<--------->

Sunday, September 1, 2024

055 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 15 tháng 4, 2023

 055 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 15 tháng 4, 2023  


Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "055 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Tuệ Văn                                Tuệ Tư                        Tuệ Tu

1. Tứ Đại

2. 32 Thể Trược                    Thực Tính

3. 10 Bất Tịnh                        Thực Tướng

4. Hơi thở (Anàpànasati )

5. Biết mình

6. 4 Oai Nghi (Hành, Trụ, Tọa, Ngọa)

Mấy cái đó, thật ra chỉ là Tuệ Văn thôi.

Sư mở cửa thứ 2, là mình phải nói thực tính, thực tướng.

Nếu như người học mà nghe bài của Sư nói vừa rồi nghiệm lại, họ không tìm ra cách nào tu được, khẳng định như vậy. Khi Sư giảng xong rồi Sư đi về, còn các quí Phật tử đi về, Sư biết là một tuần lễ quí Phật tử mở ra đọc những  ghi lại lời Sư giảng rồi nghe lại video mà không ra được.

Tại vì mấy cô không thể nào tu trên Tứ Đại được, mấy cô không thể nào tu trên 32 Thể Trược được, cũng không thể nào tu trên 10 Bất Tịnh được, hay là tu trên hơi thở Anàpànasati vô và ra được, chỉ là kiến văn thôi, Dassanena thôi. Nhưng trong mỗi cái nó có Thực Tính. Rồi trong mỗi cái Thực Tính nó có Thực Tướng.

Bữa trước Sư có nói sắc thân này thực tính của nó là hoại diệt. Cái đó là Tư, mình phải tư duy: "Nếu đối tượng này mình phải có suy nghĩ đối tượng này thực tính của nó là cái gì ?" . Và Sư nói tuần tới Sư sẽ nói qua Thọ, nhưng mấy cô chưa rõ vấn đề Tuệ Văn, Tuệ Tư, Tuệ Tu mà Sư giảng qua Thọ qua Hành thì không được, do đó, mình đi từ từ.

Thì Thực Tính của Tứ Đại, 32 Thể Trược, 10 Bất Tịnh, Hơi thở chỉ là Hoại thôi, Thực Tính của nó chỉ là Hoại thôi. Còn Thực Tướng của nó, nhưng chỗ mà Sư nói nó chỉ có Khổ Đau mà thôi, còn Vô Thường và Vô Ngã là do mình tìm ra.

Mấy cô coi lại bài giảng của Sư tuần trước rồi nghiệm lại.

Hồi đó Sư học của Ngài Tịnh Sự là Tuệ Văn, Sư Tư duy liền và Sư Tu liền, và Sư hỏi.

Cái cửa ngõ Tuệ Tu là điểm mình cần. Nếu không có Tuệ Văn, Tuệ Tư, thì Tuệ Tu không tới được.

Tứ Đại là có 4: Đất, Nước, Lửa, Gió. Mình thấy rõ ràng trong sắc thân Tứ Đại này, Sắc Hữu Tri, Sắc Vô Tri. Con người mình là Sắc Tứ Đại Hữu Tri có sự hiểu biết. Cái bàn, cái ghế, cái tủ, cái giường là Sắc Tứ Đại Vô Tri. 

Con người là Sắc Tứ Đại Hữu Tri có sự hiểu biết, nhưng sự hiểu biết của mình dựa trên Kiến Văn, hay trong Tư Duy, hay trong Tu Tập mình biết. Do đó, các vị Thiền Sư dạy các vị Thiền Sinh trong những khóa tu retreat, các Ngài nói trải nghiệm và chứng tri chứ không phải trên kiến văn hay trên tư duy, nếu như không qua trải nghiệm thì mình đứng trong trạng thái là một thụ giác, sẽ bị sai lầm, thấy sai hiểu lầm.

Thành ra Tuệ Tu là do sự trải nghiệm chứ không phải trong kiến văn mình có.

Khi trải nghiệm đó là quá trình tu của người hành giả mới có kết quả chứ không phải suông mà mình có được, có gieo trồng mới có gặt hái. nên Tuệ Tu của mình phải nói đời trước mình có Pāramī (Ba La Mật) thì mình mới có trải nghiệm Thực Tính của Tứ Đại, 32 Thể Trược, 10 Bất Tịnh, sự Hô Hấp (hơi thở) này mình mới lãnh hội từng mỗi giai đoạn mình hành Pāramī thì những giai đoạn đó có để lại trải nghiệm. Trải nghiệm đó trong tu tập này nó cho mình là một sự ứng hợp, nó sẽ là hữu dụng, chứ không phải trên trạng thái mình niệm Tứ Đại thấy được Thực Tính để Tu mà ra, không có được, mà phải trải nghiệm qua sự tu tập của mình.

Thì trải nghiệm đó sẽ đưa đến Thực Chứng. Hai cái Thực Tính và Thực Tướng sẽ đưa đến Thực Chứng qua trải nghiệm. Phải qua trải nghiệm đó mới được, chứ không có nói suông.

Đó là bài toán mình phải giải quyết nó, nó có phép tính (operation) và phép giải (resolution) hai cái đó mình phải phối hợp thì mới ra được. 

Đề tài Thân Niệm Xứ mình thấy Tuệ Văn, Tuệ Tư, Tuệ Tu. Trong thực tế mình tu mình có cọ vô Tứ Đại, trong thực tế mình tu mình có cọ vô 32 Thể Trược, trong thực tế mình tu mình có cọ vô 10 cái Bất Tịnh, trong thực tế mình tu mình có cọ vô Hơi Thở không ? Mình phải coi.

Những cái biết mình 6 pháp (Tứ Đại, 32 Thể Trược, 10 Bất Tịnh, Hơi thở, Biết Minh, 4 Oai Nghi)  mình bắt đầu nói trong cái Tu, trong thực tế.

Giờ Sư hỏi quí Phật tử trong khi đang hành thiền; 4 oai nghi; đi, đứng, ngồi, nằm (hành, trụ, tọa, ngọa), nó có cọ vô tứ oai nghi của mình không ?

Trong mỗi cái như vậy, trong 4 oai nghi Hành, Trụ, Tọa, Ngọa này, thì khi mình tách nó ra  Hành / Trụ / Tọa / Ngọa, thì cái Tu của mình có trải nghiệm phần nào trong 4 oai nghi này trong phần nào trong cái Biết Mình, trong phần nào trong Hơi Thở, trong phần nào trong Tứ Đại, trong 32 Thể Trược, trong  10 Bất Tịnh.

