<--------->

Monday, July 1, 2024

051 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 18 tháng 3, 2023

                                                  051 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 18 tháng 3, 2023  


Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "051 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Niệm phải có Lực, chứ còn Niệm suông thì không bắt được thì phải làm lại 2 lần.

Niệm rồi Niệm Lực rồi mới có Chánh Niệm.

Chánh Niệm là ăn khớp với Bát Chánh Đạo mới là Chánh Niệm.

Niệm rồi qua tới Niệm Lực, rồi Niệm Lực tới Chánh Niệm.

Trong đường mình tu đi tới Niệm Lực có 2 giai đoạn là ghi nhận đối tượng và quan sát đối tượng, năng lực quan sát đó tạo nên Niệm Lực. Niệm Lực chỉ là mindfulness (niệm) để mà có mindfully (chánh niệm) thì không đủ. Năng lực quan sát thì mới ra được Niệm Lực, tức là mình có năng lực quan sát, mình phải tập trung quan sát kỹ thì mới có Niệm Lực. Thì khi vô trong phần đó muốn có lực quan sát đó là mình phải nhìn vô thực tính chứ không nhìn kiết sử nhìn thấy Pháp của Pháp đang hiện bày được.

Seeing the Four Noble Truthly dịch là   Thấy rõ Tứ Thánh Đế

Nếu mình dịch không đúng thì mình không hiểu được Pháp Hành, cái này là Pháp Hành, mình đang ở Pháp Hành.

Chữ see có tất cả 6 nghĩa :

1. Khán kiến là trông thấy

2. Lĩnh hội là hiểu rõ 

3. Tri đắc là biết được 

Thì Đức Phật Ngài thấy Seeing the Four Noble Truthly , thì mình dịch là Đức Phật Ngài khán kiến Tứ Thánh Đế.

Việt Nam mình dịch là Tứ Diệu Đế là không phải, vì Tứ Thánh Đế này chỉ có vị Thánh chứng tri được thôi, chứ phàm phu không chứng được Tứ Đế này:

-  Khổ Thánh Đế (Dukkha ariyasacca), 

- Tập Thánh Đế (Samudaya ariyasacca)

- Diệt Khổ thánh đế (Dukkhanirodha ariyasacca), 

- Đạo - Pháp hành diệt Khổ thánh đế (Dukkhanirodhagāminīpaṭipadā ariyasacca).

Các bậc Thánh từ Sơ Đạo người đầu tiên vô Sotapatti (Sơ Đạo) tức là người Tu Đà Hườn Sotapanna là bậc thất lai là họ chứng tri Tứ Thánh Đế lần đầu tiên.

Bậc Thánh Seeing the Four Noble Truthly dịch là bậc Thánh  lĩnh hội được Tứ Thánh Đế.

Tại vì khi mình hiểu ra được Tứ Thánh Đế này trên Nhân và Quả thì mình mới hiểu rõ. Nếu không nhìn trên Nhân và Quả của Tứ Thánh Đế là không đúng.

Vậy thì khi mình nói Tứ Thánh Đế này nằm trên Nhân và Quả,

 Thì Nhân là Tập Đế, Quả là Khổ Đế.

Mà Nhân là Đạo Đế, thì Quả là Diệt Đế.

Thì Nhân và Quả mà mình lĩnh hội được thì mình hiểu rõ được Tứ Đế, chứ mình không có thấy, không có khán kiến được.

Minh không thấy Tứ Đế được, mình phải hiểu rõ, mà mình biết được thì không đủ, tri đắc không đủ, tri đắc thuộc về meaning là hiểu cái ý nghĩa thôi, còn lĩnh hội thuộc understand.

Thì trên Tứ Thánh Đế này nếu mình biết được Nhân và Quả thì mình hiểu được Tứ Thánh Đế, và không phải mình nhìn nó mình hiểu rõ trong tri kiến của mình, đó chỉ là Bát Chánh Đạo. Còn Bát Thánh Đạo mới thấy được Tứ Thánh Đế.

Thì lúc đó mình nói Nhân nào Quả nấy, thì mình bắt đầu chia ra.

Do đó, khi mình nói tới Tứ Thánh Đế là phải hiểu rõ Nhân Quả của nó của bậc Thánh đã chứng tri lĩnh hội được.

Ngày đầu tiên Sĩ Đạt Đa rời khỏi cung thành đi với người phu xe Xa Nặc (Channa) đi dạo một cửa thành thấy rồi về suy nghĩ thì đó là Ngài chỉ khán kiến (thấy) Ngài chưa hiểu rõ. Và 4 lần Ngài đi như vậy, Ngài thấy một người già, người bệnh, một tử thi. Ngài hỏi đây là cái gì, Xa Nặc nói người già, người bệnh, một tử thi. Ngài hỏi ta có không, Xa Nặc nói Ngài cũng có, ai cũng có, rồi cũng chết. Thì Ngài nói đời sống này đáng chán lắm. 

Thì Sĩ Đạt Đa lúc đó Ngài mới thấy mới biết thôi chứ chưa lĩnh hội. Khi Ngài đi vào con đường cắt ái đi xuất gia. Từ ngữ Pabbajjita là xuất gia.

Nhưng trong tự điển Oxford dịch là Thí Phát Qui Y dịch như vậy không được, không có thí, phát là tóc.

Mà là tước phát xuất gia. Tước là cạo bỏ, phát là tóc. Tước phát xuất gia là cạo bỏ tóc xuất gia.

Không dùng từ "thí phát" vì thí là cho. Khi Ngài đến bên giòng sông Neranñjarā (Ni Liên Thiền) Ngài cắt tóc để rủ bỏ hết phiền não. Thì khi Ngài cắt tóc thì gọi là "tước phát", chứ Ngài đâu có cho tóc cho ai mà gọi là "thí phát".

Bây giờ chính nhà Sư mỗi lần cạo tóc đâu có cho ai mà đổ xuống cống cho nó chảy đi nên gọi là "tước phát".

Thứ hai, khi Ngài cắt tóc, Ngài dùng thanh gươm của Ngài để cắt tóc thì Ngài nguyện: "Nếu như kiếp này là kiếp chót tu thành Phật thì xin tóc đừng có rớt xuống", thì Ngài thảy búi tóc Ngài lên, Vua Trời Đế Thích ở cung Trời Đao Lợi Ngài luôn luôn giám sát, có 2 người luôn luôn giám sát Bồ Tát Chánh Đẳng Chánh Giác; một bên là Ác Ma, một bên là Vua Trời Đế Thích. Ác Ma thì lôi kéo, Vua Trời Đế Thích thì bảo vệ. Khi Ngài nguyện thì Vua Trời Đế Thích biết kiếp này là kiếp chót nên không để tóc của Ngài rớt xuống mà hứng tóc của Ngài để trong tháp thờ ở trên Đao Lợi Thiên. Đó là một lần nguyện.

Rồi 6 năm khổ hạnh, lúc Ngài thọ một bữa cơm nấu với sữa dê của nàng Sujātā, sau khi thọ xong Ngài liệng cái bát xuống giòng sông, cái bát trôi ngược giòng sông, đó là lời nguyện cuối cùng trong 2 lời nguyện, đêm đó là Ngài đắc đạo quả

Ngài nghiệm được Tứ Thánh Đế, Ngài nhìn vô một kiếp sống là nhiều hệ lụy khổ, mà khổ là do từ nơi ái.  Tập Đế là nhân sinh ra bao cái khổ, chứ không ai làm khổ ai hết mà do từ cái Tập mà ra cái khổ, chứ không có chúng sinh, cái đó là chế định thôi.

