<--------->

Sunday, October 27, 2024

059 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 20 tháng 5, 2023

  059 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 20 tháng 5, 2023  


Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "059 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp

Tập 3 - Chương VI - VII - VIII

Tổng Hợp Phân Tích Duyên Hệ Liên Quan Tương Sinh Minh Giải

VI. PHASSAPACCAYÃ VEDANÃ SAMBHAVATI

(XÚC LÀM DUYÊN THỌ KHỞI SINH)

Trang 333 - 336

Lục Thọ (Vedanä) thường hiện khởi lên do bởi nương vào Lục Phủ Xúc (Samphassa) làm Nhân. Lục Thọ sinh khởi lên bởi do Lục Phủ Xúc ấy, đó là:

1. Nhãn Phủ Xúc Thọ (Cakkhusamphassäjävedanä): Việc thụ hưởng Cảnh khởi sinh do nương vào việc tiếp xúc giữa Nhãn Thức với Cảnh Sắc, chính là Thọ trong Tâm Nhãn Thức.

2. Nhĩ Phủ Xúc Thọ (Sotasamphassäjãvedanä): Việc thụ hưởng Cảnh khởi sinh do nương vào việc tiếp xúc giữa Nhĩ Thức với Cảnh Thỉnh, chính là Thọ trong Tâm Nhĩ Thức.

3. Tỷ Phủ Xúc Thọ (Ghãnasamphassäjävedanä): Việc thụ hưởng Cảnh khởi sinh do nương vào việc tiếp xúc giữa Tỷ Thức với Cảnh Khí, chính là Thọ trong Tâm Tỷ Thức.

4. Thiệt Phủ Xúc Thọ (Jivhãsamphassãjãvedanä): Việc thụ hưởng Cảnh khởi sinh do nương việc tiếp xúc giữa Thiệt Thức với Cảnh Vị, chính là Thọ trong Tâm Thiệt Thức.

5. Thân Phủ Xúc Thọ (Kãyasamphassäjãvedanã): Việc thụ hưởng Cảnh khởi sinh do nương việc tiếp xúc giữa Thân Thức với Cảnh Xúc, chính là Thọ trong Tâm Thân Thức.

6. Ý Phủ Xúc Thọ (Manosamphassäjãvedanä): Việc thụ hưởng Cảnh khởi sinh do nương vào việc tiếp xúc giữa Ý Thức với Cảnh Pháp hoặc 6 Cảnh, chính là Thọ trong 22 Tâm Dị Thục Quả Hiệp Thế (loại trừ 10 Tâm Ngũ Song Thức).

Trình bày câu Chú Giải cả Lục Thọ: Vedayatiti = Vedanä - Pháp chủng nào thường hay thụ hưởng Cảnh, bởi do thế gọi tên Pháp chủng ấy là Thọ.

Cakkhusamphassato jãtã vedanäti = Cakkhusamphassajãvedanä - Thọ sinh khởi do nương vào Nhãn Phủ Xúc làm Nhân, bởi thế mới gọi tên Nhãn Phủ Xúc Thọ.

Sotasamphassato jãtã vedanäti = Sotasamphassajãvedanã - Thọ sinh khởi do nương vào Nhĩ Phủ Xúc làm Nhân, bởi do thế mới gọi tên Nhĩ Phủ Xúc Thọ.


------------------------------------------

Xúc làm duyên cho Thọ, Lục Thọ thường khỏi sinh do nương Lục Phủ Xúc, Nhãn Phủ Xúc, Nhĩ Phủ Xúc, Tỷ Phủ Xúc, Thiệt Phủ Xúc, Thân Phủ Xúc, Ý Phủ Xúc. Chính cái đó nó có chi Thọ chi Pháp, thì khi mình đi vô Thọ Niệm Xứ mình phải  nắm cái đó mới được chứ không phải nắm trụi tâm sở của Thọ không, không có nghĩa. Nó là từ một cái gì duyên từ cái gì nó ra cái Thọ này, mình theo mình phân dần mình mới tìm ra được nhân quả của nó. 

Cái thứ hai nữa, tính theo cái pháp chủng này làm theo thế gian

Trang 334

Ghãnasamphassato jãtã vedanäti = Ghãnasamphassajä vedanä - Thọ sinh khởi do nương vào Tỷ Phủ Xúc làm Nhân, bởi thế mới gọi tên Tỷ Phủ Xúc Thọ.

Jivhãsamphassato jãtã vedanãti = Jivhãsamphassajãvedanä - Thọ sinh khởi do nương vào Thiệt Phủ Xúc làm Nhân, bởi thế mới gọi tên Thiệt Phủ Xúc Thọ.

Kãya samphassato jãtã vedanãti = Kãyasamphassajävedanä - Thọ sinh khởi do nương vào Thân Phủ Xúc làm Nhân, bởi thế mới gọi tên Thân Phủ Xúc Thọ.

Manosamphassato jãtä vedanäti = Manosamphassajãvedanä_- Thọ sinh khởi do nương vào Ý Phủ Xúc làm Nhân, bởi thế mới gọi tên Ý Phủ Xúc Thọ.

Cả Lục Thọ này một khi phân tích bởi theo Lạc (Sukha), Khổ (Dukkha), Xã (Upekkhã) có được như vầy là: kể từ Nhãn Phủ Xúc Thọ cho đến Thiệt Phủ Xúc Thọ, cả Tứ Thọ này là việc thụ hưởng Cảnh ở thể loại Xã Thọ. Thân Phủ Xúc Thọ là việc thụ hưởng Cảnh ở cả hai thể loại: I/. Lạc Thọ, 2/. Khổ Thọ. Ý Phủ Xúc Thọ là việc thụ hưởng Cảnh ở cả ba thể loại: 1/. Lạc Thọ, 2/. Khổ Thọ, 3/. Xả Thọ.

+ Rằng khi tính theo Pháp chủng hiện hành trong Thế Gian này rồi, thì việc thụ hưởng Cảnh hiện hữu ở ba thể loại, đó là

1/. Sự cảm thụ Thân An - Tâm An trong khi tiếp xúc với Cảnh duyệt ý thì gọi đó là một thể loại Lạc Thọ.

2/. Sự cảm thụ Thân Bất An - Tâm Bất An trong khi tiếp xúc với Cảnh bất duyệt ý, thì gọi đó là một thể loại Khổ Thọ.

3/. Sự cảm thụ tĩnh lặng, thản nhiên trong khi tiếp xúc với Cảnh trung bình vừa phải, thì gọi đó là một thể loại Xã Thọ.

+ Rằng khi tính theo Dĩ Nhân Bản Nguyện thì việc thụ hưởng Cảnh thường hiện hữu hai thể loại, đó là: 1⁄. Lạc Thọ, 2/. Khổ Thọ.

- Lạc Thọ là: Lạc câu hành Thân Phủ Xúc Thọ (Sukhasahagatalkãyasamphassajã vedanä), Hỷ câu hành Ý Phủ Xúc Thọ (Somanassasahagatamanosamphassajãvedanä), Xã Thọ (Upekkhävedanä) hữu quan Thiện, Duy Tác và Dị Thục Quả Thiện.

- Khổ Thọ là Khổ câu hành Thân Phủ Xúc Thọ (Dukkhasahagatasamphassajävedanä), Ưu câu hành Ý Phủ Xúc Thọ (Domanassasahagatamanosamphassajãvedanã), “Xã Thọ hữu quan với Dị Thục Quả Bắt Thiện và Thiện.

Sự an lạc và sự khổ đau như đã vừa đề cập rồi đây, sẽ được sinh khởi lên là cũng do bởi Xúc; điều đó đích thị chính là việc tiếp xúc giữa Tâm với Cảnh làm Nhân; bởi do thế, sự an lạc hoặc sự khổ đau có nhiều hoặc ít, thì cũng phải tùy thuộc vào năng lực của Xúc. Sẽ nói rằng nếu như việc tiếp xúc giữa Tâm với Cảnh có năng lực mạnh mẽ, thì sự cảm thụ an lạc, khổ đau cũng hiện bày mạnh mẽ. Nếu như việc tiếp xúc giữa Tâm với Cảnh có năng lực yếu kém thì sự cảm thự an lạc, khổ đau cũng hiện bày yếu kém. Cũng ví như sát na thọ thực, răng có chức năng nhai nghiến vật thực, lưỡi có chức năng nhận biết vị. Nếu như răng làm đủ chức năng ở chỗ nhai nghiền một cách tối đa, thì lưỡi cảm thụ được vị một cách rõ ràng. Nếu như răng đã không làm đủ chức năng ở chỗ nhai nghiễn một cách tối đa, thế rồi lưỡi cảm thụ chỉ có được một chút ít vị. Điều này như thế nào; thì Xúc cũng được sánh tựa như răng, Thọ thì cũng được sánh tựa như lưỡi, Cảnh thì cũng được sánh tựa như vật thực, việc tiếp xúc giữa Tâm với Cảnh được sánh tựa như việc nhai nghiến vật thực, và việc tiếp xúc có năng lực mạnh hoặc yếu thì được sánh tựa như việc nhai nghiền đậm đà và hời hợt đó vậy.