Có 2 trường hợp xảy ra:

1) Đời sống thường nhật

2) Trong khóa tu

Mình có Văn rồi, bây giờ tới Tu, mình ghi xuống:

1. Trong đời sống hành ngày mình có Tu về Tứ Đại Không ? Mình  có, trong đời sống hàng ngày mình có để ý tới Tứ Đại. thì ghi số 1

Sư gợi ý thêm, trong đời sống hàng ngày khi mình ngủ thức dậy tới tối mình trở về giường nằm ngủ, đi đứng nằm ngồi trong suốt 4 oai nghi đó, một ngày mình thấy có sự xáo trộn nó có sự bất hòa nó có trạng thái không ổn định, đó là mình coi Tứ Đại đang xáo trộn.

Trong đời sống hàng ngày mình không có để ý thì coi như bỏ, thì vô khóa tu mình mới làm lại, bắt đầu vô tu mình mới làm lại, thì thời gian mà trải nghiệm không có, nó phải có một chuỗi dài nối tiếp nhau liên tục chứ không gián đoạn, nếu gián đoạn thì kiết sử của mình sẽ xen kẽ vào.

1. Tứ đại này có mỗi ngày nếu như mình có Tu là có sửa thì mình mới thấy, mình có tu tập mình có sửa đổi hay có chú ý tới thì mình mới thấy được, còn không thì cái "Tôi, Ta" mình hiện lên.

2. Thể Trược, hàng ngày trong đời sống mình có để ý tới nó không ? 32 thể trược, thí dụ như, uống trà vô thấy khỏe liền, ăn oatmeal sẽ nhuận trường. Đó là 32 thể trược của mình mà mình trôi lăn, mình không để ý tới, nhưng thật ra đó là Pháp, không cần phải đi xa. 32 thể trược không phải mình đi tìm ra mà tim, mật gan, phổi, phèo, nước dãi, mồ hôi, cái đó thuộc về 32 thể trược, nhưng mình không có Tu trong hàng ngày thì mình vô trong khóa tu thì mình làm lại từ đầu, coi như làm mới lại, còn nếu đều đều lúc nào cũng có Niệm và Tỉnh Giác từ Văn, Tư, Tu trong cái suy tư cái thấy cái biết phối hợp 2 cái Niệm và Tỉnh Giác.

Cái Tư là phối hợp với Văn với Tu thành một khối thì lúc bấy giờ mình có cái trải nghiệm. Còn nếu không phối hợp 3 cái, Tư không phối hợp với Văn với Tu, mình không có trải nghiệm thì tất cả những cái đó đểu là con số không trong trải nghiệm của mình.

3. 10 Bất tịnh, mình có bất tịnh không ? 

Mình không có tư duy về cái biết của mình để mình tu để mình thực chứng mình trải nghiệm, mình chỉ phớt qua, thành ra cuộc đời của quí Phật tử ngày qua ngày mất hết, không có kết quả, cái đó gọi là Pāramī (Ba La Mật) . Pāramī (Ba La Mật) là làm cái gì cho hoàn thiện, cái Tu của mình phải hoàn thiện, cái Tư của mình phải hoàn thiện, cái Văn phải hoàn thiện, chứ không phải nói suông. Pāramī (Ba La Mật)  là cái hoàn thiện thì Văn mình phải hoàn thiện, Tư mình phải hoàn thiện, Tu mình phải hoàn thiện thì mình mới có hữu ích hữu lợi hữu dụng nữa, chứ còn suông thì không có kết quả, mình cứ nghe mới lại hoài, rồi mình thấy mình phải tu tập lại.

4. Hơi Thở. Hơi thở đến với mình từng mỗi phút giây, nhưng mà nó gãy, không có hơi thở coi như chết. Đức Phật Ngài nói thế nào là chết ?. Người ta nói chết là bỏ xác thân này, chết là hết tuổi thọ. Nhưng Đức Phật nói: Hơi thở vô, hơi thở ra, đó là hiện tượng chết đến. Nhưng mà mình đâu có bao giờ để ý tới nó.

Thế thì cái tư duy của mình không nằm ở trong sự tu tập của mình, mình để tư duy của mình phóng túng, mình chạy theo nó, mình nghĩ đến chuyện người ta, nghĩ đến chuyện người này chuyện người kia, mình không thấy cái tu tập của mình, cái thời gian đó mình bỏ mất hết, và từ đó nó tạo cho mình có một cái khuôn khổ dắt mình đi, tư duy không bỏ trống, mà cái này mình bỏ trống.

Do đó, cái Tư phải kết hợp với cái Văn và cái Tu nó mới có cái trải nghiệm.

5. Biết mình. Có khi nào quí Phật tử hỏi: "Sáng này tôi đã ăn chưa ? 

Thì trạng thái không biết mình. 

Cái câu Sư thường hay nói "Ai cấm mình quên", chuyện quên là tập khí của mình.

Trong 4 oai nghi. Có tư duy trong 4 oai nghi; đi, đứng, nằm, ngồi mình có tư duy không ? 

Bốn oai nghi đó, nó với ta từ sáng thức dậy, từ trên giường bước xuống cho đến tối trở về giường nằm xuống thì 4 oai nghi này thay đổi liên tục, đi, đứng, nằm, ngồi, mình có tư duy về nó không ?

Mình té (ngã)  - về thời gian; dài, ngắn, nhanh, chậm.

Lúc đó Pháp hiện bày ra sao, và cái Tu của mình sẽ phối hợp với trạng thái té đó trong cái Niệm mình có trải nghiệm không hay thời gian quá ngắn quá nhanh và mình không kịp, và những cái đó mình bị vuột mất thì sao. Nhanh hay chậm cũng vậy, quá nhanh, như mình đang đi người ta xô mình té liền là quá nhanh. Thì thời gian mình sẽ tìm ra được. Khi Sư hỏi té như thế nào, thì mình tìm ra được thời gian.

Té (ngã) có trải nghiệm - chưa từng có - đã từng có.

Những trải nghiệm đó là mình có trải qua rồi mình có kinh nghiệm, và trạng thái đó mình có nhận thức và không nhận thức.

Thì ngay khi Pháp đến. Cái té này nó nằm trong loại nào của 6 Pháp về thân ? 1) Tứ Đại, 2) 32 Thể Trược,  3) 10 Bất Tịnh , 4) Hơi thở, 5) Biết mình, 6.) 4 Oai Nghi (Hành, Trụ, Tọa, Ngọa).

