<--------->

<--------------------------------->

Friday, July 15, 2022

002 Paṭṭhāna - Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện (tiếp theo)- HT Sán Nhiên giảng ngày 19 tháng 2, 2022

 002 Paṭṭhāna

Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện (tiếp theo) - HT Sán Nhiên giảng ngày 19 tháng 2, 2022

Patthana là bộ kinh được HT Sán Nhiên giảng phối hợp với Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp. Do đó, Minh Hạnh sẽ ngưng học kinh Vi Diệu Pháp mà sẽ học qua bộ Patthana này,  và, xin ghi chép tóm gọn lại từ video giảng "002 Patthana" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Nếu có gì sơ sót xin qúi Ngài từ bi chỉ dạy, xin chân thành cám ơn.

Xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Chúng ta học bộ Patthana, bộ thứ 7 của Tạng Abhidhamma, Đức Phật Ngài thuyết cho mẹ và tất cả Chư Thiên ở trên cung trời Đao Lợi, để Ngài trả hiếu cho mẹ của Ngài sau khi sinh Ngài ra 7 ngày sau Hoàng Hậu Maya băng hà và tái sanh về cung trời Đâu Xuất (Tusita), mẹ của Ngài do phước cưu mang vị Bồ Tát Chánh Đẳng Chánh Giác do đó chuyển đổi từ thân người nữ qua thân người nam, đó là một phước vi diệu.

Thứ nhất, người thân nữ chuyển qua thân người nam là khó vì nghiệp lực của người nữ tạo tác ra nhiều. Trong Tạng Luật, một vị Tỳ Khưu nam có  227 giới, nhưng với người nữ là 345 giới.

Thứ Hai, trước khi một giới luật được ban hành, một vị tỳ khưu nam hay tỳ khưu nữ có sự làm lỗi vi phạm xảy ra việc bị chê bai khiến các vị tỳ khưu khác nghe hoặc thấy, cuối cùng đến tai Đức Phật Ngài mới ban hành luật đó hay chế định điều luật đó thì phải chấp hành theo. Do đó, nhìn số giới luật của người Tăng ít hơn số giới luật của người ni. Và thân người nữ tái sanh qua người nam có nhiều lắm, Sư có viết ra một quyển sách về nguyên nhân sanh ra trong thân người nữ và, Sư có chỉ một con đường để được thoát khỏi thân người nữ qua thân người nam. 

Thứ ba. Chúng ta phải biết bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, Phật là bậc người nam thôi chứ không có thân người nữ được. Do đó, mẹ của Ngài sau khi sanh về cung trời Đâu Xuất (Tusita) bà được trở thành một người nam, và Đức Phật Ngài lên cung trời Đao Lợi là cung trời của vua trời Đế Thích Sakka. Ngài ở đó để thuyết giảng, các Chư Thiên ở các nơi tụ tập về nghe, Ngài thuyết trọn 3 tháng mùa an cư của Ngài vào hạ thứ 7 trên cung trời Đao Lợi đó cho 800 triệu Chư Thiên được thính pháp. Và khi Ngài ở cung trời Đao Lợi Ngài thuyết pháp cho Thiên Mẫu, bấy giờ là một vị Thiên nam mẹ của Ngài nghe thuyết pháp. 

Ngài hiện song thân; một thân Ngài ngồi tại cung trời Đao Lợi thuyết cho Chư thiên nghe, một thân Ngài qua Bắc cu lu châu (Uttarakuru) nơi đó Ngài đi bát, sau khi Ngài độ bát xong thì Ngài trở về Nam thiện bộ châu (Jambudipa), nơi chúng ta ở đây Ngài trùng tuyên lại những mẫu đề tam (matika) cho Ngài Xá Lợi Phất và ngài Xá Lợi Phật viết soạn ra thành bộ Abhidhamma chúng ta có ngày nay. 

Tuần trước, trong bài giảng 001 paṭṭhāṇa Sư giảng tới phần Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện.

Có 3 lãnh vực chúng ta cần biết:

1) Thập thiện nghiệp chúng ta cần phải biết.

2) Thập phúc hành tông, phương pháp này hay tông chỉ này để chúng ta phát triển vấn đề tạo phước báu. 

3) Và khi phước báu chúng ta sẽ thấy 2 loại người tu học Phật Pháp cần phải biết:

a. Thứ nhất là hữu lậu là loại còn hưởng phước sanh trong đời sống trở lại.

b. Thứ hai là loại phước báu vô lậu là loại phước báu được giải thoát không còn sanh tử.

Thì những cuốn sách Sư đã viết ra, qúi phật tử cần lưu ý: 

Tập một "Tổng Hợp nội dung vô tỷ pháp", gồm chương I, II, III. Chương I, II, chuyên về các loại tâm và tâm sở. Qúi Phật tử lưu ý Sư sẽ dùng quyển đó để hướng dẫn qúi Phật tử nắm bắt được rõ vấn đề tâm và tâm sở.

 Chương 3 nằm trong tập một là, chương tổng hợp để kết nối qua chương 4 là lộ trình tâm.

Tập hai, có chương 4, có 2 phần cần phải biết, phần đầu là lộ trình danh pháp chia sẻ tất cả các lộ trình tâm, từ lộ ngũ môn qua lộ ý môn, qua lộ kiên cố, đắc thiền đắc thần thông  hay đắc đạo hay Niết-bàn. Ở trong đó lộ trình danh pháp là lộ trình tâm nằm trong quyển thứ tư.

 Sư in quyển đó số lượng 200 trong một thoáng số lượng đó đi hết trơn rồi sau đó Sư in ra một lần nữa 200 nữa bây giờ ở trong phòng của Sư chỉ còn có 2 quyển. 

Khi qúi Phật tử nghiên cứu trong phần lộ trình tâm ở chương 4 quyển "Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp" cho chúng ta thấy rõ là, các tâm chúng ta đã học ở chương một thì chúng ta ráp được lộ trình tâm, lộ trình đắc đạo ra sao, lộ trình đắc thiền ra sao, lộ trình viên tịch Niết-bàn ra sao, rất là quan trọng. 

Ở phần cuối chương 4, qúi Phật tử cần thấy là lộ trình Sắc Pháp chỉ cho chúng ta có 9 bảng đồ trong đó Sư trình bày đủ hết, từ khi tục sinh vô trong bụng mẹ trước khi ra đời, có ghi rõ thời gian đó. Thứ hai nữa là, trong thời gian sinh hoạt hàng ngày của ta đây, lộ trình Sắc Pháp sanh ra do bởi 4 nguyên nhân là nghiệp, tâm, vật thực, quý tiết, ở trong lộ trình sắc pháp, trình bày rõ hết.

Với 9 bản đổ đó, những chi tiết giải thích Sư có để sẵn trong lộ trình Sắc Pháp đó, các qúi Phật tử không nên bỏ qua và cũng không nên để mà không biết chuyện đó, cái đó là quan trọng lắm. Khi chúng ta hành thiền hay tu học cái gì cũng vậy, hễ chúng ta sinh hoạt hằng ngày biết sắc pháp chúng ta như thế nào cũng giống như chúng ta chạy chiếc xe chúng ta sẽ thấy chiếc xe của mình còn xăng hay hết xăng thì sắc pháp chúng ta còn hay hết chúng ta cũng phải biết được khoản đó. Nên chương 4 nói về lộ trình danh pháp và lộ trình sắc pháp qúi Phật tử cần phải có cuốn sách đó, nếu qúi Phật tử nào không có thì Sư sẽ gửi cho hết tất cả qúi Phật tử. Còn qúi Phật tử nào ở tại địa phương của mình, ở Đức, Úc, hay ở VN mà muốn in ấn chia sẻ truyền tải cho nhau Sư đồng ý. Hôm nay Sư thông báo rõ như vậy. 

Tập III, có chương 5 "Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỳ Pháp" gồm có 3 tập, đầu tiên là 16 loại nghiệp với 12 hạng người, và 31 cõi gồm: 11 cõi dục giới, 16 cõi là của sắc giới, 4 cõi vô sắc giới bao trùm trong đó.

 Do đó, qúi Phật tử muốn đi về cung trời Đao Lợi hay về cung trời Đâu Xuất (Tusita) được nói rõ trong đó. Cũng như ở cõi nhân loại này có 4 châu nằm ở giữa là núi Tu Di, ở miền Bắc là Bắc cu lu châu (Uttarakuru),  ở miền Đông là Ðông thắng thần châu (Pubbavideha), ở miền Tây là Tây ngưu hóa châu (Aparagoyana), ở miền Nam là Nam thiện bộ châu (Jambudipa).

Chúng ta đang ở cõi nhân loại này là Nam thiện bộ châu (Jambudipa). Bốn châu, giống như 4 trái bênh bông nằm trong bề nước, ở giữa là núi Tu Di có sức hút, 4 châu này không di chuyển nó ổn định, nó cứ lúc lắc vậy thôi chứ nó không có chạy. 

Chúng ta đọc trong chương 5 nói về cõi, có nói về cõi nhân loại này:

-  Bắc cu lu châu (Uttarakuru) sống 1,000 tuổi họ là người xứ Kuru và họ sống trong Niệm Xứ và Đức Phật Ngài thuyết độ cho, nếu họ chưa giải thoát thì họ sanh về Bắc cu lu châu (Uttarakuru). Ở nơi đó sau khi họ chết thì họ sanh thiên chứ không có đi đâu.

- Ðông thắng thần châu (Pubbavideha) cũng là cõi nhân loại sống 700 tuổi thọ. 

- Tây ngưu hóa châu (Aparagoyana) người ở đó sống 500 tuổi thọ. 

- Nam thiện bộ châu (Jambudipa).là cõi người của chúng ta sống 100 tuổi thọ. 

Ở chương 5 trình bày, trong 4 châu thì chúng ta cần biết là Nam thiện bộ châu (Jambudipa) là châu duy nhất Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai có tới, còn 3 châu kia Chư Phật không tới. Do đó, ngày hôm nay ở các châu khác ở các hành tinh khác họ bay vô trong đây là họ muốn đi tìm những cái gì mà họ muốn có và họ muốn có những cái gì không phải của họ, như UFO những cái đó là họ đi tìm, họ là những người nhà giàu có đủ điều kiện họ tới đây để đi tìm kiếm tại vì cõi Nam thiện bộ châu (Jambudipa) này duy nhất có. chúng ta nghiên cứu cho kỹ trong chương 5 sẽ nói rõ. 

Cũng như 16 loại nghiệp, mỗi loại nghiệp có Thiện Nghiệp, Bất Thiện Nghiệp, Duy Tác Nghiệp.  Mỗi phần trình bày rõ ràng, rồi Vô Hiệu Nghiệp là những loại nghiệp không cho quả và không trổ sanh, trong chương 5 nói rõ, qúi Phật tử cần phải có.

Sư muốn nói với qúi Phật tử phải có những số tài liệu đó để làm kim chỉ nam hay quyển sách đầu giường để những lúc mình thắc mắc hay những lúc mình muốn tìm hiểu, mình dở sách ra coi là có sẵn trong đó.

Tập IV, chương 6 của "Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỳ Pháp - Abhidhammattha Sangaha" nói về sắc pháp.

 Nói về Sắc Pháp, thì chúng ta biết Sắc Pháp có 28, mỗi một con người chúng ta đây chỉ có 27 thôi trừ về giới tính, thí dụ người nam thì trừ nữ giới tính ra, người nữ thì trừ nam giới tính ra, do đó cộng lại 28 sắc pháp, mỗi con người chúng ta có 27 trong đó có chia làm hai là sắc tứ đại; đất, nước, lửa, gió, và 24 sắc y sinh.

Y sinh tức là nương nhờ vào sắc tứ đại mà nó sinh ra chứ nó không làm chủ được. Còn sắc tứ đại là sắc đó làm chủ cho các sắc pháp khác. Do đó chương 6 trình bày rõ vấn đề sắc pháp đó, qúi Phật tử cần phải biết cái đó.

Tập V, chương 7. của "Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỳ Pháp - Abhidhammattha Sangaha" Paticcavàra giai đoạn Liên Quan Duyên Sinh. Paccayavàra giai đoạn duyên  sinh, dịch từ ngữ là "thập nhị nhân duyên" không đúng:

Từ ngữ Pali là paccayavàra tức là nó liên quan nhau tương sanh nhau hỗ trợ với nhau và nó không sanh khởi lên.

 Nhưng ở trong Paticcavàra giai đoạn Liên Quan Duyên Sinh có trình bày 12 vòng khoen đó chỉ có trí tuệ của bậc Chánh Đẳng Giác mới hiện bày được thôi.

Qúi Phật tử đọc trong phần Sư đưa ra cho qúi Phật tử coi chương 7 về Liên Quan Tương Sinh thì ĐĐ Ananda sau khi Ngài ngồi thiền rồi khi Ngài xuất thiền ra, thì Ngài niệm về Paticcavàra, Ngài đi đến với Đức Phật Ngài nói: "con nghiệm ra được về Thập Nhị Nhân Duyên về Liên Quan Duyên Sinh này một cách dễ dàng". 

Đức Phật Ngài nói: "không Ananda không nên nói như vậy, chỉ có trí tuệ Phật bậc Chánh Đẳng Giác Ngài nhìn mới thấy được đi xuống và đi ngược trở lại chấp (nối)  khoen đầu với khoen cuối, trở lại phần giữa do đó chỉ có bậc trí tuệ mới có.

Chương 7 Paticcavàra có rõ như vậy.

Chương 8 là chương hợp tất cả những cái cấu trúc Uẩn Xứ Giới Đế cũng như các phiền não triền cái hay các kiết sử nằm ở trong chương 8. 

Chương 9. Tuy nhiên, chương 9 Sư chưa có viết ra, qúi Phật tử để ý Tổng Hợp Abhidhamma Sangaha này là do một vị Tỳ Khưu người Ấn Độ tên là Luận sư Anuruddha sau khi Đức Phật viên tịch 1000 năm vị Ấn Độ này biên soạn ra và sau đó hiệu đính lại bởi vậy có 9 chương, gộp hết tất cả nội dung của 7 bộ tạng Abidhamma.

Nhưng, ngày hôm nay Sư mới đưa ra Sư dùng danh từ "đưa ra" cho qúi Phật tử cũng như các học viên có duyên với Sư để nghiên cứu thì có 8 chương thôi, còn chương thứ 9 Sư giữ lại.

Đó là điều Sư muốn chia sẽ, các qúi Phật tử cần phải có những cuốn sách đó cần phải có những cái liên hệ đến mình khi nghiên cứu mình mới biết được.

