<--------->

Monday, November 25, 2024

062 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 17 tháng 6, 2023

  062 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 17 tháng 6, 2023  


Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "062 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh


Namo Buddhaya

Minh Hạnh

I/ Thời (Kāla) 

Tiền Sinh                  Câu Sinh                        Hậu Sinh

(Quá Khứ)                 (Hiện Tại)                      (Vị Lai)


Giống Câu Sinh là ngay Hiện Tại. 

Giống Tiền Sinh thuộc về Quá Khứ

Giống Hậu Sinh là Vị Lai

Trong đời sống hàng ngày mình đang sống với Hiện Tại thì mình phải sống với Giống Câu Sinh.

Đó là mình nói theo Thời (Kāla) là mình nói Giống.

Giống Câu Sinh mà nói theo Thời là nó ngay hiện tại. Trong Giống Câu Sinh có 15. Giống Hậu Sinh có 4. Giống Tiền Sinh có 3.

Giống Tiền Sinh có 3 : Cảnh Tiền Sinh, Vật Tiền Sinh, Cảnh Tiền Sinh Duyên.

Giống Hậu Sinh có 4 : Hậu Sinh Hiện Hữu, Hậu Sinh Bất Ly, Hậu Sinh Duyên, Hậu Sinh Bất Tương Ưng.

Thì nói về Thời (Kāla) là như vậy.

II/ Mãnh Lực

Khi nói về mãnh lực tu. Mình có 3 :

1) Đồ Đạo Duyên

2) Thiền Na Duyên - nếu mình hành thiền thì có Thiền Na Duyên.

Hai cái Đồ Đạo Duyên và Thiền Na Duyên thuộc Giống Câu Sinh, nhưng mình nói về mãnh lực.

3) Nhân Duyên.

Trong sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc thì có :

 Nhân Duyên có 6 Nhân là : Vô Tham, Vô Sân, Vô Si (Thiện) và Tham, Sân, Si (Bất Thiện). Có 3 nhân Vô Ký mình không cần lo, chỉ lo Thiện và Bất Thiện thôi. Mình phải biết Tham, Sân, Si là nhân bất thiện mình phải ngăn trừ. Còn nếu như sống trong sự tu tập thì Vô Tham, Vô Sân, Vô Si.

Trong sự tu tập như vậy mình muốn mãnh lực mạnh thì mình nói qua Cảnh Trưởng Duyên.

III/ Trưởng Duyên có 2 là :

-  Cảnh Trưởng Duyên

-  Câu Sinh Duyên

Câu Sinh Duyên có 4 chi : Dục, Cần, Tâm, Thẩm.

Cảnh Trưởng Duyên thì có những Cảnh Trưởng lớn, có Tư Duy Duyệt Ý và Thực Tính Duyệt Ý. Nhưng trong Cảnh Trưởng Duyên có Thiện có Bất Thiện. Cảnh Trường có Tư Duy Duyệt Ý, có Tư Duy Bất Duyệt Ý.

Mãnh Lực có Đồ Đạo Duyên, Thiền Na Duyên, Nhân Duyên.

Trưởng Duyên có 2 là Tư DuyThực Tính.

Tư Duy có tính chất chủ quan, là "của tôi" Tư Duy là của mình. Nhưng trong Tư Duy của mình, mình có Tư Duy thích hay Tư Duy không thích, nó thuộc về Cảnh Trường.

Thực Tính là tính chất trung thực khách quan hay tính chất trung tính, nó không mang tính chất chuyên về bên nào. Thực Tính này chỉ có Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, nó là trung thực, nó không cần phải là chủ quan hay khách quan.

 Rồi khi mình thấy mình có Trưởng Duyên làm động cơ động lực hay là một sự thúc đẩy mình làm, kích khởi cho mình, thì lúc bấy giờ mới cho qua phần Cảnh Vô Gián Duyên.

Thì Cảnh Trưởng Duyên này sẽ bằng nghĩa với Cảnh Cận Y Duyên.

Cảnh Cận Y Duyên có 2 là :

1. Thân cận với người, thân cận với bậc hiền trí, thân cận bậc Thánh nhân, thân cận bậc đa văn quảng kiến

2. Thân cận với Pháp là thân cận Chánh Pháp

Cận Y là gần gủi hoài không rời 

Cảnh Trưởng là hấp dẫn lực làm cho mình bị lôi cuốn. Thí dụ mình thích cảnh sắc đẹp làm mình bị lôi cuốn, chứ chưa chắc nó là Cảnh Cận Y của mình.

Do đó, mình phải hiểu mỗi năng lực đó. 

Phần 24 Duyên Paṭṭhāṇa Sư chưa có đi hết. Khi vô tới Mãnh Lực về Duyên theo Mãnh Lực, theo Thời, theo Giống, Người, Cõi, Cảnh Giới có nhiều chi tiết cần học.

 Bây giờ mình học hết 24 Duyên, học về ý nghĩa 24 Duyên, rồi trong ý nghĩa đó có năng sở là chi pháp, rồi trong năng sở chi pháp đó nó theo thời, theo người, theo lộ trình tâm, theo cảnh giới, cõi giới. Mình nắm cái đó xong mình qua phần trang chót của quyển số 5 về Mãnh Lực, Thời Gian, Cõi Giới, thì mới đi qua cái đó. Hồi đó Sư học với Ngài Tịnh Sự là như vậy đó, học phần đầu trước rồi nhảy xuống quyển số 5 học hết phần Mãnh Lực đó xong rồi nắm hết cái đó rồi mới vô chi tiết, cách Ngài dạy Sư là vậy. Giống như mình coi tiểu thuyết đọc quyển 1 rồi qua đọc quyển cuối coi người vai chánh chết hay sống, rồi mới đọc tiếp quyển 2, quyển 3. 

Tiền Sinh có 2 loại: 

1. Tiền Sinh (Pháp)

2. Vật Tiền Sinh (Cảnh)

Thí dụ, Pháp đã qua rồi, một Pháp trong tư tưởng mình sinh lên, mình nhớ lại chuyện quá khứ, chuyện mới xảy chiều hôm qua, chuyện tuần trước, chuyện năm ngoái hay nếu có khả năng nhớ lại kiếp quá khứ.

Thì những Tiền Sinh hay Vật Tiền Sinh, mình phải biết phân biệt; nếu nó lọt vô trong ý của mình những chuyện đã qua rồi thì nó thuộc là Pháp. 

Nhưng nếu như vật là cảnh.

Thí dụ: Hôm qua mình đi thấy một đóa hoa hồng, bữa nay mình thấy một đóa hoa hồng nữa, thì đóa hoa hồng bữa nay minh thấy với hoa hồng ngày hôm qua mình thấy, 2 cái giống nhau về cảnh, nhưng nó cũng thuộc dạng là chạn lại từ ý qua cảnh Pháp nhưng nó thuộc loại Vật (Cảnh).  

Còn cái này không có Cảnh, nó không có Vật (Cảnh) mà Pháp chạn lại trong Tâm của mình, thì lúc đó, nếu mình không học kỹ phần Tiền Sinh Duyên, vô ngồi thiền, đi thiền hành, hay thiền ngọa, hay thiền trụ, tứ oai nghi, mình không bắt được Tiền Sinh Duyên này, mình không lọc được tư tưởng của mình nó chạy mình không nắm bắt được.

