Kệ Ngôn
183
& 184 & 185 |
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Không làm mọi điều ác,Huân tu các hạnh lành Giữ tâm ư tịnh thanh,Ấy huấn từ chư Phật Nhẫn: khắc kỷ tối thượng,Niết bàn: quả tối thượng Chư Phật đều dạy thế,Xuất gia: không ác niệm, Hại người: phi sa môn, Không ác khẩu, hung tàn Hộ tŕ giới căn bản, Tiết độ trong ăn uống Sống trú xứ tịnh an, Năng tu tăng thượng tâm Chánh văn kệ ngôn pháp cú do Thượng Tọa Giác Đẳng dịch từ
Pali Sabbapaapassa akara.na.m, kusalassa upasampadaa Sacittapariyodapana.m, eta.m buddhaana saasana.m. Khantii parama.m tapo titikkhaa, Nibbaa.na.m parama.m vadanti buddhaa Na hi pabbajito paruupaghaatii, Sama.no hoti para.m vihe.thayanto. Anuupavaado anuupaghaato, paatimokkhe ca sa.mvaro Matta~n~nutaa ca bhattasmi.m, panta~nca sayanaasana.m Adhicitte ca aayogo, eta.m buddhaana saasana.m
Minh Hạnh chuyển biên DUYÊN SỰ Tôn giả Ananda bạch hỏi Đức Phật về giới bổn được truyền dạy bởi chư Phật giống nhau hay khác nhau. Đức Phật cho biết về thời gian cách khoảng tụng đọc giới bổn th́ khác nhau nhưng nôi dung giới bổn th́ giống nhau. Rội Ngài dạy ba kệ ngôn trên. TT Giác Đẳng: Chúng ta thảo luận ba kệ ngôn mà chúng tôi tin rằng rất quen thuộc với chúng ta và đó cũng là một điều rất đặc biệt. Đặc biệt không phải v́ quen thuộc mà bởi v́ sự quan trọng của bài kệ ngôn này đối với tất cả những người Phật tử. Chúng ta thường quen thuộc với bài kệ chữ Hán: "Chư ác mạt tác, Chúng phụng hành, Tự tịnh kỳ ư, Thị chư Phật giáo.
Không làm các việc ác, Ttu tập các hạnh lành, Thanh tịnh tâm ư Là lời Chư Phật dạy," Đó là câu kệ mà chúng ta thường nghe. Lát nữa chúng ta sẽ đi sâu vào nội dung của những bài kệ này. Trước nhất th́ chúng ta nên đề cập đến một số ư nghĩa về duyên sự của bài kệ. Duyên sự của bài kệ này là Tôn giả Ananda bạch hỏi Đức Phật về trường hợp của Chư Phật quá khứ, Chư Phật khi ban hành giới bổn tụng đọc th́ những ǵ khác nhau, những ǵ giống nhau và trong lời dạy của các Ngài có giống nhau hay không? Trước khi chúng ta đi xa hơn về duyên sự chúng ta hăy nói về một số ư nghĩa của chữ Giới Bổn. Giới bổn ở đây có thể nói là tôn chỉ và tôn chỉ này được xem như là guideline hoặc giả là hiến chương hoặc giả là cương lĩnh, chúng ta hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nhưng căn bản trong đạo thường dùng chữ "tôn chỉ" để chỉ cho một đường hướng rơ ràng mà đạo giáo và ở đây nói đến Phật giáo là đường hướng đó được xác định như thế nào. Dĩ nhiên điều này không phải là điều có thể xem thường được. Tuy nhiên chúng tôi muốn nói đến một số sinh hoạt mà trở nên một cái nết sinh hoạt thời Đức Phật c̣n tại thế là như chúng ta được biết 20 năm đầu tiên Đức Phật Ngài hoá đạo, từ lúc Ngài bắt đầu chuyển Pháp Luân tại vườn Lộc Uyển th́ suốt 20 năm đầu Tăng đoàn là một đoàn thể hết sức trong sạch, đa số các vị Tăng sĩ đệ tử Phật hầu hết đều là những vị trưởng thành rất sớm và trưởng thành một cách rất viên măn trong đạo tràng của Đức Phật, những vị đó có thể là ba anh em Ca Diếp hay những vị đệ tử của ba vị đạo sĩ này, hoặc giả là Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên v.v... và ngay cả Đề Bà Đạt Đa đi xuất gia trong thời gian đó th́ phẩm hạnh cũng rất tốt. Mặc dù Chư Tăng phẩm hạnh tốt nhưng mỗi ngày rằm và ngày 30 th́ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Ngài vẫn tụ họp Chư Tăng lại và Ngài đọc lên căn bản gọi là tôn chỉ của Phật giáo. Những lời dạy này là những lời dạy rất thiết yếu, chúng ta nghe thi hào Tagore khi đề cập đến lời dạy của Đức Phật th́ thi hào Tagore đă nói rằng ở trên thế gian này cái ǵ mà thuộc về phàm phu th́ rất phức tạp nhưng hết sức nông cạn, và cái ǵ mà thuộc về chân giá trị của bậc thánh th́ thâm sâu nhưng lại xuất hiện dưới một h́nh thức rất giản dị - lời nói này được đem áp dụng tại đây, đây là những lời nói rất giản dị:
