www.dieuphap.com   
Trang Pháp Đàm 
A Ty` Đàm 
Bài Giảng   3.1A
Bài 3.  1a
Thảo Luận  1
Thảo Luận  2
Thảo Luận  3
Bài Giảng   3.1B
Bài 3.  1b
Thảo Luận  4
Thảo Luận  5
Thảo Luận  6



A Tỳ Đàm
Ging Giải và Tho Luận

Tâm Quả Dục Giới Tịnh Hảo

A Tỳ Đàm, Bài 8.3.1 Bài Giảng & Thảo-Luận   Ngày 11 tháng 6 năm 2004


Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính


Bài 8

Tâm Quả Dục Giới Tịnh Hảo


III. Tâm Đại Hạnh (Duy Tác) Dục Giới Tịnh Hảo (Mahākiriyakāmavacaracitta):


Phần I

TT Giác Đẳng:
Kính đảnh lễ Quí Chư Tôn Đức, kính thưa quí Phật tử, hôm nay chúng ta học tám tâm duy tác, đúng ra trong từ vựng chúng ta không có chữ đại duy tác, mà chúng ta có chữ tâm đại thiện dục giới, tâm đại quả dục giới.  Ngày xưa Ngài Hoà Thượng Tịnh Sự đă dùng tâm đại hạnh dục giới.  Những tâm dục giới tịnh hảo này có một y' nghĩa đặc biệt đó là sự có mặt trong nhiều cơi, biết được nhiều cảnh và làm được rất nhiều việc.  Riêng về những tâm duy tác này khác hẳn những tâm duy tác vô nhân, trong lúc ba tâm duy tác vô nhân chúng ta chỉ có tiếu sinh tâm hay ưng cúng vi tiếu là tâm của bậc thánh vô sanh, chúng ta muốn nói đến tâm làm việc cười của vị Phật Độc Giác Thinh Văn Giác.

 

Trong lúc đó tâm đại hạnh được xem như là tâm đại hạnh, hay tâm duy tác dục giới tịnh hảo được xem như là một thứ tâm có thể nói rằng cho chúng ta biết rất nhiều về đời sống của bậc Thánh nhân thế nào.  Thật ra trong kho tàng kinh điển Đạo Phật, đa phần chúng ta đều có một hi`nh ảnh tương đối, nhiều tưởng tượng về thế nào là một bậc Thánh giải thoát.  Nhưng ít có một bộ phận kinh điển nào có được sự mô tả tường tận, và chi tiết hơn về tâm tư của bậc Thánh như A Ty` Đàm của Pali.  Những tâm kiriya hay những tâm duy tác đặc biệt cho chúng ta thấy thế nào một cuộc sống đă không co`n bị chi phối bởi vô minh và ái dục.  Tám tâm đại hạnh hay tâm duy tác dục giới tịnh hảo có thể nói rằng là một cống hiến rất lớn, là một cửa mở cho chúng ta đi vào thế giới mà chúng tôi vừa đề cập đến.

 

Như quí vị thấy chữ kiriya có nghĩa làm mà không có kết quả, không có quả của hành động đó, quả ở đây chúng ta nói về nhân quả chứ không phải kết quả , tức là những thành tựu do tâm mang lại.  Chúng tôi lấy ví dụ Ngài Xá Lợi Phật là một Thánh Đệ Tử Phật đă đoạn tận được vô minh phiền năo. Ngài thuyết pháp, kết quả của vị thuyết pháp là chuyển hoá được tâm tư của người khác, nhưng sự việc của Ngài thuyết pháp nó không có mang lại phúc quả nhân thiên về sau, giống như chúng ta khi chúng ta cùng làm việc tương tự như Ngài.  Bởi vi` trong tâm tư của các Ngài không co`n mầm mống của trầm luân sanh tử nữa. 