Trong cái Ái mình mới biết. Ái có 3 là:

- Ái trong Tham

- Ái trong Sân

- Ái trong Si

Không ngừng, lúc nào cũng vậy, ở trong hoàn cảnh nào, trong mọi ý niệm nào, trong mỗi lời nói , trong mỗi hành động nếu không có kiểm soát không có tu hay là không có ghi nhận ghi nhớ thì lọt vô trong bẫy của Ái hay là lọt vô tập khí của mình.

Ái trong Tập Đế thì có 3 là Khổ Khổ, Hành Khổ, Hoại Khổ. Thì trong 3 cái này thì Hoại Khổ là chính, vì nó thay đổi, nó biến đổi nên mình mới khổ, còn cái khổ kia là cái quả rồi, sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc là Khổ, chấp vào ngũ uẩn là Khổ, bát khổ đó là cái quả rồi.

Do đó, 3 cái Khổ Khổ, Hành Khổ, Hoại Khổ, thì 3 cái này là nó tương ứng trong Tập Đế với Ái Dục.

 Do đó mình phải biết:

- Khổ Khổ là vì tham

- Hoại Khổ là vì sân

- Hành Khổ là vì si.

Cái Hoại làm cho con người ta bất toại nguyện.

Do đó, thì khi mà Ngài đi trong phần này là Ngài phải gạt bỏ kiết sử 

Bữa nay Sư chia sẻ phần 24 Duyên Paṭṭhāṇa có một Duyên duy nhất mà trổi 23 Duyên, đó là Dị Thục Quả Duyên (Vipākapaccaya), nó chịu cho 23 Duyên kia tạo tác. 

1. Nhân Duyên (Hetupaccaya), cũng tạo tác

2. Cảnh Duyên (Ārammaṇapaccaya), cũng tạo tác

3. Trưởng Duyên (Adhipatipaccaya), cũng tạo tác

4. Vô Gián Duyên (Anantarapaccaya), cũng tạo tác

5. Đẳng Vô Gián Duyên (Samanantarapaccaya), cũng tạo tác

6. Câu Sinh Duyên (Sahajātapaccaya), cũng tạo tác

7. Hỗ Tương Duyên (Aññamaññapaccaya), cũng tạo tác

8. Y Chỉ Duyên (Nissayapaccaya), cũng tạo tác

9. Cận Y Duyên (Upanissāyapaccaya), cũng tạo tác

10. Tiền Sinh Duyên (Purejātapaccaya), cũng tạo tác

11. Hậu Sinh Duyên (Pacchājātapaccaya), cũng tạo tác

12. Trùng Dụng Duyên (Āsevanapaccaya), cũng tạo tác

13. Nghiệp Lực Duyên (Kammapaccaya), cũng tạo tác

14. Dị Thục Quả Duyên (Vipākapaccaya)

15. Vật Thực Duyên (Āhārapaccaya), cũng tạo tác

16. Quyền Lực Duyên (Indriyapaccaya), cũng tạo tác

17. Thiền Na Duyên (Jhānapaccaya), cũng tạo tác

18 - Đồ Đạo Duyên (Maggapaccaya), cũng tạo tác

19. Tương Ưng Duyên (Sampayuttapaccaya), cũng tạo tác

20. Bất Tương Ưng Duyên (Vippayuttapaccaya), cũng tạo tác

21. Hiện Hữu Duyên (Atthipaccaya), cũng tạo tác

22. Vô Hữu Duyên (Natthipaccaya), cũng tạo tác

23. Ly Khứ Duyên (Vigatapaccaya), cũng tạo tác

24. Bất Ly Duyên (Avigatapaccaya).   cũng tạo tác


Nếu đọc kỹ Paṭṭhāṇa về 24 Duyên của Phát Thú thì mình mới thấy rằng nó không có công bằng (unfair).

Thế thì mới thấy rằng, trong 24 Duyên mà 23 Duyên tạo tác, 1 Duyên để trổ sinh quả thôi để mà trả cái quả gặt hái quả này đi.

Thì mình thấy nó không công bằng (unfair) là kiếp sống của một con người ở trong cả tam giới, là mình tạo tác nhiều hơn là mình hưởng quả, vừa tạo ra là mình hưởng, rồi một chút xíu mình lại tạo nữa.

Mình nhìn một kiếp sống, sáng mở mắt ra, như Ba Sư 5 giờ sáng là đi rồi làm tới 7, 8 giờ tối mới về, mà buổi tối đi về cũng một cái giường, cũng một bữa cơm xong rồi đi ngủ, sáng thức dậy lại đi nữa, mà nhà thì mua sắm đủ thứ, radio rồi tivi, tủ, bàn, ghế, mà không có hưởng, hưởng có một cái giường có một giấc ngủ, có một bữa cơm thôi, mà đi làm hoài, làm rồi tạo nữa, tạo rồi ngày mơi đi nữa, rồi mua sắm nữa, rồi tạo nữa, rồi mua sắm nữa, mà đâu có hưởng, đâu có ngủ 3 cái giường, đâu có ở 7 căn nhà, đâu có ăn 3 cái bụng, mà chỉ một bữa cơm, một giấc ngủ thôi mà đi làm từ sáng mỗi ngày. Đi ra ngoài nào là Nhân Duyên, nào là Trưởng Duyên, nào là Cảnh Duyên mà đi về nhà chỉ có mỗi cái giường là Dị Thục Quả thôi.

Thế thì trong mỗi cái Duyên mình đang tạo tác các quí Phật tử quên đi nó có Phala Quả trong đó. Nhân Duyên có Vô Ký làm duyên cho Vô Ký là Duy Tác và Quả, cái đó là Phala, nó để chủng tử ở đó, rồi khi nó tích lũy Phala của Nhân Duyên, tích lũy Ārammaṇa (Cảnh) của Cảnh Duyên, tích lũy Adhipatip (Trưởng) của Trưởng Duyên tụ vô Vipāka Dị Thục Quả 

Đề Bà Đạt Đa học với Đức Phật được một chút không như Ngài Ananda và Ngài mục Kiền Liên. Đề Bà Đạt Đa vô học tích lũy và đắc thiền đắc thần thông rồi chạy theo tham vọng rồi hiện bày thần thông cám dỗ được vua A Xà Thế xoáy ngôi vua của Bình Sa Vương. Nhưng mỗi lần ông tạo ra thì có Phala nằm trong hành động tạo tác đến khi nó tụ lại thành Vipāka Dị Thục Quả ông bước xuống trước cửa chùa Kỳ Viên là bị đất rút xuống, đó là Vipāka Dị Thục Quả.

Vậy thì khi mình làm mỗi hành động mà không nghĩ tới có Phala (Quả) đi theo như bóng với hình với mình tới khi Vipāka Dị Thục Quả trổ sinh rồi thì muộn rồi.

Cũng vậy, trở lại nếu nói Thiện, như Ngài Ananda nghe Đức Phật giảng, chỉ nghe thôi chứ không có thì giờ để nghiệm được thì trong mỗi lần nghe Đức Phật Ngài nói 84,000 Pháp Uẩn Dhammakhandha mà Ananda được nghe, thì 82,000 từ chính tai mình nghe, còn 2,000 Pháp Uẩn từ các huynh đệ kể lại những lúc Ananda vắng mặt. 