Không làm mọi điều ác Chúng ta đọc qua ba bài kệ này có lẽ chúng ta có một khái niệm mơ hồ đây là những lời dạy mang tánh cách luân lý đạo đức, mà nếu rõ nét hơn thì chúng ta nói rằng đây là những lời dạy mang tánh cách hướng dẫn cho sự tu tập. Nhưng quả thật những lời dạy này đã đặt để ra một số qui định hết sức kiên cố trong quan niệm thế nào là Phật Pháp, thế nào là phi Phật Pháp. Và rồi những bài kệ này đã được Đức Thế Tôn dạy cho Chư Tỳ Kheo và đã được đọc trong những ngày Bố Tát. Ngày Bố Tát là ngày họp Tăng là ngày tất cả Chư Tăng họp lại dưới chung quanh Đức Phật và ngày đó là ngày Chư Tăng phát lộ tức là bày tỏ sự thanh tịnh của mình, sau đó Đức Phật Ngài đã dạy giới bổn này. Bài giới bổn này đã được lập đi lập lại rất nhiều năm, bây giờ thỉnh thoảng qúi vị nghe Chư tụng giới, chư tụng giới hôm nay thường thường người ta tụng về những điều luật Đức Phật đặt ra như là giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa (Patimokkha) tỳ kheo giới thường được tụng vào những ngày Bố Tát, nhưng phần tụng giới này thường thường là tụng những điều luật Đức Phật Ngài đặt ra, Ngài chế định từ sau 20 năm mà Ngài hoá đạo cho đến cuối đời Ngài tức là 25 năm sau đó. Trước đó thì giới bổn được gói gọn trong hình thức hết sức đơn giản như chúng ta nghe ở tại đây. Thật ra thì người ta nói quốc có quốc pháp, gia có gia qui, một số văn bản tuy rằng rất ngắn gọn nhưng văn bản đó có một quyết định hệ trọng tinh thần như chúng ta nghe biết về các bản hiến pháp của các quốc gia, thì những bản hiến pháp này mặc dù có thể không quá dài như những hồ sơ về luật hay những bộ sách dạy ở trường luật, nhưng bản hiến pháp này ảnh hưởng toàn diện đến những sự giải thích về luật pháp của tối cao pháp viện, và cũng như những luật định ban hành trong thời gian qua thì chúng ta được biết là người ta đã tranh luận rất nhiều thế nào là vi hiến và thế nào là đúng theo hiến pháp khi mà một vị thẩm phán Hoa Kỳ ở tiểu bang Alabama đã đem quan niệm tôn giáo của mình vào trong pháp đình, một nơi của công cộng. Thì đó là chúng ta có thể nói rằng tuy rằng bản hiến pháp rất là đơn giản, rất ngắn, nhưng bản hiến pháp này đã định đặt được tinh thần căn bản của quốc gia. Thì đây là tôn chỉ của đạo Phật: Không làm mọi điều ác Và câu chúng ta thường nghe trong chữ Hán mà chúng tôi đã đọc cho qúi vị nghe ở đoạn đầu cũng là câu nói rất quen thuộc. Hầu hết ngày hôm nay thì tại nhiều quốc gia Phật giáo và kể cả trên mạng internet chúng ta vẫn thường nghe câu này mà chúng ta nghĩ rằng đó là có thể xuất phát từ bài viết nào đó, nhưng chính thật ra là một câu Phật ngôn và quan trọng hơn nữa câu Phật ngôn này không phải được thuyết bởi chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà là tất cả Chư Phật quá khứ đều dạy như vậy "Ấy là huấn từ của Chư Phật" Bây giờ chúng ta đi vào nội dung của ba bài kệ này. Trở lại với câu đầu thì thường