<--------->

Wednesday, May 1, 2024

046 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 11 tháng 2, 2023

  046 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 11 tháng 2, 2023 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "046 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Câu hỏi thứ nhất: Năm thầy Kiều Trần Như (Añña Kondañña) tu những Pháp gì đã đắc đạo quả ?

Theo lịch sử Đức Phật thì  2 vị cư sĩ thương buôn người Miến Điện tên TapassuBhallika từ Ukkala (Orissa), là 2 vị đệ tử cư sĩ đầu tiên đến gặp Đức Phật đảnh lễ và qui y,  Đức Phật cho mấy sợi tóc làm kỷ niệm, lúc đó chỉ có Nhị Bảo là Phật Bảo và Pháp Bảo chưa có Tăng. 

Hai vị thương buôn sau khi rời Đức Phật họ qua buôn bán bên Ấn Độ xong rồi họ trở về xứ Miến Điện thì giao cho vua Miến Điện mấy sợi tóc của Đức Phật, vua Miến Điện cho xây tháp Swe Dagon để thờ tóc của Đức Phật. Sau đó Đức Phật đến vườn vườn Lộc Giả, Isipatana, ở thành phố Ba La Nại (Bàrànasi), nơi đó có nhiều con nai Ngài độ cho 5 Thầy Kiều Trần Như là mấy 5 người đệ tử đầu tiên, sau đó thì 5 anh em và 50  bạn thân của Yasa xin xuất gia và đều đắc quả Alahan tạo thành 60 vị Alahan. Đó là bối cảnh lịch sử.

Tại vườn Lộc Giả Isipatana Đức Phật Ngài thuyết Pháp cho 5 anh em Thầy Kiều Trần Như. Năm anh em Thầy Kiều Trần Như chia làm 2 nhóm; 2 người ngồi lại nghe Pháp, còn 3 người kia đi bát đem về chia nhau cùng ăn, ngày hôm sau 3 người kia đi bát 2 người ở lại, họ chia nhau người đi người ở để còn nghe Pháp liên tục.

Pháp đầu tiên Đức Phật thuyết là Dhammacakkappavattana là Kinh Chuyển Pháp Luân.

Pháp thứ hai là Hỏa Thiêu Toàn Bộ, tức là căn tiếp xúc với trần hỏa thiêu.

Câu hỏi: Đức Phật Ngài thuyết cho 5 anh em Thầy Kiều Trần Như những Pháp gì mà mấy Ngài đắc đạo quả ? Họ tu những Pháp gì mà đắc đạo quả Alahan ?

Câu trả lời: Có 2 Pháp  5 Thầy Kiều Trần Như đắc đạo quả là:

- Pháp thứ nhất, là Thính Phúc Hành Tông - Phúc Nghiệp Sự, mấy Ngài nghe.

- Pháp thứ hai, Trí Tuệ Ba La Mật

Hồi đó Đức Phật thuyết các Ngài chỉ ngồi nghe thôi, mấy Ngài nghe tới đâu là đắc đến đấy, rồi sau này mới đặt tên là Dhammacakkappavattana là Kinh Chuyển Pháp Luân.

Với 2 Pháp là Phúc Hành Tông và Ba La Mật. Con đường đi đến đạo quả chỉ có 2 con đường này thôi, không đi qua con đường nào khác. Mấy cái kia chỉ là phương tiện hay là những yếu tố làm cho mình bổ túc các Pháp này. Quí Phật tử không được rời Phúc Hành Tông (puññakiriyavatthu) và Ba La Mật.

Phúc Hành Tông (puññakiriyavatthu) có 10 là:

1) Xả thí. (dāna)

2) Trì giới.  (sīla

3) Tu thiền. (bhāvanā

4) Cung kỉnh. (Apacāyana)

5) Phụng Hành. Phục vụ (Veyyāvacca)

6) Thính pháp. Dhammasavana (Thính Pháp)

7) Thuyết pháp. Dhammadesanā (Thuyết pháp)

8) Hồi hướng. Pattidāna (Hồi hướng phước)

9) Hoan hỉ theo. Pattānumodāna (Tùy hỷ phước)

10)  - Chân trí, Chân là chân thật, cái biết của mình chân thật. Diṭṭhujukamma (Kiến thị hay thấy đúng)

Nên các quí Ngài được gọi là Thính (nghe), kết quả của các Ngài là Thinh Văn Giác, mà phải có đủ Ba La Mật mới đắc đạo quả được, nếu không có Ba La Mật thời của Đức Phật Ngài là các vị đủ căn cơ gọi là thượng căn, đủ Ba La Mật hết rồi nên Đức Phật Ngài chỉ nói là họ chỉ nghe là lãnh hội liền. Các Ngài là tự thính Phúc Hành Tông, thính Pháp, không cự cãi, không chống, ngồi chăm chú nghe.

Mà thính Phúc Hành Tông và Ba La Mật là Nhân và cho ra Quả.

Khi quí Phật tử nghe mà có cái tôi, cái ta của mình.

Nếu mình gieo Nhân --> Tôi thì ra quả ---> Ta

Nếu nghe Pháp mà có cái Tôi của mình thì cái quả là cái Ta của mình có. Còn chỉ nghe Pháp gieo nhân Phúc Hành Tông, gieo nhân Ba La Mật họ gieo vô họ đạo quả.

Gieo nhân Phúc Hành Tông gieo nhân Ba La Mật chỉ nghe Pháp không có cái tôi cái ta thì đắc đạo quả.

Các quí Ngài không có Hành, không có Vipassana, không có Thân, Thọ, Tâm, Pháp, chỉ ngồi nghe mà đắc chứng.

Do đó, trong đời sống hàng ngày có những khi mình hành Phúc Hành Tông, có những khi hành Ba La Mật mà có đạo quả hơn là mình ngồi tìm những cái  không có kết quả, đừng nhìn cái xa.

Đừng có gieo cái nhân "Tôi" để ra quả "Ta" là thất bại.

Gieo nhân Phúc Hành Tông và gieo nhân Ba La Mật thì mới ra Đạo Quả Níp-bàn.

Thiền sinh hỏi: Trong câu hỏi số 1, nếu trường hợp nghe Pháp, hồi xưa chưa có bút mực, chỉ thính thôi, mà thính mình gọi là văn ?

HT trả lời: Thính là nghe, Lời là văn.

Thiền sinh hỏi: rồi khi mà nghe như vậy giống như là văn rồi họ tư duy.

HT trả lời: Trí tuệ Ba La Mật của họ lãnh hội liền, không có tư duy, nếu tư duy là ra kiết sử.

Thiền sinh hỏi: Tức là thời đó 5 anh em Kiều Trần Như đã đầy đủ ?

HT trả lời: họ là thượng căn.

Quí Phật tử học bài này phải nhớ, không được quên

2) Câu hỏi thứ hai: Tỳ Khưu Cūlapanthaka tu những Pháp gì đã đắc đạo quả ?

Cūlapanthaka có 2 anh em, người anh là Mahapanthaka, người em là Cūlapanthaka, 2 người rủ nhau đi tu, người anh Mahapanthaka tu đắc quả Alahan liền, Cūlapanthaka tu 4 tháng không học được 1 câu kệ của Đức Phật gồm 36 chữ chia làm 4 câu, học không thuộc sinh ra tàm quý, mới qua nói với người anh là mình không có duyên với Tam Bảo nên xin hoàn tục ra đời. Người anh nói người em nói đúng và về làm cư sĩ hộ độ Tam Bảo, chứ tu không được mà hưởng của đàn na tín thí thì hổ thẹn lắm.