Cũng như bộ paṭṭhāṇa, Sư cũng chia sẻ là qúi Phật tử cần có bộ Mahàpatthàna - Đại Phát Thú - Giảng Giải Tổng Lược Nội Dung Đại Phát Thú gồm 5 quyển nó chú giải cho Tam Đề Thiện thôi. 

Tam Đề Thiện này gồm có 3 là:

1) Trình bày Pháp Thiện, gồm có 4 phàm + 3 Thánh hữu học

2) Trình bày pháp bất thiện, dành cho 4 phàm + 3 Thánh hữu học - 2 Thánh những vị còn phiền não 

3) Trình bày pháp vô ký, chia làm hai là pháp Dị Thục quả, tức là kết quả dị thục quả, và duy tác. Pháp dị thục quả này là kết quả của pháp thiện và pháp bất thiện, nó là quả báo. Pháp bất thiện là tác nhân sanh ra quả dị thục.

Chữ dị thục quả này có 2 nghĩa: dị là sai biệt hay là khác biệt. Thục là chín muồi.

Thì cái này cho chúng ta thấy quả báo này chín mùi khác biệt với thời gian tạo tác đó là pháp dị thục quả.

Theo trong phần quả thì có 2 loại quả. Quả trổ sanh liền tiếng Pali là Phala, quả trổ sanh khác thời gian tạo tác gọi là Vipàka. 

Thí dụ như mình đánh người ta một cái người ta đánh lại mình liền thì đó là Phala. Còn như mình đánh người ta một cái, một tuần sau người ta mới đánh lại thì đó là Vipàka, nó trổ ra khác thời gian mình tạo.

Thí dụ như mình chửi hay mắng người ta thì người ta mắng lại mình liền thì là Phala. Nhưng khi mình mắng người ta mình chửi người ta nhưng hai tuần sau, một năm sau người ta tới mắng chửi mình thì đó là Vipàka.

Pháp vô ký là pháp dị thục quả tức là về Vipàka. Còn Phala là khi nào mình làm với đầy đủ tâm tư với tác ý mình có thì nó mới hiện bày.

Hôm nay chúng ta học về Tam Đề Thiện, Sư trình bày hết tất cả những cái này để cho qúi Phật tử với phần mà trong cuốn sách chúng ta đã có trong tay. Sư biết các tuần lễ nay Sư nhận được rất nhiều email của qúi Phật tử có yêu cầu vấn đề kinh sách, Sư xin lỗi là Sư làm không kịp.

Lớp Phát Thú này mở ra sau khi qúi Phật tử đề nghị muốn có một lớp zơom về Phật Pháp cho Phật tử học thì Sư hoan hỉ đồng ý và Sư muốn chia sẻ lớp học là vì sao? 

Là vì Sư muốn nói Pháp mà Đức Phật Ngài đi tìm Ngài kiếm ra, hồi xưa lúc Sư bắt đầu đi tu học thì Sư cũng đi qua con đường đó rồi, khi Sư tới với Ngài Tịnh Sự để học thì có Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh Ngài Tịnh Sự nói đừng có học những cái gì của người ta, ông học sau lưng người ta đi sau người ta không à, không có cần thiết, ông phải đi học những pháp nào mà trước người ta và vượt hơn của người ta để mình biết thì cái đó mình mới đi tìm cầu, tại vì khi mình học Trường Bộ hay Trung Bộ những bài kinh đó là những bài kinh được trùng tuyên trở lại, bài kinh đó được thuyết giảng tại nơi đó, Đức Phật gặp người đó, bài đó được trùng tuyên lại. 

Còn pháp này nếu mình học đây thì thời Phật nào cũng vậy, Chư Phật nào tới và Chư Phật nào ra đi cũng để lại giáo pháp thì những pháp này luôn luôn bất di bất dịch.

Tới thời kỳ Đức Phật Maitreya thì những pháp thoại Ngài thuyết cho con người chắc chắn sẽ khác với Trường Bộ, Trung Bộ, Tăng Chi Bộ, Tương Ưng Bộ thời của Đức Phật Gotama này.

Nhưng Pháp Thiện, Pháp Bất Thiện, Pháp Vô Ký, hay là Pháp Dị Yhục quả, những pháp đó quá khứ, hiện tại, vị lai, các vị Phật đến thì không thay đổi.

Cái đó chúng ta sẽ thấy làm điều đó là quan trọng.

Thứ hai, Ngài Tịnh Sự khởi xướng 2 loại học, Ngài hỏi Sư: "ông học theo cây tre hay cây mít". Sư hỏi Ngài học theo cây tre như thế nào? Học như cây mít như thế nào?.

 Ngài nói học theo cây tre là thân nó vút lên mọc cao lên trước rồi sau đó nó mới mọc tán ra theo chiều ngang từ thân cây. Còn cây mít nó mọc từ thân tán ra và đi lên từ từ. Ông muốn học loại nào?

Sư nói cho con học như cây tre nó vút lên cao rồi từ đó mình sẽ bổ túc thêm và không bao giờ mình thấy đủ hết, khi học theo cách đó thì sự thật  Sư thấy nó hữu hiệu và cần thiết. 

Hôm nay Sư cũng chia sẻ với qúi Phật tử Sư sẽ uyển chuyển với qúi Phật tử là khi Sư sẽ nói như cây tre và khi được như cây tre này là qúi Phật tử sẽ có thời gian nghiên cứu thêm ở nhà với các tài liệu Sư đã gửi ra cho qúi Phật tử nghiên cứu tại nhà. Còn nếu học như cây mít thì Sư sẽ chi tiết ra cho qúi Phật tử sẽ nắm bắt được cụ thể cái chúng ta cần nắm bắt khi vào lớp. Do đó, đối với hướng dẫn của Sư những gì Sư đã học đã trải nghiệm Sư sẽ chia sẻ.

Trước đây khi Sư còn ở VN một ngày Sư đi giảng 4 chùa, sáng giảng 2 chùa, trưa Sư giảng 2 chùa, một tuần Sư giảng 7 ngày, không có ngày nào nghỉ hết, ngày nào Sư cũng đi giảng dạy, dạy toàn là Tăng ni, còn các Phật tử tại gia thì dự thính ở bên ngoài chứ không vô trong lớp vì những lớp đó là trường Phật học của Tăng ni. 

Thì Sư cũng trình bày như vậy đó, Sư trình bày với tất cả cái gì mà chúng ta phải nắm bắt cho thật, giống như trong Trường Bộ Kinh, pháp thoại đầu tiên mà Sư hướng dẫn cho Tăng và ni tại chùa Vĩnh Nghiêm là Pháp Cú kinh là không bao giờ Sư giảng về các pháp, giống như câu pháp thoại đầu tiên "Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, Ý tạo tác" Sư phải cắt nghĩa ý là gì, nó làm sao là làm chủ, và nó tạo là tạo cái gì, pháp nào tạo ta.

Do đó mình phải đi từng chi tiết như vậy, thì cái đó ai giải đáp, nơi nào sẽ giải đáp, và chỗ đó giải đáp đúng mực thì nó mới đúng.

Quan điểm của Đức Phật, "nếu nói những gì Như Lai có nói là tán thán Như Lai, những gì Như Lai không nói mà nói rằng Như Lai có nói đó là phỉ báng Như Lai." Do đó Sư rất là lo ngại với những trường hợp mà mình không biết mà mình nói, đó là không có sách không có dẫn chứng hay là khó đối chiếu một cách xác thực, mỗi bộ tạng nào, phẩm nào, quyển nào, kinh nào, thì cái đó Phật tử tu học sẽ khó khăn, cái đó như người mù rờ voi thôi, cái đó khi Sư đến với qúi Phật tử cũng như Sư đến với các Tăng ni cũng vậy là phải có sách, Sư nói có sách mách có chứng.

Và những sách đó nằm trong bộ sách tạng. Cũng như hôm nay Sư dịch lại những quyển sách của các vị Trưởng Lão viết soạn phần thực hành như Ngài Pandita, Kudala, Jatila, Janaka. Những sách các Ngài viết ra thì Sư phải coi và đối chiếu trong kinh Tạng có không, nếu không có thì Sư dịch lại, tại vì Sư không tạo oan nghiệp cho Sư, ai cũng phải như vậy, mà mình làm điều đó phải có kết quả tốt, từ bi phải có trí tuệ.

Do đó, khi mình không biết mà mình có tâm từ bi thôi mình làm ra nghiệp mình mang, do đó Sư phải dừng lại, Sư kiểm tra lại bài kinh đó mà các Ngài muốn dẫn chứng để xác thực pháp hành đó có trong Trường Bộ, Trung Bộ, Tăng Chi, Tương Ưng.

Chúng ta có 3 loại cần phải biết, Thập Phúc Hành Tông, Thập Thiện Nghiệp, Thập Balamật.

 Thì ở đây.

Thập Thiện Nghiệp chúng ta có:

 - 3 về thân nghiệp, 

- 4 về ngữ nghiệp, 

- 3 về ý nghiệp.

Thập Phúc Hành Tông có:

1. Xả thí

2. Trì giới

3. Tu tập

4. Cung kỉnh

5. Phụng thị

6. Thuyết pháp

7. Thính pháp

8. Hồi hướng công đức

9. Tùy hỉ công đức

10. Chân tri chước kiến. 

Chân tri chước kiến này Sư sẽ trình bày cho qúi Phật tử nghe. Tri là biết chân thật. Kiến là cái thấy đúng đắn

Thập Phúc Hành Tông là 10 phương pháp tạo ra phước từ 10 phương pháp này tạo ra phước này cho chúng ta phước hữu lậu. Tức là sanh trở lại người và trời mình được hưởng phước đó trong vòng sanh tử này.

Còn phước thứ hai là vô lậu. Con đường chúng ta tạo ra phước này mình giải thoát luôn mình không còn sanh tử trong tam giới; dục giới, sắc giới vô sắc giới nữa.

Do đó, phước này là puñña là quả do đó tại vì người VN chúng ta khi học chúng ta nói không đúng, thí dụ mấy bà rủ nhau đi chùa nói với nhau là mình đi làm phước. Mình không nói là mình đi làm phước được, mà mình nói mình đi làm việc thiện công đức mình tạo ra quả phước, cái phước này là quả mà thiện nghiệp là những nơi mình tạo ra, trong 10 phương pháp này.

Từ vựng; xả thí, trì giới, tu tập, phụng thí, thuyết pháp, hồi hướng, tùy hỉ, công đức, và chân tri, chước kiến. Một trong 10 điều này đều là tạo phước. Do đó, có một số Phật tử khi họ đến chùa một thời gian, sau họ không tới nữa, lâu lắm, có dịp Sư gặp lại thì có khi gặp ngoài đường, có khi gặp trong một cơ duyên nào đó Sư nói: 

- "Sao lâu quá không thấy Phật tử đến chùa?" 

Họ nói: "Lúc này con không tới chùa được thưa Sư."

Sư hỏi tại sao vậy, họ trả lời: "lúc này con khó khăn kinh tế làm ăn không có bao nhiêu tiền nên giờ con ngại không tới chùa".

 Sư nói: "tại sao qúi Phật tử lại nói như vậy

Họ trả lời: "Tại vì khi con tới chùa thì con chỉ nghe thấy xả thí hay là bố thí, cúng dường, mà con không có đủ điều kiện đó nên con ở nhà tránh không đến chùa".

Đó là tâm trạng của Sư cũng vậy. Trước 75 mẹ Sư đi chùa thường lắm, sau 75 mẹ Sư mất hết tài sản nên mẹ Sư ở nhà, ngay cả Sư ở trên chùa mẹ Sư cũng không lên, tại mẹ Sư nói đi chùa thấy người ta xả thí người ta cúng dường bố thí mà mình không làm được gì mình hổ thẹn mắc cở lắm nên không đi.

Sư nói; không phải vậy, không phải bắt buộc xả thí, chúng ta tới chùa trì giới cũng được nữa, ta giữ giới 8 giới 10 giới, hai nữa là ta có sự tu tập, ta thí pháp, ta cung kính, ta hành thiền hay ta có sự cung kỉnh, hay là thuyết pháp.

Rồi qúi Phật tử nói hồi giờ con đâu biết thuyết pháp.

Sư nói quí Phật tử thuyết pháp không phải là phải lên pháp toà lên bệ cao ngồi thuyết pháp bài này bài kia cho qúi Phật tử đông đạo tràng lớn mà chúng ta nói bài pháp một tiếng hay hai tiếng. Nói: "Đời là vô thường" là chúng ta đã thuyết pháp rồi.

Trong một kiếp quá khứ khi Đức Phật Ngài còn là Bồ Tát Ngài đi tìm giáo pháp, có con dạ xoa loài ăn thịt người nhưng nó được nghe pháp Đức Phật quá khứ, Ngài được biết nó biết được giáo pháp Đức Phật, Ngài đi tới Ngài nói với nó: "này dạ xoa có phải là ngươi biết được giáo pháp Đức Thế Tôn không?". Nó nói nó biết, thế thì ngươi hãy nói cho ta nghe đi, ta muốn được nghe giáo pháp của Đức Thế Tôn. Con dạ xoa mới nói với Ngài: "Nếu như Ngài muốn nghe ta nói thì ta phải ăn thịt ngươi thì ta mới nói bằng không ta không cho không vậy đâu". Thì Ngài nói được nếu như ngươi muốn ăn thịt ta mà ta muốn nghe Pháp Đức Phật thì ngươi cho ta, ta lên trên núi ta phóng xuống miệng ngươi cho ngươi ăn thịt ta nhưng mà ngươi hứa với ta là ngươi nói giáo pháp đi. 

Thì dạ xoa đồng ý. Thì Ngài lên trên đồi cao phóng xuống vào miệng con dạ xoa. Thì con dạ xoa nói: "Đức Phật nói đời là vô thường".

Ngài nghe xong thì Ngài lọt vô miệng nó rồi.

Qúi Phật tử biết chữ "thuyết pháp" này là chúng ta không phải là thuyết pháp là lên pháp toà mình mới thuyết pháp được mà mình chỉ cần nói "thời gian trôi qua mau quá, sanh diệt sanh diệt mau quá" là thuyết pháp rồi. Thuyết pháp là làm sao cho người ta thức tỉnh hay là làm cho người ta giác ngộ tỉnh thức không còn hôn mê nữa là chúng ta thuyết pháp được rồi, qúi Phật tử không có bắt buộc là chúng ta phải nói một bài pháp thoại. Nếu muốn nói một bài pháp thoại phải có 7 chi, mà không phải đơn giản, pháp sư ngày hôm nay họ thuyết Sư ngồi lắng nghe thì không đủ 7 chi, nhưng họ vẫn làm, qúi Phật tử biết hay qúi Phật tử mặc cảm nên qúi Phật tử nói thuyết pháp này qúi Phật tử không dám làm, không phải, mà là qúi Phật tử nhắc nhở nhau, thuyết là nói, nói lời chân thật, nói lời Phật dạy là thuyết pháp.

