết quả. Làm vậy là bảo vệ Phật Pháp cho được an toàn, được lợi lạc chứ không gây phiền não, sứt mẻ gì trong đức tin cả.

Khi Sư nhận lệnh của ngài Siêu Việt đến trụ trì tổ đình Bửu Quang, lúc đó Sư mới 28 tuổi, còn trẻ lắm. Có bà Phật tử tên là bà Năm, bà nổi tiếng đi cúng dường ngài Hộ Tông, ngài Giới Nghiêm, ngài Bửu Chơn, và ở đâu bà cũng đi cúng dường hết. Bữa đó bà nghe ông Sư trẻ về làm trụ trì tổ đình Bửu Quang ở Gò Dưa, Thủ Đức, bà lên xin trai tăng. Mấy sư nhỏ trong chùa chạy lên báo cho Sư: 

- “Sư cả, có bà Năm, là Phật tử tới xin cúng dường, sư cả xuống gặp đi coi công chuyện ra sao”. 

Sư đi xuống:

-  “Chào bác Năm” 

– “Chào Sư” 

Sư hỏi : "Bác Năm có khỏe, an vui không?"

 Bà đeo mắt kiếng màu đen, tức là không cần nhìn thấy ai hết trơn.

Sư mới nói : “Bác Năm lên đây có chuyện gì?”

- "Chủ nhật này tui trai tăng đó nha".

- "Dạ, được. Bác trai tăng bao nhiêu phần trăm?"

Bả quay lại bả ngó Sư “Bao nhiêu phần trăm? Tại sao Sư hỏi tui vậy?”

- "Dạ không. Sư chỉ hỏi bác, Chủ Nhật này bác lên bác trai tăng cho hội chúng ở đây, bao nhiêu phần trăm?"

- “Tôi nói cho Sư biết, 100%. Nghe không? Từ trước tới giờ tôi đi trai tăng với ngài Hộ Tông, ngài Bửu Chơn, ngài Giới Nghiêm các quý ngài không có người nào hỏi tui bao nhiêu phần trăm hết. Chỉ có Sư hỏi tui thôi. Tui lặp lại cho Sư nghe 100%”.

- "Dạ, mời bác về. Bác khẳng định 100%, mời bác về".

- "Nghe không? Chủ Nhật này tui lên, tui trai tăng 100%, Sư nhớ".

- "Dạ, mời bác về".

Chủ Nhật bà lên, Bà đi với đứa con gái. Quý Phật tử biết không? Không có điện, không có nước, không có nồi, không có muỗng, không có ghế, không có củi, không có gạo, không có muối, cất hết.

“Ông Sư cả, ông Sư cả đâu rồi? Ông chơi tui. Ông chơi tui”

Ông sư nhỏ chạy lên “Chết rồi, kỳ này bà Năm bà đốt chùa mình Sư ơi”

- "Để Sư xuống".

- "Tại sao không có điện? Không có đèn cho tui? Tại sao không có nước? Mở nước cho tui. Không có củi cho tui hâm đồ?"

- "Ủa, bác nói bác trai tăng 100% mà, tức là bác đem đến, chỉ cần múc ra cho chư Tăng, chỉ có tô bát là của Sư thôi, chứ đâu có gì đâu?"

- "Như vậy hả?"

- "Đúng".

Tại vì bên Thái Lan, Chư Tăng ôm bình bát đi là người ta nấu sẵn hết rồi, người ta bỏ bọc nylon về các Sư mở ra. Nhà chùa không bao giờ có cái bếp. Tất cả các chùa Thái Lan không có bếp, không có cuisine mà chỉ có lò thiêu. Chùa chỉ lo cái "Tử" chứ người ta không lo cái "Sinh". Cái "Sinh" là phải đi ra ngoài đường, làm biếng thì không có vật thực ăn. Phải đi bát khất thực. Trừ vua sãi thôi, còn phó vua sãi cũng phải đi bát. Còn khi người ta hứa khả, người ta vô để bát thì ở chùa thôi không phải đi bát và không có nấu nướng. Bên Tích Lan, Cam Bốt cũng vậy, bên Miến Điện cũng vậy.

Theo như người ta, khi một vị sư nói cho mình nghe “bao nhiêu phần trăm”, mình không biết, mình phải hỏi “Sư phải nói cho tui nghe bao nhiêu phần trăm là gì chớ, tới giờ tui chưa được nghe trường hợp này” Chứ không có ngã mạn, không có nạt nộ, không có hoạnh hoẹ ăn hiếp mấy sư, nhất là gặp ông sư hiền, nhỏ tuổi, trẻ, người nhát nhát rồi ăn hiếp. “100% nghe không” “Dạ được, mời bác về”. Nhưng “100%” sẽ trả quả lời nói của mình. Lấy của Tam Bảo điện, nước, bàn ghế, củi lửa, v.v… là của Tam Bảo. Chứ không thể nào nói “100%”là không có. Mà các quý sư nào biết mà không dạy là đưa họ vào đường tội lỗi, mình cộng nghiệp đó. Bật cái đèn lên, bật giếng nước lên, bật một hạt gạo lên là của Tam Bảo mà. Không chịu nổi đâu. Sư nói kỳ trước. Lấy của nhà nước, lấy của Tam Bảo là trả không nổi.

Vua Pasenadi nằm mộng thấy một cái lu bự giữa sân chầu, và những lu nhỏ xung quanh lu lớn đó, mà người dân khắp nơi đi tới chỉ đổ vào lu lớn, còn lu nhỏ để khô rang hết, không đổ. Ông vua Pasenadi, 16 điềm mộng mới lên hỏi đức Thế Tôn “Tại sao người dân đổ lu sân chầu ở giữa, mấy lu nhỏ không đổ? ” - “Người ta phải trả nợ, người dân phải trả sưu cao thuế nặng với chính phủ, chính quyền, là vì sao? Lấy của lần trước, bây giờ phải trả. Thắt cột nhịn ăn nhịn uống để mà trả nợ”. Cái nào sưu cao thuế nặng lên là dân đang phải trả nợ. Còn không, họ lấy của mồ hôi nước mắt trong sạch mình làm ra, thì họ sẽ mắc nợ, sẽ trả quả báo thôi.

Cái thứ hai, có nhiều người Phật tử đến với chùa, lấy của Tam Bảo mà không biết, sau này quý Phật tử thấy, có những người họ làm ra bao nhiêu tiền họ đem vô chùa cúng dường, nhưng thật ra không phải họ cúng dường mà đang trả nợ trong quá khứ. 

Do đó, khi bố thí phải có Tam Tư (Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu) và phải có trí, chứ không phải sử dụng một cách rất là tập khí, hay thói quen của mình.

Sư không đi đến với Phật tử với trạng thái vô trí. Sư đến với quý Phật tử với trạng thái Trí Tuệ. Sư muốn chia sẻ quý Phật tử phải có trí. Khi ta làm gì phải có trí. Trí đó nó soi xét, dẫn đường đi cho mình một cách rất là trong sạch, và mình an toàn, không làm hại người khác, cũng không làm hại chính mình. Con đường đó thanh tịnh mới giải thoát được.

Chứ không phải quý Phật tử cứ máy móc, tập khí, tui làm cái này để tui diệt cái này, làm sao mình biết mình diệt? Cái gì để mà diệt? Và làm đúng để mà diệt không? Không có. Còn dấy lên tính ngã mạn của mình, “tui đã từng đi trai tăng các quý ngài lớn, không ai hỏi tui, chỉ mình Sư hỏi tui”. Sư nói “Bác đi về. Bác không học thì Sư không chỉ. Bác không muốn biết thì Sư không cần nói. Bác cứ đi về rồi lúc đó bác sẽ có kết quả”.

Sư không làm gì sai. Tại vì Sư học rõ ràng, Sư học với ngài Tịnh Sự, ngài dạy Sư kỹ lắm. Lúc đó ngài bệnh, cô Tư nấu bếp cổ già cổ yếu lắm, Sư lấy củi ra chẻ củi cho cô Tư nấu bếp, lấy con dao ra sau hè, “Bốp. Bốp”, cái bốp thứ hai là ngài đứng sau lưng mà Sư không hay. Sư đang chăm chú chẻ củi cho cô tư nấu bếp. Ngài nói “Ông ơi, ông vô học dùm cho tui đi, tui mướn người ta chẻ củi được chứ tui không mướn người ta học cho ông được. Ông vô học đi”. Sư ứa nước mắt liền.

Một vị thầy chỉ muốn cho học trò tới để học thôi, chứ không phải một vị thầy kêu học trò tới cung phụng, hầu hạ cho mình được, bắt người ta phải khuân xi măng, khuân vác đất cát xi măng gạch cả năm này qua năm kia mà không thấy người ta tu hành. Cái đó không đúng. Ngài không cho Sư làm gì hết. Phải học. “Tiến đạo nghiêm thân, tam thường bất túc” . Đến học sửa mình 3 việc thường không đủ: nhất ngủ, nhì ăn, tam mặc. Sư phải học, Sư học để trả ơn cho ngài.

Sư nói quý Phật tử nghe. “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý’’ mà học phải có sách vở, phải nương tựa học hỏi.

Một số các Phật tử hỏi Sư về Thập Phúc Hành Tông : (Dasa puñña kiriya vatthu)

Trong Thập phúc hành tông:

Thập là dasa (10)

 puñña (phúc) 

kiriya (hành động hay thực hành)

 vatthu (tông chỉ/phương pháp).

Trong 10 phương pháp tạo cho mình có phước. Chữ Puñña là Phước báu. Những cái chi làm thay đổi tâm tánh cho ta từ xấu ra tốt là phước. Hồi đó mình bỏn xẻn, keo kiệt giờ mình làm xả thí thì cái đó cho ra phước báu. Đó là phương pháp thay đổi tâm tánh của mình. Thí dụ, trước đây mình ngã mạn, hống hách, kiêu căng, phách lối, thì mình học cung kỉnh, phụng thị, lễ độ, lễ phép để diệt sự ngã mãn, sự kiêu căng, kiêu mạn của mình. Đó là Puñña.

Cũng như chữ Pañña là Trí tuệ; Ñāṇa là Trí .

Người Trung Hoa họ không dịch chữ Pañña mà đọc âm là “Bát Nhã”, như Bát Nhã Ba La Mật Đa là Paññā Paramitta, Thập Ba La Mật - Thập Toàn Thiện.

Mười phương pháp để ta tạo ra phước chứ không phải chỉ có 1. Thói quen của các chùa hay các quý Phật tử đến chùa là xả thí, cúng dường. Một số nơi ngưòi ta nói: “phước huệ song tu” tức là làm việc phước, chỉ cúng dường để được phước, cúng dường xong họ đi về, họ nói đó là phước huệ song tu. Nếu họ không tu người này là người nhị nhân, vô tham và vô sân, không có vô si. Nhưng có người nói tu huệ thôi, chứ họ không làm phước, họ đến chùa tu thiền trau dồi thiền, thì người này chỉ có phước trí không có phước vật phước đức. 

Có 10 phương pháp:

1. Xả thí. Cho từ 2 người trở lên mới gọi là Bố Thí. Cho một người thì chỉ nói Xả thí. Tiếng Pali là Dāna, nhưng người Trung Hoa không dịch mà họ âm là đàn Na.

2. Trì giới

3. Tu tập

4. Cung kính

5. Phụng hành, Phụng thị (vâng lời)

6. Thính pháp

7. Thuyết pháp

8. Tùy hỷ công đức

9. Hồi hướng

10. Chân tri chước kiến. Chân là chân thật, tri là biết, chước là đúng đắn, kiến là biết thật, thấy đúng. Nếu không biết thật, thấy đúng làm cái đó không có phước.

Trong 10 phương pháp tạo ra phước, mình chia phước cho người đang sống, và mình hồi hướng cho người đã quá vãng, vì người chết họ không hưởng cái gì khác hơn phước do mình làm ra mình hồi hướng, họ mới hưởng được. Chứ họ không có đón nhận được cái gì của mình hết. Nếu họ sanh thiên thì họ hưởng phước cõi trời, còn nếu ở 4 đường ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, A Tu La, súc sanh) họ khổ, họ cần phước báu của mình hồi hướng thì họ mới hưởng được.

Trong 10 điều này, điều chính yếu cốt lõi là điều thứ 10, Chân tri chước kiến là chủ yếu, là chủ lực. Nếu không có Chân tri chước kiến, làm nền, căn bản hay chỗ nương tựa thì quý Phật tử xả thí có khi đúng, có khi sai, có khi là tập khí, có khi thói quen xưa bày nay theo thì phước có nhưng chỉ là 8 tâm quả phước chứ không được 12 hay 16 tâm quả.

Kiến - Diṭṭhi là tri kiến, cái thấy, cái hiểu biết của mình.

Từ đó mới thấy, qua phần Bát Chánh Đạo có sự liên đới với nhau.

Đầu tiên là, 

1. Chánh Kiến

2. Chánh Tư Duy

3. Chánh Ngữ

4. Chánh Nghiệp

5. Chánh Mạng

6. Chánh Tinh Tấn

7. Chánh Niệm

8. Chánh Định

Thì cốt lõi là:

 Chánh Kiến và chánh Tư Duy thuộc về Tuệ Đạo.

 Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng thuộc về Giới Đạo.

Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định thuộc về Định Đạo.

Trong Bát Chánh Đạo, cái xuyên suốt dẫn đến Đạo Quả Niết Bàn là Chánh Kiến (Sammā Diṭṭhi).

Qúi Phật tử thấy hai lần Đức Phật lập đi lập lại. Với con đường mình sống trong đời, tạo ra những thiện phước để được an vui trong đời này, thoát ra khỏi khổ đau hệ lụy những buồn phiền thì chúng ta phải làm Thập Phúc Hành Tông.

Muốn giải thoát khỏi khổ đau, muốn giải thoát khỏi tam giới này thì mình đi con đường Bát Chánh Đạo, hành đạo mình đi. Lấy gì mình đi? Lấy Chánh Kiến mình đi. Rồi từ đó, khi mình đi như vậy mình mới qua con đường Thập Ba La Mật, Thập Độ.

Thập Ba La Mật :

1. Xả Thí Ba La Mật

2. Trì Giới Ba La Mật

3. Ly Dục Ba La Mật

4. Trí Tuệ Ba La Mật

5. Tinh Tấn Ba La Mật

6. Nhẫn Nại Ba La Mật

7. Chân Thật Ba La Mật

8. Chú Nguyện Ba La Mật

9. Từ Ái Ba La Mật

10. Hành Xả Ba La Mật

Trong 10 pháp Ba La Mật đưa tới giải thoát thì cốt lõi của 10 Pháp Ba La Mật này là Trí Tuệ. Chánh Kiến là tâm sở Tuệ quyền, Chánh Tư Duy là tâm sở Tầm. Do đó, khi mình nói, Chánh Tri Kiến phải là Trí Tuệ.

