<--------->

Friday, December 15, 2023

036 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 22 tháng 10, 2022

 036 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 22 tháng 10, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "036 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Thiền sinh: Thưa Sư, trong hữu phần có 3 là; nghiệp, nghiệp tướng, nghiệp thú tướng, nó là cảnh ngoại lộ. Hữu phần dứt dòng Sư dịch là hữu phần đình chỉ. Thì tất cả khi mình nói mặc dù mình nói mình đóng tất cả các căn của mình, nhưng nó vẫn còn ở đó. Thì nếu nó gặp tâm ý thức của mình. Sư có lấy ví dụ khi mình ngồi thiền mình đóng các căn rồi mình vẫn còn cái đó. Nếu như suy nghĩ thêm, nếu mình có chánh niệm tỉnh giác thì những cái đó nó không xảy ra được.

Vậy thì, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mình làm sao biết được ?

HT trả lời: Có 4 trường hợp xảy ra mình phải biết.

1. Nidrodhajhāna là Thiền Diệt. 

2. Vô Tưởng Sắc Giới: không có tâm

3. Cận Tử Lâm Chung: có tâm nhưng không biết cảnh

4. Supinavithi Lộ Trình Thụy Tưởng (Lộ Trình Chiêm Bao).

1. Nidrodhajhāna là Thiền Diệt.  

Nidrodha là diệt tắt hết. HT Minh Châu dịch là Diệt Thọ Tưởng Định. Trong tự điển Thái Hoa của Oxford dịch là Diệt Thọ Diệt Tưởng. Nhưng từ vựng Nidrodha là diệt tắt hết, jhāna là thiền định, thiền na, nên mình dịch là Thiền Diệt. 

Người nhập Thiền Diệt này là tâm không sinh (là không có tâm).

Nidrodhajhāna Thiền Diệt  thì không có tâm, chỉ có sắc pháp thôi, người nhập Thiền Diệt như Ngài Sariputta, Ngài Kassapa, hay Đức Phật cũng vậy, lúc vô Thiền Diệt là tâm của họ cắt đứt sau sát na tâm thứ 2 của Phi Tưởng Xứ thì lúc đó cắt đứt luôn tâm không sinh nữa, thì qua 2 sát na tâm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, lúc đó diệt tâm sát na thứ hai Phi Tưởng Phi Phi Tưỡng xứ thì tâm không sinh trong 7 ngày với lời nguyện của họ. Họ chỉ có Sắc Mạng Quyền giữ sắc nghiệp giữ sắc thân họ ngồi thôi, họ không có chết, nhưng tâm không sinh, họ không biết gì hết, họ không chết là do định lực của họ bao bọc toàn thân của họ. Các vị phải là Anahàm với Alahan mới được, tức là ít nhất người đó phải là Tam Quả, mà trong thời Đức Phật chưa thấy người nào Tam Quả mà nhập Thiền Diệt, thì cỡ như Ngài Kassapa, Ngài Sariputta, Ngài Mục Kiền Liên mới có thôi chứ các Ngài kia không có nghe nói. Nhưng Đức Phật Ngài có nói là trường hợp thứ 2, hai bậc Anahàm với Alahan họ vô Thiền Diệt này tâm họ không sinh kéo dài trong 7 ngày, sắc pháp sống với Sắc Mạng Quyền nuôi dưỡng trong 7 ngày. Sắc vật thực nuôi dưỡng được 7 ngày. 

Như bữa trưa mình ăn là đủ nuôi mình trong ngày mai, ngày mốt mình không có sao hết, không chết, nhưng sắc pháp của mình nó không hoại, nó còn giữ được đến hết 7 ngày thì mình ăn vật thực vô lại thì vẫn sinh hoạt bình thường lại, chỉ có một cái là mình yếu thôi.

Đó là trường hợp của Nidrodhajhāna Thiền Diệt là tâm không sinh.

2. Vô Tưởng Sắc Giới: không có tâm.

Vô Tưởng Sắc Giới Phạm Thiên. Người sinh vào cõi Vô Tưởng Sắc Giới Phạm Thiên không có tâm, tâm không sinh. Vị Phạm Thiên này không có tâm, họ chỉ có sắc, họ đạt đến tứ thiền sắc giới, nhưng nguyện không có tâm, do đó khi họ chết họ sinh về cõi trời Phạm Thiên Hữu Tình Vô Tưởng  Asaññīsattabrahma, họ ở đó và họ không có tâm, ở cõi nhất uẩn, họ chỉ có sắc uẩn. 

Thứ hai là vô tưởng sắc giới là trường hợp của vị Phạm Thiên mà họ chỉ có sau khi tịch (chết) ở cõi nhân loại này, họ sinh về cõi trời Tứ Thiền Sắc Giới  họ đắc chứng từ thiền ở đó, họ nguyện sinh ra không có tâm thì họ mới trở lại Asaññīsattabrahma  Phạm Thiên Hữu Tình Vô Tưởng, tuổi thọ họ ở trên đó 500 kiếp. 

Trong các tuổi thọ lớn nhất là Phi Phi Tưởng Xứ từ 16 ngàn tới 18 ngàn, còn mình đây chỉ có 100 năm. 