Do đó, Sư có nói với mẹ Sư nói với qúi Phật tử là ở nhà qúi Phật tử cũng làm được 

 7) Thính pháp.

 Người thính pháp nhiều nhất là ĐĐ Xá Lợi Phất. Thời Đức Phật Ngài còn tại thế thì ĐĐ Xá Lợi Phất là người thính pháp nhiều nhất, Ngài nghe ông Sadi 7 tuổi, 12 tuổi ngồi thuyết pháp trong hội chúng Sadi, Ngài cũng sách giỏ tới ngồi xa để dự thính từ đầu tới cuối nghe ông Sadi 7 tuổi, 8 tuổi, 12 tuổi đang nói pháp.

9) Tùy hỉ công đức

10) chân tri chước kiến

Thì khi qúi Phật tử đi tới Thập Phúc Hành Tông là chúng ta tạo phước từ nơi ý nghiệp.

Ý nghiệp thiện có 3 là ý vô tham, ý vô sanh, ý vô si ( ý không tà kiến).

Khi qúi Phật tử xả thí, trong xả thí nói trong Phát Thú thì tác ý của mình là vô tham là mình không có tham. Có những người họ bố thí nhưng họ không biết tác ý này có khi họ có vọng ngóng là có sự cầu mong do đó thiện họ làm chưa tròn. Qúi Phật tử làm một việc thiện cần phải biết mình làm có đầy đủ phước báu không, mình chỉ kiểm tra những người khác.

Cũng như những vị tu thiền họ đi thiền hành thiền toạ mình nhìn mình biết được cách tu của họ có đủ không.

Trong Phát Thú Ngài trí tuệ Ngài tìm ra hết cả và Ngài truyền trao lại bây giờ ngày hôm nay mình hưởng lấy phước của Ngài mà Ngài đã tìm trong 25 A Tăng Kỳ 6 năm khổ hạnh trong rừng già mà Ngài đắc đạo quả Ngài nói lại thì chúng ta sẽ thấy Ngài để lại cho chúng ta 42 ngàn pháp uẩn (Dhamma thandha - Pháp uẩn)

Ngài để lại 42,000 Pháp môn này trong tạng Abhidhamma thì chúng ta sẽ tìm ra phương pháp và mình phải tìm ra được cho chính mình.

Trong phần Thập Phúc Hành Tông chúng ta làm từ ý nghiệp thiện là ý vô tham, ý vô sân, ý vô si (ý không tà kiến) thì bắt đầu mình ra cái thân, từ thân mình làm ra chuyện xả thí  làm được trì giới.

Ngữ làm được trì giới, ngữ làm được xả thí. Thí có 3 là tài thí (tài sản), pháp thí là lời dạy của Đức Phật, vô úy thí là cho sự không sợ hãi. Thì pháp thì nếu chúng ta làm về ngữ thì là pháp thí, còn về thân thì pháp thí này thì chúng ta làm tài thí 

Còn vô úy thí không làm cho người ta sợ thì chúng ta đang làm ý thí.

Còn phần tu tập thì cũng vậy, chúng ta có thân tu tập, ngữ tu tập, ý tu tập.

Do đó, khi chúng ta đi vào Thập Phúc Hành Tông qúi Phật tử phải suy nghĩ kỹ là chúng ta đi vào con đường phước hữu lậu, tức là mình còn tái sanh trở lại làm người làm trời.

Việc thiện là nhân, quả phước là quả.

Từ phước Thập Thiện Nghiệp chúng ta tạo ra phước Balamật.

Balamật là con đường đưa đến đạo quả Niết-bàn, con đường đó phải đi qua, cho đến ngày hôm nay chúng ta được nghe thì Sư đi các nước quốc giáo thì Sư thấy ngày hôm nay ở nước Miến Điện họ chú trọng vô Balamật nhiều.

 Balamật chia ra làm 3 bậc; 10, 20, 30. 

Bậc thứ nhất 10 là, bậc thinh văn là hàng đệ tử Đức Phật. Thinh là được nghe, được học từ nơi Đức Phật thì bậc này 10 balamật thôi.

Bậc thứ hai là, bậc Độc Giác là không có thầy chỉ dạy, họ tự tu tự chứng tự giải thoát luôn, họ không có đệ tử, họ chỉ có thân giáo chứ không truyền giáo pháp được.

 Bậc Chánh Đẳng Giác phải tu 30 pháp Balamật, họ tu họ đắc chứng rồi họ có đệ tử họ truyền lại. Như Sư nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác thì chia làm 3 bậc, mỗi bậc từ nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác chia 3 giai đoạn, giai đoạn đầu tiên là nguyện trong tâm, kế đến là nói ra lời, rồi sau khi đó thì Đức Phật thọ ký.

Ngài hôm nay, Sư xin nguyện là Chánh Đẳng Chánh Giác Sư nói ra lời, Sư đã qua thời gian dài nguyện trong tâm rồi bây giờ Sư qua nguyện ra lời Chánh Đẳng Chánh Giác, Sư còn đi tới giai đoạn nữa là được Phật thọ ký là Sư sẽ là Bồ Tát vĩnh cửu. Thì trong hai giai đoạn này là nguyện trong tâm nói ra lời là còn Aniyata là còn Bất Định, còn nếu như  còn là Niyata thì lúc bấy giờ là Xác Định, không có rớt xuống nữa.

Như Ngài Xá Lợi Phất Ngài nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác, tuy nhiên Ngài trong giai đoạn chưa nguyện ra lời Ngài bị vua Trời Đế Thích thử thì Ngài xuống từ Chánh Đẳng Giác Ngài xuống thành Thinh Văn Giác làm trí thượng Thinh Văn đệ tử Đức Phật Gotama.

Đức Bồ Tát Sumedha được Đức Phật Dīpaṅkara thọ ký thì 4 a tăng kỳ sau Ngài thành Đức Phật mà ngày hôm nay chúng ta có là Đức Phật Gotama.

Do đó khi chúng ta đi vào làm Thập Thiện Nghiệp thì qúi Phật tử phải biết như vậy, mình phải biết con đường mình đi. Thì cái này thì Sư sẽ nhắc đi nhắc lại cho qúi Phật tử biết rõ. Khi ta nói tới phần giáo pháp mà chúng ta sẽ hành, những phần mà nói đây chúng ta sẽ hành lại.

Như vậy thì khi chúng ta biết được Thập Thiện Nghiệp, Thập Phúc Hành Tông,  Balamật Thiện Nghiệp, thì mình mới phối hợp vô lời Đức Phật Ngài nói. 

Ngài Ananda hỏi Đức Phật trong bài kinh trong Trường Bộ Kinh, Kinh Đại Bát Niết Bàn - Maha-parinibbàna Sutta là bài những pháp thoại cuối cùng Đức Phật Ngài ra đi 

Mahà = Đại, lớn

Pari = viên tịch

Nibbàna = tĩnh lặng

Maha-parinibbàna Sutta dịch là Đại Viên Tịch Niết Bàn.

Bài kinh này là một bài kinh chúng ta cần phải biết những di huấn tối hậu, những lời nói cuối cùng trước khi Đức Phật viên tịch thì Ngài nói cho Ananda, thì Ngài có nói tới pháp môn mà chúng ta cần phải biết, hay là pháp môn chúng ta cần phải tu đó là 37 Đẳng Giác Phần Bodhipakkhiya hay ta còn gọi 37 Phẩm Trợ Đạo, hay là 37 Phẩm Bồ Đề.

Ngài nói: "sau khi Như Lai ra đi Ananda lấy giáo pháp Như Lai mà nương tựa vô đó tu tập thắp đuốc lên mà đi".

37 Phẩm Trợ Đạo gồm. 

1) Tứ Niệm Xứ.: 1. - Niệm Thân (niệm hơi thở thuộc về khoảng này): Kàyànupassanà. 2. - Niệm Thọ: Vedanànupassanà 3. - Niệm Tâm: Cittànupassanà. 4. - Niệm Pháp: Dhammànupassanà

2) Tứ Chánh Cần: 1) Cố Gắng lánh xa các ác pháp đã phát sanh, 2). Cố Gắng ngăn ngừa các ác pháp chưa phát sanh, 3). Cố Gắng trau giồi, làm phát triển các thiện pháp chưa phát sanh, 4). Cố Gắng làm tăng trưởng các thiện pháp đã phát sanh.

3) Tứ Như Ý Túc, còn gọi là Bồn Thần Túc (Cattāro Iddhipādā): 1). Dục thần túc: tức là lòng muốn có được thiền định. 2). Tinh tấn thần túc: nỗ lực để có được thiền định. 3). Tâm thần túc: tức là nhiếp tâm đầy đủ để có được thiền định. 4). Tư duy thần túc: tức là để có thiền định, phải biết tư duy quan sát.

4) Ngũ Quyền: 1) Tín-quyền do ý-nghĩa là hướng tâm tin, đoạn trừ sự vô-tín. 2). Tấn-quyền do ý-nghĩa là nâng đở, đoạn trừ sự biếng nhác. 3) Niệm-quyền do ý-nghĩa là trụ vững, đoạn trừ sự dể-duôi. 4) Ðịnh-quyền do ý-nghĩa là không tán-loạn, đoạn trừ phóng tâm. 5) Tuệ-quyền do ý-nghĩa là thấy rõ, đoạn trừ vô-minh.

5) Ngũ Lực: 1- Tín-lực (sadhā bala): với ý-nghĩa không rung động trước sự vô-tín. 2- Tấn-lực (vīriya bala): với ý-nghĩa không rung động trong sự biếng nhác. 3- Niệm-lực (saṭi bala): với ý-nghĩa không rung động trong sự dể-duôi (pamāda). 4- Ðịnh-lực (samādhi bala): với ý-nghĩa không rung động trong sự tán-loạn. 5- Tuệ-lực (paññā bala): với ý-nghĩa không rung động trong mê-muội, lầm lẫn.

6) Thất Giác Chi: 1) Niệm giác chi, 2) Trạch pháp giác chi, 3) Tinh tấn giác chi, 4) Hỷ giác chi, 5) Khinh an giác chi, 6) Ðịnh giác chi và 7) Xả giác chi.

7) Bát Chánh Đạo: 1) Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

Có hai chỗ Sư cần lưu ý qúi Phật tử. Đối với người phàm phu chúng ta thì Tứ Như Ý Túc (Cattāro Iddhipādā) - Iddhipādā là viên mãn, túc là đầy đủ như ý mình.

 Nhưng đối với Đức Phật thì là Tứ Thần Túc chứ không gọi là Tứ Như Ý Túc như mình, Ngài khác mình, đó là điều Sư xin lưu ý.

Thứ hai, ở trong phần Bát Chánh Đạo đối với hàng phàm phu chúng ta hành 8 chi pháp này thì là bát chánh tức là chơn chánh chơn thật, nhưng đối với những bậc thánh gọi là Bát Thánh Đạo.

Cũng như chúng ta nói Tứ Đế ta không nói Diệu Đế, Tứ Đế này không phải là con người mình biết mà bậc Thánh mới biết được.

Có một pháp thoại hai vị pháp sư ở bên Thái Lan ngồi luận pháp với nhau. Vị pháp sư thứ nhất hỏi vị pháp sư thứ hai:

- Khi Ngài đang nói chuyện với tôi đây thì có bao nhiêu đế?

Vị pháp sư thứ hai trả lời:

- Tôi có hai đế thôi.

- Thì hai đế đó là hai cái chi?

- Khổ Đế và Tập Đế

Chứ Ngài không có Diệt Đế và Đạo Đế.

Thì vị pháp sư thứ hai trả lời: khi tôi nói chuyện với Ngài đây Ngài hỏi tôi có bao nhiêu đế thì tôi trả lời tôi có 2 đế là Khổ Đế và Tập Đế chứ không nói có Diệt Đế và Đạo Đế.

Vì Diệt Đế là Niết-bàn, còn Đạo Đế là Bát Chánh Đạo. 

Tiếng Pali là Ariya Sacca. Ariya = Thánh. Ariya Sacca gọi là Thánh Đế chứ không dịch là Diệu được, chữ Diệu dịch không sát với chữ Ariya được. 

Một vài số kinh sách Sư thấy xưa cũng như nay vẫn còn một vài nơi đề là Tứ Diệu Đế, không phải như vậy. Đế này là sacca là sự chân thật này chỉ có bậc thánh họ chứng tri, họ liễu tri, họ nói lại cho mình nghe thôi. Đức Phật Ngài thấy được Tứ Đế nên hồng danh của Ngài là Buddho nghĩa là Ngài giác ngộ được lý Tứ Đế nên gọi Ngài là Đấng Giác Ngộ.

Do đó, chữ Ariya là Thánh. còn chữ Diệu không có trong từ ngữ Pali.

Đức Phật Ngài nói với Ananda khi Đức Phật viên tịch thì lấy 37 Đẳng Giác Phần này làm phương pháp cho sự tu tập của mình.

37 Đẳng Giác Phần Sư sẽ trình bày cho qúi Phật tử.

Từ ngữ  satipaṭṭhāna, tách từ ngữ ra làm hai sati paṭṭhāna, 

Sati = Niệm, là sự Chú Tâm, 

paṭṭhāna = vị trí hay là phát thú hay là trú xứ

Do đó ngày hôm nay người ta dịch từ ngữ này satipaṭṭhāna như bài kinh thứ 10 Trung Bộ Kinh Satipatthana Sutta, cũng như bài kinh 22 Trường Bộ Kinh Maha-Satipatthàna Sutta, nghĩa là khi ta niệm (sati) niệm là ghi nhớ phải có trú xứ của nó (paṭṭhāna) thì paṭṭhāna lọt vô trong bộ phát thú này.

Người nào hành satipaṭṭhāna (Đại Niệm Xứ)  mà không biết paṭṭhāna thì không hiểu rõ.

Trong quyển manual of Dhamma của Ngài Ledi Sayadaw, Ngài nói 1/3 về pháp hành thì Ngài nói về paṭṭhāna.

