Tuesday, January 3, 2023

013 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 14 tháng 5, 2022

 013 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 14 tháng 5, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "013- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Trước khi vô phần học, Sư có vài lời thông báo:

1. Thứ nhất: Về vấn đề gửi kinh sách Sư đã gửi một số kinh sách cho đạo tràng bên Đức và bên Úc. 

Vấn đề cước phí, cước phí bưu điện khác với cước phí của FedEx, Nếu gửi bằng FedEx  cước phí gấp 3 lần của bưu điện. 

Sư liên lạc với bưu điện (USPS) cho biết cước phí như sau:

Thí dụ. Sư ở tiểu bang Virginia của Mỹ, muốn gửi đến nước Đức là nơi mắc nhất trong các nơi vì là gửi oversea nghĩa là gửi qua các nước ngoài nước Mỹ, gửi qua đường quốc tế international như bên Úc Châu, bưu phẩm phải đi một vòng hết nước Mỹ từ đông sang tây rồi mới đi tới Úc, từ Atlantic từ bên Đại Tây Dương đi tới Pacific rồi tới Los Angeles, hay tới San Francisco, đi hết nước Mỹ từ Đông sang Tây, rồi từ Tây nước Mỹ bưu phẩm mới đi Úc  cước phí của USPS nặng nhất, họ không cho đi theo giá regular, họ buộc phải đi theo giá của Express. Chẳng hạn như gửi qua Thụy Sĩ, Pháp, bưu điện cân một thùng trung bình là 156 hay 187 dollars.

Tuần rồi Sư đi với cô Tịnh Nhẫn với cô Thủy Tiên đến FedEx, họ cho biết giá tiền nhân 3 lần của USPS tức là khoản 490 dollars, nên Sư chịu không nổi với FedEx. Do đó. Sư gửi qua USPS (bưu điện) thì nếu trong nước với media rate họ tính phổ thông hơn, đó là gửi trong nước Mỹ. Nhưng nếu gửi oversea, như gửi qua chùa Linh Phong ở Thụy Sĩ thì người ở bưu điện cho biết thời gian là 2 tuần, nhưng kỳ rồi Sư gửi qua chùa Linh Phong thùng kinh sách đi 36 ngày, tại vì nó qua custom Hải Quan kiểm soát rất kỹ, nhất là thời điểm đang có chiến tranh bên Ukraine bưu phẩm gửi đi bị kiểm soát rất kỹ, kỳ rồi Sư gửi cho cô Đặng Nga ở bên Thụy Sĩ đi hơn 3 tuần 4 tuần gần một tháng. 

Sư đang ưu tư nếu như cứ tiếp tục như vậy thì cước phí đi rất cao. Ở bên nước Mỹ tiền labor fee tiền sở phí lao động cao hơn part, thí dụ mình tới sửa xe, thay bộ lọc trong chiếc xe tính 45 đồng thì labor fêe là 80 hay là 120, đó chỉ là tiền công sửa, cái đó mình phải chịu thua.

2. Thứ hai,  điều Sư rất ưu tư là chùa chúng ta đây thuộc về non profit là bất vụ lợi. Do đó, không có lý do gì chúng ta mở tài khoản hay Sư mở một account để đón nhận số tiền ở các nơi như ở Việt Nam gửi cúng dường. Sư rất là ưu tư. Chuyện đó là không nên có. 

Và Sư bị nhiều hacker vào bank của Sư nhiễu loạn. Có một lần Sư ở Cali, có một hacker vô được account của cá nhân Sư, Sư có hai account của Sư và của Chùa. Sư phát hiện được là trong statement nhà bank mỗi tháng nó gửi. Thí dụ ngày đó là ngày 12 tháng 7 Sư đi đổ xăng ở Napa Valley hết 47 USD, thì cũng ngày 12 tháng 7 ở San Diego lấy của Sư 720 USD. Khi Sư nhận được statement Sư gọi vô nhà bank nói với họ là tôi không cách nào mà phân thân từ Napa Valley miền Bắc Cali mà qua San Diego ở miền Nam Cali cùng ngày mà vừa đổ xăng ở Napa Valley mà lại vô mua một số hàng ở tại một tiệm Grocery. Thì nhà bank tức tốc đóng account Sư liền, rồi đi tìm ra người hacker vô account này, một tuần sau họ trả lời Sư là có một người Mễ vô được account  họ bắt được và trả số tiền này cho nhà bank và nhà bank hoàn trả lại cho Sư, và nhà bank mở một accont khác cho Sư và báo cho Sư rằng là từ đây về sau không nên phổ biến bất cứ một account nào bởi vì có nhiều hacker. không riêng một ở nước Mỹ này, Trung Quốc hacker cũng vô được, Nga hacker cũng vô được, ở bên đây các FBI, CIA cũng bị nhiều hacker xâm nhập, chứ không riêng cá nhân của mình. Sư có người quen làm trong nhà bank chức precident, cảnh báo Sư là không nên phổ biến. Tại vì Sư bị mất 3 lần, hacker nhảy vô lấy 3 lần, tiền đó là tiền của Tam Bảo, Sư đau xót cho họ vì họ không biết tội phước vô lấy của Tam Bảo như vậy là không trong sạch thì tội nghiệp cho họ.

Do đó thì ngày hôm nay Sư không có để lý do gì. Tất cả những gì Sư làm đây là Sư phải có một sự tài trợ của một số các vị Phật tử ân nhân cống hiến do đó Sư không đứng ra kêu gọi hay là đứng ra nhận lãnh hay nhận lấy một số tài khoản nào với danh nghĩa nào với bất cứ một hình thức nào ở trong một tổ chức nào về vấn đề tiền bạc cả. Đó là giới luật, Giới luật là trong sạch của một vị tỳ khưu, Sư mong rằng tất cả qúi Phật tử muốn bảo vệ cho sự trong sạch này cho Sư thì mong rằng không nên vướng vô trong một tổ chức hay một hội đoàn hay một hình thức ở bất cứ một danh nghĩa nào mà không phải là của Sư để quyên góp tiền.

Một tuần lễ nay có một số email hỏi Sư là có phải account này là của Sư không, nếu đúng của Sư thì con xin gửi tiền vô đó để hùn phước với Sư để in kinh. Sư không trả lời. Rất nhiều người gửi email cho Sư, họ muốn confirm (xác nhận), họ muốn Sư xác định có phải là account của Sư không, tại vì họ có sự dè dặt hoặc nghi ngờ về tài khoản này.

Sư không trả lời, vì Sư là con chim bị ná, Sư cũng bị nạn, trong cái nạn này là Sư bị 3 lần.

Do đó Sư cũng thông báo qúi Phật tử.

Ta có nhiều phương pháp để làm thiện phước trong Thập Phúc Hành Tông, không buộc chúng ta phải xả thí. Nhưng trong khi xả thí mà chúng ta không trì giới để giữ giới trong sạch thì nhân quả, phước báu có khi trổ ngược lại ta, ta phải thấy điều đó. Do đó, Sư cũng hơi buồn là trong một tuần lễ nay . Từ xưa đến nay Sư không nghĩ đến vấn đề tiền bạc, tịnh tài để mà làm ra chuyện Phật Pháp này. Nhưng có một số các qúi Phật tử có lòng hảo tâm, ở trong nước cũng vậy cũng như ở nước ngoài cũng có nói tới tài khoản đó. Thì với con chim bị ná là Sư hoảng hốt thôi, Sư sợ lo lắm và Sư có trao đổi với các qúi Phật tử ở trong lớp học của Sư đây thì coi như là hoàn toàn 100% biểu quyết là không nên đưa tài khoản. Và khi mà đưa ra như vậy là một sự nguy hiểm vô cùng và không phải là mình mất mát mà mình buồn tiếc nhưng mà đưa cho họ tới cái thế mà họ tạo ra một điều tội lỗi phạm giới hay là sự không trong sạch thì cái đó mình cũng không nên câu sinh nghiệp.

Do đó, Sư thành kính tri ân với tất cả những tác ý thiện công đức nào các qúi Phật tử có tâm để hộ độ cúng dường ngôi Pháp Bảo với lại kinh sách này thì Sư qúi kính lắm.

Sư cầu nguyện cho tất cả những thiện ý những tác ý trong sạch của các qúi Phật tử đó với một sự trong sạch của Sư. Nhưng Sư cảnh báo là Sư không có đón nhận và không với một danh nghĩa nào, không có một hội đoàn nào, không một đoàn thể nào hay không có một tổ chức nào để mà đứng ra kêu gọi hay quyên góp hay đón nhận một tịnh tài nào dù với một hình thức nào đều là illegal là trái phép về pháp luật của nhà nước với giới luật của Đức Phật mà Sư hiện đang trì.

Sư nghĩ mỗi một năm khi Sư khai thuế là công dân của một đất nước Hoa Kỳ thì ai cũng phải khai thuế. Sư là một tu sĩ đi khai thuế, những Phật tử giúp Sư khai thuế, họ hỏi đầu tiên là Sư có income không, Sư nói Sư không có income, Sư không có lương, không có nhận tiền. Sư thuộc dạng khai thuế là no income (không có lợi tức).

Thứ hai là Sư đang hưởng medicare và medicaid là dạng low income là không có income. Sư được nhận tài khoản của chính phủ trợ giúp trong vấn đề sức khỏe.

Thứ ba là Sư sống, tất cả sự sinh hoạt của Sư là nhờ các qúi Phật tử hảo tâm ở trong lớp học đây từ xưa đến nay đã có lòng giúp đỡ Sư để hổ trợ cho Sư,  Sư qúi kính lắm.

Hồi năm ngoái, vấn đề Sư gửi kinh sách hay in kinh sách đều có receipt (biên nhận) hay hoá đơn, và người khai thuế năm ngoái cho Sư là em của Sư cô Tịnh Nhẫn khai thuế cho Sư báo cho Sư là Sư đã vượt quá con số 72,000 USD. Do đó, là nguy hiểm.

72,000 USD trong phần in kinh và cước phí bưu điện. Đều có receipt để Sư khai thuế với chính phủ một cách rõ ràng như vậy. Thì với số tiền là 72,000 là over, là vấn đề nguy hiểm. 

Và với một người một nhà Sư khai thuế mà không income, với những receipt, từ việc đổ xăng, hay bất cứ một vấn đề gì Sư đều giữ receipt bất cứ người nào cúng dường cho Sư đều phải khai thuế. Người khai thuế cho Sư năm nay nói là đã vượt quá mức tưởng tượng. Đó là điều Sư không thể chia sẻ với qúi Phật tử, đó là security của Sư. Nhưng hôm nay Sư muốn thông báo với các qúi Phật tử như vậy.

Có năm Sư bị mất tiền rất nhiều, có 2 năm, Sư thu vô hơn 700,000 USD. Như vậy thì Sư khai thuế làm sao. Cái này là nguồn cung và nguồn cầu không tương xứng, nó không balance, nó quá sai trật, đó là nguy hiểm đứng trước pháp luật của nhà nước là Sư phải đối diện với luật pháp là thuế. Hồi năm ngoái Sư phải trả lại cho sở thuế hơn 1,700 USD. Đó là luật, tại vì Sư nhận nhiều hơn số sinh hoạt của Sư mà nhà nước cho phép, họ cho phép Sư phải dưới 12,000 USD.

Do đó, các quí Phật tử thương Sư giúp Sư mình phải hiểu cho hoàn cảnh của Sư là một công dân của một đất nước tôn trọng pháp luật phải khai thuế, và Sư muốn cho chuyện trong sạch này thì Sư thành kính tri ơn tất cả các qúi Phật tử xa gần trong nước cũng như ngoài nước đã có lòng hoan hỉ hộ độ với Tam Bảo.

Tuần vừa rồi Sư chỉ nói qua vấn đề Nava Lokuttarakamma Danà. Thì có một số thơ gửi tới Sư  không biết trên trạng thái không tìm hiểu được và họ cúng dường, họ để ngoài bì thơ cũng như trong check đề là Nava Lokuttarakamma Danà. Sư hoảng hốt, điều đó Sư rất là lo ngại.

Cũng như Sư không biết gì về Money Order. Nhưng có một vài Phật tử gửi cho Sư. Sư cầm cái Money Order không biết phải làm sao, phải ký tên hay không ký tên, không biết làm sao. Sư bây giờ cất nó trong hộc tủ. Tại vì Sư không chuyên về cái này.

Bác sĩ Trần Quang Hùng, vợ là cô Huệ, hai người này làm trong bệnh viện ung bú. Cô Huệ làm tại bệnh viện Chợ Rấy. Hai người nói với Sư là bộ não của con người có mấy trăm hộc tủ thôi, một ngày mình bỏ vô bao nhiêu dữ kiện bao nhiêu thông tin vô trong bộ não đó là mình phải tiêu hóa nó, chứ không thể nào mình bỏ vô hoài đủ thứ chuyện thì bộ não sẽ nổ tung, nó không đủ sức chịu nổi nó sẽ hoại não hoại trí.

Ngày hôm nay, Sư cũng thông báo cho qúi Phật tử ở xa gần không hay không biết. Sư phải làm việc với hai cái laptop Phật tử ở trong lớp mua cúng dường cho Sư, vì phải làm 2 bộ kinh sách một lợt để mà tải ra, vì sức khỏe của Sư không cho phép Sư kéo dài, vì Sư biết phút giây nào Sư còn gõ được còn đánh máy được hay Sư còn viết được thì Sư ráng làm, khi nào kiệt sức thì Sư nghỉ. Nhưng thực ra Sư không thể đón nhận thêm những thông tin nào ngoài khác, tại vì nó làm nổ tung sự tập trung của Sư trong chuyện Phật Pháp này.

Khi qúi Phật tử hỏi Sư về Phật Pháp Sư trả lời được, những bên ngoài về Phật Pháp Sư không thu thập vô. Money Order không nằm trong Phật Pháp của Sư và tài khoản tịnh tài không nằm trong đầu óc nghĩ suy của Sư, Sư giao cho các qúi Phật tử thương Sư quản lý giùm.

