<--------->

Thursday, February 1, 2024

039 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 12 tháng 11, 2022

            039 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 12 tháng 11, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "039 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Thiền sinh hỏi: Tuần rồi học về 3 Định: 1. Sát na Định, 2. Cận Định, 3. Nhập Định.

Thì khi Sư nói theo hơi thở vô ra, ngay khi chỗ hơi thở vô mình theo thì sát na định ngay đó, hay cận định hay nhập định thì như thế nào?

HT trả lời: Một thí dụ: Cách sỏ sợi chỉ qua lỗ kim.

Khi sỏ chỉ qua kim mình không có "tôi, ta", mình sỏ hụt thì sợi chỉ không lọt qua lỗ của cây kim, mình phải tập trung, chú ý, cái lỗ kim lớn hay nhỏ kệ nó, sợi chỉ tưa hay dày hay mỏng mình kệ nó, nhưng phải sỏ sợi chỉ vô lỗ kim đó, sỏ hụt là thua. Thì ngay lúc đó là sát na định, cận định, nhập định, chứ không để bị phóng dật (bị phóng dật thì không sỏ sợi chỉ qua lỗ kim được). 

Trong sát na định có 2: đối tượng và tâm thức. 

- Không có lo ra hay bị phóng dật, chỉ chăm chú ngó vào sợi chỉ và lỗ kim, đó là sát na định.

- Cận định là tay không run và tập trung vào sợi chỉ.

- Và sợi chỉ vào được lỗ kim là nhập định. 

Chỉ có vậy thôi chứ không có hình thức nào khác, 3 cái vô một, sát na định, cận định, nhập định, không có gì khác nữa.

 Bây giờ thí dụ chai nước hết nước, mình mở vòi nước, mình đưa chai gần vòi nước = sát na định, đưa chai nước dưới vòi nước = cận định, cho nước chảy vô = nhập định, nếu nước tràn ra ngoài là thua

 Nếu có tư kiến, có cái gì riêng tư có phóng dật là của mình. Do đó, mình phải tập.

 Cầm cây kim, cầm sợi chỉ, đối tượng, tâm thức, tập trung, cận định khi sợi chỉ tới gần cây kim, bắt đầu nhập định là kéo sợi chỉ từ lỗ kim xuyên qua. Chỉ có vậy thôi, không có bước thứ 2, không có đối tượng khác nữa, chỉ có một thôi.

Đó là thí dụ, bây giờ mình trở lại việc tu của mình.

 Khi tu bị phóng dật một điểm rất sai lầm là nhập nhằng giữa Thiền Chỉ Samadhi với Thiền Quán Vipassana, cái đó là phóng dật rồi. Thiền Chỉ là Thiền Chỉ, Thiền Quán là Thiền Quán. Nếu hành giả đi dứt khoát rõ ràng như vậy là hành giả có Niệm và Tỉnh Giác. Đó là Niệm và Tỉnh Giác dưới tâm thức của mình, chưa nói tới đối tượng. Mình phải có Niệm giữ tâm mình, đi Thiền Chỉ, hành Thiền Chỉ. Hay đi Thiền Quán, hành Thiền Quán, không có nhập nhằng giữa Thiền Chỉ và Thiền Quán.

Khi Sư giảng xong, Anh Tình đưa lên Youtube, thì có một Phật tử gửi email hỏi Sư: "Con chưa làm được vấn đề nhập định, Sư nói thì con hiểu rồi, con đi tới sát na định với cận định thôi chứ chưa nhập định được. Bữa nay đến phiên cô hỏi đúng câu hỏi của người Phật tử đã hỏi Sư. 

Thì cô Phật tử nói: chưa hiểu cách nào nhập định được, cô thấy thế gian này vô thường quá.

Tức là khi cô không vô được nhập định, vô không được tâm với đối tượng là một, thì cô nói thế gian này vô thường, đó là cô đang Thiền Quán, cô ra khỏi Thiền Chỉ rồi, mà cái đó là thói quen hay tập khí hay là một sự suy nghĩ rất là sai trật, mấy cô phải sát định rõ đang hành Thiền Chỉ. 

Do đó, sát na định, cận định và nhập định, là Thiền Chỉ, không có Quán được. 

Thiền Quán là mình thấy sinh, diệt, thay đổi.

 Nên chữ kasina là 10 pháp hoàn tịnh đó là trú mục, là tập trung, nhập định vô đó chứ không phóng dật, nếu không tập trung vô đó thì lấy tầm và tứ trở lại để nhìn nó, nếu mình không nhìn được nó với quang tướng thì mình nhắm mắt và mở ra lại nhìn kỹ nó rồi nhắm mắt rồi mở lại nhìn kỹ nó nữa rồi nhắm mắt rồi mở mắt lại, tới khi mình nhìn thấy rõ ràng rồi mình nhắm mắt lại thì hình ảnh mà mình đã nhìn giờ nó ở trong tâm mình, đó là định, nó không ở ngoài, nó mới vô được.

Cái nhập định là mình để tay sát tường là cận định, khi tay để áp vào tường là nhập định.

Đề mục trước mặt mình, mình nhìn nó là tầm, quan sát nó là tứ, nhắm mắt lại, tầm với tứ, trở lại trong tâm mình. Nhìn nó, mở ra tầm, quan sát nó là tứ cái đề mục đó, tầm tứ vô trong tâm, cái hình ảnh của đề mục vô trong tâm mình, mình nhập vô với cái tâm mình thành một khối.

Còn mình quan sát thì là Quán. Quán nó sinh diệt, Quán nó thay đổi, đó là Quán. 

Thiền Chỉ thì không qua sự thay đổi của đề mục, nó bất di bất dịch. Thiền Chỉ thì cố định. 

Thiền Quán là thấy sinh diệt, thay đổi. 

Hai cái đó phải xác định rõ mới tu tập được.

Để tâm tới đối tượng, quan sát đối tượng, nhắm mắt lại, hoan hỉ. Hỉ là lúc đó tâm mình, và tâm mình hoan hỉ là mình tập trung vào là sự an tịnh và nhất tâm vào đó, không còn cái gì khác nữa, một phút, hai phút, ba phút, tùy mình tập trung. Cảnh đó nằm trong tâm mình, nó không đi ra ngoài nữa, và mình không đi tìm ra ngoài nó, chỉ nó với mình, chỉ mình với nó trong tâm mình. 

Bây giờ trở lại hơi thở, hơi thở mà mình bắt được, mình định được nó, và mình không di động được nó lúc nào? Là lúc nó xúc, đó là một cái định, bắt cái đó và giữ cái đó lại, và còn chuyện khác mình không biết. Nó có xúc là có định. Chứ không phải nó ra vô, chỉ khi nó xúc mình bắt được cái đó là có cái định mình giữ cái đó một phút, hai phút, ba phút, tùy theo nguyện của mình. Mà không được qua Quán.

Còn muốn đi Thiền Quán thì mình đi Thiền Quán, không có nhập nhằng.

Do đó, mình là người độn căn thì đi 2 bước; đi Thiền Chỉ xong thì qua Thiền Quán, mình đi qua được Định rồi mới tới Tuệ, mình mới qua được đạo quả.

Người lợi căn đi một bước, bỏ Thiền Chỉ đi thẳng vô Thiền Quán để tới đạo quả. 

Nếu người độn căn, mình đi Niệm tới Định trong trạng thái một phút, hai phút, thì khi xúc rời khỏi đề mục này ra, mình giữ không được nữa và mình nguyện tới đó thì đề mục tan liền trong tâm thức định của mình, thì mình bắt đầu bắt chỗ nó tan thì mình Quán, chứ không vuột ra rồi mình hồi tưởng lại. Chỉ như vậy thôi.

Tập khí của mình quen với Thiền Quán. Thở ra tôi biết, thở vô tôi biết, đó là Thiền Quán rồi. Do đó, ta bắt một cái thôi.

Thiền sinh: Sư nói tuần rồi là khi hơi thở vô mình biết, thì cái biết đó là do tâm thức mình biết chứ không có "tôi" "ta".

HT trả lời: không có, cái biết đó là mình giữ, nó là Tỉnh Giác, nó qua cái Niệm.