 

Do vậy chữ kiriya được dịch nhiều chữ khác nhau, Ngài Hoà Thượng Tịnh Sự có khi Ngài dịch là tâm hạnh, rồi về sau này chúng ta cũng nghe nói đến tâm tố.  Chữ tố ở đây là một trạng thái tâm làm việc chỉ hành động nhưng không mang lại kết quả dẫn đến do một chủng tử mầm mống trầm luân sanh tử nào.  Đối với tâm kiriya thi` Hoà Thượng Minh Châu dịch là tâm duy tác, duy tác chỉ có hành động không có mang lại quả của hành động, tức là cũng một lần nữa nói lên y’ nghĩa không luân hồi.  Như vậy chúng ta nói tâm hạnh, tâm tố và tâm duy tác là ba từ đều dịch từ chữ kiriya.

 

Tâm duy tác cho chúng ta biết nhiều về đời sống của bậc Thánh nhân, đời sống của các Ngài vẫn là một số hạnh nguyện vi` tâm đại bi, vi` một số các ly’ do khác, nhưng không phải đến từ vô minh và ái dục.  Các Ngài cũng bố thí, các Ngài cũng thuyết pháp, các Ngài cũng tri` giới như Ngài CaDiếp, Ngài là đệ nhất về hạnh đầu đà, ở trong đời sống của Ngài vẫn thọ tri` hạnh đầu đà, mặc dù Ngài không co`n cần hành hạnh đầu đà nữa.  Hạnh đầu đà có nghĩa là một phương pháp tiết chế để giảm thiểu phiền năo, nhưng Ngài vẫn sống với hạnh đầu đà, ví dụ chỉ mặc ba y, ăn một ngày một bữa, khi đứng dậy thi` không ăn nữa, hay ở dưới cội cây, mặc y phấn tảo v.v…  Những hạnh đầu đà đó của các Ngài, hoàn toàn là vi` lo`ng bi mẫn muốn nêu cao gương lành cho hậu tấn, do đó Ngài CaDiếp đă làm như vậy.

 

Thưa quí vị trong sự mô tả chúng ta được biết qua A Ty` Đàm, thi` rất khó để chúng ta hiểu được cái tâm tư của một vị đă giác ngộ, khi các Ngài không co`n mầm mống mê chấp đặc biệt tế nhị, mà chúng ta gọi là 10 kiết sử cột trói, hay các lậu hoặc đưa đẩy Ngài vào trầm luân sanh tử.  Tám tâm này nó cũng tương tự như tám tâm đại thiện, có nghĩa là có 4 tâm thọ hỷ và 4 tâm thọ xả.  Trong 4 tâm thọ hỷ hay 4 tâm thọ xả  những tâm hợp trí và ly trí, có những tâm vô trợ và hữu trợ. 

 

Ở đây thi` cũng cho chúng ta thấy rằng khi các Ngài hành xử, không phải lúc nào các Ngài cũng vận dụng trí năng thường xuyên, như một số ngoại đạo có chủ trương rằng một con người giác ngộ thi` hễ lúc nào đi đứng nằm ngồi suy nghĩ thi` cũng phải vận dụng đến tuệ giác của mi`nh.  Chúng ta ti`m thấy ở những tâm ly trí trong tâm duy tác, điều đó chứng tỏ cho thấy một vị Thánh nhân, các Ngài khi hành xử thi` các Ngài vẫn lúc nào cần dùng đến trí tuệ thi` các Ngài vận dụng đến trí tuệ, lúc nào không dùng đến trí tuệ thi` các Ngài cũng không dùng đến trí tuệ, chứ không phải thường xuyên lúc nào các Ngài cũng dùng điều đó. 

 

Mặc dù chúng ta biết chắc chắn rằng sở hành của các Ngài không bị chi phối ảnh hưởng bởi vô minh và ái dục.  Một điều đặc biệt ở đây khi chúng ta so sánh điểm vô minh và ái dục chi phối, thi` chúng ta thấy ở tâm thiện dục giới, hay là tâm đại thiện, tức là cách đây hai bài học, bài học trước chúng ta học về tâm đại quả, và bài học kế tiếp chúng ta học tâm đại thiện.  Thi` tâm đại thiện là tâm có thể nói rằng tạo ra nhiều phúc nghiệp lành bằng tâm dục giới, và mặc dầu là một tâm  thiện, nhưng tâm này có khả năng để tạo quả luân hồi.  Và bất cứ tâm nào có khả năng tạo quả luân hồi thi` đằng sau đó nó vẫn là một duyên khởi, nó đến từ vô minh và ái như chúng ta đă thấy trong giáo ly’ duyên khởi là vô minh duyên cho hành, rồi ái thủ duyên cho hữu.  Những thứ đó trong giáo ly’ duyên khởi cũng như trong A Ty` Đàm cho chúng ta thấy một cái nhi`n rất đặc biệt, về chúng sanh sống trong đời này ngay trong quan niệm thiện và ác nó đều bị một chi phối bởi năng lực của vô minh.

