www.dieuphap.com   
Trang Pháp Đàm 
A Ty` Đàm 
Bài Giảng   3.1A
Bài 3.  1a
Thảo Luận  1
Thảo Luận  2
Thảo Luận  3
Bài Giảng   3.1B
Bài 3.  1b
Thảo Luận  4
Thảo Luận  5
Thảo Luận  6



A Tỳ Đàm
Ging Giải và Tho Luận


Tâm và Sự Phân Loại

A Tỳ Đàm, Bài 3.1b, Thảo Luận 5   Ngày 16 tháng 4 năm 2004

 

Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính


1)  Định Nghĩa Chữ Tâm (Citta)


Thảo luận 5: Gịng tâm thức có bị gián đoạn khi chúng ta ở trong thái bất tỉnh. Có bằng chứng gi` cho thấy rằng chúng ta vẫn có một gio`ng tâm thức liên tục ở trong đời sống của mi`nh?


TT Giác Đẳng: Thưa quí vị TT Trí Siêu đă cho chúng ta một số suy nghĩ, trên căn bản thi` hầu như những vị học A Ty` Đàm có cùng học và cùng y cứ trên một số quy luật, nhưng có một số câu trả lời thi` mỗi vị dùng một cách và riêng về TT Trí Siêu lại đưa ra một số quy luật mà chúng ta gọi là vô gián duyên hay liên tiếp duyên, tức là nhân duyên mà nó bắt buột sự hiện hữu của gio`ng tâm thức phải liên tục và khi nó liên tục thi` nó không có thể một lúc mà  phân nhánh ra nhiều thứ được để chúng ta sẽ đào sâu về điểm này khi chúng ta có dịp đi sâu vào duyên sanh và duyên hệ trong tương lai.

 

Bạch TT Trí Siêu, bây giờ có một câu hỏi mà có lẽ nhiều Phật tử sẽ cảm thấy rất  khó hiểu đó là trường hợp tâm rất khó bị gián đoạn, chúng ta nói đến sự gián đoạn của tâm là do thiền định, ví dụ như là một vị nhập diệt thọ tưởng định, một vị Thánh tam quả hay tứ quả và vị đó phải đạt đến thiền phi tưởng hay phi phi tưởng.  Chúng ta nói đến một cái nghiệp, một trọng nghiệp rất cực mạnh để có khi chận đứng gio`ng tư tưởng ở trong trường hợp của một vị Phạm thiên cơi vô tưởng có thể sống trong nhiều đại kiếp và không có tâm thức.  Kể như trường hợp rất hiếm hoi và  dĩ nhiên chúng ta biết rằng với một vị viên tịch Niết bàn thi` vị đó có thể chận đứng gio`ng tâm thức.


 Tâm thức được hiểu có thể nói rằng trên phương diện thường thức chúng ta nghe nói rằng sống như Tri`nh Giảo Kim bị ba búa  cũng không chết, hay dai như đỉa, vi` đỉa cắt nhiều khúc.  Tuy vậy trong đời sống của chúng ta  thi` có hai trạng thái tỉnh và ngủ mê, chúng ta có trạng thái có lúc mà một người có sự biết ở bên ngoài, có nhiều người bất tỉnh, người ta nói conscious, unconscious, có lúc cơ hồ như mi`nh hoàn toàn không biết gi` hết, thi` với trong cái nhi`n bi`nh thường có những khi chúng ta hoàn toàn rơi vào thực trạng bất tỉnh, không thấy, không biết, không suy nghĩ, nếu ngủ mà chiêm bao thi` co`n đưọc xem như mi`nh co`n có cảnh để thấy, nhưng có những lúc ngủ rất ngon và thường khi chúng ta ngủ không có chút gi` gọi là chiêm bao hết.