Trong Paṭṭhāṇa Đức Phật Ngài không có nói, nhưng các quí Ngài như Ngài Paṇḍita, Ngài Mahasi, Ngài Janaka đều nói rằng "wandering mind" là "Tâm phóng dật", nếu nói theo  Paṭṭhāṇa thì nó thuộc về duyên nào ?  Nó không chắc chắn nằm trong Thiền Na, nó không nằm trong Đồ Đạo.

 Khi nói tới "wandering mind" là "Tâm phóng dật" nó thuộc về Cảnh hay về Pháp của Tiền Sinh Duyên ?

- Mình không định được, tại vì mình không có học.

Như vậy, khi mình chú ý  được sự phóng dật của Tâm, có một noting mind (tâm chú niệm) nhìn thấy Tâm phóng dật (wandering mind) với cảnh đang hiện bày hay nó theo Pháp đang có, đang chạy theo.

Hai cậu cháu tu, Sư cậu đắc quả Alahan, Sư cháu mới làm trụ trì chưa đắc quả Alahan, sau buổi lễ dâng y Kathina Sư cháu có bộ y casa đem cúng dường Sư cậu. 

- Bạch Sư Cậu, con xin kính cúng dường Sư cậu bộ y này.

Tác bạch xong, chú đặt bộ y dưới chân và  đứng hầu quạt Sư Cậu.

Sư Cậu nói:

- Thầy có bộ y hậu rồi. Con hãy cất nó đi mà dùng.

Chú tác bạch nhiều lần nhưng Sư Cậu vẫn không chấp thuận lời thỉnh nguyện. Thế rồi chú tự nghĩ: “Khi Sư Cậu còn là cư sĩ, thì ta là cháu kêu người bằng cậu. Nay ngài là Sa môn, thì ta là pháp quyến của ngài. Ngài còn là y chỉ sư của ta, thế mà ngài không thèm san sẻ với ta.  Vậy ta ở chùa làm gì?  Làm Sa môn cầu đạo phỏng có ích chi! Thà làm nghiêm đường chủ hộ còn hơn” .

Rồi chú lại nghĩ: “Thật khó mà thích nghi với cuộc sống gia đình. Giả sử ta là một gia trưởng, ta sẽ sinh sống ra sao?” .

Rồi chú suy nghĩ: “Ta sẽ bán bộ y dài, mua một con dê cái. Dê cái có lợi. Chúng sanh con. Ta sẽ bán dê con, tích lũy vốn liếng dần dần, rồi sẽ kiếm một cô vợ sanh cho ta con trai, và ta sẽ đặt tên nó theo tên cậu ta. Ta sẽ đặt con trai ta trên một chiếc xe đẩy, đưa vợ con đến đảnh lễ người. Rồi khi đi trên đường, ta sẽ bảo vợ ta đưa con cho ta bế. Nàng từ chối. Bất giác nàng sẩy tay, đánh rơi con xuống đường, và bị chiếc xe cán qua em bé. Thế là ta trợn mắt mắng nàng, và  lấy cành cây bên đường và quất cho nàng mấy phát vào lưng.

Đứng quạt hầu Sư Cậu mà đầu óc cứ chạy nhảy theo vọng tưởng liên miên, chú đập phải chiếc quạt vào đầu Sư Cậu mà tưởng là người vợ. 

Sư Cậu đọc được từng ý nghĩ đã diễn ra trong đầu óc của thằng cháu. Ngài nói:

- Này cháu, sao không đánh vợ cháu mà lại đánh lên đầu ta chi vậy ?

Chú sa di giật mình: “Thôi, chết rồi! Thầy ta đã biết hết mọi thứ suy nghĩ trong đầu ta rồi. Ta còn mặt mũi nào là thầy tu nữa đây!” . 

Chú vội quăng chiếc quạt và cắm cổ chạy.

Đó là thuộc về Pháp Triền Cái, và thuộc Tiền Sinh Duyên. Mình bắt hụt rồi, mình niệm không ra, mình không diệt được tâm đó, tâm mình cứ trạo hối, tâm mình càng phóng dật, và những triền cái khác kéo theo.

Những cái đó khi nói tới Paṭṭhāṇa là giải quyết được.

Cũng như Hậu Sinh, chưa có sinh ra, nó chỉ tạo dựng cho thời gian tới, bà mẹ có bầu, chưa sinh đứa bé, nhưng bà mẹ đã lo tã lót để khi đứa bé ra đời nó có đầy đủ thứ cần dùng - đó là Hậu Sinh Duyên, đứa bé chưa sinh ra mà bà mẹ phải lo, khi nó được sinh ra thì có đủ, thì cái đó là cái đi tới trước. Giống như ông quan huyện đậu trạng rồi ông chưa về làng, nhưng ở làng bắt đầu lo cờ súy để đón ông về làng - đó là Hậu Sinh Duyên.

Nên cái đó trong tích tắc. Do đó, mình không biết được, Hậu Sinh Duyên nó vậy đó.

Còn Hậu Sinh Hiện Hữu, Hậu Sinh Bất Ly. Hậu Sinh Hiện Hữu là mình cứ nuôi dưỡng cái đó hoài không chịu buông.

Giữa Kiết Sử và Lậu Hoặc, 2 cái này dễ bị lầm.

Kiết Sử là thói quen. Thói quen này khi nó gặp cảnh thì nó hiện bày ra. Do đó, nó thuộc về Cảnh.

Lậu Hoặc là mình ở trong nó mà không hay biết, nó thuộc về Pháp.

Thí dụ: mấy cô sành về ăn uống, ai mang món gì đến mình có thói quen phê bình nhận xét, mà lúc đó mình đang ở trong Lậu Hoặc (mà mình không biết), mình phê bình theo kiết sử, mình đang ở trong dục lậu. 

Vừa đem thức ăn ra là mình có thói quen phê bình, nhưng thật ra thói quen này ở trong Lậu Hoặc của mình.

Chỉ có Lậu Tận Thông diệt hết Lậu Hoặc, chứ còn 5 cái kia là Thắng Trí hiện bày theo khả năng thôi, chứ chưa diệt Kiết Sử được. 

Khi Đức Phật Ngài đắc Lậu Tận Thông, tuệ thứ 3 trong Tam Minh, trong 3 canh thì canh chót Ngài đắc Tam Minh (Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh) là Ngài diệt Lậu Hoặc, thì khi Lậu Hoặc mất thì Kiết Sử mất, chứ không phải Ngài diệt được kiết sử.

Vậy thì, trên con đường mình tu từ Sơ Đạo, Sở Quả, Nhị Đạo, Nhị Quả, Tam Đạo, Tam Quả, Tứ Đạo, Tứ Quả, là mình phải gột rửa Lậu Hoặc thì Kiết Sử này mới rụng xuống từ từ.

