<--------->

Thursday, August 15, 2024

054 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 8 tháng 4, 2023

 054 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 8 tháng 4, 2023  


Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "054 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Pháp Học không có gì khác hơn, có những khi mình đi tìm giáo pháp Đức Phật lặn lội đi xa đi gần, đi kiếm, rồi bao nhiêu ngàn kinh sách đọc tới đọc lui, nghiên cứu. Chung qui phải nhớ rằng tập khí là cái dính mắc mà mình không nhìn thấy. Kẻ thù không phải ở ngoài xa mà kẻ thù nó ở bên trong ta.

Mỗi món vật thực, những vật thực từ trong cây cỏ rau cải cho tới những vật thực làm từ sinh động vật mà mình dùng nếu mình để nguyên mỗi thứ mà nấu thì nó sẽ ra mùi vị của tự mỗi thứ. Nhưng khi mình ăn vô mình có chịu không, nếu như mình không ăn với mùi vị tự nhiên của nó, rau ra vị của rau, sinh động vật ra vị của sinh động vật, mà khi nấu mình để gia vị vô là mình để tập khí mình vô, mình bỏ chút muối vô, chút đường vô, chút bột ngọt vô, hay là bỏ chút tiêu, chút ớt, v.v... đó là của mình, theo ý mình muốn của mình rồi, và theo sở thích của mình rồi.

Pháp của Đức Phật có Pháp vị Dhammarasa là chính, và đó là cốt lõi của mọi sự giác ngộ, mọi sự thức tỉnh, sự tri kiến trí tuệ của mình.

Như thế thì Pháp thì có Pháp Vị, rồi mình bỏ cái vị của mình vô nữa thì cái nào đúng cái nào sai, vị của mình ngon hơn Pháp Vị thì tại sao mình đi tìm Pháp Vị này, mình sài Pháp Vị của mình đi. Cái Chánh Kiến của Chánh Pháp như vậy đó mà mình không muốn mà mình bỏ tri kiến của mình vô thì mình lấy tri kiến của mình sài đi chứ đâu cần lấy Chánh Kiến của Chánh Pháp để mình hành làm gì, còn không thì đừng có vi phạm cái này, mình mà vi phạm cái này thì là mình có con đường đi của mình rồi, không thể nói con đường mình đi là đúng hay sai nữa, mà mình có con đường đi của mình. Bản đồ người ta vẽ rồi, tới đó quẹo phải, tới đó quẹo trái, tới đó đi thẳng, còn mình thì không theo bản đồ thì mình đi theo con đường của mình, là bắt đầu mình đi ra con đường đó.

Đức Phật Ngài nói con đường đi tới giác ngộ có 37 Đẳng Giác Phần, nhưng đầu tiên của 37 phần là Ngài nói Tứ Niệm Xứ. 

Bài Tứ Niệm Xứ này là chủ yếu, ý chính của nó là chữ "Niệm - Sati" nằm ở giữa, chứ không phải là "Xứ", cũng không phải "Tứ". Mà nếu không giữ được Niệm này, qua bên tay trái cũng không ra, đi qua bên tay phải cũng không đúng.

Tứ là bốn:

Xứ có 4 là; Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Bốn chỗ này làm cho mình có Niệm, 4 chỗ này mình phải trú Niệm, 4 chỗ này mình phải ghi nhớ, 4 chỗ này mình phát hiện được.

Tứ / Niệm / Xứ : Thân, Thọ, Tâm, Pháp

       Tứ Như Ý Túc

        Niệm Lực

        Niệm Quyền

        Niệm Giác Chi

        Chánh Niệm

Do đó, khi Đức Phật Ngài nói Tứ Niệm Xứ thì mình đi từ chữ Niệm, từ chữ Niệm mình có : Tứ Như Ý Túc, Niệm Lực, có Niệm Quyền, thì bắt đầu có Niệm Giác Chi, nó có sự chân chánh (Chánh Niệm) của nó.

Lực là Niệm Lực: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ. 

Thì bây giờ những cái này: Tứ Như Ý Túc, Niệm Lực, Niệm Quyền, Niệm Giác Chi, Chánh Niệm. 

Đức Phật Ngài nói khi có Niệm thì có Lực, khi có Lực thì có Quyền.

