<--------->

Friday, March 15, 2024

043 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 22 tháng 1, 2023

 043 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 22 tháng 1, 2023 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "043 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Tâm có 10  loại, nhưng cô đọng lại chỉ còn có 3 là Tâm, Ý, Thức. Tại vì 3 Tâm này nằm trên đối tượng:  Tâm biết cảnh, Ý biết đối tượng, Thức biết Pháp.

Trong quyển I 

ABHIDHAMMAṬṬHA SAṄGAHA

TỔNG HỢP NỘI DUNG VÔ TỶ PHÁP

TẬP I - CHƯƠNG I-IV

trang 118

Trong Bộ Chú Giải Atthasãlinī Atthakathã giải thích rằng:


1. Pháp chủng nào thường tư khảo, Pháp chủng ấy gọi tên là Tâm (Cittaṃ).

2. Pháp chủng nào thường dẫn đi tìm Cảnh, Pháp chủng ấy gọi tên là Ý (Mano).

3. Chính thị Tâm ấy thu thập Cảnh để bên trong, như thế mới gọi tên là Ý Vật (Hadayṃ).

4. Pháp chủng là Dục (Chanda) có trong chính Tâm ấy, gọi tên là Tâm Lý (Mãnasaṃ - Tâm Địa)

5. Tâm là Pháp chủng thuần tịnh, Tâm được gọi tên là Trì Thức (Paṇḍaraṃ).

6. Chính thị Ý thành Xứ (Ãyatana: cảm giác khí quan) là vật tiếp nối mới gọi tên là Ý Xứ (Manäyatanaṃ).

7. Chính thị Ý thành Quyền Lực (Indriya) là thành trị lý chủ yếu mới gọi tên là Ý Quyền (Manindriyaṃ).

8. Pháp chủng nào lý giải Cảnh, Pháp chủng ấy gọi tên là Thức (Viññãṇaṃ).

9. Chính thị Thức ấy thành Uẫn (thành khối) mới gọi tên là Thức Uẩn (Viññãṇa khandho).

10. Chính thị Ý ấy thành một chủng loại Giới (Dhãtu) lý giải Cảnh mới gọi tên là Ý Thức Giới (Manoviññaṇadhãtu).


-----------------------------------------------

1. Pháp chủng nào thường tư khảo thường tư duy suy nghĩ, pháp chủng ấy được gọi là Tâm (Cittaṃ).

2. Pháp chủng nào thường dẫn tới tìm cảnh thì pháp đó thuộc Ý (Mano).

3. Chính thị tâm nào mà thu thập cảnh thì gọi là Ý Vật (Hadayṃ).

4. Pháp chủng nào là dục có trong tâm đó gọi là Tâm Lý, cái tâm lý của con người là có cái dục ở trong đó. gọi tên là Tâm Lý (Mãnasaṃ - Tâm Địa)

5. Pháp chủng nào thuần tịnh cái đó gọi là Trì Thức (Paṇḍaraṃ). Sự thuần tịnh không có phức tạp, không có uế nhiễm gọi là Tri Thức, sự hiểu biết của mình là Tri Thức cũng được, là Trí Thức cũng được. Sau này Sư dùng Tri Thức, còn kiến thức dùng cho văn học, còn Tri Thức dùng trong đạo trong từ ngữ Phật Học.

6. Chính thị ý là cảm giác khí quan chỗ mà cảnh tiếp xúc với tâm là xứ, vật tiếp nối gọi là Ý Xứ (Manäyatanaṃ).

7. Chính thị Ý thành quyền lực gọi là thành trị lý, nó là trị lý, cái chỗ mà nó trị lý chủ yếu của nó, cái quyền lực của nó có sự lý, điều chỉnh, nó là trị lý, chủ yếu chính gọi là Ý Quyền (Manindriyaṃ)..

 8. Lý giải cảnh, lý giải tức là hiểu biết, hiểu biết cảnh gọi là Thức (Viññãṇaṃ).

9. Thành Uẩn, tức là thành khối gọi là Thức Uẩn (Viññãṇak khandho).

10. Thành chủng loại là Dhãtu gọi là Ý Thức Giới (Manoviññaṇadhãtu).

 Thì bây giờ nếu như mình nói 10 danh xưng, nhưng nhìn chung thì có 3 thôi; Tâm, Ý, Thức.

- Tâm là (Citta) ---> thuộc về Cảnh

- Ý là (Mano).----> thuộc về đối tượng

- Thức là (Viññãṇa) ----> thuộc về pháp

Tâm nói chung là biết cảnh, cái nào là Tâm thì thường tư khảo (suy nghĩ), thường tư duy.

Thí dụ: vô hoa viên (vườn hoa) có đủ sắc hoa, nó thuộc về cảnh, mình đi dạo thấy đủ sắc hoa. Trong khi mình đi dạo xong rồi, người ta hỏi: "Trong các loại hoa trong hoa viên này bạn thích loại nào ?"

Thì mình nói: "Trong các loại hoa tôi thích hoa hồng"

Thì hoa hồng thuộc về đối tượng của người chọn. Khi đối tượng của mình chạy vào trong ý của mình rồi thì nó thuộc về Ý Quyền (Manindriyaṃ), nó trị lý chủ yếu của nó, thì không tác động hay sửa hay nói vô nói ra được.

Nên quí Phật tử biết nếu mình hiểu được cái pháp này mình mới thấy rằng có 2, nó như con dao 2 lưỡi.

Dạy tâm khó lắm, mà khi dạy được tâm thuần thục thật là một kỳ công. 

Nên Đức Phật Ngài mới nói câu : "Thắng ngàn muôn quân giặc ngoài bãi chiến trường, không bằng thắng giặc lòng của mình, đó là thắng vinh quang."

Mình ra trận đánh thắng giặc nhưng giặc trong mình, giặc tham, giặc sân, giặc si, ông tà bản thân nổi lên thì khó mà kiểm soát, khó mà trị nó được, thì cái đó thuộc Ý Quyền, thuộc Ý Xứ của nó, thuộc trú xứ của nó. Nên nó thuộc về đối tượng.

Rồi người ta hỏi: "Tại sao bà thích hoa hồng ?" . Bản chất của nó là Pháp, thuộc về Thức. Thì Thức có 6 (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức)

Như vậy thì, Tâm, Nhãn, Thức:

Tâm có Cảnh

Nhãn có Quyền

Thức có Pháp, Xứ

Tâm, Nhãn, Thức, nó có Cảnh, nó có Nhãn Quyền của nó. Nhãn Quyền của nó chỉ bắt cảnh sắc, mình muốn nó bắt âm thanh không được và nó không làm, cái quyền của nó là vậy. Và Xứ của nằm tại Nhãn Xứ của nó ở Cảnh Sắc, nó không đi chỗ khác.

 Do đó, chung lại 10 tên, nhưng thật ra nó chỉ có 3, và 3 này mình phải biết dùng chính xác.

Mình đang nói về Pháp Học.

