| |  dieuphap.com  |   Ch́a Khóa Học Phật  |  Tu Hoc  | Video | H́nh Ảnh |Pháp Âm | | 

     

 ĐỀ ÁN THÁNG BA VÀ THÁNG TƯ -2010

 

Phật Là Nơi Nương Nhờ Tối Thượng  

     

 


KHÓA TU HỌC MÙA XUÂN

 

Chùa Pháp Luân tổ chức Khóa Tu Học Mùa Xuân với chương tŕnh hành hương Ấn Độ do TT Giác Đẳng hướng dẫn sẽ chiêm bái các thánh tích liên quan đến Đức Phật là Lâm Tỳ Ni, Bồ Đề Đạo Tràng, Vườn Lộc Giả, Câu Thi Na, Ba La Nại, Khổ Hạnh Lâm, Vương Xá, Linh Thứu Sơn, Na Lan Đà, Hoa Thị Thành, Tỳ Xá Ly, Xá Vệ và Ca Tỳ La Vệ, phái đoàn sẽ thăm viếng các hang động Ajanta & Ellora miền nam Ấn Độ và thăm viếng Dharamsala Ngài Dalai Lama. Phái đoàn rời Hoa Kỳ ngày 18-03-2010 và trở về ngày 07-04-2010. Ngoài chương tŕnh chiêm bái c̣n có phần giảng về Cuộc Đời Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trên xe buưt trong suốt hành tŕnh.  Mọi chi tiết xin liên lạc email phapluan@yahoo.com hoc điện thoại TT Giác Đẳng tại 281- 216-3588

Mời xem Cẩm Nang Hành Hương khoá tu học Mùa Đông 11/2009


H́nh Ảnh Đức Phật Trong Thế Giới Ngày Hôm Nay - TT Giác Đẳng giảng

 

Đức Phật là vị giáo chủ với một giáo đoàn tăng lữ xưa nhất ở trong lịch sử của nhân loại. 2500 năm đă trôi qua và trong suốt 25 thế kỷ đó h́nh ảnh của Đức Phật được ghi nhận được lễ bái và được phát hoạ với nhiều đường nét khác nhau, người ta có thể nói một cách không sai lầm là ở trong ḷng của những người Phật tử như mỗi chúng ta ở đây đều có h́nh ảnh của Đức Phật, nhưng chắc chắn h́nh ảnh từ dung của Ngài ở trong ḷng của chúng ta không hoàn toàn giống nhau, mỗi người có một cách thế chiêm nghiệm, thờ phượng và tưởng nghĩ về Đức Phật khác nhau và không có nghi ngờ ǵ để nói rằng Đức Phật là một h́nh ảnh lớn rất lớn, lớn đến đỗi ở mỗi một thời kỳ mỗi một hoàn cảnh giai đọan của cuộc sống chính ḿnh, đôi khi chúng ta phải tự đặt câu hỏi lại là h́nh ảnh của Đức Thế Tôn trong ḷng của chúng ta như thế nào.

 

Mời xem tiếp


Như Lai - TT Giác Dẳng giảng

 

Đề tài Như Lai trong một bài kinh rất quan trọng nhưng mà lại ít khi được nhắc đến trong truyền thống Phật giáo Nam Truyền. Chúng ta phải ghi nhận một điều hết sức thú vị là ư nghĩa của đề tài này thường được đề cập và đề cập đến một cách rất rộng răi trong kinh điển Phật giáo Bắc Truyền, đó là kinh Kim Cang và qúi vị thỉnh thoảng đọc một vài đối thoại trong kinh điển Sanskrit như cuộc đối thoại giữa Đức Phật và tôn giả Tu Bồ Đề chẳng hạn, th́ chúng ta sẽ thấy rằng nội dung của bài kinh ngắn này được quảng diễn một cách tối đa và có lẽ nếu có vị nào hỏi chúng tôi về những điểm ưu việt của Phật Giáo Bắc Truyền trên phương diện kinh điển th́ chúng tôi không thể không nhắc đến một điều mà chúng tôi nghĩ rất là đặt trong lănh vực phô diễn những tư tưởng tương tự như bài kinh này.