Tứ / Niệm / Xứ : Thân, Thọ, Tâm, Pháp

      - Tứ Như Ý Túc

      -  Niệm Lực  ----------------> đối tượng sẽ thấy sinh / hoại / diệt 

      -  Niệm Quyền --------> nó có cái lực của nó là ngăn ngừa trạng thái 5 triền cái, ngăn ngừa kiết sử

       - Niệm Giác Chi ------> đưa đến sự giác ngộ, thấy được Tam Tướng

       - Chánh Niệm  --------> chứng đắc được Rỗng Không, Vô Nguyện, Vô Tướng.

Niệm Lực vào đối tượng, Niệm của mình ghi nhớ vào đối tượng mình sẽ thấy nó có tính sinh / diệt / hoại .

Niệm Quyền, lực của nó là ngăn ngừa trạng thái 5 triền cái, ngăn ngừa kiết sử

Giác Chi, đưa đến sự giác ngộ, thấy được Tam Tướng: Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Chánh Niệm, chứng đắc được Rỗng Không, Vô Nguyện, Vô Tướng

Như vậy thì vô phần Niệm, Tứ Niệm Xứ, có được Niệm thì có Niệm Lực, Niệm Lực có Niệm Quyền, Niệm Quyền có Niệm Giác Chi, Niệm Giác Chi có Chánh Niệm Bát Chánh Đạo.

Chỉ có bài Tứ Niệm Xứ, chữ Niệm.

Bây giờ mình nói ngược trở lại.

Niệm là sự ghi nhớ. Mà Niệm muốn được sự ghi nhớ thì mình phải quan sát cho kỹ, còn nếu mình quan sát hời hợt qua loa sơ sài không chính xác thì sự quan sát này sự ghi nhớ của mình có tư kiến của mình vô.

Thí dụ, mình nghe một câu chuyện nào đó mà không chính xác thì mình phải vẽ câu chuyện đó vô theo ý mình để câu chuyện đó mạch lạc hay hấp dẫn mới lôi kéo người ta được. Tại vì mình không nắm được câu chuyện đó. Bây giờ ông đó hỏi: "Nhân duyên nào mà Đức Phật về Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu)?" mình không nhớ ông karolaji, mình chỉ nhớ Sa Nặc với Bồ Tát ra khỏi thành thôi. Tại vì mình không quan sát kỹ nội dung câu chuyện đó hay tích truyện đó, thì sự ghi nhớ này mình sẽ cho ý kiến của mình vô.

Ghi nhớ đối tượng, quan sát đối tượng là của nó chứ không phải của mình, còn nếu như của mình thì mình không cần ghi nhớ không cần quan sát.

Trong bài kinh Tứ Niệm Xứ; Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Thì Thân này là của nó hay của mình, thì bắt đầu mình ra được. Thọ này là của nó hay là của mình, là mình ra được. Tâm là của nó hay là của mình, là mình ra được. Pháp là của nó hay của mình, là mình ra được. Còn mỗi cái mình đều bỏ "Tôi" vô, thì cái đó là minh bỏ vô thôi, chứ không phải của nó.

Chữ Tùy Niệm. bây giờ mình nói Niệm về Thân của nó, mình quan sát và mình ghi nhớ. Nó có Pháp, nó có Thực Tính, nó có Thực Tướng


                         Niệm 

 Pháp  <---------- Thân ------> Nó --------> Quan Sát

                          Thực Tính

                          Thực Tướng


Thân có Pháp, mà Pháp của nó là Thực Tính, Thực Tướng, nó hiện bày chữ "Nó"  mình chỉ quan sát Pháp của nó, quan sát Thực Tính của nó, mình theo dõi nó, mình ghi nhớ nó là mình giữ được Niệm.

Thân có Pháp, Tứ Đại hình thành ra nó (sắc) : đất, nước, lửa, gió. Thân này là do Tứ Đại, Thân có Pháp là Tứ Đại hình thành ra nó. 

Thân này có:

- Nghiệp tạo ra nó, 

- Tâm tạo ra nó,

- Quí tiết tạo ra nó

- Vật thực tạo ra nó

Nó có Pháp. Nếu nói theo Pháp của Thân là 32 thể trược tạo ra nó, thân có Pháp.