Pháp Học thì có 21 Cảnh. Trong 21 Cảnh mình học trong Chương thứ VII thứ VIII, nói về Cảnh thì có cảnh nội, cảnh ngoại, cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh siêu lý, cảnh chế định, cảnh hiệp thế, cảnh siêu thế.

Đó là Pháp Học.

Bây giờ mình nói về Pháp Hành.

Pháp Hành cảnh luôn luôn là cảnh của đối tượng, cảnh của cảnh Pháp, chỉ 2 cái đó thôi, đừng đi ra xa. 

Khi đi qua Pháp Hành thì không đi 21 Cảnh. Nhưng khi vô Pháp Hành đối tượng của mình là Danh và Sắc.

Cảnh là chế định và siêu lý 

Pháp là Tục Đế, Siêu Lý Đế (Thánh đế) 

Đi vào Pháp Hành thì:

- Thứ nhất, phải gạn lọc lại, không học mông lung nhiều như cảnh sắc cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc. Mình lọc lại, mình chỉ đi Chế Định và Siêu Lý,

- Thứ hai nữa là Danh và Sắc.

- Thứ ba là Tục Đế, Siêu Lý Đế hay là Thánh Đế.

Như Đức Phật Ngài nói 84 ngàn Pháp Uẩn, nhưng tới khi Ngài tới vườn Kusinara nằm trên tảng đá ĐĐ Ananda hỏi Đức Phật: 

- Lấy Pháp gì con nương sau khi Đức Thế Tôn ra đi.

 Đức Phật nói Đẳng Giác Phần  Bodhipakkhiyadhamma là 37 phẩm trợ đạo đưa đến giác ngộ giải thoát. Tất cả gom lại chỉ có 37 phẩm, mà trong 37 phẩm đó hay là 37 chi pháp cộng lại chỉ có 14 là: Tấn, Tín, Tuệ, Định, Niệm cộng vô trong 37 chi pháp của phẩm trợ đạo. Do đó, mình phải biết cách dùng còn không là sẽ thối trí. 

( Pháp Bodhipakkhiya dhamma, Phẩm Trợ Ðạo, gồm bảy nhóm là:

1. Satipatthàna, Niệm Xứ (4 yếu tố),

2. Sammappadhàna, Chánh Cần (4 yếu tố),

3. Iddhipàda, Như ý Túc, hay căn bản của sự thành công, (4 yếu tố),

4. Indriya, Căn, hay Khả Năng Kiểm Soát (5 yếu tố)

5. Bala, Lực, hay Năng Lực Tinh Thần (5 yếu tố)

6. Bojjhanga, Giác Chi, những Yếu Tố của sự Giác Ngộ (7 yếu tố)

7. Magganga, Ðạo, những yếu tố của Con Ðường (8 yếu tố)

Tất cả 37 yếu tố )

Vậy thì khi học Pháp Học thì phải biết hết tất cả các pháp mình sẽ trở thành uyên bác hay hiểu biết hết. Còn Pháp Hành thì mình chỉ biết đối tượng trước mặt mình thôi.


 Cảnh Pháp Hành          -- Đi / Đứng / Nằm / Ngồi


  Đối Tượng Pháp Hành        -- Thân / Thọ / Tâm / Pháp


                                         -- Uẩn / Thủ

Pháp của Pháp Hành           -- Triền Cái  / Giác Chi

                                          --  Bát Chánh Đạo


Nếu ai hỏi Cảnh Pháp Hành của bạn nằm ở đâu ?

- Như vậy thì vô Cảnh của Pháp Hành nằm trong các oai nghi; Cảnh Đi của mình, Cảnh Đứng của mình, Cảnh Nằm của mình, Cảnh Ngồi của mình.

Đối tượng Pháp Hành của bạn lúc đang trong cảnh đó ở đâu ?

- Thân, Thọ, Tâm, Pháp

Như vậy thì khi đang đi, đối tượng của đi nó có trong Thân, trong Thọ, trong Pháp

Đối tượng của bạn đang đứng là gì ? Trong Thân, trong Thọ, trong Pháp

Pháp chủ yếu của Pháp Hành nằm ở đâu ?

Như thế thì khi vô tới Pháp Hành.

Thức có Pháp 

- Cái gì nó thường tư khảo? 

- Cái gì đi tìm cảnh ?

 - Cái gì thu thập cảnh ?

- Cái gì là thường uẩn ? 

- Cái gì là thường giới ?

Đọc trong TỔNG HỢP NỘI DUNG VÔ TỶ PHÁP TẬP I - CHƯƠNG I-IV trang 118

1. Pháp chủng nào thường tư khảo, Pháp chủng ấy gọi tên là Tâm (Cittaṃ).

2. Pháp chủng nào thường dẫn đi tìm Cảnh, Pháp chủng ấy ấy gọi tên là Ý (Mano).

3. Chính thị Tâm ấy thu thập Cảnh để bên trong, như thế mới gọi tên là Ý Vật (Hadayṃ).

9. Chính thị Thức ấy thành Uẫn (thành khối) mới gọi tên là Thức Uẩn (Viññãṇa khandho).

10. Chính thị Ý ấy thành một chủng loại Giới (Dhãtu) lý giải Cảnh mới gọi tên là Ý Thức Giới (Manoviññaṇadhãtu).

Khi vị Thiền Sư hỏi Pháp Hành của bạn ở đâu ? 

Thì Pháp của Pháp Hành của bạn nằm ở  :

                                          -- Uẩn / Thủ

Pháp của Pháp Hành           -- Triền Cái  / Giác Chi

                                          --  Bát Chánh Đạo

Tâm biết Cảnh Pháp Hành:

Khi người ta hỏi Cảnh Pháp Hành của bạn ở đâu ? Thì trả lời trong 4 oai nghi, hay 4 tư thế: Đi, Đứng, Nằm, Ngồi.

Cảnh của Pháp Hành trong Đi có Cảnh. Cảnh của Pháp Hành trong Đứng có Cảnh. Cảnh của Pháp Hành trong Nằm có Cảnh. Cảnh của Pháp Hành trong Ngồi có Cảnh.

Thì trong Cảnh của Pháp Hành là Đi thì nó có đối tượng của nó là Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Cảnh của Pháp Hành là Đứng có có đối tượng của nó là Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Không đi sai, không đi ra ngoài nó, mình phải đi đúng mới ra được Pháp Hành, nếu đi ra ngoài nó là không có Pháp Hành và không có Pháp Học.

Thì khi Đứng lại đối tượng của bạn là gì ? Đối tượng của tôi khi Đứng lại là Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Như vậy thì khi đối tượng có Thân rồi thì Pháp (Pháp của Pháp Hành) của nó là ngũ Uẩn, là 4 Thủ, 5 Triền Cái, 7 Giác Chi, 8 Chánh Đạo. 

Pháp của Pháp Hành chỉ như vậy, không đi ra ngoài những chi Pháp này. Nếu đi ra ngoài những chi Pháp này coi như không có Pháp. Mình phải đi cho đúng.