Khi vị đó sinh về cõi trời Vô Tưởng Sắc Giới do họ nguyện, đương nhiên là các vị đó không phải là Thánh Tăng, không phải là Thánh nhân, họ chỉ là phàm thôi, họ nguyện không có tâm vì họ nhàm chán tâm, vì tâm nhiều phiền não, họ ngán ngẩm chán chường, họ không thích nữa, tâm biết nhiều thứ biết nhiều chuyện phiền não lắm. Do đó họ nguyện, với năng lực thiền của họ sinh về cõi Vô Tưởng Sắc Giới không có tâm, họ như cục bột nằm ở đó cho tới khi chết chỉ nằm yên không biết gì hết. Đó là trường hợp thứ 2.

3. Cận Tử Lâm Chung: có tâm nhưng không biết cảnh

Trường hợp thứ ba là khi tâm của người gần chết, giờ phút cận tử lâm chung không bắt được cảnh, nhãn không thâu được cảnh sắc, nhĩ không thâu được cảnh thinh, tỷ không thâu được cảnh khí, tâm của họ chập chờn mà không chết, cảnh vô không được nữa, thì lúc đó sài tâm Hữu Phần. Đó là trường hợp thứ 3.

Trường hợp thứ 3, giờ phút cận tử lâm chung, tâm không bắt được cảnh, lúc đó lẹ lắm, trong tích tắc, có khi mình thấy họ trong 1, 2 phút là họ đi, lúc đó tâm họ không bắt được cảnh nữa, đừng nói chi là mình kêu họ niệm Phật. Hay trường hợp họ bị côma rồi đi tâm họ không bắt được.

Nên 3 trường hợp này, thì trường hợp thứ 3 họ có tâm nhưng không bắt được cảnh, tâm họ muội lượt. 

Các quí Phật tử nhớ Đức Phật Ngài làm gương cho chúng sinh là Ngài Niết-bàn Liên Thiền để chết trong chánh niệm, mình phải vậy, Ngài Tịnh Sự chết trong chánh niệm, buổi sáng thức dậy Ngài nói chuyện rồi Ngài ngước lên cười và Ngài đi trong hoan hỉ, Ngài 74 tuổi, Ngài nói: "Đa thọ đa nhục, sống lâu chừng nào nhục nhã chừng nấy, mình đi trong tỉnh táo trong hiểu biết lợi lắm, mình không làm phiền ai hết, mà qua tới 95, 96 tuổi, già lẫn không tự mình lo vệ sinh cho mình được thì khổ cho con cháu, khổ cho đệ tử", do đó Ngài chọn con đường như Đức Phật. 

Quí Phật tử nên nguyện. Đi theo cái nghiệp hay nghiệp tướng, thú tướng; bóng tối, lửa đỏ,  người nắm tay, thiên cung, tiếng gà gáy. Trong quyển thứ III chương V, trong phần nói về cận tử lâm chung, trong quyển đó có ghi rõ cảnh nghiệp, cảnh nghiệp tướng, cảnh nghiệp thú tướng.

4. Supinavithi Lộ Trình Thụy Tưởng (Lộ Trình Chiêm Bao).

Trường hợp thứ 4 thì ít lắm, với người tu giữ chánh niệm thường xuyên thì họ ít có, còn 3 trường hợp kia thì phổ thông. Trường hợp thứ tư là Supinavithi Sư dịch là Lộ Trình Thụy Tưởng là Lộ Trình Chiêm Bao, trong cái lúc ngủ không sâu, ngủ chập chờn mới có chiêm bao, còn ngủ say mê thì không có chiêm bao. Thì trong lúc ngủ không thiếp mật thì lúc đó họ mới thấy cảnh, cảnh của nó là cảnh nghiệp, cảnh nghiệp tướng. Đó là trường hợp Supinavithi Lộ Trình Thụy Tưởng (Lộ Trình Chiêm Bao), lúc đó thấy cái này cái kia, là trường hợp đó, người đó mới có, chứ không có phổ thông.

Trường hợp 1, 2, 3  là xác định (Niyata), trường hợp thứ 4 là bất định (aniyata) có hay không có không quan trọng.

Do đó, mình cô đọng trước, trường hợp  có và trường hợp không có mình biết rồi, giờ mình trở lại vị trí của mình, trở lại hoàn cảnh của mình mình biết. Cái hay của Đức Phật và cái hay của người học Pháp của Đức Phật là phải biết giải quyết cho hoàn cảnh riêng của mình chứ không đụng với  ai hết, Ngài không đụng ai hết, và Ngài khuyến khích các học trò đệ tử của Ngài không đụng ai hết, mỗi chúng sinh có nghiệp riêng, mình lo cho mình thôi, vì mình biết mình đã tạo tác và mình biết mình phải lo chạy nghiệp báo của mình, chỉ có mình biết thôi, biết một cách chân thật. Chứ còn che lấp thì mình hại mình thôi, chứ Đức Phật Ngài không có đụng ai hết. Nên khi Sư vô Pháp Đức Phật, quyển kinh nào Sư cầm lên, hay là quyển sách nào Sư có trong tay Sư ngồi Sư nghiệm mình lo tu, quyển nào Sư cũng áp dụng được cái tu của Sư hết, chứ Sư không có đụng ai hết. Tại vì mình đụng người ta, cái nghiệp mình lo chưa xong mà đụng nghiệp của người ta mình chết mình, còn họ tạo, cây muốn lặng mà gió không ngừng, đó là chuyện của họ. Nhưng Đức Phật Ngài dạy cho đệ tử Ngài không đụng ai hết chỉ lo tu cho mình thôi. 

Minh may mắn, mình có phước, đời này mình sinh làm người có trí có Phật Pháp có Thầy hay bạn giỏi, có lời dạy của Phật mình lo không kịp thì đụng ai làm chi.