Thân Kiến - Nằm trong Kiến Lậu, mình thấy được Kiến Lậu thì mới ra khỏi Thân Kiến

Giới Cấm Thủ - Là Dục Lậu

Hoài Nghi - là Vô Minh Lậu

3 cái này là Kiết Sử, cái thói quen của mình. 

Làm sao mình biết được Thân Kiến ? Tại vì Kiến Lậu của mình là do cái đầu kiến thức của mình nhìn về nó, trong cái đắm chìm đó mình mới nhìn ra nó. Mình dùng Kiến Lậu của mình để thấy thân kiến, chứ không phải mình thấy trong Chánh Pháp, không phải trong Chánh Kiến của mình.

Khi  muốn bẻ cái thân kiến này, cái tà kiến thấy sai chấp lầm thân 'tôi', của 'ta' của mình thì mình phải bẻ kiến chấp, kiến lậu (diṭṭhāsāva) mình đang chìm trong đó, thì kiến lậu diệt thì thân kiến diệt.  Đó là Lậu Tận Thông mới diệt trừ được kiết sử.

Nên mình nói mình diệt kiết sử của mình, nhưng mình không diệt Lậu Hoặc thì không diệt được kiết sử.

Abhiññāna = Thắng Trí

Abhi = là Thù Thắng

ññāna = Trí, hay làTuệ

ññāna này bao gồm cả Paññā và ññāna

Paññā = wisdom

ññāna là quá trình trong Vipassana ññāna

Do đó, Abhiññāna = Thắng Trí là trí tuệ thù thắng, dẹp Lậu Hoặc, diệt trừ được kiết sử. Mình vừa chặt gốc vừa chặt ngọn, hay là mình chặt gốc ngọn ngã đổ luôn. Đó là do người có sở hạnh của họ. Có người họ chặt cây họ chặt ngọn trước rồi từ từ chặt xuống tới gốc, có người chặt gốc trước cây đổ ngã luôn.

Ngài Tịnh Sự nói: Tôi thiếu phước vật, tôi có phước trí thôi, tôi không có phước vật vì tôi không có bố thí. Sư mới nói Ngài dạy học là Ngài đã bố thí rồi, nhưng Ngài dạy là Ngài có thí như thí của Ngài chỉ là Pháp. Sư hỏi Ngài là Ngài có biết thí vật không, tại vì Ngài nói là Ngài không có phước vật Ngài chỉ có phước trí thôi. Ngài nói Ngài biết nhưng Ngài không làm, Ngài không muốn vướng vô phước vật để mà nó ràng buột mình khó tu, tài sản, của cải ràng buột mình. Nhưng Sư hỏi Ngài biết làm phước vật không, Ngài nói biết nhưng Ngài không làm. Và Ngài kể cho Sư nghe một câu chuyện rất dễ thương. 

Ngài kể câu chuyện tiền thân của Mục Kiền Liên. Có một kiếp Ngài Mục Kiền Liên là tiều phu đốn củi, là một Tiền Sinh Duyên, nó không thuộc loại cảnh nữa, nó thuộc về Pháp, hiện bày qua Pháp chứ không qua Cảnh.

 Ngài nói đó Tiền Sinh Duyên, Pháp Duyên của Ngài Mục Kiền Liên.

Khi là một ông tiều phu đi đốn củi, người tiều phu đốn trúng một cây có tổ ong, ong bay lên, người tiều phu nói "tôi không muốn phá nhà của mấy ông, ngày nào tôi đắc đạo quả tôi sẽ độ mấy ông đắc đạo quả với tôi luôn". Thì giòng đời trôi qua nhiều kiếp, tới kiếp cuối cùng của Ngài Mục Kiền Liên, Đức Phật vô trong một ngôi làng đó 1 tuần lễ không có vật thực nào ai cúng dường cho Ngài, Ngài không có phước vật vì Ngài không có gieo duyên cho ai trong ngôi làng đó, nhưng Mục Kiền Liên vừa bước vô thì được người trong ngôi làng đó cúng dường, qui y, xuất gia tu, và đắc đạo quả cả làng.

Chu Tăng lấy làm lạ, Đức Phật nói Mục Kiền Liên có gieo nhân duyên trong tiền kiếp với những người trong làng nên bây giờ được người trong làng theo, còn Như Lai không có gieo, nên Như Lai không có.

Sư cho chim ăn, Sư rải thực phầm cho những con chim ăn Sư nói qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng. Từ đây về sau quí Phật tử muốn có phước vật, bất kỳ cho ai cũng vậy, vừa đưa cho họ quí Phật tử nói qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng, thì sau này có phước vật. Cho cá ăn cũng vậy, nói qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng. 

Cái đó thuộc về Cảnh vả về Pháp. Cảnh với Pháp hợp nhau thì nó vuông tròn.

Thì cũng vậy, khi mình đi qua phần diệt Kiến Lậu thì Thân Kiến diệt. Nó thuộc Lậu Tận Thông, mà Lậu Tận Thông này nó không thuộc về Cảnh mà thuộc Pháp, chứ không phải Cảnh nào để cho mình thấy. Pháp mà mình nhìn không biết được, không lọc được, không thấy được, coi như là vuột qua liền. 

Mình sẽ thấy Túc Mạng Thông, hay Tha Tâm Thông, hay Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông, hay Thần Túc Thông, chứ mình không thấy được Lậu Tận Thông, vì Lậu Hoặc của mình đang đắm chìm. Mà đó là trí Abhiññāna = Thắng Trí, nhưng thật ra là Hiệp Thế, chứ không phải là Siêu Thế.

Do đó, một tích tắc thôi, một sát na thôi, mình biết được thì làm luôn 2 cái vừa Lậu Hoặc vừa Kiết Sử. Mà học Paṭṭhāṇa trí mình mới làm được.

Nên những cái đó mình biết khi cho bố thí mình đưa nhưng mình không cho qui y, mình không có tác ý, mình không có trí. Bên Bắc Tông các quí Thầy đều biết sử dụng như vậy, nên họ có phước vật nhiều. Còn bên Nam Tông lo về trí, lo giải thoát thôi chứ không muốn hưởng, không muốn chùa to Phật lớn thì vướng bận vì sự ràng buột. Đó là đường lối của Ngài Tịnh Sự đi là vậy.

Nếu biết mình giải quyết được hết, do trí của mình biết, mình khéo léo tu tập thì sẽ làm được điều đó, nhưng phải cẩn thận, dễ vướng mà không hay, tháo ra không kịp.

Trong phần Thân Kiến có Ngũ Uẩn Thủ Kiến 

Ngũ Uẩn Thủ Kiến có

Sắc Thủ

Thọ Thủ

Tưởng Thủ

Hành Thủ

Thức Thủ

Thân kiến mà thuộc Kiết Sử có Sắc Thủ, Thọ Thủ, Tưởng Thủ, Hành Thủ, Thức Thủ, là của Tôi, trong Tôi, là Tôi.

Lậu Hoặc có 4 loại : dục lậu hoặc (kāmāsava), hữu lậu (bhavāsava), tà kiến lậu hoặc (diṭṭhāsava). và vô minh lậu hoặc (avijjāsava). 

