Bài 16
Tâm Sở Tịnh Hảo (Sobhanacetasika)
Bài học dưới
đây trích từ tập sách: "Vi Diệu Pháp Giảng Giải"
của Pháp Sư Giác Chánh. Từ ngữ " sở hữu"
được hiểu là "thuộc tánh của tâm"
theo giáo án giảng giải trong Room Diệu Pháp
thuộc tánh tịnh hảo là những thuộc tánh tốt đẹp, tạo nên những tâm tịnh hảo (sobhanacitta) như tâm thiện, tâm quả hữu nhân và tâm tố hữu nhân. thuộc tánh tịnh hảo thuộc về hành uẩn. Gồm 25 thứ, được chia thành 4 nhóm:
1).Các thuộc tánh tịnh hảo biến hành
2).Các thuộc tánh giới phần
3).Các thuộc tánh vô lượng phần
4). thuộc tánh tuệ phần.
16.1
TÂM SỞ TỊNH HẢO BIẾN HÀNH
(SOBHANASĀDHĀRAṇACETASIKA):
Là những thuộc tánh đẹp, chúng luôn luôn có mặt trong tất cả tâm tịnh hảo, là những thuộc tánh căn bản của tâm tịnh hảo, nên gọi là thuộc tánh tịnh hảo biến hành. Những thuộc tánh tịnh hảo biến hành này luôn luôn đi chung với nhau không thể thiếu một thứ nào Gồm co 19 thứ như sau:
16.1.1. Tín thuộc
tánh (Saddhàcetasika)
Tín thuộc tánh là một thuộc tính có khả năng gạn lọc, những bợn nhơ tinh thần. Ví dụ như cái lọc nước, gạn bỏ những cặn bùn làm cho nước được trong.
- Chơn tướng của tín thuộc tánh là trong sạch.
- Phận sự của tín thuộc tánh là thanh lọc.
- Sự thành tựu là không bị bẩn đục tư tưởng
- Nhân cần thiết cho tín thuộc tánh là có đối tượng đáng tin.
Các thiện pháp như đức tin, tín quyền, tín lực v.v... đều xuất phát từ tín thuộc tánh.
Thảo luận :
1. Tín thuộc tánh thuộc pháp tịnh hảo, thế tại sao có chánh tín và tà tín ?
2. Tín thuộc tánh tạo ra thái độ tín ngưỡng như là tin tam bảo, tin nghiệp báo ... như vậy tín thuộc tánh trong tâm quả, tâm tố, có phải là đức tin không ?
3. Tại sao đức tin giữ vai tṛ then chốt trong đời sống tu tập, nhưng lại không được kể trong bát chánh đạo ?
16.1.2. Niệm thuộc
tánh.
thuộc tánh niệm (Saticetasika) là một trong những thuộc tính tịnh hảo biến hành, là một khả năng kiểm soát đối tượng, giúp cho các pháp đồng sanh chú ư vào đối tượng. Như kiểm soát viên luôn luôn theo dơi và ghi nhận sự diễn biến xảy ra.
Niệm xuất phát từ ngữ căn "Sar"
- Sarat́'ti sati : ghi nhớ gọi là niệm. Thuộc tính niệm có mặt trong các tâm tịnh hảo nhằm giúp cho các pháp đồng sanh không "bỏ quên" đối tượng đang hiện hữu; có mặt trong tâm thiện th́ lại có khuynh hướng "phát hiện" để duy tŕ thiện tánh ...
- Chơn tướng của niệm là luôn ghi nhận.
- Phận sự của niệm là không lăng quên
- Sự thành tựu của niệm là duy tŕ
- Nhân cần thiết phát sanh niệm là có cơ sở chú ư, hay niệm xứ.
Niệm thuộc tánh nếu được phát triển sẽ tạo thành đức tính như chánh niệm, niệm quyền, niệm lực, niệm giác chi.
Thảo luận :
1. Chánh niệm là ghi nhận thực tại hay ghi nhận sự kiện đă qua ?
2. Chánh niệm là niệm thuộc tánh, vậy tà niệm là chi pháp nào ?
3. Chánh niệm và tỉnh giác có khi nào không đi chung với nhau chăng ?
16. 1. 3. Tàm (Hiri):
Có chú giải rằng: “Hiriyatīti hiri: Hổ thẹn gọi là tàm”.
Tàm thuộc tánh là một thuộc tánh có chức năng loại bỏ những ác bất thiện, tàm có nghĩa là hổ thẹn với tội lỗi. Tàm giống như là chất miễn nhiễm, không để bị xâm nhập của những bệnh hoạn.
