| |  dieuphap.com  |   Ch́a Khóa Học Phật  |  Tu Hoc  | Video | H́nh Ảnh |Pháp Âm | | 

     

 ĐỀ ÁN THÁNG 11 -2011

 

Thập Nhị Duyên Khởi  

     


Tuệ Giác và Duyên Khởi - TT Giác Đẳng giảng

 Bài học là một cố gắng để chúng ta nh́n Giáo Lư Duyên Khởi từ một góc cạnh khác. Chúng ta sẽ nghe nói về 44 loại trí liên quan đến sự lănh hội Thập Nhị Nhân Duyên và qua 44 loại trí này. Có ba điều quan trọng:
- Thứ nhất là vai tṛ của vô minh.
- Thứ hai là 12 duyên khởi được nhận thức và được đoạn diệt như thế nào.
- Thứ ba Giáo Lư Duyên Khởi trong hành tŕnh tu tập của mỗi người hướng đến sự giác ngộ giải thoát.

Bài kinh hôm nay tương đối là một bài kinh rất tế nhị và rất ít khi chúng ta có dịp nh́n Giáo Lư Duyên Khởi qua góc cạnh này.

Trong bài học chúng ta có một bố cục tương đối là khúc chiết, có nhiều đoạn và về chi pháp th́ hơi nhiều, nhưng thật ra cho dù chi pháp nhiều và bố cục có nhiều đoạn kết cấu với nhau nhưng chúng ta sẽ thấy rằng đây là một đề tài giúp soi sáng rất nhiều sự hiểu biết về Giáo Lư Duyên Khởi. Chúng tôi sẽ dùng một cách rất cổ điển để tŕnh bày bài kinh này tức là đi vào từng đoạn, hi vọng với từng đoạn này sẽ giúp cho chúng ta có khái niệm về Giáo Lư Duyên Khởi.

Xem Tiếp


Thập Nhị Duyên Khởi - TT Giác Đẳng giảng

Tổng quan
Kinh văn
Mười hai duyên khởi, mười một tương quan
Giáo lư duyên khởi ứng dụng vào đời sống

TỔNG QUAN

Duyên sinh – paticcasamuppada – có nghĩa là tiến tŕnh sanh khởi của đời sống mà trong đó “do có cái nầy sanh nên cái kia sanh”.

Tiến tŕnh nầy được sanh khởi theo tŕnh tự có thứ tự trước sau không đảo ngược được, không khác hơn được, không chận lại được nếu chưa đoạn tận phiền năo.

Giáo lư duyên sinh trong Phật Pháp nhấn mạnh tính “hằng chuyển” (vô thường), tính tùy thuộc ( vô ngă) và tính khả thể (sự tu tập).

 

Xem Tiếp


Thập Nhị Nhân Duyên - TT Giác Đẳng

(Tất cả là 10 bài pháp TT Giác Đẳng giảng trong khóa tu học tại Thụy Sĩ)

Đức Phật Ngài đề cập về thân phận con người, mới nghe đôi khi chúng ta nghĩ đó là ngụ ngôn, nhưng càng nh́n th́ có lúc chúng ta cảm thấy rất gần gủi. Có một lần Đức Phật đưa ra một thí dụ khác về thân phận con người, Ngài nói rằng tất cả chúng ta giống như con ngựa, có bốn loại được đưa ra làm ví dụ tại v́ đó là cấu trúc của loài người. Có những con ngựa người ta chỉ máng yên cương vào là chạy, có con ngựa thấy bóng roi đưa lên th́ nó chạy, có những con ngựa phải đánh vào mông mới chạy, có những con ngựa đánh chết gục xuống cũng không chạy. Đức Phật ví dụ như đời sống của chúng ta sanh ra trong cuộc đời nhiều khi có những dạng người vừa thấy yên cương mắc vào, lớn lên tự biết con đường nào ḿnh lên ra đi và cuộc sống nào ḿnh lên theo để thoát khổ, nhưng có những dạng người trong chúng ta v́ căn tính nghiệp nặng hơi dày hơn một chút chúng ta chờ đến khi gặp đau khổ lởi vởn đâu đó ở xa xôi th́ mới bắt đầu ra đi, có những người trong chúng ta phải gánh vác sự khổ, nuốt vào ḷng những trái bồ ḥn rồi sau đó chúng ta mới chịu tu tập. Nhưng mà rồi may mắn là chúng ta không phải là hạng ngựa thứ tư, nghĩa là đau khổ chồng chất trên vai đến lúc gục xuống rồi cũng không t́m thấy sự thoát khổ.

 

Xem Tiếp


Đường đến Niết-bàn - TT Giác Đẳng

Đề tài ngày hôm nay là đề tài định nghĩa về Niết-bàn và cũng đề cập đến con đường dẫn đến Niết-bàn. Định nghĩa về Niết-bàn ở đây của Ngài Xá Lợi Phất là một định nghĩa rất thú vị đă được trích lại bởi rất nhiều tác giả. Dĩ nhiên là ở trên căn bản chúng ta biết rằng Niết-bàn nằm ở bên ngoài tất cả những danh nghĩa mà con người biết đến, không nằm ở trong ngôn ngữ và khái niệm thường thức của chúng ta. Do vậy miêu tả, định nghĩa về Niết-bàn không phải là điều dễ.

