Friday, December 2, 2022

011 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 30 tháng 4, 2022

 011 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 30 tháng 4, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "011- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Mãnh Lực (satti) của Duyên có 2 Mãnh Lực Phổ Thông là:

1. Mãnh lực Xuất sinh (Janaka).

2. Mãnh lực Bảo hộ (Upathambhaka).

Hai mãnh lực này có xuyên suốt trong nhiều các Duyên, đa phần nó có 2 Mãnh Lực. Như Mãnh Lực của Nhân Duyên thì vừa Xuất Sinh vừa Bảo Hộ. Xuất sinh (Janaka) và Bảo hộ (Upathambhaka), là làm cho sinh ra, làm hiện bày ra 

Thí dụ, phần Nhân Duyên: có 6 nhân tương ưng: 

- 3 nhân bất thiện (Tham, Sân, Si) 

- và 3 nhân thiện (Vô Tham, Vô Sân, Vô Si).

Khi Mãnh Lực Xuất Sinh làm sinh khởi Tham hiện bày tính chất: Đeo níu, bám chặt. Khi tính chất đeo níu Xuất Sinh, hiện bày ra. Có 2 loại:

1. Có loại hiện bày ra rồi vụt tắt liền, đó là  Xuất Sinh không bảo hộ, không nuôi dưỡng. Thí dụ, người có tính tham không bảo hộ thì tham phút chốc, không tham lâu dài. Có người có tính sân, thì sân phút chốc không lâu dài.

2. Có những người tham triền miên, tham liên tục, họ đeo níu không buông bỏ. Trạng thái sau khi Xuất Sinh, trạng thái đeo níu bám víu không buông bỏ, chức năng Mãnh Lực Bảo Hộ hiển bày, giữ tính tham không mất.

Có hai Mãnh Lực luôn luôn diễn tiến thì bắt đầu chức năng Bảo Hộ tiếp nối qua Mãnh Lực của Xuất Sinh thì tính chất hay thực tính của nó diễn tiến luôn không ngừng.

Đối với Nhân Duyên có 2 mặt.

Khi biết được 2 chức năng đó qúi Phật tử phải cẩn thận về mặt bất thiện. Nó đã Xuất Sinh mà có bảo hộ khó dứt bỏ lắm. Người có tính tham khó cắt bỏ tính tham, hay người có tính sân khó cắt bỏ tính sân.

Nếu tính chất thiện họ Vô tham, họ có tính chất xả thí, diệt trừ keo kiệt, bỏn xẻn, có khi dễ có khi khó, cũng cần sự bảo hộ, nuôi dưỡng, làm cho tính chất này được tồn tại, lâu dài.

Tính Vô Tham là Xả thí.

Tính Vô Sân là Từ Ái.

Tính Vô Si là Trí. 

Nếu chúng ta để khi có khi không thì không lợi ích cho mình.

Phần bất thiện không cần bảo hộ để nuôi dưỡng nhưng nó có, thật ra nó là kiết sử, lậu hoặc đeo níu nhiều kiếp. Do đó qúi Phật tử nhìn nhân sanh tham, ra sân, đời kiếp đã từng tham, đã từng sân, quen tính nết rồi.

Nếu ta nói qua thiện, Vô Tham là tập cho mình xả thí để diệt trừ keo kiệt, bỏn xẻn, thì có khi mình nuôi, bảo hộ không nổi. Mình không quen bảo hộ. Nên mình không làm liên tục lâu dài.

Do đó, 2 cái đó cho mình suy nghĩ: Về bất thiện, không cần nuôi, không cần bảo hộ mà nó tồn tại. Còn thiện mình cần nó tồn tại thì nó lại không đủ mãnh lực để nó tồn tại.

Ở đây, có một số duyên Xuất Sinh ra có đủ 2: Xuất sinh và Bảo Hộ. Một số duyên chỉ có Xuất Sinh, không có bảo hộ.

Nói tới thời gian (kāla) có 3 thời:

1. Thời quá khứ (Atita).

2. Thời hiện tại (Paccuppanna).

3. Thời vị lai (Anāgata)

Đối với Pháp Siêu Lý (paramattha) có một thời cần nhận thức. Cả 3 thời đều có thời hiện hữu ngấm ngầm là thời Pavatti kāla (Thời chuyển khởi).

Thí dụ, ta nói 2 giờ 10 phút , thực ra không có, nó đã chuyển đổi, chuyển khởi rồi. Do đó, khi ta nói 2 giờ 10 phút thì có thể nó đã đi tiếp qua  2 giờ 11 phút, hoặc  2 giờ 12 phút, hoặc 2 giờ 13 phút, nó đi tiếp rồi.

Hồi xưa Ngài Tịnh Sự dùng từ: Thời Bình Nhật, thời đang trước mắt mình. Nếu nói thời hiện tại Ngài nói là không đúng, không chân thực được. Nói thời Bình Nhật là ngay trước mắt mình, nó đang thay đổi, nên ta gọi là thời Chuyển Khởi.

Vậy thì, khi người ta hỏi: Bạn bao nhiêu tuổi, mình không nói chính xác được, nhưng nói theo chế định, nói theo quy ước thời gian chế định thì có thể ta nói theo một quy ước.

Thì ở đây, Mãnh Lực Duyên của Nhân Duyên. Nhân Duyên có 2 Mãnh Lực là Xuất Sinh và Bảo Hộ. Còn nếu nói thời gian thì có thời Bình Nhật (thời Chuyển Khởi). 

Với Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện thì thời của nó là thời Bình Nhật, nó chuyển đổi liên tục.

Khi chúng ta học về Lộ Trình Tâm, ở phần Tổng hợp nội dung vô tỷ pháp, chương 4: Một cách tổng quát Ngài Tịnh Sự đã làm cho chúng ta thấy. Chúng ta phải biết cách coi biểu đồ Lộ trình tâm một cách kỹ thuật.

 hình bản đồ Lộ Trình Tâm


Thì chúng ta nhìn thấy 4 phần chính trước: 

1. Phần chính thứ nhất là. Lộ ngũ môn là lộ xuyên qua 5 căn (nhãn môn, nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn, thân môn).