Buổi sáng sau khi chuẩn bị xong hành lý đi ra tới cổng chùa gặp Đức Phật, Ngài hỏi: Cūlapanthaka đi đâu ? 

Cūlapanthaka nói: con tu không được con buồn quá con đi về. 

Đức Phật nói: hỏi ai mà đi về ?

 Cūlapanthaka nói hỏi người anh. 

Đức Phật nói: sao không hỏi Như Lai ? Thôi đi vào, trước khi đi về làm cho Như Lai một việc là vò cái khăn. 

Và Cūlapanthaka chỉ vò cái khăn là đắc đạo quả.

Cūlapanthaka đắc quả do 2 Pháp là:

- Phụng Hành Phúc Hành Tông.

- Chú Nguyện Ba La Mật.

Thiền sinh hỏi: Không phải Pháp thứ hai là Pháp Thực Tướng ?

HT trả lời: Không phải, cũng như Pháp Hành đi tới đạo quả. Thực Tướng là cảnh của đạo quả của mình. Vô Thường, Vô Ngã, Khổ Đau là cái tướng của cảnh của con đường đạo quả mình tới.

Mà ông Cūlapanthaka nghĩ: "Ta làm xong cái này ta đi về." 

Ông nghe lời Đức Phật kêu vò khăn, ông vò khăn, gát lại hết không đi vể, và ông nguyện làm xong cái này ông đi về, làm hết Ba La Mật này. Cũng là trong sạch từ nơi Phúc Hành Tông và Ba La Mật, Ngài không dùng trí tuệ, tại vì Ngài không có sở trường về trí tuệ.

 Do đó, mình phải coi cái Pháp khi mà người ta hành là người ta không có kiết sử không có triền cái, người ta tập trung vô Pháp mà họ hành cái đó.

Vậy thì khi mấy cô vô một khóa tu Thiền buổi tối hay ban ngày có mấy cái Pháp mình cần phải làm, mình phải biết, và mình biết cái Pháp mà mình hành nó có cấp độ nào, nó lên chưa, nhiều ít, lên sâu chưa hay non nớt hay là yếu cạn thì mình phải hiểu cái việc của mình tu.

Rồi từ đó mình mới thấy:

- Nếu mình cứ vô cái "Tôi" của mình thì mình có cái "Ta" của mình.

- Nếu mình lấy Pháp mà hành thì mình ra được quả phước của Pháp đó.

Nếu Cūlapanthaka không nghe lời, không phụng hành chịu ở lại thì coi như là ông vuột rồi. Ông ở lại làm hết lòng chú nguyện "con làm xong việc làm này xong là đi về liền", "được, con cứ làm đi, làm xong thì con đi về". Thì ông làm cho xong chú Nguyện Ba La Mật thì ông thành tựu.

Vậy thì khi quí Phật tử vô buổi học cũng vậy hay vô một khóa tu cũng vậy hay trong đời sống của quí Phật tử cũng vậy, bất cứ một việc gì làm của mình quí Phật tử có sống với Pháp Phúc Hành Tông và  Ba La Mật không ? Hay là sống với cái "Tôi" của mình ?

- "Tôi làm cái này, tôi làm cái kia, tôi làm cho người này, tôi làm cho người kia, tôi giúp người này, tôi giúp người kia."

Đó là của mình, chứ không sống với Pháp Phúc Hành Tông hay Ba La Mật, đó là mình sống với kiết sử của mình.

Khi Đức Phật từ đàng xa đi tới, 5 anh em Kiều Trần Như không muốn đứng lên đón, đó là kiết sử. Nhưng khi Pháp của Đức Phật thuyết thì bắt đầu cung kính ngồi nghe, và chỉ là Thính thôi chứ không cự cãi gì hết, Đức Phật nói tới đâu các Ngài nghiệm tới đó bắt được Pháp liền.

Đây là những cơ bản là nền tảng của mình đi đến Đạo Quả, không có con đường nào khác hết.

Hai câu hỏi về 2 người khác nhau và 2 lãnh vực khác nhau, 5 anh em Kiều Trần Như có trí tuệ nên họ dùng sở trường của họ, còn Tỳ Khưu Cūlapanthaka sở trường là Chân Thật Chú Nguyện (Chân Thật Ba La Mật) ông làm hết lòng, làm cho hết cái nguyện thì ông đi lãnh vực đó. 

Quí Phật tử biết sở trường hay ưu điểm gì của mình không ?

Những cái này là Sư biết nên Sư nói làm bài kiểm, tại vì Sư hiểu được cái kiết sử của quí Phật tử mình, Sư không có đi đâu xa hết, Pháp nằm trong tay của mình, nằm trong con người của mình và ngay trước mặt của mình, nên Sư đặt câu hỏi này là cho các quí Phật tử, và những bài học này là những cái gương để mình nghiệm lại mình.

Mình sống không có Thính, mình sống không có Trí, mình sống theo kiết sử của mình thì Pháp nào tới cũng vậy, vô ra, mình sống không có Phụng Hành thì mình không có cái phước, mình sống không có Chú Nguyện làm cái gì cũng qua loa xong rồi mình đi, không có kết quả được. 

Do đó, nghiệm lại và mình bổ khuyết lại. Những cái đó nó không có xa, Pháp nằm trong tay của mình. 

Thế thì, con đường đi đến chấm dứt khổ là phải có Phước. Phước sinh thì Khổ diệt. Phước có 2 loại: Phước hiệp thế, phước siêu thế.

Phúc Hành Tông là phước hiệp thế, phước Ba La Mật là phước siêu thế, mình làm một lượt luôn, quả trổ sinh một lượt luôn vừa đạo vừa quả luôn, đến tích tắc. Hồi đó đâu có Nikaya, không có Pháp Học Pháp Hành, không có Tạng Kinh, Tạng Luật, Abhidhamma, các quí Ngài chỉ ngồi nghe thôi, mà họ nghe họ tập trung với trí tuệ họ thẩm thấu, thế là họ đắc đạo quả liền.

Quí Phật tử cũng phải vậy, thì quí Phật tử có kết quả liền cho mình, nhỡ như, nếu không đạo quả trong kiếp này thì thời của Đức Phật Ngài nói mình cũng Thính và Trí thì mình lãnh hội liền, chứ không thì vuột mất cơ hội.

Đức Phật Ngài nói: Có phước lắm là được sinh làm người, có phước lắm được nghe Giáo Pháp, có phước lắm được sống lâu được nghe Giáo Pháp, có phước lắm được Phật ra đời, thì có 4 cái phước thì mình có 3 rồi, mình không có lúc Phật ra đời tại vì Đức Phật Ngài đã viên tịch rồi, thì mình còn 3 cái phước là sống lâu, được sinh làm người, được gặp Giáo Pháp.

Gặp được Giáo Pháp là  Phúc Hành Tông, Pháp Ba La Mật, những cái này mình hành được trong tay mình, mình xử dụng được.

Hồi Đức Phật các vị Thinh Văn chỉ ngồi nghe và thẩm thấu rồi chứng đắc.