Ngày hôm nay, tất cả các Ngài từ Ngài Mahashi, Ngài paṭṭhāna, Ngài Jataka, Ngài Cunda, đều không nói vô lãnh vực paṭṭhāna 24 duyên, 47 duyên và riêng VN chúng ta có 52 duyên đặc thù.

Khi Sư qua Watt Tha Luang ở Thái Lan Sư gặp một vị Sư Trưởng Lão, Sư hỏi paṭṭhāna có bao nhiêu duyên, Ngài đó trả lời Sư là 40 duyên, trả lời như vậy là không đúng, tại vì trong lãnh vực paṭṭhāna thì mình có 52 duyên

Trong quyển sách Patthana đằng sau ghi là 52 duyên 27+25 = 52 duyên.

Cũng như một sai trật của các Sư VN có một điều là chúng ta. Kinh Sách chúng ta biết dịch giả là kẻ thù của tác giả, họ dịch mà họ không biết họ cắt bỏ nhiều đoạn, có khi Sư đọc Sư thấy hoặc Phật tử đọc thấy trình cho Sư, Sư xót xa lắm.

Phật Giáo VN chúng ta thua sút Phật Giáo quốc tế, nhưng chúng ta không cho phép chúng ta dịch thiếu, "nói phải có sách mách phải có chứng" mà chúng ta còn cắt bỏ nữa, sách mình dịch ra mà mình dịch không được, từ ngữ Pali hay những ngôn ngữ Pali, những sách của Pali Text Society dùng ngôn ngữ xưa mà họ không hiểu được họ cắt bỏ.

 Sư tới Ngài Tịnh Giác ở bên Thái Lan, Ngài ở Watt Samphraya 57 năm, Ngài qua Thái Lan năm 18 tuổi tu tại một chùa thôi, Khi Sư đến Thái Lan mỗi tối Sư đến Watt Samphraya gặp Ngài Tịnh Giác và ngài Hộ Pháp 3 người ngồi trao đổi Phật Pháp với nhau tại nơi cốc của Ngài Tịnh Giác. Cho tới ngày hôm nay Ngài ở Thái Lan 57 năm rồi, Ngài nói. Ông biết không, tôi ngồi dịch kinh, Sư hỏi Ngài đang dịch kinh gì, Ngài nói Ngài dịch Trường Bộ Kinh Digha Nikaya. Hỏi Ngài dịch tới đâu? dịch tới bài thứ tư thôi, tôi nói Sư nghe có nhiều khi tôi bí tôi kẹt từ ngữ này, từ ngữ thái cũng vậy, từ ngữ pali cũng vậy, thì Sư mới nói khi Ngài kẹt Ngài bí thì Ngài làm sao, thì Ngài nói tôi phải hỏi Thầy tôi.  Cái Sư mới nói, Ngài 77 tuổi mà Ngài không hiểu từ ngữ này rồi Ngài hỏi Thầy của Ngài, Thầy của Ngài bao nhiêu tuổi? Ngài nói, Thầy của tôi là cuốn tự điển.

Đó là còn biết tôn kính pháp. Còn như chúng ta không biết thì ta cắt bỏ đi, như vậy không được.

Do đó, khi chúng ta nói đến satipaṭṭhāna là chúng ta phải có paṭṭhāna. paṭṭhāna bổ túc cho sati, thì sati này mới có hiệu quả được.

1) Tứ Niệm Xứ

Đức Phật Ngài nói Tứ Niệm Xứ là pháp đầu tiên mình phải hành. Qúi Phật tử ngồi nghiệm lại sẽ thấy thời Đức Phật Ngài không bao giờ Ngài có một khoá tu niệm tâm, ngày hôm nay thiền viện Mahashi hoặc các thiền viện ở bất cứ nơi nào cũng có khoá tu hành Tứ Niệm Xứ, nhưng đọc lại trong Tam Tạng kinh điển Đức Phật Ngài không có tham dự khoá tu nào cả, ở trong rừng già ở trong chùa Kỳ Viên ngôi chùa vua Bình Sa vương cúng dường cho Ngài, đều không có khóa tu, tất cả trong cuộc sống mỗi ngày đều là Niệm Xứ, sống trong Niệm Xứ, đi đứng nằm ngồi luôn luôn theo dõi trong sự ghi nhớ những hành vi tạo tác để chúng ta không có tạo ra những bất thiện nghiệp, chúng ta phải làm những thiện nghiệp.

 Do đó, pháp môn đầu tiên trong 37 phẩm Đẳng Giác Phần Ngài nói là Niệm Xứ, thì ngày hôm nay Niệm Xứ này không phải là pháp tu, mà là trong đời sống hàng ngày ta phải Niệm Xứ.

Đức Phật Ngài nói đời sống hàng ngày sống trong Chánh Niệm, phải sống trong Niệm. Người Anh họ dùng chữ Mindfulness, mà có nhiều người họ lại dùng chữ Right mindfulness. 

Vậy Mindfulness là Niệm, 

còn Right Mindfulness là Chánh Niệm, 

tiếng Pali gọi là Sati, là Chánh Niệm (Samma Sati)

Hai chữ đó nó khác nhau.

Có một trường học Thiên Chúa giáo ở Washington DC dạy cho các cha về Mindfulness, họ có xuống gặp Sư mời Sư lên giảng về Mindfulness. Sư nói tôi dạy cho qúi ông về Mindfulness hay là Right Mindfulness? Sư phải hỏi lại thì mấy ông "nói dạy chúng tôi về mindfulness thôi, còn Right mindfulness tôi phải bổ túc chứ không phải nhờ Ngài dạy". 

Sư nói: "Được, nhưng các ông có biết khi nào là Mindfulness, khi nào là Right mindfulness không?

Thì ông nói ông không biết, vậy mà ông nói ông sẽ bổ túc. Đó là sai rồi, qúi Phật tử phải biết như vậy.

 Mãnh Lực có 3 là:

1) Xuất sinh, Như người cha người mẹ sinh con ra mà không nuôi

2) Bảo Hộ, như người cha người mẹ sinh con ra rồi nuôi

3) Xuất sinh và bảo hộ chung nhau, thì cái này ủng hộ hay bảo hộ xuất sinh ra cái niệm rồi nó bảo hộ cái niệm này làm cho cái niệm này được tồn tại lâu dài trong cái sự ghi nhớ này và chúng ta mới có.

Thì khi trong đó cái đầu tiên mà Đức Phật Ngài nói cho Ananda là "hãy Niệm Xứ", Ngài nói rõ ràng. Ngày hôm nay qúi Phật tử cứ đóng khung cái chữ "Niệm Xứ" các qúi Thầy cứ đóng khung chữ "Niệm Xứ" là phải có pháp tu mới là Niệm Xứ, còn trong đời sống hàng ngày đi đứng nằm ngồi chúng ta sinh hoạt nói năng chúng ta buông lung phóng dật, không phải như vậy, mà Đức Phật nói "sống trong Niệm Xứ". 

Sống trong niệm xứ có 3 pháp.

1) Pháp môn con rùa.

2) Pháp môn con dơi.

3) Pháp môn con nhện.

1) Pháp môn con rùa là pháp môn chi?  

- Là thua thúc các căn lại. Con rùa có 6 căn; 1 cái đầu, 2 chân trước, 2 chân sau, 1 cái đuôi. Khi ai đụng vô nó thì nó thục cái đầu vô trước, rồi thục các chân, rồi thục cái đuôi vô, nằm trong cái mai, con chó sói không ăn được con rùa, nhưng khi nó ló cái đầu ra thì con chó con dã can ăn thịt nó, ló cái chân ra con dã can ăn thịt nó. 

Con người ta có 6 căn; mắt, mũi, tai, lưỡi, thân, ý, thấy đủ chuyện thu vô trong cái mai rùa. Đức Phật Ngài nói những "Niệm Xứ" này chúng ta phải như con rùa.

2) Pháp môn con dơi. 

Ban đêm con dơi đi săn mồi, cặp mắt nó phải sắc bén nhìn ban đêm cho rõ để săn mồi, nó bay thật là nhanh nhưng không đụng, do đó mình phải có sự sắc bén, con mắt của nó sắc bén là satipaṭṭhāna niệm và tỉnh giác của con người phải sắc bén.

Sati có hai, paṭṭhāna có bốn. Do đó mình phải biết pháp môn con dơi trong "Niệm Xứ" này.

3) Pháp môn con nhện.

Con nhện bung lưới ra, mình nó nằm ở trung tâm, bất cứ vật thể nào đụng vô màn lưới nhện này rung lên thì nó không phóng ra mà nó đợi cho vật thể đó nằm yên thì nó phóng ra ngó xong trở vô lại trung tâm. Điểu thứ hai nữa là sau khi yên rồi nó chích nọc độc vô con vật đó như con kiến hay con gián rồi nó trở vô trung tâm. Con vật bị thấm chất độc nằm yên rồi nó đem con mồi vô.

Khi 6 căn tiếp xúc với đối tượng thì ý căn với ta phải satipaṭṭhāna (Niệm Xứ) liền, như con nhện rút ra liền, như con dơi bung ra. lúc đầu nó thu thúc lại coi vật thể, tại vì Niệm Xứ này chúng ta phải có phương pháp.

Đức Phật Ngài nói với Ananda, Như Lai có viên tịch thì 37 Phẩm Trợ Đạo này chúng ta phải hành như vậy mới được, không thể nào bỏ qua được.

2) Tứ Chánh Cần

Nhưng mà khi hành Tứ Niệm Xứ chỉ là lý thuyết  nếu chúng ta không có  Tứ Chánh Cần. 

Tứ Chánh Cần Đức Phật Ngài nói chi pháp có 2: 

1) Bất thiện. Bất thiện có hai là:

- bất thiện nào chưa từng sanh đừng cho nó sanh lên,

- bất thiện nào sanh rồi mình phải diệt nó đi.

2) Thiện. Thiện có hai là:

- Thiện nào chưa từng sanh mình phải cho nó phát sanh lên.

- Thiện nào sanh rồi thì cho nó phát triển lên.

Tứ Chánh Cần này chúng ta cần phải biết. Mình phải có Tứ Chánh Cần.

3) Tứ Như Ý Túc.

 Tứ Như Ý Tức có 4 là Dục, Cần, Tâm, Thẩm.

Dục là chúng ta có 3: tham dục, tác dục, pháp dục.

Trong tác dục chúng ta có ý nghiệp, ý nghiệp là tác ý. Rồi tác ý này chúng ta có Cần diệt tham pháp triển pháp. Do đó chữ Dục này nằm ở trong Tứ Như Ý Túc nó làm theo như ý của mình muốn, đại thể là tác dục này diệt tham phát huy giáo pháp. 

Còn cần là trở lại Tứ Chánh Cần chúng ta phát triển nó lên.

Tâm trong ta giữ ở góc độ làm việc thiện.

Thẩm là làm cho trí tuệ phát sanh lên

 4) Ngũ quyền. 

Ngũ Quyền Ngũ Lực chia ra làm 5: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ.

Chữ Tấn lại một lần nữa Tấn lên, chúng ta lưu ý, 

5) Ngũ Lực. Ta có Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ.

6) Thất Giác Chi

Chúng ta lại có Niệm Giác Chi, Trạch pháp giác chi, Tinh tấn giác chi (là Cần Giác Chi) , Hỷ giác chi, Khinh an giác chi, Ðịnh giác chi và Xả giác chi.

7) Bất Chánh Đạo có 8 chi pháp là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

Bắt đầu Sư chia các pháp này cho qúi Phật tử thấy rồi mình mới đi qua pháp hành.

Khi chúng ta nắm được lời Đức Phật Ngài thì chúng ta sẽ thấy:

1) Tứ Niệm Xứ ta có Niệm 

2) Tứ Chánh Cần ta có Cần (tức là có tinh tấn)

3) Tứ Như Ý Túc, ta có Dục, Cần (tức là có tinh tấn) , Tâm, Thẩm

4) Ngũ Quyền, ta có Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ

5) Ngũ Lực, ta có Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ

6) Thất Giác Chi, ta có Niệm Giác Chi, Trạch pháp giác chi, Tinh tấn giác chi (là Cần Giác Chi) , Hỷ giác chi, Khinh an giác chi, Ðịnh giác chi và Xả giác chi.

7) Bát Chánh Đạo, chúng ta có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

 Khi chia các chi pháp này chúng ta thấy Chánh Tinh Tấn này sẽ vòng trở lại hàng thứ 2) có cần (tinh tấn)

Đó là một vòng pháp, từ khi ta bắt đầu đi vào Niệm Xứ chúng ta sẽ thấy từ Tứ Chánh Cần đi tới Chánh Tinh Tấn chúng ta sẽ thấy nó có một chuỗi liên tục với nhau Cần và Tinh Tấn đi liên tục với nhau. 

Chúng ta thấy lúc nào nó cũng phải có một cấu trúc đó, sau đó là chúng ta sẽ thấy khi có Niệm thì có Cần, mà Cần thì có niệm, tinh tấn có niệm, tinh tấn có niệm.

Tứ Chánh Cần pháp đầu tiên trong khi ta có Niệm bắt đầu chúng ta phải nỗ lực để trau dồi thiện tới cuối cùng Chánh Tinh Tấn là chúng ta đi một vòng tròn Pháp Bảo. Mà vòng tròn pháp bảo này chúng ta mới thấy rõ.

Vậy thì Thiện Làm Duyên Cho Pháp Thiện chúng ta nói từ nơi ý nghiệp trong ta là vô tham.

Rồi chúng ta đi qua phần xả thí trong Thập Phúc Hành Tông chúng ta phải Niệm. Có Niệm để chúng ta xả thí. Niệm để chúng ta có vô tham. Hai cái này chúng ta phải có.

Rồi từ đó chúng ta phải có Tứ Chánh Cần, chúng ta phải có xả thí. Nếu như chúng ta không có Tứ Chánh Cần có khi chúng ta cũng rụt rè do dự, có khi ta lưỡng lự trong việc xả thí.