2. Phần chính thứ hai là, Lộ ý môn, nó thuộc về Ý Căn, nó nằm trong tâm thức của ta, nó chưa hiển lộ qua các căn.

3. Phần chính thứ ba là, Lộ kiên cố, hay là lộ đặc biệt.

4. Phần chính thứ tư là, Lộ Niết Bàn, dành cho các bậc Thánh ra đi với mỗi người khác nhau. 

Nhưng ta biết là khi đắc đạo, khi ta qui ước các vị này đắc đạo, tuy là một hội chúng tăng học cùng một thầy, cùng một chỗ, cùng một thời điểm được Đức Phật Ngài giáo hóa ban truyền. Nhưng khi đắc thì người này  đắc cái này người khác đắc cái kia, khác biệt nhau, không có người nào giống nhau. Nên gọi là Ekaggatā magga, độc đạo, tức là một người độc hành ra đi, mà họ đắc chứng đạo quả, một mình họ chứng đắc, không có người nào giống nhau.

Như Ngài Xá Lợi Phất với Ngài Mục Kiền Liên, 2 Ngài cũng vậy. Ngài Mục Kiền Liên đắc trước 2 tuần. Ngài Xá Lợi Phất đắc sau Ngài Mục Kiền Liên 2 tuần.

Khi đắc đạo sau đó thì khi đến Niết Bàn cũng như vậy. Con đường Đức Phật Ngài đến đạo quả, từ nơi Ngài là Bồ Tát ngồi dưới cội cây tới đường Ngài viên tịch Niết-bàn từ Kusinara, 2 cái đó đều là Thiền. Ngài từ cái Thiền mà Ngài đắc chứng đạo quả, Ngài từ Liên Thiền Ngài viên tịch Niết-bàn. Nên ta có thể qui ướt được mình tu cái nào thì mình hưởng cái đó, và mình ra đi cũng theo cái đó, đó là qui ước.

Thí dụ, qúi Phật tử đắc thiền khô, tức là loại trực giác mà chứng tri đắc được tam tướng (Khổ, Bất toại nguyện, Vô ngã) thì không qua con đường thiền, như Ngài Upatissa (Xá Lợi Phất) Ngài đi tới bằng con đường trực giác Ngài nghe Asajji nói là Ngài đắc Sơ Đạo, Sở quả liền, thì lúc bấy giờ các Ngài cũng đi con đường đó. Ngài viên tịch Niết-bàn trong trạng thái trực giác ra đi. 

Nhưng con đường đi của ngài Mục Kiền Liên (Moggallāna) là thiền, hiện bày thần thông, do đó, tới ngày Ngài viên tịch Ngài cũng hiện bày thần thông như Ngài Ananda.

Đa phần, từ Đức Phật Ngài làm gương, trước khi Ngài nhập Niết-bàn liên thiền là phần đầu, rồi nhập Niết-bàn liên thông. Phần đầu Ngài đi bằng 2 triệu tâm thiền, sau khi chấm dứt tâm Tứ Thiền sắc giới, thì Ngài viên tịch.

Ngài đi từ Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Xong Ngài đi qua Không Vô Biên, Thức Vô Biên, Phi Tưởng Xứ

Đức Phật Ngài nhập sơ thiền. Xuất sơ thiền, Ngài nhập nhị thiền. Xuất nhị thiền, Ngài nhập tam thiền. Xuất tam thiền, Ngài nhập tứ thiền. Xuất tứ thiền, Ngài nhập ngũ thiền. Xuất ngũ thiền Ngài nhập không vô biên xứ. Xuất không vô biên xứ, Ngài nhập thức vô biên xứ. Xuất thức vô biên xứ, Ngài nhập vô sở hữu xứ. Xuất vô sở hữu xứ, Ngài nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ. Xuất phi tưởng phi phi tưởng xứ. 

Rồi Ngài đi  trở lại Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập  phi phi tưởng xứ. Xuất phi phi tưởng xứ, Ngài nhập  vô sở hữu xứ. Xuất vô sở hữu xứ, Ngài nhập thức vô biên xứ. Xuất  thức vô biên xứ, Ngài nhập không vô biên xứ. Xuất không vô biên xứ, Ngài nhập ngũ thiền. Xuất ngũ thiền, Ngài nhập tứ thiền. Ngài xuất tứ thiền, Ngài nhập tam thiền. Xuất tam thiền, Ngài nhập nhị thiền. Xuất nhị thiền, Ngài nhập sơ thiền.

 Rồi Ngài trở lại sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, ngũ thiền, Ngài viên tịch Niết-bàn ngay tại xả thọ.

Ngài tục sinh với tâm Xả thọ, Ngài viên tịch Niết Bàn với tâm xả thọ.

Khi ta nói tới Lộ trình tâm, để ta có khái niệm về quy ước: Mình tu cách nào thì khi Niết Bàn, Đạo Quả của mình, mình ra đi con đường đó dễ dàng, không gì thay đổi hết.

Vậy thì ta nhìn vô bản đồ Lộ Trình Tâm, thì bản đồ này Ngài Tịnh Sự quy ước là 455 lộ, nhưng đi vào chi tiết của từng các lộ thì sẽ thấy có thêm phần nhỏ li ti nhân ra số thành ra lớn hơn con số 455 này. Sư viết trong phần chương 4, tổng hợp nội dung Vô Tỷ Pháp về Lộ Trình Danh Pháp là 18 ngàn mấy trăm lộ.

Như vậy thì có 4 phần:

1. Lộ Ngũ Môn đi qua 5 căn.

2. Lộ Ý Môn đi qua Ý Căn.

3. Lộ Kiên Cố là Lộ Tu Tập, đắc thiền đắc thần thông, hiện bày thần thông, liên thiền, liên thông 

4. Niết-bàn.

Đối với phần Nhân duyên, trang A2, câu 1, Thiện làm duyên cho Thiện, lộ trình tâm có 3 lộ :

 1. Lộ ngũ môn, 

2. Lộ ý môn, 

3. Lộ kiên cố (đắc thiền, đắc sơ đạo), đắc 3 đạo sau, hiện thông, nhập thiền quả, nhập thiền Diệt). 

Không nói tới Niết Bàn vì thời bình nhật, Niết Bàn là cận tử rồi.