Do đó, tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí, cái trí nó biết cái gì mình đã biết, nó biết cái gì mình đã có, biết cái gì mình đang giữ, đó là cái biết. Do đó, biết cái gì ta đang có, biết cái gì ta đang giữ, biết cái gì mình đang hiện hữu, thì đó gọi là Tỉnh Giác là biết lúc đó định, biết giữ cái định đó, biết tan cái định đó ra được cái Pháp, đó là Tương Ưng Trí.

Mình làm lại, một ngày mình làm lại được 60 lần.

Do đó, quyển tập I này Sư làm lại hết tất cả quyển trước, quyển này chỉ về Pháp Hành thôi, công phu quyển I này nhiều, mà đường trước khi vô Pháp Hành thì phải biết đường đi như thế nào, Nhất Lai đi thế nào, Bất Lai đi thế nào, Vô Sinh đi như thế nào, cắt nghĩa rõ, mấy bực. 

Thất Lai có nhiều bậc, từ 3 đến 5 bậc, tức là đắc đạo quả, lên xuống 7 lần là một bậc.

Từ ngữ Sư đổi hết, chữ chuẩn bị tướng Parikammanimitta, chữ quang tướng paṭibhāganimitta, rồi đến thủ tướng hay thô tướng  Uggahanimitta. Không có ý nghĩa đó nữa, toàn là từ ngữ Pháp Hành nhất quán trong đó mấy cô nghiệm ra được thì mới ra được Pháp Hành. Chứ còn mình nói quang tướng, thô tướng mấy cô nhìn không ra, hiểu không được, cái mình đưa ý kiến mình vô rồi mình suy nghĩ.

Mình nhớ, cái hình mà mình niệm, cái đối tượng mình niệm, hay đề mục mình niệm nó phải in nơi tâm mình, nhất tâm mình với nó trong tâm trí mình thì mới được, nó không phải ở ngoài và không cần phải tìm, và không cần phải nghĩ, nó với mình là một thì mới ra định.

 Thí dụ như không được mở mắt ra nhìn, không sao, có nhiều hành giả nhìn tới nhìn lui nhiều lần cho rõ, không chỉ một lần, nếu mình là độn căn thì phải chịu mở mắt ra nhìn nhiều lần.

Do đó, khi hành giả niệm về lửa Tejo, làm một cái vòng tròn và ngọn lửa đằng sau, đầu tiên nhìn vô ngọn lửa lắc qua lắc lại, sau đó không nhìn ngọn lửa lắc qua lắc lại mà chỉ nhìn ngọn lửa thôi thì lửa bắt đầu đứng lại dù nó đang quay, chỉ nhìn thấy lửa thôi. Thì cái vòng tròn đó che chung quanh để cho người hành giả không bị chi phối những cái chung quanh mà không bắt được đề mục này để định được đề mục này.

Một khung kiếng rồi vẽ vòng tròn bằng bàn tay, để ngọn đèn cầy hay ngọn lửa lên đó, bắt đầu nhìn, không thấy cái thân, không thấy cái gì chi tiết ngoài ngọn lửa, để tâm mình không bị chi phối và lo ra hay phóng dật. Chỉ có ngọn lửa đó thôi.

Cũng vậy, đề mục đất Pathavī, làm cục đất sét bằng nắm tay, rồi sơn màu lên, chỉ nhìn đề mục đó thôi, nó nhám, nó gồ ghề, hay mịn, hành giả nhìn cho tới khi người hành giả đi nơi khác mà trong tâm vẫn còn hình ảnh đề mục cục đất đó, là hành giả đang trong trạng thái cận định. Nó không bắt vô những chi tiết khác chung quanh.

 Một vị tỳ khưu đi ngược lại với 30 chàng thanh niên tìm cô kỹ nữ ăn cắp tiền trong cuộc đi chơi cắm trại trong rừng, cô kỹ nữ này nghèo, trong khi 30 chàng thanh niên đang loay hoay dựng trại rồi nấu cơm nấu nước, thì cô kỹ nữ này lấy hết tiền bạc của 30 chàng thanh niên này và chạy trốn. Lúc phát hiện mất tiền 30 chàng thanh niên này chạy đi tìm. Từ trong rừng đi ra chỉ có một con đường lộ, thấy vị tỳ khưu đi vô, mới hỏi: 

- "Ngài có thấy một cô gái đi ngang qua không".

Thì Ngài không có thấy, Ngài nói: "Hồi nãy tôi thấy có hàm răng." 

Tại lúc đó cô kỹ nữ cười. Lúc đó cảnh trưởng của Ngài là cái hàm răng. Thì 30 chàng thanh niên đó biết rồi, nhưng không nói được là người nữ hay người nam. Ngài chỉ bắt được cảnh đó thôi, tức là định ở trong cái đó thôi.

Còn cái này mình nhìn, mình định, rồi ra bắt cảnh khác, thì đi tuốc luốc.

Cho đến ngay cả mình Thiền Quán, mình quán sinh diệt, nhưng chữ sinh diệt này, khi mình ra khỏi cái mình đang niệm, mình không thấy sinh diệt nữa, vì mình trôi theo cảnh nên đâu thấy sinh diệt. Một người hành giả phải thu thúc và họ chỉ tập trung thôi, họ mới có định lực được.

 Trong bài trước Sư nói phần Khổ Đế: sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc, ngũ thủ uẩn khổ. Mình thấy nó khổ hay là thấy sự diễn biến khổ hay là mình đang ở trong cảnh khổ hay mình biết tập khí mình đang làm là khổ, mấy cô phải có nhận xét đó, chứ không phải nói khổ suông.

Bậc Thánh nhân có Thánh Đế, còn bậc phàm phu không có Tứ Thánh Đế. Nên phần gọi là Ariya Sacca Chân Lý Tối Thượng chỉ bậc thánh liễu tri, chứ phàm phu không có, mình chỉ biết thôi, cái đó thuộc về Tuệ Tư Cintā Paññā , hay phần Tuệ Văn Suta Paññā thôi, chứ không có Tuệ Tu Bhāvanāmaya Paññā. Chứng đắc là trên Tuệ Tu Bhāvanāmaya Paññā, chứ không chứng đắc trên Tuệ Văn hay Tuệ Tư.

Do đó Ariya Sacca Chân Lý Tối Thượng phải trên chứng đắc chứ không phải dựa trên hiểu biết, nó chỉ là đối tượng là cảnh của mình thôi.

Cảnh khổ của mình không biết, mình không sống trong cảnh khổ, tại vì nó lập qua lập lại. Như mình coi một cuốn phim hay một vở kịch buồn khóc rồi hết, không thấy cái khổ, không sợ hãi cái khổ, không sợ hãi cái ái làm cho mình khổ, mình không sợ, rồi bắt đầu đi tìm cái khác. Còn bậc Thánh không có, thấy một cái là hoảng liền, đi không trở lại trạng thái này nữa, không phải như mình, mình đi tới lui.

Khi bậc Thánh chứng tri rồi họ nói: "Sanh đã tận, việc lên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa." Họ không trở lại trong cái khổ này nữa, họ không ở trong ái biệt ly, họ không ở trong oán tắng hội, mà họ ở trong cái diệt ái dục của Tập Đế chứ không ở trong Khổ Đế để mà chịu khổ.

Mình không diệt Tập Đế, mình sẽ đụng hoài Khổ Đế và mình không qua khỏi được nó.

Đi trong một vườn hoa đầy hoa hồng, bông hoa thì đẹp, gai thì nhọn, vừa hái hoa vừa bị cào, thì ai làm cho mình bị cào chày da, hoa đâu có làm. Nên có câu Sư thường nói: 

- Rượu bất túy nhân, nhân tự túy, 

Hoa chẳng mê nhân, nhân tự mê".

Mình tự mê hoa, mình tự làm khổ mình vì Tập Đế này là tập khí của mình.

Tập Đế là kiết sử, mình kết vô không buông, tham cũng giữ, sân cũng giữ, si cũng giữ.