Tứ Chánh Cần này nó đấu tranh trong nội tâm của mình. Trong kinh có ghi câu chuyện của hai vợ chồng nghèo chỉ có một cái áo để lên chùa, sáng bà mặc cái áo đó để lên chùa nghe pháp Đức Phật thì ông chồng phải ở nhà, chiều bà về sau khi bà nghe pháp xong, lúc bấy giờ ông mặc áo đó rồi lên chùa, một cái áo hai vợ chồng chia nhau mặc để lên chùa. Khi ông ngồi nghe pháp Đức Phật, Đức Phật nói đề cập đến xả thí trì giới tu tập là nhân sanh thiện, là quả phước báu trổ cho những người làm việc thiện, ông ta bị dằn co, ông nói pháp thí này hay quá  nên ông muốn cúng dường cho Đức Thế Tôn mà chỉ có cái áo thôi, ông ta suy nghĩ một canh đầu: "nếu ta cúng dường áo này thì vợ ta không có áo để đi ngày mơi và ta cũng không có áo để chiều mai ta đi", ông cứ bị dằn co từ 6 giờ chiều đến 10 giờ khuya không dám xả thí, rồi tới canh thứ hai từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng cứ dằn co "cho, không cho, cho, không cho", tới canh hai ông vẫn dằn co, đến canh 3 là từ 2 giờ sáng tới 6 giờ sáng bắt đầu quyết định "cho", ông đấu tranh tư tưởng với bất thiện, "cho không cho", rồi cuối cùng ông xả thí với ý nghiệp ông cố gắng (Cần) ông xả thí, thì khi ông xả thí xong ông nói "Ta đã chiến thắng".

Người ngồi kế trong chánh điện với Đức Phật là vua A Xà Thế nghe được mới kêu quan hầu cận đến hỏi ông đang nói "ta đã chiến thắng" tại sao ông nói như vậy, vì vua nghe tưởng là ông ta đang muốn chiến thắng ngai vàng của mình, thì ông quan đến hỏi ông nghèo này, thì ông nghèo này mới kể tự sự về sự chiến thắng lòng bỏn xẻn của mình đấu tranh suốt 3 canh từ canh 1 đến canh 2 đến canh 3 mới xả thí được, "thì ta thắng được với vô tham, ta xả ly được với sự cố gắng này chiến thắng được lòng bỏn xẻn, ta mừng ta đã thành công", thì ông vua nói chia phước cho vua thì ông này được vua cho 32 cái áo. Thì từ việc cho một cái áo mà ông được 32 cái áo.

Trong paṭṭhāṇa Pháp Thú phần Xả Thí nói tới 8 duyên hay 9 duyên khi ta nói tới từ "Niệm" ta bắt đầu có sự ghi nhớ là vì Xả Thí này là việc thiện tạo ra phước báu hay đưa ta đến giải thoát chúng ta thực hiện từ sự tinh tấn là Tứ Chánh Cần là chúng ta phải đấu tranh.

Tứ Chánh Cần này chúng ta đấu tranh với vấn đề xả thí và sự keo kiệt hay buông tha hay sự nắm lại để ta thấy phần xả thí này, nếu chúng ta nói nhân sanh ra quả phước báu thì chúng ta phải nói từ tâm chúng ta tạo tác ra từ nhân thiện mới sanh ra phước báu với tác nhân này với mãnh lực duyên chúng ta phải biết được, chứ còn không thì làm như một sự máy móc thôi.

Giống như đứa bé được người mẹ người cha hay người bà kêu nó đem bỏ một trái chuối vào bát cho vị Sư đó nó làm một cách máy móc, nó không có tác ý, nó không biết pháp thiện thì lúc đó việc xả thí của nó chỉ có tác ý một cách máy móc thôi, nó có thể làm một cách cung kỉnh nghe lời người mẹ người cha ra bỏ bát nhà Sư một trái chuối, chứ thật ra đó không phải làm pháp xả thí này với tác ý vô tham hay buông ra xả thí thực hiện được pháp tác nhân này.

Khi chúng ta tới phần mãnh lực về Phát Thú thì chúng ta mới thấy rõ. 

Cũng như vậy khi ta đi tới đời sống trì giới, ta có thói quen thường giữ giới bát giới hay 10 giới hay tỳ khưu giới hay sadi giới.

Chúng ta giữ giới mà không có Pháp thiện làm duyên cho pháp thiện thì sự trì giới này chúng ta làm một cách máy móc mà thôi. Quả nhiên khi  chúng ta làm với trạng thái đủ tác ý và có trí tuệ mình làm ra thì quả phước báu chúng ta được biết nó sẽ cho phước rất lớn. Nhưng, nếu chúng ta làm xả thí hay làm việc thiện không đầy đủ tác ý và cũng không có sự lưu ý hay sự hiểu biết thì sự hiểu biết của ta có nhiều hạn chế mà chúng ta thấy rõ ràng.

Do đó, khi chúng ta đi tới phần 37 Phẩm Đẳng Giác, Đức Phật Ngài nói đó là pháp hành, chúng ta cần phải có tu tập để mình giải thoát trong đời này. 

Thí dụ, chúng ta muốn thoát khỏi nghiệp của ta, đương nhiên nghiệp đó là của quá khứ chúng ta đột nhiên giựt mình nhớ lại ta có làm hay đã làm sai trật trong quá khứ bây giờ ta muốn thoát thì làm sao? Không có cách nào ta thoát được nếu chúng ta không biết tới lời dạy của Đức Phật chỉ cho chúng ta.

Sau khi Sư nghiên cứu về bộ Paṭṭhāṇa - Phát thú này thì không có cái gì khác là lấy pháp chỉ pháp, chính pháp chi pháp đó mới hiệu quả, còn lấy cái tôi cái ta mình chỉ pháp là khiếm khuyết của mình thì chỉ tạo tác thêm chứ không phải là hết được.

Cũng như vậy, khi chúng ta muốn thoát cái nghiệp bất thiện quá khứ tạo ra, thì bây giờ chúng ta không đứng lại mà chúng ta phải tạo tác ra nhiều lần thiện nghiệp.

Ngồi nghiệm lại Đức Phật Ngài để lại 84 ngàn pháp uẩn thì:

- Tạng Luật Vinaya Pitaka có 21 ngàn pháp uẩn thôi, 

- Tạng Kinh Sutta Pitaka có 21 ngàn pháp uẩn thôi, 

- Nhưng Abhidhamma 42 ngàn pháp uẩn,

Lấy 42 ngàn pháp uẩn để giải đáp cho 21 ngàn pháp uẩn của Tạng Luật, 42 ngàn pháp uẩn đó để giải đáp cho 21 ngàn pháp uẩn của Tạng Kinh chúng ta mới thấy rằng là gấp đôi lên một lần của Luật Tạng thì phải hai lần Abhidhamma mới giải đáp được. Thì mỗi lần chúng ta tạo tác ra nghiệp thì ta phải làm gấp đôi lên với thiện nghiệp này thì ta mới sửa được hay là ta chạy vượt qua được cái nghiệp bất thiện ta đã làm trong quá khứ. 

Chúng ta sẽ thấy trạng thái  là nó có pháp Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Viên thuốc ta dùng nó phải có hết thời hạn của nó. Cái máy ta xử dụng cũng phải hết hạn thời gian của nó. Và chúng ta cũng phải thấy rõ ràng là điều đó là tác duyên trong đời sống hàng ngày của chúng ta cũng vậy thôi.

Nhưng, thật ra khi chúng ta đi vào trong sự tu tập nếu như chúng ta không thực hành 37 Phẩm Trợ Đạo hòa hợp với Mãnh Lực Duyên thì khi chúng ta đi vào trong sự tu tập đây chúng ta sẽ có những hạn chế.

Trong tập The Manuals of Dhamma của Ngài Ledi Sayadaw, Ngài cũng nói tới Mãnh Lực Duyên, Ngài nói 24 duyên để diệt những pháp bất thiện, những điên đảo trong ta, ý điên đảo, tưởng điên đảo, tâm điên đảo thì chúng ta cần phải có Mãnh Lực Duyên, nhưng Ngài không đi sâu vô trong Mãnh Lực Duyên này với pháp thiện làm duyên pháp thiện, pháp thiện làm duyên cho pháp vô ký, pháp thiện làm duyên cho pháp thiện và vô ký, Ngài không đi sâu vô, bao nhiêu hạng người, bao nhiêu lộ trình tâm, bao nhiêu chi pháp, bao nhiêu tâm và tâm sở, chúng ta sẽ mổ sẻ những điều đó, và ta phải tự mổ sẽ, và Sư chia sẻ những gì Sư nghiên cứu Sư thấy được với qúi Phật tử.

Do đó, chúng ta sẽ nhẫn nại, chúng ta ngồi nghiệm lại từ khi Đức Phật Ngài nói 37 Đẳng Giác phần (37 Phẩm Trợ Đạo hay 37 Nhân Sanh Bồ Đề) thì Ngài nói ta biết được cái Niệm thì chúng ta phải có Tứ Chánh Cần tới Bát Chánh Đạo là Chánh Tinh Tấn chúng ta không ngừng bỏ được.

Đó là một chuỗi dài, một sự cấu kết liên tục như vậy, Tứ Chánh Cần đi qua tới Cần Như Ý Túc bằng con đường câu sanh, tương ưng, hổ tương và hiện hữu và bất ly, vô vô gián và Mãnh Lực

Nếu như chúng ta không có vô gián đẳng, vô gián các pháp liên tục nối kết với nhau, tâm chính trước kết nối tâm sinh sau, và không gián đoạn thì cái đó chúng ta mới có một mãnh lực được.

Các nhà chú giải cũng như các Thiền Sư ở các trung tâm thiền nói "Nếu bạn niệm mà để niệm gián đoạn, niệm một lúc rồi ngừng một lúc niệm lại thì niệm đó không có kết quả được.

Nhưng, tại sao chúng ta lại niệm không liên tục, và tại sao chúng ta không biết niệm liên tục để ta có niệm lực, và tại vì sao chúng ta không biết mãnh lực, chúng ta phải biết giá trị của nó thì lúc đó chúng ta thấy rằng chúng ta có Ngũ Quyền Ngũ Lực, ta có quyền lực, ta có quyền hạn đó ta mới có mãnh lực đó, ta làm việc đó ta biết giác ngộ ta mới giác chi được, ta mới trạch pháp, ta mới khinh an, trong tâm ta mới an vui, hay hành xả ta mới có những trường hợp đó được.

Do đó, thì những mãnh lực đó là những yếu tố hổ trợ cho con đường tu tập của ta một cách xác thực.

Khi Sư nhìn một người đang đi thiền hành, khi Sư nhìn một người đang ngồi thiền ở trong thiền đường trong khóa tu tịnh tâm mà Sư hướng dẫn, Sư biết  vị này thiếu mãnh lực nào, họ thiếu mãnh lực câu sanh, họ niệm nhưng họ không có đồng sanh với cái niệm với cái pháp họ đang niệm, do đó họ không  bắt được, mà lúc đó họ thiếu câu sanh hiện hữu và câu sanh bất ly, tâm của họ lo ra, tâm của họ phóng dật hay tâm họ đang hoài nghi những pháp phiền não chi phối tâm đó,  họ thiếu câu sanh hiện hữu câu sanh bất ly. 

Cũng như vậy khi họ đi cũng vậy, khi họ đứng lại, họ đi trong trạng thái họ không có trạng thái tác ý hay là trạng thái chủ niệm. Những cái đó đưa đến một sự thất bại lớn mà họ tìm hoài, họ loanh quanh luẩn quẩn đi tìm mà họ không có một phương pháp hay một câu trả lời giải đáp cho những cái mà họ đang làm.

 Phát Thú ngày hôm nay Sư xin chia sẻ với qúi Phật tử, Sư làm bằng mọi giá và qúi Phật tử cũng phải hợp tác với Sư bằng mọi giá. Một là chúng ta phải có những quyển sách này, quyển sách này sẽ là những phương pháp kim chỉ nam, như khi những lúc qúi Phật tử thấy những pháp thiện sanh lên, những pháp bất thiện nào sanh lên, những nỗi buồn, những cái khổ, những cái đau, những cái bất toại nguyện, bất mãn ý của ta sanh lên, chúng ta mở ra, pháp bất thiện duyên cho pháp bất thiện thì nó có mãnh lực nào chúng ta mới tìm ra được cái đó để chúng ta giải đáp.

Cũng như chúng ta muốn làm một việc thiện đi đến hoàn hảo và đi đến hoàn tất đưa đến kết quả tốt đẹp thì chúng ta phải biết bao nhiêu mãnh lực và bao nhiêu yếu tố để hình thành ra việc thiện đó, ta mở cuốn sách đó ra, cái đó nó hiện thực, đó là sự cần thiết, và Sư sẽ chỉ dẫn qúi Phật tử từng mỗi cái từng mỗi cái là như vậy.

Như vậy thì khi chúng ta đi đến trạng thái: xả thí, trì giới, tu tập, cung kỉnh, phụng hành, những cái đó có bao nhiêu mãnh lực, và đương nhiên chúng ta có những pháp nghịch nó lên cản con đường ta tu tập hay cản việc thiện của chúng ta.  Quả thật cái đó không bắt buộc, mà chúng ta biết nó như vậy.

Chúng ta chạy chiếc xe có 3 lực, 1 lực đẩy và 2 lực cản và 1 lực trì kéo, nhưng chúng ta đẩy chiếc xe nhanh thì lực cản nó nhanh chạm mặt kiếng giúp ta bám 4 bánh xe bám dưới lòng đường lực trì kéo nó làm cho giảm tốc độ của ta. 

Thì khi chúng ta làm một việc thiện thì nghiệp lực của nghiệp quá khứ nó cản chúng ta, cái lực trì kéo đó là những cái trói buột nó càng ràng buột ta.

Bố thí, xả thí chúng ta cho ra đó là việc thiện, nhưng có hai lực cản là nghiệp quá khứ ta chưa từng quen bố thí, do đó kiếp này hay trong lúc này chúng ta bố thí ta do dự.

Cô Diệu Pháp khi còn sinh tiền, cô nói với Sư ngày hôm nay là ngày dâng y Kathina cho Chư Tăng ở trong chùa mà cô Diệu Pháp có một bộ y mà cô thỉnh được để trong phòng, cô nói cầm cái y lên mà cô nói cho không, nên cho hay là để dành chùa khác, cô dằn co như vậy đó.

Cũng như cô Hai Bài làm trưởng phòng đài tiếng nói Hoa Kỳ, bà qua nước Mỹ này là người VN đầu tiên năm 1952. Cô đi khắp nơi không thấy Chư Tăng, không có kinh sách để đọc, tượng Phật cô muốn thỉnh thì cô vô China town có nhưng không thấy Chư Tăng, không thấy chùa, sau đó cô gặp được Sư cô nói tại sao con đi tìm Chư Tăng để học để nghe Chư Tăng thuyết pháp, con khao khát muốn được nghe lời pháp của Chư Tăng cũng như là ngôi chùa để con đến đảnh lễ mà không có.