Khi Sư dịch quyển In this very life của Ngài Pandita, có một đoạn là sau khi Đức Phật đắc đạo quả Ngài coi chúng sinh nào hữu duyên để Ngài độ, thì Ngài nghĩ tới Alarama và Uddaka, 2 vị đó tâm phiền não của họ ít tại vì họ đắc chứng Vô Sở Hữu và Phi Phi Tưởng Xứ là cõi từng trời cao nhất của Vô Sắc Giới, tầng thứ ba, tầng thứ tư của Vô Sắc Giới; Vô Sử Hữu Xứ là đạo sĩ Alarama, Phi Phi Tưởng Xứ là Uddaka. Đức Phật Ngài mới nghĩ họ là những người khả thi nghe Pháp của Như Lai.

 Khi ý của Ngài vừa khởi lên thì có một vị thiên tử xuất hiện, vị thiên tử đó mới báo là đạo sĩ Alarama viên tịch trước 7 ngày rồi, còn Uddaka mới mất đêm qua mà 2 vị đó hiện giờ ở trên cõi trời Vô Sắc Giới và Phi Tưởng và Phi Phi Tưởng Xứ. 

Đức Phật mới nói: "thật là tiếc, tại vì 2 vị đó không có cơ hội được nghe Giáo Pháp vì không có mắt để mà thấy, không có tai để nghe."

Ngài tiếc cho 2 vị đó mất cơ hội.

Vậy thì chúng sinh nào còn có mắt và lỗ tai là cõi từ Sắc Giới xuống Dục Giới và ở trong mấy cõi đó. Phạm Thiên Sắc Giới còn có mắt, còn có tai để nghe, có trí suy nghĩ, thẩm thấu, do đó mình biết là mình có đủ hết, mình có mắt, mình có tai nghe, mình có trí để mình hành theo, do đó mình đừng đánh mất.

Mình được nghe nên gọi là Thinh Văn.

Thinh Văn  có 3 hạng là:

1. Thinh Văn tầm thường.

2. Đại Thinh Văn.

3. Chí Thượng Thinh Văn.

Cô Tịnh Nhẫn trong chùa, cô hỏi hoài là cô không muốn luyện Thinh Văn tầm thường.

Sư hỏi cô, nếu cô không muốn Thinh Văn tầm thường là ngay kiếp này có thể đắc đạo quả, cô không chịu, Sư nói được, vậy cô nguyện cái nào, cô nói cô nguyện Chí Thượng Thinh Văn thì cô với không tới, vậy thì cô đi Đại Thinh Văn.

Đại Thinh Văn gồm những hạng người nào ? Là những người sinh ra trong thời Đức Phật mà họ chứng đắc thì họ được 2 Pháp là Tứ Vô Ngại Giải và Lục Thông (Lục Thắng Trí). Thời Đức Phật có 80 Đại Để tử họ là Tứ Vô Ngài Giải Paṭisambhidā và Lục Thắng Trí Chaḷabhiññā (Lục Thông), 2 Pháp này luôn luôn có với người Đại Thinh Văn,

Thinh Văn tầm thường thì không bắt buộc, có khi họ có ngũ thông thôi, có khi có một thông thôi, còn các quí Ngài Đại Đệ Tử có lục thắng trí và tứ vô ngại giải.

Tứ Vô Ngại Giải là:

1. Biện Vô Ngại Giải - Paṭibhānapaṭisambhidā

2. Pháp Vô Ngại Giải - Dhammapaṭisambhidā

3. Từ Vô Ngại Giải - Niruttipaṭisambhidā

4. Nghĩa Vô Ngại Giải - Atthapaṭisambhidā

Các Ngài là Paṭisambhidā Tứ Vô Ngại Giải

Bữa nay Sư chia sẻ với quí Phật tử là cô Tịnh Nhẫn nguyện Đại Thinh Văn.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, vậy với Pháp nào mình tu tập để được Tứ Vô Ngại Giải ?

HT trả lời: Để được Tứ Vô Ngại Giải là mình trau dồi Pháp Học và Pháp Hành, và có quyển Paṭisambhidāmagga (Vô ngại giải đạo).

Quí Phật tử phải nguyện.

Cô Tịnh Nhẫn ngồi nghe Pháp Ba La Mật cô nghiệm ra là không muốn Thinh Văn tầm thường, cô muốn hàng Đại Thinh Văn, tức là có một vị Phật nào ra đời thì cô trong hàng Đại Thinh Văn, chứ không phải Thinh Văn bình thường. Mà cô không ở hàng Chí Thượng. Chí Thượng một vị Phật chỉ có 2 vị là tả và hữu thôi. 

Thì bây giờ mấy cô ở đây đi loại Thinh Văn nào ?

Ở trong lớp mình, nếu quí Phật tử nguyện, trừ trường hợp anh Tâm Nhiệt  có 3 điều kiện được hưởng là Thinh Văn, Độc Giác và Chánh Đẳng Giác, tại vì là người nam và anh muốn điều nào cũng được hết. 

Còn mấy cô chỉ có 3 : Thinh Văn tầm thường,  Đại Thinh Văn,  Độc Giác.

Bát Chánh Đạo là 8 cái căm, giống như bánh xe đạp có 8 cái căm nếu nó lỏng một cây căm thì bánh xe lắc lư đi không được, mình phải kiên cố, ổn định, xác định thì mới đi được.

Bát Chánh Đạo gồm: Giới, Định, Tuệ. 

Tuệ có 2 là: Chánh Kiến và Chánh Tư Duy

Giới có 3 là: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng.

Định có 3 là: Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định

Bát Chánh Đạo --> Bát Thánh Đạo. Còn phàm là Chánh, đắc quả là Thánh

Trong khi mình đang hành mà mình còn phàm thì phần giới của mình khi có khi không, không bắt buộc đi chung, có khi mình đi chánh ngữ, có khi mình đi chánh nghiệp, có khi mình đi chánh mạng. 

Nhưng đối với một bậc Thánh từ Sơ Đạo Sơ Quả, Tu Đà Hườn rồi lên tới Alahan là Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng lúc nào cũng đi chung nhau. Và Bát Chánh Đạo luôn là một hơi thở của họ, luôn 8 chi trong đời sống của một bậc Thánh nhân, không rời, không riêng, không khi có khi không, 8 Pháp này luôn sống trong họ. 

Họ sống lúc nào cũng có Chánh Kiến, lấy Pháp Tứ Đế làm kim châm sự sống của họ. Lấy Pháp Tư Duy là phương châm trong cuộc sống của họ

Tuệ có 2 là: Chánh Kiến và Chánh Tư Duy.

Chánh Kiến -- Lấy Pháp Tứ Đế làm kim châm trong sự sống của họ

Chánh Tư Duy -- Lấy Pháp Tư Duy làm phương châm trong cuộc sống của họ, ly tham, ly sân, ly oán hận, không khi nào họ rời ra hết, còn mình đây đôi khi mình còn rời ra trong tư duy của mình. Còn đối với vị Thánh từ Sơ Đạo cho tới vị Thánh các Ngài ly tham, ly sân, ly oán hận luôn luôn ở trong tư duy của họ. Minh phải phân biệt rõ ràng. 