3. Thứ ba, sự im lặng của Sư có nhiều nghĩa. 

Khi qúi Phật tử gửi email Sư hay có những yêu cầu Sư mà Sư im lặng là có nhiều ý nghĩa:

1. Một là Sư đang bận, không coi mail.

2. Có những nội dung email Sư không trả lời được.

3. Có khi Sư sẽ trả lời, nhưng cần thời gian.

4. Có nhiều email Sư không trả lời, thì những cái Sư không trả lời là ngoài  điều kiện.

Đức Phật Ngài cũng vậy. Cách trả lời của Ngài khi có người đến hỏi thì Ngài có 4 hay 5 cách.

1. Ngài trả lời trực tiếp, hỏi câu nào Ngài trả lời câu đó.

2. Khi người ta hỏi Ngài thì Ngài lấy một ẩn dụ hay là hay một ví dụ, hay một minh dụ để trả lời.

3. Ngài hỏi lại người vấn, để Ngài hiểu là người đó hiểu như thế nào mà hỏi câu hỏi đó. 

 4. Ngài im lặng không trả lời.

Như thanh niên Vacchagotta đến hỏi Đức Phật, Vacchagotta chỉ vào người anh ta và hỏi Đức Phật: "Đây có phải là ngã không? Đức Phật Ngài im lặng, thì ông ta hỏi lần nữa "Đây có phải là vô ngã không?', Đức Phật Ngài im lặng. Ông ta hỏi lại lần nữa "Đây có phải là ngã, có phải là vô ngã không?" Đức Phật Ngài im lặng, ông ta bỏ đi. Vacchagotta là một Balamôn. Lúc bấy giờ ĐĐ Ananda đứng kế bên Đức Phật mới nói:

- Bạch Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn nói với con là bản thân này là vô ngã. Sao Vacchagotta hỏi về ngã hay vô ngã sao Đức Phật không trả lời."

Đức Phật nói: "Như Lai trả lời không được. Nếu Như Lai trả lời là vô ngã thì ông ta ra khỏi đây ông ta tự sát liền."

Sau khi Đức Phật Ngài thành đạo Ngài đi độ một số tỳ khưu đã xuất gia, nghe sự vô ngã, họ tự sát, tới mức họ tự sát không được họ nhờ bạn đồng môn giết họ, Ngài thấy họ là vô minh. Do đó, đối với Vacchagotta khi đến mà hỏi như vậy thì Ngài không trả lời trực tiếp, Ngài không trả lời ẩn dụ, Ngài không hỏi vấn lại, mà Ngài im lặng không trả lời.

Đó là những trạng thái có những khi là vì lý do Ngài không trả lời được.

5. Ngài nói tới nhân quả. Cái này là đối với những bậc hiền triết thì Ngài mới nói tới nhân quả.

Trong thư qúi Phật tử gửi Sư, mà Sư không trả lời là có nhiều cách, và điều đó Sư mong rằng các qúi Phật tử thông cảm cho Sư đứng trước vị trí của Sư về giới luật của Đức Phật, một công dân của đất nước có khai thuế, và đối với sự sống của Sư ở trong hạnh nguyện nữa, thì qúi Phật tử phải thông cảm cho trường hợp đó.

Sư kể cho qúi Phật tử nghe một câu chuyện, hồi Sư còn ở bên Việt Nam, lúc đó Sư đi dạy học một ngày 4 chùa, sáng giảng 2 chùa, chiều giảng 2 chùa, dạy cho tăng và ni, các trường Phật Học cũng như  trường Phật Học cơ bản cũng như các trường hạ. Sư có đến thăm một gia đình, một người mẹ nuôi 8 đứa con, nhà ở trên đường Trương Minh Giảng, qua cầu quẹo tay phải đi vô trong hẽm, nhà vách tôn và trần lợp tôn, ăn cơm với xì dầu. Sư tới thăm, người mẹ cúng dường Sư một bao thơ. Sư mới nói cô cất đi, cô không nên làm như vậy. Thứ nhất Sư không biết trong bao thơ cô cúng dường bao nhiêu, Sư không cần để ý, nhưng Sư biết rằng Sư đi nửa vòng của thành phố thôi thì Sư có 4 lần cái bao thơ này, thì đâu có lý do gì mà cô ở trong hoàn cảnh một người mẹ nuôi 8 đứa con, mà ăn cơm với nước tương, ở nhà vách tôn mái lợp tôn, khổ cực như vậy mà lại cúng dường Sư, như vậy không được, phải có một cái gì tương xứng mới được, chứ Sư không "phải sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi". Sư không làm được chuyện đó. Đó là điều quan trọng.

Cũng như có cô Phật tử đi qua Canada để lại cho một người mẹ và một đứa con, tức là bà mẹ trở thành bà ngoại con của cô, và bỏ 2 bà cháu ra đi một cách vội vàng, do đó hai bà cháu hụt hẫng và không biết cách để sống, nhà ở Phú Nhuận gần Gò Vấp. Sư được biết người Phật tử đó có học với Sư trong thời gian Sư còn ở Việt Nam, thì Sư có lên thăm bà, và bà cũng có lên thăm Sư trên chùa Phổ Quang. Sư hỏi đời sống của cô ra sao thì cô trả lời là vất vả lắm. Sư hỏi bây giờ làm sao?  thì bà trả lời là nó đi rồi bỏ con lại bây giờ con phải nuôi con của nó và con phải mởi quán cơm bán, mà bán ế lắm, sáng bán đến chiều không hết, do đó đem về chia lối xóm riết cụt vốn. Thì Sư lại mỗi thứ Bảy, Chủ Nhật Sư đi dạy học xong Sư chạy qua bên đó Sư có bao nhiêu bao thơ trong túi gièm của Sư, Sư đều cho để hổ trợ cho hai bà cháu sống lây lất qua ngày vì Sư muốn nuôi sự sống này chứ không phải Sư cứ đưa bàn tay ra ai cúng dường là Sư đón nhận hết tất cả. Nên các qúi Phật Tử phải hiểu.

Khi bịnh Covid làn tràn tới, đời sống người dân vất vả khó khăn. Thứ hai nữa  kinh tế ngày hôm nay bị lạm phát và đời sống càng khó khăn vô cùng, do đó, Sư phải hiểu là đời sống của người dân cũng như người Phật tử khó khăn thì không có lý do gì Sư lại đi đón nhận . Sư có nói với cô Nhị Tường ở trang web những kỷ niệm xưa là Sư mang ơn những người Việt Nam nhiều lắm, và ngày hôm nay Sư muốn trả ơn trả nợ cho những người Việt Nam chứ Sư không nỡ nào mà Sư đón nhận mà Sư  tiếp tục nhận nữa những cái gì của người Việt Nam cho Sư đó là điều cao quý là vì Sư phải trả.

ĐĐ Sariputa đệ tử Đức Phật độ vị Bàlamôn Puddha là một người đã từng giàu có, nhưng tới cuối đời ông ta bị khánh tận, bị nghèo không có tiền của. Ông ta mới nghĩ tới Chư Tăng ở chùa Kỳ Viên lúc bấy giờ có Đức Phật ở chùa Kỳ Viên, thì ông ta đứng trước cửa chùa Kỳ Viên xin từng các qúi Sư đi bát về vật thực để ăn vì đang đói, nhưng không có một vị tỳ khưu nào cho hết. Lúc đó ĐĐ Xá Lợi Phất về Ngài thấy ông Puddha nghèo khổ nên nhận nuôi cho xuất gia. Các Chư Tăng trình báo với Đức Phật là ĐĐ Sariputa độ ông Puddha. Đức Phật gọi ĐĐ Sariputa đến hỏi có thật như vậy không, thì ĐĐ Sariputa nói có, Đức Phật hỏi vì sao mà độ. 

Các tỳ khưu nói với Đức Phật:

 "Từ trước đến nay ông Puddha không cho tụi con cái gì hết, thì hôm nay không có lý do gì mà tụi con độ ông Puddha." 

Đức Phật Ngài xoay qua hỏi ĐĐ Sariputta tại sao lại độ ông Balamôn Puddha.

ĐĐ Sariputta nói: "Khi ông Puddha còn là bá hộ, ông cho con một giá cháo bỏ vào bát con, con mang ơn một giá cháo đó, nên ngày hôm nay con độ."

Đức Phật Ngài nói: "Thọ ơn phải biết báo ơn."

Do đó, ĐĐ Sariputta trong mùa an cư đó đã độ ông Balamôn Puddha trong 3 tháng đắc quả Alahán Vô Sinh.

Thì qúi Phật tử biết là khi mình thọ ơn một cái gì thì trong đầu một người tỳ khưu hiểu pháp của Đức Phật là Pubbakārī (người thi ân) Kataññūkatavedī (người tri ân đáp ân) là hai hạng người khó tìm trong đời này. 

Thì Sư cũng tìm mọi cách để báo đáp ơn 

. Người thi ân (Pubbakārī),

Người tri ân đáp ân (Kataññūkatavedī),

Trong khi qúi Phật tử mà Sư không thấy, Sư không biết, Sư không gần, không tiếp xúc mà làm sao Sư thọ nhận được những điều đó mà Sư chỉ thọ không mà Sư không có tìm cách báo đáp thì Sư ray rứt cắn đứt dữ lắm.

Tại gia thí tài,

Xuất gia thí pháp.

Song thí đồng hỉ.

Phước báu vô lượng.

Bây giờ Sư chỉ còn biết là Sư gửi những kinh sách ra với điều kiện Sư có và Sư chia sẻ với qúi các Phật tử được.

Nhiều Sư đi pháp môn : Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ.

Sư thì đi pháp môn: Chúng sinh hữu duyên thề nguyện độ. Sư đi cái này không đi chúng sinh vô biên được, tại vì sức của Sư không có.

Câu : "Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ." Nghĩa là côn trùng, ếch, nhái, dòi v.v... cũng phải độ luôn, chúng sinh địa ngục, ngã quỷ atula cũng phải độ hết là tại vì mình đã phát nguyện là chúng sinh vô biên thì độ hết, Sư không làm được hết, Sư chỉ làm với chúng sinh nào hữu duyên thôi, nên các qúi Phật tử phải hiểu cho.

Chứ chiếc thuyền của mình đi hay chiếc xe của mình, người nào mà đi vượt biên mới biết, chiếc thuyền đã đầy mà người vẫn nhẩy vào là chìm.

Do đó, phương pháp mà Sư dạy học đây, Sư cũng chia sẻ với các qúi Phật tử học, thì Sư cứ sàng, bữa nay Sư nói cái này mơi Sư nói cái kia, thì có một số người không hoan hỉ hay người ta học không vô, cứ hai ba bữa Sư hỏi ban tổ chức zơom bữa nay có bao nhiêu người vô, bữa nay 56 người, bữa nay 36 người, bữa nay 20 người. Sư nói tốt, tại vì những cái đó là sàng sàng thì nó nhẹ. Sư mở khoá tu không có bao giờ cho quá 30 người được, tại vì Sư coi không nổi, tại vì họ tu Sư cũng phải tu, họ ngồi Sư cũng phải ngồi, họ thiền hành Sư cũng phải thiền hành, Sư theo sát để hướng dẫn họ.

Có một số Phật tử bên VN xin xuất gia với Sư, Sư nói nước xa không chữa được lửa cháy gần, do đó Sư không làm được, Sư không thò vòng tay với tới đó được, do đó hãy tìm những vị ở bên đó những người nào mà cao nhân đức trọng tài cao thì mình nương náu. Thứ hai nữa sức khỏe không có, bây giờ Phật tử đưa thêm một cái máy nữa Sư ráng làm kinh sách thì Sư không có thì giờ. Nên qúi Phật tử thông cảm cho Sư, lời thật mích lòng thì Sư thành thật xin lỗi.

Đức Phật là bậc toàn tri Sabbaññutā ñāṇa - toàn trí toàn giác. Nhưng Ngài không toàn năng. Toàn tri thì cái gì Ngài cũng biết, nhưng Ngài không toàn năng. Có 3 điều Ngài không toàn năng:

1. Ngài không đếm được số lượng chúng sinh.

2. Hữu duyên nên tế độ, tức là Ngài chỉ tế độ những chúng sinh nào hữu duyên. Ngài sinh ra ở đất nước Ấn Độ, Ngài không độ được người dân Ấn Độ cũng như dân Nepal. Ngài chỉ độ được một số người hữu duyên với Ngài thôi.

3. Không xen vào nghiệp của chúng sinh. Như nghiệp ác chúng sinh Ngài không xen vào để đưa lên thiện thú được, Nghiệp thiện Ngài không ép họ xuống địa ngục được. Mỗi chúng sinh có nghiệp riêng Ngài không xen vô.

 Do đó, Ngài là tam bất năng.

Thì Đức Phật Ngài còn không làm được. Sư cũng không vượt ngoài khả năng đó. Do đó, các qúi Phật tử thông cảm cho Sư. Và Sư thành thật báo cho các qúi Phật tử biết cũng như trong lớp đây sức khỏe Sư không cho phép. Đó là sự im lặng của Sư bấy lâu nay. Tại vì Sư có nghĩ tới, tại vì trong thời gian trước Sư xử dụng nhiều sức khỏe, và trong kỳ mùa đông qua thì sức Sư yếu, và hai ba tuần trước đây Sư phải cắt cỏ làm vườn, Sư tỉa cây, Sư làm vườn, Sư đơn chiết, Sư sống một mình, hốt rác, đổ rác Sư làm một mình,  bữa nay có các qúi Phật tử đến phụ Sư refill nước, chứ mấy bữa Sư làm một mình hết. Mấy Phật tử bên Cali nói kinh sách Sư phụ đừng có đi, mà giao cho anh Tịnh với chị Vân đi chứ không có angel phụ Sư đâu.

Thành ra các qúi Phật tử thấy là sức khỏe của Sư, Sư bí mật không muốn cho ai biết cái khổ của Sư được, nên qúi Phật tử hoan hỉ, Sư  muốn chia sẻ với qúi Phật tử cái điều đó là sự thật. Sư muốn nhắc nhở các qúi Phật tử trong lớp học đây không biết pháp vô thường, bữa nay mình phải tính cho ngày hôm nay. Trong bài kinh "Nhất Dạ Hành Giả" Quá khứ không truy tầm, tương lai không ướt vọng. Quá khứ đã đoạn tận, tương lai thì chưa đến, an trú hiện tại thôi, đừng hẹn cái gì ngày mai. Cái gì ta có hôm nay ta giải quyết ngày hôm nay, ta không hứa hẹn ngày mai được, nếu tối đêm nay ta đi thì ta hoan hỉ với pháp vô thường chứ ta không cắn rứt với những lời hứa hẹn mà ta không thực hiện được, nếu ta cắn rứt thì lúc đó ta ra đi trong cảnh xấu.