Nhưng thật ra, Kiến Lậu hay Dục lậu hay Vô Minh lậu, thì lấy Pháp nào trị ? Bỏ hữu lậu bhavāsava ra còn 3 Lậu, thì mấy cô lấy cái nào ?

Kiến Lậu, Dục Lậu, Vô Minh Lậu trong Ngũ Thủ Uẩn Kiến.

Hữu Thân Kiến Sakkàyaditthi là nói về mình, mình nhìn về mình chứ không nhìn người, "sắc này là tôi", "tôi có trong sắc này". Thì lúc quí Phật tử nói "sắc này là của tôi" , "Tôi có trong sắc này" là đang nói Kiến Lậu, hay là Dục Lậu, hay Vô Minh Lậu.

Phần Thân kiến có Ngũ Thủ Uẩn : Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, thấy là của tôi, trong tôi, là quí Phật tử đang ở trong Kiến Lậu, ở trong Dục Lậu, hay trong Vô Minh Lậu ? 

 Mình sống có Thân, Ngữ, Ý. Khi đụng với người, giờ mình nói về mình thì mình ra được cái lậu hoặc nào. Khi mình nghĩ cho mình mà không nghĩ cho người thì mình ra loại lậu nào.

Do đó, khi mình nói chuyện với người, "dạo này thấy chị ốm quá" mình trả lời "đâu có ăn uống gì được đâu, lo quá." Thì đó là đang trong kiến lậu nặng.

Cái đó là thực tế "sao lúc này thấy chị ốm quá" , "Tôi có ăn uống gì đâu" Thì lúc đó cô đang nói trong phần Kiến Lậu, hay cô nói đang trong Dục Lậu, hay trong Vô Minh Lậu. Cô đang trong Lậu nào ?

Mình ngồi thiền, cảm thọ lên, đau, nhức, thì mình đang nói cái thọ này là trong Kiến Lậu, Dục Lậu, hay Vô Minh Lậu. Nó đang trong Ý, vì khi ngồi thiền mình không nói chuyện với ai, mình ngồi nghiệm một mình.

Khi cô làm việc, như làm việc ở computer hay đang rửa chén, đó là Thân hành động, thì cô đang ở Kiến Lậu, Dục Lậu hay Vô Minh Lậu. Nếu cô ra được cái này mới thấy được Thân Kiến của mình.

Người học giả sơ cơ học ít nói bạn còn nhiều thân kiến lắm, nhưng thật ra một khối lậu hoặc bự sau lưng mà mình  không thấy.

 Vậy thì khi hành giả ngồi thiền trong trạng thái ngồi không nói chuyện với ai hết chỉ có Pháp lên thôi, thì hành giả đang sống trong Ý, chứ không có ngữ, không có thân, mà Ý đang lên, Pháp đang lên, thì lúc đó hành giả thấy sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cái này của mình nó nằm ở trong Vô Minh Lậu, hay  Kiến Lậu, Hữu Lậu, Dục Lậu, thì hành giả thắng, diệt được rồi, còn nếu  không thấy thì không cách nào, ngồi chỉ ngồi niệm hoài hơi thở vô hơi thở ra, sanh và diệt vậy thôi. 

Ba hạ phần kiết sử; Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm Thủ, riêng hay là chung một lượt hay lẻ tẻ, rời rạt, mỗi cảnh một pháp, hành giả chưa tìm ra.

Người đắc Sơ Đạo, Sơ Quả là diệt 3 hạ phần kiết sử này một lượt luôn chứ không riêng, không có diệt cái này xong rồi diệt cái kia. Khi đắc Sơ Đạo Sơ Quả thì 3 cái này rớt luôn một lượt, không có riêng.

Nếu nói về Kiến Lậu thì thuộc về Cảnh.

Dục Lậu thì thuộc về Cảnh.

Vô Minh Lậu thì thuộc về Pháp 

Kiến thì phải có Cảnh vì mình nhìn vô. 

Khi người ta nói lúc này thấy chị ốm quá, có ăn uống gì đâu, là Cảnh, là kiến mình thấy. Nhưng khi họ nói như vậy là trong trạng thái đó là trạng thái Vô Minh, họ không biết họ nói như vậy.

 Còn thí dụ như người ta nói lúc này thấy chị ốm, mặt xanh, mắt thâm quầng, chắc chị bị bệnh gan. nghe vậy thì dục lên, thật ra nó nằm trong Vô Minh.

Vô Minh thuộc trong 8 bất tri, 8 điều không biết, bất tri khổ đế, bất tri tập đế, bất tri đạo đế, bất tri diệt đế, bất tri nhân đã qua, bất tri quả hiện tại, bất tri nhân quả liên quan, bất tri liên quan tương sinh.

 Nếu quí Phật tử nghe người ta nói lúc này chị thấy ốm quá, mình trả lời có ăn uống gì đâu, đó là mình nói thân kiến.

Nếu như người ta hỏi, lúc này thấy chị ốm quá, mình hỏi, tôi ốm thật hả, thì đó là dục trong sự mong cầu muốn của mình.

Còn trạng thái, lúc này thấy chị ốm, ồ vậy hả, là không có dục mong cầu.

Như vậy thì Thân, Ngữ, Ý, khi đang sống trong Thân, Ngữ, Ý thì kiến với dục là bề ngoài, vô minh ở trong.

Còn nếu bỏ Thân, bỏ Ngữ, mà ngồi nghĩ (Ý) thì chỉ có Vô Minh mới làm  vậy thôi, không có Kiến, không có Dục, mà Vô Minh dẫn đi.

Như vậy thì khi các qui Phật tử đang đi khóa tu thiền Vipassana; thiền tọa, thiền ngọa, thiền trụ, thiền hành.

Khi hành giả đang đi thiền thì có 2 Pháp hay 3 Pháp, người đi 2 Pháp, người đi 3 Pháp. 

- Pháp đầu tiên họ đi là Pháp Tứ Niệm Xứ; Thân, Thọ, Tâm, Pháp, họ đi tuần tự như vậy.

- Pháp thứ hai là họ diệt Kiết Sử, sắc, thọ, tưởng, hành, thức trong thân, thọ, tâm, pháp.

- Pháp thứ ba là họ đi trong sự diệt Lậu Hoặc; Dục Lậu, Kiến Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu.

3 pháp tùy mỗi người.

Những người sơ cơ hay những người không biết họ đi một Pháp Tứ Niệm Xứ thôi, chứ họ không đi qua phần diệt kiết sử. Trong Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức của thiền tọa, thiền ngọa thì họ đi qua Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Bhāvanā Dhamma - Pháp Tu Tập, có 3 Pháp :

1) Tứ Niệm Xứ

2) Diệt Kiết Sử

3) Diệt Lậu Hoặc

 Hành giả muốn tu cách nào cũng được, và cũng biết được, sau này làm giám thị nhìn sẽ thấy cách tu của mỗi người, có người thì tu Tứ Nệm Xứ.