'Việc tiếp xúc giữa Tâm với Cảnh chỗ gọi là Xúc như đã vừa đề cập đến đây, sẽ được thấy trong sự hiện hành sinh khởi lên với tất cả ở mọi người. Chẳng hạn như trong sát na đi xem ca kịch hoặc điện ảnh; nếu như nhìn không rõ, nghe không rõ vì chỗ ngồi quá xa hoặc ánh sáng yếu kém đi, mà điều ấy đã là theo Dĩ Pháp Bản Nguyện rồi, thế là Xúc sẽ có năng lực yếu kém vậy. Với lý do này, người xem ấy mới cố gắng xê dịch cho vào đến chỗ gần, để cho việc thấy và việc nghe được rõ ràng. Hoặc nếu nhỡ như ánh sáng yếu kém, thì cũng cố sắng tìm kiếm phương cách nào để cho có được thêm nhiều ánh sáng lên. Nếu như việc thấy hoặc việc được nghe rõ ràng tốt đẹp rồi, thì cũng có nghĩa là Xúc đã có được năng lực mạnh mẽ vậy. Khi Xúc đã có được năng lực mạnh mẽ rồi, thì Thọ là việc thụ hưởng Cảnh cũng hiện bày rõ ràng bền vững; có nghĩa là khởi lên việc được thấy hoặc việc được nghe một cách rõ ràng vậy. Một khi đã có được việc thấy, việc được nghe rõ ràng, thế rồi Chất Vị Duyệt Ý' (Iṭṭhirasa) hoặc Chất Vị Bất Duyệt Ý (Aniṭṭhirasa) hiện hữu trong những Cảnh ấy cũng ắt hẳn hiện bày rõ ràng. Tất cả sự việc như vầy, cũng bởi vì Nhãn Thức là việc trông thấy, v.v. đây, chỉ thực hiện đơn nhất một chức năng cho Sắc, Thỉnh, Khí, Vị, Xúc làm thành Cảnh mà thôi; chớ chẳng phải thực hiện cho hiện khởi lên Chất Vị Duyệt Ý hoặc Chất Vị Bất Duyệt Ý hiện hữu ở trong những Cảnh ấy được. Pháp chủng có khả năng thực hiện Chất Vị Duyệt Ý hoặc Chất Vị Bất Duyệt Ý cho được hiện khởi lên, thì đấy chính là Xúc vậy. Bởi do thế trong bất luận thời lúc nào có được tiếp thâu lấy Cảnh tốt đẹp, thì cũng có nghĩa là Xúc thực hiện chức năng thúc ép để cho Chất Vị Duyệt Ý hiện khởi lên. Và trong thời lúc nào có được tiếp thâu lấy Cảnh không tốt, thì cũng có nghĩa là Xúc thực hiện chức năng bức bách cho Chất Vị 'Bất Duyệt Ý hiện khởi lên. Một khi Chất Vị Duyệt Ý hoặc Bắt Duyệt Ý đã hiện khởi lên, thế rồi Thọ cũng nhảy vào thực hiện chức năng thụ hưởng, tức là cảm thụ an lạc hoặc bất an ở trong những Cảnh ấy. Với lý do này, sát na nào Thọ đang thụ hưởng sự an lạc ở trong Cảnh, thì Thọ ấy ắt hẳn biểu lộ cho hiện khởi đến với người ấy; tức là làm cho có diện mạo trong sáng vui tươi; và khi tính theo Tục Để thì sẽ nói với nhau rằng người ấy, người này đang có sự an vui hạnh phúc. Và trong sát na nào Thọ đang thụ hưởng sự khổ đau ở trong Cảnh, thì Thọ ấy ắt hẳn cũng biểu lộ trạng thái cho hiện khởi lên đến với người ấy tương tự như nhau, tức là làm cho có điện mạo sầu bỉ ưu não; và khi tính theo Tục Đề thì sẽ nói với nhau rằng, người ấy, người này đang có sự bắt hạnh khổ đau vậy.

Trang 336

'TRÌNH BÀY TRẠNG THÁI, PHẬN SỰ, SỰ THÀNH TỰU.

VÀ NHÂN CẢN THIẾT CỦA THỌ.

1, Cảm Thụ Trạng Thái (Anubhavanalakkhapä):Có việc thụ hưởng Cảnh, làm thành trạng thái.

2. Thụ Vị Di Lập Phận Sự (Visayarasasambhogarasã): Có việc thụ hưởng chất vị của Cảnh, làm thành phận sự.

3. Lạc Khổ Thành Tựu (Sukhadukkhapaccupaṭṭhänaṃ): Có sự an lạc và khổ đau, và làm hành trạng hiện bày trong Trí Tuệ các Bậc Hiền Trí.

4. Xúc Nhân Cận (Phassapadaṭṭhãnaṃ): Có Xúc làm Nhân cận lân.


TRÌNH BÀY VIỆC LIỆT KÊ 24 DUYÊN TRONG CÂU

XÚC LÀM DUYÊN THỌ (PHASSAPACCAYÃ VEDANÃ)


Cả Lục Xúc làm Năng Duyên giúp đỡ ủng hộ đối với cả Lục Thọ có được tám mãnh lực Duyên, đó là:

1/. Câu Sinh Duyên (Sahajätapaccaya),

2/. Hỗ Tương Duyên (Aññmaññapaccaya),

3/. Câu Sinh Y Duyên (Sahajãtanissayapaccaya),

4/. Dị Thục Quả Duyên (Vipäkapaccaya),

5/. Danh Vật Thực Duyên (Namãhãrapaccaya),

6/. Tương Ưng Duyên (Sampayuttapaccaya),

7/. Câu Sinh Hiện Hữu Duyên (Sahajãtatthipaccaya),

8/. Câu Sinh Bất Ly Duyên (Sahajãtãvigatapaccaya).

Khi tổng kết mãnh lực Duyên trong việc giúp đỡ ủng hộ của Xúc đối với Thọ có được tám Duyên, tương tự như trên.

[Chú thích: Từ ngữ Vedanä (Thọ) xuất nguyên từ căn Vid (cảm thụ). Cảm thụ là một danh từ thích nghỉ hơn cả từ ngữ “Cảm giác”, để phiên địch cho Päli ngữ Vedanä. Tương tự như Xúc, Thọ là đặc tính chính yếu của tất cả các thể loại Tâm Thức. Thọ có thể là Hỷ, Ưu hoặc Xả thuộc lãnh vực tinh thần. Khỗ và Lạc thuộc về sắc thân vật chất. Tuy nhiên Khổ Thọ hoặc Lạc Thọ thuộc về sắc thân, thì không có tầm quan trọng về phương diện đạo đức. Thể theo các Ngài Chú Giải Sư thì Thọ được ví như một ông chủ thưởng thức các thực phẩm do người đầu bếp nấu ăn. Người đầu bếp cũng được ví như các Tâm Sở còn lại trong một tư tưởng. Một cách chính xác, đích thị chính là Thọ cảm thụ một đối tượng, một khi đối tượng ấy đã tiếp xúc với giác quan tương ứng. Vả lại Thọ cảm thụ những quả báo an lành hoặc xấu ác từ ở một tác hành đã thực hiện ngay trong kiếp sống hiện tại, hoặc ở trong kiếp sống đã qua. Ngoài Tâm Sở Thọ này ra thì không có một linh hồn hoặc một cá nhân nào khác cảm thụ kết quả của hành động đã tạo tác. Cũng nên hiểu biết rằng, an lạc Níp Bàn thì bất hữu quan với Thọ. An lạc Níp Bàn thì quả thật an lạc thù thắng, thế nhưng chính đó là sự an lạc của Chất Vị Giải Thoát (Vimuttirasa) ra khỏi mọi khổ đau trong biển trần Khổ Đề, xác tín chẳng là sự vui thích ở trong một đối tượng khả ái].

Kết Thúc Xúc Làm Duyên Thọ.

----------------------------------

Tiếp theo dĩ nhân bản nguyện, dĩ pháp bản nguyện, có lạc thọ, khổ thọ, lạc câu hành thân, lạc câu hành ý, khổ thọ câu hành thân, tức là hai tâm thân thích.

Lạc thọ, khổ thọ, thân thức khổ thọ, thân thức lạc thọ. Lạc thọ mà nó câu hành với tâm thân thức này nó ra chức năng. Mà khi mình nói tới thọ mà nó câu hành với cái này tức là tứ đồng mà nó có sự móc nối từ cái Xúc  trước nó mới ra, thì khi đó mình niệm mới được.

Khổ Thọ là Khổ câu hành Thân Phủ Xúc Thọ, Ưu câu hành Ý Phủ Xúc Thọ. Sự an lạc và sự khổ đau. Rồi tứ nhân sinh pháp thọ trang 335 Tứ nhân sinh pháp, trạng thái, phận sự, sự thành tựu, và nhân cần thiết của thọ.

Và Lục Xúc làm Năng Duyên  giúp đỡ ủng hộ đối với cả Lục Thọ có được tám mảnh lực Duyên.

Từ ngữ Vedanä (Thọ) xuất nguyên từ căn Vid (cảm thụ). Mình coi phần chú thích về từ ngữ  Vedanä (Thọ) ở trang 336

Nên Xúc làm duyên cho Thọ. nên khi mấy cô thấy Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Thân có Thọ, 

Tâm có Pháp.

Thân ----> Khổ / Lạc ------> thì nó ra Thọ.

Thì khi nói tới Thân, 2 cái Khổ / Lạc, nó thuộc về Tâm Quả Dị Thục. Nó làm cho Thân có Thọ. Thọ đang niệm đây là Thọ Niệm Xứ (Duyên Sinh). Khi nắm được chữ Duyên Sinh này thì mới ra khỏi thân kiến của mình dính mắc vô trong thọ này, chỉ là Duyên hiện bày, chứ không phải thân kiến mình hiện bày

trang 336

Tứ pháp ý nghĩa của thọ

1, Cảm Thụ Trạng Thái (Anubhavanalakkhapä):Có việc thụ hưởng Cảnh, làm thành trạng thái.

2. Thụ Vị Di Lập Phận Sự (Visayarasasambhogarasã): Có việc thụ hưởng chất vị của Cảnh, làm thành phận sự.

3. Lạc Khổ Thành Tựu (Sukhadukkhapaccupaṭṭhänaṃ): Có sự an lạc và khổ đau, và làm hành trạng hiện bày trong Trí Tuệ các Bậc Hiền Trí.