Do đó, Sư nhắc nhở với qúi Phật tử.  Sư cô ở đây ăn còn để dành ngày mơi, không biết ngày mơi mình còn sống không mà để dành. Thì học ở đây thì tuần sau mình học tiếp, không biết ngày mơi mình còn sống không mà tuần sau học tiếp.

Do đó, Sư xin các qúi Phật tử phải học pháp Vô Thường.

Và lời nói thành thật của Sư là Sư trí kính với tất cả các qúi Phật tử, trí kính tri ơn với tất cả với các qúi Phật tử hảo tâm phụ giúp Sư làm những điều thiện nên làm thì Sư qúi lắm, nhưng thật sự là Sư không có có khả năng. 

Do đó, Sư nói lại Sư không thể nào đứng trong một hội đoàn, Sư không đứng trong một tổ chức, Sư không đứng trong một danh nghĩa nào cả để mà thâu nhận tài khoản nào để cho qúi Phật tử phụ giúp với Sư trong việc in ấn kinh sách.

Qúi Phật tử biết là mỗi việc in ấn sách của Sư là Sư đều có một nguồn rất  là kiên cố và bền vững, không bi sai trật gì hết, lúc nào Sư cũng có một danh sách, mà danh sách tuần rồi Sư đưa đi in 2 quyển thì danh sách đó dài hơn danh sách này nữa. Mà các qúi Phật tử biết ở đây là những danh sách này là các qúi Phật tử cúng dường Sư con số trên hơn 10,000. Kỳ rồi 2 quyển sách Sư đưa đi thì có những số Phật tử hơn số lượng đó nữa, thì cái đó là over, mà với một quyển, hai quyển thôi, như vậy là nguy hiểm đối với vấn đề khai thuế của Sư, các quí Phật tử phải thận trọng mà giúp cho Sư với sự trong sạch này với vấn đề khai thuế cuối năm của Sư.

Do đó, Sư thông báo hay là nói chung, qúi Phật tử nên phổ biến và giúp cho Sư cho sự trong sạch này về khai thuế.

Về in sách thì Sư có nguồn tài trợ rất là kiên cố.

Cũng như bên VN Sư biết là cô Công Tằng Hoa hiện nay đang in sách cho các chùa qúi tăng qúi ni hay các Phật tử ở các nơi 

Bây giờ chúng ta vô phần trả lời câu hỏi. Có một qúi Phật tử bên Thụy Sĩ gửi email hỏi.

Câu hỏi 1: Khi mình hiến nội tạng để giúp người. Đây có gọi là hành xả Balamật không?

HT trả lời: Không. Khi mà hiến nội tạng không phải là Hành Xả Balamật.

Khi hiến nội tạng là Xả Thí Balamật.

Hành Xả Balamật là nhẫn nhịn với 8 Pháp Thế Gian (8 ngọn gió đời)  Atthalokadhamma Nếu ta coi kỹ lại trong quyển Biên Niên Xử - Chứng Minh 3 thì chúng ta có phần cuối có nói rõ Hành Xả Balamật.

Thì phần hiến nội tạng, dù qúi Phật tử hiến cái gì thì cái đó thuộc Xả Thí Balamật.

Do đó, câu hỏi thứ nhứt: Khi mình hiến nội tạng để giúp người, có gọi là hành xả balamật không?

Câu trả lời là: Không phải hành xả Balamật, mà là Xả Thí Balamật.

Câu hỏi thứ hai: Nếu bất chợt một ngày mình bị tai nạn rồi bị hôn mê, (hôn mê tức là mình bị ngất xỉu hay là mình bị ngất đi, tức là chưa chết thì bệnh viện đem mình đến phòng mổ trước khi họ gây mê rồi sau đó họ mổ mình để lấy nội tạng để ghép cho bệnh nhân khác. 

Điều này có nghĩa là mình vừa bị hôn mê là đem mình vô phòng mổ lấy nội tạng để ghép cho bệnh nhân khác trong lúc mình đang bị mê man thì cái tâm mình không có định hướng, mình sẽ không biết mình đi về đâu, thì có thể rớt trong 4 đường ác không?. Như vậy mình có đứt Balamật không? Nếu Balamật mình không đứt thì người bác sĩ mổ lấy nội tạng thì sẽ phạm tội giết người? 

HT trả lời: Có thể rớt trong 4 đường ác đạo.

Hỏi tiếp của câu thứ hai: Sư có giải thích là một khi mình đứt Balamật thì mình sẽ không có ở trong kiếp này, nếu vậy cuộc sống ở trong thế gian này là vô nghĩa phải không sư?.

 Câu hỏi thứ 3: Con là một đứa rất ham học, nhưng con thấy mình vừa chậm chạp, tâm trí không nhạy bén, con cũng thấy nghiệp lực và nghiệp quả của con rất nhiều. Kể từ ngày con theo học lớp Phát Thú của Sư giảng dạy, con để ý là con có rất nhiều nghiệp lực trì kéo của gia đình và người thân. Những nghiệp lực này làm cho tâm trí con bị chi phối bởi vì con phải lo cho mọi người. Con phải câu sinh với những duyên nào để chuyển lực trì kéo trở thành lực đẩy. Con xin Sư cho con biết con đường con phải đi, nếu con phát nguyện Balamật thì con phát nguyện hạnh nguyện nào, và con nghĩ chắc con là người nhị nhân vì trước khi Sư chỉ xả thí con chỉ biết làm với hai nhân là vô tham và vô si. Vì con chưa nghe một người nào đó chỉ cách về chia sẻ chân lý Đức Phật.

Câu hỏi thứ 4. Từ hồi nghe Sư giảng lớp Phát Thú con mới thấy là con không có gì để làm hành trang cho kiếp sống này và cho những kiếp sống sau, nếu con không được giải thơát, con rất phân vân ưu tư, bởi vì không có vốn luyến để dành. Hôm thứ Bảy Sư có nói cúng dường để ấn tống kinh sách con lấy làm hoan hỉ, đây là cơ hội hy hữu cho con, đời đời kiếp kiếp con có thể nương nhờ Tam Bảo. Nhưng con rất khờ, ăn nói không khéo, không tác ý trọn vẹn.

Hết phần câu hỏi. Sư bắt đầu giảng câu hỏi:

Các qúi Phật tử nghe những câu hỏi của các qúi Phật tử gửi cho Sư, đây chỉ là một câu hỏi của rất nhiều người gửi cho Sư, mà nói chung, đó là cái lỗi của Sư, tại vì Sư giảng Pháp mà các qúi Phật tử không nắm được. Do đó, bây giờ các qúi Phật tử feed back (phản hổi) lại cho Sư, Sư mới thấy rằng là qúi Phật tử có người nắm như thế này, có người nắm như thế kia, thuộc loại "Manh nhân mô tượng - Người mù sờ voi”. Sờ vô chân voi thì nói con voi giống như cái cột đồng, sờ vô tai voi thì nói con voi giống như cái nia sàng gạo. Do đó, các qúi Phật tử phải hiểu cho rằng điều mà qúi Phật tử nắm bắt không phải như vậy.

Khi Sư nói tới phần pháp Balamật. Chúng ta phải học pháp Kammapathanghiệp đạo.

 Nghiệp Đạo có hai là: KusalaAkusala

Kusala là Thiện

Akusala là Bất Thiện

Do đó, các qúi Phật tử phải cận thận, khi ta làm một cái gì mà có sự xâm phạm vô nghiệp đạo này với một mãnh lực xấu bất thiện thì gọi là Bất Thiện Nghiệp Đạo mà nếu thực hiện đầy đủ với Tam Tư (Tam Tiền, Tam Hiện, Tam Hậu) thì lúc đó hình thành ra là xâm phạm Nghiệp Đạo Bất Thiện.

Do đó, các qúi Phật tử phải cẩn thận. Khi chúng ta biết là ta nói tới Thiện nghiệp hạnh hay là ta nói Thiện nghiệp lực, tất cả đều là ở góc độ này là một cái nghiệp đạo thì chúng ta biết nó có 3 hướng đi mà chúng ta tạo tác ra được.

1̣̣- Thứ nhất là Thập Phúc Hành Tông̣ có 10 phần là: 

1) Xả thí.

2) Trì giới.

3) Tu thiền.

4) Cung kỉnh.

5) Phụng thị.

6) Thính pháp.

7) Thuyết pháp.

8) Hồi hướng.

9) Hoan hỉ theo.

10)  - Chân trí, Chân là chân thật, cái biết của mình chân thật. 

- Chúng ta đã nghe qua nhiều, mà qúi Phật tử, nếu qúi Phật tử cần biết thêm thì coi trong chương V, tập 2 quyển màu xanh lá cây quyển Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp. 

2 - Thứ hai là Thập Thiện Nghiệp Lực có 3 phần gồm 3 về thân, 4 về lời, 3 về ý cộng lại thành 10

3- Thập Balamật (Thập Toàn Thiện). Có 10 pháp từ Xả Thí đi tới Hành Xả.

Thì chung lại thì gọi là Thập Lực Nghiệp Đạo hay là Thập Thiện Nghiệp. Tùy theo mỗi người có thích hợp và căn cơ.

Do đó, khi chúng ta đọc tới phần Thập Phúc Hành Tông trong chương V, tập 2 quyển màu xanh lá cây quyển, Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp, giải thích rõ, qúi Phật tử có dịp đọc lại.

 Thì không phải chúng ta chỉ có phần Xả Thí là tạo ra quả phước báu. 

Chúng ta có thể Cung Kỉnh, Thính Pháp, Thuyết Pháp, Hồi Hướng Công Đức, Tùy Hỉ Công Đức.

Thì qúi Phật tử phải biết là không phải làm phước chỉ làm việc Xả Thí.

 Có 10 phương pháp để làm phước - Dasa puñña kiriya vatthu.

Dasa là 10

puñña là phước báu

kiriya là hành động hay là tạo tác

vatthu là phương thức

Có 10 phương pháp hay là 10 phương thức hay 10 tông chỉ chúng ta tạo tác ra quả phước báu.

Thì trong 10 tông chỉ này chúng ta có Xả Thí, Trì Giới (Ngũ Giới, Bát Giới, Thập Giới v.v... đều có phước báu cả, có điều kiện là chúng ta trì giới. Phần trì giới này là chúng ta không bị xâm phạm. Vấn đề Xả Thí có khi có có khi không. Với nghiệp của mình, có khi quá khứ mình có bố thí kiếp này sanh lên mình có điều kiện dư giả có thể mình xả thí được. Có những người không có điều kiện không có may mắn, hay là chúng ta bị xâm phạm nghiệp lực trong đời quá khứ mình đã tạo ra nên nửa đời mình bị khánh tận hay nửa đời mình bị tắc nghẽn. Giống như qúi Phật tử nhìn thấy sau năm 1975 có một số người giàu có mất hết tài sản bị nghèo khổ. Cũng như ông bá hộ Puddha từ giàu trở nên nghèo phải đến chùa Kỳ Viên xin Chư Tăng vật thực, lúc ông bá hộ Puddha đang giàu có ông không nghĩ tới trường hợp ông sẽ bị khánh tận. Do đó, Xả Thí có khi có khi không.

Nhưng Trì Giới là thân hành của mình thì luôn luôn mình có khả năng, nó trong khả năng của mình, giữ 5 giới, giữ 10 giới, hay giữ 8 giới, thì qúi Phật tử làm được mà không bị lệ thuộc trong hoàn cảnh nào hay với nghiệp báo nào của mình.

Do đó, đa số ở các chùa mà Sư được biết là qúi Phật tử được nghe là cứ "Xả Thí đi", cứ "Bố Thí đi" làm cho qúi Phật tử chộn rộn hay đắn đo khó xử. Chứ thực ra ngoài Xả Thí, chúng ta còn 9 pháp nữa chúng ta có thể tạo ra phước báu cho chính mình và có thể chia phước báu này cho thân bằng quyến thuộc của mình còn tại tiền hay hồi hướng phước báu đến cửu huyền thất tổ quá vãng của mình cũng được.

Đó là một trong 10 phước báu được tạo ra chúng ta được biết 

Còn cách thứ hai nữa là trong phần Thập Thiện Nghiệp nằm trong phần Tu Tập (bhāvanā).

Tu tập là kiểm thúc hay là kiềm chế (virati), thân mình không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm. Nằm trong Thập Thiện Nghiệp, nghiệp lực hay nghiệp báo, một nghiệp đạo mà chúng ta dễ dàng thực hiện được. Mình thu thúc hay kiềm chế để đừng xảy ra. Mình phải kiềm chế, về thân, về lời, về ý, không buông lung phóng dật để không tạo tác ra một nghiệp lực nghiệp đạo.

Virati trong phần Tâm Sở Tịnh Hảo có 3 là Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng là chúng ta sẽ thấy nó thuộc Tâm Sở Tịnh Hảo thuộc ngăn ngừa phần. Giới nguyện, giới ngăn ngừa, giới sát trừ chúng ta có 3 giai đoạn 

Phần Balamật thì có 10 pháp, trong bộ Biên Niên Sử (Buddhavamsa) hay là Chủng Tộc của Chư Phật, Ngài Mingun nói trong 10 pháp toàn thiện nó hơn một việc thiện nữa, Balamật lớn hơn Thiện Nghiệp Lực, lớn hơn Thập Phúc Hành Tông và có năng lực phi thường là chúng ta đón nhận được 6 quả phước báu của người hành nguyện Balamật.

Phần Thập Toàn Thiện (Balamật), qúi Phật tử không có bắt buột phải đi theo tuần tự này, không bắt buột phải xả thí, hoặc là trì giới, ly dục, trí tuệ, không có bắt buộc. Cái này là nó luân chuyển tùy theo hoàn cảnh, tùy theo khả năng, tùy theo trường hợp. Có khi qúi Phật tử hành hạnh Nhẫn Nại, có khi qúi Phật tử hành hạnh Chân Thật, có khi qúi Phật tử hành hạnh Xả Thí, có khi hành hạnh Từ Ái, có khi hành hạnh Tinh Tấn v.v... chứ không phải là Xả Thí xong rồi trì giới.