Còn mình lồng mấy cái này (nghiệp, tâm, quí tiết, vật thực) vô có cái gì là của mình không ? mình bỏ vô nữa là của mình, còn nếu không phải của mình bỏ vô là của nó thì mình nhìn nó. Mình quan sát.

Mình bỏ vô rồi mình đi tìm. Người ta nói: "Giặc không đâu xa, giặc ở đàng sau lưng ngươi đó." Bắt đầu nhìn lại mới thấy Mỵ Châu thả lông ngỗng cho Trọng Thủy chạy theo. Giặc đâu có xa, sau lưng ngươi đó, ông An Dương Vương bậc ngửa, thua rồi.

Đức Phật Ngài nói: " Sư tử trùng sư tử nhục", chỉ có trùng sư tử ăn thịt sư tử thôi chứ không ai ăn thịt nổi con sư tử.

Do đó, bây giờ mình nói: "thân có Pháp không ?"

- Có, Pháp tứ đại, hình thành ra thân, đất, nước, lửa, gió.

Thân có Pháp không ?

- Có, sắc nghiệp, sắc tâm, sắc quí tiết, sắc vật thực, tạo ra sắc thân này.

Thân có Pháp không ? 

- Có, 32 thể trược tạo ra sắc thân này.

Bây giờ Niệm vể Thân, hay Niệm về Pháp của Thân của nó, để mình thấy được Thực Tính Thực Tướng của nó, và chính nó mình mới có sự quan sát đúng còn không thì sai.

Thọ có Pháp không ?

- Có, hình thành ra nó, rồi mình quan sát ghi nhớ, nó có Thực Tính Thực Tướng. 

Mình chia luôn 4 pháp: Thân, Thọ, Tâm, Pháp như vậy. Là mình thấy mình bỏ vô hay là của nó mình nhìn nó. Mình sai rồi, mình ăn món ăn mà người ta nói mình không chịu.

 Cô tour guide hỏi Sư: Tại sao con nhớ hoài chuyện quá khứ ?

Sư nói: "Quá khứ không truy tầm, tương lai không ướt vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến. Chỉ an trú trong hiện tại."

Cô hỏi câu thứ 2: Pháp nào để con không nhớ lại chuyện quá khứ ?

Sư nói: Cô giữ tâm trong hiện tại, nếu tâm cô bỏ trống, tâm cô ở trạng thái nhàn cư vi bất thiện, bắt cảnh của tâm ngay hiện tại, không vọng móng quá khứ hay nghĩ tới tương lai. Cô phải giữ tâm cô ngay hiện tại.

Cô nói: "sao con cứ chạy về quá khứ không hà".

Sư nói, do cô không giữ được tâm,  thì nó chạy về quá khứ, hay nghĩ vọng về tương lai.

Như câu chuyện ngụ ngôn  "Cô gái bán sữa" của La Fontaine

Trong kinh Đức Phật Ngài nói kinh "Nhất dạ hiền giả", là giữ Niệm trong hiện tại, chứ không phải cho quá khứ hay cho vị lai. Niệm là giữ hiện tại thôi, Niệm không có trong quá khứ hay trong vị lai, chỉ có Tưởng quá khứ vị lai thôi. 

Do đó, khi người ta hỏi mình tại sao tâm con cứ nghĩ chuyện quá khứ vậy ? Tại vì cô không giữ được tâm cô trong Niệm, cô không giữ tâm cô trong hiện tại.

Mấy cô đi thi ở trường học, cô học cái gì mà cô đi thi, và bài thi người ta cho ra cái gì để cô biết cách trả lời bài thi, mấy cô không có Tưởng được, mấy cô phải có Niệm thôi. Đi thi mình không có Tưởng được, "tôi Tưởng cái này, tôi nghĩ cái kia", không có, mình chỉ có Niệm thôi.

Trong đời sống cũng vậy, là một trường thi lớn, còn trường thi nhỏ là trong trường học, thì mình không có Tưởng được, chỉ có Niệm thôi, nếu mình đánh mất Niệm thì mình không có kết quả được phút giây đó.

Vậy thì muốn có Niệm thì mình phải có sự ghi nhớ và quan sát  cái gì nó đến, chứ không để nó vuột chạy qua, thì thành công. Rồi từ đó nó mới kéo theo Niệm thì mới có Lực, rồi có Quyền, mới thấy Giác Chi, mới tới Chánh Niệm, còn không là vuột hết, cái đầu không có thì cái sau không có. 