thường chúng ta dịch là "chư ác mạc tác" hay là "không làm các điều ác." Chữ các điều ác ở đây được nhấn mạnh rõ hơn ở trong nguyên văn Phạn ngữ khi chúng ta có chữ "Sabbapaapassa" là tất cả các điều ác, và bản dịch của HT Minh Châu dịch là mọi điều ác, chữ mọi ở đây là tất cả thì chúng tôi cũng vẫn giữ y nguyên câu đó bởi vì thật ra câu này có thể nói rằng không làm tất cả ác, nhưng không làm tất cả ác thì chữ tất cả đó nghe hơi nặng trong mạch văn này, tuy nhiên chữ "sabba" ở đây có nghĩa là tất cả , trong chữ Hán thì dịch là chư ác là những điều ác thì chữ đó chưa đạt đến nguyên văn của bài kệ, bài kệ ở đây là nhất thiết ác là bất cứ điều ác gì mà gây ra đau khổ cho người khác gây ra sự tổn hại cho mình thì điều đó là người Phật tử thì không làm. "Huân tu các hạnh lành" là một thể hiện trong đời sống. Thể hiện là những gì lợi lạc cho người lợi lạc cho bản thân và lợi lạc về phương diện thăng tiến trong phương diện tu tập thì điều đó gọi là hạnh lành. Có vô số hạnh lành được đề cập đến trong kinh điển nhưng ở đây chúng ta có thể nói một cách ngắn gọn là người tu Phật không phải chỉ tránh điều ác, không làm điều ác mà còn phải có một thái độ tích cực để tạo các thiện nghiệp, vì những thiện nghiệp này mới mang lại cho mình nhiều giá trị thật sự lợi lạc. Do vậy đây là một lối sống rất quân bình vừa có tránh né những điều nên tránh né và nhập cuộc những gì nên nhập cuộc hay dấn thân với những gì mà cần phải dấn thân. Tthành ra Đức Phật Ngài có dạy rằng: "Không làm mọi điều ác, huân tu các hạnh lành." Chữ "huân tu" ở đây là sự tích tập hay hoặc giả là chúng ta nói đến một hình thức vun bồi, bởi vì mỗi chúng ta đều hiểu rằng đối với thiện nghiệp thì chúng ta không thể nói là làm hết tất cả thiện nghiệp như là câu không làm tất cả các ác, tất cả ác thì có thể tránh được nhưng đối với tất cả thiện nghiệp thì huân tập từ công đức nhỏ ra công đức lớn, từ cái thiện nghiệp mà chúng ta làm một cách ngượng gạo lâu ngày nó trở thành một cái thiện nghiệp căn bản thoải mái thuần thục trong đời sống của chúng ta, tất cả đều do sự huân tập. Chữ huân tập này có thể bao gồm cả hai chữ mà theo trong sớ giải được gọi là vừa là gìn giữ và vừa là làm cho phát sanh thiện pháp, gìn giữ những thiện pháp nào đã sanh được tồn tại lâu dài và làm cho phát sanh những thiện pháp nào chưa sanh được sanh đó là ý nghĩa của chữ "upasampadaa." Nếu tu tập hạnh lành là một việc làm mang tánh cách tích cực thì chúng ta có một ý nghĩa tích cực hơn ở tại đây đó là "giữ tâm ý tịnh thanh." Giữ tâm ý tịnh thanh là nói lên cái căn bản của sự tu tập của người Phật tử, chúng ta có thể đi chùa và làm việc trai tăng cúng dường rất nhiều và có những Phật tử có thể cúng tiền muôn bạc vạn để đúc chùa xây tượng, nhưng nếu chúng ta thật sự không có trau dồi tâm cho được thanh tịnh thì chúng ta vẫn chưa đạt được căn bản lời dạy của Đức Phật. Bởi vì cũng thời nghe pháp ở trong rơom paltalk này nhưng sáng hôm nay chúng ta thức dậy sớm tắm rửa cho sảng khoái tươi tỉnh và ngồi xuống ở trong một tư thế rất nhẹ nhàng trang nghiêm, tâm tư thư thái thì chúng ta nghe pháp có khác hơn là một lúc nào đó chúng ta bàn về Phật pháp trong tinh thần bất ổn vội vã. Sự cảm nhận của chúng ta về thế giới này, kể cả tất cả những phẩm chất tốt xấu liên quan đến trong việc thể hiện nó đều xuất phát từ nội tâm của mình, chính vì vậy