Ngoài 3 việc phước thiện là, Thập Phúc Hành Tông, Thập Thiện Nghiệp Lực, Thập Ba La Mật thì không có con đường nào khác để chúng ta kiến tạo một Kusala Kammapatha là Thiện nghiệp đạo. Qúi Phật tử phải đi xuyên suốt.

Nếu như mỗi ngày chúng ta làm tam phước:

1. Phước vật

2. Phước đức 

3. Phước trí.

- Xả thí, chúng ta có thể cho chim ăn, hay cho người nghèo khổ vật thực hay là vật chất, đó là chúng ta tạo phước vật. 

- Chúng ta giữ giới, chúng ta tam quy rồi giữ giới, sau đó chúng ta rải tâm từ, đó là chúng ta tạo phước đức.

- Chúng ta quán tưởng sự chết. Về trí chúng ta đi qua con đường Văn, Tư, Tu, thì chúng ta sẽ có phước trí.

Mỗi ngày chúng ta đều làm được và mỗi ngày chúng ta không ngừng vun bồi hay kiến tạo nó. 

Do đó chúng ta làm tam phước. Tam phước nằm trong 3 việc phước thiện là Thập Phúc Hành Tông, Thập Thiện Nghiệp, Thập Ba La Mật. Do đó, các qúi Phật tử phải cố gắng làm mỗi ngày.

Sư cũng làm mỗi ngày như vậy, Sư cho chim ăn cho sóc ăn hay cho mấy con chó mà Sư nuôi 

Một ngày qúi Phật tử làm tam phước, thì trong tam phước này chúng ta đang làm là Thiện Nghiệp Lực (Kusala Kammapatha) hay là Thiện Nghiệp Đạo.

 Qúi Phật tử có thể từ Thiện qua Toàn Thiện và chúng ta học Paṭṭhāṇa thì chúng ta có 3 nhân Thiện (Vô Tham, Vô Sân, Vô Si) chúng ta phối hợp với các Duyên thì chúng ta sẽ làm được với tác ý của mình làm ra một Mãnh Lực.

Có một kiếp ĐĐ Mục Kiền Liên là một vị tỳ khưu đi đốn củi, bữa đó Ngài đốn củi Ngài hạ xuống một cây, trên cây đó có một ổ ong Ngài không thấy, Ngài đốn thì ổ ong rớt xuống, đàn ong bể tổ bay túa ra, Ngài nguyện rằng: "Ta sơ ý, ta không có tác ý phá tổ của các người. Ngày nào ta đắc đạo quả giải thoát, ta sẽ độ các người."

Do đó, Ngài từ Thiện qua thành Ba La Mật. Trong Ba La Mật có hạnh nguyện là giải cứu chúng sinh. Khi Ngài sanh trở lại làm người và là một người tỳ khưu đệ tử Đức Phật là ĐĐ Moggallāna.  Có một làng Đức Phật đi từ đầu làng cho tới cuối làng không có một người bỏ vật thực vào bát của Đức Phật, Ngài đi suốt một tuần, Ngài đi để độ, vì hạnh nguyện của các vị Sư đi khất thực không phải vì nuôi mạng là chính đâu, đồng ý là có nuôi mạng, nhưng  để tế độ cho chúng sinh biết xả thí để dẹp bỏ lòng keo kiệt bỏn xẻn.

 'Hóa duyên phận sự phải hành, không vật thực tâm lành vẫn vui.' 

Đó là hạnh nguyện của người xuất gia. Thì Đức Phật Ngài đi nguyên một làng đó không ai bỏ bát cho Ngài, bữa nay ngày mai đi nữa cũng không ai bỏ bát, đi suốt một tuần lễ không có ai bỏ bát. Nhưng ĐĐ Mục Kiền Liên vừa bước đi thì nhà này mở cửa nhà kia mở cửa, rồi người xin quy y, người xin xuất gia, một loạt hết cả làng.

Chư tỳ khưu thấy lạ, đến hỏi Đức Phật: Vì sao Đức Thế Tôn đi một tuần không độ được một người mà ĐĐ Moggallāna chỉ đi một ngày thôi là cả làng xúm ra làm phước cúng dường. Đức Phật nói qúa khứ là một bày ong bị phá bể ổ bây giờ sanh ra trong làng này và với hạnh nguyện của vị tỳ khưu đó hôm nay là Mục Kiền Liên hữu duyên nên tế độ, thì hai cái khớp nhau.

Do đó, thì qua phần Ba La Mật thì chúng ta sẽ có kết quả liền.

Qúi Phật tử làm một việc thiện mà có nguyện vừa thành tựu Ba La Mật của mình, mình nói chừng nào tôi thành đạo quả tôi độ cho người.

Sư có nghe qúi thầy ở bên VN cũng như ở bên Mỹ nuôi chim hay nuôi thỏ, khi cho chúng ăn qúi thầy nói, chừng nào ta chứng đắc đạo quả ta độ cho ngươi, cho ngươi qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng. Sư hỏi sao qúi thầy làm vậy, thì qúi thầy nói là con độ cho chúng khi nào con đắc đạo quả chúng cũng đắc luôn.' Sư nói, như thế là Ba La Mật rồi.

Do đó, thay vì ta làm Thiện thì ta làm Toàn Thiện, thay vì ta làm quả nhân thiên thì ta làm quả giải thoát độ mình độ người. Ba La Mật là độ mình và độ người. Một khi chúng ta nguyện một Ba La Mật một pháp Ba La Mật một ngày của mình là nguyện cho ta và nguyện độ chúng sinh. Làm liền, nguyện cho ta thành tựu quả giải thoát, và độ cho người ngày ta giải thoát để độ được người hữu duyên.

Thứ ba, Sư muốn nói tới phần Ba La Mật có 3 bậc (3 hạng người)

1. Bậc thứ nhất là bậc Chánh Đẳng Giác tức là toàn giác. Chánh Đẳng Giác có 3 bậc là: 1. là Trí Tuệ. 2 là Tinh Tấn. 3 là Đức Tin

2. Bậc thứ hai là Độc Giác. Độc Giác có 2 bậc.

3. Bậc thứ ba là Thinh Văn Giác. Thinh Văn Giác có 3 hay 4 bậc.

Ta coi ta ở trong vị trí nào. Có một số Phật tử nghe Sư nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác họ hỏi Sư, "Con có thể nguyện Chánh Đẳng Giác giống Sư được không?" Sư nói không được vì qúi cô là nữ nên không nguyện Chánh Đẳng Giác được, nếu qúi cô hoán qua người nam rồi thì nguyện Chánh Đẳng Giác được. Nếu là người nữ nguyện thì không được kết quả.

1. Bậc thứ nhất là bậc Chánh Đẳng Giác tức là toàn giác. Chánh Đẳng Giác có 3 bậc là: 

1. là Trí Tuệ. thì 20 A Tăng Kỳ + 100,000 đại kiếp bổ túc

2 là Tinh Tấn. Là 40 A Tăng Kỳ + 100,000 đại kiếp bổ túc

3 là Đức Tin. Là 80 A Tăng Kỳ + 100,000 đại kiếp bổ túc

Trong bộ Buddhavaṃsa (Chủng Tộc Chư Phật) có 2 là:

1. Mahà Buddhavaṃsa (Đại Chủng Tộc Chư Phật)

2. Cùla Buddhavaṃsa (Tiểu Chủng Tộc Chư Phật)

Hai bộ này là bộ chú giải.

Khi qúi Phật tử đọc quyển Buddhavaṃsa thuộc về Chánh Tạng nằm trong bộ Suttanta Piṭaka thuộc Tạng Kinh và thuộc trong Khuddaka Nikāya - Tiểu Bộ Kinh.

Như ta biết Suttanta Piṭaka có 5 bộ là Trường Bộ, Trung Bộ, Tăng Chi Bộ, Tương Ưng và Tiểu Bộ. Thì Tiểu Bộ Kinh này có một số là 15 tập, một số là 18 tập. Trong 18 tập Khuddaka Nikāya có phần Buddhavaṃsa thuộc Chánh Tạng. 

Nhưng sau đó một số nhà chú giải (atthakathā Cariyā) mới viết ra 2 bộ chú giải Mahà Buddhavaṃsa (Đại Chủng Tộc Chư Phật) và Cùla Buddhavaṃsa (Tiểu Chủng Tộc Chư Phật) Sư có đủ 3 bộ và Sư đọc hết cả 3 bộ để Sư nghiệm suy các lãnh vực của các Chư Phật quá khứ, Chư Phật hiện tại và Chư Phật vị lai trong quá trình của mỗi quả địa cầu hiện hữu từ một vị Phật cho đến năm vị Phật. 

Chúng ta thấy là Buddhavaṃsa nằm trong đó là vị Phật thứ năm trong quả địa cầu này Phật Di lặc (Maitreya) sẽ xuất hiện khi tuổi thọ chúng sinh được 84,000 tuổi thọ.

2. Độc Giác Phật có 2 bậc:

1. Hạng người thứ nhất là không nói, không truyền thừa. Tức là họ tự tu tự chứng đắc tự rồi giải thoát. Đó là hạnh nguyện Độc Giác Phật.

2. Hạng người thứ hai không nói nhưng hạnh nguyện của Ngài có truyền thừa qua thân giáo qua hành xử, qua đức hạnh của Ngài mà người thế gian này noi theo hành theo, thấy Ngài hành thiền họ cũng hành thiền, thấy Ngài thu thúc các căn họ cũng thu thúc các căn.

Do đó, khi qúi Phật tử gặp vị Độc Giác hạng thứ hai này thì qúi Phật tử may mắn vì còn có hình ảnh để làm gương noi theo được. 

Còn nếu gặp hạng người thứ nhất thì coi như là vô phương.

Những người sinh trong thời Phật Độc Giác là kém phước. ĐĐ Đề Bà Đạt Đa sẽ sinh ra trong thời kỳ Đức Phật Độc Giác, vua A Xà Thế sẽ sinh ra trong thời kỳ Đức Phật Độc Giác. Nhưng Đề Bà Đạt Đa sau này thành một vị Độc Giác Phật mà Đức Phật Ngài tuyên bố, thì Ngài là hạng người thứ hai, Ngài dùng thân giáo để trả với lại Ngài đã có xuất gia trong thời kỳ Đức Phật Ngài đã đắc chứng thiền do đó Ngài có thể dùng thân giáo của Ngài để truyền thừa. Còn vua A Xà Thế thì không có thân giáo, tại vì ông ta chỉ là người hộ độ sau khi thức tỉnh qua bài kinh Samôn quả, ông quay trở lại hộ độ cho Đức Phật, hộ độ cho Tam Bảo sau này ông ta chỉ có cái là lo tu rồi giải thoát thôi. Nhờ sự hộ độ tích cực nỗ lực sau thời cuối mà ông ta bớt được cái khổ của vô gián địa ngục.

3. Thinh Văn Giác có 3 hay 4.

1. Thứ nhất là Trí Thượng Thinh Văn Giác có 2 là: Bên phải là Trí Tuệ Thinh Văn Giác. Bên trái là Thắng Trí hay là thần thông, giống như Đức Phật có hai vị là Xá Lợi Phất Sariputa là Trí Tuệ Thinh Văn Giác. bên trái là ĐĐ Moggallāna là Thắng Trí Thinh Văn Giác.

2. Đại Thinh Văn Giác. Đức Phật Ngài có 80 vị đệ tử là Đại Thinh Văn Giác cả nam và nữ. Như ĐĐ Ananda, ĐĐ kassapa ĐĐ Mahāpuṇṇa, ĐĐ Mahākaccāyana. Về phía ni có ĐĐ Nandaka.

3. Thinh Văn Giác bậc thông thường thì thời gian chỉ 1000 kiếp là thành đạo quả. Trong thời kỳ Đức Phật này thì Đại Thinh Văn và Thinh Văn thông thường thì thời gian đó. Còn thời gian của mình đây sau khi Đức Phật ra đi mà mình còn giáo pháp thì mình thuộc loại Thinh Văn thông thường thì chúng ta ở trong thời gian 1,000 kiếp này.

Bây giờ chúng ta nói tới phần nguyện 

Thế thì khi chúng ta nguyện. Như câu hỏi của các Phật tử hỏi Sư thì nguyện Ba La Mật thì các qúi Phật tử sẽ nguyện Thinh Văn Giác bậc thông thường.

Xin được nhắc lại về 10 Pháp Ba la mật là:

1. Bố thí Ba la mật (Dāna pāramī): Đem của cải hoặc Phật pháp ban bố cho chúng sanh.

2. Trì giới Ba la mật (Sīla pāramī): Gìn giữ những điều luật của Đức Phật đã ban hành, tức gìn giữ thân, khẩu, ý được trong sạch.

3. Xuất gia Ba la mật (Nekkhamma pāramī): Sự dứt bỏ vợ, con, của cải để đi tìm đạo đức cao thượng.

4. Trí tuệ Ba la mật (Paññā pāramī): Thông suốt tất cả các pháp.

5. Tinh tấn Ba la mật (Viriya pāramī): Một lòng cố gắng tu hành, vượt qua tất cả mọi khó khăn để đạt được mục đích cao thượng.

6. Nhẫn nại Ba la mật (Khantī pāramī): Cố gắng chịu đựng, dằn lòng sân hận những điều nghịch ý.

7. Chân thật Ba la mật (Sacca pāramī): Tránh xa lời nói giả dối.

8. Quyết định Ba la mật (Adhiṭṭhānā pāramī): Có chí hướng không thay đổi.

9. Từ ái Ba la mật (Mettā pāramī): Lòng nhân ái, thương người mong cho tất cả mọi loài được an vui.

10. Hành Xả Ba la mật (Upekkhā pāramī): Không vui không buồn, không cố chấp, có tâm bình đẳng.

Ngay khi các vị Toàn Giác Chánh Đẳng Giác, Ngài nguyện 30 pháp Ba La Mật là:

- 10 Pāramī - ta nguyện qua khỏi bờ này

- 10 Upapāramī - bậc trung bờ kia (bờ trên)

- 10 Paramatthapāramī- bờ cao thượng

Thì ta nói nôm na là bờ này, bờ kia, bờ cao thượng, thì chúng ta khó hình dung ra được.