Thật ra chúng ta phải đi một cách tuần tự vào đề tài này để chúng ta có thể không tự làm cho ḿnh vướng vấp nhiều thứ. Trước nhất là thời Đức Phật c̣n tại thế có một số khái niệm được nói một cách rất rơ ràng trong đạo Phật nhưng mà điều đó không có nghĩa là hoàn toàn xa lạ với người ngoại đạo, nói một cách khác những ư niệm như vậy đă có một cách manh nha hay là đă được xử dụng rất phổ thông ở trong tư tưởng của Balamon giáo đă xử dụng từ ngữ đó để nói một cách khác và đây là một thí dụ điển h́nh. Những danh từ Bhagavato - Đức Thế Tôn, Arahato - Bậc Ứng Cúng hay là trong trường hợp bài kinh này Tathàgata - Đức Như Lai. Ngày xưa chúng ta được biết ở trong xă hội Ấn Độ với một tŕnh độ tâm linh rất cao, có rất nhiều vị đạo sĩ Balamon từ bỏ gia đ́nh sống cuộc sống không gia đ́nh vào trong rừng sâu và có những thành tựu lớn về phương diện thiền định, ví dụ như đạo sĩ Asita người đă đến gặp Thái Tử Sĩ Đạt Đa sau khi Thái Tử mới chào đời được ba ngày, người Thầy đầu tiên sau khi rời khỏi hoàng cung Thái Tự Sĩ Đạt Đa t́m đến là Ngài Alaram Kalama và Ngài Uddaka Ramaputta, những vị này đều là những vị thông tuệ có sở đắc sở chứng cao.

Xem Tiếp


Giới Bổn Chư Phật Truyền Dạy - Kinh Pháp Cú kệ ngôn 183, 184, 185 - TT Giác Đẳng giảng

 

Không làm các việc ác,

Ttu tập các hạnh lành,

Thanh tịnh tâm ư

Là lời Chư Phật dạy,"

Duyên sự của bài kệ này là Tôn giả Ananda bạch hỏi Đức Phật về trường hợp của Chư Phật quá khứ, Chư Phật khi ban hành giới bổn tụng đọc th́ những ǵ khác nhau, những ǵ giống nhau và trong lời dạy của các Ngài có giống nhau hay không? Trước khi chúng ta đi xa hơn về duyên sự chúng ta hăy nói về một số ư nghĩa của chữ Giới Bổn. Giới bổn ở đây có thể nói là tôn chỉ và tôn chỉ này được xem như là guideline hoặc giả là hiến chương hoặc giả là cương lĩnh, chúng ta hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nhưng căn bản trong đạo thường dùng chữ "tôn chỉ" để chỉ cho một đường hướng rơ ràng mà đạo giáo và ở đây nói đến Phật giáo là đường hướng đó được xác định như thế nào. Dĩ nhiên điều này không phải là điều có thể xem thường được. 

Xem Tiếp


Sự Lợi Ích Của Quy Y Tam Bảo - TT Giác Đẳng  giảng

Quy y Tam Bảo là một sự xác chứng niềm tin của mình đối với Phật, Pháp, Tăng, và không những chỉ xác chứng niềm tin của mình mà còn nói lên một thái độ rõ ràng ở trong cuộc sống. Một người có thể xác chứng niềm tin của mình và có một thái độ nghiêm túc ở trong cuộc sống tinh thần, thì chúng ta làm một lựa chọn, mà sự lựa chọn đó không thể không cân nhắc. Đúng ra Phật, Pháp, Tăng trong một lý lẽ rất đơn thuần. Chúng ta không nói đến một Đức Phật lịch sử, chúng ta không cần phải nói đến một hình ảnh xa xôi, chúng ta chỉ nói riêng giá trị của Phật, của Pháp, của Tăng. Gía trị của Phật là sự giác ngộ, giá trị của Pháp là lẽ thật, và giá trị của Tăng là sự hòa hợp. Tự ba giá trị đó là ba giá trị lớn trong đời sống.

Xem Tiếp


Niệm Phật, lạy Phật mà không thề thành Phật. Câu nầy có ư nghĩa ǵ? - TT Tuệ Siêu

 