đạo Phật nhấn mạnh đến nền văn hoá tâm linh, sự tu tập nội tại và một tâm trong sáng thanh tịnh, càng trong sáng càng thanh tịnh thì chúng ta lại càng có khả năng để phát triển và thăng tiến trong sự tu tập. Bây giờ chúng ta hãy đi một cách nhanh chóng sang câu kệ thứ hai. Nhẫn: khắc kỷ tối thượng "Nhẫn: là khẳc kỷ tối thượng." Chữ khắc kỷ ở đây thường được dịch ở trong tiếng Anh là "austerity", chúng ta có nguyên văn của một số các bản dịch tiếng Việt khi dịch đến chữ này người ta thường dịch là "khổ hạnh" "Nhẫn nại là khổ hạnh tối thượng." Nhưng chúng tôi phải thưa rằng chữ "tapo" trong kinh Phật thường đề cập đến là "thiêu đốt." Ngày xưa người ta quan niệm rằng hành hạ thể xác này như phơi mưa phơi nắng, cái đó là để nung nấu để thiêu đốt pháp bất thiện hay thiêu đốt ác pháp. Nhưng chính Đức Phật Ngài dạy rằng sự nhẫn nại mới là khả năng thiêu đốt ác pháp một cách tối thượng. Nhẫn nại là một khả năng tự chế tối thượng. Chữ "tapo" ở đây chúng tôi dịch là "khắc kỷ." Khắc kỷ là phương pháp làm thế nào để chúng ta có thể tự thúc liễm lấy chính mình, tự răn dạy lấy chính mình và tự hạn chế chính mình. Đúng ra thì chữ "nhẫn" theo quan niệm thường của chúng ta là một thái độ nhịn nhục, là một thái độ làm ngơ với những trái ý nghịch lòng và hơn thế nữa là một thái độ chịu đựng. Nhưng ở đây trong lời dạy của Đức Phật thì nhẫn không phải chỉ là một thái độ chịu đựng đơn giản mà nhẫn còn là thái độ để bào mòn ác pháp và chính sự nhẫn nại làm gia tăng nghị lực. Thật ra thì không phải nhẫn nại bao giờ cũng cho chúng ta cảm giác nhục nhã, không phải nhẫn nại bao giờ cũng là cảm giác khó chịu. Tương tự như khi chúng ta ngồi thiền trong tư thế chúng ta ngồi có thể là nó đau một chút, nhức một chút mà chúng ta phải cố gắng một chút, nhưng trong sự cố gắng kiêng nhẫn đó chúng ta được lớn dậy được tăng trưởng và nếu chúng ta làm việc gì không có với xa hơn, không có cố gắng hơn thì chúng ta tiếp tục trì trệ một chỗ, và thái độ nhẫn nại đã chứng tỏ rằng chúng ta đang nhập cuộc để trở thành một người trưởng thành, thái độ nhẫn nại cho phép chúng ta sống ngược lại với những thói tật, những khuôn khổ của thói quen và khuôn khổ này khiến chúng ta phải phản ứng giận dữ khi người khác xúc phạm đến mình, phải bày tỏ thái độ khó chịu khi những gì chúng ta trì vọng nó không xảy ra giống như chúng ta mong muốn chẳng hạn. Thì Đức Phật Ngài dậy rằng chính sự nhẫn nại giúp cho chúng ta vượt qua những phiền não đó. Đôi khi chúng ta nghe một số người nói rằng chuyện như vậy họ rất là bất bình, rất là phiền não không có thể chịu đựng được thì làm sao để có được sự chịu đựng. Khi chúng ta nói làm sao để có sự chịu đựng thì chúng ta nghĩ rằng nhẫn nại là một kết quả là một thành quả. Nhưng ở trên thực tế thì khả năng nhẫn nại không chỉ là một thành quả, nhưng tu tập để nhẫn nại còn là một phương tiện, còn là một chiếc bè để cho chúng ta giảm thiểu phiền não và đưa chúng ta trở lại với sự an lạc. Chúng tôi nhớ là có một vị Guru người Ấn Độ giáo khi dạy đạo, tình cờ chúng tôi đọc qua một trang giấy viết ở trên tờ new short tức là một bản tin rất nhỏ từ trong tu viện của vị này ở Richmond Virginia gửi đi, trong bài viết rất ngắn vị này khuyên những môn sinh đệ tử một điều rằng: "các con đừng sợ nhẫn nại và đừng ngại nhẫn nại, tại vì qua nhẫn nại các con sẽ tìm thấy sự an lạc, chứ không phải qua