Trong 10 pháp Ba La Mật, cốt lõi mình hành hay mình nguyện dưới đức Phật hay nguyện trong tâm “con nguyện đời này kiếp này hành Trí Tuệ Ba La Mật” nhưng khi đụng người, đụng cảnh, đụng đối tượng, đụng trường hợp thì mình mới uyển chuyển trong 9 pháp Ba La Mật còn lại. Thí dụ, có khi mình phải Hành Xả, có khi mình phải Trì Giới, hay có khi mình gặp đối tượng mình phải Tinh Tấn.

Ở đây Sư muốn chia sẻ, chúng ta phải dùng chữ "Nhẫn Nại" không dùng chữ "Nhẫn nhục". Đức Phật không dạy đệ tử của Ngài chịu Nhẫn để nhục. 

Nhẫn Nại tức là kiên nhẫn, kham nhẫn cái khó khổ để vượt qua. Chứ Ngài không dạy Nhẫn Nhục. Ta hành Ba La Mật là Nhẫn Nại Khó khăn nào ta cũng vượt qua, đẩy nó đi, đuổi nó đi, diệt trừ nó đi hay là lánh xa nó đi chứ không nhục. Chưa có bao giờ, đức Phật dạy chúng ta có chữ “nhục” cả.

Trí Tuệ Ba La Mật mới có Chánh Kiến, Bát Chánh Đạo, rồi chúng ta mới có Chân Tri Chước Kiến, từ đó khi chúng ta học tới đây chúng ta mới thấy chức năng Trí Tuệ rất quan trọng, rất mạnh mẽ.

Khi đọc tới Tam Đề thứ 9, thứ 10 trong Chánh Tạng Phát Thú.

Sư mở cái key, Đức Phật Ngài thuyết pháp Đức Phật Ngài nói cho chư Thiên nghe, trên cung trời Đao Lợi mà các chư Thiên đắc Sơ Đạo Sơ Quả, quý Phật tử thấy khi ta học không có Chánh Tạng thì chúng ta học không thấy.

Phát Thú, Chánh Tạng (Quyển Xanh) Quyển 2, Tam Đề, Tam Đề thứ 8, Tam Đề thứ 9 – trang 366.

8. TAM ĐẺ KIẾN GIẢI ĐOẠN TRỪ (DASSANENAPAHĀTABBATATIKA) 

Đức Phật Ngài nói "Tam Đề Thứ 8 - Tam Đề Kiến Giải Đoạn Trừ" (trang 339, quyển 2) Chữ “Kiến” được lặp lại lần nữa.

Dassanena Pahātabbā Tatika

Khi đọc tới chỗ này mới thấy đức Phật mở cửa cho mình đi vào con đường thoát, con đường tu tập của mình.

Trong Tam Đề này có 2 đối tượng mà đức Phật Ngài nói: (bắt đầu từ trang 339 tới trang 366 quyển 2)

1. Tam Đề đầu tiên, Dassanena Pahātabbā (Đoạn Trừ Phóng Khí): Kiến Giải Đoạn Trừ (bắt đầu từ trang 339 quyển 2)

2. Tam Đề thứ hai, Bhāvanā (Tu Tập): Tu Tập Đoạn Trừ

3. Tam Đề thứ ba, Nevadassanenanabhāvanaya : Bất Kiến Giải Bất Tu Tập.

Trong Tam Đề thứ 8 (trong 22 Tam Đề Đức Phật nói), Tam Đề này có 2 vấn đề:

1. Kiến Giải Đoạn Trừ Dassanena Pahātabbā 

2. Tu Tập Đoạn Trừ Bhāvanā Pahātabbā

3. Còn vấn đề thứ ba : Bất Kiến Giải Bất Tu Tập tức là nói về Sắc Pháp không nói đụng tới Tâm. 

Thì Ở đây, trong Tam Đề thứ Tám mà chúng ta được nghe.

Rồi Ngài qua Tam Đề Thứ 9,  Tam Đề Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân, tức là Nhân sanh ra nó (Pahātabbāhetuka) Thì Tam Đề Thứ 9 này 

Mở trang 388,  Dassanena Pahātabbā hetuka, tức là nguyên nhân của nó hay là mầm mống của nó. Mình diệt trừ mình được giải thoát.

Ở đây, phần chú giải Dassanena thì nói tới Bậc Thất Lai, tức là bậc Sơ Đạo Sơ Quả.

Bhāvanā là 3 Tầng Đạo cao là,  Nhất Lai, Bất Lai và Vô Sinh

Thế thì chúng ta mới thấy, con đường đi đến Đạo Quả, Sơ Đạo Sơ Quả là Dassanena. Từ Chân Tri Chước Kiến, tới Chánh Kiến và đến Trí Tuệ này, quý Phật tử kiến giải được Thân kiến, sakaya diṭṭhi của mình, mình đắc được Sơ Đạo Sơ Quả. Rồi qua 3 đạo sau mới là con đường Tu tập diệt trừ các kiết sử. 

Do đó quý Phật tử thấy chức năng, của Chân Trí Chước Kiến, chức năng của Chánh Kiến của Bát Chánh Đạo và chức năng của Trí Tuệ Ba La Mật rất là mãnh lực.

Đức Phật nói Dassanena Pahātabbā là dành cho các bậc Thất Lai, như thanh niên Upatissa đến Assaji chỉ nghe và ngài diệt được Thân kiến là đắc Đạo Quả Sơ Quả rồi. Bà Visakha, 7 tuổi, lên với ông nội cúng dường, nghe là kiến giải là đắc Sơ Đạo, Sơ Quả rồi.

Do đó, chúng ta học về Phát Thú này giải đáp hết tất cả con đường tu tập của mình.

Nếu chúng ta muốn đi con đường hiệp thế thì chúng ta đi con đường hiệp thế một cách trong sạch. Chúng ta muốn đi con đường giải thoát, thì chúng ta đi con đường đó một cách rốt ráo. Chúng ta có 2 con đường đi rõ ràng và phân biệt.

Ở đây, trình bày một cách đầy đủ hết tất cả.

Trong Tam Đề thứ Tám là Tam Đề Kiến Giải Đoạn Trừ thì đức Phật nói có 2 hạng Dassanena là: Bậc Kiến Giải là Thấy, nghe và biết là bậc Thất Lai; Bhāvanā là 3 thượng tầng Đạo, 3 Đạo cao qua sự tu tập họ mới đắc chứng 3 tầng Đạo cao: Nhứt Lai, Bất Lai, Vô Sinh.

Tam Đề Thứ 9 nói đến tác nhân là diệt trừ căn gốc, trong Phát Thú thứ 2 Chánh Tạng có trình bày đầy đủ tất cả, Sư sẽ đưa ra chú giải quyển này. Trong nay mai chúng ta sẽ có, chúng ta sẽ phối chiếu lại, chúng ta thấy con đường đi của chúng ta rõ ràng chứ không phải nói một cách mơ màng là không có kết quả được.

Khi chúng ta đi con đường chúng ta thấy được chức năng của kiến giải chức năng của tri kiến, chức năng của sự tu tập ở một khía cạnh của góc độ.

Đầu tiên, người Phật tử, người tại gia hay người xuất gia đến là sửa đổi tri kiến mình trước, đừng đem những tri kiến cố hữu của mình đã có đem vào thì không có lợi lạc để mình dung nạp Pháp Đức Phật được. Thì mình sửa tri kiến mình trước thì mình sẽ được kiến giải.

Qúi Phật tử nắm bắt được cốt lõi của Thập Phúc Hành Tông, cốt lõi để tạo ra phước và con đường đi đến làm thiện rốt ráo của mình là phải có "Chân Tri Chước Kiến" là trọng yếu. Con đường hành đạo của mình thì mình phải có Chánh Kiến, đó là con đường hành đạo rốt ráo của mình. Và con đường hành 10 pháp Ba La Mật thì Trí Tuệ Ba La Mật mình phát nguyện với trạng thái soi đường rõ lối cho con đường tu tập của mình. 