Như vậy thì khi người ta nói tới Quyền, Niệm rồi tới Niệm Quyền thì nó mới ngừa được triền cái, hôn trầm, thụy miên, tham dục, sân độc, trạo hối, và hoài nghi. Mà không có cái Quyền thì nó không ngăn ngừa được kiết sử để kiết sử nhảy vô, mình mất Niệm thì kiết sử nhảy vô liền. Mất là mất hết tất cả.

Cái đầu tiên, Pháp, Niệm Xứ, thì Đức Phật kêu mình ghi nhớ, mà muốn có ghi nhớ thì phải quan sát kỹ, quan sát kỹ mình có ghi nhớ kỹ, ghi nhớ kỹ mình mới thấy được đúng Pháp, còn không thì mình bỏ vô. 

Bây giờ mấy cô không biết thân có Pháp không ? Mình không biết, thì làm sao mình có Niệm, làm sao mình có ghi nhớ. 

Bây giờ lấy cơ sở nào tìm ra ? Bài Tứ Niệm Xứ, Niệm về Thân trong Thân. Xác thân mình đang ngồi đây nó có Tứ Đại. Thân Tứ Đại này niệm trong Thân. Thân niệm trong Thân Tứ Đại. (Niệm thân tứ đại trong thân mình, thân mình niệm trong thân tứ đại - niệm thân trong thân)

Niệm thân nó có thân tứ đại.

Niệm thân nó có thân (sắc nghiệp, sắc tâm, sắc quí tiết, sắc vật thực, tạo ra sắc thân này)

Niệm thân nó có thân (32 thể trược)

Và niệm thân chế định nó có thân siêu lý. 

Chính cái đó mình mới thấy rằng là nó là nó chứ không phải của mình.

Có câu chuyện này Sư kể: Người ta hỏi xôi đậu hôm nay khô nước quá vì thiếu nước, mà không chịu trả lời là vì thiếu nước mà trả lời là chùa Sư có nhiều nước.

Xôi khô thì mình nói thiếu nước, nhưng đứng về Pháp thì xôi đậu này chưa đúng tiêu chuẩn.

 Do đó, khi Sư hỏi thì ra được Pháp đang có mà mấy cô bỏ tư kiến của mấy cô là nó ra Pháp khác của cô chứ không phải của nó. Mình hành cũng vậy đó.

Do đó, khi niệm về thân là của nó trong nó có Pháp và mình thẩm thấu được  Pháp này thì mình thấy được nó với sự quan sát và ghi nhớ này mới chính xác được, còn mình bỏ cái gì vô là của nó hay là của mình. Của mình thì thôi đừng có nói và mình không bao giờ đi tìm được thực tính của nó, không bao giờ tìm được thực tướng của nó. Cái thực tính của tứ đại, chứ không phải thực tính của mình. Cái thực tướng của tứ đại chứ không phải là của mình bỏ vô.

Như vậy thì khi mình tu cũng như mình thưởng thức món ăn vật thực mà mình cứ bỏ vô thêm cái ý của mình vô hay sở thích của mình vô thì món ăn đó nó thành ra cái ý của mình, món ăn đó của mình ăn chứ không phải là của bữa vật thực đó.

Pháp cũng vậy, nếu mình cứ bỏ vô thì Pháp đó là của mình thì mình đi tìm làm chi, mình không cần đi tìm nữa.

Do đó, khi người ta dựng ra câu chuyện rồi và kêu chứng minh cái này là không đúng, mình dựng ra rồi cần gì chứng minh nữa, giờ mình đi tìm chứng minh cái này không đúng, khi người ta dựng ra rồi thì mình không cần chứng minh nữa.

Pháp mà của nó mà mình không thấy được thì Pháp mà mình dựng ra rồi đó, cái đó mình không cần chứng minh được nữa, không có ý nghĩa gì hết, và cái đó mình phải coi lại cái lõi của mình là gì mình không có quan sát, mình không có ghi nhớ, mình không có niệm. Đó là Pháp đầu tiên thôi.

Đức Phật Ngài nói trong bài kinh tại sao trong 37 Phẩm Trợ Đạo hay là 37 Đẳng Giác Phần Ngài đưa bài Tứ Niệm Xứ lên hàng đầu, chính bài Tứ Niệm Xứ là cửa ngõ trong hết các Pháp nói theo, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Ngũ Quyền, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo là nói theo của bài Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ là cái cốt lõi.