Do đó, Pháp Sư nói nhiều khi quí Phật tử phải ngồi nghiệm chứ không phải ngồi nghe, sự thật là vậy, giáo Pháp mà Sư trình bày với mấy cô là bằng sự trải nghiệm, bằng sự chứng nghiệm, chứ không phải bằng kiến văn của Sư, nếu không động não không nghiệm ra thì khó lãnh hội. Cái cuộc đời này, cái nghiệp chủ Kammassakatā lôi mình đi không cho trở vô lại tìm được cái Pháp này được, mình cứ trôi mà không biết đường ra, là như vậy đó.

Do đó, phải nghiệm, nghiệm trên cái trải nghiệm mới nhớ.

Do đó, ái biệt ly không phải là khổ, mà ái dục làm cho mình bị ái biệt ly, cái đó mới làm cho mình khổ, bởi tập khí của mình, bởi sự cố chấp của mình, kiết sử của mình, mình nắm giữ, không buông, nên mình còn va chạm nữa và mình sẽ khổ nữa.

Trở lại cái niệm cái định, mình nhìn đối tượng, nhắm mắt lại thì quên, mở mắt ra nhìn rồi nhắm mắt lại, chưa nhớ, mở mắt ra nhìn nữa, nhắm mắt lại thấy hình ảnh đối tượng trong tâm mình và mình nguyện cho tôi 5 phút thôi rồi nhìn lại, bắt đầu từ đó đừng bắt nhiều cảnh nữa, chỉ nhìn đối tượng mà mình đang tập trung, như hơi thở của mình chẳng hạn, mình nhìn lại hơi thở của mình. 

Rồi từ đó khi đi ra ngoài mình sợ lắm, mình sợ mất đề mục của mình, chứ không phải mình sợ xúc với cảnh ở ngoài. Người có định rồi, giữ được cái đó, họ sợ hoại thiền, họ sợ mất, tại vì cảnh ở ngoài nó đánh bạt đề mục của mình, cảnh trưởng mà, nếu mình giữ được cảnh này là cảnh trưởng của mình thì phải vô gián và thường cận y với nó, thì cảnh trưởng ngoài không tác động mình được.

Nó có 3 điều: Cảnh cận y, vô gián cận y, và thường cận y. Nếu nó là cảnh cận y của mình thì mình phải vô gián và thường cận với nó, không để cảnh thứ hai nào vô, thì mới được. Còn cái này mình coi nó là cảnh thường thôi, mình coi nó là thường cận y của mình, thì người hành giả không có điểm tựa nào để mà làm đối tượng. 

Thiền sinh: Thưa Sư, trường hợp người được định rồi, thì họ rất là sợ mất cái định đó, và họ bất toại nguyện với cái gì ồn ào.

HT trả lời: Người hành giả hành Thiền Chỉ không được bất toại nguyện (tâm sân), họ chỉ cảm thấy là họ thích hợp hay không thích hợp thôi, chứ không được khởi sân lên, họ tránh những cái gì mà họ nghĩ sẽ bị bất toại nguyện, một tiếng động lớn họ cũng không thích hợp, họ chỉ giữ sự yên tịnh để họ giữ Định như giữ viên ngọc quí của họ.

Thiền sinh: Như vậy trạng thái người đó có sự hỉ lạc trong cái yên tịnh, nhưng nhập định chưa thì con không biết.

HT trả lời: Chưa nhập định, giờ mới là giai đoạn thứ tư, đến giai đoạn thứ năm mới nhập định. Tầm, tứ, hỉ, lạc, định (nhất thống). Không được khó chịu, khó chịu là kiết sử của mình, chỉ thấy không thích hợp thì tránh không tiếp xúc để không bị khó chịu, vì khó chịu là kiết sử của mình. Đừng đặt cho mình khó chịu, mình khó chịu là mình kẹt rồi, chỉ nói là không thích hợp.

Thí dụ. Một nhà Sư thường hay có mời qua mời lại, thí dụ chùa này có Tăng sự mời qua, chùa bên kia có Tăng sự mời lại, như lễ Kathina Sư mời qua, rồi bên kia mời Sư qua, mời qua mời lại, nhưng khi mình đã an trú trong Định rồi thì bắt đầu giảm bớt không đi nữa, giảm sự đi ra ngoài chỉ ở trong chùa thôi. 

Họ bắt đầu biết cái gì nên làm, biết cái gì không nên làm, họ bắt đầu giảm dần, chứ không phải là họ khó chịu. Nhưng nếu tâm họ còn nghĩ ra khó chịu cái này khó chịu cái kia thì họ mất đề mục đang thiền, họ chỉ giữ đề mục thiền của họ thôi, và họ không còn để ý những cái gì khác nữa, họ chỉ lo tập trung trong đề mục thiền như viên ngọc quí của họ, họ chỉ giữ viên ngọc quí này thôi, từ từ mấy cảnh kia mất dần, phai nhạt dần, họ chỉ có đối tượng đề mục thiền của họ thôi. Đó là Thiền Chỉ. 

Còn đường Thiền Quán khác, hai đường đó hoàn toàn đối nghịch.

 Do đó, khi khỏe ta đi Thiền Chỉ, khi bệnh, khi mệt, khi yếu ta đi Thiền Quán.

Hành giả phải biết dụng tâm mình, mình dạy tâm mình, chứ không để tâm dắt mình đi. Người hành giả chuyên nghiệp biết dạy tâm họ dừng lại, đứng lại, chứ không cho tâm chạy đi liên tục, và họ bớt dần mọi sự việc lại, chứ không buông thả trôi. 

Còn người sơ cơ thì tâm dẫn họ đi, họ không huấn luyện được tâm, họ không dạy được tâm họ, mà họ làm theo tập khí của họ. 

Khi mình đi Thiền Chỉ mình phải tập cho có định lực, và định lực đó là phải có tập trung và bớt mọi sự việc bên ngoài, thì mình mới có tập trung có định lực được. Mà yếu thì lập lại, còn chưa vững lập lại, cứ vậy hoài trong một ngày cho tới khi mình chết. Mình phải nhất định một cái, không được chạy qua chạy lại hết Thiền Chỉ rồi Thiền Quán. Nếu tập trung định thì mình đi Thiền Chỉ và làm cho xong cái đó rồi mình đi Thiền Quán.

 Nên ở Ngài Pa Auk ở Thiền Viện Pa Auk, Ngài nói hành Thiền Chỉ xong tôi mới dạy Thiền Quán. Ngài khó hơn mấy thiền viện khác, như Ngài Mahashi, Ngài Maha Paṇḍita, Ngài Janaka, thì ai muốn vô sao cũng được, ai muốn hành cái gì cũng được. 

Nhưng Ngài Pa Auk không cho, Ngài nói thiền viện này có nội qui này, các vị hành giả phải chấp hành, không chấp hành thì đi thiền viện khác. Nội qui của thiền viện Pa Auk là tu Thiền Chỉ xong có định, phải lên trình báo là có định rồi thì Ngài mới cho qua tu Thiền Quán. 

Tu Thiền Quán mình tìm ra, mình phải chứng tri, mình phải thấy được và mình phải chứng đắc, đó là Quán. Còn tu Thiền Chỉ là chỉ có định thôi. Tu Thiền Chỉ để có định dễ hơn tu Thiền Quán.

Khi hành giả trình báo là đã nhập định Ngài Pa Auk sẽ thử nghiệm 

Ông Balamon ngồi thiền bên kia đường lộ, Đức Phật Ngài ngồi thiền bên này đường lộ, 500 cỗ xe bò đi ngang qua, một cơn mưa thật là to ngay trên đường lộ đó, sáng ra hai bên không biết hồi đêm trời mưa và 500 cỗ xe bò đi qua đường lộ vì 2 Ngài nhập định, Đức Phật nhập Thiền Quả hưởng Niết-bàn, ông Balamon nhập thiền Định. Các bậc Thánh nhân không vô định giống như người thiền sinh hay người thiền giả, mình đây vô thiền định, còn các bậc Thánh nhân vô Thiền Quả, lấy đề mục Niết-bàn làm đối tượng, và các Ngài vô trong tâm quả của các Ngài để hưởng Niết-bàn đó. Samādhi magga Thiền Định và Phala Samādhi Thiền Quả, 2 cái khác nhau.

Do đó, khi Đức Phật Ngài nhập Thiền Quả Ngài an trú trong đó, và  Ngài vô đó Ngài nguyện từ đây tới sáng trong trạng thái an trú của Thiền Quả Niết-bàn là an vui và Ngài ở trong đó luôn. Còn vị Balamon nguyện định từ đây tới sáng và không xả thiền.

Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất Thống (Định).  Định hơn hỉ lạc, mình phải nhận ra. Nên thấy người nào nói an vui trong thiền là chưa có, họ chưa có an vui trong thiền mà họ vượt qua trạng thái an vui để họ nhất tâm trong trạng thái hành xả của họ, tâm họ quân bình không lên xuống. An vui còn lên xuống. 

Một khi có định rồi thì không còn bắt cảnh khác, họ sợ mất định, họ ở trong  đề mục mà họ chứng đắc, họ định được. Có những người hành thiền một thời gian lâu, họ không làm gì hết, họ chỉ trụ trong định.

Đức Phật Ngài dạy tất cả các Pháp Hành mình phải thực tập Bhāvanā, và trải nghiệm, mình thưởng thức, cái phước của mình là mình được thưởng thức và có trải nghiệm mình phải an vui mới được. 

Đức Phật nói: lưỡi nếm vị canh, hay cái muỗng hay cái giá nếm vị canh? Thì cái giá cái muỗng không nếm được vị canh, mà là cái lưỡi nếm được vị canh, mình biết được mặn ngọt chua cay.

Khi nếm được vị cay thì giữ định trong cái cay đó, cái cay đó nó là một vị. Bất cứ cái nào nó thay đổi là cái vật, nhưng cái cay là cái định của mình. Cary cay, ớt cũng cay, tiêu cũng cay, gừng cũng cay, mình chỉ bắt một vị cay thôi, còn những vị khác đừng để ý, vị cay đủ mạnh rồi, và khi mình nếm vô vị cay tâm mình định trong đó liền, và chỉ biết một vị đó thôi. Đó là Pháp Hành. Còn khi nếm được vị cay lại hỏi sao cái này cay vậy, thì đó là tâm chạy theo kiết sử.

 Mỗi cái Sư chỉ cho quí Phật tử trong đời sống hàng ngày không nên bỏ qua.

Dưới thời Đức Phật, 3 điều phải có: Cùng thời với Đức Phật, Balamat đầy đủ, và thượng căn. Mình phải là người thượng căn đầy đủ Balamat, mình phải gieo hạt giống đó.

Mình còn một thởi điểm duy nhất không được quên là từ đây cho tới 5,000 năm còn một cơ hội cuối cùng là Xá Lợi Niết-bàn Dhātuparinibbāna, và thời đó không có nhân loại mà chỉ có Chư Thiên thôi, là lúc bấy giờ tất cả Xá Lợi trên thế gian này tụ lại tại Đại cội Bồ đề xưa, nay gọi là Bồ Đề Đạo Tràng Buddhagayā nơi Đức Phật ngồi thuyết 7 ngày, lúc đó nhân loại không biết Ngài, chỉ có Chư Thiên xuống, là mình là các quí Phật tử xuống nghe đắc đạo, chứ không có cơ hội nào, từ đây cho tới ngày đó không có, thì cũng phải đi qua Thất Lai, Nhất Lai, Bất Lai, hiện bây giờ là 2,500 hơn rồi khó có Bất Lai. 

Do đó là 3 điều cần có để đắc đạo tận mạng với Đức Phật.

1. là sinh thời cùng Đức Phật.

2. Đầy đủ Balamat

3. Phải là người thượng căn

Và có đại nguyện xin được đắc đạo tận mạng, thì khi họ đắc đạo họ vô sinh liền, họ vô dư y Niết-bàn liền, họ không có hữu dư y, không còn sống nữa, như ông Bahiya bị bò húc ngã bên đống rác, Chư Tăng thấy về hỏi Đức Phật, Ngài nói: Như Lai không thấy sinh thú của Bahiya. Tức là ông không đi tục sinh nữa, không tái sinh nơi cảnh giới nào nữa, ông vô sinh, tại vì đó là ông đắc đạo tận mạng. Nhưng đó là thời Đức Phật, và ông đã được gặp Đức Phật, 100 do tuần ông đi tới gặp Đức Phật xin Đức Phật lời dạy cuối cùng, tuổi thọ hết rồi. Đức Phật nói: 

Thấy như thấy, không nắm bắt,

 Nghe như nghe, không nghĩ tới,

 Nếm như nếm, không biết.

Ông chỉ nhớ tới ; biết như biết, đụng như đụng. Nên khi ông nghĩ tới đụng như đụng là cảnh trưởng ông bắt cái đó rồi, mấy cái kia ông không bắt. Khi thấy như thấy khó mà lọc được. Tại vì khi nhìn thấy có đối tượng, có cảnh, nó loãng không tập trung, thì khó mà tập trung được. Còn đụng với đụng thì chỉ có một, nên nếm cũng không được, ngửi cũng không được và nghe cũng không được và thấy cũng không được, 4 cái đó ông không lọc được, khi ông đi tìm cái bát để xuất gia, ông chỉ niệm một cái xúc, bằng cách đi ông biết xúc, ông đụng ông biết xúc, ông biết đó là cảnh trưởng, ông thường cận y vô cái đó liền. Câu cuối cùng Đức Phật dạy: "biết như biết", thì lúc đó vừa vô cái xúc, đó là ngũ môn qua ý môn liền, đắc đạo quả liền, ông ngã xuống cũng là xúc, chỉ là pháp thôi chứ không có "tôi" "ta", cái đó đắc đạo tuột mạng mới được.

Do đó, khi trong ngũ căn hiện bày qua ngũ thức thì mình phải tìm ra được cảnh nào là cảnh trưởng của mình.

Đọc bài kinh đó mình phải biết Bahiya lọc liền trong ngũ thức, và biết cái mạnh của mình cái yếu của mình, cái vững của mình cái không vững của mình.

Đối với Sư, ngũ căn không đủ để làm cảnh trưởng của Sư, mà chỉ ý căn thôi, tại vì Sư động não nhiều, Sư dùng trí làm việc, chứ Sư không dùng ngũ căn (nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thức) mà Sư dùng ý căn nghe Pháp, Sư dịch bài đó, Sư nghe một pháp, Sư dùng ý căn phán xét suy nghĩ, thành ra ý căn mạnh. Thì khi nó qua xúc thì Sư giữ ý căn này đi qua pháp, Sư không qua cái xúc "tôi" "ta', lọc được cái đó nữa. 

Đó là trải nghiệm, chứ không phải là trôi lăn.

Nhãn 

Nhĩ

Tỷ

Thiệt

Thân

5 phần này tiếp xúc với các căn.

Nhãn --> Sắc

Nhĩ ---> Thinh

Tỷ ---> Khí

Thiệt ---> Vị

Thân ---> Xúc. Đôi khi xúc còn nhập nhằng giữa 2, với Ý và với Pháp. 

Nhãn --> Sắc ---> có sắc Pháp hay là Ta / sắc thân kiến

Nhĩ ---> Thinh --> có thinh Pháp, có thinh thân kiến

Tỷ ---> Khí

Thiệt ---> Vị

Pháp chỉ có một, nếu mình định và tuệ được.

Khi ông Bahiya vô cái xúc thì nó qua Ý qua Pháp liền, đạo quả liền.

Trong đời sống hàng ngày mình huân tập, mình tìm ra cái nào mạnh. 

Thí dụ như mạnh về sắc về nhãn, cứ mở mắt nhìn là đắc đạo tận mạng.

Nếu mạnh về nhĩ, lắng nghe pháp là đắc đạo tận mạng.

Sư thì đi từ Ý qua Pháp là nhanh nhất, không cần phải qua ngũ rồi qua ý, vô thẳng luôn, mình phải tập chứ không sẵn có, mà phải tập.

Khí là mùi, có 2 là mùi thơm và mùi hôi. Mà mũi của con người thì bắt cả 2 mùi.

Mình phải huân tập, đụng vô nhãn, ý hoạt động, đụng vô nhĩ, ý hoạt động, thì ý sẽ thuần thục. Đụng nhãn mình tìm, cái đó mình không có tu tập trong ý mà chạy theo cảnh sắc là phóng dật rồi. Do đó, mình phải tu tập để mình có định lực mạnh thì mình phải thu thúc căn và mình tìm định lực của mình trên căn nào mà mình có thể phát triển mạnh được.