Ariyasacca Thánh Đế Các quí Ngài đi như vậy đó. Chánh Tư Duy của họ là 3 Chánh Tư Duy hay là Thánh Tư Duy, các Ngài sống ly tham, ly sân, ly oán hận, các Ngài sống thanh tịnh trong tư duy của các Ngài, từ khi thức cho tới khi ngủ, họ sống trong an trú ly tham, ly sân, ly si.

Thánh Tư Duy - Ly tham, ly sân, ly oán hận.

Ly sân và ly oán hận khác nhau 

Ly Sân là giận rồi bỏ

Oán hận là nuôi oán hận rồi trả thù.

Do đó, đối với các bậc Thánh nhân có Chánh Tư Duy, họ không tham, không sân, đời sống của họ không nuôi hận để trả thù.

Còn người phàm mình trong cái tu nhiều khi mình vẫn còn nuôi hận để trả thù.

Tính khí của các Ngài luôn trong Thánh Kiến là không có tà kiến, không có thường kiến, không có đoạn kiến, không có vô nhân kiến, không có vô hành kiến, không có vô hữu kiến, và họ sống trong Tứ Đế từ khi họ đắc Sơ Đạo quả cho tới Alahan là họ sống trong Thánh Kiến, trong Tứ Đế, ngoài cái tà kiến ra họ sống trong Tứ Đế.

Come about dịch là pháp sinh.

Khi mà cảnh cũ thì nó come about liền --> cảnh cũ phát sinh lên là khi mình thiếu chánh niệm

Tư duy là nằm trong ý mà nó thuộc về Tuệ nên phải dùng trí mới giải quyết được nó chứ không dùng kiết sử thói quen mình được.

Câu Pháp nào mình phải đọc đúng và mình nghiệm Pháp đó mình hành mới được và hành đúng, chứ còn không là trật.

Nói qua phần Chánh Kiến - Thánh Kiến.

Khi nói tới Chánh Kiến thì mình nói tới Pháp Chánh Kiến là gì

Khi làm bài Pháp là làm bài kiểm, làm bài thi, hay là cho Pháp Học qua Pháp Hành, Chánh Kiến có 2: một bên là Kiến và một bên là Đế, nếu không thi trật liền.

Thánh Kiến có 2 vế, và

Chánh Kiến có 2 vế:

Kiến là thấy                                            Đế Sacca là chân lý

Ly Tà Kiến                                              Ngộ Lý Tứ Đế

Đây là phương pháp mình hành. 

Như vậy, khi đang hành Bát Chánh Đạo và hành Chánh Kiến thì hành vế nào? 

Nếu như lấy Chánh Kiến mà lấy Tà Kiến làm đối tượng để hành thì mình đi con đường đó, còn nếu như không để ý tới Tà Kiến, không để ý tới thường kiến, đoạn kiến thì mình lấy Tứ Đế thì mình cũng có Chánh Kiến.

Nên khi nói Chánh Kiến thì ta nói 2 vế, và người hành giả có thể chọn một trong 2 vế, nếu chọn luôn 2 cũng được nữa.

Trong phần hành giả đang hành về Bát Chánh Đạo thì Chánh Kiến hành giả lấy Ly Tà Kiến là hành giả thấy Thường Kiến, Đoạn Kiến là hành giả Ly liền, cắt bỏ liền, diệt liền.

Hay là lấy Tứ Đế là Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế. 

Ngộ được lý Tứ Đế, Budho hồng ân Đức Phật là ngộ lý Tứ Đế. Budha Budho là giác rồi.

Chánh Kiến có 2 vế đứng về mặt Kiến, đứng về mặt Đế

Sư kể câu chuyện quí Phật tử mới hình dung ra được Pháp, hiểu được Siêu Lý, biết cách hành.

Khi Bồ Tát ở trong hoàng cung ở Kapilavatthu (Ca Tỳ La Vệ), Ngài đi ra cửa thành. Các quí Phật tử đừng có bao giờ nghĩ rằng là ngày hôm đó Ngài đi ra 4 cửa thành, cái đó là sai vô cùng trong lịch sử ở VN họ nói vậy, việc đó là không có. Ngài đi một cửa rồi về, mấy tháng sau Ngài đi ra một cửa khác rồi về. Chứ không phải buổi sáng Ngài đi tới chiều là hết 4 cửa thành. Mà Ngài đi một cửa rồi về Ngài suy nghĩ, lần sau đi một cửa rồi về suy nghĩ, chứ không đi dạo 4 cửa thành trong một ngày.

Thứ hai, là không bao giờ Ngài đi xuất gia lúc 19 tuổi, Ngài đi xuất gia lúc Ngài 29 tuổi, và 6 năm khổ hạnh trong rừng già, 35 tuổi Ngài đắc đạo quả , đúng theo lịch sử là như vậy. Nhưng bên VN vẫn nói là Ngài đi xuất gia lúc 19 tuổi. Ngài 16 tuổi vua cha bắt cưới vợ là Công Chúa Yasodhara (Da Du Đà la), và ở với vợ 13 năm, có một đứa con, rồi Ngài mới đi tu lúc 29 tuổi, và khi đó Ngài thấy được mấy cửa thành hết rồi.

Cửa thành thứ nhất là Ngài thấy một người già, cửa thành thứ hai Ngài thấy một người bệnh, cửa thành thứ ba thấy một tử thi, cửa thành thứ tư một vị đạo sĩ.

Nói về Pháp thì Già là hiện tượng của Tham, Bệnh là hiện tượng của Sân, Tử Thi là hiện tượng của Si.

Già là hiện tượng của Tham, của Vô Thường

Bệnh là hiện tượng của Sân, của Khổ Đau.

Tử là hiện tượng của Si, của Vô Ngã

Thực Tính là Tham, Sân, Si qua chế định là Già, Bệnh, Chết

Thực Tướng là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Già là đặc tính của Tham, Thực Tính của Già là Tham, Thực Tướng của Già là Vô Thường

Thực Tính của bệnh là Sân. Thực Tướng của bệnh là Khổ Đau

Thực Tính của Tử là Si. Thực Tướng của Tử là Vô Ngã.

Đạo là Nibbāna 

Ngài thấy một người già Ngài nghiệm ra được Pháp. 

Thấy => Kiến, ngộ ra Pháp.

Còn mình đây Kiến mà không ngộ ra Pháp. Người ta thấy người ta ngộ ra Pháp, người ta thức tỉnh liền, ngộ là thức tỉnh, còn mình Kiến là thấy nhưng mình không có thức tỉnh, mình còn ôm vô nữa.

Đơn giản, khi  thấy một người già quí Phật tử không ngộ Pháp, mà thấy một người già quí Phật tử thấy tội nghiệp quá, thấy thương quá, mình ôm vô, mình bộc phát tình thương của mình ra, mình không có ngộ. Còn Ngài nhìn thấy một người già Ngài nghĩ không ai thoát được hết.

Kiến, nhìn thấy sự thật, Đế = Sacca, là chân lý.

Vậy thì khi cái nào gọi là Chánh Kiến ? -  Là khi nào quí Phật tử thấy mà ngộ được chân lý, đó là quí Phật tử có Chánh Kiến.

- Còn khi nào quí Phật tử thấy mà ngộ được mà quí Phật tử lấy cái tôi của mình ra lấy cái kiết sử của mình ra thì đó là tà kiến rồi, còn là tà kiến nào thì chưa biết; vô hành, vô hữu, vô nhân, hay là thường kiến hay đoạn kiến. Lúc đó gọi là thiếu trí tuệ.