Thiền sinh: Thưa Sư, con đi xe đạp xuống dốc, một tay cầm cellphone để quay phim, còn một tay cầm tay lái, con thấy xe đang xuống dốc là nhanh lắm, con biết, tay kia đang cầm cellphone thì con bỏ vô cái giỏ ở phía trước, con vừa bỏ được cellphone vào giỏ thì con thấy xe xuống dốc quá nhanh mà con gần đụng vào xe của chị ở phía trước, con bóp thắng lại, khi con biết xe chạy nhanh thì con phải giảm nên con bóp thắng từ từ, nhưng con thấy bay lên trên, lúc đó con thấy tứ đại rồi, tại vì con có cái tỉnh giác trong đó thì con biết là con đang té. Nhưng khi thân con rớt xuống đất là con thấy con nằm dưới đất rồi. Bây giờ con kể lại nó là một tiến trình trải nghiệm.

HT trả lời:

Trường hợp một Pháp đang hiện bày, mình đang nói về  té này thuộc về Thân, trong khi đó mình có Tư Duy, mình có Văn biết sự việc xảy ra, nhưng cái Tu của mình không có, mình cho nó chạy theo, mình không có một cái lãnh hội, nếu mình có lãnh hội thì mình khác rồi.

Cái trải nghiệm khi té là trải nghiệm ngay hiện tại hay là sau đó ?

Sư chỉ nói cái thường nhật trong đời sống hàng ngày mà mình đang bị té chưa nói đến khóa tu, khóa tu là mình cắt hết những sự hệ lụy của nó.

Cái trải nghiệm của cô ngay hiện tại mà cô có cái tu, khi té rồi nằm dưới đất là sau đó 

Cái trải nghiệm có 3, trải nghiệm ngay hiện tại hay là trải nghiệm sau đó, hay là trải nghiệm hiện tại sau đó cái trải nghiệm đưa tới sau đó mình có trải nghiệm.

Cái thực chứng của Tuệ Tu là nó đứng ngoài kiết sử mà nó chỉ có Pāramī (Ba La Mật)  là một chuỗi dài đã tu tập làm nền tảng rồi thì mới có thực chứng này với Pháp chứ không có kiết sử xen vô được. Chứ không thì lúc bấy giờ cái Tu không có Pāramī (Ba La Mật)  mình đang đối diện với cái Pháp thực tế xảy ra.

Khi cô niệm được thấy bay lên rồi rớt xuống. Nhưng khi bay lên mình hành xả tuệ Balamat thì ra cái tu.

Khi phân tách ra vị Thiền Sư nghe và nói "anh có Niệm nhưng không có Pāramī (Ba La Mật) , anh niệm cái thực tính của anh nhưng chưa có Pāramī (Ba La Mật) ".

Khi muốn lên cái tu này là mình đi liền với Hành Xả Balamat. Cô đọc lại Hành Xả Balamat nó vượt qua khỏi Từ Ái, mà Từ Ái dính vô 3 cái ái là từ ái nam nữ, luyến ái mẹ con, từ ái với Pháp - 3 cái này là Tập Đế, 3 cái ái này vượt qua rồi mới tới Hành Xả - Diệt Đế - giai đoạn này là mình đang tu chứ không có Niệm.

Từ Ái                                 Hành xả

Tình Ái

Luyến Ái                            Xả

Từ Ái

--------------                       ---------------

Tập Đế                              Diệt Đế

Trong đời sống thường nhật mình đã thiếu Tuệ Tu.

Do đó, trong cái thường nhật mà không có một chuỗi nối tiếp liên tục thì trong khóa tu này quí Phật tử làm lại từ đầu. Có khi mình không đủ Văn, Tư, Tu, thì từ đầu của khóa tu không có kết quả gì hết, mất thời gian.

Do đó, khi xảy ra mình không có Balamat, mình có Văn, Tư của mình hay  kiết sử của mình, tại vì trong hàng ngày mình không có Văn 

Đứng vào thực tế là mình có Văn, có Tư, nhưng không có Tu, đụng chuyện là biết liền. Nhà Sư cũng vậy, người tu hành cũng vậy, đụng chuyện cũng la, cũng không chịu nổi.

 Do đó, khi Đức Phật Ngài bị ông Đề-bà-đạt-đa, Sư đang viết tới phần ghi  ông Bà-la-môn té xuống khe hở của hang núi được khỉ chúa cứu lên rồi ông Bà-la-môn lấy cục đá đập vô đầu khỉ chúa, thì Đức Phật nói: không phải bữa nay Đề-bà-đạt-đa lăn đá làm chảy máu chân Như Lai đâu, ngày xưa ông cũng lấy đá đập đầu Như Lai. Ông còn nói ông không biết đường ra khỏi rừng, rồi nhờ máu của khỉ chúa nhỏ xuống để dẫn đường ông đi ra. Vậy thì lúc đó cái Tu của Ngài là Tu Balamat, chứ không thể nào Ngài Tu cái Tư, Văn của Ngài được.

Bây giờ mình nói người ta đập đầu mình hay làm mình bị đau bị thương . Mình không bằng Balamat của Ngài. Mình phải nhìn vô cái tu của mình. Nói chứ mình chỉ Tu không thực tế, mình có Văn, có Tư, nói tới đâu mình trả lời được hết, nói tới đâu mình cũng biết hết, nhưng vào thực chứng thực tế hay thực hành mình không có.

Như vậy khi mình bung lên mình có cái Niệm, mình biết làm với cái Văn này, mình có cái Tư về cái bung lên này, té xuống mình có cái Niệm có cái Tư này, nhưng cái Tu mình không có áp dụng được, mình chỉ theo nó thôi, mình niệm theo nó thôi và mình biết thôi, rồi mình xác định là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

 Pāramī (Ba La Mật)  mới ra thực tướng này.

Do đó, khi vô trong cái Tư rồi là bắt đầu cửa ngõ tới là chỉ có Pāramī (Ba La Mật)  thôi chứ không còn cửa ngõ nào khác thì mình mới Tu được, còn nếu tới Tuệ Tư mà mình không có chuẩn bị thì Tu không có kết quả.

Như vậy, ngay cái Tư này mình quán 4 oai nghi và mình Tu, 3 bước, cái Văn là Pháp, Tư Duy là Chánh Tư Duy là ly tham, ly sân, ly oán hận Pāramī (Ba La Mật) mới ra được.