Dhammakhandha là Pháp Uẩn là những lời dạy của Đức Phật. Việt Nam cứ nói 84,000 Pháp Môn, mình tha hồi muốn tu Pháp môn nào cũng được, như vậy là không có. Mà là Pháp Uẩn những lời Đức Phật dạy, chứ không phải Ngài dạy những Pháp môn để mà hành. 

Thì trong bài kinh nào cũng vậy, phần đầu của mỗi bài kinh bắt đầu bằng câu:

- Evaṃ me sutaṁ ekaṁ samayaṁ bhagavā - Như vầy tôi được nghe một thuở nọ Đức Phật ngự tại Kỳ Viên tịnh xá, lúc bấy giờ có một vị Thiên Tử vào lúc đêm hôm xuống vấn hội Đức Thế Tôn câu hỏi như thế này. 

Thì bắt đầu mới vô Dhammakhandha Pháp Uẩn những lời dạy của Đức Phật. Câu bắt đầu chỉ là lời dạo của Ngài Ananda, không tính vào Dhammakhandha Pháp Uẩn những lời dạy của Đức Phật.

Rồi vị Thiên Tử nói từ Phạm Thiên đến Chư Thiên đến nhân loại, cả 3 cõi giới này tầm cầu 12 năm trường tìm con đường hạnh phúc mà sao không có tìm ra mà họ phiền não mà họ khổ đau, Bạch Đức Thế Tôn dạy cho chúng con biết con đường nào để được hạnh phúc để thoát khổ đau trong đời từ nhân loại Chư Thiên tới Phạm Thiên.

 Đức Phật nói: Này Thiên Tử lắng nghe có 38 điều  kiết tường (Magala) là những nhân sinh ra điều hạnh phúc này. 

Kiết Tường ---> cho ra Hạnh Phúc

Kiết Tường là Nhân

Hạnh Phúc là Quả

Đức Phật nói: Này vị Thiên Tử kia, có 38 Pháp Nhân đem lại điều an vui hạnh phúc, 38 điều Kiết Tường:

1 là xa lánh người xấu ác (là một pháp uẩn)

2 thân cận bậc hiền trí (là một pháp uẩn)

Thì đó là pháp uẩn là lời Đức Phật nói, chứ không phải là pháp môn. Rồi sau đó mình mới nghiệm rồi mình hành thì lúc đó mới trở thành pháp môn tu. Còn nếu nghe mà không có hành thì không phải là Pháp Môn mà chỉ là Pháp Uẩn. 

Nên lời Phật nói chưa phải là Pháp Môn. Pháp Môn là khi nào mình thực hành theo.

Thì Đức Phật nói xa lánh người xấu ác, tại sao có những người xấu ác mình phải xa?

Có 5 quả báo, 5 điều nguy hại gắng liền với người xấu ác, nếu mình thân cận mình bị ảnh hưởng, người xấu ác rủ những người khác làm điều xấu ác. Người xấu ác cản trở những người khác làm những điều thiện. Người xấu ác kêu người khác đi ban đêm làm những chuyện không trong sạch. 

Thì những cái đó là Pháp Uẩn.

Pháp Uẩn trên là xa lánh người xấu ác.

 Rồi phải biết người xấu ác có 5 đặc tính. Thì bắt đầu kể ra 5 đặc tính, thì một Pháp Uẩn ra được 5 Pháp Uẩn, rồi mới cộng trở lại thành 6 Pháp Uẩn rồi từ 6 Pháp Uẩn này mình hành thì thành 6 Pháp Môn. Mình hành một cái nào thì đó là một Pháp Môn, còn không hành thì là Pháp Uẩn nghe biết mà thôi.

Người VN nói 84,000 Pháp Môn, nói như vậy là phạm ngữ nghiệp, tại vì Đức Phật Ngài không có dạy Pháp Môn, Ngài chỉ nói lời dạy của Ngài thôi là Pháp Uẩn, còn mình hành hay không hành là chuyện của mình.

Thì Hạnh Phúc là Quả Phúc chia làm 3 là: Nhân, Thiên, Giải Thoát.

Nhân Thiên là Quả Hiệp Thế.

Giải Thoát là Siêu Thế.

Kiết Tường là Tác Nhân, có 2: 

1.  Là Tục Đế, là khi lời của Đức Phật Ngài nói ra mình nghe được thì có loại là Tục Đế - lời nói chân thật. Trong lời nói chân thật này chia làm 2:

    - Siêu Lý Đế

    - Thực Tính Đế

2. Là Thánh Đế, thì có 4 là Tứ Thánh Đế: Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế.

Có 2 hạng người nghe Pháp Uẩn của Đức Phật.

1. Họ không nghe tác nhân, có khi họ không thấu hiểu họ không nghe mà họ nghe quả báo họ thức tỉnh, họ sợ. Họ bắt đầu quay lại nghiệm lại lời Phận nói thì bắt đầu họ mới tu.

2. Có hạng người vừa nghe lời Phật nói cái tác nhân đó là họ nghe họ thức tỉnh liền mà họ không để ý đến quả báo, họ nghe là họ hiểu liền, "đừng làm ác" họ thức tỉnh liền.

Còn người không nghe lời: "đừng làm ác" mà họ nghe "người làm ác bị rớt vô 4 đường ác đạo". Khi họ nghe tới 4 đường ác đạo họ sợ. Thế nào là 4 đường ác đạo, con đường nào làm ra 4 đường ác đạo này, nhân nào làm ra 4 đường ác đạo nghiệp. Họ mới quay trở lại câu: "đừng làm ác".

Có người sợ nhân, có người sợ quả.

Với Pháp Uẩn Đức Phật Ngài dạy lúc nào cũng vậy, cái này là Nhân, cái này là Quả, Ngài nói rõ ràng mới thành tựu một Pháp Uẩn. Có Nhân có Quả, Quả nào, thí dụ tác nhân cũng có Tục Đế và Tứ Đế, rồi Quả này cũng có Quả Nhân Quả Chư Thiên, Quả Giải Thoát tùy căn cơ chúng sinh, có những người thích Quả Nhân được sinh trở lại làm người để tu tiếp là họ hoan hỉ. Có nhiều người nói sinh làm người ngán ngẩm sợ hãi thì sinh lên trời hưởng phước hơn thì họ đi lên cõi trời, trời có 2 loại; Chư Thiên Dục Giới, Phạm Thiên Sắc Giới Vô Sắc Giới, thọ mạng cõi trời Sắc Giới và Vô Sắc Giới rất dài, nhất là lên cõi Phi Phi Tưởng Xứ 16,000 tuổi thọ không biết bao nhiêu vị Phật ra đời mình chưa hết tuổi thọ mình nữa, đó là cõi tột cùng của Tam Giới.

Cũng như cõi Vô Gián Địa Ngục là tột cùng của cõi khổ không biết bao nhiêu Phật ra đời mà chưa trả hết nghiệp để ra khỏi Vô Gián Địa Ngục nếu phạm ngũ nghịch đại tội.

Thì có khi người ta thích sinh trở lại làm người để họ tu tiếp, như Mẹ Sư nói "thôi kiếp này chán lắm, không muốn gia đình vợ chồng con cái, nguyện kiếp sau sinh lại làm người nam, 2, 3 tuổi lớn thì đi tu, không muốn lập gia đình nữa." Mẹ Sư nguyện kiếp sau trở lại làm người.