Giờ mình ráp chi pháp vào:

Cảnh thì Tâm biết

Đối tượng thì Ý biết

Pháp thì Thức biết Pháp

Tâm biết Cảnh (Đi) Pháp Hành. Tâm biết Cảnh Chế Định. --> dở, duỗi, đạp (Tâm biết cảnh dở, biết cảnh duỗi, biết cảnh đạp). Đó là Chế Định.

Tâm biết Cảnh (Đi) Pháp Hành. Tâm biết Cảnh Siêu Lý ---> Tác Ý (Danh), dở là Sắc

Tâm biết cảnh dở, thuộc về chế định. Khi hành giả đọc lên: Thân, dở, duỗi, đạp là hành giả đang sống trong cảnh của Pháp Hành thuộc về Chế Định. Nhưng trước đó mình có Tác Ý, rồi hành động Dở mình phân biệt được về Danh và Sắc rồi hành giả mới đưa qua phần Siêu Lý.

Khi thấy được Siêu Lý thì mình phải bỏ Chế Định để lấy được Đối Tượng của mình.

Vô vườn hoa thấy nhiều Cảnh, nhưng khi chọn được Đối Tượng rồi, Đối Tượng của Pháp Hành là Siêu Lý Giải Thoát, mình bắt đầu lấy rồi bỏ đi và chọn lại đối tượng thì mới ra được Đối Tượng Pháp Hành, còn không đi theo Chế Định hoài, hay Siêu Lý hoài.

Ý biết đối tượng Pháp Hành: Có 4 là Thân, Thọ, Tâm, Pháp

Đầu tiên là Thân.

Thì đối tượng của Ý là Thân, thì đầu tiên mình nhìn vô Thân. Đối tượng của mình, ý  mình bắt đầu nhìn vô Thân. Khi mình nhìn vô Thân là mình chỉ chú ý về Thân thôi, nó là đối tượng của mình rồi thì nó không cho mình nhìn những cái khác.

Như vậy thì, đối tượng của Thân về Chế Định và nó có Siêu Lý. 

Ý biết đối tượng Pháp Hành: Đối tượng của Thân mà Ý biết: --> Chế Định là 6 Pháp : 4 oai nghi, hơi thở, biết mình, đều thuộc về Chế Định, 32 thể trược cũng thuộc về Chế Định.

Đối tượng của Pháp Hành nếu ta nói về Thân thì có 6 pháp.

Khi Ý đặt vô đối tượng rồi thì đối tượng đó chính nó là cảnh Trường của mình hay cảnh chủ yếu của mình. Mình đang nói về Hơi Thở thì mình đi vào Hơi Thở mà nhảy ra ngoài là bị phóng dật là rời khỏi đối tượng của mình, không có Pháp Hành, mình đang sống trong trạng thái tâm phóng dật.

Nhưng  khi nói tới hơi thở. Hơi thở vô, hơi thở ra, đó chỉ là Chế Định thôi.

Về Siêu Lý là Danh và Sắc của 6 pháp này, đó là đối tượng của mình.

Vậy thì, thí dụ: 

- Hơi thở (thuộc về Chế Định)

- Danh và Sắc của hơi thở (thuộc về Siêu Lý). Cái Biết hơi thở là Danh. Cái Thở vô và thở ra là Sắc. Đối tượng của mình, Ý của mình phải tập trung vô cái đó, không đi ra ngoài.

Vậy thì khi nắm bắt được hơi thở thì chuyển qua Siêu Lý liền, chứ mình không niệm hoài nó.

Từ 10 tên của Tâm, ráp lại ngắn gọn còn 3 là Tâm, Ý, Thức.

Khi nói Cảnh của Pháp Hành là Đi, Đứng, Nằm, Ngồi. Thì khi Cảnh của Pháp Hành Đi, Đứng, Nằm, Ngồi, thì mình nói Siêu Lý và Chế Định.

Khi nói Cảnh Pháp: dở, duỗi, giẫm, thì quay qua Tác Ý liền là Danh, Sắc. Chứ không nói dở, duỗi, giẫm hoài.

Khi mình vừa dở, duỗi, giẫm một cái thôi, thì mình qua Siêu Lý liền (thấy Danh và Sắc), mình tập như vậy đó, vì mình đang trong Pháp Hành, đó là Siêu Lý, còn Chế Định thì niệm hoài

Nếu đi suốt Chế Định thì quả báo hay kết quả của Chế Định là đưa hành giả đến định của thiền An Chỉ, đó là kết quả của người đi về pháp thiền An Chỉ.

Còn đi xuyên suốt phần Siêu Lý thì thành quả kết cuộc của Siêu Lý đưa tới giác ngộ giải thoát. Không đi hoài thiền An Chỉ Samadhi. Không đi hoài Chế Định, vừa biết Chế Định thì qua Siêu Lý liền.

Bây giờ mình nói thì mình tìm ra sự thực của nó. 

Thí dụ, vô hoa viên mình không đi hoài trong cảnh, mà trong oai nghi này mình đi tìm đối tượng. Khi có đối tượng rồi mình nhận thức được pháp nào mà mình chọn đối tượng này, rồi mình giải thoát và mình ra khỏi cảnh hoa viên này. Chứ còn không mình đi vòng vòng hoa viên này hoài, không thấy đối tượng và cũng không thấy pháp vì trong đó là thiền An Chỉ.

Thì Pháp Hành giống như vậy. Nều hành giả vô Pháp Hành là mình phải thực hành đạt được kết quả mục đích của mình thì phải đi như vậy, chứ không đi vòng vòng một Pháp Hành hoài, mà đi vòng vòng một Pháp Hành là đang học Pháp Hành thôi chứ chưa phải học để mà đạt được Pháp Hành đâu.

1. Học về Pháp Hành là Nhân, Quả là An Chỉ

2. Hành về Pháp Hành là Nhân, Quả là Giải Thoát

Người học về Pháp Hành, trong khi họ đang hành họ cũng đang học, họ không biết là họ Hành

Học về Pháp Hành, ngay khi họ đang Hành là họ cũng đang học chứ không phải Hành.

Sư nhớ Ngài Tịnh Sự dạy, Ngài nói: Học là phải nhớ, phải khắc cốt ghi tâm, phải nhớ không quên, không bỏ nó được, phải giữ.

Thì khi học mà nhớ rồi thì tâm mình an vui, học đâu nhớ đó, học đâu nhớ đó tâm mình an vui, gặp cảnh biết trả lời.

Thì khi mình đi Pháp Hành niệm cái nào nhớ cái đó là mình an vui an chỉ.

Do đó, mình Học về Pháp Hành mà không biết được cái quả của sự học thì sẽ không thành công việc học này. 

Mà Hành về Pháp Hành mà không biết cái quả của Pháp Hành này thì Hành không được.

Vậy thì khi hành giả Dở, Duỗi, Giẫm, hoặc hơi thở Vô à, Ra à. Giữ hoài không buông vì kẹt trong đó không có đường ra, người hành giả không thấy mình ra, và cũng không thấy mình đang kẹt trong đó.