nhẫn nại tìm thấy sự nhục nhã, và những ai chưa hiểu được cái giá trị cái thành quả mà nhẫn nại mang lại thì người đó chưa thật sự hiểu được thế nào là giá trị của nhẫn nại." Thì thưa qúi vị, có thể nói rằng đây là một trong những điều mà xã hội hôm nay dậy chúng ta rất ít, xã hội này dậy chúng ta nên nói thẳng và nên bày tỏ sự bực dọc của mình khi bị xúc phạm hay khi chúng ta gặp khó khăn. Người ta càng dể yêu cầu, dể nói thẳng thắn ra những gì mình không thích hơn là một thái độ an nhẫn và do vậy đã có rất nhiều sự bùng nổ ở trong gia đình ở ngoài xã hội, bởi vì người ta càng lúc càng xem sự nhẫn nại không quan trọng bằng sự biểu lộ quan điểm cá nhân của mình. Niết-bàn là quả tối thượng. "Niết-bàn là quả tối thượng" ở đây được hiểu là một ý nghĩa đối với chư Phật khi dạy các đệ tử và khi hướng dẫn những người có trí thì Chư Phật luôn nói rõ mục đích cứu cánh. Có thể nói rằng ngày hôm nay chúng ta rất miễn cưỡng để nói đến Niết-bàn. Chúng ta có thể nói đến một cảnh giới khác như Tây Phương Cực Lạc, hay một cảnh giới nào đó rất vui rất hạnh phúc ở trong tương lai mà chúng ta hướng đến. Nhưng ít có ai nói đến chuyện chứng quả Niết-bàn. Niết-bàn là một trạng thái trước nhất được hiểu là diệt phiền não, tức là diệt tham dục và diệt cái khổ do phiền não mang lại. Do vậy Niết-bàn mặc dù được hiểu trong một lối hiểu rất hạn chế thì chúng ta cũng biết rằng đó là sự chấm dứt bằng chính sự giác ngộ giải thóat. Nên chi khi Đức Phật dạy rằng Niết-bàn là quả tối thượng thì Ngài lại một lần nữa minh định rõ cứu cánh của đạo Phật là gì, chúng ta có thể mong mỏi rằng được sanh làm người được sanh làm Chư Thiên, được sanh về cõi Phạm Thiên và được quả vị này quả vị khác, nhưng một điều mà chúng ta không thể phủ nhận được là trong tinh thần căn bản từ xưa y nguyên ở trong lời dạy của Đức Phật thì Niết-bàn mới là cứu cánh tối hậu, mục đích trên hết trước hết mà mọi người tu tập cần phải lưu tâm. Chúng tôi kể cho qúi vị một câu chuyện là tại Tích Lan khi người ta có lời chúc tụng nhau, ngay cả lời chúc tụng sinh nhật, hay trong lời chúc tụng của buổi lễ làm phước thì chúc rằng: chúc bạn hay là chúc anh chúc chị sớm chứng đắc Niết-bàn, nhưng trong tiếng Việt của chúng ta thì chữ Niết-bàn đồng nghĩa với cái chết như là Phật Niết-bàn, như vậy nếu gặp một người nếu chúng ta cầu chúc cho họ sớm đắc Niết-bàn ở trong người Việt Nam thì thường chúng ta lại không ưa thích lắm và nghe như là một lời xúi bẩy nhưng mà thật sự ở nhiều quốc gia Phật giáo thì lời chúc chứng đắc quả Niết-bàn là một lời chúc hết sức là có ý nghĩa. Ở đây chỉ là vấn đề văn hoá mà thôi, nhưng Niết-bàn được xem như là parama.m là hạnh phúc tối thượng mà ở đây Đức Phật Ngài nhắc rất rõ rằng Niết-bàn là cứu cánh tối thượng hay là quả vị tối thượng. Chư Phật đều dạy thế. Là Chư Phật trong quá khứ hiện tại vị lai cho dù các Ngài ra đời ở vào thời kỳ nào, chúng sanh có tuổi thọ ít hay nhiều, cho dù rằng Ngài chuyền dạy pháp môn bằng hình thức này hay bằng hình thức khác thì tất cả đều qui hướng về Niết-bàn và Niết-bàn là quả tối thượng. Xuất gia không ác niệm. Thật ra câu "xuất gia không ác niệm và hại người phi sa môn" ở đây trong chữ nguyên văn thì trùng nhau, là người xuất gia thì không hại người, mà làm đau khổ cho người khác thì không phải là người xuất gia, không phải là vị sa môn. Đức Phật Ngài nhấn mạnh rất rõ về đời sống bất hại. Bất hại tức là không gây thương tổn cho bất cứ ai bằng lời nói của mình, bằng việc làm của mình, và bằng ý nghĩ của mình. Do vậy Đức Phật Ngài đã dạy rằng xuất gia thì không có hại người, không gây thương tổn cho ai và nếu một người còn gây đau khổ cho người khác thì người đó không gọi là người xuất gia được. Chúng ta đi sang kệ số ba được đề cập đến sự tu tập ngay trong đời sống hiện tại và chúng tôi tin rằng một số lớn qúi vị trong rơom sẽ rất ngạc nhiên về những lời dạy này, chúng ta nghĩ rằng gọi là giới bổn mà Chư Phật đã truyền dạy cho mọi người và lời dạy được xem như là cô đọng hàm xúc chứa đựng tinh hoa lời dạy của Đức Phật thì điều này phải dạy về một phương pháp nào đó rất là lạ, rất mới, rất khác biệt. Nhưng ở đây có những điều làm cho chúng ta phải xửng sốt nếu chúng ta đọc lần đầu. Ví dụ như Đức Phật Ngài dạy rằng không ác khẩu hay là không phỉ báng, ở đây đúng nghĩa là mạ lỵ người khác, không dùng lời của mình để mạ lỵ bất cứ ai. Hộ trì giới căn bản là gìn giữ giới bổn, giới căn bản được đồng nghĩa với giới bổn. Tiết độ trong ăn uống. Người ta tranh luận rất nhiều về ăn uống. Thật ra không phải vì người tín đồ Phật giáo mà nhiều tôn giáo khác cũng xem vấn đề ăn uống rất trọng, nhưng đa phần người ta nặng về hình thức. Hình thức chính đạo Phật dạy là ăn uống có tiết độ, xem thực phẩm là cái gì để nuôi thân, và khi thọ dụng thực phẩm không phải là chúng ta ăn món này ăn món kia thì chúng ta sẽ giải thoát, mà chính là thái độ của sự ăn uống làm cho chúng ta trở nên một con người khác hơn và thái độ đó. Đức Phật dạy ở đây là điều hòa ở trong ẩm thực. Đời sống có tiết độ, có điều độ. Sống trú xứ tịnh an. Tức là bậc thiện trí tu tập, nơi ở của mình phải là nơi thích hợp cho sự tu tập phát triển cho chính mình và cho những người chung quanh mình, nếu chúng ta tu tập mà chúng ta thích ở chợ, thích ở nơi thị tứ thích ở nơi đông đảo thì thật sự chúng ta chưa đạt được tinh thần căn bản của một người tu Phật. Chúng ta hiểu rằng một người xuất gia tu tập thì ở nơi nào thật sự thích hợp để cho sự phát triển thiền định, phát triển thiền quán thì ở nơi đó mới chính là nơi thích hợp mà Đức Phật Ngài gọi là trú xứ tịnh an. Thường tu tăng thượng tâm Tăng thượng tâm tức là tâm hướng thượng. Tăng thượng tâm ở đây gồm rất nhiều nghĩa kể cả tâm thiền, tâm thiện, những tâm mang phẩm chất cao qúi ở trong đời sống. Thì thưa qúi vị, chúng ta có khuynh hướng là trưởng dưỡng tâm tầm thường. Thí dụ như người ta khen mình là một người rất giỏi về âm nhạc, mình biết thưởng thức nhạc, mình cảm thấy sung sướng. Khi nói chuyện đem tâm tư của mình vào trong kinh điển hoặc giả là tu tập thì đôi lúc chúng ta cảm thấy rằng tâm của chúng ta không quen thuộc cảnh giới đó, như vậy là chúng ta có vấn đề. Có vấn đề khi chúng ta tu Phật. Bởi vì Đức Phật dạy tăng thượng tâm là tâm khả dĩ có thể mang chúng ta thăng hoa về đời sống cho tâm hồn của chúng ta đạt đến chỗ cao qúi. Thì thưa qúi vị những pháp này mới nghe qua thì dường như là rất là bình thường so với những pháp môn khác, chúng ta nói đến ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, chúng ta nói đến tánh không, nói đến giải thoát, nói đến những công án của thiền và nói đến vô số những pháp mà mới nghe chỉ nghe về danh từ không thì đã là cao siêu đã là huyền bí thì tại sao ở tại đây chúng ta lại