Còn thí dụ như các vị Bồ Tát thì họ không muốn sinh trở lại làm người, họ muốn sinh về cõi Tusita để hội với các vị Thánh nhân hay các vị Bồ Tát nguyện Ba La Mật để sinh hoạt với nhau họ sống giữ Ba La Mật mới tròn nó thuần khiết hơn không bị sức mẻ va chạm, ở cõi nhân loại này khó tu vì có nhiều thử thách nên các vị muốn lên cõi trời Tusita.

Nhưng giữa 2 Nhân, Thiên người ta cũng không chịu vì còn sinh là còn có tử, hết tuổi thọ là lại đi tục sinh, mà tục sinh kế tiếp không biết mình cửa nào nên ta muốn Giải Thoát.

Thì ta mới tìm Nhân hay Thiên và đã chọn thì mình mới coi qua cái  nào mình làm. 

Thì mình phải tìm ra: Siêu Lý Đế mình phải biết là nó chỉ có trường hợp nào là Siêu Lý Đế. Và:

- Siêu Lý Đế Paramattha có 4 là chân lý cùng tột, không có thay đổi được, bất di bất dịch, quá khứ, hiện tại, vị lai không thay đổi:  Tâm,  Tâm Sở,  Sắc Pháp,  Niết Bàn.

- Thật Tính có : Thiện, Bất Thiện, Vô Ký. Thực Tướng có: Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

- Tứ Thánh Đế có: Khổ, Tập, Diệt, Đạo

Thì mình phải tìm ra.

Như vậy trong phần Đức Phật Ngài nói mà thuộc về Tục Đế thì Đức Phật Ngài nói là làm sao mình biết được? 

Là mình biết Tâm  Tâm Sở  phối hợp nhau tứ đồng, sắc pháp biết chắc là diệt, là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, Níp Bàn là rỗng không. 

Thì mình mới nhìn qua trong tất cả Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp, Níp Bàn đều không thoát được Thực Tính, mà trong mỗi Thực Tính này không thoát được Thực Tướng. Đó là Sự Thật trong thế gian này gọi là Tục Đế

Sự Thật này nằm ở đâu ?

Nằm trong Tam Tạng Kinh Điển; Luật, Kinh, Vô Tỷ Pháp, thuộc Pháp Uẩn Tục Đế.

Thí dụ Pháp Uẩn, Đức Phật Ngài nói trong một Pháp Uẩn mình phân tách.

Đức Phật nói: "Hãy xa lánh người xấu ác". 

Là một Pháp Uẩn mình tách ra làm 2, có Ta, có Người

Hãy xa lánh / người xấu ác

    Ta                  Người

Ta là Hãy xa lánh, là cái gì thuộc về mình

Người là Xấu, là thuộc về đối tượng, là người không tốt.

Thì hãy xa lánh người xấu ác, mình nói về phần Siêu Lý Đế là sài tâm nào ?

Trong phần Tục Đế mình sài tâm nào ?

kêu phải xa lánh người xấu ác mình sài 2 pháp liền; 

- 1 là sài kiết sử của mình

- 2 là sài pháp Siêu Lý

Sài kiết sử là mình nói người đó là người xấu ác hả, thôi tôi ghê quá tôi không thích, thì đó là kiết sử, là tâm bất thiện, không có Siêu Lý Đế trong đó.

Thế thì khi mình sài tâm kiết sử xấu ác của mình là tâm bất thiện thì mình là người xấu ác hơn người ta.

Nếu như mình sài tâm Siêu Lý nói về người xấu ác thì mình phải sài Tâm Thiện 

Tâm Thiện là đôi 1 đôi 3

đôi thứ nhất

1) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)

2) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)

đôi thứ ba

5) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)

6) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng  Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)

Mình phải dùng Trí chứ không phải dùng Bất Tương Ưng Trí.

 Khi kêu mình xa lánh thì mình phài dùng Tâm Thiện của bậc Trí suy xét thì mình mới thật là tu, đầu tiên là phải diệt kiết sử của mình.

Rồi qua người xấu ác với Siêu Lý Đế là mình thấy cái gì ?

Mình không nhìn theo kiết sử của mình vì mình có thành kiến, mà mình nhìn tâm bất thiện của họ. Mình phài dùng cái tâm và mình coi cái tâm. Không bao giờ lấy kiết sử này nhìn kiết sử kia, vì mình có thành kiến hay là có kiến chấp, cái đó là vô minh. Phải lấy Tâm mà Tâm của mình phải Siêu Lý chứ không phải Tâm Kiết Sử, Tâm thói quen, Tâm tập khí, mình có kiến chấp có thành kiến mình lên án người ta. 

"Số nghèo đi đến xứ mô cũng nghèo." Đó là kiến chấp là thành kiến.

Câu thứ 2: "Con vua thì được làm vua, con sãi trong chùa....." ông sãi làm sao có con.

Mình phải lấy Pháp nhìn Pháp.

Thí dụ Đức Phật Ngài nói Pháp Uẩn "xa lánh người xấu ác" thì mình đứng trên vế, mình lấy vế Tục Đế và Siêu Lý Đế thì phải lấy Tâm này nhìn Tâm kia mình mới ra được Sự Thật.

Đế là Sự Thật.

Chứ không lấy kiến chấp, lấy thành kiến, lấy kiết sử, lấy thói quen mình mà dán đặt cho người khác được. Cái đó là sai, là mình còn phạm lỗi nữa.

Do đó, trong câu "hãy xa lánh người xấu ác" có 2 vế:  "hãy xa lánh" là ta, "người xấu ác" là đối tượng. 

Còn mình làm sao biết người này là xấu ác ? Coi cái tâm chứ không phải coi cái kiết sử hay thói quen kiến chấp hay thành kiến của mình.

Mình có trình độ để nhìn người ta không, khi mình nói người ta là người xấu ác thì tâm của mình là tâm nào ? Thì mình sài tâm đôi một và đôi ba, đôi hai đôi bốn.

8 Tâm Đại Thiện  (Maha-kusala cittas)

đôi thứ nhất

1) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)

2) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)

đôi thứ hai

3) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Bất Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)

4) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Bất Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)

đôi thứ ba

5) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)

6) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng  Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)

đôi thứ tư

7) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Bất Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)

8) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Bất Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)

Mình phải sài tâm, rồi tới lúc đó người ta hỏi anh sài tâm gì ? Tôi đang sài tâm Thực Tính vì tôi thấy được Thực Tướng tôi mới biết đây chỉ là một cái Tập Đế thôi. 

Rồi mình thấy cái Quả của mình là Nhân Quả Giải Thoát có, đó là hạnh phúc.

Mà nói phải logic, phải có tính chất biện chứng chứ không phải trên sự áp đặt bắt người ta phải nghe theo.

Đức Phật nói Pháp Uẩn của Ngài chỉ là Pháp Học thôi, còn Pháp Hành và Pháp Môn là mình tu tập và phải đúng. Đứng trên niêm luật thì người ta mới bắt đầu hành được, trên một cơ sở này chứ không thể nói suông nói ngang để mà mình nói được. Mình tu mà mình hành phải chính xác, chứ không thể lơ mơ được.

Thiền sinh hỏi: Khi mình nói Pháp Uẩn là một lời dạy, nhưng Pháp Môn là mình tu lời dạy đó. Nhưng mà lời dạy đó chỉ là một pháp môn hay là lời dạy đó có thể có nhiều pháp môn để mình tu tập ?

HT trả lời: Có 2 trường hợp, một hay là nhiều:

- Lý do thứ nhất, nếu người lợi căn chỉ nghe một Pháp Uẩn là người ta hành một Pháp Môn, người ta giải quyết được liền.