 Khi người ta học về Pháp Học và Pháp Hành mà ta hành đúng, ta học về Pháp Hành mà ta hành cho đúng thì sẽ có được sự an chỉ. Nhân bất học bất tri lý, ngọc bất giác bất tri lý. Người mà có học thì họ bình tỉnh, người ta có tri thức, người ta có kiến thức, người ta có sự hiểu biết thì người ta bình thản lắm. Còn người không biết thường hay lo lắng.

Còn Hành về Pháp Hành đi tới kết quả giải thoát là không cất giữ, và họ ngộ được chân lý Vô Thường, Khổ Đau và Vô Ngã. Pháp Hành hành được tới đâu thấy được thực tướng tới đó.

Làm sao thấy được thực tướng ? Chỉ có pháp Siêu Lý mới thấy. Còn Chế Định nó lấp hết. 

Thật ra hành giả học về Pháp Hành thì đi tới Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, cái An Chỉ đưa tới trạng thái an trú, không thấy gì Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. 

Tại cái niệm hành giả giữ chính xác thì nó thường có trong đầu mình, thường có trong Pháp Học của mình, thường có trong lúc mình đang hành thì không thấy sự gì vô thường, nên hành giả không xả được, không giải thoát được, không buông được, tại vì không thấy gì khổ đau vô ngã.

Mình ngồi mình biết mình phóng dật, mình niệm trở lại và biết vô thường !

Cái này là học Pháp Hành, chứ không phải hành Pháp Hành. Tại vì mấy cô đi Chế Định, không có gì là Siêu Lý 

Khi thấy mình phóng dật thì mình không biết Siêu Lý, mình vẫn còn ở trong Chế Định của mình.

Khi đi, đứng, nằm, ngồi, đó là pháp Chế Định. Khi muốn biết được pháp đi, đứng, nằm, ngồi này nó là pháp Siêu Lý thì lúc bấy giờ phải tìm ra được pháp Siêu Lý của cái đi, đứng, nằm, ngồi, trong Chế Định có Siêu Lý tìm ra cái đó mới thấy ra được.

Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã này không phải là Chế Định mà là Siêu Lý. Thì dựa trên Siêu Lý của Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã là trên Danh và Sắc, trên Sinh và Diệt.

Như vậy thì 

Mình ngồi mình biết mình phóng dật, mình niệm trở lại và biết vô thường !

Thì Mình cũng có Danh và Sắc, cũng Sinh và Diệt, và phóng dật này cũng có Danh và Sắc, và có Sinh Diệt. Mình niệm ngay, mình ngồi thấy sinh diệt thấy vô thường, mình không làm chủ được nó chứ không phải làm chủ phóng dật.

Không đi theo pháp, trở lại mình, tới đây mình giác ngộ giải thoát rồi.

Ngay đó, chính đó, sinh diệt đó, và Chế Định và Siêu Lý ngay đó chứ Pháp chỉ là một cảnh hay đối tượng thôi và mình ý thức rồi thì mình giác ngộ ngay tại nơi mình.

Tất cả mình giữ lấy và mình biết hết thì mình an trú. Mình ngồi thiền xong mình ra thấy bữa nay 1 giờ thật là phước báu.

Đi Chế Định thì đi vô An Chỉ trong Chế Định thoải mái an vui tự tại. Còn đi Pháp Hành thì phải thoát ra Chế Định, thoát ra khỏi An Chỉ, thấy được cái gì nó thoát ra, cái gì làm mình thoát ra, làm cho mình thức tỉnh để thoát ra, cái đó là Siêu Lý. Siêu Lý là bất di bất dịch, nó không thay đổi đặc tính của nó, đặc tính của Siêu Lý là không thay đổi. Còn cái nào bữa nay nói thế này mai nói khác thì không phải là Siêu Lý, cái đó là chế định.

Vậy thì chữ Vô Thường, bữa nay nói thấy được cái pháp này, thấy được  cảnh này, thấy được cái hiểu này thì mình nói là Vô Thường, ngày mai mình thấy vô thường khác

Mình không làm chủ được mình, là vô ngã.

Mình ngồi mình biết mình phóng dật, mình niệm trở lại và biết vô thường !

Vậy thì Vô Thường này tại nó phóng dật, nó đi rồi nó trở lại mình nói Vô Thường, hay là mình Vô Thường.

Mình không làm chủ mình được, pháp đi pháp đến là của nó, mình không làm chủ được nó.

Thí dụ, cái nhà của mình, thì mình có thể không cho người tới, không cho người đi, mình làm chủ nó, quyết định là do mình. 

Nhưng mình nhận thức là cái nhà này mình không làm chủ nó được, ai tới cũng được, ai đi cũng được, mình nói người ta không nghe, người ta nói mình, mình cũng không nghe được, thành ra mình không phải là chủ nó. 

Nếu căn nhà mình làm chủ thì mình quyết định người ra người vô là do mình, mình không cho vô, không cho ra.

Còn nếu như căn nhà này mình không làm chủ, người muốn vô thì vô, người muốn ra thì ra mình có muốn quyết định cũng không được, vì cái đó mình mới nhận thức là nhà này mình không làm chủ.

Do đó, khi mình nói nó muốn bệnh, nó muốn, nó là pháp, nó không có gì trong đó.

Cái muốn này là cái Dục của Pháp, không phải của mình, không phải của nó. Mình nhìn vô Pháp Dục nó sinh và diệt, nó vô thường, khổ đau, vô ngã, không có chủ thể trong đó thì mới ra. Nếu mình niệm về nó mình sẽ có một ý niệm về nó, mình giữ trong đó, trong cái ta khư khư giữ luôn, nó sẽ đưa đến  Thủ. 

Và khi mình hành thiền về Pháp Hành nó sẽ có triền cái lấp tâm mình lại, và lúc bấy giờ Giác Chi này mở cửa không nổi, và Bát Chánh Đạo không thông suốt được, nó dính trong Thủ. Mình phải hành cho chính xác.

 Do đó, mình phải tìm ra được mình đang học về Pháp Hành, mà học chưa chính xác. Do đó, khi hành Pháp Hành mình không đạt được kết quả mình trở lại.

Như vậy thì khi ta đi về Cảnh Pháp Hành, ta đi về Cảnh nào thì ta biết Cảnh đó. Mà ta biết đối tượng nào thì ta phải biết đối tượng đó. Và ta biết Pháp nào thì ta phải biết Pháp đó, cả Siêu Lý cả Chế Định mới ra được.

Vậy thì Pháp Hành có 2: Chỉ (Samadhi) và Quán (Minh Sát - Vipassana).

Cảnh của pháp An Chỉ: Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất Thống. Cảnh của pháp An Chỉ, đem tâm tới cảnh, quán sát cảnh, hoan hỉ với cảnh, an vui với cảnh, và nhất tâm nhất thống với cảnh. Đó là Cảnh.

Đối tượng của pháp An Chỉ: Thô Tướng, Cận Tướng và Quang Tướng.