Thứ hai, khi mình thấy mình phải có Tư Duy; ly tham, ly sân, ly oán hận, thì mình mới thấy được Đế. Kiến Tư Duy ngộ được chân lý.

Như vậy thì khi quí Phật tử có Kiến nhưng không có Chánh Tư Duy thì không ngộ được chân lý.

Như vậy thì Pháp Hành cũng vậy, đi, đứng, nằm, ngồi, hay Thân, Thọ, Tâm, Pháp mà quí Phật tử có Kiến mà không Tư Duy thì không ngộ Lý Đế, không ngộ được chân lý, mình trở lại kiến sử của mình.

Thánh Kiến là có 2 vế: có Kiến, có Đế

Kiến là ditthi

Đế là Sacca là Chân Lý

Trong đời sống quí Phật tử thấy Pháp có ngộ chân lý không ?

Ngài Pandita nói không cần nhìn ai hết, không cần nhìn Pháp, nhìn chính mình. Ngài nói có 3 cách nhìn.

Khán Kiến

1. Người hành giả nhìn đối tượng.

2. Nhìn tha nhân

3. Nhìn bản thân.

Ngài nói cái nhìn quí nhất và cao quí nhất là nhìn bản thân.

Nhìn đối tượng, thí dụ như mình lấy Thân, Thọ, Tâm, Pháp, thì đó là object.

Nhìn thấy tha nhân, thấy người ta hành thì nhìn thấy bản thân mình, bắt đầu mình thấy bản thân mình, khán kiến. Ngài Pandita nói không có gì quí bằng nhìn bản thân mình, chính mình giải đáp được Pháp của mình.

Như vậy thì khi quí Phật tử có Kiến thì có Đế.


                                Lý Tứ Đế

Phàm có 2                                        Thánh có 4

- Khổ                                               - Đạo

- Tập                                               - Diệt    

                                                       - Khổ

                                                       - Tập


Thánh có 4 là: Đạo, Diệt, Khổ, Tập

Bây giờ Sư bắt đầu diễn giải:

Đụng vô cái khổ rồi mới hiểu được cái Ái, mới thấy được cái Tập. Chứ ít khi nào họ thấy được cái Tập trước cái Khổ.

Đối với Thánh họ không đi qua con đường đó, họ đi vô Bát Chánh Đạo liền và họ đắc chứng Níp-bàn thì cái khổ của họ chấm dứt và cái Ái dứt.

Nhưng phàm mà đi Khổ, Tập, không có ra.

Mà đi Đạo, Diệt, Khổ, Tập, thì là bậc Thánh. Họ đi vô Đạo trước, họ hành Bát Chánh Đạo trước.

Nên tất cả đệ tử Đức Phật họ vô hành Bát Chánh Đạo là Giới, Định, Tuệ, Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Đức Phật Ngài dạy hết xong xuôi là họ vô hành Thiền, họ vô Đạo chứng đắc hết khổ, họ chấm dứt mọi ái dục. Họ đi từ Đạo, Diệt, Khổ, Tập, họ trở thành Thánh.

Còn phàm đi Khổ, Tập, xong vòng trở lại phàm. Tới Tập là Sầu, Ưu, Khổ, Não, rồi trở lại bắt đầu Tập đưa đến trạng thái sầu ưu khổ não.

Vậy thì khi trong đời sống hàng ngày mình đi con đường hành đạo  hay là con đường thấy khổ ?

Nếu đi con đường thấy khổ là đang đi tìm con đường Chánh Kiến. 

Nếu đi con đường hành đạo là đang đi con đường thấy Tứ Đế ngộ chân lý.

Mình ngộ chân lý mình mới đi, hay là mình thấy khổ rồi mình mới đi.

Trong đời sống hàng ngày thấy khổ rồi mới lo tu, hay trong đời sống hàng ngày dù không thấy khổ mình vẫn lo hành Chánh Đạo.

Sĩ Đạt Đa thấy người già người bệnh là khổ chứ không phải Ngài thấy Ngài là khổ. Ngài không phải là Thái Tử, Ngài là vua, Ngài bỏ ngai vàng mà đi tu, không phải Ngài là Thái Tử đi tu. Vua cha sau khi nghe 108 vị Balamon đoán số Ngài thì mới kềm chân Ngài lại là cho Ngài lên ngai vàng, do đó Ngài là vua Ngài bỏ ngai vàng đi tu. Nên sự ra đi của Ngài là vô tiền khoáng hậu. Sự ra đi của một vị vua, Ngài không thấy gì là khổ cho bản thân Ngài, Ngài có 3 tòa lâu đài cho 3 mùa của Ấn Độ, nước Ấn Độ có 3 mùa là mùa lạnh, mùa nóng, mùa mưa, với 3 tòa lâu đài đó đáp ứng cho Ngài, và vua cha không cho Ngài thấy già, bệnh chết trong con mắt của Ngài, các cung nữ đờn ca sướng hát toàn là người trẻ khỏe mạnh được lựa chọn không có người nào ốm đau, người nào bị ốm đau bị lọc ra, không cho Ngài thấy vì sợ Ngài buồn lo sợ

Nhưng khi Ngài ra ngoài cổng thành thấy người già người bệnh thấy tử thi đập vô mắt của Ngài, Ngài chịu không nổi, tới khi Ngài gặp vị đạo sĩ Ngài hỏi vị đạo sĩ ai có thể làm được việc này, vị đạo sĩ trả lời ai cũng có thể xuất gia được không riêng mình ta, thì Ngài về nghiệm.

Như bây giờ cô Tịnh Nhân, hồi trước là cô thấy tha nhân khổ, bây giờ cô nghiệm thấy chính mình cô khổ. Thì giai đoạn thứ 2 là Sĩ Đạt Đa sau khi bỏ ngai vàng rồi vô trong rừng già 6 năm trời Ngài nghiệm cái khổ của Ngài, thi cô Tịnh Nhân là giai đoạn thứ 2.

Giống như Sư bị ở tù vì vượt biên, khi ra tù Sư đi tu, học trường Lasan Taberd  ở trong trường suốt nên không thấy người già người bệnh thường xuyên, nhưng khi ở tù thì Sư mới thấy cái khổ và mình muốn thoát cái khổ này, Sư nói với Mẹ Sư là ở trong tù ghê lắm, sợ lắm. Vậy thì Sư khác với cô Tịnh Nhân, cô Tịnh Nhân thấy tha nhân, còn Sư thấy bản thân, lúc Sư ở trong tù không có ai cứu Sư, lúc đó Sư phải đọc kinh cầu nguyện dữ lắm.

Trong đời sống hàng ngày của mấy cô là mình sống trong Đế hay sống trong Kiến.

Trong đời sống hàng ngày quí Phật tử thấy kiến rồi mới thấy đế, hay thấy đế rồi mới thấy kiến ?

Câu trả lời trong hàng ngày thấy kiến, nếu sống trong kiến thì là thiếu Niệm . Nếu thấy Đế luôn luôn có Niệm, là họ sống trong Niệm là họ thấy Đế, chứ không thất Niệm được, nếu thất niệm thì Kiến Tư Duy làm cho mình thức tỉnh lại.

