A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
Tâm Quả Dục Giới Tịnh Hảo
A Tỳ Đàm, Bài 8.2.1 Bài Giảng
Ngày 05 tháng 6 năm 2004
Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Tâm Quả Dục Giới Tịnh Hảo
)
Ngày 05 tháng 06 năm 2004
Bài
08
Tâm Quả Dục
Giới Tịnh Hảo
II. Tâm Đại
Quả Dục Giới Tịnh Hảo
(Mahāvipākakamvacaracitta):
Những điểm
chính của bài học:
2.1 Thế nào là
quả dị thục
2.2 Chức năng
của tâm quả
2.3 Tám tâm đại
quả
2.1 Thế nào là quả
dị thục
Hậu
quả tương ứng của nó là tám tâm Quả. Tám tâm Quả Vô Nhân (Ahetuka
Vipāka Cittas) cũng là hậu quả phải có của
những tâm Thiện (Kusala Cittas) nầy. Vậy, có mười sáu tâm Quả (Vipāka
Cittas) tương ứng với tám tâm Thiện (Kusala
Cittas). Trong lúc ấy chỉ có bảy tâm
Quả Vô Nhân (Ahetuka Vipāka Cittas) tương ứng
với mười hai tâm Bất Thiện (Akusala Cittas).
Chư Phật và
chư vị A La Hán cũng có tất cả hai mươi
ba loại tâm Quả (Vipāka Cittas) nầy bởi v́ các
Ngài c̣n phải gặt quả xấu hay tốt của nghiệp
đă gieo trong quá khứ, cho đến ngày các Ngài nhập
diệt.
Tuy nhiên,
các Ngài không có tám loại tâm Thiện đầu tiên bởi
v́ không c̣n tích trử nghiệp mới, có năng lực tái
tạo nữa. Các
Ngài đă tận diệt mọi thằng thúc trói buộc
chúng sanh vào ṿng sanh tử luân hồi.
Trong khi không c̣n hành
động thiện th́, thay v́ có tâm Thiện (Kusala Cittas),
các Ngài có tám tâm Hành (Kriyā Cittas, cũng gọi là tâm Duy
Tác) là những loại tâm không có năng lực tái tạo.
Những người
thường và những bậc Thánh ở ba tầng
đầu -- Tu Đà Huờn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm -- không có
loại tâm nầy.
Ty`
Khưu Giác Đẳng
ooOoo
TT
Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Phật. Con kính đảnh lễ Sư Trưởng, xin
đảnh lễ Chư Tôn Đức, và xin chào tất
cả quí Phật tử. Sáng hôm nay chúng ta sẽ học tiếp về tâm
quả dục giới tịnh hảo. Trong phần tâm
quả dục giới tịnh hảo này có một số
điểm đặc biệt thú vị chúng ta sẽ bàn
đến.
Tâm quả có nghĩa là một
tâm sanh ra do một nhân thiện hay bất thiện trong quá
khứ, đúng ra chúng ta gọi tâm quả dị thục,
nói cho đủ là dị thời dị thục có nghĩa
khác thời mà chín, khác thời mà thành tựu gọi là
quả dị thục. Chúng tôi lấy một
ví dụ như quí Phật tử trong lúc đang làm việc
gi` đó thi` tâm rất phấn khởi hân hoan. Sự hân hoan
phấn khởi trong lúc đang làm đó chúng ta không gọi
là quả dị thục, đó là những ảnh
hưởng trực tiếp do trạng thái tâm lư trong
sạch, trạng thái tâm ly' phấn chấn nó mang thí dụ
như si tâm thiện của chúng ta khi nó đang sanh khởi. Như ông Cấp Cô
Độc khi đang nghĩ đến Đức Phật
và ông đi trong đêm tối. Khi ông nghĩ
đến Đức Phật thi` niềm hoan hỷ,
hỷ lạc dâng trào trong người ông, cái đó chúng ta không gọi
là quả dị thục. Chữ dị thục có nghĩa
là khác thời mà chin, bởi vi` nó sanh ra
do chủng tử trong quá khứ, và nó sanh ở thời
điểm hoàn toàn khác.
