005 Paṭṭhāna
Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện - Nhân Nhân (Hetu Hetu) - HT Sán Nhiên giảng ngày 5 tháng 3, 2022
Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "005 Patthana" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ.
Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.
Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.
Namo Buddhaya
Minh Hạnh
Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh
Lớp học Paṭṭhāṇa đã đi qua được 4 lớp, hôm nay là lớp thứ 5. Chúng ta mới chỉ đi qua phần giới thiệu chưa vô trọng tâm của Paṭṭhāṇa. Qúi Phật tử thông cảm, vì là trình độ của các qúi Phật tử trong lớp học này có sự sai biệt nhiều. Có một số thì biết rất rõ, có một số thì có khái niệm sơ về Phật Pháp thôi, vì môn học Paṭṭhāṇa này đòi hỏi nhiều chi tiết cần nắm bắt, nên Sư muốn đi từng bước chậm để các qúi Phật tử có thể theo dõi kịp. Còn qúi Phật tử nào có vốn liếng sẵn thì có thể nhẫn nại chờ các bạn đạo mình với nhau để đi cùng bước mới được chứ còn đi nhanh quá các Phật tử mới tham gia họ không bắt kịp, có thể họ bỏ cuộc khi chưa đi hết chương trình của lớp học. Nên Sư quyết định đi chậm đến khi các qúi Phật tử đi đều nhau được thì Sư sẽ đi với tốc độ nhanh hơn.
Paṭṭhāṇa nghĩa là xuất xứ, xuất phát hay là nguồn gốc, hay là căn nguyên của nó.
Có nhiều từ ngữ chỉ cho Paṭṭhāṇa, mình đi qua toàn bộ giữa Chánh Tạng từ nơi của Đức Phật đi qua phần của Chú Giải chúng ta sẽ thấy nhiều từ ngữ được dịch thuật hay diễn giải ra hay xiển minh từ vựng Paṭṭhāṇa này, có nhiều điều kiện mình phải học hỏi để biết thêm.
Paṭṭhāṇa là bộ thứ 7 của Abhidhamma Đức Phật Ngài phát hiện ra trong thời gian thành tựu đạo giải thoát. Ngài nói phần này là Pháp tột cùng cuối cùng của Pháp mà Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai tìm thấy được.
Đức Phật Ngài ngồi suy niệm tại sau lưng Bồ Đề Đạo Tràng, người ta xây một căn nhà nhỏ, gọi là 7 chỗ động tâm của Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) tuần thứ 4 Đức Phật Ngài ngồi trong đó 7 ngày Ngài nghiệm về Paṭṭhāṇa.
Ngài thấy toàn bộ nội dung của Paṭṭhāṇa mà chúng ta được biết có:
- 22 Tikà là Tam Đề, Tam Đề thì có 3 câu
- 100 Duka là Nhị Đề. Nhị Đề thì có 2 câu
Ở đây chúng ta học mà tìm ra từng câu như vậy có đầy đủ chi tiết.
Thí dụ như Tam Đề Thiện có 3 câu: Pháp Thiện, Pháp Bất Thiện, Pháp Vô Ký
Nhị Đề thì có 2 câu: Pháp Hữu Nhân và Pháp Vô Nhân. Mỗi một câu như vậy có pháp cộng lại.
Paṭṭhāṇa thì Pháp gồm có 2 là: Tâm và Tâm Sở.
Lúc bấy giờ chúng ta mới nói đủ một Pháp, nếu nói Tâm thì chưa đủ, mà nếu chỉ nói Tâm Sở thì cũng chưa đủ. Thì một Pháp luôn luôn vận hành bởi Tâm và Tâm Sở.
Thí dụ:
Khi ta nói Pháp Thiện thì Pháp đó gồm có Tâm Thiện và Tâm Sở Thiện phối hợp nhau mới gọi là Pháp Thiện.
Khi ta nói Pháp Bất Thiện là Tâm Bất Thiện và Tâm Sở Bất Thiện phối hợp với nhau thì mới đủ thành từ ngữ của Pháp để phối hợp với nhau.
Khi ta học về Paṭṭhāṇa cũng như ta học về tạng Abhidhamma chúng ta cần phải hiểu nhiều từ ngữ mà ở trong Kinh Tạng và Luật Tạng không nói tới mà chúng ta cần phải nắm bắt và trong sự nắm bắt đó mình mới hiểu được ý nghĩa nội dung của pháp đó hay là từ ngữ đó. Do đó chúng ta chịu khó học nhiều từ ngữ.
Pháp Thiện tiếng Pali là Kusala Dhamma
Dhamma không có dấu huyền nằm trên chữ A là số ít.
Dhammā có dấu huyền nằm ngang trên chữ ā là số nhiều.
Pháp Bất Thiện tiếng Pali là Akusala Dhamma, Pháp Bất Thiện nó ngược lại với Pháp Thiện.
Pháp Vô Ký. tiếng Pali là Abyākatā Dhammā
Từ ngữ "Vô Ký" là không để lại.
"Vô" là không có, "Ký" là để lại. Thí dụ như ký tên là để tên lại.
Abyākatā Dhammā phần Pháp Vô Ký này có hai là Dị Thục Quả (vipāka) và Duy Tác ((kriyà) chỉ có hành động thôi.
Dị Thục Quả (vipāka) chúng ta cần phải hiểu từ ngữ này.
"Dị" là sai biệt là khác biệt.
"Thục" là chín mùi.
Quả trổ sanh chín mùi nó trổ ra sai biệt với thời gian tạo gọi là Dị Thục Quả.
Khi ta học Dị Thục Quả thì trong cái Quả chúng ta biết có 2 loại:
- Quả trổ sanh liền là Phala.
- Quả trổ sanh khác biệt thời gian là Vipāka.
Thì khi nói tới Phala tức là khi ta gieo nhân nào trổ sanh liền quả đó thì gọi là Phala. Mà thấy rõ là khi chúng ta gieo nhân maga nhân đạo, đạo liền quả không chậm trễ một sát na thì ta dùng chữ Phala, còn nếu như nó sai biệt với thời gian nó trổ, thí dụ như ta đánh một người hay ta mắng người rồi năm sau hai năm sau người ta mới đánh lại mình hay là mắng lại mình thì là vipāka, nó sai biệt thời gian trổ sanh quả tạo tác cái nhân đó thì vipāka.
Còn kriyà là Duy Tác, hồi xưa Ngài Tịnh Sự dùng chữ "Duy Tố" sau Ngài đổi thành Duy Tác. Thứ nhất chữ "tố" không thích hợp, thứ hai chữ "tố" chỉ cho hành động nhưng nó thích hợp với thời điểm mà Ngài dịch tạng Abidhamma này rồi sau đó thì phối hợp với HT Thích Minh Châu thì kriyà này hợp hơn là chỉ có hành động duy nhất chứ không để lại kết quả của hành động đó.
Duy tác có hai là Duy Tác Vô Nhân và Duy Tác Hữu Nhân.
Duy Tác Vô Nhân là dành cho phàm phu cũng sài được và thánh nhân bậc Alahán vô sanh cũng sài được, thì coi như là Duy Tác Vô Nhân này có hai tâm duy tác thôi mà chúng ta thấy là Tâm Khai Ngũ Môn và Tâm Khai Ý Môn hai tâm này thuộc về tâm Duy Tác mà nó thuộc về Vô Nhân nằm trong 18 tâm Vô Nhân.
Hình bảng nêu chi pháp có Tâm Duy Tác
Tâm Khai Ngũ Môn và Tâm Khai Ý Môn là hai tâm Duy Tác Vô Nhân này mà duy nhất chỉ có hai cái này là phàm phu có sẵn mà thánh nhân cũng sài được.
Còn tâm Duy Tác Hữu Nhân duy nhất chỉ có bậc vô sinh thôi bậc Alahán bậc vô sanh sài thôi tức là 8 tâm Đại Duy Tác rồi 5 tâm Duy Tác Sắc Giới, rồi 4 tâm Duy Tác Vô Sắc Giới thì cái đó dành cho các bậc Alahán thôi còn ngoài ra các bậc Thánh nhân khác đắc Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả không dùng, đó là Duy Tác Hữu Nhân mà chúng ta biết nó thuộc về Pháp Vô Ký là pháp không để lại như quả, nó không để lại kết quả tại vì chính nó là quả rồi. Thứ hai nữa là Duy Tác là bậc Alahán là họ sống sau khi mà họ chứng đắc đạo quả xong rồi mà họ chưa có Niết-bàn mà họ chưa có Vô Dư Y Niết-bàn họ còn sống với nghiệp lực của họ còn hay là chưa hết, thì lúc đó họ sống cho hết nghiệp lực cuối cuộc đời dài ngắn còn lại thì họ sống với tâm Duy Tác mà thôi, họ không tạo tác ra một nghiệp báo nào cả.
Khi ta học tâm Duy Tác Hữu Nhân này dành cho bậc Alahán hay là bậc Vô Sinh thì ta mới thấy là chúng sanh còn trong đời này là còn tạo tác và không ngừng tạo tác.
Do đó, khi chúng ta hiểu được như vậy thì chúng ta phải thấy rằng không tránh được việc tạo tác mà buộc phải có tạo tác, sống trong đời này có tạo tác thì có để lại kết quả của tạo tác đó thì mình phải biết chọn lọc, hay là mình phải biết hướng tâm của mình đi trong con đường mình tạo tác mà nó có trổ sanh ra quả thì những quả gọi là quả lành quả thiện chứ đừng để tạo tác ra những bất thiện cho ra những sự khổ đau cho mình. Nghĩ như vậy thì mới có lợi ích cho việc tu tập.
Thì pháp Vô Ký cũng đi như vậy, nó có Tâm Dị Thục Quả và Tâm Sở Phối Hợp. Hay là Tâm Duy Tác và Tâm Sở phối hợp, đó gọi là một pháp.
Thì khi học chúng ta biết là: Một Tam Đề có 3 Pháp mà ta có 22 Tam Đề, chúng ta học cần nắm từng mỗi Tam Đề thì mỗi Pháp trình bày có nhiều yếu tố mà trong nhiều yếu tố chẳng hạn như Mãnh Lực.
Thí dụ, như pháp chủng hay là chủng loại (Jàti), có 9 chủng loại hay 9 pháp chủng, chúng ta học sẽ thấy được pháp có 9 pháp chủng.
Còn mãnh lực có 3 loại mãnh lực (sati):
1) xuất sinh (Janakasatti).
2) Mãnh lực bảo hộ (Upathambhakasatti)
3) Vừa xuất sinh vừa bảo hộ (Anupàlakassatti)
Về Mãnh Lực qúi Phật tử cần phải có những sách Chú Giải về Tổng Lược, phần này ở trong tập V - Vô Tỷ Pháp Tạng - Nội Dung Đại Phát Thú, trang 92/93, có ghi sẵn khi cần phải học gì thì mở trang đó ra, qúi Phật tử cố gắng phối hợp.
Dưới đây là copy trang 92/93 của
ĐẠI PHÁT THÚ VÀ GIẢNG GIẢI TỔNG LƯỢC NỘI DUNG ĐẠI PHÁT THỦ - TẬP 5
TÓM LƯỢC SỐ LƯỢNG VỀ THỜI GIAN (KÄLA)
TRONG 24 HOẶC 47 DUYÊN
I. Có 17 hoặc 36 Duyên ở trong Thời Kỳ Hiện Tại (Paccayuppannakāla), đó là:
1. Nhân Duyên, 2. Câu Sanh Trưởng Duyên, 3. Câu Sanh Duyên, 4. Hỗ Tương Duyên, 5. Y Chỉ Duyên có 3 Duyên, 6. Tiền Sinh Duyên có 2 Duyên, 7. Hậu Sanh Duyên, 8. Câu Sanh Nghiệp Duyên, 9. Dị Thục Quả Duyên, 10. Vật Thực Duyên có 2 Duyên, 11. Quyền Duyên có 3 Duyên, 12. Thiền Na Duyên, 13. Đồ Đạo Duyên, 14. Tương Ưng Duyên, 15. Bất Tương Ưng Duyên có 4 Duyên, 16. Hiện Hữu Duyên có 6 Duyên, 17. Bất Ly có 6 Duyên.
II. Có 7 Duyên ở trong Thời Kỳ Quá Khứ, đó là:
1. Vô Gián Duyên, 2, Đẳng Vô Gián Duyên, 3. Vô Gián Cận Y Duyên, 4. Trùng Dụng Duyên, 5. Dị Thời Nghiệp Duyên, 6. Vô Hữu Duyên, 7. Ly Khứ Duyên.