 

Bạch TT Trí Siêu có điểm này,  chúng ta cần nói rơ ở tại đây là tâm thức rất khó bị gián đoạn, nói thẳng ra trong đời sống hàng ngày của một người phàm nhân như tất cả chúng ta, thi` không bao giờ có trường hợp tâm thức bị gián đoạn được. Đồng thời nếu tâm thức tồn tại liên tục không gián đoạn, thi` có những khi chúng ta ngủ rất ngon mà không chiêm bao thi` lúc đó cảnh của tâm là cảnh gi`?   Lúc đó chúng ta cũng nói thêm một điểm nửa  trong A Ty` Đàm lại đề cập đến tâm hộ kiếp, tức là một trạng thái tâm sau sát na tục sinh thi` đó là một trạng thái tâm tương tựa như vậy, giống như vậy tiếp tục tồn tại cho đến khi chúng ta chết là tâm hộ kiếp.  Và tâm hộ kiếp này nó mang trọn vẹn cái dấu ấn của tâm thiện, ví dụ như khi chúng ta làm phước, cái tâm thọ hỷ, hợp ky', vô trợ, thi` tâm hộ kiếp cũng là tâm thọ hỷ, hợp ky', vô trợ, và thứ tâm đó trở thành tâm hộ kiếp ở trong đời sống nếu nó là sanh báo nghiệp.


Bạch TT Trí Siêu trong trường hợp như vậy, thi` cảnh của tâm nó là cảnh gi`, và chúng ta có một chút nào để có thể cho thấy rằng ở trong thời gian đó mặc dầu cơ hồ giống như chúng ta không có thấy, không biết nhưng  rồi có bằng chứng cho thấy rằng chúng ta vẫn có một gio`ng tâm thức liên tục ở trong đời sống của mi`nh. Xin kính cung thỉnh TT Trí Siêu soi sáng thêm điều này.

 

TT Trí Siêu: Kính bạch TT Giác Đẳng, kính thưa quí vị, đây là một vấn đề rất khó có thể giải thích và rất khó có thể lĩnh hội, khi chúng ta nói đến cảnh của tâm khách quan, tức là ngoại cảnh ở bên ngoài, hoặc cho dù cảnh pháp, nhưng cảnh pháp đó chi phối tâm khách quan, lộ tri`nh tâm biết cảnh do sự tác tạo, thấy, nghe, ngửi, hoặc nếm, hoặc đụng, cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị cảnh xúc thi` chúng ta nhận thức dễ dàng hay y' thức thuộc về tâm khách quan do sự suy nghĩ nhớ lại cảnh thinh, cảnh sắc, cảnh khí, cảnh xúc hay chúng ta nhớ đến hi`nh ảnh Đức Phật hoặc chúng ta suy tưởng về giáo pháp, suy tưởng về vô thường khổ năo, vô ngă v.v... 


Thi` lúc đó là cảnh pháp, điều này giải thích ra  chúng ta cũng dễ hiểu bởi vi` chúng ta đang thức, chúng ta đang trôi chảy gio`ng tâm thức trong thời bi`nh nhân, nhưng bây giờ chúng ta đặt vấn đề là trong lúc chúng ta ngủ mê, ngủ say, lúc không có chiêm bao thi` vẫn là lộ tâm khách quan.  Co`n lúc chúng ta đang ngủ mê, ngủ say, ngủ mà không có chiêm bao, tức là không có nằm mộng thi` lúc đó được gọi là bhavan’ga citta tâm hộ kiếp.  Tâm hộ kiếp này chúng ta truy nguồn gốc của nó là sự trôi chảy liên tục của một thức tâm, mà khởi đầu một kiếp sống tâm chúng ta gọi là  patisandhi citta  hay là sát na tâm tái tục, tâm tục sinh, sát na tâm tục sinh đó nó cứ chạn đi chạn lại, sanh rồi diệt trợ bằng cách vừa là vô gián duyên, vừa là thường cận y duyên để nó tạo nên tâm chúng ta gọi cho dễ hiểu đó là tâm chủ quan trong đời sống của chúng ta. 

 

Thế thi` bây giờ đối tượng của tâm hộ kiếp đó là gi`, thi` ở đây thưa quí vị chắc chắn một điều rằng tâm hộ kiếp không bao giờ biết được cảnh  khái niệm tục đế, mà chỉ thuần là cảnh chân đế mà thôi, và cảnh chân đế ở đây nó thuộc ở cảnh pháp. 