Thì cái định lực nếu mà trên ngũ căn thì khó có định lực lắm, nhãn bắt cảnh sắc định khó lắm, tại vì mình ra bên ngoài. 

Có 2 đối tượng nữa mình phải biết là nhãn, nhĩ không có xúc, bắt cảnh không xúc, không có đụng, bắt được từ xa. 

Còn tỷ, thiệt thân là phải xúc. Như khí phải vô mũi mình mới biết. Thiệt phải nằm trong lưỡi mình mới biết. Xúc đụng vô thân mình mới biết. Những cái đó tùy trường hợp nhưng cũng phức tạp.

Ý và Pháp thuộc về nội, mình có thể tu tập được với sự rèn luyện tâm thức của mình, thì Pháp nào vô với tuệ văn, tuệ tư, tuệ tu, mình biết thì mình lọc ra được liền.

Do đó, khi mình tới giai đoạn nào sự tu tập, 

khi Ý lên: 

- Tuệ văn với Pháp

- Tuệ tư với  Pháp

- Tuệ tu với Pháp

Khi mình chỉ biết nó là Pháp thôi, thì nó có 2 Pháp thường biết, và không có chạy đi đâu hết. 

Còn nhãn, sắc, thinh, khí, nó nhiều Pháp lắm. 

Hai pháp Tuệ Văn mình biết: 

Pháp thuộc về Danh, Pháp thuộc về Sắc. Pháp thuộc về Sinh, Pháp thuộc về Diệt.

Pháp thuộc về Danh mình biết về Danh

Pháp thuộc về Sắc mình biết về Sắc 

Pháp thuộc về sinh mình biết về sinh

Pháp thuộc về diệt mình biết về diệt.

Chứ mình không có Văn, Tư, Tu, với đối tượng đó với trạng thái tập khí của mình. 

Ý ---> Pháp. Thì Pháp này mình không có nuôi dưỡng trong tập khí mà mình biết. Mà Pháp này mình biết ở trong Tuệ qua con đường Niệm và Định hay là Tỉnh Giác, chứ không qua con đường tập khí. Và đời sống của mình trong Niệm, Tỉnh Giác, này luôn luôn trong tuệ để mà biết, chỉ có 2 cái này thôi.

Thí dụ, như đụng vô cái bảng, cái Tuệ Văn thấy cái bảng này chỉ là sắc thôi. Vậy thì khi tay mình đụng vô, mình không nói qua phần thân và xúc, bàn tay là xác thân này đụng vô cái xúc, mà mình nói trong cái này là Ý với Pháp, cái này là sắc Ý biết, đó là Tuệ Văn biết.

Còn Tuệ Tư:

Tuệ Tư ---> Pháp ---> Danh Tư, Sắc Tư.

Sắc Tư thuộc về Sắc Vật Thực.

Danh Tư thuộc Ý Tư Thực, thức thực. 

Thì bàn tay đụng vô bảng thì nó không thuộc Sắc Vật Thực. Từ trạng thái đụng cái sắc là nó vô cái Tư nó thuộc về Danh rồi, nó không còn nằm trong sắc nữa, nó không phải Sắc Vật Thực, nó là Xúc Tư Thực thuộc về Danh.  Bắt đầu Pháp của mình là trạng thái sinh diệt.

Tư có 4 là: Một là đoàn thực hoặc thô hoặc tế, hai là xúc thực, ba là tư niệm thực, bốn là thức thực.

Xúc Tư Thực 

Ý Tư Thực 

Ý là Thức.

Khi bàn tay mình đụng vô cái bảng, là Văn mình biết đây là sắc pháp, mà tới Tuệ Tư này nó thuộc về Danh rồi, nó qua Danh Pháp rồi, cái Thức Thực mình biết rồi, Xúc Tư Thực mình biết thuộc về rồi Danh Pháp rồi. Tu Bhāvanā là trạng thái Sinh / Diệt hay là trạng thái liễu tri các Pháp

Tư này là tâm sở tư cetanā.  Thì nó qua phần đó nó chạy suốt trong 7 tâm sở biến hành đi qua tác ý liến. Tác ý là kết quả của Niệm hay là Tỉnh Giác.

Do đó, 2 cái Danh Sắc (tuệ văn) là khi đụng vô là Sắc, nhưng qua tuệ tư thuộc về Văn, nó không nằm bên ngoài sắc nữa, và tới tuệ tu của mình là cái tâm mình biết nó thuộc Danh Pháp.

Như vậy thì khi:

Thân ---> Xúc -----> Biết hơi thở Vô / Ra -----> Chỉ / Quán ----> Ngũ căn ----> Ý căn ----> Pháp

Thân có xúc, giờ lấy đề mục hít hơi thở vô và ra nó thuộc ngũ căn nó qua ý căn, ý trở thành pháp, bắt đầu qua chỉ và quán, bắt vô cái đó. Sự tu tập là vậy, không đi con đường nào khác.

Thiền sinh hỏi: Nếu lúc đó xúc mình đụng vô nó mới là Chỉ, còn nếu mình đi Quán thì sao?

HT trả lời: Thấy sinh diệt của hơi thở là qua Thiền Quán.

 Thân có xúc, nhãn có sắc, nhĩ có thinh, tỷ có khí, thiệt có vị. Thí dụ, hít thở, thì khi vô bắt đầu nó có trạng thái xúc, niệm trong đó, có định, bắt đầu Chỉ và Quán. Mình phải đi 2 bước là Ngũ qua Ý. Thì khi qua Ý là vô chiêm bao

Coi lại bài Lộ Trình Thụy Tưởng (Lộ Trình Chiêm Bao) trong Nội Dung Vô Tỷ Pháp Tập I, trong phần Đạo Hành Thực Tiễn Đại Đáo Niết-bàn, Ngài Paṇḍita có nói trong giai đoạn mình ngủ, tâm mình bắt được cảnh, lúc đó là trạng thái ngủ không tròn giấc, không sâu, ngủ mà còn chập chờn, còn trạng thái thụy tưởng (chiêm bao). Còn ngủ thiếp mật (ngủ say). Thì cái đó trong phần Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp có nói, mình coi lại Ngài Paṇḍita nói xác thực, có chi pháp, còn không mình dịch chỉ là máy móc thôi, không có kiểm chứng không có đối chiếu và không xác thực.

Khi mình đọc một quyển kinh hay nghe một lời dạy mình phải coi Đức Phật có nói không, kinh tạng sách vở mình đối chiếu điểm nào Đức Phật nói, thì lúc đó niềm tin của mình trong ngũ căn; Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ, mình mới thực hành được, trạng thái không có Tín mà có Tấn, đó là tà tinh tấn chứ không phải chánh tinh tấn. 

Tấn có 2 là chánh tinh tấn và tà tinh tấn. Nếu Tín không có chánh tín thì thành mê tín, mình làm theo thói quen của mình. 

Do đó, Sư đi sát với chánh tạng, đi sát với chánh pháp, đi sát với kinh điển, Sư đưa cho các Phật tử, các Phật tử phải đi đúng như vậy là nằm trong  khuôn thì không lệch, cho dù có thầy hay không có thầy, ở chùa hay ở nhà quí Phật tử đi trên cái khuôn đó sẽ an toàn, mới có kết quả. Lấy sách kinh điển chánh tạng làm bạn làm thầy, mở ra đọc, high·light chỗ nào chưa hiểu ghi note để khi lên chùa gặp Sư trao đổi, còn cái nào hiểu thì ghi xuống làm phương châm làm kim chỉ nam theo cái đó mình đi, cái tu hành của mình rất là vững chắc. 

Khi Văn vô, với cái Pháp cái Văn là Pháp của Phật đã tìm ra chứ không phải Pháp của tư kiến mình có, không phải là pháp tập khí của mình, mà là Pháp do Phật đã tìm ra thì chuyển qua chỉ có Danh và Sắc thôi. Và trạng thái Danh và Sắc này chỉ có Sinh và Diệt thôi.

Rồi qua Tư là thuộc Danh Tư, chứ không phải là Sắc Tư. Thì Danh Tư qua Pháp là mình có liễu tri. Qua Pháp thuộc Danh Tư.

