dieuphap.com Trang Chính


Pháp Thoại

TT. Thích Giác Đẳng

Phật lịch 2551, Tl 2007


Sáu giai thoại liên quan đến cuộc đời của Đức Phật.

TT Giác Đẳng giảng Ngày 30 tháng 05 năm 2007
Minh Hạnh chuyển biên

Nhân dịp Đại lễ Vesak của mùa Khánh Đản Phật lịch 2551. Chúng ta nói về một nguời rất thương Đức Phật, một nguời rất ghét Đức Phật, một nguời rất xa Đức Phật, một nguời rất gần Đức Phật, một nguời rất nghi ngờ Phật, và một nguời rất tin Phật. Sáu giai thoại này cho chúng ta thấy rằng ở mỗi con nguời đến với Đức Phật có khác nhau về vị trí của mình, nhưng con đuờng giác ngộ giải thoát thì vốn giống nhau. Và những gì Đức Phật đối xử với từng nguời một sẽ cho chúng ta những ngạc nhiên bất ngờ, đôi lúc chúng ta không nghĩ là xảy ra như vậy.

1) Giai thoại đầu tiên đuợc kể là một nguời rất thương Đức Phật. Đó là một vị hoàng phi của vua Suddhodana (Tịnh Phạn.) Khi Thái Tử Sĩ Đạt Đa chào đời bảy tuần thì hoàng hậu Maha Maya từ trần, chính hoàng phi Gotami vừa là em ruột của hoàng hậu Maha Maya, dì ruột của Thái Tử Sĩ Đạt Đa thay thế vào cương vị nguời chị của mình ở trên rất nhiều vai trò, và trở thành hoàng hậu chính thức của vua Tịnh Phạn, đồng thời cũng là nguời nuôi duỡng Thái Tử Sĩ Đạt Đa. Đây là một quan hệ không phải chỉ có trong một đời, mà vốn bắt nguồn từ nhiều kiếp. Di mẫu Gotami có hai nguời con, là Nanda và Nani, bà đã giao tất cả công việc chăm sóc hai đứa con ruột của mình cho cung tần thị nữ, để dành phần lớn thì giờ, tâm trí lo cho nguời cháu mà bà xem như núm ruột của mình, đó là Thái Tử Sĩ Đạt Đa.

Thái Tử Sĩ Đạt Đa lớn lên trong thành Ca-Tỳ-La-Vệ, với tất cả sự thương yêu chăm sóc, trên là vua Tịnh Phạn, tiếp đến là di mẫu Gotami. Di mẫu Gotami đã nhìn thấy Thái Tử lớn lên từ một hài nhi trở thành một thiếu niên thanh tú, và rồi lại là một nguời truởng thành. 29 năm sau khi chào đời vào một đêm trời tối, Thái Tử đã lặng lẽ lên đuờng rời Ca-Tỳ-La-Vệ lúc bóng đêm đang phủ hoàng thành, Thái Tử ra đi cùng với nguời tấn bộc là Sa-nặc. Tại giòng sông Anoma, Thái tử đã trao áo mão, kể cả con ngựa Kiền-trắc lại cho Sa-nặc, và tự mình cắt tóc đắp y vàng để trở thành vị samôn. Khi Thái Tử rời hoàng cung, không phải chỉ có một nguời thương nhớ, mà có rất nhiều nguời thương nhớ, cha của Ngài, công chúa Ya Du Đa La, và không thể không kể đến di mẫu Gotami. Bảy năm sau khi rời thành Ca-Tỳ-La-Vệ, bấy giờ Đức Phật Ngài trở về, Ngài trở về trong cương vị của bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, đi với Ngài có một đại chúng trong đó có hai vị đại đệ tử là Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Mục Kiền Liên. Ngài về thành Ca-Tỳ-La-Vệ mang lại không biết bao nhiêu là phuớc duyên cho giòng họ Thích. Có rất nhiều vương tôn công tử xin xuất gia.