 

Trong khi chúng ta nói đến cảnh pháp thi` đừng mường tượng, chúng ta đừng có tưởng đó là giáo ly', không phải, chữ pháp ở đây là cái gi` nó có hiện trạng, nó có thực trạng chúng ta gọi là pháp, chớ không phải pháp thuộc về giáo ly', chúng ta học Vi Diệu Pháp thi` chúng ta nên nhớ rơ điều đó.  Thinh, khí, vị, xúc, pháp, pháp ở đây chúng ta phải nói ngoài y' nghĩa về thiện pháp hay ngoài y' nghĩa về giáo pháp và cảnh pháp ở đây nói theo A Ty` Đàm, tức là một cái gi` có thực trạng.


Bây giờ nói đến cảnh pháp đối tượng của tâm hộ kiếp bhavan’ga citta,  ở đây chúng ta cũng nên xét vấn đề  theo trong một vài vị A Xà Lê nhận xét và họ giải thích cho chúng ta biết, với kinh nghiệm quá khứ, kinh nghiệm tâm linh ở trong quá khứ, trong giờ phút lâm chung ở quá khứ mà tâm bị chi phối cảnh nào, nó bị vương vấn cảnh nào, đến khi tạo ra thức tái sanh, chính thức tái sanh đó vẫn co`n bị ám ảnh bởi đối tượng trong giờ phút lâm chung, và  chính đối tượng này nó lại biến thái trở thành cảnh của tâm chủ quan ngay trong kiếp sống hiện tại này.

 

Bây giờ trong giờ phút lâm chung có ba trường hợp cảnh cận tử, thứ nhất gọi là khamma  thứ hai là  kamma nimitta  thứ ba gọi là gati-nimitta . 

 

Khamma ở đây là sở hành, ngay trong giờ phút lâm chung người thiện thi` họ sẽ ám ảnh bởi hành vi thiện, tức là người đó họ sẽ thấy họ đang làm việc bố thí, tri` giới, hoặc tu thiền chẳng hạn, co`n người làm ác thi` họ thấy trong lúc đó họ đang sát sanh, họ đang trộm cắp v.v...  chạn lên trong lúc đó chúng ta gọi là kamma.


Khamma nimitta  tức là nghiệp tướng hay dấu hiệu của nghiệp, đó là ấn tượng thứ hai có thể khởi lên trong giây phút cận tử,  thi` vấn đề nghiệp tướng ở đây là dấu hiệu của hành động, chẳng hạn như người Phật tử chúng ta đă quen làm phước, cúng dường bông hoa đến Đức Phật, thi` ngay trong giờ phút lâm chung lúc đó có thể nghiệp tướng  sanh khởi, chúng ta có thể nhi`n thấy ở phía trước mi`nh một vườn hoa những bông hoa đẹp hay chúng ta nhi`n thấy tượng Phật, hoặc chúng ta nhi`n thấy màu y cà sa, một lá y cà sa bay phất phới, hoặc chúng ta thấy hi`nh bóng của Chư Tăng v.v.... Trong trường hợp đó nó được gọi là khamma nimitta. Co`n đối với người làm ác, hàng ngày họ sát sanh, họ dùng phương tiện gi` để sát sanh, họ dùng dụng cụ gi` để họ làm nghề sát sanh đó, thi` nếu như không khởi lên, không nhớ, không bị ám ảnh bởi hành động, lúc bấy giờ họ bị ám ảnh bởi hi`nh tượng, dụng cụ để sát sanh như thấy cây súng v.v… thi` họ sẽ bị ám ảnh vi` những thứ đó, như người đồ tể họ bị ám ảnh bởi một chậu để đựng máu, hoặc họ thấy cái dao mà họ để cắt cổ con bo`, con heo thi` lúc đó họ bị ám ảnh như thế.


Thứ ba gọi là thú tướng  gati-nimitta tức là người làm thiện, trước giờ phút lâm chung họ có thể bị ám ảnh bởi những cảnh tượng tốt đẹp như họ thấy họ đi vào một đền đài, hoặc thấy đi đến một cảnh đẹp ngoạn mục, và họ thấy cảnh tiệc tùng người ta náo nhiệt ăn uống v.v… thi` như vậy, tùy theo thú tướng ám ảnh họ tái sanh về cảnh giới tương ứng.