Do đó khi ta học Lộ Trình Tâm này chúng ta mới thấy cửa ngõ để muốn đặt tâm ta đưa đến Lộ Kiên Cố. Trong Lộ Kiên Cố có đắc thiền, đắc sơ đạo, đắc 3 đạo sau. Tức là tứ đạo nó có hết.

Hạng về người là bốn phàm và bảy Thánh Hữu Học trừ bậc còn lại là Tứ Quả rồi,  còn 3 bậc đạo sau. Đạo thôi, chưa nói tới quả.

Tiếp nữa là hiện thần thông, họ hiện được ngũ thông, còn lục thần thông là Alahán.

Tiếp nữa là nhập Thiền Quả, bậc Anahàm có thể vô Thiền Quả được, Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả.

Nhập Thiền Diệt là bậc Tam Quả và Tứ Quả, thì bậc 3 quả hữu học vô Thiền Diệt được.

Thì ở đây Lộ Kiên Cố bằng con đường Thiện làm duyên cho Thiện của Nhân Duyên.

Khi ta nói tới phần đó là chúng ta có một sự suy nghĩ là chức năng của Thiện làm duyên cho Thiện bởi Nhân Duyên là chúng ta có thể đi qua một loạt những nhu cầu cần thiết.

 hình lộ trình tâm 


Sư đi vô từng chi tiết thì các qúi Phật tử sẽ thấy rõ chức năng của Thiện làm duyên cho Thiện.

Khi chúng ta có quyển sách Đại Phát Thú trong tay qúi lắm vì có những chúng ta không phải đi tìm, vì công lao Ngài Jotika làm mình có sẵn rồi, 

Qúi Phật tử mở Đại Phát Thú quyển I, trang 33, 

TẬP HỢP 24 HIỆP LỰC TRONG NHÂN DUYÊN

9 SÀMANNAGHATANÀ –

9 PHỔ THÔNG HIỆP LỰC, LÀ:

4 AVIPÀKA – 4 VÔ DỊ THỤC

1/ Sabbatthànikaghatanà – Biến Hành Hiệp Lực,  là: 6 Nhân làm duyên giúp đỡ  ủng hộ đối với Tứ Danh Uẩn Tương Ưng, Sắc Tâm Hữu Nhân, Sắc Nghiệp Tái Tục Hữu Nhân, có được 5 Duyên Hiệp Lực (Ghatanà – Hiệp Lực) là:

1. Nhân Duyên,

2. Câu Sanh Duyên,

3. Câu Sanh Y Duyên,

4. Câu Sanh Hiện Hữu Duyên,

5. Câu Sanh Bất Ly Duyên.

phần I, Biến Hành Hiệp Lực,  Phổ Thông. Khi hiệp lực thì có tính chất phổ thông, luôn luôn 4 duyên hiện hữu. Qúi Phật tử sẽ dùng cái này là công thức, đức Phật đã khổ công đi tìm, Ngài biết được. 4 công thức, 4 công dụng mỗi duyên đều có chức năng ảnh hưởng tốt cho việc Thiện làm duyên cho Thiện của mình được.

Rồi qua phần Hữu Hổ Tương, trang 34

2/ Saannamannaghatanà – Hữu Hổ Tương Hiệp Lực, là: 6 Nhân làm duyên giúp  đỡ ủng hộ đối với Tứ Danh Uẩn Tương Ưng và Ý Vật, có được 6 Duyên Hiệp Lực (Ghatanà – Hiệp Lực) là:

1. Nhân Duyên,

2. Câu Sanh Duyên,

3. Hổ Tương Duyên,

4. Câu Sanh Y Duyên,

5. Câu Sanh Hiện Hữu Duyên,

6. Câu Sanh Bất Ly Duyên.

 hồi nãy nó có 5 duyên, thì giờ nó qua thành 6 duyên, do thêm Hỗ Tương Duyên. 

Qua tới Hỗ Tương & Tương Ưng, nó có thêm duyên Tương Ưng vô nữa, là 7 duyên. 

3/  Saannamannasampayuttaghatanà – Hữu Hổ Tương Tương Ưng Hiệp Lực, là:  6 Nhân làm duyên giúp đỡ ủng hộ đối với Tứ Danh Uẩn Tương Ưng, có được 7 Duyên Hiệp Lực (Ghatanà – Hiệp Lực) là:

1. Nhân Duyên,

2. Câu Sanh Duyên,

3. Hổ Tương Duyên,

4. Câu Sanh Y Duyên,

5. Tương Ưng Duyên,

6. Câu Sanh Hiện Hữu Duyên,

7. Câu Sanh Bất Ly Duyên.

Những cái này là những công thức. Sư chỉ cho qúi Phật tử biết dùng công thức này.

 Hồi đó Sư học về Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, khi Sư đi vào chi tiết, Sư viết vào thẻ trước từng bài 5 duyên, 6 duyên, 7 duyên, 8 duyên. Thì lúc đó thấy chỗ nào thêm thì mình highlight. Hồi nãy chữ Biến Hành, chữ Phổ Thông có 5 Duyên, nhưng mà Hữu Hổ Tương này có Hổ Tương Duyên vào thì bắt đầu mình highlight Hổ Tương. Nhưng qúi Phật tử để ý, Sư chỉ cho kinh nghiệm mà Sư áp dụng thì mới có hiệu quả được.

 Theo phần biến hành thì nó có 5 Duyên 

1/ Sabbatthànikaghatanà – Biến Hành Hiệp Lực,  là: 6 Nhân làm duyên giúp đỡ  ủng hộ đối với Tứ Danh Uẩn Tương Ưng, Sắc Tâm Hữu Nhân, Sắc Nghiệp Tái Tục Hữu Nhân, có được 5 Duyên Hiệp Lực (Ghatanà – Hiệp Lực) là:

1. Nhân Duyên,

2. Câu Sanh Duyên,

3. Câu Sanh Y Duyên,

4. Câu Sanh Hiện Hữu Duyên,

5. Câu Sanh Bất Ly Duyên.

Nhưng qua phần thứ 2 

2/ Saannamannaghatanà – Hữu Hổ Tương Hiệp Lực, là: 6 Nhân làm duyên giúp  đỡ ủng hộ đối với Tứ Danh Uẩn Tương Ưng và Ý Vật, có được 6 Duyên Hiệp Lực (Ghatanà – Hiệp Lực) là:

1. Nhân Duyên,

2. Câu Sanh Duyên,

3. Hổ Tương Duyên,

4. Câu Sanh Y Duyên,

5. Câu Sanh Hiện Hữu Duyên,

6. Câu Sanh Bất Ly Duyên.

Nhưng qua phần thứ 2 là Hữu Hổ Tương, thì chúng ta có  Hổ Tương. Nhưng mà không phải mình để ở hàng thứ 6 mà nó nằm hàng thứ 3. Vì sao nó nằm ở đó? vì chức năng của nó. Tức là nó đi như là Nhân Duyên nó vô Vô Tham có rồi, tức là mình đang xả thí thì mình có nhân Vô Tham, rồi Câu Sinh là lúc đó là đồng sinh với nhân Vô Tham này với Tâm Thiện thì cái Hổ Tương này nó vô trước cái Câu Sinh Y, Câu Sinh Hiện Hữu và Câu Sinh Bất Ly.

Rồi qua phần Hữu Hổ Tương Tương Ưng:

3/  Saannamannasampayuttaghatanà – Hữu Hổ Tương Tương Ưng Hiệp Lực, là:  6 Nhân làm duyên giúp đỡ ủng hộ đối với Tứ Danh Uẩn Tương Ưng, có được 7 Duyên Hiệp Lực (Ghatanà – Hiệp Lực) là:

1. Nhân Duyên,

2. Câu Sanh Duyên,

3. Hổ Tương Duyên,

4. Câu Sanh Y Duyên,

5. Tương Ưng Duyên,

6. Câu Sanh Hiện Hữu Duyên,

7. Câu Sanh Bất Ly Duyên.

Thế thì sau cái Hổ Tương thì là Câu Sanh Y, rồi nó mới xuống Tương Ưng (nó đi theo thứ tự với Chức Năng của nó) mình không vượt được, không nhanh được mà phải đi theo thứ tự của nó, mà đi đúng công thức thì mới kết quả được.

Tới Hữu Bất Tương Ưng

4/ Savippayuttaghatanà – Hữu Bất Tương Ưng Hiệp Lực, là: 6 Nhân làm duyên giúp đỡ ủng hộ đối với Sắc Tâm Hữu Nhân, Sắc Nghiệp Tái Tục Hữu Nhân, có được 6 Duyên Hiệp Lực (Ghatanà – Hiệp Lực) là:

1. Nhân Duyên,

2. Câu Sanh Duyên,

3. Câu Sanh Y Duyên,

4. Câu Sanh Bất Tương Ưng Duyên,

5. Câu Sanh Hiện Hữu Duyên,

6. Câu Sanh Bất Ly Duyên.

Nó rút Hữu Hổ Tương ra và bỏ Bất Tương Ưng vô. Tại vì vừa là Danh và Sắc. Còn cái kia là Danh Pháp thôi. 

Do đó qúi Phật tử để ý, đó là điều Sư muốn qúi Phật tử lưu ý. Thì khi Mãnh Lực của hiệp lực đi theo chức năng của nó và đi theo đúng bước đi của nó, không phải đi theo ý mình muốn.

Những công thức này, khi việc thiện qúi Phật tử làm một mình, không có người hỗ tương, hay phụ mình làm thì đi 5 bước.

Còn nếu mình làm có người hỗ trợ thì người hỗ trợ đó vô  đi 6 bước. Giai đoạn sau khi người hổ trợ Câu Sanh với mình, chưa Câu Sanh, Hỗ Tương không được.

Rồi đến Tương ưng là vừa tâm, thân, trí, Tương Ưng vô sau khi nương tựa, hỗ trợ nhau thì Tương Ưng mới được.

Qúi Phật tử phải lưu ý, nó không phải là máy móc, không phải tự nhiên hay là theo ý mình được, nó phải đi từng bước như vậy.

Đó là trí tuệ Đức Phật Ngài tìm ra, Pháp tuần tự như vậy.

Khi qúi Phật tử làm việc thiện nào đó chỉ cá nhân mình thì coi đủ 5 duyên này chưa.

Thí dụ, Sư ngồi dịch kinh mình Sư, cô Vân làm combine (kết hợp) mấy tập kinh sách một mình, không có ai hỗ tương thì cổ làm một mình cổ có 5 chức năng  mãnh lực duyên này chưa? Sư dịch kinh có 5 chức năng này không? Quý Phật tử học làm Bố thí, xả thí có đủ 5 chức năng này không?

Thứ hai, cô Vân muốn hỗ tương với Sư thì Sư phải coi chức năng nào cô vô hỗ tương trong giai đoạn cô muốn hỗ tương, hay cổ muốn tương ưng với các pháp cô đã làm, cuốn sách cô đã làm, thì Sư coi cô ở giai đoạn nào mới vô được, mà nó có kết quả được.

Đó là công thức. Sư sẽ mổ xẻ thêm nhiều chi tiết nữa

Phần này là Ngài Jotika đưa ra trước tất cả những công thức, mình học hết mấy công thức này, nếu không nhớ mình ghi ra.

Như mình học trong phần Nhân Duyên, trang A2, sau khi học xong trang A2, A3, A4, coi qua trang A5, Sư lưu ý điểm cần để ý lằn xanh ở trên đầu trang, Vô Dị Thục quả chức năng làm việc này không có trổ quả và Hữu Dị Thục quả  và chức năng làm việc này có trổ quả.

Cái thứ hai, khi đang làm việc thiện, có quả dị thục quá khứ hợp tác với mình để mình có.

Chẳng hạn, giờ muốn làm việc xả thí thì Quả Dị Thục quá khứ từng làm việc bố thí bây giờ có phước vật nên mới làm việc xả thí, thì cái vế nằm ở đâu? mình phải coi vế bên phần hổ tương ưng của Hữu dị thục quả. 

Còn nếu mình làm mà xoay xở không có gì hết, rồi tự mình làm ra. Thí dụ, ông thợ đóng giày nghèo khổ, nghe tin ngày mai Đức Phật và chư Tăng về làng thuyết pháp giảng đạo, dân làng, các vị bá hộ quyên góp để ngày mai làm việc thiện cúng dường để bát cho Ngài. Ông này xoay xở đủ cách, kiếm tiền, kiếm vật thí để cúng dường Đức Phật, vì về tới nhà không có gì, thì chỉ có duy nhất là: Sửa đôi giày người khách mới đưa hôm qua, phải sửa cho xong, vì ngày mai người ta tới lấy mới có kịp biến đồng tiền sửa giày thành vật thí. Đó là Vô Dị Thục Quả, ngay hiện tại.