Và có một nguời đã hết sức thương yêu Ngài, xem Ngài như con ruột của mình, sau bảy năm dài xa cách, có thể nói rằng nỗi thương nhớ ngút ngàn, đó là di mẫu Gotami. Bà đã làm một việc mà truớc kia chưa có ai từng làm, và sau này cũng không ai làm đuợc. Chúng ta hãy tuởng tuợng đôi bàn tay ngọc ngà của một vị hoàng hậu sanh ra ở trong nhung lụa, lớn lên là một mẫu nghi thiên hạ, thế nhưng bà đã dùng đôi tay ấy để trồng bông vải trong vuờn thuợng uyển của mình. Trồng bông vải rồi thu nhặt đuợc bông vải như là một huê lợi do công lao canh tác khu vuờn. Từ bông vải đó bà lại tự mình khổ công dệt thành những sợi chỉ, sau khi kéo những sợi chỉ đầy đủ thì bà dệt thành một tấm vải lớn, bằng tất cả sự khéo léo mà bà đã đuợc dạy dỗ huấn luyện từ nhỏ, bà đã sử dụng miếng vải đó để may thành một chiếc y và tự tay nhuộm, chuẩn bị mọi thứ đặc biệt chu đáo cực kỳ công phu, chưa có ai làm đuợc điều này. Sau khi chiếc y đuợc hoàn tất, bà đã tự mình dâng lên Đức Phật, và mong Đức Phật thọ nhận như là một tấm lòng. Rất là dễ hiểu, Đức Phật là một bậc quân vương đã từ bỏ cung vàng điện ngọc. Ở trong đời này nếu có một nguời rất thương Đức Phật, muốn có một món quà cho Đức Phật như trong cương vị của di mẫu thì thật sự không phải dễ tìm. Đức Thế Tôn đã từ bỏ đế nghiệp vàng bạc châu báu thì có xá gì những vật qúi của trần gian, và phải nói rằng di mẫu Gotami trong niềm thương mến vô cùng đối với Đức Phật chỉ còn có một cách là tự tay mình để trồng bông vải, dệt vải, cắt y, may y, nhuộm y, và trở thành một bộ y, từ công trình đầu tiên cho đến lúc hoàn tất, tất cả đều do đôi tay của bà. Một chiếc y, cực kỳ trang trọng và gói ghém trong đó rất nhiều. Bà để chiếc y đặt trong một chiếc mâm và dâng lên Đức Phật. Có lẽ trong chúng ta ở đây có rất nhiều nguời đã từng nghĩ đến cảnh tuợng như vậy.

Nguời ta thuờng nói rằng "Phật dụng lộc." Tức là điều quan trọng nhất là cái tâm của mình, "lòng thành thì Phật chứng." Ở đây không thể nói rằng di mẫu Gotami tâm không có thành, mà rất thành kính, rất thương qúi Đức Phật, mới làm việc như vậy, mới dâng cúng như vậy. Nhưng Đức Phật đã làm gì, Ngài đã từ chối, và không phải từ chối một lần, mà từ chối ba lần, đến đỗi Tôn Giả Ananda chịu không nổi, thấy xót xa trong lòng, Ngài bạch lên Đức Phật về tấm lòng, về tình thương, về những gì di mẫu đã lo lắng chăm sóc cho Đức Phật, mong Đức Phật từ bi nhận. Không phải Đức Phật không từ bi, tâm Phật không đâu không từ bi, nhưng lòng từ của Ngài thật là cao vợi hơn chúng ta nghĩ, trí tuệ của Ngài thật là vô cùng, lớn hơn là chúng ta đuợc biết, ngay cả một thị giả đứng bên cạnh Đức Thế Tôn mà cũng không hiểu rõ trọn vẹn điều đó.