Mình có Nidrodhajhāna Thiền Diệt không? Nếu mình không có, thì tìm xem sao họ có, đường nào họ có, cái tu mình là tìm xem sao họ có

Vô Tưởng Sắc Giới: không có tâm mình có không? Nếu mình không có, thì tìm xem sao họ có, đường nào họ có. Mà đáng có không là chuyện của mình. Mình phải hỏi mình: "cái này họ có, mình không có, mà mình đáng có giống họ không?" Cái đó là ở mình. Mình cứ hỏi từng cái nhỏ nhỏ như vậy đó là chính xác.

 Rồi Cận Tử Lâm Chung có tâm nhưng không biết cảnh mình có không? Mình trả lời là: "Mình không có nhưng mình có thể biết.

Trường hợp Supinavithi Lộ Trình Thụy Tưởng (Lộ Trình Chiêm Bao), mình có không, có bao giờ mình nằm ngủ chiêm bao không? 

để hình 036 - 22.31



Lộ trình chiêm bao có khi có có khi không, khi mình có thì mình phải kiểm nghiệm lại tại sao mình có rồi mình mới giải đáp được. Mình đóng cái này lại không giải thích.

Giờ mình lo:

Thế thì trong đời sống hàng ngày, mà 4 trường hợp này; 3 cái xác định (Niyata) và 1 cái bất định (aniyata) là khi có khi không.

Thế thì, giờ câu hỏi của cô Diệu Giác muốn biết trong đời sống hàng ngày mấy cô làm sao mà mình bị lọt vô trong cảnh nghiệp, nghiệp tướng, nghiệp thú tướng.

 Câu nói mà ông bà mình hay nói: "Nhàn cư vi bất thiện", tức là người rảnh quá không có việc làm do đó họ nghĩ lung tung, cảnh họ bắt lung tung. Thì cái đó đầu tiên hết là họ rảnh rỗi quá, họ không có đối tượng, họ không có cảnh, họ không có việc, do đó, đầu óc họ lung tung.

 Thì cảnh đó thuộc cảnh nào? 

Nó thuộc cảnh không rõ, cảnh không lớn, cảnh mơ màng, cảnh mơ hồ, cảnh mờ mịt thì tâm họ bắt đầu chạy, nọ nghĩ cái này nghĩ cái kia.

Những trường hợp nào rơi vào Lộ Trình Tâm, mà rơi vào tâm Hữu Phần, mình học về Lộ Trình Tâm thì mình sẽ thấy:

- Cảnh rất nhỏ (cực kỳ vi tiểu) thì nó rơi vào tâm Hữu Phần, nó không vô Đổng Lực được 

- Cảnh không rõ (bất minh hiển) cực kỳ bất minh hiển thì nó vô tâm Hữu Phần, nó chạn ra không được. 

Đó là hai trường hợp.

- Còn nếu như có cảnh rõ mà cảnh lớn thì họ có cảnh, tâm họ vô trong đó rồi, họ cuốn trong đó rồi. Thế thì khi họ có cảnh rõ họ bắt cảnh đó họ biết. Họ có cảnh lớn họ bắt cảnh đó họ biết.

Còn trường hợp người không có được 2 loại cảnh đó thì họ mới ở trong mơ màng mơ hồ, họ không có trạng thái tâm hữu phần xen vô được.

Thế thì giữa hai cái đó có câu hỏi, vị Thầy giải thích cái đó xong, cũng như Ngài Tịnh Sự cũng vậy, Ngài giải thích xong Ngài hỏi: 

- "Vậy thì ông chọn cái nào?"

Bây giờ Sư cũng hỏi các quí cô: "Mấy cô chọn cái nào?"

1. Có cảnh rõ lớn

2. Không cảnh rõ, không cảnh lớn, mà mờ, và nhỏ.

Vậy 2 cái đó mấy cô chọn cái nào? Vế 1 là có cảnh rõ cảnh lớn mình biết, còn hơn là không có cảnh, tôi đoán tôi suy nghĩ để cho tâm tôi chạy lung tung, nó chạy theo cái nghiệp của nó, tâm viên như con ngựa hoang không có huấn luyện không có kiểm soát nó, mình để tâm viên ý mã, thì cảnh nghiệp, cảnh nghiệp tướng, cảnh nghiệp thú tướng nó xen vô liền.

 Vậy 2 cái đó mấy cô chọn cái nào

Thiền sinh hỏi: Cảnh lớn thì có na cảnh. Trường hợp na cảnh thì sao?

HT trả lời: Na cảnh cái đó là cảnh dư cảnh thừa, nó là tâm quả, nó không phải Đổng Lực. 

Còn khi có cảnh thì nó thuộc về Đổng Lực, nó tạo tác. 

Còn na cảnh là na quả, nó là cảnh thừa hưởng thôi. Na cảnh chỉ có 2 tâm sát na thôi, chứ không nguyên một lộ trình tâm.

Nếu như những tâm: 1. Nidrodhajhāna là Thiền Diệt. 2. Vô Tưởng Sắc Giới: không có tâm, 3. Cận Tử Lâm Chung: có tâm nhưng không biết cảnh, 4. Supinavithi Lộ Trình Thụy Tưởng (Lộ Trình Chiêm Bao), có cảnh là gặp Đổng Lực, còn nếu không có cảnh thì nó là tâm Hữu Phần thì nó chạn lại những cảnh cũ.