Còn mai muốn bố thí mà hôm nay có đủ hết là có Hữu Dị Thục quả, ngay hiện tại. Quả dị thục quá khứ.

Có 2 vế: là Vô Dị Thục và Hữu Dị Thục

1. Vô dị thục : Hiện tại thực hiện việc thiện, không có quả dị thục quá khứ hỗ tương.

2. Hữu dị thục: Hiện tại có quả dị thục quá khứ. Thực hiện được việc thí.

Với hiện tại, qúi Phật tử ngồi nghiệm lại ngày hôm qua cũng như ngày hôm nay, mỗi khi qúi Phật tử làm việc thiện, qúi Phật tử có quả Dị Thục từ quá khứ hổ tương cho qúi Phật tử trong hiện tại không? Hay là tự ên qúi Phật tử tự làm ra chứ không có gì là từ quá khứ kế thừa để làm?

Bất cứ một việc thiện nào lúc qúi Phật tử khởi tâm lên muốn làm việc thiện  thì đều có quả Dị Thục quá khứ hổ tương cho qúi Phật tử. 

 Khi qúi Phật tử làm việc thiện với Tâm Thiện, thứ nhất là thiếu tư, thứ hai là thiếu trí, nên mới khi có khi không.

 Giờ mình nghiệm lại mình có cả hai, mình bắt đầu ghi nhận nó thì từ đây về sau phải đủ Tam Tư (Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu) và Trí Tuệ.

Bất cứ việc thiện nào mình muốn thực hiện, cho dù là xả thí, trì giới, tu tập,v.v.. luôn luôn có Hỗ Tương của chính mình hay Hổ Tương của người cho mình.

Xả thí, lúc đó mình nghĩ của mình là mình có vật thí, mình có tài thí ngay trong tay làm xả thí liền; Hay muốn xả thí có người tới hỗ tương để người góp công người góp của để làm việc xả thí, hỗ tương này, qúi Phật tử có cả hai.

Trì giới: Có người tới nhắc nhở mình, có người tới hỗ tương mình cho việc trì giới được thực hiện.

Tu tập: Một mình và có người giúp, minh sư, bạn tốt, người hay tới giúp mình.

Như vậy thì khi đi làm việc phần bên ngoài (xả thí, trì giới). 

Còn tu tập, khi khởi lên tu tập có người giúp đỡ, có người hỗ trợ, có thầy hay, bạn giỏi để dìu dắt mình đi, quý Phật tử có cái nào?

Mình học phần Duyên nó có nhiều mãnh lực, có khi là hữu dị thục, có khi vô dị thục, có hổ tương, có tương ưng.

Khi mình học Pháp, mình thấy được Pháp, mình nghiệm được Pháp, mình lo tu tập, không lo nghĩ gì chuyện khác. 

Người xưa có câu: "đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, chỉ khó vì lòng người ngại núi e sông."

 Sư sửa lại là: "đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, chỉ khó vì lòng Mình ngại núi e sông." 

Do đó mình phải xác định thì qúi Phật tử mới thấy được là mấy chục năm trước mình Vô Dị Thục, bây giờ mình mới có Hữu Dị Thục

Học về Duyên, mình nghiệm lại được, vì có 3 thời, thời quá khứ mình thiếu, không có đủ, nhưng bây giờ biết, từ hiện tại tới vị lai mình chuyển khởi, mình phải chuyển đổi, thay đổi, vun bồi. 

Tại sao Bồ Tát 6 năm tìm đạo, các vị Bồ Tát khác 100 ngày, 1 năm, 2 năm, còn Ngài 6 năm tìm đạo? Vì thời của Ngài, trước 4 A Tăng Kỳ là 16 A Tăng Kỳ Ngài vô dị thục nhiều lắm, Ngài cũng xuống làm khỉ chúa, làm cá sấu, Súc sanh là 4 đường ác đạo rồi. Chưa kể tới cảnh khổ.

Ngài Mục Kiền Liên, trong bài Kinh Hàng Ma, Ngài Mục Kiền Liên trong một kiếp làm Ác Ma đi phá người ta, phá đệ tử Ngài Chánh Đẳng Giác, giờ lên tu nữa. Có kiếp ngài đánh cha mẹ, rớt xuống, kiếp này lúc Niết Bàn tan nát thi thế. Vì sao?  Vì Vô Dị thục. Khi có Hữu dị thục là phút cuối rồi.

Đời trước ta có vô dị thục, nhưng nay ta có pháp, có duyên thì nguyện chỉ nên làm những gì hữu dị thục thôi, nhất là việc thiện. Mà trong hữu dị thục phải hỗ tương, tương ưng trổ sanh quả cho ta được thành tựu mọi ước nguyện.

Khi ta học về Abhidhamma: Bất thiện chỉ có 12 tâm bất thiện là 8 tâm tham, 2 tâm sân, 2 tâm si. Quả dị thục nó cho ra chỉ có 7 quả dị thục vô nhân. Tuy nhiên, nói tới thiện, khi ta nói tới thiện, nói tới 37 tâm thiện; 8 tâm đại thiện, 9 tâm thiện đáo đại, 20 tâm thiện siêu thế. Chúng ta nghiệm ra: Ta làm bất thiện, cho dù nhiều, nhưng khi ta hồi tâm quay trở lại thiện làm thì quả về việc thiện làm được rất là nhiều.

Giữa 12 tâm bất thiện và 37 tâm thiện. Thì 12 tâm bất thiện quả trổ sanh ra, 7 tâm quả thôi, quả dị thục vô nhân.

Còn 37 tâm thiện quả trổ sinh ra 8 quả dị thục vô nhân, 8 đại quả, 9 quả đáo đại, 20 quả siêu thế.