III. Không có Duyên nào ở trong cả ba Thời Kỳ, Quá Khứ - Hiện Tại và vị
Lai.
IV. Có 4 Duyên ở trong Hiện Tại, Quá Khứ, Vị Lai và Ngoại Thời
(Kālavimutti), đó là:
1. Cảnh Duyên, 2. Cảnh Trưởng Duyên, 3. Cảnh Cận Y Duyên, 4. Thường Cận Y Duyên.
TÓM LƯỢC TRẠNG THÁI CỦA MÃNH LỰC (SATTI)
GIÚP ĐỠ ỦNG HỘ TRONG 24 HOẶC 47 DUYÊN
I. Có 8 Duyên làm mãnh lực Xuất Sinh (Janakasatti), đó là:
1. Vô Gián Duyên, 2. Đằng Vô Gián Duyên, 3. Vô Gián Cận Y Duyên, 4. Thường Cận Y Duyên, 5, Trùng Dụng Duyên, 6. Dị Thời Nghiệp Duyên, 7. Vô Hữu Duyên, 8. Ly Khứ Duyên.
II. Có 4 Duyên làm mãnh lực Bảo Hộ (Upathambhakasatti), đó là:
1. Hậu Sanh Duyên, 2. Hậu Sanh Bất Tương Ưng Duyên, 3. Hậu Sanh Hiện Hữu Duyên, 4. Hậu Sanh Bất Ly Duyên,
III. Có 3 Duyên làm mãnh lực Bảo Dưỡng (Anupālakasatti), đó là:
1. Sắc Mạng Quyền Duyên, 2. Quyền Hiện Hữu Duyên (Sắc Mạng Quyền Hiện Hữu Duyên), 3. Quyền Bất Ly Duyên (Sắc Mạng Quyền Bất Ly Duyên).
IV. Có 32 Duyên làm mãnh lực Xuất Sinh và mãnh lực Bảo Hộ, đó là:
Loại trừ 8 Duyên làm mãnh lực Xuất Sinh, 4 Duyên làm mãnh lực Bảo Hộ, và 3 Duyên làm mãnh lực Bảo Dưỡng, thì còn lại 32 Duyên có hai loại mãnh lực (*) là mãnh lực Xuất Sinh và mãnh lực Bảo Hộ.
Ghi chú: Sắc Vật Thực Duyên, Vật Thực Duyên (Sắc Vật Thực Hiện Hữu Duyên), Vật Thực Bất Ly Duyên (Sắc Vật Thực Bất Ly Duyên) trong Năm Bộ Chú Giải dịch
• điều 84 có trình bầy rằng: có hai mãnh lực, là mãnh lực Xuất Sinh và mãnh lực | Bảo Hộ.
• điều 184 trình bầy rằng: có hai mãnh lực, là mãnh lực Xuất Sinh và mãnh lực Bảo Hộ.
Tóm lại, ba Duyên ở trong Giống Vật Thực được sắp đặt ở trong Duyên mà có hai mãnh lực đều như nhau, và chẳng phải có một mãnh lực, hoặc ba mãnh lực, hay là bốn mãnh lực. Bất luận với trường hợp nào thì cũng chỉ có hai mãnh lực và Ngài đã trình bày thành hai đôi như vậy. Bậc Học Giả sẽ trình bày với đội nào cũng được cả.
---------------------------------
Hôm nay Sư hướng dẫn về Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện xong, tuần tới Sư nói về Sắc Pháp thì mình qua phần Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Vô Ký đến sắc pháp thì Sư nói đến 4 nhân sanh ra Sắc Pháp là Nghiệp Lực, Tâm, Thời Tiết, Vật Thực, thì qúi Phật tử sẽ mở chương thứ 6 của Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp (quyển màu hồng) có trình bày hết để bắt kịp với Sư những cái gì mà Sư trình bày tới thì qúi Phật tử sẽ có, nên những gì mà Sư trình bày có trong sách và sách hôm nay là qúi Phật tử có trong tay thì hai bên cùng phối hợp nhau để đọc xem hay nghe mà đối chiếu lại rồi mình có sự dẫn chứng đó rồi việc học của mình có nhiều lợi ích, sự ghi nhớ của mình được lâu dài.
Thiền sinh: Thưa Sư cái 22 tam đề thiện? còn 122 nhị đề thiện?
Câu hỏi thứ hai là, pháp bất thiện này nó có phối hợp bởi tâm bất thiện cộng với tâm sở bất thiện, nhưng mà tâm bất thiện này nếu của vô ký nó không để lại tác hành của nó, nhưng thí dụ tâm vô ký này có khi nào nó kết hợp với tâm sở không? Nếu trong trường hợp nó kết hợp với tâm sở thì nó không phải là nó không tác hành nhưng nó để lại kết quả không?
HT trả lời: Sư gọi là Tam Đề thôi, Nhị Đề cũng vậy nó được gọi theo từng Nhị Đề, thiện thì gọi là Nhị Đề Thiện, bất thiện thì gọi là Nhị Đề Bất Thiện.
Câu trả lời thứ hai là. Tâm Vô Ký thì không có Tâm Bất Thiện. Khi mình học về Chương Thứ Nhất "Tổng Hợp Tâm" trong "Cittasanňgaha" có 12 tâm bất thiện: 8 tâm tham, 2 tâm sân, 2 tâm si, thì có để lại Quả Dị Thục. Quả Dị Thục của nó có 7 tâm Quả Dị Thục Vô Nhân. Nó có để lại quả dị thục, nó thuộc về một trong hai cái vô ký. Vô ký gồm có hai phần là dị thục quả mà nó thuộc về vô nhân nữa. Thì phần vô nhân, qúi Phật tử thấy khi ta làm điều bất thiện tham, sân, si, cái quả trổ ra lẹ lắm mà ít lắm mà mau mình không có kịp, mình bắt đầu là tạo tiếp nữa. Thí dụ như qúi Phật tử sân lên thì sân này nó chồng sân kia tiếp tục, rồi tới khi rớt xuống địa ngục thì vừa đụng vô lửa đỏ của địa ngục hay là chảo đỏ của địa ngục hay là cảnh hành hạ tội nhân, thì tâm sân đó liên tục sanh ra quả không ngừng. Do đó, không biết bao giờ mình mới hết được cái kết quả của hành động này chấm dứt trả hết được.
Còn tâm thiện mà ta làm dù là Nhị Nhân hay Tam Nhân tức là dù có trí hay vô trí ta có 2 thể loại là 8 tâm Nhị Thục Quả Hữu Nhân và 8 tâm quả Dị Thục Vô Nhân, tính ra là 16 tâm thì khi mà 8 tâm này cho ra 8 tâm quả hay là 12 tâm quả hay là 16 tâm quả. Do đó mình có tới 3 bậc, khi ta làm một việc thiện thì nó trổ 3 loại một cái 8 một cái 12 một cái 16 tâm quả
Thí dụ ta làm việc thiện đủ Tam Tư (Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu) đủ trí tuệ thì cho ra 16 tâm quả.( 8 hữu nhân + 8 Vô nhân)
Khi chúng ta làm có Tam Tư mà thiếu trí không có tuệ thì cho ra 12 tâm quả dị thục, vừa hữu nhân vừa vô nhân (8 vô nhân + 4 hữu nhân)
Mà ta làm có Tam Tư đi nữa hay là thiếu một trong Tam Tư và thiếu trí thì nó cho 8 tâm quả dị thục mà quả dị thục này thuộc vô nhân.
Thì 16 tâm quả, hay 12 tâm quả, hay 8 tâm quả thì cho dù cái thấp nhất cũng được 8 tâm.
Còn tâm bất thiện, khi ta làm tâm bất thiện một trong 12 tâm bất thiện này nó chỉ cho ra 7 quả thôi rồi nó bắt đầu tạo ra nữa mà nó không ngừng, ở dưới cảnh địa ngục chúng sanh sống trong tâm sân sống trong đau khổ không ngừng, nó chưa hưởng được nó tạo ra nữa, cảnh ngã qủi cũng vậy. Còn tâm thiện ở trong cõi người hay trong quả thiện của vô nhân hay hữu nhân tạo ra thì ít ra mình cũng còn hưởng.
Do đó, thì khi ta làm ra 12 tâm bất thiện này, một trong 12 tâm bất thiện này thì quả Dị Thục trổ ra chứ nó không có quả Hữu Nhân và quả Vô Nhân, nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, tiếp thâu, và thẩm tấn, là trong đó là Quả Dị Thục Bất Thiện mà vô nhân tái tạo lại phần tâm bất thiện lần nữa nó tiếp tục.
Khi chúng ta nói tới Tam Đề hay ta nói Nhị Đề thì từng pháp hiện bày ra mà nếu chúng ta học như kỳ trước Sư nói Tam Đề với Tam Đề, Nhị Đề với Nhị Đề chúng ta sẽ thấy ra biết bao nhiêu là pháp nữa mà chúng ta được thấy trong phần tổng Lược Nội Dung Đại Phát Thú này qúi Phật tử mở trang 23 tập một sẽ thấy có.
Trong 24 Phát Thú, đặc biệt ở hai Pháp đầu tiên là, Pháp Thuận Tam Đề Phát Thú, Pháp Nghịch Tam Đề Pháp Thú.
Có 22 Pháp Thuận Tam đề Phát Thú.
Có. 100 pháp thuận nhị đề Phát Thú.
Có 6,600 Thuận Nhị Đề Tam Đề Phát Thú.
Có 4,400 Pháp Thuận Tam Đề Nhị Đề Pháp Thú.
Có 1,386 Pháp Thuận Tam Đề Tam Đề Phát Thú.
Có 19,800 Pháp Thuận Nhị Đề Nhị Đề Pháp Thú.
Chúng ta có trùng trùng duyên khởi pháp.
Những yếu tố đó những điều kiện mà Sư giới thiệu cho qúi Phật tử thì qúi Phật tử phải có đủ sách ghi xuống rồi về mình đọc lại rồi mình nghiền ngẫm mình thấy là Pháp có sẵn trong tay mình mà quí Phật tử không dùng tới rồi qúi Phật tử lại lo ra những chuyện khác thì uổng mất thời gian, hôm nay chúng ta có phước là chúng ta được gặp Phật Pháp mà chúng ta được học thì chúng ta cố gắng đừng bỏ qua hay là đánh mất cơ hội mình được gặp Phật Pháp này.
Thì nói tới Paṭṭhāṇa là qúi Phật tử phải có sách và phải có dẫn chứng để chúng ta đọc thêm chứ không có thế nào mà chúng ta nắm bắt được hết và Sư cố gắng trình bày hết tất cả chi tiết cho phần Paṭṭhāṇa nhưng phải có đối chiếu với sách của qúi Phật tử, qúi Phật tử phải có mà ở bên VN như cô Hoa có yêu cầu Sư gửi sách bộ Phát Thú này 5 tập gửi về cho VN in thì Sư sẵn lòng nhưng Sư có nan giải là hiện nay Sư chưa trả lời được với cô Quỳnh Hoa là 5 quyển này sau khi Sư in xong rồi Sư không giữ file của bản in này
Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, chúng ta đi từng bước từng bước, chúng ta đang học phần Nhân Duyên. chứ chúng ta chưa học về các duyên khác, nếu qua phần Cảnh Duyên còn khác nữa, qua phần Trưởng Duyên khác nữa, qua phần Vô Gián Duyên nó khác nữa. Các qúi Phật tử sẽ thấy là Pháp Thiện Làm Duyên Cho Pháp Thiện, riêng phần Nhân Duyên này chúng ta sẽ thấy nó nhiều chi tiết trong đó để chúng ta nắm bắt được
Thì ở đây như phần trang A2 Sư có trình bày cho qúi Phật tử thì Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện có tất cả là 9 duyên chúng ta sẽ trình bày từng chi tiết mà qúi Phật tử cần nắm bắt và qúi Phật tử theo dõi sẽ thấy trong phần Sở Duyên thì khi ta nói tới Duyên thì ta nói đến mãnh lực thì chúng ta thấy mỗi cái duyên Paccaya - Paccayo (Duyên - Duyên). Ngài Tịnh Sự Ngài dạy cho Sư về cách thức tụng niệm về Paccayo mà ở bên Thái Lan qúi Sư đi đầu đà ở sâu trong rừng già thì các vị trưởng đoàn vị lãnh đạo cao hạ vị lớn tuổi đi trước qúi Sư nhỏ đi theo sau thẳng một đường, tay cầm bình bát cây gậy và bình nước đi vào rừng để hành thiền, thì từ tối đi tới sáng di chuyển từ vùng này qua vùng kia tay cầm bó củi hay là bó rơm bện gọi là cái đó thì người trưởng lão châm ngọn lửa cháy thành cây đuốt, một tay Ngài cầm cây gậy gõ xuống đất để rắn hay những côn trùng ở dưới chân mình không dẫm đạp nó, còn một tay thì Ngài giơ ngọn đuốt lên xuống, thì các qúi Sư đi theo ngó ngọn đuốt đó tại vì trong màn đêm rừng đen tối đêm 30 không trăng thì đi như vậy đó, thì vị đó đọc "Hetu Paccayo" đọc lớn lắm, thì chữ Paccayo vang dội, thì các qúi Sư đi đằng sau lập lại.