Đức Thế Tôn đã dạy về một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ở trong đời có hai sự bố thí. Một là cá nhân tuyển thí, hai là vô phân biệt tuyển thí. Cá nhân tuyển thí có nghĩa là sự bố thí nhắm vào một nguời mình thương mến, thân ái. Vô phân biệt thí là một truờng hợp đặc biệt, một nguời cúng một lễ phẩm gì đó với tâm là cúng lên cho đại chúng Tăng già, không phân biệt vị này vị kia hoặc thân hoặc sơ. Những lời Đức Thế Tôn dạy đã đuợc kết tập và ghi trong Trung Bộ kinh với tự đề là "Cúng duờng vô phân biệt thí," hay là "Cúng duờng phân biệt thí." Bài kinh đó là một bài kinh nói rất rõ tại sao một nguời cúng duờng đến cho Tăng gìa, cúng cho đại Tăng không phân biệt, lại phuớc báu lớn. Bà miễn cuỡng vâng lời Đức Phật dạy, đem y đó cúng duờng đến ban đầu cho các vị truởng lão lớn không ai nhận, rồi bà dâng đến chư Tăng, chư Tăng thời Đức Phật còn tại thế và cũng như bây giờ, khi có một nguời cúng duờng một lễ phẩm gì đến chư Tăng, thì lễ phẩm đó sẽ đuợc phân phối gọi là lợi hoà đồng quân. Ví dụ như một mân xôi thì có thể chia đến tất cả chư Tăng hiện diện, nhưng những thứ như chiếc y không thể cắt ra nhiều mảnh để chia mỗi nguời một mảnh nhỏ, chỉ có một cách bắt thăm công bằng, mỗi nguời đều có đuợc một lá thăm, lá thăm của nguời nào trúng thì nguời đó đuợc một bộ y. Cuối cùng bộ y đó đuợc trao cho một vị tỳ kheo trẻ nhất mới xuất gia tên là Ajata là con của vua Bình Sa Vương. Tất nhiên di mẫu không thấy vui về điểm này, mình đã bỏ ra rất nhiều công sức, tâm trí và tình thương vào, rốt cuộc bộ y đó chẳng những không dâng đuợc Đức Phật, và không dâng cho các vị truởng lão, mà lại dâng đến một vị tỳ kheo vừa mới xuất gia còn rất trẻ. Nhưng Đức Phật thì đối với Ngài, ý nghĩa đó to lớn hơn nhiều, thương Đức Phật là một lẽ, rất thương Đức Phật như di mẫu Gotami, nhưng Đức Phật đặc biệt nói đến lợi ích của di mẫu, nếu mà nhận bộ y đó thì di mẫu sẽ tiếp tục sống bằng thái độ đó, bằng sự hoan hỉ đó, cái gì trang trọng nhất mình đã đem đến cúng duờng Đức Phật, và Đức Phật nhận điều đó tức là Ngài chứng minh đuợc tấm lòng của mình. Nhưng Đức Thế Tôn đã có một thái độ hoàn toàn khác với một nguời rất thương Ngài, là thay vì nhận bộ y đó, thì Ngài đã dạy cho di mẫu Gotami một cách cúng duờng, một tác ý cao đẹp, là cúng duờng đến đại chúng Tăng già. Điều này không phải là dễ hiểu, và có thể làm cho rất nhiều nguời sẽ cảm thấy thất vọng nếu chuyện đó tái diễn trong thế giới ngày hôm nay.