- Còn kiết sử mình nhiều quá thì mình phải tu tập nhiều Pháp Môn.

 Khi mình nói sai Pháp không bị ảnh hưởng mà chính mình đang tạo ra nghiệp rồi mình trả cái quả nghiệp mà mình đã tạo ra. Tất cả đi theo ta khi ta tạo tác; thân, ngữ, ý, do đó mình tu mình phải cẩn thận, không có khinh xuất được và không dễ dui để cho mình tạo tác ra lỗi lầm. 

Phải cẩn thận, ở trên cơ sở, ở trên nền tảng, ở trên niêm luật, chứ không thể theo ý mình được. Nói người ta xấu ác dựa trên cơ sở nào ?  Mà mình nói người ta xấu ác mình ở trong vị trí nào mà mình biết nói người ta là người xấu ác. Mình phải coi mình trước.

Do đó, quí Phật tử phải học và phải tu. Mình cẩn thận, mình ngừa phòng, mình phải cân nhắc và mình phải suy nghĩ nhiều, chứ không phải nói suông hay nói ngang.

Khi mình nói câu: "hãy xa lánh người xấu ác". Vậy thế nào là người xấu ác, thì mình phải nghe.

Mình nói "tôi có phải là người tốt chưa mà tôi nhìn người ta là người xấu ác ?" Mình phải coi lại mình.

Thế nào là người tốt mà mình nhìn thấy người này là người xấu, tiêu chuẩn nào, một định mức nào hay nền tảng nào, cơ sở nào để xác nhận được của mình và của người

Cái này là mình phải tu chứ đâu có phải là mình sống ở ngoài hình thức, và mình không có sống trong cái danh với lợi khen hay là chê, mình sống trong mình thôi và mình không tạo nghiệp, không tạo ra lỗi lầm hay sai trật của một người mà có trí thôi.

Cái người họ nói câu: "hãy xa lánh người xấu ác" có khi họ có thành kiến, hay có định kiến, hay sự kiến chấp, rồi mình nghe theo rồi mình nhìn theo góc độ ta và người mình sai theo người ta. Phải ở trên Pháp Uẩn những lời Đức Phật Ngài dạy mình lấy cái đó làm tỉ lệ làm nền tảng rồi mình mới đi.

 Do đó, trở lại. Muốn đánh giá hay nhận xét hay là muốn nghe câu chuyện người khác mình phải trên một nền tảng chứ không thể trên một Pháp Uẩn mà Đức Phật Ngài dạy.

Kiết Tường là Tác Nhân. Hạnh Phúc là Kết Quả.

Thì trong Tác Nhân có Tục Đế và có Thánh Đế.

Tục Đế này có Siêu Lý Đế và có Thực Tính Đế.

Thánh Đế này có Tứ Đế; Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

Trong Siêu Lý Đế này nằm trên 4 nền tảng: Tâm Siêu Lý, Tâm Sở Siêu Lý, Sắc Pháp Siêu Lý, Níp Bàn Siêu Lý.

Thực Tính Đế có Thực Tính và Thực Tướng ở trên cơ sở Thiện, Bất Thiện, Vô Ký và Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Trong Tứ Thánh Đế này có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, chia làm 2: Khổ là Quả, Tập Đế là Nhân Hiệp Thế. Còn Diệt Đế là Quả, Đạo Đế là Nhân, là Thánh Đế Siêu Thế. 

Do đó, nếu nói tới Hạnh Phúc thì có 3:

- Thứ nhất là Nhân, quả của nhân sinh trở lại làm người, ở trong 6 cõi trời và một cõi nhân loại thiện an vui, 

- Hay là Thiên, gồm có 2 là Chư Thiên Dục Giới, Chư Thiên Sắc Giới Vô Sắc Giới.

- Thứ ba là Giải Thoát, có 2 là Giải Thoát hiện tại là Hữu Dư Y, và giải thoát chấm dứt sinh tử là Vô Dư Y. 

Đó là con đường mình đi. 

Tục Đế nằm ở trong Tam Tạng. Pháp Uẩn, lời dạy của Đức Phật nằm trong Luật, Kinh, Vô Tỷ Pháp.

Do đó từ đây mà mình học mình nghe theo lời Phật dạy mình chỉ nghe là Pháp Uẩn thôi, Pháp Học thôi.

Rồi trên cơ sở này cái này mình nghe từ Siêu Lý, mình nghe từ Thực Tính rồi bắt đầu mình hành rồi mình mới tu, trước tiên tu mình, sau mới tu người. 

Câu thứ 2 : Hãy Thân cận bậc Hiền Trí. 

Hãy thân cận là mình

Bậc Hiền Trí là người đối tượng

Thế thì, mình là người thế nào để thân cận, và người Hiền Trí là người thế nào mình phải biết để thân cận. Không phải nghe lời đồn đãi hay kiện tụng hay là người ta xưng hô rồi mình nghe theo.

Đó là những cái căn bản mình phải biết, cái nền tảng này mà mình đặt xuống trong bước chân của mình đi và trong cái hành xử của mình; thân, ngữ, ý, của mình luôn luôn ở trong nền tảng này thì đường đi thân, ngữ, ý của mình và mỗi bước chân đi của mình vững chắc. Chứ không nó lệch qua lệch lại và mình tạo tác ra. Rồi khi tạo tác ra biết và không biết thì cái quả vẫn có.

Quả có 2 : Quả trổ liền là Phala. Quả trổ khác thời gian là Vipāka. Ngay trong thiện kusalaPhalaVipāka, ngay trong bất thiện akusalaPhalaVipāka, nó trổ liền nhưng mình không thấy và nó rớt vô Vipāka, mình làm nữa, nên mình phải cẩn thận.

Phala là trổ liền, mình gieo nhân thiện, thí dụ như xả thí, trì giới, tu thiền có Phala là an vui, còn Vipāka trổ sinh cho mình sinh người sinh trời sinh thiên.

Bất thiện akusala cũng vậy, khi làm một việc bất thiện; tham, sân, si, làm một hành động qua thân, ngữ, ý, mà mình làm trong bất thiện tham, sân, si, làm cái nhân tác động cho mình có Phala là sợ, lo, hồi hộp giựt mình hay là bị ám ảnh hay ray rứt. Tới Vipāka là ngày cận tử hay kiếp vị lai nó trổ sinh ra.

 Khi nào mình biết là Phala, khi nào mình biết là Vipāka.

Tâm Đạo là Tâm Tương Ưng Trí thì Phala phải tương ứng. Kusala tâm quả là Vipāka

Ngay cả Maha-kusala Đại Thiện cũng Maha Vipāka, mà chỉ có tâm đạo là Magga Phala. 

Vậy khi muốn có Phala phải là Tương Ưng Trí, Tâm Đạo là Tâm Thiện Tương Ưng Trí nhưng mà bắt Pháp Siêu Thế hay là Thực Tướng Đế, họ không có bắt Pháp Hiệp Thế hay là trong cái pháp gọi là Tục Đế bắt cái Pháp Siêu Lý, Thực Tính Đế Siêu Thế, do đó, họ mới bắt được họ mới có Phala thôi.

Còn có cái "Tôi, Ta" khó mà có Phala chỉ Vipāka thôi. Quí Phật tử phải biết cách dùng, mình sài cái tâm nhìn mới được. Nếu mà không biết cái đó thì mình mong không có. Lấy trí mà hưởng cái Phala, không lấy Thiện mà hưởng Phala được, Thiện thì chỉ có Vipāka, phải dùng trí để có Phala.