Pháp của Pháp An Chỉ, là Định An Chỉ một giờ, 2 giờ, một ngày, 2 ngày

ABHIDHAMMAṬṬHA SAṄGAHA

TỔNG HỢP NỘI DUNG VÔ TỶ PHÁP

TẬP I - CHƯƠNG I-IV

trang 139 Cảnh Nghiệp Xứ (Kammaṭhānāramaṇa), Cảnh Nip-bàn (Nibbānāramaṇa), Cảnh An Chỉ (Samathāramaṇa), Cảnh có Biến Xứ (Kasiṇa), Cảnh có Thiền Định (Jhāna)

Trang 140 

Có những cái chúng ta cần nắm bắt được.

Trang 158  khi người ta đi Thiền An Chỉ Sơ Thiền Sắc Giới có những cảnh Chế Định

Rằng khi theo Cảnh hành sử chú thị để cho phát sinh Tâm Thiền có như vầy:

+ 3 Tâm Sơ Thiền Sắc Giới có 25 Cảnh Chế Định (Ärammaṇapaññatti), đó là: 10 Hoàn Tịnh Chế Định (Kasiṇapaññatti), 10 Bắt Tịnh Chế Định (Asubhapaññatti), 1 Sổ Tức Chế Định (Änãpãnapaññatti)), 1 Thân Hành Tùy Niệm (Kãyagatäsati), 3 Hữu Tình Chế Định [Sattapaññatti: Sở Ái Hoan Hỷ Hữu Tình Chế Định (Piyamanäpasattapaññatti), Khổ Đau Hữu Tình Chế Định (Dukkhitasattapaññatti) An Lạc Hữu Tình Chế Định (Sukhitasattapaññatti)].

-------------------------------

Những cái này đưa đến trạng thái quả báo của Thiền An Chỉ này được sinh về cõi trời Sắc Giới. Nhưng trước mắt là mình đạt được trạng thái Định An Chỉ trong lúc đang hành thiền An Chỉ.

 Giờ mình qua Pháp Hành, cho dù hành giả đang Đi, Đứng, Nằm, Ngồi. Nhưng hành theo công thức của Pháp An Chỉ. Chi Pháp của nó là Niệm và Tỉnh Giác.

 Đi Pháp Hành mình có 2 chi Pháp, dù là An Chỉ Samadhi, dù là Thiền Quán Vipassana mình cũng dùng Niệm và Tỉnh Giác.

Niệm với pháp An Chỉ. Ở trong Cảnh pháp An Chỉ, là mình niệm tâm có Tầm đến với Cảnh. Niệm tâm có Tứ đến với Cảnh, mình đang đi là thiền An Chỉ.

Tỉnh Giác là Tầm đưa tâm tới Cảnh. Tâm đến với Cảnh do Tầm đem tới thì Tỉnh Giác biết. Tứ quan sát Cảnh Tỉnh Giác biết có quan sát. Có quan sát là Tỉnh Giác. Còn Niệm là đem tâm tới, đem tâm tới quan sát, đem tâm tới cảnh có Tầm, Tỉnh Giác mới Tầm.

Tứ là quan sát cảnh, thì Niệm tứ, tới đó tâm mình quan sát cảnh đó, dở, duỗi, giẫm, tâm quan sát nó thì có Tứ. Mà tâm mình an trú trong Tầm với Tứ này mình thấy mình vui, và mình có trạng thái tâm mình an trụ là Lạc, và mình không để tâm vào tiếng động bên ngoài, mình có nhiếp tâm trong đây. Đó là Tỉnh Giác của Thiền Chỉ, chứ mình không thấy cái gì Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. 

Mình khắn khích Tâm với Cảnh. Mình để Tâm bắt Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất Thống, dở, duỗi, giẫm và Tỉnh Giác bắt hết, và không bị chi phối, không bị phóng dật, không bị hôn trầm thụy miên, không có trạng thái tham sân triền cái. Mình có Thiền An Chỉ, mình đang đi Thiền An Chỉ, không đi Thiền Quán, mình sợ phóng dật, sợ thất niệm, mình giữ Niệm và Tỉnh Giác như tài sản của mình.

 Cũng là Pháp Hành, nhưng mà Pháp Hành này là Cảnh Pháp Hành mình đang đi là Cảnh của Thiền An Chỉ. Cho dù mình đang đi 4 oai nghi: Đi, Đứng, Nằm, Ngồi.  Hành giả đang đi Thiền An Chỉ, Niệm và Tỉnh Giác luôn luôn biết với Niệm và Tỉnh Giác hành giả đang có, chứ không có phóng dật, nên không thấy cái gì Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Và sẽ đi tới quả báo là Định An Chỉ, tới mức độ mà tâm tập trung vô chân dở lên, người ta đi ngang qua, người ta đi tới mình không biết có người đi tới tại vì mình Tỉnh Giác trong Niệm này và mình Định vô trong Định An Chỉ và không có một trạng thái phóng dật và hôn trầm thụy miên mà mình tập trung vô Định, và mình không thấy Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Mình lập đi lập lại một giờ cũng vậy.

Cái yếu của mình là hay buồn ngủ, nên trước khi mình vô Pháp Hành mình yếu mình uống cafe đen để giữ tỉnh táo không buồn ngủ. rồi ngồi thiền một tiếng hai tiếng an trú mà không bị buồn ngủ.

Tại vì sợ buồn ngủ, sợ hôn trầm thụy miên nên mới dùng cafe để áp chế cơn buồn ngủ. Nhưng Vipassana cho mình thấy để mình mới thức tỉnh, mình không làm chủ được nó. Còn mình lấy cafe để ngồi tập trung thiền thì là Thiền Chỉ.

Mình chạy hết, mình biết mình hết và mình chống cự được nhưng thật ra Vipassana nó không kêu mình chống cự. Ngài Paṇdita nói không có  cho phép bạn chạy trốn cái khổ đau nào, bạn phải đối diện, bạn chạy trốn khổ đau này là thiền An Chỉ Samadhi chứ không phải là thiền Vipassana.

Thí dụ, khi mình ngồi yên thì ngồi được, nhưng khi đau tới cái tê thì mình bắt đầu muốn thay đổi oai nghi, chứ mình không thấy là mình không làm chủ được nó.

Người trí nhìn vô Vô Ngã, người thường nhìn Vô Thường.

Thế thì khi mình không tìm ra được sự Vô Ngã này mà chỉ thấy nó là Vô Thường là mình dùng cái trí của mình chạy cái Vô Thường này mình tính nó, nếu mình thấy được Vô Ngã mình không chạy được đâu hết và mình đối diện nó, còn nếu chỉ thấy Vô Thường mình chạy nó để mình tính nó để giải quyết nó thì mình thay đổi oai nghi, nó qua được trạng thái đau này, nó rượt đuổi theo luôn tới cho mình gục ngã luôn, mà mình vẫn không thấy Vô Ngã, mình thấy Vô Thường thì mình bắt đầu tính nữa.

Do đó, Đức Phật Ngài chỉ cho mình khi bạn có trí bạn thấy được Vô Ngã thì Vô Thường, Khổ Đau không đánh mình được, mình đã là Vô Ngã rồi thì không còn gì để đấu nữa. Còn mình thấy mình thua tức là mình còn bản ngã thì mình còn đấu nó.