Sư nói quá khứ cũng như hiện tại cô chỉ niệm Phật thôi, chứ cô có bao giờ cô niệm Pháp niệm Tăng, do đó, bây giờ làm sao cô có, cô không vun trồng làm sao cô gặt hái được.

Qúi Phật tử, mình quy y Tam Bảo, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, nhưng tới khi mình quay lưng lại làm việc thì mình chỉ niệm Phật thôi, không bao giờ niệm Pháp, không bao giờ niệm Tăng. Mà ân đức Tam Bảo chúng ta có biết có:  9 ân đức của Phật, 6 ân đức của Pháp, 9 ân đức của Tăng Bảo, chúng ta không biết thì làm sao mà chúng ta có được mãnh lực nào để  chúng ta làm được.

Do đó, những cái này, Paṭṭhāna Phát Thú sẽ nhắc nhở chúng ta. Khi Đức Phật Ngài còn ở trong rừng già Ngài có gặp ai để Ngài học, Ngài có gặp ai để Ngài nghe. Ngài gặp Alarama Kalama và  Uddaka Ramaputta hai vị đó chỉ cho Ngài con đường Vô Sở Hữu Xứ Thiên và Phi Phi Tưởng Hữu Xứ hai con đường đó không phải con đường giải thoát, Ngài từ bỏ hai vị đạo sĩ đầu tiên và Ngài đi con đường đi của mình thôi. 

Sáu năm khổ hạnh Ngài ép lưỡi lên nóp họng để tìm con đường đạo quả, khổ hạnh không giải đáp được, lợi dưỡng ở trong hoàng cung thì Ngài cũng không đạt được thoải mãn cho sự giải thoát của Ngài, không thoát khỏi sanh già đau chết được.

Ngài đi tìm con đường Ngài phải cần có. Nhưng nhờ Ngài có gieo trồng 22 tăng kỳ với Pháp bảo từ các vị Phật trong quá khứ Ngài đã trải qua trong thời gian Ngài còn là Bồ Tát để tu tập, hôm nay mầm mống đó đủ duyên nảy sanh lên, Ngài mới có pháp Ngài tìm ra, Ngài chỉ cho chúng ta.

Do đó, Paṭṭhāna Phát Thú này Phật nào thấy cũng tìm ra, Phật nào cũng phải tìm ra con đường này và Ngài đắc chứng tại đó rồi Ngài chỉ cho mình, nếu có duyên lành thì mình được nghe.

 Nếu chúng ta không thấy được con đường đi này, với 37 Phẩm Trợ Đạo này mà chúng ta không thấy con đường đi này ta làm phước như thế nào? Xả thí ta có Tứ Chánh Cần, hay xả thí ta có Tứ Như Ý Túc, hay ta ngồi thiền ta có Tứ Chánh Cần, ta ngồi thiền có Tứ Như Ý Túc, hay ta ngồi thiền một cách máy móc một cách thói quen, hay là người ta làm sao thì mình làm theo vậy. Ta phải kiểm lại. 

Và Mãnh Lực Duyên nào ta có câu sanh với pháp Niệm này không, tâm của ta có gắng bó với Niệm này không, tâm ta phóng dật hay ta ngồi đó với trạng thái với hình thức hình tướng vô ích, không có kết quả. 

Rồi mình than thở, rồi mình thất vọng, có khi mình mất đức tin, Sư nói thật điều đó không có trong Phật Pháp chúng ta được. Phật Pháp là phải giác ngộ, phải nói sự thật, phải nhìn thẳng vào sự việc. Chúng ta sai thì chúng ta phải sửa, chúng ta không đúng thì chúng ta phải bổ túc, chúng ta phải kiếm tìm, tìm những cái gì chúng ta chưa có. 

Bao nhiêu năm qua Sư đi tìm, cũng như vậy thôi, Sư đi tìm tất cả những nơi nào mà Sư cần biết, Sư nghe nơi nào có Phật Pháp Sư phải đi tới Sư phải hỏi, Sư tới hỏi Ngài U Sīlānanda Sư hỏi Ngài 10 câu, Sư ở trong thiền viện Dhammananda mà Sư lãnh được từ trường trong đó mà Sư tu tập, Sư tới thiền viện Mahashi và Sư trao đổi với Ngài Jatila Sư phải tìm những cái gì   nơi thiền viện Mahashi có, Sư tới nơi có thiền viện, Sư tới nơi đất nước Tích Lan là cái nôi của Phật Giáo Nguyên Thủy sau khi Phật Giáo đã biến mất ở Ấn Độ. Ngài Arhanthà Mahinda thero đem giáo pháp đến Tích Lan, Sư tới nơi chỗ đó Ngài Buddhaghosa ngồi trong hang động viết những bộ chú giải Sư phải tới đó. Tại nơi chỗ nào thạch động Ngài Mahinda ngồi, tại nơi đó Ngài gặp vua tới để Ngài nói pháp. Và ông Sadi đệ tử của Ngài tiếp các Chư Thiên đến đảnh lễ Ngài Mahinda, Sư phải đi tới đó coi có thực chứng. Chứ không phải theo truyền thuyết không.

Cũng như vậy, khi Sư đến, các chùa, các qúi Tăng, các Thầy, lúc Sư còn bên ngoài Sư đi tìm đạo thì hỏi pháp thì phải trả lời, mà không trả lời thì không thể kềm chân Sư lại trong chùa được. Do đó, qúi Phật tử cũng phải vậy.

Nhưng qúi Phật tử lại có một pháp mà không có phát triển được là sợ sệt ngần ngại hay là lo lắng, rụt rè, những cái đó không phải pháp mà bản tánh của mình có, qúi Phật tử phải biết đó là cái nghiệp của mình.

Do đó, quá khứ của mình đã cản trở, hôm nay mình không có phát triển được sự dạn dĩ đi tìm pháp mà cũng có duyên để gặp những người hoan hỉ truyền trao lại cho mình những pháp thiết thực mong cầu chúng ta không có. Cái đó ta phải xuyên qua Paṭṭhāna Phát Thú giải đáp.

Ngày hôm nay qúi Phật tử sẽ thấy 37 Phẩm Trợ Đạo làm cái chi cũng phải có cái Niệm. Đức Phật Ngài nói ta làm cái chi cũng phải có cái Niệm, nếu không có Niệm thì chúng ta không làm được cái gì hết. Ta muốn nấu ăn mà chúng ta không có Niệm mà ta không có ghi nhớ, ta không có sự tập trung, không có chú ý, thì sự nấu ăn này không có kết quả.

Ta học bài cũng vậy, đi hành thiền cũng vậy, ta phải có niệm (sự chú tâm là Sati) nhưng người ta không có để ý cái đó, làm thì cứ làm theo cái biết, cái biết của mình như thế đó làm chết việc làm của mình, làm mà không có kết quả, thì tội nghiệp cho mình.

 Sư muốn nói chúng ta hôm nay, chúng ta phải nói, chúng ta phải làm lại, ta sai hay ta thiếu chưa đủ thì ta phải làm lại, khách quan hay chủ quan hay một thực tế hay một trạng thái gọi là thiết thực thực tiễn ta phải có.

Khi ta đi vào trong Niệm này bất cứ đi đứng nằm ngồi trong sinh hoạt, nói năng hay hành động trong nghĩ suy chúng ta cần phải có Niệm trước và sau khi ta Niệm chính xác rồi và ta có Niệm lực rồi và ta an trú rồi thì ta nỗ lực làm và không để đánh mất được, thời gian trôi qua nó không trở lại với chúng ta. Do đó, không cho phép chúng ta đứng lại với trạng thái chúng ta suy nghĩ và chờ đợi.

Khi chúng ta đã biết Niệm thì ta phải có nỗ lực tinh tấn, Tứ Chánh Cần. Qúi Phật tử biết Tứ Chánh Cần, Sư nói lại Tứ Chánh Cần đâu phải dễ làm, Tứ Chánh Cần còn có lực cản trì kéo ta nữa.

Thái Tử Ngài ngày xưa Ngài muốn đi tu Ngài xuất gia Ngài phải trốn đi, tại vì lực cản trở, lực cản trở đó là vua cha Tịnh Phạn, lực trì kéo là tiếng khóc của đứa con vừa ra đời, hai cái lực đó Ngài không qua nổi và Ngài phải trốn đi,

Do đó chúng ta phải thấy rằng, khi chúng ta có Tứ Chánh Cần rồi chúng ta muốn được Tứ Như Ý Túc là tác dục của ta phải khôn khéo, tác dục đó nằm ở trong ý thiện nghiệp chúng ta mới ra được Cần Như Ý Túc. Cần Như Ý Túc chúng ta phải có, tâm chúng ta phải đạt trong Ý Như Ý Túc và tâm nào muốn như ý túc? đương nhiên chúng ta phải có tâm thiện.

 Rồi nếu chúng ta chỉ có tâm thiện suông chúng ta không giải đáp được những cái gì sâu hơn nữa trong việc thiện này đưa đến kết quả như thế nào chúng ta cần phải có trí, từ bi mà có trí tuệ. Do đó, khi chúng ta muốn có phát triển ở lãnh vực nào thì ta phải có trí.

Thì Như Ý Túc này nó đầy đủ như ý mình mà mình muốn cầu thì từ nơi ý một là tác ý từ nơi dục, một là tinh tấn nỗ lực và trong trạng thái tâm luôn luôn ghi nhớ là trí luôn luôn soi sáng dẫn đường cho ta đi.

Khi ta làm việc gì thì 4 cái đó tác hợp với nhau chứ không thể bẻ gãy được, nhưng tới khi ta làm, ta làm có hai, có khi ta làm có một, ta có tâm thôi tại ta không có đủ tinh tấn. 

Ta có tinh tấn đi nữa ta không có trí để chúng ta giải quyết được một sự khó khăn nào, ta buông tay hay ta bỏ mặc. Cái đó không có thành tựu được như ý.

Khi ta làm được cái đó Niệm mà ta tinh tấn được, tinh tấn được mà ta có Niệm thì ta mới có Niệm Quyền Lực, mới có quyền hạn được. Ông vua có quyền lực thì ông mới ra được những lịnh của ông ra mới có hiệu lực được. Nếu như chúng ta không có lực thì chúng ta không có làm được.

Khi người hành giả trong đời sống hàng ngày, trong khi Sư tu tập cũng vậy chúng ta Niệm mà không đủ Lực thì cái niệm của chúng ta dễ lung lay dễ bị gãy đổ. Chúng ta học không chuyên sâu, không nghiên cứu cho kỹ, học qua loa học cho lấy có hay là học cho nó đủ cho ta thoả mãn thì chúng ta làm điều gì chúng ta muốn thôi. Thì sẽ không đủ lực để nuôi dưỡng cái sự chúng ta mong cầu nó được tồn tại được lâu dài.

Thiền cũng vậy hay là đời sống hàng ngày cũng vậy. 

Xả thí, chúng ta có vô tham, vô sân, vô si, chúng ta cho ra chúng ta phải có trạng thái là vô tham không keo kiệt bỏn xẻn. Vô sân là chúng ta có lòng từ ái, có lòng thương xót với chúng sanh đối tượng đó mà chúng ta đang xả thí. Và chúng ta có trí và chúng ta sẽ thấy đang làm điều này đúng chánh pháp.

 Đúng chánh pháp là ta xả thí hôm nay đây giúp cho người khổ này giúp cho người nghèo này thoát được nghèo khổ này và ta nguyện đời nào ta sanh lên ta không có gặp cảnh này để ta phải khổ trong đời này lo tu tập giải thoát.

Không phải là xả thí suông, nếu như ta xả thí suông thì chỉ có vô tham vô sân thôi, nhưng ta không có si, ta vô si được. Vô si như ta nhiều khi chúng ta làm mà chúng ta không có một suy nghĩ. 

Cũng như khi Sư đến với qúi Phật tử Sư đang làm pháp thí với qúi Phật tử thì Sư phải có một cái trí Sư phải làm cái pháp thí này cho qúi Phật tử lãnh hội được và cho Sư đời nào tại vì Sư nguyện Chánh Đẳng Giác nên đời nào Sư muốn tìm đến pháp này Sư muốn tìm đến pháp giải thoát này, Sư muốn tìm đến pháp mà chúng ta mà Đức Phật Ngài đã nói Sư có đủ điều kiện để nó trở thành Như Ý cho Sư được.

Đối với một người làm không có tác ý mà chúng ta không có quyền lực và không có lực để phát triển thì Thất Giác Chi là con đường đi đến giác ngộ chúng ta không có thức tỉnh được, trật tự không có, chúng ta hoang mang lưỡng lự cứ lo không biết cái này đúng không, có phải không, tại vì chúng ta đã xây cái nền móng của căn nhà chúng ta trên một cái không ổn định không bền vững.

Thất Giác Chi là con đường chúng ta cần có. Thất Giác Chi này nằm ở trong phần Tứ Niệm Xứ nó thuộc thành phần pháp Tứ Niệm Xứ.

Vậy thì khi nói pháp Tứ Niệm Xứ là chúng ta niệm các pháp gì ở trong ta, các pháp gì ngoài ta? Pháp Ngũ Triền Cái và Ngũ Thủ Uẩn, chấp thủ vào 5 thân uẩn này; sắc, thọ, uẩn, tưởng, hành, thức này, của tôi ta, thì chúng ta sẽ thấy do đâu mà chúng ta có lục xứ lục nhập, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tiếp xúc với sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp, chúng ta có ngũ thủ uẩn hay ngũ triền cái thì lấy pháp gì để đối trị nó lấy Thất Giác Chi để đối trị với ngũ triền cái, Bát Chánh Đạo để đối trị lại với ngũ uẩn. Ngũ uẩn không có tội nhưng mà cái thủ của mình mới là có tội.

Thủ (upādāna) có 4 là: Dục thủ, Kiến thủ, vô minh thủ, Ngã luận thủ. Do đó những thủ này làm cho ta ở trạng thái khổ trong ngũ uẩn này.

Do đó, thủ là cái tật, hay là cái phiền não, hay là cái trở ngại, trên đường tu tập. Thế thì Bát Chánh Đạo đầu tiên chúng ta sẽ thấy con đường chúng ta có được là phải có Chánh Kiến.  Chánh Kiến phải thấy được Tứ Đế.

Khi chúng ta có Chánh Kiến, Tứ Đế này tu tập diệt đạo chúng ta mới thấy được ngũ thủ uẩn này là do Thủ này làm cho ta có Thủ Ngũ Uẩn này. 