Vậy thì khi nào mình muốn có trí ? Khi nào mình muốn có Phala không muốn có Vipāka ?

Mình phải đặt câu hỏi, chứ không phải mình nghe suông rồi bỏ qua. Cái người mà nghe suông rồi bỏ qua, hay là mình nghe người ta nói xong rồi mình thích mình hoan hỉ thì đó là cái lõi cây.

Trong kinh Trung Bộ Kinh Lõi Cây. Tức là người ta nhìn cái cây có táng có cành người ta thích, có bông hoa người ta thích, có trái có quả người ta thích, có bóng mát người ta thích. Nhưng người ta không tìm trong cái lõi cây, và không phân biệt được cây.

Khổng Tử cùng với người đệ tử đi trong rừng thấy người đốn cây. Mấy người phát cây nói như vầy: "tạp mộc để lại danh mộc đốn về"

woodcutter = mộc phát nhân.

Thì người học trò của Khổng Tử nghe, và nói: "Tạp mộc để đó, danh mộc mang về." Bằng lăn, lim, dầu hay là gỗ quí, hay là cẩm lai mới cưa đem về, tạp mộc đừng cưa.

Đi từ làng này qua làng kia thấy người ta cưa cây trong rừng. Rồi về tới nhà gia đình của người học trò có nuôi chim đẹp chim quí nó hót, bữa nay có thầy tới người cha của người học trò mới nói với người giúp việc: "con chim nào mà biết hót thì giữ lại, con chim nào không biết hót thì làm thịt nó để đãi thầy."

Học trò hỏi: thưa Thầy khi nãy ở trên núi thì những cây tạp thì được sống, tại sao bây giờ thì con chim bất tài lại phải chết? 

Khổng Tử trả lời cái cây trên rừng vì bất tài mà được sống, con chim vì bất tài mà phải chết. Đó là khôn cũng chết, dại cũng chết mà biết thì sống....

Ở đời chúng ta nhiều lúc không biết cái giới hạn: khôn, dại.

Mức nào là khôn? mức nào là dại? người Biết là người điều chỉnh mình giữa mức dại khôn..

Do đó, bài kinh Lõi Cây Đức Phật Ngài giảng trong thời Đức Phật bây giờ mình trùng tuyên lại nằm trong Trung Bộ Kinh sau này Khổng Tử chỉ là người kể lại thôi.

Thì khi mình vô rừng mà gặp một danh mộc (gỗ quí) thì mình phải tìm lõi cây của nó, mà cây nhiều nhánh thì khi người ta xả cây đó có nhiều mắt ở sớ gỗ, mỗi nhánh là một cái mắt. 

Do đó, thì khi mình đi vào trong con đường tu của mình cũng vậy, nếu như mình không biết Tâm mình với Pháp  mình sống với trạng thái của kiết sử thói quen của mình.

Khi mình thấy Đụng thì mình Niệm rồi mình Biết --> cái này là Tục Đế, là Chế Định.

Bây giờ mình nói theo Siêu Lý: Đụng là Xúc, Niệm giữ nguyên, Biết là Tỉnh Giác ----> nằm trong Lục Xúc.

Ngũ Thủ Uẩn / Ngũ Triền Cái.

Thất Giác Chi / Bát Chánh Thánh Đạo

Đụng đâu thì mình niệm liền, gọi là Lục Xúc hay Lục Nhập.

Khi mình đụng vô là mình có Xúc thì 7 Tâm Sở làm việc liền, Xúc chỉ là cái cửa người ta nói thôi nhưng không phải là mình nghe như vậy là ngừng, không ngừng được mà là Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Nhất, Mạng Quyền và Tác Ý.

Xúc vô một cái thì lúc bấy giờ mình có cái Tâm có Biết (Tỉnh Giác).

Đụng (Xúc) có 2 là:  - Pháp Thực Tính 

                                  - Kiết Sử

 Như vậy thì khi Xúc vô một cái, nếu không trên cái nền tảng này thì mình đi theo kiết sử, rồi Niệm cũng kiết sử, rồi cái Biết của mình cũng kiết sử, cái đó là mình lập lại cái Nghiệp Chủ  Kammassakatā của mình.

Xúc có Lục Xúc:

1. Xúc trong cảnh sắc

2. Xúc trong cảnh thinh 

3. Xúc trong cảnh khí

4. Xúc trong cảnh vị

5. Xúc trong cảnh xúc

6. Xúc trong cảnh Pháp

Xúc trong cảnh sắc có 2:

1. Nếu nhìn cảnh sắc đó với một pháp chế định (Niệm) thì có kiết sử (Tỉnh Giác)  bộc ra liền, mà người đó sống trong Niệm của Hiệp Thế, và Tỉnh Giác của họ là Hiệp Thế, chứ mình không được nói là họ đang sai trật, họ nói đúng, họ nói theo Tục Đế, họ nói theo cảm xúc thật trong lòng của họ, mình không đánh giá họ được. Nhưng mình biết họ đang ở vị trí nào.

2. Nếu ta nhìn cảnh sắc đó với một pháp siêu lý thì ta có thực tính. Nếu người đó nói cảnh sắc này chỉ là tứ đại hay là một trạng thái sinh diệt thì họ trong cái thực tính là họ đang trong trạng thái Niệm của Siêu Lý và Tỉnh Giác trong Thực Tính.

Như vậy thì khi thấy họ đang ở trong thế giới Chế Định, thì thế giới này là của Nghiệp Chủ  Kammassakatā bao họ lại .

Nếu họ trong thế giới Siêu Lý là họ đang tu tập

Hai cái đó là cuộc đời của họ cứ trôi, thời gian cứ chạy hoài và kết quả theo họ. 

Chàng thanh niên Uppatisa (Sāriputta) đi với người bạn là Kollita (Moggallāna), sau này 2 vị là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên,  hai người bạn thân nhau đi tìm đạo, đi vào trong một câu lạc bộ coi một tuồng hát, diễn viên lên sân khấu hát vở tuồng, nhưng vừa nhìn vô họ nhìn theo hướng Siêu Lý, tại vì họ có chủng tử, 2 người nói: "ta không thấy cái gì là hấp dẫn thích thú thôi ta đi về", thì 2 người đi về còn tất cả ngồi lại. Thì mình nhìn vô mình biết những người ngồi lại là Hiệp Thế, còn 2 người này là Siêu Lý, họ đang sống Siêu Lý, rồi từ Siêu Lý đi tới Siêu Thế.

Thì những người này sống trong sự tu tập mới có, còn nếu như mình không đứng trong môi trường hay lãnh vực tu tập này thì mình để kiết sử này của cái Nghiệp Chủ  Kammassakatā này nó dẫn dắt mình đi hoài. 

Ngay cả những người xuất gia tu nếu họ không biết tu tập, thì trong tịnh tướng của họ là xuất gia nhưng mà nghiệp chủ của họ làm chủ mọi hành động suy nghĩ của họ để mà làm kiết sử họ đang tu tập trong đó. Chỉ là tướng thôi chứ không phải tâm, hay chỉ là hình thức thôi chứ không có tu tập.

Như vậy thì khi họ thấy cảnh sắc, họ có khán kiến (thấy), họ có lĩnh hội (hiểu rõ), họ có tri đắc (biết được). 