Tôn giả Xá Lợi Phất lấy ở đây một ư tưởng rất gần rất dễ hiểu, đó là phiền năo Niết-bàn. Phiền năo Niết-bàn có nghĩa là sự đoạn tận các kiết sử và các phiền năo. Nói đến ba thứ phiền năo chính thường được t́m thấy ở trong các bản kinh điển Phật giáo, đó là sự dính mắc, đó là sự nóng nảy, sự trái ư nghịch ḷng, và sự mê mờ loạn động. Chúng ta gọi tắt là tham, là sân, là si.

 

Xem Tiếp


Hai giới Niết-bàn - TT Tuệ Siêu

Bài học hôm nay sẽ học về một bài kinh ở trong Tiểu Bộ - Itivuttaka Như Thị Thuyết. Bài kinh này Đức Phật giảng về hai loại Niết-bàn gọi là Niết-bàn giới. Chữ giới ở đây xuất phát từ chữ dhàtu. Chữ dhàtu có nghĩa là bản chất hay là tính chất, là danh từ được sài rất thường khi chúng ta nói đến những pháp thuộc về pháp chân đế th́ những pháp đó đều được gọi là dhàtu. Và danh từ này rất khó dịch. Chúng ta phải tùy theo trường hợp sài nghĩa cho chính xác. Thí dụ như có trường hợp chúng ta sài chũ dhàtu như bốn đại là:
Địa giới Paṭhavīdhātu,
Thủy giới (Āpodhātu),
Hỏa giới (Tejodhātu)
và Phong giới (Vāyodhātu) .
Đất nước lửa gió cũng được gọi là dhàtu.
Trong trường hợp này khi đề cập đến Niết-bàn th́ ở đây gọi là Nibbàna dhàtu. Th́ chữ dhàtu trong trường hợp này chúng ta phải hiểu như là một đặc tính, một tính chất.

Khi chúng ta đề cập đến chữ Niết-bàn chúng ta phải hiểu chữ Niết-bàn là ǵ?

 

Xem Tiếp


Năm hạng chiến sĩ TT Giác Đẳng giảng

Hành tŕnh tu tập có thể được nh́n từ nhiều góc độ khác nhau. Có những người khi nghĩ đến lẽ sống tinh thần th́ nghĩ đến t́m một nơi nương tựa, hoặc Pháp là nơi nương tựa, Tăng là nơi nương tựa cho chúng ta một cảm giác ấm ḷng, cho chúng ta cảm giác an ủi và thậm chí là nhiều đạo giáo ngày hôm nay ví dụ như chúng ta sống ở phương tây tại Hoa Kỳ chẳng hạn, ngày chủ nhật chúng ta mở những đài ti vi của những tổ chức truyền giáo Ky tô giáo nhất là Tin Lành th́ chúng ta nghe nói đến t́nh yêu t́nh thương của chúa, t́nh thương yêu của chúa được xem như là một cái ǵ rất giá trị có một ảnh hưởng lớn cho con người trở về với cuộc sống tâm linh. Nhưng thật ra đời sống tinh thần không phải lúc nào cũng êm ả cũng cho chúng ta cảm giác như là được che chở được yêu thương.

                                                                                                                                       Xem Tiếp


Giây phúc cho hoà b́nh

- by Dean 'Jagaro' Crabb, themomentofpeace.com / The Buddhist Channel
Nguyễn Văn Ḥa Việt dịch

1.000.000 người, đồng nhất giữ sự im lặng trong một giờ

Sydney, Australia - "Giây phút cho ḥa b́nh" là dựa trên một ư tưởng đơn giản: Đó là chỉ một người có chánh niệm và giữ im lặng là có thể tạo ra ḥa b́nh cho nhân loại. Người đó chính là bạn!

Bạn hăy tắt TV và radio, bỏ đi những cuộc tranh căi, sự bất đồng và những vũ khí của bạn và chỉ cần ngồi và có chánh niệm trong im lặng và ngồi lại với nhau chỉ một giờ. Thông qua việc thực hiện điều này, chúng ta bắt đầu một quá tŕnh chuyển đổi để chữa lành cả trong nội tại, cũng như bên ngoài và với những người xung quanh chúng ta.


Xem Tiếp


 

 

 

Ban Biên Tập dieuphap.com Hoan hỉ đón nhận những ư kiến, tài liệu cũng như bài viết. Mọi liên lạc xin gởi về email: minhhanh49@yahoo.com

 

 

. Đề ÁN THÁNG TRƯỚC

LƯU TRỮ

free counters

 

 

 

>> Top       | E-Từ Điển | Việt Unicode | Chuyện Thiền| Phật Ngôn | Chùa Nguyên Thủy |  |

               

dieuphap.com 

 Email: minhhanh49@hotmail.com  - Website: www.dieuphap.com

Copyright ©2002 dieuphap.com,  All rights reserved 

HTML Counter