2) Một nguời rất ghét Đức Phật. Có lẽ đôi khi chúng ta thuờng sống với ý tuởng quen thuộc trong đầu Đức Phật Ngài là một bậc đại phúc đại đức, do vậy Ngài gặp vô số những thuận duyên ở trong cuộc sống. Đức Phật Ngài quả thật có nhiều điểm thù thắng hơn thuờng, tuy vậy đó là việc tự nhiên của cuộc sống. Đức Phật đã từng dạy rằng: "Nói nhiều cũng bị chê, nói ít cũng bị chê, không có ai sống trong cuộc đời này mà không bị chê. Thương ghét cũng vậy, thích hay không thích cũng vậy. Những kẻ hung dữ độc ác nhất trần gian cũng có những nguời ưa thích họ. Và những bậc hiền thánh cũng có những nguời ghét các Ngài" Khen chê, thương ghét, là một điều có thể nói rằng tự nhiên cho tất cả mọi nguời, kể cả Đức Phật. Thời Đức Thế Tôn còn tại thế chúng ta biết rằng có nhiều nguời không ưa Đức Phật. Một ông Bàlamôn thỉnh Đức Phật đến nhà, thay vì cúng duờng thì ông chỉ dùng lời nhiếc mắng Đức Phật, đó là một thí dụ. Vua Thiện Giác (Suppabuddha) là một nguời có liên hệ đặc biệt với Đức Phật, là nhạc phụ của Thái Tử Sĩ Đạt Đa thế mà lại có tâm thù ghét Đức Phật. Trong hàng môn đệ của Ngài, với những nguời như Sudackata không phải ghét Đức Phật mà vị này lại có những lời dèm pha Đức Phật. Devadatta là một đệ tử khác của Phật, xuất gia và sau một thời gian tu tập có những tiến bộ tinh thần, lại bị cuốn vào trong vòng danh lợi, và từ sự ham mê danh lợi vị này nghĩ tới chuyện tiến xa hơn một buớc là làm sao để mình có đuợc địa vị như Đức Phật, đứng đầu tăng chúng. Đề Bà Đạt Đa đã làm nhiều việc mà chúng ta gọi là đại nghịch bất đạo, kể cả việc lăn đá để giết chết Đức Phật, xuí vua A Xà Thế thả voi say để giết Đức Phật, chia rẽ tăng chúng. Nhưng cuối cùng trong giây phút gần kề cái chết, Đề Bà Đạt Đa bỗng dưng ý thức đuợc một điều, vấn đề nó không phải là lớn, không phải là nhỏ, không phải là sai, không phải là hợp tình hợp lý, mà vấn đề chính là Đức Phật đối với ông như thế nào. Đề Bà Đạt Đa đã nhờ hai vị tỳ kheo khiên tấm thân tàn của mình đến truớc chùa Kỳ Viên để xin đuợc vào yết kiến đảnh lễ sám hối với Đức Phật, hai vị tỳ kheo vốn đã bỏ tăng chúng, bỏ Đức Phật đi theo Đề Bà Đạt Đa cũng còn có một chút sáng suốt, khuyên Đề Bà Đạt Đa rằng; "không tiện như vậy, bởi vì Ngài đã làm nhiều việc để chống đối lại Đức Thế Tôn." Đề Bà Đạt Đa đã nói một câu rất chí tình của một nguời sắp chết, một câu nói của một nguời mà sau tất cả những muu đồ đen tối, những thất bại của cuộc sống, hiểu ra đuợc lý lẽ chân thật. Đề Bà Đạt Đa đã nói với hai vị tỳ kheo: "Phải, ta đã làm nhiều việc không tốt để chống đối Đức Thế Tôn, nhưng trong ánh mắt của Đức Phật, thì Ngài xem ta không khác như Rahula, con của Ngài.