Bây giờ mình nói thí dụ: Mình thích ăn cơm nóng không thích ăn cơm nguội, cảnh cũ là cơm nguội.

Vế cảnh rõ là cơm nóng, vế cảnh nhỏ là cơm nguội.

Cảnh cũ chạn lại, mà không biết từ thời nào nó trở lại.

Cảnh rõ thì nguyên một lộ trình tâm. Cảnh không rõ thì nó cũng diễn tiến liên tục nguyên một lộ trình tâm.

Na cảnh chỉ có 2 sát na trong một lộ trình mà chỉ sau tâm Đổng Lực thôi.

Có người ngồi thiền khi cảnh nào hiện bày họ xóa liền, họ để tâm rỗng không, đó là họ muốn như vậy. 

Có ông Balamon tới hỏi Đức Phật: 

- "Tâm con rỗng không, khi con ngồi thiền tâm con không bắt cảnh." 

Đức Phật nói:

- "Chính cái đó tâm ngươi đang có cảnh."

(Trong Trung Bộ Kinh).

Cái đó thuộc tà kiến. Tâm rỗng không là tà kiến.

Mình đang sống nhưng mình không biết chọn cảnh.

 Ngay cả khi mình đang ngồi thiền, mình không muốn có cảnh, cảnh nào vô mình xóa nó, mình giống như người canh chừng máy laptop của mình, cái gì vô mình delete liền, để laptop mình trống chơn. Do đó, trong đời sống hàng ngày của họ không có cảnh thì họ đứng ở vế (2) không có cảnh. 

Thời Đức Phật cũng có những người như vậy, có những ông Balamon đến nói với Đức Phật: 

- "Con không muốn có cảnh, con sống không có cảnh, con làm chủ tâm của con, con để tâm rỗng không, không có một đối tượng nào trong tâm."

Đức Phật nói: "Chính cái đó ngươi có cảnh."

Như vậy thì cái đó là vế không có cảnh.

Bây giờ nói tới vế có cảnh. Cảnh rõ, cảnh vô lộ đi tới Đổng Lực là 2 - 6 

Đổng Lực chia làm 3:

1. Hiện báo nghiệp là 1

2. Hậu hậu báo nghiệp 

3. Hậu báo nghiệp là 7

39.19 Đổng Lực là 2 - 6, Hiện báo nghiệp là 1, Hậu báo nghiệp là 7, mấy cô phải trả cái giá đó. Cho dù nó là Thiện hay là Bất Thiện thời hiện tại mình phải chịu, mình phải dứt bỏ hay ta làm gì ta có trách nhiệm đó. 

---------------------------------------

trích đoạn từ bài 014 Paṭṭhāna,  HT Sán Nhiên giảng ngày 22 tháng 5, 2022 

đổng lực nghiệp quá khứ có 7 sát na: Hiện Báo Nghiệp,  Hậu Báo Nghiệp, Hậu Hậu Báo Nghiệp. 

Câu Sinh Nghiệp thuộc về Hiện Báo Nghiệp, có một Hiện Báo Nghiệp thôi, quả báo cho trong hiện tại, quả báo nhãn tiền là cho quả báo hiện tại. 

Nhưng Dị Thời Nghiệp có 2: 

1. Một là, Hậu Báo Nghiệp từ kiếp trước xảy ra trong kiếp kế tiếp.

2. Hai là, Hậu Hậu Báo Nghiệp, là nó qua từng sát na, 7 sát na từ sát na thứ hai đến sát na thứ sáu của Hậu Hậu Báo Nghiệp của Đổng Lực mình đã tạo tác trong các thời quá khứ, một Hậu Báo Nghiệp là một sát na thứ 7, rồi Hậu Hậu Báo Nghiệp là sát na 2 đến sát na 6 cộng lại. Trong khi Hậu Báo Nghiệp chỉ có một là sát na thứ nhất, một mà trọi 6. Khi nó có 2 thì qúi Phật tử phải có 2 đánh lại nó, đó là người trí. 

dứt trích đoạn

----------------------------------------------------

Mình chọn chỗ có cảnh thì phải đi tới Đổng Lực, mà trong Đổng Lực có 3 loại nghiệp xảy ra cho dù đó là Thiện hay Bất Thiện mình phải chịu trách nhiệm cái đó, mình phải nhận định cái đó trước, có nhân có quả. Đó là vế có cảnh.

Bây giờ nói tới vế không có cảnh.

Thí dụ:  

1. Ngồi thiền không có cảnh.

2.  không có đối tượng, 

3.  để trống không

4. theo suy niệm riêng của mình

Bốn trường hợp này.  Thì một là người ta không có cảnh. Cảnh thân, cảnh thọ, cảnh tâm, cảnh pháp. Thân, thọ tâm pháp, họ không có

1. Ngồi thiền không có cảnh, (không có Tứ Niệm Xứ, tức là không có cảnh trong Tứ Niệm Xứ, không có cảnh thân, không có cảnh thọ, không có cảnh tâm, không có cảnh pháp).

 Như vậy nói ngược trở lại, nếu người nào đang ngồi thiền mà không có một trong 4 cảnh này là họ đang sống trong cảnh không rõ cảnh không lớn.

Mình nói suông, người ngồi thiền mà không có cảnh Tứ Niệm Xứ thì tức là họ đang sống trong cảnh không rõ không lớn.