4. Xúc Nhân Cận (Phassapadaṭṭhãnaṃ): Có Xúc làm Nhân cận lân.

Trong câu 4. Xúc Nhân Cận (Phassapadaṭṭhãnaṃ): Có Xúc làm Nhân cận lân cho Thọ sinh.

Do đó, khi mình niệm Thọ này (Thọ Niệm Xứ -Duyên Sinh) là mình phải biết nhân trước là Xúc làm duyên cho Thọ này đang có Niệm Thọ này mà bởi Câu Sinh Duyên, Câu Sinh Hiện Hữu Duyên kết hợp.

Thì khi nắm được pháp đó thì ra khỏi thân kiến "Tôi" "Ta" trong cái Thọ hay trong cái Xúc hay trong sự kiện mình đang có mới giữ được tâm chứ còn không mình cứ lầm.

Do đó, các vị Thiền Sư khi họ không nắm được cái này, họ dạy mình nhấc lên đạp xuống đụng chạm khởi sinh niệm thọ dính thân kiến, không lọc ra được và mình cứ dính cái đó, mình thắc mắc luôn. Tại vì khi mình không lọc ra được cái đó thì mình thắc mắc thì khởi sinh lên thân kiến dính vô hoài nghi và mình nằm trong kiết sử của mình và mình không có một cái gì giải tỏa lý giải pháp này.

Nếu mấy cô hành Tứ Niệm Xứ phải nằm phần Thọ Niệm Xứ ở trong phần Thọ Liên Quan Tương Sinh thì mới ra được, nó có một chuỗi. Thì khi mình nắm được phần đó mình mới hành được.

Trang 212

3. XỨ (ÄYATANA)


Câu Chú Giải từ ngữ Ãyatana (Xứ) là: Äyatanti attano phaluppattiyã ussãhantä viya hontIti = Ãyatanãni - Những thể loại Pháp nào có thực tính na ná với sự nỗ lực tinh cần, nhằm để quả báo của mình cho được sinh khởi; bởi do thế những thẻ loại Pháp ấy mới gọi tên là Xứ. Có nghĩa là

1/. Cả hai Nhãn Xứ với Sắc Xứ làm thành tác nhân cho việc được trông thấy sinh khởi; bởi do thế việc trông thấy đây mới làm thành quả báo của cả hai Xứ đấy. Ở trong những Xứ khác thì cũng hiện hành tương tự như nhau, là:

2/. Nhĩ Xứ với Thỉnh Xứ thành Nhân, và việc được lắng nghe thành Quả.

3/. Tỷ Xứ với Khí Xứ thành Nhân, và việc ngửi được khí hơi thành Quả.

4/. Thiệt Xứ với Vị Xứ thành Nhân, và việc biết được mùi vị thành Quả.

5. Thân Xứ với Xúc Xứ thành Nhân, và việc biết sự xúc chạm thành Quả.

6/. Ý Xứ với Pháp Xứ thành Nhân, và việc nhận thức các sự kiện thành Quả.

Nhân với Quả mà đã vừa đề cập tại đây thì thường hiện hành theo thực tính Vô Ngã hết cả thẩy các Xứ. Những thể loại ấy thì chẳng cần phải có bất luận một sự nỗ lực nào cả; tuy nhiên cảnh trạng hiện hành của những thể loại Xứ Ấy thì lại trông na ná giống như là có việc tích cực phần đấu để cho các quả báo của mình được sinh khởi; bởi do thế mới trình bày câu Chú Giải nói rằng: Ussãhantã viya honti - Có thực tính na ná giống với sự nỗ lực tỉnh cần để cho quả báo của mình sinh khởi.

Hoặc một phần khác nữa: Äyasaṅkhāte citta cetasikadhamme etãni tanonti vitthã rentiti = Äyatanāni - Những thể loại Nhãn Thanh Triệt với Cảnh Sắc v.v. đây thường tác hành Pháp Tâm và Tâm Sở ở chỗ gọi là Xứ cho phát triển quảng khoát lên; bởi do thế những thể loại Nhãn Thanh Triệt với Cảnh Sắc v.v. đây mới gọi tên là Xứ.

Trong những cả Thập Nhị Xứ đây, khi phân tách ra thành Nội Bộ và Ngoại Bộ, thì có 6 Xứ ở Nội Bộ — chỗ gọi Ajjhattikāyatana (Nội Thân Xứ) - đó là Nhãn Xứ v.v. cho đến Ý Xứ. Và có 6 Xứ ở Ngoại Bộ - chỗ gọi Bahirāyatana (Ngoại Xứ) - đó là Sắc Xứ v.v. cho đến Pháp Xứ. Những thể loại Xứ Nội Bộ và Ngoại Bộ đây, một khi đã tiếp xúc với nhau rồi, thì các Lộ Trình Tâm như có Lộ Trình Nhãn Môn v.v. thường sinh khởi. Lộ Trình Tâm đã sinh khởi lên rồi, thì chẳng phải chỉ có duy nhất mỗi một Lộ Trình Tâm, mà thường sinh khởi rất nhiều Lộ Trình Tâm cho đến nỗi đếm không kể xiêt được. Và trong mỗi một Lộ Trình Tâm ấy thì có rất nhiều chủng loại Tâm sinh khởi với nhau; tức là Thiện cũng có, Bắt Thiện cũng có, Quả Dị Thục và Duy Tác cũng có. Chính vì việc sinh khởi của rất nhiều Lộ Trình Tâm, rất nhiều chủng loại Lộ Trình Tâm như vậy, mới được gọi là Tâm và Tâm Sở phát triển quảng khoát lên. Và trong sự việc Tâm và Tâm Sở phát triển quảng khoát lên được như thế này, cũng đích thị chính do bởi nương vào các Xứ ở cả Nội Bộ và Ngoại Bộ ấy vậy.

Lại nữa, Bất Thiện Pháp thì có Tham, Sân v.v. và Thiện Pháp thì có Tín, Niệm, Tuệ, v.v. ở những thể loại này ngay trong sát na sinh khởi đầu tiên thì có năng lực hãy còn yếu kém. Khi những chủng loại Lộ Trình Tâm Thiện và Bắt Thiện đây cứ mãi luân chuyển sinh khởi xoay tròn, thế rồi năng lực từ ở những chủng loại Thiện và Bất Thiện đây cũng từ từ mạnh dần lên, mãi cho đến làm thành tựu những Thiện Hạnh và Ác Hạnh. Tại đây cũng được gọi là Tâm và Tâm Sở có sự phát triển quảng khoát lên; và do nương vào Xứ Nội Bộ và Ngoại Bộ làm thành tác nhân cho sinh khởi tương tự như nhau. Với lý do này mới đề cập để ở trong câu chú Giải nói rằng "Những thể loại Xứ Nội Bộ và Ngoại Bộ đây, thường tác hành Pháp Tâm và Tâm Sở cho phát triển quảng khoát lên."

----------------------------------

Xứ là trú xứ là chỗ ở, có 5 ý nghĩa của từ ngữ Xứ.

Trang 213

NĂM Ý NGHĨA CỦA TỪ NGỮ XỨ (ÄYATANA)


Từ ngữ Äyatana (Xứ) đây, có năm ý nghĩa biểu thị, đó là:

1. Xuất Sinh Sản Xứ (Sañjãtidesaṭṭha): có nghĩa mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thuộc Xứ Nội Bộ đây gọi là Xứ bởi vì thường luôn làm thành chỗ nương sinh tất cả Lộ Trình Tâm; tức là cho dù sẽ sinh trong chủng tộc nào, kiếp sống nào đi nữa, thì chẳng thể sinh ở nơi nào khác mà tất cả đều phải nương sinh vào những thể loại Xứ này hết cả thấy.

2. Trú Sở Xứ (Niväsaṭṭha): có nghĩa mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thuộc Xứ Nội Bộ đây gọi là Xứ bởi vì làm thành chỗ nương trú của Lộ Trình Tâm. Việc trình bày như vậy là việc trình bày theo Phần Cận Lân (Upacāranaya) tức là trình bày một cách gián tiếp. Bởi vì những Lộ Trình Tâm ấy chẳng phải hiện hữu trong lỗ tai, lỗ mũi v.v. và cho đến khi hội đủ nhân duyên kết tụ vào nhau thì những thể loại Lộ Trình Tâm ấy mới sinh khởi; cũng giống như cây đàn với âm thanh cây đàn, thường thì không nói được rằng âm thanh ấy ở trong thân cây đàn hoặc ở dây đàn. Tuy nhiên nếu đã gẩy đàn lên rồi thì âm thanh ấy sẽ hiện khởi lên y như là âm thanh ấy là ở trong dây đàn vậy. Điều này như thế nào, thì Lộ Trình Tâm và những Lục Nội Thân Xứ đây, nếu nhỡ như không có hội đủ nhân duyên thì sẽ không nói được rằng Lộ Trình Tâm đây ở trong những Lục Nội Thân Xứ này. Và nếu giả như đã hội đủ nhân duyên rồi, thì sẽ hiện khởi lên tức thời, y như là Lộ Trình Tâm trong những thể loại Xứ này, như đã vừa đề cập đến rồi vậy.

3. Sản Xuất Xứ (Äkaraṭṭha): có nghĩa mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thuộc Xứ Nội Bộ đây gọi là Xứ bởi vì sinh trú khắp cả Hữu Tình, chẳng phân biệt là hạng thấp hoặc bậc cao, nhỏ hoặc lớn; bất kể sẽ là Nhân Loại, Chư Thiên, hoặc Hữu Tình Bảng Sinh, tất cả cũng đều phải có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đồng với nhau hết cả thầy.