3) Giai thoại thứ ba, một nguời rất xa Đức Phật. Thời Đức Thế Tôn còn tại thế, phần lớn những vương quốc phồn thịnh đều nằm chung quanh lưu vực sông Hằng, hai vương quốc lớn thời bấy giờ là Kosala và Magadha, bên cạnh đó còn có một số tiểu quốc khác như vương quốc Malla, vương quốc Licchavì, v.v.. Tuy vậy, ở một nơi rất xa mà ngày nay chúng ta biết đến là địa phận của Pakistan, lại có một trung tâm học thuật, một vương quốc khác cũng phồn thịnh nhưng nằm lẻ loi bên ngoài, vương quốc đó là Takkasila, vị vua của vương quốc là Pukkasàti là một nguời trẻ hiếu học đương thời với vua Bình Sa Vương, có một chỗ giao tình rất đặc biệt, khi Đức Thế Tôn mang ánh đạo vàng giảng giải khắp vùng lưu vực sông Hằng thì một trong những vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật, là cư sĩ tại gia, đó là vua Bình Sa Vương, một vị Thánh Tu Đa Huờn, và là một nguời đem tất cả tâm tư của mình thờ kính Đức Phật, nhà vua trong chỗ thân tình với vua Pukkasàti của xứ Takkasila đã gửi tặng một món quà đặc biệt cho vị vua ở vương quốc xa xôi này, món quà đó gồm có những tờ giấy bằng vàng, tức là vàng cán mỏng, và ở trên đó ghi về Đức Phật, về giáo pháp của Ngài trong đó có Tứ Đế, có Bát Chánh Đạo, 37 pháp trợ Bồ Đề. Khi vua Pukkasati nhận đuợc món quà này, tự mình đem vào trong biệt điện, trong một ngày rất là thanh vắng tự đọc lấy và cảm nhận, có một cái gì cực kỳ cao đẹp liên quan đến những lời dạy này của một Đấng Giác Ngộ. Và do túc duyên nhiều đời nhiều kiếp, vua Pukkasàti đã tự mình cạo tóc, đắp y casa vàng, trở thành một tu sĩ, với đôi chân không làm một cuộc hành trình thật dài từ xứ Takkasila đến thành Xá Vệ. Tối hôm đó vị samôn nguyên là vị quân vương ngủ trong một căn chồi chứa cỏ của một nhà giàu, cũng đem hôm đó Đức Thế Tôn đã thấy đuợc duyên lành của Pukkasàti và Ngài cũng đến để xin tá túc. Lúc Pukkasàti đến tìm một phương xa, ngôn ngữ phong tục hoàn toàn khác biệt với Xá Vệ, và đến thành Xá Vệ để tìm gặp Đức Phật, mặc dù chưa bao giờ đuợc biết Đức Phật, khi vua Pukkasàti vào trong ngôi nhà không bao lâu thì vị này biết rằng trong ngôi nhà này có một vị samôn khác cũng xin vào tá túc. Khi hai nguời gặp nhau, thì Đức Phật đã hỏi. "Này khất sĩ (Bhikkhu), từ đâu đến, đến đây để làm gì?" Thì Pukkasàti thành thật thưa rằng: "Đến từ một nơi rất xa xôi, và đến đây bởi vì đuợc biết rằng Đức Phật ra đời. Và vì nghe danh Đức Phật nên đã từ bỏ đời sống không gia đình trở thành một tăng sĩ du phương, hôm nay đặt chân đến Xá Vệ để mong có dịp diện kiến Đức Phật." Đức Thế Tôn ngồi đối diện với Pukkasàti nhưng Ngài không nói rằng ta chính là nguời mà ngươi đang đi tìm, thay vào đó Đức Thế Tôn đã thuyết pháp, và pháp thoại của Đức Phật đã làm Pukkasàti thấm nhuần và thành tựu đuợc đạo quả A Na Hàm, và cũng từ sở chứng và sở đắc vị này hiểu biết rằng nguời ngồi đối diện với chính mình, đang thuyết pháp cho mình nghe, đả khai tâm cho mình, khiến cho mình lãnh ngộ đuợc chân lý, nguời đó không ai khác hon là Đức Phật. Vị này đã qùi xuống lạy Đức Phật, và xin lỗi đã gọi Ngài bằng chữ "Avuso" là hiền giả, một cách gọi thân tình của những nguời đồng đẳng với mình. Đó là câu chuyện của một nguời kính Phật, thương Phật, chưa bao giờ đuợc gặp Phật, và gặp Phật mà chưa đuợc nhận ra Phật, và vị này đã lãnh hội Phật Pháp truớc khi nhận ra Đức Phật. Nhận ra pháp truớc khi nhận ra Đức Phật là một điều rất kỳ thú của một nguời ở rất xa Đức Phật nhưng lại rất gần Phật, mặc dầu vị này chưa bao giờ đuợc biết kể cả tôn nhan của Đức Phật. Đó là một giai thoại của một nguời ở rất xa Phật mà chúng tôi kể cho qúi Phật tử nghe ngày hôm nay.