2. Không có đối tượng, là họ sống không có đối tượng. Vì sao họ không bắt được đối tượng nào hết? Vì họ không có pháp học không có pháp hành, họ làm theo quán tính, họ làm theo thói quen hay họ mới bắt đầu thực tập ngồi thiền nên chưa bắt được đối tượng, họ bắt cái gì cũng mơ mơ không rõ, không xác định được. Còn nói tới phần bắt cảnh chế định, bắt cảnh siêu lý họ hoàn toàn không biết. Họ không có đối tượng, cuối cùng họ để tâm họ miên mang.

3.  Để trống không, trạng thái trống không. Họ cũng có tâm, họ biết tâm họ đang miên mang. Mà có cảnh vô họ không biết bắt, không biết niệm, không biết giữ.

4. Theo suy niệm riêng của mình. Rồi tới một thời gian họ đi theo sự suy niệm riêng của họ.

Cũng như vậy người ta đi làm, vô trong hãng xưởng, mới bắt đầu là phải học công việc này công việc kia phải thực tập, sau khi học  xong rồi trở về vị trí của họ thì họ làm việc suông sẻ. Còn có người cũng học tập, cũng thực tập, nhưng khi trở về vị trí của họ thì họ không bắt được cái gì hết, công việc họ không nắm bắt được, tâm họ trên mây mơ mơ, công việc của họ bị tắt, họ ngồi thụ động trống không, rồi họ chạy theo suy niệm riêng tư của họ.

Nhưng khi họ ngồi trống không, cho dù đang ngồi thiền hay trong công sở, họ đốt thời gian đó, họ cũng có quả báo của họ. Có nhân có quả.

Có người lập luận: "Thà tôi để tâm trống không còn hơn tôi tạo tác nghiệp." Họ lập luận thà để tâm trống không, họ không bắt cảnh nào xác định hết, hơn là tạo ra nghiệp.

Thí dụ như người không biết việc mà không dám tới hỏi người xếp, họ để tâm trống không còn hơn làm sai bị phạt hay bị la.

Cũng như ngồi thiền không dám tới hỏi vị Thiền Sư để lấy đề mục để ngồi thiền  lại, họ ngồi im luôn, người ta ngồi mình cũng ngồi.

Ngay khi Ngài Sĩ Đạt Đa (Siddhattha) tới hỏi UddakaAlarama, sau khi chứng đạt, Ngài thấy không phải, không muốn con đường Vô Sở Hữu,  Phi Tưởng Phi Tưởng Xứ và Ngài trở về tu cho chính mình, dù rằng Uddaka,  Alarama mời ở lại chia hai số đệ tử để Ngài dạy, Ngài cũng từ chối, Ngài một mình tu tập không hỏi ai. Ngài không tạo ra vế 1 hoặc vế 2, mà Ngài đi theo con đường Ngài có và trở thành bậc Chánh Đẳng Giác.

Trường hợp đi làm mà không biết công việc thì phải hỏi người xếp để biết công việc, nhưng trường hợp không có người hỏi. Mình phải giải quyết một cách rốt ráo, không để cho mình sống trong cảnh mơ mơ màng màng trôi lăn tốn hao thời gian.

Như Ngài Sĩ Đạt Đa (Siddhattha) từ giả Uddaka,  Alarama ra đi. Lúc Ngài ở cung thành ra đi Ngài không có định hướng, đầu tiên là Ngài chạy trốn cái nghiệp cột trói ràng buột hệ lụy của gia đình đang xiết chặt Ngài trong hệ lụy phiền não đó. Ngài không định hướng, Ngài đi thật xa và cắt tóc cởi áo hoàng gia và đưa con ngựa cho Xa Nặc trở về. Rồi Ngài đi, Ngài tin là có người Thầy chỉ, tới gặp Uddaka, Ngài mừng quá, ở đó thọ giáo, gặp Alarama, Ngài mừng quá, ở đó thọ giáo. Hai nơi Ngài thông suốt luôn, Ngài đạt kết quả xong Ngài bỏ ra đi, không chấp nhận 2 kết quả đó.

Lúc Ngài ra đi, Ngài không nương tựa ai nữa, Ngài không còn tin tưởng ai nữa, tới khi Ngài thành Phật, Ngài nói: "Ai là người ta tôn kính nhất trong đời này?" Thì Ngài ngó trong tam giới; Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới, "không có người nào đáng để ta tôn kính hết, mà chỉ có giáo pháp đáng tôn kính thôi. Học giáo pháp mà ta tìm ra, ta thấy ra,"  không phải do Ngài lập ra.

Khi Ngài từ bỏ thì Ngài nhớ lại, Ngài nói: "Ta phải đắc chứng đạo quả," xong Ngài nói: "Không có gì mà ta tôn kính hết trên thế gian này trong tam giới; Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới không có người nào ta tôn kính, ta chỉ tôn kính Pháp bảo thôi, là giáo pháp mà ta tìm ra, chứ không phải giáo pháp ta lập ra.

Ngài không lập ra Pháp, mà Ngài tìm ra Pháp, và Ngài thấy Pháp đó đáng tôn kính, do đó Pháp Bảo đứng hàng thứ nhì trong Tam Bảo, trên là Phật, dưới là Pháp, Tăng đứng hàng thứ 3. Tăng là chỉ y cứ theo Phật theo Pháp thôi.

Do đó, khi nói một vị Sư hay một vị Thầy giỏi thì cũng là đang nghiên cứu Phật Pháp thôi chứ cũng đứng hàng thứ 3, cái giỏi, hay, tài, là do Phật với Pháp, còn vị Sư đó không có, phải xác định là như vậy.