Do đó, khi ta ngồi nghiệm lại, những gì quá khứ vì vô minh hay vô ý mà ta tạo ra những điều bất thiện thì làm trong vòng 12 bất thiện. Nhưng hôm nay biết Phật pháp, biết nhân quả, ta sợ hãi với bất thiện, biết việc thiện là quý báu thì ta sẽ thấy quả trổ ra nhiều.

Đó là Lộ Trình Tâm sẽ học tiếp vào chi tiết hơn trong tuần sau.

Bây giờ chúng ta học qua thiện

Níp Bàn:

- Có 1: Tịch tịnh, tĩnh lặng, tâm mình không có phiền não của tham sân si, ngã mạn, hoài nghi, phóng dật, thì lúc đó tâm ta đang tịch tịnh an vui thì ta đang hưởng Niết Bàn tại thế.

- Có 2: Hữu dư y Niết Bàn – Vô dư y Niết Bàn.

- Có 3: Rỗng không (Vô ngã)– Vô Nguyện (Khổ đau) – Vô Tướng (Vô thường). 

Người ta chứng đắc về thực tướng Vô ngã, họ có được rỗng không Niết Bàn. 

Họ chứng đắc trên thực tướng Khổ đau, thì họ chứng đắc Vô nguyện Niết Bàn. 

Họ chứng đắc trên thực tướng Vô thường thì họ sẽ thấy được Vô Tướng Niết Bàn.

Hữu dư y Niết Bàn là: Còn dư sót nương nhờ. 

hữu – còn;

 dư – dư sót;

 y – nương nhờ. 

Qúi Phật tử cần lưu ý:

Lúc bấy giờ, người đắc chứng Hữu dư y Niết Bàn là những người còn mạng sống, chưa tịch diệt. Chẳng hạn, Đức Phật đắc đạo quả Hữu dư y Niết Bàn lúc Ngài 35 tuổi. Nhưng Ngài viên tịch Niết Bàn thì 80 tuổi Ngài mới viên tịch. Thì trong khoảng 45 năm  Ngài là Hữu dư y Niết-bàn. 

Ông Bakula đang đi bị con bò húc bên hông, ông chết liền, ông đắc chứng Đạo Quả là Vô Dư y, không có dư sót để nương nhờ. Vừa đắc Đạo Quả xong đi liền.

Tuần trước Sư nói, người đắc Hữu dư y Niết Bàn là còn mang thân nghiệp báo chưa hết. Như Đức Phật còn bị đá rớt xuống chảy máu chân làm mủ ông Jivaka là lương y phải cạo mủ cho Đức Phật; Hai nữa là Ngài bị thọ bệnh kiết lỵ, 3 tháng trời trong người Ngài cạn nước luôn.

Như là Ngài Mục Kiền Liên, Ngài đắc Đạo Quả, nhưng tới chót Ngài cũng bị 500 tên cướp bằm thịt Ngài.

Nên qúi Phật tử cẩn thận. Người vừa đắc đạo xong, tịch diệt luôn, người đó hoàn toàn Vô dị thục quả. Không còn dị thục quả dư sót của quá khứ.

Hữu Dư Y, còn dư y mình không biết quả dị thục mình trổ lúc nào. Chẳng hạn như, Ngài Cakkhupala (Hộ Nhãn), Ngài đắc chứng Đạo Quả xong nổ luôn 2 con mắt liền. Từ ngày đắc chứng đạo quả A La Hán tới lúc viên tịch sống trong tăm tối mù mịt. Ngài về thăm Đức Phật. Ngài ở chùa Kỳ Viên, được chư Tăng bố trí cho một tịnh thất để ở, buổi sáng Ngài tới chùa Kỳ Viên  đảnh lễ Đức Phật, trong khi Ngài mù không thấy. Ngài đi kinh hành, đạp một số côn trùng dưới đất, chư tăng vô trình Đức Phật là, Cakkhupala đạp dẫm côn trùng chết nhiều. Đức Phật nói “Ổng ta không có tác ý”. Tại vì Ngài đắc A La Hán hữu dư y, còn dư sót nghiệp quá khứ, còn dị thời nghiệp. Do đó, tiếp tục, Ngài vẫn trải qua, trả những gì còn dư sót.

Do đó, khi tới Niết Bàn, người tới mức cuối như Đức Phật nằm trên tảng đá tại vườn Kusinara Ngài nhập liên thiền sau đó Ngài viên tịch Niết Bàn, lần đó lần cuối cùng lúc 80 tuổi thì Ngài  mới Vô Dư y. Trong khi Hữu dư y Ngài trải qua 45 năm.

Có một lúc, ở một làng Ấn Độ Ngài đi tới không có lương thực, cả làng đói hết. Ông nuôi ngựa thấy thương Ngài, lấy thực phẩm Ngựa ăn đem lên cho Ngài dùng, chư Tăng dùng. Đại đức Mục Kiền Liên nói “Đức Thế Tôn cho con, con dùng thần thông, một tay phải đưa hết chúng sanh qua, một tay trái lật quả địa cầu lại, lấy phần dưới của quả địa cầu màu mỡ đất đai còn phì nhiêu." Đức Phật nói, "những thời gian sau khi Như Lai đi, Mục Kiền Liên đi, chư Thánh tăng đi, chư Tăng phàm tăng còn lại rơi vào trạng thái đói khát người ta tới gõ cửa chư tăng làm không được thì lúc đó ra sao?"

Đức Phật Ngài không cho, thì Đức Phật và chư Tăng phải trải qua đói chung với dân làng. Đức Phật lúc đó là Hữu dư y.

Thiện làm duyên cho Thiện. Có 2 loại thiện: 

Thứ nhất là, Thiện thông thường gọi là Pháp thiện gồm có: Thập phúc hành tông, Thập thiện nghiệp lực.

Thứ hai là thiện là pháp toàn thiện, giải cứu ta, giải cứu người, đó là Pháp Ba La Mật (Paramitta)

Chữ Paramitta, người Trung Hoa nói chữ r không được, do đó họ đổi thành chữ ‘l’.

Paramitta là Đáo bỉ ngạn là đến bờ an vui, thoát khổ

Đáo = Đến; 

Bỉ = An vui; 

Ngạn = Bờ sông = Đến bờ an vui, thoát khổ.

Ta giải cứu cho ta trước, ta giải cứu cho người sau.