Pháp thuộc Danh Tư có 3 là: Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã ---> Tập Đế. Nó đánh bể Tập Đế trong tam tướng thì mới có Niết-bàn trên tam tướng mình chứng đắc, chứ không chứng đắc trên Khổ Đế. Tam tướng này phải nằm trên Tập Đế, chứ không phải tam tướng này trên Khổ Đế.

 Do đó, tới Tuệ Tu thấy Pháp chỉ có Thực Tính Thực Tướng thôi. Thực Tính Thực Tướng này trên đối tượng của mình là Tập Đế. Tất cả các Pháp hiện bày ra chỉ nằm trên Tập Đế, nó nuôi dưỡng nó mà mình có sự sống này mà mình là người phàm phu.

Khi ông Bahiya bị bò húc thì ông bắt vô Tuệ Tu với cái tu của ông là niệm định và ông có Tuệ này lên thì ông thấy không còn cái gì là Tập Đế nữa, trong khi chạy đi tìm y bát trở lại chùa xuất gia ông còn ở trong Tập Đế, còn mong cầu, còn muốn có thì con bò húc ông là hết. 

Vậy thì khi giữa trạng thái bắt đầu đạo quả với trạng thái mình chết trong sát na cận tử, mình hết rồi, không còn cái gì nữa. Giai đoạn mà người gần chết, giờ phút cận tử, vợ đẹp, con thơ, của cải, hết rồi, hết đây là Tập Đế của mình hết, nắm không được nữa, họ phải ra đi. 

Giữa đạo quả và cái chết, nó sẽ đi đến một cảnh giống như vậy. Nhưng cái đạo quả đó đi không sinh lại. Còn cái này hết cái này là mình không nắm giữ Tập Đế của mình lại được mình còn phải vọng ngóng, còn sinh tử lại. Hai cái nó khác nhau nhưng một cảnh.

 Người chết không còn nắm được Tập Đế, người đắc đạo quả phải diệt Tập Đế mới có được đạo quả, 2 cái đó nó khác nhau nhưng nó có một cảnh thôi. Chứ quí Phật tử không buông những cái ái biệt ly, oán tắng hội, mà buông cái Tập Đế của mình, chứng tri trên Tập Đế của mình, chứ không buông những cái kia mới được, nắm bắt được cái đó mới ra, còn không thì chạy loanh quanh, sợ Khổ Đế này chạy qua gặp Khổ Đế khác.

Còn mình chứng tri trên Tập Đế rồi không có phải chạy chỗ này chạy chỗ kia, từ đó chứng đắc, nó không làm cho họ phải ái biệt ly, oán tắng hội nữa. Tập Đế mất khi cảnh đến họ không bị khổ chi phối.

Giống như người chết thì coi như là họ không bị chi phối bởi Khổ Đế. Nhưng trước khi chết mà họ còn Tập Đế họ khổ lắm, cái ái nó cuồn cuộn lên.

Cái đó, khi mình tu cũng vậy. Khi còn Tập Đế dư xót, nhiều hay ít trong cái niệm, trong cái định mà còn Tập Đế dư xót thì khó nắm bắt được đạo quả , phải diệt hết mới đạt được đạo quả Niết-bàn.

Vậy thì trạng thái đầu tiên của Nibbànam Santi-lakkhanam Nibbanam là tĩnh lặng tức là diệt tắt mọi ái chứ không phải diệt tắt mọi cái khổ. Ái sinh khổ. Santi-lakkhanam Nibbanam là người ta diệt tắt mọi cái ái thì nó mới có Santi-lakkhanam Nibbanam mới có sự tĩnh lặng.

Do đó, khi mình tu mình phải biết. 

Con đường họ quen trong ngũ thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) thì họ phải qua phần tu tập phần Ý. Còn người thuần thục về Ý nương theo Pháp, họ sẽ trao giồi mạnh về phần Ý với Pháp không qua con đường ngũ căn thì họ phải thu thúc căn lại bởi nội tâm nội Ý, chứ không trôi lăn bên ngoài.

 Quí Phật tử đi đường Ngũ căn, đi đường Ý căn đi, nhưng tất cả phải có phương pháp hay một kim chỉ nam hay một đường lối mà mình tu tập.

Thì với Tuệ Văn mình chỉ có Danh và Sắc, tất cả mọi Pháp sinh diệt nó chỉ có Danh và Sắc thôi. Sắc hữu cơ, sắc vô cơ.

 Sắc hữu cơ là trạng thái mình biết được tạo tác ra nó. Còn sắc vô cơ nó vô tri vô giác.

Do đó, đi qua phần Tư nó chỉ có 2 thôi là Xúc Tư Thực và Thức Tư Thực, thuộc về Danh.

Tới phần Tu thì có tam tướng (Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã) trên con đường diệt tắt Tập Đế, không trên Danh Sắc, không trên Sinh Diệt, không trên hoại diệt, không trên pháp hữu vi.

Do đó, mình phải biết cái mạnh của mình, cái yếu của mình, cái khéo của mình, cái dở của mình, cái vụng về của mình, mình phải tìm. Nếu lọt vô Ngũ căn này mà không kiểm soát được thì không làm được gì hết, thì bắt đầu phải thu lại, mình không mở cửa rộng rãi được, đóng 6 căn lại, Tập Đế diệt.

Lúc Đức Phật ngồi dưới cội cây thì trong 3 canh Ngài chứng đắc 3 trí giải thoát:

1. Canh 1 chứng đắc Túc Mạng Thông.

2. Canh 2 chứng đắc Tử Sinh Trí (Thiên Nhãn trí)

3. Canh 3 chứng đắc Lậu Tận Trí

Túc Mạng Thông là Ngài biết được trong những kiếp quá khứ, khả năng biết của Đức Phật, lúc bấy giờ Ngài chưa thành Phật, Ngài chưa đắc mà đang trải qua. Nếu như vậy, Túc Mạng Thông là biết được những kiếp quá khứ, kiếp 1, kiếp 2, kiếp 3, kiếp trước là một người nữ, kiếp trước nữa là một người nam, có kiếp làm con bò, có kiếp làm con sư tử, có kiếp làm con khỉ.

Như vậy thì khi canh I, Ngài đắc Túc Mạng Thông, Con đường này Ngài đi tới sự giải thoát, Ngài đắc chứng đạo quả, mình đi theo con đường của Đức Phật mình đi, rồi Sư sẽ đưa qua các vị Thinh Văn Alahan chứng đắc như thế nào, mình sẽ học tiếp, qua phần Vimutti này cái nào thích hợp thì mình lượm rồi mình hành, có khi thích hợp trong con đường của Đức Phật cả 3 canh, 3 trí giải thoát. Đó là tùy quí Phật tử, Sư chỉ trải nghiệm ra cái menu để mấy cô chọn tùy mấy cô.

Túc Mạng Thông, lúc bấy giờ Ngài biết được trong kiếp này kiếp kia. Quí Phật tử đặt mình trong đó: "nếu ta ngồi thiền ta đắc được Túc Mạng Thông thì từ đó ta đi tới đạo quả giải thoát." Đắc Túc Mạng Thông thì mình nhin thấy những kiếp trước của minh, nhưng đắc Túc Mạng Thông thì chưa thành Phật, phải tới khi đắc Lậu Tận Trí mới thành Phật.

Nếu ta như Đức Phật lúc đang là Bồ Tát ở canh 1 ngồi thiền đắc Túc Mạng Thông, thấy những kiếp quá khứ của ta từng kiếp giống như một cuốn phim. 

Mình tự nghiệm đặt mình trong con đường của Đức Phật xem mình có ra được như Đức Phật không? 

Từ Túc Mạng Thông không qua Tha Tâm Thông, không qua phần Ngũ Thông, mà qua Tử Sinh Trí. Mình mới ráp Pháp vô, mình phải có Tuệ Văn, Tuệ Tư, Tuệ Tu. Chứ mình nhìn thấy nhiều kiếp quá khứ của mình rồi kiếp nào vui thì cười mà kiếp nào buồn thì khóc thì đó là Tư Kiến. 