1- Pāramī 

Vậy thì khi ta nói tới 10 Pāramī là 10 pháp Ba La Mật thông thường, chúng ta chỉ làm những cái gì mà ngoài thân ta, ta mới cho

2- Upapāramī

Khi nói tới 10 Upapāramī là 10 pháp Ba La Mật bậc trung là cho 1 phần thân thể của ta. Thí dụ như hiến nội tạng. Trong một kiếp ĐĐ Sariputa Ngài xả thí Ba La Mật nhưng ĐĐ bị vướng vô khi vua trời Đế Thích xuống thử xin con mắt Ngài móc mắt cho khi đó Ngài đang là Upapāramī, đó là một phần thân thể. Thí dụ như cho một ngón tay hay là cho một con mắt hay là cho một trái thận, đó là xả thí Dāna Upapāramī một phần cơ thể. 

3- Paramatthapāramī

10 pháp Paramatthapāramī là cho hiến mạng sống của mình.

Đối với Đức Phật Ngài cho dù là Trí Tuệ Chánh Đẳng Giác hay là Tinh Tấn Chánh Đẳng Giác hay là Đức Tin Chánh Đẳng Giác, các qúi Ngài phải đi qua đủ 30 pháp Ba La Mật này. Thì đó là dành cho các vị Chánh Đẳng Giác Samma-sambodhi 

Do đó, các qúi Phật tử nếu không phải là Chánh Đẳng Giác, như Sư nguyện Chánh Đẳng Giác thì Sư phải đi hết 30 pháp Ba La Mật này trong mỗi một kiếp sống của mình.

Còn khi qúi Phật tử nguyện Độc Giác thì sẽ đi một phần thân thể khi mình còn sống chứ không cho hết. Qúi Phật tử cho một phần thân thể cho như thế nào mà qúi Phật tử vẫn còn sự sống. Tới khi nào qúi Phật tử nguyện Chánh Đẳng Giác mới cho mạng sống của mình, cho tới cuối cùng luôn.

Qúi Phật tử đọc trong quyển Đức Phật và Phật Pháp hay trong Túc Sinh Truyện  (Jàtaka) khi Đức Phật Ngài còn là Bồ Tát, Ngài cho luôn mạng sống của Ngài. Có kiếp Ngài là người em trai thứ ba trong 3 anh em hoàng tử thái tử của một nhà vua. Trong quyển Đức Phật và Phật Pháp trong phần xả thí Ba La Mật, Ngài Narada viết, Bồ Tát đi với 2 người anh đi săn, trên đường đi qua vực thẳm thì thấy con cọp mẹ và 4 con cọp con đang đói lả, con cọp mẹ kiệt sức không có sữa để cho con bú. Đức Bồ Tát thấy Ngài động lòng, Ngài nói chuyện với 2 người anh, 2 người anh nói ta đi, ta không thể làm gì khác hơn, Ngài để tâm chuyện đó, và Ngài đi theo 2 người anh một hồi rồi Ngài đánh lạc hướng 2 người anh và Ngài quay trở lại muốn cứu con cọp mẹ vì con cọp mẹ đói quá bắt đầu đang có ý định ăn 4 con cọp con để lấy lại sự sống. Ngài biết nên Ngài muốn cản ngăn, Ngài cởi y áo treo lên cây rồi Ngài phóng từ trên cao xuống vực thẳm chỗ con cọp mẹ nằm với 4 cọp con để Ngài hiến thân mình cho cọp mẹ ăn. Thì khi Ngài phóng xuống, cọp mẹ cũng không đủ sức ăn, Ngài mới lấy tay Ngài cứa lên cục đá cho chảy máu, con cọp mẹ liếm máu trên tay Ngài cho đến khi đủ sức nó đứng lên và ăn thịt Ngài, thì quả địa cầu rung động. Thì lúc đó Ngài cho mạng sống của Ngài. Đó gọi là Paramatthapāramī.

Có 8 nguyên nhân sinh ra làm quả địa cầu rúng động. Khi Đức Phật Ngài còn là Bồ Tát thành tựu một Ba La Mật, sức chứa của quả địa cầu không chịu nổi nó mới chấn động, là một trong 8 điều. Chúng ta đọc qua phần Đức Phật nói về 8 điều chấn động của quả địa cầu.

Thế thì khi các qúi Phật tử không phải là bậc Chánh Đẳng Giác thì không phải cho mạng sống của mình. Thí dụ như Sư nguyện Chánh Đẳng Giác, Sư ngồi dịch kinh không lo mạng sống của mình Sư dịch kinh cho tới chết luôn thí luôn thân mạng Sư không màng nghĩ tới thì lúc bấy giờ Sư thành tựu được Chánh Đẳng Chánh Giác của Sư, hay là Sư dạy học cho tới chết luôn thì đó là hiến mạng sống.

Khi qúi Phật tử đang ở vị trí Thinh Văn Giác, thì quí Phật tử là đang ở thông thường pāramī, qúi Phật tử chỉ cho những cái gì bên ngoài thôi như là áo quần hay cơm ăn nước uống hay là tiền tài. Trừ khi qúi Phật tử cho nội tạng hay một phần cơ thể của mình thì lúc đó qúi Phật tử nguyện Upapāramī Ba La Mật bậc trung, là qúi Phật tử nguyện Phật Độc Giác.

Do đó, qúi Phật tử phải suy nghĩ cho kỹ và quyết định được lời phát nguyện của mình cho chính xác và cho đúng mới được. Chứ không phải qúi Phật tử đọc không kỹ hay là nghe không rõ rồi đắn đo là muốn hiến nội tạng.

Ở nước Mỹ khi đi làm driver license (bằng lái xe) bên sở giao thông hỏi mình có muốn cho nội tạng không, mình trả lời là cho thì nó mới có quyền in đằng sau thẻ driver license (bằng lái xe) là mình cho hiến tạng, còn nếu mình trả lời không cho thì nó không có quyền in chữ đó. 

Thì khi tai nạn xảy ra mà chết người thì người cảnh sát cũng như người điều tra viên tới họ lấy driver license của người bị nạn ra coi thông tin về người đó để báo cho thân bằng quyến thuộc của nạn nhân, thứ hai nữa là họ coi nạn nhân này có cho nội tạng (organs) không, thì lúc bấy giờ họ tức tốc đưa xác này đã chết rồi chứ không phải là còn đang hôn mê mà đem đi mổ lấy nội tạng là bị kiện ở tù.

Thì chính Sư nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác, mỗi kỳ hết hạn kỳ của thẻ driver license đi làm cái mới, họ hỏi có cho tạng nội (organs) không, Sư nói không cho, tại vì mình có nhiều cách cho mạng sống của mình. Thành ra chính Sư cũng chưa đồng ý, do đó qúi Phật tử đừng. 

Khi Sư còn ở VN, Sư biết được có một vị Sư đó đi nói với một vị Sư khác lớn tuổi hơn: 

- "Thưa Ngài con mới ký giấy hiến nội tạng" 

Thì vừa nói thời gian ngắn không có lâu thì vị đó trổ bệnh nằm một chỗ luôn rồi ra đi luôn.

Các qúi Phật tử biết là, khi ta học Paṭṭhāṇa, ta nghĩ gì, ta nói gì thì nó hiện bày ra hết. Các qúi Phật tử phải cẩn thận với Mãnh Lực của Duyên mà chúng ta nắm chưa hết thì qúi Phật tử phải cẩn thận điều đó.

Do đó, khi qúi Phật tử đang là Thinh Văn Giác thì qúi Phật tử cứ hành Pāramī thông thường ngoài khả năng mà cơ thể mình nuôi mạng sống mình.

Thí dụ, có những người nam cũng như người nữ họ nuôi tóc của họ dài để cho hội thiện nguyện ung thư để giúp cho những người bệnh ung thư. Đó cũng là cho theo hạnh Upapāramī - cho một phần thân thể.

Cho máu, thí dụ như khi nước Mỹ xảy ra vụ khủng bố ngày 11 tháng 9, năm 2001, số người bị chết và bị thương rất nhiều, hội Hồng Thập Tự tại Mỹ kêu gọi quyên góp máu, Sư đi cho máu, cho một túi máu. Thì cái đó Sư hoan hỉ. Đó cũng là Upapāramī - cho một phần thân thể.

Sau đó là phần Paramatthapāramī là cho hiến mạng sống của mình.

Qúi Phật tử nhớ là Thinh Văn Giác thông thường vẫn có thể cho bên gì bên ngoài của mình thôi, chứ không bắt buột phải cho nội tạng rồi đắn đo.

Thứ hai là, khi qúi Phật tử học chậm hay nghe pháp mà khó hiểu, rồi nghĩ mình là người nhị nhân. Thật ra không phải. Các qúi Phật tử đừng có bao giờ nghĩ như vậy. Xin thưa với các qúi Phật tử, biết môn Paṭṭhāṇa là hi hữu, ngày hôm nay trên thế giới khó có lớp học Phát Thú này, kể cả người xuất gia, người tu, người đã sống lâu năm cũng không có học được lớp Phát Thú này đơn giản. Sư phải dùng đủ cách về kỹ thuật sư phạm, về tâm lý sư phạm, hay giáo dục sư phạm, Sư phải tìm đủ cách để uyển chuyển cho các qúi Phật tử đủ mọi trường hợp để hòa nhập đi từng bước từng bước trong môn học Phát Thú này. 

Do đó, nó là một nghệ thuật. Tuy nhiên các qúi Phật tử đang học không nên có sự suy nghĩ là học khó hay học chậm hay là không lãnh hội được. Qúi Phật tử đừng gán cho mình là người Nhị Nhân.

Giờ Sư trả lời quí Phật tử là. khi qúi Phật tử là người Nhị Nhân hay người Tam Nhân thì qúi Phật tử khó mà biết được. Tuy nhiên đối với Sư, Sư biết được các qúi Phật tử, khi qúi Phật tử viết thư tới Sư hay ngồi học đây, hay trong một khóa tu, Sư biết người nào nhị nhân người nào tam nhân. Đó là một kỹ thuật Sư phải tu tập mới tìm ra được. Thì qúi Phật tử không nên đóng cho mình một cái dán nhãn hiệu cho mình là người Nhị Nhân. Nhưng qúi Phật tử phải thấy là qúi Phật tử phải câu sinh.

Chúng ta đang học về Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện theo Mãnh Lực Nhân Duyên thì qúi Phật tử thấy trong đó không có Câu Sinh Nghiệp Duyên. 

Đó là key qúi Phật tử phải nghiệm ra. 

Nhân Duyên là thuộc nhóm Câu Sinh, mà nhóm Câu Sinh có 15 Duyên. Thì ở trong phần Nhân Duyên này:

Thứ nhất là không có Câu Sinh Nghiệp Duyên

Thứ hai là không có Danh Vật Thực Duyên.

Thứ ba, không có Thiền Na Duyên.

Tất cả 15 Duyên trong phần Giống Câu Sinh thì Nhân Duyên làm việc được 12 Duyên mà thôi kể cả nó, và chúng ta phải tìm ra được là tại sao không có Câu Sinh Nghiệp Duyên. Mà Câu Sinh Nghiệp Duyên là một Mãnh Lực để chúng ta kết hợp với nghiệp lực của người đó hay cái gì đó để chúng ta nương theo đó hưởng cái nghiệp lực đó cùng một lúc với cái gì họ đang làm.

Do đó, qúi Phật tử phải nghiệm thấy được.

Vậy thì, khi qúi Phật tử đọc sẽ thấy Đồ Đạo Duyên có trong Năng Duyên.

Mở quyển Phát Thú một Chánh Tạng (màu xanh) trang 362.

Trong phần Đồ Đạo Duyên có Nhân Duyên Maggapaccayà Hetuyà Cattàri có 4 thời kỳ hay là 4 giai đoạn mà Nhân Duyên vô được với Đồ Đạo.

Thứ hai, Đồ Đạo Duyên chỉ vô được (trang 365) là Hữu Nhân - Trưởng -Quyền Lực SaHetuĀdhipatiIndriyaghaṭanā   nó vô được trong 3 cái đó.

Trong Đồ Đạo Duyên nó vô được :

1. Hữu Nhân

2. Trưởng 

3. Quyền

Trong 3 cái này nó mới làm được, nó qua 6 giai đoạn (trang 365 quyển Phát Thú I - màu xanh)

Hữu Nhân – Trưởng - Quyền Lực Hiệp Lực (6)

(SaHetuĀdhipatiIndriyaghaṭanā 6)

(508). Magga Hetu Adhipati Sahajäta Nissaya Indriya Atthi Avigatanti cattări: 8 truyền đó là Đồ Đạo Duyên, Nhân Duyên, Trưởng Duyên, Câu Sinh Duyên, Y Chi Duyên, - Quyền Lực Duyên, Hiện Hữu Duyên và Bật Ly Duyên có 4 thời kỳ.

Magga Hetu Adhipati Sahajäta Aññamañña Nissaya Indriya Sampayutta Atthi Avigatanti dve: 10 Duyên đó là Đồ Đạo Duyên, Nhân Duyên, Trưởng Duyên, Câu Sinh Duyên, Hổ Tương Duyên, Y Chi Duyên, Quyền Lực Duyên, Tương Ưng Duyên, Hiện Hữu Duyên và Bắt Ly Duyên có 2 thời kỳ.

Magga Hetu Adhipati Sahajäta Nissaya Indriya Vippayutta Atthi Avigatanti dve: 9 Duyên đó là Đồ Đạo Duyên, Nhân Duyên, Trưởng Duyên, Câu Sinh Duyên, Y Chi Duyên, Quyền Lực Duyên, Bất Tương Ưng Duyên, Hiện Hữu Duyên và Bất Ly Duyên có 2 thời kỳ (Avipākaṃ 3 – Vô Dị Thục Quả 3).

Magga Hetu Adhipati Sahajāta Nissaya Indriya Vipäka Atthi Avigatanti ekaṃ: 9 Duyên đó là Đồ Đạo Duyên, Nhân Duyên, Trưởng Duyên, Câu Sinh Duyên, Y Chi Duyên, Quyền Lực Duyên, Dị Thục Quả Duyên, Hiện Hữu Duyên và Bất Ly Duyên có 1 thời kỳ.