1) Tứ Niệm Xứ

Thứ nhất là tu Tứ Niệm Xứ - Thân, Thọ, Tâm Pháp

                                          - Trong 4 oai nghi; ngọa, tọa, hành, trụ

bây giờ đi vào chi tiết Pháp Hành:

 Ngọa Hành có : 3 giai đoạn

Thân - có Xúc

Thọ - có Thân / Tâm

Tâm - có Thiện / Bất Thiện

Pháp - Lục Xứ - Giác Chi

                        - Chánh Đạo

Lục Xứ, chứ mình đi ngược lại ngũ uẩn, thủ uẩn không được. Thân xứ tiếp xúc cảnh xúc (ngọa hành) 

Phần thân xúc nó có 10 điểm : Đầu, mình, tay, chân, lưng v.v. đều là thân xúc. Hành giả phải đi qua những điểm đó, đầu đụng vô cái gối, hay đầu đụng vô cái nệm, đầu đụng vô cái giường, đó là xúc do đầu. Thân mình nằm trên giường là xúc, tay mình đụng, chân mình đụng, lưng mình đụng, mấy cái đó đều gọi là Thân Niệm Xứ, Thân Tùy Quán, theo Tứ Niệm Xứ - ngọa hành

Cái Thọ về Thân, lúc bấy giờ thấy 1 ngày ngồi thiền mệt, vừa trụ, vừa hành, vừa đứng, vừa ngồi, mệt quá giờ mình về nằm xuống giường. Cái thân mình bắt đầu có Thọ Lạc. Thân vừa tiếp xúc vô là Thọ sinh lên liền, Thọ của Thân sinh lên, Tâm theo đó sinh lên, lúc đó Tâm Thiện hay Bất Thiện mình biết.

Lục Xứ có 2 là Thân Thức / Cảnh Xúc, lúc bấy giờ mình có Niệm Giác Chi (Sinh, Diệt)  / có Chánh Niệm (Tập Đế / Khổ Đế) . Nếu vừa tiếp xúc mà không có Niệm không có Chánh Niệm thì vuột, phải làm lại.

Vừa Niệm Giác Chi xong thì qua Chánh Niệm luôn tức là mình Niệm 2 cái Thất Giác Chi và Bát Chánh Đạo.

Đây chỉ mới đi về Tứ Niệm Xứ.

Bhāvanā Dhamma - Pháp Tu Tập này mà quí Phật tử đang đi pháp Tứ Niệm Xứ mà đã đi đúng chưa ?

Qua phần thứ 2, sau khi Ngọa Hành xong rồi thì pháp đầu tiên của hành giả tiếp nối là Trụ Hành, rồi từ Trụ Hành hành giả đi vô toilet làm vệ sinh thì cái đi là Thiền Hành, sau đó trở về ngồi thiền gọi là Tọa Hành.

Còn người thứ 2 nằm mà không đứng lên mà ngồi trên ghế gọi là Tọa Hành

Có người nằm trên giường là Ngọa Hành xong rồi ngồi dậy thì là Tọa Hành, xong rồi mới bước xuống đất và đứng lên là Trụ Hành, Trụ Hành xong mới bước đi là Thiền Hành tới nhà vệ sinh.

Đó là 4 oai nghi của mình; Ngọa, Tọa, Trụ, Hành, mình phải đi tuần tự như vậy.

Có người không qua tọa, đang nằm bước chạng xuống đất đứng luôn.

Những cái này là của Tứ Niệm Xứ, trong khi đi như vậy không biết đó là Kiết Xử, không biết là mình đang Lậu Hoặc.

 Mình nói là mình có Niệm, có Giác Chi, có Chánh Đạo, thật ra đó chi là theo pháp Tứ Niệm Xứ, mà mấy cô làm chưa tròn, chứ chưa qua giai đoạn diệt Kiết Sử.

Mình đi như vậy và mình lập đi lập lại hết ngày này qua ngày kia, hết khóa tu này đến khóa tu kia và đời sống mình cứ lập đi lập lại như vậy. Nhưng không có bao giờ nghĩ tới một phút nào về diệt Kiết Sử và diệt Lậu Hoặc của mình dù sống trong khóa tu, sống trong Niệm, trong sinh hoạt, trong lúc nào cũng vậy.

Bây giờ qua phần Kiết Sử

2) Diệt Kiết Sử.

* Ngọa Hành có : 

 - Thân 

- Thọ 

- Tâm 

 - Pháp 

Chỉ một sát na hay chỉ một khoản khắc

Thân --> có Xúc thì có Sắc Thủ Uẩn ----> thấy liền có Kiết Sử. Chứ không niệm cái Xúc, cái Thân đứng lại

Thọ --> Thọ Thủ Uẩn  ----> Kiết Sử , chứ không phải Thọ, Lạc, Khổ của Thân / Tâm. Thọ này là Thọ Thủ Uẩn.

Tâm ---> Thức Thủ Uẩn 

Pháp ---> Tưởng - Hành

Đó là Thủ Uần.

Nếu mình đi theo Niệm, cái đó là Niệm Xứ. Nếu mình nhìn thấy thì nó là Kiết Sử.

Bước thêm một bước nữa thì quí Phật tử ra được Kiết Sử của mình. Hồi nãy mình đứng đó mình niệm tại vì không biết Kiết Sử, mình đứng đó mình niệm Thân, Thọ, Tâm, Pháp đi theo hết Tứ Niệm Xứ mình đi vòng lại chứ mình không đi qua diệt Kiết Sử.

3) Diệt Lậu Hoặc

* Ngọa Hành có : 

 - Thân 

- Thọ 

- Tâm 

 - Pháp 

Thân ---> Sắc Thủ Uẩn  ---> Vô Minh Lậu. khi Sắc Thủ Uẩn này nằm trong Ý, nó không phải là mình thấy mà mình biết là Vô Minh Lậu

Thọ ---> Thọ Thủ Uẩn ---> Vô Minh Lậu

Tâm --> Thức Thủ Uẩn ---> Vô Minh Lậu

Pháp ---> Hành - Tưởng ---> Vô Minh Lậu

Khi Vô Minh Lậu đi qua rồi thì Kiến Lậu, Dục Lậu không vô được, đừng đi qua Kiến Lậu, Dục Lậu.

Thì mình đi qua phần diệt Lậu Hoặc. Nên Đức Phật khi Ngài đi qua canh thứ 3 Lậu Tận Thông, đầu tiên là Thiên Nhãn Thông là sanh diệt trí, canh 2 là Túc Mạng Thông, thứ 3 là Lậu Tận Thông.

Trong quyển In This Very Life của Ngài Paṇḍita Ngài nói: "khi ta nói tới Vipassanā  dhammā là pháp Minh Sát Tuệ nó bao hàm 5 chi thiền chứ không thể không có" . Mà mình nói 5 chi thiền này chỉ trong thiền An Chỉ Samadha thôi là không đúng.

Samadha                                         Vipassana

- Tầm

- Tứ                                                Niệm

- Hỉ

- Lạc

- Nhất Thống (Định)                         Định

Vipassana có Niệm = bằng với Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc + Định =  Niệm, Định, Tuệ

Tầm của Thiền Chỉ là lấy đối tượng đề mục kasina hay là hơi thở.

Tầm của Thiền Vipassana là Niệm Xứ .