Thật ra câu nầy như đối với những người tu tập hiểu biết mà nói lên như các vị thiền sinh, các vị tu tập đă thấy rơ được sự thực chúng Pháp của chính ḿnh. Quả thật như thế, nếu như chúng ta chỉ niệm Phật, chỉ lạy Phật th́ chúng ta không thể thành Phật. V́ sao vậy? Lạy Phật mà chúng ta lạy không đúng nghĩa, hay chúng ta lạy Phật để tỏ ḷng tôn kính Đức Phật, chỉ đơn giản như thế mà chúng ta đ̣i thành Phật th́ điều nầy quá ư là dễ dàng, như vậy các vị xuất gia, các vị tu hành không cần phải khó khăn để tu tập, trường kỳ khổ hạnh hay các vị ấy không gặp chướng ngại trong đời sống tâm linh. Chúng ta phải biết rằng niệm Phật là một trong mười pháp tùy niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, Chư Thiên. v.v…. Thật ra khi chúng ta niệm Phật lạy Phật chỉ để chúng ta duy tŕ niềm tin của chúng ta và chúng ta t́m được nơi nương tựa. Khi chúng ta tập trung tư tưởng niệm hồng danh của Đức Phật hay chúng ta suy xét, suy niệm về ân đức của Đức Phật trong mười hồng danh đó th́ khi ngay khi đó tâm của chúng ta an trú qua một cảnh khác và nhờ chúng ta lập đi lập lại nhiều lần với tư tưởng là chúng ta chỉ hướng về Đức Phật thôi th́ tạm thời đè nén được những sự phiền năo, âu lo, phiền toái.

Xem Tiếp


Thế nào là Quy Y Tướng, Quy Y Tâm?   -  TT Tuệ Siêu

 

Một câu hỏi cũng rất đặc biệt, mặc dầu đề tài không phải là đề tài quá cao siêu, nhưng là một đề tài có ích lợi.

Nhưng trước hết th́ chúng tôi cũng xin được tŕnh bày ở đây những từ ngữ chúng ta xử dụng, những từ ngữ đó do qui ước và chúng ta tạm sài trong một khái niệm ngôn ngữ. Gọi khái niệm ngôn ngữ chữ ư nghĩa th́ không độc nhất với mọi trường hợp. Thí dụ như trong trường hợp chúng ta qui y Tam Bảo, nếu chúng ta chỉ qui y bằng h́nh thức nhưng tâm của chúng ta thật sự không có sự ngưỡng mộ đối với Đức Phật, hay chúng ta không có tâm thiết tha với chánh pháp, hoặc là không có niềm tin tịnh tín nơi Tam Bảo, th́ trong trường hợp này chỉ là quy y bằng h́nh thức, quy y tướng chứ không quy y tâm.

Đọc Tiếp


Tôn Tượng Phật Qúy Ngài thờ có tóc, nhưng sao Qúi Sư lại không giữ được mái tóc mà phải cao - TT Giác Đẳng giảng 

Đa phần là chúng ta nh́n những pho tượng Phật là thỉnh thoảng có vài tượng Phật, giống như là Ngài có một búi tóc ở trên đầu và tóc của Ngài ,tương đối dài nhất là những pho tượng tạc theo Mỹ thuật của người Hy Lạp .

Thật ra th́ những ǵ chúng ta được nghe ở trong kinh liên quan đến tóc của Đức Phật là sau khi đi xuất gia th́ Ngài chỉ cắt tóc có một lần ở bên bờ sông A lô Ma. Khi Ngài cắt tóc như vậy th́ phần c̣n lại v́ Ngài dùng gươm để cắt nên không sát, nhưng phần c̣n lại xoắn tṛn lại h́nh như con ốc và dán vào trong da đầu của Ngài, riêng tại đỉnh đầu của Ngài th́ có một chút nhô lên gọi là đỉnh hay là nhục kế nhỏ. V́ vậy ngày hôm nay chúng ta thường tạc tượng Phật dựa trên quí tướng này , dựa nhục đỉnh đó và dựa trên câu chuyện Đức Phật Ngài đă c̣n lại một ít tóc xoắn ở trên đầu của Ngài. Đó là trường hợp rất đặc biệt của một vị Phật, và điều đó cũng không có nghĩa là Ngài có nhiều tóc hay Ngài có tóc dài. Ngài có phước rất đặc biệt là từ khi Ngài cắt tóc cho đến ngày viên tịch th́ tóc chỉ có chừng đó thôi, đây là câu chuyện mà chúng ta nghe ở trong kinh và những nghệ nhân họ dựa trên câu chuyện này để học tạc những pho tượng Phật.