Phần trả lời câu hỏi

Trả lời câu hỏi của Phật tử tên là Nhân Trần: Thưa Sư, con xem bài kinh Tứ Niệm Xứ do Sư giảng, Sư cho con hỏi:

Khi con đang đi, thì con biết nó là cảnh, còn thực tướng của nó là sự đẩy tới, thay đổi, có phải vậy không Thưa Sư?

Nó diễn tiến rất nhanh, con chưa kịp thời nhìn ra thì bước tiếp đã xen vào... Xin Sư từ bi dạy cho con thêm ạ.

Con xin tri ân Sư.

Kính thư”

Bây giờ Sư trình bày:

Đầu tiên là, Sư không có dạy bài kinh Tứ Niệm Xứ.

Nhưng Sư có dạy:

Kinh Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna), bài kinh thứ 10 của Trung Bộ Kinh.

 Kinh 21 của Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭthāna) của Trường Bộ Kinh. 

Hai bài kinh đó nội dung khác biệt một chút thôi, là bỏ thêm phần Thập Bất Tịnh (Asubha) vào trong bài kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭthāna), bỏ thêm 10 pháp Bất Tịnh  và 10 quán tưởng về tử thi từ khi bỏ ngoài nghĩa địa sình, chảy nước, tan rã thành bột khói bay, thì cái đó thêm trong phần Mahāsati thôi. Còn Kinh Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna) thì không nói qua.

Bài kinh đó được ngài Narada viết trở lại trong bài Phật học mà cô Bảy Đính soạn ra đó, Sư hiệu đính, có nói đến phần bất tịnh, tử thi ở các nghĩa địa.

Đầu tiên, quý Phật tử khi nói tới bài kinh Niệm Xứ Satipaṭṭhāna, Trung Bộ Kinh, bài kinh thứ 10, Sư có giảng lớp thứ 6, phòng số 13 đường 50, do cô Phương mướn.

Bài kinh đó, Sư muốn nói, mình phải nói Satipaṭṭhāna thôi, không có Tứ nhưng trong nội dung bài kinh Niệm Xứ, dù là Niệm Xứ hay Đại Niệm Xứ đều nói tới 4 lĩnh vực hay 4 phạm vi, 4 hoạt động của Niệm, 4 chỗ, 4 trú xứ để mình sinh hoạt, tu tập, rèn luyện, trau dồi thì nếu như khi quý Phật tử tới phỏng đàm mà nói chuyện với một vị thiền sư.

Cái này là Sư chỉ kỹ thuật. Tại Sư ngồi trong Ovadacariya của Mahasi Sư lắng nghe, các quý ngài dạy Sư, nếu một vị hành giả, một thiền sinh đến nói “con muốn trình pháp với Sư, hay với ngài về bài Tứ Niệm Xứ” thì các quý Phật tử phải để ý, các vị thiền sư nói “Được, nói đi” Thì quý Phật tử phải nói hết 4 lãnh vực của Niệm, chứ không thiếu được: Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Phải đủ. Tại vì quý Phật tử nói “Tứ Niệm Xứ”. Không ai bắt buộc, nhưng quý Phật tử nói, thì phải nói.

Nhìn vô nội dung thư của Phật tử này không có nói đến: Thân, Thọ, Tâm, Pháp, chỉ nói là khi bước đi là cảnh, rồi diễn tiến nhanh, bắt không kịp.

Khi quý Phật tử đưa đề tài lớn vậy mà quý Phật tử teo nhỏ lại thì sẽ bị khiếm khuyết liền, trình bày không đủ. Hay đi qua phỏng đàm mà nói không đủ thì các vị thiền sư họ không chịu. Các quý Phật tử phải cẩn thận.

Chẳng hạn mình phải nói: Bạch Sư, con muốn trình bày với ngài các câu hỏi này, con có mấy vấn đề phỏng đàm với ngài, xin ngài giải thích: "Khi con đi nhanh quá, bắt không kịp, ngài giải thích cho con". 

Chứ đừng đem bài kinh ra. Đừng đem Tứ Niệm Xứ ra.

Cũng được, không sao, nhưng các quý ngài ngồi nghe thì người ta giải đáp khúc đó liền.

Sau khi có dự khóa thiền, mình có 3 ngày phỏng đàm quý Phật tử phải cẩn thận điều đó.

Thứ hai, Sư muốn bổ túc cho quý Phật tử nghe, một điều quý Phật tử bị lọng cọng, hiểu lầm, nắm không chắc 2 từ ngữ:

Sabhāva” là Thực tính và “Lakkhana” là Thực tướng.

Thực tướng không phải là "sự đẩy tới".

Do đó, khi nói tới thực tính là đặc tính, hay là tính chất của nó (Sabhāva)

Khi nói thực tướng là đặc tướng, đặc thù của nó, bất di bất dịch, nó không thay đổi (lakkhana). 

Thì hai cái “Sabhāva” là Thực tính và “Lakkhana” là Thực tướng. Sư trình bày cho qúi Phật tử biết.

(Thuộc về Danh Pháp) Từ Tâm tới Tâm Sở Tham, Tâm Sở Sân, Tâm Sở Si, những cái này thuộc Danh Pháp. Từ Tâm Thiện tới Tâm Bất Thiện thưộc về Danh Pháp.

Khi ta nói cái Tâm: (Thuộc về Danh Pháp)

- Thực tính của tâm là: Biết cảnh.

- Thực tướng của tâm là: Sinh diệt.

Nói tới tâm Tham: (Thuộc về Danh Pháp)

- Thực tính của Tham là: Đeo níu, dính mắc với cảnh, giữ lấy cảnh.

- Thực tướng của Tham là: Vô thường, sanh diệt. Nó gắng liền với chức năng của Tâm, Tứ Đồng.

Ta nói tới tâm Sân: (Thuộc về Danh Pháp)

- Thực tính của Tâm Sân là : Hủy diệt đối tượng, thiêu đốt đối tượng.

- Thực tướng của Tâm Sân là: Sanh diệt, Vô thường.

Nói tới  tâm Si: (Thuộc về Danh Pháp)

- Thực tính của Si là: Mê mờ với đối tượng, không sáng suốt, bất tri.

- Thực tướng của Si là: Sanh diệt, Vô thường.

Nó như vậy thì chúng ta mới thấy được, còn nguyên nhân sinh ra nó mình nói tiếp.

Như vậy thì khi ta nói tới Tâm Thiện 

- Thực tính của tâm Thiện: 5 đặc tính (Khôn khéo, lợi ích, mạnh khỏe, tốt đẹp, cho quả an vui)

Ngược lại, tâm Bất thiện (Vụng về, không lợi ích, bất lợi, bệnh hoạn, xấu xa, cho quả khổ đau).

Thế thì, khi ta nói thực tính của tâm Thiện là gì? Là 5 đặc tính, phải nói đúng 5 đặc tính đó là thực tính của tâm Thiện. Là khôn khéo, có lợi ích, mạnh khỏe, tốt đẹp, cho quả an vui.

Nhưng thực tướng của tâm Thiện là gì?

- Thực tướng của tâm Thiện là: Sanh diệt, Vô thường, có tánh chất thay đổi, không tồn tại.