Thì qúi Phật tử học về Paccayo này nó có trở ngại trong phần dịch thuật thì chỉ có chữ Paccayo này thôi nhưng mà nó có hai nghĩa.
1) Nghĩa đầu tiên là Duyên. Như Nhân Duyên (Hetupaccayo), cảnh Duyên (Àrammanayaccayo), Trưởng Duyên (Adhipatipaccayo), Vô Gián Duyên (Anantarapacayo) v.v...
2) Nghĩa thứ hai là Năng Duyên. là chức năng tạo tác hay là tác nhân.
Do đó cái trở ngại cho người dịch thuật họ phải khi nào ta dùng Năng Duyên, khi nào ta dùng chữ Duyên.
Do đó họ đọc tiếng Pali phần Paccayo, Paccaya họ bị lộn xộn khó xử không biết cái nào là năng duyên, cái nào là duyên
Còn phần Sở Duyên (Paccayuppanna) thì dễ, hay phần Địch Duyên ( Paccanika) là đối nghịch lại thì dễ.
- Năng Duyên là tác nhân
- Sở Duyên là Hệ Quả
- Địch Duyên không phải là Hệ Quả, nó ngoài tác nhân, chưa dùng tới nó.
Khi chúng ta học về Duyên, bất cứ Duyên nào trong 24 Duyên chúng ta sẽ được hiểu biết về Năng Duyên và Sở Duyên, đó là phần chúng ta cần học nhất, còn phần Địch Duyên là phần chúng ta đọc và nghiên cứu. Ngài Tịnh Sự Ngài viết trong phần Nội Dung Vô Tỷ Pháp Sư với Ngài soạn ra rồi cho in, thì Ngài để trong đây hết tất cả là Câu 1, Câu 2, Câu 3, Địch Duyên, Năng Duyên, Sở Duyên, Địch Duyên có sẵn trong đây, qúi Phật tử nào chưa có thì cho Sư biết Sư sẽ gửi.
Trong cuốn Chú Giải màu đỏ, Sư có đánh máy Năng Duyên, Sở Duyên cho các Phật tử có thể nghiên cứu để làm nền tảng đi vào trong Paṭṭhāṇa đầy đủ chi tiết hơn, mình tìm cách để hổ trợ cho việc học của mình đạt được nhiều kết quả tốt.
Hôm nay Sư muốn trình bày với qúi Phật tử là chữ Paccaya này có hai nghĩa
1) Thứ nhất, Duyên là Paccaya hay danh từ là Paccayo.
2) Thứ hai, nó thuộc về Năng Duyên, nó là Tác Nhân, ta học về duyên thì các qúi Phật tử phải biết là chúng ta học về Nhân Quả. Sau khi chúng ta thấu triệt hết các Nhân Quả thì chúng ta sẽ thấy được là Vô Ngã trong tất cả các Pháp.
Chúng ta thấy Đức Phật Ngài nói trong phần Kinh Tạng các pháp hữu vi hay là pháp hành
Sabbe saṅkhārā aniccā ti; Tất cả các Pháp Hữu Vi (hành - saṅkhāra) đều vô thường
Sabbe saṅkhārā dukkhā ti; Tất cả các Pháp Hữu Vi (Hành - saṅkhāra) đều khổ đau
Sabbe dhammā anattā ti. Tất cả các Pháp Hữu Vi (dhammā) đều vô ngã.
Khi học tới phần này chúng ta mới thấy từ ngữ của Ngài dùng có ý nghĩa chứ không phải là ngẫu nhiên mà Ngài dùng cái từ ngữ này.
Khi Ngài dùng từ:
- "Sabbe saṅkhārā aniccā ti; Tãt cả các Pháp Hữu Vi là (saṅkhāra) đều vô thường". Các Pháp Hữu Vi ta học trong lộ trình danh pháp (tâm) lộ trình sắc pháp (sắc) thì ta sẽ thấy được sự vô thường sanh sanh diệt diệt "Sabbe saṅkhārā aniccā ti".
- Sabbe saṅkhārā dukkhā ti là tất cả các Pháp Hữu Vi là khổ đau tại vì nó sanh diệt làm cho chúng ta sẽ khó chịu hay là bất toại nguyện.
- Sabbe dhammā anattā ti là tất cả các pháp nói chung hết tất cả pháp hữu vi pháp vô vi, pháp siêu lý hay là pháp chế định đều là vô ngã (anattā ti).
Thì ở đây, chúng ta thấy là Ngài muốn nói tới Vô Ngã, thì khi ta muốn nói tới Vô Ngã này thì ta phải tìm được cái Nhân và cái Quả hai cái này liên đới nhau và không có cái "Tôi" cái "Ta" của mình trong đó thì mới thấy được cái Vô Ngã này.
Sư sẽ trình bày tất cả từng chi tiết mà chỉ có Paṭṭhāṇa giải thích được rõ ràng, với những chi tiết đó khi qúi Phật tử đi vào trong Pháp Hành, ngoài Pháp Học ra chúng ta có kiến thức rồi thì qua Pháp Hành sẽ thấy lợi ích lắm khi học Paṭṭhāṇa sẽ thấy chẳng hạn như trong quyển thứ V ở trang C3/C4. Thứ hai nữa qúi Phật tử sẽ học qua bản đồ lộ trình tâm về duyên hệ với Sắc Danh Pháp trên đây là Sư trình bày về Sắc Tâm, Sắc Nghiệp, Sắc Qúy Tiết, Sắc Vật Thực duyên hệ với tâm qua phần danh pháp thì lúc bấy giờ khi chúng ta đi pháp hành Thân trong Thân, Thọ trong Thọ, Tâm trong Tâm, thì chúng ta sẽ thấy được phần sắc pháp danh sắc đối chiếu nhau rất là chặt chẽ mà chỉ có Paṭṭhāṇa giải đáp được thôi, qua phần bảng đồ lộ trình tâm trang C6 lộ trình tâm chúng ta thấy thế nào là Cảnh Siêu Lý, thế nào là Cảnh Chế Định chỉ trong Paṭṭhāṇa mới giải thích được.
Do đó, khi một vị hướng dẫn một khóa tu thiền hay là một vị thiền sư mà không có Paṭṭhāṇa họ không giải đáp được, trong những khóa tu mà qúi Phật tử có tu với sư ở tại Tứ Phương Tăng tự này sư chỉ thoảng thôi tại vì sư không có thì giờ từ lộ trình tâm đến lộ ngũ môn có hết trong Paṭṭhāṇa.
Khi ta học về Paṭṭhāṇa chúng ta sẽ thấy nó rõ những chi tiết và nó sẽ bổ túc bảng lộ trình danh pháp hay là lộ trình tâm pháp hay là lộ trình sắc pháp ở trong chương 4 của Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp mà bộ Paṭṭhāṇa này sẽ đưa ra hết và với mãnh lực duyên này sẽ làm cho lộ trình tâm đầy đủ chi tiết và cụ thể hơn.
Thì ở đây, chúng ta bắt đầu đi vào phần Nhân Duyên. Sư trình bày phần Nhân Duyên trước rồi sau đó Sư mới qua phần Cảnh Duyên, rồi qua phần Trưởng Duyên thì chúng ta đi phần Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện.
Ở đây có 2 từ ngữ:
- Thế nào là Tấu Hợp? Chữ Tấu Hợp chữ Pali là Sabhàga
- Thế nào là Hiệp Lực? Trong tiếng Pali Hiệp Lực là ghaṭanā
Tấu hợp và Hiệp Lực có giải thích trong cuốn 5.
Ngài Tịnh Sự dạy cho Sư lúc Sư học với Ngài về duyên thì Ngài nói cái nào là Tấu Hợp, cái nào là Hiệp Lực. Thí dụ như bưng một vật thể nặng thì chúng ta cần phải hiệp lực nhau năm ba bốn bẩy người hiệp lực nhau bưng một vật thể nặng. Hiệp lực là mình cùng phụ nhau hiệp lực.
Còn Tấu Hợp là góp phần vô, thí dụ nấu ăn thiếu ngò thì một nhà có trồng cây ngò thì họ sẽ mang qua để phụ vô. Tấu hợp tức là một ban nhạc có nhiều nhạc công nhạc sĩ, mỗi một người họ có một món nghề của họ tới phần nào thì ông nhạc trưởng cho tấu hợp vô, rồi tới phần nào thì kêu ngừng, rồi tới cuối bản nhạc thì tất cả hiệp lực lại.
Trong trang A2 nói tới phần Hiệp Lực, trang thứ 3 A5 thì qua phần Tấu Hợp.
Thì khi ta học về Hiệp Lực, ta học về pháp, trong pháp có pháp Thiện, pháp Bất Thiện, pháp Vô Ký.
Khi học về Tấu Hợp học về Duyên, Duyên này vô, Duyên này không vô, Duyên này có, Duyên này không có.
Do đó khi ta học về Nghiệp Lực ta học về Pháp, Tâm Sở hay Sắc Pháp, học về hiệp lực thì nói về Pháp, nhưng về Tấu Hợp mà chỉ nói Duyên thôi.
Thí dụ như Tấu Hợp Biến Hành có 5 duyên, tấu hợp thứ hai là hổ tương là có sự hổ trợ hoà trộn lẫn nhau, có hổ tương duyên nó vô thì nó trở thành 6 duyên Tấu Hợp.
Tới phần Hổ Tương Ưng thì chúng ta sẽ xem phần Tương Ưng duyên vô.
Thì khi ta học tới đó Sư sẽ đi vô chi tiết hơn.
Nếu ta nói trở lại học về Hiệp Lực là ta học về pháp, pháp thiện thì ta lấy hết trong pháp thiện lấy ra ta bỏ nó vô thì có bao nhiêu duyên sẽ làm việc với nó, nó hiệp lực với nhân hiệp lực. Còn phần tấu hợp là nói về duyên thôi không kể tới Pháp mà phần duyên đó đương nhiên ta phải biết là Câu Sanh Duyên, Cầu Sanh Y, Câu Sanh Hữu Tương là những phần đó nó có chi pháp rồi, nhất là ở phần Hiệp Lực đã trình bày rồi, phần Tấu Hợp là kết thúc lại là có bao nhiêu duyên.
Thì duyên này hợp gọi là Duyên Hệ. Mà hiển bày các Pháp thì gọi là Duyên Sinh hiện bày ra. Do đó ta học thì ta phải nắm bắt được.
Hôm nay ta học là Nhân Hiệp Lực. Ta học về Nhân Duyên Hiệp Lực. Thì khi ta nói tới phần Nhân Duyên Hiệp Lực thì ta nói tới phần pháp thiện. Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện thì ta nói Nhân Duyên Hiệp Lực ta nói phần pháp thiện thôi thì chúng ta nói tới phần Nhân Duyên.
Trước khi ta vô phần Nhân Duyên Hiệp Lực thì ta nói về Nhân trước rồi nói tới Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện bởi Nhân Duyên thêm phần Hiệp Lực ta mới rõ hơn.
Trong bộ chú giải nói về Nhân (Hetu) là căn gốc cội rễ nó nguyên nhân của nó, nó không phải là tác nhân không, nó là cội rễ của nó, nó là căn gốc của nó. Khi một cái cây ta trồng xuống mà cái rễ nó phát triển ra, nó có hai loại rễ gồm:
1) Rễ cái, thì chiều cao của cây là bao nhiên thì chiều sâu của rễ cái đâm dưới đất bấy nhiêu.
2) Rễ bàn, là loại rễ toả ra dưới đất, thì tàng cây tán ra bao nhiêu thì rễ bàn toả ra bấy nhiêu.