có những mô tả hết sức giản dị về tôn chỉ của chánh pháp, giản dị về những giá trị của Phật Pháp, và giản dị về sự tu tập. Nhưng chính điều này là một điều rất quan trọng. Chúng tôi có một vị Thầy, vị Thầy nói với chúng tôi rằng nếu ở trong nhiều đời nhiều kiếp, ở trong kiếp luân hồi, sanh ra đời mà nhớ được những giới bổn này thì quả thật là mình đang sống gần với Chư Phật. Và vị này có phát nguyện là làm sao để có thể sanh ra đời, đời nào kiếp nào cũng nhớ đến ba kệ ngôn này. Vị đó không phải là một vị tầm thường, vị đó là một vị đã nghiên cứu Phật Pháp lâu năm, vị đó có thể trình bày ý kiến mà chúng tôi nghe suốt cả nửa ngày là tại sao chúng ta là người tu Phật phải ghi tâm khắc cốt những lời dạy những tôn chỉ mới nghe qua dường như rất giản dị: Không làm mọi điều ác Không phải một vị Phật mà là nhiều vị Phật, Khi mà dùng chữ Chư Phật ở đây tức là nói tới những giá trị mà không thay đổi theo thời gian, quá khứ như thế nào thì hiện tại như vậy, hiện tại như thế nào thì tương lai như vậy, và cho dù đó là Đức Từ Thị Di Lặc Maitreya trong tương lai hay là Đức Thích Ca Mâu Ni là vị bổn sư của chúng ta, hoặc giả là Chư Phật quá khứ như Chư Phật Vipashyin, Chư Phật Shikhin, Chư Phật Shakyamuni Cô Na Hàm Mâu Ni v.v... tất cả Chư Phật quá khứ đều có lời dạy giống như vậy và ở trong tương lai cũng như vậy, và đây là những lời dạy rất là căn để rất là huyết mạch ở trong chánh pháp, người ta có thể nói với chúng ta có rất nhiều thứ để tu, có nhiều cách để tu tập nhưng mà những cách nào đi ngược lại những phương hướng này thì chúng ta phải coi chừng, hoặc là đi ngược với tinh thần của điều này thì chúng ta phải coi chừng. Trong bài kệ thứ hai, chúng ta hãy trở lại một lần nữa: Nhẫn: khắc kỷ tối thượng, Niết bàn: quả tối thượng. Nhẫn nại là một từ ngữ chúng ta ai cũng quen thuộc nếu chúng ta là người Phật tử, và chữ Niết-bàn cũng quen thuộc như vậy. Nhưng hai chữ này không dễ tiêu hóa. Người ta dùng nhiều cách để tự chế, người ta dùng nhiều cách để thiêu đốt ác pháp, người ta dùng nhiều cách để giảm thiểu phiền não, và mình nghĩ rằng mình phải có phép mầu mình có cái gì đó hơn người. Nhưng Đức Phật dạy ở đây chính là sự nhẫn nại mới làm cho chúng ta thiêu đốt được ác pháp, và Niết-bàn là quả tối thượng. Chúng ta nên dành thì giờ ở một giai đoạn nào đó để ngồi trầm tư lại mục đích của đời sống, nếu tu tập mà không nghĩ đến mục đích của đời sống thì đời sống tu tập chúng ta vẫn chưa đạt đến điều chúng ta gọi là chỗ căn bản và vì vậy: nhẫn là khắc kỷ tối thượng và Niết-bàn là quả tối thượng, Chư Phật đều dạy thế. Nhấn mạnh một lần nữa, Xuất gia không ác niệm, hại người phi sa môn. Ở đây nói lên một ranh giới rất rõ ràng, là một vị tăng sĩ một người đã sống trong đạo tràng của Đức Phật, cho dù đối với gì mà mình thích mình theo đuổi và cho dù đối với trường hợp mình bị tất công, mình bị người khác hãm hại, phỉ báng mình thì nếu mình còn tâm niệm hiềm hận nuôi thù chuốc oán với những người đó thì mình cũng chưa làm đúng lời dạy của Đức Phật. Đó là lời Đức Phật dạy trong kinh mà chúng ta gọi là kinh ví dụ Cái Cưa ở trong Trung Bộ kinh. Thì thưa qúi vị ở đây để minh danh và sáng tỏ chữ nhẫn nại Đức Phật Ngài dạy rằng hễ chúng ta sống như thế nào mà sanh tâm ác nghiệp, sanh tâm trả đũa muốn hại người khác vì bực tức, v.v... và đặc biệt đối với người xuất gia thì người đó là