Mà mình muốn có thì phải nuôi dưỡng nó, trau dồi nó, vun bồi nó, phải gieo trồng nó thì nó mới gắn bó, gần gũi với mình được. Do đó, khi ta nói tới tâm Thiện, thực tính là gì? Là 5 đặc tính. Khi ta nói tới thực tướng của tâm Thiện là gì? Là Sanh diệt, không có tồn tại. Thực tướng là đặc tướng không ai giữ được, chỉ trừ khi mình vun bồi, gieo trồng, tu tập, rèn luyện, gắn bó với mình đừng xa rời nó như học về Phát Thú thì phải Câu Sanh, Hiện Hữu với nó chứ đừng Bất Ly. Nó Bất Ly cái nó mất liền, tại vì đặc tướng của nó là Vô Thường, Sanh diệt. Nó có nó mất liền.

Ngược lại, thực tính của Bất Thiện là gì? Là 5 đặc tính (Vụng về, không lợi ích, bất lợi, bệnh hoạn, xấu xa, cho quả khổ đau).

. Thực tướng của Bất Thiện là gì? Là Sanh diệt.

Khi quý Phật tử nắm cái đó, quý Phật tử mới hiểu chữ Sabhāva là Đặc tính của Tâm đó, Pháp đó.

Thực tính của Tham là gì? Là dính mắc với đối tượng, đeo níu đối thượng. Từ ngữ căn của nó là “lubh” là Không buông bỏ đối tượng.

Còn từ ngữ căn của Sân là “du” là trạng thái hủy diệt đối tượng, nó gặp là nó tàn phá, hủy diệt đối tượng, không cho nó tồn tại.

Còn từ ngữ căn của Si là “mu”, moha.

Thành ra những cái đó nắm cho kỹ, phải đúng, nắm chắc, chính xác.

Tất cả các thực tướng chỉ có 3 thực tướng: Vô Thường, Bất Toại Nguyện, Vô Ngã. 

Tuy nhiên, học phải biết thêm, ngài Pandita viết 3 loại thực tướng nữa, tuyệt vời. Do đó, mình hãy biết thêm nữa, còn không mình không có phát triển con đường tu tập của mình nắm chính xác được.

Trang 270, cuốn của ngài Pandita (cuốn màu nâu). Ngài cho mình 3 loại lakkhana.

1. Sabhāva lakkhana (Thực tướng thực tính): Sắc pháp.

2. Saṅkhata lakkhana (Thực tướng hữu vi): Xúc, Thọ.

3. Samañña lakkhana (Thực tướng phổ thông): Tam tướng.

Ba cái này là người đi pháp hành cần phải biết.

Khi nào nắm bắt được Thực tướng thực tính? 

- Khi ta quán về Sắc pháp: Địa giới, phong giới, thủy giới

Khi nào nắm được Thực tướng hữu vi?

 - Là nắm được Thọ, xúc.

Khi nào nắm tới Thực tướng phổ thông? 

– Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. 

Như vậy trong Samañña lakkhana thuộc Vô Thường, Bất Toại Nguyện, Vô Ngã. (Tam Tướng)

Còn Saṅkhata lakkhana thuộc Pháp Hữu Vi, thuộc về Pháp Hành, về 50 pháp Tâm Sở cộng với phần Tâm Sở Biến Hành. (Xúc Thọ)

Còn Sabhāva lakkhana nói về Sắc pháp

Khi chúng ta đi tới phần Thân, Thọ, Tâm, Pháp; Thọ niệm xứ, phải thấy Saṅkhata lakkhana.

Khi tới Sắc pháp thì thấy tê nhức mỏi đau hiện bày thì qúi Phật tử sẽ thấy được Sabhāva lakkhana .

Toàn khối Danh Sắc hiện bày thì thấy Samañña lakkhana.(Tam Tướng - Vô Thường, Bất Toại Nguyện, Vô Ngã).

Lý do khi ngài Pandita muốn đi vào chi tiết là ngài muốn đào sâu Niệm lực của mình khắng khít hơn, bắt cặn kẽ với diễn tiến của Pháp hiện bày sanh diệt hơn. Chứ thật ra, nắm 1 trong 3 pháp là cũng đủ có kết quả.

Cái này cũng hay, lợi ích cho hành giả khi đi pháp hành.

Như người đi Thọ Niệm Xứ: thì mình hỏi: Nếu Anh đi Thọ Niệm Xứ, anh qua tới Saṅkhata lakkhana chưa? Họ lọng cọng.

Khi họ đi tới tê nhức mỏi đau thì mình hỏi họ: Anh đi qua Sabhāva lakkhana chưa?

Trong 4 Minh Sát Trí đầu tiên trong Vipassanāpaññā, chưa qua Phổ thông tướng, thì mình ở trong trạng thái Danh sắc này lúc đó bị chi phối bởi Sắc pháp mình mới biết ở trong giai đoạn nào. Và mình mới có thể gỡ những cái kẹt, tắc nghẽn.

Đó là Sư muốn nói dành riêng cho những người đi về pháp hành. Còn không đi Pháp Hành mà chỉ về Pháp Học thì chúng ta có một khái niệm về Thực tính và Thực tướng một cách rõ ràng.

Hôm nay Sư muốn nói tới Thực Tướng là chỉ nói: Vô Thường, Bất Toại Nguyện, Vô Ngã, hay Sanh Diệt.

Bữa nay chúng ta nói phần Sắc Pháp.

Như vậy thì, khi nói tới Thực Tính của Sắc Pháp: 

- Thực tính là: Hoại diệt, thuộc 1 trong 4 pháp siêu lý, không bao giờ nó tồn tại, không có trạng thái không thay đổi, cảnh của trí tuệ cao siêu. 

- Thực tướng là: Tam tướng. Nó cũng nằm trong Sabhāva lakkhana  và Samañña lakkhana 

Do đó, khi nói tới Sắc pháp sanh ra từ khi Sắc Pháp có mặt với trạng thái Hữu Vi của Sắc Pháp của nó, do con người tạo ra hay là do phần gốc của nó sanh ra thì nó đã mang tính chất Hoại Diệt. Sắc thân của ta từ khi sinh ra từ trong thai bào người mẹ, lớn lên, nó cũng có tính chất Hoại Diệt cho tới tan rã cho tới chấm dứt thôi.

Thực tính của Sắc pháp là gì? Là Hoại diệt.

Thực tính của Sân là gì? Là Hủy diệt đối tượng của sân, nó phá hủy.

Hôm nay ta nói tới phần Thực Tính và Thực Tướng.

Bây giờ trở lại câu hỏi của Phật tử:

khi con đang đi, con biết nó là cảnh"

Không phải, nó không phải là cảnh. - khi nói nó không có một cái xác định. Nếu nói siêu lý thì nói siêu lý, nếu nói tới chế định thì nói chế định (paññatti).

"Khi con đang đi, con thấy sự chuyển động". Đó là chế định. Chuyển động gì? Từ động tác chân giở, duỗi, đạp, hay từ trạng thái điều khiển nhắc giở chân giở lên.

Nếu nói “thực tướng của nó là sự thúc đẩy tới, thay đổi”,  Không phải. 

Thì, cái phỏng đàm này nó không nằm trong 1 pháp để mình đưa ra hay trình bày, để mình vấn hỏi vị thầy hay vị sư.

“khi con đang đi, con biết nó là cảnh. Có phải vậy không thưa Sư?” – Sư trả lời "Không phải". Nó là một động tác, một hành động, một sự cử động, một sự chuyển động, hay một sự thay đổi.

Tiếp theo câu hỏi: “Nó diễn tiến rất nhanh, con chưa kịp thời nhìn”. Trả lời là Không có. Cái này nó không nằm trong pháp nào mình muốn trình bày.