- Chơn tướng của tàm là nhàm chán.
- Phận sự của không vi phạm lỗi lầm.
- Sự hiện bày là bỏ qua điều bất thiện.
- Nhân cần thiết của tàm là biết tự trọng.
Ḷng tàm đượ xem là một sức mạnh tinh thần của việc tu tập (tàm lực).
16. 1 . 4. Quư (Ottappa):
Có chú giải rằng: “Ottappatīti ottappo: kinh cảm, sợ hăi gọi là quư”.
Quư thuộc tánh có nghĩa là trạng thái sợ hăi với điều tội lỗi. Chức năng của quư thuộc tánh cũng giống như tàm là ngăn chặn ác pháp xâm nhập. Quư cũng là một chất miễn nhiễm của tư tưởng.
- Chơn tướng của quư là ghê sợ điều xấu.
- Phận sự của quư là chận đứng sự làm quấy.
- Sự hiện bày là thối thoát điều ác.
- Nhân cần thiết của quư là trọng tha nhân.
Quư cũng là một sức mạnh tinh thần (quư lực).
Thảo luận:
Ḷng tàm, quư là yếu tố tu tập qua h́nh thức nào?
Một vị Thánh A-la-hán đă chấm dứt mọi phiền năo lỗi lầm, với vị ấy c̣n cần thiết ḷng tàm quư không?
Chỉ là người tu tập mới có ḷng tàm quư hay là tất cả mọi người đều có thể có?
16. 1 . 5. Vô tham (Alobha):
“Lubbhatīti lobho: dính mắc gọi là tham”.
“Na lobho’ti alobho: không dính mắc gọi là vô tham”.
Vô tham thuộc tánh có trạng thái không dính mắc với đối tượng, không bám bíu vào đối tượng; chức năng của vô tham thuộc tánh là giúp các pháp đồng sanh biết cảnh một cách vô nhiễm. Ví dụ như một lá sen hay lá môn nhờ có lớp phấn trên mặt nên không bị dính ướt khi nước rơi.
- Chơn tướng của vô tham là trạng thái không dính mắc.
- Phận sự của vô tham là không chấp giữ.
- Sự hiện bày là không quyến luyến.
- Nhân cần thiết của vô tham là khéo tác ư.
Vô tham thuộc tánh là nguồn gốc của thiện pháp hay c̣n gọi là căn thiện (kusalamūlanaṃ); từ vô tham mà phát sanh thiện pháp bố thí, xả tài…
Thảo luận:
Vô tham là thuộc tánh của tâm thiện, thế v́ sao pháp thiện vẫn trợ duyên cho tâm tham bất thiện sanh khởi được?
Có khác nhau không giữa vô tham, xả tài và bố thí?
Tu tập theo cách thức nào để đạt đến thái độ vô tham?
thuộc tánh tịnh hảo là những thuộc tánh tốt đẹp, tạo nên những tâm tịnh hảo (sobhanacitta) như là tâm thiện, tâm quả hữu nhân, tâm tố hữu nhân. thuộc tánh tịnh hảo thuộc về hành uẩn, gồm 25 thứ, được chia thành 4 nhóm.
16. 1. 6. Vô sân (Adosa):
"Dussat́ti doso: bức xúc gọi là sân".
"Na doso'ti adoso: không nóng bức gọi là vô sân".
Vô sân thuộc tánh là một trạng thái mát mẻ, tạo ra t́nh trạng hài ḥa cho các pháp đồng sanh. Thí dụ như cái máy điều hoà không khí sẽ tạo ra không gian mát mẻ cho một căn pḥng.
- Chơn tướng của vô sân là không nóng bức.
- Phận sự của vô sân là làm cho các pháp đồng sanh không bị xung đột.
- Sự hiện bày là hài ḥa.
- Nhân cần thiết của vô sân là khéo tác ư.
Từ thuộc tánh vô sân tạo thành những đức tánh tốt đẹp như từ tâm (Mettà) thuộc về thiện pháp ba-la-mật hay pháp Phạm trú vô lượng tâm.
16. 1 .7. Trung ḥa
(hành xả) (Tatramajjhattatà):
"Tatra: ở đấy; majjhattatà: chính giữa, trung b́nh". Tatramajjhattatà là t́nh trạng quân b́nh, giữ ở mức độ trung ḥa.
thuộc tánh trung ḥa là một thuộc tánh có chức năng bảo ḥa các pháp đồng sanh, khiến tâm biết đối tượng với thái độ không thiên lệch. thuộc tánh này ví như người đánh xe song mă, khéo giữ đôi ngựa chạy song hành, không chạy trước chạy sau.