Cái Tư Duy của mình, nếu mình nhìn đây là Pháp thì mình mới ly tham, ly sân, ly oán hận được, nếu mình nhìn không có Pháp mà với kiết sử của mình thì ở đây mình không có Tư Duy mình không có Pāramī (Ba La Mật) được.  Tư duy của mình là gì, lúc đó mình không có tham, không có sân, không có oán hận. Có 3 bước vậy đó, mình chuẩn bị sẵn sàng thì mình tiếp tục mình đi.

Nếu như được cái đó thì tiến trình Thuận Tùng, Cận Hành, Chuyển Tộc mình mới suôi theo mới được chứ không thì bị khựng. Cái hành xả mà mình không qua được thì mình bị khựng ở chỗ đó.

Như vậy, khi cô bay lên thì cô niệm trạng thái bay lên hay lúc đó cô niệm cái Pháp đang có. Với trạng thái đi lên của mình rồi bị rớt xuống mình có nhận xét cái đó với trạng thái cái tu của mình hay là theo trạng thái mình đang thấy.

Vậy thì khi với trạng thái hành xả thì người ta hành hành xả Balamat hay là lúc đó cô đang Pāramī (Ba La Mật) nào.

Khi đang rớt xuống là cô đang đi Pāramī (Ba La Mật), đây là cơ hội để mình Tu, không còn Văn, Tư nữa, mình phải Tu, mình bỏ kiết sử liền, mình sống trong Pháp liền, lúc đó mình đi Pāramī (Ba La Mật) nào.

Lúc bấy giờ cái thuần thục của mình nó mới bộc ra, nếu mà mấy cô không có.

Thí dụ:  Khi mình bị té (ngã), thì:

Té (ngã)  - thời gian, dài, ngắn, nhanh, chậm

Té (ngã)   - có trải nghiệm - chưa từng có - đã từng có.

Thời gian rất là quan trọng, và cái trải nghiệm rất là trọng yếu. 

Nếu quí Phật không có trải nghiệm không xử lý kịp, người hay người giỏi gì cũng vậy. Phải cẩn thận, nên cái Tu nó không đòi hỏi mình là trạng thái biết qua Văn, Tư, Tu, nó đòi hỏi mình phải thực chứng trong liên tục không được gián đoạn, cái Tu này không được gián đoạn, nếu quí Phật tử gián đoạn là hỏng, là không có kết quả, đừng có mong là thực chứng có kết quả đâu. Đến thứ Bảy mình mới học, còn 6 ngày kia mình không có Tu là không liên tục. Đến thứ Bảy mình vừa ôn, vừa học và áp dụng, rồi tuần tới mình lại ôn, rồi áp dụng thì mới được.

Do đó, mình kiểm lại, mình ôn lại, mình nhắc nhau lại, thực ra mình có nhiều kẽ hở lắm.

 Như vậy, ở trong góc độ Tuệ Tư này là mình phải có Văn với Tư và mình phải có Tu,  Tư, Văn của Tư là 3 Pháp, và Tu của Tư là Hành 3 Pháp này thì mình mới có Tuệ Tư mới có Tuệ Tu. 

Văn của Tuệ Tư là 3 Pháp ly tham, ly sân, ly oán hận.

Và mình hành 3 Pháp ly tham, ly sân, ly oán hận này mình mới có Tuệ Tu với Pāramī (Ba La Mật).

Như vậy, khi Pāramī (Ba La Mật), mình nó hiện bày ra với 3 Pháp của Tuệ Tư (ly tham, ly sân, ly oán hận) này chứ không có tư kiến của mình mới được.

Như vậy, đứng trước Pháp của Tuệ Tư, chứ không phải đứng trước Pháp của Tuệ Văn.

Tứ Đại là một Pháp, 32 Thể Trược là một Pháp, 10 Bất Tịnh là một Pháp, Hơi thở (Anàpànasati ) là một Pháp, Biết mình là một Pháp, 4 Oai Nghi (Hành, Trụ, Tọa, Ngọa) là một Pháp. Thì lúc bấy giờ nhìn Pháp mình có Tuệ Tư. Và nhờ có Tuệ Tư thành Pāramī (Ba La Mật). chứ không có dính mắc trong này

Bài tuần vừa rồi khi Sư trình bày một chút, bữa nay Sư bắt đầu đi vô tập cho các quí Phật tử nghe để biết là thế nào là Tuệ Văn, thế nào là Tuệ Tư, thế nào là Tuệ Tu và áp dụng trong mỗi một Pháp mình có cái đó ngay cả 37 Phẩm Trợ Đạo mình cũng phải có 3 Tuệ Văn, Tuệ Tư, Tuệ Tu trong đó.

Khi quí Phật tử đứng ở góc độ Pháp của Tuệ Tư trước mỗi một cái Pháp đến thì phải cần có tư duy, mà tư duy này phải có kiến văn để tư duy cho đúng và mình hành cho đúng với cái Pháp mà mình tư duy, chứ còn không mình có tư kiến cái tôi cái ta của mình tôi đúng anh sai.

Thân xả thí mình có Văn, Tư, Tu. Cái thân mình hành xả thí, thế nào là thí Văn, thế nào là thí Tư, thế nào là thí Tu.

Từ mỗi Pháp mình làm thì sẽ có trải nghiệm của nó.

Thí , Tuệ Văn 

Có 2 loại là: 

- Hữu lậu - hiệp thế

- Vô lậu - siêu thế 

Thí hữu lậu là thí thiện, là thí hiệp thế, còn đi luân hồi 3 giới 6 đạo (3 cõi 6 đường)

Thí vô lậu là thí toàn thiện, là siêu thế, vô vi Níp-bàn.

Thí Tài. Thí Pháp. Trong 2 cái này kết hợp vô là Vô Úy Thí. Thí tài vô úy. Thí Pháp vô úy. Những cái này gọi là Thí.

Thí Tài là thí vật chất. Trong thí tài có:

 - Thiện, có Hữu Lậu, có Hiệp Thế

 - Toàn Thiện,  có Vô Lậu,  có Siêu Thế

Thí Pháp là thí tri kiến. Trong thí Pháp có:

- Thiện, có Hữu Lậu, có Hiệp Thế.

- Toàn Thiện, có Vô Lậu, có Siêu Thế.