Tứ của Thiền Chỉ là Kiết Sử, Lậu Hoặc (mấy cái này nó đang xoay quanh mình, chứ nó không đi theo Niệm Xứ.

Như vậy thì khi hành thiền (tùy hành giả tu tập)

                     Tứ Niệm Xứ       Kiết Sử              Lậu Hoặc

Ngọa Hành    Thân xúc       Sắc Thủ Uẩn           Dục Lậu

                                                                        Vô Minh Lậu

                      Tầm                  Tứ

                      Niệm   Giác Chi                            Chánh Đạo / Chánh Niệm

Để hình 062 - 1.31.08



Ngọa Hành, khi thân xúc thì kiết sử của mình là Sắc Thủ Uẩn. Nếu người sống trong lậu hoặc của kiết sử, mà kiết sử nằm trong lậu hoặc, chẳng hạn khi đi mệt về được nằm xuống giường thi cảm thọ hỉ lạc, đó là Dục Lậu.

Còn nếu như họ nhìn vô sắc thân này thật sự làm khổ mình, đó là Vô Minh Lậu.

Chỉ có một cái xúc thôi, mà mấy mồi lửa này là do Tầm (Tứ Niệm Xứ) , Tứ (Kiết Sử). Mà Tứ Niệm Xứ và Kiết Sử là Giác chi. Lậu Hoặc là Chánh Đạo.

Trong giai đoạn từ Niệm Giác Chi, 3 phần Chánh Niệm này Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc

Chánh Đạo, Chánh Niệm là Nhất Thống (Định), Chánh Niệm xong thì tới Chánh Định rồi tới Chánh Kiến, nó mới ra được Tuệ, Tuệ là Chánh Kiến Chánh Tư Duy.

Nếu hành giả đi đúng Chánh Niệm, Chánh Định mới ra được Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, có Tuệ, thì mới ra được phần Ái Tập (Tập Đế) và Khổ Đế.

Một cái xúc thôi hành giả đi qua được Tứ Niệm Xứ, đi qua được Kiết Sử, đi qua được Lậu Hoặc. Một cái xúc trong mấy điểm mà mình đụng.

Do đó Ngài Ananda khi đầu của Ngài vừa chạm gối, một cái xúc thôi Ngài diệt kiết sử, diệt lậu hoặc luôn, là cái đó là cách thức Ngài đi như vậy. 

Cũng vậy, khi trong Ngọa Hành, thì thân xúc là bàn tọa đụng vô mặt nệm thì có Thọ, có Tâm, có Pháp.

Rồi trong cái đó Xúc, Thọ, mình diệt Kiết Sử, diệt Lậu Hoặc. 

Rồi khi mình đứng lên từ trong giường mình vừa ngồi mình đứng lên Xúc thì không có Niệm cái đứng, vừa Xúc là bắt đầu Niệm luôn, nguyên thân mình đứng lên là nó qua Kiết Sử qua Lậu Hoặc.

Bây giờ mình đi Niệm Xứ, rồi mình qua diệt Kiết Sử, hay đi diệt Lậu Hoặc, tùy theo hành giả.

Thì 3 pháp Tứ Niệm Xứ, diệt Kiết Sử, diệt Lậu Hoặc đó người tu phải đi qua, gọi là tu tập, 

Trong 3 Pháp đó mình biết rồi bây giờ mình nghiệm lại: Mấy bữa nay mình sống trong Niệm Xứ chứ mình không nghĩ tới diệt Kiết Sử hay diệt Lậu Hoặc.

Quí Phật tử sống trong Tiền Sinh Duyên ngay trong hiện tại.

Mình sống trong Tiền Sinh Duyên trong Cảnh hay Tiền Sinh Duyên trong Pháp ?

Khi Sư tả từ cái Ngọa tới đứng lên thì mình nói ta sống trở lại Cảnh cũ của mình, có xảy ra, có làm cái đó, mình đang sống trong Cảnh Tiền Sinh.

Còn quí Phật không có, quí Phật tử hình dung Pháp hiện bày ra trong Niệm Xứ của mình, Tiền Sinh Duyên. Đó là cách quí Phật tử biết tu tập về nhận định Pháp.

Tối nay về làm quí Phật tử biết bắt đầu làm cái gì không ? Là Hậu Sinh Duyên.

Bây giờ đang ngồi đây, đang tu tập, lãnh hội được rồi, là Câu Sinh Duyên, quí Phật tử lãnh hội được hết, Sư viết tới đâu lãnh hội được hết là đang ở Câu Sinh Duyên.

Mà nếu cái này làm cho cô bị cuốn hút là Câu Sinh Trưởng, Câu Sinh Trưởng này thuộc Thẩm Trưởng hay Dục Trưởng hay Tâm Trưởng, lúc đó hành giả nhận ra được. Từ đó mình sống trong cái duyên này thì những cái duyên đó sẽ có mãnh lực của nó làm cho Pháp của hành giả bắt được nắm được, hiểu được, chứ còn không thì vuột hết. Rồi mình trở lại kiến thủ hay tư kiến của mình. Công dụng của Paṭṭhāṇa là như vậy.

Như vậy, bây giờ Sư viết ra quí Phật tử biết là có trải qua nó thì đó là quí Phật tử đang sống trong Tiền Sinh Duyên ngay khi đang ngồi đây.

Còn như ngay khi đây Sư kể ra Cảnh đó mà cô ngồi ngủ thì mấy cô không có Tiền Sinh và không có Câu Sinh, thì gọi là Vô Gián Duyên.

Mình sống trong trạng thái Câu Sinh Duyên thì mới thấy được Pháp còn không thì mình sống trong tư kiến của mình thì luẩn quẩn không đi ra được. Trong Paṭṭhāṇa không có 'tôi, ta'.

 Khi các bạn hành Tứ Niệm Xứ bạn không bao giờ bạn hành diệt kiết sử, không bao giờ bạn hành diệt lậu hoặc, mà bạn hành Tứ Niệm Xứ để cho bạn có Chánh Niệm trong Pháp Tứ Niệm Xứ và giữ nguyên Kiết Sử.

Thật sự là vậy, mà không ai nói cho mình và không ai chỉ cho mình cứ để cho mình trôi đi, mà mình nghĩ là mình đúng, trong cái nghĩ đó là mình đang vô minh và mình nghĩ là mình đúng thì mình đang Kiết Sử Thức Uẩn, đang có Thức Thủ Uẩn trong Kiết Sử này. Cái 'Tôi' cái 'biết' của mình là Thức Thủ Uẩn mà mình không thấy. Trong cái đó mình không thấy vì mình Vô Minh Lậu, mà mình nói mình đang hành Tứ Niệm Xứ.

Mình viết xuống, mình vẽ xuống, rồi mình trình bày, mình thấy, mình nghiệm, nên mới gọi là Dassanena Pahàtabba - Kiến Giải Đoạn Trừ, mình thấy mình phải diệt, mình không thấy sao mình diệt.

Bây giờ quí Phật tử không thấy được Kiết Sử của mình, không thấy được Lậu Hoặc của mình sao diệt được, sao Dassanena Pahàtabba - Kiến Giải Đoạn Trừ. 