Sư giảng ở Hoa Nghiêm như cái ô dù. Là một sợi giây đan lại thành cái ô dù, nó có 2 cái bao, bao đằng trước là bao sơ cua bao chính ở đằng sau, người nhảy dù nào cũng có 2 bao, giựt sợ giây thì cái dù nó bung lên, nếu nó bị kẹt nó không bung lên thì phải giựt cái đằng trước là cái cấp cứu. Thì khi mà giựt được một cái thì cái dù đằng sau nó bật ra thì nó bắt đầu muốn nghiêng về phía Nam thì giựt phía Nam thì gió lồng vô bên trong cái dù nó mớt bạt cái dù bay về phía Nam, nếu muốn đi về phía Bắc thì giựt bên phía Bắc cho cái dù nó hở lên gió thổi vô thì nó bạt qua phía Bắc, người ta đứng ở giữa. 

để hình 045 - 34.08



Thì ở giữa phải giữ cái niệm, thì Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Ngũ Quyền, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo.

Do đó, chữ Niệm nằm ngay giữa, mà nếu có niệm thì giữ Bát Chánh Cần, niệm mới giữ được Tứ Như Ý Túc, niệm mới giữ được Ngũ Lực, niệm mới giữ được Ngũ Quyền, niệm mới giữ được Thất Giác Chi, Niệm mới giữ được Bát Chánh Đạo.

Lần Sư giảng ở trên Hoa Nghiêm, thì ông Thầy Tâm Thiện ở Atlanta ông nói lần đầu tiên ông mới nghe được Đẳng Giác Phần qua nhảy dù.

Quí Phật tử đi nghiêng về Tứ Chánh Cần. Nếu trong Tứ Chánh Cần mà không có Bát Chánh Đạo thì sẽ ra Tà Cần. Mà bên đây  đi qua Bát Chánh Đạo muốn đi cho có kết quả mà không có Tứ Chánh Cần thì Bát Chánh Đạo lệch liền.

Còn nếu như mình không muốn bên này nặng bên này nhẹ, mình không muốn Tứ Chánh Cần nặng quá sinh nóng, Bát Chánh Đạo nhiều quá thì nó không quân bình thì nó đi tới trạng thái tà đạo, tà tinh tấn. do đó mình phải giữ Ngũ Quyền Ngũ Lực cân bằng không ngã không nghiêng.

Tứ Như Ý Túc nó Cần Như Ý Túc, Dục, Cần ,Tâm, Thẩm

TỨ NHƯ Ý TÚC (Cattāro Iddhipādā)

1. Dục Như Y Túc (Chandiddhipāda)

2. Cần (Tinh Tấn) Như Y Túc (Viriyiddhipāda)

3. Tâm Như Y Túc (Cittiddhipāda)

4. Thẩm Như Y Túc (Vīsamsiddhipāda)

Dục, Cần ,Tâm, Thẩm, tất cả đều nằm trong Pháp. Nhưng Tứ Niệm Xứ mà mình không nắm giữ chữ Niệm này được thì Tứ Chánh Cần không được, Tứ Như Ý Túc cũng không được, Ngũ Lực cũng không được, Ngũ Quyền cũng không được, Thất Giác Chi cũng không được, Bát Chánh Đạo cũng không được.

Nên Pháp 37 Đẳng Giác Phần, bài đầu tiên là Tứ Niệm Xứ thì mình với  Pháp ra rồi.

Thực tính của nó là Pháp Thực Tính của Thân là Hoại Diệt, sắc thân là hoại diệt. Thì lúc bấy giờ Thực Tướng của nó; 

- đầu tiên mình sẽ thấy đó là khổ, và 

- khi thấy được khổ thì mình hiểu được đó là Vô Thường, và

- Sau đó mình thấy không có chi là của ta, Vô Ngã

Người ta hỏi:

Thực tính của Pháp thân là cái gì ?

Thực tính của Pháp Thân là cái gì ?

Mình nói: hoại diệt, nó là sắc pháp mà không có gì tồn tại, có đó diệt đó, có đó hoại đó.