Thí dụ, con muốn trình bày với Sư về Thân Niệm Xứ nha Sư. Thì cô đọng Thân Niệm Xứ. Hay con muốn nói Thọ Niệm Xứ nha Sư, thì cô đọng nó lại, Sư lắng nghe. Còn thí dụ, “nó diễn biến rất nhanh” con muốn nói cái này Pháp Niệm Xứ nha Sư, cô đọng cho Sư lại.

Do đó, quý Phật tử phải cẩn thận. Phải lọc ra trước, gom lại. 

Đó là kỹ thuật Paṭṭhāna là đầu tiên mình phải gom hết lại, gọi là Pháp tụ: mình Gom Vô hết, rồi mình mới Phân tích, mổ xẻ ra, rồi mới dùng trí tuệ đức Phật lọc Pháp.

Do đó phải hiểu. 

Chúng ta đi qua phần Pháp Hành 

Khi nói vấn đề Thân Niệm Xứ, ta nói Paṭṭhāna là 

Kāya satipaṭṭḥāna là Thân Niệm Xứ, 

nhưng khi nói 

Kāyanupassanā satipaṭṭhāna” là khác. 

Khi nói “Kāyasatiṭhāṇa” là nó khác.

Khi đi tới 3 lĩnh vực này, nó thuộc về Thân (Kāya).

Thân: Kāya Satipaṭthāna là Thân Niệm Xứ.

Niệm: Kāyanupassanā satipaṭṭhāna là Thân Tùy Quán Niệm Xứ. 

Anupassana là Tùy Quán.

Xứ:  Kāyasatiṭhāṇa .

có chữ Aṭhāṇa là Phi xứ KāyasatiAṭhāṇa là Phi Xứ

Khi đi vào pháp hành người ta sẽ lắng nghe hay người ta giải thích con đường của mình đang đi.

Khi đang đi trên 3 lãnh vực này, Sư nghe qúi Phật tử trình bày, Sư mới lọc.

Kāyasatiṭhāna thuộc về Kammaṭṭhāna, gọi là Nghiệp xứ, có 2 là:

1. Samadhi kammaṭṭhāna là An Chỉ nghiệp xứ.

2. Vipassanā kammaṭtāna là Minh Sát nghiệp xứ.

Khi rời khỏi “thāṇa” thì nó sẽ là “Aṭhāṇa” là Phi Xứ.

Nên ở trong phần Tam Đề thứ 8, 9, đức Phật Ngài nói trong phần Cận Y Duyên sẽ có phần Xứ và Phi xứ.

Khi nắm bắt được cái đó mới biết mình trong Niệm Xứ hay Phi Xứ.

Trong pháp hành của Thân Niệm Xứ có 6 pháp niệm về Thân:

1- Hơi thở.

2- Bốn oai nghi.

3- Biết mình tỉnh giác.

4- Tứ đại.

5- Bất tịnh, 32 thể trược.

6- Bất tịnh, Tử thi.

Hôm nay chúng ta không có đi vô xuyên suốt được cả 6 pháp, chúng ta đang ở 3 pháp (hơi thở, bốn oai nghi, biết mình tỉnh giác). Khi quý Phật tử đang trong 3 pháp này thì qúi Phật tử đang ở Kāyasatiṭhāṇa.

Quý Phật tử rời khỏi trú Xứ mà mình đang Niệm thì mình ở trong Phi xứ.

Khi hơi thở; vô, ra, nhanh, chậm là Anupassanā là qúi Phật tử đang nương theo nó, tùy tùng theo nó mà quán biết nó đang vô, biết đang ra, đang nhanh, đang chậm.

Khi hơi thở đang, vô, ra, nhanh, và chậm, trong hơi thở đó là nó có trạng thái sanh, diệt, khi có khi không, thì qúi Phật tử là satipaṭṭḥāna (Niệm Xứ -Satipaṭṭhāna)

Khi đang hành thiền. Một là hành An Chỉ. Hai là hành Minh Sát. Quý Phật tử phải xác định.

Khi đang đi trong An Chỉ, phải biết An Chỉ. Khi đang đi trong trạng thái Minh Sát thì phải biết Minh Sát. Chứ không nhập nhằng bên An Chỉ rồi đi qua Minh Sát.

Khi ta theo dõi hơi thở, là việc thiện, pháp ta đang trau dồi là Bhāvanā, ta đang tu tập. Ta xác định là An Chỉ hay Minh Sát. 

Do đó, tu tập Thiền An Chỉ (Thiền Định) thì đi tới 2 cõi giới: Sắc Giới và Vô Sắc Giới, dành cho người An Chỉ. 

Tu tập Thiền Minh Sát đưa tới : Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả, Tứ Đạo Quả.

Khi ta đi con đường đắc chứng Đạo Quả.

Khi đi con đường đi qua con đường Minh Sát là qua 16 tuệ Trí hay là Minh Sát Trí, đi hết nhân quả, danh sắc, phổ thông tướng, vô thường, bất toại nguyện, vô ngã, sanh diệt, tuệ thứ tư là hoại diệt, cái đó là quý Phật tử đi con đường An Chỉ rồi. Cũng như theo dõi hơi thở vô và ra, nhanh và chậm, phồng và xẹp đó là Thiền An Chỉ

16 cái tuệ của Thiền Minh-Sát (vipssana).

Tuệ thứ I- Nàmarùpa paricchedanàna - Tuệ Phân Tách Danh Sắc.

Tuệ thứ II - Paccayapariggalanàna - Tuệ Phân Tách Nhân Quả (Tuệ Phân Biện Nhân Duyên).

Tuệ thứ III - Sammasananàna - Tuệ suy xét thấy Danh Sắc là vô thường, khổ não, vô ngã.

(Tuệ Thấu Ðạt)

Tuệ thứ IV - Udayabbayanàna - Tuệ thấy sự Sanh-Diệt của Danh Sắc.

Tuệ thứ V - Bhanganàna - Tuệ Diệt

Tuệ thứ VI - Bhayanàna - Tuệ Sợ

Tuệ thứ VII - Adinavanàna - Tuệ thấy Hiểm Nguy của Ngũ uẩn.

Tuệ thứ VIII - Nibbidanàna - Tuệ Chán nãn.

Tuệ thứ IX - Mũncitukamyatanàna - Tuệ muốn Giải thoát.

Tuệ thứ X - Patisankhanàna - Tuệ Suy Tư

Tuệ thứ XI - Sankharùpekkhanàna - Tuệ Xả Hành

Tuệ thứ XII - Anulomanàna - Tuệ Thuận-Thứ

Tuệ thứ XIII - Gotrabhunàna - Tuệ Chuyển Tánh, còn gọi là Tuệ "Cắt dòng phàm".

Tuệ thứ XIV - Magganàna - Ðạo-Tuệ

Tuệ thứ XV - Phalanàna - Quả-Tuệ

Tuệ thứ XVI - Pacechavkkhananàga - Tuệ Kiểm-soát Phiền-não và Tuệ Niết-Bàn.

Nếu quý Phật tử đi con đường Minh Sát, mà đi tới 4 tầng: Sơ, Nhị, Tam, Tứ Đạo  Quả thì quý Phật tử phải lấy Bát Chánh Đạo, trên góc độ đầu tiên là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy mới làm việc với hơi thở vô, thở ra. Chứ không đi Danh, Sắc, nhân, quả danh sắc, v.v…Cái đó quý Phật tử đang đi An Chỉ rồi.

Quý Phật tử đang bám theo Kāyasatiṭhāṇa (Thân Niệm Xứ) theo dõi hơi thở vô, ra. Chưa tới Satipaṭṭḥāna (Niệm Xứ), tới Satipaṭṭḥāna mình mới xác định mình đi tới con đường Đạo Quả. Nếu con đường Satipaṭṭhāna mượn thân và hơi thở làm đối tượng mà Niệm, thì phải đi con đường Bát Chánh Đạo.