Thì khi chúng ta đi tới Thất Giác Chi và Bát Chánh Đạo này thì chúng ta có 2 đường. Ở trong Paṭṭhāna Phát Thú có Đồ Đạo Duyên, nếu qúi Phật tử có đủ sách thì qúi Phật tử mở trang A2 trong đó có. 

Người hành đạo trong xả thí đi tới Thất Giác Chi ta ngừng lại ta không đi tới Bát Chánh Đạo thì chúng ta sẽ có nhân duyên của phước hữu lậu. Nhưng nếu như ta xả thí này ta đi qua Thất Giác Chi rồi ta đi tiếp luôn Bát Chánh Đạo thì chúng ta đi qua Đồ Đạo Duyên thì ta đi con đường đạo quả của ta.

Do đó, qúi Phật tử thấy trong một đạo tràng, một hội chúng, mà chúng ta tới làm việc thiện trong một buổi lễ nào đó, ở đó có 2, 3 loại chúng sanh ở trong đó, thời Đức Phật cũng vậy, đến nơi đó thì Ngài cũng có 2, 3 loại chúng sanh tới ngồi nghe pháp mà họ không cầu giải thoát, họ tới nghe pháp họ mong cầu được sanh về cõi trời. Còn một số thì họ tới nghe pháp mà họ mong cầu được giải thoát, họ không muốn trôi lăn trong đời dù ở cõi trời và người. Do đó, có 3, 4 hạng người trong đó, thì ta cũng vậy.

Như vậy, khi qúi Phật tử đến học được Paṭṭhāna Phát Thú trong phần chương 1 "Pháp Thiện làm duyên cho pháp Thiện" từ 8 cho đến 9 duyên thì chúng ta sẽ nhìn thấy ta chưa đủ duyên này để ta làm thiện cho pháp thiện này hoàn tất hay là đưa đến hoàn hảo.

Cũng vậy, ta thấy người bạn của ta làm việc thiện mà thiếu duyên, họ không câu sanh, họ đang phóng dật, họ không hiện hữu như trong việc làm của họ, mà họ cũng không ở trong Niệm để làm việc thiện này thì chúng ta có thể nhắc nhở được. 

Từ hôm nay chúng ta có được môn Paṭṭhāna Phát Thú này, tại vì Sư chia sẻ hết tất cả những cái gì mà Sư đã nghiên cứu thì Sư muốn chia sẻ thì qúi Phật tử phải lấy cái đó và qúi Phật tử sẽ mở ra những cái gì mà qúi Phật tử thắc mắc. 

Thì hôm nay Sư mới làm được Tam Đề Thiện. Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, rồi Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Vô Ký, như hồi nãy Sư hướng dẫn cho qúi Phật tử, thì qúi Phật tử phải thấy rõ là chúng ta sẽ đi rồi sau đó thì chúng ta đi qua Tam Đề Thọ. 

Cái thọ này có 3 loại thọ; thọ hỉ, thọ khổ, thọ phi khổ phi lạc (thọ xả), chúng ta mới thấy những thọ này ảnh hưởng đến ta như thế nào trong sự tu tập này. Do đó, thì hồi lúc cô Bảy Vĩnh Phúc, hồi Ngài còn sống, cô Bảy Vĩnh Phúc là đệ tử của Ngài Tịnh Sự. Sau khi Sư viết Sư vẽ xong bản đồ Tam Đề Thiện này 47 đến 52 duyên xong thì cô Bảy hoan hỉ lắm, Sư đem in lúc đó Sư đóng tập lại thì Sư trình với Ngài thì Ngài nói: "Hồi tôi còn tu bên Thái Lan thì tôi học có một duyên mà ông có phước ông học đủ duyên hết thì tôi cũng hoan hỉ với ông nhưng ông nên phát hiện thêm". 

Thì khi Ngài dặn dò Sư thì Sư vâng lời, thì cô Bảy vô hỏi Sư: "Sư làm tiếp Tam Đề Thọ đi, Sư viết bảng đồ Tam Đề Thọ để cho Phật tử học đi." Sư là không có đủ duyên. Nếu mà Sư có đủ duyên thì Sư sẽ làm điều đó với tất cả quí Phật tử nữa, như ngày hôm nay thì Sư đang làm ra những bộ Tam Tạng của Chánh Tạng thì qúi Phật tử cố gắng thì trong đó Sư sẽ thấy Tam Đề Thọ, Tam Đề Quả.

Tam Đề Quả chúng ta mới thấy nhân nào thì quả đó như chúng ta đã học được như lời Đức Phật, nhân nào cho ra quả đó, ý nghiệp chúng ta có quả, ngữ nghiệp cũng có quả, thân nghiệp chúng ta cũng có quả, thiện nghiệp chúng ta làm ra cũng có quả, bất thiện nghiệp chúng ta làm ra chúng ta cũng có quả. Như thế thì những loại nào quả này gọi là quả dị thục thì nó sẽ tương ứng với nghiệp nào thì chúng ta cần phải biết thì Tam Đề Quả này giải quyết rõ ràng cho chúng ta.

Paṭṭhāna Phát Thú có 2 phần là Năng Duyên và Sở Duyên, và phần ở ngoài phần Năng Duyên và Sơ Duyên đây thì nó có Địch Duyên, thì chúng ta phải biết Năng Duyên là cái chi.

Năng Duyên (paccayo) là cái nguyên nhân, là tác nhân.

Sở Duyên (paccayuppanna) là quả của Năng Duyên này.

Địch Duyên (paccanika) (Phi sở duyên) là ngoài cái phần là nhân.

Giống như chúng ta có một đội banh bóng đá ra sân mỗi bên có 5 cầu thủ, nhưng còn có 10 người, 20 người trong đội còn ở ngoài sân, còn ngồi trên khán đài hay ngồi trong phòng để đợi, khi 1 trong 5 người ngoài sân mệt hay là có lỗi bị đi ra và người khác vào thì cái đó cũng như là địch duyên, cái người ngoài sân sẵn sàng vô làm chức năng của Năng Duyên thì ta gọi là Địch Duyên.

Còn Năng Duyên nó làm duyên cho phần Xả Duyên thì lúc đó chúng ta sẽ thấy rằng nó có một sự tương ứng.

Như vậy thì với nhân vô tham làm được bao nhiêu tâm thiện, với nhân vô tham làm được 37 tâm thiện 38 tâm sở chúng ta phải tìm ra, điều đó ta học ở chương 1 thì 37 tâm thiện là tâm nào.

Nhân vô si là trí tuệ chỉ có 33 tâm sở hữu trí, thì chúng ta sẽ thấy nó loại ra những tâm bất tương ưng trí mà chúng ta muốn có tâm bất tương ưng trí chỉ còn 33 tâm hữu trí. 

Khi qúi Phật tử ngồi thiền hay khi qúi Phật tử bố thí mà qúi Phật tử không có nhân vô si là trí tuệ thì qúi Phật tử sẽ mất đi những tâm tương ưng trí này, cái đó là sở duyên, rõ ràng như vậy.

 Như vậy thì nhân vô si là trí tuệ, ta làm phải có trí tuệ thì tâm thiện này nó hiện bày cái quả của trí tuệ này cho ta những tâm tương ưng trí.

Có những người sanh ra trong 12 hạng người chúng ta được học qua ở trong phần chương 5, 12 hạng người là: 

 1) Người Khổ. 

2) Người Lạc. 

3) Người Nhị Nhân là người sinh ra có 2 nhân thôi là nhân vô tham, nhân vô sân.

 4) Người Tam Nhân là người sinh ra có 3 nhân, vô tham, vô sân và vô si. 

5) Người Sơ Ðạo. 

6) Người Nhị Ðạo. 

7) Người Tam Ðạo. 

8) Người Tứ Ðạo. 

9) Người Sơ Quả. 

10) Người Nhị Quả.

11) Người Tam Quả. 

12) Người Tứ Quả.

Do đó, những buổi giảng của Sư về Abhidhamma hay Sư nói về phần 12 hạng người này thì Sư hỏi qúi Phật tử nghe xong rồi thì qúi Phật tử mới biết là mình thuộc loại bao nhiêu nhân, là hạng người nào. Cái người thiện vô nhân là người sinh ra bị khuyết tật rồi, bị mù, bị câm, bị điếc, bị khuyết tật về thân thể của họ, thì đó là người thiện vô nhân, dư sót nghiệp lực của cảnh khổ họ đi lên, dư sót nghiệp lực của cảnh ngạ qủi họ đi lên, dư sót nghiệp lực của cảnh của Atula họ đi lên, dư sót nghiệp lực của  cảnh súc sanh họ đi lên, họ còn dư sót nghiệp lực do đó họ sanh ra họ khuyết tật họ không đủ các căn đầy đủ.

Như ngày hôm nay ta có đầy đủ các căn mắt mũi tai lưỡi thân ý, ta đầy đủ các căn nhưng chúng ta biết ta là người nhị nhân hay là người tam nhân không? chúng ta không biết, chúng ta mới trắc nghiệm, sau khi ta học xong ta trắc nghiệm ta là người nhị nhân hay là người tam nhân. Có người nghe tới việc bố thí cúng dường nơi nào hùn phước liền họ hoan hỉ lắm, họ vui mừng lắm, họ thích thú lắm, nhưng kêu họ đi học, kêu họ đọc quyển sách, hay kêu họ ngồi thiền, họ từ chối, họ khéo léo tránh né, một lần, hai lần, ba lần. chúng ta bắt đầu tìm ra được.

Cũng vậy thôi " Tiên trách kỷ hậu trách nhân" trước khi trách người ta phải trách mình trước, ta là người nhị nhân hay là người tam nhân.

Sư hỏi qúi Phật tử như vậy đó, hồi đó có cô Hai Bài cô nói cô là 2 nhân rưỡi, Sư nói nhị nhân là hai nhân vô tham vô sân, tam nhân là vô tham vô sân vô si mà cô hai nhân rưỡi thì cái rưỡi đó nằm ở đâu? Thì cô không dám nói cô là người  tam nhân và cô không dám nói cô là người nhị nhân, thì cô nói hai nhân rưỡi, cô khiêm tốn vậy đó.

Vậy khi chúng ta làm Thập Phúc Hành Tông ta phải biết là người ta bao nhiêu nhân, trong Thập Phúc Hành Tông Đức Phật Ngài để lại, từ khi đó ta ghi xuống. 

Thí dụ, như ta là nhân này một nhân, hai nhân, ba nhân, thì tâm nào có là Sở Duyên, nhân này là Năng Duyên nó sẽ có một cách tương ứng với nó, rồi bắt đầu chúng ta áp dụng khi ta đi ra ngoài làm việc thiện trong Thập Phúc Hành Tông phụng thị hay thính pháp, thuyết pháp, tùy hỉ công đức, hồi hướng công đức, thì chúng ta sẽ thấy rằng ta làm được bao nhiêu nhân mà trong đó ta làm ta phải là Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Quyền, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo. Những cái đó kết hợp vô Mãnh Lực Câu Sanh, Câu Sanh Hiện Hữu, Câu Sanh Y và trong trạng thái Đồ Đạo Duyên hay Tương Ưng Duyên, Hổ Tương Duyên, nó làm cho việc thiện này đưa đến thành tựu pháp thiện làm duyên cho pháp thiện và không bị khuyết điểm hay không bị hư hỏng, chúng ta làm cho đến hoàn mỹ.

Do đó, khi chúng ta hoàn mỹ như vậy, cũng như Sư có những trạng thái mà Sư hoàn mỹ như vậy để Sư nhìn thấy, thì qúi Phật tử thực hiện cái chi là Sư biết được qúi Phật tử đang làm với bao nhiêu mãnh lực duyên, với bao nhiêu tác nhân, và bao nhiêu tâm sở quả của tác nhân này làm ra qúi Phật tử làm ra trong một hành động này, Sư biết và qúi Phật tử sau này cũng vậy thôi, không có cái gì mà chúng ta không biết hết.

Đức Phật Ngài nói: ta Như Lai là Phật đã thành, chúng sanh là bậc sẽ thành. Tất cả chúng ta từ xưa các Phật tử đều làm được chuyện đó và chúng ta có được quyền được biết những điều đó và nếu chúng ta chịu khó để mà chúng ta tu tập hay nghiên cứu, thì sách có sẵn đó chúng ta miệt mài trong đó chúng ta sẽ có kết quả ngay.

 Rồi tới đó thì khi nội tâm của ta là ta nói tới nhân duyên, có 8 duyên tới 9 duyên nhưng khi ta đi ở ngoài tiếp xúc với cảnh, những cảnh sắc, thinh, khí, vị xúc cảnh, chúng ta tiếp xúc ta không nói tới con người mà ta nói cảnh sắc thì có pháp thiện duyên cho pháp thiện với cảnh duyên đó để chúng ta mới thấy rằng với cảnh nó cũng làm cho chúng ta làm ra được pháp thiện, pháp thiện này là chúng lôi cuốn theo cảnh này, thế thì chúng ta cũng áp dụng Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Quyền, Ngũ Lực, để chúng ta áp dụng vô trong pháp thiện làm duyên cho pháp thiện cảnh duyên thì chúng ta mới hạn chế được nghiệp lực.

Chúng ta muốn giảm nghiệp lực là chúng ta không tạo ra nghiệp lực đó thì chúng ta làm một điều. Thứ hai nữa là chúng ta phải nỗ lực nhiều lần hơn với nghiệp lực mà chúng ta muốn thành tựu, chẳng hạn như nghiệp lực đạo quả giải thoát. 

Đức Phật Ngài không có đẩy lùi được Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, khi Ngài thấy một người già, một người bệnh và một xác chết và một vị đạo sĩ, bệnh, lão, tử, tăng, thì Ngài phải chạy, Ngài phải đi thật là nhanh và Ngài không ngừng và Ngài tìm con đường giải thoát.

Cũng như con chim trong lồng khi đã biết sự giam cầm của cái lồng này, dù cho nó ăn ngon, dù cho được uống nước tốt mà ở trong lồng như vậy nó cũng phải chọt cái mỏ nó vào cửa lồng để thoát ra ngoài. Dù cho được ăn ngon được sung sướng trong sự săn sóc bảo vệ của người chủ nó nhưng mà nó không được an vui trong sự tự do thì nó cũng buồn.

Như ta cũng vậy, cho dù ta sống trong tam giới này đầy đủ với các phương tiện phước báu trong quá khứ hiện tại ta gieo trồng trong trạng thái mà thiện hảo mà phước hữu lậu ta có. Thế thì ta có sống trong sự đầy đủ đi nữa mà chúng ta chưa giải thoát được sinh lão bệnh thì chúng ta sẽ thấy rằng là con đường này nó cũng là một sự cột trói chúng ta. Vậy chúng ta phải có một tác ý đó mình mới thấy.