Đó là về mặt thực vật học.
Pháp cũng vậy. Khi qúi Phật tử nhìn cái cây nó cao 50 feet thì rễ của nó cũng sâu như vậy, rồi cái táng của nó tỏa ra khi mặt trời chiếu xuống mà phủ bóng mát tới đâu thì rễ bàn nó mọc ra tới đó. Thì Hetu Paccayo này nó phải như vậy. Nếu qúi Phật tử không hiểu hết nghĩa của Hetu sẽ đánh giá nó không được.
Chúng ta mới tìm ra được cái nhân này, chữ pháp dùng chữ nhân này không phải là Ngài đặt tên mà là Ngài hiểu được tính chất của nó và ngài gọi tên nó rồi mình học cái đó mình phải hiểu được cái đó. Cũng như ta học về Cảnh Duyên, không phải ta nói Cảnh Duyên là Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc mà cảnh này có 22 cảnh, cảnh Siêu Lý, cảnh Chế Định, qúi Phật tử phải từ từ học.
Nhân có 4 Pháp Nhân gọi là Hetu:
1) Nhân Nhân (Hetu Hetu)
2) Duyên Nhân (Paccayahetu
3) Chí Thượng Nhân (Uttamahetu)
4) Phổ Thông Nhân (Sādhāraṇa-hetu)
1) Nhân Nhân (Hetu Hetu): có 6 nhân (trang 49 tập I ) gồm tham, sân, si (thuộc lãnh vực bất thiện), vô tham, vô sân, vô si, (thuộc lãnh vực của Pháp thiện, hay vô ký cũng dùng được).
2) Duyên Nhân (Paccayahetu). Phần Duyên Nhân thuộc Tứ Sắc Đại Hiển (mahābhūta - bhūta là rõ ràng là minh hiển, trong suốt và rõ ràng) làm Nhân trong việc gọi tên của Sắc Uẩn. Ta còn gọi là Sắc Tứ Đại (đất, nước, lửa, gió) mà không nói chữ Hiển thì chưa đủ. Cái hiển là nó rõ ràng nó trình bày khắp mọi nơi của tất cả sắc pháp, là tác nhân của mọi sắc pháp hay gọi là của mọi sắc uẩn.
Tứ Đại Hiển này, trong tất cả các sắc pháp, hữu tri hay vô tri, trong con người của ta là sắc uẩn, cũng là nền tảng tạo ra, là sắc uẩn, là tứ đại, nhưng hiển lộ rõ ràng, đầy đủ chi tiết và nó sẽ thấy một cách cụ thể do đó gọi là bhūta. Hồi xưa các kinh sách dịch là sắc tứ đại thôi, không có chữ bhūta, thì cái đó chưa đủ với nghĩa của bhūta.
Sau Ngài Tịnh Sự coi lại Tứ Đại là chữ Mahà thôi, còn chữ bhūta này không được dịch mà trong các chú giải có giải thích chữ này, nên Ngài dịch là Sắc Tứ Đại Hiển, tức là nổi trội, hiện rõ và minh hiển sáng tỏ trong mọi vấn đề của Sắc Pháp nên đọc là Tứ Đại Hiển, nó là nhân sanh ra tất cả mọi sắc pháp mà bố trí tức là như bàn ghế nhà cửa các sắc pháp hữu tri, còn con người của ta là Sắc Uẩn thì đó là nền tảng nó cung cấp nó gốc rễ nó sanh ra. Cái đó là thứ hai.
3) Chí Thượng Nhân (Uttamahetu): là Nghiệp Thiện và Nghiệp Bất Thiện làm nhân cho quả Dị Thục Thiện và quả Dị Thục Bất Thiện. Loại này mạnh và cao tột.
Thì phần nói về pháp và nhân này qúi Phật tử có thể coi ở trong tập 1 trang 49.
Phần Chí Thượng Nhân này ta nói là nó có 2 loại nghiệp là:
Thiện Nghiệp Lực và Bất Thiện Nghiệp Lực nó tạo tác ra các quả dị thục, mãnh lực của nó mạnh nó cho ra quả Dị Thục Thiện và quả Dị Thục Bất Thiện. Thì cái này nó cùng tột trổ ra quả, mãnh lực này cũng như rễ cây. Chúng ta đi vào chi tiết mới thấy là sợ, cái nhân này nó nằm trên đỉnh (Uttama) nó phát ra nghiệp lực.
4) Phổ Thông Nhân (Sādhāraṇa-hetu): Là Vô Minh làm nhân cho sanh tất cả Pháp Hành (Ngũ Uẩn).
Là Phổ Thông Nhân, nó có mặt ở trong đời phổ thông, là pháp Vô Minh dẫn đầu của các pháp cho đi luân hồi. Pháp nhân tạo ra tất cả các Pháp Hữu Vi hay còn gọi là Pháp Hành. Pháp Hữu Vi là Pháp có tạo tác, nó không ngừng, mà tạo tác ra nó là Vô Minh dẫn đầu tất cả mọi Pháp, còn gọi là "Vô Minh duyên Hành".
Đó là 4 Pháp Nhân, Sư giải thích cho qúi Phật tử thấy tại sao nó như rễ cây vừa có chiều sâu vừa có chiều rộng.
1) Nhân Nhân (Hetu Hetu):
Thứ nhất với nhân tham, sân, si, cũng như vô tham, vô sân, vô si, này nó đưa con người trong luân hồi từ địa ngục lên tới Phi Tưởng Phi Tưởng Xứ, không có ngừng, nhân nào nó cũng tạo ra được hết.
Tham, sân, si, nó dẫn đi tuốt xuống 4 tầng địa ngục, 8 tầng địa ngục, đưa qua ngã qủi, atula, súc sanh, nó dắt đi từ sâu tới rộng không ngừng, 3 nhân này thôi, sâu cũng có mà rộng cũng có, mà đủ loại chúng sanh.
Trong quyển thứ 5 Tổng Hợp Nội Dung Vi Diệu Pháp chúng ta thấy 8 tầng địa ngục rồi tới 32 tầng địa ngục, 32 chúa Diêm Vương cai quản khắp các địa ngục đó, rồi ngã qủi, rồi Atula, rồi súc sanh, rồi người nhị nhân, người tam nhân, có hết trơn, do Nhân Nhân (Hetu Hetu) dẫn dắt ra.
Khi nói tới Nhân Nhân này nó chỉ có 3 tác nhân này thôi, bên Bất Thiện là tham, sân, si, nó dắt đi nào là địa ngục, ngã qủi, atula, súc sanh, lên tới con người nó cũng dắt đi được, lên cõi trời nó cũng dắt đi được nếu còn là phàm nhân hay phàm thiên thì nó dắt đi được hết.
Tham, sân, si, nó dắt đi cùng tột, thì qúi Phật tử thấy cái Nhân Nhân (Hetu Hetu) này rất là khủng khiếp với bộ rễ của nó.
Nhân Vô Tham, Vô Si, Vô Sân cũng vậy nó dẫn con người làm trời cho tới giải thoát luôn khỏi tam giới này luôn.
Trong khi chúng ta học về Nhân, chúng ta học tới lãnh vật. Nó có:
- Tâm Nhị Nhân, sinh ra người Nhị Nhân. có những trường hợp người Nhị Nhân là người vô tham vô sân
- Tâm Tam Nhân, sinh ra người Tam Nhân. Là người Vô Tham, Vô Sân, Vô Si
Khi ta học trang thứ 5 của Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp học về 12 hạng người có nói tới người Nhị Nhân và Tam Nhân. Thì khi ta học tới đây chúng ta mới suy nghiệm ra được ta thuộc loại người nào, người Nhị Nhân là có tâm xả thí dễ dàng, nói tới trạng thái cho ra hay là bố thí hay là chuẩn tế giúp đỡ người ta với trạng thái vô tham họ làm dễ dàng lắm.
Vô sân thì họ có tâm từ hay là có tình thương bác ái rộng lớn, nhưng họ không có trí, họ ngồi học Phật Pháp hay họ tu học Phật Pháp hay họ hành thiền Phật Pháp họ không vô được họ gặp trở ngại. Người Nhị Nhân này họ sinh ra họ có hai nhân thiện này thôi, vô tham, vô sân, thì trong đời này trong kiếp này họ chỉ đi đến trạng thái cận định thôi chứ không đắc định được và con đường đạo quả của họ không có cơ hội.
Thiền sinh: Thí dụ một người sinh ra là Nhị Nhân trong kiếp này rồi họ học họ có thể trở thành Tam Nhân không?
HT trả lời: Khó lắm, tại vì gốc của Nhân này có từ trong quá khứ có gieo rồi, tới thời kỳ Đức Phật cũng vậy người Nhị Nhân Ngài độ cũng không được chứ đừng nói chi là mình trong kiếp này.
Do đó, tới quyển "Phật Đạo đưa đến sự an vui và hạnh phúc" Ngài Jalaka có nói tới 4 hạng người, thì hạng người thứ 4 gieo duyên trong kiếp này chứ kiếp sau không có đắc đạo quả được mà đắc được thiền cũng vậy. Do đó mình phải nghiệm và vị thiền sư họ biết, mình tu với vị thiền sư hay là vị giáo thọ họ biết được người nào Nhị Nhân người nào Tam Nhân, các vị Thiền Sư phải biết, các vị giáo thọ phải biết bản thân họ là người Nhị Nhân hay người Tam Nhân hay là các vị học viên, các vị thiền sinh, các vị hành giả của vị giáo thọ thiền sư đó phải biết người đó Nhị Nhân hay Tam Nhân.
Người Nhị Nhân kêu họ xả thí họ sẵn sàng. Ở ngoài đời mà chúng ta thường nghe người tu phước dễ mà tu huệ khó là cái người đó, kêu họ tu phước cái gì họ cũng làm hết, nhân sanh ra phước báu họ làm được hết, bố thí, trì giới, cung kỉnh, phụng thị họ làm được hết, nhưng qua tu tập họ dừng lại, người Tam Nhân vô nghe Pháp họ tỉnh táo ghi chép đầy đủ, còn người Nhị Nhân vô nghe Pháp thì buồn ngủ.
Người Tam Nhân thì cái gì họ cũng có, vô tham, vô sân, vô si, mỗi hành động, nói năng, cử chỉ, nghĩ suy thì họ đều có Tam Nhân đầy đủ, họ nói cẩn thận, nghĩ suy họ cẩn thận, hành động họ cẩn thận, lúc nào họ cũng có nhân vô si dẫn dắt họ hướng dẫn họ trong vô tham, vô sân, vô si. Đó là phần Tâm Tam Nhân hay là người Tam Nhân.
Tâm Nhị Nhân hay là người Nhị Nhân. Các qúi Phật tử sẽ biết được mình, còn không qua một lần, hai lần trắc nghiệm thì vị thầy sẽ biết được người học trò hay người đệ tử người Nhị Nhân hay người Tam Nhân, có khi các người đó nói ra và có khi họ không nói ra, họ âm thầm theo dõi để họ dìu dắt họ tạo cơ hội cho người Nhị Nhân đó.
Thì khi ta học tới phần Nhân Nhân này nó như bộ rễ của cây nó dẫn đi xuống, nó dẫn đi lên, nó dẫn đi hoài không ngừng, nó còn tạo tác ra nữa , nó còn nhân thì nó còn tạo tác và cái quả này nó trổ không hết.Nói tới cái quả của tác nhân này không tả nổi.
Trong bộ Kinh Milinda-panha Sutta mà Sư dịch ra thì cái này gọi là Vua Milinda Sở Vấn Kinh, giống như là Sakka-panha sutta Kinh Ðế-thích sở vấn nằm trong Trường Bộ Kinh, đây thuộc về Luận Tạng không phải là Chánh Tạng trong Tam Tạng kinh điển. Thời này là thời sau có câu chuyện là Đức Vua Milinda hỏi ĐĐ Nàgasena Ngài là Alahán Ngài ở trên cung trời và Chư Tăng thỉnh Ngài xuống để đối trị vua Milinda, Ngài trí tuệ lắm. Qúi Phật tử đọc quyển kinh Milinda-panha Sutta qúi Phật tử thấy có sự hấp dẫn và hào hứng để biết được những trí tuệ mà hai Ngài đối đáp nhau, người vấn người đáp rất là xuyên suốt nhiều câu hỏi rất có giá trị.
Thì trong quyển kinh Milinda-panha Sutta ta gọi là Vua Milinda Sở Vấn Kinh có một câu hỏi, vua Milinda hỏi:
- "Quả báu vipàka (dị thục quả) trổ sanh như thế nào?