4. Hội Hợp Xứ (Samosaraṇaṭṭha): có nghĩa Sắc Xứ v.v. cho đến Pháp Xứ thuộc Xứ Ngoại Bộ đây gọi là Xứ bởi vì làm thành chỗ tựu hội của tất cả Lộ Trình Tâm; tức là những Lộ Trình Tâm đã sinh khởi lên ấy thì thường luôn sẽ cần phải có việc tiếp thâu Cảnh. Việc tiếp thâu Cảnh của những thể loại Lộ Trình Tâm này na ná với việc vào tựu hội ở trong Cảnh, có Cảnh Sắc v.v. mà bản thân đang tiếp thâu.

5. Nhân Do Xứ (Kāraṇaṭṭha): có nghĩa những thể loại Lục Xứ Nội Bộ và Lục Xứ Ngoại Bộ đây gọi là Xứ bởi vì làm thành tác nhân cho Lộ Trình Tâm sinh khởi; tức là theo lẽ thường nhiên Lộ Trình Tâm sẽ sinh khởi lên được đó, là cần phải có tất cả những thể loại Xứ Nội Bộ và Ngoại Bộ; nếu như không có những thể loại Xứ này rồi, thì Lộ Trình Tâm không thể nào sinh khởi lên được.

(Chú thích: Từ ngữ Äyatana (Xứ) được dùng trong ý nghĩa là "nền tảng, phạm vi, căn cứ, trú xứ".  Đây là sáu của ra vào, Lục Nhập, Lục Xứ, Lục Môn, làm thành nền tảng cho các giác quan. Từ ngữ Cakkhāyatana (Nhãn Xứ) là Tịnh Sắc Căn, là phần nhạy của con mắt. Chính Sắc Pháp này cảm nhận sắc tướng của Trần Cảnh. Và những phần nhạy của bốn giác quan kia - Thinh, Khí, Vị, Xúc -- cũng nên được hiểu cùng một phương thức này. Từ ngữ Manāyatana (Ý Xứ) tại đây miêu tả không có một bộ phận riêng biệt làm nền tảng cho Tâm Thức như là các Xứ khác. Ý Xứ chỉ cho Tâm Khai Ý Môn (Manodvārāvajjanacitta), có nghĩa "sự hiểu biết của Tâm Thức" cùng với sát na Tâm Hữu Phần Dứt Dòng. (Xin xem lại Chương thứ I - Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp)]

Trang 214

4. GIỚI (DHÃTU)


Câu Chú Giải từ ngữ Dhãtu (Giới) là: Nissattanijjivaṭṭhena = Dhãtu - Nhãn Thanh Triệt v.v. gọi tên là Giới; bởi vì có nội dung chẳng phải Hữu Tình, chẳng phải Sinh Mạng; và đích thị chính là thực tính.

Lẽ thường tất cả Chúng Hữu Tình sinh trú trong thế gian này thì thường luôn có việc trông thấy, việc được lắng nghe, việc được ngửi khí hơi, việc biết mùi vị, việc tiếp xúc xúc chạm, việc nghĩ suy với nhau hết cả thẩy. Những sự việc này có được cũng bởi vì việc tựu hội vào nhau giữa Môn, Cảnh, Thức; và đó chính là Thập Bát Giới vậy. Ngoài ra việc tựu hội giữa những thể loại 18 Thập Bát Giới này đi rồi, thì sự hiểu biết với nhau rằng việc trông thấy, việc được lắng nghe, việc nghĩ suy, hoặc việc bước đi, việc đi đến, việc ăn, việc nằm, việc nói năng của Chúng Nhân Loại, hoặc Hữu Tình Bàng Sinh đây, ắt hẳn là không có. Bởi do thế thực tính sinh hoạt của cả những Thập Bát Giới này, thì mới nói với nhau là Phi Sinh Mạng (Nissatta), có nghĩa “chẳng phải là Hữu Tình, là con người.”

Sự hiểu biết rằng người này người nọ tử vong nhưng Tâm Thức thì bắt tử. Khi con người hoặc Hữu Tình đã tử vong rồi, thì Tâm Thức vuột thoát ra khỏi thân xác cũ, và nối tiếp đi ở tong thân xác mới. Sự hiểu biết như vầy thường được liệt vào Ngã Luận Thủ, tức là chấp thủ rằng tất cả Chúng Hữu Tình thì Hữu Sinh Mạng, Hữu Ngã; mà thể theo Chân Như Thực Tính thì Sinh Mạng, Bản Ngã ở chỗ bất tử đầy, là chẳng có việc chuyển di từ kiếp sống cũ đi thọ sinh ở trong kiếp sống mới. Việc sinh, Việc sống và việc tử, với những thể loại này đều hiện hành theo thực tính của Giới hết cả thây; tức là một khi đã tử vong rồi, thì Thức Giới, Pháp Giới và Nhãn Giới, v.v. thuộc Sắc Nghiệp Lực đã diệt mất. Đến khi thọ sinh, thì đích thị chính là Ý Thức Giới, Pháp Giới, và Nhãn Giới v.v. thuộc Sắc Nghiệp Lực đã sinh khởi. 'Như thế, thực tính sinh hoạt của những cả Thập Bát Giới này mới nói rằng Phi Sinh Mạng (Nijjiva) tức là “chẳng phải Sinh Mệnh, Bản Ngã.”

Trình bày câu Chú Giải từ ngữ Dhātu (Giới) là: Attano sabhävaṃ dhãretiti = Dhãtu - Pháp chủng nào lập ý thiết lập thực tính của mình, bởi do thế Pháp chủng ấy được gọi tên là Giới. Có nghĩa theo lẽ thường nhiên cả Thập Bát Giới thì thường hiện hành theo thực tính của mình, chẳng khởi lên với một ai, và cũng chẳng ở trong mãnh lực của người nào cả thầy. Thực tính của mình là cái chi thì cũng hằng luôn bảo hộ thực tính của mình đã thiết lập ở thể loại ấy, và bất biến chuyển; chẳng hạn như Nhãn Giới có thực tính Tịnh Sắc Căn thích hợp cho các sắc màu đi đến hiện bày, bởi do thế Nhãn Giới cho dù sẽ sinh trú với một ai đi nữa thì thường cũng chỉ có đơn nhất thực tính Tịnh Sắc Căn để tiếp thâu các sắc màu thôi. Tịnh Sắc Căn của Nhãn Giới không có khả năng để tiếp thâu được các âm thanh, hoặc các khí hơi, v.v. và cũng chẳng có một ai có khả năng dùng mãnh lực trong suốt của Nhãn Giới này để tiếp thâu các sự vật khác, ở phần ngoài ra các sắc màu được cả. Sắc Giới chỉ có thực tính biểu thị màu sắc cho hiện bày trong Lộ Nhãn Môn; bởi do thế Sắc Giới này mới lập ý thiết lập thực tính biểu thị màu sắc cho hiện bày chỉ riêng trong Lộ Nhãn Môn, và không có khả năng để biểu thị màu sắc cho hiện bày trong Lộ Nhĩ Môn, Lộ Tỷ Môn v.v. được. Nhãn Thức Giới lập ý thiết lập thực tính trông thấy; bởi do thế cho dù Nhãn Thức Giới sẽ sinh khởi với bất luận ai, ở chỗ nào đi nữa, thì thường duy nhất chỉ có việc trông thấy; và sẽ chỉ huy cho việc không trông thấy, hoặc chỉ huy cho chuyển đổi việc trông thấy thành việc được lắng nghe âm thanh cũng không thể có được, chẳng hạn như vầy. Bởi do thế thực tính sinh hoạt của những cả Thập Bát Giới này đây mới được nói rằng “Pháp chúng nào lập ý thiết lập thực tính của mình và không có việc biến chuyển.”

[Chú thích: Từ ngữ Dhãtu (Giới) có nghĩa là Pháp chủng mang theo đặc tính của chính bản thân. Từ ngữ Dhammadhãtu (Pháp Giới) đồng nghĩa với Dhammãyatana (Pháp Xứ), nhưng lại khác biệt với Dhammärammaṇa (Cảnh Pháp) vì không bao gồm Tâm (Cita), Sắc Thanh Triệt (Pasädarūpa)Chế Định (Paññatti). Từ ngữ Manoviññäṇadhãtu (Ý Thức Giới) bao hàm ý nghĩa về những Tâm Thức. Trong 89 cái Tâm, có 76 thể loại Tâm được xem là Ý Thức, ngoại trừ 10 Tâm Ngũ Song Thức, và 3 Ý Giới].


5. THÁNH ĐỀ (ARIYASACCA).


Câu Chú Giải từ ngữ Ariyasacca (Thánh Đế) là: Ariyānaṃ  saccānaṃ = Ariyasaccäni - Pháp làm thành Chân Lý của tất cả các Bậc Vô Sinh, được gọi tên là Thánh Đế.

Có nghĩa bốn Chân Lý mà Đức Phật đã lập ý khải thuyết rồi đấy, thì cho dù tất cả Chư Thỉnh Văn Phàm Phu sẽ được nghe thấy hoặc được lắng nghe đi nữa, tuy nhiên thực tính của Chân Lý mà Đức Phật đã lập ý khải thuyết rằng “Những thể loại Pháp này là đau khổ, thể loại Pháp này là nguyên nhân cho sinh đau khổ, thể loại Pháp này là công cụ điệt tắt đau khổ, và những thể loại Pháp này là đạo lộ cho đi đến sự diệt tắt đau khổ”; các Chư Thỉnh Văn Phàm Phu ấy thường thì cũng được nghe thấy như vậy, tuy nhiên chẳng thể nào lãnh hội được sâu sắc và vững chắc như là tắt cả các Bậc Vô Sinh. Bởi do thế, Pháp làm thành Chân Lý thể theo Đức Phật đã lập ý khải thuyết mới được gọi tên Thánh Đế.

