A Tỳ Đàm, Bài 16   Ngày 03 tháng 12 năm 2004

 

Minh Hạnh chuyển biên & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

Bài 16

Nhóm Thuộc Tánh Tịnh Hảo

Thuộc Tánh Trí Tuệ (Tuệ Quyền) ((Pan~n~indriya))

Tâm sở tịnh hảo những thuộc tánh tốt đẹp, tạo nên những tâm tịnh hảo (sobhanacitta) như tâm thiện, tâm quả hữu nhân tâm tố hữu nhân. Tâm sở tịnh hảo thuộc về hành uẩn. Gồm 25 thứ, được chia thành 4 nhóm:

1).Các tâm sở tịnh hảo biến hành

2).Các tâm sở giới phần

3).Các tâm sở lượng phần

4). Tâm sở tuệ phần.

ooOoo

 

TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính đảnh lễ Sư Trưởng, đảnh lễ TT Trí Siêu cùng tất cả Chư Tôn Đức đang có mặt trong rơom, thân chào qúi Phật tử. Hôm nay là bài học cuối cùng trong loạt bài định nghĩa về các thuộc tánh của tâm, dĩ nhiên là với định nghĩa như vậy chúng ta không thể nắm hết tất cả y' nghĩa của thuộc tánh của tâm, mà  chúng ta phải trở đi trở lại rất là nhiều lần qua những đề tài như liên quan đến sự phối hợp giữa tâm và thuộc tánh, chúng ta sẽ học trở lại về các căn cảnh thức, về các duyên, nhất là duyên hệ để có thể có thêm một cái y' niệm rơ ràng về vai tro` của thuộc tánh.

 

Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử, trong bài cuối cùng định nghĩa về thuộc tánh của tâm thi` chúng ta lại đi vào một trong những đề tài cân năo của đạo Phật, đó là trí tuệ. Thật ra rất khó để chúng ta có thể hiểu được vai tro` của trí tuệ, nhưng đời sống rơ ràng rằng nó phải có một nhận thức vượt lên trên hết tất cả để chọc thủng tất cả mọi thứ, có những ngày thức dạy bỗng nhiên những người cộng sự với mi`nh không có ly' do gi` hết họ giận mi`nh, càfê trong hũ bị hết và máy móc thi` trục trặc đủ điều, trong những giờ phút đó thi` thưa qúi vị, mi`nh có hai cách, một là mi`nh ngồi ôm đầu bực dọc với cái gi` nó đang xảy ra và thứ hai là bằng cách nào đó là để dùng ........ của mi`nh sống cho qua một ngày và trả cho mi`nh trở lại bi`nh thường...

 

TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Sư Trưởng, kính thưa qúi vị, hôm nay chúng ta học về thuộc tánh trí tuệ là một thuộc tánh cuối cùng trong 52 thuộc tánh của tâm. Khi nói đến trí tuệ, quả thật đây là một đề tài lớn được xem như một vấn đề cân năo của đạo Phật. Khi nói đến trí tuệ thi` chúng ta phải hiểu rằng đó là một đề tài bao quát có nhiều khía cạnh. Như trường hợp khi năy chúng ta nghe TT Giác Đẳng nói đến một trường hợp; vào một buổi sáng khi thức dậy muốn dùng một chút càfê nhưng trong hộp thi` đă hết càfê, hoặc là nghe những người cộng sự với mi`nh mà họ có một vài trục trặc trong công việc làm, thi` lúc bấy giờ nếu không khéo thi` chúng ta sẽ sống trong một trạng thái buồn bực đau khổ, phiền toái. 

 

Thi` bây giờ phải bằng cách nào đó để chúng ta dàn xếp nội tâm, để trả lại cho chúng ta một trạng thái bi`nh thản. Sự kiện đó nó đo`i hỏi ở một trí tuệ và trí tuệ sẽ sắp đặt công việc này. Trong khi chúng ta đọc một quyển sách nếu chúng ta chỉ nhi`n mặt chữ rồi chúng ta đọc qua, như vậy chúng ta đọc quyển sách rất chậm và có thể trong quyển sách đó chúng ta nắm nội dung không hết, hay không nhớ được nhiều. Nhưng một người biết cách đọc thi` đọc một quyển sách rất nhanh và nắm được nội dung quyển sách ở trong đó muốn nói đến cái gi`, nắm một cách rơ ràng. Và như vậy cũng đo`i hỏi chúng ta một trí tuệ trong khi chúng ta đọc sách.

 

Khi chúng ta tiếp xúc với một người hay hai người, ba người, tất nhiên mỗi người có tánh y' khác nhau, có thái độ khác nhau hay có quan niệm khác nhau, và khi chúng ta nói với họ nếu không khéo thi` trong việc đàm luận này chắc chắn là chúng ta sẽ gặp nhiều sự phiền toái, thế thi` trong trường hợp đó khi chúng ta tiếp xúc với người khác chúng ta cũng phải dùng trí tuệ làm sao để chúng ta có thể giữ được một tánh cách hài hoà và tạo nên một câu chuyện cho nó hấp dẫn cho buổi nói chuyện không nhàm chán, không nhạt nhẽo và đó cũng là một thứ trí tuệ mà chúng ta phải áp dụng.

