A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
Tâm Quả Dục Giới Tịnh Hảo
A Tỳ Đàm, Bài 8.3 Bài Giảng & Thảo-Luận
Ngày 11 tháng 6 năm 2004
Bài 8
Tâm
Quả Dục Giới Tịnh Hảo
III. Tâm Ðại Hạnh (Duy Tác) Dục Giới
Tịnh Hảo (Mahākiriyakāmavacaracitta):
Là những tâm chỉ xuất hiện để
đối xử với cảnh và khi diệt đi không
để lại dấu vết (Duy=chỉ; Tác=làm. Duy Tác=Chỉ
làm). Những tâm này chỉ sanh nơi cơ tánh của vị
A-La-Hán. Trừ lúc nhập thiền, trong đời sống
bình nhật vị A-La-Hán xử dụng tâm duy tác tịnh hảo
để đối xử với cảnh.
Sở dĩ vị A-La-Hán hành động những
việc giống như việc thiện mà không có tạo quả
vì các vị này đã đoạn trừ vô minh và ái dục
(tức là hai nguồn gốc của nghiệp). Ðiều cần
ghi nhận ở đây là tuy các vị A-La-Hán hay Ðức Phật
tuy làm việc thiện mà không tạo quả, nhưng các
ngài vẩn nhận 23 tâm quả dục giới sanh ra do những
hành động thiện hay ác mà các ngài đã làm trước
khi chứng được quả vị thanh tịnh.
Tâm Ðại Hạnh (Duy Tác) Dục Giới Tịnh
Hảo gồm có 8 tâm giống như tâm đại thiện.
Trường hợp vị A-La-Hán gặp
đối tượng tạo sự hoan hỷ, các ngài dùng
tâm thọ hỷ, còn lúc bình thường thì dùng tâm thọ
xã.
Những lúc cần dùng trí như thuyết
pháp, thiền định, quán xét đạo quả, ... thì
các ngài dùng tâm hợp trí, còn lúc bình thường như
đi bát, ăn uống, ... thì các ngài dùng tâm ly trí.
Ở trường hợp cần phải
phán đoán cẩn thận thì các ngài dùng tâm hữu trợ,
còn lúc bình thường thì dùng tâm vô trợ.
Tâm duy tác dục giới tịnh hảo giống
như tâm đại thiện là làm công tác đổng tốc,
chỉ khác chăng là những việc cải chánh thì các
ngài không làm và điểm cần nhắc lại ở
đây là các tâm duy tác không hề sinh những tâm quả.
ooOoo
TT Giác Đẳng giảng phần I
TT Giác Đẳng giảng
TT Giác Đẳng giảng phần II
TT Giác Đẳng giảng
Minh Hạnh Thực Hiện