Vậy thì Ngài tìm ra cái Pháp và Ngài tôn kính Pháp đó. Ngài tìm ra giáo pháp và Ngài đắc chứng trên giáo pháp đó mà Ngài tôn kính, chứ không phải là Ngài lập ra giáo pháp đó.

Khi Ngài từ bỏ 2 người Thầy Uddaka Alarama, Ngài tự đi tìm con đường Ngài hành thì Ngài nhớ hồi lúc Ngài 7 tuổi theo vua cha làm lễ hạ điền thì Ngài đắc Sơ Thiền.

Ngài đi 3 bước:

1. Không thầy

2. Giáo Pháp

3. Sơ Thiền (Định)

Ngài ra đi không có Thầy, Ngài lấy giáo pháp, nhớ lại đắc Sơ Thiền lúc 7 tuổi.

Vậy thì, trong đời sống bình nhật của mình:

1. Mình không có thầy, mình sống cho chính mình. 

2. Mình có Giáo Pháp.

Ngài từ bỏ UddakaAlarama, Ngài lấy cái gì xác chứng lần 2, Ngài có giáo pháp của Ngài, Ngài mới bác được UddakaAlarama.

Ngài trở lại gốc cây ngồi, Ngài nhớ lại hồi 7 tuổi đắc Sơ Thiền, và đêm đó Ngài đắc đạo quả, Ngài từ cái Định của Sơ Thiền, và đêm đó Ngài đắc Đạo Quả, sáng hôm sau Ngài thành Phật.

Bây giờ tiếp nối bài tuần trước, giờ Sư ráp vô. Tại kỳ trước Sư nói chưa hết.

Ngài trở lại Sơ Thiền, mà Sơ Thiền từ chỗ nào mà Ngài đắc Đạo Quả? Ngài phải từ cái Định, tâm Ngài phải Định, những cái trước là tâm Ngài động, Ngài tới ông thầy tâm Ngài động, Ngài từ bỏ thầy đi tâm Ngài động, Ngài chưa có cái gì hết, nhưng Ngài biết ở trong đầu Ngài là phải có giáo pháp, giáo pháp của ông thầy là không phải, do đó Ngài phải từ bỏ hết, Ngài ngồi xuống Định lại lắng xuống và thấy được.

Ngài tới ông thầy Ngài bị động, lúc chưa tới ông thầy Ngài cũng bị động, rồi ra khỏi ông thầy Ngài cũng bị động. Ngài nói: "cái tâm động này không giải quyết được gì hết. Ngài nhớ lại lúc Ngài có tâm định, đó là lúc Ngài 7 tuổi Ngài đắc Sơ Thiền, Ngài trở lại cái đó là gốc của tâm Ngài.

Vậy thì trong đời sống hàng ngày, cho dù 2 vế có cảnh rõ và không có cảnh rõ mấy cô có mà tâm mấy cô đang động mấy cô không có định không có giáo pháp.

Lúc Ngài học với 2 vị thầy UddakaAlarama Ngài cũng có định khi đắc thiền nhưng không phải định Ngài muốn, mà Ngài muốn cái định từ Sơ Thiền Ngài đắc khi Ngài 7 tuổi. Ngài đắc Vô Sở Hữu Xứ, rồi Phi Phi Tưởng Xứ, nhưng hai cái đó là hiệp thế. Cái định của Sơ Thiền cũng là của hiệp thế nhưng cái định này tâm Ngài không giao động. Cái định kia tâm Ngài bị giao động, tại vì Ngài đang bị giao động với trạng thái Ngài không chấp nhận cái này không chấp nhận cái kia, nên Ngài bỏ đi.

 Mình cũng bị kẹt cái đó. Trong đời sống hàng ngày của mấy cô nếu không có Định thì cho dù đang làm việc thiện tâm của mấy cô cũng bị gạt, là mấy cô đang tạo tác nghiệp luân hồi.

Lúc Ngài ngồi một mình Ngài nhớ lại hồi 7 tuổi Ngài đắc Sơ Thiền, ở chung quanh Ngài cảnh rất là ồn người rất đông và mặt trời chiếu xuống Ngài đều bị che lấp hết với thiền định của Ngài, nó xoay chung quanh Ngài chứ không làm Ngài bị ảnh hưởng, Ngài nhập định một ngày trời, vua cha trở lại đảnh lễ Ngài.

Thì mấy cô nhớ khi mấy cô làm việc thiện, trong việc thiện mấy cô không có định, cô Anumodanà hoan hỉ với thiện, cô biết là có phước nên cô tạo tác một thiện nghiệp lực thì nó có quả nghiệp lực. Không nói tới phần bất thiện, bất thiện còn dữ hơn.

Do đó, với cảnh đông người và mặt trời chói vào Ngài, Ngài ngồi trong trạng thái tĩnh lặng trong một ngày trời. Ngài nhớ lại và lấy cái đó đi tiếp sáng hôm sau Ngài đắc đạo quả.

Việc nhập thiền Diệt Nidrodhajhāna là họ có đối tượng, có cảnh, bậc Anaham, Alahan có đối tượng có cảnh. Cảnh Phi Phi Tưởng Xứ, do đó họ vô được thiền Phi Phi Tưởng Xứ Nguời nhập Thiền Diệt là người đó phải có cảnh của họ là Phi Phi Tưởng Xứ, rồi khi tới Phi Phi Tưởng Xứ đó họ mới để tâm của họ vô không có được và tâm Phi Phi Tưởng Xứ mới rớt xuống, đề mục mới rớt xuống và Ngài định trong cảnh kia, không có bắt cái này.