4) Giai thoại của một nguời rất gần Phật. Đó là tỳ kheo tên Bakhali, xuất gia theo Đức Phật bởi vì khi còn là một cư sĩ, ông vẫn thuờng cảm nhận có một cái gì ưa thích đặc biệt, hoan hỉ, và cái gì thật sự gây ấn tuợng xâu sắc trong lòng ông khi ngồi ở trong pháp hội và chiêm nguỡng tôn nhan của Đức Phật. Xuất gia rồi vị tỳ kheo này sống quanh quẩn bên Đức Phật, chưa bao giờ muốn rời khỏi nơi mà Đức Thế Tôn đang trụ, mỗi ngày ngồi trong pháp hội cùng với các tỳ kheo khác, lẳng lặng, mỗi lần ngẩn đầu lên nhìn thấy Đức Thế Tôn đang thuyết pháp thì trong tâm vô cùng hoan hỉ. Một ngày Đức Phật gọi tỳ kheo Bakhali lên và nói rằng thật không xứng đáng cho một nguời xuất gia chỉ để nhìn ngắm hình ảnh của Đức Phật. Vị này buồn bã tủi thân, nghĩ rằng mình vì Đức Phật, thương Đức Phật, kính Đức Phật mà đi xuất gia, không ngờ Đức Thế Tôn lại có một cách đối xử có vẻ hơi nặng tay như vậy. Vị này thất vọng buồn nản, nghĩ đến chuyện tìm cái chết là một hành động hợp lý hơn hết. Khi lên trên đỉnh núi cao đứng bên bờ vực thẳm định gieo mình xuống thì bấy giờ Đức Thế Tôn xuất hiện và Ngài đã dạy cho Bakhali hiểu rằng: "Một nguời thấy pháp là thấy Như Lai, một nguời thấy Như Lai phải hiểu là một nguời thấy Đức Phật, nếu một nguời nắm chéo y của Như Lai mà không hành trì chánh pháp thì vị đó xa Như Lai ngàn dặm."

Bạch chư tôn đức và thưa qúi vị, ở trong chúng ta cũng có rất nhiều nguời cảm thấy mình rất gần với Đức Phật, chúng ta có một tuợng Phật đuợc tôn qúi ở trên bàn thờ tại nhà, thậm chí tuợng Phật đeo trên cổ, nhưng chúng ta tự hỏi rằng chúng ta đang gần Phật hay xa Phật, và cái gần của chúng ta với Đức Phật có giống như cái gần của tỳ kheo Bakhali hay không? và nếu Đức Thế Tôn còn tại thế thì Ngài sẽ dạy chúng ta như thế nào, đó là một điều mà chúng ta cần phải suy ngẫm.