Khi mình nhìn thấy cái đó, nếu mình nhìn vô cái đó thấy là Vô Thường là mình nói qua trí tuệ của mình nói. Nếu như mình nhìn vô đó là Khổ Đau của mình do ái dục của mình ra thì mình đang đi vô trong Tứ Thánh Đế. Mình nhìn hoạt diệt của thân trên cái khổ này là mình nhìn qua Tập Đế, không có ra cái gì khác, nếu không qua đường nào khác là con đường Tập Đế, là ái dục. Thân mình đang hoại diệt mà mình thấy khổ là vì mình ái dục nơi thân mình, chứ không thấy trên Vô Thường.

Còn người không vô cửa khổ, họ vô thực tướng của nó là Vô Thường hay Vô Ngã thì bậc trí không nhìn ra được như Upatisa Ngài không nhìn qua cái khổ Ngài chỉ nghe Pháp sinh lên hoạt diệt, cái đó là Ngài đang đi trên trạng thái thấy được Vô Ngã của các Pháp, Ngài đâu có chứng nhận gì Khổ Đau.

Vậy thì khi thấy Pháp của thân của mình nó hoại diệt thì mình thấy khổ quá.

Có một người rất là quan trọng, họ hành pháp dữ lắm, mà khi họ gãy cái răng họ không dám ra ngoài đường, họ ở trong nhà không. Còn có nhiều người hết răng cũng đi tuốt. Nhìn vô góc độ cái khổ của họ, họ gãy cái răng họ khổ là vì họ Tập Đế quá. Do đó mình thấy người nào than khổ là họ đang Tập Đế quá đi. 

Mình học Pháp mình đừng bỏ kiết sử mình vô, đừng bỏ tập khí mình vô, đừng bỏ ý kiến mình vô. Giờ mình nhìn đi, gãy cái răng mà sợ, cái đường đi đó không ai mà không đi qua, có người nói có người không nói, có người cho biết, có người thành thật nói ra, có người không thành thật họ dấu đi.

Thực tướng là của Pháp chứ không phải của mình, nhưng mình bỏ tư kiến của mình vô che lấp thực tướng của Pháp thì mình không thấy Vô Thường, không thấy Khổ Đau, không thấy Vô Ngã, mình đem kiết sử, kiến thức của mình lồng vô, nó không chân thật.

Do đó, cái tu của mình không có đi đâu xa nó ngay trước mắt nhưng mình cứ bỏ cái "Tôi" của mình vô hoài.

Và khi nắm được mấy cái này, cái bài Pháp như vậy đó, Niệm về Thân, như vậy thôi.

Rồi tới phần Thọ cũng vậy, nó có: 

Pháp <------ Thọ ----> Nó ----> Quan Sát, ghi nhớ.

Rất là quan trọng ./.

-------------------------------------
Cô gái bán sữa, trong câu chuyện ngụ ngôn của La Fontaine.

Cô Perrette đội  bình sữa lên đầu, đặt vững vàng trên một chiếc đệm nhỏ. Cô nghĩ rằng sẽ an toàn mang ra tới tỉnh bán. Cô đi nhanh nhẹn vì hôm ấy cô chỉ mặc một chiếc váy ngắn gọn gàng, giản dị và đi giày thấp đế. Cô vừa đi vừa nhẩm tính số tiền bán sữa và định dùng tiền ấy mua một trăm quả trứng, đem về ấp gà con. Cô sẽ săn sóc chăm chỉ, mọi việc tốt đẹp. Cô tự bảo:
"Mình sẽ nuôi gà ở quanh nhà, chẳng khó gì. Dù lũ cáo có tài giỏi tới đâu, mình vẫn còn một số gà bán đi để mua một con lợn. Nuôi béo lợn không cần tốn nhiều tiền mua cám. Khi lợn khá lớn mình bán đi lấy tiền mua một con bò cái kèm theo một con bò con để nhìn nó nhảy nhót cho vui….
Nghĩ đến đó, Perrette mừng quá, cũng nhảy nhót theo, làm bình sữa rớt xuống đất vỡ tan tành. Nào gà, nào lợn, bò, bê trong phút chốc biến đâu mất hết.
Cô buồn bã nhìn tài sản của cô, bình sữa vỡ tan tành với sữa đổ tháo trên mặt đất vì cô đã thất niệm.

No comments:

Post a Comment