Một phần khác nữa: Ariyāni tathãni saccāni = Ariyasaccāni - Cả Tứ Pháp Đề đã thành Chân Lý bất biến chuyền, được gọi tên là Thánh Đề.

Có nghĩa Pháp được gọi tên Khổ Để (Dukkhasacca) thì thường làm cho tất cả Chúng 'Hữu Tình phải đón nhận sự thống khổ thật xứng với việc định đặt tên gọi. Pháp được gọi tên Tập Đế (Samudayasacca) thì thường làm thành nguyên nhân cho sinh khởi biết bao sự thống khổ đến với tắt cả Chúng Hữu Tình thật xứng với việc định đặt tên gọi. Pháp được định đặt tên gọi Diệt Để (Nirodhasacca) thì thường thành công cụ làm cho diệt tắt biết bao sự thống khổ thật xứng với việc định đặt tên gọi. Pháp được gọi tên Đạo Đế (Maggasacca) thì thường thành các Chỉ Phần tu tập cho đi đến sự diệt tắt thống khổ thật xứng với việc định đặt tên gọi. Lại nữa, thể theo các vị tiền bối cỗ xưa đã định đặt tên gọi tất cả các sự vật Hữu Sinh Mạng và Phi Sinh Mạng hiện hữu trong thế gian, chẳng hạn như là nam nhân, nữ nhân, con chó, con mèo, cây cối, núi đồi, xanh, đỏ, v.v. với những sự vật này cũng vẫn là sự thật tương tự như nhau. Tuy nhiên ở thể loại sự thật này thì chỉ là sự thật theo thành ngữ của dân gian; và chẳng phải là sự thật thể theo chân thực tính; vì lẽ những cách thức gọi là nam nhân, nữ nhân, con chó, con mèo, này đây đích thị thể theo sự thật rồi đó, thì cũng chỉ là 2 chủng loại Danh và Sắc kết hợp vào nhau thôi. Và chỗ gọi những cây cối, các núi đồi v.v. này đây đích thị thể theo sự thật rồi đó, thì đơn nhất cũng chỉ có một thể loại Sắc Pháp ngần ấy thôi. Tóm lại, ngoài cả hai Danh Sắc này ra thì chẳng còn có cái chỉ khác nữa. Bởi do thế thành ngữ dân gian dùng để réo gọi với nhau với những cách thức này, thì cho dù sẽ là sự thật đi nữa, tuy nhiên cũng vẫn là sự thật thuộc thế tục, vả lại chỉ được gọi Tục Đế (Sammautisaeca), và chẳng thể nào được gọi tên Thánh Để (Ariyasaeca), vì lẽ có việc biến dịch đổi thay.

-----------------------------------------------------

Vậy thì Tứ Niệm Xứ nó nằm một trong 5 ý nghĩa của Tứ Niệm Xứ.

Trang 216

VIỆC PHÂN TÍCH TỨ THÁNH ĐỀ THEO NHÂN - QUẢ, HIỆP THÉ - SIÊU THÉ

1. Phân Tích Theo Nhân - Quả (Hetu - Phala):

+ Khổ Đề là Quả, Tập Đề là Nhân.

+ Diệt Để là Quả, Đạo Đề là Nhân.

2. Phân Tích Theo Hiệp Thế - Siêu Thế (Lokiya - Lokuttara):

+ Khỗ Đề và Tập Đế, cả hai này là Pháp Hiệp Thế (Lokiyadhamma) và Hiệp Thế Để (Lokiyasacca).

+ Diệt Đề và Đạo Đế, cả hai này là Pháp Siêu Thế (Lokuttaradhamma) và Siêu Thế Đế (Lokuttarasacca).

3. Phân Tích Theo Vòng Luân Hồi (Vaṭṭa):

+ Cả hai Danh Sắc sinh trú trong Vòng Luân Hồi này đều là đau khổ cả; bởi do thế Khổ Đế đây mới là Để có sự sinh hoạt trong Vòng Luân Hồi, được gọi tên Chuyển Khởi Đế (Pavattisacca), và là một Đế Bất Thiện.

+ Tập Đề là Đề làm thành tác nhân cho Khổ Đề sinh khởi, hiện hành trong Vòng Luân Hồi, được gọi tên Đế Tác Nhân Chuyển Khởi (Pavattihetusacca), và là một Đế Bất Thiện tương tự như nhau.

+  Diệt Đế là Đế thoái khước khỏi Vòng Luân Hồi, được gọi tên Quy Toàn Đế (Nivattisacca), và là một Đế Thiện.

+ Đạo Để là Đề làm thành tác nhân cho đi đến sự thoái khước khỏi Vòng Luân Hồi, được gọi tên là Đề Tác Nhân Quy Toàn (Nivattihetusacca), và là một Đề Thiện tương tự như nhau.

----------------------------------------------

Do đó, chính cái đó mình mới tìm ra được cái nào là Hiệp Thế cái nào là Siêu Thế, cái nào là Nhân cái nào là Quả sau khi mình nắm được Xứ, Giới, và Thánh Đế nó liên quan với nhau.

Thành ra nếu nói Tứ Niệm Xứ; Thân Niệm Xứ, Thọ Niệm Xứ, Tâm Niệm Xứ, Pháp Niệm Xứ thì phải coi mấy cái này mới được.

Trang 212 

Hai câu bôi đậm ở dưới:

chỗ gọi Ajjhattikāyatana (Nội Thân Xứ) - đó là Nhãn Xứ v.v. cho đến Ý Xứ. Và có 6 Xứ ở Ngoại Bộ - chỗ gọi Bahirāyatana (Ngoại Xứ) -

Ajjhattikāyatana (Nội Thân Xứ) là xứ nằm trong người của mình.

Nhưng từ ngoại là Bahirāyatana (Ngoại Xứ), chữ này không có chữ kāya, mình không nói là ngoại thân xứ được.

Hai từ ngữ đó đã là khác biệt rồi. Nội Thân Xứ là trong người của mình, Ngoại Xứ là ngoài, không có nói "Tôi".

Chính vì việc sinh khởi của rất nhiều Lộ Trình Tâm, rất nhiều chủng loại Lộ Trình Tâm như vậy mình mới thấy nó liên hệ nhau với Lộ Trình Tâm nữa.

Năm ý nghĩa của từ ngữ Xứ trang 213

1. Xuất Sinh Sản Xứ (Sañjãtidesaṭṭha)

2. Trú Sở Xứ (Niväsaṭṭha)

3. Sản Xuất Xứ (Äkaraṭṭha)

4. Hội Hợp Xứ (Samosaraṇaṭṭha)

5. Nhân Do Xứ (Kāraṇaṭṭha)

Xứ liên quan đến Giới, rồi bắt qua Tứ Thánh Đế mới ra được con đường tu tập của mình được.

Thường thường Sư hướng dẫn mấy cô Tứ Niệm Xứ là Sư đi qua con đường Tứ Đế, Đức Phật Ngài cũng từ Tứ Đế mà Ngài đi tới Giác Ngộ.

Sila là Giới Luật

Dhãtu là Giới là tố chất (elements  nguyên tố vật chất)

Coi phần Tứ Thánh Đế, phân tích Tứ Thánh Đế theo Nhân Quả, phân tích theo vòng Luân Hồi ở trang 216.

Nên nói Tứ Niệm Xứ hay nói tới Thập Bát Giới (18 Giới- - nguyên tố vật chất) liên hệ đến Tứ Thánh Đế phải có mấu chốt này, còn không thì không được. Nếu mình hành Tứ Niệm Xứ mà mình không  nắm được Tứ Thánh Đế không có con đường giác ngộ, mình chỉ hành suông thôi, cái đó hành theo kiểu như hành Thiền Chỉ thôi để mình có Tâm mình được yên, giữ được chánh niệm, chứ không đưa tới giác ngộ, rất là quan trọng. 

Qua phần Pháp Niệm Xứ; triền cái, ngũ thủ uẩn. 

Trang 211

2. THỦ UÁN (UPÄDÃNANAKKHANDHA).


Câu Chú từ ngữ nói rằng Upãdãnanakkhandha (Thủ Uẫn) là: Upädãnãnaṃ gocarä khandhã = Upädãnakkhandhä - Uẩn làm thành Cảnh của Sự Chấp Thủ, bởi do thế mới gọi tên Thủ Uẩn.

Trong sự việc Đức Phật đã lập ý khải thuyết Thủ Uẫn được tách ra từ nơi Ngũ Uẩn, là cũng để cho làm thành lợi ích ở trong việc tiến tu Minh Sát Tuệ. Bởi vì người tiến tu Minh Sát Tuệ sẽ cần phải hạn định Ngũ Uẫn chỉ ở phần Hiệp Thế đặng làm thành Cảnh của Sự Chấp Thủ. Đề cập đến là Dục Thủ, Kiến Thủ, Giới Cấm Thủ, và Ngã Luận Thủ; với những thể loại này sinh khởi cũng chỉ do bởi nương vào Sắc Pháp, và Thọ, Tưởng, Hành, Thức ở phần Hiệp Thế làm thành tác nhân thôi. Còn đối với Thọ, Tưởng, Hành, Thức ở phần Siêu Thế thì chẳng phải làm thành Cảnh của Sự Chấp Thủ; lập ý đến cả Tứ Chấp Thủ này thường chẳng có nương vào Pháp Siêu Thế mà sinh khởi; với lý do này mới phải lập ý trình bày riêng biệt phần Thủ Uẳn thêm một lần nữa vậy.