Một mạng sống của mình là một cái Danh và Sắc, Đức Phật Ngài liễu tri tất cả rõ ràng từ mỗi kiếp (Túc Mạng Thông). Từng mỗi mạng sống này trên Danh Sắc này Ngài thấy được Sinh và Tử sinh diệt (Tử Sinh Trí).

Chứ mình ngồi mà chỉ thấy cảnh này, kiếp này thì không đi tới giải thoát được, nếu mình đi theo tập khí của mình thì không đi tới giải thoát được.

Mình ngồi thấy túc mạng kiếp này kiếp kia rồi khóc, không được, mình phải đi trên con đường giải thoát vimutti. (Vimokkha là động từ)

Do đó, mình mới thấy rằng Pháp mà mình đi theo tư kiến (ý kiến) của mình thì gọi là Dassanena Pahàtabba kiến giải diệt trừ, phải diệt trừ nó đi, chứ còn không tập khí sinh lên theo khán kiến (ý kiến) của mình.

Trong Paṭṭhāṇa dạy người khán kiến cảnh sắc, người khán kiến với sắc pháp với thiên nhãn chứ không phải với nhãn nhục. Người khán kiến, đọc trong phần Cận Y Duyên của Paṭṭhāṇa người khán kiến sắc hay là cảnh sắc với thiên nhãn. Người khinh thính âm thanh với thiên nhĩ giới, chứ không có nhãn nhĩ tỷ thức, thì mình mới thấy người nhìn thấy sắc với thiên nhãn, người nghe âm thanh với thiên nhĩ, người đó phải đắc ngũ thiền rồi, không phải, Đức Phật Ngài dạy, với trạng thái không ở trong tập khí của mình, mình phải nhìn trong Pháp của nó, thì mới ra được chân lý hay chân thực tính của nó, chứ còn không mình nhìn vô tri kiến của mình. 

Vậy thì khi Túc Mạng Thông, Ngài nhìn thấy Danh Sắc suốt một canh như vậy, đó là Ngài qua được phần Danh Sắc, lập đi lập lại cho thấy rõ ràng. 

Qua tới canh II Ngài chỉ thấy rằng sinh tử, tử sinh với thiên nhãn của Ngài thuần thục chứ không dùng tới nhãn thức, thì Ngài nhìn thấu được pháp Sinh Diệt.

Thì bắt đầu qua pháp Sinh Diệt xong thì Ngài mới diệt tất cả những lậu hoặc.

Lậu hoặc là: 

1. Dục lậu - Kāmāsava

 2. Kiến lậu - diṭṭhāsava

3. Hữu lậu - bhavāsava

4. Vô minh lậu - Avijjāsava

Khi người đắc Lậu Tận Trí, khi người đó tới trạng thái diệt lậu hoặc, đó là bậc Alahan. Con đường tu tập của bậc Alahan đi 6 bước sau:

1) Bước thứ nhất là Pháp Lậu Hoặc ---> Dục lậu, kiến lậu

 2) Pháp Tương Ưng với Lậu Hoặc.

3. Pháp Cảnh Lậu Hoặc

4) Pháp Lậu Cảnh Lậu Hoặc

5) Pháp Lậu Tương Ưng Lậu

6) Pháp Bất Tương Ưng Lậu Cảnh Lậu Hoặc


1) Bước thứ nhất là Pháp Lậu Hoặc 

Họ phải biết pháp lậu hoặc ---> này là dục, này là kiến, này là hữu lậu, này là vô mình lậu, v.v... họ phải biết.

Dục lậu Kāmāsava ở trong ngũ dục trần, cảnh ngũ dục sắc, thinh, khí, vị, xúc. Mà mình chìm đắm trong đó là lậu, giống như người nghiện rượu, mê rượu, họ đắm chìm trong rượu, họ đang lậu hoặc trong rượu. Người thích cờ bạc, say sưa trong cờ bạc quên ăn quên ngủ thì đó là họ đang lậu hoặc.

Ninh động thiên giang thủy --- nghĩa là ta làm động một ngàn con sông.

Mạc động đạo tâm nhân

Ninh là thà, động là động tâm, thiên là một ngàn, giang là con sông -- Ninh động thiên giang thủy - nghĩa là ta làm động một ngàn con sông.

Mạc là chớ nên, 

Mạc động đạo tâm nhân -- nghĩa là đừng làm động tâm đạo của người ta.

Người ta đang tu mà mình làm động tâm người ta là mất quả báu nặng lắm.

Người ta đang hành thiền người ta đang tu tập mà mình phá người ta thì tội nặng lắm. Sau này mình tu bị người ta phá lại mình tu không được.

Dục lậu Kāmāsava là ngũ trần, sắc chìm trong đó, thinh chìm trong đó, khí chìm trong đó, vị chìm trong đó, xúc chìm trong đó.

Kiến lậu là tà kiến diṭṭhāsava  là Thường Kiến, Đoạn Kiến, Vô Nhân Kiến, Vô Hữu Kiến, Vô Hành Kiến, chìm trong đó không rời ra, người đó đắm trong đó là lậu hoặc rồi

Hữu lậu bhavāsava là sắc giới, vô sắc giới, vô các cõi này họ không đi ra, họ thích ở trong các cõi này, họ an vui trong đó.

Vô minh lậu Avijjāsava là có 8 bất tri, không đi ra, 8 điều không biết, họ giữ khư khư ở trong đó không đi ra 

Vô Minh Avijjā có 8, còn gọi là bát bất tri là 8 điều mình không biết. Là bốn bất tri Tứ Đế + với bốn bất tri quá khứ, hiện tại, tương lai, và liên quan tương sinh:

1. Bất tri khổ (Dukkhe aññāṇaṃ), không thông hiểu về sự khổ ngũ thủ uẩn.

2. Bất tri khổ tập (Dukkhasamudaye aññāṇaṃ), không thông hiểu tập khởi của khổ.

3. Bất tri khổ diệt (Dukkhanirodhe aññāṇaṃ), không thông hiểu sự diệt khổ.

4. Bất tri đạo lộ khổ diệt (Dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya aññāṇaṃ), không thông hiểu con đường đưa đến diệt khổ.

5. Bất tri quá khứ (Pubbante aññāṇaṃ), không biết rằng mình đã từng hiện hữu ở quá khứ, có kiếp sống quá khứ.

6. Bất tri vị lai (Aparante aññāṇaṃ), không biết rằng mình sẽ có mặt trong tương lai, có kiếp sống sau.

7. Bất tri quá khứ vị lai (Pubbantāparante aññā-ṇaṃ), không biết có đời sống quá khứ và vị lai, tức là đời sống vui khổ hiện tại bị chi phối bởi quá khứ, và sở hành hiện tại ảnh hưởng vị lai.

8. Bất tri pháp liên quan tương sinh (Idappaccayatāpaṭiccasamuppannesu dhammesu aññāṇaṃ), không biết duyên khởi các pháp, sanh do nhân quả liên quan, như do vô minh có hành, do hành có thức v.v...

Đó là các pháp lậu

2) Pháp Tương Ưng với Lậu Hoặc.

Các Pháp tương ưng với lậu nằm trong Dục Lậu - Ngũ Dục Trần (Sắc, thinh, khí, vị, xúc) Kiến Lậu, Hữu Lậu. Thì những pháp tương ưng với nó có Tham, Sân, Si, là Những pháp này tương ưng, bản chất của nó là lậu hoặc.

Những pháp tương ưng với lậu hoặc là Tham, Sân, Si

3. Pháp Cảnh Lậu Hoặc.

Pháp Cảnh Lậu Hoặc chỉ là cảnh thôi, mình biết.

Khi ngồi thiền hành giả phải phân biệt được cái nào là pháp lậu, pháp nào tương ưng lậu hoặc, pháp nào là cảnh lậu hoặc.

4) Pháp Lậu Cảnh Lậu Hoặc.

5) Pháp Lậu Tương Ưng Lậu

6) Pháp Bất Tương Ưng Lậu Cảnh Lậu Hoặc

Mình phải biết con đường tu tập của mình.

Nhị Đề Cảnh Lậu Hoặc, Nhị Đề Tương Ưng Lậu Hoặc, Nhị Đề Cảnh Lậu Hoặc. Từng mỗi cái Nhị Đề đó có chi pháp.