Magga Hetu Adhipati Sahajāta Aññamañña Nissaya Vipäka Indriya Sampayutta Atthi Avigatanti dve: 11 Duyên đó là Đồ Đạo Duyên, Nhân Duyên, Trưởng Duyên, Câu Sinh Duyên, Hỗ Tương Duyên, Y Chi Duyên, Dị Thục Quả Duyên, Quyền Lực Duyên, Tương Ưng Duyên, Hiện Hữu Duyên và Bất Ly Duyên có 1 thời kỳ.

Magga Hetu Adhipati Sahajäta Nissaya Vipäka Indriya Vippayutta Atthi Avigatanti dve: 10 Duyên đó là Đồ Đạo Duyên, Nhân Duyên, Trưởng Duyên, Câu Sinh Duyên, Y Chi Duyên, Dị Thục Quả Duyên, Quyền Lực Duyên, Bất Tương Ưng Duyên, Hiện Hữu Duyên và Bất Ly Duyên có 1 thời kỳ (Savipākaṃ 3 – Hữu Dị Thục Quả 3).

(dứt phần trích đoạn)

Vậy thì khi ta đi hành đạo, có một số Phật tử muốn xin với Sư là nguyện ngay trong kiếp này đạo quả ngay trong kiếp này và ít nhất là họ muốn có Dự Lưu là bậc Thất Lai - Tu Đà Hườn là Sơ Đạo Sơ Quả ngay trong kiếp này. 

Thì qúi Phật tử muốn thì coi trong lãnh vực Đồ Đạo Duyên, chứ không phải coi trong phần Nhân Duyên. Phần Nhân Duyên không giải thích nổi năng lực này.

Do đó, khi qúi Phật tử muốn coi con đường mình hành đạo, mà muốn tới đạo quả mình xét nghiệm được mình là Nhị Nhân hay là người Tam Nhân, đạo quả trong kiếp này hay là gieo duyên cho ngày vị lai mới có, qúi Phật tử coi  Mãnh Lực Hữu Nhân - Trưởng - Quyền Lực SaHetuĀdhipatiIndriyaghaṭanā  Tấu Hợp và Hiệp Lực nó mới ra. Cái đó không có một quyển kinh sách nào giải thích cả mà chỉ có đây là Phát Thú mới có lời dạy của Đức Phật bởi những phương thức Ngài đã tìm ra được.

Do đó, các qúi Phật tử sẽ thấy ở trong phần Đồ Đạo Duyên, trong câu 508 Hữu Nhân – Hữu Trưởng - Quyền Lực thì nó SaHetu Ādhipati Indriy aghaṭanā thì nó mới hợp lực nhau. 

Thì qúi Phật tử lúc bấy giờ có Nhân - là có Trí (nhân vô si).

Qúi Phật tử có Trưởng là có Thẩm.

Qúi Phật tử có Quyền là có Tuệ Quyền.

Thì ba cái, Trí, Thẩm, Tuệ Quyền sẽ kết hợp vô con đường Đồ Đạo của qúi Phật tử đi tới con đường đạo quả Niết-bàn.

Do đó, khi qúi Phật tử nghiệm thì đâu có nói mình là Nhị Nhân, qúi Phật tử đâu nói mình là người Tam Nhân, tại qúi Phật tử chưa có đọc, chưa có nghe hay chưa có học hay chưa được chỉ dẫn hay chưa có điều kiện. Sư mới đi từng bước.

Ngày hôm qua, Sư cám ơn anh Việt Đỗ cho Sư một thông tin là bác sĩ giải phẩu có nói về vấn đề Lộ Trình Tâm, nói sơ qua thôi chứ không nói đầy đủ về Lộ Trình Tâm. Sư nói trước sau qúi Phật tử phải đi vào Lộ Trình Tâm, Sư sẽ hướng dẫn qúi Phật tử. Trong bản đồ A2 chúng ta thấy Lộ Trình Tâm, Lộ Trình Ngũ Môn, Lộ Trình Ý Môn và Lộ Trình Kiên Cố 

Ở chương bốn Sư chưa hướng dẫn qúi Phật tử nắm bắt cái nào là ngoài lộ trình và cái nào ở trong lộ trình tâm. Và khoa học ngày hôm nay chưa nắm bắt được.

Qúi Phật tử biết trí tuệ của Đức Phật tuệ vời, Ngài phân tích ra từng sát na tâm để biết được tâm, biết được Lộ Trình Tâm của con người hay ta nói là tâm lý, tư tưởng, hay là một suy tư, một suy nghĩ của một con người, Ngài biết được hết. Thứ hai nữa là tâm của những người ở trên nhìn được tâm người dưới, nhưng tâm người dưới không nhìn tâm người trên được. Do đó, qúi Phật tử sẽ thấy khó lắm.

Vậy thì, khi qúi Phật tử chưa qua được lãnh vực nào, qúi Phật tử đừng có gán cho mình là người Nhị Nhân. Với mãnh lực Duyên mà qúi Phật tử nghĩ cái gì thì nó có cái đó, thì qúi Phật tử đang là Câu Sinh Nghiệp với cái nghĩ của mình (tội mình lắm) 

Có lần Sư có nói có một số người VN hay thề, hở một cái là thề: "tôi mà nói láo hay tôi làm sai thì tôi làm con của bà (ông)". Sư nói không được thề kiểu đó, ai mà đòi làm con, thà là "tôi mà nói láo cho tôi thành Phật" thì mới nên thề chớ!!! Chứ mình thề làm con họ thì tội nghiệp mình. Tại sao lại thể làm con của họ, nếu họ không biết bố thí kiếp sau họ sanh lên nghèo khổ, rồi mình thề làm con của họ thì mình cũng rơi vào cảnh nghèo khổ cùng họ, Câu Sinh Nghiệp với họ, vậy tội nghiệp mình không. 

 Mình phải dùng trí, mình phải Đồ Đạo, mình phải có tác Nhân (Trí), mình phải Thẩm Trưởng, phải có Quyền Lực để mình gieo duyên, nếu con đường đi của mình không là Đồ Đạo Duyên, thì con đường đi của mình là không có hướng không có phương pháp.

Ngày hôm nay chúng ta có phước là chúng ta có Chánh Pháp, có phương thức và có đường đi tu tập của mình được một cách rõ ràng, không có mơ hồ, hay có trạng thái không nắm bắt, không có hướng đi. Mà chúng ta đi tuần tự. Sư phải tuần tự hướng dẫn, vì đó là trách nhiệm hay là lương tâm của Sư, nếu Sư còn sức khỏe, về vô thường không ai biết được biết đâu ngày mai Sư nghỉ. 

Do đó, qúi Phật tử đừng có vội cho mình là Nhị Nhân.

Thứ hai, qúi Phật tử đọc trong phần Duyên, qúi Phật tử mở tập Phát Thú màu trắng chương 5 trang 88. Cũng như trong Chánh Tạng Phát Thú mở trang 28 (quyển màu xanh).

Về Mãnh Lực Duyên (về Giống) thì qúi Phật tử thấy Giống Câu Sinh có15 Duyên, qúi Phật tử match 3 Duyên nó không kết hợp.

Có 15 Duyên ở trong Giống Câu Sanh, đó là:

1. Nhân Duyên

2. Câu Sanh Trưởng Duyên,

 3. Câu Sanh Duyên,

 4. Hỗ Tương Duyên, 

5. Câu Sanh Y Duyên,

 6. Câu Sanh Nghiệp Duyên,

 7. Dị Thục Quả Duyên, 

8. Danh Vật Thực Duyên, 

9. Câu Sanh Quyền Duyên,

 10. Thiền Na Duyên,

11. Đồ Đạo Duyên,

12. Tương Ưng Duyên,

13. Câu Sanh Bất Tương Ưng Duyên, 

14. Câu Sanh Hiện Hữu Duyên, 

15. Câu Sanh Bất Ly Duyên.

Đó là trong quyển Phát Thú Chú Giải màu trắng tập V trang 88.

Thì qúi Phật tử trở lại phần Phát Thú I Chánh Tạng trang 28.Phân chia theo Giống

Sư chỉ cách đọc, nếu Sư nghỉ thì qúi Phật tử phải biết cách đọc. Giống như một người nghèo, người giàu đi qua cho viên ngọc trong tay áo, mà tới 20 năm quay trở lại người nghèo vẫn nghèo là tại vì không biết mình có viên ngọc ở trong tay áo.

Sư chỉ cho qúi Phật tử về phần Duyên. Cái học của ta là ta chia sẻ cái kinh nghiệm cho các qúi Phật tử biết. Thứ nhất là qúi Phật tử phải có sách, đó là tài sản của mình, hay là người thợ phải có đồ nghề, đó là bắt buộc là qui ước. Người thợ không có dụng cụ thì không làm việc được. Cũng như vậy một người xuất gia hay tại gia, một người tu học theo Phật thì phải có sách vở làm phương tiện để mình nương tựa vào đó.

 Sư chỉ cách học: Khi qúi Phật tử đọc pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện làm Nhân Duyên (trang A2)

Bây giờ thí dụ như muốn biết pháp Thiện làm duyên Nhân Duyên với mấy duyên đang hiệp lực  thì qúi Phật tử mở trang Đồ Đạo Duyên ở tập 4.

Ta học phải có phương pháp.

Tập 1. Trang A2. Câu Sinh Duyên vô được Pháp Thiện làm duyên cho pháp thiện. Câu Sinh Duyên vô được là 3 Nhân Thiện (Tập 1 Trang A2 Chú Giải Đại Phát Thú - quyển màu trắng)

Tập  2 . Trang A5. Câu Sinh Duyên Hiệp Lực. Pháp thiện làm duyên cho pháp thiện. Câu Sinh Duyên có Nhân duyên vô. Nhân duyên làm thì có Câu Sinh Nghiệp Hiệp Lực. Mà Câu Sinh Duyên làm thì có Nhân Duyên Hiệp Lực. (Tập 2 Trang A5 Chú Giải Đại Phát Thú - quyển màu trắng)

Bây giờ mở Đồ Đạo Duyên

Tập 4 Đồ Đạo Duyên.  Pháp thiện làm duyên cho pháp thiện trang A36. Có Nhân Duyên (Duyên thứ 8 trang A36 Tập 4 Chú Giải Đại Phát Thú - quyển màu trắng.

Thì pháp Thiện làm duyên cho pháp Thiện có Nhân Duyên làm Mãnh Lực Duyên. Đồ Đạo Duyên có Nhân Duyên làm Mãnh Lực Duyên. Mà có Nhân Duyên thì có Đồ Đạo Duyên.

Do đó, khi chúng ta đối chiếu sẽ thấy rằng là cả hai có sự tương xứng. Duyên bên đây làm thì có Duyên bên kia vô, hai bên hổ trợ nhau, nó hổ tương nhau, hay nó hiệp lực nhau.

Tuy nhiên tại sao Câu Sinh Nghiệp hay là Nghiệp Lực không có Nhân Duyên được vì chi pháp của nó là Tâm Sở Tư. Trong Tâm Sở Tư này thì trong 6 nhân này, Tham, Sân, Si, Vô Tham, Vô Sân, Vô Si không vô được, do đó, Nghiệp Lực Duyên, Câu Sinh Nghiệp, và Dị Thời Nghiệp không có Nhân Duyên vào được. Mà muốn cái đó thì loại Thường Cận Y là những cái đó mới vô được, lúc đó bắt đầu mình mới nghiệm ra được là muốn mà Câu Sinh Nghiệp với một người nào mình phải Cận Y Duyên với người đó.

Muốn Câu Sinh Nghiệp với một người mình phải Cận Y với người đó. Mà Cận y với người đó có 2 cách cận hay 3 cách.

1- Cận Cần Y

2- Vô Gián Cận Y

3- Thường Cận Y.

Vì Cận Y Duyên có 3 Mãnh Lực đó: 

1 là Cảnh Cận Y. Tức là theo cảnh mà bắt  Câu Sinh Nghiệp với họ

2 là  Vô Gián Cận Y. Tức là liên tục không gián đoạn, nương tựa không gián đoạn.

3 là Thường Xuyên để mà nương tựa Cận Y.

Cận Y Duyên là Upanissaya Paccaya có 3 là Cảnh Cận Y, Vô Gián Cận Y, Thường Cận Y. Có 3 cái này chúng ta mới Câu Sinh Nghiệp với người mình muốn Câu Sinh. Chứ chỉ có Năng Duyên là không đủ.

Do đó, mình đọc những trường hợp đó, thì Câu Sinh Nghiệp là chỉ có con đường duy nhất để chúng ta nương vào nghiệp lực của họ mình Câu Sinh với họ với Nghiệp Lực họ đang tạo ra, mình kết hợp cái đó mà mình gặt hái được những điều sở cầu sở nguyện của mình được.

Do đó qúi Phật tử phải đi theo Mãnh Lực của Cận Y chứ không đi theo Mãnh Lực Nhân Duyên được. 

Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, không vô được Tâm Sở Tư tại vì nó không hợp với chi pháp.

Do đó, qúi Phật tử phải tìm ra hướng đi của mình.

Vậy thì ta trở lại.

Khi ta đọc câu pháp Thiện làm duyên cho pháp Thiện theo Mãnh Lực Nhân Duyên thì ta có 11 Duyên, mà trong 11 Duyên đó thì chỉ có 9 Duyên nằm trong Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện thôi. 

Thì trong 9 Duyên đó qúi Phật tử trở lại với Duyên kia là Đồ Đạo Duyên, Câu Sinh Duyên, Hữu Tương Duyên, hay là Quyền Lực Duyên nó có ăn vô trong cái Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện không, thì lúc bấy giờ qúi Phật tử mới thấy là một mạng lưới Duyên Sinh Duyên Hệ làm cho việc thiện này một cách chặc chẽ.

Chúng ta không nhìn vô một khía cạnh, một biên cảnh, một khiếm diện được, mà ta phải nhìn tổng thể mới được.