 

Rồi nói đến việc chúng ta tu tập khi chúng ta học pháp, khi chúng ta thực hành giáo pháp hay chúng ta thiền định với pháp môn nào đó, nếu chúng ta không có trí tuệ thi` như vậy sẽ khiến cho chúng ta không thể nào thành tựu được kết quả mỹ măn, cho nên trí tuệ là một điều hết sức là quan trọng, được xem như là pan~n~indriya. tức là tuệ quyền, là căn bản hay  khả năng trí trên mọi phương diện, trí tuệ đó đóng vai tro` hết sức là quan trọng.  Từ việc chúng ta ứng xử hàng ngày cho đến việc chúng ta tu tập, ngay cả đến việc chúng ta chứng ngộ pháp thượng nhân, tất cả đều phải dùng trí tuệ, và do vậy trí tuệ ở đây phải được xem như là một thuộc tánh vô cùng quan trọng.

 

Trong những tâm thiện sanh khởi, trong đó có bốn tâm thiện dục giới hợp trí và bốn tâm thiện ly trí, làm phước, làm điều thiện, làm bằng tâm thiện hợp trí thi` quả nó sẽ mạnh hơn, xâu sắc hơn, đặc thù hơn, co`n khi làm phước với tâm ly trí thi` phước báu đến một cách hết sức bi`nh thường và không có điểm gi` đặc biệt. Ở đây khi chúng ta nói đến vấn đề trí tuệ thi` chúng ta phải hiểu rằng trước nhất nói theo A Ty` Đàm thi` thuộc tánh này nó chỉ phối hợp ở trong những tâm tương ưng trí ...tieng pali....và đây là một trong ba nhân tương ưng thuộc về nhân thiện hay nhân tịnh hảo vô tham vô sân và vô si, vô si ở đây ám chỉ cho trí tuệ.

 

Trí tuệ khi phối hợp với tâm tương ưng trí thi` trí tuệ đóng vai tro` khiến cho các pháp đồng sanh nhận định cảnh biết cảnh một cách rơ ràng không có sự mê lầm trong đó. Ở đây khi chúng ta nói đến trí tuệ thi` ở trong tâm tịnh hảo thi` chúng ta cũng nên phân biệt có ba trường hợp trí tuệ tương ưng với tâm thiện, trí tuệ tương ưng với tâm quả, trí tuệ tương ưng với tâm tố. Ba trường hợp trí tuệ tương ưng này nó có ba vai tro` khác nhau, ba chức năng khác nhau, chứ không giống nhau.

 

Trí tuệ tương ưng với tâm thiện thi` ở đây khi một người làm việc phước như bố thí chẳng hạn, người đó lại có một sự hiểu biết về ly’ nhân quả trong khi đang làm phước, hoặc người này nhận thấy được tánh chất tạm bợ của tài sản thế gian cho nên mới đem ra làm phước, người này thấy rơ được lợi ích giải thoát cho nên mới làm phước để mong cầu sự giải thoát thi` trong trường hợp này được xem như là làm phước với tâm tương ưng trí v.v...

 

Một vài trường hợp khác nữa khi một bậc hữu học dùng tâm thiện để mà phản kháng phiền năo, hay phản kháng đạo quả, phản kháng niết bàn mà mi`nh đă chứng đắt, thi` trong trường hợp này trí tuệ đó lại là khác, mặc dù cũng là trí tuệ trong tâm thiện, đây là vấn đề mà chúng ta phải nói khía cạnh hết sức mênh mông, chỉ khía cạnh thiện tương ưng trí không cũng là mênh mông đừng nói chi là khía cạnh thiện tương ưng với tâm quả hay  tương ưng với tâm tố.

 

Trong vấn đề này thi` chúng ta sẽ không có thời gian nhiều để chúng ta bàn luận và tri`nh bày ở đây, khi đến giờ thảo luận thi` chúng ta sẽ được nghe Chư Tôn Đức thảo luận với nhau về vấn đề này, có thể khi đó chúng ta mới mổ xẻ được sâu rộng.