Thì ĐĐ Nàgasena Ngài trả lời:
- "Ví như cây trổ sanh ra quả thì không ai chỉ được chỗ này trổ quả chỗ kia trổ quả và nó trổ ra bao nhiêu quả, mà nó trổ cùng khắp hết, tới khi nó chín mùi khi nó trổ ra nó trổ chỗ nào cũng trổ được hết, trên ngọn, trên nhánh. Cũng như quả trổ ra không có giới hạn về thời gian, không giới hạn về số lượng nhiều hay ít.
Ở trên Đà Lạt có loại hồng (Persimmon) Chín Lóc nó hình dạng như quả trứng của ông Nguyễn Văn Lóc, nó sai trái lắm, dân buôn thu hoạch hồng trứng lóc đem bán, họ lấy một nhánh cây hồng trứng trồng thành một cái cây, và làm thành nhiều cây nhỏ thành một cái vườn. Hồng (Persimmon) có cái lạ là năm nay nó ra 100 ký, năm tới nó lên thành 200 ký, rồi năm tới nữa nó lên thành 1 tạ, rồi 2 tạ, nó lên hoài.
Như ta trồng một cây chuối, Sư hỏi người nông dân 3 đời làm nông nghiệp: một cây chuối làm ra được bao nhiêu bụi chuối con? không ai trả lời được. Câu hỏi khác là: Một cây chuối ra được bao nhiêu nải? Không ai trả lời được. Câu hỏi khác nữa là: Một nải có bao nhiêu trái chuối? Không ai trả lời được. Mà vùng này khác vùng kia, vùng cao nguyên khác với vùng đồng bằng, vùng đất tốt hay vùng đất sạn sỏi cũng ra kết quả khác.
Do đó, khi ta nói tới Nhân mà nó trổ ra quả không thể nào tìm ra được câu trả lời chính xác được.
Nên Đức Phật Ngài nói là Nhân Nhân (Hetu Hetu).
Khi qúi Phật tử hiểu được học về Nhân Duyên rồi nội ý nghĩa của nó thôi chúng ta phải thận trọng rồi, nếu ta rớt vô lãnh vực Nhân Bất Thiện tham sân si thì trổ quả ra như ta học rồi ta biết là quả Bất Thiện trổ ra rồi không bao giờ hết mà cái nhỏ cái lớn cái nhiều cái mạnh cái nặng cái nhẹ đều trổ ra hết.
Nhưng, đối với Nhân Thiện thì cái lớn trổ sanh thì cái nhỏ biến mất, do đó ta phải cẩn thận. Học cái Nhân Nhân (Hetu Hetu) như học cái rễ cây vậy.
Qúi Phật tử trồng cái cây xuống không có cách nào mà qúi Phật tử nói là cái rễ cây một năm nó ra bao nhiêu.
2) Duyên Nhân (Paccayahetu).
Phần Duyên Nhân thuộc Tứ Sắc Đại Hiển (mahābhūta - bhūta là rõ ràng là minh hiển, trong suốt và rõ ràng) làm Nhân trong việc gọi tên của Sắc Uẩn. Ta còn gọi là Sắc Tứ Đại sắc tứ đại (đất, nước, lửa, gió)
Cái thứ hai nữa là Duyên Nhân nó cùng tận như là rễ cây là Sắc Tứ Đại Hiển nói về sắc uẩn mình thôi, là khi mình sống thì Tứ Đại Hiển nó hiện bày ra con người mình có tứ đại rồi sắc nhẹ, sắc mềm, sắc nhãn thần kinh, sắc nhĩ thần kinh, nó có mấy sắc trong 28 sắc pháp, nhưng mà tới khi mình chết thì sắc tâm hết, sắc nghiệp nó cũng hết, sắc vật thực cũng hết, nhưng sắc qúi tiết tới khi nó thành tro bụi nó cũng còn sắc tứ đại. Sắc tâm mình hết rồi, khi mình chết tâm mình ngưng như tâm bậc Alahán tâm tử bậc vô sinh chết thì sắc tâm hết liền, rồi sắc nghiệp lên rồi sắc vật thực nuôi dưỡng sắc thân này hết, nhưng khi đem đốt thành tro rồi thì hạt tro này cũng là tứ đại, nó không có hết và nó tiếp tục ra thành một vật thể khác của sắc tứ đại nữa, nên nó có mãnh lực ghê gớm, nó như rễ cây.
Tứ Đại Hiển là tác nhân cho mọi Sắc Pháp hay là cho Sắc Uẩn của mình đây, tới tận cùng nó cũng còn lại là tứ đại.
3) Chí Thượng Nhân (Uttamahetu)
Chí Thượng Nhân này Thiện Nghiệp Lực và Bất Thiện Nghiệp Lực này, giống như ta trở lại làm Nhân Nhân (Hetu Hetu), thì Nghiệp Lực này là do 3 Nhân; Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, làm nền
Rồi Bất Thiện Nghiệp Lực là do 3 nhân; Tham, Sân, Si, làm nền tảng hay là nguyên nhân hay là nguồn gốc sinh ra những mảnh lực nghiệp lực này.
Thì nghiệp lực có 3 loại là: Nghiệp Lực, Nghiệp Quả, Nghiệp Báo. Hai cái Nghiệp Lực + Nghiệp Quả cộng = Nghiệp Báo, không có đo lường được sức mãnh lực của nó.
Nghiệp có ba là: Nghiệp Lực + Nghiệp Quả = Nghiệp Báo. Nó chạy rượt đuổi hoài và nó không hết được với mãnh lực của thời gian
Thì nói tới Nghiệp thì có 3 loại:
- Nghiệp Lực là hành động tạo tác, lúc đang tạo tác là Nghiệp Lực.
- Còn nó trổ sanh quả thì gọi là quả dị thục, là Nghiệp Quả.
- Kết hợp Nghiệp Lực với Nghiệp Quả nó luân chuyển xoay tròn và nó tạo tác ra nó trổ sanh ra mình gặt hái mình thọ lãnh gọi là nghiệp báo. Mà nghiệp báo này tới tâm tử vô sanh mới hết được.
Như Đức Phật đến ngày Ngài viên tịch Niết-bàn cái nghiệp báo mà Ngài bị bịnh kiết lị 3 tháng chịu đựng từ trong vườn Ca Tỳ La Vệ đến Kusinara ngày Ngài viên tịch Niết-bàn, cái nghiệp báo đó nó vẫn rượt đuổi Ngài trong vô lượng kiếp quá khứ Ngài cho thuốc bị lầm thôi mà nó trổ nó vẫn rượt đuổi Ngài.
Do đó, cái nghiệp báo này đáng lo nghĩ lắm. Nghiệp thuộc loại Acchariyam Bất Khả Tư Nghì là nói tới Nghiệp thì không thể trả lời được, không ai trả lời được hết mãnh lực của nghiệp báo này.
4) Phổ Thông Nhân (Sādhāraṇa-hetu): Là Vô Minh làm nhân cho sanh tất cả Pháp Hành (Ngũ Uẩn).
Phổ Thông Nhân là Vô Minh tạo tác ra là vô cùng tận. Cái hành động vô minh này Avijjā trang thứ 7 của Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp phần Liên Quan Tương Sinh có giải thích, Avijjā là không có hiểu biết, là vô minh hay là bất tri.
Vô Minh Avijjā có 8, còn gọi là bát bất tri là 8 điều mình không biết. Là bốn bất tri Tứ Đế + với bốn bất tri quá khứ, hiện tại, tương lai, và liên quan tương sinh:
1. Bất tri khổ (Dukkhe aññāṇaṃ), không thông hiểu về sự khổ ngũ thủ uẩn.
2. Bất tri khổ tập (Dukkhasamudaye aññāṇaṃ), không thông hiểu tập khởi của khổ.
3. Bất tri khổ diệt (Dukkhanirodhe aññāṇaṃ), không thông hiểu sự diệt khổ.
4. Bất tri đạo lộ khổ diệt (Dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya aññāṇaṃ), không thông hiểu con đường đưa đến diệt khổ.
5. Bất tri quá khứ (Pubbante aññāṇaṃ), không biết rằng mình đã từng hiện hữu ở quá khứ, có kiếp sống quá khứ.
6. Bất tri vị lai (Aparante aññāṇaṃ), không biết rằng mình sẽ có mặt trong tương lai, có kiếp sống sau.
7. Bất tri quá khứ vị lai (Pubbantāparante aññā-ṇaṃ), không biết có đời sống quá khứ và vị lai, tức là đời sống vui khổ hiện tại bị chi phối bởi quá khứ, và sở hành hiện tại ảnh hưởng vị lai.
8. Bất tri pháp liên quan tương sinh (Idappaccayatāpaṭiccasamuppannesu dhammesu aññāṇaṃ), không biết duyên khởi các pháp, sanh do nhân quả liên quan, như do vô minh có hành, do hành có thức v.v...
Phần giải thích về bất tri ở chương thứ 7 của Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp, phần Liên Quan Tương Sinh, trong phần Vô Minh đầu tiên có giải thích rõ. Thì 8 bất tri này nằm trong Liên Quan Tương Sinh chương thứ 7 Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp.
Vậy thì khi ta nói đến Nhân, nó như bộ rễ, thì chức năng của rễ kinh khiếp. Thì 4 ý nghĩa Nhân cái nào cũng sợ.
Phần Nhân Duyên chúng ta đang học bữa nay là Nhân Duyên Hiệp Lực là ta chỉ nói phần Nhân Nhân (Hetu Hetu) thôi. Còn 3 yếu tố kế tiếp chúng ta sẽ bàn riêng rẽ chứ không bỏ qua, ta sẽ bàn riêng rẽ trong lãnh vực của Paṭṭhāṇa.
Hôm nay ta học về Nhân Duyên thì chúng ta phải nắm bắt được.
Khi ta nói tới Nhân Duyên chúng ta sẽ thấy nó có 4 pháp chủng (Jàti là chủng loại) của Nhân.
1) Thứ nhất là Nhân Thiện là Pháp Chủng Thiện là: Vô Tham, Vô Sân, Vô Si. Chỉ phối hợp với Tâm Thiện
2) Thứ hai là Nhân Bất Thiện là: Tham, Sân, Si. Chỉ phối hợp với Tâm Bất Thiện thôi.
3) Thứ ba là Nhân Vô Ký Quả Dị Thục. Quả Dị Thục là Vô Tham, Vô Sân, Vô Si. Phối hợp với Tâm Quả Dị Thục Hữu Nhân.
4) Thứ tư là Nhân Vô Ký Duy Tác là: Vô Tham, Vô Sân, Vô Si. Phối hợp với Tâm Duy Tác Hữu Nhân.
Đó là bốn pháp chủng của Nhân mà trong phần Nhân Duyên này chúng ta sẽ có dịp tiếp xúc với nó.
Chúng ta nói tới phần Nhân Duyên
Tâm Thiện cho 8 Tâm Quả Dị Thục, hay 12 tâm Quả Dị Thục, hay 16 Tâm Quả Dị Thục nằm trong chương I Nội Dung Vô Tỷ Pháp. Trong Nikaya, Kinh Pháp Cú nói tới 16 phần quả, là khi ta làm với Tam Tư là cetanā là tác ý:
- Tư Tiền, trước khi làm ta có sự hoan hỉ.
- Tư Hiện, ngay khi làm ta có niềm tin tịnh tín, niềm tin trong sạch
- Tư Hậu, sau khi làm xong ta có sự hoan hỉ
Thì ta có đầy đủ Tam Tư, tức là 3 thời (Tư Tiền: suy nghĩ trước khi làm; Tư Hiện: suy nghĩ ngay khi ta tạo tác; Tư Hậu: nhớ lại sau khi tạo tác.). Thì tâm thiện với Tam Tư sẽ cho quả nhiều nhất (16 tâm quả).
Khi chúng ta làm việc thiện có đầy đủ Tam Tư là trước khi ta làm việc thiện ta phải có suy nghĩ hay là ta phải có ý nghĩ, ta có sự hiểu biết thì ta mới làm chứ không phải ta làm một cách ngẫu nhiên, hay làm một cách máy móc, hay làm theo tâm của người khác, hay là lời của người khác hướng dẫn, hay lời xúi dục ta làm thì ta mất đi Tư Tiền. Thì bất cứ làm việc thiện nào chúng ta Tam Tư. Mà Tam Tư này có lợi lắm, tại vì khi ta làm đủ Tam Tư thi quả báo trổ sanh ra nhiều, thứ hai nữa là khi ta làm ta có trí tuệ quả báo nhiều hơn là không có trí tuệ, ta có sự hiểu biết. Ngay khi ta làm thì ta cũng phải biết cái hành động ta làm thì cái tác ý ta chia ra 3 phần này, mỗi một cái nó có một ý nghĩa của nó.