[Chú thích: từ ngữ Upãdãnakkhandha (Thủ Uẫn) được gọi như vậy vì kết hợp thành những đối tượng của sự bám níu, hoặc chắp thủ; và chỉ hiện hữu duy nhất trong những Tâm Hiệp Thế. Tám Tâm Siêu Thế cùng với các Tâm Sở phối hợp, và mười Sắc Pháp không do Nghiệp Lực tạo thì không được xem là Thủ Uẫn; vì không thể trở thành những đối tượng của Sự Chấp Thủ].

-----------------------------

Chữ Thủ Uẩn, ở trang 209 là Uẩn thôi, 2 cái khác nhau. Uẩn rồi Thủ Uẩn. Thủ Uẩn thì nó có chữ Thủ, rồi Xứ.

Quyển Phát Thú Chánh Tạng - màu xanh quyển số 3

Phần giai đoạn vấn đề, trang 535 

Pháp Thực Tính chấp thủ làm duyên đối với Pháp Thực Tính chấp thủ theo phương thức Nhân Duyên đó là Nhân chấp thủ làm duyên đối với chấp thủ tương ưng theo phương thức Nhân Duyên (nên bổ túc Câu làm Căn Nguyên). Nhân chấp thủ làm duyên đối với Uẩn tương ưng và Sắc Tâm Xuất Sinh Xứ theo phương thức Nhân Duyên (nên bổ túc Câu làm Căn Nguyên). Nhân chấp thủ làm duyên đối với Uẩn tương ưng chấp thủ và Sắc Tâm Xuất Sinh Xứ theo phương thức Nhân Duyên (3)

Nhân chấp thủ của mình là cái gì ?

Thủ có 4 là Dục Thủ, Kiến Thủ, Giới Cấm Thủ, Ngã Luận Thủ, nó làm duyên chấp thủ với các pháp, nên nhân chấp thủ làm duyên với Uẩn tương ưng. Uẩn tương ưng tức là thuộc về Tâm Tâm sở và Sắc Tâm Xuất Sinh Xứ theo phần Uẩn tương ưng.

Sắc Tâm Xuất Sinh Xứ tức là sắc tâm nương về sắc phần Tâm tâm sở mà làm duyên thì nó theo phương thức nhân duyên.

 Qua phần Trưởng Duyên. Khi vô tới phần Thủ, có 2 loại Cảnh Trưởng và Cảnh Câu Sinh Trường.

Trang 536 

Cảnh Trưởng và Câu Sinh Trưởng.

Thì mỗi cái đó, thí dụ như phần Trưởng Duyên trang 536

Pháp Thực Tính chẳng phải chấp thủ làm duyên đới với Pháp Thực Tính chấp thủ và chẳng phải chấp thủ theo phương thức Cảnh Duyên đó là người đã xả thí, tuân thủ giới luật, thọ trì thanh tịnh nghiệp lực v.v. tư khảo lại Thiện đã từng tích lũy thiện hảo rồi v.v. xuất khỏi Thiền Định rồi tư khảo lại Thiền Định v.v. người hỷ duyệt tâm khoáng thần đi Nhãn v.v. Ý Vật và Uẩn chẳng phải chấp thủ, vì sự hỷ duyệt tâm khoáng thần di Nhãn ấy v.v. khai đầu, chấp thủ và uẩn tương ưng mới sinh khởi.

Thọ trì thanh tịnh nghiệp lực là thọ Bát Quan Trai Uposatha.

Tư khảo là suy nghĩ lại hay quán tưởng lại. Xuất khỏi Thiền Định rồi tư khảo lại Thiền Định, tức là mình ngồi thiền xong rồi mình hỷ duyệt trong đó bắt đầu mình sinh lên chấp thủ trong cái đó gọi là Cảnh Trưởng

Cảnh Trưởng đó là người đã xả thí, tuân thủ giới luật, thọ trì thanh tịnh nghiệp lực v.v. tư khảo lại Thiện đã từng tích lũy thiện hảo rồi v.v. xuất khỏi Thiền Định rồi tư khảo lại Thiền Định cho thành Cảnh một cách kiên định, hỷ duyệt tâm khoáng thần di. Bậc Thánh Nhân xuất khỏi Đạo rồi tư khảo lại Đạo cho thành Cảnh một cách kiên định v.v. làm duyên đối với Quả theo phương thức Trưởng Duyên. Người hỷ duyệt tâm khoáng thần di Nhãn v.v. Ý Vật và Uẩn chẳng phải chấp thủ cho thành Cảnh một cách kiên định, vì thực hiện sử hỷ duyệt tâm khoáng thần di Nhãn ấy v.v. cho thành Cảnh một cách kiên định, tham ái mới sinh khởi, tà kiến mới sinh khởi.

Câu Sinh Trưởng đó là Pháp Trưởng chẳng phải chấp thủ làm duyên đối với Uẩn tương ưng và Sắc Tâm Xuất Sinh Xứ theo phương thức Trưởng Duyên.

Pháp Thực Tính chẳng phải chấp thủ làm duyên đối với Pháp Thực Tính chấp thủ theo phương thức Trưởng Duyên có 2 thể loại là Cảnh Trưởng và Câu Sinh Trưởng.

Thì:

Câu Sinh Trưởng Duyên: Tứ Trưởng thuộc phần Câu Sinh Trưởng là:

Dục Trưởng (Chandādhipaṭi),  (có Thiện có Bất Thiện) 

Cần Trưởng (Viriyādhipaṭi)  (có Thiện có Bất Thiện

Tâm Trưởng (Ciṭṭādhipaṭi)  (có Thiện có Bất Thiện) 

Thẩm Trưởng (Vimaṃsādhipaṭi) (chỉ có Thiện) 

Cảnh Trưởng có 2 là:

Tư Duy Duyệt Ý

Thực Tính Duyệt Ý 

Khi 4 Câu Sinh Trưởng Duyên này (Dục Trường, Cần Trưởng, Tâm Trưởng, Thẩm Trưởng) mà vô câu phần chấp thủ thì là Thẩm Trưởng lọt ra liền.

Vậy thì: 

Kiến Thủ, Dục Thủ, Giới Cấm Thủ, Ngã Luận Thủ phối hợp với Dục Trưởng, Cần Trưởng, Tâm Trưởng nó ra Câu Sinh Trưởng làm Duyên

 Tinh tấn xả thí, tinh tấn giữ giới, tinh tấn thọ Bát Quan Trai, tinh tấn ngồi thiền, họ lấy Cẩn Trưởng làm tinh tấn. 

Kiến thủ. Còn họ chấp vô "chỉ có ta làm mới được" "ta là nhất", thì họ vô kiến thủ.

Dục thủ. "Phải cái này mới có, làm cái này kia" là dục thủ, là dính vô Cần Trưởng làm duyên.

Thế thì, người ta nói mãnh lực nào.  Khi ông Thiền Sư hỏi người hành giả "mãnh lực nào mà bạn tinh tấn ngồi thiền ?"

Dạ, do ông Thầy đó dạy mà con tinh tấn ngồi thiền.

hay

Do con đọc kinh sách con có kiến văn nên con tinh tấn ngồi thiền.

Câu trả lời đó không đúng, mà là do Cảnh Trưởng Duyên nó làm duyên cho Cần Trưởng này làm duyên cho hành giả tinh tấn ngồi thiền.

Mình lấy phần Duyên Sinh Duyên Hệ này giải đáp bức phá mấy kiết sử thân kiến của mình, nếu không biết mình cứ trả lời theo hiệp thế, theo kiến chấp của mình.

 Cảnh Trưởng, người ta đã xả thí, giữ giới, người ta thọ Bát Quan Trai, người ta ngồi thiền, rồi người ta sinh ra cái chấp thủ bởi mãnh lực Cảnh Trưởng Duyên. 

Mình mới ra được Pháp với Pháp, nên Sư thường hay nói không lấy cái "Tôi" "Ta" để mà đối trị Pháp mà lấy Pháp để trị Pháp. 

Cái Dục mình làm, cái Cần mình làm, cái Tâm mình làm, cái Trí mình làm mà trong trạng thái mình sáng suốt mình làm theo mãnh lực theo kiến văn của mình biết mà không lọt trong cái Thủ thì mấy cô an toàn, còn không mấy cô lọt vô cái thủ của kiết sử của mình, mấy cô ở trong đó mà không hay biết.

Dĩ Nhân Bản Nguyện, Dĩ Pháp Bản Nguyện. Lấy Pháp mà mình nương đi theo Pháp mình có kết quả. Còn lấy nhân của mình nương theo nó mình cứ luân hồi hoài không ra.

Con chuột bạch trong phòng thí nghiệm họ để trong trái banh nó quay hoài không ra, mình như vậy đó, mình quán tưởng, mình cũng quay tròn tròn như vậy.

Nói về đề tài Dục Trưởng Duyên, Cần Trưởng, Tâm Trưởng là có Thiện có Bất Thiện, ngoại trừ Thẩm Trưởng là có Thiện thôi, có trí rồi là không làm việc Bất Thiện

 (Thẩm trưởng là tâm sở Trí lớn mạnh vượt trội hơn cả)

 Trong Thiện và Bất Thiện, trong  Dục và  Cần trong  Tâm mà xả thí thôi mấy cô có Pháp nào ? Mà xả thí này bởi Dục Trưởng, bởi Cần Trưởng, bởi Tâm trưởng hay bởi Thẩm Trưởng.

Khi xả thí không có Thẩm Trưởng thì gạt nó qua một bên, chỉ 3 trưởng kia thôi (Dục Trưởng, Cần Trưởng, Tâm Trưởng) theo pháp kiết sử, theo pháp triền cái, theo pháp Dĩ Pháp Bản Nguyện, mình không lọc ra được. Mình nhìn người ta xả thí mình nhìn ra được pháp liền.

