A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
Tâm và Sự Phân Loại
A Tỳ Đàm, Bài 3.2
Ngày 17 tháng 4 năm 2004
Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Điểm chính trong
bài học:
2) Cách Phân Loại Tâm Theo A Tỳ
Đàm
2.1 Có nhiều cách
phân loại cũng như con số về thứ tâm theo A Tỳ Đàm. Điều
nầy nói lên nhiều tương quan giá trị mà một
người học nhiều năm sẽ nhận ra sự
quan trọng đặc biệt trong cách phân loại.
Cũng tương tự như khi chúng ta nói trong lớp
học có 30 người gồm 10 nam, 20 nữ, 12
người thuộc lão niên, 18 người thuộc
thiếu niên và trung niên, 25 người đã qui y, năm
người mới đi chùa. Nếu cộng tất
cả con số ấy lại thì có tới 90 người.
Kỳ thật chỉ có 30 mươi người nhưng
được phân chia theo nhiều cách
như tuổi tác, giới tính, tuổi đạo ...
Nếu không nhận rõ điều nầy thì lúc đầu
dễ bị lầm lẫn trước cách trình bày cổ
điển của văn học Ấn.
2.2 Các con số sau
đây chỉ nêu ra để có khái niệm, người
học không nhất thiết phải nhớ trong lúc
nầy. Tâm nếu nói ngắn gọn thì là 1
nhưng tính rộng có cả thảy 121. Trong số đó có 81 tâm hiệp thế, 40 tâm siêu
thế. Trong 81 tâm hiệp thế có 54 tâm dục
giới, 15 tâm sắc giới và 12 tâm vô sắc giới.
Trong 40
tâm siêu thế gồm 20 tâm đạo và 20 tâm quả.
2.3 Một cách phân
loai tâm phổ biến nhất trong kinh điển là phân theo giác quan. Có 6 thức là nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức
và ý thức. Cách phân loại nầy
tương hợp với cách phân loại của 12 xứ
và 18 giới. Qua cách phân loại nầy căn
(thần kinh) và cảnh (đối tượng)
được nhấn mạnh.
2.4 A Tỳ Đàm
đặc biệt phân loại tâm theo
về chức năng, cơ năng và tác năng. Có những thứ tâm là nhân; có thứ là quả; có
thứ không nhân cũng không quả. Có
thứ chỉ là một cơ phận trong lộ trình tâm;
có thứ nói lên hành trạng của ý chí (tâm sở Tư).
Có thứ là thiện, có thứ là bất
thiện, có thứ không thiện cũng không bất
thiện.
Tỳ Khưu Giác Đẳng
TT Giác Đẳng & TT Trí Siêu giảng
Câu thảo luận số 7
TT Giác Đẳng hỏi:
Thảo luận 7:
chúng ta học 121 tâm, thi` chúng ta đặt ngũ song
thức ở trong một phạm vi rất nhỏ,
nhưng mà ky` thực ngũ song thức nó có một
địa vị đặc biệt quan trọng hay không?
TT Giác Đẳng & TT Trí Siêu thảo luận