                        ----> Vô Ngã

Cái Đau nhức

                        ----> Vô Thường 

Thì khi ngồi thiền mà đau nhức nó đến thì minh niệm Vô Ngã hay niệm Vô Thường, mình biết Vô Ngã hay biết Vô Thường.

Khi đau đến mình niệm cái này là Vô Ngã mình không làm chủ nó được, hoặc mình nói lúc nãy mình ngồi nó không đau và bây giờ nó đau thì nó là Vô Thường.

Khi đau đến mình thấy Vô Ngã là mình đã giải thoát rồi, mà  không có trạng thái lập lại, kỳ sau mà đau tới nữa là mình thấy được Vô Ngã nữa, đau chỉ thấy một lần thôi, sau đó nhận quả luôn. Mà cái quả của Đạo là Níp-bàn chứ không phải cái quả mà cái đau nó làm để mà chứng đắc.

Khi đau đến mình thấy được Pháp, chính Pháp nó mới ra, còn nếu mình thấy không bao giờ thấy Vô Ngã, Khổ Đau cũng nằm trong Chế Định làm sao thấy được chân lý. 

Mình thấy Pháp cái đã, Pháp tới mình bắt đầu niệm cái Pháp đó, cái Pháp cho mình thấy được chân lý.

Cái đau là Chế Định thì không qua đường Siêu Lý được (thấy Vô Ngã), mình phải đi ra được Siêu Lý đã (thấy Pháp) rồi từ Siêu Lý mới ra Pháp Siêu Lý. Pháp Siêu Lý là pháp Sinh Diệt, Pháp đó là trạng thái của Danh và Sắc đang hiện bày từ đó mình ra được Pháp Vô Thường, Khổ Đau và Vô Ngã.

Mình phải thấy Pháp trước, Pháp đó nếu mình An Chỉ. Nếu Pháp đó mình thấy được sự giải thoát là mình phải thấy được Pháp Thực Tướng.

Cái đau là Cảnh hay là Đối Tượng hay là Pháp, mình phải xác định nó. Nếu  mình đi không đúng thì mình không tìm ra chi pháp của nó được là cái đau hay là Cảnh đau, đối tượng đau hay là Pháp đau.

Thế thì khi cái đau là đi tới Pháp của Pháp Hành rồi, nó không phải là Uẩn, hay là không phải Thủ, không là Triền Cái, không là Thất Giác Chi, không là Bát Chánh Đạo. Vậy thấy Pháp gì?

Vậy mình thấy được Pháp rồi, vậy Pháp này là Pháp gì ? Là Pháp Uẩn, hay Pháp Thủ, hay Pháp Triền Cái, hay Pháp Kiết Sử, thấy Pháp gì ?

Người ta hỏi khi đau tới hành giả thấy Pháp gì, hành giả không nói là Pháp Vô Ngã, không Pháp Vô Thường, phải nói là thấy cái Pháp Uẩn, Pháp Thủ, Pháp Triền Cái, Pháp Kiết Sử, mà mình không làm chủ được nó mình mới bắt đầu đi qua cái Pháp Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Chứ không nói Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, ngay khi nói có Pháp. Từ trên mỗi cơ sở kiết sử hoặc lậu hoặc thì mới ra được Pháp Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Vậy thì khi bị đau, tê, nhức, mỏi, một trong 4 pháp tê, nhức, mỏi, đau, của người hành giả đang đi Pháp Hành dù là An Chỉ hay dù là pháp Minh Sát. Hành giả nhìn thấy Pháp trước, rồi trên Pháp đó hành giả nhìn thấy với trạng thái của Thiền An Chỉ thì Tâm của hành giả khắn khích với cái đau, hành giả không rời khỏi cái đau thì hành giả có Định An Chỉ của cái Pháp Đau đó.

Khi cái đau mà hành giả khắn khích với nó, không có một pháp nào khác chen vô. Cái Đau đó là Cảnh Trưởng mà hành giả khắn khích với nó không có pháp nào chen vô thì mới thấy sát na Định, cận Định, Định, đau hoài, mình không ra cái khác, không có cái gì khác chen vô thì đang là sát na định, cận định, định.

Hành giả khắn khích trong 3 cái sát na định, cận định, định, không rời, thì hành giả đang ở trong trạng thái Định của An Chỉ.

Do đó, khi  người Thầy, người Thiền Sư hỏi: Khi cái đau đến bạn có bị phóng tâm không ? trả lời: Không. 

- Khi cái đau tới bạn có khắn khích với cái đau không ? Trả Lời: có,

- Khắn khích lâu không ? Lâu

- Khắn khích nhiều không ? Nhiều

- Thấy cái đau này càng lúc càng tăng lên từng chút từng chút, tăng lên mỗi phút mỗi phút, tăng với thời gian dài không bớt và không ngừng. Người hành giả trả lời vị Thiền Sư.

Thì cái đó họ nói toàn là Chế Định.

Nhưng vị Thiền Sư biết là vị này đang ở trong trạng thái Định An Chỉ, không có cái gì chi phối họ, họ không có một thời giờ nào, họ không có kinh nghiệm nào về cái pháp Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã hết. Hay là họ không có kinh nghiệm nào về pháp Uẩn, Thủ, Triền Cái, Kiết Sử hết. Họ bị cái đau dính trong đó, họ khắn khích trong đó, họ ở trong đó, họ giữ trong đó.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, khi mà cơn đau mình khởi lên thì mình xét cái tâm mình lúc đó thì tâm mình là tâm sân thì lúc đó mình không nhìn qua cái đau nữa mà mình đi theo cái sân để mình thấy sự sinh diệt của cái sân đó.

HT trả lời: Nếu đó là Cảnh Trường của mình, đó là Đối Tượng của mình.

Đau là Cảnh.

Mà Sân là Đối Tượng của mình

Thì mình đi qua cái Pháp Bất Thiện

Đau            ---->    Sân            --------> Pháp Bất Thiện

là Cảnh                  là Đối Tượng

Mình ráp vô đầy đủ hết. 

Cái Đau là Cảnh, nhưng cái Sân mình nổi lên thì mất cái Cảnh rồi, cái Đối Tượng mình đang hiện bày với Tâm mình đang biết. Cái Ý là Tâm biết rồi, cái Ý là đang biết rồi, và cái Thức mình sẽ biết Pháp Bất Thiện. 

Pháp Bất Thiện này mình biết rồi nó thuộc về pháp Triền Cái. 

Nếu nó chỉ có trong một phút giây thôi là sân độc triền cái. 

Nếu như nó kéo dài lập đi lập lại, ngày hôm nay, ngày mai cũng lập lại là sân kiết sử, nó thuộc về kiết sử.

Những cái đó mình phải xác định được vị trí của Pháp, mình không đi theo cái Sân, mà nếu đi theo cái Sân hoài thì trở thành An Chỉ lại.

Sân là Đối Tượng của mình, nó không phải là Đau. Giữa  Đau và  Sân.  Đau và  tâm Sân thì lấy cái nào làm đối tượng.

Khi đau nó đến và tâm sân khởi lên thì hành giả thấy tâm sân mình làm chủ nó, cái đau mình không làm chủ nó được.