Khi ta nói tới phần Thiện với Pháp Thiện ta thấy có 9 Duyên :

1. Câu Sanh Duyên ( Sahajàtapaccayo) Pháp giúp đỡ ủng hộ do cùng sanh với nhau.

2. Câu Sanh Y Duyên (Nissayapaccayo) – Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành chỗ nương nhờ.(Y chỉ, nương nhờ, nương tựa)

3. Câu Sanh Hiện Hữu Duyên (Natthipaccayo) – Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người không còn hiện hữu

4. Câu Sanh Bất Ly Duyên (Avigatapaccayo) –  Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người không ra đi lìa khỏi

5. Câu Sanh Trưởng Duyên (Adhipatipaccayo) – Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành Trưởng.

6. Câu Sanh Quyền Duyên (Indriyapaccayo) –  Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người cai quản

7. Đồ Đạo Duyên (Maggapaccayo) – Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành con đường

8. Tương Ưng Duyên (Sampayuttapaccayo) – Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người phối hợp.

9. Hỗ Tương Duyên. (Annamannapaccayo) – Pháp giúp đỡ ủng hộ do sự níu kéo lẫn nhau.

Như vậy thì Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện mà theo Nhân Duyên có 9 Duyên thì chúng ta phải tìm lại 9 Duyên đó trong Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện có Nhân Duyên không và từ mỗi duyên đó nó Hiệp Lực bởi Mãnh Lực gì? bởi cách thức gì? chúng ta mới tìm ra được.

Cách học Phát Thú là như vậy. Khi Sư muốn vẽ một bản đồ về Paṭṭhāṇa là Sư coi những cái duyên đó có kết hợp nhau không.

Sư bắt đầu mở cho một cái bí này, các qúi Phật tử sẽ không cách nào giải đáp được mà qúi Phật tử sẽ nghiệm ra.

Qúi Phật tử coi lại Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện trong Đại Pháp Thú tập I (Chú Giải quyển màu trắng) trang 51 qua trang 52 Duyên Hiệp Lực có 10 là kể luôn nó.

Qua Đại Phát Thú tập II (Chú giải quyển màu trắng) trang 72. Câu Sinh Duyên không  có Nhân Duyên.

Nhưng trong bản đồ thì Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện có Nhân Duyên. Đó là một câu hỏi lớn. Mà ở trong Chánh Tạng (quyển màu xanh) cũng trình bày như vậy.

Đọc suốt tử trang 73 Đại Phát Thú tập II (Chú giải quyển màu trắng) - Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện theo Mãnh Lực Câu Sinh Duyên chúng ta thấy ở trang 73 có 6 Duyên Hiệp Lực mà không có Nhân Duyên.

Qua trang 74 có 7 Duyên mà không có Nhân Duyên.

Rồi xuống thấy có 5 Duyên mà không có Nhân Duyên.

Trang 75 không có Nhân Duyên.

Tuy nhiên trong Câu Sinh Duyên bản đồ A6 Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện thì có Nhân Duyên

Từ đó qúi Phật tử sẽ thấy những Mãnh Lực Duyên kết hợp vì sao ở trong Phần Chánh Tạng trong phần lời giải và trong bản đồ nó có một vấn đề đặt ra.

Do đó, thì khi ta học về Phát Thú về Mãnh Lực Duyên chúng ta phải học kết nối nhau. Câu Sinh Duyên có Nhân Duyên, Nhân Duyên có Câu Sinh Duyên, Đồ Đạo Duyên có Nhân Duyên, Nhân Duyên có Đồ Đạo Duyên, chúng ta phải tìm cách kết nối nhau. Chỉ một câu Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện thì chúng ta sẽ giải đáp được hướng đi của ta.

Như vậy thì khi qúi Phật tử làm trong Thập Thiện trong phần Xả Thí Thiện tức là trong Thập Phúc Hành Tông thì qúi Phật tử làm trong Câu Sinh, Câu Sinh Y, Câu Sinh Hiện Hữu, Câu Sinh Bất Ly.

Nhưng khi qúi Phật tử làm Thiện là Xả Thí BaLaMật thì nó thuộc về Đồ Đạo Duyên thì qúi Phật tử mới đi qua Mãnh Lực Đồ Đạo Duyên mà qúi Phật tử hành đạo Xả Thí Thiện chứ không phải đi qua con đường Nhân Duyên mà qúi Phật tử đang xả thí toàn thiện.

 Xả Thí Thiện thông thường: 

--> đi với Mãnh Lực Nhân Duyên,

-->  đi với Mãnh Lực Câu Sinh Duyên, 

 --> đi với Mãnh Lực của Câu Sinh Hiện Hữu,

 -->  đi với Mãnh Lực của Câu Sinh Bất Ly

Nhưng chúng ta Xả Thí Toàn Thiện (Balamật) thì phải đi Mãnh Lực Đồ Đạo Duyên - Phát Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, Đồ Đạo Duyên. 

Thì chúng ta mới đi đúng được, chứ còn không thì không có kết quả, và qúi Phật tử sẽ không có nhận được những cái gì mình mong cầu.

Qúi Phật tử chưa học tới phần Đồ Đạo Duyên, Sư mới nói tới Nhân Duyên trong Thập Phúc Hành Tông thôi mà qúi Phật tử đã gán cho mình là người Nhị Nhân rồi. Do đó, hôm nay chúng ta nắm bắt được rồi thì không có nên đặt cho mình cái vị trí mà mình không biết để mình nghĩ mình ở trong đó thì tội nghiệp cho mình thôi.

Ta làm cái gì ta phải cân nhắc thận trọng khi mà đứng trong lãnh vực lớp học Phát Thú này qúi Phật tử phải cẩn thận, mỗi một cái đều có Mãnh Lực và mình không kiểm soát được thì chính cái đó, thân, lời, ý, của ta tạo tác ra chúng ta lượm bắt không kịp, giải quyết không kịp thì thay vì bớt đi thì lại tạo thêm. Thì khó mà chúng ta nói đến sự giải thoát nó trong tầm tay của ta được đâu.

Như bữa trước Sư có nói với qúi Phật tử 3 phương pháp tu là pháp tu con rùa, pháp tu con nhện, pháp tu con dơi. Thì lúc nào qúi Phật tử phải thu thúc lại như con rùa, lúc nào phải nằm yên như con nhện, lúc nào phải sắc bén như con dơi mà trông xa thấy rộng được. Chứ không thể nào chúng ta đứng trong góc độ nào mà nói một cách chắc chắn đơn thuần theo cái tập kiến của mình.

Con đường đến đạo quả, Sơ đạo Sơ Quả có 2 là:

1. Dassanena Pahātabbā Dhammā là Kiến Giải Đoạn Trừ Pháp Kiết Sử, 

2. Dassanena Pahātabba-hetukā Dhammā là Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân Pháp Tà Kiến

2 cái này có sự khác biệt. Kiến Giải Đoạn Trừ

Dassanena là Kiến Giải

Pahātabbā là Đoạn Trừ

Hetukā là Tác Nhân

Dhammā là Pháp

Do đó, với một người tới một Pháp.

Thí dụ, Pháp Kiết Sử (Samyojanas)

Có 3 hạ phần kiết sử đầu tiên:

1. Là Hữu Thân Kiến  (Sakkāyadiṭṭhi), 

2. Là Giới Cấm Thủ (Sīlabbataparāmāsa)

3. Là Hoài nghi (Vicikicchā)

Ba pháp này là 3 pháp chúng ta phải đoạn trừ để ta bước chân vào Dự Lưu. Thì mỗi pháp này có tác nhân của nó. Pháp này phải đoạn trừ nên mới là Dassanena Pahātabba (Kiến Giải Đoạn Trừ) để mà bước vô cửa Dự Lưu, bậc Thất Lai. Nhưng mỗi pháp này có tác nhân của nó thì bắt đầu chúng ta mới bước qua pháp thứ hai.

Hữu Thân Kiến gốc của nó là Tà Kiến.

Thí dụ, Tà Kiến - diṭṭh

Với Hữu Thân Kiến thì nhân của Hữu Thân Kiến là Tà Kiến (diṭṭh)

Qua phần hetukā

Rồi qua phần Giới Cấm Thủ thì tác nhân của Giới Cấm Thủ này là Kiến Thủ upādānan hay Ngã Chấp Thủ, hay Tứ Thủ.

Hetukā (tác nhân) của Giới Cấm Thủ là Tứ Thủ (Thứ nhất là Dục Thủ, Kiến Thủ, Ngã Chấp Thủ, Giới Cấm Thủ) những cái đó là Hetukā (tác nhân) 

Qua phần Hoài Nghi (Vicikicchā). Hetukā (tác nhân) của Hoài Nghi là Si = Moha

Khi chúng ta đi tới phần kiết sử đoạn trừ vô dòng Dự Lưu trong kiếp hiện tại chúng ta tìm ra 3 pháp mà phải Kiến Giải Đoạn Trừ, chúng ta phải nhìn thấy và biết được 3 pháp đối  diện chúng ta cần phải diệt trừ nó, Ta tìm tác nhân của nó để trừ tận gốc luôn. Thì tìm được cái gốc của nó thì ta mới cắt đứt nó được, cắt cái gốc thì cái ngọn nó mới mất. Cắt được tác nhân thì ngọn của nó sẽ mất đi. Những kiết sử nó có gốc.

Nên Đức Phật Ngài nói 2 pháp này trong Tam Đề mà chúng ta học qua là Kiến Giải Đoạn Trừ và Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân.

Chúng ta nhìn qua tới bảng Nêu. Tham, Tà Kiến, Ngã Mạn.

 hình bảng nêu 


Tà Kiến ngó lên, tham ngó lên thì bọn si phần chắn cửa mà ngó xuống thì bọn sân tận lận hối phần bộc lưng rất là chính xác.

Kiến mà nhìn lên thì nó bị si phần làm cho mình vô tàm, vô úy, phóng dật. Mà xuống thì khi mà thậm chí mình không giải đáp được thì sân tận lận hối hiện bày ra.

Do đó, khi chúng ta nhìn anh Tà Kiến nhìn qua thì có Tham đằng trước và đằng sau lưng có Ngã Mạn.

Các chi pháp này nằm trong bảng nêu này đủ minh giải cho chúng ta cách mà ta tu tập.

Bây giờ chúng ta áp dụng vô Mãnh Lực Duyên nào để chúng ta áp dụng vô đó với công thức mà Đức Phật đã tìm ra, do đó chúng ta thực hiện được và thực hành được hay là chúng ta tu tập được.

Chúng ta thấy Tham, Tà Kiến, Ngã Mạn thuộc về Tham phần, nhưng mà đứng trên cái đó trên đầu của Tham phần là Si phần đó là Bất Thiện Biến Hành nó luôn luôn có mặt bất cứ lúc nào mà bất thiện nào hiện bày ra dù tham, dù sân, dù si thì Bất Thiện Biến Hành phối hợp liền, nó luôn luôn có mặt. Thì ngó xuống thì Si ngó lên, anh Tà Kiến ngó lên.

Ngó xuống là Sân, Tật đố, ganh tị, đố kỵ.

Anh Ngã Mạn ngó xuống là lận, là bỏn xẻn, là keo kiệt, đưa đến là trạo hối, hối hận, hối tiếc.

Do đó, thì khi chúng ta học về chi pháp thì chúng ta đã lý giải được một phần ở trong phần sự tu tập của mình.

Qua phần Kiến Giải Đoạn Trừ, thì khi qúi Phật tử qua Kiến Giải Đoạn Trừ thì qúi Phật tử thấy muốn diệt kiết sử đầu tiên là Hữu Thân Kiến là chúng ta phải trở lại góc độ Chánh Kiến của Đồ Đạo Duyên tuần trước Sư đã trình bày.

Khi qúi Phật tử kiến giải ta biết được pháp nào mà chúng ta phải đoạn trừ, rồi ta tìm ra được tác nhân của nó thì ta phải diệt trừ nó.

 Như vậy thì chúng ta nói qua pháp Mãnh Lực Duyên này.

Với hai mãnh đề 1. Dassanena Pahātabbā Dhammā là Kiến Giải Đoạn Trừ Pháp Kiết Sử, 2. Dassanena Pahātabba-hetukā Dhammā là Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân (tà kiến)này.

Với mãnh đề

 1. Dassanena Pahātabbā Dhammā là Kiến Giải Đoạn Trừ Pháp --> Đồ Đạo Duyên, ta tu tập.

2. Dassanena Pahātabba-hetukā Dhammā là Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân Pháp ta tu tập ----> Nhân Duyên.

Con đường mà chúng ta đang hành đạo để đi tới đạo quả, ta đi tới phần Dự Lưu nhập vào dòng Thánh vức thì ta phải đi con đường Đồ Đạo Duyên, thì trong Đồ Đạo Duyên đó ta đang ngó lại Pháp Thiện làm duyên Pháp Thiện có 2 Nhân Duyên.

Còn đi tìm con đường Tác Nhân làm ra con đường kiết sử này mà chúng ta bị chặn lại, ta không vượt qua thì chúng ta đi qua con đường Nhân Duyên. 

Tà Kiến từ Nhân Duyên chúng ta trừ nó tại vì Vô Tham nó là thuộc về Tham phần.

Thứ hai nữa là chúng ta sẽ thấy nó có Si che nó, ta có nhân Vô Si. Chúng ta phải tìm cách giải đáp cho nó.

Trong Tứ Thủ -  upādānan Thứ nhất là Dục Thủ, Kiến Thủ, Ngã Chấp Thủ, Giới Cấm Thủ, thì những cái Thủ đó thuộc về Tham. Thì ngó trên phần Tham là Si, ngó dưới Tham là Sân.

Khi Tham là do Si dẫn, mình Tham không được thì nổi Sân. Tham là do Si, mà Tham không được thì nổi Sân. 

Pháp nằm trong đó, do đó lấy Pháp trị Pháp thì mình phải tìm ra được.

Vậy thì khi nói tới Thủ (upādānan) cũng là Tham, là Tâm Sở Tham. Trước mặt của Tham là Si, sau lưng Tham là Sân. Qúi Phật tử phải cẩn thận những tác nhân đó nó ràng buột ta, nó thuộc loại lực cản ta.

Do đó ta phải biết như vậy

Tới phần Hoài Nghi (Vicikicchā), Si Hoài Nghi.

Si Hoài Nghi nằm ở trong Si phần, mà nó lúc nào trên mặt của nó là 2 hôn (hôn trầm) phần. Anh Hoài Nghi lúc nào cũng có 2 hôn phần đứng trước mặt.