- Chơn tướng của thuộc tánh trung ḥa là cân bằng tâm lư.
- Phận sự của thuộc tánh trung ḥa là ngăn t́nh trạng thái quá.
- Sự hiện bày là mức độ trung b́nh.
- Nhân cần thiết là có pháp tương ưng.
Từ tính chất của thuộc tánh trung ḥa mà phát triển tu tập thành ra một đức tính đó là hành xả trong ba-la-mật, xả phạm trú trong vô lượng tâm, xả giác chi trong thất giác chi...
16. 1. 8 & 9 Tịnh thân, Tịnh tâm (Kāyapassaddhi _ Cittapassaddhi):
Cả hai thuộc tánh này đều là một trạng thái , chỉ khác là Tịnh thân (Kāyapassaddhi) một thuộc tánh hỗ trợ ba danh uẩn thuộc tánh; Tịnh tâm (Cittapassaddhi) một thuộc tánh hỗ trợ thức uẩn. Những cặp thuộc tánh kế tiếp cũng nên hiểu như vậy.
thuộc tánh Tịnh thân_Tịnh tâm là những thuộc tính làm cho yên lặng. Từ căn "pa + sambh" nghĩa là xoa dịu. Ở đây Tịnh thuộc tánh (Kāya_Cittapassaddhi) là tính năng làm cho bốn danh uẩn tịnh hảo được yên lặng, không bị nhiệt năo, xáo trộn tán loạn; thuộc tính này nghịch nghĩa với uddhacca: trạo cử hay phóng dật.
- Chơn tướng của thuộc tánh Tịnh thân Tịnh tâm là sự lắng dịu nhiệt năo..
- Phận sự là chế ngự xáo trộn.
- Sự hiện bày là thân tâm mát mẻ.
- Nhân cần thiết là có tâm và thuộc tánh đồng sanh.
Hai thuộc tính này khi được phát triển đến cao độ sẽ trở thành một trong bảy giác chi, Tịnh giác chi.
16. 1. 10 & 11 Khinh thân, Khinh tâm (Kāyalahutā _ Cittalahutā):
Một thứ làm cho các thuộc tánh nhẹ nhàng, và một thứ làm cho các tâm thức nhẹ nhàng.
Lahutā, xuất nguyên từ "Laghu" có nghĩa nhẹ, mau. thuộc tánh Khinh thân và Khinh tâm là hai tính năng làm cho thân tâm linh hoạt bởi trạng thái nhẹ nhàng, chúng tiêu trừ trạng thái năng nề của các pháp đồng sanh. Cũng ví như không khí trong cái bong bóng là cho vỏ cao su trở nên nhẹ và có thể bay bổng. Khing thuộc tánh này nghịch nghĩa với Thīna_middha: hôn trầm và thụy miên.
- Chơn tướng của Khinh thuộc tánh là dẹp bỏ sự nặng nề của thân tâm.
- Phận sự của Khinh thuộc tánh là khắc phục t́nh trạng nặng nề của thân tâm.
- Sự hiện bày là không trầm cảm thân tâm.
- Nhân cần thiết là có tâm và thuộc tánh đồng sanh.
16. I . 12 & 13 Nhu
thân, Nhu tâm (Kāyamudutā _ Cittamudutā)
Một thứ làm cho các thuộc tánh mềm dẻo, và một thứ làm cho thức tâm mềm dẻo.
Mudu: mềm, không cứng; mudutā là trạng thái mềm dẻo. Hai thuộc tánh này có tính năng dẹp đi tính cách cứng rắn, ương ngạnh, làm cho thân và tâm nhu nhuyến, dễ sử dụng, dễ tiêp nhận đối tượng. Ví như tấm da thuộc đă tẩm dầu trở nên mềm và dễ dàng căng bịt cái trống vậy.
Hai thuộc tánh Nhu thân và Nhu tâm này nghịch nghĩa với diṭṭhi tà kiến và māna kiêu mạn. Mặt khác, chính từ nơi hai thuộc tánh Nhu thân và Nhu tâm mà sanh ra một đức tính thiện pháp, đó là sự dễ dạy.
- Chơn tướng của Nhu thân, Nhu tâm là dẹp bỏ sự thô cứng của thân tâm.
- Phận sự là khắc phục t́nh trạng thô cứng.
- Sự hiện bày là không đối kháng.
- Nhân cần thiết là có tâm và thuộc tánh.