Do đó, những cái này 

Áp dụng trong việc xả thí này, quí Phật tử làm Thân Niệm Xứ như sau:

Xả Thí --> Thân Niệm Xứ: Thí Tài:  - Thiện, có Hữu Lậu, có Hiệp Thế

                                                       - Toàn Thiện,  có Vô Lậu,  có Siêu Thế

Khi quí Phật tử xả thí cái thân này niệm xứ là quí Phật tử đang tài thí, buông vật chất này ra thì quí Phật tử có tứ đại, có 32 thể trược, có 10 bất tịnh, Hơi thở (Anàpànasati ), có trạng thái Biết mình, có 4 Oai Nghi (Hành, Trụ, Tọa, Ngọa). Là đang Thân Niệm Xứ trong cái Thí. Làm thường nhật mỗi ngày.

Rồi trong cái đó lúc đang xả thí ra mà quí Phật tử có Thân Niệm Xứ là đang có Khóa Tu.

Trong cái Thí dù là Thí Tài hay là Thí Pháp quí Phật tử có Thân Niệm Xứ. Rồi trong đó có Văn, Tư, Tu

 Cái hành động xả thí là đang làm Thân Niệm Xứ. Trong Thân Niệm Xứ có 6 Pháp và có áp dụng trong đó, cái niệm của mình đang xả thí trong trạng thái có Tứ Đại, có 32 thể trược, có 10 bất tịnh, Hơi thở (Anàpànasati ), có trạng thái Biết mình, có 4 Oai Nghi (Hành, Trụ, Tọa, Ngọa). Thì lúc bấy giờ có Văn, Tư, Tu.

Trong khi đó nếu đang Thí Tài, đi Hữu Lậu là đi Hiệp Thế, đi Vô Lậu là đi Siêu Thế.

Toàn thiện là Pāramī (Ba La Mật)

Hữu Lậu 8 thiện 

Hiệp thế - Nhân / Thiên / Phạm Thiên

Siêu Thế - Rỗng không / Vô nguyện / Vô Tướng.

Cái Tu cũng là một Pháp để mình hành 

Thí cũng là một Pháp để mình hành.

Như vậy thì, khi mình té mà mình ở trong trạng thái hữu lậu, hiệp thế, hay là vô lậu, siêu thế, mình tu sẽ ra trải nghiệm.

Những cái đó khi mình ráp lại mà mình hiểu được Pháp mình nhìn toàn diện được thì Pháp đó là con đường mà mình Văn, Tư, Tu.

Thí dụ xả thí. Quí Phật tử đang xả thí, qúi Phật tử  đang làm cái gì ? Thân Niệm Xứ.

Quí Phật tử đang xả thí với Tâm Niệm Xứ, xả thí với Pháp Niệm Xứ, xả thí với trạng thái Thọ Niệm Xứ.

Té với Pháp Thân Niệm Xứ.

Té với Pháp Thọ Niệm Xứ.

Té với Pháp Tâm Niệm Xứ.

Té với Pháp Pháp Niệm Xứ.

Những cái Thí hay cái Té hay cái Pháp mình đang sống Hữu Lậu, Vô Lậu, Hiệp Thế, Siêu Thế, đi trong đó.

Như vậy thì trong Thân Niệm Xứ này, cũng như trong phần Thân Niệm Xứ Xả Thí từ mỗi một Pháp về cái thân quí Phật tử có Niệm có Tỉnh Giác thì Văn, Tư, Tu, sẽ dắt đi theo cái đó.

Thân Niệm Xứ (trong việc Xả Thí) bất cứ Pháp nào đến đều có Văn, Tư, Tu, quí Phật tử làm Thập Ba La Mật, làm Thập Thiện, Thập Phúc Hành Tông phải có Văn, Tư, Tu trong thân thì đang kết nối với sự tu tập.

 Cũng như quí Phật tử tách ra, khi làm Thập Thiện, Thập Phúc Hành Tông, Thập Ba la mật không liên quan gì đến Tứ Niệm Xứ này thì tách ra.

 Còn bây giờ kết hợp vô Thập Phúc Hành Tông, Thập Thiện, Thập Ba la mật kết hợp với Thập Phúc Hành Tông với Thân Niệm Xứ thì sẽ ra.

để hình 055 - 1.26.23



Trong Thập Phúc Hành Tông:

1. Thí

2. Giới

3. Tu tập

4. Cung Kỉnh

5. Phụng Hành

6. Thính Pháp

7. Thuyết Pháp

8. Tùy Hỉ

9. Hồi Hướng

10. Chân Tri Chước Kiến.

Mỗi một cái trong Thập Phúc Hành Tông đều áp dụng Tứ Niệm Xứ. Và mỗi một cái áp dụng Tứ Niệm Xứ này với Pháp Thập Toàn Thiện tùy mình: 

1. Thí

2. Giới 

3. Ly Dục

4. Trí Tuệ

5. Tinh Tấn

6. Nhẫn Nại

7. Chân Thật

8. Chú Nguyện

9. Từ Ái

10. Hành Xả

Vậy thì khi Xả Thí mình có Tứ Niệm Xứ và đang hành Ba La Mật 

Khi thọ giới mình có Tứ Niệm Xứ và hành Ba la mật.

Mình đang Tu Tập, mình có Tứ Niệm Xứ và mình đang hành Ba la mật

Như vậy thì:

 - Thập Phúc Hành Tông là Văn,

- Tứ Niệm Xứ là Tư, 

- Thập Toàn Thiện là Tu

Và không bỏ qua một cái nào khác, và không có đánh mất một cơ hội nào hết, cái nào mình cũng có hành, và có thực tập có tu tập hết mới được.

Do đó, một cái Thí thôi mà quí Phật tử đang thí tài hay đang thí Pháp tất cả quí Phật tử không có Tứ Niệm Xứ. Như vậy Tứ Niệm Xứ không phải là trạng thái chỉ có trong khóa tu thôi mà có trong đời sống hàng ngày của mình. Đức Phật Ngài tới xứ Kuru, người dân xứ Kuru sống hàng ngày trong Tứ Niệm Xứ chứ không phải trong khóa tu nên Ngài mới nói bài Pháp satipaṭṭhāna - kinh Niệm Xứ, mà Ngài không nói người ở thành phố Kapilavatthu, và không nói với người ở thành phố Vesali, Ngài nói với người dân ở xứ Kuru bài Pháp satipaṭṭhāna, tại vì người dân xứ Kuru sống hàng ngày với Tứ Niệm Xứ. Và khi Ngài nói Tứ Niệm Xứ thì người xứ Kuru đã sống với Thập Phúc Hành Tông và họ đã sống trong Balamat thường xuyên và bài Tứ Niệm Xứ này áp dụng được ngay lúc đó.