Thì Chánh Kiến là Tứ Đế : Khổ, Tập, Diệt, Đạo. qúi Phật tử phải Ly Tham, Ly Sân, Ly Oán hận. Thì trong Tứ Đế có 4 là Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

Trở lại hơi thở. qúi Phật tử đi theo Kāyasatiṭhaṇa rồi Kāyanupassanā, Kāyasatipaṭṭḥāna, qúi Phật tử phải đi 3 bước

Thì: Nhìn hơi thở thấy vô, ra là có Chánh Kiến: đây là "Tập" hay đây là "Khổ". Nếu hơi thở vô và ra nếu không có Chánh Kiến với trạng thái satipaṭṭḥāna thì qúi Phật tử sẽ nói là hơi thở vô ra với Thân Kiến "Tôi" "Ta".  Nhưng mà nếu qúi Phật tử lấy Chánh Kiến nhìn vô thấy sự sống này (là Tập) là mình đang hiện bày trong cái khổ lúc bấy giờ mình phải ly tham, không thắc mắc nó nữa, lúc đó mình muốn thoát ly và không cột trói nó nữa. Lúc đó qúi Phật tử đang đi trong con đường chỉ một hơi thở vô và ra phải có Chánh Kiến và Chánh Tư Duy  bắt đầu mình đang Satipaṭṭḥāna (Niệm Xứ). Sau khi có Anupassanā (quán tưởng) hơi thở vô và ra và theo dõi bám sát ṭhaṇa Niệm Xứ của nó trong góc độ Niệm mới ra được.

Như vậy thì khi Ta nói Khổ đế, có 8 hay có 3:

- Khổ khổ, 8 Khổ.

- Hành khổ.

- Hoại khổ.

Ta mới thấy Lakkhana của nó ăn khớp trong 3 là:

Khổ Khổ - Samañña.

Hành khổ - Saṅkhata.

Hoại khổ - Sabhāva.

Pháp hành đi tới nắm danh pháp không phải đi tới nắm sắc pháp. Không thấy được cái đó thì mình không đi được.

Ngài Pandita mới nói tới Vô Minh, Cảnh Tùy Miên Phiền Não.

Mở trang 324 -325 thấy được tính chất của nó. Khi không thấy được 3 thực tướng thì ta không nắm bắt được phía sau.

SATI AND THE YOGI

NIỆM LỰC VÀ HÀNH GIẢ

KHÁN KIẾN BẤT KIẾN CHẤP

Phần trích đoạn trang 323 - 324 - 325

Bây giờ, để đưa ra một ví dụ. Tỉ như một nam nhân khán kiến một nữ nhân xinh đẹp (hoặc ví dụ ngược lại, tức là một nữ nhân đang khán kiến một hảo khán nam nhân, cũng có thể được đưa ra). Trước tiên, vị nam nhân khán kiến nữ nhân một cách tổng thể (tổng tướng). Vị ấy nhận thức rằng đó là một nữ nhân xinh đẹp và tại thời điểm Ai Dục (sự tham dục, lòng ái dục hoặc lòng dục vọng) có thể khởi sinh lên. Tiếp theo, vị ấy có thể bắt đầu xem xét các chi tiết của đối tượng. Vị ấy quan sát nữ nhân một cách tử tế, nét đặc trưng của cô ấy, hình trạng của cô ấy, hành vi của cô ấy, v.v. Vị ấy nghĩ rằng cô ấy có đôi mắt xinh đẹp, lông mày, lỗ mũi, đôi tai, đôi môi, ngực, các chi v.v. Vị ấy có thể ưa thích cách thức cô ấy nói chuyện, cách thức cô ấy mỉm cười hoặc cười vui, cách thức cô ấy đi hoặc đứng, cách thức cô ấy bới tóc của mình, cách thức cô ấy bảo trì tư thái, thinh âm của giọng nói cô ấy v.v. Trong phương thức này, vị ấy khảo sát cẩn thận các chi tiết.  Điều này được gọi là Chấp Trước Biệt Tướng - sự tóm lấy hoặc sự nắm bắt (Chấp Trước) các chỉ tiết (Chấp Trước Biệt Tướng) của đối tượng. Một cách tự nhiên, các Pháp Phiền Não (của sự tham dục, lòng ái dục, v.v.) khởi sinh lên thậm chí còn mạnh mẽ hơn ở trong vị khảo sát cận thận trong cách thức này.

Khi đang nhìn vào đối tượng một cách tổng thể (Chấp Trước Tổng Tướng), các Pháp Phiền Não chưa có thể nào khởi sinh lên một cách mạnh mẽ như thế. Thế nhưng nếu như vị ấy không dừng lại ở đó mà tiếp tục việc nắm bắt các chỉ tiết, thế rồi vị ấy bị cuốn hút vào một cách sâu sắc hơn. Để đưa ra một minh dụ, tự hồ việc ăn cơm với những thức ăn sai biệt được dọn trên đĩa. Việc thọ thực cơm trắng mà không có vị cà ri thì tự hồ Chấp Trước Tỗng Tướng. Thế nhưng khi bạn thêm các vị sai biệt của cà ri vào, những thực vật vào, v.v. nó trở nên mỹ vị khả khẩu hơn. Điều ấy tự hồ Chấp Trước Biệt Tướng.

Hành giả mà đang chú niệm một cách cần mẫn nhận chân không nắm bắt các hình thức mà cũng không nắm bắt các chi tiết của đối tượng. Điều này được gọi là Bất Chấp Trước Tổng Tướng và Bất Chấp Trước Tướng (*Na”PäJi ngữ có nghĩa là “không có”). Do không nắm bắt hình thức mà cũng không nắm bắt các chi tiết, Cảnh Tùy Miên Phiền Não đã bị cắt đứt. Điều đó phát sinh như thế nào ? Tại thời điềm vị nam nhân (hành giả) khán kiến một người, vị ấy bất khái niệm hóa đó là một nam nhân hoặc nữ nhân, xinh đẹp hoặc xấu xi, v.v. Thay vào đó, tâm thức của. vị ấy đã toàn thần quán chú trong việc chú niệm tùng thuận theo thực tướng căn bản, khán kiến đối tượng như nó vốn có, tùng thuận theo chân thực tính của nó. Vị ấy khán đối tượng với Tri Thức Tuệ Giác về Danh-Sắc (tâm thức và vật chất [như đã được giải thích trước đó], mối liên hệ tác nhân-và-hệ quả, Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, Bất Tịnh, v.v.). Trong phương thức này, ngay cả các Pháp Chấp Trước Tổng Tướng Phiền Não không thể nào khởi sinh lên, không phải nói đến các Pháp Chấp Trước Biệt Tướng Phiền Não. Đây là năng lực của Niệm Lực. Đó là đơn thuần chỉ có chú niệm (là khán kiến, khán kiến v.v.) mà nó hết sức cường hữu lực và một cách hữu thành hiệu cắt dứt các Pháp Phiền Não. 

(dứt phần trích đoạn Cảnh Tùy Miên Phiền Não - Niệm Lực và Hành Giả)

Hơi thở vô ra, có Chánh Kiến là đang hành đạo.

Trong phần Thân Niệm Xứ, khi chúng ta đang đi mà không nắm bắt được thế nào là Kāyasatiṭhāṇa Aṭhāṇa, quý Phật tử đi Kāyanupassana, kāyaSatipaṭṭhāna quý Phật tử không nắm bắt được, cái phần này (kāyanupassana satipaṭṭḥāna) là chung chuyển để đi tiếp phần cuối là kāyasatipaṭṭḥāna để quý Phật tử nắm lấy kết quả.