Giữa  Đau và tâm Sân, mình không lo được  Đau. Khi Sân khởi lên mình niệm: "tu hành thì Sân làm chi" và mình diệt nó được, còn cái Đau dù mình có niệm: "đau à, đau à" nhưng nó không hết. Còn tâm sân khởi lên mình biết nó là bất thiện, mình diệt nó được.

 Sân nằm trong Tâm, đau nằm trong Thân. Có khi Thân đau quá mình chịu không nổi đôi khi làm người ta khóc. Chính những cái đó cho ta một bài học, mình không chủ quan được, mình học, mình tu, mình phải có bài học và bài học đó sẽ trở thành một trải nghiệm, một kinh nghiệm và kinh nghiệm đó sống đời với mình và nó không bao giờ biến mất được.

Khi Đau mà nó để một ấn tượng mạnh rồi thì không bao giờ mình quên nó. Nhưng tâm Sân, bữa nay, ngày mơi, năm tới, năm sau, mỗi cái mỗi khác, nó theo cảnh nó sinh ra, sân thô, sân vi tế, sân ngủ ngầm, sân hiện lộ. Còn cái đau thì nó hiện lộ cái đau của thân.

 Tâm Đạo và Tâm Quả.

Tâm Đạo là chứng đắc thực tướng Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, diệt trừ phiền não.

Tâm Quả hưởng Níp-bàn. Nó không trở lại. Khi qua tâm Sơ Quả người đắc Thất Lai Đạo qua Thất Lai Quả nó không trở lại thực tướng Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Mà họ hưởng Níp-bàn.

Do đó, khi họ ngồi Thiền Chỉ là họ nhập Thiền Quả, lấy Níp-bàn làm đối tượng, làm Cảnh. 

Còn nếu như họ đi tới trạng thái không muốn đi nhập Thiền Quả thì họ vô nhập Thiền Diệt là họ không xử dụng tâm nữa, tâm họ cắt đứt, tới Phi Phi Tưởng Xứ hai tâm đó rồi ngưng luôn 7 ngày không có tâm nữa.

Cái đó chỉ có những người bậc Thánh, họ không trở lại Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, họ không trở lại quán tưởng, suy xét lại, họ đi qua rồi đi luôn.

Do đó, khi cơn Đau đến mà nó mạnh hơn Sân thì làm sao mà hành giả niệm được tâm Sân, làm sao mà buông được cơn Đau, làm sao mà có được tâm Đạo. Cái đó là vấn đề của người hành pháp, phải đi tới, và cái này không có người nào giống người nào hết, ekayano-maggo Độc Đạo Một Mình Ra Đi, một người chứng đắc thôi, không có 2 người cùng chứng đắc cùng một lúc hay là cùng giống nhau.

Do đó, thì khi cơn Đau đến, tâm Sân có. Tâm Sân là sinh diệt nó thuộc về tâm nên nó sinh diệt, sinh rồi diệt, diệt rồi sinh. Cái Đau này đi tới mất và hết. 

Cái Đau không có sinh diệt, nó đi tới tận cùng của cái đau là cái đau nó mất, nó hết. Mà khi cái đau mất là khi không còn biết cái đau, mà còn biết cái đau thì đau còn. Cái Đau mất thì mình mới hưởng Níp-bàn, chứ mà nó còn thì không phải là Quả.

Tâm Sân này Sinh Diệt, nó sinh rồi nó diệt rồi nó sinh rồi nó diệt. Thí dụ như bây giờ nó sinh lên mình niệm nó thì nó diệt, rồi nó trở lại mà cái đau thì không hết. 

Cái Sân mình niệm nó được thì nó mất liền, niệm được nó thì nó mất liền, mình làm chủ nó được thì nó mất liền, nó không cho hiện hữu trong tâm người đang tu hành không có Sân thì nó hết Sân liền.

Nhưng cái Đau này giờ đang tu không tu mình nói nó không nghe, nó cứ lên lên. Khi mà nó lên lên tới tột cùng của nó thì nó sẽ hết.

Thí dụ, trái cây khi sinh ra tới khi nó chín rồi nó hư rồi nó hoại rồi nó hết, liệng.

Thì cái Đau này nó đi tới hết cho nó hết. Nhưng mình không có đủ khả năng chờ nó hết, mình không có sức để chịu đựng cái hết của nó, tại vì mình còn đang chống cự nó, mình diệt được tâm Sân nhưng mình không diệt được cái Đau, cho tới nó và cái biết đau của mình 2 cái cùng mất thì nó mới hết.

Phiền não mất, thực tướng có, 2 cái cùng một lúc gọi là Tâm Đạo thì mới hưởng được Níp-bàn, một sát na thôi, không phải là buông, không phải là bỏ, nhưng nó ăn khớp vô. Hai cái cùng bắt thì mới hưởng được, thì mới hưởng được sự trống không, nếu còn một trong hai cái này thì vẫn còn sự vấn vương, không đi tới cái Đạo được, mình còn nằm trong lộ trình Đạo thôi.

Lộ trình giải thoát. Khi mình dồn nó tới cùng của cái sắc rồi, tâm mình không cho nó cộng hưởng với cái sắc thì nó cùng mất chung với tâm của mình.

Tâm mình tu tập, nên trong 10 ý nghĩa của tâm nó có trị lý chủ yếu chủ quyền của nó.

Thực tướng cùng một lúc diệt phiền não, cùng một lúc cả 2 tắt hết thì Quả mới là trống không, và nó không trở lại thực tướng mà đi luôn Đạo Quả.

Do đó, từ trước đến giờ mình chỉ học thôi chưa hành tới mức, nên các vị Thiền Sư nói về tu tiếp đi, Ngài cứ chờ cho mình tới trạng thái chín rục của một trái cây, của một Sắc Pháp và phiền não mình không bị vương vấn với nó và ở trong nó để mình cộng nghiệp cộng hưởng với nó thì mình mới là giải thoát. Và cái Đau này nó sẽ hết, cái Đau này sẽ mất khi tâm biết phiền não không cộng hưởng với nó thì cái Đau này nó sẽ hết, còn tâm mình còn biết cộng hưởng với cái Đau thì tâm mình còn cột trói mình lại chưa có đi giải thoát.

Tại sao Đau mà nổi Sân ? Tại vì mình đang tính xử lý nó, Sân là bất toại nguyện, mình không có đồng ý với cảnh này mình phải xử lý nó để cho nó phải thua mình hay là nó phải mất với mình, mình phải dứt được nó, mình cứ xoay xở hoài.

Còn mình không cộng hưởng nó, nó rút lui và nó tự diệt trong trạng thái mình không có biết về nó, thì lúc bấy giờ mình mới ra giải thoát được.

Thiền sinh hỏi:như vậy, thí dụ một vị nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác lúc nào cũng gánh phiền não vô? 