 

Ở đây thưa qúi vị một điểm đặt biệt chúng ta cần phải lưu y' là trí tuệ đóng vai tro` hết sức quan trọng trong 37 phẩm trợ đạo, như chúng ta đă biết là trong trường hợp nào trí tuệ cũng đóng vai tro` then chốt, khi nói đến bốn thần túc, tứ như y' túc thi` trí tuệ đóng vai tro` là thẩm như y' túc, là một trong bốn yếu tố để giúp cho thành tựu nguyện vọng, rồi trong ngũ quyền trí tuệ đóng vai tro` gọi là tuệ quyền, tuệ lực. Trí tuệ là một sức mạnh, là một khả năng để nhiếp phục các pháp chướng ngại nhất là sự si mê ngă chấp, rồi trí tuệ ở trong thất giác chi thi` nó đóng vai tro` trạch pháp giác chi là một sự thấu suốt về chân tướng của danh sắc, thấy rơ sự sanh diệt của danh sắc, quán triệt sự sanh diệt của danh sắc gọi là rùpa nàma dhamma

 

Trong bát chánh đạo thi` trí tuệ đóng vai tro` gọi là sammàdi..hi chánh kiến tức là sự thấy chơn chánh, sự thấy đúng đắn. Nhận thức rơ ràng cái gi` khổ là khổ, cái gi` nhân sanh khổ là nhân sanh khổ, trường hợp nào trạng thái diệt khổ biết là diệt khổ, con đường đưa đến sự diệt khổ thi` biết là diệt khổ, chánh kiến trong trường hợp đó thấy như vậy và khi nói đến chánh kiến ở trong bát chánh đạo thi` ở đây chúng ta cũng lại có nhiều vấn đề hết sức mênh mông, trong bát chánh đạo mà bát chánh đạo của tâm siêu thế thi` chánh kiến trong trường hợp đó nó lại có y' nghĩa khác, mà bát chánh đạo trong tâm thiện dục giới lại là khác nữa.

 

Cho nên trong vấn đề này chúng ta chỉ có thể tóm tắt lại ở ba điểm thuộc về trí tuệ hay thuộc tánh trí tuệ ở trong A Ty` Đàm.

 

Thuộc tánh này, thứ nhất là khi phối hợp với tâm làm cho các pháp đồng sanh, tức là những tâm sở tương ưng với nó có sự biết cảnh một cách chính xác rơ ràng.

 

Điểm thứ hai là trí tuệ đóng một vai tro` then chốt trong đời sống để đưa đến sự tiến hoá.

 

Thứ ba là trí tuệ đóng vai tro` cân năo trong việc tu tập để giải thoát.

 

Chúng ta cần phải nắm vững ba điều đó, và khi chúng ta nắm vững được ba khía cạnh đó, có nghĩa là chúng ta đă học được rồi, sau đó những phần thảo luận chúng ta có thể tri`nh bày thêm . Nói tóm lại trong 25 tâm sở tịnh hảo thi` trong đó có 19 tâm sở nó thuộc về tịnh hảo biến hành gọi là sobhanacetasika, 6 tâm sở co`n lại là ba giới phần, hai vô lượng phần và trí tuệ, 6 tâm sở này được xem như là tịnh hảo biệt cảnh. Như chúng ta thấy riêng về tâm sở trí tuệ này mặc dù nói rằng thuộc tâm sở tịnh hảo, nhưng tâm sở trí tuệ chỉ phối hợp với những tâm tương ưng trí chứ không phổ cập hết tất cả 91 tâm tịnh hảo, vi` vậy nó được xem như là biệt cảnh.

 

Và cuối cùng chúng tôi cũng xin được nói lên một điều là trong việc tu tập để thành tựu trí tuệ, nếu như nói rằng một người có tuệ căn thi` người đó họ đă có sẵn bẩm sinh về trí tuệ do sự tục sinh bằng tam nhân tâm tương ưng trí, từ khi họ tục sinh họ đă có tuệ căn rồi thi` sau này họ có phát triển trí tuệ rất dễ. Co`n như đối với những chúng sanh mà họ tục sinh bằng tâm quả nhị nhân, không có tương ưng trí mà chỉ có vô tham, vô sân thôi, thi` những người đó có thể ngay trong hiện tại họ cố gắng rèn luyện trí tuệ bằng cách mỗi khi nghe pháp, mỗi khi họ cố gắng thực hành cái gi` họ cần phải nỗ lực tinh tấn và chịu khó suy niệm. Lúc đầu thi` suy niệm pháp không thể nhập được nhưng sau đó dần dần có thể quen đi trở thành thường cận, thi` sau này có thể cải chuyển được là đời sau họ phát sanh lên trí tuệ.

 

Thi` chỉ có hai căn bản trí tuệ đó, một là căn bản trí tuệ do tục sinh, hai là căn bản trí tuệ người đó có được trong hiện tại là do nơi sự nỗ lực cố gắng. Nhưng người có căn bản trí tuệ do tâm tục sinh thi` người đó nếu muốn thi` người đó có thể ngay trong kiếp hiện tại đắc chứng được quả thượng nhân, co`n đối với người mà chỉ rèn luyện trí tuệ trong kiếp hiện tại mà không phải do tâm tục sinh và tam nhân thi` người đó không thể đắc đạo quả ngay trong kiếp hiện tại này, đây là điều mà chúng tôi xin nói thêm phần cuối và đến đây chúng tôi xin được kết thúc bài giảng này.