Như vậy, khi mình nghiệm ra nó mình giật mình, đến giờ mình xả thí mình không biết mình bỏ xả thí này trong phần Trưởng nào hay không có Trưởng nào hết.

Người ta nói khi xả thí chỉ có Thẩm Trưởng thôi, tôi không có 3 Trưởng kia, thì mình nghe cái đó người này đang đi Balamat.

Khi mình nói cái pháp khi các quí Sư quí Thầy nói cái Pháp dễ, nhưng gặp những người trí lọc ra 

 Thì khi mình hành pháp thì mình mới biết được diễn tiến cái Pháp mình đang đi, mình đang đi theo Pháp chứ không phải mình đang chủ động nặn ra Pháp.

Sư không thuyết Pháp, mấy Thầy mấy Sư thuyết Pháp chứ Sư không thuyết Pháp mà Sư chia sẻ Pháp Sư đã trải nghiệm dựa trên kinh văn kinh điển. Trong phần chia sẻ đó những trải nghiệm đó sẽ bổ túc cho Pháp Học của quí Phật tử.

Do đó khi mình nói tới Pháp Niệm Xứ, Pháp Triền Cái, trong Paṭṭhāṇa có nói Triền Cái 

44 Nhị Đề Triền Cái, trang 279

Quyển Phát Thú Chánh Tạng - màu xanh quyển số 3

Triền cái này nằm trong Paṭṭhāṇa này tức là không nói tới pháp Triền Cái suông mà nói mãnh lực duyên.

Vậy thì vô Pháp Niệm Xứ, Ngũ Triền Cái, Ngũ Thủ Uẩn trong Paṭṭhāṇa giải đáp, chứ không nói suông, không có Trạo Hối Triền Cái, Hoài Nghi Triền Cái, Hôn Thùy Triền Cái, Tham Dục Triền Cái, Sân Độc Triền Cái. 

Trang 7:

 Nhị Đề Cảnh Triền Cái

Nhị Đề Tương Ưng Triền Cái

Nhị Đề Triền Cái Cảnh Triền Cái

Nhị Đề Triền Cái Tương Ưng Triền Cái.

Nhị Đề Bất Tương Ưng Triền Cái Cảnh Triền Cái.

Rồi có 

Nhị Đề Nội Bộ

Nhị Đề Y Sinh

69. Nhị Đề Chấp Thủ

70. Nhị Đề Cảnh Chấp Thủ 

71. Nhị Đề Tương Ưng Chấp Thủ

qua trang 8

75. Nhị Đề Phiền Não

76. Nhị Đề Cảnh Phiền Não

77. Nhị Đề Sầu Muộn Âm Trầm (Saṅkiliṭṭhaduka) là nó nằm sâu trong nội tâm, trang 586.

Trang 591 Cảnh Duyên, Sầu Muộn Âm Trầm 

Nhị Đề Sầu Muộn Âm Trầm (Saṅkiliṭṭhaduka)

CẢNH DUYÊN (ÃRAMMANAPACCAYA)


[52] Pháp Thực Tính phiền não làm cho sầu muộn âm trầm làm duyên đối với Pháp Thực Tính phiền não làm cho sầu muộn âm trầm theo phương thức Cảnh Duyên đó là người hỷ duyệt tâm khoáng thần di tham ái, vì sự hỷ duyệt tâm khoáng thần di tham ái ấy khai đầu, tham ái v.v. tà kiến v.v. hoài nghỉ v.v. trạo cử v.v. ưu thọ mới sinh khởi. Hỷ duyệt tà kiến v.v. [tương tự Tam Đề Thiện (Kusalatika)], vì hoài nghỉ khai đầu v.v. vì trạo cử khai đầu v.v. ưu thọ mới sinh khởi. Tà kiến v.v. hoài nghỉ v.v. trạo cử mới sinh khởi (1)

Pháp Thực Tính phiền não làm cho sầu muộn âm trầm làm duyên đối với Pháp Thực Tính phiền não không làm cho sầu muộn âm trầm theo phương thức Cảnh Duyên đó là Bậc Thánh Nhân tư khảo lại phiền não đã được đoạn tận rồi, tư khảo lại phiền não đã được ức chế rồi, tri đắc phiền não đã từng sinh khởi v.v. Kiến giải minh lượng Uẩn phiền não làm cho sầu muộn âm trầm thể theo thực tướng là Vô Thường v.v. với Tha Tâm Trí tri đắc Tâm của tha nhân có sự tể toàn với Tâm phiền não làm cho sầu muộn âm trầm, Uẩn phiền não làm cho sầu muộn âm trầm làm duyên đối với Tha Tâm Trí, Túc Mạng Tùy Niệm Trí, Tùy Nghiệp Thú Trí, Vị Lai Tiên Giác Trí và Tâm Khai Môn theo phương thức Cảnh Duyên (2)

[53] Pháp Thực Tính phiền não không làm cho sầu muộn âm trằm làm duyên đối với Pháp Thực Tính phiền não không làm cho sầu muộn âm trầm theo phương thức Cảnh Duyên đó là người đã xả thí, tuân thủ giới luật, thọ trì thanh tịnh nghiệp lực v.v. tư khảo lại Thiện đã từng tích lũy thiện hảo rồi v.v. xuất khỏi Thiền Định rồi tư khảo lại Thiền Định. Bậc Thánh Nhân xuất khỏi Đạo rồi tư khảo lại Đạo v.v. làm duyên đối với Tâm Khai Môn theo phương thức Cảnh Duyên. Người kiến giải minh lượng Nhãn v.v. Ý Vật và Uẩn phiền não không làm cho sầu muộn âm trầm thể theo thực tướng là Vô Thường v.v. khán kiến Sắc với Thiên Nhãn v.v. làm duyên đối với Vị Lai Tiên Giác Trí và Tâm Khai Môn theo phương thức Cảnh Duyên (1)

Pháp Thực Tính phiền não không làm cho sầu muộn âm trầm làm duyên đối với Pháp Thực Tính phiền não âm trầm theo phương thức Cảnh Duyên đó là người đä xả thí, tuân thủ giới luật v.v. xuất khỏi Thiền Định v.v. hỷ duyệt tâm khoáng thân di Nhãn v.v, Ý Vật và Uần phiền não không làm cho sầu muộn âm trầm, vì sự hỷ duyệt tâm khoáng thần di Nhãn ấy v.v. khai dầu, tham ái v.v. ưu thọ mới sinh khởi (2)

Đó là thuộc Cảnh Duyên, rồi Cảnh Trưởng Duyên, rồi Câu Sinh Trưởng Duyên, Vô Gián Duyên trang 593.

Qua phần trở lại Mục Lục trang số 8, 

Cảnh Phiền Não

Tương Ưng Phiền Não.

Phiền Não có 10, theo kinh khác, theo Abidhamma khác.

Trang 571.

Pháp Thực Tính phiền não (kilesadhamma) nương vào Pháp Thực Tính phiền não sinh khởi vì Nhân Duyên đó là Si (Moha), Kiến (Diṭṭhi), Hôn Trầm (Thīna), Trạo Cử (Uddhacca), Vô Tâm (Ahirika) và Vô Quý (Anottappa) nương vào Tham sinh khởi; Si, Ngã Mạn (Māna).

Đó là những pháp phiền não.

Rồi những pháp phiền não có Uẩn Tương Ưng phiền não và sống trong Xuất Sinh Xứ với phiền não nó kết hợp vô.

Trang 656

VẤN VÀ ĐÁP TRONG PHÁT THÚ

Vấn và Đáp trong Phát Thú Paṭṭhāṇa. Mà nói tới Phát Thú Paṭṭhāṇa, nếu mình không có Phát Thú Paṭṭhāṇa này làm sao mình học cái này, nếu mà học cái này mà không có Phát Thú này sao mà giải đáp được Phát Thú này, Sư làm sắn hỏi và đáp luôn thay vi mấy cô đi tìm, Sư cho câu hỏi rồi đáp luôn.

Tổng Hợp Nội Dung Vi Diệu Pháp quyển I 

Lộ Trình Ý Môn Na Tùng Lưu Hành hoặc Lộ Trình Ý Môn Tùy Liên Kết là Lộ Trình Ý Môn Đổng Lực Dục Giới sinh khởi tiếp nối một cách trực tiếp từ Lộ Trình Ngũ Môn, có 4 Lộ Trình, là:

1. Lộ Trình Thu Dung Quá Khứ

2. Lộ Trình Thu Dunh Tập Thánh

3. Lộ Trình Thu Dung Ý Nghĩa

4. Lộ Trình Thu Dung Danh Xưng

Lộ Trình Thu Dung Quá Khứ Thời Kỳ Na Cảnh

Thời Kỳ Đổng Lực.

Những cái này có chi pháp trong đây.

Thì nếu mấy cô học cái này mấy cô không có hiểu được cái từ ngữ này nó có cái gì trong đây rồi mấy cô không biết cái nào để giải thích mấy cái này các lộ trình tâm là phần ở ngoài ngũ môn thì dụ lộ trình nhãn môn là tâm nhãn thức rồi nó đưa qua lộ trình ý môn nó mới có phần này

thì những cái này là không có ai giải thích Thu Dung Quá Khứ, Thu Dung Lưu Hành, Thu Dung Ý Nghĩa không ai nói phần này

Nếu Sư có thời gian sẽ giải thích hết những lộ trình này. Từ lộ ngũ tới lộ ý nó liên kết không gián đoạn.

Thu Dung Tập Thành, khi mình kết hợp tất cả những cách nói của nó là một gói tập thành rồi xong mình mới có ý nghĩa. 

