A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
Tâm và Sự Phân Loại
A Tỳ Đàm, Bài 3.1b, Thảo Luận 4
Ngày 16 tháng 4 năm 2004
Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
1) Định Nghĩa Chữ Tâm (Citta)
Thảo
luận 4: Tại sao thực vật, về vật chất
nó có thể một thứ mà nó sanh ra được
nhiều thứ, trong lúc đó tâm thức thi` trái lại
sự tồn tại của nó, nó chỉ tạo ra một
tiến tri`nh cho một kiếp sống dù là trong vo`ng luân
hồi chúng ta tạo ra rất nhiều nghiệp, nhưng
mỗi lần chúng ta chỉ hiện hữu một con
người kế thừa cả một khối nghiệp
quá khứ, nhưng chỉ có một trong số đó
trở thành kiếp sống để sanh ra một
người mà thôi?
TT
Giác Đẳng: Kính bạch TT Trí Siêu ở
đây chúng ta có câu hỏi nêu lên ở tại đây là
sự tiếp nối mang tánh cách truyền chủng tức
là đời này sang đời khác, từ thế hệ này
sang thế hệ khác, từng sự hiện hữu này sang
sự hiện hữu khác của tâm ly' và vật ly' có
đôi lúc nó lại có sự khác biệt rất lớn, ví
dụ chúng ta có một hột soài và cứ gieo xuống
sẽ lên một cây soài, ở trong cây soài lại ra
nhiều trái, ở trong mỗi trái nó có một hột soài
và từ một cây soài có thể sanh ra 5, 7 trăm cây
soài. Nhưng ở trong A Ty`
Đàm lại đặc biệt, có thể nói không phải
riêng A Ty` Đàm mà cả trong Tam Tạng kinh điển
của tất cả các tông phái thi` tiến tri`nh luân
hồi nó chỉ là một gio`ng tuông chảy liên tục và
một gio`ng duy nhất thôi, không có nghĩa một con
người chúng ta sống đời này và đời sau
có thể sanh ra 5, 7
người khác nhau, trong lúc đó thi` về vật
chất như là về thảo mộc, về thực
vật thi` nó có thể sanh ra một cây soài sanh ra nhiều
cây soài.
Nói về phương
diện chủng tử tạo tác thi` chúng ta thấy rơ ràng
rằng tâm của chúng ta không khác gi` một cây, một cây
nó sanh ra thi` nó có thễ sanh ra nhiều trái, thi` trong suốt
đời sống này chúng ta tạo vô số nghiệp,
thiện có, bất thiện có và những nghiệp
thiện và bất thiện đó đều có khả tính
để trở thành sanh báo nghiệp tức là tạo ra kiếp
sanh thức tái sanh ở trong đời sống và tâm tục
sanh tái sanh ở trong đời sống kế tiếp. Nhưng có một định
luật gi` đó đă khiến cho mặc dù chúng ta có
rất nhiều nghiệp có thể tạo ra điều kiện
tái sanh, nhưng trong giờ phút lâm chung thi` không một
việc duy nhất được thành tựu, một nghiệp
duy nhất trổ quả và trong cái một nghiệp duy
nhất trổ quả đó, thi` nó dẫn đi tái sanh đời
sau chỉ có kiếp một thân thôi, chứ không thể
một người ở đây chết đi mà sanh ra
nhiều thân.
Bạch TT Trí Siêu có
một lần Sư đệ đem câu chuyện này
thảo luận với ba vị Thiền Sư, hai vị
Thiền Sư dạy A Ty` Đàm và một vị Pháp Sư
người Thái Lan, thi` ba Ngài có ba y' kiến khác nhau và ngày
hôm nay xin được thảo luận với TT Trí Siêu.
Người đầu
tiên hỏi: tại sao gio`ng tâm thức lúc nào nó cũng
chỉ tồn tại liên tục một gio`ng tâm thức mà
nó không thể nảy sanh ra một kiếp trong nhiều
kiếp trong một gio`ng tâm thức, sanh ra nhiều gio`ng
tâm thức như cittaniyàma thi` vị
đó nói là điều đó nó nằm ở trong một
định luật. Tức là định luật về
tâm hay cittaniyàma Ngài nói là tâm
cố nhiên. Chúng ta biết có 5
định luật về chủng tử về nghiệp,
về tâm, về pháp, về thời tiết v.v... Thi` vị này nói rằng citta nó bắt buộc gio`ng tâm tập
trú vào một cái như vậy, đó là y’ kiến vị
đó dựa trên quan niệm về một định
luật thiên nhiên, và cái gi` gọi là định luật
thiên nhiên chúng ta miễn bàn, nó như vậy thi` nhận ra
là như vậy thôi.