 Mình trong Niệm là mình đang trong Đế, mình đang sống trong Đạo. Có nhiều khi mình ngồi hành thiền mình không thấy, mình chỉ thấy cái Đạo của mình thôi, mình thấy cái đường mình đang đi đường mình đang hành thiền. 

 Khi người ta hỏi: "trong hàng ngày cô sống kiến hay sống Đế?" thì nói mình thấy Kiến mình mới Đế thì rớt liền.

 Người ta hỏi câu đó là người ta biết pháp hành của mấy cô liền và mấy cô không để rớt.

"Trong hàng ngày tôi sống trong đế, sống trong đế là trong hành đạo". Còn sống trong Kiến là sống trong Thực Tính, ở trong kiết sử. Kiến mình có khi trúng có khi sai nữa, tại Kiến mà mình không có Chánh Tư Duy thì Kiến đó sẽ là Tà Kiến. Khi người ta hỏi mình phải nghiệm ra liền và phải suy nghĩ.

Trong đời sống hàng ngày luôn luôn ta sống trong Đạo là ta luôn luôn ở trong cái Đế, sống trong Đế, đừng để cho cái kiến, có khi không có kiến, có khi kiến mình không có Chánh Tư Duy thì kiến lệch. Còn trong Đế trong sự thật, trong Chánh Kiến trong Đế là không có sai trật được và nó không lung lay được,  cái kiết sử không đánh phá mình được, còn cái kia kiết sử đánh phá được, mà không có người nhắc, người chỉ dạy mình, mình rớt mà không hay, mà mình thấy mình đang hành đạo, cái đó là sai lầm.

Như vậy thì trong hàng ngày mình hành Đạo, mình sống trong Đế, để diệt mọi khổ ưu trong đời, cho dù thấy hay không thấy mình vẫn hành Đạo vẫn tu. Cho dù ở trong nhà hay tới chùa tới lớp học này quí Phật tử lúc nào cũng phải sống trong nền tảng này, cái Đạo này,  chứ không cần phải tới chùa hay tới lớp.

Do đó, đối với bậc Thánh, con đường đi của bậc Thánh là họ hành Đạo, họ diệt khổ ưu, họ chấm dứt khổ ở trong đời, và chấm dứt ái dục trong đời.

Còn mình (phàm) thấy khổ mình mới thức tỉnh là do cái ái làm cho mình khổ, tự mình hành hạ mình, tự mình làm khổ mình.

Mình không đi con đường Kiến (phàm), mình đi con đường Đế.

Vậy thì Ba La Mật đi đường nào.

Thinh Văn thông thường: Thập Pháp Ba La Mật 

- Trong ngày hành tùy theo Pháp

- Về đêm nguyện cả Thập Pháp Ba La Mật

Đại Thinh Văn: Nhị Thập Pháp: Pāramī, Upapāramī (Balamật bậc cao)

- Trong ngày hành Thập Pháp tùy theo trường hợp

- Về đêm nguyện cả 2 Thập Pháp.

Khi trong ngày người Thinh Văn tầm thường.

Mình có Ba La Mật nguyện riêng của mình, một kiếp mình nguyện một pháp Ba La Mật nhưng hành 10 Pháp. Thí dụ như trong 10 Pháp Ba La Mật thì nguyện Pháp nào mình thích mình hành, hay là có khả năng hành được thì mình hành, đừng hành pháp nào yếu mình hành không nổi thì đừng nguyện cái đó, có nhiều người nguyện lấy Pháp yếu để hành thì có cái gì sách tấn họ lên, cái đó là sai, mình đừng làm cái đó, đối với Ba La Mật là phải lấy cái nào mạnh nhất của mình có khả năng mình làm được nhất nhiều nhất mình làm chứ không lấy cái yếu nhất làm.

Thì trong 10 Pháp Balamat thì nhìn Pháp nào có khả năng làm được nhiều  nhất, mình ngồi mình nghiệm, và đừng có nói cho ai nghe sợ người ta phá.

Ngay cả Đức Phật Ngài trong quyển In This Very Life của Ngài Pandita thì Ác Ma Mara đi theo Đức Phật Ngài 7 năm trời không tìm ra một sơ hở nào của sự chú niệm của Ngài, Ngài hoàn chỉnh từ thân, ngữ, ý, ngày cũng như đêm 24/7 Ngài luôn luôn ở trong chú niệm của Ngài nên Ác Ma không tìm được kẽ hở nào để xen vào phá hại được Ngài, tại vì Ngài sống trong Chánh Niệm, là Ngài sống trong Đạo chứ Ngài không sống trong phàm, Ngài sống trong bậc Thánh, Ngài noi theo con đường đi của Ngài là Ba La Mật của Ngài.

Thì quí Phật tử cũng phải sống trong Balamat của mình rồi tùy theo Pháp là tùy theo trường hợp.

Thí dụ, như ở trong nhà, ở trong người của mình thì mình hành Pháp Balamat mình nghe, rôi bắt đầu bước ra ngoài đường thấy cảnh này cảnh kia mình nghe rồi hiểu cái này cái kia mình theo Pháp đó mình làm; tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, hành xả, rồi trì giới, xả thí. 

Tuy nhiên, có khi mình không không cần phải đi hết cái đó, mình cứ đi theo cái Pháp của mình nguyện.

 Mình chọn Pháp nào mình thích rồi mình nguyện, thí dụ, trong cuộc sống hàng ngày mình thích Pháp Metta Parami (Tâm Từ Balamat) mình thấy thương mình, thương chúng sinh, mình ráng hành Balamat để mình độ mình, độ chúng sinh, nếu mình có khả năng, nếu mình đi hành Ba La Mật. Thì khi hành Ba La Mật gặp chúng sinh nào mình cũng sống chan hòa trong đó, không có tâm sân, không có vị kỷ, không có riêng tư, không có oán hận, không có sân hận, mình sống trong Tâm Từ, lúc nào cũng sống trong Tâm Từ ngày cũng như đêm, mình sống trong đó.

Còn nếu như mình đã chú nguyện Metta (Tâm Từ) nhưng trong ngày mình thấy người nghèo mình muốn xả thí, trong xả thí đó mình có Metta. Thấy người bệnh mình muốn giúp đỡ trong cái sự giúp đỡ, mình có Metta. Rồi thấy người giàu, thấy người nghèo, thấy người khổ, thấy người sướng, người vui, người buồn, mình cũng có Metta, rồi tùy trường hợp mình sinh hoạt với họ. Thí dụ như bây giờ mình sống Metta Tâm Từ mình ở nhà một mình ngồi thiền, nghe chuông điện thoại reng mình nghĩ có người đang cần đến ta, bắt phone nghe ngồi 24 tiếng nghe người ta than thở, cho hết, đang xả thí giờ của mình ngồi nghe trong nhẫn nại Balamat của mình, trong khả năng lắng nghe, kiên nhẫn của mình, như vậy vẫn nằm trong Parami Ba La Mật bình thường, chỉ là bố thí giờ giấc sức khỏe của mình một chút thôi.

Như vậy quí Phật tử phải có một cái Ba La Mật của mình, rồi mình hành 10 Pháp Balamat trong ngày. 

Tối về nguyện trở lại 10 Pháp. Thì cái này nó bổ túc cho những gì mình bị gẫy trong ngày, những gì mình bị hỏng trong ngày thì nguyện lại để bổ túc lại và không mất. 