Có người làm có khi họ thiếu Tư Tiền. Thí dụ như có buổi trai tăng để bát cúng dường Phật hay là Chư Tăng hay là để bát cho một nhà Sư, người ta chuẩn bị ngày hôm qua hay trước một tuần, rồi hôm nay ta tới chùa thấy người ta làm mình xin hùn phước, thì ta mất Tư Tiền. Ta không có chuẩn bị, không hay biết hay là không ai rủ mình.
Ngay lúc đang làm là Tư Hiện mà ta không có tịnh tín, ta giận hờn vì họ không cho ta biết trước, thì ta mất sự tịnh tín, như vậy là mất Tư Hiện.
Sau khi làm xong mình không sadhu, mình không hoan hỉ là mình mất luôn Tư Hậu.
Nhiều khi thiếu Tư Tiền lại thiếu Tư Hậu, cho rồi mình hối tiếc, cho rồi mình lại tiếc nuối. Có ông Balamon kêu người nô bộc (tiền thân của ĐĐ Anuradatha) về nói với vợ bỏ bát cho Ngài Độc Giác Phật, bà hoan hỉ lắm, bà bới vật thực đầy đủ, tới khi cho bát xong thì ông lại mở ra coi ông nói, ta đâu ngờ vợ ta bới nhiều vậy, nếu ta biết thì ta bớt lại, ông tiếc. Do đó thì khi kiếp sau họ sanh lên họ có đầy đủ tài sản mà họ không dùng được, là vì thiếu Tư Hậu.
Nên qúi Phật tử biết có nhiều người có tiền có của nhiều lắm đếm rồi cất dấu không dám sài, tại vì họ thiếu Tư Hậu trong kiếp quá khứ, bây giờ họ có tài sản mà họ không sài được.
Có ông Balamon, một bá hộ thời Đức Vua Pasanadi, ông ta giàu có, tới khi ông chết ông để tài sản lại không có con thừa tự tài sản, cuối cùng tài sản sung vô ngân qũy quốc gia, Đức Vua Pasanadi hỏi Đức Phật vì sao mà vị bá hộ đó tiền của nhiều mà chết không người thừa tự mà cuộc đời ông ta sống không được hưởng tài sản, ông cứ chắc chiu tằng tiện. Đức Phật trả lời là vì ông thiếu Tư Hậu trong quá khứ, ông xả thí xong ông tiếc nuối, kiếp sau ông sanh lên có của cải nhưng không hưởng được.
Thứ hai là khi ta làm việc thiện mà ta không kêu gọi không báo cho người ta biết thì kiếp sau sanh ra ta là chư thiên cô đơn. Có vị thiên tử ở trên cõi trời ở toà thiên cung rộng lớn, nhìn qua các thiên cung khác thì chư thiên đông vui đờn ca vui vẻ còn ông một mình cô đơn. Qúi Phật tử nhớ là các chư thiên không bao giờ muốn xuống cõi nhân loại, chư thiên sợ mùi hơi con người, chư thiên đợi cho con người ngủ rồi mới xuống hỏi Đức Phật. Thì vị thiên tử đó cô đơn ông chờ đến tối nhân loại ngủ hết ông mới đi xuống trần gian để gặp Đức Phật, vì sao con là thiên tử cô đơn. Đức Phật nói là khi trong kiếp con người ngươi làm việc thiện phước, ngươi không kêu gọi ai, ngươi tự mình làm, do đó sinh ra cũng là con một trong gia đình mà lên trên trời cũng là một vị thiên tử cô đơn là vậy đó.
Nói tới trí, thiếu trí, chúng ta học tới trí có 3:
- Trí văn. Tiếng Pali là Sutamayapaññā, trí sáng suốt do người khác dạy, do học hỏi, do đàm luận.
- Trí tư. Tiếng Pali là Cintāmayapaññā, trí sáng suốt do suy nghĩ, do quán xét.
- Trí tu. Tiếng Pali là Bhāvanāmayapaññā, trí sáng suốt do tuệ tu chứng ngộ.
Lúc nào chúng ta cũng phải có đủ Tam Trí; Văn, Tư, Tu. Ta làm việc gì ta phải có kiến thức, ta hiểu biết việc làm đó rồi ta suy nghĩ hành động đó cho ta cái nhân nào quả nào, chúng ta phải hiểu biết rồi ta tu tập. Tại vì chuyện cho ra là để diệt cái bỏn xẻn. Do đó, mình phải nắm bắt được là trí có 3 loại là Trí Văn, Trí Tư, Trí Tu.
Khi ta muốn biết một Tâm Thiện cho ra 8 tâm quả, một tâm thiện cho ra 12 tâm quả, một tâm thiện cho ra 16 tâm quả, ta biết rồi vì ta đã học trong chương I Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp, thì từ đây về sau ta làm một cái gì đó ta chắc chiu, ta phải tìm cách nào mà tối đa số lượng này để khi mà ta có được nhiều cái thiện thì ta mới đánh bạt được bất thiện. Các việc bất thiện của ta trùng trùng điệp điệp trong quá khứ rồi, từ phần Phổ Thông Nhân tạo ra, từ vô minh trong quá khứ mình đã tạo ra không biết là bao nhiêu, bây giờ ta biết được Phật Pháp rồi ta bắt đầu làm cái Nhân Nhân (Hetu Hetu) để mà ta chạy ra khỏi không còn Sắc Uẩn Đại Hiển nó hiện bày, nếu còn thiện nghiệp tạo tác ra mình còn phải luân hồi, rồi trong phần Phổ Thông Nhân (Vô Minh tạo tác ra là vô cùng tận) làm ta phải đắm chìm trong Tam Giới này không ra khỏi cái vòng sanh tử. Thì chúng ta phải làm việc Thiện nhiều, không thể làm ít hoặc trì hoãn.
Do đó khi ta học về Nhân Duyên thì ta phải hiểu là như vậy. Thì ta muốn nói tới phần Thiện thì chỉ có pháp Chủng Thiện Nhân Thiện này thôi còn 3 phần sau đó là Nhân Bất Thiện, Nhân Vô Ký Quả Dị Thục, Nhân Vô Ký Duy Tác, thì không nên nghĩ tới, ta biết và ta đừng nghĩ tới vì nghĩ tới có thể bị ám ảnh hay bị chi phối. Đức Phật Ngài nói chúng sanh không làm việc thiện chúng sanh trở lại bất thiện liền, không có thay đổi được, mà Pháp Thiện này mà làm duyên cho Pháp Thiện như là chúng ta leo núi, càng leo càng khó và lên cao lại càng khó chúng ta phải nỗ lực và kiên nhẫn nhiều.
Thì chúng ta qua phần Tam Tư và Tam Trí thì chúng ta có được loại quả của việc thiện, 8 quả Dị Thục Vô Nhân, 12 Quả Dị Thục, 16 Tâm Quả Dị Thục, là đầy đủ Tam Tư và Tam Trí hiện bày ta làm việc một cách sáng suốt và có sự hiểu biết và chọn lọc trước khi ta tạo tác việc Thiện.
Ta đi tiếp qua phần Nhân Duyên trước khi đi vô nữa thì ta cần phải nắm bắt được một vài yếu tố mà chúng ta cần phải biết nó thuộc loại nào. Tiếp theo chúng ta cần biết nó thuộc giống gì.
Duyên này thuộc giống Câu Sanh (sahajātavāro); Câu là cùng, Sanh là sinh ra hay là sinh khởi, như vậy Câu Sanh là cùng sanh.
Thí dụ như VN chúng ta có "câu lạc bộ", câu này chúng ta tách ra 3 nghĩa; câu là cùng vào, lạc là vui chơi, bộ là hội tụ hay hội họp. Như vậy thì gọi là "câu lạc bộ" là nơi hội họp lại cùng nhau vui chơi nên ta gọi là "câu lạc bộ", thí dụ như câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ âm nhạc v.v...
Trong phần Paṭṭhāṇa này chúng ta sẽ thấy 2 từ ngữ là Câu Sanh (sahajātavāro) và Câu Hành (sahagataṃ) là cùng hành động chung với nhau.
Thí dụ, tâm si có hai cái Câu Hành (sahagataṃ) là Tâm Si Hoài Nghi, Câu Hành Hoài Nghi và Câu Hành Trạo Cử ta gọi là phóng dật, thì chúng ta chỉ câu hành thì chúng ta cũng hiểu từ ngữ câu hành.
Si mê là Mohacitta. Tâm si có hai là, si hoài nghi vicikicchā, và trạo cử hay phóng dật uddhacca. Câu hành với hoài nghi, câu hành với trạo cử.
Còn tất cả các tâm thiện thì là Câu Sanh hay là tương ưng, chúng ta sẽ đi qua từng chi tiết.
Thì khi ta nói tới phần Tâm Si. Tâm si có 2 Câu Hành, nó cùng hành động. Một người mà si mê thì có 2 hành động, một là liên hệ với hoài nghi hai là liên hệ với tâm phóng dật trạo cử.
Thì khi qúi Phật tử học qua Paṭṭhāṇa bộ chú giải giải thích rõ ràng tâm si câu hành với hoài nghi trạo cử ở trong phần Thiền Na hay trong phần Đồ Đạo chúng ta sẽ thấy nó không làm duyên tới phần Tâm Vô Nhân là vì sao, ở đây cách nghĩa hết (có quyển màu đỏ mới giải thích được quyển màu sanh), thì qúi Phật tử sẽ thấy quyển chú giải Phát Thú này hay, mình có phước trong đời này với tuổi thọ qúi Phật tử đây là qúi Phật tử được học Chánh Tạng học chú giải nữa, mà có Pháp có sách qúi Phật tử đọc qúi Phật tử có phước lắm, Mẹ Cha của Sư mất rồi, không có duyên được học, mình chỉ biết cầu nguyện chia phước cho song thân của mình thôi. Còn qúi Phật tử đây mình có mấy quyển này là phước báu.
Giải thích Trưởng Duyên thì nó có Câu Sanh Trưởng, Cảnh Trưởng, qúi Phật tử nắm bắt được thì đây có đầy đủ chi tiết, nó chia ra cõi giới hay là chủng loại và chia cho tâm chúng ta sẽ thấy, rồi từ đó trong pháp hành mà chúng ta ngồi thiền hay tu tập chúng ta sẽ biết được là ta sẽ xử dụng cái đó với tâm nào với mãnh lực duyên nào áp dụng vô đó mới có kết quả được, chứ không thể nói chung chung hay nói tổng quát khó có kết quả lắm.
Sư có sự ưu tư là ngày hôm nay với số lượng sách này chưa phổ biến hết mọi nơi.
Ở đây chúng ta nói tới Nhân Duyên thuộc giống Câu Sanh là ta nói tới thời của nó là Thời Hiện Tại (Paccuppanna kàla) thời hiện tại này sẽ khác với thời hiện tại kia, quá khứ và thời vị lai.
Hay thời Pavattati Kàla là Thời Chuyển Khởi là thời gian đi liên tục, còn thời hiện tại là hiện bây giờ ta đang nói, cái đó là qui ướt thôi chứ thực ra nó đang di chuyển đã qua rồi.
Thì khi ta nói tới Thời Hiện Tại (Paccuppanna kàla) qúi Phật tử phải lưu ý hay là khi ta nói Pavattati Kàla là Thời Chuyển Khởi là ta nói sát na, thì trong một tâm ta có một sát na đại có 3 sát na tiểu, chúng ta phải biết một sát na tâm, một lộ trình tâm có 17 tâm thì có 3 sát na tiểu, trong mỗi một tâm ta có 51 sát na tiểu, do đó 3 x 17 là 51.
Trong một lộ trình tâm có 17, mỗi một tâm như vậy có 3 sát na tiểu = 51 sát na tiểu. thì trong sát na tiểu này thì; Sanh, Trụ, Diệt,
thì Paccuppanna nó là một sát na đại,
còn Pavattati Kàla có Sanh, Trụ, Diệt.
Nếu chúng ta học kỹ mà vị thầy chỉ cho mình kỹ thì chúng ta mới bắt được lúc thời gian tu tập.