Ngày hôm nay chúng ta sanh ra
đời, có những hệ quả gần, có những
hệ quả xa, có những hệ quả do môi
trường tạo nên do giáo dục và do gia đi`nh. Nhưng bên
cạnh đó thi` có rất nhiều thứ hiện hữu
trong đời sống hàng ngày của mỗi người
mà hoàn toàn do hạnh nghiệp nào đó xa xưa, ở
thời điểm nào đó, bây giờ chúng ta không co`n
nhớ, không co`n nghĩ lại, nhưng nó co`n lưu
lại, chúng ta gọi là quả dị thục.
Như
một lần chúng ta bàn đến trong phần tâm quả
vô nhân, trong đó có một đoạn nói về nghiệp
chiêu cảm qua nột tại của chúng ta, tức là qua tâm
của chúng ta nó chiêu cảm nghiệp. Chúng ta
thường nghĩ đến nghiệp chiêu cảm qua nhà
cửa xe cộ, qua thân bằng quyến
thuộc, qua chức quyền ở ngoài đời, ngoài xă
hội. Thường thi` chúng
ta hay nghĩ đến ngoại hi`nh
của mi`nh, nhưng chính thật ra những tâm sanh ra
gọi là tâm quả, nó đóng một vai tro` đặc
biệt quan trọng trong cuộc sống này. Chúng ta được biết
rằng tất cả các tâm quả nó đều hoặc
thiện hoặc vô nhân, tức là không thiện không bất
thiện, chứ không có một tâm quả nào nó hữu nhân, mà
hữu nhân bất thiện, tức là đây là điểm
chúng tôi sẽ bàn đến sau này nó đặc biệt thú
vị khi chúng ta nói về A Ty` Đàm. Ví dụ như
những người tạo ra những nghiệp bất
thiện trong quá khứ, thi` tâm quả do tâm bất
thiện tạo trong quá khứ nó là những tâm quả vô
nhân, chứ chúng ta không có những tâm quả bất
thiện mà hữu nhân.
Thưa quí vị
để bắt đầu cho bài học hôm nay, trong bài
học này chúng tôi đặc biệt trích một số
đoạn trong bài giảng của Ngài Nàrada, của Hoà
Thượng Minh Châu và của Pháp Sư Giác Chánh (Sư
Trưởng). Tài liệu của Pháp Sư Giác Chánh
được dùng rất nhiều, sở dĩ chúng tôi
dùng nhiều tài liệu của Pháp Sư Giác Chánh, bởi
vi` những danh từ nhất quán và những gi` Chư
Tăng thường sài ở đây. Chúng tôi lấy ví dụ như
Chư Tăng thường sài tâm tịnh hảo, Ḥa
Thượng Minh Châu thường dùng tâm tịnh quang, hay
bác Phạm Kim Khánh dịch từ bản dịch của
Ngài Nàrada, Bác Phạm Kim Khánh dịch là tâm đẹp. Nếu
dùng nhiều danh từ quá thi` có thể làm cho quí vị
lầm lẫn không cần thiết, do vậy văn
bản chính chúng tôi thường dùng vẫn dùng theo từ ngữ của Ngài Tịnh Sự. Chúng tôi xin nói lại tại
đây đa số Chư Tăng Việt Nam.học hỏi
tạng A Ty` Đàm đều nhờ vào ân lành lớn của
Hoà Thượng Tịnh Sự trong nỗ lực tiên phong
của Ngài và do vậy phần lớn những từ
vựng Chư Tăng dùng, cũng như một số những quan
niệm then chốt thi` ảnh hưởng bởi Ngài
Tịnh Sự rất nhiều.
Hoà Thượng Tịnh Sự là Hoà Thượng
Bổn Sư của chúng tôi, và cũng là Hoà Thượng
Bổn Sư của Sư Trưởng ở đây.