Tuy nhiên vị thứ
hai lại đưa ra một y' kiến, vị này là
Thiền Sư người Miến Điện, vị này
nói rằng cái cây không có ngă tính, ngă tính tức là sự
chấp ngă, đây là tôi, đây là của tôi đây là tự
ngă của tôi và theo vị này thi` chính ngă tính nó là một
hướng đi của tâm thức, khiến tâm chỉ có
thể tồn tại một lúc ở trong một sự
hiện hữu mà thôi, chứ không thể nào có hai gio`ng
hiện hữu, và cái ngă tính đó tương tựa
như một người chỉ huy bắt tất cả
mọi người phải xếp một hàng dọc duy
nhất khi mà bước qua cây cầu, thi` dĩ nhiên là khi
bước qua cây cầu, mà xếp hàng một duy nhất
thi` mỗi lần đi chỉ được một
người mà thôi và đó chỉ có một sự hiện
hữu tiếp tục, nên chi cái ngă tính nó đă khiến cho
sự hiện hữu của chúng sanh trong đời này nó
chỉ có một mà nó không thể có hai được.
Một vị khác
người Miến Điện, vị Thiền Sư khác
trong buổi gặp gỡ đó thi` vị này đưa ra
một cái nhi`n, vị này quan niệm rằng tâm thức nó
là một lănh vực đặc biệt chiêu cảm bởi
rất nhiều uy lực, uy lực về chủng tử,
uy lực về nghiệp, uy lực về tâm và uy lực
về pháp. Và từ cái gi` nó
mang tánh cách chi phối nhiều như vậy thi` nó bắt
buộc nó phải dựa trên một cái, chứ không thể dựa trên nhiều cái
được, cách giảng này thi` rất mơ hồ,
nhưng cái định luật thiên nhiên thi` có định
luật hễ cái gi` nó trở cho cái đơn thuần, cái
gi` mà phức tạp thi` nó phải tập trú vào sự
đơn thuần, và cái gi` đơn thuần nó tạo
sự phức tạp. Cái
định luật này là định luật mà
người ta nói ở bên ngoài nói chung là
tâm thức trong sự kết cấu bị chi phối
bởi nhiều định luật khác nhau ở trên
mảnh vườn tâm đó.
Do vậy tâm
thức chỉ có thể có một cái thể trạng
một gio`ng hiện hữu, chứ nó không thể chứa
nhiều gio`ng hiện hữu được, dĩ nhiên
tất cả điều này dựa trên sự suy
tưởng, chúng ta không có một căn bản nào ở
trong kinh điển trả lời về điểm
này. Thi` trước nhất là
xin được thỉnh y' TT Trí Siêu trong sự suy nghĩ
của TT, TT có nghĩ rằng tại sao thực vật, về
vật chất nó có thể một thứ mà nó sanh ra
được nhiều thứ, trong lúc đó tâm thức
thi` trái lại sự tồn tại của nó, nó chỉ
tạo ra một tiến tri`nh cho một kiếp sống dù
là trong vo`ng luân hồi chúng ta tạo ra rất nhiều nghiệp,
nhưng mỗi lần chúng ta chỉ hiện hữu
một con người kế thừa cả một
khối nghiệp quá khứ, nhưng chỉ có một trong
số đó trở thành kiếp sống để sanh ra một
người mà thôi.
Dĩ nhiên 3 sự
suy tư hồi năy vừa đề cập đến
chỉ là 3 sự suy tư và chúng ta làm đề tài
để soạn thảo tại đây, TT Trí Siêu có
một vài y' nghĩ về 3 sự suy nghĩ này của 3
vị Tăng, một người Thái, hai người
Miến Điện, xin thỉnh TT Trí Siêu.
TT
Trí Siêu: Kính bạch TT Giác Đẳng, chúng tôi xin
trả lời câu hỏi của TT Giác Đẳng vừa
nêu lên với ba y' kiến của ba vị Thiền Sư,
một vị Thái Lan và hai vị Miến
Điện đă trả lời chung quanh vấn đề
này. Tại sao sắc pháp
vật chất lại có thể cùng một chủng tử
mà có thể tạo ra đồng loại nhiều
đơn vị vật chất kế thừa khác cùng
một lúc, trong khi đối với tâm pháp thi` không thể
có được hai sát na hoặc ba sát na tâm sanh khởi
cùng một lúc trong khi chúng ta đă tạo quá nhiều
về thiện nghiệp hay là ác nghiệp trong quá khứ. Thi` ở đây sau khi nghe, chúng tôi
vẫn trân trọng y' kiến của các vị đă
giải thích theo qui luật mà chúng ta
gọi là quy luật về tâm hoặc là tâm vô duyên.
Nhưng trong
trường hợp này ly' giải, theo chúng tôi thi` chúng tôi
suy nghĩ rằng, vi` rằng đơn vị vật
chất nó được tạo ra và nó được chi
phối bởi có rất nhiều duyên, duyên hệ, và
những duyên hệ đó là chi phối bởi vật
chất khác và vật chất khác ở đây cũng có
rất nhiều chẳng hạn như thời tiết
về vật thực, hoặc bị chi phối bởi
đất nước lửa gió nó tạo thành v.v... và
sắc pháp vật chất từ trong khối vật
chất có hi`nh thể như vậy thi` tất nhiên nó
phải có nhiều tế bào, tế bào sắc cùng hiện
khởi một lúc nó mới tạo nên thành một khối
vật chất, co`n như đối với tâm pháp vi` tâm
pháp là phần danh (nàmadhamma), phần danh pháp này nó không
bị chi phối bởi yếu tố, điều
kiện vật chất cho nên nó chỉ có một thôi.