Pavattati Kàla là Thời Chuyển Khởi là thời kỳ Sanh qua Trụ, Trụ qua Diệt nó không đứng yên mà nó là một thời kỳ hiện tại, nói tới thời gian nói tới kàla là vì nó không nói về quá khứ, không nói về vị lai, nó nói về hiện tại và thời chuyển khởi là sinh qua trụ, trụ qua diệt, nó liên tục như vậy từng sát na.
Thì khi qúi Phật tử học được cái này mà chúng ta nắm được Câu Sanh mà thời hiện tại đang chuyển khởi liên tục và không ngừng, chúng ta nắm bắt được một tâm sát na đạo (tâm đạo chỉ có một sát na) tâm quả của người độn căn có 2, tâm quả của người lợi căn có 3, lúc đó ta mới tính được cái hiện tại được, giống Câu Sanh, nó không giống Hậu Sanh, cũng không giống Tiền Sanh, do đó qúi Phật tử phải nắm bắt cho kỹ cái giai đoạn này.
Bước đầu ta học về Paṭṭhāṇa về cái Giống chủng loại (Jàti), và Thời Hiện Tại là chúng ta nói tới sát na sanh, sát na trụ, sát na diệt, đang hiện tại.
Vậy thì khi chúng ta học 17 sát na trong một lộ trình tâm, từ lộ ngũ môn hay là lộ ý môn, hay là từ lộ ngũ môn na tùng lưu hành qua lộ ý môn chúng ta từ khi bắt cảnh sắc đó là lộ ngũ môn nhãn môn hoặc qua phần lộ ý môn chúng ta thu vô và nhìn ra được cảnh sắc đó với ý tưởng của ta cái suy nghĩ của ta thấy thực tướng pháp hay là thấy kiết sử pháp của mình ở trong đó chúng ta sẽ nắm bắt được phần gọi là "thời", nếu chúng ta không nắm bắt những cái đó thì chúng ta không kiểm soát được cái pháp vô với các cửa ngõ mà chúng ta cho pháp nó vô. Đó là hôm nay chúng ta học "thời hiện tại".
Nhân Duyên này thuộc mãnh lực (sati) là:
- Xuất sinh, làm cho sanh ra.
- và, Bảo hộ cho nó tồn tại.
Giống như trong đời chúng ta thấy có người mẹ người cha sinh ra ta mà không nuôi ta. Có người mẹ người cha không sinh ra ta nuôi ta. Có người mẹ vừa sinh vừa nuôi ta. Chúng ta sẽ thấy trong Pháp cũng vậy.
Có mãnh lực sinh ra mà nó không nuôi, giống Vô Gián. Khi ta nói tới Vô Gián là không gián đoạn, cảnh vô gián hay là vô gián cần y, trùng dụng duyên hay là thường cận y hay là dị thường nghiệp, nó sinh ra rồi và nó làm ra liên tục, tâm này sanh ra tâm kia sanh ra nhưng nó không có bảo hộ.
Còn cái giống Bảo Hộ là giống như là hậu sanh, hậu sanh là nó sanh sau nhưng nó bảo dưỡng nó bảo họ cho giống hậu sanh đó. Còn 35 duyên còn lại thì nó thuộc trong tập 5 trang 92/93.
Nó sanh ra mà nó không nuôi, còn bảo hộ là nó chỉ nuôi thôi nó không có sanh. Có phần vừa sanh vừa nuôi là Xuất sanh và Bảo Hộ.
Chúng ta học phần Nhân Chế Định Puggalapannatti bộ thứ tư của Abhidhamma.
1) Bộ Pháp Tụ (Dhammasangani)
2) Bộ Phân Tích (Vibhanga)
3) Bộ Chất Ngữ (Dhatukatha)
4) Bộ Nhân Chế Định (Puggalapannatti).
5) Bộ Ngữ Tông (Kathavatthu)
6) Bộ Song Đối (Yamaka)
7) Bộ Vị Trí (Patthana).
Trong bộ Nhân Chế Định (Puggalapannatti). Đức Phật nói
có 4 loại chuột;
1 - chuột đào hang - ở , thí dụ, xây chùa xong mình ở
2 - chuột đào hang - không ở, xây chùa xong không ở
3 - chuột không đào hang - có chỗ ở, ở đâu có sẵn chạy vào ở luôn
4 - chuột không đào hang - không có chỗ ở
Thí dụ, trời có 4 loại
- trời gầm có mưa
- trời gầm không mưa
- trời không gầm mà mưa
- trời không gầm mà không mưa
cái người không thấy sân mà giận
có người vừa thấy sân vừa thấy giận
có người thấy sân mà không có giận
có người không sân không giận
Mình thuộc loại chuột nào mình biết, mình thuộc loại trời nào mình biết. thì cái đó trong pháp mình học mình nghiệm ra được.
Thì trong bộ Nhân Chế Định (Puggalapannatti) có dịp Sư sẽ giải thích trong Paṭṭhāṇa cho qúi Phật tử thấy rõ các pháp hơn, chứ thật ra Paṭṭhāṇa là không có đụng với người nào hết, chỉ nói về Pháp tức là Sabbe dhammā anattā'ti. Tất cả pháp là vô ngã, trong lãnh vực đó ở trong Nội Dung Vô Tỷ Pháp, nhưng qua bộ Paṭṭhāṇa nói về phần Duyên Sinh Duyên Hệ thì chỉ nói anattā'ti (vô ngã). Nói pháp thuần mà trong pháp thuần đó chúng ta chỉ liên hệ tới phần Vô Ngã thôi, nó có hợp thì nó sinh, và nó rã thì nó tan, nó không hợp lại thì nó rã tan liền.
Do đó, khi người ta học và người ta thấy được cái đó ta mới nghiệm ra được Pháp.
Đó là ta nói tới phần Nhân Duyên. Khi ta nói tới phần Nhân Duyên này thì chúng ta đi vào trong phần Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, mấy yếu tố này chúng ta nắm bắt trước rồi sẽ đi vào phần chi tiết chúng ta sẽ thấy được mỗi ý nghĩa của nó.
Hôm nay ta đi qua phần thứ nhất mà trang A2 có Nhân Duyên Hiệp Lực, chúng ta có Năng Duyên và Sở Duyên.
Hồi nhỏ khi chúng ta học high school chúng ta học về Mathématiques Tân Toán Học thì chúng ta sẽ thấy nó có 2 phần mà chúng ta cần biết là: Tập Hợp và Phần Tử.
Tập Hợp là tập hợp một hay nhiều đối tượng có tính chất đặc trưng giống nhau. Những đối tượng gọi là phần tử.
Tập hợp thì có Hợp Nhau và Giao Nhau.
Thì Tập Hợp mà hội thì ký hiệu là U. Thì A U B là A hội B
mà Tập Hợp mà Giao thì ký hiệu là ∩. A ∩ B là A giao B
Thì khi ta nói, thí dụ Tập Hợp A= (a,b,c,d)
Tập hợp B=(c,d,e,f).
Thì khi A và B giao nhau thì có những phần tử nào chung, chừng nào nó có thì nó mới giao nhau được
Hình A B hợp nhau
Trong tập hợp A có 4 phần tử (a,b,c,d).
Còn phần tập hợp B có 4 Phần Tử (c,d,e,f)
Thì hai tập hợp A và B có giao nhau ở (c,d).
Nhưng nếu ta hợp lại hết A U B thì nó có (a,b,c,d,e,f)
Thì ở đây khi qua phần Hiệp Lực cũng vậy, nó có những cái gì mà nó giao nhau thì nó vô, còn nó không giao nhau thì đứng bên ngoài.
Thì ở đây ta học về Nhân Duyên Hiệp Lực thì Năng Duyên của Nhân Duyên có các duyên sẽ hiệp lực với nó có nó vô, còn không có nó không vô được, như ta biết có 24 duyên, trong 24 duyên đó mà nó có duyên nào vô được, thứ nhất ta coi về Giống, Giống nào, Giống Vô Gián, Giống Câu Sanh, Giống Tiền Sanh, Giống Hậu Sanh, thì mới coi nó thuộc Giống (Chủng Loại) nào.
Giống Câu Sanh có 15 Duyên thì nó vô được bao nhiêu duyên chúng ta sẽ học qua cái đó.
Thì ở đây ta học về Năng Duyên (trang A2). Thì Nhân Duyên của Hiệp Lực, phần Năng Duyên phần tạo tác của nó có 6 Nhân.
Phần Sở Duyên là 103 Tâm Hữu Nhân.
Ta có 121 Tâm gồm:
- 103 Tâm Hữu Nhân + 18 Tâm Vô Nhân = 121 Tâm.
Thì Năng Duyên có 6 Nhân, thì anh nào có nhân thì tâm anh mới vô được, thì anh chỉ có 103 Tâm Hữu Nhân, tức là ta trừ 18 Tâm Vô Nhân. Còn từ 1 Nhân, 2 Nhân, rồi 3 Nhân.
Tâm một Nhân là tâm Si (Tâm Si chỉ có 1 nhân thôi).
Tâm Sân có 2 Nhân là Sân và Si.
Tâm Tham có 2 Nhân là Tham và Si.
Tâm Thiện thì có 2 và 3 Nhân, tức là Vô Tham, Vô Si, hay là Vô Sân, Vô Si, hay là Vô Tham, Vô Sân.
Tâm Hữu Nhân
Bất Thiện Hữu Nhân có:
- 1 Nhân = 2 Tâm Si
- 2 Nhân = Tham + Si
= Sân + Si (Si này là Si Biến Hành = Si Vô Tàm Vô Qúy, Điệu Cử)
Do đó nếu là Tâm Tham thì nó đi Tham với Si Phần (vì nó biến hành)
Còn Tâm Sân thì đi với Si Biến Hành (Bất Thiện Biến Hành) thì ta có 1 Nhân, 2 Nhân
Thiện Hữu Nhân có:
2 Nhân là: Vô Tham, Vô Sân
3 Nhân là: Vô Tham, Vô Sân, Vô Si.
Thì khi ta nói tới đôi Đại Thiện thứ nhất và đôi Đại Thiện thứ ba tại vì nó Tương Ưng Trí. (tâm phi Thiền)
Đôi Đại Thiện thứ hai và đôi Đại Thiện thứ tư nó bất tương ưng trí thì nó chỉ có 2 nhân thôi. (tâm phi Thiền)
Còn Tâm Thiền đều là Tương Ưng Trí cả. 5 Tâm Thiền Sắc Giới, 4 Thiền Vô Sắc Giới, hay là Tâm Thiện Tâm Đạo, Thiện Siêu Thế Quả Siêu Thế. Mấy Tâm này đều là Tương Ưng Trí cả, do đó là 3 Nhân.
Vậy thì khi ta học tới phần Tâm Hữu Nhân thì ta chia làm 2 thể loại đó là vừa thiện vừa bất thiện.
Nói tới Sở Duyên
Ở đây cái Sở Duyên của anh này là 6 Nhân thì anh ở trong 103 Tâm Hữu Nhân, đó là thứ nhất.
Thứ hai là 52 Tâm Sở có hết anh Nhân Duyên có đủ 52 Tâm Sở (Si hợp 2 Tâm Si), qua tới mấy phần duyên khác có khi không có đủ.
Tới phần kế tiếp nữa là 17 Sắc Tâm Hữu Nhân và 20 Sắc Nghiệp Tái Tục (còn gọi là Tái Sinh)
Thì ở đây chúng ta sẽ nói rõ 2 lãnh vực Sắc Tâm, Sắc Nghiệp, Sắc Qúy Tiết, Sắc Vật Thực vào tuần tới qúi Phật tử sẽ được mổ xẻ cho phần chương thứ 6 Sư nói rõ. Bữa nay chúng ta chỉ nói phần Tâm và Tâm Sở với các Duyên phối hợp chúng ta đi vào trong thực hành một chút rồi chúng ta sẽ ngưng cái đó và chúng ta sẽ mổ xẻ lại 17 Sắc Tâm và 20 Sắc Nghiệp.
Thì anh Nhân Duyên có 2 Năng Duyên và Sở Duyên. Thì trong đó có bao nhiêu duyên hợp với nó, 24 Duyên thì có tất cả là 11 Duyên hợp với nó.