Còn Đại Thinh Văn tới Chí Thượng Thinh Văn phải nguyện 2 cái Parami và Upparami, thì cái Upparami sẽ bổ túc cho Parami, chứ chỉ Parami là không đủ. 

Đại Thinh Văn có khi 100 ngàn kiếp, một A Tăng Kỳ, 2 Tăng Kỳ, 3 Tăng Kỳ. Thí dụ như làm cha làm mẹ của một vị Chánh Đẳng Giác là từ 1 Tăng Kỳ tới 2 Tăng Kỳ. Tức là Bồ Tát Chánh Đẳng Giác sau khi được thọ ký được một vị Phật đã thành là Vyākaraṇa Bodhisatta Bồ Tát xác định rồi được thọ ký rồi thì 4 Tăng Kỳ sau là Ngài đi tới rốt ráo. Còn nguyện trong tâm chưa xác định, còn cái này thọ ký (vyākaraṇa), rồi sau khi xác định được Đức Phật thọ ký rồi thì bắt đầu mình biết cái gì đó là được Phật thọ ký rồi thì bắt đầu mình nguyện Đại Thinh Văn, thì mình nguyện Đại Thinh Văn là làm cha làm mẹ là trong đó phải 1 tới 2 Tăng kỳ đi theo cái vị mà đã được xác định là vyākaraṇa Bodhisatta Bồ Tát xác định.

Có người nguyện Chí Thượng Thinh Văn, có người nguyện Chánh Đẳng Giác mà chưa được thọ ký (vyākaraṇa) mà họ rớt trong thời gian từ trong tâm nói ra lời thì họ rớt Chí Thượng Thinh Văn và họ dành vị trí Chí Thượng Thinh Văn, họ sẽ dành nhau, giống như Xá Lợi Phất Ngài nguyện Chánh Đẳng Giác nhưng mà không thành Ngài rớt xuống làm Chí Thượng Thinh Văn trí tuệ như Đức Phật.

Ba La Mật nào mà nguyện an toàn nhất trong 10 Balamat với Thinh Văn thông thường ? Phải nguyện Trí Tuệ Balamat là an toàn nhất.

Khi quí Phật tử nguyện Trí Tuệ Balamat thì dễ, còn Tinh Tấn nhiều khi tuổi già sức yếu mình làm không được thì gẫy Balamat của mình, hay lúc đó tuổi già sức yếu trì giới mình không làm nổi giữ giới không được, không nhớ giới để giữ.

 Ngài Tịnh Sự lúc Ngài già rồi Ngài muốn xuống làm sadi vì sợ giữ giới không được, giới Tỳ Khưu  227 giới vì tuổi Ngài lớn Ngài sợ quên đầu quên đuôi sợ phạm giới, nên Ngài chỉ muốn giữ 10 giới dễ hơn rồi mất đi được thanh tịnh nhưng Chư Tăng không cho. 

 Do đó bây giờ mà nguyện trì giới Balamat thì không chắc bền, nên giờ mình  nguyện Trí Tuệ Balamat.

Thì từ đây về sau cho đến ngày chết, mọi chuyện gì quí Phật tử phải lấy trí mà suy nghĩ trước khi hành động, lấy trí suy nghĩ trước khi nói. Đừng sống theo kiết sử, đừng sống theo tập khí.

Khi Cūlapanthaka làm trong Phúc Hành Tông chứ không phải làm trong kiết sử. Mình phải có Trí Tuệ Balamat.

Nếu như mấy cô nguyện Trí Tuệ Balamat là đúng là tốt, không có gì trở ngại nhưng phải cẩn thận đừng để cho đứt. 

Mình nói theo kiết sử, mình nói theo thói quen, nói không suy nghĩ, thì mình đứt Balamat hồi nào không hay, mà nói riết quen miệng.

Khi quí Phật tử vô lớp thì đi Balamat hay đi với Pháp Học. Vô lớp mà minh đi học là mình học theo kiết sử của mình , mình học sao cũng được hết, nhưng một khi mình vô lớp mà mình đi với Balamat thì mình phải giữ  Balamat để mình học, cũng như các vị đang hành họ giữ Balamat của người ta đang hành chứ không phải họ làm theo cái kiết sử của họ, như 5 vị Kiều Trần Như không làm theo kiết sử của họ. Cũng như Sư tới đây với quí Phật tử Sư đi với Balamat của Sư chứ Sư không đi theo kiết sử của Sư được, Sư đi theo kiết sử của Sư là Sư rớt liền, rồi Sư bổ túc mệt lắm, tại vì Chánh Đẳng Giác , do đó, Sư phải đi chuẩn, chắc từng chút từng chút, thì cái đó là Upparami là có một phần nào trong cơ thể của mình mà nó có qui hướng bệnh hoạn là Upparami, còn cái thường là Parami thường, thì đi cái đó nó giữ cái đạo này thì mới đi tới của Thánh được.

Đại Thinh Văn phải đi 2 bước là ParamiUpparami. 

Thinh Văn thông thường đi 1 bước là Parami, nhưng Parami nào mình có mình bổ túc trong 9 cái Parami kia thì bổ túc qua lại được hết, chứ không cần phải đi qua cách thứ 2 Độc Giác. Còn cô Diệu Giác thì phải Parami và Upparami cũng như cô Tịnh Nhẫn đi Parami và Upparami, còn các quí cô đi thường chỉ có Parami thôi còn bổ túc ban đêm.

 Cũng như mình nguyện giới, sáng mình nguyện 5 Giới nhưng tối trước khi đi ngủ nguyện Bát Giới. Còn nếu như mình nguyện Thập Giới tức là tiền bạc của cải mình không có còn dính vô tài sản của cải thì đi Thập Giới, giống như người xuất gia trì Thập Giới, không giữ tiền bạc, còn Bát Giới là không có đờn ca sướng hát.

Do đó, mấy cô ban ngày giữ Ngũ Giới tối vô ngủ giữ Bát Giới hay là Thập Giới.

Ban ngày nguyện Balamat ban tối trước khi đi ngủ mình nguyện lại 10 Balamat như vậy là mấy cô phải làm 5 bước.

Tối trước khi đi ngủ nguyện ngũ giới, rồi rải tâm từ, nguyện giới và nguyện Balamat.

Quí Phật tử phải làm rốt ráo, tại vì khi mà nguyện Thinh Văn thông thường là Paramat này nhanh lắm và nó cũng easy come easy go, nó dễ tới và dễ gẫy lắm nếu mà thiếu Niệm, mà thiếu cái ý để dẫn đường mình đi là rớt liền, không chủ quan được. Phải nguyện và phải biết Pháp Hành.

Thì Sư khuyên, nếu mấy cô không đi con đường Balamat nào khác, mình không thích, thì đi Trí Tuệ Balamat, trong Biên Niên Phật Sử - (Buddhavamsa) thì Trí Tuệ Balamat là Ngài Gotama là thù thắng nhất trong các vị Phật quá khứ, hiện tại, vị lai, Trí Tuệ Balamat của Ngài Gotama xuất sắc nhất trong các vị Phật. Sư đọc qua các truyện trong quá khứ, 

Do đó, mình được hưởng cái thắng đức  của Đức Phật Gotama, ngay trong kiếp này mình đang hưởng Giáo Pháp của Ngài, Pháp của Ngài Sư đọc rất là sắc sảo chứ không phải thường thường đâu, Ngài nói Pháp nào thì rất chuẩn xác.