Khi cô làm việc bất thiện còn nặng nữa, bất thiện cô tạo ra làm cô bị trạo hối, trạo cử, phóng dật. Còn làm thiện mình ở trong cảnh chứ không giữ tâm mình để thoát ra. 

Anh này vô tới thiền Phi Phi Tuởng Xứ anh giữ tâm mình lại, tâm Phi Phi Tưởng Xứ rớt xuống, tâm không sinh.

Ở đây mình trong cảnh thì ra nghiệp.

Nên Sư nói cái đường họ có mình phải tìm, mà không có mình phải có, không có không được, thì mình ra được, do đó, khi vô được Phi Phi Tưởng Xứ cô ở trong đó, cô không chịu giữ tâm lại để mà chạy theo thì tâm mới cắt được, tâm rớt xuống, tâm không sinh nữa, tâm không đi theo đề mục này nữa. Chứ lúc vô Thiền Diệt họ phải vô Phi Phi Tưởng Xứ, họ đi theo cảnh đó, đi từ Sơ Thiền họ có cảnh Sơ Thiền, đi Nhị Thiền họ có cảnh Nhị Thiền, họ đi theo cái đó, tới Phi Phi Tưởng Xứ họ biết dừng lại lúc nào, 2 sát na thôi, tâm đứng lại thì tâm rớt xuống liền không bắt cảnh Phi Phi Tưởng Xứ, tâm không sinh.

Ngài đắc được Sơ Thiền là định trong tâm của Ngài chứ không phải Ngài định trong cảnh, do đó Ngài mới đứng lại.

Còn cái này mình tạo thiền nghiệp, mình vô trong cảnh thiền này mình không đứng tâm mình lại, mình chạy theo đó luôn nên ra hiện báo nghiệp, hậu báo nghiệp, hậu hậu báo nghiệp.

Upatissa vừa nghe ĐĐ Assaji nói tâm dính vô cái đó chặc liền thì Ngài đắc Sơ Đạo Sơ Quả. Còn nếu chạy theo nó thì không đắc Sơ Đạo Sơ Quả. Upatissa nghe một cái pháp Ngài giữ tâm lại liền không chạy theo cảnh nữa, Ngài đắc đạo. Còn mình thì mình chạy theo, mình để tâm mình chạy theo mà còn hoan hỉ nữa.

Anh này đang có Phi Phi Tưởng Xứ, đang có tứ thiền Sắc Giới, anh cắt cảnh đó, anh giữ cái tâm lại là rớt cái tâm liền. Còn khi hết cái nguyện đó tâm sinh trở lại bắt cảnh lại và đi tục sinh. 

Thì anh này ra khỏi Thiền Diệt tâm trở lại liền có cảnh bắt trở lại liền.

1) Có cảnh: 

- Có cảnh Phi Tưởng Vô Sắc Giới

- Có cảnh Tứ Thiền Sắc Giới

- Có cảnh Cảnh Nghiệp, Cảnh Nghiệp Tướng.

2) - Chạy theo Cảnh ! 

- hay là giữ tâm !

Nói ra cái gì đó mình phải có trí để mình giải quyết hết chứ không chịu thua.

Vậy thì, khi đang làm việc thiện cô chạy theo cảnh hay giữ cái tâm, minh không bao giờ giữ tâm, cảnh nào mình cũng vô hết.

Mình có cảnh hết nhưng mấy cô chịu dừng lại không có giữ tâm mình lại hay chạy tuốt luốt theo. 

Do đó, cô mới nhớ lại coi khi nhập Thiền Diệt hay nhập Thiển ngọa, ngay cả lúc Niết-bàn cũng vậy, người ta nói là có 3 điều hay 4 điều để mình lập nguyện trước diễn trình kỳ hạn hay tuổi thọ hay là vật dụng không bị hư hoại, mấy cái đó lập nguyện xong phải trở lại cái nguyện là muốn đắc đạo quả hay muốn nhập Thiền Diệt. Mình phải có cái đó thì lúc đó mới hiệu quả.

 Từ đó mình mới thấy. Mình sống theo tập khí nhiều hơn là niệm, mình sống nhiều theo thói quen tập khí hay là kiết sử mình nhiều hơn là Niệm và Tỉnh Giác. Mình sống theo Niệm và trí tuệ khó lắm, cảnh nào mình của bắt hết.

Thiền sinh hỏi: Khi mình giữ tâm là mình bắt đầu đi vô định được phải không?

HT trả lời: Không phải, cái đó là bước thứ 2. 

Bây giờ mình học phần này quan trọng,  mình không chạy theo cảnh. Mình giữ tâm mình lại thì mới vô được nguyện của mình. Rồi mình thấy cảnh nghiệp tới trong giờ phút cận tử lâm chung điềm báo nó báo rồi, thì mình giữ tâm không chạy theo.

Câu hỏi của người trí: Thế giữ cái tâm có cảnh, làm sao để giữ tâm, cảnh gì cho mình giữ tâm? Tâm mình đang muốn giữ, giữ cảnh nào?

Vì tâm phải có cảnh, vậy giữ cảnh nào?

Mình sống trên đời này mình nói mình là một nạn nhân, mình khổ ghê lắm, người ta tạo ra những bất hạnh những khổ đau trút vô người mình thì mình có 3 cách để mình giải quyết chuyện đó.