Bây giờ quí Phật tử xác định mình tu loại nào ? 

Bây giờ mình nói về Paṭṭhāṇa. Thì trong Pháp, trong Paṭṭhāṇa thì nãy Sư nói thì mình sống trong hiện tại thôi, quá khứ không truy tầm, tương lai không hướng vọng. Sống trong hiện tại là mình sống trong Câu Sinh. 

Nếu quí Phật tử đang đi Thiền Na Duyên là mình có đi mấy pháp môn thiền.

Nếu đi Hành Đạo thì đi Đồ Đạo Duyên.

Mỗi chức năng Thiền Na Duyên nó có Quyền Lực Duyên của nó, nó có Quyền Lực Duyên của mỗi chức năng Đồ Đạo Duyên, nó có Quyền Lực Duyên của nó.

Mỗi chức năng Thiền Na Duyên nó có Trưởng Duyên của nó, nó có mãnh lực của nó, nó có Trưởng Duyên trong phần Thiền Na Duyên. Trong Hành Đồ Đạo có Trưởng Duyên thì nó có Trưởng Duyên.

Bây giờ Sư nói phần Paṭṭhāṇa trước.

để hình 062 - 1.50.57



Khi đi hành thiền :  thì mình có Thiền Na Duyên. Trong Thiền Na Duyên có Quyền Lực Duyên. Trong Quyền Lực Duyên có Trưởng Duyên.

Như vậy thì. Nếu Thiền Na Duyên này thuộc Giống Câu Sinh, hành giả sống trong Thời Hiện Tại, không có quá khứ, không có vị lai. Quyền Lực Duyên này là trong Hiện Tại (không có quá khứ, không có vị lai). Trưởng Duyên chỉ có Câu Sinh Trưởng Duyên. Nếu nó rớt vô Cảnh Duyên là mấy cô đang phóng dật.

Trưởng Duyên có 2: 

- Cảnh Trưởng Duyên, và 

- Câu Sinh Trưởng Duyên. 

Nếu đang nói Thời Hiện Tại thì không có Cảnh nào lọt vô Trưởng Duyên, không có Cảnh Tư Duy Duyệt Ý, không có Thực Tính Duyệt Ý.

Thế thì, Trưởng Duyên phải là Câu Sinh Trưởng Duyên, mà Câu Sinh Trưởng Duyên này có Dục, Cần, Tâm, Thẩm. Thẩm Trưởng thuộc Tuệ, lấy Thẩm Trưởng làm duyên cho Thiền Na Duyên, hay trong Hành Đạo. 

Thẩm Trưởng là Tuệ có 3 là : Văn, Tư, Tu.

Lấy Thẩm Trưởng này bổ túc cho Thiền Na Duyên, bổ túc cho Quyền Lực Duyên, chứ không qua Cảnh Trưởng Duyên.

 Nếu như hành giả đang đi hành thiền thì đang phải sống trong Giống Câu Sinh, chứ không phải trong Giống Cảnh, không phải Giống Tiền Sinh, không Giống Hậu Sinh, không Giống Vô Gián. 

Thì hành giả phải dùng nó làm Dục, Cần, Tâm, Thẩm, Câu Sinh Trưởng, mà Câu Sinh Trưởng hành thiền là Tâm phải có tương ưng trí, thì Thẩm Trưởng làm chức năng tuệ; Văn, Tư, Tu - Niệm Xứ, Kiết Sử, Lậu Hoặc.

Đó là nói về Duyên, chứ Sư không nói về vấn đề kiến thức của mình.

Vô Tuệ Văn là mình đang có Niệm Xứ, mình biết cái này là Niệm Xứ, thì Tư của mình, mình biết cái đó thuộc về Kiết Sử, thì Tu của mình thuộc Lậu Hoặc.

Bây giờ trở lại. Khi người ta hỏi mà mấy cô trả lời trong 3 pháp tu : 1) Tứ Niệm Xứ,  2) Diệt Kiết Sử,  3) Diệt Lậu Hoặc, mấy cô tu cái nào ?

 Khi mà người ta hỏi thì mình mới tìm ra, thì ta đang nói về Hành Thiền.

Còn đi Hành Đạo : Đồ Đạo Duyên / rồi có Thiền Na Duyên /  có Quyền Lực Duyên / có Trưởng Duyên.

Mình lấy Đồ Đạo Duyên, rồi có Thiền Na Duyên. Đạo mà không có Thiền thì không thành tựu. Đạo phải có Thiền, 'thẩm thị chú mục' là chức năng của Thiền Na, thẩm thị là quán sát, chú mục là chú ý ghi nhận. 

Đồ Đạo thì có Thiền Na. Rồi có Quyền Lực Duyên, rồi có Trưởng Duyên.

Đồ Đạo Duyên --> Bát Chánh Đạo 

Thiền Na Duyên --> 5 chi thiền

Quyền Lực Duyên --> Ngũ quyền

Trưởng Duyên --> Dục, Cần, Tâm, Thẩm.

Do đó, ở trong 3 Pháp 1) Tứ Niệm Xứ,  2) Diệt Kiết Sử,  3) Diệt Lậu Hoặc, là hành đạo hay hành thiền ? 

Hành giả đi Hành Thiền Tứ Niệm Xứ, thì đi Thiền Na Duyên, Quyền Lực Duyên giữ Ngũ Căn Ngũ Lực, tứ Trưởng, Trưởng Duyên, không đi Bát Chánh Đạo, thì hành giả không qua diệt kiết sử và diệt lậu hoặc.

Trong bài kinh Tứ Niệm Xứ  Satipatthana Sutta, Đức Phật nói đây là Ekāyano maggo - con đường độc đạo duy nhất diệt mọi Kiết Sử, diệt mọi Lậu Hoặc đưa đến Thắng Trí đưa đến giải thoát. Câu nói này Đức Phật nói với người dân xứ Kuru.

Ekāyano maggo - con đường độc đạo diệt kiết sử diệt lậu hoặc đưa đến giải thoát.

Do đó khi hành giả đi qua pháp môn Tu Tập  Tứ Niệm Xứ, hay pháp Hành Thiền, mà không đi qua Mãnh Lực Duyên thì không nói là đang diệt Kiết Sử, diệt Lậu Hoặc, mà là đang kiến chấp, chấp thủ, thủ uẩn.

Như vậy, khi đối với 3 pháp tu tập 1) Tứ Niệm Xứ,  2) Diệt Kiết Sử,  3) Diệt Lậu Hoặc này hay là đối với pháp Hành Thiền Hành Đạo này, là ta đi về Pháp Duyên.

Trong pháp tu Thiền Niệm Xứ là hành giả không có Pháp Duyên, không có Pháp Tứ Niệm Xứ, trong pháp diệt Kiết Sử không có Pháp Duyên không diệt Kiết Sử. Hành giả trong pháp Lậu Hoặc mà không có Pháp Duyên không diệt Lậu Hoặc, cái đó trong 3 pháp này mà tu theo Pháp Duyên thì mới tu được.

Nếu ta hỏi 3 pháp này bạn tu loại pháp nào ? 