Có 11 Duyên, trong bao nhiêu Duyên nó có 6 Nhân Hiệp Lực thì chúng ta sẽ thấy nó có Câu Sanh Duyên có 6 Nhân, Câu Sanh Y có 6 Nhân, Câu Sanh Hiện Hữu có 6 Nhân, Câu Sanh Bất Ly, Câu Sanh Bất Tương Ưng, Tương Ưng và Hổ Tương, có 3 Duyên nó không đủ 6 Nhân là Câu Sinh Trưởng, Câu Sinh Quyền và Đồ Đạo Duyên. Nhưng mà nó cũng vô Hiệp Lực được tại vì nó có nhân Vô Si, 1 trong 6 nhân nó cũng vô được.
Còn 24 Duyên trừ 11 Duyên này thì coi như mỗi duyên kia nó vô được Nhân Duyên này. Thí dụ như mấy Duyên mà chúng ta học Cảnh Duyên không vô được cái này, Tiền sanh không vô được cái này tại vì nó là Câu Sanh, Tiền Sanh vô không được, Hậu Sanh cũng không vô được, Vô Gián cũng không vô được, nếu mà nó nhân duyên thì có 11 duyên thôi.
Dị Thục Quả vô được vì nó có Tâm Vô Ký. (Trang A4)
Vô Ký trợ Vô Ký. Có 54 Tâm Vô Ký Hữu Nhân nó vô được tại Vô Ký có Tâm Dị Thục Quả.
Tâm Dị Thục Quả vô hết được 11 Duyên, thì Dị Thục Quả vô được 3 Nhân Vô Ký là Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, thì nó có 37 Tâm Quả Hữu Nhân trừ đi 15 Tâm Quả Hữu Nhân. Nên Vô Ký thì Dị Thục Quả vô được.
Còn mấy nhân Thiện với Bất Thiện thì không vô được tại không đủ chi tiết.
Từ Thiện Dị Thục bỏ trống,
Thiện và Thiện Vô Ký, Dị Thục Quả không vô, Bất Thiện với Bất Thiện không vô, Bất Thiện Vô Ký không vô, Bất Thiện và Bất Thiện Vô Ký không vô. Nhưng Vô Ký nó vô. Nó có chi pháp, nó có pháp thì nó vô (hiệp lực được) còn không có thì nó đứng bên ngoài.
Bây giờ chúng ta đi vô phần định nghĩa Câu Sanh Duyên.
Câu Sanh Duyên.
Câu Sanh Y Duyên
Câu Sanh Hiện Hữu
Câu Sanh Bất Ly.
Câu Sanh Trưởng (vô được là vì thẩm thuộc vô si, trí tuệ)
Câu Sanh Quyền Lực (là trí quyền, tuệ quyền thuộc Vô Si, trí tuệ)
Câu Sanh Đồ Đạo Duyên (thuộc loại Chánh Kiến thuộc về trí tuệ, vô si) Đồ Đạo chúng ta học 12 chi đồ đạo, Thiền ta có 7 Chi Thiền thì nó vô được, nó có một chi tiết thôi
Trong 6 mà nó có một nó cũng vô được nó hiệp lực được.
Kế tiếp là Câu Sanh Bất Tương Ưng nó không hoà trộn nhưng nó cùng sanh.
Tương ưng là hoà trộn như nước với sữa.
Hổ tương là hoà trộn với nhau, tương tác với nhau.
Dị Thục Quả.
Thì trong pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện nó có 9 Duyên Cộng Duyên Hiệp Lực trong Câu # 1 (trang A2) Thiện làm duyên cho Pháp Thiện có 9 Duyên nó loại Dị Thục Quả và Bất Tương Ưng.
Hai cái đó cho chúng ta có một cái suy nghĩ. Trong phần Tương Ưng với Hổ Tương nó thuộc là Danh Pháp mà thôi.
Sau khi chúng ta thấy Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện nó bỏ Câu Sanh Bất Tương Ưng ra tức là Danh Sắc không hoà trộn nhau nhưng mà cùng sanh ra, thí dụ con người chúng ta vừa sanh ra trong phần này nó chỉ là Danh Pháp. một đứa bé vừa sinh ra nó vừa có thân vừa có tâm nhưng thân và tâm là bất tương ưng, đó là danh và sắc pháp không hoà trộn nhau.
Như ta học kỳ trước học về 3 column là: Thập Phúc Hành Tông, Thiện Nghiệp, Balamật.
1) Phần Thiện Nghiệp
Chúng ta đi qua 3 Thân, 4 Lời, 3 Ý.
Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện mà theo Nhân Duyên là ta nói về 3 Ý
Ta đi qua phần Tứ Niệm Xứ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện theo Nhân Duyên chi nằm trong Tâm Pháp mà thôi chứ không có Tâm biết Thân, Tâm biết Thọ, Tâm biết Pháp (nhân duyên).
Ta đi vô phần Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện theo Nhân Duyên mà nó thuộc phần Ý Thiện Nghiệp, thì đầu tiên là Vô Tham, vô sân, không có tà kiến.
Thì Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện là chúng ta đang nói phần Ý Thiện Nghiệp mà thôi, chưa nói qua Pháp Thiện làm duyên cho Vô Ký, là qua phần Sắc Pháp.
Pháp Thiện làm duyên cho Vô Ký là Tâm biết Thân nếu ta nói về Tứ Niệm Xứ.
Còn Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện theo Nhân Duyên ta nói Tâm trong Tâm và Tâm biết Pháp, chưa đi qua phần thứ hai thứ ba kia.
2) Thập Phúc Hành Tông
Qua phần Thập Phúc Hành Tông.
1) đầu tiên là xả thí (là Tư Hiện). Từ trong ý mới ra hành động xả thí là thân. Xả thí này là thân, còn đang trong ý là Vô Tham là Tư Tiền (ý vô tham ý muốn xả thí thì đó là nằm trong Thiện Nghiệp ở column giữa).
Như vậy thì khi từ trong Ý ta muốn cho ra ta phải có ý Vô Tham là Câu Sanh với Vô Tham, tâm ta không được phóng dật gọi là Niệm Xứ.
Mình phải nương vào Vô Tham, y chỉ là nương vô chứ không được ra ngoài thì trong lúc đó tập khí xen vô hay là pháp nghịch xen vô làm cho ta ra khỏi cái vô tham thì ta phải Câu Sanh Y Vô Tham và Hiện Hữu trong vô Tham, hay là Vô Tham Hiện Hữu trong tâm ta khi nghĩ đến việc xả thí này. Còn bất ly là không có rời mà khắn khích với nó để tới việc xả thí được.
Nếu không hiện hữu bất ly với nó mà Câu Sanh với xả thí này thì chúng ta có thể bị tập khí hay là một pháp nghịch nào đó hay một tác động nào đó làm cho bẻ chiều thì việc xả thí bị gián đoạn.
Từ đó mình Câu Sanh với vô tham thì tâm này cấu hợp không phóng dật cho ra được tâm thiện thì việc xả thí mới thành tựu trong ý thôi. Tâm Niệm Xứ.
Do đó, Đức Phật Ngài nói nếu muốn thiện thì phải đi cùng mãnh lực câu sanh đi những hệ thống này những mãnh lực này, đừng đi vô tập khí hay là bị tác động bên ngoài tập khí xen vô hay tác động bên ngoài cản vô mình cản nó trì kéo do đó phải đi sát với bên, đi vế bên này thôi, vế bên này có mình hiệp lực với nó hiệp lực với mình nó mới tạo tác ra làm cho việc thiện mình thành tựu từ trong ý thôi, mình lọt trong cái khung này thôi không được ra, Câu Sanh với nó, y chỉ với nó, hiện hữu với nó, bất ly với nó, hổ tương với nó, tương ưng với nó, mới ra được.
Còn nếu mà mình với Câu Sinh Trưởng và lấy trí tuệ làm trưởng này là Câu Sanh Trưởng là cảnh trưởng mình để mình đi tới Quyền Lực, đi tới đạo quả này. Mình đi từ Thập Phúc Hành Tông qua Balamật.
Làm sao mình có mãnh lực nào mãnh lực duyên này mới có chứ không phải ngẫu nhiên mà có được, mình phải tu tập và mình phải gắn bó với nó.
Một khi mình nói phải có logic phải có sự hợp lý và có sự cụ thể và chính xác với Nhân nào có Quả đó chứ không phải mình nói với tư kiến hay là một cách ngẫu nhiên.
Làm sao mình có Balamật? Mình có Câu Sanh Trưởng Duyên, lấy đối tượng đó làm Trưởng.
Làm sao mình có con đường giải thoát? Đồ Đạo Duyên đi tới phần đó.
Do đó, khi chúng ta đi tới con đường Đồ Đạo Duyên nó làm Mãnh Lực cho phần Nhân Duyên trong Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện phải có Chánh Kiến. Tại vì Chánh Kiến thuộc chi đạo thứ nhất trong Bát Chánh Đạo mà nó dẫn đường cho Pháp Thiện này làm duyên Pháp Thiện kia mới thành tựu được mới có kết quả của việc làm việc Thiện của Nhân Duyên.
Như vậy thì khi ta nói tới Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện trong Thiện Nghiệp thì ta đang ở trong Ý Thiện Nghiệp; ý vô tham, ý vô sân, ý không tà kiến (ý không ta kiến là Đồ Đạo Duyên). Do đó những cái này là những yếu tố đưa ta tới việc làm việc thiện mà tạo ra phước hay là tạo ra sự giải thoát.
Thiền sinh: Tại sao không dùng ý vô si mà lại dùng ý không tà kiến?
HT trả lời: Tại vì ý không có tà kiến, nếu đề là ý vô tham, ý vô sân, ý vô si, như vậy là không được, mà dùng chữ không tà kiến là chánh kiến là trí tuệ.
Chúng ta nói qua tới Đồ Đạo Duyên.
Đồ Đạo Duyên (Pháp giúp đỡ phù trợ bằng cách tác thành đạo lộ) Tức là Chi Đồ Đạo làm duyên đối với các Pháp tương ưng với Đồ Đạo, và đối với các Sắc Pháp mà có Đồ Đạo và Pháp tương ưng với Đồ Đạo ấy làm Xuất Sinh Xứ theo phương thức Đồ Đạo Duyên. (trang 81 Vô Tỷ Pháp Tạng Pali - Chú Giải - Quyển I)
Thập Nhị Chi Đồ Đạo, Đồ Đạo Duyên có 12 chi. Trong sách Pháp Thú màu đỏ quyển chú giải mở phần nói về Đồ Đạo Duyên trang 65/72 trang 81.
1) Tuệ - paññā (Chánh Kiến)
2) Tầm - vitakka (Chánh Tư Duy là chi Tầm)
3) Chánh Ngữ - sammāvācā
4) Chánh Nghiệp - sammākama manta
5) Chánh Mạng - sammā ājìva
6) Tấn - Viriya (Chánh Tinh Tấn
7) Niệm - Sati (Chánh Niệm)
8) Định - Samādhi (Chánh Định)
8 chi phần này là Bát Chánh Đạo
9) Tà Kiến - Micchādiṭṭhi
10) Tà Tư Duy - Micchā saṅkappa
11) Tà Mạng - Micchāyāyāma
12) Tà Định - Micchāsamādhi
4 chi phần này là tà đạo
Tám chi phần trên là Bát Chánh Đạo
Bốn chi phần dưới là tà đạo.
Do đó mình đi con đường hành đạo sai lầm từ tà kiến thấy sai chấp lầm.
Tà Định nghĩa là Tà Thiền, đi con đường hành thiền sai.
Tà Tư Duy là đi ngược lại sự suy nghĩ của Chánh Tư Duy,
Chánh Tư Duy là ly tham, ly sân, ly hối hận là Chánh Tư Duy.
Tà Tư Duy là tham, sân, hối hận.
Ta có 12 Chi Đồ Đạo chia làm 2 nhánh, một là nhánh đạo có 8, một nhánh là tà đạo có 4.
Thiền sinh: Bốn phàm là gì?
HT trả lời: Bốn phàm là bốn khổ thú:
1) địa ngục, ngã quỷ, atula, súc sanh
2) Người lạc vô nhân là người thiện vô nhân tức là sinh ra bị khuyết tật như mù câm điếc hay về giới tính như hai giới tính, mà không phải do người mẹ người cha mà là do nghiệp dư xót từ khổ thú sanh lên họ không hoàn bị.
3) người nhị nhân tức là họ có vô tham vô sân thôi, họ không có nhân vô si họ không có thiền họ không đắc đạo được
4) người tam nhân là có vô tham, vô sân, vô si.
Đó là 4 phàm
Như chúng ta đây gọi là phàm tam nhân./.
No comments:
Post a Comment