Thiền sinh: bây giờ lấy thí dụ của Xả Thí thì mình làm có Tư Tiền, Tư Hiện và Tư Hậu. Thì trong Tư Tiền mình làm trong Thập Phúc Hành Tông. Thì trong thời Tư Hiện mình làm mình biết là mình có vật xả thí và mình có tác ý xả thí, khi mình bước qua Tư Hiện thì Tư Hiện đó mình biết là mình làm với tâm tịnh tín của mình thì tâm đó là Tứ Niệm Xứ là về Tâm Niệm Xứ, lúc mình làm như vậy là có Thân Niệm Xứ và Tâm Niệm Xứ. Thì khi đó Pháp Niệm Xứ nó cũng xảy ra trong cái thời 

HT trả lời: Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu chỉ là thời thôi. Tư Tiền - Trước hoan hỉ, Tư Hiện - Hiện tịnh tín. Tư Hậu - Sau hoan hỉ. Cái đó là về thời. Tam Tư 3 thời.

Còn mình nói về Hành Pháp là Ly Tham, Ly Sân, Ly Oán Hận. Áp dụng vào Tứ Niệm Xứ. Và Sư đang nói về Thân Niệm Xứ chưa qua tới Thọ Niệm Xứ.

Như vậy, khi làm Thập Phúc Hành Tông. Sư không nói về Bất Thiện. Mình qui ước với nhau là mình tu mình không nhìn về Bất Thiện và không nhìn người, mình chỉ nhìn Pháp thôi, và mình chỉ muốn làm Thiện thôi, và mình lo tu cái Thiện thôi.

Vậy thì khi nói tới Tam Tư mà về Thời thì tùy Hiện, Hậu.

 Khi nói tới Tam Tư mà về Hành Pháp thì Ly Tham, Ly Sân, Ly Oán Hận. Đó là Chánh Tư Duy.

Đối tượng của Tư là Hữu Lậu, Vô Lậu, Hiệp Thế, Siêu Thế.

Bây giờ ngó qua phần Thập Phúc Hành Tông, mình nói về xả thí, thì có người xả thí, có người thọ thí. Mình là người xả thí hay là người thọ thí ?

Tài Thí là cho về vật chất, là cho sự an vui đầy đủ cho họ, họ thiếu về vật chất mình cho họ được đầy đủ là Tài Thí.

Pháp Thí là cho về tinh thần. Cho một lời khuyên là Pháp Thí. Nếu tinh thần của họ thiếu thốn thì cho Pháp Thí.

Như vậy thì, mình nói cái đó thì Sư hỏi trong cái xả thí đó, nói về Pháp thôi, mình là xả thí nhân hay là thọ thí nhân ?

Chính cái đó, cái tu của mình phải cho chính xác, còn không thì không ra chuyện gì hết.

Đức Phật Ngài đi tới ông Bà la môn đang phát vật thực cho mấy ông tá điền những người làm ruộng cho ông Bà la môn, khi Đức Phật đi tới ông nói với Đức Phật đi cày ruộng đi thì có vật thực.

 Đức Phật nói: Ta đã cày rồi, giờ ta chỉ gặt hái thôi.

Như vậy là ngày xưa Đức Phật đã xả thí rồi bây giờ Ngài là người thọ thí.

Vậy thì Ngài đứng trong 2 vế Xả Thí và Thọ Thí, Ngài ở trong vị trí nào ?

Làm sao quí Phật tử thọ được mà hưởng được nếu gieo trồng chứ không tư duy đúng thì không có kết quả.

Khi xả thí này, người ta hỏi quí Phật tử là người xả thí hay là người thọ thí ? Thì mình phải hỏi: Khi tôi xả thí này, tôi là xả thí nhân là loại nào, tôi là thọ thí nhân loại nào. Thì mình mới ra, nếu không thì không có kết quả.

Như vậy thì, người ta hỏi xả thí nhân là người đang xả thí ra, thọ thí nhân là người đang thọ vô.

Tôi đang hành Balamat và tôi sẽ thọ Balamat, thì mình có được cả hai.

Còn xả thí tài, xả thí pháp mà hành thiện thì mình có trạng thái xả và mình có thọ quả của cái đó.

Do đó, hai cái Xả Thí và Thọ Thí phải phân biệt, Xả Thí có nhân, Thọ Thí có quả.

Vậy thì, có xả thí ra là đồng nghĩa đồng sinh là đang có thọ một cái Pháp.

Quí Phật tử là thọ thí nhân, quí Phật tử thọ quả ---> Tứ Niệm Xứ --> Thân Thí, Thọ Niệm, Tâm Ý, Pháp chứng.

Tứ Niệm Xứ:

Thân có Thí, Thọ có Niệm. Tâm có Biết. Pháp thực chứng. Không có tách ra thì quí Phật tử mới ra được.

 Thọ Niệm mình chưa học tới, khi nào tới phần Thọ mình sẽ thấy.

Quí Phật tử đang Thân Niệm Xứ về xả thí thì có Thọ Niệm Xứ về cái thọ pháp này.

Xả là tác nhân, người Thọ là nhận kết quả. Nếu người Thọ này mà quá khứ họ không có gieo thì bây giờ họ không đón nhận cái thọ này. Nên Đức Phật Ngài nói: "Như Lai đã gieo rồi giờ Như Lai thọ" là khi Ngài thân thí rồi và bây giờ Ngài thọ quả.

Đó là Tỉnh Giác của Niệm còn nếu không mình không biết, mình cứ đi tìm hoài.

Bây giờ nói đến Hơi Thở.

Thân Niệm Xứ 

Thọ Niệm Xứ 

Mình đi Hơi Thở thì mình có Thân Niệm Xứ không hay là tách rời nó ra ? 

Khi hít vô là Thân Niệm Xứ, có Thọ không ? Là đi suốt Thân Niệm Xứ ?

Còn nếu đi Thân Niệm Xứ, hít vô Niệm rồi thở ra thì không có Niệm có Thọ, mình đang đi theo cái hơi thở.

Khi hít vô là:

-  Thân Niệm Xứ (Hít), 

- và có Thọ Niệm Xứ (Thọ), 

- có Tâm Niệm Xứ (Biết)

- có Pháp Niệm Xứ (Chứng)

Cái thân này, mình hít vô một cái là có thọ, tâm biết và có pháp hiện bày (chứng). Nếu không thì làm lại từ hơi thở.