Qua hôn phần bắt đầu bực bội khó chịu theo Si phần, rồi Tham phần Si phần nó bao chùm nó luôn, Hoài Nghi một khối.

Do đó, nhìn trong bảng nêu cũng giải đáp cho qúi Phật tử cái tác nhân, nó cũng là lộ trình bảng đồ cho qúi Phật tử tu tập.

Do đó, khi chúng ta dùng Mãnh Lực Duyên Paṭṭhāṇa, trong Kinh Tạng không có giải đáp được 2.41.24, kinh Trường Bộ, Trung Bộ, Tiểu Bộ, Tăng Chi Bộ không giải đáp từng chi pháp được. Nhưng với Paṭṭhāṇa giải đáp được mà giải đáp cặn kẽ sâu sắc và chính xác, tại vì qúi Phật tử chưa biết dùng thôi.

Thì bắt đầu là chúng ta học Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện phần Nhân Duyên, ta học được 9 Duyên. Mở ra cái pháp Thiện này trong Duyên này có Pháp Thiện làm duyên Pháp Thiện Câu Sinh Duyên này nó sẽ là cái gì thì qúi Phật tử sẽ ra được Mãnh Lực đó nó mới kết hợp nhau.

Vậy thì trong khi chúng ta nói tới Pháp Thiện làm duyên pháp Thiện, trên ta là Nhân Duyên kế bên ta là Câu Sinh Duyên, dưới ta là Đồ Đạo Duyên, rồi dưới nữa là Tương Ưng Duyên. Những cái này đều nằm trong góc độ Thiện làm duyên cho Thiện.



Như vậy thì khi nói tới Câu Sinh Duyên nó bỏ vô cái Năng Sở gì nó làm cho pháp Thiện này, thì khi qúi Phật tử muốn làm việc pháp Thiện là Xả Thí mà muốn Câu Sinh thì tâm quí Phật tử phải có gì trong Câu Sinh Duyên này mới bỏ vô được, qúi Phật tử phải có tâm Thiện và Tâm Sở Thiện phối hợp với Nhân Duyên Vô Tham, Vô Sân, Vô Si này, qúi Phật tử làm việc Thiện Xả Thí.

Qúi Phật tử đặt một bản đồ Thiện làm duyên pháp Thiện, rồi qúi Phật tử viết 9 Duyên này, rồi mỗi cái qúi Phật tử để Năng Duyên (ND) và Sở Duyên (SD) là qúi Phật tử ra được việc làm Thiện này mà chúng ta có hai bước đi là: Một là Thiện Thông Thường. Hai là Toàn Thiện.

Thủ là Tham (upādānan) Thủ là bàn tay nắm lại, là tham, tham có một si phần là tác nhân. Thì phải đi con đường Chánh Kiến.

Mình diệt trừ Tham bằng Vô Tham đó là tổng thể, nhưng mình phải có Chánh Kiến trước.

Giờ ta học một cái Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện theo Mãnh Lực Nhân Duyên mà chúng ta nhìn nó có 9 Duyên Hiệp Lực, qúi Phật tử viết ra

Mà mỗi một Câu Sinh Duyên này Thiện làm duyên cho Thiện có Năng với Sở.

Đồ Đạo Duyên có Năng với Sở, Qua phần Câu Sinh Hiện Hữu, qua Câu Sinh Y, Câu Sinh Bất Ly.

Do đó, chúng ta mới thấy một Duyên Hệ để tạo ra một Duyên Sinh Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, nó có một mối Duyên Hệ này. Cứ mỗi cái qúi Phật tử để vô là Năng Duyên và Sở Duyên. Rồi qúi Phật tử ráp vô thì sẽ ra một tổng thể của mối Duyên Sinh Duyên Hệ của một việc Thiện mà mình có 2 hướng đi là Thiện Thông Thường và Thiện Toàn Thiện.

Qúi Phật tử có trong tay 5 quyển cộng thêm Chánh Tạng nữa rồi có thêm quyển chú giải của Chánh Tạng. Qúi Phật tử có đủ hết. Giờ qúi Phật tử nói một cách chặc chẽ chứ không phải nói theo tư kiến của mình, nghĩ sao nói vậy, không có. Mình nói cái này là công thức của Đức Phật Ngài đã tìm ra và Ngài truyền lại cho ta, ngày hôm nay ta nắm bắt được.

Một cái Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện biết bao nhiêu con đường tu tập.

Một Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện là qúi Phật tử đi hai hướng rồi. Qúi Phật tử đi Pháp Thiện Thông Thường và Pháp Thiện Toàn Thiện. Và 2 hướng này thì qúi Phật tử bắt đầu đặt vô, qúi Phật tử đi lãnh vực nào thì nắm bắt đầu đó thì qúi Phật tử ra được. Cái này là Văn.  Mình tư duy rồi là Tư Giờ tâm qúi Phật tử bắt đầu tu tập là Tu.

Tâm của mình chưa có thì mình làm cho có, tại vì với Câu Sinh Duyên là chỉ có tâm thiện và tâm sở hữu thiện nó mới kết hợp được trong cái Thiện làm duyên cho Thiện. Như vậy thì mình chưa có tâm thiện mà còn tâm bất thiện thì bắt đầu mình phải tu tập.

Thứ hai, Quyển chương 4 của Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp, Lộ Trình Danh Pháp,  được tái bản lần thứ hai, một lần in 200 quyển, hiện tại ở tại chùa của mình không còn. Tại vì những người mà nắm bắt được quyển sách này. 

Đó là một công phu tuyệt vời, qúi Phật tử bỏ từng sát na từng tâm vô. Nó có  công thức, mỗi công thức qúi Phật tử bỏ vô một tâm nào thì nó cấu trúc ra một lộ trình tâm kết hợp liên tục từ lộ trình này qua lộ trình kia từ  na tùng lưu hành thì qúi phật tử sẽ nắm bắt cái tư tưởng. Rồi từ một tư tưởng đó qúi Phật tử sẽ thấy được một cái tâm lý và từ cái tâm lý đó qúi Phật tử thấy được con đường tu tập của qúi Phật tử về cái tâm này, uốn nắn chỉ dạy nó hoàn toàn là chính xác và không có sai trật. 

Đức Phật Ngài đã chỉ ra được phương pháp này và hôm nay chúng ta có. Do đó, qúi Phật tử biết là Sư báo cáo với qúi Phật tử là bao nhiêu lần Sư in ra đều hết và họ lượm hết và Sư cũng phải tái bản lần nữa mà Sư muốn chia sẻ với qúi Phật tử rất là quan trọng, vì trong đây qúi Phật tử sẽ thấy có những 66 mà qúi Phật tử sẽ tìm ra được những mãnh lực này có sẵn trong đây Sư sẽ trình bày cho qúi Phật tử nghe.

Chẳng hạn như lộ trình chiêm bao trang 121 Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp IV thì ở trong 121 chúng ta sẽ thấy.

Trong khi ta chiêm bao thì thuộc về Lộ Ý Môn nằm trong phần chiêm bao có 12 nguyên nhân sanh ra Lộ Chiêm Bao.

Chẳng hạn bữa đó trong ngày mà qúi Phật tử ăn nhiều mỡ hay là dầu chất béo nhiều tối qúi Phật tử ngủ không được thì sanh ra chiêm bao. Chiêm bao là trạng thái ngủ không tròn giấc nên nó chập chờn nó mới có.

Thứ hai nữa, thí dụ buổi sáng mà đứa trẻ nó năng động giỡn hớt nhiều quá, chẳng hạn như ở nước Mỹ này họ cấm hay hạn chế trẻ con 3 tuổi, 7 tuổi uống nhiều soda nó gây kích thích thì tối ngủ không được thì nó mớ nó la, tại vì nó hoạt động buổi sáng nhiều quá. Mình đây cũng vậy, buổi sáng mà qúi Phật tử hoạt động nhiều quá bắt nhiều cảnh quá tối nhiều khi qúi Phật tử mớ la. Đó là thuộc Lộ Chiêm Bao.

Thì trong này giải thích 12 nguyên nhân sinh ra Lộ Chiêm Bao. 

Cũng như vậy khi Lộ Ngũ tiếp nối Lộ Ý, Sư sẽ giải thích cho qúi Phật tử vào những dịp nào có, nó na tùng lưu hành từ Lộ Ngũ qua Lộ Ý, nó thu dung ý nghĩa, thu dung danh xưng, thu dung tổng hợp, do đó nó có nhiều cái ở trong phần này đó, thì qúi Phật tử ráp cái tâm vô trong công thức Lộ Trình Tâm có in ra. Ở trong phần sau là Sư tổng hợp lại tất cả các Lộ Trình Tâm và cái đó làm biểu mẫu để Phật tử nắm bắt được mỗi cái đắc thiền, qúi Phật tử muốn đắc thiền đắc đạo hay là muốn đắc được con đường cả ba đạo cao hiện bày thần thông đều có ở trong Lộ Trình Tâm, nên mỗi qúi Phật tử phải có quyển này.

Do đó, qúi Phật tử đọc phần Lộ Trình Tâm Vīthicitta mà Cảnh Cận Cử Đại tiếng pali là Atimahantaaramma.na (cảnh rất lớn). Atimahantaaramma.na vìthi-cittas (Lộ Trình Tâm Cảnh Cận Cử Đại).  Ngài Tịnh Sự dịch là Cảnh Cắt Lớn thì nó có phần Na Cảnh là phần cảnh dư, sau này Ngài dùng từ Tadārammaṇatā là cảnh đó dư nên Ngài nói là cảnh mót, sau này Ngài đổi chữ mót thành na cảnh, là khi nào các qúi Phật tử bắt cảnh đó nó lớn quá nó còn chạn hối lại làm nhớ lại hay rung động lại làm xúc động lại, hồi tưởng lại, nó có 2 sát na tâm na cảnh đó là khi nào qúi Phật tử có cảnh lớn.

Như vậy thì, thí dụ như có bạn bè đến hay bà con mình tới vui vẻ ăn tiệc rồi, họ ra về rồi, cho họ ra về thì qúi Phật tử không có na cảnh, nhưng nếu qúi Phật tử nói khoan để nói chuyện chút xíu đã, khoan để nói chuyện chút xíu, 2 lần, thì đó là na cảnh./.

Tập II chương IV của Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp, Tổng Hợp Lộ Trình.

LỘ TRÌNH CHIÊM BAO (SUPINAVITHI)

Với người đang ngủ một cách mê say thì Lộ Trình Chiêm Bao là Tâm Lộ Trình mà liên quan với những mộng mị đó không thể khởi sanh được, vì lẽ Lộ Trình Chiêm Bao không khởi sanh đối với người mà đang ngủ mê say hoặc là với người vẫn đang còn thức, là lẽ thường, và chỉ có thể có sanh khởi đối với người mà đang ngủ chập chờn, chẳng mê say mà thôi.

Lộ Trình Chiêm Bao có số lượng là 12 Thể Loại, như sau:

1. Lộ Trình Cảnh Cực Minh Hiển ở thời kỳ Na Cảnh, không có Tâm Hữu Phần Quá Khứ.

2. Lộ Trình Cảnh Cực Minh Hiển ở thời kỳ Đổng Lực, không có Tâm Hữu Phần Quá Khứ, và không có Tâm Hữu Phần Khách.

3. Lộ Trình Cảnh Cực Minh Hiển ở thời kỳ Đổng Lực, không có Tâm Hữu Phần Quá Khứ, nhưng có Tâm Hữu Phần Khách.

4. Lộ Trình Cảnh Minh Hiển ở thời kỳ Đổng Lực, không có Tâm Hữu Phần Quá Khứ và không có Tâm Hữu Phần Khách.

5. Lộ Trình Cảnh Minh Hiển ở thời kỳ Đổng Lực, không có Tâm Hữu Phần Quá Khứ, nhưng có Tâm Hữu Phần Khách.

6. Lộ Trình Cảnh Bất Minh Hiển ở thời kỳ Đoán Định.

7. Lộ Trình Cảnh Cực Bất Minh Hiển ở thời kỳ Vô Hiệu Lực.

8. Lộ Trình Cảnh Cực Minh Hiển ở thời kỳ Na Cảnh, có Tâm Hữu Phần Quá Kh.

9. Lộ Trình Cảnh Cực Minh Hiển ở thời kỳ Đổng Lực, có Tâm Hữu Phần Quá Khứ, nhưng không có Tâm Hữu Phần Khách.

10. Lộ Trình Cảnh Cực Minh Hiển ở thời kỳ Đổng Lực, có Tâm Hữu Phần Quá Khứ và có Tâm Hữu Phần Khách.

11. Lộ Trình Cảnh Minh Hiển ở thời kỳ Đổng Lực, có Tâm Hữu Phần Quá Khứ, nhưng không có Tâm Hữu Phần Khách.

12. Lộ Trình Cảnh Minh Hiển ở thời kỳ Đổng Lực, có Tâm Hữu Phần Quá Khứ và có Tâm Hữu Phần Khách.

Lộ Trình Chiêm Bao đây, sanh khởi đối với 7 hạng Người, đó là 4 Phàm Phu và 3 bậc Quả Hữu Học, mà sanh ở trong 1 Cõi Nhân Loại và 3 Cõi Khổ Thú (trừ Cõi Địa Ngục).

Lộ Trình Chiêm Bao mà có Tâm Hữu Phần Quá Khứ (là Thể Loại Lộ Trình thứ tám đến thứ 12) như đã có đề cập rồi đó, sanh khởi ở trong sát na tiếp thâu Sắc Thành Tựu Hiện Tại làm thành Cảnh. Ví như người đang nằm ngủ thì khi ấy có người đến réo gọi, hoặc là đụng chạm vào thân thể để đánh thức dậy, và trong sát na đó thì Lộ Trình Nhĩ Môn, Lộ Trình Thân Môn và Lộ Trình Thu Dung Quá Khứ thường sanh khởi. Còn những Tâm Lộ Trình khác không thể sanh được, mới trở thành Lộ Trình Chiêm Bao, bởi do nương nhờ vào âm thanh và việc đụng chạm vào thân thể ở phần Sắc Thành Tựu Hiện Tại. Do đó, những loại Tâm Lộ Trình nầy mới có Tâm Hữu Phần Quá Khứ.


No comments:

Post a Comment