Bây giờ chúng ta lại nói
chẳng hạn như đối với vật chất
như cái bàn cái ghế, khi chúng ta muốn đem từ
ở bên ngoài đi vào trong nhà, thi` nó phải có một cái
cửa với kích thước rộng lớn tương
đương với cái bàn cái ghế, cái khối vật
chất đó chúng ta mới di chuyển vào nhà, nhưng ở
đây khi chúng ta nói đến
làn sóng, sóng điện, thi` sóng điện đó cho dù
rằng chúng ta để máy ở trong pho`ng với
những kẽ hở cực nhỏ, hoặc là chúng ta bao bọc
bằng một tấm vải để che máy đó
lại, nhưng làn sóng âm thanh, làn sóng điện đó
vẫn có thể đi vào cái máy, bởi ly' do với làn sóng
điện sóng từ trường thi` nó cực mạnh,
nó cực vi tế. Chúng ta thí dụ đó cũng như
phần danh pháp, vi` phần danh pháp này nó là phi vật
chất cho nên nó không cần một khối lượng, mà
nó chỉ cần có một cái gi` cảm ứng với nhau
và sự cảm ứng đó chỉ là một mà thôi, đó
là điều thứ nhất mà chúng tôi xin được
tri`nh bày.
Điểm thứ hai
mà chúng tôi xin được góp y' ở đây, bởi vi` cái điều kiện tạo nên sắc
vật chất, thi` điều kiện đó lại là
điều kiện phụ thuộc vào vật chất khác,
và vạn vật vũ trụ đều là những
đơn vị vật chất. Co`n trong khi đối
với tâm pháp thi` nó chỉ sanh khởi lên tùy thuộc vào
đối tượng cảnh, do cảnh mà nên, bởi
vậy cho nên tâm mỗi lần bắt lấy một
cảnh và chính do cảnh là yếu tố để tạo
nên thi` cảnh này nó lại chỉ có một trong một
cực điểm. một cảnh
hiện khởi thôi, chứ không thể có nhiều cảnh
được. Chúng tôi nói
điểm này thi` quí vị có thể chống trái lại
là tại sao đồng thời thi` trước mắt
chúng ta có cảnh người, có cảnh xe
cộ qua lại mà cũng có cảnh âm thanh và cũng có
hơi nó phát xuất ra từ nơi động cơ
của xe như là hơi xăng v.v... thi`
cảnh của một lúc mà tại sao tâm vẫn diễn biến
có một, thi` điều đó chúng tôi sẽ gợi y' qua
phần thứ ba.
Khía cạnh thứ ba
chúng tôi muốn nói ở đây là trên nguyên tắc duyên
hệ thi` ở đây
tâm sát na tâm sau nó sanh khởi là do nhờ định
luật chúng ta gọi là anantarapaccayo là sắc vô gián duyên
của sắc na tâm trước, sát na tâm trước nó
sẽ sát na tâm sau bằng vô gián duyên, nếu không có vô gián
duyên này sát na tâm sẽ không được phát sanh hai hoặc
ba được. Mỗi một tâm sanh khởi nó chỉ
tạo ra một quy luật, một sức mạnh duy
nhất là trợ cho sát na tâm sau chớ không thể nào
một sát na tâm trước mà nó có thể tạo ra vô gián
duyên cho hai hoặc ba hoặc bốn hoặc năm sát na tâm
kế tiếp sanh khởi.
Không phải giống
như cây soài có thể tạo ra hàng chục hàng trăm trái
soài, rồi trong hàng chục hàng trăm trái soài đó nó có
khả năng để tạo ra hàng chục hàng trăm
trái soài khác, như vậy thi` tạo ra cả vườn soài
trong cùng môt lúc.
Thi` ở đây chính
định ly' gọi là vô gián duyên nó chỉ tạo ra
chỉ một và chỉ một mà thôi, chính điểm
đó cho nên gio`ng tâm thức bao giờ nó cũng trôi
chảy chỉ có một sát na tâm và liên
tục nối tiếp nhau.
Chúng tôi xin thử
đưa ra ba khía cạnh này để chúng ta luận bàn
trong trường hợp mà chúng ta nêu lên vấn đề
là tại sao sắc pháp vật chất có thể tạo ra
cùng một lúc thành phần nhiều tế bào khi tâm pháp khi
nó sanh khởi một lúc chỉ có một sát na
tâm. Chúng tôi xin
được góp y' như vậy, Nam Mô Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh Thực Hiện