Thí dụ như bây giờ đứng đằng kia, lộ trình nhãn môn. Người ta ngoắc mình, mình đứng đằng kia bên đây người ta ngoắc, thì khi người ta ngoắc mình xong rồi thì mấy cô thu về mắt mình thu về trong ý của mình, nhãn thức mình thu rồi vô lộ ý mình nó là quá khứ rồi. 

Rồi Tập Thành là nhiều động tác.

Danh Xưng là mình đặt tên cho cái ngoắc  cái ý nghĩa ngoắc là kêu mình hay là làm cho mình chú ý, rồi tâm mình đặt tên cho cái ngoắc này là cái gì, ngoắc là gọi, là kêu là cho mình hiểu ý nghĩa.

Quá Khứ, Tập Thành, Danh Xưng.

Của nhân gian kêu gọi nói với nhau lộ trình ý môn 

Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỳ Pháp, Tập I

Trang 371 Lộ Trình Danh Xưng 

có nhiệm vụ tiếp thâu danh xưng của các sắc pháp các hành trạng của phần thinh danh chế định hiện hành theo Ngôn Từ Giả Định của dân gian kêu gọi nói với nhau, sinh khởi tiếp nối từ Lộ Trình Thu Dung Ý Nghĩa, hoặc sinh khởi tiếp nối từ Lộ Trình Thu Dung Quá Khứ, tùy theo thích hợp đối với Thinh Danh Chế Đinh là gọi tên với nhau, nói chuyện với nhau, hữu quan với các Ngũ Cảnh ấy.

Do đó, với một cái động tác mà mấy cô người ta ngoắc mình hay người ta huýt gió hay người ta ngoắc tay hay người ta gật đầu nó ra Lộ Trình Tâm, chứ không phải mấy cô nói suông.

Mấy cái này nếu như mà nó là thời kỳ Na Cảnh thời kỳ Đổng Lực. Na Cảnh là cảnh dư, thí dụ như trái bom rớt xuống thì bắt buột mình có Na Cảnh, nó có chấn động và nó có tiếng vang lại, nó còn dư âm của nó, trái bom nổ rồi nhưng tiếng âm vang âm thanh còn, đó là thời kỳ Na Cảnh.

Thời kỳ Đổng Lực, thí dụ như người ta bắn một viên đạn vô mình thì mình ngã xuống chết liền, thì đó không có Na Cảnh. Đổng lực không có cảnh dư. Na Cảnh là còn cảnh dư trạng lại.

Thí dụ Sư chia xẻ buổi học xong Sư về liền là thời kỳ Đổng Lực, hết phần Lộ Trình Tâm, còn nếu Sư còn ngồi lại nói chuyện thì là thời kỳ Na Cảnh.

 Mấy Lộ Trình Tâm này, một cái ngoắc, hay một cái kêu hay một cảnh sắc hay là cảnh thinh là nó qua quá khứ.

Thí dụ cảnh sắc qua rồi mình chạn lại là thuộc về Lộ Trình Thu Dung Quá Khứ, rồi bắt đầu mình nhớ cái quá khứ đó cái Lộ Trình Thu Dung Quá Khứ đó nó làm Lập Thành cảnh sắc đó là cảnh sắc gì tập trung lại nó ra rồi xong xuôi mình mới ra cái ý niệm với cảnh sắc đó, rồi đặt tên cảnh sắc đó.

 Thí dụ, giờ Sư nói cho nghe, đi ban đêm tối mịt, mình đang lái xe đi một mình, một cái sét chớp xuống thì màn đêm sáng rực với ánh sáng của cái sét đó rồi nó tắt mất, nhưng mình tập thành lại cái cảnh sắc đó, thu dung cái quá khứ đó lại mình Lập Thành lại cái hồi nãy Sư thấy ánh sáng nó xuống như thế này ở góc độ này, còn lúc đầu mình làm Thu Dung Ý Nghĩa rồi mình đặt cái tên cái đó là cái gì, không thể nói suông được .

 Lộ Trình Thu Dung Quá Khứ này. Khi cô dở chân lên là mấy cô đang đi qua Cảnh Nghiệp Tướng của phần lộ trình tâm Thu Dung Quá Khứ thâu lại cảnh nhấc chân, mà cô niệm suông là không phải, mới là Thu Dung thôi. Qua phần Tập Thành từng cái chân dở lên hình thành ra được một cái hành động nhấc rồi nó thành ra một cái ý nghĩa rồi mới đặt tên là Danh Xưng nhấc lên, đạp xuống.

Hành động nhấc chân lên

- Thu dung quá khứ

- Thu dung tập thành

- Thu dung ý nghĩa 

- Thu dung danh xưng

Chân nhấc lên nó thuộc quá khứ của cái ngoài cái tâm thu vô gọi là thu dung quá khứ.

Tập thành là nhiều cái nhấc gom lại.

Ý nghĩa hành động nhấc 

Danh xưng là đặt tên cho nó là nhấc lên.

Nếu đi theo sát nó thì có niệm và tỉnh giác với lộ trình tâm này, còn không thì là mình phóng dật ./.


 ----------------------------------------------------------------------

dục-trưởng (chandādhipaṭi), = Cảnh tốt thì gọi là dục trưởng dưỡng, còn xấu là dục trần. dục trưởng dưỡng (sắc thanh hương vị xúc). Nếu các dục trưởng dưỡng chính là trói buộc, thì chỉ cần xa chúng là hết trói buộc. . (có Thiện có Bất Thiện) 

cần-trưởng (viriyādhipaṭi) = là sự cố gắng, là tâm sở cần . (có Thiện có Bất Thiện) 

tâm-trưởng (ciṭṭādhipaṭi) = Tâm trưởng chỉ cho những tâm đổng lực Nhị nhân hay Tam nhân . (có Thiện có Bất Thiện) 

thẩm-trưởng (vimaṃsādhipaṭi) (Thẩm trưởng là tâm sở Trí lớn mạnh vượt trội hơn cả)

---------------------------

dhātu: 'Nguyên tố', nghĩa là cái gì mang những dấu hiệu cá biệt của mình, là những thành phần cơ bản của một tổng thể.

(1) 4 nguyên tố đại hiển (dhātu hay Mahā-bhūta), đó là địa đại, thuỷ đại, hoả đại, phong đại., được hiểu là những đặc tính cơ bản của vật chất. Chúng được đặt tên bằng tiếng Pāḷi: paṭhavīdhātu - Địa giới, āpodhātu -Thủy giới , tejodhātu - Hỏa giới, và vāyodhātu - Phong giới. Trong Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo XI, 2 tứ đại hiển được định nghĩa như sau: “Bất cứ cái gì được đặc trưng bởi tính cứng (thaddha-lakkkhaṇa) là đất hay phần tử rắn; bằng sự kết dính (ābandhana) hay tính lỏng, là yếu tố nước; bằng cách nung nóng (paripācana), lửa hoặc yếu tố nhiệt; bằng yếu tố trương phồng (vitthambhana), yếu tố gió hoặc yếu tố chuyển động đều hiện diện trong mọi đối tượng vật chất, mặc dù ở mức độ mạnh mẽ khác nhau. Chẳng hạn, nếu yếu tố đất chiếm ưu thế thì vật chất được gọi là 'rắn', v.v. - Để phân tích 4 nguyên tố, xem dhātu-vavatthāna - đề mục phân tích.

II) 18 nguyên tố vật chất và tinh thần cấu thành những điều kiện hay nền tảng của quá trình nhận thức là:

1. Nhãn xứ (Cakkhāyatana) (mắt), là sắc thần kinh nhãn, đối chiếu cảnh sắc.

2. Nhĩ xứ (Sotāyatana), là sắc thần kinh nhĩ, đối chiếu cảnh thinh. (tai)

3. Tỷ xứ (Ghānāyatana), là sắc thần kinh tỷ, đối chiếu cảnh khí.(mũi)

4. Thiệt xứ (Jivhāyatana), (Lưỡi) là lưỡi hay thần kinh thiệt, giác quan nếm vị.

5. Thân xứ (Kāyāyatana) (thân), là thần kinh thân, đối chiếu cảnh xúc

6. Sắc xứ (Rūpāyatana), là sắc cảnh sắc, đối chiếu thần kinh nhãn.

7. Thinh xứ (Saddāyatana), là sắc cảnh thinh, đối chiếu thần kinh nhĩ.

8. Khí xứ (Gandhāyatana), là sắc cảnh khí, đối chiếu thần kinh tỷ.

9. Vị xứ (Rasāyatana), là sắc cảnh vị, đối chiếu thần kinh thiệt..

10. Xúc xứ (Phoṭṭhabbāyatana), là sắc cảnh xúc, tức ba đại hiển ngoài nước, đối chiếu thần kinh thân.

11. Nhãn thức (Cakkhuviññāṇa), tâm biết cảnh sắc, nương sanh nhãn vật.

12. Nhĩ thức (Sotaviññāṇa), tâm biết cảnh thinh, nương sanh nhĩ vật.

13. Tỷ thức (Ghānaviññāṇa), tâm biết cảnh khí, nương sanh tỷ vật.

14. Thiệt thức (Jivhāviññāṇa), tâm biết cảnh vị, nương sanh thiệt vật.

15. Thân thức (Kāyaviññāṇa), tâm biết cảnh xúc, nương sanh thân vật.

16. Ý giới (manodhātu)

17. ý xứ (manāyatana)

(mano-dhātu - Ý giới) (dhamma-dhātu - Pháp Giới, là lãnh vực Pháp)

18. ý thức giới. (mano-viññāṇa-dhātu)

(theo Buddhist Dictionary - by NYANATILOKA MAHATHERA )- 

No comments:

Post a Comment