Mình là nạn nhân có 3 cách giải quyết cái khổ nạn của mình:

- Trả thù

- Bỏ qua

- Tạo mới

Trong 3 cách này mình đi cách nào ?

Kinh Pháp Cú, kệ ngôn 03, 04

Ai ôm niềm hận rằng:

"Nó mắng tôi, đánh tôi,

Nó thắng tôi, cướp tôi"

Hận còn mãi khôn nguôi


Ai không ôm niềm hận:

"Nó mắng tôi, đánh tôi,

Nó thắng tôi, cướp tôi"

Hạn thù ắt tự nguôi

Mình không thù, không bỏ qua, vì bỏ qua là còn nhớ lại, còn trả thù là mình khắc ghi. 

Còn tạo mới là mình có giáo pháp mình đi theo giáo pháp, mình không đụng ai, và không ai đụng mình, mình đi con đường của mình, mình thắp đuốt lên đi, mình tự nương tựa chính mình, lấy giáo pháp làm thầy và tự mình y chỉ lấy chính mình. Không trả thù, không bỏ qua, đó là không nhắc tới, không đụng chạm, và coi như không có gì hết. Mình lấy giáo pháp mình nương theo giáo pháp. 

Lúc đó tâm bắt đầu định. Còn không tâm sẽ bị giao động, dù chỉ nghe chuyện gì đó là mình gợi nhớ lại liền. Mình phải có cảnh. Tâm phải có cảnh, mà cảnh này là cảnh giáo pháp chứ không phải cảnh đối tượng của mình.

Nên khi Ngài nhớ lại hồi 7 tuổi Ngài không có ai là thầy, Ngài ngồi dưới gốc cây và Ngài sống trong định của Ngài do chính Ngài có Ngài mới đi được. Còn các quí cô mà sống trong đời này mà đang làm thiện mà cô còn nhớ của mình thì nó sẽ ra một cái vòng tròn.

Lấy giáo pháp. Thế thì giáo pháp mà Ngài định, Ngài định trong cái đó với giáo pháp đó Ngài đi đến đạo quả cái gì Ngài đang có.

 Như vậy thì khi mình tạo cái mới này với giáo pháp, chỉ có Pháp, không có người.

 Ngay khi mấy cô đang làm thiện nghiệp tâm mấy cô không có định, mấy cô đang chạy thiện nghiệp, đừng nói chi bất thiện nghiệp, bất thiện nghiệp còn làm xáo trộn hơn nữa.

Tạo mới là lấy giáo pháp làm thầy, nương tựa vào chính mình. Ngài đã trải qua, Ngài nói lại cho Ananda, bây giờ mình nghe. 

Nhưng câu hỏi của mình là mình tạo mới làm sao để đi đến Đạo Quả, làm sao để giải thoát qua khỏi thiện nghiệp, qua khỏi bất thiện nghiệp nhân và quả thì mình ra con đường giải thoát, ngay khi đang sống trong hiện tại này. Khó lắm, nhà Sư cũng vậy đó, người xuất gia cũng vậy đó. Họ nói vậy chứ, thật ra khi họ đang nói họ đang sống với cảnh họ đang nói chứ họ không giữ cái tâm được. Các quí Thầy quí Sư, các vị mà đang thuyết giảng cho hội chúng để hội chúng hiểu thì họ đang chạy với cái cảnh đó chứ không với cái tâm định để họ thoát cái cảnh lôi kéo của nghiệp báo

4) Cảnh trong Tâm Niệm Xứ, là tâm có cảnh Niệm Xứ, cảnh trong này có những diễn biến và mình để ý theo nó chứ mình không giữ được tâm mình, mình chỉ có Niệm thôi chứ không có Tỉnh Giác để giữ tâm và Tỉnh Giác mình đang Niệm, chứ không Tỉnh Giác để giữ tâm. Do đó, mình phải ra được tâm của mình và giữ tâm mình, mà nó có cảnh của nó và tâm và cảnh đó mình đạt được.

1. Không thầy

2. Giáo Pháp

3. Sơ Thiền (Định)

Cho dù mấy cô đứng vế bên nào cảnh cả hai mình đều không muốn. Mình đứng trong thế Sơ Thiền (Định) của Đức Phật và Ngài dạy và đứng trong thế bên đây là giữ tâm không chạy theo cảnh thì tâm không sinh, tâm không có cảnh.

Thế thì tới Phi Phi Tưởng Xứ, 2 sát na tâm thôi, cắt đứt liền, tâm sẽ không sinh.

Sư thí dụ, Boy Cow, Girl Cow làm xong phận sự họ đi liền, họ không ở lại để mà được khen được tặng. Những người Boy Cow, Girl Cow họ sống  trong tâm họ đang có chứ không phải họ sống trong cảnh mà tâm đang chạy theo.

Mình sống trong tâm mình đang làm, không sống trong cảnh mà tâm đang chạy theo. Chính cái đó mình mới làm chủ, còn không mình có chủ của nghiệp (nghiệp chủ  Kammassakatā) . 

Cái đó Sư sẽ giải đáp cho mấy cô giữ cái tâm với phần chúng ta đang giải đáp bài học tuần trước.

 Phần kỳ trước Sư đang nói về Túc Mạng Minh, sau tới phần Sinh Tử Trí hay Thiên Nhãn Tri rồi tới Lậu Tận thì nó ăn khớp vô tâm, không có lạc đề./. 


No comments:

Post a Comment