Qua cảnh thinh, âm thanh. Họ đi qua trong trạng thái chế định là, âm thanh này hay quá, âm thanh này sợ quá, âm thanh này ghê quá, âm thanh này tốt quá, âm thanh này thích quá, âm thanh này không thích. Họ ở trong trạng thái Niệm, chưa có Tỉnh Giác, thì lúc đó họ có trạng thái Thính Văn, họ nghe thôi, bất đầu họ có lĩnh hội và có tri đắc.

Như vậy thì ở góc độ mà họ thấy mà họ không tu tập, nghe mà không tu tập, đó là như đã chết, là họ không có tu, họ sống trong Nghiệp Chủ Kammassakatā của họ.

Như vậy thì khi, quí Phật tử đang đi Pháp Hành, với 3 Pháp Môn; Pháp Môn Con Rùa, Pháp Môn Con Nhện, Pháp Môn Con Dơi, không có cái nào trước, không có cái nào sau, mà nó luân chuyển nó xoay trong trạng thái; Chế Định, Siêu Lý, Thực Tính, Thực Tướng, nó luân chuyển như vậy với 3 Pháp Môn đó.

Xúc nó rớt trong triền cái, Xúc rớt trong ngũ thủ uẩn, thì Xúc phải ở trong Thất Giác Chi, và trong Bát Chánh Đạo mình phải biết.

Phần Niệm Giác Chi đi qua tới phần Trạch Pháp Giác Chi Dhammavicaya.

Chữ Vicaya = thám cứu, nghiên cứu, tiếng Anh là investigation = thẩm duyệt.

Kiểm tra sự thật và khẳng định đúng thực gọi là Trạch Pháp Giác Chi Dhammavicaya.

Nhưng trong Dhammavicaya có 2 vế: Dhamma / vicaya

Dhammavicaya sampabojjhanga là Trạch Pháp Đẳng Giác Chi chia làm 2 vế là Dhammavicaya Trạch Pháp và sampabojjhanga Đẳng Giác Chi

Thì Trạch Pháp từ nơi  Xúc, qua Niệm, bắt đầu mình chọn lọc lại, kiểm tra lại, xét duyệt lại, và điều tra lại, và mình nghiên cứu lại, và mình tham cứu lại, để mình mới quyết định được.

Mình Trạch Pháp là Thẩm Duyệt --> Pháp này là Pháp Chế Định thì 

                                                         cái Biết này là kiết sử

                                                   --> Pháp này là Pháp Siêu Lý thì

                                                         cái Biết này là Thực Tính

Qua tới: Đẳng Giác Chi 

Giác là Triền Cái   --->   có Thất Giác

        là   Thủ Uẩn   ---->  có Chánh Đạo

Chi Giác Ngộ là biết Tu Tập.

Mình đang ở vị trí Trạch Pháp, phân biệt được cái nào là Siêu Lý, cái nào là Chế Định, cái nào là Hiệp Thế, cái nào là Siêu Thế, phân biệt thôi, nhưng mà chưa có Đẳng Giác Chi, còn ở vế đầu Dhammavicaya Trạch Pháp. Cái này chỉ mới nghiên cứu phân biệt nhưng chưa có Giác Chi, chưa có Thức Tỉnh. 

Vậy thì khi qua được phần Trạch Pháp này mà đứng lại thì cũng giống như chưa tới Lõi Cây, chứ chưa Giác Ngộ, chỉ mới phân tích thôi.

Như vậy thì khi nhìn thấy cái pháp này, kiết sử này, pháp này là thực tính, pháp này là chế định, pháp này siêu lý, mà nó thuộc loại nào ? 

Nếu nó nằm trong tâm thức của mình với một trạng thái thoáng qua thôi thì cái đó là triền cái.

Nhưng nếu nó nằm trong đó khắng khích không rời thì thuộc thủ uẩn.

Sao tôi tu không được, vô tu là nhức đầu, vô tu là nôn ói, vô tu là ngã xỉu, vô tu là không đủ sức, cái đó là triền cái hay thủ uẩn ?  Là thủ uẩn trong chế định họ nói, họ đang trong thủ uẩn, thức uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn.

 Thì lúc đó không có nói Thất Giác Chi được mà nói qua Bát Chánh Đạo. 

Cái Niệm của bạn không nằm trong Chánh Kiến, không nằm trong Chánh Tư Duy. 

Cái Niệm của bạn là Niệm suông, chứ không áp dụng trong cái Pháp mình tu tập.

Vậy thì khi mình Trạch Pháp là mới bước đầu thôi, 

Đức Phật nói mỗi Pháp Ngài nói ra là một Pháp Uẩn để mình làm Pháp tu học của mình, thì lúc đó mình Trạch Pháp thì là bước đầu chưa có Giác Chi, chưa có Bát Chánh Đạo, là một nhà phân tách thôi, mà không có tu tập.

Cũng vậy, lấy cái đó mình áp dụng rồi mình đi ra ngoài mình phân tích, bạn đó đang nói là chế định không, bạn đó đang nói là siêu lý không, chứ chưa tu, mình ngồi phân tích được hết, và chính mình cũng không biết là mình đang là nhà nghiên cứu hay đang tu tập. 

Quí Phật tử trong vế Trạch Pháp hay Đẳng Giác Chi ?

Vậy thì, nói ở trong trạng thái vừa Xúc thì có Niệm có Tỉnh Giác liền thì có 3 Pháp liền. Bất cứ Xúc nào, Xúc trong vị, Xúc vô thinh, xúc vô khí, Xúc vô Pháp, Xúc trong sắc, cả 6 căn tiếp xúc 6 trần, Xúc vô một cái ta có Niệm, rồi ta có Tỉnh Giác liền trong Pháp tu liền.

Cảnh có 2 là cảnh nội phần và cảnh ngoại phần.

Cảnh nội là bên trong.

Cảnh ngoại là bên ngoài 

Vậy thì cảnh sắc là nội hay ngoại ?

Trả lời là Nội, không là ngoại được, tại vì nó thuộc về Tâm Nhãn Thức là Quả, là phần cuối, tâm mà biết là Tâm Đổng Lực. Tâm Nhãn Thức là Quả Dị Thục. Hay không bao giờ nhìn cảnh sắc đó mà nói nó là ngoại được, mình đem vô là nội rồi, còn cái sắc là không phải, cái đó là chế định.

Khi ta nói tới nội và ngoại thì ta nói tới phần siêu lý, còn ta nói cảnh sắc bên ngoài nó là chế định.

Tại vi nói chi pháp Tâm Nhận Thức nó là Quả Dị Thục thì nó thuộc về nội, mình chạng lại, Thẩm Tấn, Tiếp Thâu, Đổng Lực, mình chạng lại cảnh sắc đó là cảnh nội, nó nằm trong Tâm Đổng Lực là nội rồi. 

Mình phải nói chi pháp, chứ Sư nói cảnh này là Chế Định hay Siêu Lý thì nói khác, còn nội ngoại, cảnh sắc này mà mình biết nó thuộc về nội phần.

 Do đó, chính cái nội phần đó mới ra được 2 cái là Thực Tính hay Kiết Sử. Thì Tâm Đổng Lực sẽ hiện bày theo cái tu tập của mình nếu mình không biết cách tu thì nó đi theo Tâm Đổng Lực là Tâm Kiết Sử. Còn nếu như mình có tu thì Tâm Đổng Lực đi theo Thực Tính.

Cảnh thinh nội hay ngoại ?