 

Xem Tiếp


Là Phật tử đă quy y Tam Bảo rồi có nên thờ thần thổ địa, thần tài, ông táo không? - TT Tuệ Siêu giảng

Thật ra đây không phải là câu hỏi mà chỉ là một lời tâm sự và cần có một lời khuyên. Chúng tôi xin được có vài lời để gợi ư cho quư Phật tử. Chúng ta có hai trường hợp để giải quyết nhưng không dẫn đến sự mích ḷng, tạo sự căng thẳng trong bầu không khí gia đ́nh về trường hợp chúng ta lễ lạy hay không lễ lạy các bàn thờ thổ địa thần tài ông táo v.v…

Trường hợp thư nhất nếu như người Phật tử là thành viên trong gia đ́nh có đủ trí tuệ và có đủ lời ăn tiếng nói và quan trọng hơn là có đủ sức thuyết phục mọi người trong gia đ́nh th́ chúng ta ôn tồn giải thích cho moi người trong gia đ́nh. Đôi khi chúng ta không phải thuyết phục mọi người bỏ tín ngưỡng của họ. Nếu như chúng ta thuyết phục họ bỏ sự tin tưởng vào sự thờ cúng lễ lạy một cách viễn vông như vậy là tốt, nếu không chúng ta phải thuyết phục cho họ hiểu v́ sao ḿnh không lễ lạy thổ địa hay thần tài. Chẳng hạn chúng ta cho biết rằng bởi v́ ḿnh là đệ tử của Đức Phật, tôn kính Đức Phật là vị cao quư hơn cả, không có chúng sanh nào dầu Chư thiên hay Phạm thiên có thể so sánh vời Đức Phật. Do đó không thể lạy Phật xong rồi lạy thổ địa. Chúng ta sẽ thuyết phục cho họ hiểu nguyên nhân ḿnh không lễ lạy hoặc là chúng ta thuyết phục để cho người trong gia đ́nh hiểu biết chánh pháp và quay trở về với sự tu tập mà không vọng tưởng không mong cầu ở một tha lực ma quỷ v.v

 

Xem Tiếp


Sáu giai thoại liên quan đến cuộc đời của Đức Phật - TT Giác Đẳng giảng

1) Giai thoại đầu tiên đuợc kể là một nguời rất thương Đức Phật. Đó là một vị hoàng phi của vua Suddhodana (Tịnh Phạn.) Khi Thái Tử Sĩ Đạt Đa chào đời bảy tuần th́ hoàng hậu Maha Maya từ trần, chính hoàng phi Gotami vừa là em ruột của hoàng hậu Maha Maya, d́ ruột của Thái Tử Sĩ Đạt Đa thay thế vào cương vị nguời chị của ḿnh ở trên rất nhiều vai tṛ, và trở thành hoàng hậu chính thức của vua Tịnh Phạn, đồng thời cũng là nguời nuôi duỡng Thái Tử Sĩ Đạt Đa. Đây là một quan hệ không phải chỉ có trong một đời, mà vốn bắt nguồn từ nhiều kiếp. Di mẫu Gotami có hai nguời con, là Nanda và Nani, bà đă giao tất cả công việc chăm sóc hai đứa con ruột của ḿnh cho cung tần thị nữ, để dành phần lớn th́ giờ, tâm trí lo cho nguời cháu mà bà xem như núm ruột của ḿnh, đó là Thái Tử Sĩ Đạt Đa.

 Xem Tiếp


Có nên quy y lại nhiều lần để có sự tinh tấn như lúc ban đầu không? - TT Giác Đẳng

Đối với các Phật tử có nên quy y nhiều lần để có lại sự tinh tấn lúc ban đầu không? nếu qui y lại có cần quy y với vị Tăng có phạm hạnh hơn vị cũ để tăng thêm niềm tin và tinh tấn không?

Thứ nhất là người Phật tử có nên qui y lại nhiều lần hay không, th́ chúng tôi không có câu trả lời dứt khoát cho điểm này, thay v́ trả lời câu này trước th́ chúng tôi xin trả lời phần sau của câu hỏi. Khi chúng ta quy y Tam Bảo không phải là chúng ta quy y với một cá nhân, mà vị Thầy đó chỉ là vị đại diện cho Tam Bảo để chứng minh cho sự quy y. Người Việt Nam hay nghĩ rằng ḿnh quy y, nghĩa là quy y với Thầy A, Thầy B. không phải như vậy. Chúng ta quy y là quy y với Tam Bảo chứ không phải quy y với Thầy A, Thầy B.

Xem Tiếp


Đức Phật bỏ thành ra đi t́m đạo, vua cha nhớ, và cho người tới bảo về ba lần, Đức Phật cũng không chịu về, như vậy là có phạm vào điều bất hiếu chăng - TT Tuệ Siêu

Ở đây thưa quí vị, thực ra nếu chúng ta suy xét, chúng ta đọc kỹ trong trường hợp này th́ rơ ràng là không có sự kiện Đức Vua Tịnh Phạn cho người đi mời Đức Phật về mà Ngài không chịu về, không phải như vậy.