5)Giai thoại một nguời rất nghi ngờ Đức Phật. Thuở Đức Tôn Sư còn tại thế có một tỳ kheo tên là Malunkyaputta xuất gia như bao nhiêu vị tỳ kheo khác, nhưng vị này lại có những câu hỏi đuợc xem rất là bức thiết, muốn tìm thấy câu trả lời. Lấy một thí dụ là thế giới này là hữu vi hay vô vi, thuờng còn hay không thuờng còn. Hữu vi và vô vi là ví dụ chúng ta ở trong thế giới này và ngoài thế giới này thì còn có thế giới khác, có khi nào nói đến tận cùng của thế giới này không hay là nó vô vi, hoặc giả chúng ta nói rằng thế giới này nó có thuờng còn nghĩa là nó có mang mãi như vầy hay một lúc nào nó không còn nữa và sau cái không còn nữa nó là cái gì v.v.... Thời gian vô cùng, không gian vô tận, chúng ta có biết đâu là nguồn ngăn mé, biết đâu là bến bờ, và Malunkyaputta đã đem những điều này hỏi Đức Phật, cùng với câu hỏi của mình Malunkyaputta cũng nói lên một ý nghĩ rằng nếu Đức Thế Tôn trả lời thì ông sẽ tiếp tục tu ở trong giáo pháp này, và nếu không trả lời thì ông sẽ hoàn tục. Đức Phật Ngài mở đầu câu trả lời của Ngài bằng một câu xác định rằng: "Khi Mallunkyaputta đến với giáo Pháp tu tập xuất gia thì chưa bao giờ Đức Phật Ngài nói với Malunkyaputta rằng hãy tu trong giáo pháp này thì Như Lai sẽ nói những điều đó," và Đức Phật Ngài xác nhận rằng Ngài chỉ dạy về sự khổ, tức là về bản chất của đời sống, và sự thoát khổ tức là con đuờng giải thoát. Đức Thế Tôn cũng dạy là nguời nào bị mũi tên nếu không tìm cách chữa trị, băng bó vết thương, mà còn phí phạm thì giờ với những câu hỏi không quan trọng thì nguời đó sẽ chết truớc khi biết đuợc câu trả lời. Đức Thế Tôn dạy rằng con nguời chúng ta sống ở trong đời này không có nhiều thì giờ để hoang phí, chúng ta hãy làm những gì cần thiết, thiết thực, và sự thiết thực đó là hiểu đuợc sự khổ và hiểu đuợc con đuờng dẫn đến sự diệt khổ. Đức Phật đã nhắn nhủ với Malunkyaputta một điểm rất quan trọng là phải biết rõ cái gì bậc Đạo Su giảng giải và cái gì bậc Đạo Su không giảng giải .

6)Giai thoại sau cùng là một nguời rất tin Đức Phật. Là vị Đại Đệ Tử của Ngài, Tôn Giả Xá Lợi Phất, một vị tuớng quân của chánh pháp, có thể nói rằng thuờng khi Đức Phật Ngài xác nhận là sau Đức Phật thì Ngài Xá Lợi Phất đuợc xem như là vị có thẩm quyền nhất để giảng giải chánh pháp trong giáo pháp của Ngài. Có một lần Đức Phật Ngài ở trong vuờn xoài, Tôn Giả Xá Lợi Phất đến đảnh lễ Đức Phật, Tôn Giả đã chắp tay bạch với Đức Phật rằng Ngài đặc biệt rất hoan hỉ và đầy tín tâm với Đức Phật, đến nỗi nghĩ rằng ở trong quá khứ, tương lai và hiện tại, không thể có một vị samôn bàlamôn nào mà có trí tuệ cao siêu hơn Đức Phật về phương diện tự mình giác ngộ. Khi nghe Tôn Giả Xá Lợi Phất nói như vậy, Đức Phật Ngài không chấp nhận lời đó và Ngài xem đó là một câu nói đại ngôn. Ngài nhắc tới Ngài Xá Lợi Phất biết một điều rằng Chư Phật ở trong quá khứ và vị lai đều là những bậc ngang bằng sự giác ngộ, sự giác ngộ đối với vạn pháp và khả năng tuyên thuyết giáo pháp, đó là một lời xác chứng nhất của các vị của Đức Phật. Đức Phật Ngài đã xác chứng rằng Ngài là một vị Chánh Đẳng Chánh Giác Vô Thuợng ở cõi đời này, nhưng Ngài cho biết rằng Chư Phật toàn giác ở trong quá khứ và trong vị lai cũng có sự giác ngộ tương tựa như vậy, và quả Phật không phải là quả vị độc tôn.

 


| | trở về đầu trang | Trang Chnh |

© 2006 dieuphap.com. All Rights Reserved. Kỹ thuật trnh b y nội dung: Minh Hạnh & Chnh Hạnh |