16. I . 14 & 15
Thích thân, Thích tâm (Kāyakammaññatā _ Cittakammaññatā)
Một thứ làm cho các thuộc tánh thích ứng cảnh, và một thứ làm cho tâm thích ứng cảnh.
Chữ kammaññatā, do “kamma + ṇya + tā” có nghĩa là dễ sử dụng, thích hợp công việc, thích nghi với cảnh.
Hai thuộc tánh Thích thân và Thích tâm là hai thuộc tính có tính năng làm cho các tâm pháp đồng sanh với chúng hoạt động một cách thích nghi, tức là làm phận sự biết cảnh vừa với khả năng.
Từ hai thuộc tánh này sẽ tạo ra đức tính dễ dăi, dễ nuôi.
- Chơn tướng của thuộc tánh Thích thân, Thích tâm là dẹp bỏ sự không thích nghi của thân tâm đối với cảnh.
- Phận sự là khắc phục t́nh trạng bất xứng của thân và tâm.
- Sự hiện bày là làm cho tâm hợp với cảnh
- Nhân cần thiết là có tâm và thuộc tánh.
16. I . 16 & 17 Thuần
Thân và Thuần Tâm (Kāyapaguññatā – Cittapaguññatā):
Là sự tinh luyện thông thạo hay thuần thục của tâm và thuộc tánh tâm. Đặc tánh của hai thuộc tánh tâm này là diệt trừ sự đ́nh trệ (bệnh hoạn) của tâm và thuộc tánh tâm. Như một người thợ rành nghề có thể làm được tất cả các công việc trong lảnh vực nghề nghiệp của ḿnh.
- Chơn tướng của hai thuộc tánh Thuần Thân và Thuần Tâm là sự không đ́nh trệ của tâm và các thuộc tánh tâm.
- Phận sự của hai thuộc tánh Thuần Thân và Thuần Tâm là diệt trừ sự đ́nh trệ của tâm và các thuộc tánh tâm.
- Sự thành tựu của hai thuộc tánh Thuần Thân và Thuần Tâm là cách xa ĺa lỗi lầm.
- Nhân cần thiết của hai thuộc tánh Thuần Thân và Thuần Tâm là cách thích hợp với công việc của tâm và các thuộc tánh tâm.
16. I . 18 & 19
Chánh Thân và Chánh Tâm (Kāyujjukatā – Cittujjukatā):
Là sự chánh trực của tâm và thuộc tánh tâm. Đặc tánh của hai thuộc tánh này là đối trị với sự quanh co tà vạy của tâm và các thuộc tánh đồng sanh để chúng trở thành chơn chánh. Như kim chỉ nam giúp người khách lữ hành khỏi lạc hướng.
- Chơn tướng của hai thuộc tánh Chánh Thân và Chánh Tâm là cách chơn chánh, ngay thẳng.
- Phận sự của hai thuộc tánh Chánh Thân và Chánh Tâm là đối trị sự tà vạy.
- Sự thành tựu của hai thuộc tánh Chánh Thân và Chánh Tâm là được chơn chánh không tà vạy.
- Nhân cần thiết của hai thuộc tánh Chánh Thân và Chánh Tâm là tâm và các thuộc tánh tâm.
16.2. thuộc tánh
Giới Phần (Viratiyo)
Là những thuộc tánh tâm ngăn ngừa và sát trừ các ác nghiệp do thân và khẩu gây ra. Các thuộc tánh nầy khi hợp với các tâm Đại Thiện th́ ngăn các ác nghiệp đang sanh (vừa sanh) và ngừa các ác nghiệp sẽ sanh. Khi hợp với tâm Siêu Thế th́ sát tuyệt các ác nghiệp. Gồm có ba thuộc tánh tâm:
16.2.1 Chánh Ngữ:
(Sammā Vācā):
Là lời nói chơn chánh, không vọng ngữ, không nói dối, không nói lời đâm thọc, không nói hai lưỡi, không nói lời ác độc, không nói ỹ ngữ.
16.2.2 Chánh Nghiệp:
(Sammā Kammantā):
Là hành nghề chơn chánh, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.
16.2.3 Chánh Mạng:
(Sammā Ājiva):
Là nuôi mạng sống một cách chơn chánh, không bán thuốc độc, rượu, vơ khí, nô lệ và các loài vật để sát sanh. Tức là không nuôi mạng do thân và khẩu ác.
- Chơn tướng của ba thuộc tánh Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng là không tạo thân và khẩu ác.
- Phận sự của ba thuộc tánh Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng là ngăn ngừa hoặc đối trị thân và khẩu ác.
- Sự thành tựu ba thuộc tánh Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng là thân và khẩu không tạo ác.