 

Thật ra nó tương tựa như những người sống trong thế gian này, cho dù họ là người tốt hay một người không tốt đi nữa, thi` tất cả hành động của họ, tất cả những việc làm cố gắng của họ nó đều đến từ một cái sự không biết về tương lai, không biết về những bí mật của đời sống.  Cũng cùng ra đời làm việc, một số trong chúng ta làm việc rất lương thiện sống với tư cách của một người công dân có trách nhiệm ở trong xă hội, tuy nhiên chúng ta cũng không biết gi` về tương lai của mi`nh, do đó cố gắng mi`nh xây dựng một chút sống ở trên một hi`nh thái nào đó, thi` dù là thiện hay là bất thiện, thi` cả thiện và bất thiện đó nó đều đến từ một cái không nhận biết rơ về tương lai của mi`nh.

 

Sư bao trùm của vô minh và ái nó chi phối hành động thiện và bất thiện là một bài học không đơn giản để tiêu hóa trong đời sống của một người bi`nh thường.  Nhưng giáo ly’ A Ty` Đàm cho chúng ta thấy rằng bất cứ cái nghiệp nào dẫn vào kiếp luân hồi, dẫn vào cơi vui hay cơi khổ, dầu là thiện thú hay ác thú, cho dù cảnh giới đó là cảnh giới nào đi nữa, nhưng đă trôi dạt vào luân hồi, thi` sự trôi dạt vào luân hồi đó nó đều phải được tiếp tục nuôi dưỡng bởi vô minh và ái như là một động lực ở phía sau lưng.  Nếu một người trong giờ phút lâm chung mà tâm tư của họ hoàn toàn thanh tịnh vắng lặng không co`n mảy may một chút gi` vô minh và ái, thi` họ không có điều kiện tạo nên tiếp tục tiến tri`nh luân hồi nữa.  Luân hồi và vô minh ái dục thi` hầu như nó là một yếu tố “ắt có và đủ” không thể không có được.

 

Thi` tám tâm duy tác chúng ta nói tại đây là tâm của bậc ứng cúng, tại sao chúng ta dùng chữ ứng cúng.  Đúng ra thi` chữ ứng cúng ở đây rất quan trọng, chữ ứng cúng hay chúng ta gọi chữ A La Hán, là Phạn âm của chữ Arahan, chúng ta dịch là ứng cúng có nghĩa là bậc trọn lành, chúng ta gọi là bậc đă đoạn tận phiền năo hay có y’ nghĩa là sát tặc. Bậc ứng cúng là bậc xứng đáng được cúng dường, có nghĩa là vị này đă đoạn tận 10 kiết sử phiền năo, không co`n một mảy may chút phiền năo và ái dục dư xót.  Chữ ứng cúng ở đây được áp dụng cho cả ba vị Phật, tức là bậc Chánh Đẳng Giác, hay bậc Toàn Giác, bậc Độc Giác hay Bích Chi Phật và bậc Thinh Văn Giác tức là những Thánh Đệ Tử Phật.  Các Ngài vẫn tiếp tục thân ngũ uẩn trong cuộc sống này như bao nhiêu câu truyện về Thinh Văn Sử, chúng ta đọc trong đó rải rác nhất là bộ therakatha……, theritatha ……ghi lại những cảm khái, những suy tư và một số các hành sử của chư vị Đại Đệ tử Phật sau khi đă đắt đạo chứng quả nhưng co`n mang thân ngũ uẩn này 

 

Minh Hạnh Thực Hiện