Sĩ Đạt Đa khi Ngài ở trong cung vàng hai đường đó Ngài đều thấy được hết và Ngài đều trải nghiệm qua được hết thì Ngài không ngừng lại tại đó, Ngài phải ra đi nhưng tới khi Ngài ra đi Ngài cũng phải thọ bịnh kiết lị, Ngài cũng bị đau thân này, Ngài thọ bịnh kiết lị đến hết nước, Ngài đau thân này Ngài mỏi mệt và đến cuối cùng Ngài bỏ xác thân này trên tảng đá tại vườn Kusinara dưới hai tàng cây Long Thọ Ngài ra đi, nhưng Ngài đi không trở lại, vô sanh, tức là Ngài không còn tái sanh trở lại bất cứ ở cảnh giới nào.

Khi chiếc xe cũ bị hư, chúng ta đi mua một chiếc xe mới. Đó là trạng thái của ta suy nghĩ. Cũng vậy, khi chúng ta sắp hết kiếp sống này, chúng ta đầu tư hay nghiên cứu, chúng ta tìm cầu một kiếp sống mới và chúng ta tiếp tục.

Còn đối với bậc vô sinh, khi chấm dứt một chiếc xe cũ không tìm chiếc xe mới, tại vì chiếc xe mới có đi nữa nó cũng trở lại trạng thái sinh lão bệnh tử của nó, nó cũng sinh già cũ của nó. Do đó bậc vô sinh là bậc Arahan là trạng thái không còn tái sinh. Nhưng không có tái sinh tức là người đó sống trong đời đừng có sanh sự mới được, còn nếu như chúng ta miệng nói là vô sinh, tôi cầu vô sinh, tôi muốn Alahán, tôi muốn chấm dứt sanh tử chúng ta cứ sanh sự thân ngữ ý không ngừng thì đó mâu thuẫn mà thôi.

Chúng ta sẽ thấy các bậc Alahan, Duy Tác Ariya ở trong Phát Thú cũng như trong Abhidhamma nói Ariya là trạng thái chỉ có hành động và không có để lại kết quả của hành động, Duy Tác Ariya là hành động thôi, nghĩa là làm cái chi. Giống như cái quạt điện chúng ta cắm điện vô cái quạt thì cái quạt nó chạy nhưng khi ta rút giây điện đó ra thì khi cái quạt điện đó đã rút giây điện ra thì cái trớn cái quạt còn chạy bao nhiêu nó chạy, nhưng tới khi nó hết  cái lực thì cái quạt từ từ ngừng. Thì vị Alahán cũng vậy, sau khi Ngài đắc đạo quả, Ngài con dư sót nghiệp lực của Ngài vẫn còn thì Ngài đắc đạo quả gọi là hữu dư y, hữu là có, dư là dư thừa, y là nương nhờ, còn có dư thừa nương nhờ của nghiệp lực mà Ngài còn sống hiện hữu. 

Đức Phật Ngài đắc đạo quả năm Ngài 35 tuổi, nhưng nghiệp lực Ngài còn tới 45 năm, tới 80 tuổi Ngài mới ra đi khi nghiệp lực Ngài hết, thì lúc bấy giờ Ngài ra đi với trạng thái là vô dư y, không còn chỗ dư sót này dư thừa để mà nương tựa được. Nhưng Ngài từ khi đắc đạo 35 tuổi tới 45 năm Ngài không sinh sự Ngài không tạo tác nữa và ngài không làm gì nữa, người ta đến với Ngài, người ta lo cho Ngài, người ta đổ xuống cho Ngài, Ngài như mặt đất hứng lấy những đồ ô uế người ta đổ xuống đất, nhưng Ngài không có tạo tác.

Còn ta không thể tới vô sanh được, ta còn sinh sự, thân ta còn, ngữ ta còn, ý ta còn thì chúng ta còn phải tu tập. Do đó, đối với bậc Alahán còn gọi là bậc vô học tức là bậc không còn học. Còn đối với phàm phu như ta mà tới được đạo quả Sơ Nhị Tam thì còn gọi là bậc hữu học là còn phải học nữa, học cái chi? Học con đường chấm dứt trạng sanh này để trở thành bậc vô sanh. 

"Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa."

Thì trong Phát Thú thì khi lúc đó trong mãnh lực 5 duyên thì nó không còn tạo tác mãnh lực sở duyên không còn phát sanh lên được thì địch duyên không còn hiện hữu thì lúc bấy giờ duyên đó rã tan ra.

 Học về lộ trình tâm, học về lộ trình sắc pháp trong cuốn "Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp" ta thấy được thực tướng vô thường, nhưng khi ta học về Phát Thú về duyên sinh trùng trùng duyên khởi, từng cái duyên sinh lên rồi diệt xuống nó hợp rồi nó tan theo cái mãnh lực của nó và theo thực tính của nó và thực tướng của nó hiện hữu thì ta học được tướng vô ngã, không có chi tồn tại cả.

Thì đó, khi chúng ta nghiên cứu sâu vào trong Phát Thú này với những sách mà Sư cố gắng gửi tới cho qúi Phật tử mà qúi Phật tử nắm bắt và được ghi xuống và có sự để ý nó bao nhiêu thiện làm duyên pháp thiện có 9 duyên hay là 7 duyên 8 duyên tùy theo năng lực.

 Rồi lộ trình tâm có bao nhiêu lộ, lộ ngũ có, lộ ý có, lộ kiên cố có, chúng ta sẽ thấy và thời nào là thời bình nhựt, vậy thì pháp thiện làm duyên cho pháp thiện là thật bình nhựt, thời hiện tại chứ không phải thời quá khứ hay thời vị lai được, do đó thì chúng ta sẽ thấy. Nhưng nói với mãnh lực duyên mà cái gì hiện tại đây gọi là câu sanh.

Câu là cùng, câu sanh là cùng khởi sanh lên. Là pháp sanh lên tâm ta cùng sanh lên là câu sanh, pháp sanh lên ta cùng sanh lên.

Cái nhân vô tham để ta làm chuyện xả thí thì tâm thiện nó bắt vô làm việc xả thí mới được, đó gọi là câu sanh. Nhưng nó có lãnh vực là tiền sanh có cảnh trước và nó làm cho tâm ta hiện hữu và có hậu sanh và có những mãnh lực sau tác động vô cái hiện hữu này để tác thành  hiện bày ra.

 Hậu sanh là cái chi? Như người mẹ mang thai chưa sinh đứa con nhưng người mẹ bắt đầu lo khăn tã lót hay bình sữa cho đứa bé, đứa bé chưa ra đời nhưng người mẹ phải lo chuẩn bị hết, đó là mãnh lực hậu sanh duyên.

Ông quan thi đậu ở trên quan trường, ông trở về làng ông chưa về làng nhưng dân làng bắt đầu trang trí hoa lộng để đón ông quan về đó là hậu sanh duyên.

Tiền sanh duyên, người mẹ sanh trước, người cha sanh trước là tiền sanh lại cho đứa con sanh ra.

Do đó, chúng ta học về mãnh lực duyên này phát thú này chúng ta học được 3 thời: Tiền sanh, câu sanh, hậu sanh. Và mãnh lực này nối tiếp nhau và trong nối tiếp nhau như vậy có sự kết nối nhau, có khi nó hợp và có khi không hợp. 

Câu sanh tương ưng hổ tương, hay là câu sanh bất tương ưng sắc với tâm là hai cái nó câu sanh, đứa bé nó cùng sanh ra với sắc thân nó với cái tâm nó cùng kết hợp với cái sắc thân này nó hiện hữu nó có nên gọi là Danh Sắc, nhưng hai cái đó không hợp, sắc thì luôn luôn hoại diệt mà danh pháp là tâm thức luôn luôn sanh diệt, tâm nó sanh đi sanh lại sanh liên tục nhưng mà sắc pháp từ khi ta sanh ra là nó bắt đầu đi tới hoại diệt thôi. Từ khi chúng ta sanh ra từ đứa bé cho tới lớn lên cho tới khi già đi rồi tới chấm dứt nó không có cái gì mới được, nó cứ tiếp tục đi xuống cho tới ngày chấm dứt của nó với mãnh lực của nó cái duyên của nó hết.

Do đó, chúng ta thấy là nó cùng trong một khối ta đây nhưng mà nó mất đi nó không có hòa trộn, tương ưng nghĩa là sữa với nước sôi  trộn chung nhau thành một khối, chúng ta không tách ra được. Nhưng mà nó câu sanh ra trong ly sữa, nó có sữa có nước sôi chung trong ly ta gọi là câu sanh bất tương ưng, sữa nó mai mốt nó bắt đầu hư rữa nó nổi ốc trâu lên rồi cái lớp nước lặng xuống chia làm hai chúng ta sẽ thấy ly sữa bị hư.

Chúng ta cũng vậy thôi. Khi ta tới lúc mà chúng ta tới tuổi già tâm chúng ta muội lượt sắc thân ta già nua thì bắt đầu rã tan nó nằm xuống tâm chúng ta bắt đầu sinh diệt đi tiếp tục nữa và bỏ sắc thân này nằm lại bất động ở trên mặt đất này, vô ích nó không tìm cầu lợi ích chi nó, thì nó như khúc gỗ đó là câu sanh bất tương ưng.

Cũng như chúng ta nói đời sống hàng ngày lực bất tòng tâm, ta muốn tu mà thân ta không cho phép, ta bịnh ta yếu ta không có khả năng, do đó những cái đó làm cho chúng ta nghĩ suy lại, mang cái thân này mà nó không có tương ưng với mình, nó không có hoà hợp với mình, nó không có hổ tương với mình.

Chúng ta đọc trong phần Phát thú Đức Phật Ngài nói Câu sanh bất tương ưng, nó có hiện hữu rồi nó có vô hữu, nó có bất ly, nó có ly khứ, nó có bỏ ra đi, qúi Phật tử sẽ thấy ở trong mãnh lực duyên này chúng ta không có níu kéo nó được, nó đi theo mãnh lực của nó,.

Cũng như sắc pháp có nguyên nhân sanh ra nó, tâm, nghiệp, vật thực, thời tiết. Do đó, sắc pháp này có khi tâm tạo ra cái sắc, cái nghiệp tạo ra cái sắc. Khi ta sinh ra đẹp, xấu, cận thị, hay khuyết tật hay là vuông tròn hay tất cả những cái gì mà chúng ta thấy được sắc pháp hoàn hảo thì cái đó là cái nghiệp, không phải người mẹ người cha làm ra. 

Nhưng khi ta có cái nghiệp đó rồi, có sắc thân này tốt rồi, những cái tâm của ta bất thiện trong đời sống hàng ngày ta thừa hưởng cái nghiệp của quá khứ mà chúng ta có hôm nay chúng ta có sắc thân này tốt đẹp nhưng cái tâm của ta sân, tâm ta lúc nào cũng cau có, tâm ta lúc nào cũng bất toại nguyện, tâm ta lúc nào cũng bất thiện ý với những gì chúng ta đang tiếp xúc trong đời sống hàng ngày, thì bắt đầu tâm đó nó làm sửa đi sắc pháp này, nó thay đổi sắc pháp này.

Có câu chuyện hoàng hậu hai vua mà chúng ta được nghe qua. Là có cô gái này thấy một vị Phật Độc Giác ôm bình bát bằng đất nun bị nứt, cô gái này mới tới xin gặp vị Độc Giác đó nói:

- Thưa Ngài, cho con được cúng dường cho Ngài một cái bát khác.

Vị Độc Giác đó nói được, sadhu, bần đạo đồng ý cho tín nữ làm những điều thiện phước này 

Cô ta bắt đầu làm, cô lấy đất sét nặn nhưng trong trạng thái cô ta nặn hối hả lo lắng hồi hộp làm cho xong làm cho khéo nên tâm cô cau có bực bội trong khi tay cô ta vẫn bóp đất sét cho nhuyễn làm rất khéo, cuối cùng cái bát đó thành tựu cái bát tròn láng, cô đem dâng cho vị Phật Độc Giác này. Cái quả đó kiếp sau cô trở lại thì hai bàn tay cô rất là đẹp mịn màng và có nhiều cảm xúc nhưng mặt cô không xinh xắn, tại vì khi cô làm cái bát cúng dường vị Độc Giác cô làm trong trạng thái nôn nóng cau có, do đó chúng ta sẽ thấy.

 Do đó, Sư thường nói khi tâm ta bực mình thì ta thành bình mực, nghĩa là máu ta đang tốt màu đỏ mà tâm sân lên máu trở thành màu đen mà máu đen là máu bịnh, mà máu bịnh thì thân ta có nhiều trở ngại cho sức khỏe của ta.

Do đó, thì sắc pháp này là do mãnh lực duyên tạo ra chứ không phai do sự quyết định của mình, nó có cái nghiệp, tâm rồi vật thực, mình ăn đồ tốt thì sắc pháp này tươi tốt, ăn thực vật không tốt thì sắc thân này hoại diệt, và thời tiết lạnh nóng chúng ta không dung hoà thì nó cũng tàn phế hay là hủy hoại một cách mau lẹ.

Trở lại khi chúng ta đã hiểu được Phát Thú thì mỗi ngày chúng ta sẽ đọc từng mỗi một bài mà trong mỗi bài đó Pháp Thiện làm duyên Pháp Thiện Sư phân tích từng duyên. Từng cái duyên đó Sư phân tích từng tâm,  tâm của Năng Duyên, tâm của Sở Duyên và lộ trình tâm mà Sư chia sẻ cho qúi Phật tử thấy cấu trúc của nó rất là khoa học, và từng lộ trình pháp, từng mỗi lộ trình sắc pháp dơ tay đưa chân và chúng ta theo dõi nó với 37 Đẳng Giác phần thì chúng ta sẽ chắc chắn kiểm soát được đời sống của ta, chúng ta tạo tác được với trạng thái như ý túc của ta với nghiệp lực mà chúng ta bước tới con đường đạo quả giải thoát được ./.


2 comments:

  1. Cảm ơn Chị. Chị khỏe không. Hai tuần rồi em không thấy chị email. Giữ gìn sức khỏe nhen chị.

    ReplyDelete
  2. cảm ơn em, chị bận quá nên không vào email, em cứ vào đây kiếm bài mới rồi download xuống giùm chị nha.

    ReplyDelete