- Nhân cần thiết của ba thuộc tánh Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng là công đức của Tín, Niệm, Tàm, Úy và thiểu dục.
16.3. thuộc tánh
Vô Lượng Phần (Appamaññā)
Là những thuộc tánh xem chúng sanh đồng đẳng (do đó, c̣n gọi là thuộc tánh Đẳng Phần), không phân biệt kẻ thân, người thù; cũng gọi là Vô lượng tâm v́ các thuộc tánh này lấy vô lượng chúng sanh làm đối tượng. Đúng ra có tất cả là bốn thuộc tánh: Từ (Mettā), Bi (Karunā), Hỷ (Muditā) và Xă (Upekkhā); nhưng phần trước đă bàn đến Vô Sân tương đương với Từ và Hành Xă tương đương với Xă nên ở đây chỉ nói đến Bi và Hỷ mà thôi. 2 thuộc tánh Tâm này không bao giờ xuất hiện cùng lúc.
16.3.1 Bi
(Karunā):
Từ ngữ căn Kar + unā nghĩa là làm cho tâm của người thiện rung động trước sự đau khổ của chúng sanh. Đặc tánh của Bi là sự cầu mong diệt trừ sự đau khổ của mọi người (Bi năng bạt nhứt thiết chúng sanh chi khổ).
- Chơn tướng của thuộc tánh Bi là cách muốn bài trừ sự đau khổ của chúng sanh.
- Phận sự của thuộc tánh Bi là không thể làm ngơ trước sự đau khổ của người khác.
- Sự thành tựu của thuộc tánh Bi là không ép uổng chúng sanh khác.
- Nhân cần thiết của thuộc tánh Bi là nhận thấy chúng sanh bị khổ.
16.3.2 Hỷ (Tùy Hỷ:
Muditā):
Từ ngữ căn Mud là sự hoan hỷ, vui theo nhân thiện và quả phúc lợi lộc của chúng sanh khác.
- Chơn tướng của thuộc tánh Hỷ là vui theo quả phúc của chúng sanh.
- Phận sự của thuộc tánh Hỷ là không ganh tỵ với người khác.
- Sự thành tựu của thuộc tánh Hỷ là vừa ḷng với sự tiến hóa của chúng sanh khác.
- Nhân cần thiết của thuộc tánh Hỷ là nhận thấy chúng sanh tạo và hưởng hạnh phúc.
16.4. thuộc tánh
Trí Tuệ (Tuệ Quyền) (Paññindriya)
Là sự sáng suốt, hiểu biết sự
vật đúng với lẽ thật (chơn lư). Từ ngữ
căn Pa: đứng đắn + ñà: biết. Tức là biết
một cách đứng đắn. Đặc tánh của Tuệ
quyền là hiểu biết đúng như thật. V́ trí tuệ
chế ngự vô minh và chiếm địa vị ưu thắng
trong sự hiểu biết nên gọi là Tuệ Quyền. Theo
Thắng pháp (Abhidhamma) th́ Trí (Ñāna), Huệ (Paññā)
và Vô Si (Amoha) đồng nghĩa với nhau.
Tuệ quyền có mặt trong các tâm hợp Trí và là một trong bốn phương tiện để chứng Thần Túc Thông (Iddhipāda), Trí Tuệ được gọi là Suy t́m (Vīmamsā). Khi được Định (Samādhi) làm cho trong sạch, Trí Tuệ được gọi là Diệu Trí (Abhiññā). Trí Tuệ cũng là một trong Thất Giác Chi (Sattabojjhanga) với danh hiệu là Trạch Pháp (Dhammavicaya) và là Chánh Kiến (Sammādiṭṭhi) trong Đạo Đế (Magganga). Sự tột cùng của Trí Tuệ là sự giác ngộ của Đức Phật. Trí tuệ theo nghĩa tuyệt đối là hiểu biết sự vật như thật theo đúng lư Vô Thường (Anicca), Khổ Năo (Dukkha) và Vô Ngă (Anatta).
- Chơn tướng của thuộc tánh Trí Tuệ là hiểu biết thấu tột chơn tướng của các pháp.
- Phận sự của thuộc tánh Trí Tuệ là bài trừ sự tối tăm, biết rơ ràng, rành mạch.
- Sự thành tựu của thuộc tánh Trí Tuệ là không mê mờ, không nhiễm đắm cảnh.
- Nhân cần thiết của thuộc tánh Trí Tuệ là Tịnh (Passadhi), khéo Tác ư và tục sanh bằng tâm tam nhân.