Trả lời: Tu nương theo Pháp Duyên để mà tu 3 pháp này. Tu nương về Pháp Duyên mới tu được 3 pháp này 1) Tứ Niệm Xứ,  2) Diệt Kiết Sử,  3) Diệt Lậu Hoặc.

Chứ không có pháp nào mà tu được hết 

Còn không mình chỉ đi theo kiến chấp của mình hay kiết sử của mình, hay lậu hoặc của mình hay theo khả năng của mình biết thôi.

Sư sẽ đi sâu hơn nữa, tại vì câu này cô Diệu Giác hồi trưa có hỏi về Paṭṭhāṇa hỏi về Câu Sinh, Tiền Sinh, Hậu Sinh. Sư nói qua cái này do Pháp Hành của mình thôi, tuần tới Sư đi sâu hơn nữa.

Quí Phật tử có kiến chấp kiến thủ của mình, phải cẩn thận. Vô tu quí Phật tử tu Tứ Niệm Xứ, dù tu diệt Kiết Sử, dù  tu diệt Lậu Hoặc, quí Phật tử không có áp dụng Pháp Duyên được.

Trong mỗi Duyên có 3 pháp : 

- Pháp Thiện

- Pháp Bất Thiện

- Pháp Vô Ký.

Do đó khi Hành Thiền hay Hành Đạo, quí Phật tử đi theo Pháp Thiện bởi Mãnh Lực Duyên, hay Pháp Bất Thiện bởi Mãnh Lực Duyên, hay Pháp Vô Ký bởi Mãnh Lực Duyên, thì mới rút ra Kiết Sử, rút ra Lậu Hoặc, rút ra mọi chấp thủ cố chấp của mình, cái tập khí của mình.

 Trong mỗi Duyên đều có 3 Pháp : Pháp Thiện, Pháp Bất Thiện và Pháp Vô Ký, 

Trong mỗi duyên có 3 pháp nhưng mình có thể đi một pháp hay đi 2 pháp chứ không phải đi hết 3 pháp.

Khi đến phần Cảnh với Pháp thì Duyên hiện bày ra, có khi nó là pháp Vô Ký làm duyên cho Pháp Thiện, hay là Pháp Vô Ký làm duyên cho Pháp Bất Thiện.

Thí dụ: Một cảnh sắc hay cảnh thinh, đó là thuộc Pháp Vô Ký. Tại sao ? Là nó từ phần Tâm Nhĩ Thức là Vô Ký là Tâm Quả Dị Thục nó đưa vô mình là Tâm Đổng Lực, là Pháp Thiện hay là Pháp Bất Thiện, nếu quí Phật tử không nắm bắt được thì quí Phật tử vướng trong Kiết Sử dính trong Lậu Hoặc.

Khi nghe một âm thanh mình xử lý âm thanh hay là xử lý Tâm Đổng Lực ?

Ngài Paṇḍita nói, khi bà ngồi thiền, ông kia đứng lên mà nghe tiếng quần áo ông kia sột soạt thì tâm bà đã phóng dật rồi, là bà đó có tâm Đổng Lực của Bất Thiện rồi. Do Tâm Nhĩ Thức đã làm cho tâm Đổng Lực của bà này mất rồi.

Do đó, đối với phần đó hành giả lọc được bởi Paṭṭhāṇa thì hành giả mới ra được Kiết Sử của mình, ra được Lậu Hoặc của mình, chứ còn không thì không có trên cơ sở nào được hết

Tuần sau Sư sẽ giải thích ra cặn kẽ ./.

-----------------------------------------

 Āsava lậu hoặc là gì?

Āsava : influxes. Lậu Hoặc: 'chìm đắm ', "vết nhơ' còn được ví như “những gì nhơ bẩn tiết ra từ vết thương, 'say sưa', làm tâm chúng sinh rơi vào “loạn cuồng”, rơi vào “mê muội” không thể tiến cao hơn. Có bốn loại : dục lậu hoặc (kāmāsava), hữu lậu hoặc của sự tồn tại (ham muốn vĩnh viễn) (bhavāsava), tà kiến lậu hoặc (diṭṭhāsava). và vô minh lậu hoặc (avijjāsava)

1- Dục Lậu (kāmāsava).

Nghĩa chữ của “dục lậu” là “sự nhiễm đắm đối với 5 trần cảnh: Sắc, thinh, hương, vị,  xúc khả ái, đáng hài lòng và pháp thích ý liên hệ với 5 trần cảnh, là do dục, bởi dục mà tươm rỉ ra bợn nhơ phiền não, Ô nhiễm, hư hỏng, đồi bại, dơ bẩn, độc hại, bợn nhơ, xú uế, mê tối, lầm lạc... Mọi luyến ái dục lạc ngũ trần, đắm say vật chất đều thuộc về dục lậu.  Dục lậu len lỏi trong các cảnh giới; và chúng tồn tại dai dẳng trong tâm chúng hữu tình, không từ bỏ một ai! Như vậy, dục lậu chỉ cho sự tham ái, dục vọng ngũ ngầm bên trong tất cả những ai còn phàm nhân. Nó có năng lực dính hút, là cái gì cực kỳ lôi cuốn, làm say đắm tất cả chúng sanh, chúng bề bỉ bám chặt, chi phối mọi chúng sinh.

2- Hữu Lậu (bhavāsava).

Hữu lậu (Bhavāsava), ái tham sự tái sanh luân hồi, hoặc ái luyến trong thiền lạc. Chỉ cho sự tham ái, đeo dính, muốn tồn tại trong các cảnh giới. Nói cách khác – bhava (hữu) là hạt giống, là chủng tử; nó là tên gọi khác của hành (ái, thủ, hữu) đưa đến sanh, lão tử ở trong 12 duyên khởi. 

3 Kiến Lậu (diṭṭhāsāva).

Kiến lậu (Diṭṭhāsava), chấp tri kiến sai lạc, chấp tà kiến như thường kiến và đoạn kiến. Do sự luyến ái ý tưởng, tư tưởng; các quan điểm, lý thuyết, triết lý cục bộ, giới hạn, lầm lạc, nghiêng lệch... lại còn chấp thủ vào chúng nữa nên đưa đến đối kháng, tranh chấp, bảo vệ. Đấy chính là kiến lậu. Là những phiền não thuộc về sở tri, kiến thức, quan niệm.

4- Vô Minh Lậu (avijjāsava).

Vô minh lậu (Avijjāsava), sự si mê, sự mê muội, không hiểu biết pháp đáng biết như bốn sự thật. Là trạng thái vô minh liên quan đến Tứ Diệu Đế, ngũ uẩn, thập nhị nhân duyên. không biết gì về khổ, về nguyên nhân khổ, sự diệt khổ và con đường khổ diệt.  không biết rõ, thấy rõ "cái ta" là không thật, không thực tính, không thực thể, là tánh không.

Nói cách khác, vô minh là trạng thái không sáng suốt, không tỉnh thức, không tỉnh giác, thiếu hiểu biết... Do vô minh che mờ nên tạo ra những hành vi bất thiện, tạo các vọng nghiệp rồi  luân hồi trong 3 cõi, 6 đường.


No comments:

Post a Comment