Mình ngắt cái Thọ, ngắt cái Tâm, chỉ còn Thân Niệm Xứ: Vô, Ra, Phồng, Xẹp, rồi mình thấy Pháp phiền não, đó là không đi Tứ Niệm Xứ.

Đức Phật Ngài nói: Như Lai đã gieo trồng rồi giờ Như Lai thọ, thì Ngài đi luôn không ngừng, còn mình thì ngừng, mình đợi kiếp sau mình mới thọ kiếp này mình gieo thôi.

Một Pháp thôi, một hơi thở vô thôi. Thân làm, Thọ biết, Tâm Biết, Pháp chứng, có liền, thì có Phala, không có Vipāka

Thí dụ: Một Hơi thở vô: 

- Thân, Hít hơi thở vô mình có Niệm, có Tỉnh Giác

- Thọ, Khổ Lạc, mình có Niệm, có Tỉnh Giác

- Tâm,  Đổng Lực, mình có Niệm và có Tỉnh Giác

- Pháp, Thất Giác Chi, Bát Thánh Đạo / Ngũ Triền Cái,Ngũ Thủ Uẩn

Chỉ một hơi thở thôi trong cái đó.

Để hình 055 - 1.57.15



Niệm ---> Văn ---> Tư (Tỉnh Giác)---> Tu

Để hình 055 - 1.59.03



Khi hít vô Tuệ Văn lên mình biết đây là Thân Niệm Xứ. Kiến Văn mình có khi hít vô mình biết đây là Thân Niệm Xứ. Tư Duy của mình là Hành Pháp. Tu của mình là Balamat.

- Một hơi thở qua Thọ mình có Văn Tư Tu  qua phần Hành Pháp. 

- Qua phần Tâm Văn Tư Tu. 

- Qua phần Pháp Văn Tư Tu. 

Hit hơi thở vô ta có:

- Tuệ Văn về Thân Niệm Xứ 

- Tuệ Tư khởi sinh nhận thức,(trạng thái đây là Pháp Niệm Xứ), bắt đầu phát sinh ly tham / ly sân / ly oán hận.

- Tuệ Tu nối tiếp theo Hành Xả Balamat, chứng tri Pháp Giác Chi, Pháp Chánh Đạo.

Hit vô ta có Tuệ Văn, Tuệ Tu khởi sinh lên nhận thức được, nó chỉ là Pháp thôi. Qua Tuệ Tu nối tiếp theo mình Hành Xả Balamat, hay là Trí Tuệ Balamat. Mình thấy được Pháp Giác Chi hay mình thấy được Pháp Chánh Đạo. Chứ không đi qua con đường Ngũ Triền Cái và Ngủ Thủ Uẩn.

Trong đời sống hàng ngày mình không tu về các Pháp Thiện để ngăn ngừa đừng sinh Pháp Bất Thiện, thì trong khi niệm Tỉnh Giác quí Phật tử khó lọc được Ngũ Triền Cái và Ngũ Thủ Uẩn. Nếu trong Pháp Thiện thôi, đừng nghĩ tới Pháp Bất Thiện, đừng nghĩ Tham Sân Si, thì lúc nào mình cũng giữ tâm trong Pháp Balamat trong Pháp Thiện thì Pháp đó ngăn ngừa được Triền Cái, ngăn ngừa kiết sử của mình, ngăn ngừa được Tư Duy của mình không Tham, Sân, Oán Hận. Nếu như không biết tu tập mà cứ để Thiện cũng có, Bất Thiện cũng có, không có Tỉnh Giác để lọc, không có Tỉnh Giác để mình giữ được việc tu của mình thì kiết sử nó lên.

Thiện chỉ tới Toàn Thiện.

Bất Thiện đi tới Triền Cái (5 triền cái là:tham dục, sân hận, hôn trầm-thụy miên, trạo cử-hối quá, hoài nghi) và Bất Thiện đi tới Kiết Sử.  Do đó, đừng để cho nó sinh lên và cố gắng đừng để nó len lỏi vô. Và chỉ có Tỉnh Giác mới làm được và mình sống trong Thiện thì mới làm được. Còn nếu mình sống mà Thiện cũng có, Bất Thiện cũng có, kiết sử cũng có, triền cái cũng có và Ba la mật cũng có, Thập Phúc Hành Tông cũng có, thì khó mà lọc.

Thí dụ: 

Giao hữu ----> người tốt ---> có pháp đi theo, tâm mình hướng về thiện thì có pháp thiện

               ----> người xấu ---> có pháp đi theo, tâm mình hướng về bất thiện thì có pháp bất thiện.

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Giao hữu là mình giao lưu, mình tiếp cận. Thì tâm mình cũng vậy, nếu mình để tâm mình tiếp cận hoài thì nó có "Tôi, Ta", có kiết sử của mình. Còn nếu như tâm mình tiếp cận với Thiện với Toàn Thiện thì mình có hướng đi của mình.

Cái quan trọng nhất của việc tu là không nên để tâm không làm việc thiện, Đức Phật Ngài Ngài nói tâm mình không làm việc Thiện thì nó sẻ trở lại Bất Thiện liền.

Do đó, trong khi mình hít thở vô mình đi đúng Thân, Thọ, Tâm, Pháp một hơi thở thôi, tôi hít vô tôi có thọ, tôi có tâm, tôi có pháp, thở ra tôi có thọ, tôi có tâm, tôi có pháp, vậy là đủ rồi.

Còn không quí Phật tử cắt cái Thân, Thọ, Tâm, Pháp này đi, mà chỉ theo dõi hơi thở, hít vô theo dõi, thở ra theo dõi, chỉ một Pháp thôi.

Rồi bây giờ áp dụng tiếp nữa, hít vô cái này là thiện, thở ra là toàn thiện, hít vô là tâm thiện, thở ra là xả thí Balamat, là hành xả Balamat, trí tuệ Balamat.

Giờ mình Tu là, một hơi thở vô là Thân Niệm Xứ, mình có Thọ hiện bày, mình có Niệm và có Tỉnh Giác liền, thì nó có cái Tâm. Tâm mình có cái Niệm và mình có Tỉnh Giác liền thì mình có Pháp và mình nhận thức liền. Trong một hơi thở.