Bây giờ chúng ta sẽ lượt lại lịch sử của Đức Phật, khi Ngài trốn khỏi hoàng cung và Ngài ra đi, lúc bấy giờ Đức Vua Tịnh Phạn không hề hay biết, qua sáng hôm sau Đức Vua biết, nhưng mà chuyện cũng đă rồi. Trong kinh điển truyền thống Pali không có một lần nào mà Đức Vua Tịnh Phạn cho người đi đến mời Đức Phật về cả, trong lúc Ngài chưa thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, lúc Ngài c̣n đang khổ hạnh trong rừng sâu trong suốt 6 năm đó Đức Vua Tịnh Phạn chưa hề có một lần nào cho người mời Đức Phật về cả.

 Xem  Tiếp


tại sao kiếp chót của vị Bồ Tát Chánh Đẳng Giác với nhiều công hạnh thù thắng, đă thực hành đủ 30 pháp Ba La Mật, mà lại bị mồ côi mẹ quá sớm - TT Tuệ Siêu

Đây là tục lệ của ba đời Chư Phật đều phải như vậy, quí vị cũng nên xét qua về công hạnh ba la mật của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác, trong kiếp chót vị ấy ra ở đời để thành Phật, để thành bậc Thầy của Chư Thiên và nhân loại, chớ không phải là Thầy của một số người hay là Thầy của một loài người, không phải, mà là Thầy của cả Chư Thiên và của cả nhân loại.

Th́ với bậc đó phải là bậc hoàn toàn thanh tịnh, và trí tuệ vượt trên loài người và loài trời, bây giờ nếu như với một vị như vậy, khi Ngài xuất hiện, Ngài sanh ra ở đời, người mẹ của Ngài là một nữ nhân thường t́nh. Luôn luôn một nữ nhân thường t́nh nào cũng vậy, rất hoan hỷ, rất vui mừng và rất hănh diện với người con của ḿnh, nhất là người con đó khi đă thành nhân chi mỹ, và đă có một địa vị lớn ở trong xă hội, hay có một địa vị cao tột ở trong thế giới loài người loài trời, được bao nhiêu người kính trọng cúng dường, một bậc thanh tịnh như vậy, nếu người mẹ là một thường nhân, mà khởi lên tâm kiêu hănh như thế thi` quả thật đây là một điều đi nghịch lại tâm lư.

Xem  Tiếp


Ư NGHĨA NGÀY RẰM THÁNG TƯ VESAKHA - ĐĐ. Thiện Minh

Theo Tam Tạng giáo điển của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tṛn tháng Tư Âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Đản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp" (The Triple Festival).

Ngược ḍng lịch sử cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Từ Tôn, cứu thế đă xuất hiện giữa Trung Ấn Độ để sau này trở thành một bậc Đại Vĩ Nhân mở đầu cho một kỷ nguyên an lạc và giải thoát. Ngài ra đời nhằm ngày thứ sáu, Rằm tháng Tư.
Lời nói đầu tiên của con người hi hữu phi phàm này ngay sau khi xuất hiện giữa trần gian ở vườn Lumbiń tại thành Kapilavatthu như sau:

"Aggohamasmi Settho
Aggohamasmi Jettho
Aggohamasmi Anuttaro
Ayamanti mà Jàti natthi dàmi punabbhavote"

Ta là bậc cao nhất trên đời
Ta là người quư nhất trên đời
Ta là bậc chí tôn trên đời
Sự sinh ra của ta kiếp này là kiếp cuối cùng
Nay ta chẳng c̣n tái sinh nữa.

Xem  Tiếp


 

 

 

Ban Biên Tập dieuphap.com Hoan hỉ đón nhận những ư kiến, tài liệu cũng như bài viết. Mọi liên lạc xin gởi về email: minhhanh49@yahoo.com

 

 


Video

. Đề ÁN THÁNG TRƯỚC

LƯU TRỮ

free counters

 

 

 

>> Top       | E-Từ Điển | Việt Unicode | Chuyện Thiền| Phật Ngôn | Chùa Nguyên Thủy |  |

               

dieuphap.com 

 Email: minhhanh49@hotmail.com  - Website: www.dieuphap.com

Copyright ©2002 dieuphap.com,  All rights reserved 

HTML Counter