không phải là người xuất gia, không phải là vị sa môn. Trong câu kệ còn lại như chúng ta thấy rất là rõ ràng về phương pháp tu tập. Chúng tôi có đề cập khi nãy là người ta thường nói rất nhiều cách tu kể cả phương pháp mà mới nghe xong rất đáng cho chúng ta chú ý như thiền định, như chúng ta nói về phương pháp tu luyện chân ngôn, hay tu một pháp môn nào đó xuất thần để xuất hồn chẳng hạn, nhưng những pháp môn này mới nghe qua thì có sức hấp dẫn lớn hơn là câu kệ này, nhưng mà chính câu kệ này là căn bản cho sự tu tập. Có một vị HT là Ngài Tangulu, trong một lần chúng tôi về Santa Cruz đảnh lễ Ngài, thì lúc Ngài còn sinh tiền thường thường khi đề cập đến bài kệ này và đặc biệt trong lễ rằm tháng giêng tức là lễ Magha Puja thì Ngài Tangulu thường nhấn mạnh một câu mà hôm nay chúng tôi vẫn còn nhớ, Ngài dạy rằng nếu một người mà tu theo bài kệ này cho dù người đó tu ít hay tu nhiều, có đức tin hay không có đức tin thì có lợi chứ không có hại, không có một chút gì là tai hại, không biến chứng hay dị ứng gì mà chúng ta có thể có từ pháp tu này hết, và pháp tu này rất là chắc thật rất là bảo đảm, không có mạ lỵ không có tổn hại bất cứ ai. Đời sống mình không bao giờ có chủ chương là làm sao để nguyền rủa để bôi bác để công kích người khác bằng lời nói, không tổn hại bất cứ ai và nếu trong cuộc sống mình quan niệm rằng cái gì mình làm mà gây đau khổ cho người khác thì đừng làm. Ba cách sau thì hai cách là tiết độ trong ăn uống, sống trú xứ nhàn tịnh liên quan đến cái ăn cái ở, và cái ăn cái ở như thế nào thích hợp vừa phải thì điều đó Đức Phật Ngài cũng dạy rõ. Thường tu tăng thượng tâm, một người tu tập không phải chờ cho đến khi đắc thiền chứng quả thì mới để ý đến tâm của mình, đời sống hàng ngày từ những niệm mà chúng ta có, từ những sinh hoạt và những sở thích cái nào mà làm tâm chúng ta hướng thượng hướng thiện thì tâm đó Đức Phật gọi là tâm tăng thượng, tâm làm cho chúng ta mang nhiều lợi lạc. Hôm nay chúng ta đọc ba bài kệ, bài kệ đầu là bài kệ vô cùng quen thuộc, hai bài kệ sau có thể chúng ta có nghe quen thuộc hay không cũng tùy một số người, nhưng mà bài kệ đầu phải nói là bài kệ rất quen thuộc Chư ác mạt tác, Không làm mọi điều ác Ba bài kệ này nếu chúng ta đem ra nghiền ngẫm và đọc đi đọc lại trong đời sống và làm ba bài kệ này nhập tâm của chúng ta thì chúng ta có quyền nói rằng chúng ta đang sống trong giòng suối của Chư Phật, chúng ta thật sự nắm vững được cái gì gọi là lời dạy của Chư Phật. Đức Phật đã nói rõ, đây là giáo pháp của Đức Phật, giáo pháp đó dạy cho con người làm lành lánh dữ, giáo pháp đó dạy cho con người biết qúi trọng đời sống tâm linh và giáo pháp đó dạy rằng chính sự nhẫn nại mang lại kết quả cao quí đó là giảm thiểu phiền não. Do đó nhẫn nại là pháp được đề cao có địa vị lớn trong Phật học. Niết-bàn là quả tối thượng, người Phật tử không thể không nhắc đến điều này, chúng ta nên nhắc đến một ít của mình, chúng ta thường nghĩ rằng mình sẽ chứng pháp này sẽ đạt được điều kia, nhưng nếu chúng ta chưa biết được Niết-bàn là quả tối thượng mình phải đạt đến thì chúng ta chưa phải là con của Đức Phật, và chúng ta chưa thể nói rằng chúng ta hiểu ý chỉ của Đức Phật là gì khi Ngài đề cập đến Niết-bàn, và Niết-bàn phải hiểu như là một cứu cánh thành quả sau cùng thành quả tối hậu của sự tu tập.
|
Trinh Bay:Minh Hạnh, Thiện Phap,Chanh Hanh |