Hơi thở vô mình có:

Thân Niệm Xứ --> hít hơi thở vô, mình có Niệm và Tỉnh Giác, 

Thọ hiện bày ra mình có Niệm và có Tỉnh Giác thì mình có cái Tâm

Tâm mình có Niệm và Tỉnh Giác liền thì mình có Pháp và mình nhận thức liền. Trong một hơi thở. Như vậy gọi là Văn --> Tư --> Tu.

Hít vô là có Niệm.

Tỉnh Giác là có Tư

và Tu của mình là mình thấy Pháp 

Thân Niệm Xứ:

 Hơi thở 1 ---> hít vô --> có Niệm ---> có Tỉnh Giác 

                      ---> thở ra  -----> có Niệm  ---> có Tỉnh Giác

  Hơi thở 2 ---> hít vô ----> có Niệm ----> có Tỉnh Giái

                 ---> thở ra ---> có Niệm ----> có Tỉnh Giác

                             -------------------------------

  Hơi thở 1 --> hít vô --> có Thân ---> có Thọ --> có Tâm --> Có Pháp

                 --> thở ra ---> có Thân --> có Thọ --> có Tâm --> có Pháp

Thọ có Pháp Thân, Tâm có Pháp của Thọ, Pháp có Pháp Tâm và có Pháp hiện bày.

hình 55 - 2.11.36



Vậy thì 'Té' là có:  Niệm vô --> phát sinh (Sinh)

                             Niệm ra --> chấm dứt (Diệt)

hay là  'Té' --> Thân -->Thọ --> Tâm --> Pháp 

Bây giờ trở lại chủ đề hồi đầu giờ buổi học Té, Té Vô, Té Ra, cái sinh rồi cái diệt, nó phát sinh lên rồi chấm dứt, cái Té  niệm hết, và Tỉnh Giác. 

Hay là khi té là cô niệm cái Thân, niệm cái Thọ, niệm cái Pháp mà té đó thân đang hiện bày, cái thọ của cái thân đó cái tâm biết cái thọ rồi cái Pháp biết cái tâm đó, thì cô đi cái nào ? 

Vậy thì cái hơi thở cô hít vô, cô không theo kịp Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Hơi thở cô hít vô mà không niệm Thân, Thọ, Tâm, Pháp thì cô không có Văn, Tư, Tu.

Như vậy thì, khi hít hơi thở vô một cái thì Niệm Thân, Thọ, Tâm Pháp theo ngay khi hít vô. 

Hơi thở vô,  mình niệm Thân và mình có Tỉnh Giác.

Tôi thấy rõ hơi thở vô dài, hơi thở vô ngắn tôi biết, hơi thở vô nhanh tôi biết hơi thở vô chậm tôi biết, đó là Tỉnh Giác.

Hơi thở ra dài tôi biết, ngắn tôi biết, nhanh tôi biết, chậm tôi biết, cái hơi thở là quí Phật tủe đang đi Tỉnh Giác, và không có Thân, Thọ, Tâm, Pháp. 

 Hơi thở hít vô thì Thọ có Khổ Lạc.

Cái thân vô thì nó có cái thọ 

Pháp sinh ra cái thọ, cái thọ sinh ra cái tâm , không phải, 

Cái thân này nó có cái Pháp của nó, cái Thọ niệm cái Pháp này thì nó có cái thọ 

Cái Pháp của cái thân hít vô đó là cái thọ là khổ lạc của cái thân, cái tâm của nó là Tâm Đổng Lực mà chắc chắn là đừng có cho bất thiện, chỉ cho thiện thôi. Tâm Đổng Lực này là Thiện thì Pháp lúc bấy giờ nó chỉ có Thất Giác Chi. Nếu mà Tâm Đổng Lực có Bất thiện thì Pháp nó ra Ngũ Triền Cái và Ngũ Thủ Uẩn.

Cái khôn khéo của mình là phải biết hướng cái tâm mình đi chứ còn không là trật lất.

Khi mình niệm một cái hơi thở vô Thân có Pháp, Thọ có Pháp, Tâm có Pháp, Pháp có Pháp. Xong, quí Phật tử chứng một cái, tức là nhận xét được một cái. Xong mình thở ra, Thân có Pháp, Thọ có Pháp, Tâm có Pháp, Pháp có Pháp.

Thân Niệm Xứ, thở vô, niệm tỉnh giác. Thở ra, niệm tỉnh giác, cứ đi theo hơi thở ra vô.

Khi mình học Tứ Niệm Xứ thì mình phải hiểu nó liên kết với nhau và không có tách rời, còn nếu mà mình tách rời, nó là kiết sử của mình muốn tách và mình tạo ra và mình đi theo cái đó thì mình đi theo Pháp Niệm Xứ.

Còn nếu không hơi thở vô tôi có Niệm và Tỉnh Giác, hơi thở ra tôi có Niệm và Tỉnh Giác. Cái nào là Thọ, cái nào là Tâm, cái nào là Pháp.

Rồi quí Phật tử ngồi suy nghĩ lại thì lúc bấy giờ chạy theo ý của mình, vừa vô cái niệm Thân có Thọ, Tâm, Pháp. Sau khi mình ngồi suy tư cái mình biết rồi ./.

--------------------------------

10 Kiết Sử: 

 Mười kiết sử (Saṃyojana, saññojana), theo kinh tạng:

1. Thân kiến (Sakkāyadiṭṭhi), sự chấp sai về thân ngũ uẩn với bản ngã.

2. Hoài nghi (Vicikicchā), sự không tin Phật, Pháp, Tăng, không tin có quá khứ vị lai, không tin nguyên lý y tương sinh.

3. Giới cấm thủ (Sīlabbataparāmāsa), chấp thủ những hạnh tu sai lầm, vô ích.

4. Dục ái (Kāmarāga), tham muốn ngũ dục sắc, thinh, hương, vị, xúc.

5. Sân hận (Paṭigha), phẫn nộ, tức giận, hiềm hận, âu lo.

6. Sắc ái (Rūparāga), tham luyến trong cảnh thiền hữu sắc, ái tham cõi sắc giới.

7. Ái vô sắc (Arūparāga), tham luyến cảnh thiền vô sắc, ái tham cõi vô sắc.

8. Ngã mạn (Māna), kiêu hãnh cống cao.

9. Phóng dật (Uddhacca), tâm lao chao tán loạn.

10. Vô minh (Avijjā), sự si mê, thiếu hiểu biết, không biết cái đáng biết.



No comments:

Post a Comment