 

 Nhưng người thiện thi` thú tướng của họ thấy sẽ là thiện, sẽ tốt, co`n đối với người bất thiện, người ác thi` thú tướng của họ có thể thấy lửa cháy, hoặc thấy cảnh rậm đen tối, hoặc thấy ở những nơi dơ bẩn chẳng hạn, thi` lúc đó nó ám ảnh họ, họ sẽ tái sanh về những cảnh giới đó.  Và thường thường khi nó chạn lại cho chúng ta có rất nhiều trường hợp, nếu quí vị có sự tác y’ kinh nghiệm trong đời sống của chúng ta thi` chúng ta sẽ gặp rất nhiều. Thí dụ như trong giấc ngủ có đôi lúc chính do những cảnh tượng ở quá khứ nó hiện lại tùy theo tâm sự của chúng ta hàng ngày thường cận y duyên như thế nào.  Có thể lúc đó chúng ta chiêm bao chúng ta thấy mi`nh có sự thất vọng bởi công việc bê trễ nào đó, hoặc cảnh chúng ta bị hốt hoảng lo âu thi` rơ ràng là vi` ảnh hưởng trong đời sống hàng ngày, chúng ta nhiều chuyện buồn phiền lo âu, cho nên khi chúng ta thấy cảnh như vậy, nó sẽ ám ảnh tương tựa.  Hay chúng ta là người sống có nhiều  thất vọng thi` thường thường khi trong giấc ngủ chúng ta cũng hay thấy những cảnh tượng khiến cho chúng ta thất vọng. 


Thí dụ như hàng ngày đời sống chúng tôi cái gi` cũng gấp cả, bởi vi` chúng tôi làm công việc thí pháp dạy học cho nên chúng tôi phải tranh thủ thời gian, phải làm cho đúng giờ giấc, thế là những lúc trong giấc chiêm bao, chúng tôi bị những cảnh tượng gần đến giờ thuyết pháp rồi mà trong khi đó chúng tôi chưa kịp chuẩn bị giáo phục, hoặc chúng tôi chưa chuẩn bị tắm v.v…  chúng tôi lại có một vài sự thất vọng, vài cái sự lo âu như thế, bởi vi` trong đời sống hàng ngày chúng tôi có qúa nhiều sự lo âu. 

 

Khi chúng tôi nói đến những cảnh tượng, mà ấn tượng nhứt là cảnh tượng nó hiện khởi trong giờ phút lâm chung, giờ phút đó có thể chúng ta bị ám ảnh bởi nghiệp, hay nghiệp tướng hoặc thú tướng. 

 

Thú tướng ở đây có nghĩa là cảnh giới, không có nghĩa là thú vật, thú tướng có nghĩa là hiện tượng của cảnh giới tái sanh, thi` nghiệp tướng và thú tướng đó nó tạo một ấn tượng và ấn tượng đó sau này theo các vị A Xà Lê A Ty` Đàm giải thích, thi` ấn tượng đó sau này nó sẽ trở thành một cảnh hay một đối tượng của gio`ng tâm thức mà chúng ta gọi là tâm hộ kiếp nó trôi chảy liên tục như vậy.  Chắc chắn điều đó sau khi chúng ta thức giấc, khởi lên lộ tâm khách quan thi` chúng ta hoàn toàn  không nhớ biết gi` cả, gần như chúng ta không biết đối tượng của tâm hộ kiếp này là gi`, bởi vi` đó chỉ là sự chạn lên thôi và chạn tâm hộ kiếp (bhavan’ga citta) làm cảnh trực tiếp ngay trong lúc đó để duy tri` những sát na tâm hộ kiếp rồi sau đó nó biến mất.


Thi` đây chúng tôi có một vài điểm mà chúng tôi đ ược biết khi chúng tôi đọc qua một vài quyển sách của các vị A Xà Lê giải thích như vậy, tôi xin được cống hiến cho tất cả quí vị.  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh Thực Hiện