Với hạnh nguyện đó, ta gọi người đó là Bodhisatta là Bồ Đề Tát Đỏa

Bodhi - Bồ Đề, 

Satta – tát đõa = Bồ Đề Tát Đõa, họ bỏ chữ Đề, và bỏ chữ Đỏa, gom lại là Bồ Tát.

Nhưng nó không có nghĩa, mà phải dịch là:

Bodhi là Giác ngộ. 

Satta là Loài hữu tình.

Loài hữu tình có ý thức Giác Ngộ = Bodhisatta là Bồ Đề Tát Đỏa

 Họ hết lầm mê rồi, nhưng họ chưa giải thoát, họ mới ý thức giác ngộ từ trong ý niệm thôi. Ta gọi là bậc Giác hữu tình, tức là chúng sanh có ý thức giác ngộ được gọi là Bồ Tát vì họ đang hành Ba La Mật với các pháp toàn thiện.

Nếu xả thí với thiện thông thường, ai cần thì cho, thì có 2 quả báu: 

1) Đời sau sanh lên làm người có đầy đủ phước vật (nhân). 

2) Còn sanh về cõi trời thì có những phước thiên cung, có những phước vật ở cõi trời (thiên).

 Nếu qúi Phật tử làm xả thí Balamật hay Pháp Toàn Thiện thì có 3 quả báo: Nhân, Thiên, Giải thoát.

Hành Balamật chưa đến quả Giải Thoát hay là Giác Ngộ, nhưng có 6 quả phước báu như sau: 

1. Có tuổi thọ đầy đủ tiếng Pali là Āyusampadā, Āyu là tuổi thọ, sampadā là cụ túc hay là đầy đủ. Thí dụ như kiếp người là 100 tuổi thì người đó hưởng thọ được 100 tuổi. Người hành Balamật, họ sanh ra kiếp nào cũng đầy đủ tuổi thọ (của kiếp đó).

2. Nhan sắc đầy đủ (Rūpasampadā).

3. Sanh trong dòng giống cao sang (Kulasampada). 

Kiếp chót của Bồ Tát Chánh Đẳng Giác chỉ sanh 2 dòng Sát Đế Lỵ và BàLaMôn. 

Thời Ấn Độ xưa có 4 giai cấp:

a. Sát Đế Lỵ (Dòng vua) - Khattiya

b. Bà La Môn (Giáo sĩ)

c. Thương buôn

d. Nô lệ

Đức Phật Gotama là Ngài sinh ra trong dòng vua.

Còn những vị Phật quá khứ như Đức Phật Kakusandha (Phật Krakucchanda), Koṇāgamana (Phật Câu Na Hàm), Kassapa (Phật Ca Diếp) sinh ra là dòng Bàlamôn, là dòng giáo sĩ, giáo thọ, mặc áo trắng. 

Còn chúng ta đang hành Balamật thì dù ở trong kiếp nào chúng ta đểu ở trong dòng cao sang, như cha mẹ danh gia thế phiệt, có của cải tiền bạc sung sướng giàu có chứ không khổ sở, không ti tiện nghèo khó.

4. Danh vị, Tước vị đầy đủ (Issariyasampadā)

5. Công chúng kính trọng (Ādeyyavacanatā). Người hành Balamật nết hạnh họ cao thượng nên được mọi người kính trọng.

6. Có đại uy lực (Mahānubhāvata) : Không có gì sợ hãi, rụt rè, họ kiên tâm.

Qúi Phật tử phải nhớ 6 quả phước báu này gắn liền với người hành Balamật.

Chính cái đó giữa 2 vấn đề xả thí thôi, như cho vật thực cho chim ăn, hay là bố thí cho những người nghèo khó của cải hay tiền bạc vật chất gì đó qúi Phật tử nói: "Ta xả thí này là xả thí Balamật". thì qúi Phật tử hưởng 6 quả phước báu này.

Còn nếu qúi Phật tử nói: "Với xả thí này là xả thí thông thường, ta nguyện kiếp nào sanh lên cũng hưởng phước báu đầy đủ."  Thì với xả thí thông thương ta có phước báu Nhân Thiên, khó được giải thoát.

Mà muốn đi tìm con đường giải thoát không phải là dễ.

Do đó ta lượm trước.

Khi chúng ta làm Nhân Thiện mà Toàn Thiện, như ta làm Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện

Thì có 2 loại nhân, Pháp Thiện thông thường hay pháp thiện toàn thiện, làm duyên cho pháp toàn thiện.

Pháp Thiện thông thường làm duyên cho Pháp thiện thông thường, theo mãnh lực của nhân duyên.

Pháp toàn Thiện làm duyên cho pháp toàn thiện, theo mãnh lực của nhân duyên

Khi hành Ba La Mật hay hành Đáo Bị Ngạn, hay là giải cứu cho mình giải cứu cho người, có 4 bậc:

1- Thứ nhất là, Bậc Chánh Đẳng Giác, có 3 bậc:

-  Bậc trí tuệ : 20 A Tăng Kỳ và 100.000 đại kiếp bổ túc. (đại kiếp bổ túc khi có khi không, không bắt buột phải vuông tròn, nhưng A Tăng Kỳ là phải vuông tròn

-  Bậc tinh tấn: 40 A Tăng Kỳ & 100.000 đại kiếp.

-  Bậc đức tin: 80 A Tăng Kỳ & 100.000 đại kiếp. Đức Phật Maitreya (Phật Di Lạc Ngài còn ở trên cung trời Tusita, Ngài nguyện đức tin, thời gian tu tập về Balamật của Ngài trải qua rất là lâu. Ngài xuống thế gian này có 3 thời pháp là Ngài viên tịch, tại vì lúc đó tuổi thọ của quả địa cầu này đã cuối thời, quả địa cầu đã chín mùi rồi. Do đó Ngài thuyết 3 thời pháp, Ngài độ được 82,000 đệ tử, xong là Ngài viên tịch vì tuổi thọ của Ngài mà Ngài ra đi. Lúc Ngài ra đời tuổi thọ của chúng sinh là 84.000 tuổi.

