A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
Tâm Quả Dục Giới Tịnh Hảo
A Tỳ Đàm, Bài 8.2 Bài Giảng & Thảo-Luận
Ngày 05 tháng 6 năm 2004
Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Tâm Quả Dục Giới Tịnh Hảo
Ngày 05 tháng
06 năm 2004
Bài 08
Tâm Quả Dục
Giới Tịnh Hảo
II. Tâm
Đại Quả Dục Giới Tịnh Hảo
(Mahāvipākàmacaracitta):
Những điểm chính của bài học:
2.1 Thế
nào là quả
dị thục
2.2 Chức
năng của tâm quả
2.3 Tám
tâm đại quả
2.1 Thế
nào là quả
dị thục
Hậu quả tương
ứng của nó là tám
tâm Quả. Tám tâm Quả Vô Nhân (Ahetuka
Vipāka Cittas) cũng là hậu
quả phải có của những
tâm Thiện (Kusala Cittas) nầy. Vậy, có mười
sáu tâm Quả
(Vipāka Cittas) tương ứng với tám tâm
Thiện (Kusala Cittas). Trong lúc ấy chỉ có bảy
tâm Quả Vô Nhân (Ahetuka
Vipāka Cittas) tương ứng với mười hai tâm Bất
Thiện (Akusala Cittas).
Chư Phật và
chư vị A La Hán cũng có
tất cả hai mươi ba loại tâm
Quả (Vipāka Cittas) nầy bởi v́ các
Ngài c̣n phải gặt quả xấu hay tốt của nghiệp đă gieo trong quá
khứ, cho đến ngày các Ngài nhập
diệt.
Tuy nhiên, các
Ngài không có tám loại
tâm Thiện đầu tiên bởi v́ không
c̣n tích trử nghiệp mới, có năng
lực tái tạo nữa. Các Ngài đă tận diệt mọi thằng thúc trói buộc
chúng sanh vào ṿng sanh
tử luân hồi.
Trong khi không
c̣n hành động thiện th́, thay v́
có tâm Thiện
(Kusala Cittas), các Ngài có
tám tâm Hành
(Kriyā Cittas, cũng gọi là tâm Duy
Tác) là những
loại tâm không có năng
lực tái tạo.
Những người thường và những bậc Thánh ở ba tầng đầu -- Tu Đà Huờn,
Tư Đà Hàm, A Na Hàm -- không có loại
tâm nầy.
2.2 Chức
năng của tâm quả
Tâm đại quả dục giới tịnh hảo làm 4 công tác sau
đây:
1) Việc
tục sinh (Paṭisandhikicca): Là tâm nối
liền kiếp sống củ và đời sống mới. Tức là khởi đầu
đời sống của chúng ta. Trong giờ phút lâm chung khi
tâm tử tức hộ kiếp cuối cùng của đời sống vừa chấm dứt, nếu đủ điều kiện, một trong những tâm quả tương
xứng với một hành động thiện hoặc ác nào
đó mà ta đă tạo
trong lúc c̣n tráng kiện
sẽ sanh khởi lên để tạo một đời sống mới, tức là kiếp
sau.
Trường hợp tâm
quả dục giới tịnh hảo làm công
tác tục sinh; nếu là tâm hợp
trí th́ sẽ
làm việc tục sinh cho người tam nhân. Nếu ly trí, th́
sẽ làm việc tục sinh cho người
nhị nhân.
2) Hộ
kiếp (Bhavaṅgakicca):
Là tâm duy tŕ kiếp sống,
thường được
gọi là tiềm thức. Những tâm này là
tâm chủ quan của đời sống, sanh khởi khi chưa có
cảnh mới hiện vào. Những tâm hộ kiếp
là những tâm giống như tâm tục
sinh; tục sinh bằng tâm nào th́ sẽ hộ
kiếp bằng tâm đó. Những tâm hộ kiếp
cùng bắt một cảnh mà tâm tục
sinh đă bắt.
3) Việc
tử:
(Cutikicca): Là tâm cuối cùng của đời sống, tâm này cũng giống
như tâm hộ kiếp, ta có thể
gọi nó là tâm hộ
kiếp cuối cùng của đời sống. Khi tục sinh và hộ kiếp
bằng tâm nào th́ sẽ
tử bằng tâm đó.
4) Việc
thập di (Tadarammanā): Là sự thâu
bắt cảnh dư của tâm đổng lực, c̣n gọi là tâm
mót, v́ tâm
này sanh lên sau khi
tâm đổng lực đă xử sự với cảnh.
Người nào tục sinh bằng tâm vô trợ th́
tánh t́nh linh động, mau lẹ, nhanh
nhẹn. Người nào tục sinh bằng tâm hữu trợ th́ tánh t́nh
chậm chạp, không được linh hoạt
2.3 Tám tâm đại quả
Tâm Đại Quả
Dục Giới Tịnh hảo gồm có 8 tâm cũng chia
theo ba
phương diện
như tâm thiện: Thọ hỷ - Thọ xă; Hợp trí
- Ly trí; Vô trợ - Hữu trợ.
Điều cần nhớ
ở đây là những tâm đại quả hợp trí là
kết quả của những tâm đại thiện hợp trí đủ tam tư, c̣n những
tâm đại quả ly trí
là kết quả của những tâm đại thiện ly trí đủ
tam tư hoặc những tâm đại thiện hợp trí thiếu
tam tư.
Ty` Khưu Giác Đẳng
ooOoo
2.1 Thế
nào là quả
dị thục:
TT Giác Đẳng &
Câu
thảo luận:
Thảo
luận1) Y’ nghĩa tâm đại quả và tâm quả dục
giới tịnh hảo
TT Giác Đẳng & TT Thích Hoàng Pháp thảo luận
2.2 Chức năng của tâm quả
TT Giác Đẳng &
Minh Hạnh Thực Hiện