A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
Tâm và Sự Phân Loại
A Tỳ Đàm, Bài 16
Ngày 03 tháng 12 năm 2004
Minh Hạnh chuyển
biên & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Bài 16
Nhóm Thuộc Tánh Tịnh Hảo
Thuộc Tánh Trí Tuệ
(Tuệ Quyền) ((Pan~n~indriya))
Tâm sở tịnh
hảo là những thuộc tánh tốt đẹp, tạo nên những tâm tịnh hảo (sobhanacitta) như tâm thiện,
tâm quả hữu nhân và tâm tố
hữu nhân. Tâm sở tịnh hảo thuộc về hành uẩn.
Gồm 25 thứ, được chia thành 4 nhóm:
1).Các tâm
sở tịnh hảo biến hành
2).Các tâm
sở giới phần
3).Các tâm
sở vô lượng phần
4). Tâm sở
tuệ phần.
16.4. thuộc tánh
Trí Tuệ (Tuệ Quyền) (Paññindriya)
Là sự
sáng suốt, hiểu biết sự vật đúng với lẽ thật (chơn lư). Từ ngữ căn Pa: đứng đắn + ñà: biết. Tức là biết một cách đứng đắn.
Đặc tánh của Tuệ quyền là hiểu biết
đúng như thật. V́ trí tuệ chế ngự vô minh và
chiếm địa vị ưu thắng trong sự hiểu biết nên gọi là Tuệ
Quyền. Theo Thắng pháp (Abhidhamma) th́ Trí (Ñāna), Huệ (Paññā) và Vô Si
(Amoha) đồng
nghĩa với nhau.
Tuệ quyền có
mặt trong các tâm hợp
Trí và là
một trong bốn phương tiện để chứng Thần Túc Thông (Iddhipāda),
Trí Tuệ được gọi là Suy t́m
(Vīmamsā). Khi được
Định (Samādhi) làm cho trong
sạch, Trí Tuệ được gọi là Diệu
Trí (Abhiññā). Trí Tuệ cũng là một trong
Thất Giác Chi (Sattabojjhanga) với danh hiệu là Trạch Pháp (Dhammavicaya) và là Chánh
Kiến (Sammādiṭṭhi)
trong Đạo Đế (Magganga). Sự tột cùng của Trí Tuệ là
sự giác ngộ của Đức Phật. Trí tuệ theo nghĩa tuyệt đối là hiểu biết
sự vật như thật theo đúng lư Vô Thường
(Anicca), Khổ Năo (Dukkha) và
Vô Ngă (Anatta).
- Chơn tướng của thuộc tánh Trí Tuệ là
hiểu biết thấu tột chơn tướng của các pháp.
- Phận sự của thuộc tánh Trí Tuệ là
bài trừ sự tối tăm, biết rơ ràng, rành
mạch.
- Sự thành tựu của thuộc tánh Trí Tuệ
là không mê mờ, không
nhiễm đắm cảnh.
- Nhân cần
thiết của thuộc tánh Trí Tuệ là
Tịnh (Passadhi), khéo Tác ư và
tục sanh bằng tâm tam nhân.
ooOoo
TT Giác Đẳng&TT Trí Siêu giảng
Bài đọc thêm
ooOoo
Chanh Hạnh Thực Hiện