Do đó, mình không thể nói suông cái lậu hoặc này và mình không thể nói suông với những chi pháp của lậu hoặc này và mình không có nói suông với trạng thái mình diệt trừ các lậu hoặc này một cách dễ dàng được.

Như vậy thì khi Đức Phật còn là Bồ Tát lúc Ngài ngồi thiền thấy Tử Sinh Trí lên là dưới một sắc pháp với một danh pháp sinh rồi diệt thì Ngài rời khỏi lậu hoặc của trạng thái đắm chìm trong sinh diệt của danh sắc này thì mới lậu tận được, mà trong mỗi từng giai đoạn khi danh sắc sinh diệt lên nhìn vô đó nó chỉ là một cái lậu hoặc thôi mình mới ra được.

Còn nếu như hành giả chỉ nhìn thấy trạng thái danh và sắc thôi mà nó không phải là lậu thì hành giả chưa diệt lậu hoặc, lúc đó chỉ có niệm thôi chưa có tuệ, hành giả phải hiểu cái đó mới ra được.

Vậy thì Tương Ưng Lậu Hoặc là những Tham, Sân, Si, mà mình đang nuôi dưỡng nó đắm chìm trong đó với những cảnh của nó, những cảnh Dục, cảnh Kiến, cảnh Hữu, cảnh Vô Minh, Những cái dó đang đắm chìm trong đó. Những cái này vừa có lậu, vừa có cảnh lậu, làm cho mình ở trong những cảnh đó, ở trong tâm thức đó, ở trong sự nhiễm đắm đó. Rồi Tương Ưng, mình ở luôn trong phần pháp của Tương Ưng Lậu Hoặc tham sân si. 

Lậu tận là mình phải nhổ ra từng cái, từ tuệ thứ V đến tuệ thứ X

Tuệ thứ V - Bhaṅga ñāṇa: Tuệ quán chiếu trạng thái hoại diệt của danh-sắc. Tuệ diệt.

Tuệ thứ VI - Bhaya ñāṇa: Tuệ kinh sợ.

Tuệ thứ VII - Ādīnava ñāṇa: Tuệ quán chiếu hiểm họa, tức quán chiếu trạng thái nguy hiểm của các hành.

Tuệ thứ VIII - Nibbidā ñāṇa: Tuệ quán chiếu tình trạng chán nản.

Tuệ thứ IX - Muñcitukamyatā ñāṇa: Tuệ muốn giải thoát.

Tuệ thứ X - Paṭisaṅkhā ñāṇa: Tuệ suy tư.

Do đó, khi các nhà chú giải, Ngài Mahashi, Ngài Paṇḍita, Ngài Janika, Ngài Kudala, Ngài Jatila, nói những tuệ Minh Sát Vipassanāñāṇa là các Ngài đang nhổ từng cái.

Hồi nãy ta nói Tuệ Phân Biệt Danh Sắc, đi từng bước và đi hết từng tuệ qua tới Bất Tương Ưng là bắt đầu Hành Xả, không Tương Ưng với nó nữa thì hành giả mới bắt đầu là Hành Xả Trí với lậu hoặc này và bắt đầu mình mới Thuận Tùng mình mới đi theo con đường giải thoát. 

Tuệ thứ 11. Saṅkhārupekkhā ñāṇa: Tuệ xả hành, quân bình, thản nhiên đối với tất cả các hành.

Tuệ thứ 12. Saccānulomika ñāṇa: Tuệ thuận tùng (thuận theo thực tế, tức thuận theo Tứ Diệu Ðế).

Tuệ thứ 13. Gotrabhū ñāṇa: Tuệ chuyển tộc, vào lúc "chuyển thay dòng dõi" (tức từ phàm trở nên Thánh).

Tuệ thứ 14. Magga ñāṇa: Ðạo tuệ.

Tuệ thứ 15. Phala ñāṇa: Quả tuệ.

Tuệ thứ 16. Paccavekkhaṇa ñāṇa: Tuệ ôn duyệt.

Nếu như đi tới phần Lậu Tận Trí hành giả đứng lại và hỏi: Tại sao ta diệt ? Phương Thức nào? Công thức nào? và đường lối nào diệt được?

Mình chỉ biết được và mình chỉ ra được, nhưng không có phương pháp, mà phải đi qua phần Pháp Hành, chỉ có Paṭṭhāṇa chỉ rõ, rồi chút nữa mình mới qua phần kiết sử, giải quyết kiết sử, tới phiền não giải quyết phiền não chỉ ra từng bước của Paṭṭhāṇa, thì mới là Pháp Hành.

Lậu Tận Trí trên 6 bước đi như vậy:

1) Bước thứ nhất là Pháp Lậu Hoặc ---> Dục lậu, kiến lậu

 2) Pháp Tương Ưng với Lậu Hoặc.

3. Pháp Cảnh Lậu Hoặc

4) Pháp Lậu Cảnh Lậu Hoặc

5) Pháp Lậu Tương Ưng Lậu

6) Pháp Bất Tương Ưng Lậu Cảnh Lậu Hoặc

Thì mình đi qua Pháp Hành, tuệ thứ V qua phần Hoại Diệt rồi bắt đầu mình đi tới sau khi hiểu được Thiên Nhãn Trí nhìn thấy được Tuệ Phổ Thông, hiểu được phần Sinh Diệt qua phần Sinh Diệt, qua Tuệ Diệt, Hoại Diệt thì mình bắt đầu đi tiếp tục đây chỉ là các pháp Lậu Hoặc, những cái pháp mình đang thấy đây chỉ là những lậu hoặc, bắt đầu mình nhổ ra với trạng thái tu tập của mình thì mới đi tới Hành Xả Trí với trạng thái Bất Tương Ưng Lậu Hoặc, nó còn Cảnh Lậu Hoặc nhưng Bất Tương Ưng, nó không chung với Tương Ưng.

Do đó, khi hành giả hay là Bồ Tát cũng vậy, Đức Phật Ngài là Bồ Tát khi chưa đắc đạo Ngài cũng phải đi từng bước như vậy mà mình phải nhổ với trạng thái của Niệm, với trạng thái của Định, với trạng thái của tâm tư, Văn, Tư, Tu, lọc trên con đường đi đó là chỉ có diệt Tập Đế và không đối diện với Khổ Đế thì mình mới Thuận Tùng, Chuyển Tộc theo con đường giải thoát Vimutti .

Tuần sau ta đi sâu vô phần này./


MƯỜI SÁU  TUỆ MINH SÁT


1. Nāmarūpapariccheda ñāṇa: Tuệ phân biệt danh-sắc.

2. Paccayapariggaha ñāṇa: Tuệ phân biện nhân duyên.

3. Sammasana ñāṇa: Tuệ thấu đạt, nhận thức danh-sắc là vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anattā).

4. Udayabbaya ñāṇa: Tuệ quán chiếu trạng thái sanh diệt (của các hành, tức của danh-sắc). Tuệ sanh diệt.

5. Bhaṅga ñāṇa: Tuệ quán chiếu trạng thái hoại diệt của danh-sắc. Tuệ diệt.

6. Bhaya ñāṇa: Tuệ kinh sợ.

7. Ādīnava ñāṇa: Tuệ quán chiếu hiểm họa, tức quán chiếu trạng thái nguy hiểm của các hành.

8. Nibbidā ñāṇa: Tuệ quán chiếu tình trạng chán nản.

9. Muñcitukamyatā ñāṇa: Tuệ muốn giải thoát.

10. Paṭisaṅkhā ñāṇa: Tuệ suy tư.

11. Saṅkhārupekkhā ñāṇa: Tuệ xả hành, quân bình, thản nhiên đối với tất cả các hành.

12. Saccānulomika ñāṇa: Tuệ thuận thứ (thuận theo thực tế, tức thuận theo Tứ Diệu Ðế).

13. Gotrabhū ñāṇa: Tuệ chuyển tánh, vào lúc "chuyển thay dòng dõi" (tức từ phàm trở nên Thánh).

14. Magga ñāṇa: Ðạo tuệ.

15. Phala ñāṇa: Quả tuệ.

16. Paccavekkhaṇa ñāṇa: Tuệ ôn duyệt.


No comments:

Post a Comment