HT trả lời: Không gánh phiền não vô, nhưng biết phiền não Sư không cộng hưởng với nó, chuyện Sư làm Sư biết. Khi mình hành Ba La Mật là pháp toàn thiện là không có cái "Tôi" thì hành được pháp Ba La Mật. Nếu như hành Ba La Mật mình có đối tượng để mình hành mà mình vướng mắc vô đó mình có cái pháp Thiện và pháp Bất Thiện chứ không phải pháp toàn thiện.

Thiền sinh hỏi: Nếu như mình chưa có tâm đạo cái "Tôi" chưa rớt ra.

HT trả lời: Phải tu, lấy pháp toàn thiện mới làm được, chứ nếu lấy pháp Thiện với pháp Bất Thiện mình không làm được với pháp rớt trong phiền não này. Tâm nào cũng có phiền não của nó, chỉ có pháp toàn thiện là không có phiền não.

Thí dụ, như Đau mà ta dùng trí nguyện chú nguyện Ba La Mật cái Đau đó không đủ phản ứng với mình. Với cái Đau mà ta dùng trí tuệ Ba La Mật, cái Đau không đủ để mà quật ngã mình. 

Khi Đau mà ta không dùng nhẫn nại ba la mật thì cái Đau không đủ chinh phục mình.

Chức năng Tâm Đạo là chứng đắc được thực tướng và diệt tắt phiền não cùng một lúc.

Do đó, cái Đau là một pháp phiền não và nó là một pháp thực tướng đang ẩn hiện. Một cái Đau nó có pháp phiền não mà cái Đau này có pháp thực tướng trong nó, nó có cả 2. 

Mà tâm chứng đắc thực tướng của cái Đau, tâm chứng đắc được phiền não của cái Đau, tâm đó là tâm nào ?

Cái Đau có phiền não, cái Đau có thực tướng. Một pháp mà nó có 2 cái nghĩa.

Thiền sinh: Như vậy, trong cái Đau này nó có 2 Pháp thực tướng và phiền não nhưng người hành thực sự mà hành mình phải nhìn thấy thực tướng của nó, từ cái thực tướng nếu mà chứng đắc cái thực tướng thì diệt luôn cái phiền não ? Đạo có 2 cái nhưng người ta không cùng một lúc nhìn cái phiền não và nhìn cái thực tướng, khi người ta chứng tri cái thực tướng thì nó rớt phiền não xuống, cái pháp xảy ra cùng một lúc, tâm bắt một cảnh, thì mình chỉ đi theo sát thực tướng thôi, mình thấy pháp sinh diệt để mà chứng tri thực tướng Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, khi nào họ chứng tri thực tướng thì phiền não cũng rớt xuống luôn.

HT trả lời: 

Đau                                 Đau                                      Đau

Niệm        --đau--->          Niệm        ---đau--->              Niệm   --đau-->

Sát na Định                      Sát na Định                           Sát na Định


Đau ----> có 2: 1 là không làm chủ được, 2 là phiền não biết liền, Không tách rời được, niệm Đau mình biết liền 2 cái. Còn mình muốn tách ra thì mình tách và mình sẽ không nắm được hết. Đau là phiền não, đó là cái khó chịu, không tách ra, còn mình tách ra là cái kiến thức của mình, cái kiết sử của mình. Mình đừng đưa nó vô kiết sử, đưa triền cái là mình Giác Chi rồi là mình qua Bát Chánh Đạo rồi

Niệm Tới Niệm thì vào sâu bên trong, đi 2 cái vừa niệm đau thì phiền não làm chủ, niệm Đau thì phiền não làm chủ, cho tới khi nào mà mất đau thì ra tâm đạo và khi nó qua rồi an trú.

Đau phiền não không làm chủ, không tách rời 2 cái này được, muốn tách rời 2 cái này là do kiết sử của mình. Đau mà không làm chủ được thì đó là phiền não rồi, phiền não nó tới mình không làm chủ được cái đau này. Nhìn thấy biết liền. 

Cái gì làm biết đó ? Cái trí tuệ Ba La Mật biết đó. 

Chứ không phải là cái trí tuệ tâm thiện Tương Ưng Trí biết đó. Cái trí tuệ Ba La Mật làm, mình mới bắt đầu thẩm thấu tam tướng trên cái phiền não mình đang nhận thức, chứ không phải làm chủ cái đau này. 

Thẩm thấu tam tướng trên cái phiền não thì cái Đau mất, thì tâm đạo hiện bày.

Thí dụ, cô Tịnh Từ đang đối diện với một phiền não trong cuộc sống hàng ngày.

Bây giờ mình lấy cái thực hành của cô Tịnh Từ.

Khi phiền não đến cô nói: "Thiệt là phiền não, mình không làm chủ được nó"

Sư tới thăm hay ai tới thăm hỏi: "Cô có an vui không ?" 

Cô trả lời: "Phiền não mà cái phiền não này mình không làm chủ được nó." 

Cô tự tách ra, người trí như Sư nghe người đang phiền não nói không làm chủ được cái pháp đó rồi, ra rồi, Sư không có tách ra.

Đây là pháp của cô Tịnh Từ, khi cô thấy phiền não đến, cái phiền não này mình không có làm chủ nó, đó là người trí.

Còn người cứ ngồi suy nghĩ phiền não có phải là không làm chủ mình không phải không sư. Một người bạn của Sư, Sư giải đề tài xong hết rồi quăng cửa sổ vô, nó cầm lên hỏi thầy chữ này viết cái gì vậy. Khi cô hỏi cái phiền não nó không làm chủ phải không sư, thì giống như bạn Sư giải đề thi hết rồi tại Sư viết rối viết lẹ, nó cầm lên hỏi ông giám thị chữ này là chữ gì vậy.

 Khi mình nói là người trí thấy phiền não không làm chủ, phiền não không làm chủ, không phải là "Tôi", không phải là "Ta" trong đây. 

Từ đây trở về sau mình phải hành với pháp đó, cái pháp đó là con đường đến sự giải thoát, do đó mình không có tách đôi ra và mình không có niệm 2 chỉ niệm một thôi, vô dính liền, vô dính liền. Cái giây điện âm dương cột lại với nhau chứ không tách ra, nếu tách ra thì không có kết quả. Nó dính liền nhau và càng ngày càng dầy hơn, càng mạnh hơn, càng kết quả hơn, và khi tới nó là một thì nó chỉ có Tâm Đạo mới có được 2 pháp một lượt.

Còn nếu như sài theo cách của mình cứ 2 hoài. Phiền não không phải làm chủ, không có "Tôi Ta" trong này, mình chỉ biết đó là thực tướng và bản chất của pháp.

Bản chất của pháp phiền não là mình không làm chủ được nó.

Bản chất của phiền não là khó chịu, bất tương ưng, không hoan hỉ, 

Bản chất của phiền não là thay đổi, vô thường.

Thì bắt đầu mình mới có sự Hành chứ không phải là Học.

Hôm nay Sư nói về Cảnh Pháp An Chỉ. Và Sư bắt đầu đưa qua Pháp Hành của Pháp Hành, thì mới thấy Niệm của mình một mà thành hai, hai vô là một, lúc đầu mình có một Niệm có 2 nhưng giờ nó hết ./.


No comments:

Post a Comment