Thì đối với quyển sách mà Sư dịch, Sư đi chính xác với lời văn Đức Phật dạy Sư dịch ra. Cũng như của các quí Ngài Pandita và Ngài Janika, Ngài Sayadow các Ngài Sư đi chính xác thì quí Phật tử mới hành chuẩn xác.

Thì khi đi Trí Tuệ Balamat thì chuẩn xác với Trí Tuệ.

Trí Tuệ Balamat có 3 là Văn, Tư, Tu. 

Tuệ có 3 là: 

Văn --> Pháp Học, Pháp Hành

Tư --> Nhân - Quả

Tu --> Hiệp Thế, Siêu Thế

Khi một câu hỏi được đặt ra thì mình có kiến văn về câu hỏi này không ?, mình có tư duy về câu hỏi này không ? rồi mình có tu về câu hỏi này không ?

Văn sở thành tuệ, tư sở thành tuệ, tu sở thành tuệ.

Còn xuống Balamat thì là Toàn Thiện

Balamat

Toàn Thiện ---> Đối Tượng Chúng Sinh

Khi người ta đặt câu hỏi, một cái cảnh nó đến với quí Phật tử , mình có kiến văn gì không ? 

Kiến văn nằm ở trong Pháp Học, Pháp Hành

Tư Duy về Nhân Quả

Tu theo Hiệp Thế, Siêu Thế.

Nếu cô đi tuệ của mình để mình giải đáp mình trả lời, hay là mình sống mình hành. 

Nếu có chúng sinh thì lúc đó mình mới hành Balamat

Khi một cảnh đến với mình, một pháp đến, thì mình nói nó thuộc về Pháp Học hay Pháp Hành tuệ văn mình hoạt động liền, rồi tuệ tư của mình biết liền nhân nào quả nấy, thì mình có cái tư duy này thì mình mới có Chánh Tư Duy được. Rồi tuệ tu mình là tu hiệp thế, tu phàm phu.

Thế thì khi quí Phật tử có Tuệ trước rồi thì bắt đầu đi Trí Tuệ Balamat 

Ba La Mật

Toàn Thiện ----> Đối Tượng  / Chúng Sinh

                           Bản Thân   / Tha Nhân

                           Hành Đạo  /  Phục Vụ

Đối tượng, chúng sinh, có khi là của mình đang hành đạo, mà đối với chúng sinh mình phục vụ chứ không có riêng tư thì mới ra được Balamat.

Thì Trí Tuệ Balamat là mình lấy chúng sinh làm đối tượng, chúng sinh đó có mình nữa. Sáu năm Ngài ở trong rừng già Ngài hành Balamat cho bản thân, rồi 45 năm Ngài hành đạo cho chúng sinh cho tha nhân. 

Vậy thì khi gặp đối tượng là cảnh người nghèo, người bệnh, người khổ mình thấy thì mình hành Balamat, nhưng tới khi mình hành đạo mình cũng hành Balamat cho mình, minh lấy mình làm đối tượng là chúng sinh để mình lo tu để mình sửa nghiệp mình sửa tập khí của mình, sửa phiền não của mình, mình đang hành Balamat cho chúng sinh này chứ không có vọng kỷ lợi tha, không bỏ mình mà lo cho người, cái đó ta gọi là Trí Tuệ Balamat viên tròn.

Vậy thì khi nói tới tha nhân, bất cứ trường hợp nào xảy ra Pháp Học Pháp Hành 

Khi nói tới trí tuệ tư của mình trên nền tảng là Nhân và Quả và ở trên vị trí Hiệp Thế và Siêu Thế trên đường tu của mình, mình bắt đầu mình đi, nếu mình đi tu này bậc phàm, đi tu bậc Thánh, đi tu Hiệp Thế, đi tu Siêu Thế.

Trí Tuệ đi qua tới Balamat Toàn Thiện đối tượng là chúng sinh,  và chúng sinh là cả 2 bản thân và tha nhân. Mà đối với mình là hành đạo, đối với tha nhân là phục vụ ./.

----------------------------
Việc thiện cho ra phước báu có ba là: nhân, thiên, giải thoát - những gì thay đổi ta từ xấu ra tốt.
Thập Phúc Hành Tông là 10 điều thiện, là nền tảng của hành động phước thiện, những việc làm thiện đem lại quả báu lớn lao, có thể diệt các pháp bất thiện của mỗi người chúng ta. Vì khi tâm thiện sanh thì tâm bất thiện vắng mặt. 
Puñña” (phước) 
Mười điều thiện là:
1) Xả thí. (dāna)
2) Trì giới.  (sīla
3) Tu thiền. (bhāvanā
4) Cung kỉnh. (Apacāyana)
5) Phụng thị. Phục vụ (Veyyāvacca)
6) Thính pháp. Dhammasavana (Thính Pháp)
7) Thuyết pháp. Dhammadesanā (Thuyết pháp)
8) Hồi hướng. Pattidāna (Hồi hướng phước)
9) Hoan hỉ theo. Pattānumodāna (Tùy hỷ phước)
10)  - Chân trí, Chân là chân thật, cái biết của mình chân thật. Diṭṭhujukamma (Kiến thị hay thấy đúng)
------------------------------
Mười pháp Ba la mật (Dasapāramī) là:
1. Bố thí Ba la mật (Dānapāramī), Bồ tát xả tài với tâm nguyện giải thoát.
2. Trì giới Ba la mật (Sīlapāramī), Bồ tát thu thúc thân hành, khẩu hành trong sạch với tâm nguyện giải thoát.
3. Xuất ly Ba la mật (Nekkhammapāramī), Bồ tát tâm lìa bỏ sự tham muốn trong trần thế, chỉ hướng tâm đến mục đích giải thoát.
4. Trí tuệ Ba la mật (Paññāpāramī), Bồ tát rèn luyện trí sáng suốt, trau giồi sự hiểu biết đúng chân lý nhân quả, với mục đích chứng đắc quả giải thoát.
5. Tinh tấn Ba la mật (Viriyapāramī), Bồ tát năng nỗ lực trong mọi việc, bỏ tâm lười biếng, với mục đích chứng đắc quả giải thoát.
6. Nhẫn nại Ba la mật (Khantipāramī) Bồ tát kham nhẫn với mọi nghịch cảnh, chịu đựng, không nổi giận oán thù, làm như vậy với mục đích đạt đến giải thoát.
7. Chân thật Ba la mật (Saccapāramī) vì mục đích giải thoát, Bồ tát tôn trọng sự thật, nói lời chân thật không giả dối.
8. Chí nguyện Ba la mật (Adhiṭṭhānapāramī), Bồ tát có ý tưởng giải thoát luôn giữ vững, tâm nguyện giải thoát luôn kiên định, không xao lãng.
9. Từ tâm Ba la mật (Mettāpāramī), với mục đích giải thoát, Bồ tát nhiếp phục sân hận, luôn an trú từ tâm đối với mọi loài.
10. Hành xả Ba la mật (Upekkhāpāramī), Bồ tát với mục đích giải thoát giữ tâm bình thản, không dao động trước sự đời khen, chê, vui, khổ, được, mất, vinh, nhục.

No comments:

Post a Comment