Do đó, quý Phật tử đang ở trong những giai đoạn chuyển tiếp trong pháp hành, mà mình chỉ mượn cơ sở là Thân, Thọ, Tâm, Pháp để làm đối tượng niệm thôi. Và mình phải đi theo con đường Bát Chánh Đạo. Khi đi như vậy, mới tới phần Dassanena- Kiến Giải. Như Thực chứng. Mình thấy Chân Tri Chước Kiến, mới đi tới Thất Lai, Sơ Đạo - Sơ Quả,.

Mình ngồi niệm hơi thở, vô, ra, với Chánh Kiến mình thấy nó, nhưng quý Phật tử vô ra với Chánh Niệm biết nó, với Chánh Kiến mình mới thấy thực tính thực tướng của nó. Chánh Kiến nhìn thì có Kiến Giải; Thở vô, thở ra. Có Chánh niệm thì có Niệm xứ.

Như vậy, khi quý Phật tử ngồi thiền với trạng thái hơi thở vô, hơi thở ra hay đi kinh hành với trạng thái giở chân, duỗi chân thì quý Phật tử có cái gì: Chánh Kiến hay Chánh Niệm?

Có Niệm tới Chánh Niệm tới Chánh Định tới Chánh Kiến, nó là 1 vòng tròn, Đi cái này là quý Phật tử đi Bhāvanā.

Muốn có cái này phải có Chánh Tinh Tấn, có 4,  Tứ Chánh Cần:

(1) Bất thiện chưa sanh đừng cho nó sanh.

(2) Bất thiện đã sanh

(3) Thiện chưa sanh

(4) Thiện đã sanh

Ngoài ra, Bát Đoan cần trong bài kinh Thập Thượng (34, Trường Bộ Kinh) có Bát Đoan Cần là tám điều chúng ta phải nỗ lực tinh tấn, không bỏ qua, siêng năng liên tục.

 Bất thiện nào chưa từng sanh đừng cho nó sanh ra. Bất thiện là Tham, sân, si. Khi nào khởi lên tham ta biết thực tính của nó là dính mắc đối tượng, có cảnh có đối tượng, nhưng dính mắc.

 Hay đối tượng của Sân, hủy diệt đối tượng. Tâm sân sanh lên, mình thấy nó từ trong ý, nó đang bắt đầu nuôi dưỡng, hay nó ngấm ngầm phát triển thì ta cố gắng diệt nó đi. Nhưng không phải diệt trong lý thuyết hay diệt trong ý niệm suông, ta phải Bát Đoan Cần, phải năng nổ, phải hoạt động.

Chúng ta không phải Tứ Chánh Cần suông trong khái niệm mà ta phải bằng hành động.

Trong Bát Đoan Cần, chia là 4:

1. Đi xa mới về: Đã mất hết thời gian rồi, phải cố gắng làm.

2. Sắp bệnh hết bệnh: Sắp bệnh không làm việc được, khi hết bệnh thì ráng làm.

3. Đói và no: Khi đói cái gì mình làm được mình ráng làm, khi no mình không làm được mình ráng làm.

4. Lạnh và nóng:

Nói chung cái nào cũng làm, như cái máy, làm việc hoài. Đói cũng làm no cũng làm, nóng cũng làm lạnh cũng làm, sắp sửa đi xa cũng làm, mới về ráng làm. Sắp sửa đi du lịch, ráng tu. Đi du lịch về, ráng tu.

Trong phần Bát Đoan Cần, khi quý Phật tử muốn có Niệm phải có Chánh Tinh Tấn. Tu là đi ngược lại những thói quen, tập khí, mình phải sửa đổi, mình phải trau dồi, mình phải chuyển đổi, hóa giải, diệt trừ nó đi. 

Như ngài Assaji, nghe một cái “Mọi pháp sanh lên bằng Duyên , chính Duyên hiển bày các Pháp” ngài đắc Sơ Đạo – Sơ Quả.

Hay như bà Visakha theo ông nội lên chùa nghe pháp đức Phật, 7 tuổi đắc Sơ Đạo Sơ Quả.

Do đó, con đường đó phải Kiến Giải.

Đây là tám sự kiện tinh tấn, Bát Đoan Cần (Ārabbhavatthu):

1. Có việc sắp phải làm, nghĩ rằng: "Khi ta làm việc, không dễ gì suy nghĩ đến lời dạy của Đức Phật, vậy ta hãy tinh tấn (Kammaṃ kho me pana kattabbaṃ bhavissati kammaṃ kho pana me karon-tena na sukaraṃ buddhānaṃ sāsanaṃ mana-sikātuṃ handāhaṃ viriyaṃ ārabhāmi).

2. Vừa làm xong việc, nghĩ rằng: "Lúc ta làm việc, ta không thể suy nghĩ đến lời dạy của Đức Phật, vậy ta hãy tinh tấn (Ahaṃ kho kammaṃ akasiṃ kammaṃ kho pan' ahaṃ karonto nāsakkhiṃ bud-dhānaṃ sāsanaṃ manasikātuṃ handā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi).

3. Sắp phải đi đường xa, nghĩ rằng: "Ta sẽ phải đi đường xa, khi ta đi không dễ gì suy nghĩ đến lời dạy của Đức Phật được, vậy ta hãy tinh tấn" (Maggo kho me gantabbo bhavissati maggaṃ kho pana me gacchantena na sukaraṃ buddhānaṃ sāsanaṃ manasikātuṃ handā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi)

4. Vừa mới đi đường xa, nghĩ rằng: "Ta vừa mới đi đường xa, lúc đi đường ta không thể suy tư đến lời dạy của Đức Phật, vậy ta hãy tinh tấn" (Ahaṃ kho maggaṃ agamāsiṃ maggaṃ kho panā' haṃ gac-chanto n' āsakkhiṃ buddhānaṃ sāsanaṃ mana-sikātuṃ handā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi).

5. Khi thiếu ăn, nghĩ rằng: "Ta đi khất thực không nhận được thức ăn đầy đủ; nhờ vậy thân thể ta được nhẹ nhàng thích nghi, vậy ta hãy tinh tấn" (Ahaṃ kho piṇḍāya caranto n' ālatthaṃ bhojanassa pāripūriṃ tassa me kāyo lahuko kammañño handā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi).

6. Khi đủ ăn, nghĩ rằng: "Ta đi khất thực đã nhận được thức ăn no đủ; thân thể ta mạnh khỏe thích nghi, vậy ta hãy tinh tấn" (Ahaṃ kho piṇḍāya caranto alatthaṃ bhojanassa pāripūriṃ tassa me kāyo balavā kammañño handā' haṃ viriyaṃ āra-bhāmi).

7. Mới nhuốm bệnh, nghĩ rằng: "Ta mới nhuốm bệnh, điều có thể xảy ra là bệnh của ta sẽ gia tăng, vậy ta hãy tinh tấn" (Uppanno kho me ayaṃ appamattako ābādho ṭhānaṃ kho pan' etaṃ vijjati yaṃ me ābādho vaḍḍheyya handā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi).

8. Vừa khỏi bệnh, nghĩ rằng: "Ta vừa khỏi bệnh không bao lâu, điều có thể xảy ra là bệnh của ta sẽ tái phát, vậy ta hãy tinh tấn" (Ahaṃ kho gilānā vuṭṭhito aciravuṭṭhito gelaññā ṭhānaṃ kho pan' etaṃ vijjati yaṃ me ābādho paccudāvatteyya handā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi)./.


No comments:

Post a Comment