Kính bạch Quí Ngài và
thưa Quí Phật tử, xin mời quí vị nghe vị MC
đọc đoạn 2.1
2.1 Thế nào là quả
dị thục
Hậu
quả tương ứng của nó là tám tâm Quả. Tám tâm Quả Vô Nhân (Ahetuka
Vipāka Cittas) cũng là hậu quả phải có của
những tâm Thiện (Kusala Cittas) nầy. Vậy, có mười sáu tâm Quả (Vipāka
Cittas) tương ứng với tám tâm Thiện (Kusala
Cittas). Trong lúc ấy chỉ có bảy tâm
Quả Vô Nhân (Ahetuka Vipāka Cittas) tương ứng
với mười hai tâm Bất Thiện (Akusala Cittas).
Chư Phật và
chư vị A La Hán cũng có tất cả hai mươi
ba loại tâm Quả (Vipāka Cittas) nầy bởi v́ các
Ngài c̣n phải gặt quả xấu hay tốt của nghiệp
đă gieo trong quá khứ, cho đến ngày các Ngài nhập
diệt.
Tuy nhiên,
các Ngài không có tám loại tâm Thiện đầu tiên bởi
v́ không c̣n tích trử nghiệp mới, có năng lực tái
tạo nữa. Các
Ngài đă tận diệt mọi thằng thúc trói buộc
chúng sanh vào ṿng sanh tử luân hồi.
Trong khi không c̣n hành
động thiện th́, thay v́ có tâm Thiện (Kusala Cittas),
các Ngài có tám tâm Hành (Kriyā Cittas, cũng gọi là tâm Duy
Tác) là những loại tâm không có năng lực tái tạo.
Những người
thường và những bậc Thánh ở ba tầng
đầu -- Tu Đà Huờn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm -- không có
loại tâm nầy.
TT
Giác Đẳng: khi chúng ta
nghe đọc qua đoạn này thi` tưởng chừng
như những mă số, chúng tôi xin tóm tắt ngắn
gọn lại tại đây. Tâm quả nói lên sự chiêu cảm về quả
của nghiệp ở trong đời sống của chúng
ta. Có một điều
rất rơ ràng là mặc dù chư vị Thánh nhân đă hoàn
toàn giải thoát giác ngộ đoạn tận những
phiền năo, nhưng các Ngài trong lúc co`n hữu dư y,
tức là co`n thân ngũ uẩn thi` các Ngài vẫn bị chi
phối bởi các hiện tượng của nghiệp và
duyên ở trong quá khứ.
Lấy ví dụ như Ngài Angulimala là tướng
cướp trước kia, nhưng sau
Ngài đă hoàn toàn giải thoát giác ngộ đoạn
tận những phiền năo. Ngài đi khuất thực Ngài
vẫn bị ném đá và gây thương tổn cho Ngài,
bởi vi` ác nghiệp trước kia
Ngài đă làm.
Chúng ta được nghe nhiều câu
chuyện về bậc Thánh, các Ngài cũng trải qua
các sự việc như vậy, và điều này là một
điều đương nhiên, sống giữa trần
gian này cái gọi là đẹp là xấu. Ví dụ
như mắt thấy tai nghe mũi
ngửi lưỡi nếm thân xúc chạm, những thứ
đó không thể không có xảy ra trong đời sống
của chúng ta, dĩ nhiên là ai cũng xảy ra. Nhưng rồi
cũng có một điểm nữa, là trong tất cả
các tâm quả thiện nó khác với tâm quả bất
thiện, chúng ta có những tâm quả thiện vô nhân và tâm
quả thiện hữu nhân.
Trong khi đó tâm quả bất thiện
thi` không có tâm quả bất thiện hữu nhân, tức là
không có tâm quả nào đi với nhân tham, nhân sân, nhân si
hết.
Chúng ta thấy rơ ràng
ở tại đây là một bậc thánh tuy rằng các Ngài
gặp quả nhưng rồi trong cái quả của các Ngài
nó là sự tồn đọng của quá khứ, và nó không
mảy may đóng một vai tro` ảnh hưởng
đến nội tâm nói chung là giác ngộ trong sáng của
các Ngài. Trong những phần này cũng như những
lần trước, trên phương diện bài học chúng
ta cần phải biết những chi tiết để quí
vị có thể tham khảo những khi cần thiết, tuy
nhiên không
nhất thiết quí vị cần hiểu hết tất
cả những y' nghĩa từng phần được
viết ở tại đây. Nam Mô Bổn Sư
Thích Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh Thực Hiện