Khi người ta nói thì người ta nói trong Giác Chi thì mình phải đi trong pháp Siêu Lý chứ đi trong pháp Chế Định không bắt giác ngộ được, mình sống trong Kiết Sử trong tập khí của mình.

Vậy thì phần Đẳng Giác Chi trên Siêu Lý mới tìm ra được Chân Lý, mới tìm ra được Thực Tính, mới ra được Thực Tướng, còn cái kiết sử cái "Tôi" cái "Ta" không ra.

Khi ta nói tới pháp Giác Chi ta phải nằm trên Pháp Siêu Lý, mà trên Pháp Siêu Lý nó phải đúng trong Paramatthadhamma - Tứ Pháp Siêu Lý là:  (Tâm (Citta), Sở hữu tâm (Cetasika), Sắc pháp (Rūpa), Níp-bàn (Nibbāna) chứ không đi thành pháp Chế Định được.

Paramatthadhamma - Tứ Pháp Siêu Lý :

1.  (Tâm (Citta),

2.  Sở hữu tâm (Cetasika), 

3. Sắc pháp (Rūpa), 

4. Níp-bàn (Nibbāna)

Khi nói cảnh mà bắt vô tâm thì tâm nào thì nó nằm ở trong Pháp Siêu Lý đó, chứ không nói cảnh của Chế Định mà mình đang tìm thấy đang nghe.

Khí nội, vị nội, xúc nội, 

Cảnh Pháp là nội hay ngoại ? Khi ta nói tới Pháp thì mình phải nói cả hai nội và ngoại, không nói một được, có khi mình nhìn thấy nó là thực tính liền với cái trí mình nhìn thấy được liền, chứ không cần phải đi vô cái nội, không sát định được, mình phải biết với sự Tỉnh Giác của mình, đây là pháp ngoại hay là pháp nội. Nếu ngồi suy nghiệm lại thì nó nằm ở trong cái phần Lộ Ý Môn thì nó là pháp nội, nhưng mà có khi pháp hiện bày trước mắt rồi một pháp Thực Tính rõ ràng với một pháp thực tướng rõ ràng thì đó là pháp ngoại vẫn liễu tri được như thường. Do đó cảnh Pháp có cả nội và ngoại.

Tâm Đạo vừa thấy phiền não Níp-bàn chứ không cần phải vô nội vô ngoại. Ông Bahiya bị bò húc một cái là thành Alahan. Vì đó là pháp thôi. 

Làm sao biết là Pháp Niệm Xứ ? Pháp mà cả hai nội ngoại thì gọi là Pháp Niệm Xứ.

Pháp Triền Cái (sân độc triền cái) - Nội phần

Hành Uẩn, Hành Thủ Uẩn - Nội phần. Nó thuộc Hành Uẩn, nó không nằm trong thọ, không nằm trong tưởng, mà nó đang là triền cái nó là Hành Uẩn.

Mà nếu giữ nó là Thủ là Pháp trong Pháp. Hành Uẩn trong Pháp Thủ Uẩn.

Nó là một Hành Uẩn, nhưng mà niệm được nó là Pháp Thủ Uẩn.

Sân Độc là mình đang bực nó là một triền cái, nhưng mà nó trở thành Hành Uẩn của mình cái Thủ Uẩn của mình thì nó thuộc trong phần Ngũ Thủ Uẩn.

Thế nào gọi là Giác Chi trong Triền Cái và Hành Uẩn, Hành Thủ Uẩn ?

Mình thấy Triền Cái, thấy Thủ Uẩn, nó là Pháp trong Pháp, vậy thế nào là Giác Chi ?

Sân độc nếu nó thoáng qua thì là Triền Cái, mà nó giữ lại trong tâm của ta nó là Hành Thủ Uẩn là nó vô Kiết Sử rồi, nó hiện bày Kiết Sử rồi.

Sân độc triền cái nó là một trạng thái triền cái nó thoáng vô tâm mình giữ lại nó thành thủ uẩn trong tâm của mình đang có.

Thế nào là Giác Chi ? 

- Mình có Niệm Giác Chi

- Mình phân tích được nó là Trạch Pháp Giác Chi.

- Kế nữa là chính Giác Chi này đưa tới giác ngộ của mình là Cần Giác Chi (lúc đó là mình đang tu)

Mình Niệm rồi, mình Trạch Pháp rồi, và mình bắt đầu tu tập là Cần Giác Chi, ngay chỗ này là lúc bấy giờ Cần Giác Chi này là Pháp Niệm Xứ.

Tới lúc đó mình biết Sân Độc Triền Cái và tới Hành Thủ Uẩn thì cái nào là Giác Chi ? Mình có 3 Pháp Niệm Giác Chi, Trạch Pháp Giác Chi và Cần Giác Tri. 

Cần Giác Chi này đang tu tập bất thiện nào chưa từng sinh đừng cho sinh, bất thiện nào đã sinh rồi phải diệt nó, thiện nào chưa từng sinh hãy cho nó sinh, thiện nào đã sinh rồi thì cho nó tăng trường, đó là Cần Giác Chi với Pháp Niệm Xứ. Đó là quí Phật tử đang tu phần Giác Chi.

Khi đi tới Cần Giác Chi rồi tới Hỷ Giác Chi, Khinh An Giác Chi, rồi Định Giác Chi, rồi Xả Giác Chi. Không phải như vậy, mà:

Nhưng đi ngược trở lại, khi đi tới Cần Giác Chi đi ngược trở lại đi qua tới Chánh Tinh Tấn trong cái Chánh Kiến và Chánh Tư Duy.

Cần Giác Chi có Tứ Chánh Cần, rồi quay qua Chánh Tinh Tấn, Chánh Tinh Tấn phài kết hợp với Tuệ Đạo; Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, là mình đi qua đường Bát Chánh Đạo có sự liên đới nhau, đi tới trạng thái Cần Giác Chi thì bên đây là Chánh Tinh Tấn.

Bữa nay Sư bổ túc qua phần hồi tuần trước, khi ta nói tới Đụng, Niệm, Biết, thì ta nói về pháp chế định. 

Ta nói Đụng là Xúc. Xúc có 7 Tâm Sở Biến Hành (Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Nhất hành, Mạng quyền, Tác ý).

Niệm ta có Niệm Giác Chi hay ta có Chánh Niệm, Bát Chánh Đạo, Siêu Lý.

Rồi trong Pháp đó Biết là Tỉnh Giác, trong Tỉnh Giác ta có Trí Tuệ. 

Thì khi Đụng trong cái Xúc mà Xúc này là Pháp Triền Cái thì cũng có Niệm và Tỉnh Giác. Nếu Xúc là Ngũ Thủ Uẩn thì ta cũng có Niệm và Tỉnh Giác và ta bắt đầu có Pháp Hành là Giác Chi và Bát Chánh Đạo.

Do đó mới gọi là Pháp Môn, còn nếu chỉ nghe không thì là Pháp Uẩn thôi ./.

--------------------------------------

Thất giác chi (Satta sambojjhanga)

1)- Trạch pháp giác chi (Dhammavicaya sambojjhanga):

2)- Niệm giác chi (Sati sambojjhanga):

3)- Tinh tấn giác chi (Virya sambojjhanga) Cần giác chi

4)- Hỷ giác chi (Piti sambojjhanga):

5)- Khinh an giác chi (Passaddhi sambojjhanga):

6)- Ðịnh giác chi (Samadhi sambojjhanga):

7)- Xả giác chi (Upekkhà sambojjhanga):


No comments:

Post a Comment