2- Thứ hai là, Bậc Độc Giác, còn gọi là Bích Chi Phật: Thời kỳ không có Chánh Đẳng Giác và Thinh Văn Giác. Tức là sau khi giáo pháp 5,000 năm hoại diệt thì từ đó cho tới khi Đức Phật Maitreya, thì thời gian đó các vị Phật Độc Giác ra đời rất nhiều. Các bậc Độc Giác không nói giáo pháp, nhưng các Ngài hiện bày trong các hành động của Ngài (Thân Giáo) để người ta noi theo tu tập. Vị Độc Giác tu cũng phải 10 A Tăng Kỳ 

3- Thứ ba là, Bậc Thinh Văn Giác:.

Nếu nói có 2 thì chia ra:: Đại Thinh Văn và Thinh Văn bình thường

Nếu nói có 3 là: 

-  Chí Thượng Thinh Văn, có 2 vị, bên hữu đại trí tuệ, bên tả đại thần thông, Thời gian tu 1 A Tăng Kỳ trở lên

-  Đại Thinh Văn, mỗi vị Phật khác nhau, Phật Gotama có 80 vị Đại Thinh Văn, như ĐĐ ĀnandaĐĐ Anuruddhā,  ĐĐ kassapaĐĐ UpavānaĐĐ Raṭṭhapāla. v.v.các vị tỳ khưu ni và tỳ khưu tăng, từ 100.000 đại kiếp tới 1 A Tăng Kỳ

- Thinh Văn thông thường : 1250 vị Thiện Lai Tỳ khưu đắc đạo quả Alahán, họ đến họ đắc đạo quả họ ra đi, không có gì xuất sắc, Thời gian tu 1000 kiếp thường.

Thời Đức Phật của mình thì Chí Thượng Thinh Văn có 2. Thời nào cũng vậy, như thời Đức Phật Maitreya ra đời hiện hữu trong đời này cũng có 2 Chí Thượng Thinh Văn, một bên tả một bên hữu. Bên hữu là đại trí tuệ, bên tả là đại thần thông

Người nguyện Balamật họ có được 6 quả phước báu của kiếp nào sinh lên, dù là người hay là trời và, nếu họ muốn đắc đạo quả thì chỉ cần 1,000 kiếp từ thấp lên cao, từ sơ thất lai cho đến Alahán vô sinh.

Các qúi Phật tử đang là người nữ thì đi bậc Thinh Văn Giác. Thứ hai nữa, các qúi Phật tử muốn đi bậc Phật Độc Giác cũng được, không ai cản. Nhưng tới đây phải đổi qua người nam để tu Chánh Đẳng Giác phải là người nam.

Ví dụ bây giờ các qúi Phật tử là một người nữ, nghe pháp Đức Phật rồi hoan hỉ quá, muốn độ chúng sinh thì qúi Phật tử phải nguyện trước tiên là chuyển sang người nam rồi mới nguyện Chánh Đẳng Giác.

 Khi Bồ Tát ngồi dưới cội cây thì ác ma đến đòi cái bồ đoàn của Ngài, tại vì Ngài nguyện nếu chưa đắc đạo quả quyết không rời khỏi cội cây quyết không rời khỏi bồ đoàn này. Ngài ngồi tại đây thì Ma Vương là Ác Ma ở Tha Hóa Tự Tại theo Ngài suốt tử khi Ngài vừa rời cung thành ra khỏi Catylavệ Ngài đi vào rừng già vượt qua giòng sông Ni na thiền , thì ác ma theo không thấy một điểm nào trong tâm của Ngài. Ngài hoàn thiện thì ác ma dùng cớ đòi chỗ ngồi của Ngài. Khi đánh không được thì ác ma thua bỏ về cung trời Tha hóa tự tại.

Khi ác ma không thắng được trở về cung trời Tha Hóa Tự Tại, Ác Ma buồn  ngồi bên lề đường Ác Ma gạch 16 lần trên mặt đất. Ba nàng con gái Ác Ma tới hỏi biết vua cha  vừa thất bại, thì 3 nàng mới xuống để cám dỗ Đức Phật, thì vào tuần thứ 6. 

Thì vua cha là Ác Ma gạch 16 lần trên mặt đất, người con mới hỏi 16 lần gạch này có ý nghĩa gì?

Ác Ma nói đó là 16 pháp Ác ma không có (16 Pháp Balamật)

1. Xả Thí

2. Trì Giới

3. Ly Dục

4. Trí Tuệ

5. Tinh Tấn

6. Nhẫn Nại

7. Chân Thật

8. Chú Nguyện

9. Từ Ái

10. Hành Xả

11. Trí Tuệ thấy được ngũ căn.

12. Trí Tuệ thấy rõ Thụy Miên phiền não (sẽ học 11 pháp trị trong tuần sau).

13. Trí tuệ liễu tri vận hành thắng trí.( Dạng thần thông, ác ma không có khả năng này, cái vận hành thần thông, Ác ma chỉ có mạng túc thông, không có lậu tận thông, không có sanh tử thắng trí). Chỉ có bậc Chánh Đẳng Chánh Giác hay là các bậc Alahán

14. Trí tuệ vận hành đại bi lực. Nhờ đại bi lực của đức Phật mà Ngài chiến thắng được Ác Ma.

15. Trí tuệ toàn giác liễu tri Pháp Hành. Đức Phật là bậc toàn giác liễu tri về pháp hành gọi là pháp hữu vi, (saṇkhāra): Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã). Ác Ma không thấy được Pháp Hữu Vi. Các qúi Phật tử đang tu học là nhờ trí tuệ của Đức Phật mới biết về Pháp Hữu Vi này (saṇkhāra): Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã), chứ thật ra bên ngoài không biết được Pháp Hữu Vi này.

16. Trí tuệ Đức Phật thông suốt các pháp hiệp thế và Siêu thế. Ác Ma chỉ có Hiệp thế thôi. 

Hôm nay Sư giải thích 16 gạch mà Ác ma gạch dưới đất. Thì trong 16 pháp này có 10 pháp Balamật. Ác Ma không hành Ba La Mật. Người hành Ba La Mật, đệ tử Đức Phật là con đường thoát Ác Ma quản lý. Người không hành Ba La Mật là trong quản lý của Ác Ma.

Do đó, phải hành Ba La Mật rốt ráo, nỗ lực, tận cùng, không dễ duôi, không giãi đãi được.

Trong tuần tới Sư sẽ đi vào chi tiết của 16 pháp này./.

No comments:

Post a Comment